Hiện nay, khán giả màn ảnh nhỏ đã quen với khái niệm THTT và loại hình
này cũng bắt đầu được ưa chuộng vì những đặc tính và giá trị tối ưu của nó. Lắp đặt
một mạng THTT trong nhà, khán giả có thể xem được cùng một lúc các đài truyền
hình trong nước và nước ngoài; nhiều chương trình bóng đá quốc tế đỉnh cao; nhiều
bộ phim cùng những chương trình nghệ thuật nước ngoài đặc sắc và với công nghệ
truyền dẫn tiên tiến, hình ảnh, âm thanh trên mạng THTT ngày càng tốt hơn. Chính
vì thế, ngay khi ra đời, THTT được xem như làn gió mới làm thay đổi sự khô cứng
của truyền hình quảng bá. Đồng thời,việc phát triển hệ thống THTT cũng đã tạo
động lực cho việc nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, tạo
sự cạnh tranh lành mạnh trong việc sản xuất nội dung chương trình giữa các đài
phát thanh, truyền hình với nhau.
Với sự phát triển phong phú của THTT, công tác QLNN đối với hoạt động
THTT từ Trung ương đến địa phương đã không ngừng được tăng cường. Từ năm
2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý hoạt động THTT đã tạo hành
lang pháp lý trong công tác QLNN. Năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã
chỉ đạo thanh tra diện rộng đối với hoạt động truyền hình nói chung cũng như
THTT nói riêng, bước đầu đã ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các biểu hiện sai
phạm, từng bước đưa dịch vụ THTT hoạt động đúng hướng.
247 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c với các nước trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực QLNN đối với hoạt động THTT.
Thứ ba, thông qua hoạt động hợp tác quốc tế thu hút các nguồn tài trợ cho
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức QLNN đối với hoạt động THTT.
Thứ tư, đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức QLNN đối với hoạt động THTT.
Đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết với thực
tiễn quản lý từng lĩnh vực:
Thứ nhất, gắn chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch với bồi dưỡng theo vị
trí việc làm phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và yêu cầu phát triển của công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ QLNN đối với hoạt động THTT.
Thứ hai, khuyến khích cán bộ, công chức học tập; cụ thể hóa quyền và trách
nhiệm của cán bộ, công chức trong việc lựa chọn chương trình, địa điểm và thời
gian tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với hoàn cảnh và vị trí công tác.
Ngoài ra, về cán bộ quản lý thị trường dịch vụ THTT, pháp luật cần quy định
hệ thống tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ phù hợp với thực tiễn, bảo
đảm công tác chuyên môn của từng đối tượng. Cán bộ quản lý các hoạt động này
phải có tri thức báo chí, tri thức về khoa học công nghệ thông tin và quản lý, tri thức
pháp luật. Cần có những quy định cụ thể về tuyển dụng cán bộ, sắp xếp và bố trí cán
bộ. Cuối cùng, Nhà nước cần có chính sách đào tạo và đào tạo những cán bộ quản
lý chuyên nghiệp để theo kịp tốc độ phát triển chung của xã hội và không tụt hậu
quá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
201
5.4. Một số kiến nghị
Trên cơ sở đánh giá tình hình, kết quả và những khó khăn tồn tại sau nhiều
năm triển khai dịch vụ THTT tại Việt Nam. Việc đổi mới và hoàn thiện công tác
QLNN đối với hoạt động THTT là yêu cầu được đặt ra đối với cơ quan QLNN. Vì
vậy, cần có các giải pháp tháo gỡ, vướng mắc khó khăn tạo điều kiện thuận lợi cho
các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT trên cả nước.
5.4.1. Các kiến nghị chung
Thứ nhất, Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách nhằm đổi mới, bổ sung
cơ chế, chính sách liên quan đến sự phát triển của THTT sao cho phù hợp với quy
định của pháp luật và sự phát triển của THTT trong nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Chế độ, chính sách đối với những tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT. Chính sách xã hội hoá truyền hình và hợp tác
quốc tế về truyền hình.
Thứ hai, xây dựng các quy định về tổ chức, về tiêu chuẩn cán bộ, về mối
quan hệ của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT với các
Bộ, ngành và với các tổ chức truyền hình quốc tế.
Thứ ba, giao cho Đài THVN phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật về THTT, xây dựng quy hoạch hệ thống THTT
trong toàn quốc và thực hiện Quy hoạch phát triển THTT đến xa hơn năm 2020.
5.4.2. Các kiến nghị cụ thể
Thứ nhất, về cơ chế cho THTT: Nhà nước cần sớm ban hành cơ chế cho các
đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT, các cơ quan chức
năng cần khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện giao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các
đơn vị biên tập nội dung chương trình THTT đề tạo điều kiện thống nhất việc kiểm
duyệt nội dung các chương trình phát sóng trên THTT.
Thứ hai, về tài chính của các đơn vị kinh doanh dịch vụ THTT theo cơ chế sự
nghiệp có thu: Giữ nguyên như quy định hiện nay, không khống chế thu nhập để đảm
bảo thu nhập cho người lao động trong các đơn vị sự nghiệp. Nhà nước khuyến khích
202
đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu
nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong
năm, đơn vị được xác định tổng mức chi trả trong năm của đơn vị, được quyết định
tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động sau khi đã thực hiện trích lập quỹ
phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định. Việc chi trả thu nhập cho người lao động
trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng
góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi trả
thu nhập theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình.
Đối với kinh phí của các doanh nghiệp tự chủ: Trong quá trình thực hiện,
đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền
giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng gửi cơ quan quản lý cấp
trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán
và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách cấp chi hoạt động
thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển
sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
Đối với kinh phí không tự chủ: khi điều chỉnh nhiệm vụ chi, kinh phí cuối
năm chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết, thực hiện theo quy định của Luật ngân
sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Thứ ba, về đầu tư, mua sắm công nghệ: Khuyến khích các đơn vị, doanh
nghiệp đầu tư vào công nghệ mới. Khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp nâng cao
tính chủ động trong việc đầu tư, mua sắm tài sản để phục vụ khách hàng tốt nhất.
Thứ tư, về chính sách thuế: Với đặc thù là những người cung cấp dịch vụ
THTT, mang lại đời sống tư tưởng, văn hóa xã hội bổ ích, cung cấp những chính
sách đường lối của Đảng tới nhân dân. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh với
các kênh truyền hình nước ngoài, tích lũy được nguồn vốn để đầu tư công nghệ theo
định hướng mới thì cần có những ưu đãi sau: Điều chỉnh hợp lý thuế thu nhập
doanh nghiệp so với hiện nay; Miễn thuế nhập khẩu các thiết bị chuyên dụng; Miễn
thuế bản quyền một số chương trình.
203
Thứ năm, sớm hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về bản quyền truyền
hình theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và phương thức cung cấp dịch vụ
truyền hình theo quy định của WTO. Trước mắt là phải sửa đổi những văn bản
không phù hợp thông lệ quốc tế. Hệ thống khung pháp lý có vai trò quan trọng đối
với hoạt động của thị trường. Vì vậy, cần chú trọng các biện pháp để hoàn thiện
khung pháp lý. Chú trọng xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật cho tất
cả các lĩnh vực dịch vụ truyền hình. Đảm bảo tính đồng nhất, đồng bộ giữa các hệ
thống luật và các văn bản hướng dẫn; kịp thời sửa đổi bổ sung những điểm bất hợp
lý của hệ thống pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo tính thống nhất và tính khả thi.
Thứ sáu, hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch thông
thoáng, ổn định, bình đẳng và an toàn cho các đơn vị tham gia thị trường.
Thứ bảy, khuyến khích các đơn vị kinh doanh THTT chủ động hội nhập quốc
tế bằng việc tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp lý cho sự phát triển thị trường dịch vụ
truyền hình. Đẩy mạnh các chính sách góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận
lợi hỗ trợ các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình: Tăng cường tính tự chủ, từng
bước nới lỏng các quy định mang tính chất hành chính, tạo môi trường cạnh tranh
bình đẳng hơn cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ THTT.
Thứ tám, hiện nay mạng viễn thông của chúng ta đã được xây dựng nhiều
năm nay và do nhiều ngành đầu tư, quản lý riêng biệt với vốn đầu tư hàng ngàn
tỷ đồng nhưng khai thác và sử dụng mạng lại chưa hết khả năng phục vụ của
mạng, ví dụ mạng của Bưu điện, mạng Viễn thông Quân đội, mạng của ngành
điện lực... Nhưng khi xây dựng mạng THTT thì các tổ chức cơ quan, doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT lại phải xây dựng một mạng viễn thông mới
mà không được sử dụng những mạng viễn thông hiện có. Điều này hoàn toàn
không hợp lý xét về phạm vi xã hội, vì vậy kiến nghị Chính phủ đưa ra các chính
sách nhằm thống nhất giao cho một ngành nào đó quản lý đường truyền dẫn của
mạng viễn thông cả nước, các đơn vị có nhu cầu sử dụng thì thuê lại đường
truyền của đơn vị quản lý đó. Điều này sẽ làm giảm kinh phí đầu tư và có điều
kiện hiện đại hoá mạng viễn thông nhiều hơn.
204
Hiện nay, việc tổ chức thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước vẫn còn
chồng chéo, chưa có sự thống nhất. Vì vậy, cần bổ sung các quy định nhằm cải tiến
phương thức, lề lối làm việc, cơ chế phối hợp thống nhất giữa các cơ quan QLNN
về thị trường dịch vụ THTT. Cụ thể: xác định rõ các nguyên tắc làm việc và quy
chế phối hợp trong sự vận hành của bộ máy QLNN về thị trường dịch vụ truyền
hình trong đó bao gồm THTT; định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa cơ quan
QLNN, cơ quan chỉ đạo, cơ quan chủ quản, người đứng đầu đơn vị cung cấp dịch
vụ THTT. Trước mắt là quy chế làm việc rõ ràng, cụ thể giữa Bộ Thông tin và
truyền thông với các ban ngành hữu quan liên quan đến QLNN về thị trường dịch
vụ THTT, giữa cơ quan QLNN ở Trung ương và địa phương, cơ quan quản lý và cơ
quan chủ quản. Cơ chế này phải bảo đảm sự điều hành thống nhất, có khả năng giải
quyết nhanh và dứt điểm các vụ việc, đồng thời kiểm soát được liên tục thị trường
truyền hình, tránh hiện tượng phân công trách nhiệm không rõ ràng.
Trên đây là một số giải pháp được đưa ra nhằm hoàn thiện công tác QLNN
đối với hoạt động THTT tại Việt Nam trong thời gian tới. Các giải pháp trên có
quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, lấy ưu điểm của giải pháp này để
khắc phục nhược điểm của giải pháp kia. Không có một giải pháp duy nhất để khắc
phục những thực trạng đang tồn tại trong hoạt động của thị trường dịch vụ THTT.
Vì vậy các giải pháp cần thực hiện đồng bộ, một tổ hợp các giải pháp sẽ có tính khả
thi cao. Để thực hiện được các giải pháp không chỉ có sự nỗ lực của các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT mà còn có sự can thiệp, tạo điều kiện
của các cơ quan QLNN các cấp. Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ giúp nâng cao
hiệu quả công tác của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT
cũng như nâng cao sự hiệu quả của QLNN đối với hoạt động THTT ở nước ta hiện
nay và trong giai đoạn tiếp theo.
205
KẾT LUẬN
Hiện nay, khán giả màn ảnh nhỏ đã quen với khái niệm THTT và loại hình
này cũng bắt đầu được ưa chuộng vì những đặc tính và giá trị tối ưu của nó. Lắp đặt
một mạng THTT trong nhà, khán giả có thể xem được cùng một lúc các đài truyền
hình trong nước và nước ngoài; nhiều chương trình bóng đá quốc tế đỉnh cao; nhiều
bộ phim cùng những chương trình nghệ thuật nước ngoài đặc sắc và với công nghệ
truyền dẫn tiên tiến, hình ảnh, âm thanh trên mạng THTT ngày càng tốt hơn. Chính
vì thế, ngay khi ra đời, THTT được xem như làn gió mới làm thay đổi sự khô cứng
của truyền hình quảng bá. Đồng thời,việc phát triển hệ thống THTT cũng đã tạo
động lực cho việc nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, tạo
sự cạnh tranh lành mạnh trong việc sản xuất nội dung chương trình giữa các đài
phát thanh, truyền hình với nhau.
Với sự phát triển phong phú của THTT, công tác QLNN đối với hoạt động
THTT từ Trung ương đến địa phương đã không ngừng được tăng cường. Từ năm
2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý hoạt động THTT đã tạo hành
lang pháp lý trong công tác QLNN. Năm 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã
chỉ đạo thanh tra diện rộng đối với hoạt động truyền hình nói chung cũng như
THTT nói riêng, bước đầu đã ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các biểu hiện sai
phạm, từng bước đưa dịch vụ THTT hoạt động đúng hướng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được vẫn còn một số doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ THTT chưa thực hiện đúng quy định về cài đặt biểu tượng;
cung cấp một số kênh ngoài danh mục kênh được cấp phép, hoặc chưa cung cấp đủ
các kênh chương trình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên
truyền thiết yếu...Vì vậy, nâng cao công tác QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt
Nam là yêu cầu cấp thiết và quan trọng.
Nhận thức được vấn đề này, nghiên cứu sinh đã nỗ lực nghiên cứu và đặt ra
mục đích nghiên cứu cho luận án. Thông qua những nghiên cứu nói trên, nghiên
cứu sinh đã trình bày khái quát nhất các vấn đề về QLNN đối với hoạt động THTT
206
tại Việt Nam để người đọc có thể hiểu được lý do chọn đối tượng và phạm vi
nghiên cứu. Tập trung phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt
Nam bằng những dữ liệu thu thập được và bằng các phương pháp sử dụng trong
phân tích số liệu. Nghiên cứu sinh cũng đã trình bày được quan điểm, định hướng,
các giải pháp để nâng cao công tác QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam
định hướng đến năm 2020.
Cụ thể hơn, qua quá trình nghiên cứu, lý luận đã đạt được những kết quả chủ
yếu sau:
Thứ nhất, luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ THTT
và QLNN đối với hoạt động THTT thông qua trình bày khái niệm, loại hình, đặc
điểm của THTT và vai trò, sự cần thiết, nội dung, những yếu tố ảnh hưởng đến
QLNN đối với hoạt động THTT. Luận án cũng đã xây dựng hệ thống các tiêu chí
đánh giá (tính hiệu lực; tính hiệu quả) của QLNN đối với hoạt động THTT, tạo căn
cứ lý luận quan trọng trong quá trình nghiên cứu.
Thứ hai, luận án đã cung cấp một cách nhìn tổng quan về thị trường dịch vụ
THTT tại Việt Nam thông qua: Tốc độ tăng trưởng và phát triển của thị trường; Thị
phần và mức độ tập trung trên thị trường; Triển vọng và tiềm năng của thị trường
dịch vụ THTT. Phân loại các loại doanh nghiệp trên thị trường dịch vụ THTT và
luận án đã phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam trong
những năm qua và nêu ra các kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại của hoạt
động QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam.
Thứ ba, luận án đã làm rõ bộ máy QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt
Nam: cơ cấu bộ máy và chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan QLNN.
Thứ tư, luận án đã tập trung phân tích, đánh giá đầy đủ thực trạng các khía
cạnh của công tác QLNN đối với hoạt động THTT đã được xây dựng cơ sở lý luận
ở chương 1, qua đó, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những
điểm yếu trong công tác QLNN đối với hoạt động THTT ở nước ta trong giai đoạn
từ 2001 đến hết 2014.
207
Thứ năm, qua thực trạng công tác QLNN đối với hoạt động THTT, nghiên
cứu sinh đã đưa ra những quan điểm, định hướng và các giải pháp hoàn thiện công
tác QLNN đối với hoạt động THTT đến năm 2020.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, luận án còn hạn chế về số lượng các
mẫu điều tra khảo sát, các mẫu khảo sát tập trung nhiều tại Hà Nội. Vì vậy, kết quả
phân tích còn hạn chế về mặt địa lý.
Mặc dù mọi vấn đề đặt ra cho quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng giải
quyết một cách cẩn thận, tỉ mỉ và hy vọng có thể giải quyết được trọn vẹn, tuy
nhiên, do những hạn chế về điều kiện nguồn lực, khả năng tiếp cận các nguồn thông
tin, cũng như hạn chế trong năng lực nghiên cứu của nghiên cứu sinh, dẫn đến bản
luận án không thể tránh được những khiếm khuyết nhất định. Do vậy, nghiên cứu
sinh rất mong muốn nhận được những góp ý chân thành nhất của quý thầy/cô giáo
và quý chuyên gia cũng như của bạn bè đồng nghiệp để có thể có được luận án hoàn
thiện hơn, sâu sắc hơn.
Trân trọng cảm ơn!
208
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA
TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Phạm Hoài Nam (2013), “Đổi mới tư duy về quản lý nhà nước đối với hoạt động
truyền hình trả tiền ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tư duy mới về phát
triển kinh tế - xã hội việt nam trong bối cảnh mới (tháng 12/2013).
2. Phạm Hoài Nam (2013), “Quản lý nhà nước đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ
truyền hình trả tiền ở Việt Nam hiện nay:Thực trạng và khuyến nghị”, Tạp chí
kinh tế & phát triển ( tháng 9/2013).
3. Phạm Hoài Nam (2013), “Dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài truyền hình
Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị”, Tạp chí Kinh tế & phát triển
(tháng 11/2013).
209
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al Ries, Laura Ries, 2000. Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi. Vũ Tiến Phúc,
Trần Ngọc Châu, Lý Xuân Thu biên dịch. Nxb Trẻ, TP.HCM.
2. Bích Lan, 2011. Phát triển truyền hình trả tiền. Báo điện tử VOV News ngày
01/04/2011, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính, 2008. Thông tư 3/2000-TT-BTC Hướng dẫn quản lý, sử dụng
nguồn thu quảng cáo của ngành truyền hình. Hà Nội.
4. Bộ Tài chính, 2009. Thông tư 09/2009-TT-BTC Hướng dẫn cơ chế quản lý tài
chính đối với Đài truyền hình Việt Nam. Hà Nội.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2009. Quy định 18/2009-TT-BTTTT về một số
yêu cầu về quản lý dịch vụ truyền hình cáp tương tự đầu cuối của người sử
dụng dịch vụ. Hà Nội.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2009. Quyết định 37/2008/QĐ-BTTTT Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục phát thanh, truyền
hình và thông tin điện tử. Hà Nội.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2009. Sách trắng về Công nghệ thông tin và
truyền thông Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông. Hà Nội.
8. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2009. Thông tư 19/2009/TT-BTTTT Quy định về
việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh truyền hình,
28/05/2009. Hà Nội.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2013. Sách trắng về Công nghệ thông tin và
truyền thông Việt Nam, Nxb Thông tin và Truyền thông. Hà Nội.
10. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2013. Thông tư số 07/2013/TT-BTTTT ngày 18
tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định thời
điểm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình sản
xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam. Hà Nội.
210
11. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, 2010. Thông tư liên tịch
17/2010/TTLT-BTTTT-BNV Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hà Nội.
12. Castells M., 1996. The information Age - economy, society and cunture, Black-well.
13. Claudia Mast, 2004. Truyền thông đại chúng - Những kiến thức cơ bản. Trần
Hậu Thái biên dịch. Nxb Thông tấn, Hà Nội.
14. Chính phủ, 2002. Nghị định 51 - NĐ/CP Quy định chi tiết thi hành Luật sửa
đổi, bổ xung một số điều của Luật Báo chí. Hà Nội.
15. Chính phủ, 2005. Chiến lược thông tin quốc gia, ban hành kèm Quyết định số
219/2005/QĐ-TTg ngày 10/9/2005. Hà Nội.
16. Chính phủ, 2005. Quyết định 124/QĐ-TTG về quy định chế độ tài chính đối với
hoạt động sự nghiệp truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam trong giai đoạn
2005-2007. Hà Nội.
17. Chính phủ, 2005. Quyết định 246/2005/QĐ-TTG Phê duyệt Chiến lược phát
triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020. Hà Nội.
18. Chính phủ, 2008. Nghị định số 18/2008/ND-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Đài truyền hình Việt Nam. Hà Nội.
19. Chính phủ, 2009. Công văn 965/TTg-KGVX về việc thực hiện thí điểm Dự án
đầu tư “Xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng kỹ thuật số và phát triển hoạt
động truyền hình giải trí kỹ thuật số trả tiền”. Hà Nội.
20. Chính phủ, 2009. Quyết định số 1755/QĐ-TTg Phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm
trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông”. Hà Nội.
21. Chính phủ, 2009. Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg Phê duyệt quy hoạch truyền
dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020. Hà Nội.
22. Chính phủ, 2011. Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 6 tháng 1 năm 2011 của
Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí,
xuất bản. Hà Nội.
211
23. Chính phủ, 2011. Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn
thông. Hà Nội.
24. Chính phủ, 2011. Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2011
của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý thị trường dịch vụ truyền hình trả
tiền. Hà Nội.
25. Chính phủ, 2011. Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình
mặt đất đến năm 2020. Hà Nội.
26. Chris Anderson, 2009. Cái đuôi dài, Nguyễn Hồng Quang biên dịch. Nxb Trẻ,
TP.HCM.
27. Christopher Vollmer, Geoffrey Precourt, 2010. Tương lai của quảng cáo và tiếp
thị: Thế giới luôn luôn cập nhật quảng cáo, tiếp thị và truyền thông trong kỷ
nguyên phục vụ khách hàn. Hải Lý biên dịch. Nxb Thời đại, Hà Nội.
28. Derrick Kinney, 2004. Master the media to attract your ideal clients: A
personal marketing system for financial professionals. Hoboken, N.J. John
Wiley & Sons Publishers.
29. Doyle G, 2002. Understanding Media Economics. Sage, London.
30. Dương Xuân Sơn, 2009. Giáo trình Báo chí truyền hình. Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
31. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, 2004. Cơ sở lý luận báo chí
truyền thông. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
32. Đặng Thị Thu Hương, 2011. Nâng cao tính chuyên nghiệp của nền báo chí Việt
Nam bằng đào tạo chuyên nghiệp và nghiên cứu chuyên nghiệp. Tham luận hội
thảo khoa học. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
33. Đinh Thúy Hằng, 2008. Báo chí thế giới xu hướng phát triển. Nxb Thông tấn,
Hà Nội.
34. Đinh Văn Hường, 2007. Tổ chức và hoạt động của tòa soạn. Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
212
35. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu, 2005. Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế.
Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
36. Eli Noam, Jo Groebel, Darcy Gerbarg, 2004. Internet Television. Lauwrence
Erlbaum associates publishers, New Jersey.
37. Garnham, Nicholas, 1990. Capitalism and communication: Global culture and
the economics of information. Sage Publishers.
38. Golding P, Murdock G, 2000. Comunication and Political Economony - Mass
media and Society. Arnold, London.
39. Gross, Lynne Schafer, 2000. Telecommunications: An introduction to
electronic media. Gross, McGraw - Hill, Boston.
40. Hallin, Daniel C, 2004. Comparing media systems: Three models of media and
politics. Cambridge University Press.
41. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng, 2007. Những vấn đề của báo chí hiện đại. Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội.
42. Hoàng Ngọc Huấn, 2010. Một số giải pháp phát triển thị trường truyền hình trả
tiền của Đài Truyền hình Việt Nam. Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.
43. IDATE, 2010. White book: TV - Markets, Facts, Trends Figures 2010.
Montpellier Cedex 5, France.
44. Iu. A.Suliagin, V.V.Petrov, 2004. Nghề quảng cáo. Tâm Hằng biên dịch. Nxb
Thông tấn, Hà Nội.
45. Jacques Locquyn, 2004. Truyền thông đại chúng từ thông tin đến quảng cáo.
Nguyễn Ngọc Kha biên dịch. Nxb Thông tấn, Hà Nội.
46. Jan Leblanc Wicks, George Sylvie, C. Ann Hollifield, 2004. Media
management. Lawrence Erlbaum associates, New Jersey - London.
47. John Quyrt, 1993. The press and the world of money: How the news media
cover business and finance, panic and prosperity and the pursuit of the
American dream. Anton/California-Courier, California.
48. Kent Wertime, Ian Fenwick, 2009. Tiếp thị số: Hướng dẫn thiết yếu cho truyền
thông mới và digital marketing. Tín Việt biên dịch. Nxb Tri Thức, Hà Nội.
213
49. Lê Thanh Bình, 2007. Quản lý và phát triển Báo chí-Xuất Bản. Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
50. Mark Tungate, 2007. Bí quyết thành công của những thương hiệu truyền thông
hàng đầu thế giới. Trung An biên dịch. Nxb Trẻ, TP.HCM.
51. Martin Shaw, 2005. Global activism, global media. Pluto, London.
52. Mc Quail D, 2000. MacQuails’s Mass Communication Theory. Sage, London,.
53. Nick Romer, 2008. Make millions selling on QVC: Insider secrets to launching
your product on television and transforming your business, and life) forever.
John Wiley & Sons, Hoboken, NJ USA.
54. Nguyễn Linh Khiếu, 2009. Trách nhiệm xã hội của báo chí cách mạng Việt
Nam thời kỳ mới. Tạp chí Cộng sản, số 12/2009, Hà Nội.
55. Nguyễn Minh Tiến, 2002. Từ điển báo chí Anh Việt. Nxb Thông tấn, Hà Nội.
56. Nguyễn Thành Lương, 2006. Năng lực cạnh tranh của truyền hình Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
57. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà, 2012. Giáo trình
Quản lý học. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
58. Nguyễn Văn Dững, 2011. Báo chí truyền thông hiện đại - từ làm đến đời
thường. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
59. Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus, 2002. Kinh tế học. Vũ Cương biên
dịch. Nxb Thống kê, Hà Nội.
60. Pavlik, John V, 1996. New media technology: Cultural and commercial
perspectives. Allyn and Bacon, Boston.
61. Phạm Thành Hưng, 2007. Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông. Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
62. Phan Huy Đường, 2014. Giáo trình Quản lý công. Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
63. Phan Thị Loan, 1996. Hoàn thiện phương thức quản lý kinh tế cho ngành
truyền hình trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ Kinh tế.
214
64. Phan Thị Loan, 1997. Đổi mới cơ chế quản lý ngành truyền hình Việt Nam. Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
65. Philippe Breton, Sergeproulx, 1996. Bùng nổ truyền thông. Vũ Đình Phòng
biên dịch. Nxb Văn hóa, Hà Nội.
66. Philippe Gaillard, 2007. Nghề làm báo. Nguyễn Văn Đoá biên dịch. Nxb Thông
tấn, Hà Nội.
67. Philippe Kotle, 2007. Bàn về tiếp thị. Vũ Tiến Phúc biên dịch. Nxb Trẻ,
TP.HCM.
68. Rohm, Wendy Goldman, 2004. The Murdoch mission: The digital
transformation of a media empire. John Wiley & Sons, New York, 2004.
69. Smythe D, 2001. On the Audience Commodity and its Work, In: Media and
cunltural studies. Black-well.
70. Stanley J. Baran, Introduction to mass communication. McGraw-Hill
Publishers, USA, 2001,2002,2004,2006.
71. Stephen R.Greenwald, Paoula Landry, 2009. This Business of Film, Crown
Publishing Group. New York.
72. Tạ Ngọc Tấn, 1999. Từ lý luận đến thực tiễn báo chí. Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
73. Tạ Ngọc Tấn, 1999. Từ lý thuyết đến thực hành báo chí. Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
74. Tạ Ngọc Tấn, 2001. Truyền thông đại chúng. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
75. Thái Minh Tần, 1993. Mở rộng mạng lưới truyền hình quốc gia cho phù hợp
với cung cầu về truyền hình ở VN hiện nay. Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
76. Thiện Thuật, 2010. Công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi
nhọn. Báo điện tử Vietnam Plus TTXVN ngày 18/06/2010, Hà Nội.
77. Trần Bảo Khánh, 2007. Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn
hiện nay. Luận án tiến sĩ Báo chí. Hà Nội.
78. Trần Hữu Quang, 2001. Chân dung công chúng truyền thông - trường hợp
Thành phố Hồ Chí Minh. Nxb TP. HCM, Tp. Hồ Chí Minh.
215
79. Trương Tấn Sang, 2010. Triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí năm
2010. Bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan
báo chí năm 2010, Hà Nội.
80. Trương Tấn Sang, 2011. Triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí năm
2011. Bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan
báo chí năm 2011, Hà Nội.
81. Victroria Mc Cullough Carroll, 2008. Thời sự truyền hình. Bùi Chí Trung
biên dịch. Tài liệu giảng dạy Khoa Phát thanh Truyền hình, Học viện Báo
chí Tuyên truyền.
82. Vũ Quang Hào, 2009. Ngôn ngữ Báo chí. Nxb Thông tấn, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: THÔNG TƯ SỐ: 28/2011/TT-BTTTT CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 28/2011/TT-BTTTT Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2011
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CÁC MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ, MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
PHÉP, MẪU CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ VÀ MẪU GIẤY PHÉP QUY ĐỊNH
TẠI QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Báo chí;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24/06/2011 của Chính phủ về việc
sửa đổi Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông
tin điện tử.
QUY ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu Tờ khai đăng ký, mẫu
Đơn đề nghị cấp phép, mẫu Chứng nhận đăng ký và mẫu Giấy phép quy định tại
Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền, gồm:
1. Mẫu số 1: Tờ khai đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ
vệ tinh (TVRO).
2. Mẫu số 2: Giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài
trực tiếp từ vệ tinh (TVRO).
3. Mẫu số 3: Đơn đề nghị cấp phép sản xuất kênh chương trình truyền hình
trả tiền.
4. Mẫu số 4: Giấy phép sản xuất kênh chương trình truyền hình trả tiền.
5. Mẫu số 5: Đơn đăng ký làm đại lý cung cấp kênh chương trình nước ngoài
trên truyền hình trả tiền.
6. Mẫu số 6: Giấy chứng nhận đại lý cung cấp kênh chương trình nước ngoài
trên truyền hình trả tiền.
7. Mẫu số 7: Đơn đề nghị cấp phép biên tập kênh chương trình nước ngoài
trên truyền hình trả tiền.
8. Mẫu số 8: Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên truyền
hình trả tiền.
9. Mẫu số 9: Đơn đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.
10. Mẫu số 10: Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.
11. Mẫu số 11: Đơn đăng ký cung cấp danh mục kênh chương trình trên dịch
vụ truyền hình trả tiền.
12. Mẫu số 12: Giấy chứng nhận đăng ký danh mục kênh chương trình trên
dịch vụ truyền hình trả tiền.
13. Mẫu số 13: Đơn đăng ký tên đơn vị cung cấp phim kèm theo danh mục
các chương trình phim trên dịch vụ truyền hình trả tiền theo yêu cầu.
14. Mẫu số 14: Giấy chứng nhận đăng ký tên đơn vị cung cấp phim kèm theo
danh mục các chương trình phim trên dịch vụ truyền hình trả tiền theo yêu cầu.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2011.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền
hình và thông tin điện tử, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc, Giám đốc các đài
phát thanh, truyền hình, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Công báo;
- Website Bộ;
- Lưu VT, Cục PTTH, TH(400).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Quý Doãn
Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP
Kính thưa Quý Ông/ Bà:
Tôi là Phạm Hoài Nam - Nghiên cứu sinh Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Hiện nay tôi đang thực hiện một đề tài khoa học nghiên cứu công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động truyền hình tại Việt Nam. Để cho việc nghiên cứu được
khách quan, chính xác, làm cơ sở để đề xuất những kiến nghị phù hợp, trân trọng đề
nghị Quý Ông/ Bà trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Tôi cam kết bảo mật
thông tin cá nhân, thông tin riêng của đơn vị.
Phần 1: Thông tin về doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp:.............................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................
Điện thoại liên lạc:.............................................................................
Trang web:......................................................................................
Địa chỉ email:...................................................................................
Số vốn điều lệ:.................................................................................
Số lượng nguồn nhân lực: Năm 2011............ Năm 2012............
Năm 2013............ Năm 2014............
Phần 2: Phần câu hỏi khảo sát
Quý Ông/ Bà trả lời các câu hỏi khảo sát bằng cách đánh dấu (X) vào lựa
chọn cho mỗi câu hỏi với quy ước: 1 là Rất không hài lòng; 2 là Không hài lòng; 3
là Trung bình; 4 là Hài Lòng; 5 là Rất hài lòng.
TT Nội dung đánh giá Tiêu chí
Điểm
1 2 3 4 5
1
Đánh giá công
tác cấp phép
cung cấp dịch vụ
THTT
Mức độ rõ ràng của thông tin
Mức độ thông thoáng của thủ tục hành
chính
Năng lực, thái độ của cán bộ quản lý
Sự công bằng trong công tác cấp phép
2
Đánh giá công
tác quản lý nội
dung trên THTT
Sự hợp lý của các quy định quản lý
Mức độ rõ ràng, minh bạch trong các
quy định về nội dung các chương trình
truyền hình
Mức độ công bằng trong quy định nội
dung của các chương trình truyền hình
3
Đánh giá công
tác quản lý chất
lượng THTT
Sự hợp lý của các quy định quản lý
Sự hợp lý trong kiểm tra, giám sát chất
lượng các chương trình truyền hình
Sự hợp lý trong việc xử lý vi phạm pháp
luật về chất lượng các chương trình
truyền hình
4
Đánh giá đối với
dự thảo quản lý
giá thành, giá
cước dịch vụ
THTT của Bộ
TT&TH
Mức độ đồng tình của doanh nghiệp đối
với dự thảo quản lý giá thành, giá cước
dịch vụ truyền hình trả tiền
5
Đánh giá chính
sách hỗ trợ hạ
tầng kỹ thuật của
Nhà nước
Mức độ hài lòng của doanh nghiệp với
những chính sách hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật
của Nhà nước
6
Đánh giá công
tác quản lý thị
trường dịch vụ
THTT của Nhà
nước
Mức độ hài lòng của doanh nghiệp với
công tác quản lý thị trường dịch vụ
THTT của Nhà nước
Phần 3: Phần kiến nghị
Quý Ông/ Bà có kiến nghị gì cho việc hoàn thiện các nội dung, chính sách
QLNN về hoạt động THTT ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
...........................
Xin trân trọng cám ơn!
Phụ lục 3: PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN
Kính thưa Quý Ông/ Bà:
Tôi là Phạm Hoài Nam - Nghiên cứu sinh Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Hiện nay tôi đang thực hiện một đề tài khoa học nghiên cứu công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động truyền hình tại Việt Nam. Để cho việc nghiên cứu được
khách quan, chính xác, làm cơ sở để đề xuất những kiến nghị phù hợp, trân trọng đề
nghị Quý Ông/ Bà trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Tôi cam kết bảo mật
thông tin cá nhân, thông tin riêng của Quý Ông/ Bà.
Phần 1: Thông tin về cán bộ khảo sát
Họ và tên người được phỏng vấn:...........................................................
Trình độ học vấn:..............................................................................
Đơn vị công tác:................................................................................
Chức vụ:.........................................................................................
Địa chỉ email:...................................................................................
Phần 2: Phần câu hỏi khảo sát
Quý Ông/ Bà trả lời các câu hỏi khảo sát bằng cách đánh dấu (X) vào lựa
chọn cho mỗi câu hỏi với quy ước: 1 là Rất không hài lòng; 2 là Không hài lòng; 3
là Trung bình; 4 là Hài Lòng; 5 là Rất hài lòng.
TT
Nội dung
đánh giá
Tiêu chí
Điểm
1 2 3 4 5
1
Đánh giá về
nội dung trên
THTT
Sự phong phú trong nội dung của các
kênh truyền hình
Mức độ đáp ứng yêu cầu của Nhà
nước trong nội dung các kênh truyền
hình
Mức độ hợp lý trong cơ cấu của các
kênh truyền hình
Mức độ đồng đều trong nội dung
THTT của các doanh nghiệp cung ứng
2
Đánh giá về
chất lượng
THTT
Mức độ đảm bảo các quy chuẩn quốc
gia về kỹ thuật của các chương trình
truyền hình
Đánh giá về chất lượng nội dung của
các chương trình truyền hình
Mức độ tác động của các chương trình
truyền hình đến đời sống kinh tế - xã
hội của đất nước
3
Đánh giá về tác
động lan tỏa
của THTT đến
đời sống kinh
tế, văn hóa, xã
hội của người
dân
Mức độ truyền đạt chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Tác động lên nhận thức của người dân
về các vấn đề kinh tế - xã hội
Ảnh hưởng lan tỏa đến chất lượng
cuộc sống của dân cư, đặc biệt là
nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ
THTT
Phần 3: Phần kiến nghị
Quý Ông/ Bà có kiến nghị gì cho việc hoàn thiện các nội dung, chính sách
QLNN về hoạt động THTT ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Xin trân trọng cám ơn!
Phụ lục 4: PHIẾU KHẢO SÁT HỘ GIA ĐÌNH ĐANG SỬ DỤNG DỊCH VỤ
TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN
Kính thưa Quý Ông/ Bà:
Tôi là Phạm Hoài Nam - Nghiên cứu sinh Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Hiện nay tôi đang thực hiện một đề tài khoa học nghiên cứu công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động truyền hình tại Việt Nam. Để cho việc nghiên cứu được
khách quan, chính xác, làm cơ sở để đề xuất những kiến nghị phù hợp, trân trọng đề
nghị Quý Ông/ Bà trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Tôi cam kết bảo mật
thông tin cá nhân, thông tin riêng của Quý Ông/ Bà.
Phần 1: Thông tin về cán bộ khảo sát
Họ và tên người được phỏng vấn:.......................................Tuổi..............
Trình độ học vấn:..............................................................................
Đơn vị công tác:................................................................................
Địa chỉ email:...................................................................................
Phần 2: Phần câu hỏi khảo sát
Quý Ông/ Bà trả lời các câu hỏi khảo sát bằng cách đánh dấu (X) vào lựa
chọn cho mỗi câu hỏi với quy ước: 1 là Rất không hài lòng; 2 là Không hài lòng; 3
là Trung bình; 4 là Hài Lòng; 5 là Rất hài lòng.
TT Nội dung
đánh giá Tiêu chí
Điểm
1 2 3 4 5
1
Đánh giá về
nội dung trên
THTT
Sự phong phú trong nội dung của
các kênh truyền hình
Mức độ đáp ứng nhu cầu của
khách hàng
2
Đánh giá về
chất lượng
THTT
Chất lượng âm thanh, hình ảnh của
các chương trình THTT
Đánh giá về chất lượng nội dung
của các chương trình truyền hình
Đánh giá về giá trị kiến thức, giải
trí mà các chương trình truyền
hình đem lại
Xin trân trọng cám ơn!
Phụ lục 5: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP
Thống kê mô tả
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
QL_Cap_phep_1 19 2 4 2.95 .705
QL_Cap_phep_2 19 1 3 2.21 .535
QL_Cap_phep_3 19 2 4 3.16 .765
QL_Cap_phep_4 19 2 4 2.79 .631
QL_Noi_dung_1 19 2 4 3.37 .597
QL_Noi_dung_2 19 2 4 3.05 .780
QL_Noi_dung_3 19 2 4 2.95 .524
QL_Chat_luong_1 19 3 5 3.68 .671
QL_Chat_luong_2 19 2 4 3.21 .713
QL_Chat_luong_3 19 2 4 2.95 .621
ĐG_du_thao_ql_gia 19 3 5 3.89 .567
CS_ho_tro_ha_tang 19 2 4 3.37 .684
QL_Thi_truong 19 2 4 3.21 .535
Valid N (listwise) 19
1. Đánh giá công tác cấp phép cung cấp dịch vụ THTT
QL_Cap_phep_1 (Mức độ rõ ràng của thông tin)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 5 26.3 26.3 26.3
Trung bình 10 52.6 52.6 78.9
Hài lòng 4 21.1 21.1 100.0
Total 19 100.0 100.0
QL_Cap_phep_2 (Mức độ thông thoáng của thủ tục hành chính)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Rất không hài lòng 1 5.3 5.3 5.3
Không hài lòng 13 68.4 68.4 73.7
Trung bình 5 26.3 26.3 100.0
Total 19 100.0 100.0
QL_Cap_phep_3 (Năng lực, thái độ của cán bộ quản lý)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 4 21.1 21.1 21.1
Trung bình 8 42.1 42.1 63.2
Hài lòng 7 36.8 36.8 100.0
Total 19 100.0 100.0
QL_Cap_phep_4 (Sự công bằng trong công tác cấp phép)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 6 31.6 31.6 31.6
Trung bình 11 57.9 57.9 89.5
Hài lòng 2 10.5 10.5 100.0
Total 19 100.0 100.0
2. Đánh giá công tác quản lý nội dung trên THTT
QL_Noi_dung_1 (Sự hợp lý của các quy định quản lý)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 1 5.3 5.3 5.3
Trung bình 10 52.6 52.6 57.9
Hài lòng 8 42.1 42.1 100.0
Total 19 100.0 100.0
QL_Noi_dung_2 (Mức độ rõ ràng, minh bạch trong các quy định về nội dung các
chương trình truyền hình)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 5 26.3 26.3 26.3
Trung bình 8 42.1 42.1 68.4
Hài lòng 6 31.6 31.6 100.0
Total 19 100.0 100.0
QL_Noi_dung_3 (Mức độ công bằng trong quy định nội dung của các chương
trình truyền hình)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 3 15.8 15.8 15.8
Trung bình 14 73.7 73.7 89.5
Hài lòng 2 10.5 10.5 100.0
Total 19 100.0 100.0
3. Đánh giá công tác quản lý chất lượng THTT
QL_Chat_luong_1 (Sự hợp lý của các quy định quản lý)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Trung bình 8 42.1 42.1 42.1
Hài lòng 9 47.4 47.4 89.5
Rất hài lòng 2 10.5 10.5 100.0
Total 19 100.0 100.0
QL_Chat_luong_2 (Sự hợp lý trong kiểm tra, giám sát chất lượng các chương
trình truyền hình)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 3 15.8 15.8 15.8
Trung bình 9 47.4 47.4 63.2
Hài lòng 7 36.8 36.8 100.0
Total 19 100.0 100.0
QL_Chat_luong_3 (Sự hợp lý trong việc xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng các
chương trình truyền hình)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 4 21.1 21.1 21.1
Trung bình 12 63.2 63.2 84.2
Hài lòng 3 15.8 15.8 100.0
Total 19 100.0 100.0
4. Đánh giá đối với dự thảo quản lý giá thành, giá cước dịch vụ THTT
của Bộ TT&TH
ĐG_du_thao_ql_gia (Mức độ đồng tình của doanh nghiệp đối với dự thảo quản
lý giá thành, giá cước dịch vụ truyền hình trả tiền)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Trung bình 4 21.1 21.1 21.1
Hài lòng 13 68.4 68.4 89.5
Rất hài lòng 2 10.5 10.5 100.0
Total 19 100.0 100.0
5. Đánh giá chính sách hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật của Nhà nước
CS_ho_tro_ha_tang (Mức độ hài lòng của doanh nghiệp với những chính sách hỗ
trợ hạ tầng kỹ thuật của Nhà nước)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 2 10.5 10.5 10.5
Trung bình 8 42.1 42.1 52.6
Hài lòng 9 47.4 47.4 100.0
Total 19 100.0 100.0
6. Đánh giá công tác quản lý thị trường dịch vụ THTT của Nhà nước
QL_Thi_truong (Mức độ hài lòng của doanh nghiệp với công tác quản lý thị
trường dịch vụ THTT của Nhà nước)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 1 5.3 5.3 5.3
Trung bình 13 68.4 68.4 73.7
Hài lòng 5 26.3 26.3 100.0
Total 19 100.0 100.0
Phụ lục 6: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN
Thống kê mô tả
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Hoc_van 50 1 3 2.36 .749
Danh_gia_ND_1 50 2 5 3.56 .705
Danh_gia_ND_2 50 2 5 3.46 .579
Danh_gia_ND_3 50 2 4 2.82 .691
Danh_gia_ND_4 50 2 5 3.70 .953
Danh_gia_CL_1 50 3 5 3.54 .579
Danh_gia_CL_2 50 2 4 3.12 .594
Danh_gia_CL_3 50 2 4 3.16 .584
Danh_gia_TDLT_1 50 2 5 3.78 .708
Danh_gia_TDLT_2 50 2 5 3.74 .803
Danh_gia_TDLT_3 50 2 4 2.96 .638
Valid N (listwise) 50
Hoc_van (Trình độ học vấn của cán bộ khảo sát)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Tien_si 8 16.0 16.0 16.0
Thac_si 16 32.0 32.0 48.0
Đai_hoc 26 52.0 52.0 100.0
Total 50 100.0 100.0
1. Đánh giá về nội dung trên THTT
Danh_gia_ND_1 (Sự phong phú trong nội dung của các kênh truyền hình)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 2 4.0 4.0 4.0
Trung bình 22 44.0 44.0 48.0
Hài lòng 22 44.0 44.0 92.0
Rất hài lòng 4 8.0 8.0 100.0
Total 50 100.0 100.0
Danh_gia_ND_2 (Mức độ đáp ứng yêu cầu của Nhà nước trong nội dung các kênh
truyền hình)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 1 2.0 2.0 2.0
Trung bình 26 52.0 52.0 54.0
Hài lòng 22 44.0 44.0 98.0
Rất hài lòng 1 2.0 2.0 100.0
Total 50 100.0 100.0
Danh_gia_ND_3 (Mức độ hợp lý trong cơ cấu của các kênh truyền hình)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 17 34.0 34.0 34.0
Trung bình 25 50.0 50.0 84.0
Hài lòng 8 16.0 16.0 100.0
Total 50 100.0 100.0
Danh_gia_ND_4 (Mức độ đồng đều trong nội dung THTT của các doanh nghiệp
cung ứng)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 6 12.0 12.0 12.0
Trung bình 14 28.0 28.0 40.0
Hài lòng 19 38.0 38.0 78.0
Rất hài lòng 11 22.0 22.0 100.0
Total 50 100.0 100.0
2. Đánh giá về chất lượng THTT
Danh_gia_CL_1 (Mức độ đảm bảo các quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật của các
chương trình truyền hình)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Trung bình 25 50.0 50.0 50.0
Hài lòng 23 46.0 46.0 96.0
Rất hài lòng 2 4.0 4.0 100.0
Total 50 100.0 100.0
Danh_gia_CL_2 (Đánh giá về chất lượng nội dung của các chương trình truyền
hình)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 6 12.0 12.0 12.0
Trung bình 32 64.0 64.0 76.0
Hài lòng 12 24.0 24.0 100.0
Total 50 100.0 100.0
Danh_gia_CL_3 Mức độ tác động của các chương trình truyền hình đến đời sống
kinh tế - xã hội của đất nước)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 5 10.0 10.0 10.0
Trung bình 32 64.0 64.0 74.0
Hài lòng 13 26.0 26.0 100.0
Total 50 100.0 100.0
3. Đánh giá về tác động lan tỏa của THTT đến đời sống kinh tế, văn hóa,
xã hội của người dân
Danh_gia_TDLT_1 (Mức độ truyền đạt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 1 2.0 2.0 2.0
Trung bình 16 32.0 32.0 34.0
Hài lòng 26 52.0 52.0 86.0
Rất hài lòng 7 14.0 14.0 100.0
Total 50 100.0 100.0
Danh_gia_TDLT_2 (Tác động lên nhận thức của người dân về các vấn đề kinh tế -
xã hội)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 3 6.0 6.0 6.0
Trung bình 15 30.0 30.0 36.0
Hài lòng 24 48.0 48.0 84.0
Rất hài lòng 8 16.0 16.0 100.0
Total 50 100.0 100.0
Danh_gia_TDLT_3 (Ảnh hưởng lan tỏa đến chất lượng cuộc sống của dân cư, đặc
biệt là nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ THTT)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 11 22.0 22.0 22.0
Trung bình 30 60.0 60.0 82.0
Hài lòng 9 18.0 18.0 100.0
Total 50 100.0 100.0
Phụ lục 7: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH SỬ DỤNG
DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN
Thống kê mô tả
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Gioi_tinh 250 1 2 1.49 .501
Do_tuoi 250 1 2 1.36 .480
Hoc_van 250 1 3 1.66 .716
ĐG_noidung_THTT_1 250 2 5 3.61 .830
ĐG_noidung_THTT_2 250 2 5 3.26 .780
ĐG_chatluong_THTT_1 250 2 5 3.31 .774
ĐG_chatluong_THTT_2 250 2 5 3.43 .863
ĐG_chatluong_THTT_3 250 1 5 2.90 .835
Valid N (listwise) 250
Gioi_tinh (Giới tính của những người đại diện hộ gia đình trả lời khảo sát)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Nam 127 50.8 50.8 50.8
Nu 123 49.2 49.2 100.0
Total 250 100.0 100.0
Do_tuoi (Độ tuổi của những người đại diện hộ gia đình trả lời khảo sát))
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Trên 35 tuổi 161 64.4 64.4 64.4
Dưới 35 tuổi 89 35.6 35.6 100.0
Total 250 100.0 100.0
Hoc_van (Trình độ học vấn của những người đại diện hộ gia đình trả lời khảo sát))
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Trên Đại học và Đại học 120 48.0 48.0 48.0
Cao đẳng, Trung cấp 94 37.6 37.6 85.6
Khác 36 14.4 14.4 100.0
Total 250 100.0 100.0
1. Đánh giá về nội dung trên THTT
ĐG_noidung_THTT_1 (Sự phong phú trong nội dung của các kênh truyền hình)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 18 7.2 7.2 7.2
Trung bình 99 39.6 39.6 46.8
Hài lòng 95 38.0 38.0 84.8
Rất hài lòng 38 15.2 15.2 100.0
Total 250 100.0 100.0
ĐG_noidung_THTT_2 (Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 35 14.0 14.0 14.0
Trung bình 133 53.2 53.2 67.2
Hài lòng 65 26.0 26.0 93.2
Rất hài lòng 17 6.8 6.8 100.0
Total 250 100.0 100.0
2. Đánh giá về chất lượng THTT
ĐG_chatluong_THTT_1 (Chất lượng âm thanh, hình ảnh của các chương trình
THTT)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 29 11.6 11.6 11.6
Trung bình 134 53.6 53.6 65.2
Hài lòng 68 27.2 27.2 92.4
Rất hài lòng 19 7.6 7.6 100.0
Total 250 100.0 100.0
ĐG_chatluong_THTT_2 (Đánh giá về chất lượng nội dung của các chương trình
truyền hình)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Không hài lòng 32 12.8 12.8 12.8
Trung bình 108 43.2 43.2 56.0
Hài lòng 80 32.0 32.0 88.0
Rất hài lòng 30 12.0 12.0 100.0
Total 250 100.0 100.0
ĐG_chatluong_THTT_3 (Đánh giá về giá trị kiến thức, giải trí mà các chương trình
truyền hình đem lại)
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Rất không hài lòng 1 .4 .4 .4
Không hài lòng 88 35.2 35.2 35.6
Trung bình 104 41.6 41.6 77.2
Hài lòng 48 19.2 19.2 96.4
Rất hài lòng 9 3.6 3.6 100.0
Total 250 100.0 100.0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_truyen_hinh_tra_tien_o_viet_nam_tv_6094.pdf