Quản lý nhà nước về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN có vai trò quan
trọng để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đối với tỉnh Hà Nam, kể từ khi tái lập tỉnh, mạng lưới GTĐB có bước
phát triển mạnh mẽ, hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN đã thu được
những thành tựu quan trọng, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh. Mặc dù tỉnh chủ trương đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển
nói chung và ĐTXD KCHTGTĐB nói riêng nhưng vốn đầu tư từ NSNN vẫn
đóng vai trò quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả đã
luận giải một số vấn đề thuộc về phạm trù khung lý thuyết cũng như phân
tích, đánh giá thực tiễn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam để đưa
ra nhận xét, đánh giá và kết luận về các vấn đề sau:
1. Nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề chung về quản lý nhà nước về
ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN như quan niệm, đặc điểm của ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN; các giai đoạn của quá trình ĐTXD KCHTGTĐB từ
NSNN cũng như quan niệm và các nguyên tắc QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN và vai trò của QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ
NSNN. Đây chính là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN ở tỉnh Hà Nam trong chương tiếp theo.
2. Phân tích nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ĐTXD
từ NSNN cho phát triển KCHTGTĐB nhằm tạo tiền đề để tác giả luận giải
nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam.
3. Trong khuôn khổ đề tài luận án, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm
QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN của Vĩnh Phúc và Hưng Yên là 2155
tỉnh có điều kiện tương đồng với tỉnh Hà Nam để chỉ ra những thành công và
hạn chế về QLNN đối với ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm có thể vận dụng trong QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN
tại tỉnh Hà Nam
188 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạch, kế hoạch,
cơ chế chính sách đầu tư đến các chủ thể tham gia vào quá trình ĐTXD
KCHTGTĐB để có những giải pháp khắc phục những khó khăn hoặc thúc
đẩy việc triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả.
Hoàn thiện chính sách đào tạo cán bộ QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ
NSNN để tổ chức triển khai thực hiện. Có chiến lược đào tạo và đào tạo lại
đội ngũ cán bộ bộ làm công tác quản lý về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN
theo hướng cung cấp những hiểu biết thực tiễn về ĐTXD KCHTGTĐB từ
NSNN; nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý, phân tích và đưa ra các dự báo
dài hạn về nhu cầu phát triển KCHTGTĐB. Đội ngũ cán bộ này đòi hỏi phải
có trách nhiệm, tâm huyết với công việc của mình.
Phải tuân thủ nguyên tắc minh bạch, công khai trong tuyển dụng và bố
trí cán bộ làm công tác QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN trong các cơ
quan quản lý nhà nước. Tuyển dụng phải thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển
đối với những trường hợp đủ điều kiện và phải bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp
với năng lực, trình độ, sở trường của cán bộ được tuyển dụng nhằm phát huy
năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. Đối với
cán bộ công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tiêu chí
tuyển chọn chung là cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề,
gắn bó với quần chúng, nhân dân và cơ quan đơn vị mình. Hàng năm, phải
thực hiện kiểm điểm, đánh giá cán bộ để thực hiện phân loại để có kế hoạch
bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của công việc.
Hàng năm, cần rà soát, bổ sung quy hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ
trong lĩnh vực QLNN nói chung và lĩnh vực ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN
146
nói riêng. Quy hoạch phải tính đến nhu cầu sử dụng cán bộ cả trước mắt và lâu
dài, thực hiện quy hoạch động và mở phù hợp với từng vị trí sử dụng. Trong
giai đoạn hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng phải tính đến việc cán bộ phải đáp
ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh cũng
như quốc gia, nhất là những kiến thức về kinh tế quốc tế, đầu tư xây dựng,
khoa học và công nghệ trong ngành GTVT, ngoại ngữ, tin học ứng dụng
4.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng là
yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ
NSNN. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ khắc phục được những
tồn tại hạn chế của hoạt động ĐTXD, chống thất thoát, lãng phí và tham
nhũng, ngoài ra còn có tác dụng răn đe, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực.
Để hoàn thiện QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN, chống thất
thoát, lãng phí, nâng cao chất lượng công trình xây dựng và đẩy nhanh tiến độ
các dự án đầu tư cần phải tăng cường công tác thanh tra, giám sát. Để làm
được điều đó trước tiên, cần phải kiện toàn và hoàn thiện tổ chức thanh tra ờ
các ngành các cấp; tập trung thanh tra đầu tư xây dựng, áp dụng đồng bộ các
biện pháp chống đầu tư dàn trải, thất thoát kết hợp với đấu tranh phòng chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm; Kiên quyết xử lý nghiêm minh các tập thể
và cá nhân sai phạm.
Ngoài ra, cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt
động thanh tra, kiếm tra đổi với dự án ĐTXD sử dụng vốn NSNN. Phân định
rõ nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra của từng cơ
quan thanh tra và từng loại hình thanh tra trong quá trình thanh tra các dự án
ĐTXD sử dụng vốn NSNN, cụ thể:
147
Thứ nhất, cần quy định cụ thể và thực hiện có hiệu quả hai chức năng cơ
bản của Thanh tra tỉnh:
Chức năng QLNN đối với tổ chức và hoạt động thanh tra (xây dựng và
ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định về hoạt động thanh tra; chỉ đạo,
giám sát, kiểm tra các kết luận của cơ quan thanh tra chuyên ngành; điều phổi
hoạt động thanh tra, xử lý sai phạm sau thanh tra
Chức năng thanh tra hành chính đổi với các Sở, ngành thuộc UBND cấp
tỉnh để giúp Chủ tịch UBND tỉnh trong công tác QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN.
Hiện nay, khi mà năng lực của cơ quan thanh tra chuyên ngành chưa
tương xứng với nhiệm vụ và phạm vi đối tượng thanh tra thì cơ quan thanh tra
hành chính cần tiếp tục tham gia vào hoạt động thanh tra chuyên ngành; vì
vậy đối với thanh tra chuyên ngành về ĐTXD, cần quy định đối với những dự
án nhóm A và các dự án khác có vấn đề nổi cộm, phức tạp sẽ do Thanh tra
tỉnh và Thanh tra thuộc các Sở: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư tiến
hành thanh tra, kiểm tra.
Về lâu dài, cần sửa đổi cơ chế, nội dung thanh tra theo hướng: Các cơ
quan thanh tra thành lập theo cấp hành chính chỉ tập trung vào nhiệm vụ giám
sát hành chính (giám sát sự tuân thủ pháp luật) đối với các cơ quan hành
chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của thủ trường cấp hành chính
cùng cấp; thực hiện chức năng thanh tra hành chính hướng vào xem xét việc
thực hiện chức trách nhiệm vụ của các cơ quan thuộc phạm vi quản lý trực
tiếp của thủ trường cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Khi đó, nhiệm vụ
thanh tra dự án ĐTXD từ NSNN sẽ giao cho các cơ quan thanh tra chuyên
ngành. Do chức năng QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB hiện nay chủ yếu liên
quan đến ngành Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, GTVT nên nhiệm vụ thanh
tra các dự án ĐTXD KCHTGTĐB cần tập trung cho cơ quan thanh tra thuộc
148
các ngành này thực hiện. Thanh tra các ngành này cần bám sát chức năng,
nhiệm vụ QLNN của Sở, ngành được pháp luật quy định để xác định nội dung
thanh tra cho phù hợp, vừa phục vụ thiết thực cho công tác QLNN của Sở,
ngành vừa hạn chế được sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra.
Thứ hai, cần quy định rõ phạm vi, nội dung thanh tra đối với mỗi dự án
đầu tư phải được thể hiện trong quyết định thanh tra và kết luận thanh tra; kết
luận phải chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến
những sai phạm (không chỉ đề cập đến trách nhiệm của các nhà thầu, các Ban
QLDA mà còn là đánh giả trách nhiệm của các cơ quan QLNN có liên quan).
Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của Trường đoàn thanh tra, các thanh tra
viên và lãnh đạo cơ quan thanh tra khi đưa ra những kết luận sai, gây thiệt hại
cho đối tượng thanh tra hoặc khi không kết luận được sai phạm gây thiệt hại
cho Nhà nước... Ban hành những quy định này nhằm bảo đảm cho kết luận
thanh tra rõ ràng đúng pháp luật về những nội dung đã thanh tra; giúp cho các
đoàn thanh tra sau có thể kế thừa kết quả của đoàn thanh tra trước tránh được
chồng chéo về nội dung và thời kỳ thanh tra khi tiến hành cuộc thanh tra tiếp
theo đối với mỗi dự án ĐTXD.
Ngoài ra, công tác giám sát và đánh giá đầu tư phải được tiến hành
xuyên suốt từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư đến khâu chuẩn bị đầu tư,
đánh giá trong quá trình thực hiện đầu tư và đánh giá quá trình khai thác và
vận hành dự án. Kiên quyết không phê duyệt dự án ĐTXD nếu chưa làm rõ
hiệu quả và bảo đảm tính khả thi về nguồn vốn thực hiện. Đối với các dự án
đã triển khai thực hiện, không phê duyệt điều chỉnh về nội dung đầu tư hay
tổng mức đầu tư khi dự án chưa thực hiện giám sát và báo cáo theo quy định.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường
xuyên công khai, minh bạch nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các sai phạm
trước, trong và sau khi thực hiện dự án. Việc giám sát cộng đồng cũng sẽ
được chú trọng hơn, yêu cầu tất cả các dự án ĐTXD KCHTGTĐB đều được
149
báo cáo gửi tới Hội đồng nhân dân tỉnh, các đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy
ban mặt trận tổ quốc tỉnh để biết và tổ chức giám sát.
Trong mọi giai đoạn của dự án ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN thì vai trò
QLNN vị trí rất quan trọng, điều đó thể hiện thông qua việc:
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Thanh tra, kiểm tra mọi trình tự thủ tục
ĐTXD theo quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn thực hiện đầu tư: Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm
minh mọi vi phạm trong các hợp đồng xây dựng nhất là tình trạng tiêu cực,
tham nhũng, dự án kém hiệu quả làm thất thoát lãng phí vốn nhà nước trong
quá trình ĐTXD. Thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo tiến độ thi công công
trình; Thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo chất lượng và an toàn trong quá trình
thi công công trình.
Trong giai đoạn kết thúc dự án: Thanh tra, kiểm tra công tác thanh toán,
quyết toán; cần đưa vào quy định phải kiểm toán mọi chi phí khi thanh toán
quyết toán công trình. Thực hiện đánh giá hiệu quả dự án đầu tư theo mục tiêu
của dự án và theo chu trình thực hiện dự án (cả trong giai đoạn thực hiện đầu
tư và trong quá trình vận hành, khai thác, sử dụng).
4.2.5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách kết hợp
với vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ
Trong những năm gần đây KCHTGTĐB của tỉnh Hà Nam phát triển
nhanh chóng, tuy nhiên, do tỉnh Hà Nam có điểm xuất phát thấp nên mặc dù
chính quyền và doanh nghiệp trong tỉnh có rất nhiều nỗ lực, kết cấu hạ tầng
nói chung, KCHTGTĐB nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư của tỉnh.
Với những hạn chế về ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Nam như hiện
nay, việc tìm kiếm các nguồn vốn ngoài ngân sách để ĐTXD KCHTGTĐB
150
trở thành vấn đề rất cấp bách. Việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách
cho ĐTXD KCHTGTĐB làm giảm gánh nặng cho NSNN, nhằm kiềm chế
tình trạng nợ công đang vượt ngưỡng an toàn và khả năng chi trả của chính
quyền tỉnh Hà Nam. Do đó, thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách cho các dự án
ĐTXD KCHTGTĐB và thực hiện mô hình đối tác công - tư (PPP) là một
hướng đi đúng đắn để giải quyết được tình trạng khó khăn về ngân sách và
hơn nữa là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư do có sự tham gia quản lý
của các doanh nghiệp, nhà đầu tư tư nhân.
Việc áp dụng mô hình đối tác công - tư (PPP) trong ĐTXD KCHTGTĐB
hiện nay có những ưu điểm nổi bật đó là việc huy động tối đa nguồn vốn
trong khu vực tư nhân làm giảm gánh nặng cho NSNN; NSNN không phải chi
cùng một lúc mà địa phương vẫn có công trình KCHTGTĐB để sử dụng phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng đề ra; tận dụng được năng lực
vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nhà đầu tư tham gia vào ĐTXD
KCHTGTĐB; việc minh bạch, công khai trong quá trình thực hiện các dự án
giúp nâng cao khả năng giám sát đối với hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ
NSNN góp phần tiết kiệm nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN,
hạn chế tình trạng tham nhũng, lãng phí hiện nay.
Để thực hiện được giải pháp này, chính quyền tỉnh Hà Nam cần thực
hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, giao cho các Sở, ngành, chủ đầu tư rà soát, lên danh mục các
dự án đầu tư cần chuyển đổi hình thức đầu tư từ NSNN sang hình thức đối tác
công - tư (PPP) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các dự án ĐTXD
KCHTGTĐB có khả năng chuyển đổi sang áp dụng mô hình đối tác công - tư
(PPP) theo các hình thức như BOT, BT bao gồm: các dự án có thể thu phí
hoàn vốn đầu tư, có thể thanh toán bằng quyền sử dụng đất, các dự án có thể
bán hoặc nhượng quyền khai thác
Thứ hai, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện đầu tư theo hình
thức PPP như:
151
Xây dựng khuôn khổ pháp lý, chính sách, quy định cho hình thức PPP
trong ĐTXD KCHTGTĐB phù hợp với điều kiện của địa phương: Chính
sách, quy định về lựa chọn và chuẩn bị dự án đầu tư theo hình thức PPP;
Chính sách, quy định về lựa chọn loại hình hợp đồng phù hợp cho dự án đầu
tư theo hình thức PPP; Chính sách, quy định về lựa chọn nhà đầu tư và ký kết
hợp đồng dự án theo hình thức PPP; Chính sách, quy định về phân bổ rủi ro
giữa nhà nước và tư nhân tham gia thực hiện dự án theo hình thức PPP;
Chính sách, quy định về ưu đãi và đảm bảo đầu tư theo hình thức PPP;
Xây dựng vận hành bộ máy quản lý PPP và phát triển nguồn nhân lực,
bao gồm: các cơ quan QLNN; Các cơ quan nhà nước được ủy quyền (cơ quan
phụ trách mối quan hệ đối tác PPP).
Cơ quan
quản lý nhà nước
Cơ quan nhà nước được
ủy quyền (PPP unit)
Doanh nghiệp dự án
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về PPP
Nguồn: [31]
Tổ chức giám sát và đánh giá đầu tư theo hình thức PPP trong ĐTXD
KCHTGTĐB, bao gồm: Xây dựng khung giám sát và đánh giá đầu tư theo
hình thức PPP trong ĐTXD KCHTGTĐB dựa trên kết quả; Nội dung giám sát
và đánh giá đầu tư theo hình thức PPP trong ĐTXD KCHTGTĐB; Xác định
các chủ thể tham gia giám sát và đánh giá các dự án ĐTXD KCHTGTĐB
thực hiện theo hình thức PPP.
152
4.2.6. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách
nhà nước
Cùng với việc thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp như trên, trong
hoạt động QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN còn một vấn đề hết sức
quan trọng, cốt lõi đó là công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, bởi vì
ĐTXD và chi tiêu ngân sách nhà nước là các hoạt động, lĩnh vực rất dễ xảy ra
hiện tượng tham nhũng, lãng phí làm giảm hiệu quả đầu tư, gây bức xúc trong
xã hội. Vì vậy, giải quyết vấn đề tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng
NSNN cho hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB là điều hết sức quan trọng.
Để khắc phục hiện tượng tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng
NSNN cho hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng
chống tham nhũng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các
Sở, ngành, chủ đầu tư, Ban QLDA liên quan trực tiếp đến hoạt động QLNN
về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Đẩy mạnh việc công khai, minh bạch
trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, gắn với cải cách thủ tục
hành chính, phát huy dân chủ, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra
tham nhũng, thực hiện công khai dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm,
công khai số liệu về nợ công
Các cơ quan về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại địa phương cần thiết
lập và duy trì đường dây nóng, công khai hộp thư điện tử phục vụ cho việc
nắm bắt kịp thời thông tin phản ánh từ người dân, doanh nghiệp góp phần
thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực ĐTXD.
Hai là, thường xuyên thực hiện rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành
mới hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức trong phạm vi chức năng
QLNN thuộc cấp có thẩm quyền. Xây dựng, hoàn thiện quy chế đảm bảo thực
hiện nghiêm, đầy đủ các quy định của nhà nước trong quản lý, sử dụng vốn
NSNN cho ĐTXD KCHTGTĐB.
153
Ba là, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về xử lý trách nhiệm của
người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN khi để xảy ra các hiện tượng tham nhũng, lãng phí
trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình quản lý.
Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính tập trung vào
các lĩnh vực trọng điểm, dễ xảy ra vi phạm trong quá trình ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN như: quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng, quản lý
khối lượng, chất lượng thi công, quản lý đấu thầu, thực hiện công tác đền bù,
giải phóng mặt bằng và tái định cư
Theo kết quả điều tra xã hội học của tác giả, 06 giải pháp được đưa ra lấy
ý kiến và đều nhận được sự đồng thuận với tỷ lệ cao, điều này đồng nghĩa các
giải pháp này có tầm quan trọng đối với việc hoàn thiện QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam trong thời gian tới (Hình 4.2).
Hình 4.2: Đánh giá về các giải pháp tăng cường công tác quản
lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Nguồn: Phụ lục 1
154
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN có vai trò quan
trọng để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đối với tỉnh Hà Nam, kể từ khi tái lập tỉnh, mạng lưới GTĐB có bước
phát triển mạnh mẽ, hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN đã thu được
những thành tựu quan trọng, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh. Mặc dù tỉnh chủ trương đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển
nói chung và ĐTXD KCHTGTĐB nói riêng nhưng vốn đầu tư từ NSNN vẫn
đóng vai trò quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả đã
luận giải một số vấn đề thuộc về phạm trù khung lý thuyết cũng như phân
tích, đánh giá thực tiễn Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam để đưa
ra nhận xét, đánh giá và kết luận về các vấn đề sau:
1. Nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề chung về quản lý nhà nước về
ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN như quan niệm, đặc điểm của ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN; các giai đoạn của quá trình ĐTXD KCHTGTĐB từ
NSNN cũng như quan niệm và các nguyên tắc QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN và vai trò của QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ
NSNN. Đây chính là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN ở tỉnh Hà Nam trong chương tiếp theo.
2. Phân tích nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ĐTXD
từ NSNN cho phát triển KCHTGTĐB nhằm tạo tiền đề để tác giả luận giải
nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam.
3. Trong khuôn khổ đề tài luận án, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm
QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN của Vĩnh Phúc và Hưng Yên là 2
155
tỉnh có điều kiện tương đồng với tỉnh Hà Nam để chỉ ra những thành công và
hạn chế về QLNN đối với ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm có thể vận dụng trong QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN
tại tỉnh Hà Nam.
4. Phân tích thực trạng QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh
Hà Nam giai đoạn 2011 - 2017 trên từng phương diện đã nêu ở phần trước
như trong công tác ban hành và thực thi các chính sách, pháp luật; lập quy
hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và
trong thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN.
Qua đó, đưa ra những đánh giá chung về công tác này, chỉ ra những kết quả
đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và luận giải nguyên nhân của
những thành cồn và hạn chế đó.
5. Dựa trên những phân tích, đánh giá về hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế trong công tác QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại Hà Nam
trong giai đoạn 2011 - 2017, phương hướng và mục tiêu QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam, luận án đã đề xuất 06 giải pháp
nhằm hoàn thiện QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN đến năm 2025 và
sớm hoàn thành các mục tiêu xây dựng KCHTGTĐB tại tỉnh Hà Nam./.
156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ
1. Hoàng Cao Liêm (2013), "Nâng cao chất lượng hạ tầng đô thị tại tỉnh Hà
Nam", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (8), trang 51-52.
2. Hoàng Cao Liêm (2013), "Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
tại tỉnh Hà Nam", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (10), trang 49-51.
3. Hoàng Cao Liêm (2013), "Giải pháp về vốn cho phát triển hạ tầng giao
thông đường bộ", Tạp chí Kinh tế và Dự báo (13), trang 26-28.
4. Hoàng Cao Liêm (2016), "Quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ tại tỉnh Hà Nam", Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương, (11), trang 37-39.
5. Hoàng Cao Liêm (2016), "Kinh nghiệm huy động vốn xây dựng hạ tầng
giao thông đường bộ", Tạp chí Tài chính, (645), trang 34-36.
157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tham khảo trong nước
1. Hoài Anh (2017), Huy động nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ,
Báo Quảng Ninh, địa chỉ [truy cập ngày
20/8/2017]
2. Phan Xuân Bách (2015), Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
3. Phạm Ngọc Biên (2002), Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Bình (2012), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng
cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam, Luận
án tiến sĩ Kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo kết quả thanh tra công tác quản lý
nhà nước về đầu tư phát triển bằng nguồn vốn nhà nước giai đoạn
2009-2013 tại tỉnh Hà Nam, Hà Nội.
6. Thái Bá Cẩn (2007), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ
bản, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
7. Nguyễn Huy Chí (2016), Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
bằng ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý công,
Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.
8. Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2009), Giáo trình Quản lý tài chính
công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
9. Chính phủ (2007), Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về Quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội.
158
10. Chính phủ (2009), Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về
Giám sát và đánh giá đầu tư, Hà Nội.
11. Chính phủ (2010), Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 về hợp
đồng trong hoạt động xây dựng, Hà Nội.
12. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm
2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Hà Nội.
13. Chính phủ (2015), Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm
2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư, Hà Nội.
14. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về những
giải pháp chủ yếu, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
bảo đảm an sinh xã hội, Hà Nội.
15. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam (2013), Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày
21/8/2013 Về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây
dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ
trên địa bàn tỉnh Hà Nam”, Hà Nam.
16. Trần Kim Chung (2017), Giải pháp vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng gắn
với tái cơ cấu đầu tư, bài viết đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1, số
tháng 3/2017, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
17. Cục Thống kê tỉnh Hà Nam, Tổng cục Thống kê (2017), Niên giám thống
kê 2016 tỉnh Hà Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nam.
18. Bùi Mạnh Cường (2012), Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế chính
trị, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
19. Bích Diệp (2016), World Bank sẽ chấm dứt ODA ưu đãi với Việt Nam
vào năm 2017, Báo dân trí, địa chỉ [truy cập
ngày 05/6/2017]
159
20. Phạm Anh Dũng (2013), Phân tích thực trạng và một số giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Nam Định, Luận văn
thạc sĩ kinh tế quản lý, Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.
21. Trần Trung Dũng (2017), Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Bộ Công an, Luận án tiến
sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Học viện Tài
chính, Hà Nội.
22. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX (2015), Nghị quyết
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 -
2020, Hà Nam.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Thụy Hải (2015), Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước tại tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Bùi Tiến Hanh, Phạm Thanh Hà (2015), Giáo trình quản lý chi phí dự án
đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản
Tài chính, Hà Nội.
27. Phan Thị Thu Hiền (2015), Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân địa
phương tỉnh Hà Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế đầu tư,
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
28. Phạm Minh Hóa (2017), Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam,
Luận án tiến sĩ Kinh tế đầu tư, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
160
29. Trịnh Thị Thúy Hồng (2012), Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu
tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận án tiến sĩ kinh
chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
30. Trần Văn Hồng (2002), Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của nhà nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài
chính, Hà Nội.
31. Bùi Minh Huấn (1996), Phương hướng, biện pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với xây dựng giao thông, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
32. Nguyễn Quốc Huy (2014), Hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương
đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Luận
án tiến sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, Học viện Tài chính,
Hà Nội.
33. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2013), Đầu tư theo hình thức đối tác công tư
trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam,
Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
34. Tạ Văn Khoái (2009), Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ
ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
35. Hồ Thị Hương Mai (2015), Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội, Luận án tiến sĩ
chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
36. Nguyễn Thị Minh (2008), Đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước trong
điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại
học Tài chính - Ngân hàng, Hà Nội.
161
37. Đinh Thị Bích Nga (2016), Quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng
hạ tầng giao thông vận tải đường bộ tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ
Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
38. TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2012), Quản lý đầu tư phát triển từ NSNN
trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành
Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
39. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu, Hà Nội.
40. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư công, Hà Nội.
41. Quốc hội (2008), Luật Giao thông đường bộ, Hà Nội.
42. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.
43. Quốc hội (2017), Luật Quy hoạch, Hà Nội
44. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng, Hà Nội.
45. Quốc hội (2010), Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2010
về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định
chủ trương đầu tư, Hà Nội.
46. Lương Xuân Quỳ (2006), Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận
chính trị, Hà Nội.
47. Sở Giao thông vận tải Hà Nam (2018), Báo cáo thuyết minh điều chỉnh
quy hoạch đấu nối đường nhánh vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Hà
Nam, Hà Nam.
48. Nguyễn Đức Thành và Đinh Minh Tuấn (2011), Đổi mới thể chế, cơ chế
và những giải pháp chấn chỉnh hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu
tư công, Thảo luận chính sách, Trung tâm nghiên cứu chính sách, Đại
học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
49. Bích Thảo, Ngọc Thanh (2015), Nhiều khuyết điểm trong quản lý đầu tư
xây dựng tại Hà Nam, Báo Đấu thầu, địa chỉ
[truy cập ngày 15/5/2017]
162
50. Nguyễn Phương Thảo (2013), Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một
số quốc gia trên thế giới, Trang Thông tin điện tử tổng hợp - Ban Nội
chính Trung ương, địa chỉ [truy cập ngày
05/5/2018]
51. Đức Thống (2016), Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông,
Báo Hà Nam online, địa chỉ [truy cập
ngày 5/10/2017]
52. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22 tháng
7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam đến năm 2020,
Hà Nội.
53. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm
2011 về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và
vốn trái phiếu Chính phủ, Hà Nội.
54. Nguyễn Thu Thủy (2017), Quản lý nhà nước đối với hình thức đối tác
công tư trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính quốc
gia, Hà Nội.
55. Phan Lan Tú (2002), Khai thác và quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng kỹ thuật đô thị tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
Tài chính, Hà Nội.
56. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2007), Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát
triển giao thông vận tải tỉnh hà Nam giai đoạn 2007-2015 và định
hướng đến năm 2025, Hà Nam.
57. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2017), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội năm 2017 của tỉnh Hà Nam, Hà Nam.
163
58. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2015), Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả
thực hiện nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển hạ tầng giao thông
đường bộ tỉnh Hà Nam đến năm 2015, Hà Nam.
59. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2017), Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến
năm 2030, Hà Nam.
60. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2016), Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hà
Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thuyết minh tổng hợp.
61. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2017), Kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Hà Nam, Hà Nam.
62. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2011), Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày
25/8/2011 của Tỉnh ủy Hà Nam về phát triển hạ tầng giao thông
đường bộ tỉnh Hà Nam đến năm 2015, Hà Nam.
63. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2008), Quyết định số 106/QĐ-UBND
ngày 11/01/2008 Về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển
giao thông vận tải tỉnh hà Nam giai đoạn 2007- 2015 và định hướng
đến năm 2025, Hà Nam.
64. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2010), Quyết định số 661/QĐ-UBND
ngày 30/6/2010 ban hành Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng
bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Hà Nam.
65. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2010), Quyết định số 1021/QĐ-UBND ngày
27/9/2010 về việc sửa đổi Điều 9 Quy định về quản lý đầu tư và xây
dựng bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Hà Nam.
66. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2011), Quyết định số 901/QĐ-UBND
ngày 26/7/2011 Về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển
giao thông vận tải tỉnh Hà Nam giai đoạn 2007- 2015 và định hướng
đến năm 2025, Hà Nam.
164
67. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2012), Quyết định 692/QĐ-UBND ngày
18 tháng 5 năm 2012 phê duyệt bổ sung Quy hoạch phát triển giao
thông vận tải tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến
năm 2025, Hà Nam.
68. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2012), Quyết định số 1386/QĐ-UBND
ngày 19/10/2012 sửa đổi Điều 6 Quy định về quản lý đầu tư và xây
dựng bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Hà Nam.
69. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2012), Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND
ngày 10/5/2012 Quy định trình tự và thủ tục trong quản lý đầu tư, sử
dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và Trái phiếu Chính phủ tỉnh
Hà Nam, Hà Nam.
70. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2014), Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND
ngày 23/01/2014, ban hành Quy định phối hợp quản lý nhà nước về
chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Hà Nam.
71. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2014), Quyết định số 980/QĐ-UBND phê
duyệt bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Nam,
giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2025, Hà Nam.
72. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2016), Quyết định số 21/2016/QĐ-UBND
ngày 15/7/2016 ban hành Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng
bằng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Hà Nam.
73. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2016), Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND
ngày 8/9/2016 ban hành Quy định phối hợp quản lý nhà nước về chất
lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Hà Nam.
74. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2016), Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND
ngày 8/9/2016 Quy định về phân cấp thẩm định dự án, thiết kế xây
dựng và dự toán xây dựng công trình đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà
Nam”, Hà Nam.
165
75. Hồng Vân (2017), Vẫn còn lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, Báo
Hải quan, địa chỉ [truy cập ngày
08/10/2017]
76. Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Các vùng,
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tiềm năng và triển vọng đến
năm 2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77. Website: https://www.google.com (2017), Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) Việt Nam [truy cập ngày 20/3/2018]
78. Nguyễn Văn Xuân (2016), Kinh nghiệm huy động nguồn lực đầu tư xây
dựng hệ thống giao thông, Báo Tuyên Quang Online, địa chỉ
[truy cập ngày 25/8/2017]
Tài liệu tiếng Anh
79. Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Nataliya Biletska and Jim Brumby (2010),
Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management,
Policy Research Working Papers, World Bank, August 2010.
80. Angel de la Fuente “Second-best redistribution through public
investment: a characterization, an empirical test and an application
to the case of Spain” - Phân bổ lại tốt nhất qua đầu tư công: đặc thù,
kiểm tra thực tiễn và ứng dụng trong trường hợp Tây Ban Nha.
81. Barry H. Potter, Jack Diamond (1999), Guidelines for Public Expenditure
Management, IMF.
82. Bernald Myers, Thomas Laursen (2009), Public investment management
in the new EU member states: strengthening planning and
implementation of transport infrastructure investments, World Bank
working paper, no. 161.
166
83. Cesar Calderon and Luis Serven (2004), The Effects of Infrastructure
Development on Growth and Income Distribution, Policy Research
Working Paper, No.3400, World Bank, Washington, D.C..
84. Christine Kessides (1993), The Contributions of Infrastructure to
Economic Development: A Review of Experience and Policy
Implications, World Bank Discussion Papers, No. 213, World Bank,
Washington, D.C..
85. Edward Anderson, Paolo de Renzio and Stephanie Levy (2006), The role
of public investment in poverty reduction: Theories, evidence and
method, Overseas Development Institute, London, retrieved from
https://www.odi.org [accessed on 14/05/2017]
86. IMF (2015), Making Public Investment More Efficient, Staff Report, June
2015, retrieved from [accessed on 18/05/2017]
87. Mizell, L. và D. Allain-Dupré (2013), Creating Conditions for Effective
Public Investment: Sub-national Capacities in a Multi-level
Governance Context, retrieved from https://www.oecd-ilibrary.org
[accessed on 08/05/2017]
88. Naoyuki Yoshino and Masaki Nakahigashi (2000), The Role of
Infrastructure in Economic Development, Preliminary Version.
89. World Bank (1998), Public Expenditure Management Handbook,
Washington, D.C., retrieved from
[accessed on 15/9/2017]
90. Zac Mills, Annette J Kyobe, Jim Brumby, Chris Papageorgiou and Era
Dabla-Norris (2011), Investing in Public Investment: An Index of
Public Investment Efficiency, IMF Working Papers, No. 11/37,
International Monetary Fund.
167
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Kính thưa Quý vị!
Để có thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài Luận án tiến sĩ:
“Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam”, xin Quý vị vui lòng giúp đỡ trả lời
những câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến dưới đây.
Trong phiếu trưng cầu ý kiến này, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn các câu hỏi
và phương án trả lời, quý vị đồng ý với phương án trả lời nào xin đánh dấu
"X" vào ô tương ứng hoặc khoanh tròn vào số thứ tự của phương án. Nếu có ý
kiến gì khác ngoài các ý kiến trên, xin quý vị cho biết vào phần cuối của bảng
điều tra.
Tôi cam đoan các thông tin Quý vị cung cấp được bảo mật và chỉ dùng
cho mục đích nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý vị!
----------------------------------------------
Một số từ viết tắt trong phiếu khảo sát:
1. QLNN: Quản lý nhà nước
2. ĐTXD: Đầu tư xây dựng
3. KCHTGTĐB: Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
4. NSNN: Ngân sách Nhà nước
5. QLDA: Quản lý dự án
----------------------------------------------
168
Câu 1. Đề nghị Quý vị cho biết mức độ cần thiết của QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam hiện nay?
1. Cần thiết 2. Bình thường 3. Không cần thiết
Câu 2: Đề nghị Quý vị cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau
đây đến công tác QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam?
TT Các yếu tố ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Mạnh
Trung
bình
Yếu
1
Cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước
về ĐTXD
2
Chiến lược phát triển của kinh tế - xã hội
của địa phương
3 Năng lực của cán bộ quản lý
4 Tổ chức bộ máy quản lý
5
Năng lực quản lý điều hành của chính
quyền địa phương
6
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của địa phương
7 Sự phát triển của khoa học và công nghệ
Câu 3: Đề nghị Quý vị vui lòng đánh giá về thực trạng ban hành và tổ
chức thực thi các chính sách, pháp luật có liên quan đến ĐTXD KCHTGTĐB
từ NSNN tại tỉnh Hà Nam hiện nay, theo các tiêu chí sau:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời.
2. Tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, liên tục
3. Cơ chế chính sách pháp luật về ĐTXD còn nhiều bất cập
4. Cơ chế chính sách pháp luật còn thiếu thực tiễn
5. Nhiều quy định còn chồng chéo
169
Câu 4: Đề nghị Quý vị vui lòng đánh giá về công tác quy hoạch ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam trong thời gian qua theo các tiêu chí
dưới đây:
1. Thực hiện kịp thời, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển GTVT
của vùng, cả nước.
2. Chất lượng các đồ án quy hoạch chưa cao.
3. Công tác thẩm định còn nhiều sai sót.
4. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch còn hạn chế.
5. Quy hoạch thường xuyên được rà soát, điều chỉnh
Câu 5: Đề nghị Quý vị vui lòng đánh giá về công tác lập kế hoạch
ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam trong thời gian qua theo các
tiêu chí dưới đây:
1. Đảm bảo tuân thủ chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT của tỉnh.
2. Chưa phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Chưa tuân thủ đầy đủ các bước theo quy định, hướng dẫn của các Bộ,
ngành Trung ương.
4. Chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng công tác lập kế hoạch đầu tư.
5. Chưa đảm bảo công khai, minh bạch.
6. Thực hiện tốt việc lựa chọn các công trình KCHTGTĐB trọng điểm,
cấp thiết để ưu tiên đầu tư.
Câu 6: Đề nghị Quý vị vui lòng đánh giá về thực trạng tổ chức bộ máy
và năng lực cán bộ của cơ quan QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại
tỉnh Hà Nam hiện nay theo các tiêu chí dưới đây:
1. Bố trí xắp xếp theo hướng chuyên nghiệp, tinh gọn.
2. Phân công, phân cấp cụ thể cho các đơn vị.
170
3. Thủ tục hành chính cắt giảm, thực hiện nhanh gọn.
4. Năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý ĐTXD
chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.
5. Cán bộ làm công tác QLNN về ĐTXD chưa được tuyển dụng chặt
chẽ, bài bản.
6. Có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục giữa các cơ quan
quản lý
Câu 7: Đề nghị Quý vị cho biết, cơ quan QLNN cần tiến hành kiểm tra
những nội dung nào sau đây trong hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN?
1. Sự chấp hành chủ trương pháp luật của nhà nước
2. Thủ tục đầu tư xây dựng
3. Đảm bảo tiến độ theo yêu cầu
4. Đảm bảo chất lượng và an toàn lao động, vệ sinh môi trường
5. Đảm bảo việc lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng theo quy định
6. Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư
7. Đánh giá, giám sát đầu tư
Câu 8: Đề nghị Quý vị cho biết ý kiến của mình về những đánh giá
sau đây liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra hoạt động ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN?
1. Nội dung thanh tra, kiểm tra còn trùng lắp giữa các cơ quan
2. Mức độ áp dụng khoa học và công nghệ còn hạn chế
3. Trình độ của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn thấp
4. Có quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra
5. Việc thanh tra, kiểm tra còn mang tính hình thức
6. Thời gian công bố kết luận thanh tra, kiểm tra kéo dài
171
Câu 9. Đề nghị Quý vị cho biết, đâu là nguyên nhân của sự thiếu hiệu quả
trong QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN?
1. Hệ thống chính sách về ĐTXD còn thiếu và chưa đồng bộ
2. Chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức
3. Quy hoạch giữa trung ương và địa phương còn có sự chồng chéo
4. Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch ĐTXD còn kém
5. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn yếu, chưa đồng bộ
6. ĐTXD tùy tiện, phá vỡ quy hoạch
7. Bộ máy tổ chức cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu
8. Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu về chuyên môn
9. Một số chính sách thu hút nguồn lực chưa phù hợp
10. Thủ tục hành chính còn chậm, rườm rà
11. Thiếu đầu mối thống nhất trong quản lý
12. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cơ quan quản lý
Câu 10: Theo Quý vị, những giải pháp nào dưới đây giúp tăng cường
công tác QLNN đối với hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà
Nam trong thời gian tới?
1. Đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch và kế hoạch đầu tư
2. Bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm các cơ chế, chính
sách, quy định của pháp luật
3. Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách
4. Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ
6. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Câu 11: Các ý kiến khác: .............................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
172
Câu 12: Cuối cùng, đề nghị quý vị cho biết một số thông tin cá nhân:
1. Tuổi: (ghi cụ thể):.. 2. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
1. Dưới đại học
3. Trình độ học vấn 2. Đại học
3. Thạc sỹ
4. Tiến sỹ
4. Công việc chính hiện nay
1. Trực tiếp làm chuyên môn
2. Quản lý/lãnh đạo
3. Khác (ghi rõ): Chuyên gia, nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Quý vị!
Kính chúc Quý vị sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
(Quí vị không cần ký hoặc viết họ tên vào phiếu điều tra này)
173
Phụ lục 2:
TỔNG HỢP KẾT QUẢ
XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Câu 1. Đề nghị Quý vị cho biết mức độ cần thiết của QLNN về ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam hiện nay?
Mức độ Số phiếu Tỷ lệ %
Cần thiết 71 93,4
Bình thường 5 6,6
Không cần thiết 0 0,0
Tổng 76 100,0
Câu 2: Đề nghị Quý vị cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau
đây đến công tác QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam?
Các yếu tố ảnh hưởng
Mạnh Trung bình Yếu
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
1. Cơ chế chính sách, pháp luật
của Nhà nước về ĐTXD
58 76,3 12 15,8 6 7,9
2. Chiến lược phát triển của
kinh tế - xã hội của địa phương
54 71,1 15 19,7 7 9,2
3. Năng lực của cán bộ quản lý 56 73,7 14 18,4 6 7,9
4. Tổ chức bộ máy quản lý 61 80,3 12 15,8 3 3,9
5. Năng lực quản lý điều hành
của chính quyền địa phương
63 82,9 9 11,8 4 5,3
6. Vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của địa
phương
37 48,7 33 43,4 6 7,9
7. Sự phát triển của khoa học
và công nghệ
22 28,9 33 43,4 21 27,6
174
Câu 3: Đề nghị Quý vị vui lòng đánh giá về thực trạng ban hành và tổ
chức thực thi các chính sách, pháp luật có liên quan đến ĐTXD KCHTGTĐB
từ NSNN tại tỉnh Hà Nam hiện nay, theo các tiêu chí sau:
Tiêu chí đánh giá
Đúng Sai
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
1. Ban hành và tổ chức thực hiện đầy đủ,
kịp thời
57 75,0 19 25,0
2. Tuyên truyền, phổ biến thường xuyên,
liên tục
51 67,1 25 32,9
3. Cơ chế chính sách pháp luật về
ĐTXD còn nhiều bất cập
58 76,3 18 23,7
4. Cơ chế chính sách pháp luật còn thiếu
thực tiễn
55 72,4 21 27,6
5. Nhiều quy định còn chồng chéo 47 61,8 29 38,2
Câu 4: Đề nghị Quý vị vui lòng đánh giá về công tác quy hoạch ĐTXD
KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam trong thời gian qua theo các tiêu chí
dưới đây:
Tiêu chí đánh giá
Đúng Sai
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
1. Thực hiện kịp thời, đảm bảo phù hợp
với định hướng phát triển GTVT của
vùng, cả nước.
65 85,5 11 14,5
2. Chất lượng các đồ án quy hoạch
chưa cao.
57 75,0 19 25,0
3. Công tác thẩm định còn nhiều sai sót. 52 68,4 24 31,6
4. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch
còn hạn chế.
54 71,1 22 28,9
5. Quy hoạch thường xuyên được rà
soát, điều chỉnh
47 61,8 29 38,2
175
Câu 5: Đề nghị Quý vị vui lòng đánh giá về công tác lập kế hoạch
ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà Nam trong thời gian qua theo các
tiêu chí dưới đây:
Tiêu chí đánh giá
Đúng Sai
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
1. Đảm bảo tuân thủ chiến lược, quy
hoạch phát triển GTVT của tỉnh.
68 89,5 8 10,5
2. Chưa phù hợp với định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh
51 67,1 25 32,9
3. Chưa tuân thủ đầy đủ các bước theo
quy định, hướng dẫn của các Bộ, ngành
Trung ương.
55 72,4 21 27,6
4. Chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng
công tác lập kế hoạch đầu tư.
48 63,2 28 36,8
5. Chưa đảm bảo công khai, minh bạch. 51 67,1 25 32,9
6. Thực hiện tốt việc lựa chọn các công
trình KCHTGTĐB trọng điểm, cấp thiết
để ưu tiên đầu tư
65 85,5 11 14,5
Câu 6: Đề nghị Quý vị vui lòng đánh giá về thực trạng tổ chức bộ máy
và năng lực cán bộ của cơ quan QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại
tỉnh Hà Nam hiện nay theo các tiêu chí dưới đây:
Tiêu chí đánh giá
Đúng Sai
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
1. Bố trí xắp xếp theo hướng chuyên
nghiệp, tinh gọn.
59 77,6 17 22,4
2. Phân công, phân cấp cụ thể cho các đơn vị. 51 67,1 25 32,9
3. Thủ tục hành chính cắt giảm, thực hiện
nhanh gọn.
48 63,2 28 36,8
4. Năng lực, trình độ chuyên môn của đội
ngũ cán bộ quản lý ĐTXD chưa đáp ứng
nhu cầu nhiệm vụ.
53 69,7 23 30,3
5. Cán bộ làm công tác QLNN về ĐTXD
chưa được tuyển dụng chặt chẽ, bài bản.
56 73,7 20 26,3
6. Có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên,
liên tục giữa các cơ quan quản lý
42 55,3 34 44,7
176
Câu 7: Đề nghị Quý vị cho biết, cơ quan QLNN cần tiến hành kiểm tra
những nội dung nào sau đây trong hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN?
Tiêu chí đánh giá
Đúng Sai
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
1. Sự chấp hành chủ trương pháp luật
của nhà nước
72 94,7 4 5,3
2. Thủ tục đầu tư xây dựng 73 96,1 3 3,9
3. Đảm bảo tiến độ theo yêu cầu 63 82,9 13 17,1
4. Đảm bảo chất lượng và an toàn lao
động, vệ sinh môi trường
67 88,2 9 11,8
5. Đảm bảo việc lựa chọn nhà thầu và ký
kết hợp đồng theo quy định
68 89,5 8 10,5
6. Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư 68 89,5 8 10,5
7. Đánh giá, giám sát đầu tư 64 84,2 12 15,8
Câu 8: Đề nghị Quý vị cho biết ý kiến của mình về những đánh giá sau đây
liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN?
Tiêu chí đánh giá
Đúng Sai
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
1. Nội dung thanh tra, kiểm tra còn trùng
lắp giữa các cơ quan
56 73,7 20 26,3
2. Mức độ áp dụng khoa học và công
nghệ còn hạn chế
59 77,6 17 22,4
3. Trình độ của cán bộ làm công tác
thanh tra, kiểm tra còn thấp
61 80,3 15 19,7
4. Có quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra 53 69,7 23 30,3
5. Việc thanh tra, kiểm tra còn mang tính
hình thức
60 78,9 16 21,1
6. Thời gian công bố kết luận thanh tra,
kiểm tra kéo dài
55 72,4 21 27,6
177
Câu 9. Đề nghị Quý vị cho biết, đâu là nguyên nhân của sự thiếu hiệu quả
trong QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN?
Tiêu chí đánh giá
Đúng Sai
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
1. Hệ thống chính sách về ĐTXD còn
thiếu và chưa đồng bộ
59 77,6 17 22,4
2. Chính quyền địa phương chưa quan
tâm đúng mức
51 67,1 25 32,9
3. Quy hoạch giữa trung ương và địa
phương còn có sự chồng chéo
48 63,2 28 36,8
4. Công tác xây dựng kế hoạch, quy
hoạch ĐTXD còn kém
53 69,7 23 30,3
5. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn yếu,
chưa đồng bộ
46 60,5 30 39,5
6. ĐTXD tùy tiện, phá vỡ quy hoạch 42 55,3 34 44,7
7. Bộ máy tổ chức cán bộ chưa đáp ứng
được yêu cầu
63 82,9 13 17,1
8. Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu về
chuyên môn
52 68,4 24 31,6
9. Một số chính sách thu hút nguồn lực
chưa phù hợp
42 55,3 34 44,7
10. Thủ tục hành chính còn chậm, rườm rà 47 61,8 29 38,2
11. Thiếu đầu mối thống nhất trong quản lý 20 26,3 56 73,7
12. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ, thống
nhất giữa các cơ quan quản lý
56 73,7 20 26,3
178
Câu 10: Theo Quý vị, những giải pháp nào dưới đây giúp tăng cường
công tác QLNN đối với hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN tại tỉnh Hà
Nam trong thời gian tới?
Tiêu chí đánh giá
Đúng Sai
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
1. Đổi mới, nâng cao chất lượng quy
hoạch và kế hoạch đầu tư
63 82,9 13 17,1
2. Bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực
hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách,
quy định của pháp luật
59 77,6 17 22,4
3. Tăng cường huy động các nguồn vốn
đầu tư ngoài ngân sách
55 72,4 21 27,6
4. Đổi mới, tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát
52 68,4 24 31,6
5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng
cao năng lực cán bộ
57 75,0 19 25,0
6. Đẩy mạnh công tác phòng, chống
tham nhũng, lãng phí
57 75,0 19 25,0
Câu 11: Các ý kiến khác: Không có.
Câu 12: Thông tin cá nhân
1. Độ tuổi:
Độ tuổi Số phiếu Tỷ lệ %
22 - 30 9 11,8
31 - 35 14 18,4
36 - 40 17 22,4
41 - 45 8 10,5
46 - 50 10 13,2
51 - 55 8 10,5
56 - 60 5 6,6
61 - 65 3 3,9
> 65 2 2,6
Tổng cộng 76
179
2. Giới tính:
Giới tính Số phiếu Tỷ lệ %
Nam 58 76,3
Nữ 18 23,7
Tổng cộng 76
3. Trình độ học vấn:
Trình độ học vấn Số phiếu Tỷ lệ %
Tiến sỹ 1 1,3
Thạc sỹ 38 50,0
Đại học 30 39,5
Dưới đại học 7 9,2
Tổng cộng 76 100,0
4. Vị trí công tác:
Vị trí công tác Số phiếu Tỷ lệ %
Lãnh đạo, quản lý 41 53,9
Nhân viên (Trực tiếp làm chuyên môn) 35 46,1
Tổng 76 100,0
180
Phụ lục 3:
Một số hình ảnh các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
tiêu biểu được đầu tư xây dựng từ NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Cầu Cấm Sơn
Cầu Châu Giang
Đường vành đai TP. Phủ Lý
Đường Lê Hoàn (QL1A)
Tuyến tránh TP. Phủ Lý
Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_dau_tu_xay_dung_ket_cau_ha_tang.pdf