Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp luôn là yêu cầu khách quan và cần thiết của
bất cứ một thiết chế nhà nước nào nhằm đáp ứng yêu cầu của cá nhân chứng minh
nhân thân tư pháp hình sự và các thông tin khác (nếu có) trong những trường hợp cần
thiết, tạo điều kiện cho người bị kết án trong việc xóa án tích, tái hòa nhập cộng đồng,
đồng thời góp phần phục vụ các cơ quan trong hoạt động tố tụng hình sự, quản lý
nhân sự Liên quan đến vấn đề này, hiện có các bài viết tiếp cận, giải quyết một số
khía cạnh khác nhau của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, trong đó phân tích
những kết quả đạt được, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của
những khó khăn, vướng mắc về các nội dung quản lý nhà nước. Các nghiên cứu này
đã được tác giả thu thập, tổng hợp và sử dụng để tham khảo trong quá trình viết Luận
án. Luận án này là Luận án đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt ở cấp độ tiến
sĩ về vấn đề quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
Dưới góc độ luật học, luận án đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về lý lịch tư
pháp, quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, chỉ ra được vai trò, các điều kiện bảo đảm
cho quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề để có sự so sánh,
đối chiếu với thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam 10 năm qua.
Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam 10 năm qua đã đạt được những
kết quả, thành tựu bước đầu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực trạng quy định pháp luật và
thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp cho thấy còn rất nhiều các tồn
tại, hạn chế cả về nội dung, chủ thể quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và các điều kiện
bảo đảm cho quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Trên cơ sở phân tích, đánh giá cụ thể
những hạn chế, vướng mắc, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Luật án đã nêu ra các quan
điểm cũng như đề xuất các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
152 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng
quản lý lý lịch tư pháp. Về biên chế, bảo đảm cho Phòng lý lịch tư pháp thuộc Sở Tư
pháp Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có ít nhất 7 công chức, các thành phố Hải
Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ có ít nhất 5 công chức để thực hiện nhiệm vụ này.
- Các Bộ, ngành: Tòa án nhân dân (Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp
tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện), Viện kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), cơ quan Công an (Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát thuộc Bộ
Công an, Phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an cấp tỉnh, Giám thị trại giam, giám thị trại tạm
giam; Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an cấp tỉnh; Cục Theo
dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp), Tòa án quân sự Trung ương, Cơ quan Thi
hành án dân sự tiếp tục quan tâm, bố trí cán bộ của các bộ phận đầu mối để thực hiện
nhiệm vụ tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
Thứ ba, bố trí đủ kinh phí; tiếp tục bảo đảm trang thiết bị, cơ sở vật chất, phục
vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; Thực hiện hợp tác quốc tế; ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, phục vụ xây dựng, quản lý
cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp.
- Bố trí đủ kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp: Kinh phí
cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp
260 Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng Trung
tâm lý lịch tư pháp quốc gia và kiện toàn tổ chức thuộc Sở Tư pháp để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch
tư pháp”.
131
luật261. Kinh phí cho tổ chức thi hành pháp luật về lý lịch tư pháp (kiểm tra, thanh
tra...). Kinh phí cho xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu về lý lịch
tư pháp: Bố trí kinh phí xây dựng, hoàn thiện phần mềm; Bảo đảm kinh phí thực hiện
việc cung cấp, cập nhật thông tin, đào tạo, sử dụng và duy trì, vận hành hệ thống Cơ
sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại các Bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp
luật; Bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để xây dựng, mở rộng và nâng
cấp Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật. Đầu tư kinh phí phục
vụ việc thuê lao động hợp đồng, giải quyết, xử lý số lượng thông tin lý lịch tư pháp
còn tồn đọng, rà soát các thông tin lý lịch tư pháp, bảo đảm tính kịp thời, thống nhất,
đồng bộ của các thông tin được cập nhật, lưu trữ.
- Tiếp tục bảo đảm trang thiết bị, cơ sở vật chất, phục vụ quản lý nhà nước về
lý lịch tư pháp: Trang bị, bảo đảm tủ hồ sơ chuyên dụng để lưu trữ tài liệu, máy tính,
máy chủ, máy in, máy fax, máy photocopy, các thiết bị mạng. Bố trí diện tích để
làm kho chứa đựng các tủ hồ sơ chuyên dụng để lưu trữ tài liệu, phục vụ tra cứu thông
tin lý lịch tư pháp.
- Tiếp tục duy trì và mở rộng hợp tác quốc tế về lý lịch tư pháp: Duy trì và
phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác truyền thống về lý lịch tư pháp,
đồng thời, thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về lý lịch tư pháp với các
quốc gia, vùng lãnh thổ có nền tư pháp phát triển, qua đó, mở rộng hơn các quan hệ
hợp tác, tạo điều kiện học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế
giới trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, đặc biệt có thể tranh thủ, tìm kiếm các
hoạt động hợp tác về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp,
phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về lý lịch tư pháp.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về lý lịch
tư pháp, phục vụ xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch
tư pháp: Nghiên cứu, xây dựng phần mềm dùng chung, bảo đảm thuận tiện cho các
Bộ, ngành và cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, trong
đó có việc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp
trên môi trường mạng, phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp phiếu
lý lịch tư pháp, tiến tới giảm dần việc cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp
bằng văn bản giấy, đáp ứng tốt nhất yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân,
cơ quan, tổ chức; giảm bớt gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật cho cá nhân, cơ quan,
261 Xem: Điều 171 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, các điều (từ Điều 179 đến Điều
182) Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước
bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật (được sửa đổi,
bổ sung bởi Thông tư số 42/2022/TT-BTC ngày 06/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
132
tổ chức trong thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp,
các Bộ, ngành cần nghiên cứu, thiết lập, đẩy mạnh và tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin nhằm kết nối, chia sẻ thông tin qua mạng giữa cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
với các cơ sở dữ liệu khác như hộ tich, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm xác
định nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản
lý doanh nghiệp, hợp tác xã, bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí, góp phần phục vụ
chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030262.
262 Xem: Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng
dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025,
tầm nhìn đến năm 2030.
133
Kết luận Chương 4
Trong bối cảnh đáp ứng yêu cầu hoàn thiện và xây dựng nhà nước pháp quyền,
cải cách tư pháp, cải cách hành chính; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý
nhà nước về lý lịch tư pháp và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, việc hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu qủa quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp mang tính tất yếu,
khách quan. Việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lý
lịch tư pháp phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân, góp phần cắt giảm chi
phí tuân thủ pháp luật (Chỉ số B1) cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Các giải pháp được đưa ra trong hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp rất cụ thể, đầy đủ, toàn diện. Theo đó, nội dung
của chương đã đi sâu phân tích, chỉ ra các giải pháp mới trong hoàn thiện pháp luật
và tổ chức thi hành pháp luật, góp phần khắc phục những “khoảng trống” trong quản
lý nhà nước về lý lịch tư pháp như: (i) Đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật mới, phục vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp như ban hành văn bản pháp
luật về kiểm tra và xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về lý lịch tư pháp hoặc ban
hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chung về công tác kiểm tra, tạo cơ sở
pháp lý đầy đủ, toàn diện cho công tác kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước được giao. Trong đó có công tác
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. (ii) Đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật
quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước
cho công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. (iii) Đề xuất quy định cụ thể nội dung
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và trách nhiệm của các cơ quan trong thực hiện
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Quy định cụ thể các hành vi vi phạm và chế tài
xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư pháp. (iv) Đề xuất
nghiên cứu, bổ sung quy định về xóa bỏ thông tin trong lý lịch tư pháp đối với người
đã bị kết án (người có lý lịch tư pháp) khi người đó là người cao tuổi (người già),
trong khoảng độ tuổi từ 75-80 tuổi. Bổ sung nội dung trong phiếu lý lịch tư pháp về
xác nhận tình trạng án tích đối với người bị kết án không bị coi là có án tích/được coi
là không có án tích (Người đã bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt/người dưới 18 tuổi). Quy định cụ
thể về việc bổ sung, đính chính, thu hồi, hủy bỏ phiếu lý lịch tư pháp trong trường
hợp phiếu lý lịch tư pháp được cấp có nội dung không chính xác hoặc trái pháp luật,
tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Đồng thời, đề xuất
sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan đến lý lịch tư pháp như các
quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về lý lịch tư pháp.... Đề cao vai
trò, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng trong việc tiếp tục quan tâm, lãnh đạo và chỉ
đạo các cơ quan triển khai thực hiện công tác thi hành pháp luật về lý lịch tư pháp;
tăng cường giám sát công tác lý lịch tư pháp.
134
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp luôn là yêu cầu khách quan và cần thiết của
bất cứ một thiết chế nhà nước nào nhằm đáp ứng yêu cầu của cá nhân chứng minh
nhân thân tư pháp hình sự và các thông tin khác (nếu có) trong những trường hợp cần
thiết, tạo điều kiện cho người bị kết án trong việc xóa án tích, tái hòa nhập cộng đồng,
đồng thời góp phần phục vụ các cơ quan trong hoạt động tố tụng hình sự, quản lý
nhân sự Liên quan đến vấn đề này, hiện có các bài viết tiếp cận, giải quyết một số
khía cạnh khác nhau của quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, trong đó phân tích
những kết quả đạt được, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của
những khó khăn, vướng mắc về các nội dung quản lý nhà nước. Các nghiên cứu này
đã được tác giả thu thập, tổng hợp và sử dụng để tham khảo trong quá trình viết Luận
án. Luận án này là Luận án đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt ở cấp độ tiến
sĩ về vấn đề quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
Dưới góc độ luật học, luận án đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về lý lịch tư
pháp, quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, chỉ ra được vai trò, các điều kiện bảo đảm
cho quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề để có sự so sánh,
đối chiếu với thực trạng quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam 10 năm qua.
Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam 10 năm qua đã đạt được những
kết quả, thành tựu bước đầu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực trạng quy định pháp luật và
thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp cho thấy còn rất nhiều các tồn
tại, hạn chế cả về nội dung, chủ thể quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và các điều kiện
bảo đảm cho quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Trên cơ sở phân tích, đánh giá cụ thể
những hạn chế, vướng mắc, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong
quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Luật án đã nêu ra các quan
điểm cũng như đề xuất các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Các giải pháp được đưa ra trong hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về lý lịch tư pháp rất cụ thể, đầy đủ, toàn diện, trong đó có nhiều giải pháp
mới, góp phần khắc phục những “khoảng trống” trong quản lý nhà nước về lý lịch tư
pháp như : Đề xuất ban hành các văn bản pháp luật mới, phục vụ quản lý nhà nước về
lý lịch tư pháp như ban hành văn bản pháp luật về kiểm tra và xử lý kỷ luật trong thi
hành pháp luật về lý lịch tư pháp hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định
chung về công tác kiểm tra, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho công tác kiểm tra
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước
được giao. Trong đó có công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Đề xuất ban hành
văn bản quy phạm pháp luật quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán
kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Đề xuất
135
quy định cụ thể nội dung quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và trách nhiệm của các cơ
quan trong thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Quy định cụ thể các hành vi
vi phạm và chế tài xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư
pháp. Nghiên cứu, bổ sung quy định về xóa bỏ thông tin trong lý lịch tư pháp đối với
người đã bị kết án (người có lý lịch tư pháp) khi người đó là người cao tuổi (người già),
trong khoảng độ tuổi từ 75-80 tuổi. Bổ sung nội dung trong phiếu lý lịch tư pháp về xác
nhận tình trạng án tích đối với người bị kết án không bị coi là có án tích/được coi là
không có án tích (Người đã bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng và người được miễn hình phạt/người dưới 18 tuổi). Quy định cụ thể về
việc bổ sung, đính chính, thu hồi, hủy bỏ phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp phiếu
lý lịch tư pháp được cấp có nội dung không chính xác hoặc trái pháp luật, tạo điều kiện
thuận lợi trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Đồng thời, đề xuất sửa đổi, bổ sung
các quy định của pháp luật có liên quan đến lý lịch tư pháp như các quy định pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lý lịch tư pháp.... Đề cao vai trò, trách
nhiệm của các cấp uỷ Đảng trong việc tiếp tục quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo các cơ quan
triển khai thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp; tăng cường giám sát công tác
lý lịch tư pháp
Tác giả hy vọng nội dung của Luận án sẽ là tài liệu tham khảo, đóng góp cho
việc hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp, đặc biệt là các nội dung quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này, đồng thời góp phần cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng cao
hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm trật tự pháp luật, bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, Luận án cũng sẽ là tài liệu
tham khảo có giá trị hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức làm công
tác lý lịch tư pháp nói chung và đội ngũ công chức, viên chức làm công tác lý lịch tư
pháp thuộc ngành Tư pháp nói riêng trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Luận án cũng có thể là tài liệu nghiên
cứu bổ ích cho các sinh viên thuộc các trường đào tạo ngành luật và nghề luật; làm
tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý nhà
nước đối với các lĩnh vực pháp luật khác./.
136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. “Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp – Thực tiễn và những
vấn đề đặt ra” (2018), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về “Công tác tư
pháp” (số 01/2018).
2. “Xử lý vi phạm pháp luật về lý lịch tư pháp” (2018), Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, số chuyên đề về “Công tác tư pháp” (tháng 6/2018).
3. “Phiếu lý lịch tư pháp số 2 trong mối liên hệ với nguyên tắc bảo đảm bí mật
đời tư của cá nhân theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp” (2018), Tạp chí Nghề luật.
4. “Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và quy định
của Luật nuôi con nuôi về điều kiện, hồ sơ đối với người nhận con nuôi trong nước”
(2019), Tạp chí Nghề luật, số 01/2019.
5. “Quản lý lý lịch tư pháp trong việc đáp ứng yêu cầu của cá nhân và hỗ trợ
công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh
nghiệp, hợp tác xã”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 2 (335) năm 2020.
6. “Xóa bỏ thông tin trong lý lịch tư pháp – Quy định của pháp luật và một số
đề xuất, kiến nghị”, Tạp chí Nghề luật, số 7 năm 2020.
137
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
I. Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005
của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của
Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Quy định số 47-QĐ/TW ngày 01/11/2011
của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán
bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013
của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/5/2015
của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016
của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của
cán bộ, đảng viên.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017
của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/11/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ
chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018
của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các
cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
138
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Quy định số 08-QĐ/TW ngày 25/10/2018
của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước
hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
II. Văn bản pháp luật
1. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quốc hội (2009), Luật Lý lịch tư pháp.
3. Quốc hội (2012), Luật Giám định tư pháp.
4. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp.
5. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự.
6. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự.
7. Quốc hội (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
8. Quốc hội (2016), Luật Dược.
9. Quốc hội (2016), Luật Đấu giá tài sản.
10. Quốc hội (2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số
100/2015/QH13.
11. Quốc hội (2020), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2015.
12. Chính phủ (1993), Nghị định số 38-CP ngày 04/6/1993 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
13. Chính phủ (2003), Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
14. Chính phủ (2008), Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
15. Chính phủ (2010), Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.
16. Chính phủ (2012), Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi
tình hình thi hành pháp luật.
17. Chính phủ (2013). Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
18. Chính phủ (2015), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
139
19. Chính phủ (2016), Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định
thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người
không thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
20. Chính phủ (2016), Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
21. Chính phủ (2017), Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
22. Chính phủ (2020), Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 về tổ
chức và hoạt động của Thừa phát lại.
23. Chính phủ (2020), Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 về kiểm
tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
24. Chính phủ (2020), Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 quy định
chi tiết thi hành Luật thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng.
25. Chính phủ (2020), Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và
gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
26. Chính phủ (2020), Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
27. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
28. Chính phủ (2021), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 ban hành Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.
29. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/10/2010
phê duyệt Đề án “Xây dựng Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và kiện toàn tổ chức
thuộc Sở Tư pháp để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
30. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 19/02/2013
phê duyệt Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
31. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015
phê duyệt Đề án thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký
cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến.
32. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016
phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020.
140
33. Thủ tướng Chính phủ (2016), Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 về tăng
cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
34. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 09/02/2018 về
việc phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên
quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực.
35. Thủ tướng Chính phủ (2022), Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022
phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử
phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
36. Bộ Nội vụ (2010), Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 quy định
chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số
24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
37. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02/12/2011 hướng
dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
38. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 244/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy
định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
39. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 quy định
về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho
công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
40. Bộ Tài chính (2022), Thông tư số 42/2022/TT-BTC ngày 06/7/2022 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 quy định
về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm
cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
41. Bộ Tư pháp và Ban tổ chức – cán bộ Chính phủ (1993), Thông tư số
12/TTLB ngày 26/7/1993 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
cơ quan tư pháp địa phương.
42. Bộ Tư pháp (1995), Thông tư số 719BTT/LSTVPL ngày 08/9/1995 hướng
dẫn thi hành qui chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại
Việt Nam.
43. Bộ Tư pháp – Bộ Công an (1999), Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-
BCA ngày 08/02/1999 quy định việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
44. Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 về việc ban
hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.
45. Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công
An, Bộ Quốc phòng (2012), Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-
141
VKSNDTC-BCA-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp
thông tin lý lịch tư pháp.
46. Bộ Tư pháp (2013), Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày 06/02/2013 hướng
dẫn việc xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
47. Bộ Tư pháp (2013), Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11/11/2013 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.
48. Bộ Tư pháp (2015), Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 09/3/2015 về việc tăng cường
xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
49. Bộ Tư pháp (2016), Thông tư số 04/2016/TT-BTP ngày 03/3/2016 quy định
một số nội dung về hoạt động thống kê của ngành Tư pháp.
50. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày
25/12/2015 quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi
ngân hàng.
51. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 22/2018/TT-
NHNN ngày 05/9/2018 hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến
nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
52. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Thông tư số 01/2019/TT-NHNN ngày
01/02/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2015/TT-NHNN ngày
25/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định việc cấp giấy phép,
tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
53. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Thông tư số 13/2019/TT-NHNN ngày
21/8/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư có liên quan đến việc cấp giấy
phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
III. Công trình nghiên cứu khoa học
1. Hoàng Hùng Anh (2017), “Bàn về việc hoàn thiện pháp luật lý lịch tư pháp ở
nước ta hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
2. Nguyễn Ngọc Anh (2005), “Lý lịch tư pháp, bí mật đời tư về tình trạng tiền
án của cá nhân”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
3. Quế Anh (2016), “Kết quả 5 năm thi hành Luật lý lịch tư pháp và 4 năm thi
hành Nghị định số 111/2010/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, số 7 (292).
142
4. Văn Anh (2014), “Sở Tư pháp Hải Phòng thực hiện Luật Lý lịch tư pháp”,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
5. Đặng Thạch Bích (2012), “Sở Tư pháp thành phố Hà Nội với công tác cấp Phiếu
lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
6. Lê Duy Bình, (2019), “Một số đề xuất về hướng tiếp cận và giải pháp”, tài
liệu Hội nghị “Về các giải pháp cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật” do Bộ Tư pháp
chủ trì tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 16/4/2019.
7. Bộ Tư pháp (1996), Chuyên đề “Lý lịch tư pháp”, Thông tin khoa học pháp
lý, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Hà Nội.
8. Bộ Tư pháp (2006), Chuyên đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng
Luật lý lịch tư pháp”, Viện khoa học pháp lý, Hà Nội.
9. Lê Lan Chi (2011), “Những vấn đề đặt ra sau 10 tháng thực hiện Luật lý lịch
tư pháp của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghề luật, số 02.
10. Nguyễn Đức Chính (1997), “Một số suy nghĩ về vấn đề lý lịch tư pháp”,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8.
11. Đỗ Văn Chỉnh (2010), “Luật lý lịch tư pháp với công tác tòa án”, Tạp chí
Nghề luật, số 6.
12. Đỗ Văn Chỉnh (2011), ''Những nội dung cần lưu ý khi đọc bản án, quyết
định tuyên bố phá sản trong việc cập nhật lý lịch tư pháp”, Tạp chí Nghề luật, số 02.
13. Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, Bộ Công an (2021), “Công tác phối hợp tra
cứu, xác minh, cung cấp thông tin từ cơ quan Công an để cấp Phiếu lý lịch tư pháp”,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Ấn phẩm “Mười năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp”
14. Hà Hùng Cường (2012), “Nhìn lại thực tiễn hai năm thi hành Luật lý lịch tư
pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
15. Phạm Trọng Cường (2000), “Việc cấp phiếu lý lịch tư pháp và vấn đề tuyển
dụng lao động”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7.
16. Phạm Trọng Cường (2005), “Thực trạng và nhu cầu điều chỉnh pháp luật
đối với công tác quản lý lý lịch tư pháp ở nước ta”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
17. Trần Văn Dũng (2012), “Một số vấn đề về lý lịch tư pháp trong pháp luật
của Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề.
18. Phạm Quang Đại (2015), “Bước đầu triển khai Đề án thí điểm cấp phiếu lý
lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến”,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12(285).
143
19. Phạm Quang Đại (2017), “Dịch vụ hành chính công trực tuyến phục vụ
người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp
luật, số chuyên đề.
20. Phạm Quang Đại (2020), “Cải cách thủ tục hành chính trong công tác lý lịch
tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề (tháng 10/2020).
21. Phạm Quang Đại (2021), “Cải cách thủ tục hành chính trong công tác lý lịch
tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Ấn phẩm “Mười năm thi hành Luật Lý lịch
tư pháp”.
22. Nguyễn Văn Đồng (2017), “Bất cập trong áp dụng các quy định về xóa án tích
và xác nhận trong lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5.
23. Nguyễn Văn Đổng (2017), “Thực hiện Luật lý lịch tư pháp và vấn đề xóa
án tích, bất cập và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23.
24. Nguyễn Minh Đức (2008), “Lý lịch tư pháp: Nhìn từ góc độ công tác thống kê tội
phạm của ngành kiểm sát” , Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10 (126).
25. Hoàng Giai Giai (2017), “Một số thành tựu trong thi hành pháp luật về lý
lịch tư pháp thời gian qua”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
26. Hồng Văn Hải (2012) “Công tác lý lịch tư pháp tại Thành phố Hồ Chí
Minh”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
27. Nguyễn Thị Thu Hằng (2012), “Phiếu lý lịch tư pháp và vấn đề quản lý nhà nước,
quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
28. Nguyễn Thị Thu Hằng (2014), “Xung quanh vấn đề cấp Phiếu lý lịch tư
pháp số 2”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
29. Nguyễn Thị Thu Hằng (2021), “Giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng
cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Ấn phẩm “Mười năm
thi hành Luật Lý lịch tư pháp”.
30. Trần Thị Thu Hằng (2012), “Tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin lý lịch tư
pháp – Thực tiễn và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
31. Phan Đức Hiếu, (2019), “Chi phí tuân thủ pháp luật: nhận biết và phương
thức cắt giảm”, tài liệu Hội nghị “Về các giải pháp cắt giảm chi phí tuân thủ pháp
luật” do Bộ Tư pháp chủ trì tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 16/4/2019.
32. Lương Nhân Hòa (2015), “Kiềng ba chân” - Một giải pháp hữu hiệu trong
giải quyết tình trạng chậm thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, số 8.
33. Lương Nhân Hòa (2015), “Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để cấp
144
phiếu lý lịch tư pháp theo Đề án thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu
chính, đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
số 12.
34. Lương Nhân Hòa (2019), “Xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích
trong cấp Phiếu lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề (tháng
7/2019).
35. Lương Nhân Hòa (2020), “Ứng dụng công nghệ thông tin – Nền tảng thực
hiện hiệu quả Luật Lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề
(tháng 10/2020).
36. Nguyễn Văn Hoàn (2012), “Quy định của Luật Thi hành án hình sự với công tác
quản lý lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
37. Nguyễn Quốc Hoàng (2017), “Hạn chế, bất cập trong thực tiễn thực hiện
pháp luật lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
38. Vũ Đức Hùng (2017), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
39. Hoàng Quốc Hùng (2015), “Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia vượt qua
thử thách, vững bước đi lên trong tiến trình hội nhập”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
số 8.
40. Hoàng Quốc Hùng (2015), “Ý nghĩa, vai trò của lý lịch tư pháp trong đời
sống xã hội”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8.
41. Hoàng Quốc Hùng (2015), “Hoàn thiện pháp luật về cấp phiếu lý lịch tư
pháp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8.
42. Hoàng Quốc Hùng (2015), “Giải pháp đẩy mạnh việc triển khai Đề án thí
điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp phiếu lý lịch tư
pháp trực tuyến”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 12.
43. Hoàng Quốc Hùng (2017), Xác định những định hướng, chính sách lớn phục
vụ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật lý lịch tư pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
44. Hoàng Quốc Hùng (2017), “Quan điểm và định hướng sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6.
45. Hoàng Quốc Hùng (2017), “Thực tiễn thi hành pháp luật về lý lịch tư pháp và
những đề xuất hoàn thiện”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9.
46. Hoàng Quốc Hùng (2018), Pháp luật lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay,
Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
145
47. Hoàng Quốc Hùng (2019), “Cấp phiếu lý lịch tư pháp – Một số khó khăn,
vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề
(tháng 7/2019.
48. Hoàng Quốc Hùng (2020), “Thực tiễn 10 năm thi hành Luật Lý lịch tư
pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề (tháng 10/2020).
49. Nguyễn Văn Huyên, Lê Lan Chi (2011), “Một số vấn đề về hoạt động đào
tạo nghiệp vụ công tác lý lịch tư pháp ở Việt Nam”, Tạp chí Nghề luật, số 02.
50. Nguyễn Văn Huyên (2012), “Một số vấn đề về hoạt động đào tạo nghiệp vụ
lý lịch tư pháp ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
51. Lê Thị La (2008), “Vướng mắc từ thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về
cấp phiếu lý lịch tư pháp” , Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11.
52. Đỗ Thị Thúy Lan (2005), “Quản lý lý lịch tư pháp tại Nhật Bản”, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số 6.
53. Đỗ Thúy Lan (2011), Bàn về mối quan hệ phối hợp giữa Trung tâm Lý lịch
tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp với các cơ quan hữu quan trong việc triển khai Luật
Lý lịch tư pháp, Tạp chí Nghề luật, số 02, Hà Nội.
54. Đỗ Thị Thúy Lan (2011), “Triển khai thi hành Luật lý lịch tư pháp còn nhiều
thách thức”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6.
55. Đỗ Thị Thúy Lan (2012), “Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
theo yêu cầu của Luật lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
56. Đỗ Thị Thúy Lan (2014), “Thực tiễn công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch
tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
57. Đỗ Thị Thúy Lan (2014), “Lý lịch tư pháp và vấn đề bảo đảm quyền con
người”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề: Bảo đảm quyền con người và
quyền công dân bằng thiết chế tư pháp.
58. Đỗ Thị Thúy Lan (2015), “Thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ
bưu chính, đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến”, Tạp chí Dân chủ và pháp
luật, số 8.
59. Đỗ Thị Thúy Lan (2016), “Lý lịch tư pháp và vấn đề xóa án tích”, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, số 297.
60. Đỗ Thúy Lan (2020), “Xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích để
cấp phiếu lý lịch tư pháp – Những vướng mắc từ thực tiễn”, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, số chuyên đề (tháng 10/2020).
146
61. Đỗ Thị Thúy Lan (2021), “Mối quan hệ phối hợp giữa Trung tâm Lý lịch tư
pháp quốc gia, Sở Tư pháp và các cơ quan cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ
liệu lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Ấn phẩm “Mười năm thi hành
Luật Lý lịch tư pháp.
62. Hoàng Thế Liên (2008), “Thực trạng pháp luật về lý lịch tư pháp và vấn đề
xác định phạm vi quản lý lý lịch tư pháp ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 9.
63. Nguyễn Hồng Linh (2019), “Cấp phiếu lý lịch tư pháp đáp ứng dịch vụ công
trực tuyến cấp độ 3,4 tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp hiện
nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề (tháng 7/2019).
64. Nguyễn Đặng Mai Linh (2021), “Công tác phối hợp liên ngành trong hoạt
động tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, Ấn phẩm “Mười năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp”.
65. Mỹ Linh (2017), “Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về lý lịch tư pháp”,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
66. Quách Đình Lực (2010), ''Một số vấn đề về đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư
pháp”, Tạp chí Nghề luật, số 3.
67. Quách Đình Lực (2014), “Đào tạo nghiệp vụ lý lịch tư pháp đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp hiện nay”, Tạp chí Nghề luật, số 01.
68. Trần Văn Luyện (2017), “Một số vấn đề về hộ tịch, hộ khẩu liên quan đến
lý lịch tư pháp”, Tạp chí Nghề luật, số 01.
69. Nguyễn Huy Mạ (2012) “Luật lý lịch tư pháp và trách nhiệm của cơ quan hồ
sơ nghiệp vụ cảnh sát”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12.
70. Nguyễn Huy Mạ (2014), “Vai trò của cơ quan công an trong tra cứu, xác minh
thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
71. Nguyễn Thanh Mai (2011), “Nhận diện các trường hợp xóa án tích trong
công tác quản lý lý lịch tư pháp”, Tạp chí Nghề luật, số 02.
72. Vũ Thị Ngân (2015), “Luật lý lịch tư pháp – Một số bất cập khi áp dụng
trong thực tế”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7, Hà Nội.
73. Lê Đình Nghị, (2011), “Bàn về khái niệm bí mật đời tư” -
https://dqlaw.wordpress.com/2011/08/15/ban-về-khai-niệm-bí-mat-doi-tu, truy cập
ngày 05/5/2018.
74. Vũ Đình Tuấn Phương (2005), “Cơ quan nhà nước cần tôn trọng quyền yêu
cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của công dân”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6.
147
75. Nguyễn Hưng Quốc (2017), “Pháp luật về lý lịch tư pháp ở Việt Nam qua
các thời kỳ”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
76. Đặng Thanh Sơn (2011), “Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lý lịch tư
pháp quốc gia và những vấn đề đặt ra tại thời điểm mới thành lập’’ , Tạp chí Nghề
luật, số 02.
77. Đặng Thanh Sơn (2012), “Xây dựng, kiện toàn Trung tâm Lý lịch tư pháp
quốc gia nhằm góp phần bảo đảm thực thi hiệu quả Luật lý lịch tư pháp”, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
78. Đặng Thanh Sơn (2014), “Nhìn lại ba năm triển khai thi hành Luật Lý lịch
tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
79. Đặng Thanh Sơn (2014), “Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế để triển khai
thi hành Luật lý lịch tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 05.
80. Đặng Thanh Sơn (2015), Xây dựng tiêu chí đánh giá, kiểm soát chất lượng
hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Đề
tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
81. Phùng Thanh Sơn (2008), “Đối tượng, nội dung quản lý và cơ chế phối hợp
trong dự thảo Luật lý lịch tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11 (127).
82. Phạm Ngọc Thắng (2015), “Cấp phiếu lý lich tư pháp cho người nước ngoài
- Một số vướng mắc từ thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, Tạp chí Dân chủ
và pháp luật, số 8.
83. Phạm Ngọc Thắng (2017), “Thực tiễn việc cấp phiếu lý lịch tư pháp cho
người nước ngoài”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
84. Nguyễn Văn Thắng (2012), “Tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý lý lịch
tư pháp tại Cộng hòa Liên bang Đức”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề.
85. Nguyễn Văn Thắng (2017), “Hoàn thiện quy định pháp luật về lý lịch tư pháp
của công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài” -
Truy
cập ngày 30/7/2018.
86. Nguyễn Văn Thắng (2017), “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác
xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hiện nay ”-
Truy cập
ngày 30/7/2018.
87. Nguyễn Văn Thắng (2020), “Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư
pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề (tháng 10/2020).
148
88. Nguyễn Văn Thắng (2021), “Xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,
Ấn phẩm “Mười năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp”, tr.91.
89. Tống Thanh Thanh (2011), “Về cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp
trong trường hợp công dân Việt Nam bị tòa án nước ngoài kết án”, Tạp chí Nghề luật,
số 02.
90. Trần Thất (1996)“Một số suy nghĩ bước đầu về quản lý lý lịch tư pháp”, Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, số 3,4.
91. Trần Thất (2005) “Những yêu cầu khách quan của việc tổ chức và quản lý
lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6.
92. Trần Thất (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng pháp lệnh lý lịch tư
pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
93. Phạm Đình Thi (2011), “Mối quan hệ phối hợp giữa Cục Hồ sơ nghiệp vụ
cảnh sát với cơ quan quản lý lý lịch tư pháp trước và sau thời điểm Luật lý lịch tư
pháp có hiệu lực thi hành”, Tạp chí Nghề luật, số 02.
94. Nguyễn Văn Thìn (2008), “Tàng thư căn cước can phạm và việc xây dựng
hệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9/2008.
95. Đào Thị Minh Thủy (2014), “Công tác cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
của Tòa án – Thực trạng và một số kiến nghị”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số
chuyên đề.
96. Nguyễn Thị Thu Thủy (2015), “Công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp ở Nghệ
An”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10.
97. Nguyễn Văn Toàn (2008), “Tổ chức và hoạt động quản lý lý lịch tư pháp ở
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9.
98. Hoàng Quốc Tuấn (2017), “Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật lý lịch tư pháp”,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề.
99. Đỗ Thị Ngọc Tuyết (2011), “Khiếu nại, tố cáo và một số giải pháp nâng cao
chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo về lý lịch tư pháp”, Tạp chí Nghề luật, số 02.
100. Ngân Vũ (2015), “Luật Lý lịch tư pháp - Một số bất cập khi áp dụng trong
thực tế”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11.
101. Nguyễn Việt Yên (2015), “Kết quả thực hiện công tác lý lịch tư pháp trong
quân đội và giải pháp thực hiện trong thời gian tới”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15.
149
IV. Sách, kỷ yếu hội thảo
1. Nguyễn Ngọc Bích, Trần Thu Hằng, Chu Anh Tuấn, Quang Úy, Quang Minh,
(2005), Từ điển Bách khoa, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
2. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Luật Nhân quyền quốc tế những
vấn đề cơ bản (sách tham khảo), Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội.
3. Nhà Pháp luật Việt – Pháp (1997), Lý lịch tư pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc
gia, Hà Nội.
4. Nhà Pháp luật Việt – Pháp (2010), Kỷ yếu Hội thảo về lý lịch tư pháp, Hà Nội.
5. Đặng Thanh Sơn (chủ biên) (2011), Một số nội dung cơ bản về lý lịch tư
pháp, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.
6 Đặng Thanh Sơn (chủ biên) (2012), Cẩm nang nghiệp vụ về lý lịch tư pháp,
Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.
7. Đặng Thanh Sơn (chủ biên) (2012), Phối hợp liên ngành trong công tác lý
lịch tư pháp, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.
8. TS. Trần Thất, Ths. Nguyễn Văn Toàn, Đỗ Thị Thúy Lan, Nguyễn Thị Minh
Phương (2009), Tìm hiểu Luật Lý lịch tư pháp, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.
9. Từ điển tiếng Việt (2005), Nxb từ điển Bách khoa, Hà Nội,
10. Viện ngôn ngữ học (1994), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển học - Nxb
giáo dục Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
V. Báo cáo và các tài liệu khác
1. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm của một số nước về lý lịch tư
pháp (Tài liệu phục vụ công tác xây dựng Luật Lý lịch tư pháp), Hà Nội.
2. Bộ Tư pháp (2011), Quyết định số 97/QĐ-BTP ngày 26/01/2011 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lý lịch tư pháp
quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo kết quả khảo sát, học tập kinh nghiệm về xây
dựng và quản lý lý lịch tư pháp tại Cộng hòa Liên bang Đức, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp (2014), Báo cáo sơ kết 03 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp và
Quyết định số 2369/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án “Xây dựng Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và kiện toàn tổ chức thuộc Sở
Tư pháp để xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp”, Hà Nội.
150
5. Bộ Tư pháp (2017), Báo cáo số 173/BC-BTP ngày 20/6/2017 của Bộ Tư
pháp tổng kết 06 năm thi hành Luật lý lịch tư pháp, Hà Nội.
6. Bộ Tư pháp (2017), Báo cáo tổng thuật pháp luật nước ngoài về lý lịch tư
pháp, Hà Nội.
7. Bộ Tư pháp (2019), Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2018 và
phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2019 (Tài liệu Hội nghị toàn quốc
triển khai công tác tư pháp năm 2019, Hà Nội, ngày 08/01/2019)
8. Bộ Tư pháp (2019), Công văn số 1083/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày
29/3/2019 của Bộ Tư pháp hướng dẫn nâng xếp hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp
luật (chỉ số B1), Hà Nội.
9. Bộ Tư pháp (2019), Báo cáo số 186/BC-BTP ngày 19/7/2019 của Bộ Tư pháp
Báo cáo công tác tư pháp 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác
6 tháng cuối năm 2019, Hà Nội.
10. Bộ Tư pháp (2019), Quyết định số 2958/QĐ-BTP ngày 25/11/2019 phê
duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2020.
11. Bộ Tư pháp (2020), Báo cáo số 01/BC-BTP ngày 01/01/2020 tổng kết công tác
tư pháp năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2020, Hà Nội.
12. Bộ Tư pháp (2021), Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2020,
nhiệm kỳ 2016-2020; định hướng nhiệm kỳ 2021-2025 và nhiệm vụ, giải pháp chủ
yếu công tác năm 2021 (Tài liệu Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm
2021, định hướng nhiệm kỳ 2021-2025, ngày 23/12/2020), Hà Nội.
13. Bộ Tư pháp (2021), Báo cáo số 43/BC-BTP ngày 15/3/2021 tổng kết 10 năm
thi hành Luật Lý lịch tư pháp, Hà Nội
14. Bộ Tư pháp (2022), Báo cáo số 186/BC-BTP ngày 29/7/2022 Báo cáo công
tác tư pháp 06 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác 06 tháng cuối
năm 2022, Hà Nội.
15. Chính phủ (2008), Tờ trình số 160/TTr-CP ngày 13/10/2008 về dự án Luật
Lý lịch tư pháp, Hà Nội.
16. Chính phủ (2017), Tờ trình số 316/TTr-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của
Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp năm
2009, Hà Nội.
17. Dụ số 14 của Quốc trưởng Bảo Đại về Tư pháp lý lịch và phục quyền ngày
01/9/1951.
151
18. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp (2012), Đề án chuyển đổi
mô hình quản lý lý lịch tư pháp từ Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia sang Cục Lý
lịch tư pháp, Hà Nội.
19. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo số 520/BC-
TTLLTPQG ngày 07/12/2018 tổng kết công tác lý lịch tư pháp năm 2018 và nhiệm
vụ, giải pháp công tác năm 2019, Hà Nội.
20. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp (2019), Báo cáo số 639/BC-
TTLLTPQG ngày 22/11/2019 tổng kết công tác lý lịch tư pháp năm 2019 và nhiệm
vụ, giải pháp công tác năm 2020, Hà Nội.
21. Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu (2019), Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND
ngày 15/10/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu ban hành
kèm theo Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 09/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bạc Liêu.
22. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2018), Quyết định số 46/2018/QĐ-UBND ngày
23/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Sơn La.
23. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2018), Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND
ngày 04/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái.
VI. Trang websites:
1. https://dqlaw.wordpress.com/2011/08/15/ban-về-khai-niệm-bí-mat-doi-tu,
truy cập ngày 05/5/2018.
2.https://news.zing.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-la-gi-post750267.html, truy
cập ngày 19/11/2019.
3.https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/quyen-dan-su/ly-
lich-la-gi-119745, truy cập ngày 29/11/2019.
B. Tài liệu nước ngoài
I. Văn bản pháp luật tiếng Việt
1. Bộ Luật Điều tra hình sự, Vương Quốc Bỉ.
2. Bộ Luật Tố tụng hình sự, Pháp.
3. Đạo Luật dữ liệu cá nhân, Thụy Điển.
152
II. Văn bản pháp luật tiếng nước ngoài
1. Code D’Intruction Criminelle, Kingdon of Belgium.
2. Code de procédure pénale, France.
3. Code of Criminal Procedure, Italy.
4. Criminal Record Act (770/1993; amendments up to 505/2002 included),
Finland.
5. Criminal Record Act 2004, New Zealand.
6. Gesetz über das Zentralregister und das Erziehungsregister
(Bundeszentralregistergesetz – BZRG), Germany.
7. Personal Data Act (1998:204), Switzerland.
8. Police Act 1997, United Kingdom.
9. Registration of Criminals Act, Singapore.
III. Công trình nghiên cứu khoa học
1. “Criminal records in the United States” – Wikipedia.
2. Demotrios SARANTIS Dimitris ASKOUNIS, Electronic criminal record in
Greece: Project management approach and lessons learned in public admistration,
Transylvanian Review of Administrative Sciences, 25E/2009pp.132-146.
3. Pablo A. Ormachea1,2, Gabe Haarsma1,2, Sasha Davenport2, and David M.
Eagleman1,2. 1Department of Neuroscience, Baylor College of Medicine, Houston,
TX, USA; 2Center for Science and Law, Houston, TX, USA “A new criminal records
database for large – scale analysis of policy and behavior”. The Journal of Science
& Law. ORIGINAL RESEARCH, Published: September 25, 2015.
4. “Police Certificates” and “International Child Protection Certificate” (UK)
- https://www.acro.police.uk/police_certificates.aspx. Truy cập ngày 30/7/2018.
5. KPMG “Disclosure of Criminal Records in Overseas Jurisdictions” KPMG
LLT, March 2009.