Thương mại điện tử cũng như QLNN về TMĐT là một lĩnh vực còn khá mới
mẻ ở Việt Nam do đó chưa có nhiều nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn trong
lĩnh vực này. Việc nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về TMĐT
sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện QLNN về TMĐT, làm cơ sở cho các
hoạt động QLNN về TMĐT.
Nội dung luận án: “Quản lý nhà nước về thương mại điện tử” đ ã đáp ứng được
phần nào nhu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trong QLNN về TMĐT. Trong
phạm vi nghiên cứu có giới hạn, luận án đ ã đ ạt được một số kết sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN
đối với TMĐT như khái niệm, mục tiêu, nội dung QLNN về TMĐT; đây là những
vấn đề lí luận mà chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới.
Thứ hai, luận án đã tổng kết được một số kinh nghiệm trong QLNN về TMĐT
của một số quốc gia đã và đang phát triển TMĐT. Qua kinh nghiệm của các nước
trên thế giới luận án đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm có ích trong QLNN
về TMĐT ở Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu một cách khoa học,
luận án đã phân tích th ực trạng QLNN về TMĐT ở Việt Nam trong giai đoạn vừa
qua. Luận án đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá các nội dung QLNN về TMĐT,
thông qua các tiêu chí này, luận án tiến hành đánh giá việc thực hiện các nội dung
QLNN về TMĐ để từ đó nêu rõ những thành tựu đã đ ạt được, các tồn tại yếu kém
cần khắc phục trong QLNN về TMĐT.
182 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2688 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc và xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại
theo hướng hiện đại hóa.
Nội dung của chương trình phát triển TMĐT bao gồm: tuyên truyền, phổ biến,
nâng cao nhận thức về TMĐT; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực TMĐT;Phát triển
các sản phẩm, giải pháp TMĐT; Tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng TMĐT; Hợp
tác quốc tế về TMĐT; Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển
TMĐT.
Chương trình phát triển TMĐT cần được tổ chức thực hiện gắn kết và đồng bộ
với các chương trình phát triển các lĩnh vực thuộc ngành công thương và các ngành
kinh tế , đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu, phân phối và các ngành dịch vụ khác; các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình phát triển và ứng dụng CNTT
và truyền thông; các chương trình cải cách hành chính và ứng dụng CNTT trong
hoạt động của cơ quan nhà nước.
4.3.4.3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong thương mại điện tử
Trong giai đoạn tới, hội nhập kinh tế quốc tế vẫn tiếp tục là xu hướng chủ đạo
trong tiến trình hội nhập ở nước ta. Do vậy, việc tăng cường đẩy mạnh các kênh hội
nhập quốc tế trong lĩnh vực TMĐT là hết sức cần thiết. Căn cứ theo định hướng về
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn tới, Việt Nam chúng ta có xu
hướng tham gia các hiệp định thương mại tự do với các đối tác kinh tế lớn. Do đó,
chúng ta cần xem xét việc đàm phán các cam kết về TMĐT theo hướng phù hợp với
nội lực của Việt Nam và nhu cầu của thế giới. Trong giai đoạn tới, chúng ta cần xác
định rõ TMĐT sẽ là xu hướng chủ đạo của kinh tế thế giới, từ đó có những giải pháp
và bước đi kịp thời và hợp lý trong tiến trình hội nhập, nhằm đảm bảo bắt kịp với xu
hướng thời đại, tận dụng được các lợi thế, biến TMĐT trở thành công cụ hỗ trợ
nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và
cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung. Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng
ta cần:
Tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng khung khổ pháp lý quốc tế về
TMĐT ( tại các diễn đàn APEC, ASEAN, WTO…);
Nghiên cứu pháp luật các nước, kinh nghiệm các nước về xây dựng, quản lý thị
trường TMĐT;
-141-
Xây dựng định hướng về đàm phán mở cửa, gia nhập thị trường TMĐT với các
đối tác, thông qua các kênh đàm phán song phương, khu vực.
4.3.5. Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra thương mại điện tử
4.3.5.1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại điện
tử
Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hoạt động tranh tra, tăng cường tần suất
thanh tra về TMĐT với các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất: thanh tra việc cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử bán
hàng:
Thông tin về thương nhân/người sở hữu website;
Thông tin về hàng hóa, dịch vụ, điều kiện giao dịch, thủ tục giải quyết tranh
chấp và bồi thường thiệt hại;
Thông tin về các trường hợp người tiêu dùng có quyền hủy bỏ, sửa đổi thỏa
thuận trên trang thông tin điện tử bán hàng;
Phương thức thanh toán, giá cả, vận chuyển và giao nhận…
Thông tin hướng dẫn giao kết hợp đồng trên môi trường mạng;
Việc bảo đảm cho người tiêu dùng khả năng lưu trữ và tái tạo được các thông
tin về điều kiện hợp đồng.
Thứ hai, thanh tra việc giao kết hợp đồng trên trang thông tin điện tử bán
hàng, nội dung thanh tra bao gồm:
Quy trình giao kết hợp đồng giữa thương nhân và khách hàng trên trang thông
tin điện tử bán hàng;
Cơ chế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi và xác nhận nội dung
giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến để thực hiện việc giao kết
hợp đồng;
Những thông tin được cung cấp trong trả lời đề nghị giao kết hợp đồng của
khách hàng;
Việc phân định trách nhiệm giữa thương nhân và chủ sở hữu website trong quá
trình giao kết hợp đồng với khách hàng (Trường hợp thương nhân bán hàng khác với
chủ sở hữu website);
Thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng.
Thứ ba, thanh tra việc sử dụng chữ ký điện tử trong hoạt động TMĐT, nội
dung thanh tra bao gồm: việc xin chứng thư số; việc sử dụng chữ ký số có phù hợp
với các quy định của pháp luật hay không.
-142-
Thứ tư, thanh tra việc thu thập, bảo vệ và sử dụng thông tin cá nhân trong hoạt
động TMĐT, nội dung thanh tra bao gồm: mục đích, hoạt động thu thập thông tin cá
nhân của DN; chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng; việc xin ý kiến
đồng ý của khách hàng trước khi thu thập và sử dụng thông tin cá nhân.
Thứ năm, thanh tra việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại của khách hàng, bao
gồm các nội dung:
Số vụ tranh chấp, khiếu nại của khách hàng liên quan đến giao dịch thương
mại điện tử;
Số vụ đã giải quyết, mức bồi thường thiệt hại;
Số vụ tồn đọng, lý do.
4.3.5.2. Thành lập thanh tra chuyên ngành thương mại điện tử
Thực tiễn triển khai TMĐT giai đoạn vừa qua cho thấy cho đến nay vẫn chưa
có một đơn vị chuyên ngành thực hiện công tác thanh tra trong lĩnh vực TMĐT.
Hiện nay Cục TMĐT & CNTT thuộc Bộ công thương phải kết hợp với thanh tra của
Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện thanh tra trong lĩnh vực này. Do đó
trong thời gian tới cần nhanh chóng thành lập Ban thanh tra TMĐ trực thuộc Cục
TMĐT & CNTT để trực tiếp thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành về TMĐT.
Ở cấp địa phương, cần khẩn trương xây dựng bộ phận chuyên trách về TMĐT
trực thuộc Sở công thương các Tỉnh, bộ phận này có trách nhiệm trực tiếp kiểm tra,
giám sát các hoạt động TMĐT ở địa phương.
4.3.6. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Ở cấp Trung ương cần quy định rõ nhiệm, chức năng QLNN về TMĐT của
các cơ quan QLNN. Theo quy định hiện nay, Bộ Công thương là đơn vị được Chính
phủ giao thực hiện chức năng QLNN về TMĐT. Ngoài ra trong quá trình thực hiện
các chức năng QLNN, Bộ Công thương còn phải phối hợp với các Bộ ngành khác
như: Bộ Thông tin và truyền thông; Bộ Tư pháp; Ngân hàng nhà nước, Bộ Công an,
Bộ Giáo dục và đào tạo. Do đó để tránh chồng chéo và thiếu hụt về mặt chức năng,
nhiệm vụ QLNN cần quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng Bộ trong quá trình
thực hiện các chức năng QLNN về TMĐT.
* Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà
nước về TMĐT, bao gồm:
Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược,quy hoạch,
chương trình phát triển TMĐT; trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động
-143-
TMĐT, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng TMĐT và các quy định về quản lý dịch vụ
TMĐT đặc thù;
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quản lý và thực thi pháp luật đối với các hoạt động
kinh doanh TMĐT, bao gồm cấp phép, đăng ký, báo cáo, thống kê, thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
Thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng
TMĐT;
Tổ chức thống kê về TMĐT; Chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về TMĐT;
* Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm:
Quản lý an ninh thông tin mạng, hướng dẫn việc xây dựng các hệ thống quản
lý kỹ thuật bảo đảm an toàn an ninh thông tin trong TMĐT;
Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách đẩy
mạnh dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp.
* Bộ Công an chịu trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban
hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định về xử lý hình sự đối với những
hành vi lợi dụng TMĐT để xâm phạm an ninh, trật tự an toàn xã hội và lợi ích người
tiêu dùng;
Chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống tội phạm, tổ chức điều tra, truy tố tội
phạm trong hoạt động TMĐT;
Chỉ đạo công an các địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức
thuộc Bộ Công Thương tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với
thương nhân, tổ chức và cá nhân vi phạm quy định về trật tự an toàn xã hội trong
TMĐT.
* Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm:
Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc
phát triển và ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước;
Xây dựng và trình Chính phủ ban hành mã ngành nghề đăng ký riêng cho dịch
vụ TMĐT.
* Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm:
Chủ trì nghiên cứu, xây dựng đề án mở ngành học về lĩnh vực TMĐT trình độ
cao đẳng và đại học;
-144-
Chỉ đạo các cơ sở đào tạo xây dựng, phát triển các môn học, chuyên ngành về
lĩnh vực TMĐT;
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức việc đào tạo, cấp chứng
chỉ hành nghề về TMĐT;
Chủ trì nghiên cứu và ứng dụng đào tạo trực tuyến phục vụ việc tuyên truyền
phổ biến về TMĐT.
* Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm: Tổ chức, quản lý và giám sát hoạt
động của các hệ thống thanh toán, đảm bảo các hệ thống thanh toán hoạt động an
toàn và hiệu quả, tăng cường các tiện ích thanh toán điện tử phục vụ cho các hoạt
động TMĐT. Triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh thanh toán không dùng
tiền mặt ở Việt Nam.
Ở cấp địa phương cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của
các Sở công thương, Phòng Kinh tế (Công thương) các quận huyện trong việc thực
hiện các chức năng QLNN về TMĐT
4.4. Điều kiện chủ yếu để thực thi các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước về thương mại điện tử
Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên cần có sự đồng thuận và tham gia của
cơ quan QLNN, DN và người tiêu dùng. Trong phạm vi nghiên cứu luận án kiến
nghị một số điều kiện chủ yếu để thực thi các giải pháp hoàn thiện QLNN về TMĐT
như sau:
4.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
4.4.1.1. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan
QLNN, đẩy nhanh lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử và xã hội điện tử.
Phát triển mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước,
tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng sẵn có của các DN viễn thông, kết nối tới cấp đơn vị
trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan nhà
nước khác trong hệ thống chính trị, tới cấp xã, phường trên phạm vi toàn quốc, đảm
bảo an toàn, an ninh thông tin. Tích hợp các hệ thống thông tin điện tử của các cơ
quan Đảng ở Trung ương, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh
đạo cấp cao của Đảng.
Phát triển Trung tâm thông tin dữ liệu điện tử Chính phủ; phát triển hệ thống
xác thực quốc gia. Xây dựng, triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số
trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.
-145-
Xây dựng Trung tâm kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương
và địa phương, hướng tới bảo đảm liên thông giữa các hệ thống thông tin của cơ
quan, cung cấp dịch vụ công hiệu quả, linh hoạt cho người dân và DN.
Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm ứng dụng CNTT trong nội bộ
cơ quan nhà nước, bao gồm: máy tính, mạng máy tính, các giải pháp an toàn, an
ninh thông tin ...
Trang bị hạ tầng bảo đảm truy cập thuận tiện tới các dịch vụ công qua nhiều
hình thức khác nhau, bao gồm: Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử;
trung tâm chăm sóc khách hàng; điện thoại cố định; điện thoại di động; bộ phận một
cửa và các hình thức khác.
Phát triển các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lớn, bao gồm các hệ thống cơ
sở dữ liệu điện tử quốc gia tích hợp với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa
phương; các cơ sở dữ liệu về:thủ tục hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; kinh
tế công nghiệp và thương mại; tài nguyên và môi trường; các dự án đầu tư; DN v.v...
Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước, bao gồm: nâng cấp, hoàn
thiện hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành của các cấp; xây dựng mới,
nâng cấp và hoàn thiện các ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng
nhu cầu công tác tại mỗi cơ quan.
Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh, cung cấp các dịch vụ công trực
tuyến; triển khai ứng dụng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa
liên thông theo hướng: bảo đảm khả năng kết nối giữa các hệ thống thông tin tại bộ
phận một cửa với cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan
nhà nước, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và DN qua
mạng Internet; bảo đảm tính liên thông giữa các đơn vị trong quy trình xử lý thủ tục;
bảo đảm tin học hóa tối đa các hoạt động trong quy trình thủ tục hành chính.
Xây dựng các hệ thống thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng CNTT phục
vụ người dân và DN tại các địa phương, đặc biệt là các hệ thống thông tin về dân cư,
tài nguyên và môi trường. Căn cứ nhu cầu quản lý thực tế, xây dựng các hệ thống
thông tin quy mô quốc gia trên cơ sở kết nối, tổng hợp thông tin từ địa phương các
cấp.
4.4.1.2. Đảm bảo an toàn thông tin cho hạ tầng công nghệ thông tin quốc
gia
Để thực hiện biện pháp này, trong thời gian tới các cơ quan QLNN cần:
(i). Hoàn thiện các cơ chế và chính sách nhà nước về an toàn thông tin
-146-
Rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế và chính sách
của Nhà nước, tạo môi trường thuận lợi để đảm bảo an toàn thông tin, đáp ứng các
yêu cầu về hội nhập toàn diện kinh tế quốc tế, thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh giữa các DN. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng Luật tội phạm trên mạng máy
tính. Tăng cường các khung hình phạt xử lý mạnh và kiên quyết khi có vi phạm về
an toàn thông tin.
(ii). Xây dựng các thiết chế và tăng cường các hoạt động đảm bảo an toàn
thông tin
Tiếp tục hoàn thiện bộ máy QLNN về an toàn thông tin từ Trung ương đến địa
phương trong đó chú trọng nâng cao năng lực các cơ quan quản lý chuyên trách về
an toàn thông tin. Tăng cường các hoạt động dự báo, kiểm soát, phát hiện tấn công,
cảnh báo sớm, ngăn chặn kịp thời và khắc phục sự cố khi có các cuộc tấn công. Tổ
chức đánh giá định kỳ và công bố các báo cáo hàng năm về năng lực đảm bảo an
toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin của Chính phủ, hệ thống thông tin
trọng yếu quốc gia.
(iii). Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về an toàn
thông tin
Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về an ninh thông
tin qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức các hội nghị, hội thảo về an
toàn thông tin cho các cơ quan nhà nước, DN và người dân.
(iv). Đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước về an toàn thông tin
Tăng cường hợp tác phòng chống tấn công mạng thông qua việc chia sẻ, trao
đổi thông tin giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đẩy mạnh hợp tác với
các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực an toàn thông tin, phối hợp trao đổi, đào tạo
chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lý an toàn thông tin.
Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức trong nước trong việc bảo vệ cơ sở hạ
tầng thông tin quốc gia, thiết lập mạng lưới theo dõi và cảnh báo sớm, điều phối
ngăn chặn các tấn công;
Phối hợp giữa các đơn vị tư vấn, chuyên gia an toàn thông tin sẵn sàng ứng
phó với những sự cố liên quan tới mất an toàn thông tin.
4.4.1.3. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông và CNTT
quốc gia
Tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có, xây dựng và mở rộng mạng băng rộng đến các
xã, phường, thôn, bản trên cả nước phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân và công
tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước.
-147-
Phát triển các điểm truy cập công cộng tại các địa điểm thích hợp với từng địa
phương, cơ sở như: các trường học, nhà văn hóa xã, đồn biên phòng, điểm bưu điện
- văn hóa xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng,… để lắp đặt thiết bị nhằm thu hút
và tạo điều kiện tốt nhất cho người dân có thể khai thác, sử dụng có hiệu quả các
dịch vụ điện thoại cố định và truy cập Internet.
Thực hiện lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất. Tiếp tục
mở rộng băng thông Internet trong nước và quốc tế thỏa mãn nhu cầu của xã hội:
triển khai mạng thông tin di động 3G và các thế hệ tiếp theo, phóng thêm các vệ tinh
Vinasat mới, đầu tư nâng cấp và xây dựng các tuyến cáp quang mặt đất và cáp
quang biển mới…
4.4.1.4. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở cấp
Trung ương và địa phương
Ở cấp Trung ương, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
các cán bộ quản lý thuộc các Cục CNTT của các Bộ như: Bộ Công thương, Bộ
Thông tin và Truyền thông v.v... để đội ngũ này ngày càng đáp ứng các yêu cầu cao
hơn trong công tác QLNN về TMĐT.
Ở cấp địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường QLNN về TMĐT; chủ động tạo môi trường
thuận lợi cho các DN tại địa phương ứng dụngTMĐT; tăng cường hỗ trợ DN ứng
dụng TMĐT vào hoạt động quảng bá, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, tham gia giao
dịch trực tuyến, đổi mới phương thức kinh doanh, cải tiến quy trình quản lý.
Xây dựng lực lượng cán bộ có chuyên môn đáp ứng được công tác QLNN về
TMĐT ở Trung ương và địa phương. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao
kiến thức và có kế hoạch đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách TMĐT cấp
Sở; tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến về TMĐT ,
liên kết hợp tác trong các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan QLNN
về TMĐT. Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ thuộc các ngành
công an, tòa án, kiểm sát để xử lý đúng pháp luật các hành vi vi phạm trong hoạt
động TMĐT.
Đảm bảo tính đồng bộ và liên thông thông tin giữa các Bộ, ngành trong các
hoạt động QLNN liên quan đến DN, tiến tới hình thành các cơ sở dữ liệu quốc gia
dùng chung cho các lĩnh vực hải quan, thuế, quản lý DN, quản lý hoạt động xuất
nhập khẩu, tài chính tín dụng, thống kê. Chia sẻ thông tin về tài nguyên Internet giữa
Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Công thương nhằm tăng cường công tác
QLNN đối với các website TMĐT.
-148-
4.4.2. Đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng
4.4.2.1. Đối với doanh nghiệp
(i). Tăng cường ứng dụng TMĐT để nâng cao hiệu quả kinh doanh: Để TMĐT
thực sự trở thành công cụ giúp hoạt động kinh doanh có sự chuyển biến về chất,
trong thời gian tới các DN cần chú trọng khai thác những tiện ích chuyên biệt của
TMĐT một cách phù hợp trong từng khâu của quy trình SXKD.
Đối với hoạt động xúc tiến thương mại, DN có thể sử dụng các hình thức
quảng bá, tiếp thị thông qua những kênh thương mại điện tử khác nhau như quảng
cáo trực tuyến trên các báo điện tử, tối ưu hóa sự hiện diện trên các website tìm kiếm
nổi tiếng, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử có uy tín hoặc tự xây dựng
website riêng, v.v…
Trong quản trị hoạt động, DN cần đẩy mạnh đầu tư ứng dụng TMĐT để tối ưu
hóa quy trình SXKD, đặc biệt là cần đầu tư cho các phần mềm chuyên dụng như
quản lý quan hệ khách hàng, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị tài nguyên doanh
nghiệp, v.v…
Ngoài ra, DN cần tích cực tìm hiểu và tham gia sử dụng các dịch vụ công trực
tuyến do các cơ quan QLNN cung cấp để giảm bớt chi phí kinh doanh.
(ii). Nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn thông tin trong TMĐT
Trong thời gian tới các DN cần quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư bảo đảm an
toàn an ninh cho các ứng dụng TMĐT và cho hệ thống thông tin của DN mình.
Trong đó cần đặc biệt lưu ý tới việc xây dựng và thực thi các quy chế liên quan tới
việc sử dụng hệ thống thông tin của cơ quan, đầu tư mua sắm thiết bị và phần mềm
bảo mật phù hợp, hướng dẫn người sử dụng thiết bị CNTT tuân thủ các quy tắc an
toàn an ninh thông tin.
(iii). Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực: do TMĐT là hình thức kinh doanh
dựa trên nền tảng công nghệ cao, đòi hỏi nguồn lực quản lý và kỹ thuật công nghệ
phù hợp. Do vậy, từ phía DN, nhân lực phải có trình độ nhất định về cả quản lý kinh
tế và kỹ thuật để ứng dụng TMĐT hiệu quả.
(iv). Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về TMĐT do hoạt động
kinh doanh trên môi trường trực tuyến còn khá mới mẻ, nên sẽ có những tranh chấp
về chứng từ điện tử, thương hiện, bảo vệ dữ liệu cá nhân…
(v). Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc triển khai đào
tạo, tuyên truyền phổ biến, ứng dụng TMĐT vào hoạt động SXKD. Chính các DN
tham gia TMĐT cần phải biết giới thiệu, quảng bá, đưa dịch vụ của mình đến với
DN và cộng đồng.
-149-
4.4.2.2. Đối với người tiêu dùng
Để hoạt động mua bán trực tuyến phát triển mạnh trong thời gian tới, người
tiêu dùng cần mạnh dạn thực hiện việc mua sắm trên mạng đồng thời phổ biến, vận
động người thân, bạn bè thực hiện hình thức mua bán này.
Trong giao dịch mua bán trực tuyến, để tối ưu hóa lợi ích mang lại người tiêu
dùng cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản như sự am hiểu về các quy
định liên quan tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kỹ năng tìm kiếm và so sánh
trên mạng, kỹ năng đánh giá website và độ tin cậy của thông tin, v.v…
-150-
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Hoàn thiện QLNN về TMĐT có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển
TMĐT ở Việt Nam. Trên cơ sở các kết quả phân tích thực trạng QLNN về TMĐT;
kế hoạch phát triển của TMĐT của cơ quan QLNN; các nguyên tắc hoàn thiện
QLNN về TMĐT, luận án đã tập trung đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện
các nội dung QLNN về TMĐT, các giải pháp này bao gồm:
Thứ nhất, luận án kiến nghị cơ quan QLNN cần sớm xây dựng chiến lược phát
triển TMĐT quốc gia để tạo ra các định hướng chiến lược lâu dài cho sự phát triển
TMĐT ở Việt Nam.
Thứ hai, các cơ quan QLNN cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự
phát triển có hiệu quả của TMĐT, đây là các căn cứ quan trọng để DN triển khai
TMĐT và các cơ quan QLNN thực thi quyền lực của mình.
Thứ ba, cơ quan QLNN cần xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách
phát triển TMĐT để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra trong
chiến lược phát triển TMĐT.
Thứ tư, cơ quan QLNN cần tiếp tục hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra các
hoạt động TMĐT để kiểm tra mức độ chấp hành pháp luật về TMĐT của các DN,
tạo ra môi trường kinh doanh TMĐT lành mạnh.
Để thực hiện các giải pháp trên, luận án đã đề xuất một số điều kiện chủ yếu để
thực thi, các điều kiện này bao gồm:
Đối với các cơ quan QLNN: Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động
của các cơ quan QLNN, đẩy nhanh lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử và xã hội
điện tử; Đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường điện tử nói chung, an toàn thông
tin trong TMĐT nói riêng; Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông và
CNTT quốc gia; Nâng cao năng lực QLNN về TMĐT ở cấp Trung ương và địa
phương.
Đối với doanh nghiệp: Tăng cường ứng dụng TMĐT để nâng cao hiệu quả
kinh doanh; Nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn thông tin trong TMĐT; Tăng
cường đào tạo nguồn nhân lực; Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về
TMĐT; Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc triển khai đào
tạo, tuyên truyền phổ biến, ứng dụng TMĐT vào hoạt động SXKD.
-151-
KẾT LUẬN CHUNG
Thương mại điện tử cũng như QLNN về TMĐT là một lĩnh vực còn khá mới
mẻ ở Việt Nam do đó chưa có nhiều nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn trong
lĩnh vực này. Việc nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về TMĐT
sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện QLNN về TMĐT, làm cơ sở cho các
hoạt động QLNN về TMĐT.
Nội dung luận án: “Quản lý nhà nước về thương mại điện tử” đã đáp ứng được
phần nào nhu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trong QLNN về TMĐT. Trong
phạm vi nghiên cứu có giới hạn, luận án đã đạt được một số kết sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN
đối với TMĐT như khái niệm, mục tiêu, nội dung QLNN về TMĐT; đây là những
vấn đề lí luận mà chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới.
Thứ hai, luận án đã tổng kết được một số kinh nghiệm trong QLNN về TMĐT
của một số quốc gia đã và đang phát triển TMĐT. Qua kinh nghiệm của các nước
trên thế giới luận án đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm có ích trong QLNN
về TMĐT ở Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu một cách khoa học,
luận án đã phân tích thực trạng QLNN về TMĐT ở Việt Nam trong giai đoạn vừa
qua. Luận án đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá các nội dung QLNN về TMĐT,
thông qua các tiêu chí này, luận án tiến hành đánh giá việc thực hiện các nội dung
QLNN về TMĐ để từ đó nêu rõ những thành tựu đã đạt được, các tồn tại yếu kém
cần khắc phục trong QLNN về TMĐT.
Thứ tư, luận án đã đề xuất được một số giải pháp, kiến nghị và các điều kiện
chủ yếu để thực hiện các giải pháp này với cơ quan QLNN, các giải pháp chủ yếu
bao gồm:
(i) Xây dựng chiến lược phát triển TMĐT quốc gia nhằm tạo ra các định hướng
lâu dài cho phát triển TMĐT ở Việt Nam.
(ii) Hoàn thiện các chính sách TMĐT như: chính sách thương nhân; chính sách
thuế trong TMĐT; chính sách bảo vệ người tiêu dùng; chính sách tạo nguồn nhân
lực.
(iii) Hoàn thiện pháp luật về TMĐT trong đó tập trung vào các nội dung: công
nhận TMĐT là một ngành trong hệ thống các ngành nghề kinh tế quốc dân; quy định
rõ về trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia TMĐT đối với các hình thức
TMĐT mới nảy sinh;hoàn thiện các quy định về TMĐT xuyên biên giới; công nhận
-152-
giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử; hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh
chấp trong TMĐT.
(iv) Tăng cường hoạt động đào tạo về TMĐT, công nhận chuyên ngành TMĐT
là một chuyên ngành chính thức trong hệ thống giáo dục quốc gia.
(v) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về TMĐT, thành lập thanh tra
chuyên ngành về TMĐT
Nội dung nghiên cứu và khuôn khổ luận án rộng lớn trong khi đó trình độ của
nghiên cứu sinh có hạn do đó khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng
góp của các nhà khoa học, các thầy cô và độc giả quan tâm đến đề tài luận án để
giúp nghiên cứu sinh tiếp tục hoàn thiện hơn nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn khoa học vô cùng sâu sắc
của GS.TSKH.Lê Du Phong, xin cám ơn tập thể các Thầy, Cô giáo Viện Sau đại
học; các Thầy, Cô giáo khoa Khoa học quản lý đã tạo một môi trường nghiên cứu
đầy tính khoa học và thuận lợi để nghiên cứu sinh thực hiện đề tài.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ Công thương, Bộ Thông tin và truyền
thông cũng như các doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá
trình điều tra, thu thập số liệu để thực hiện các nội dung của đề tài.
Xin cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thực
hiện đề tài luận án.
-153-
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Đào Anh Tuấn (2011), Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong giao dịch thương mại điện
tử, thực trạng và khuyến nghị đối với Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái
Bình Dương, Số 345, tháng 11/2011 . ISSN-0868-3808.
2. Đào Anh Tuấn (2011), Xu hướng mới trong thương mại điện tử và một số
khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình
Dương, Số 346, tháng 11/2011 . ISSN-0868-3808.
3. Đào Anh Tuấn (2007), Một số công cụ quản lý của Nhà nước về thương mại
điện tử hiện nay ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, số 13
tháng 3/2007. ISSN-0868-3808.
-154-
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Công thương (2013), Quyết định số 669 /QĐ-BCT Quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ
thông tin.
2. Bộ Công thương (2013), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2012, Hà
Nội
3. Bộ Công thương (2012-2006) , Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam các năm
2006 - 2011, Hà Nội
4. Bộ Công thương (2010), Báo cáo về tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các
trường đại học và cao đẳng , Hà Nội.
5. Bộ Công thương (2008), Tổng quan về các hoạt động của WTO liên quan tới
thương mại điện tử, Hà Nội.
6. Bộ Công thương (2008), Báo cáo về tình hình đào tạo thương mại điện tử tại các
trường đại học và cao đẳng , Hà Nội.
7. Bộ Công thương (2005-2003), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam các năm
2003 ÷ 2005, Hà Nội.
8. Bộ Thông tin và truyền thông (2013), Sách trắng về Công nghệ thông tin và
truyền thông Việt nam, Hà Nội.
9. Bộ Thông tin và truyền thông (2012), Sách trắng về Công nghệ thông tin và
truyền thông Việt nam , NXB Thông tin và Truyền Thông, Hà Nội.
10.Bộ Thông tin và truyền thông (2013), Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin
2012, Hà Nội.
11.Chính phủ (2011), Quyết định số 2453/QĐ-TTg Phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh
toán không dùng tiền mặt tại việt nam giai đoạn 2011 - 2015 .Hà Nội.
12.Chính phủ (2010), Quyết định số 1073/QĐ-TTg Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát
triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015. Hà Nội
13.Chính phủ (2005), Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg Phê duyệt kế hoạch tổng thể
pháp triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010. Hà Nội.
14.Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2005),Giáo trình kinh tế thương mại, NXB
Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội.
15.Trần Văn Hòe (2010) , Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Thống kê,
Hà nội
16. Nguyễn Văn Minh (2009), Giáo trình thương mại điện tử căn bản
-155-
17.Lê Danh Vĩnh (2003), Đề tài KC.01.05 "Nghiên cứu một số vấn đề kỹ thuật
và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm"
Tiếng Anh
18.Bijan Fazlollahi (2001), Strategies for eCommerce Success, IRM Press
19.Cambridge University Press (2006),Global e-Commerce. Impacts of National
Environment and Policy, New York
20.European Commission (2000), E-Commerce Directive
21.Ecommerce Journal (2010), Internet and e-commerce industry in Singapore,
journal.com/articles/14572_internet_and_e_commerce_industry_in_singapore
(Accessed December 4, 2010)
22.EITO (1997), European Information Technology Observatory Yearbook
23. Forrester Research (2012), Online Retail Forecast, 2012 To 2015
24. Industry Canada, "Electronic Commerce"
(Accessed Junly 10,2010)
25. IT Strategy Headquarters (2001), e-Japan Strategy,
(Accessed Junly 10, 2010)
26. Jason Dedrick & Kenneth L. Kraemer (2000), Japan E-Commerce Report
(Accessed
December 10, 2010)
27. Japanese e-Government and e-Commerce
.htm (Accessed Junly 10, 2010)
28.Mehdi Khosrow-Pour (2004), The Social and Cognitive Impacts of e-Commerce
on Modern Organizations, Idea Group Publishing
29.Meng Xia (2000), E-Commerce Legal Framework Country Report: China
(Accessed Junly 10, 2010)
30.Ministry of Commerce, Industry and EnergyRepublic of Korea (2002), E-
Commerce in Korea,
(Accessed Junly 10, 2010)
-156-
31.OECD (1997), Measuring Electronic Commerce
(Accessed December
24,2010).
32.OpenNet Initiative, Internet Filtering in Singapore in 2004-2005: A Country
Study, (Accessed Junly 10, 2010).
33.OpenNet Initiative, Internet in South Korea,
December 10, 2010).
34. Poh-Kam Wong (2001),Globalization and E-Commerce: Growth and Impacts in
Singapore.
35.Ravi Kalakota & Andrew B. Whinston (1997), Electronic Commerce:A
Manager's Guide , Addison-Wesley Professional.
36.Ruhua Song (2002),Understanding of E-commerce in China,
(Accessed Junly 10, 2010).
37. Sam Lubbe & Johanna Maria van Heerden (2003), The Economic and Social
Impacts of E-Commerce, Idea Group Publishing
38.United Nations (2011), Report of the United NationsCommission on International
Trade Law, New York.
39.U.S. Census Bureau,
40. United Nations Conference on Trade and Development, Electronic Commerce
and Development, (Accessed
December 24, 2010.
41. Website các Bộ, Ngành, Tổ chức
1. Bộ Công thương
http:// www.moit.gov.vn
2. Bộ Tư pháp
www.moj.gov.vn
3. Cổng thông tin điện tử Chính phủ
4. Cổng thông tin điện tử văn phòng Quốc hội
5. Cục TMĐT & CNTT - Bộ công thương
6. Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin và truyền thông
-157-
7. Chương trình gắn nhãn Website Thương mại điện tử uy tín
8. Doanh nghiệp xuất khẩu và thương mại điện tử Việt Nam
9. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên liên minh Châu Âu
10.Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam
11. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
12.Viện chiến lược và Chính sách khoa học công nghệ
13.Tổng cục Thống kê
www.gso.gov.vn/
14.Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
15.Trung tâm Internet Việt Nam
-158-
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1. Mẫu phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhà quản lý về TMĐT.
Phụ lục 1.2. Phiếu điều tra doanh nghiệp.
Phụ lục 1.3. Phiếu điều tra cá nhân người tiêu dùng.
Phụ lục 1.4. Thời gian và tiến độ điều tra.
Phụ lục 1.5. Kết quả trả lời phiếu điều tra.
Phụ lục 1.6. Giao diện Form phiếu điều tra doanh nghiệp trực tuyến.
Phụ lục 3.1. Kết quả thống kê mô tả.
Phụ lục 3.2. Kết quả kiểm định thang đo.
Phụ lục 3.3. Kết quả đo lường tiêu chí đánh giá QLNN về TMĐT.
-159-
CÁC PHỤ LỤC CHƯƠNG 1
Phụ lục 1.1. Mẫu phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhà quản lý về TMĐT
1. Giới thiệu
Tên tôi là Đào Anh Tuấn, hiện nay đang là nghiên cứu sinh trường đại học
Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Hiện tôi đang nghiên cứu đề tài về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Thưa ông/bà, để có đủ cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu viết luận án, xin
ông/bà dành ít phút để tôi được hỏi một số vấn đề có liên quan đến thực trạng phát
triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay và một số vấn đề còn tồn tại trong
quản lý nhà nước đối với thương mại điện tử ở Việt Nam.
Tôi xin bảo bảm rằng những thông tin mà ông/bà cung cấp sẽ chỉ để tham khảo
và phục vụ mục đích nghiên cứu của tôi, sẽ không sử dụng vào mục đích nào khác.
2. Nội dung phỏng vấn
2.1.Ông/Bà có những nhận xét gì về tình hình phát triển TMĐT ở Việt nam
trong giai đoạn vừa qua?
2.2.Ông/Bà có thể cho biết một số kinh nghiệm phát triển TMĐT ở các nước,
mà Việt Nam cần phải xem xét học tập. So với họ, việc áp dụng TMĐT của chúng ta
xếp ở vị trí nào và cần có định hướng phát triển ra sao?
2.3.TMĐT là một công cụ hiện đại, hữu hiệu. Tuy nhiên, để nó thực sự đi vào
cuộc sống, được ngày càng đông đảo đối tượng tham gia, theo ông/bà, Nhà nước và
doanh nghiệp cần phải thực hiện những giải pháp gì trong thời gian tới?
2.4.Theo Ông/Bà, môi trường pháp lý cho sự phát triển TMĐT hiện nay ở
nước ta đã hoàn thiện chưa?
2.5.Với tư cách là đại diện cơ quan có chức năng QLNN về TMĐT, ông (bà)
cho biết trong thời gian tới, QLNN về TMĐT cần phải hoàn thiện những nội dung
chủ yếu nào?
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ông/Bà!
-160-
Phụ lục 1.2. Phiếu điều tra doanh nghiệp
Thưa quý Ông/Bà !
Nhóm nghiên cứu chúng tôi là những nghiên cứu viên độc lập đang thực hiện
đề tài nghiên cứu về Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam nhằm
đánh giá việc thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về thương mại điện tử (TMĐT)
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Để có số liệu làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài, xin Ông/Bà
điền vào bảng hỏi dưới đây.
Mọi thông tin trong phiếu trả lời đều được thiết kế theo nguyên tắc đảm bảo
tính riêng tư nhất cho Doanh nghiệp của quý Ông/Bà và chỉ được công bố trong đề
tài của nhóm nghiên cứu
Sự giúp đỡ của Ông/Bà là cơ sở quan trọng để chúng tôi thực hiện nội dung
của đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
A. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
Xin Ông/Bà cung cấp một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp (khoanh tròn vào
các đáp án trả lời)
1. Loại hình doanh nghiệp
1.1.Nhà nước
1.2. Ngoài Nhà nước
2. Quy mô doanh nghiệp
2.1. DN nhỏ và vừa (Vốn < 10 tỷ hoặc < 300 lao động )
2.2. DN lớn
3. Lĩnh vực hoạt động
3.1.Thương mại, bán buôn, bán lẻ
3.2.Sản xuất công nghiệp
3.3.Tài chính, ngân hàng
3.4.Công nghệ thông tin và TMĐT
3.5.Khác
4. Vị trí công tác của Ông(Bà): 4.1.Lãnh đạo - 4.2. Quản lý - 4.3. Nhân viên
-161-
5. Cấp độ TMĐT trong doanh nghiệp
5.1. Cấp độ 1: Hiện diện trên mạng (Doanh nghiệp đã thiết kế website trên mạng. Ở
mức độ này, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và
sản phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác).
5.2.Cấp độ 2: Có Website chuyên nghiệp (Website của doanh nghiệp có cấu trúc
phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người
xem có thể liên hệ với doanh nghiệp một cách thuận tiện nhưng việc quản trị website
chưa được đầu tư)
5.3.Cấp độ 3: Chuẩn bị TMĐT (Doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch
vụ qua mạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để
phục vụ các giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm và không an toàn).
5.4.Cấp độ 4: Áp dụng TMĐT (Website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong
mạng nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự
can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu
quả).
5.5. Cấp độ 5: TMĐT không dây (Doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử trên
các thiết bị không dây như điện thoại di động, Palm (máy tính bỏ túi) v.v… sử dụng
giao thức truyền không dây WAP (Wireless Application Protocol)
5.6. Cấp độ 6: Cả thế giới trong một máy tính (Chỉ với một thiết bị điện tử, người ta
có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại
thông tin (hình ảnh, âm thanh, phim, v.v…) và thực hiện các loại giao dịch).
B. ÔNG (BÀ) CHO BIẾT MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý CỦA MÌNH BẰNG CÁCH
CHỌN MỘT ĐÁP ÁN CHO CÁC CÂU HỎI SAU
(Mức độ đồng ý tăng dần theo 5 cấp độ: Rất không đồng ý, Không đồng ý,
Phân vân, Đồng ý và Rất đồng ý)
-162-
Rất không
đồng ý
Không
đồng ý
Phân
vân
Đồng
ý
Rất
đồng ý
1 2 3 4 5
1.TMĐT có thể thay thế các hoạt động thương mại
truyền thống và đem lại nhiều lợi ích cho DN và xã
hội
2.Doanh nghiệp luôn nhận được sự hỗ trợ của các
cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai
TMĐT
3.Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong các
giao dịch TMĐT còn thiếu
4.Các điều kiện về thanh toán trong TMĐT hiện
nay chưa đáp ứng được các yêu cầu của DN và
người tiêu dùng
5.Các tiêu chuẩn TMĐT hiện nay tương đối đầy
đủ, rõ ràng, phù hợp khi áp dụng trong DN và phù
hợp với các tiêu chuẩn chung của thế giới
6.Nguồn nhân lực TMĐT hiện nay chưa đáp ứng
được các yêu cầu về ứng dụng TMĐT trong DN
7.Hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia đã đáp ứng
được các yêu cầu cho việc ứng dụng TMĐT trong
DN
8.Pháp luật về TMĐT hiện nay là phù hợp cho việc
áp dụng TMĐT trong DN
9.Các mục tiêu trong kế hoạch phát triển TMĐT
giai đoạn 2011-2015 là phù hợp với việc ứng dụng
TMĐT trong DN
10.Các chính sách TMĐT ở Việt Nam là phù hợp
với xu thế phát triển chung của TMĐT thế giới
11.Các chính sách phát triển TMĐT sẽ bổ sung
cho các chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước
12.Sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
doanh nghiệp nói riêng có được một phần do tham
gia TMĐT
13.Chính sách phát triển TMĐT ở Việt Nam đã tạo
ra môi trường thuận lợi cho DN ứng dụng TMĐT
MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý
CÂU HỎI
-163-
C. Ông/Bà cho biết để áp dụng có hiệu quả TMĐT trong DN, trong thời
gian tới cơ quan QLNN cần thực hiện những biện pháp nào?
- Về môi trường pháp luật cho TMĐT:
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
- Về nhận thức của người dân và xã hội về TMĐT
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
- Về công nghệ thanh toán điện tử trong TMĐT
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
- Về nguồn nhân lực cho TMĐT
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
- Về An ninh, an toàn trong TMĐT
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
-164-
Phụ lục 1.3. Phiếu điều tra cá nhân người tiêu dùng
Thưa quý Ông/Bà !
Nhóm nghiên cứu chúng tôi là những nghiên cứu viên độc lập đang thực hiện
đề tài nghiên cứu "Quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt Nam" nhằm đánh
giá việc thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về thương mại điện tử (TMĐT) ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Để có số liệu làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài, xin Ông/Bà
trả lời một số câu hỏi sau.
Mọi thông tin trong phiếu trả lời đều được thiết kế theo nguyên tắc đảm bảo
tính riêng tư nhất cho quý Ông/Bà và chỉ được công bố trong đề tài của nhóm
nghiên cứu
Sự giúp đỡ của Ông/Bà là cơ sở quan trọng để chúng tôi thực hiện nội dung
của đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!
1.Ông/Bà có thường xuyên thực hiện các hoạt động mua bán sản phẩm trên mạng
Internet không?
Có Không
2. Ông/Bà có cảm thấy lo ngại khi thực hiện các giao dịch TMĐT không?
Có Không
3. Trong tương lai, Ông/Bà có ý định tiếp tục tham gia mua bán sản phẩm trên mạng
Internet hay không
Có Không
4. Ông/Bà cho biết mức độ lo ngại khi tham gia các hoạt động TMĐT theo các các
vấn đề sau:
Vấn đề Rấtlo ngại
Lo ngại
vừa
Không
lo ngại
1. Sản phẩm không đúng như mong muốn 3 2 1
2. Thanh toán gặp nhiều khó khăn 3 2 1
3. Mất nhiều thời gian chờ đợi để nhận được sản
phẩm 3 2 1
4. Mất an toàn về thông tin nếu thanh toán trực
tuyến 3 2 1
-165-
Trước
10/2011
01/10
15/10
15/10
30/10
01/11
15/11
15/11
30/11
01/12
15/12
15/12
30/12
1. Lập danh sách các đơn vị cần
điều tra
2. Lập danh sách địa chỉ eMail các
đơn vị
3. Thiết kế định tính
4. Thiết kế định lượng
4.1. Thiết kế phiếu điều tra
4.2. Điều tra sơ bộ và hiệu chỉnh
phiếu điều tra
4.3. Điều tra chính thức
5. Phân tích và làm sạch số liệu
Nội dung công việc
Thời gian
Phụ lục 1.4. Thời gian và tiến độ điều tra
Phụ lục 1.5. Kết quả trả lời phiếu điều tra
TT Thông tin về mẫu điều tra Cỡ mẫu
1 Mẫu dự kiến 300
Nhận trả lời phiếu điều tra 240
+ Không đồng ý trả lời 35
+ Không liên lạc được 25
2 Trả lời phiếu điều tra 240
+ Trả lời trực tuyến 212
+ Trả lời trực tiếp 15
+ Không có thông tin phản hồi 13
3 Tổng số phiếu trả lời thu thập được 227
Số phiếu trả lời không hợp lệ 8
4 Số phiếu hợp lệ 219
-166-
Phụ lục 1.6. Giao diện phiếu điều tra doanh nghiệp trực tuyến
-167-
CÁC PHỤ LỤC CHƯƠNG 3
Phụ lục 3.1. Kết quả thống kê mô tả
1. Về quy mô và loại hình DN điều tra
2. Về lĩnh vực hoạt động của DN điều tra
Lĩnh vực hoạt động
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Thương mại, bán buôn, bán
lẻ
85 38.8 38.8 38.8
Sản xuất công nghiệp 64 29.2 29.2 68.0
Tài chính ngân hàng 14 6.4 6.4 74.4
Công nghệ thông tin 56 25.6 25.6 100.0
Total 219 100.0 100.0
3. Về cấp độ ứng dụng TMĐT trong DN
Cấp độ ứng dụng TMĐT trong DN hiện nay
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Cấp độ 2 41 18.7 18.7 18.7
Cấp độ 3 107 48.9 48.9 67.6
Cấp độ 4 71 32.4 32.4 100.0
Total 219 100.0 100.0
-168-
4. Về vị trí công tác của người tham gia trả lời phiếu điều tra
-169-
Phụ lục 3.2. Kết quả kiểm định thang đo
1. Tiêu chí hiệu lực
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.674 7
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
1.TMĐT có thể thay thế các
hoạt động thương mại truyền
thống và đem lại nhiều lợi ích
cho xã hội
20.98 10.986 .510 .550
2.Doanh nghiệp luôn nhận
được sự hỗ trợ của các cơ
quan quản lý nhà nước trong
việc triển khai TMĐT
21.93 9.238 .593 .537
3.Pháp luật về bảo vệ người
tiêu dùng trong các giao dịch
TMĐT còn thiếu
20.82 15.251 .634 .629
4.Các điều kiện về thanh toán
trong TMĐT hiện nay đã đáp
ứng được các yêu cầu của
DN và người tiêu dùng
22.05 13.447 .578 .575
5.Các tiêu chuẩn TMĐT hiện
nay tương đối đầy đủ, rõ
ràng, phù hợp khi áp dụng
trong DN và phù hợp với các
tiêu chuẩn chung của thế giới
21.81 9.768 .595 .539
-170-
6.Nguồn nhân lực TMĐT hiện
nay chưa đáp ứng được các
yêu cầu về ứng dụng TMĐT
trong DN
20.67 15.680 .668 .623
7.Hạ tầng công nghệ thông
tin quốc gia đã đáp ứng được
các yêu cầu cho việc ứng
dụng TMĐT trong DN
20.73 12.620 .575 .592
2. Tiêu chí phù hợp
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.608 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
8.Pháp luật về TMĐT hiện
nay là phù hợp cho việc áp
dụng TMĐT trong DN
6.69 4.268 .539 .543
9.Các mục tiêu trong kế
hoạch phát triển TMĐT giai
đoạn 2011-2015 là phù hợp
với việc ứng dụng TMĐT
trong DN
6.50 4.958 .637 .670
10.Các chính sách TMĐT ở
Việt Nam là phù hợp với xu
thế phát triển chung của
TMĐT thế giới
7.02 4.353 .622 .628
-171-
2. Tiêu chí bền vững
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.814 3
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
Scale Variance if
Item Deleted
Corrected Item-
Total Correlation
Cronbach's
Alpha if Item
Deleted
11.Các chính sách phát triển
TMĐT sẽ bổ sung cho các
chính sách phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước
8.47 2.268 .613 .794
12.Sự phát triển kinh tế - xã
hội nói chung và doanh
nghiệp nói riêng có được một
phần do tham gia TMĐT
8.27 1.925 .727 .677
13.Chính sách phát triển
TMĐT ở Việt Nam đã tạo ra
môi trường thuận lợi cho DN
ứng dụng TMĐT
8.51 2.141 .657 .752
-172-
Phụ lục 3.3. Kết quả đo lường tiêu chí đánh giá QLNN về TMĐT
Phụ lục 3.3a.
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic
1.TMĐT có thể thay thế các
hoạt động thương mại truyền
thống và đem lại nhiều lợi ích
cho DN và xã hội
219 1 5 3.85 .073 1.078
2.Doanh nghiệp luôn nhận
được sự hỗ trợ của các cơ
quan quản lý nhà nước trong
việc triển khai TMĐT
219 1 5 2.90 .099 1.468
3.Pháp luật về bảo vệ người
tiêu dùng trong các giao dịch
TMĐT còn thiếu
219 3 5 4.01 .059 .880
4.Các điều kiện về thanh toán
trong TMĐT hiện nay đã đáp
ứng được các yêu cầu của
DN và người tiêu dùng
219 1 4 2.79 .068 1.011
5.Các tiêu chuẩn TMĐT hiện
nay tương đối đầy đủ, rõ
ràng, phù hợp khi áp dụng
trong DN và phù hợp với các
tiêu chuẩn chung của thế giới
219 1 5 3.02 .092 1.354
6.Nguồn nhân lực TMĐT hiện
nay chưa đáp ứng được các
yêu cầu về ứng dụng TMĐT
trong DN
219 3 5 4.16 .047 .702
7.Hạ tầng công nghệ thông
tin quốc gia đã đáp ứng được
các yêu cầu cho việc ứng
dụng TMĐT trong DN
219 3 5 4.10 .052 .766
-173-
8.Pháp luật về TMĐT hiện
nay là phù hợp cho việc áp
dụng TMĐT trong DN
219 1 5 3.42 .087 1.287
9.Các mục tiêu trong kế
hoạch phát triển TMĐT giai
đoạn 2011-2015 là phù hợp
với việc ứng dụng TMĐT
trong DN
219 1 5 3.61 .077 1.146
10.Các chính sách TMĐT ở
Việt Nam là phù hợp với xu
thế phát triển chung của
TMĐT thế giới
219 1 5 3.09 .087 1.280
11.Các chính sách phát triển
TMĐT sẽ bổ sung cho các
chính sách phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước
219 1 5 4.16 .053 .788
12.Sự phát triển kinh tế - xã
hội nói chung và doanh
nghiệp nói riêng có được một
phần do tham gia TMĐT
219 1 5 4.35 .057 .846
13.Chính sách phát triển
TMĐT ở Việt Nam đã tạo ra
môi trường thuận lợi cho DN
ứng dụng TMĐT
219 1 5 4.11 .055 .807
Valid N (listwise) 219
-174-
Phụ lục 3.3b. Kết quả đo lường tính hiệu lực của QLNN về TMĐT
Phụ lục 3.3c.Kết quả đo lường tính phù hợp của QLNN về TMĐT
1 2 3 4 5
TMĐT có thể thay thế các hoạt động
thương mại truyền thống và đem lại
nhiều lợi ích cho DN và xã hội
5,5 6,8 12,8 46,6 28,3
Doanh nghiệp luôn nhận được sự hỗ
trợ của các cơ quan quản lý nhà nước
trong việc triển khai TMĐT
22,8 27,4 29,2 16,9 3,7
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
trong các giao dịch TMĐT còn thiếu 0,0 0,0 37,9 22,8 39,3
Các điều kiện về thanh toán trong
TMĐT hiện nay đã đáp ứng được các
yêu cầu của DN và người tiêu dùng
10,0 33,8 23,7 32,4 0,0
Các tiêu chuẩn TMĐT hiện nay tương
đối đầy đủ, rõ ràng, phù hợp khi áp
dụng trong DN và phù hợp với các tiêu
chuẩn chung của thế giới
11,4 33,3 20,1 12,3 22,8
Nguồn nhân lực TMĐT hiện nay chưa
đáp ứng được các yêu cầu về ứng
dụng TMĐT trong DN
0,0 0,0 17,8 48,4 33,8
Hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia
đã đáp ứng được các yêu cầu cho việc
ứng dụng TMĐT trong DN
0,0 0,0 24,7 40,6 34,7
Chỉ tiêu
Tỷ lệ mức độ đồng ý của doanh nghiệp (%)
1 2 3 4 5
Pháp luật về TMĐT hiện nay là phù hợp
cho việc áp dụng TMĐT trong DN 4,6 26,5 21,9 16,9 30,1
Các mục tiêu trong kế hoạch phát triển
TMĐT giai đoạn 2011-2015 là phù hợp
với việc ứng dụng TMĐT trong DN
5,5 11,4 25,6 32,0 25,6
Các chính sách TMĐT ở Việt Nam là
phù hợp với xu thế phát triển chung của
TMĐT thế giới
11,0 27,4 21,0 23,3 17,4
Chỉ tiêu Tỷ lệ mức độ đồng ý của doanh nghiệp (%)
-175-
Phụ lục 3.5d. Kết quả đo lường tính bền vững của QLNN về TMĐT
1 2 3 4 5
Các chính sách phát triển TMĐT sẽ bổ
sung cho các chính sách phát triển kinh
tế-xã hội của đất nước
1,4 2,7 7,8 54,8 33,3
Sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung
và doanh nghiệp nói riêng có được
một phần do tham gia TMĐT
0,9 2,7 10,5 32,0 53,9
Chính sách phát triển TMĐT ở Việt
Nam đã tạo ra môi trường thuận lợi
cho DN ứng dụng TMĐT
0,9 2,3 15,1 47,9 33,8
Chỉ tiêu Tỷ lệ mức độ đồng ý của doanh nghiệp (%)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-la_daoanhtuan_104.pdf