Luận án Quản lý phương tiện dạy học ở trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục

1.2. Tiêu chí tối thiểu để phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay Căn cứ vào các quy định của Cục Khảo khí và Kiểm định chất lượng giáo dục [27], những quy định về tiêu chuẩn thiết kế của trường ĐH [107] và tiêu chuẩn thiết kế của trường dạy nghề [108], chúng tôi đề xuất hệ thống tiêu chí, mang tính chất khung, để PTDH theo tiếp cận ĐBCL GD ở trường CĐKT-KT. 1.2.1. Tiêu chí tối thiểu để PTDH đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật (i- phụ lục 1) 1.2.2. Tiêu chí tối thiểu về điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ sử dụng PTDH nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường CĐKT-KT (ii - phụ lục 1) Theo quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo GV; bên cạnh đó theo Thông tư 15/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghể nghiệp. Cả hai cơ quan trên đều thể hiện quan điểm chung là ngoài PTDH phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định, thì các điều kiện CSVC hỗ trợ để sử dụng PTDH cũng được xem là một thành tố ĐBCL GD. Trong trường CĐKT-KT, PTDH cùng với các yếu tố đảm bảo khác là điều kiện quan trọng theo tiếp cận ĐBCL GD. Không thể đề cao hay coi nhẹ một điều kiện nào trong hệ thống các điều kiện ấy. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, với mục tiêu phát triển tay nghề và năng lực làm việc trong bối cảnh sự phát triển của khoa học và công nghệ, các trường CĐKT-KT không coi nhẹ PTDH. Không đảm bảo điều kiện về PTDH các hoạt động dạy học, rèn nghề chỉ thực hiện trên khung lý thuyết, sẽ dạy chay học chay. Và đó là nguyên nhân làm cho chất lượng nguồn nhân lực được ĐT không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. PTDH là điều kiện đảm bảo quan trọng và có những tiêu chí phù hợp với mục tiêu đào tạo, điều kiện cụ thể của nhà trường. Đối với các trường CĐKT-KT hiện nay, hệ thống tiêu chí về PTDH phải đảm bảo các yêu cầu theo: Điều lệ trường cao đẳng, Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ GD-ĐT, quyết định số 1237/ KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 03/8/2016 của Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục; Thông tư 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/6/2017 của Bộ LĐTBXH và các văn bản hiện hành khác. Trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, tiêu chí về PTDH cần phải bám sát vào những tiêu chí về xây dựng trường CĐ tiên tiến, hội nhập khu vực và quốc tế [115]. Đó là tiêu chuẩn 5: Cơ sở vật chất - Trang thiết bị, bao gồm: (1) Thư viện: hoạt động với số lượt người/tháng nhiều hơn quy mô SV của trường; có sách, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước; có thư viện điện tử; (2) Đảm bảo diện tích sàn xây dựng sở hữu của trường phục vụ cho đào tạo: 2m2/SV; (3) Có khu vực SV tự học; (4) Có khu vực SV hoạt động văn - thể - mỹ và sinh hoạt cá nhân; (5) Đảm bảo hệ thống xưởng thực hành, thực tập; phòng thí nghiệm và trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu tương ứng ngành đào tạo theo quy định.

pdf236 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý phương tiện dạy học ở trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đánh dấu (X) hoặc dấu (√) vào cột, dòng hoặc ô tương ứng. Xin trân trọng cảm ơn Anh/Chị! TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và các đối tượng liên quan về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phương tiện dạy học trong đảm bảo chất lượng giáo dục 2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác quản lý phương tiện dạy học trong trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật 3 Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phát triển phương tiện dạy học đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo theo tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục 4 Thực hiện đầu tư, mua sắm hiệu quả gắn với nâng chất lượng khai thác, sử dụng, bảo quản phương tiện dạy học đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật 5 Thực hiện tốt công tác xã hội hoá quản lý phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội 6 Xây dựng nội quy, quy chế khai thác, sử dụng; thực hiện kiểm tra, giám sát đối với công tác quản lý phương tiện dạy học, chấp hành đầy đủ các chính sách, quy định của nhà nước đối với quản lý tài sản Với tư cách là những sinh viên đã và đang học tập, rèn nghề tại các trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật, Anh/Chị cho biết thêm những ý kiến bổ sung về các biện pháp nói trên Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: - Trường, Khoa đã và đang học tập: Trường:. Khoa: - Là sinh viên:  Đang học tập  Đã học xong Xin chân thành cảm ơn Anh/Chị! PHỤ LỤC 12. PHIẾU THĂM DÒ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT (Dành cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật các doanh nghiệp, công ty) Thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản lý phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật theo tiếp cận đảm bảo chất lượng giáo dục”, chúng tôi tiến hành tham khảo ý kiến nhận xét, đánh giá của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp, công ty đã và đang sử dụng nguồn nhân lực do các trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật đào tạo về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất. Xin Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến các vấn đề dưới đây ở tại công ty, doanh nghiệp Ông/Bà đang quản lý, làm việc bằng cách đánh dấu (X) hoặc dấu (√) vào cột, dòng hoặc ô tương ứng. Xin trân trọng cảm ơn Ông/Bà! TT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và các đối tượng liên quan về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của PTDH trong ĐBCL GD 2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác quản lý PTDH trong trường cao CĐKT-KT 3 Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phát triển PTDH đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về nâng cao CL ĐT theo tiêu chí ĐBCL GD 4 Thực hiện đầu tư, mua sắm hiệu quả gắn với nâng cao chất lượng khai thác, sử dụng, bảo quản PTDH theo tiếp cận ĐBCL GD của trường CĐKT-KT 5 Thực hiện công tác xã hội hoá nhằm huy động nguồn lực để phát triển PTDH đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội 6 Xây dựng nội quy, quy trình khai thác, sử dụng PTDH hiệu quả; thực hiện kiểm tra, giám sát đối với công tác QL PTDH Với tư cách là những cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các công ty, doanh nghiệp, rất mong được Ông/Bà cho biết thêm những ý kiến bổ sung về các biện pháp nói trên . Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: - Nhiệm vụ của Ông/Bà ở công ty, doanh nghiệp:  Cán bộ quản lý  Cán bộ kỹ thuật - Lĩnh vực của công ty, doanh nghiệp đang làm việc:  Thuộc lĩnh vực kinh tế  Thuộc lĩnh vực kỹ thuật PHỤ LỤC 13. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG (Dành cho đội ngũ làm công tác quản lý phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật) Trên cơ sở tham khảo“Tài liệu bồi dưỡng viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở trường Trung học cơ sở của Cục Nhà giáo và quản lí cơ sở giáo dục” (Bộ GD&ĐT) và nội dung luận án, tác giả biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác quản lý phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Phương tiện dạy học Hiện nay, có nhiều tên gọi khác nhau về liên quan đến PTDH. Các tên gọi sau đây thường được sử dụng trong ngôn ngữ nói và viết: thiết bị giáo dục (educational equipments), thiết bị trường học (school equipments), đồ dùng dạy học (aids equipments), thiết bị dạy học (teaching equipments), dụng cụ dạy học (devices equipments), phương tiện dạy học (means/facilities of teaching), học liệu (learning/ school materials),... Các khái niệm nói trên được xác định từ những cách nhìn nhận cụ thể nhưng đều liên quan đến các vật chất phục vụ hoạt động GD và DH. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, xin được tiếp cận theo tên gọi là PTDH. Theo luận án, PTDH là nguồn tài nguyên, thông tin, thiết bị kỹ thuật, đồ dùng, dụng cụ,... được sử dụng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; là phương tiện giúp dễ dàng cho sự truyền đạt của người dạy; tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng và phát triển tư duy của người học. 1.1.2. Quản lý phương tiện dạy học Quản lý PTDH là tác động có mục đích của người quản lý lên hệ thống PTDH nhằm thực hiện tốt các khâu: xây dựng chiến lược, lập kế hoạch, đầu tư mua sắm PTDH; khai thác sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa PTDH; bảo quản, kiểm kê, kiểm toán, thanh lý PTDH nhằm góp phần nâng cao CLGD toàn diện ở nhà trường. Nếu theo tiếp cận chức năng của quá trình quản lý thì QL PTDH là việc chủ thể quản lý sử dụng các chức năng kế hoạch hóa, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra để tác động lên toàn bộ vòng đời của phương tiện dự báo nhu cầu, mua sắm, sử dụng, bảo quản, đến thanh lý, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 1.1.3 Chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục ở trường CĐKT-KT là đào tạo ra con người có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng giải quyết vấn đề tương ứng với trình độ cao đẳng, được nhận diện thông qua: trình độ kiến thức chuyên ngành đào tạo mà người học lĩnh hội được; kỹ năng tay nghề có được; năng lực nhận thức và năng lực tư duy; kỹ năng sống và kỹ năng giải quyết vấn đề. 1.1.4. Phân loại phương tiện dạy học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT Nguồn thông tin, nguồn tài nguyên PTDH thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm, sản xuất Sách, sách điện tử, tài liệu, giáo trình, phần mềm, Phương tiện dạy học dùng chung PTDH dùng cho khối ngành kỹ thuật PTDH dùng cho khối ngành kinh tế - Phương tiện nghe nhìn: máy móc nghe nhìn, dụng cụ nghe nhìn, vật liệu nghe nhìn, - Phương tiện trực quan: mô hình, mẫu vật, vật thật, tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, -Máy móc, mô hình hoạt động, mô hình mô phỏng, vật thật, đất đai, vườn ao, bến bãi, -Phần mềm, PTDH ảo, hệ thống truyền dẫn, hệ thống mạng, hệ thống cảnh báo, -Công cụ, dụng cụ, -Vật tư, nguyên vật liệu, con giống, cây giống, -Máy móc, mô hình mô phỏng, mô hình P-Máy móc, mô hình hoạt động, mô hình mô phỏng, vật thật, đất đai, vườn ao, bến bãi, -Phần mềm, PTDH ảo, hệ thống truyền dẫn, hệ thống mạng, hệ thống cảnh báo, -Công cụ, dụng cụ, -Vật tư, nguyên vật liệu, con giống, cây giống, - Vật phẩm, văn phòng phẩm, 1.2. Tiêu chí tối thiểu để phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay Căn cứ vào các quy định của Cục Khảo khí và Kiểm định chất lượng giáo dục [27], những quy định về tiêu chuẩn thiết kế của trường ĐH [107] và tiêu chuẩn thiết kế của trường dạy nghề [108], chúng tôi đề xuất hệ thống tiêu chí, mang tính chất khung, để PTDH theo tiếp cận ĐBCL GD ở trường CĐKT-KT. 1.2.1. Tiêu chí tối thiểu để PTDH đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật (i- phụ lục 1) 1.2.2. Tiêu chí tối thiểu về điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ sử dụng PTDH nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường CĐKT-KT (ii - phụ lục 1) Theo quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo GV; bên cạnh đó theo Thông tư 15/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghể nghiệp. Cả hai cơ quan trên đều thể hiện quan điểm chung là ngoài PTDH phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định, thì các điều kiện CSVC hỗ trợ để sử dụng PTDH cũng được xem là một thành tố ĐBCL GD. Trong trường CĐKT-KT, PTDH cùng với các yếu tố đảm bảo khác là điều kiện quan trọng theo tiếp cận ĐBCL GD. Không thể đề cao hay coi nhẹ một điều kiện nào trong hệ thống các điều kiện ấy. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, với mục tiêu phát triển tay nghề và năng lực làm việc trong bối cảnh sự phát triển của khoa học và công nghệ, các trường CĐKT-KT không coi nhẹ PTDH. Không đảm bảo điều kiện về PTDH các hoạt động dạy học, rèn nghề chỉ thực hiện trên khung lý thuyết, sẽ dạy chay học chay. Và đó là nguyên nhân làm cho chất lượng nguồn nhân lực được ĐT không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. PTDH là điều kiện đảm bảo quan trọng và có những tiêu chí phù hợp với mục tiêu đào tạo, điều kiện cụ thể của nhà trường. Đối với các trường CĐKT-KT hiện nay, hệ thống tiêu chí về PTDH phải đảm bảo các yêu cầu theo: Điều lệ trường cao đẳng, Thông tư 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ GD-ĐT, quyết định số 1237/ KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 03/8/2016 của Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục; Thông tư 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/6/2017 của Bộ LĐTBXH và các văn bản hiện hành khác. Trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, tiêu chí về PTDH cần phải bám sát vào những tiêu chí về xây dựng trường CĐ tiên tiến, hội nhập khu vực và quốc tế [115]. Đó là tiêu chuẩn 5: Cơ sở vật chất - Trang thiết bị, bao gồm: (1) Thư viện: hoạt động với số lượt người/tháng nhiều hơn quy mô SV của trường; có sách, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước; có thư viện điện tử; (2) Đảm bảo diện tích sàn xây dựng sở hữu của trường phục vụ cho đào tạo: 2m2/SV; (3) Có khu vực SV tự học; (4) Có khu vực SV hoạt động văn - thể - mỹ và sinh hoạt cá nhân; (5) Đảm bảo hệ thống xưởng thực hành, thực tập; phòng thí nghiệm và trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu tương ứng ngành đào tạo theo quy định. 1.2. Một số văn bản pháp lý cần thiết cho người làm công tác quản lý phương tiện dạy học - Luật số 15/2017/QH14 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành về luật quản lý, sử dụng tài sản công; - Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tải sản công; - Thông tư 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ tải chính về Hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tải sản công; - Luật đấu số 43/2013/QH 2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành về Luật đấu thầu; - Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; - Quyết định 58/2015/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập; - Quy chế quản lý tài sản công của trường CĐKT-KT Thành phố Hồ Chí Minh; - Bộ quy trình ISO 9001-2008 của trường CĐKT-KT Tp. Hồ Chí Minh. II. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ LÀM CÔNG TÁC THIẾT BỊ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT 2.1. Tiêu chuẩn, yêu cầu đối với đội ngũ làm công tác thiết bị dạy học 2.1.1.1. Về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị - Chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của cán bộ viên chức. - Có trách nhiệm trong công tác. - Thực hiện kỉ cương, nề nếp, hợp tác trong công tác. - Có ý thức tự học, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe. 2.1.1.2. Về trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ a) Về trình độ đào tạo - Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên. - Trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, công việc theo đúng vị trí việc làm. - Chứng chỉ nghề nghiệp liên quan đến công việc phụ trách (chứng chỉ quản lý công tác đấu thầu, chứng chỉ kiểm định giá vật tư, chứng chỉ kiểm định chất lượng và khấu hao tài sản, chứng chỉ tin học,...). b) Về kĩ năng làm việc, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ - Hiểu biết rỏ về hệ thống, thực trạng PTDH của đơn vị. - Nắm được đầy đủ nội dung công tác quản lý PTDH theo quy định hiện hành. - Có năng lực sử dụng công nghệ thông tin, phần mềm trong quản lý PTDH. - Có kỹ năng quản lý, cụ thể là quản lý PTDH. - Xây dựng được kế hoạch: đầu tư, mua sắm; khai thác, sử dụng; bảo quản, duy tu, bảo dưỡng; kiểm kê; thanh lý PTDH. - Tổ chức quản lý: hồ sơ, sổ sách, chứng từ, các kế hoạch. - Báo cáo: định kỳ (tháng, học kỳ, năm học, năm tài chính) hoặc báo cáo đột xuất (theo yêu cầu). - Sắp xếp, bảo quản, bảo dưỡng PTDH đúng quy định và khoa học. - Có khả năng quản lí, sắp xếp hệ thống thiết bị dạy học trong trường theo phương châm "dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy ra". - Phân bổ cụ thể các nguồn lực tài chính và thời gian. - Có khả năng tổ chức các hoạt động trong phòng thí nghiệm/ xưởng thực hành. - Có khả năng lên kế hoạch cho một môn thực hành/thí nghiệm hay một ca thực hành/thí nghiệm. - Biết hướng dẫn sử dụng thiết bị khi cần thiết, có khả năng hướng dẫn sinh viên vận hành PTDH. - Biết sửa chữa những thiết bị, PTDH hư hỏng đơn giản. c) Tinh thần trách nhiệm - Trách nhiệm trong công tác đang phụ trách như: quản lý, bảo quản, sử dụng PTDH tại đơn vị. - Tinh thần hợp tác với các viên chức khác trong thực hiện nhiệm vụ. - Ý thức và có kế hoạch học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 2.2. Các nhiệm vụ đối với đội ngũ làm công tác quản lý PTDH 2.2.1. Về công tác quản lý PTDH - Đảm bảo hồ sơ, sổ sách quản lý đầy đủ và khoa học. - Đảm bảo cập nhật đầy đủ và kịp thời các số liệu, tư liệu của quá trình sử dụng thiết bị trong toàn trường - Xây dựng nội quy phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng thực hành khoa học và khả thi - Quản lý, bảo quản tốt PTDH hiện có 2.2.2. Về công tác phục vụ sử dụng PTDH - Thực hiện nghiêm túc và chu đáo kế hoạch về công tác thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học. - Hướng dẫn sử dụng PTDH cho giảng viên, sinh viên khi cần thiết. - Đảm bảo kỷ luật, chấp hành đúng nội quy phòng thí nghiệm/ phòng thực hành/ phòng học bộ môn. - Đảm bảo thực hiện các quy định về an toàn cho người và PTDH trong quá trình tiến hành sử dụng. Giải quyết kịp thời và có hiệu quả khi có sự cố mất an toàn xảy ra. - Đảm bảo đầy đủ PTDH, dụng cụ, hoá chất, vật tư theo yêu cầu của chương trình đào tạo, của đề cương chi tiết môn học, của hệ thống bài tập thực hành. 2.2.3. Về công tác sắp xếp, giữ gìn PTDH - Tham mưu từng bước xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho công tác sắp xếp, giữ gìn thiết bị: từ phòng thiết bị đến phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng học bộ môn. - Sắp xếp PTDH đúng quy định và khoa học, bảo đảm "dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy ra" 2.2.4. Về công tác bảo quản, bảo dưỡng thiết bị - Đảm bảo trật tự, vệ sinh sạch sẽ kho để PTDH/phòng thí nghiệm/phòng thực hành/phòng học bộ môn. - Có kế hoạch và tổ chức thực hiện định kì bảo quản, bảo dưỡng, bảo trì thiết bị để PTDH luôn luôn trong tư thế sẵn sàng phục vụ dạy học và nghiên cứu khoa học. - Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm kê, thanh lý định kỳ, đột xuất theo quy định. III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 3.1. Công tác quản lí và điều hành vĩ mô của Bộ LĐTB&XH - Xây dựng kế hoạch chiến lược về phát triển PTDH và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý PTDH. - Ban hành quy chuẩn kỹ thuật phòng bộ môn, phòng thực hành, phòng thí nghiệm. - Ban hành các QĐ danh mục tối thiểu về PTDH các ngành học, cấp học, bậc học. - Phê duyệt các đơn vị tham gia NCKH, thiết kế và sản xuất mẫu PTDH. - Hướng dẫn các địa phương về công tác mua sắm PTDH. 3.2. Công tác quản lý và điều hành của Thành phố, của Sở LĐTB&XH thành phố Hồ Chí Minh - Xây dựng kế hoạch phát triển PTDH và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác PTDH cho các trường CĐKT-KT - Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm PTDH hằng năm thuộc các dự án có nguồn kinh phí lớn - Hướng dẫn các trường CĐKT-KT thực hiện mua sắm PTDH hằng năm - Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, viên chức PTDH về công tác quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng PTDH phục vụ hoạt động dạy học - Tổ chức kiểm tra các trường về thực hiện các nhiệm vụ quản lý PTDH 3.3. Công tác quản lý thiết bị dạy học tại trường CĐKT-KT Nội dung quản lý PTDH theo tiếp cận ĐBCL GD ở các trường CĐKT-KT được thực hiện theo chức năng quản lý (xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá). Các biện pháp quản lý của chủ thể quản lý trong các chức năng ấy đều phải bám sát các các tiêu chí về ĐBCL GD, hướng đến hoàn thiện PTDH, làm cho PTDH ngày càng đáp ứng tốt hơn các tiêu chí ĐBCL, góp phần nâng cao CLĐT nguồn nhân lực của các trường CĐKT-KT. Vì vậy, trong quá trình QL PTDH, đội ngũ CBQL không những quán triệt định hướng nói trên mà phải đảm bảo các điều kiện cần và đủ để thực hiện tốt các định hướng đó. Nội dung quản lý gồm: - Xây dựng kế hoạch phát triển PTDH đáp ứng yêu cầu về nâng cao CLĐT - Đầu tư, mua sắm phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu ĐBCL GD - Quản lý bảo quản, sử dụng PTDH theo hướng hiệu quả, nâng cao CLĐT - Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và hợp lý về cơ cấu. - Quản lý phát triển, đa dạng hóa PTDH nhằm không ngừng nâng cao mức ĐBCL GD như: Phát triển PTDH tự làm; đẩy mạnh hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác khai thác, sử dụng PTDH. - Kiểm kê, đánh giá để bổ sung thay thế hoặc thanh lý PTDH không còn sử dụng IV. HƯỚNG DẪN SẮP XẾP, BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG, KIỂM KÊ, TÍNH KHẤU HAO PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 4.1. Sắp xếp 4.1.1. Sắp xếp: Là việc xem xét để đặt từng PTDH vào đúng vị trí, theo một trật tự được coi là hợp lí. 4.1.2. Hướng dẫn sắp xếp Để phục vụ cho công tác sắp xếp, đội ngũ người làm công tác thiết bị tham mưu từng bước xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho công tác sắp xếp, giữ gìn PTDH phải khoa học, sắp xếp theo trình tự: (1) Phòng thí nghiệm/xưởng thực hành các môn cơ bản; (2) Phòng thí nghiệm/xưởng thực hành các môn dùng chung; (3) Phòng thí nghiệm/xưởng thực hành các môn học chuyên ngành; (4) Kho để PTDH, vật tư, 4.2. Bảo quản 4.2.1. Bảo quản: Là việc giữ gìn PTDH cho khỏi hư hỏng, đảm bảo được tính năng kỹ thuật và tuổi thọ sử dụng. 4.2.2. Hướng dẫn bảo quản - Đội ngũ người làm công tác PTDH tham mưu cho Hiệu trưởng phê duyệt “Nội quy Phòng thí nghiệm, phỏng thực hành/Phòng học bộ môn”. Nội quy phải được treo tại phòng thí nghiệm / xưởng thực hành và nhắc nhở mọi người chấp hành đúng quy định. - Khi tiếp nhận PTDH đội ngũ làm công tác thiết bị phải được tập huấn, hướng dẫn sử dụng, vận hành thiết bị một cách thuần thục; nhà cung ứng phải cung cấp đầy đủ bảng quy trình, hướng dẫn sử dụng, vận hành PTDH. Bản hướng dẫn này phải đủ lớn, đầy đủ, rỏ ràng, dễ hiểu và dán ngay trên những thiết bị có quy trình vận hành phức tạp hoặc cần sự an toàn cho người và thiết bị. - Thực hiện bàn giao PTDH cho GV giảng dạy vào đầu mỗi ca/buổi học và nhận bàn giao sau khi kết thúc ca/buổi học. Đảm bảo PTDH luôn hoạt động tốt, an toàn trong lao động; đảm bảo tốt công tác vệ sinh cho phòng/xưởng và cả thiết bị. Có ký nhận và nhận xét của người sử dụng PTDH. - Lập biên bản trong các trường hợp hư hỏng trong quá trình sử dụng, vận hành PTDH (nếu có) 4.3. Bảo dưỡng 4.3.1. Bảo dưỡng: việc trông nom, giữ gìn, sửa chữa thường xuyên hoặc kịp thời phát hiện hư hỏng nhằm đảm bảo PTDH luôn hoạt động tốt, đúng thông số kỹ thuật và sử dụng được lâu bền 4.3.2. Hướng dẫn bảo dưỡng - Xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kì hằng năm, bao gồm dự toán kinh phí bảo dưỡng thiết bị, máy móc và bổ sung, thay thế những thứ bị hư hỏng hoặc đã hết hạn sử dụng. - Khi vận chuyển nhập hoặc di chuyển thiết bị, máy móc phải có vỏ chống xước và tránh va đập. - Phải có chế độ điều hoà không khí, máy hút ẩm nơi giữ gìn, bảo quản một số loại phương tiện và thiết bị cần thiết. - Không tự tiện tháo các chi tiết máy, nên tham khảo tư vấn chuyên môn. 4.4. Kiểm kê, thanh lí, khấu hao Công tác kiểm kê là nhằm để đánh giá hiện trạng về số lượng, chất lượng, hiệu suất đầu tư, hiệu quả mang đến của quá trình đầu tư. Nhìn nhận lại PTDH hiện có đáp ứng được chuẩn về điều kiện chất hay không, từ đó thực hiện đánh giá để bổ sung thay thế hoặc thanh lý PTDH nhằm kịp thời đáp ứng phục vụ nhu cầu đào tạo của nhà trường Khấu hao là việc tính vào giá thành sản phẩm lượng giá trị tương đương với giá trị hao mòn của tài sản cố định, nhằm tạo ra nguồn vốn để sửa chữa hoặc mua sắm tài sản cố định mới. Kiểm kê, thanh lí, khấu hao tài sản – TBDH là những công việc có liên quan mật thiết với nhau, là một chuỗi công việc thường diễn ra cuối mỗi năm học. - Lập kế hoạch kiểm kê, đánh giá để bổ sung thay thế hoặc thanh lý PTDH không còn sử dụng được thực hiện định kỳ 2 lần/ năm (giữa kỳ: tháng 6 và cuối kỳ: 0g ngày 01/01 hàng năm). Xây dựng kế hoạch kiểm kê, đánh giá PTDH phải hướng đến đánh giá đúng đắn mức độ ĐBCL GD còn lại bao nhiêu, sự thiếu hụt so với tiêu chí tối thiểu. Đánh giá sau kiểm kê là cơ sở cho một kỳ kế hoạch mua sắm tiếp theo, tất cả đều phải hướng đến việc làm cho PTDH ngày một hoàn thiện, đáp ứng ở mức cố gắng nhất việc ĐBCL GD. - Tổ chức triển khai kiểm kê, đánh giá PTDH theo định kỳ, đột xuất theo đúng quy định hiện hành, triển khai thực hiện công tác kiểm kê theo kế hoạch hoặc đột xuất. Quá trình kiểm kê phải đảm bảo đủ về số lượng, CL PTDH trong quá trình sử dụng. Xây dựng được bộ công cụ nhằm đánh giá được tính chính xác của các thông số kỹ thuật sau thời gian sử dụng; tổ chức đánh giá hiệu suất sử dụng, hiệu quả đầu tư. Đảm bảo đủ số lượng, CL PTDH trong quá trình sử dụng; có những công cụ nhằm đánh giá được tính chính xác của các thông số kỹ thuật sau thời gian sử dụng. - Thực hiện tổng kết đánh giá công tác kiểm kê, trong đó có đánh giá hiện trạng, khấu hao tài sản, hiệu suất, hiệu quả đầu tư. V. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 5.1. Nguyên tắc chung Việc sử dụng PTDH cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây 5.1.1. Sử dụng đúng mục đích Khi sử dụng PTDH, GV cần xác định rõ mục đích sử dụng thiết bị đó. 5.1.2. Sử dụng đúng lúc Xác định PTDH đó được sử dụng vào lúc nào, lúc đó thực sự cần thiết cho bài học không. Sử dụng có hiệu quả là PTDH được đưa ra đúng lúc mà nội dung và phương pháp đó cần đến. Hoặc khi GV cần vận hành thao tác mẫu, hướng dẫn SV sử dụng cho bài học thực hành của mình; khi cần kiểm tra, đánh giá kỹ năng tay nghề, mức độ tiếp thu kiến thức của người học. 5.1.3. Sử dụng đúng chỗ - Đối với những PTDH nhỏ, dễ di chuyển và sử dụng trong giảng dạy lý thuyết, bài thực hành, thí nghiệm đơn giản tại phòng học: Tìm các vị trí hợp lí để trình bày thiết bị, đề ở vị trí mà tất cả SV ở trong lớp đều nhìn rõ các chi tiết hoặc có thể nghe rõ những âm thanh phát ra từ thiết bị đó. Đặt thiết bị ở vị trí an toàn cho SV và GV. Vị trí đặt các thiết bị trong lớp học cần đảm bảo đủ ánh sáng, thông gió, gần ổ cắm điện - Đối với phòng/xưởng thực hành chuyên môn: Sử dụng, vận hành đúng theo nội quy, quy định, quy trình vận hành, sử dụng PTDH của phòng/ xưởng đó. Người hướng dẫn phải đứng ở vị trí sao cho SV dễ quan sát, nghe rỏ hướng dẫn. Trong quá trình SV rèn luyện kỹ năng, GV phải chọn vị trí đứng phù hợp để kịp thời hướng dẫn, khắc phục thiếu sót của người học. 5.1.4. Sử dụng đúng liều lượng - Đối với lớp học lý thuyết: Sử dụng thiết bị cần quan tâm đến số lần sử dụng thiết bị trong một tiết học. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm rối và thậm chí loãng những kiến thức cần tập trung. Nhưng nếu dùng quá ít thì giờ học không hứng thú, không khai thác được tính tích cực của HS. Như vậy sử dụng thiết bị trong một giờ học cần đảm bảo hợp lí không nhiều và cũng không quá ít. Không nên quá lạm dụng thiết bị, nhất là các phương tiện nghe nhìn. Trong một tiết học nên phối hợp các loại thiết bị khác nhau, giữa thiết bị truyền thống với các thiết bị hiện đại. Điều đó sẽ giúp cho SV hứng thú học tập hơn. - Đối với lớp học thực hành, thí nghiệm: GV phải sử dụng PTDH thao tác mẫu sao cho đủ thời lượng, liều lượng, đảm bảo người học nắm bắt được các thao tác vận hành, thí nghiệm để sau đó họ tự rèn luyện kỹ năng tay nghề cho bản thân 5.1.5. Kết hợp sử dụng thiết bị có trong nhà trường và thiết bị ngoài xã hội: Các thiết bị ở ngoài xã hội (ở các doanh nghiệp, nhà máy, trường bạn) rất phong phú và hiện đại, nếu kết hợp khai thác hợp lí các phương tiện ngoài xã sẽ hỗ trợ tốt cho việc dạy - học và nghiên cứu khoa học trong nhà trường. 5.2. Hướng dẫn sử dụng phương tiện dạy học Do giới hạn về thời gian, độ dài luận án theo quy định, luận án xin được đính kèm minh họa bộ tài Hướng dẫn sử dụng một số PTDH của ngành cơ khí như sau: Chương 1 THAO TÁC SỬ DỤNG MÁY TIỆN 1.1. Mục tiêu - Biết rỏ các cơ phận chính của máy tiện, công dụng của chúng. - Xác định sự phù hợp giữa chiều cao máy với chiều cao người công nhân. - Mở và đóng động cơ điện vào máy. - Mở và đóng chuyển động chính của máy theo chiều thuận và nghịch. - Vận hành xa dọc, xa ngang, bàn trượt phụ bằng tay và tự động. 1.2. Cấu tạo máy tiện Hầu hết các máy tiện đều có các bộ phận chính như ụ đứng, ụ động, bàn dao, thân và băng máy HỆ ĐIỀU KHIỂN MÁY TIỆN BEMATO 1-2. Tay gạt liên kết trục trơn và trục vít me, tay gạt chọn hệ inch và hệ mét, tay gạt chọn bước tiến. 11. Tay quay nòng ụ động. 3-4. Tay gạt thay đổi tốc độ trục chính. 12. Trục vít me. 5. Mâm cặp. 13. Trục trơn 6. Tay gạt đóng, mở đai ốc 2 nữa. 14. Tay gạt khởi động máy. 7. Tay quay bàn trượt trên. 15. Thắng an toàn 8. Nòng ụ động. 16. Tay quay xa dao dọc 9. Tay siết ụ động với băng máy. 17. Cần gạt tự động xa ngang và xa dọc. 10. Ụ động. 18. Tay siết ổ dao. Cấu tạo chung máy tiện Bemato 1.3. Thao tác vận hành máy 1.3.1. Chuẩn bị - Cần phải kiểm tra máy trước khi vận hành. - Kiểm tra điện vào máy. - Kiểm tra mâm cặp và các tấm chắn hộp vi sai các được lắp chặt hay không. - Gạt các tay gạt tự động về vị trí trung gian (Không làm việc). - Đưa ụ động về vị trí cuối cùng của băng máy (Chú ý không để ụ động trượt ra khỏi băng dẫn hướng của thân máy. - Di chuyển hộp xa dao về vị trí giữa băng máy. - Chọn số vòng quay trục chính (Trong phạm vi bài tập này chỉ chọn số vòng quay nhỏ hơn hoặc bằng 180 vòng/phút). - Chọn lượng tiến dao bàn xa dao. Lưu ý: Trong quá trình vận hành máy chỉ được phép đổi tốc độ trục chính khi động cơ điện của máy ngừng quay hẳn. Không được rời khỏi vị trí làm việc khi trục chính máy còn quay. 1.3.2. Các bước thực hiện Theo sự hướng dẫn của giảng viên, kiểm tra lại máy và lựa chọn số vòng quay trục chính thích hợp, đưa các tay gạt tự động về vị trí trung gian. NỘI DUNG CÔNG VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1: Chuẩn bị vào công việc Kiểm tra chiều cao của máy và người Xác định vị trí làm việc bên máy - Kiểm tra chiều cao của người và máy: Lựa chọn bục để chân sao cho khi gập khuỷu tay vuông góc, bàn tay nằm ngang tâm máy - Xác định vị trí làm việc bên máy: Đứng vững hơi dạng chân, đối diện với xa dao máy cách tay quay xa ngang một khoảng 80-100mm. 2: Nối động cơ điện với nguồn - Kiểm tra sự tiếp đất của máy có tốt không? - Kiểm tra cần gat tốc độ (04) và (07) - Kiểm tra mâm cặp (08) - Khởi động điện cho máy bằng nút (09). Theo qui tắt an toàn thì nút cấp nguồn màu xanh và nút tắt nguồn là màu đỏ. 3: Cho chạy và hãm trục chính của máy Cho trục chính quay thuận Cho trục chính quay nghịch - Kiểm tra mâm cặp có được bắt chặt trên trục chính và chấu cặp có bắt chặt vào mâm không - Điều chỉnh số vòng quay thích hợp. - Quay thuận: Dùng tay đẩy tay quay 1 từ vị trí trung gian - Vị trí giữa (Mâm cặp không quay) xuống vị trí (I). Khi đó trục chích sẽ quay theo chiều kim đồng hồ (Chiều thuận). - Quay nghịch: Dùng tay đẩy tay quay 1 từ vị trí trung gian_Vị trí giữa (Mâm cặp không quay) lên vị trí (II). Khi đó trục chích sẽ quay theo ngược chiều kim đồng hồ (Chiều nghịch). - Dừng máy: Dùng tay đẩy cần gạt 1 về vị trí giữa I và II. Chờ ít giây trục chính sẽ ngừng lại. 4: Vận hành xa dọc - Xác định lượng dịch chuyển bàn dao: Giá trị dịch chuyển này phụ thuộc vào giá trị du xích máy.  Giá trị du xích máy k được tính theo công thức: N S k  Trong đó: S là bước ren của trục vít me. N là tổng số vạch trên du xích. Đối với xa dọc các máy thường có k=1 (T6M16) hoặc k=0.1 (Bemato). Đối với xa ngang thường k=0.05  Vậy số vạch cần quay nv của du xích được xác định như sau: nv = t/k Trong đó: t là khoảng cần dịch chuyển của bàn dao. - Vận hành xa dọc: Dùng 2 tay cầm tay quay hình vô lăng sao cho ngón cái ôm lấy vành từ phía trong, ngón trỏ nằm trên mép rìa của vành, các ngón còn lại ôm phía ngoài vành: Quay đều và chậm. Động tác đầu khi dịch chuyển Bàn dao về phía ụ đứng máy Động tác tiếp theo khi dịch chuyển bàn dao về phía ụ đứng máy 5: Vận hành xa ngang - Vận hành xa ngang: Ngón cái tay phải ôm lấy đuôi trên, các ngón còn lại ép vào tay quay, ngón trỏ và ngón giữa của tay trái ôm lấy đuôi hình cầu của tay quay, ngón cái tỳ vào chính giữa hình cầu. Sau khi quay tay quay nữa vòng, chuyển tay phải trước rồi sau đó chuyển tay trái. Quay tay quay theo chiều kim đồng hồ. 6: Vận hành bàn trượt trên: Tương tự như xa ngang Động tác đầu khi dịch chuyển bàn trượt trên về phía trước. Động tác tiếp theo khi dịch chuyển bàn trượt trên về phía trước. 5: Vận hành xa dọc, xa ngang bằng bước tiến tự động. - Theo sơ đồ cấu tạo máy tiện, dựa vào bảng hướng dẫn đưa các tay gạt về vị trí thích hợp - Đưa tay gạt (14) sang phải và kéo lên xa dọc sẽ chuyển động tịnh tiến - Đưa tay gạt (14) sang trái và kéo xuống xa ngang sẽ chuyển động tịnh tiến 6: Đưa máy về vị trí an toàn, ngắt điện vào máy - Ngắt nguồn điện vào động cơ máy - Di chuyển hộp xa dao về vị trí giữa băng - Vệ sinh máy và tra dầu mỡ vào những nơi dễ bị mòn, bị han gỉ. Chương 2: THAO TÁC SỬ DỤNG THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ NGHỀ TIỆN 2.1. Mục tiêu - Hiểu rỏ cấu tạo và chức năng của thước cặp, panme; cách sử dụng chúng trong quá trình đo kiểm kích thước. - Luyện tập thao tác đo kiểm bằng các lọai dụng cụ đo đúng kỹ thuật, đạt độ chính xác. - Sử dụng được các lọai dưỡng, calíp, thước lá. 2.2. Hướng dẫn sử dụng dụng cụ đo 2.2.1. Thước lá Đây là một loại dụng cụ do khắc vạch không chỉ báo được sử dụng chủ yếu để đo kiểm các kích thước không cần chính xác hoặc có độ chính xác không cao. Thước lá thường được chia ra các cỡ với các phạm vi đo như sau:  Thước có phạm vi đo tới 150mm.  Thước có phạm vi đo tới 200mm.  Thước có phạm vi đo tới 300mm.  Thước có phạm vi đo tới 500mm. Đo kích thước phôi bằng thước lá. 2.2.2. Thước cặp 2.2.2.1. Công dụng Thước cặp dùng để đo các kích thước ngoài như chiều dài, chiều rộng, đường kính trụ ngoài các kích thước trong như đường kính lỗ, chiều rộng rãnh và chiều sâu. Tuỳ vào khả năng đạt được độ chính xác của thước, người ta chia ra làm 3 loại thước cặp 1/10, 1/20, 1/50. 2.2.2.2. Cấu tạo: Gồm có 2 phần chính sau: - Thân thước chính: mang mỏ đo cố định và trên thân có thang chia độ theo milimet. - Khung trượt: mang mỏ đo di động và trên thân có các thang chia phụ, được gọi là phần du xích của thước. Công dụng của phần này dùng để làm tăng độ chính xác của thước. - Ngoài ra còn có các bộ phận phụ như vít hãm, thanh đo sâu, 4 5 6 7 8 9 0 0 1 2 3SOMET 1/50 Vít haõm Thöôùc chính Ñuoâi ño saâuThöôùc phuï Moû ño trong Moû ño ngoaøi 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Moû ño ñoäng Moû ño coá ñònh Khung tröôït 9876543210 2.2.2.3. Cách đọc kết quả đo - Để đọc trị số đo một cách chính xác thì hướng quan sát để đọc trị số phải vuông góc với dụng cụ đo. - Kích thước đo được xác định tuỳ thuộc vào vị trí vạch “0” của du xích trên thang chia thước chính, vị trí đó là “phần nguyên” của thước. Tiếp theo xem vạch thứ mấy trên du xích trùng với vạch bất kỳ trên thước chính, lấy số thứ tự vạch đó nhân giá trị thước (hay độ chính xác của thước) sẽ là giá trị “phần lẻ” của thước, cộng hai giá trị này sẽ được giá trị của kích thước đo. 5 0 2 51 32 4 3 4 06 87 9 6 7 8 9 Vaïch "0" du xích Vaïch cuoái du xích Vaïch thöù 20 truøng thöôùc chính 10987543 6 Vaïch "0" du xích 30 21 64 5 7 8 9 0 KT "leû" - Giá trị của thước (hay độ chính xác của thước) có thể xác định bằng cách lấy khoảng cách hai vạch trên thước chính (thường là 1mm) đem chia cho tổng số vạch trên du xích.  Số đo chẵn: 1/50 SOMET 0 51 2 0 1 32 4 3 4 5 6 87 9 6 7 0 8 9 - Vạch “0” du xích trùng với một vạch trên thước chính (vạch 28). - Vạch cuối cùng của du xích trùng với một vạch bất kỳ trên thước chính. - Giá trị đo được = 28mm * Số đo lẻ: - Giá trị đo được gồm 2 phần: phần nguyên và phần lẻ - Giá trị phần nguyên được xác định bên trái vạch “0” của du xích (vạch 32). - Giá trị phần lẻ được xác định bởi vạch của du xích trùng với vạch bất kỳ trên thước chính, lấy số thứ tự của nó nhân với giá trị của thước ta được phần lẻ. 0SOMET 1/50 98764321 5 10 42 3 65 7 98 0 Giá trị phần lẻ = 20x 1/50 = 0.4 mm Giá trị đo được = 32 + 0.4 = 32.4mm 2.2.2.4. Cách đo Kiểm tra thước trước khi đo: - Thước đo chính xác khi 2 mỏ đo tiếp xúc khít nhau đồng thời vạch “0 “của du xích trùng với vạch “0 “của thang đo chính. - Nếu trong trường hợp 2 vạch này không trùng nhau ta nói thước không chính xác. Như vậy nếu dùng thước này thì kích thước chi tiết sẽ như thế nào? Khi đó kích thước chi tiết = kích thước đo được ± khoảng sai lệch. - Khoảng sai lệch được xác định bằng cách ta đo một chi tiết có kích thước chính xác hoặc một chi tiết được đo với thước có độ chính xác. Ta đem so sánh với thước cần xác định độ chính xác. Phương pháp đo: - Giữ cho mặt phẳng đo của thước // mặt phẳng chi tiết cần đo. - Áp mỏ đo cố định vào một cạnh của chi tiết. - Ngón tay cái bàn tay phải đẩy nhẹ khung trượt đưa mỏ đo di động áp vào cạnh còn lại của chi tiết, đồng thời ấn nhẹ để tạo một lực xác định. - Đọc kết quả đo. - Trong trường hợp phải lấy thước ra khỏi chi tiết đo mới đọc được kết quả thì phải dùng vít hãm chặt khung trượt của thước trước khi lấy thước ra khỏi chi tiết.  Nếu vật cần đo được gá trên máy tiện: - Tắt máy, cho mâm cặp dừng hẳn rồi mới thao tác. - Đối với chi tiết nhỏ, thao tác đo bằng tay phải và đọc trực tiếp trên máy. - Đối với chi tiết lớn, tay trái cầm thước phía mỏ đo cố định áp vào một cạnh của chi tiết, tay phải đẩy mỏ đo di động tiếp xúc cạnh còn lại của chi tiết đó Đo đường kính ngoài chi tiết Đo đường kính lỗ chi tiết bằng thước cặp bằng thước cặp Đo chiều dài bậc chi tiết Đo chiều sâu lỗ chi tiết bằng thước cặp bằng thước cặp  Nếu vật cần đo không gá trên máy tiện: - Đối với chi tiết nhỏ, tay trái cầm chi tiết, tay phải thao tác đo. - Đối với chi tiết lớn, đặt chi tiết lên mặt phẳng cố định, thao tác đo bằng cả hai tay. 2.3. Panme 2.3.1. Công dụng - Panme là loại dụng cụ đo có cấp chính xác cao từ 0.01 đến 0.001mm. - Theo kích thước đo được chi tiết, panme chia làm các loại như: 0-25mm, 25-50mm, 50-75mm, 75-100mm - Theo công dụng, panme chia làm panme đo ngoài, đo trong, đo chiều sâu, panme đo ren 2.3.2. Cấu tạo (Panme đo ngoài) Thöôùc phuï Thaân chöõ U 0 25 0.01 Voøng haûm Moû ño coá ñònh Moû ño ñoäng Nuùm vaën coù coùc tröôït OÁng coân ñoäng 45 5 0 0 210 Thöôùc chính Panme có cấu tạo gồm: Thân thước chính có lắp chặt đầu đo cố định và ống cố định. Trong ống cố định có cắt ren trong để ăn khớp với ren ngoài đầu đo động. Ngoài ra phía cuối ống động còn được lắp thêm núm vặn, gồm bộ ly hợp con cóc để tạo áp lực giống nhau lên chi tiết đo. Trên ống cố định của panme có đường chuẩn thẳng dọc theo chiều dài ống và có khắc thang chia độ ở hai phía đối với đường chuẩn hoặc chỉ có một thang chia độ ở một phía của đường chuẩn dọc theo chiều dài ống. Đối với thước có một thang chia độ: khoảng cách giữa hai vạch là 1mm; đối với thước có hai thang chia độ khoảng cách giữa hai vạch cùng phía là 1mm và khoảng cách giữa hai vạch khác phía là 0.5mm. Trên ống động, tại mặt vát côn được khắc các thang chia độ trên toàn bộ chu vi mặt vát với 50 khoảng đều nhau ứng với 50 vạch hoặc 100 khoảng, khoảng cách giữa hai vạch là 0.01mm. 1mm 0.5mm Meùp oáng ñoäng Ñöôøng c hua ån Thöôùc c hính 2.3.3. Các đọc kết quả đo Kích thước đo được xác định tuỳ thuộc vào vị trí của mép ống động, đó là phần thước chính nằm bên trái mép ống động và đây là “phần nguyên” của thước. Đồng thời căn cứ vào số thứ tự vạch trên ống động trùng với đường chuẩn trên ống cố định, lấy số thứ tự vạch đó nhân giá trị thước (hay độ chính xác của thước) sẽ là giá trị “phần lẻ” của thước, cộng hai giá trị này sẽ được giá trị của kích thước đo - Mép ống động trùng vạch 12 trên thước chính - Vạch “0” du xích trùng với đường chuẩn. Trị số đo được = 12 mm - Mép ống động trùng vạch 8.5 trên thước chính - Vạch “0” du xích trùng với đường chuẩn. Trị số đo được = 8.5 mm - Mép ống động sát vạch 12 trên thước chính - Vạch “24” du xích trùng với đường chuẩn. Trị số đo được = 12 + 24x0.01 mm = 12.24 mm - Mép ống động sát vạch 8,5 trên thước chính - Vạch “49” du xích trùng với đường chuẩn. Trị số đo được = 8.5 + 49x0.01 mm = 8.99 mm 2.3.4. Cách đo Kiểm tra thước trước khi đo: - Đối với panme 0-25mm, panme chính xác khi 2 mỏ đo tiếp xúc khít nhau khi đó vạch “0“ trên mặt vát côn trùng với đường chuẩn đồng thời mép ống động trùng vạch “0” thước chính. - Đối với panme có phạm vi đo từ 25-50mm hoặc lớn hơn thường có một căn mẫu để kiểm tra thước. Khi đó để kiểm tra panme chính xác ta dùng panme đo căn mẫu thì vạch “0“ trên mặt vát côn trùng với đường chuẩn đồng thời được giá trị của căn mẫu. - Cần phải hiệu chỉnh lại panme khi panme không đảm bảo độ chính xác. Khi hiệu chỉnh panme, trước tiên cần vặn vít hãm để cố định mỏ đo động, sau đó dùng chìa vặn chuyên dùng để vặn ống động sao cho vạch “0“ trên mặt vát côn trùng với đường chuẩn thước. Phương pháp đo: - Chọn panme tương ứng với giá trị cần đo. - Lau sạch hai đầu mỏ đo. - Giữ cho tâm hai mỏ đo trùng với kích thước cần đo. - Khi đo tay trái cầm thân chữ U panme, áp mỏ đo cố định vào một cạnh của chi tiết cần đo chi tiết. Tay phải vặn ống động để mỏ đo động tiến gần bề mặt chi tiết đo, sau đó vặn nút hạn chế áp lực đo đến khi bộ ly hợp con cóc trượt nhau, mỏ đo không dịch chuyển nữa, ta đọc kết quả đo. Đo chi tiết đặt trên mặt phẳng Đo chi tiết gá trên máy tiện Đối với những chi tiết nhỏ, ta có thể cầm chi tiết cần đo bằng tay trái, khi đó panme được giữ bằng tay phải và ngón út tuỳ vào thân chữ U. Đo chi tiết nhỏ bằng một tay 2.4. Calíp kiểm tra mặt trụ - Calíp là một dụng cụ đo gián tiếp không trực tiếp cho ra kết quả dùng để xác định kích thước gia công có nằm trong phạm vi dung sai cho phép không thường áp dụng trong sản xuất hàng loạt. - Calíp kiểm tra mặt trụ có hai loại calíp hàm (vòng) dùng để kiểm tra kích thước trụ ngoài và calíp trục dùng để kiểm tra kích thước mặt trụ trong. - Calíp hàm (vòng) gồm có hai đầu: một đầu lọt có kích thước bằng kích thước lớn nhất cho phép của trục cần kiểm tra và một đầu không lọt có kích thước bằng kích thước nhỏ nhất cho phép của trục. - Khi kiểm tra, nếu kích thước trục gia công lọt qua đầu lọt và không lọt qua đầu không lọt là đạt yêu cầu về dung sai. Vòng lọt Vòng không lọt Đầu lọt Đầu không lọt Calíp vòng đo kích thước trụ ngoài Calíp hàm đo kích thước trụ ngoài - Calíp nút gồm có hai đầu: một đầu lọt có kích thước bằng kích thước nhỏ nhất cho phép của lỗ cần kiểm tra và một đầu không lọt có kích thước bằng kích thước lớn nhất cho phép của lỗ. - Khi kiểm tra, nếu kích thước lỗ gia công lọt qua đầu lọt và không lọt qua đầu không lọt là đạt yêu cầu về dung sai. Calíp trục đo kích thước lỗ Chương 3 THAO TÁC SỬ DỤNG MÁY PHAY 3.1. Mục tiêu - Biết vận hành và làm đúng các thao tác khi sử dụng máy phay. - Biết thay đổi tốc độ trục chính đúng thao tác. - Biết mở và đóng chuyển động chính máy theo chiều thuận và nghịch. - Biết vận hành bàn máy dọc, bàn máy ngang, bệ công xôn bằng tay và tự động. 3.2. Thiết bị: Máy phay vạn năng 3.3. Cấu tạo máy phay: Hầu hết các máy phay đều có các bộ phận chính như sau: 01-Giá đở. 16-Vít nâng bàn trượt đứng. 02-Gối đở trục dao. 17-Đế máy(chứa nước làm nguội). 03-Trục gá dao phay. 18-Đai ốc bám giá đở. 04-Ống dẫn nước. 19-Tay gạt thay đổi tốc độ trục chính 05-Bàn trượt dọc. 20-Tay gạt thay đổi tốc độ trục chính 06-Cử giới hạn hành trình. 21-Bảng tốc độ trục chính . 07-Tay gạt tự động bàn trượt dọc. 22-Kệ chứa dụng cu. 08-Bàn trượt ngang. 23-Tay quay bàn trượt dọc. 09-Vòng điều chỉnh bước tiến bàn máy. 24-Công tắc cho điện vào máy 10-Tay gạt tự động bàn trượt ngang. 25-Ổ cắm điện. 11-Tay quay bàn trượt đứng . 26-Công tắc động cơ bơm nước. 12-Tay quay bàn trượt ngang. 27-Công tắc động cơ trục chính. 13-Nút nhấn khởi động máy. 28-Công tắc bàn máy. 14-Tay gạt tự động bàn trượt đứng. 29-Ống dẫn nước về. 15-Tay gạt chạy tự động nhanh. 30 -Bệ công xôn(bàn trượt đứng). HỆ ĐIỀU KHIỂN MÁY PHAY WILHELM GRUPP KG – UF2 3.4. Thao tác vận hành máy - Chuẩn bị: Cần phải kiểm tra máy trước khi vận hành (quay tay các chuyển động chạy dao). - Đóng cầu dao điện, cho điện vào máy. - Gạt các tay gạt tự động về vị trí trung gian (Không làm việc). - Đưa bệ công xôn về vị tri an toàn của máy (Chú ý không để bệ công xôn gần trục chính). - Di chuyển bàn máy dọc về vị trí giữa thân máy. - Chọn số vòng quay trục chính (Trong phạm vi bài tập này chỉ chọn số vòng quay nhỏ hơn hoặc bằng 500 vòng/phút). Cho điện vào các động cơ cần sử dụng. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Lưu ý: Trong quá trình vận hành máy chỉ được phép đổi tốc độ trục chính khi động cơ điện của máy ngừng quay hẳn. 3.5. Các bước tiến hành Thứ tự thực hiện Hướng dẫn Bước 1: Chuẩn bị - Kiểm tra chiều cao giữa người và máy để lựa chọn bục gỗ sao cho khi gập khuỷu tay vuông góc bàn tay nằm ngang tầm máy. - Vị trí làm việc: ở giữa máy, chân hơi dạng ra, đối diện xa dọc bàn máy, cách tay quay xa ngang một khoảng 150-200mm Bước 2: Tìm hiểu bảng điện I III II 24 25 26 27 28 - Công tắc 24 cho nguồn điện vào máy(từ O qua I). -Công tắc 28 cho động cơ bàn máy hoạt động(từ O qua I). - Công tắc 27 cho động cơ trục chính hoạt động(gồm I và II) cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ(trái hoặc phải). Công tắc 26 cho động cơ bơm dung dịch tưới nguội. Bước 3: Điều chỉnh tốc độ trục chính III - Máy phay UF2 có 12 tốc độ từ 45v/p đến 2.000v/p. - Tay gạt bên trái có 2 vị trí: + Vị trí trên ứng với các tốc độ 180, 45, 710 (I) hoặc 1400, 90, 355(II). + Vị trí bên dưới ứng với các tốc độ 250, 63, 100(I) hoặc 200, 125, 500 (II). - Tay gạt bên phải có 3 vị trí: + Vị trí trên cùng ứng với các tốc độ:710, 1000, 1400, 2000. + Vị trí giữa ứng với các tốc độ:45, 63, 90, 125. + Vị trí dưới cùng ứng với các tốc độ: 180, 250, 355, 500. Bước 4: Điều chỉnh du xích bàn máy vàbước tiến tự động - Bàn máy có 3 phương chuyển động. - Xa dọc và xa ngang quay 1 vòng bàn máy di chuyển được 5mm và mỗi khoảng du xích có giá trị 0,05mm. - Xa đứng bàn máy mỗi khoảng 0,025 và mỗi vòng có giá trị 2,5mm. - Bàn máy có 12 bước tiến được bố trí trên 2 vòng: + Vòng trong và vòng ngoài như hình vẽ bên. + Nếu đẩy vôlăng vào thì sử dụng bước tiến vòng ngoài. + Nếu kéo volăng ra thì sử dụng bước tiến vòng trong. Bước 5: Cho máy hoạt động - Trước tiên lấy tốc độ quay của dao và bước tiến bàn máy nhỏ nhất rồi bấm thử nút bấm cho máy khởi động. Nếu bình thường ta tiến hành điều chỉnh tốc độ và bước tiến khác lớn hơn để thực hiện thao tác thành thạo. - Lưu ý: khi thay đổi tốc độ quay của dao phải tắt máy cho trục dao ngừng hẳn rồi mới điều chỉnh tốc độ. Khi thay đổi bước tiến bàn máy phải cho động cơ bàn hoạt động rồi mới điều chỉnh bước tiến khác được. Bươc 6: Dừng máy về vị trí ban đầu -Điều chỉnh bàn máy dừng ở vị trí giữa hành trình của các xa chuyển động. -Cho tay gạt về vị trí an toàn. -Ngắt nguồn điện vào máy. Vệ sinh máy và tra dầu mỡ vào băng trượt. PHỤ LỤC 15. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ PTDH (Phục vụ cho việc thực nghiệm biện pháp tổ chức bồi dưỡng) TT Tiêu chuẩn đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý PTDH I Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 1 Trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, công việc theo đúng vị trí việc làm 2 Chứng chỉ nghề nghiệp liên quan đến công việc phụ trách (chứng chỉ quản lý công tác đấu thầu, chứng chỉ kiểm định giá vật tư, chứng chỉ kiểm định chất lượng và khấu hao tài sản, chứng chỉ tin học,...) 3 Hiểu biết về mục tiêu đào tạo, nội dung, phương pháp giảng dạy của trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật 4 Hiểu biết rỏ về hệ thống, thực trạng PTDH của đơn vị 5 Nắm được đầy đủ nội dung công tác quản lý PTDH theo quy định hiện hành 6 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin, phần mềm trong quản lý PTDH II Kỹ năng nghề nghiệp 7 Kỹ năng quản lý, cụ thể là quản lý PTDH 8 Xây dựng được kế hoạch: đầu tư, mua sắm; khai thác, sử dụng; bảo quản, duy tu, bảo dưỡng; kiểm kê; thanh lý PTDH 9 Tổ chức quản lý: hồ sơ, sổ sách, chứng từ, các kế hoạch 10 Báo cáo: định kỳ (tháng, học kỳ, năm học, năm tài chính) hoặc báo cáo đột xuất (theo yêu cầu) 11 Sắp xếp, bảo quản, bảo dưỡng PTDH đúng quy định và khoa học 12 Phân bổ cụ thể các nguồn lực tài chính và thời gian III Trách nhiệm 13 Trách nhiệm trong công tác đang phụ trách như: quản lý, bảo quản, sử dụng PTDH tại đơn vị 14 Tinh thần hợp tác với các viên chức khác trong thực hiện nhiệm vụ 15 Ý thức và kế hoạch học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ PHỤ LỤC 16. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT (Phục vụ cho việc thực nghiệm biện pháp quản lý) TT Nội dung cụ thể I Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực công tác PTDH theo tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục 1 Quan niệm, nhận thức của CB, GV, nhân viên, SV và các đối tượng liên quan về phát triển nhân lực cho công tác PTDH 2 Phân công trách nhiệm cho các tập thể, cá nhân dự thảo và hoàn chỉnh kế hoạch 3 Tính khoa học, hệ thống và hợp lý của kế hoạch; thể hiện ở chỉ tiêu, biện pháp, bước đi cụ thể. 4 Dự tính các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện kế hoạch 5 Bổ sung, điều chỉnh kế hoạch II Chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực công tác PTDH theo tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục 6 Phân công trách nhiệm trong Ban giám hiệu 7 Giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng và trách nhiệm quản lý, thực hiện cho các đơn vị và cá nhân 8 Xây dựng, ban hành các văn bản, quy định về đào tạo, bồi dưỡng 9 Chỉ đạo phối hợp các tổ chức, đoàn thể trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 10 Phân bổ cụ thể các nguồn lực tài chính và thời gian III Tổ chức triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực công tác PTDH theo tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục 11 Thành lập ban chỉ đạo để tổ chức việc việc lập danh sách đối tượng, thời gian đào tạo, bồi dưỡng 12 Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng 13 Lựa chọn phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng 14 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng thể hiện qua bằng cấp, chứng chỉ; quản lý hồ sơ về đào tạo, bồi dưỡng 15 Xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng IV Kiếm tra, giám sát, đánh giá công tác bồi dưỡng nhân lực công tác PTDH theo tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục 16 Cụ thể hóa kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng trong kế hoạch chung của nhà trường 17 Thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên, kiểm tra chuyên đề 18 Tăng cường giám sát cộng đồng về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực PTDH 19 Tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng; xử lý kết quả bồi dưỡng qua các chế độ thi đua, tuyển dụng và sa thải 20 Tổng kết, đánh giá về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho cho công tác PTDH Phân bố thang điểm đánh giá: - Tổng điểm đánh giá là 200 điểm; tổng điểm tối đa cho mỗi nội dung (gồm 5 tiêu chí) là 50 điểm. - Tổng điểm tối đa cho mỗi tiêu chí là 10 điểm. - Xếp loại cho 4 nội dung với 20 tiêu chí: loại xuất sắc từ 190 điểm đến 200 điểm (không có tiêu chí dưới 9 điểm); loại tốt từ 170 điểm đến 189 điểm (không có tiêu chí dưới 8,0 điểm); loại khá: 140 điểm đến 169 điểm (không có tiêu chí đạt dưới 6,0 điểm); loại trung bình: từ 100 điểm đến 139 điểm (không có dưới 4 tiêu chí dưới 5,0 điểm nhưng phải trong khoảng từ 4,0 điểm đến 4,9 điểm); loại không đạt: tổng điểm dưới 100 điểm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_phuong_tien_day_hoc_o_truong_cao_dang_kinh_t.pdf
Luận văn liên quan