Công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý quỹ BHTN cần phải được
tăng cường hơn nữa để hạn chế tối đa tình trạng trốn đóng, nợ đọng tiền BHTN hay
những hành vi trục lợi, lạm dụng làm ảnh hưởng đến quỹ BHTN. Từ đó, vừa xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm, nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật và tìm ra
những lỗ hổng của chính sách để đề xuất, sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách.
Khuyến khích các tổ chức dịch vụ công ích của Nhà nước tham gia cung ứng
các dịch vụ thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đáp ứng
yêu cầu hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao và hội nhập sâu rộng trên thế giới
thì phải xác định ứng dụng CNTT trong quản lý phải là mũi nhọn. Trong đó, xây dựng
và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung, quản lý người tham gia BHTN bằng một mã số
duy nhất thống nhất trên toàn quốc để quản lý đối tượng tham gia, thụ hưởng chính
sách BHTN đảm bảo chính xác, kịp thời và đầy đủ. Mặt khác, nhằm phát hiện ra
những trường hợp lạm dụng, trục lợi quỹ BHTN để xử lý vi phạm đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật và công khai minh bạch thời gian tham gia, mức đóng
BHTN để người lao động kiểm soát tình hình trích nộp BHTN của mình.
185 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tại trung tâm dịch vụ việc làm từ nguồn kinh phí chi quản
lý bảo hiểm thất nghiệp (chi trả cho cán bộ, chi cho đầu tư cơ sở vật chất, chi cho xây
dựng cơ sở dữ liệu về việc làm, thông tin thị trường lao động, khai thác vị trí việc
làm trống...) để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện bảo hiểm
thất nghiệp.
- Đối với ngành Kế hoạch và Đầu tư: tiếp tục trao đổi thông tin, nắm tình hình
biến động các đơn vị trên địa bàn, tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có các hỗ
trợ kịp thời từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cũng như kiểm soát tình hình đóng bảo
hiểm thất nghiệp của đơn vị.
- Đối với ngành Nội vụ: tập trung công tác hướng dẫn, rà soát đối tượng tham
gia bảo hiểm thất nghiệp đối với cơ quan sự nghiệp nhà nước trên địa bàn, hướng dẫn
về vị trí việc làm đối với cán bộ thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ
việc làm.
- Đối với tổ chức Công đoàn, tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động: tập
trung nắm tâm tư, nguyện vọng của người lao động, người sử dụng lao động để có
các điều chỉnh về mặt chính sách, quy trình thực hiện, công tác tuyên truyền phù hợp
đảm bảo quyền lợi cho người lao động, người sử dụng lao động và hạn chế khiếu nại,
tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp.
- Đối với Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu chế xuất: phối hợp kiểm tra
việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và phối hợp tuyên truyền pháp luật về
bảo hiểm thất nghiệp cho người làm công tác bảo hiểm thất nghiệp trong các đơn vị
hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ở địa phương.
3.3.4. Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Tiếp tục tổ chức thực hiện thu, chi và quản lý quỹ BHTN hiệu quả, kịp thời,
chính xác và đúng pháp luật. Đặc biệt, quỹ BHTN phải được quản lý công khai, minh
bạch và có sự giám sát của đối tượng tham gia, thụ hưởng chính sách.
Quy trình, thủ tục, hồ sơ tham gia, hưởng chế độ BHTN phải được nghiên
cứu, sửa đổi, hoàn thiện vả coi đây là nhiệm vụ thường xuyên khi chính sách có sự
thay đổi, phù hợp với tình hình thực tế. Cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, cắt
giảm những thủ tục, mẫu biểu, tiêu thức không cần thiết, tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho người dân và doanh nghiệp khi tham gia, thụ hưởng chính sách cũng như giảm
tối đa thời gian giao dịch với cơ quan BHXH. Đặc biệt, đẩy mạnh hình thức giao
dịch điện tử, hướng tới 100% các tổ chức, cá nhân giao dịch với cơ quan BHXH để
147
giải quyết thủ tục, chính sách BHTN bằng hình thức giao dịch điện tử.
Cán bộ BHXH phải là người trực tiếp nắm rõ đặc điểm, tính chất, hình thức
hoạt động của từng loại hình đơn vị để đưa ra hình thức quản lý phù hợp đặc biệt là
đối tượng tham gia, quỹ tiền lương của đơn vị. Do vậy, cơ quan BHXH phải phối
hợp tốt với các Bộ, ngành liên quan như: Cơ quan cấp giấy phép hoạt động cho
doanh nghiệp, cơ quan thuế, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan lao động, giám sát
sự biến động và quá trình tham gia BHTN của doanh nghiệp và người lao động của
đơn vị đó. Đồng thời, phối hợp với cơ quan lao động khảo sát tình hình thực hiện
chính sách lao động, xây dựng hình thức trao đổi thông tin để đảm bảo nắm chắc
nguồn thu và tình hình thực thi pháp luật về BHTN trong các đơn vị.
Thực hiện quản lý đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ BHTN bằng công
nghệ thông tin. Trên cơ sở đó, công khai minh bạch quá trình đóng, hưởng BHTN
của người tham gia để cùng với cơ quan BHXH giám sát việc thực hiện chính sách
pháp luật giữa đơn vị sử dụng lao động, người lao động và cả cơ quan BHXH.
Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cơ sở dữ liệu để quản lý đối tượng tham gia,
thụ hưởng chế độ BHTN để có các dự báo chính xác và có biện pháp để ứng phó
trong điều kiện biến động lao động bất thường xảy ra tại các đơn vị nhằm đảm bảo
chính sách BHTN được thực hiện một cách chủ động. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ
liệu dùng chung giữa cơ quan BHXH và Trung tâm Dịch vụ việc làm liên thông với
cơ sở dữ liệu quản lý thu BHTN, chi trả chế độ BHTN để có thể kiểm soát kịp thời
về thời gian và mức đống, hưởng của người thất nghiệp. Trường hợp đã đồng ý giải
quyết hưởng cho người la động thì chỉ cần đánh dấu đã hưởng TCTN vào cơ sở dữ
liệu. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian giải quyết hưởng và đảm bảo sự thống nhất
cơ sở dữ liệu giữa hai bên.
Có thể sử dụng mô hình RAP để dự báo quỹ BHTN. Đây là một trong những
mô hình tài chính sử dụng dễ dàng để tính toán chi phí sử dụng các chương trình của
Nhà nước. Trong mô hình này có ba phần, bao gồm: Dữ liệu đầu vào, chi phí lợi ích
và tổng chi phí. Thu thập dữ liệu là việc hết sức quan trọng và mất nhiều thời gian,
ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác trong dự báo tài chính quỹ.
Công khai minh bạch quá trình tham gia, đóng, hưởng chế độ BHTN của
người lao động, người sử dụng lao động để đối tượng tham gia BHTN có thể giám
sát việc đóng, hưởng cũng như quản lý quỹ BHTN của cơ quan BHXH bằng việc
ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ, tạo lập cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
để khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nhất.
148
Ngoài ra, công tác thông tin, tuyên truyền về BHTN cần tiếp tục quan tâm
thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng về nội dung, đáp ứng đến các
tầng lớp lao thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm và thường
xuyên tổ chức các cuộc tuyên truyền - đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp và người
lao động.
3.3.5. Đối với người sử dụng lao động
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về BHTN
nói riêng đặc biệt là các nội dung của HĐLĐ khi ký với người lao động; đóng BHTN
đúng và đủ theo quy định; bảo quản hồ sơ tham gia BHTN của người lao động theo
quy định.
Thực hiện các thủ tục đối với người lao động khi bị tạm hoãn thực hiện
HĐLĐ; chấm dứt HĐLĐ/ HĐLV (xác nhận về thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ,
xác nhận về chấm dứt HĐLĐ/ HĐLV; chốt sổ BHXH; chi trả trợ cấp thôi việc/ trợ
cấp mất việc làm theo đúng quy định).
Tích cực tìm hiểu chính sách pháp luật về BHTN, đặc biệt về quyền và trách
nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tham gia BHTN, việc xử lý vi phạm về
bảo hiểm thất nghiệp để có nhận thức đúng đắn khi tham gia và hưởng BHTN.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đặc biệt là tổ chức công đoàn để
tuyên truyền chính sách BHTN dưới nhiều hình thức để nâng cao nhận thức cho
người lao động trong việc tham gia BHTN.
Thực hiện khai báo kịp thời cho cơ quan BHXH, Trung tâm Dịch vụ việc làm,
cơ quan quản lý lao động và các cơ quan có liên quan theo đúng thủ tục, hồ sơ, quy
trình quy định.
Tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển
khai việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho
người lao động.
Có biện pháp thu hút lao động cũng như bảo vệ vị trí việc làm cho người lao
động như đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng mô hình hoạt động, nâng cao chất
lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cùng với người lao động giám sát cơ quan BHXH, cơ quan quản lý lao động
và các cơ quan có liên quan về BHTN trong việc thực hiện chính sách pháp luật và
quản lý quỹ BHTN theo đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình.
3.3.6. Đối với người lao động
149
Tích cực trau dồi kiến thức chuyên môn, trình độ tay nghề để đảm bảo phù
hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động, sự phát triển của xã hội nói chung và
sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về BHTN
nói riêng để tránh việc bị xử phạt vi phạmpháp luật về BHTN.
Khi ký HĐLĐ/ HĐLV, người lao động cần xem xét kỹ các nội dung trong hợp
đồng đặc biệt là nội dung về thời hạn hợp đồng lao động, mức tiền lương, tiền công
làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN và các điều khoản có liên quan khi bị sa
thải, chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong quá trình làm việc, người lao động có thể yêu cầu người sử dụng lao
động cung cấp HĐLĐ/ HĐLV kịp thời để nhanh chóng tham gia BHTN; yêu cầu
người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng BHTN khi có nhu cầu; tích
cực trong việc tìm hiểu các chính sách nói chung và chính sách BHTN nói riêng đặc
biệt là quyền và nghĩa vụ của người lao động trong việc tham gia BHTN để có nhận
thức đúng đắn về việc tham gia và hưởng BHTN.
Khi nghỉ việc, người lao động yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp giấy
tờ về việc chấm dứt HĐLĐ/ HĐLV (trong đó chú ý về thời hạn chấm dứt HĐLĐ/
HĐLV); yêu cầu người sử dụng lao động xác nhận sổ BHXH để nhanh chóng hoàn
thiện thủ tục hưởng các chế độ BHTN.
Trong quá trình hưởng các chế độ BHTN, người lao động cần bảo quản và sử
dụng sổ BHXH, thẻ BHYT theo quy định; tích cực tìm kiếm việc làm và chủ động
thông báo về tình trạng có việc làm theo quy định trong quá trình hưởng BHTN; tích
cực tham gia các khóa học nghề để nâng cao trình độ kỹ năng nghề hoặc chuyển đổi
nghề nghiệp để nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động.
Cùng với người sử dụng lao động giám sát cơ quan BHXH, cơ quan quản lý
lao động và các cơ quan có liên quan về BHTN trong việc thực hiện chính sách pháp
luật và quản lý quỹ BHTN theo đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình.
150
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở quan điểm và định hướng về BHTN và công tác quản lý quỹ BHTN,
kết hợp với các hạn chế và nguyên nhân đã được chỉ ra tại chương hai cũng như cơ sở
lý luận và kinh nghiệm tại các nước về triển khai và quản lý quỹ BHTN, chương ba đã
đưa ra các quan điểm, định hướng quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam và đề xuất các quản
lý quỹ BHTN chặt chẽ, hiệu quả và đúng pháp luật, tập trung vào các nhóm sau: (1)
Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý; (2) Nhóm giải pháp về quản lý thu BHTN;
(3) Nhóm giải pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi BHTN; (4) Nhóm giải pháp đảm
bảo cân đối thu - chi quỹ BHTN; (5) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản
lý quỹ BHTN; (6) Xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ trong quản lý
quỹ BHTN; (7) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHTN; (8)
Xây dựng cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Trong các nhóm giải pháp, tác giả đã
phân tích và đưa ra những đề xuất chi tiết cụ thể để thực hiện nhằm quản lý quỹ BHTN
thực sự hiệu quả ở Việt Nam.
Ngoài ra, chương ba còn đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước, các bộ, ban
ngành liên quan sửa đổi, bổ sung chính sách BHTN phù hợp với tình hình thực tế,
cũng như đáp ứng đúng mục đích, ý nghĩa của chính sách là duy trì, đảm bảo việc làm
cho người lao động không bị thất nghiệp trước những tác động chủ quan, thực hiện
hiệu quả chính sách thị trường lao động chủ động theo kinh nghiệm của một số nước
trên thế giới đã được đưa ra. Sau đó mới thực hiện những biện pháp hỗ trợ, đào tạo,
giới thiệu việc làm cho người bị thất nghiệp. Có như vậy, tình trạng thất nghiệp không
diễn biến phức tạp và được kiểm soát góp phần ổn định kinh tế, chính trị của đất nước.
151
PHẦN KẾT LUẬN
Luận án “Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” đã:
1/. Hệ thống và bổ sung những vấn đề lý luận về quỹ BHTN và quản lý quỹ
BHTN cụ thể: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quỹ BHTN và quản lý quỹ BHTN
Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu và đề xuất các chỉ tiêu phục vụ công tác quản lý quỹ
BHTN. Nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về quản lý quỹ BHTN và
rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2/. Phân tích thực trạng quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam trong thời gian từ năm
2011 đến năm 2015; Đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân tác
động của các nhân tố đến quản lý quỹ BHTN cũng kết dư quỹ BHTN tăng qua các năm.
3/. Đưa ra những quan điểm, định hướng và mục tiêu trong công tác quản lý
quỹ BHTN và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý quỹ BHTN ở
Việt Nam. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sử dụng lao động và
người lao động về các nhóm giải pháp nhằm quản lý quỹ BHTN chặt chẽ, hiệu quả và
đúng pháp luật.
Mặc dù đã có những đóng góp nhất định về một số vấn đề lý luận, phân tích
thực trạng quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam và đánh giá những nhân tố tác động đến
quản lý quỹ BHTN cũng như lý giải quỹ BHTN kết dư hằng năm tăng lên, song, luận
án không tránh khỏi những hạn chế. Trong đó, nguồn số liệu thứ cấp được sử dụng từ
nhiều kỳ báo cáo khác nhau nên không tránh khỏi sự bất tương đồng; nguồn dữ liệu sơ
cấp có quy mô mẫu điều tra dàn trải và khiêm tốn về tính đại diện của mẫu, tuy nhiên
không ảnh hưởng lớn đến kết quả nghiên cứu; các số liệu được sử dụng chỉ mang mục
đích phục vụ trong nghiên cứu luận án này. Vì vậy kết quả phân tích và đánh giá ít
nhiều vẫn còn bị hạn chế.
Là một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, là trụ cột
trong hệ thống các chính sách ASXH, quỹ BHTN và quản lý quỹ BHTN vẫn cần phải
được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để góp phần cho chính sách, pháp luật về BHTN
ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và phù hợp hơn.
Các giải pháp và kiến nghị được trình bày trong luận án chắc chắn chưa thể coi
là đầy đủ trong trung hạn và dài hạn. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được những ý
kiến đóng góp, bổ sung của các chuyên gia các nhà khoa học và của tất cả những
người quan tâm.
152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trần Minh Thắng (2012), "Bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường",
Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 01 tháng 09 năm 2012. Tr35-36.
2. Trần Minh Thắng (2013), "Vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện trong thực hiện bảo
hiểm thất nghiệp", Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 02 tháng 03 năm 2013. Tr22-23.
3. Trần Minh Thắng (2015), "Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam thực trạng và các
vấn đề vướng mắc", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, tháng 09 năm 2015.
Tr305-313.
4. Trần Minh Thắng (2017a), "Giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho chủ sử
dụng lao động", Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 01 tháng 06 năm 2017. Tr11-13.
5. Trần Minh Thắng (2017b), "Tình hình thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
tại Việt Nam & Một số khuyến nghị", Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 01 tháng 09
năm 2017. Tr22-24.
153
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmad, E. (1991), “Social security and the poor: Choices for developing
countries”, The World Bank Research Observer, 6 (1), 105-127.
2. Akwasi, K. and Joshua A. (2013), “Effects of Spacial location and Household
wealth on Insurance subscription among women”, Bmc health service research,
2013, 13,221.
3. Atkinson, A. B. (1987), “Income maintenance and social insurance”, Handbook
of public economics, 2, 779-908.
4. Bạch Quốc Nam (2011), Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã
hội thành phố Hà Nội, luận văn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020 , ban
hành ngày 22 tháng 11 năm 2012.
6. Ban Chấp hành Trung ương (2014), Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng
dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội
nhập quốc tế, ban hành ngày 01 tháng 7 năm 2014.
7. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011 - 2016), Báo cáo quyết toán tài chính, Hà Nội.
8. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017a), Quyết định số 816/QĐ-BHXH quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp
vụ thuộc bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ban hành ngày
23 tháng 5 năm 2017.
9. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017b), Quyết định số 1306/QĐ-BHXH quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các tổ
nghiệp vụ thuộc bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh,
ban hành ngày 31 tháng 7 năm 2017.
10. Bhat R. and Jain. N. (2006), Factors influencing the demand for social insurance
in a micro insurance scheme. Indian Institute of Management, Working Paper no
2006-07-02.
11. Bohn, H. (2001), “The risk-sharing properties of alternative policies. In Risk
aspects of investment-based social security reform), Social security and
demographic uncertainty (pp. 203-246), University of Chicago Press.
12. Britannica Encyclopidia 2008.
154
13. Cardon, J. H., & Hendel, I. (2001), “Asymmetric information in social insurance:
evidence from the National Medical Expenditure Survey”, RAND Journal of
Economics, 408-427.
14. Carrin G. (2007), “Social Insurance in Developing Countries :- A Continuing
Challenge”. International Social Security Review. 2002: 55:57-69.
15. Carter, J., Bédard, M., & Bista, C. P. (2013), Comparative review of unemployment
and employment insurance experiences in Asia and worldwide. ILO.
16. Cheryl Merzel (2000), “Gender difference in healthcare access indicators in urban low
income community”, American Journal of public health, June 2000, Vol 90,No 6.
17. Chiappori, P. A. (2000), Econometric models of insurance under asymmetric
information. In Handbook of insurance (pp. 365-393), Springer Netherlands.
18. Chiappori, P. A., & Salanié, B. (2013), “Asymmetric information in insurance
markets: Predictions and tests”, In Handbook of insurance, pp. 397-422, Springer
New York.
19. Chính phủ (2008), Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, ban hành
ngày 12 tháng 12 năm 2008.
20. Chính phủ (2011a), Quyết định số 174/QĐ-TTg về việc giao dự toán thu, chi năm
2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ban hành ngày 27 tháng 1 năm 2011.
21. Chính phủ (2011b), Quyết định số 2426/QĐ-TTg về việc điều chỉnh dự toán thu, chi
năm 2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2011.
22. Chính phủ (2012a), Nghị định số 100/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về
bảo hiểm thất nghiệp, ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2012.
23. Chính phủ (2012b), Nghị định số 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội , ban
hành ngày 20 tháng 12 năm 2012.
24. Chính phủ (2012c), Quyết định số 169/QĐ-TTg về việc giao dự toán thu, chi năm
2012 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ban hành ngày 08 tháng 2 năm 2012.
25. Chính phủ (2012d), Quyết định số 2075/QĐ-TTg về việc giao dự toán thu, chi
năm 2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2012.
155
26. Chính phủ (2012e), Quyết định số 2075/QĐ-TTg về việc giao dự toán thu, chi
năm 2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2012.
27. Chính phủ (2013a), Nghị định số 196/2013/NĐ-CP quy định thành lập và hoạt
động của Trung tâm dịch vụ việc làm, ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2013.
28. Chính phủ (2013b), Quyết định số 1215/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển
ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020, ban hành ngày 23 tháng 7 năm 2013.
29. Chính phủ (2014a), Nghị định số 05/2014/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ban hành ngày 17
tháng 01 năm 2014.
30. Chính phủ (2014b), Quyết định số 255/QĐ-TTg về việc giao dự toán thu, chi năm
2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ban hành ngày 14 tháng 2 năm 2014.
31. Chính phủ (2015a), Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, ban hành ngày 12 tháng 03 năm
2015.
32. Chính phủ (2015b), Nghị quyết số 26/NQ-CP ban hành chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính
trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng,
phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập
quốc tế, ban hành ngày 15 tháng 4 năm 2015.
33. Chính phủ (2015c), Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, ban hành
ngày 14 tháng 10 năm 2015.
34. Chính phủ (2015d), Quyết định số 153/QĐ-TTg về việc giao dự toán thu, chi năm
2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ban hành ngày 28 tháng 1 năm 2015.
35. Chính phủ (2016), Nghị định số 01/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ban hành ngày 05
tháng 01 năm 2016.
36. Chính phủ (2017), Nghị định số 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội , ban
hành ngày 17 tháng 2 năm 2017.
37. Columbia Encyclopidia 2008.
38. Comparative review of unemployment and employment insurance experiences in
Asia and worldwide, from, truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2017 từ
156
www.hrsdc.gc.ca/eng/employment/ei/reports/eimar_2010/Chapter5_4_4.shtml
39. Creswell, J. W. (2013). Steps in conducting a scholarly mixed methods study.
40. Cục Việc làm (2011 - 2016), Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện bảo hiểm thất
nghiệp của các địa phương, Hà Nội.
41. Diamond, P. A., & Mirrlees, J. A. (1978), “A model of social insurance with
variable retirement”, Journal of Public Economics, 10(3), 295-336.
42. Diamond, P. A., & Orszag, P. R. (2006), “Saving social security: A balanced
approach”. Brookings Institution Press.
43. Đỗ Văn Sinh (2005), Hoàn thiện quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, luận
án, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
44. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2005), Giáo trình khoa học quản
lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
45. Dror, D., & Preker, A. (2002), “Social Re Insurance: A new approach to
sustainable community health financing”, The World Bank.
46. Field, A. (2009), Discovering statistics using SPSS, London, Sage Publications.
47. From Active Employment Policies to the Employment Promotion Law, truy cập
ngày 18 tháng 3 năm 2017 từ
-ro-bangkok/---ilo-beijing/documents/publication/wcms_184887.pdf
48. Gao, Q., Yang, S., & Li, S. (2012), “Labor contracts and social insurance
participation among migrant workers in China”, China Economic Review, 23(4),
1195-1205.
49. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. L. (2010),
Multivariate Data Analysis. Upper Saddle River, New Jersey: Prentice hall.
50. Harol Koontz (1993), Những vấn để cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học - Kỹ thuật.
51. Harrington, S. E., & Niehaus, G. (1999), Risk management and insurance.
McGraw-Hill/Irwin.
52. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình khoa học quản lý,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53. Hội đồng Bộ trưởng (1989), Quyết định số 176/HĐBT về sắp xếp lại lao động
trong các đơn vị kinh tế quốc doanh, ban hành ngày 9 tháng 10 năm 1989.
54. Hosmer, D. W., Hosmer, T., Le Cessie, S., & Lemeshow, S. (1997), A
157
comparison of goodness-of-fit tests for the logistic regression model. Statistics in
medicine, 16(9), 965-980.
55. Hu, Y. W., Impavido, G., & Li, X. (2009), “Governance and fund management in
the Chinese pension system” International Monetary Fund, no. 9-246.
56. Hubbard, R. G., Skinner, J., & Zeldes, S. P. (1995), “Precautionary saving and
social insurance”, Journal of political Economy, 103(2), 360-399.
57. ILO (2011), Employment Policies Report - China, From active employment
policies to the employment promotion law.
58. ILO Convention (1919), C002 Unemployment convention.
59. ILO Convention (1934), C044 Unemployment provision convention.
60. ILO Convention (1952), C102 Social Security (Minimum Standards),
61. ILO Convention (1988), C168 Employment Promotion and Protection against
Unemployment.
62. Jennings, William P. (1990), “Fundamentals of Risk and Insurance”, Journal of
Risk and Insurance 57.1: 166-168.
63. John Carter, Michel Bédard, Celine Peyron Bista (2014), Nghiên cứu so sánh
kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm việc làm khu vực Châu
Á và trên thế giới.
64. Lê Quang Trung (2011), Các giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh tham gia bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn đến 2020, đề tài, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
65. Lê Thị Hoài Thu (2008), Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
66. Lê Thị Phương Thảo (2014), Quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp tại BHXH tỉnh
Hưng Yên, luận văn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
67. Liu, X., & Hsiao, W. C. (1995), The cost escalation of social social insurance
plans in China: its implication for public policy. Social Science &
Medicine, 41(8), 1095-1101.
68. McCann, P. (2001), Urban and Regional Economics. London: Oxford University Press.
69. Mossialos, E., & Dixon, A. (2002), Funding health care: an introduction. Funding
health care: options for Europe, 1-30.
70. Mullins, S. D. (2012), “The unemployment impact of the 2008 extension of
158
unemployment insurance: as high as Robert Barro suggested?”, Econ Journal
Watch, 9 (1), 3-20.
71. Nguyễn Quang Trường (2016), Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở
nước ta hiện nay, luận án, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
72. Nguyễn Thị Chính (2010), Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các
chế độ bảo hiểm xã hội ở VN, luận án, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
73. Nguyễn Văn Định (2008a), Giáo trình Bảo hiểm, Nhà xuất bản trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
74. Nguyễn Văn Định (2008b), Tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, đề tài,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
75. Nguyễn Vinh Quang (2009), Các mô hình và kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm
thất nghiệp trên thế giới, đề án, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
76. Normand, C., & Busse, R. (2002), Social health insurance financing. Funding
health care: options for Europe, 59.
77. Orenstein, M. A. (2008), Privatizing pensions: The transnational campaign for
social security reform, Princeton University Press.
78. O'sullivan, A. (2007), Urban economics, 5th Edition. New York: McGraw-Hill/Irwin.
79. Oyekale, A. S. (2012), “Factors Influencing Households’ Willingness to Pay for
National Unemployment Insurance Scheme (NHIS) in Osun State, Nigeria”,
Studies on Ethno-Medicine, 6(3), 167-172.
80. Phạm Đình Thành (2008), Triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
ở Việt Nam, đề án, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
81. Phạm Trường Giang (2010), Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam,
luận án, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
82. Popp, A. (2017), “Unemployment Insurance in a Three-State Model of the Labor
Market”. Journal of Monetary Economics.
83. Privitera, G. J. (2013). Research methods for the behavioral sciences. Sage
Publications.
84. Quốc hội (1994), Bộ Luật Lao động số 35-L/CTN, ban hành ngày 23 tháng 06
năm 1994.
85. Quốc hội (1997), Nghị quyết số 11/1997/NQ-QH10 về chương trình xây dựng
159
Luật, Pháp lệnh năm 1998, ban hành ngày 12 tháng 12 năm 1997.
86. Quốc hội (1998), Nghị quyết số 20/1998/NQ-QH10 về nhiệm vụ năm 1999, ban
hành ngày 02 tháng 12 năm 1998.
87. Quốc hội (2002), Luật số 35/2002/QH10 Luật của Quốc hội số 35/2002/QH10
ngày 02 tháng 4 năm 2002 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao
động, ban hành ngày 02 tháng 4 năm 2002.
88. Quốc hội (2006a), Luật số 71/2006/QH11 Luật Bảo hiểm xã hội, ban hành ngày
29 tháng 6 năm 2006.
89. Quốc hội (2006b), Luật số 74/2006/QH11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ Luật Lao động, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006.
90. Quốc hội (2007), Luật số 84/2007/QH11 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ
Luật Lao động, ban hành ngày 02 tháng 04 năm 2007.
91. Quốc hội (2013), Luật số 38/2013/QH13 Luật Việc làm, ban hành ngày 16 tháng
11 năm 2013.
92. Quốc hội (2014), Luật số 58/2014/QH13 Luật Bảo hiểm xã hội, ban hành ngày 20
tháng 11 năm 2014.
93. Rupp, K., & Stapleton, D. (1995), Determinants of the growth in the Social Security
Administration's disability programs-an overview. Soc. Sec. Bull., 58, 43.
94. Scheve, K., & Stasavage, D. (2006), “Religion and preferences for social
insurance”, Quarterly Journal of Political Science, 1(3), 255-286.
95. Schwartz, J. (2009), Essays on unemployment insurance and the business
cycle (Doctoral dissertation, The George Washington University),
96. Sinn, H. W. (1996), “Social insurance, incentives and risk taking”, International
Tax and Public Finance, 3(3), 259-280.
97. Sundén, A. E., & Munnell, A. H. (1999), Investment practices of state and local
pension funds: implications for social security reform.
98. Trần Minh Thắng (2012), "Bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường",
Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 01 tháng 09 năm 2012. Tr35-36.
99. Trần Minh Thắng (2013), "Vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện trong thực hiện bảo
hiểm thất nghiệp", Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 02 tháng 03 năm 2013. Tr22-23.
100. Trần Minh Thắng (2015), “Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam thực trạng và các
vấn đề vướng mắc”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Hoạt động phối hợp đào
160
tạo giữa trường đại học với các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr 305-313.
101. Trần Minh Thắng (2017a), “Giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho chủ sử
dụng lao động”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 01, tr11-13.
102. Trần Minh Thắng (2017b), “Tình hình thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
tại Việt Nam và một số khuyến nghị”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Kỳ 01, tr22-24.
103. Trung tâm phát triển xã hội và môi trường vùng (CERSED) (2013), Đánh giá
thực trạng quỹ bảo hiểm thất nghiệp và đề xuất phương án chuyển đổi mô hình
quỹ, đề án, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
104. Vaughan, E. J., & Vaughan, T. (2007), Fundamentals of risk and insurance, John
Wiley & Sons.
105. Wandner, S. A., & Stengle, T. (1997), “Unemployment insurance: measuring
who receives it”. Monthly Lab. Rev., 120, 15.
106. Y. Jun (2008), The Basic Situation of China’s Unemployment Insurance System.
truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2017 từ
https://wenku.baidu.com/view/e328f0ffc8d376eeaeaa311a.html
107. https://workforcesecurity.doleta.gov/unemploy/
161
PHỤ LỤC
162
PHỤ LỤC 01
PHIẾU KHẢO SÁT 1
(Dành cho người lao động)
I. PHẦN THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRA
1. ........................................................................... Họ và tên: ............................
2. ........................................................................... Tuổi: .....................................
3. ........................................................................... Giới tính: Nam/Nữ
4. ........................................................................... Địa chỉ: .................................
5. ........................................................................... Trình độ học vấn:
PTTH Trung cấp Đại học, Cao đẳng Sau Đại học
6. ........................................................................... Ngành nghề: .........................
7. ........................................................................... Khu vực làm việc:
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Khu vực tư nhân
Khu vực Nhà nước
Tự doanh
8. ........................................................................... Số thành viên trong gia đình:
.................................................................................
II. THÔNG TIN KINH TẾ - XÃ HỘI
9. Thu nhập trung bình của gia đình anh/chị một tháng là: . (triệu
đồng)
10. Tổng các nguồn thu nhập khác ngoài lương/tiền công (VD: tiền hỗ trợ chính
sách, trợ cấp, từ người thân) là: . (triệu đồng)
11. Anh chị vui lòng cho biết anh chị có tài khoản tiết kiệm hoặc tài sản tích luỹ
không?
Có Không
II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ BẢO HIỂM
THẤT NGHIỆP
Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị với các nhận định sau:
12. Anh/chị dễ dàng tiếp cận với việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
(1) Rất không đồng ý
(2) Không đồng ý
(3) Trung lập
(4) Đồng ý
(5) Rất đồng ý
163
13. Anh/chị dễ dàng tiếp cận thông tin về chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ
Nhà nước và các cơ quản quản lý.
(1) Rất không đồng ý
(2) Không đồng ý
(3) Trung lập
(4) Đồng ý
(5) Rất đồng ý
164
PHỤ LỤC 02
PHIẾU KHẢO SÁT 1
(Dành cho cán bộ cơ quan BHXH)
I. PHẦN THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRA
1. ........................................................................... Họ và tên: ............................
2. ........................................................................... Tuổi: .....................................
3. ........................................................................... Giới tính: Nam/Nữ
4. ........................................................................... Địa chỉ: .................................
5. ........................................................................... Trình độ học vấn:
PTTH Trung cấp Đại học, Cao đẳng Sau Đại học
II. THÔNG TIN
Ở phần này, xin Anh (Chị) vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn vào những phát
biểu sau đây theo mức độ đồng ý của mình. Trong đó:
1- Hoàn toàn không đồng ý 2- Không đồng ý
3- Bình thường 4- Đồng ý 5- Hoàn toàn đồng ý
Câu 1: Về chất lượng cán bộ bảo hiểm xã hội
Nội dung Mức độ đồng ý
1 Trình độ học vấn của cán bộ BHXH đạt từ đại học trở
lên
1 2 3 4 5
2 Cán bộ BHXH sử dụng thành thạo tin học và ngoại ngữ 1 2 3 4 5
3 Cán bộ BHXH am hiểu chính sách pháp luật về BHTN 1 2 3 4 5
4 Kỹ năng giao tiếp và tác phong làm việc của cán bộ
BHXH rất chuyên nghiệp
1 2 3 4 5
Câu 2: Về chính sách, pháp luật bảo hiểm thất nghiệp
Nội dung Mức độ đồng ý
1 Đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHTN phù
hợp với lực lượng lao động hiện nay.
1 2 3 4 5
2 Mức đóng BHTN hiện nay phù hợp với thu nhập và
mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động
1 2 3 4 5
3 Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp phù
hợp cho người hưởng thất nghiệp.
1 2 3 4 5
4 Quy trình thực hiện quản lý quỹ BHTN đơn giản, hiệu
quả và đúng pháp luật
1 2 3 4 5
Câu 3: Về điều kiện kinh tế - xã hội
165
Nội dung Mức độ đồng ý
1 Điều kiện kinh tế - xã hội thúc đẩy sản suất kinh doanh
gia tăng từ đó góp phần trích nộp tiền đóng BHTN đầy đủ
1 2 3 4 5
2 Nước ta có đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho việc
triển khai chính sách BHTN
1 2 3 4 5
3 Chính sách BHTN hiện nay phù hợp với mục tiêu và
định hướng phát triển của Nhà nước ta
1 2 3 4 5
4 Thực hiện chính sách pháp luật về BHTN tạo đà phát
triển kinh tế - xã hội
1 2 3 4 5
166
PHỤ LỤC 03
PHIẾU KHẢO SÁT 2
(Dành cho cán bộ cơ quan BHXH)
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quỹ và hoàn thiện chính sách Bảo hiểm thất
nghiệp ở Việt Nam, xin Ông (bà) vui lòng cho chúng tôi biết quan điểm, ý kiến của
mình về vấn đề này qua các câu khảo sát dưới đây. Thông tin khảo sát chỉ phục vụ
mục đích nghiên cứu.
Phần 1. Thông tin chung
1. Họ và tên người được khảo sát:
2. Giới tính: . 3. Độ tuổi: ..
4. Tỉnh/ thành phố nơi làm việc: ..
Phần 2. Nội dung khảo sát
Xin ông (bà) vui lòng trả lời hoặc đánh dấu “X” vào những câu hỏi dưới đây:
1. Theo ông (bà) chính sách, pháp luật về BHTN hiện nay có phù hợp không?
Rất phù hợp Không phù hợp
Phù hợp Chưa phù hợp
2. Ông (bà) đánh giá ảnh hưởng của chính sách pháp luật về BHTN đến quản lý
quỹ BHTN như thế nào?
Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Ý kiến đánh giá của ông (bà) về vấn đề này? .................................................
....................................................................................................................................
3. Ông (bà) đánh giá ảnh hưởng của công tác tổ chức triển khai chính sách,
pháp luật về BHTN đến quản lý quỹ BHTN như thế nào?
Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Ý kiến đánh giá của ông (bà) về vấn đề này? .................................................
....................................................................................................................................
4. Ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách
pháp luật BHTN hiện nay?
Không tốt Rất tốt
167
Tốt Chưa tốt
Nếu không hoặc chưa tốt vì sao? ....................................................................
....................................................................................................................................
5. Theo ông (bà) tỷ lệ tham gia BHTN hiện nay cao hay thấp?
Cao Trung bình
Thấp
6. Ông (bà) nhận xét thế nào về thủ tục, hồ sơ tham gia BHTN hiện nay?
Thuận tiện, rõ ràng Không thuận tiện, rõ ràng
Rất thuận tiện, rõ ràng Chưa thuận tiện, rõ ràng
Nếu không hoặc chưa thuận tiện, rõ ràng vì sao? ...........................................
....................................................................................................................................
7. Ông (bà) cho biết việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHTN của người
sử dụng lao động hiện nay như thế nào?
Chưa tốt Rất tốt
Không tốt Tốt
8. Theo ông (bà) vì sao vẫn còn nhiều người sử dụng lao động tham gia BHTN
chưa đầy đủ cho người lao động (có thể chọn 1 hoặc nhiều phương án)?
Chưa hiểu rõ chính sách pháp luật về BHTN
Sản xuất kinh doanh gặp khó khăn
Cố tình không tham gia BHTN
Công tác tuyên truyền chưa tốt
Chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ
Cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm
Ý kiến khác ................................................................................................
....................................................................................................................................
9. Ông (bà) nhận xét thế nào về thủ tục, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ BHTN
hiện nay?
Không thuận tiện, rõ ràng Rất thuận tiện, rõ ràng
Chưa thuận tiện, rõ ràng Thuận tiện, rõ ràng
Nếu không hoặc chưa thuận tiện, rõ ràng vì sao? ...........................................
....................................................................................................................................
168
10. Cơ quan BHXH nơi ông (bà) làm việc có chi trả chế độ BHTN cho người
hưởng kịp thời và đầy đủ theo quy định không?
Rất kịp thời và đầy đủ Kịp thời và đầy đủ
Không kịp thời và đầy đủ Chưa kịp thời và đầy đủ
Nếu không hoặc chưa kịp thời và đầy đủ vì sao? ...........................................
....................................................................................................................................
11. Ông (bà) cho biết việc chấp hành pháp luật của các đơn vị sử dụng lao động
sau thanh tra, kiểm tra về thực hiện chế độ, chính sách BHTN cho người lao động như
thế nào?
Tốt Chưa tốt
Rất tốt Không tốt
Nếu không hoặc chưa tốt vì sao? ....................................................................
....................................................................................................................................
12. Ông (bà) nêu một vài kiến nghị, đề xuất (nếu có) về chính sách và tổ chức
thực hiện BHTN hiện nay.
.........................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn ông (bà)!
169
PHỤ LỤC 04
PHIẾU KHẢO SÁT 2
(Dành cho người lao động)
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quỹ và hoàn thiện chính sách Bảo hiểm thất
nghiệp ở Việt Nam, xin Ông (bà) vui lòng cho chúng tôi biết quan điểm, ý kiến của
mình về vấn đề này qua các câu khảo sát dưới đây. Thông tin khảo sát chỉ phục vụ
mục đích nghiên cứu.
Phần 1. Thông tin chung
1. Họ và tên người được khảo sát:
2. Giới tính: .. 3. Độ tuổi:
4. Trình độ học vấn: Phổ thông ..... Trung cấp, cao đẳng
Đại học Sau đại học
5. Tỉnh/ thành phố nơi đang làm việc:
Phần 2. Nội dung khảo sát
Xin ông (bà) vui lòng trả lời hoặc đánh dấu “X” vào những câu hỏi dưới đây:
1. Theo ông (bà) chính sách, pháp luật về BHTN hiện nay có phù hợp không?
Rất phù hợp Không phù hợp
Phù hợp Chưa phù hợp
2. Ông (bà) đánh giá ảnh hưởng của chính sách pháp luật về BHTN đến quản lý
quỹ BHTN như thế nào?
Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Ý kiến đánh giá của ông (bà) về vấn đề này? .................................................
....................................................................................................................................
3. Ông (bà) tiếp cận chính sách pháp luật BHTN thông qua hình thức nào (có
thể chọn 1 hoặc nhiều phương án)?
Tự nghiên cứu văn bản chính sách, pháp luật
Cơ quan BHXH tuyên truyền
Tổ chức của cơ quan (doanh nghiệp) tuyên truyền, phổ biến
Tiếp cận qua Báo, tạp chí
Tiếp cận qua Đài phát thanh, truyền hình
170
Tiếp cận qua Internet
Ý kiến khác ................................................................................................
....................................................................................................................................
4. Cơ quan (doanh nghiệp) mà ông (bà) đang làm việc có đăng ký tham gia và
đóng BHTN cho mình không?
Có Không
Nếu không thì ông (bà) đã làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình (có thể chọn 1
hoặc nhiều phương án)?
Khiếu nại với tổ chức công đoàn cơ quan (doanh nghiệp)
Khiếu nại với cơ quan BHXH
Khiếu nại tới cơ quan lao động
Phản ánh tới các cơ quan Báo, Đài
Phản ánh trên Internet
Ý kiến khác ................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
5. Cơ quan (doanh nghiệp) nơi ông (bà) đang làm việc có tham gia, đóng
BHTN đầy đủ và kịp thời cho người lao động không?
Đầy đủ và kịp thời Không đóng BHTN cho toàn bộ NLĐ
Chưa đóng BHTN hết cho NLĐ Tham gia đầy đủ nhưng chưa kịp thời
6. Theo ông (bà) tỷ lệ tham gia BHTN của mình hiện nay cao hay thấp?
Cao Trung bình
Thấp
7. Ông (bà) đã được hưởng chế độ BHTN lần nào chưa?
Đã được hưởng Chưa được hưởng lần nào
Nếu đã được hưởng chế độ BHTN, ông (bà) vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau:
8. Ông (bà) nhận xét thế nào về thủ tục, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ BHTN?
Không thuận tiện, rõ ràng Rất thuận tiện, rõ ràng
Chưa thuận tiện, rõ ràng Thuận tiện, rõ ràng
Nếu không hoặc chưa thuận tiện, rõ ràng vì sao? ...........................................
....................................................................................................................................
171
9. Theo ông (bà) mức hưởng trợ cấp BHTN mà mình đã được hưởng cao hay thấp?
Cao Trung bình
Thấp
10. Theo ông (bà) thời gian đã hưởng chế độ BHTN dài hay ngắn?
Dài Trung bình
Ngắn
11. Ông (bà) có được chi trả và hưởng chế độ BHTN kịp thời, đầy đủ không?
Rất kịp thời và đầy đủ Kịp thời và đầy đủ
Không kịp thời và đầy đủ Chưa kịp thời và đầy đủ
Nếu không hoặc chưa kịp thời và đầy đủ vì sao? ...........................................
....................................................................................................................................
12. Ông (bà) cho biết thái độ phục vụ của cán bộ cơ quan BHXH như thế nào
khi làm thủ tục, hồ sơ giải quyết chế độ BHTN?
Chưa chuyên nghiệp Không chuyên nghiệp
Chuyên nghiệp Rất chuyên nghiệp
13. Ông (bà) cho biết thái độ phục vụ của cán bộ Trung tâm dịch vụ việc làm
như thế nào khi làm thủ tục, hồ sơ giải quyết chế độ BHTN?
Chưa chuyên nghiệp Không chuyên nghiệp
Chuyên nghiệp Rất chuyên nghiệp
14. Ông (bà) có đề nghị được hỗ trợ học nghề không?
Không Có
Nếu có thì chất lượng của khóa học như thế nào?
Rất chất lượng Chất lượng
Không chất lượng Chưa chất lượng
15. Ông (bà) có đề nghị được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm không?
Không Có
Nếu có thì việc làm được giới thiệu có đa dạng và phong phú không?
Rất đa dạng và phong phú Chưa đáp ứng nhu cầu
Đa dạng và phong phú Đáp ứng nhu cầu
16. Ông (bà) có được cấp thẻ BHYT kịp thời khi bị thất nghiệp không?
Có Không
172
17. Ông (bà) nêu một vài kiến nghị, đề xuất (nếu có) về chính sách và tổ chức
thực hiện BHTN ở Việt Nam hiện nay.
.........................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn ông (bà)!
173
PHỤ LỤC 05
PHIẾU KHẢO SÁT
(Dành cho chủ sử dụng lao động)
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quỹ và hoàn thiện chính sách Bảo hiểm thất
nghiệp ở Việt Nam, xin Ông (bà) vui lòng cho chúng tôi biết quan điểm, ý kiến của
mình về vấn đề này qua các câu khảo sát dưới đây. Thông tin khảo sát chỉ phục vụ
mục đích nghiên cứu.
Phần 1. Thông tin chung
1. Họ và tên người được khảo sát:
2. Giới tính: .. 3. Độ tuổi:
4. Tỉnh/ thành phố của cơ quan (doanh nghiệp) đóng trụ sở:
Phần 2. Nội dung khảo sát
Xin ông (bà) vui lòng trả lời hoặc đánh dấu “X” vào những câu hỏi dưới đây:
1. Theo ông (bà) chính sách, pháp luật về BHTN hiện nay có phù hợp không?
Rất phù hợp Không phù hợp
Phù hợp Chưa phù hợp
2. Ông (bà) đánh giá ảnh hưởng của chính sách pháp luật về BHTN đến quản lý
quỹ BHTN như thế nào?
Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Ý kiến đánh giá của ông (bà) về vấn đề này? .................................................
....................................................................................................................................
3. Ông (bà) tiếp cận chính sách pháp luật BHTN thông qua hình thức nào (có
thể chọn 1 hoặc nhiều phương án)?
Tự nghiên cứu văn bản chính sách, pháp luật
Cơ quan BHXH tuyên truyền
Tiếp cận qua Báo, tạp chí
Tiếp cận qua Đài phát thanh, truyền hình
Tiếp cận qua Internet
Ý kiến khác ................................................................................................
....................................................................................................................................
174
4. Ông (bà) nhận xét thế nào về thủ tục, hồ sơ tham gia BHTN hiện nay?
Thuận tiện, rõ ràng Không thuận tiện, rõ ràng
Rất thuận tiện, rõ ràng Chưa thuận tiện, rõ ràng
Nếu không hoặc chưa thuận tiện, rõ ràng vì sao? ...........................................
....................................................................................................................................
5. Theo ông (bà) tỷ lệ tham gia BHTN của người lao động và chủ sử dụng lao
động hiện nay cao hay thấp?
Cao Trung bình
Thấp
6. Ông (bà) có tham gia BHTN cho người lao động trong cơ quan (doanh
nghiệp) của mình đầy đủ, kịp thời không?
Tham gia đầy đủ cho NLĐ Không tham gia cho toàn bộ NLĐ
Chưa tham gia đầy đủ cho NLĐ Tham gia chưa kịp thời cho NLĐ
Nếu chưa tham gia đầy đủ, kịp thời cho NLĐ vì sao? ...................................
....................................................................................................................................
7. Cơ quan (doanh nghiệp) của ông (bà) có khi nào nợ tiền BHTN không?
Có Không
Nếu có thì nguyên nhân vì sao (có thể chọn 1 hoặc nhiều phương án)?
Sử dụng để tăng nguồn vốn kinh doanh
Sản xuất kinh doanh gặp khó khăn
Chưa được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc, kiểm tra trích đóng BHTN kịp thời
Chưa hiểu rõ chính sách pháp luật về BHTN
Cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm
Ý kiến khác ................................................................................................
....................................................................................................................................
8. Ông (bà) cho biết đơn vị của mình có được thanh tra, kiểm tra về thực hiện
chế độ, chính sách BHTN cho người lao động không?
Có Không
9. Ông (bà) cho biết thái độ phục vụ của cán bộ cơ quan BHXH như thế nào khi
làm thủ tục, hồ sơ tham gia BHTN?
Chưa chuyên nghiệp Không chuyên nghiệp
175
Chuyên nghiệp Rất chuyên nghiệp
10. Ông (bà) nêu một vài kiến nghị, đề xuất (nếu có) về chính sách và tổ chức
thực hiện BHTN hiện nay.
.........................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn ông (bà)!