QLRR trong QLT đối với NNT và cán bộ thuế là một vấn đề mới tại Việt Nam. Việc làm tốt công tác QLRR trong QLT đối với ngành thuế nói chung và NNT nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực, hiệu quả trong QLT hiện đại. Bởi vậy, đề tài luận án “Quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong điều kiện hiện nay. Luận án đã đạt được các kết quả nghiên cứu chủ yếu sau:
Thứ nhất, Luận án đã nghiên cứu làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình đã công bố liên quan đến QLRR trong QLT là vấn đề rất quan trọng. Qua nghiên cứu cho thấy, luận án đã kế thừa những lý luận, ưu điểm đã đạt được của các công trình nghiên cứu trước, khai thác vấn đề chưa được nghiên cứu, đồng thời tìm ra hướng đi riêng, hướng mới trong phân tích, biện giải chặt chẽ mang tính biện chứng cao để giải quyết vấn đề nghiên cứu theo hướng khoa học, logic và đạt được mục tiêu đề ra của luận án.
Thứ hai, Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLRR trong QLT. Từ những lý luận đã phân tích, có thể nhận thấy QLRR trong QLT có những đặc điểm riêng. QLRR trong QLT là phương pháp rất quan trọng giúp CQT tiết kiệm nguồn lực, chi phí, tìm ra đúng NNT có nhiều rủi ro; từ đó có thể tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác QLT, chống thất thu ngân sách nhằm đảm bảo NNT luôn chấp hành tốt pháp luật thuế và vai trò quan trọng nhất là đẩy mạnh hơn nữa tính tuân thủ thuế. Để công tác QLRR trong QLT đạt hiệu quả tích cực thì cần phải có những nguyên tắc nhất định. Qua phân tích nguyên tắc QLRR, mô hình QLRR, và quy trình QLRR tổng quát, cũng như kế hoạch đánh giá rủi ro tuân thủ toàn diện cho thấy: CQT cần phải đẩy mạnh nâng cao yếu tố tích cực, giảm thiểu yếu tố tiêu cực để việc thực hiện các chức năng QLT ngày càng hiệu quả, đúng tầm và nâng cao vị thế ảnh hưởng trong hệ thống pháp luật thuế. Đồng thời Luận án cũng trình bày được một số kinh nghiệm về QLRR trong các chức năng thuế ở các nước tiên tiến đi trước và đã có những thành công, từ đó rút ra bài học thiết thực để thực hiện tại Việt Nam. Đây là nội dung có ý nghĩa trong việc đẩy mạnh triển khai QLRR trong QLT tại Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, Luận án đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng QLRR trong QLT tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020 bằng phương pháp khảo sát thực tế qua các nội dung: tổ chức bộ máy, hành lang pháp lý, các biện pháp kỹ thuật trong nghiệp vụ QLRR, Trên cơ sở đó, Luận án đánh giá thực trạng QLRR trong QLT thể hiện ở kết quả thực hiện trong các chức năng QLT, cụ thể là chức năng thanh tra,kiểm tra, hoàn thuế và quản lý hóa đơn. đã nêu trên. Qua đó cho thấy QLRR trong QLT tại Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể: số thuế truy thu bình quân 1 doanh nghiệp qua thanh tra hàng năm đã tăng đáng kể, qua thanh tra đã làm giảm số lỗ sai quy định, về hoàn thuế và quản lý hóa đơn đã có bộ tiêu chí đánh giá và các quy trình hướng dẫn thực hiện và tiếp theo hoàn thiện cơ sở dữ liệu, xây dựng ứng dụng CNTT phục vụ cho việc triển khai thực hiện. Kết quả đạt được của công tác QLRR trong QLT đã phản ánh nỗ lực của ngành thuế trong việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng ngành, đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết, đảm bảo thu ngân sách, nâng cao ý thức và hành vi tuân thủ của NNT nhằm đưa ngành thuế đạt được mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh những ưu điểm của công tác QLRR trong QLT, luận án cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế nhất định: việc thực hiện QLRR theo chuẩn mực quốc tế mới chỉ dừng lại ở một số chức năng của QLT, các bộ tiêu chí đánh giá rủi ro, quy trình QLRR chưa hoàn thiện, hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung chưa đầy đủ, . Đồng thời luận án cũng chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại đó để đưa ra những giải pháp khắc phục.
224 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 15/01/2024 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng những nghiệp vụ như thanh tra, kiểm tra hay cưỡng chế. QLRR tuân thủ hiệu quả bao gồm việc đánh giá rủi ro ở ba cấp độ: chiến lược, vận hành và chiến thuật (theo từng trường hợp cụ thể).
- Đánh giá cấp độ chiến lược tập trung vào những rủi ro quan trọng nhất trong hệ thống thuế, hoặc những rủi ro mà nếu không được xử lý có thể làm phương hại đến tính toàn vẹn của hệ thống hoặc uy tín của TCT như một cơ quan quản lý thu hiệu quả. Đánh giá chiến lược cung cấp thông tin cho việc phân bổ nguồn lực của cơ quan thuế trên cấp độ quốc gia, giữa các lĩnh vực nghiệp vụ và giữa các phân đoạn NNT.
- Đánh giá ở cấp độ vận hành thường tập trung vào những rủi ro rải khắp các phân đoạn NNT hoặc chức năng QLT (ví dụ lập kế hoạch thuế chủ động để né thuế, nộp chậm và quản lý nợ) khi số thu chịu rủi ro là một con số lớn. Việc đánh giá ở cấp độ này tạo thuận lợi cho việc phân bổ nguồn lực giữa các phân đoạn NNT và/hoặc chức năng quản lý thuế.
- Đánh giá ở cấp độ chiến thuật là đánh giá rủi ro để nhận diện những trường hợp có rủi ro cao, cần phải can thiệp bằng biện pháp nghiệp vụ hoặc có hành động xử lý.
Thứ ba, nhận diện rủi ro. Dựa trên nhiều nguồn dữ liệu để hiểu rõ QLT đang có những rủi ro nào, chúng thường xuất hiện ở đâu trong hệ thống thuế, và nguyên nhân gây ra chúng là gì?
Dữ liệu thường bao gồm: (i) Kết quả đánh giá môi trường và các nghiên cứu về thái độ của NNT đối với việc nộp thuế; (ii) Nghiên cứu về các chuyên đề tuân thủ nổi cộm trên bình diện quốc tế, như tiềm năng thất thu thuế do hành vi chuyển giá và các hình thức dịch chuyển lợi nhuận khác của NNT có các hoạt động xuyên biên giới, và hành vi lập kế hoạch thuế chủ động để né thuế; (iii) Nghiên cứu về các hoạt động kinh tế ngầm; (iv) Một góc nhìn từ trên xuống rút ra từ nghiên cứu khoảng cách thuế GTGT và các phân tích kinh tế khác; (v) Thông tin bên thứ ba, ví dụ như dữ liệu từ các cơ quan chính phủ và đơn vị cung cấp dịch vụ tư nhân như ngân hàng; và (vi) Phân tích từ dưới lên về dữ liệu hoạt động của CQT, ví dụ như phân tích kết quả thanh tra, kiểm tra thuế và các câu hỏi thường gặp của NNT.
Thứ tư, Xây dựng các quy Quy trình nhận diện rủi ro, Quy trình đánh giá rủi ro.
- Quy trình nhận diện rủi ro sẽ dẫn đến một tập hợp các rủi ro được xác định cho từng phân đoạn NNT và theo từng sắc thuế. Những rủi ro được nhận diện sẽ được ghi nhận vào một “bảng tổng hợp rủi ro” mô tả từng rủi ro và đánh giá rủi ro đó về tính chất và mức độ nguy cơ đối với hệ thống thu ngân sách, và khả năng nguy cơ đó trở thành hiện thực. Kết hợp hai yếu tố - tác động tiềm tàng của rủi ro và khả năng xảy ra nguy cơ đó – cấu thành toàn bộ hoạt động đánh giá. Bảng tổng hợp rủi ro thường xuyên được rà soát và cập nhật.
- Quy trình đánh giá rủi ro và sắp xếp thứ tự ưu tiên sẽ giúp giảm thiểu rủi ro này được thực hiện một cách có hệ thống nhằm đảm bảo áp dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất nhằm cải thiện tính tuân thủ tự nguyện. Những quyết định về mức độ đầu tư cần thiết để giảm thiểu từng rủi ro một phải được đưa ra trong bối cảnh số lượng các rủi ro nghiêm trọng được nhận diện, tác động tương đối ước tính của chúng đối với hệ thống thu, và ngân sách hoạt động của CQT. Mục đích đặt ra là đạt được sự cân bằng hợp lý về QLRR trong tất cả các phân đoạn NNT và tất cả các sắc thuế. Ít nhất, tất cả những rủi ro được xác định là “cao” đều phải được quản lý chủ động; những rủi ro ít nghiêm trọng hơn có thể thực hiện giám sát định kỳ hoặc thường xuyên để đảm bảo nhanh chóng nhận diện được mức độ tuân thủ bị xói mòn.
Thứ năm, Xây dựng Chiến lược nâng cao tuân thủ và Kế hoạch hành động nâng cao tuân thủ hàng năm
- Chiến lược nâng cao tuân thủ là một bản kế hoạch ở cấp độ tổng quan, mô tả những rủi ro tuân thủ quan trọng nhất và nêu lên những chi tiết khái quát về cách thức xử lý những rủi ro này của CQT. Chiến lược được cấu trúc theo các phân đoạn NNT và các sắc thuế chính, tập trung vào rủi ro của những phân đoạn chính hoặc sắc thuế chính, mô tả những sáng kiến và hoạt động khác nhau mà CQT sẽ triển khai để giải quyết những rủi ro này. Chiến lược sẽ bao gồm những sáng kiến nâng cao năng lực như cải thiện việc khớp dữ liệu tự động, các chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức và tăng cường hệ thống CNTT quản lý rủi ro. Chiến lược nâng cao tuân thủ thường được xây dựng gối đầu cho chu kỳ 02 đến 03 năm và được cập nhật hàng năm để phản ánh tiến độ thực hiện cũng như phản hồi về các bài học kinh nghiệm đã rút ra.
- Kế hoạch hành động nâng cao tuân thủ hàng năm mô tả các hoạt động cụ thể sẽ được thực hiện để triển khai Chiến lược nâng cao tuân thủ. Các Kế hoạch hành động nâng cao tuân thủ mô tả cách thức triển khai các biện pháp nghiệp vụ của CQT trong năm tới đối với từng lĩnh vực có rủi ro cao, phạm vi và tính chất của các biện pháp can thiệp sẽ được áp dụng, và nguồn lực sẽ được phân bổ.
Thứ sáu, Tiêu chí thành công và các chỉ tiêu đo lường phải được thiết lập khi lựa chọn các biện pháp xử lý cụ thể. Chúng không chỉ dừng lại ở các kết quả đầu ra ngắn hạn (ví dụ kết quả thanh tra, kiểm tra) mà phải phản ánh được cả tác động đạt được về việc thay đổi hành vi của NNT. Ví dụ, các công cụ dựa trên kết quả như vậy có thể là những thay đổi đo lường được bằng tỉ lệ phần trăm và giá trị số thuế được nộp đúng hạn, hoặc giảm số nợ phải thu hồi. Nếu thực hiện các chiến lược nhằm cải thiện mức độ chính xác trong kê khai thuế thì thước đo thành công thường dùng có thể là mức độ giảm - có thể lượng hoá - các lỗi sai nhất định hoặc các kiểu khai thiếu nhất định.
4.2.5. Hoàn thiện nội dung nghiệp vụ quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Hiện nay, QLRR trong QLT tại Việt Nam đang thực hiện riêng rẽ ở từng khâu chức năng QLT, trong đó có 03 khâu quản lý (thanh tra, kiểm tra thuế; phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và kiểm tra sau hoàn thuế GTGT; tạo, in ấn, phát hành hóa đơn) là đã thực hiện QLRR theo đúng chuẩn mực quốc tế vì đã ban hành được tiêu chí đánh giá rủi ro và quy trình QLRR. Các khâu chức năng quản lý còn lại (kê khai thuế, quản lý nợ thuế) mới thực hiện theo định hướng QLRR, chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá rủi ro và quy trình QLRR theo chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, trước mắt để tăng cường công tác QLRR trong QLT cần hoàn thiện các nội dung nghiệp vụ QLRR trong tất cả các khâu chức năng QLT. Cụ thể:
Thứ nhất, Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và ban hành các bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá rủi ro.
Trong năm 2016, 2017 Tổng cục Thuế đã nghiên cứu xây dựng trình Bộ Tài chính ban hành các bộ tiêu chí, quy trình đánh giả rủi no NNT trong công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra; phân loại hồ sơ hoàn thuế và lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế; quản lý in phát hành và sử dụng hóa đơn. Căn cứ theo quy định của Thông tư 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2005 về thực hiện QLRR trong QLT, trong thời gian tới, Tổng cục Thuế tiếp tục nghiên cứu và trình Bộ Tài chính ban hành các bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá rủi ro trong các chức năng QLT còn lại, bao gồm: Tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với NNT; Tiêu chí đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro đối với NNT; Tiêu chí lựa chọn trường hợp kiểm tra về đăng ký thuế; Tiêu chí lựa chọn hồ sơ khai thuế kiểm tra tại trụ sở cơ quan QLT; Tiêu chí quản lý theo dõi thu nợ thuế và áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
Đồng thời tiến hành xây dựng quy trình nghiệp vụ, nâng cấp ứng dụng CNTT phục vụ công tác QLRR tương ứng với các bộ tiêu chí, chỉ số mới ban hành.
Thứ hai, Cần tập trung nghiên cứu ban hành và thực hiện các nghiệp vụ QLRR mới trong công tác QLT.
- Đánh giá xếp hạng doanh nghiệp: Về lâu dài CQT hướng tới QLT theo chương trình QLRR tổng thể. Vì vậy, CQT phải quản lý hệ thống thông tin QLRR, áp dụng tiêu chí đánh giá rủi ro doanh nghiệp để tự động đánh giá xếp hạng rủi ro doanh nghiệp theo 06 hạng (từ hạng 1 đến hạng 6). Việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp được thực hiện định kỳ hàng năm. Kết quả xếp hạng rủi ro được sử dụng để thiết lập tiêu chí lựa chọn thanh tra, kiểm tra NNT và thực hiện các biện pháp QLT phù hợp.
- Quản lý doanh nghiệp trọng điểm: Doanh nghiệp trọng điểm là doanh nghiệp được đánh giá rủi ro cao, gắn với từng lĩnh vực rủi ro hoặc theo từng chuyên đề kiểm soát rủi ro cụ thể. Ví dụ như doanh nghiệp lớn, hoạt động phức tạp, doanh nghiệp có giao dịch liên kết, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử,... Doanh nghiệp sau khi được đánh giá rủi ro, xếp vào doanh nghiệp trọng điểm, CQT sẽ xác lập hồ sơ, đồng thời cập nhật hồ sơ vào hệ thống để theo dõi và quản lý chặt chẽ. Thông thường doanh nghiệp trọng điểm sẽ được quản lý chặt chẽ theo lĩnh vực rủi ro được đánh giá đối với doanh nghiệp đó.
- Quản lý kế hoạch kiểm soát rủi ro (KSRR): Kế hoạch KSRR được xây dựng và ban hành theo định kỳ hàng năm (thường là tháng 12 của năm trước liền kề) nhằm đánh giá tổng thể các rủi ro của năm trước liền kề và xu hướng rủi ro có thể xảy ra trong năm quản lý. Kế hoạch này cũng chỉ ra các phương thức, thủ đoạn và các dấu hiệu nhận biết rủi ro trong các chức năng QLT; đồng thời phân bổ nguồn lực, phân công nhiệm vụ cho CQT các cấp thực hiện KSRR theo các địa chỉ xác định trong kế hoạch. Kế hoạch KSRR tạo ra phương án kiểm soát có tính tổng thể, đa tầng, đảm bảo sự tham gia của tất cả các chủ thể QLRR (đơn vị, công chức có liên quan) một cách có hệ thống và cấu trúc chặt chẽ. Qua đó giúp cho việc kiểm soát toàn diện, chặt chẽ và không chồng chéo hoặc bỏ lọt các rủi ro trong công tác QLT.
4.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ theo chuẩn quốc tế
CNTT đóng vai trò quan trọng đối với việc QLRR trong QLT. Để nâng cao hiệu quả QLRR, CQT cần đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng CNTT đồng bộ theo chuẩn quốc tế phục vụ công tác QLT. Cụ thể:
Thứ nhất, Nâng cấp ứng dụng TPR hiện tại
Nhằm hướng tới QLRR tuân thủ toàn diện, đáp ứng được việc triển khai tổng thể đối với các chức năng QLT trong tất cả các phân đoạn NNT, giải pháp vô cùng cần thiết là cần tiếp tục nâng cấp ứng dụng TPR hiện tại để khắc phục các tồn tại, vướng mắc. Một số hướng giải pháp cụ thể như sau:
- Nghiên cứu tích hợp các ứng dụng riêng lẻ của ngành thuế thành một ứng dụng tập trung để tăng hiệu quả trong việc đồng bộ dữ liệu, chính xác và giảm các thao tác trung gian giữa các ứng dụng;
- Tăng cường công tác kiểm soát dữ liệu từ các nguồn dữ liệu, phát triển các chức năng hỗ trợ người dùng trong công tác nhập liệu, tra cứu, tìm kiếm dữ liệu, tạo các báo cáo trong các ứng dụng;
- Mở rộng việc kết nối trao đổi thông tin với cơ quan ngoài ngành (Hải quan, KHĐT, Ngân hàng) để thu thập đầy đủ thông tin về doanh nghiệp phục vụ việc đánh giá rủi ro chính xác, hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra;
- Sửa đổi các mẫu biểu, báo cáo trong các ứng dụng để phù hợp với các quy trình nghiệp vụ hiện hành và các nhu cầu thực tế phát sinh;
- Triển khai rộng rãi các ứng dụng đến tất cả các bộ phận trong ngành;
- Phân quyền sử dụng ứng dụng hợp lý cho các bộ phận liên quan để nâng cao hiệu quả sử dụng ứng dụng;
- Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, tập huấn sử dụng ứng dụng tại các đơn vị;
- Với các trường hợp đặc thù cần nghiên cứu và có giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả ứng dụng, hỗ trợ hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.
Thứ hai, Xây dựng mới ứng dụng phân tích rủi ro trong QLT theo mô hình kiến trúc tổng thể
Trong thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu QLRR trong QLT một cách tổng thể, toàn diện tất cả các khâu, chức năng QLT đối với từng phân đoạn NNT sử dụng 4 trụ cột xác định tuân thủ là: Đăng ký, Thời hạn tuân thủ, Kê khai, Nộp thuế thì cần thiết phải xây dựng hệ thống ứng dụng phân tích rủi ro theo kiến trúc mới mang tính chất tổng thể.
Hình 4.1. Hệ thống ứng dụng phân tích rủi ro theo kiến trúc tổng thể
Theo hình 4.1 việc đề xuất xây dựng hệ thống theo kiến trúc tổng thể hay nói cách khác là hệ thống ứng dụng này sẽ tích hợp với các quy trình QLT, bao gồm: (i) Xây dựng CSDL tuân thủ về NNT ; (ii) Xây dựng Phân hệ phân luồng xử lý nghiệp vụ thuế; (iii) Quy trình giám sát; (iv) Xử lý các nghiệp vụ phân luồng khác.
- Xây dựng Phân hệ Phân tích rủi ro đáp ứng yêu cầu: (i) Phân loại, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của NNT; (ii) Phân tích rủi ro đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro của NNT; (iii) Phân tích rủi ro lựa chọn trường hợp kiểm tra về đăng ký thuế; (iv) Phân tích rủi ro lựa chọn hồ sơ khai thuế kiểm tra tại trụ sở cơ quan QLT; (v) Phân tích rủi ro phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế và lựa chọn đối tượng hồ sơ có dấu hiệu rủi ro để bổ sung kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế; (vi) Phân tích rủi ro lựa chọn trường hợp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT; (vii) Phân tích rủi ro để thực hiện chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật và xác định trường hợp NNT có dấu hiệu rủi ro để bổ sung kế hoạch kiểm tra, thanh tra về tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn, ấn chỉ; (viii) Xử lý các nghiệp vụ phân tích rủi ro khác.
- Xây dựng ứng dụng Quản lý trường hợp đáp ứng yêu cầu: (i) Quản lý trường hợp kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT; (ii) Quản lý trường hợp hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau; (iii) Quản lý trường hợp giám sát hoàn thuế; (iv) Quản lý trường hợp rủi ro về tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn, ấn chỉ; (v) Quản lý trường hợp kiểm tra về đăng ký thuế; (vi) Quản lý trường hợp kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan QLT; (vii) Quản lý theo dõi thu nợ thuế và áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành; (viii) Thông tin hoạt động NNT theo các nghiệp vụ phát sinh, thông tin từ các cơ quan bên ngoài; (ix) Lập và theo dõi hồ sơ tuân thủ của NNT; (x) Xây dựng Phân hệ Phân luồng xử lý nghiệp vụ thuế đáp ứng yêu cầu phát sinh (hiện tại chưa xác định).
- Trên cơ sở Quyết định số 1148/QĐ-TCT ngày 06/7/2018 của Tổng cục Thuế thực hiện Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về việc triển khai ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong lĩnh vực Tài chính- Ngân sách, Hệ thống ứng dụng phân tích rủi ro sẽ được xây dựng theo hướng ứng dụng công nghệ 4.0 sử dụng kỹ thuật công nghệ học máy (machine learning) hỗ trợ quá trình phân tích dữ liệu (có giám sát và không giám sát), sử dụng quy trình chuẩn công nghiệp khai phá dữ liệu (CRISP-DM)
Kỹ thuật công nghệ học máy (machine learning) hỗ trợ quá trình phân tích dữ liệu. Học máy là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc nghiên cứu và xây dựng các kĩ thuật cho phép các hệ thống "học" tự động từ dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể.
Hình 4.2. Học máy
Hiện nay, Machine Learning có 4 công nghệ cơ bản:
(1) Học có giám sát: Đây là trường hợp các máy tự học trên cơ sở các ví dụ, dữ liệu đầu vào được sử dụng để tìm các mối liên quan nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể. Nếu xác lập thành công một mô hình, thì mô hình đó được sử dụng trong các trường hợp tương tự. Với công nghệ dạng này, ta có thể kể đến một số ví dụ như: phát hiện quá tải, nhận dạng giọng nói, văn bản, hình ảnh,
(2) Học nửa giám sát: Với công nghệ này máy móc sẽ nhận được cả dữ liệu đầu vào được gán nhãn và dữ liệu đầu vào không được gán nhãn. Kiểu học máy này được dùng khi một tổ chức có quá nhiều dữ liệu hoặc có quá nhiều sự khác biệt của các thông tin đến mức không thể sắp xếp câu trả lời cho mỗi thông tin đòi hỏi hệ thống tự đề xuất câu trả lời và tạo ra những mô hình chung. Ta có thể kể đến một vài ví dụ ứng dụng dạng này đó chính là việc phân loại các web hay nhận dạng giọng nói, hình ảnh.
(3) Học không giám sát: Học không giám sát liên quan đến những dữ liệu có nguồn gốc không rõ ràng, xác thực so với loại đầu tiên. Trong trường hợp này, máy móc không có “chìa khóa" trả lời và buộc phải tự phân tích dữ liệu, tìm kiếm mô hình và tìm mối tương quan có liên quan để đưa ra đáp án. Cách học máy này tương đối giống với cách hoạt động của bộ não con người. Bộ não rút ra kết luận trên cơ sở quan sát tự phát và trực giác cùng với sự gia tăng các tệp dữ liệu, kết luận đầu ra sẽ trở nên ngày càng chính xác hơn.
(4) Học tăng cường: Với phương pháp này, máy móc nhận được bộ thao tác và những quy định được phép từ trước. Hoạt động trong khuôn khổ đó, máy móc tiến hành phân tích và quan sát kết quả các thao tác để tự cập nhật và đưa ra những kết quả ngày càng tốt hơn.
Hình 4.3. Học máy có giám sát
Quy trình chuẩn công nghiệp khai phá dữ liệu (CRISP DM): là quy trình lặp có khả năng quay lùi (backtracking) gồm có 6 giai đoạn:
Tìm hiểu nghiệp vụ (Business Understanding): Xác định mục tiêu của dự án.
Tìm hiểu dữ liệu (Data Understanding): Thu thập và đánh giá dữ liệu.
Chuẩn bị dữ liệu (Data Preparation): Thực hiện biến đổi, chuẩn hóa dữ liệu.
Mô hình hóa (Modeling): Áp dụng các mô hình khác nhau để lựa chọn mô hình tối ưu.
Đánh giá (Evaluation): Thực hiện đánh giá độ tin cậy của mô hình.
Triển khai (Deployment): Triển khai cài đặt, tích hợp mô hình với các ứng dụng phần mềm.
Hình 4.4. Quy trình CRISP-DM
Hình 4.5. Quy trình chuẩn công nghiệp khai phá dữ liệu (CRISP-DM)
Hệ thống phân tích rủi ro dựa trên phân tích dữ liệu áp dụng kỹ thuật công nghệ học máy (machine learning) có giám sát và không giám sát; và sử dụng quy trình chuẩn công nghiệp khai phá dữ liệu (CRISP-DM).
Với hình 4.5, các tiêu chí được đưa vào xây dựng hoàn toàn dựa trên dữ liệu nên bắt kịp được các xu thế của dữ liệu. Quy trình này có thể phát hiện ra những thuộc tính mới có tác động đáng kể đến dự báo. Quá trình khai phá dữ liệu được lặp đi, lặp lại nhiều lần để tìm ra mô hình hợp lý nhất; Dễ xây dựng và có thể cập nhật dữ liệu mới nhằm bắt kịp xu thế của dữ liệu.
Kết quả khảo sát về các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện QLRR trong QLT tại Việt Nam trong thời gian tới được tổng hợp tại bảng 4.1.
Có 25% công chức được hỏi đề xuất hoàn thiện tiêu chí quy trình đánh giá rủi ro; 25% công chức được hỏi đề xuất thực hiện QLRR một cách toàn diện trong tất cả các chức năng QLT; 23,5% công chức được hỏi đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp lý; 15,5% công chức được hỏi đề xuất nâng cao hiệu quả của công tác thu thập thông tin, dữ liệu NNT; 10,5% công chức đề xuất ứng dụng công nghệ mới (AI, BI) trong QLRR.
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát về các giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Stt
Giải pháp đề xuất
Số lượng
Tỷ lệ
1
Hoàn thiện hệ thống pháp lý
94
23.50%
2
Hoàn thiện tiêu chí, quy trình đánh giá rủi ro
100
25.00%
3
Ứng dụng công nghệ mới (AI, BI)
42
10.50%
4
Nâng cao hiệu quả của công tác thu thập thông tin, dữ liệu Người nộp thuế
62
15.50%
5
Thực hiện QLRR một cách toàn diện trong tất cả các chức năng quản lý thuế
100
25.00%
6
Giải pháp khác
2
0.50%
Tổng cộng
400
100%
Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo sát về các giải pháp hoàn thiện QLRR trong QLT
4.3. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
4.3.1. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và cơ quan thuế
Hoàn thành số thu NSNN luôn là mục tiêu hàng đầu của ngành thuế. Nhưng để đạt được mục tiêu đề ra, ngành thuế cũng cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với nhau. Để thực hiện QLRR trong QLT, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhằm cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu NNT để phục vụ công tác đánh giá rủi ro về thuế. Cụ thể:
- Cần đẩy mạnh sự phối hợp đồng bộ của CQT và các cơ quan ban ngành khác tại địa phương trong công tác QLT. Nghiên cứu phối hợp giữa CQT với các cơ quan ban ngành khác: Hải quan, Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh, Tài nguyên môi trường, quản lý thị trường, các tổ chức tín dụng, công an và các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến doanh nghiệp nhằm phục vụ cho công tác quản lý thu thuế và thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kịp thời ngăn chặn các hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh: thông tin, cung cấp kịp thời những thay đổi, phát sinh của NNT trong quá trình hoạt động nhằm đảm bảo nguồn dữ liệu NNT luôn đầy đủ phục vụ cho việc phân tích, đáng giá rủi ro được chính xác.
Cơ quan công an: CQT phối hợp với cơ quan công an phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các hồ sơ vụ án trốn, lậu thuế. Các trường hợp vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực thuế ngoài thẩm quyền của CQT cần phải điều tra làm rõ thì CQT cần chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để tiến hành điều tra, phối hợp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ quan quản lý thị trường: phối hợp trong việc ngăn chặn, xử lý các trường hợp mua bán vận chuyển hàng lậu, hàng cấm,...
Cơ quan tài nguyên môi trường: Trong quá trình quản lý các nguồn thu từ đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường phát hiện doanh nghiệp sử dụng đất đai chưa đúng, không đủ năng lực (vốn, tài sản,..) để thực hiện dự án đã đăng ký thì có văn bản đề nghị CQT phối hợp thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất và việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của NNT.
4.3.2. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc
CQT cần cung cấp, trang bị cho cán bộ thực hiện công tác QLRR điều kiện làm việc tốt khi thực hiện việc phân tích, đánh giá rủi ro NNT, ví dụ máy tính cấu hình cao, cài đặt các ứng dụng phân tích thống kê, các ứng dụng có kết nối liên thông với các ngành liên quan, được phân quyền xem những dữ liệu lịch sử và hiện tại của NNT trong kho dữ liệu chung của ngành nhằm khai thác, phân tích phục vụ tốt cho việc phân tích rủi ro NNT được chính xác và kịp thời.
4.3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế và xây dựng cơ chế để quản lý, quy định tiêu chí cụ thể về vị trí việc làm làm cơ sở đánh giá năng lực và khả năng làm việc của cán bộ thuế
Một trong những nguyên nhân làm tăng rủi ro trong công tác QLT xuất phát từ phía CQT là trình độ chuyên môn của cán bộ thuế chưa đáp ứng được yêu cầu để thực hiện QLRR trong QLT, các rủi ro về đạo đức. Vì vậy, để giảm bớt các rủi ro này, cần phải: (1) Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế; (2) Xây dựng cơ chế để quản lý và quy định tiêu chí cụ thể về vị trí việc làm, làm cơ sở đánh giá năng lực và khả năng của cán bộ thuế. Đây là cơ sở xây dựng chế độ lương, thưởng phù hợp với năng lực làm việc của cán bộ thuế và bố trí sử dụng cán bộ thuế phù hợp với từng vị trí công việc; (3) Thực hiện tinh giảm biên chế người lao động không còn đáp ứng nhu cầu công việc làm cơ sở để thực hiện đề án vị trí việc làm tốt hơn; (4) Thực hiện việc luân chuyển cán bộ đối với những vị trí công việc có thể phát sinh các rủi ro về đạo đức nghề nghiệp.
4.3.4. Nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế
Để thực hiện QLRR trong QLT có hiệu quả rất cần sự tuân thủ tự nguyện của NNT. Cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT, cụ thể:
* Về phía cơ quan thuế:
- CQT cần tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ NNT tuân thủ pháp luật thuế. Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ giáo dục phổ biến pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm NNT, trọng điểm là nhóm doanh nghiệp quy mô vừa, nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh. Tiếp tục mở rộng thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế qua mạng cho doanh nghiệp và tổ chức, tiến tới nghiên cứu thực hiện triển khai các dịch vụ thuế điện tử cho các cá nhân. Nghiên cứu triển khai dịch vụ một cửa điện tử và hỗ trợ trực tuyến tập trung
Đồng thời, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm hỗ trợ NNT thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình. Trong đó, khuyến khích NNT thực hiện các thủ tục thuế như kê khai thuế qua mạng, nộp thuế qua mạng,.. vừa giảm thời gian cho NNT vừa tạo thuận tiện cho việc lưu trữ và sử dụng dữ liệu kê khai để phân tích rủi ro thuế vào định kỳ quy định.
* Về phía NNT:
- NNT cần thực hiện các nghĩa vụ pháp luật kinh doanh, pháp luật thuế một cách trung thực, khách quan, kịp thời và đầy đủ. Từ đó tạo nên một hệ thống cơ sở dữ liệu chuẩn về NNT nhằm phục vụ việc phân tích đánh giá rủi ro được chính xác. Từ kết quả phân tích rủi ro này, CQT đưa ra các biện pháp quản lý công bằng và phù hợp cho NNT nhằm khuyến khích NNT thực hiện tốt, đồng thời có biện pháp xử lý các sai phạm NNT vô tình hoặc cố tình gây ra.
- NNT cần có thái độ hợp tác phối hợp trong trường hợp CQT yêu cầu: cung cấp bổ sung hồ sơ, tài liệu, chứng cứ liên quan để giải trình những thông báo của CQT hoặc các đoàn kiểm tra, thanh tra thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm theo kết quả phân tích rủi ro.
- NNT cần chủ động tích cực cập nhập tìm hiểu, nắm bắt chính sách hiện hành và những thay đổi qua từng thời kỳ để thực hiện quyền và nghĩa vụ nộp thuế một cách đầy đủ, đúng hạn liên quan nhằm góp phần xây dựng xã hội, đất nước thông qua đóng góp nghĩa vụ thuế trong NSNN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 luận án đã đặt ra yêu cầu QLRR trong QLT tại Việt Nam thời gian tới, đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030 như: phải lựa chọn NNT có rủi ro cao về thuế, có nhiều sai phạm trong thực hiện tuân thủ thuế; phát hiện nhiều hành vi gian lận, trốn thuế; giảm chi phí, thời gian, nhân lực cán bộ thực hiện QLRR để đảm bảo thực hiện QLRR trong QLT đạt hiệu quả và đảm bảo đạt mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong thanh tra, kiểm tra và các chức năng thuế khác.
Từ các yêu cầu đặt ra đối với đổi mới phương thức QLT, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLRR trong QLT thời gian tới như: hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao nhận thức về sự cần thiết thực hiện QLRR trong QLT, hoàn thiện hơn nữa các bộ tiêu chí đã có và xây dựng các bộ tiêu chí cho các chức năng thuế còn thiếu; bổ sung đánh giá chất lượng QLRR, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, tăng cường ứng dụng CNTT vào hoạt động phân tích rủi ro, đổi mới đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường giám sát hoạt động rủi ro, tăng sự phối hợp giữa các bộ phận trong CQT và các cơ quan liên quan.
Để đảm bảo các giải pháp trên có tính khả thi, cần thực hiện các giải pháp điều kiện sau: tăng cường sự phối hợp CQT và cơ quan nhà nước có liên quan, tăng trang bị cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng yêu cầu phân tích, nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống vật chất tinh thần của công chức thực hiện nhiệm vụ QLRR và tăng cường sự hợp tác giữa NNT với CQT.
KẾT LUẬN
QLRR trong QLT đối với NNT và cán bộ thuế là một vấn đề mới tại Việt Nam. Việc làm tốt công tác QLRR trong QLT đối với ngành thuế nói chung và NNT nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực, hiệu quả trong QLT hiện đại. Bởi vậy, đề tài luận án “Quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong điều kiện hiện nay. Luận án đã đạt được các kết quả nghiên cứu chủ yếu sau:
Thứ nhất, Luận án đã nghiên cứu làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình đã công bố liên quan đến QLRR trong QLT là vấn đề rất quan trọng. Qua nghiên cứu cho thấy, luận án đã kế thừa những lý luận, ưu điểm đã đạt được của các công trình nghiên cứu trước, khai thác vấn đề chưa được nghiên cứu, đồng thời tìm ra hướng đi riêng, hướng mới trong phân tích, biện giải chặt chẽ mang tính biện chứng cao để giải quyết vấn đề nghiên cứu theo hướng khoa học, logic và đạt được mục tiêu đề ra của luận án.
Thứ hai, Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLRR trong QLT. Từ những lý luận đã phân tích, có thể nhận thấy QLRR trong QLT có những đặc điểm riêng. QLRR trong QLT là phương pháp rất quan trọng giúp CQT tiết kiệm nguồn lực, chi phí, tìm ra đúng NNT có nhiều rủi ro; từ đó có thể tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác QLT, chống thất thu ngân sách nhằm đảm bảo NNT luôn chấp hành tốt pháp luật thuế và vai trò quan trọng nhất là đẩy mạnh hơn nữa tính tuân thủ thuế. Để công tác QLRR trong QLT đạt hiệu quả tích cực thì cần phải có những nguyên tắc nhất định. Qua phân tích nguyên tắc QLRR, mô hình QLRR, và quy trình QLRR tổng quát, cũng như kế hoạch đánh giá rủi ro tuân thủ toàn diện cho thấy: CQT cần phải đẩy mạnh nâng cao yếu tố tích cực, giảm thiểu yếu tố tiêu cực để việc thực hiện các chức năng QLT ngày càng hiệu quả, đúng tầm và nâng cao vị thế ảnh hưởng trong hệ thống pháp luật thuế. Đồng thời Luận án cũng trình bày được một số kinh nghiệm về QLRR trong các chức năng thuế ở các nước tiên tiến đi trước và đã có những thành công, từ đó rút ra bài học thiết thực để thực hiện tại Việt Nam. Đây là nội dung có ý nghĩa trong việc đẩy mạnh triển khai QLRR trong QLT tại Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, Luận án đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng QLRR trong QLT tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020 bằng phương pháp khảo sát thực tế qua các nội dung: tổ chức bộ máy, hành lang pháp lý, các biện pháp kỹ thuật trong nghiệp vụ QLRR,Trên cơ sở đó, Luận án đánh giá thực trạng QLRR trong QLT thể hiện ở kết quả thực hiện trong các chức năng QLT, cụ thể là chức năng thanh tra,kiểm tra, hoàn thuế và quản lý hóa đơn... đã nêu trên. Qua đó cho thấy QLRR trong QLT tại Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể: số thuế truy thu bình quân 1 doanh nghiệp qua thanh tra hàng năm đã tăng đáng kể, qua thanh tra đã làm giảm số lỗ sai quy định, về hoàn thuế và quản lý hóa đơn đã có bộ tiêu chí đánh giá và các quy trình hướng dẫn thực hiện và tiếp theo hoàn thiện cơ sở dữ liệu, xây dựng ứng dụng CNTT phục vụ cho việc triển khai thực hiện. Kết quả đạt được của công tác QLRR trong QLT đã phản ánh nỗ lực của ngành thuế trong việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng ngành, đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết, đảm bảo thu ngân sách, nâng cao ý thức và hành vi tuân thủ của NNT nhằm đưa ngành thuế đạt được mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh những ưu điểm của công tác QLRR trong QLT, luận án cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế nhất định: việc thực hiện QLRR theo chuẩn mực quốc tế mới chỉ dừng lại ở một số chức năng của QLT, các bộ tiêu chí đánh giá rủi ro, quy trình QLRR chưa hoàn thiện, hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung chưa đầy đủ, ... Đồng thời luận án cũng chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại đó để đưa ra những giải pháp khắc phục.
Thứ tư, Trên cơ sở nghiên cứu tình hình kinh tế- xã hội và mục đích, yêu cầu QLRR trong QLT tại Việt Nam trong thời gian tới, đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện QLRR trong QLT tại Việt Nam, cụ thể: Hoàn thiện hành lang pháp lý về QLRR trong QLT, nâng cao nhận thức cho công chức về sự cần thiết thực hiện QLRR trong QLT; hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung về NNT, hoàn thiện và xây dựng tiếp bộ tiêu chí đánh giá cho các chức năng QLT Đồng thời để các giải pháp trên có tính khả thi, tác giả khuyến nghị cần thực hiện các điều kiện để tạo môi trường thực hiện QLRR trong QLT, trong đó nhấn mạnh một số giải pháp như: Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong hoạt động QLT,tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho CQT
Thứ năm, Luận án đã sử dụng phương pháp khảo sát thực tế để đánh giá về thực trạng QLRR trong QLT tại Việt Nam và hiệu quả các giải pháp luận án đưa ra.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận án, song không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả luận án mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia, đồng nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, thuế để luận án hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế “Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý nghiên cứu khoa học tại Tổng cục Thuế” được công nhận năm 2015.
2. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với ngân hàng thương mại tại Việt Nam” năm 2016
3. Bài báo “Kinh tế vĩ mỗ ổn định qua 5 cặp cân đối lớn” đăng trên Tạp chí Thuế số 3 (570) 2016.
4. Bài báo “Từ 4/2/2016: áp dụng quy định mới về quản lý rủi ro trong lĩnh vực thuế” đăng trên Tạp chí Ngân quỹ Quốc gia tháng 2/2016.
5. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế “Quản lý rủi ro trong quản lý thuế - Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp áp dụng tại Việt Nam” năm 2019.
6. Bài báo “Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro trong quản lý thuế và bài học cho Việt Nam” đăng trên Tạp chí tài chính kỳ 1 tháng 4 năm 2020 (726).
7. Bài báo “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rui ro trong quản lý thuế tại Việt Nam” đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 12/2021.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1
Trần Tuấn Anh (2013), Ứng dụng kỹ thuật QLRR vào hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế Hà Nội, Luận án Thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
2
Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 quy định về áp dụng rủi ro trong QLT.
3
Bộ Tài chính (2016), Quyết định số 20710/QĐ-BTC ngày 20/12/2016 về việc cải cách QLT giai đoạn 2016-2020.
4
Bộ Tài chính (2016), Quyết định số 1005/QĐ-BTC ngày 1/11/2016 về Bộ tiêu chí và chỉ số phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế GTGT
5
Bộ Tài chính (2018), Quyết định số 253/QĐ-BTC ngày 20/3/2018 về việc áp dụng Bộ tiêu chí và chỉ số phân tích thông tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
6
Bộ Tài chính (2020), Tổng hợp tình hình thực hiện số thu NSNN giai đoạn 2014-2018
7
Bộ Tài chính (2020), Tổng hợp thống kê nhân sự ngành thuế giai đoạn 2014-2018.
8
Bộ Tài chính Hoa Kỳ (2009), Cập nhật về giảm thiểu khoảng cách thuế Liên bang và tăng cường tự nguyện tuân thủ.
9
Business school Tax & Business Law (2018), Hướng dẫn cho phân đoạn NNT/Chiến lược Tuân thủ cho Việt Nam.
10
Chính Phủ (2014), Nghị quyết 19/2014/NQ-CP ngày 18/03/2014 và Nghị quyết 19/2015/NQ-CP ngày 12/03/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh.
11
Chính phủ (2016), Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy 12định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật QLT
12
Chính Phủ, Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của Cơ quan nhà nước
13
Chính phủ (2015), Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử
14
CQT Úc (2003), Báo cáo về chương trình tuân thủ
15
CQT và hải quan Anh (2011), Tiêu điểm quốc tế về thuế
16
CQT Nam Phi (2004), Phân tích về cách tiếp cận tuân thủ của CQT trên cơ sở lựa chọn hồ sơ và mức độ rủi ro
17
Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), QLT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
18
ECOPA (2010), Thông lệ quốc tế về lựa chọn trường hợp thanh tra dựa trên rủi ro.
19
Nguyễn Thị Minh Hòa (2011), Nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT hướng tới quản lý tuân thủ, Luận án thạc sỹ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội.
20
Quách Đăng Hòa (2018), Xây dựng khung tiêu chuẩn QLRR của hải quan Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Tài chính, Hà Nội
21
Nguyễn Thi Thanh Hoài (2011), Một số vấn đề về tuân thủ thuế, Đề tài nghiên cứu cấp học viện, Học viện tài chính, Hà Nội.
22
Ngân hàng thế giới (2011), Cải cách thuế ở Việt nam – hướng tới một hệ thống hiệu quả và công bằng hơn.
23
Ngân hàng thế giới (2017), Chương trình tuân thủ thuế- Kinh nghiệm quốc tế
24
Ngân hàng thế giới (2017), Chương trình tuân thủ tổng thể - Tổng quan về phương pháp luận.
25
Quốc hội (2012), Luật sửa đổi bổ sung một số Điều Luật QLT số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012.
26
Quốc hội (2014), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngŕy 26/11/2014.
27
Quỹ tiền tệ quốc tế (2005), Thanh tra đối tượng nộp thuế lớn tại Châu Á – Thái Bình Dương, Tài liệu hội thảo khoa học, Hà Nội
28
Bùi Thái Quang (2013), Phương pháp QLRR, đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững, Tạp chí Tài chính, số 11 (589).
29
Thủ tướng Chính Phủ (2009), Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/09/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính và các văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Cục Thuế.
30
Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.
31
Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.
32
Tổng cục Thuế (2015), Quyết định 745/QĐ-TCT ngày 20 /4/2015 về việc ban hành quy trình tuyên truyền, hỗ trợ NNT.
33
Tổng cục Thuế (2017), Quyết định số 2141/QĐ-TCT ngày 12/12/2017, về việc hướng dẫn thực hiện quy trình áp dụng QLRR trong công tác phân tích thông tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn
34
Tổng cục Thuế (2017), Quyết định số 1625/QĐ-TCT ngày 27/9/2017 về Quy trình áp dụng QLRR trong việc phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế GTGT
35
Tổng cục Thuế (2014), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2013, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2014
36
Tổng cục Thuế (2015), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2014, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2015
37
Tổng cục Thuế (2016), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2016
38
Tổng cục Thuế (2017), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2017
39
Tổng cục Thuế (2018), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2017, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2018.
40
Tổng cục Thuế (2019), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2018, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2019.
41
Tổng cục Thuế (2013), Mô hình QLT và cơ chế QLRR.
42
Nguyễn Đức Tú (2012), QLRR tín dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam.
43
Phi Vân Tuấn (2013), Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra theo kỹ thuật QLRR, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục Thuế.
44
Lưu Ngọc Thơ (2013), Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội
45
Bùi Khánh Toàn, (2019), QLRR trong QLT - Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp áp dụng tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế.
46
Lê Xuân Trường (2011), Giáo trình QLT, Học viện Tài chính, NXB tài chính Hà Nội.
47
Trần Huy Trường (2015), Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp lớn Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội
48
Trung tâm chính sách và QLT (2004), Sổ tay hướng dẫn của OECD về quản lý và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế.
49
Trung tâm chính sách và QLT (2009), Quản lý tuân thủ của chức năng quản lý doanh nghiệp – Kinh nghiệm và thông lệ của 8 nước thành viên OECD
50
Trung tâm chính sách và QLT (2010), Hiểu và tác động tới hành vi tuân thủ của NNT.
51
Đặng Thị Bạch Vân (2014), Xoay quanh vấn đề NNT và tuân thủ thuế, Tạp chí Phát triển và Hội nhập – Số 16(26) – Tháng 05-06/2014.
Tài liệu Tiếng Anh
52
Andreoni J.,Erard B. (1998), Tax compliance, Journal of Economic Literature.
53
B. Ravikumar & Yuzhe Zhang (2009), Optimal Auditing and Taxation in a Dynamic Model of tax compliance.
54
Braithwaite, V. (2001), A new approach to Tax compliance, the Australian National University, Canberra
55
EC (2006), Risk management guide for tax administration
56
EC (2010), Compliance risk management guide for tax adimistration
57
IFCb(2016), Risk management teams, risk assessment- - countries’experience.
58
John Brondolo, Carlos Silvani, Eric Le Borgne and Frank Bosch, (2008), Tax Administration Reform and Fiscal Adjustment: The Case of Indonesia.
59
John Brondolo and Zhiyong Zhang, (2016), Tax Administration Reform in China: Achievements, Challenges, and Reform Priorities
60
Lars P.Feld and Bruno S.Frey (2007), Tax compliance as the Result of a Psychological Tax Contract, The Role of Incentive and Responsive Regulation, Law & Policy.
61
Margaret Cotton (2006), Sellecting cases for auditing.
62
Matthew Rablen – HM Revenue & Customs (2007), Enforcing Tax Compliance: Audit Probability versus Audit Effectivensee.
63
Muwer Sultan Khwaja, Rajul Awasthi and Jan Loeprick (2011), Risk-based audit: Approaches and countries experiences.
64
OECD (2004), Risks Management Complicance – Managing and Improving Tax Compliance. Prepared by Forum on Tax Administration Compliance Sub – Group
65
USAID (2018), Legal foundation and conditions for developing and implementing tax compliance program.
66
World Bank (2007), VietNam tax administration Modernization Project.
67
OECD (2009), Tax Administration in OECD and Selected Non
68
World Bank (2016), Organizational structure of the Risk Management
69
World Bank (2016), Large taxpayer compliance management.
PHỤ LỤC
Phụ lục: 01
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁN BỘ THUẾ
VỀ VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ
Tác giả nghiên cứu luận án kính mong anh (chị) cùng đánh giá việc thực hiện quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại Việt Nam thời gian qua bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát dưới đây. Sự hợp tác của các anh (chị) sẽ giúp tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp góp phần hoàn thiện công tác quản lý rủi ro trong quản lý thuế nói riêng và nâng cao hiệu quả quản lý thuế nói chung.
Tác giả cam kết bảo mật thông tin và chỉ sử dụng Phiếu khảo sát này cho mục đích nghiên cứu.
PHẦN I. THÔNG TIN NGƯỜI THAM GIA KHẢO SÁT
Anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân dưới đây:
1. Số năm anh (chị) công tác:
□ Dưới 05 năm
□ Từ 05 năm đến 10 năm
□ Từ 10 năm trở lên
2. Vị trí công việc anh (chị) đang công tác:
□ Công chức
□ Lãnh đạo
3. Bộ phận chức năng anh (chị) đang công tác:
□ Thanh tra - kiểm tra
□ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
□ Kê khai - kế toán thuế
□ Tuyên truyền - hỗ trợ NNT
□ Bộ phận khác
PHẦN II. THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ
Anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các câu hỏi khảo sát dưới dây, mỗi câu hỏi xin chọn một đáp án.
1. Sự cần thiết quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với điều kiện nước ta hiện nay.
□ Cần thiết
□ Tương đối cần thiết
□ Không cần thiết
2. Các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định hiện hành đã đảm bảo hành lang pháp lý cho việc thực hiện quản lý rủi ro trong quản lý thuế?
□ Đầy đủ
□ Tương đối đầy đủ
□ Chưa đầy đủ
3. Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tại Cục Thuế cần điều chỉnh như thế nào cho phù hợp?
□ Thành lập phòng Quản lý rủi ro tại Cục Thuế
□ Thành lập phòng Quản lý rủi ro tại Cục Thuế lớn, các Cục Thuế khác giao 01 phòng Thanh tra - kiểm tra kiêm nhiệm
□ Giao 01 phòng Thanh tra - kiểm tra kiêm nhiệm
4. Đánh giá về hệ thống tiêu chí, chỉ số phân tích, mức độ rủi ro Người nộp thuế đã được ban hành và thực hiện trong thời gian vừa qua?
4.1. Bộ chỉ số tiêu chí lựa chọn Người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế
□ Phù hợp
□ Tương đối phù hợp
□ Chưa phù hợp với thực tế
4.2. Bộ tiêu chí, chỉ số phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế GTGT.
□ Phù hợp
□ Tương đối phù hợp
□ Chưa phù hợp với thực tế
4.3. Bộ tiêu chí, chỉ số Phân tích thông tin đánh giá Người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
□ Phù hợp
□ Tương đối phù hợp
□ Chưa phù hợp với thực tế
5. Việc thu thập và khai thác thông tin phục vụ quản lý rủi ro.
□ Tốt
□ Tương đối tốt
□ Chưa tốt
□ Kém
6. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro.
□ Hiệu quả
□ Tương đối hiệu quả
□ Chưa hiệu quả
7. Thời gian xây dựng, nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro.
□ Nhanh
□ Bình thường
□ Chưa kịp thời
8. Hiệu quả thực hiện quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế thời gian qua.
8.1. Việc thực hiện quản lý rủi ro trong triển khai các nghiệp vụ quản lý thuế.
□ Có tác dụng tích cực cho công tác quản lý thuế
□ Chưa có tác dụng đáng kể
□ Không có tác dụng
8.2. Chất lượng thực hiện quản lý rủi ro trong triển khai các nghiệp vụ quản lý thuế thời gian qua.
□ Tốt
□ Tương đối tốt
□ Chưa tốt
□ Kém
9. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro trong quản lý thuế thời gian tới.
□ Hoàn thiện hệ thống pháp lý
□ Hoàn thiện tiêu chí quy trình đánh giá rủi ro
□ Ứng dụng công nghệ mới (AI, BI)
□ Nâng cao hiệu quả của công tác thu thập thông tin, dữ liệu Người nộp thuế
□ Thực hiện quản lý rủi ro một cách toàn diện trong tất cả các chức năng quản lý thuế
□ Đề xuất khác
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các anh (chị)!
Phụ lục: 02
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁN BỘ THUẾ
VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ
I. Cơ cấu mẫu điều tra khảo sát cán bộ thuế
1. Số năm công tác của cán bộ tham gia khảo sát
Bảng 1: Số năm công tác của cán bộ tham gia khảo sát
STT
Năm công tác của CBT
Số lượng
Tỷ lệ
1
Dưới 5 năm
82
20.5%
2
Từ 5 đến 10 năm
80
20.0%
3
Trên 10 năm
238
59.5%
Tổng cộng
400
100%
2. Vị trí công tác của cán bộ tham gia khảo sát
Bảng 2: Vị trí công tác của cán bộ tham gia khảo sát
STT
Vị trí công tác
Số lượng
Tỷ lệ
1
Lãnh đạo quản lý
102
25.5%
2
Chuyên viên
298
74.5%
Tổng cộng
400
100%
3. Bộ phận chức năng của cán bộ tham gia khảo sát
Bảng 3: Bộ phận chức năng của cán bộ tham gia khảo sát
STT
Vị trí công tác
Số lượng
Tỷ lệ
1
Tuyên truyền hỗ trợ NNT
30
7,5%
2
Kê khai và Kế toán thuế
51
12,75%
3
Thanh tra kiểm tra
170
42,5%
4
Quản lý nợ thuế
29
7,25%
5
Bộ phận khác
120
30%
Tổng cộng
400
100%
Qua bảng 1,2, 3 và biểu đồ 1, 2, 3 cho thấy, trong tổng số 400 phiếu hợp lệ, tỷ lệ người được hỏi công tác trên 10 năm trong ngành Thuế là 238 (chiếm 59,5%), từ 5 đến 10 năm là 80 người (chiếm 20%) , chỉ có 82 người dưới 5 năm kinh nghiệm. Trong tổng số người trả lời có 24,5% giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp phòng trờ lên, còn lại là chuyên viên thuế. Trong đó, số người làm tại 4 chức năng quản lý chính là 208 người (chiếm 70%), bộ phận khác là 120 người (chiếm 30%).
II. Tổng hợp kết quả khảo sát về thực hiện QLRR trong quản lý thuế
1. Tổng hợp kết quả khảo sát về sự cần thiết thực hiện quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Bảng 4: Sự cần thiết thực hiện quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Stt
Sự cần thiết thực hiện QLRR trong QLT
Số lượng
Tỷ lệ
1
Cần thiết
370
92.5%
2
Tương đối cần thiết
30
7.5%
3
Không cần thiết
0
0.0%
Tổng cộng
400
100%
2. Tổng hợp kết quả khảo sát các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định hiện hành đã đảm bảo hành lang pháp lý để thực hiện quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Bảng 5: Văn bản quy phạm pháp luật đã đảm bảo hành lang pháp lý
Stt
Hành lang pháp lý
Số lượng
Tỷ lệ
1
Đầy đủ
73
18.25%
2
Tương đối đầy đủ
283
70.75%
3
Chưa đầy đủ
44
11.00%
Tổng cộng
400
100%
3. Kết quả khảo sát tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tại Cục Thuế cần điều chỉnh cho phù hợp.
Bảng 6 : Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tại Cục Thuế cần điều chỉnh cho phù hợp.
Stt
Tổ chức bộ máy tại Cục Thuế
Số lượng
Tỷ lệ
1
Thành lập phòng Quản lý rủi ro tại Cục Thuế
117
29.25%
2
Thành lập phòng Quản lý rủi ro tại Cục Thuế lớn, các Cục Thuế khác giao 01 phòng Thanh tra - kiểm tra kiêm nhiệm
186
46.50%
3
Giao 01 phòng Thanh tra - kiểm tra kiêm nhiệm
97
24.25%
Tổng cộng
400
100%
4. Kết quả khảo sát về việc đánh giá hệ thống tiêu chí, chỉ số phân tích, mức độ rủi ro Người nộp thuế đã được ban hành và áp dụng.
Bảng 7: Đánh giá về hệ thống tiêu chí, chỉ số phân tích, mức độ rủi ro Người nộp thuế
STT
Bộ tiêu chí
Phù hợp
Tương đối
phù hợp
Chưa
phù hợp
1
Bộ tiêu chí xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra tại trụ sở NNT
120
256
24
2
Bộ tiêu chí xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra sau hoàn thuế GTGT
138
248
14
3
Bộ tiêu chí đánh giá NNT rủi ro trong việc tạo, in, phát hành và sử dụng hóa đơn
137
240
23
5. Kết quả khảo sát về thu thập và khai thác thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro.
Bảng 8: Khảo sát khảo sát về thu thập và khai thác thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro
Stt
Khai thác thông tin
Tốt, hiệu quả
Tương đối tốt,
tương đối hiệu quả
Chưa tốt,
Chưa hiệu quả
1
Thu thập và khai thác thông tin
93
246
61
2
Ứng dụng CNTT
129
237
34
6. Kết quả khảo sát về thời gian xây dựng, nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro.
Bảng 9: Kết quả khảo sát về thời gian xây dựng, nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý rủi ro.
Stt
Thời gian xây dựng,
nâng cấp CNTT
Số lượng
Tỷ lệ
1
Nhanh
106
26.5%
2
Bình thường
238
59.5%
3
Chưa kịp thời
56
14.0%
Tổng cộng
400
100%
7. Kết quả khảo sát về hiệu quả thực hiện quản lý rủi ro trong các chức năng quản lý thuế thời gian qua
7.1 Kết quả khảo sát về tác dụng thực hiện quản lý rủi ro trong các chức năng quản lý thuế thời gian qua
Bảng 10: Kết quả khảo sát về tác dụng thực hiện quản lý rủi ro
trong các chức năng quản lý thuế
Stt
Tác dụng thực hiện QLRR trong các chức năng QLT
Số lượng
Tỷ lệ
1
Có tác dụng tích cực cho công tác quản lý thuế
312
78%
2
Chưa có tác dụng đáng kể
88
22%
3
Không có tác dụng
0
0%
Tổng cộng
400
100%
7.2 Kết quả khảo sát về chất lượng thực hiện quản lý rủi ro trong các chức năng quản lý thuế thời gian qua
Bảng 11: Kết quả khảo sát về chất lượng thực hiện QLRR
trong các chức năng quản lý thuế
Stt
Chất lượng thực hiện QLRR trong các chức năng QLT
Số lượng
Tỷ lệ
1
Tốt
105
26.25%
2
Tương đối tốt
258
64.50%
3
Chưa tốt
37
9.25%
4
Kém
0
0
Tổng cộng
400
100%
8. Kết quả khảo sát về các giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro trong quản lý thuế thời gian tới.
Bảng 12: Kết quả khảo sát về các giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro
trong quản lý thuế
Stt
Các giải pháp, kiến nghị
Số lượng
Tỷ lệ
1
Hoàn thiện hệ thống pháp lý
94
23.50%
2
Hoàn thiện tiêu chí quy trình đánh giá rủi ro
100
25.00%
3
Ứng dụng công nghệ mới (AI, BI)
42
10.50%
4
Nâng cao hiệu quả của công tác thu thập thông tin, dữ liệu Người nộp thuế
62
15.50%
5
Áp dụng quản lý rủi ro một cách toàn diện trong tất cả các chức năng quản lý thuế
100
25.00%
6
Đề xuất khác
2
0.50%
Tổng cộng
400
100%