Hiện nay, quản lý tài chính là vấn đề không mới đối với các doanh nghiệp,
nhưng là vấn đề chủ chốt được các doanh nghiệp nhà nước ưu tiên đặt mối quan
tâm hàng đầu. Việc hoàn thiện quản lý tài chính một cách có hiệu quả giúp
doanh nghiệp nâng cao sự bền vững tài chính, góp phần tạo vị thế của doanh
nghiệp cũng như đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn thành mục
tiêu cộng đồng do nhà nước giao.
Luận án nghiên cứu “Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam” đã đạt được mục tiêu nghiên cứu là: đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện hơn nữa quản lý tài chính của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Trong
đó đã thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra bao gồm:
Tổng kết các vấn đề đã được nghiên cứu trong các công trình đã công bố,
tìm ra khoảng trống nghiên cứu và xây dựng định hướng nghiên cứu cho luận án.
Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại doanh
nghiệp nhà nước, và tổng kết kinh nghiệm của một số doanh nghiệp nhà nước
trong và ngoài nước về quản lý tài chính.
206 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý tài chính tại nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luencing the Implementation of
County Government Mandates in Kenya; a Case of Bungoma”.
University of Nairobi Ombuki, K., Arasa, R., Ngugi, P. & Muhwezi, and
M. (2014): Determinants of Procurement Regulatory Compliance by
Kenya Public Universities. Journal of Supply Chain Management.
Vol.10, No.6. pp. 132-134.
17. Padilla, A. (2002). “Can agency theory justify the regulation of insider
trading?” The Quarterly Journal of Austrian Economics, Vol.5, No.1
18. Polit, D.F. & Beck, C.T. (2003). “Key Concepts and Terms in Qualitative
and Quantitative Research”. Nursing research: principles and research
19. Rawi, A. (2007). “Capital Rules: The Construction of Global Finance:
Cambridge”. Harvard University Press
20. Saunders, M., Lewis, P. & Thornhill, A. (2012) “Research Methods for
Business Students” 6th edition, Pearson Education Limited
21. Shah, A. (2009). “Budgeting and budgetary institutions”. World Bank
Publications.
22. Stanton, A. (2009). “Decentralisation and Municipalities in South
Africa: An Analysis of The Mandate to Deliver Basic Services”.
University of KwaZulu-Natal, Pietermaritzburg
23. Ullah, A. & Pongquan, S. (2010). “Financial Resources Mobilization
Performance of Rural Local Government: Case Study of Three Union
Parishad in Bangladesh”. Asian Social Science, 6(11), 1-22.
24. Wanjara, S. (2015). “Influence of Internal Control System on the
Financial Performance of Kenya Power”. KCA University
PHỤ LỤC 1
Danh sách chuyên gia được phỏng vấn
TT Tên Học vị Chức danh - Nơi làm việc
1 Ngô Văn Thịnh Tiến sĩ Phó vụ trưởng Vụ KHTC - Bộ GD&ĐT
2 Đinh Minh Tùng Tiến sĩ Phó vụ trưởng Vụ KHTC - Bộ GD&ĐT
3 Cảnh Chí Dũng Tiến sĩ Phó vụ trưởng Vụ TCCB - Bộ GD&ĐT
4 Phan Xuân Thành Tiến sĩ
Phó tổng Giám đốc, Tổng biên tập, Uỷ
viên Hội đồng thành viên – NXB Giáo
dục Việt Nam
5 Hoàng Lê Bách Thạc sĩ
Tổng Giám đốc – NXB Giáo dục Việt
Nam
6 Phạm Gia Thạch Thạc Sĩ
Kế toán trưởng – NXB Giáo dục Việt
Nam
7 Vũ Gia Hưng Thạc sĩ
Trưởng Ban KHTC – NXB Giáo dục Việt
Nam
8
Nguyễn Thị Thu
Hồng
Cử nhân
Phó Trưởng Ban KHTC – NXB Giáo dục
Việt Nam
9 Trương Thanh Thuỷ Cử nhân Kế toán trưởng - NXBGD Tại Hà Nội
10 Nguyễn Thanh Hữu Cử nhân Kế toán trưởng - NXBGD Tại TP. HCM
11 Hồ Phú Cường Cử nhân Kế toán trưởng - NXBGD Tại Đà Nẵng
12 Nguyễn Thị Thuỳ Cử nhân Kê toán trưởng – NXBGD Tại Cần Thơ
13 Nguyễn Thị Huyền Cử nhân Kế toán trưởng - Tạp chí THTT
14 Hoàng Kim Phượng Cử nhân Kế toán trưởng - Tạp chí VHTT
15 Nguyễn Hải Anh Cử nhân Kế toán trưởng - Tạp chí Toán Tuổi thơ
16
Nguyễn Thị Trà
Giang
Cử nhân
Kế toán tổng hợp – NXB Giáo dục Việt
Nam
17 Nguyễn Minh Thanh Cử nhân
Kế toán trưởng - Viện Nghiên cứu sách
và Học liệu giáo dục
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT
Về quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tôi đang tiến hành nghiên cứu về “Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam”, kính mong anh/ chị dành ít thời gian trả lời một số câu hỏi
trong phiếu phỏng vấn này. Những ý kiến của anh/ chị là những đóng góp vô
cùng quý giá đối với đề tài nghiên cứu của tôi.
A. Thông tin chung
1. Họ và tên (không bắt buộc). Nam Nữ
2. Tuổi: 51
3. Đơn vị công tác:
4. Chức danh đảm nhận của Anh/chị
5. Thời gian làm việc tại đơn vị của Anh/chị cho đến nay là : . Năm
6. Trình độ đào tạo cao nhất của Anh/chị?
Cao đẳng Đại học Thạc sỹ Tiến sĩ
7. Anh/ chị có hài lòng với công việc được giao thực hiện ở cơ quan không:
Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Chưa hài lòng Rất tệ
8. Anh/chị đánh giá thế nào về quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam?
- Rất tốt cho triển vọng của trường sau này
- Tốt
- Bình thường
- Không tốt, có nhiều khó khan
- Ý kiến khác
(..)
B. Nội dung khảo sát
Câu 1: Theo Anh (Chị), quy định về quản lý tài chính được áp dụng tại Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam cần bổ sung, điều chỉnh những vấn đề gì?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 2: Theo Anh (Chị), kế hoạch tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam đã được xây dựng và thực hiện hợp lý chưa?
Xây dựng kế hoạch
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Thực hiện kế hoạch
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Quyết toán tài chính
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 3: Theo Anh (Chị), quản lý bảo toàn và phát triển vốn tại Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam còn vấn đề gì chưa tốt và cần giải quyết vấn đề nào
trước tiên? Tại sao?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 4: Theo Anh (Chị), quản lý huy động vốn tại Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam còn vấn đề gì chưa tốt và cần giải quyết vấn đề nào trước tiên?
Tại sao?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 5: Theo Anh (Chị), quản lý sử dụng tài sản tại Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam còn vấn đề gì chưa tốt và cần giải quyết vấn đề nào trước tiên?
Tại sao?
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Các đơn vị trực thuộc
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 6: Theo Anh (Chị), quản lý đầu tư vốn ra ngoài Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam còn vấn đề gì chưa tốt và cần giải quyết vấn đề nào trước
tiên? Tại sao?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 7: Theo Anh (Chị), quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam còn vấn đề gì chưa tốt và cần giải quyết
vấn đề nào trước tiên? Tại sao?
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Các đơn vị trực thuộc
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Chân thành cám ơn Anh (Chị) đã tham gia khảo sát giúp đề tài được hoàn
thiện!
PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Khảo sát chuyên sâu được thực hiện với 16 chuyên gia, chuyên viên làm
việc và có kinh nghiệm, hiểu biết chuyên sâu về tình hình tài chính và quản lý
tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Thông qua phỏng vấn chuyên
sâu, tác giả tổng hợp ý kiến thu được như sau:
A. Thông tin chung
Phỏng vấn được thực hiện với 3 chuyên gia công tác bên ngoài NXB Giáo
dục Việt Nam, 13 chuyên gia công tác tại NXB Giáo dục Việt Nam với kinh
nghiệm làm việc từ 7 năm trở lên.
Giới tính: 10/16 nam, 6/16 nữ.
Trình độ: 4/16 tiến sĩ, 3/16 thạc sĩ, 9/16 cử nhân.
B. Nội dung khảo sát cụ thể về quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam
Câu 1: Theo Anh (Chị), quy định về quản lý tài chính được áp dụng tại
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cần bổ sung, điều chỉnh những vấn đề gì?
+ Quy định về quản lý tài chính của NXB Giáo dục Việt Nam hiện nay đã
được xây dựng đầy đủ, chặt chẽ, bám sát các quy định hiện hành của Nhà nước,
không cần bổ sung hay điều chỉnh thêm. Tuy nhiên do các quy định, chính sách
của Nhà nước được cập nhật, thay đổi thường xuyên và yêu cầu thực tiễn nên
NXB Giáo dục Việt Nam cần thường xuyên cập nhật các thay đổi của chính
sách pháp luật để bổ sung vào quy chế quản lý tài chính cho phù hợp.
+ Mặc dù trong Quy chế quản lý tài chính của NXB Giáo dục Việt Nam đã
nêu sau ngày Quy chế có hiệu lực, nếu nhà nước ban hành các văn bản pháp
luật mới có điểm khác với các quy định trong Quy chế này thì thực hiện theo
văn bản pháp luật mới ban hành đó, tuy nhiên, để có cơ sở, căn cứ rõ ràng chi
tiết để thực hiện thì Hội đồng thành viên NXB Giáo dục Việt Nam nên báo cáo,
đề xuất để sửa đổi, bổ sung Quy chế cho cập nhật và phù hợp với các quy định
mới ban hành. Hiện nay quy định về chuyển nhượng vốn chưa cập nhật theo
quy định tại Nghị định 140/NĐ-CP ngày 30/11/2020, chế độ báo cáo công bố
thông tin chưa cập nhật theo Thông tư 36/2021/TT-BTC ngày 26/5/2021.
+ Một số nội dung quy định tại các quy chế về quản lý tài chính, tài sản đã
không còn phù hợp do các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã được
sửa đổi, bổ sung, cụ thể: Quy chế Quản lý tài chính: điểm b khoản 5 Điều 6 -
Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, khoản 2 Điều 14 - Thanh lý nhượng bán tài
sản cố định; Quy chế quản lý nợ: điểm a khoản 2 Điều 5: Trách nhiệm trong
việc quản lý nợ phải thu, khoản 2 Điều 4: Nguyên tắc về quản lý và xử lý nợ.
Câu 2: Theo Anh (Chị), kế hoạch tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam đã được xây dựng và thực hiện hợp lý chưa?
Về cơ bản, quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính của NXB
Giáo dục Việt Nam được triển khai hợp lý. Hàng năm, NXB Giáo dục Việt
Nam có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để công việc này càng được hoàn
thiện hơn trong các kỳ tiếp theo.
Xây dựng kế hoạch
+ Việc xây dựng kế hoạch tài chính năm sau tại NXB Giáo dục Việt Nam
được xây dựng vào thời điểm trước ngày 31/7 của năm thực hiện. Thời điểm
này chưa xác định, đánh giá cụ thể được tình hình sản xuất kinh doanh của năm
thực hiện, dẫn đến việc xây dựng kế hoạch về doanh thu, chi phí cho năm sau
gặp nhiều khó khăn, có thể chưa sát được với thực tế. Các cơ quan quản lý nên
nghiên cứu và xem xét lại thời điểm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các
doanh nghiệp để công tác lập kế hoạch được đầy đủ và sát với thực tế kết quả
hoạt động của các doanh nghiệp.
+ Căn cứ theo các định hướng. Chính sách hiện hành, cùng với việc dự báo
sự biến động kinh tế xã hội trong thời gian tiếp theo, NXB Giáo dục Việt Nam
đã có những nhận định để tính toán xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Tuy nhiên, Kế hoạch của NXB Giáo dục Việt Nam được tạo nên từ tổng thể kế
hoạch các đơn vị, các bộ phận chuyên môn. Hiện nay còn tồn tại tình trạng kế
hoạch kinh doanh của các đơn vị xây dựng vẫn mang tính chất thủ tục, an toàn,
nghĩa là xây dựng ít hơn so với dự báo thực tế về doanh thu, và xây dựng nhiều
hơn so với dự báo thực tế về chi phí. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch
doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính nói riêng và kết quả kinh doanh nói
chung của NXB Giáo dục Việt Nam. Vì vậy, NXB Giáo dục Việt Nam cần có
các đánh giá về năng lực xây dựng kế hoạch kinh doanh của các đơn vị thành
viên, từ đó đưa ra yêu cầu và giải pháp để có thể tổng hợp được bản Kế hoạch
kinh doanh bám sát thực tế nhất.
+ Trong 2 năm trở lại đây, thị trường có quá nhiều biến động do ảnh hưởng
nặng nề của dịch bệnh Covid-19. Các em học sinh phải ở nhà học online, mặc
dù vẫn dùng SGK nhưng NXB Giáo dục Việt Nam và các đơn vị phải mất thêm
rất nhiều chi phí liên quan đến vận chuyển, test covid cho lái xe, chi phí lưu
kho, chi phí 3 tại chỗ trong thời gian phong tỏa. Ngoài ra, covid cũng ảnh hưởng
đến tình hình tài chính của rất nhiều doanh nghiệp, và các công ty hiện thuê cơ
sở vật chất của NXB Giáo dục Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó. NXB
Giáo dục Việt Nam đã phải giảm trừ khá nhiều tiền cho thuê CSVC để hỗ trợ
các đơn vị này, với mục tiêu hợp tác lâu dài và ổn định. Vì vậy, công tác xây
dựng kế hoạch phải có những dự báo, tiên lượng các trường hợp có thể xảy ra
trong tương lai, dự phòng các chi phí có thể phát sinh, từ đó xây dựng kế hoạch
kinh doanh hợp lý và sát thực.
+ Trong khâu xây dựng kế hoạch, hiện nay khó khăn lớn là việc xây dựng
giá SGK mới. Mặc dù SGK không phải mặt hàng thuộc diện Nhà nước quản lý
giá nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến dư luận xã hội khi đối tượng tiêu dùng
phủ khắp và liên quan hầu hết các hộ gia đình trên cả nước. Chính vì vậy, Cục
quản lý giá - Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT rất sát sao trong việc kiểm soát chi
phí giá thành SGK được kê khai, việc giá bìa SGK đã công bố và áp dụng thì
rất khó thay đổi dù các yếu tố cấu thành có thể tăng phi mã (ví dụ giá SGK hiện
hành giữ nguyên từ năm 2011 đến năm 2019 mới được thay đổi dù mức lương
cơ sở tăng hàng năm, chi phí vận chuyển, xăng xe, công in, vật tư ... đều tăng
phi mã trong vòng 10 năm). Điều này cho thấy công tác xây dựng giá SGK mới
là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng sống còn đến kế hoạch kinh doanh hàng năm
của NXB Giáo dục Việt Nam. Vì vậy NXB Giáo dục Việt Nam cần hết sức cẩn
trọng trong công tác này, để có được nguồn thu đủ bù đắp chi phí, mang lại
hiệu quả kinh tế cho NXB Giáo dục Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo hài hòa lợi
ích của người tiêu dùng.
Thực hiện kế hoạch
+ NXB Giáo dục Việt Nam quán triệt đến từng cán bộ công nhân viên, Lãnh
đạo phụ trách chuyên môn, phụ trách phòng ban thực hiện nghiêm túc, phấn
đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, các cán bộ
phụ trách phòng ban phải có báo cáo đánh giá các công việc đã triển khai, kết
quả đã đạt được, so sánh với cùng kỳ năm trước và phân tích với tỷ lệ đạt được
so với kế hoạch để Lãnh đạo nắm được bức tranh tổng thể tại thời điểm đó, đưa
ra các giải pháp chủ trương xử lý kịp thời.
+ Căn cứ trên kế hoạch đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt, các đơn vị và cá
nhân đã nghiêm túc thực hiện. NXB Giáo dục Việt Nam kiểm soát và có đánh
giá ghi nhận đối với các đơn vị và các bộ phận chuyên môn về kết quả thực
hiện, tuy nhiên mức độ đánh giá chỉ mang tính chất khuyến khích các đơn vị,
bộ phận có cái kết quả cao, đạt và vượt kế hoạch, chứ chưa có chế tài đối với
các bộ phận chưa hoàn thành theo kế hoạch. Vì vậy, NXB Giáo dục Việt Nam
cần cải tiến khâu đánh giá, khen thưởng để các đơn vị, cá nhân có động lực
phấn đấu và phát huy.
+ Các đơn vị và bộ phận chuyên môn luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc
trong khâu triển khai kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, do chưa quen bước sang nền
kinh tế cạnh tranh nên khâu phục vụ khách hàng vẫn chưa thực sự chuyên
nghiệp, vẫn còn mang tính chất bao cấp. NXB Giáo dục Việt Nam cần cải tiến
hơn nữa các thủ tục để quá trình phục vụ khách hàng gọn nhẹ, giản tiện và mang
lại lợi ích cho khách hàng.
+ Căn cứ trên kế hoạch đề ra, các đơn vị và cá nhân đã nghiêm túc thực
hiện. NXB Giáo dục Việt Nam kiểm soát và có đánh giá ghi nhận đối với các
đơn vị và các bộ phận chuyên môn về kết quả thực hiện, tuy nhiên NXB Giáo
dục Việt Nam cần cải tiến khâu đánh giá, khen thưởng để các đơn vị, cá nhân
có động lực phấn đấu.
+ Cần cải tiến cách thức hoạt động của các bộ phận chuyên môn thông qua
việc đánh giá mức độ lương thưởng để cải thiện tình trạng làm việc còn bao
cấp, ì trệ, thiếu trách nhiệm của một số cá nhân, phòng ban; từ đó nâng cao
được hiệu quả thực hiện kế hoạch.
+ Căn cứ vào kế hoạch đã được xây dựng, các bộ phận chuyên môn cần
hoạch định các công việc cụ thể cần triển khai trong thời gian tiếp theo, dự trù
nhân sự để có những đề xuất hợp lý về việc tận dụng điều chuyển nhân sự sẵn
có, bổ sung tuyển dụng các vị trí cần thiết để có thể đạt được hiệu quả cao nhất
đối với công việc được giao.
+ Do giai đoạn này đã bước vào giai đoạn cạnh tranh trên thị trường SGK,
NXB Giáo dục Việt Nam cần có những chính sách khen thưởng và chế tài
thưởng phạt công minh để động viên những đơn vị làm tốt và phê bình những
bộ phận yếu kém, nhằm mục tiêu cao nhất là đạt hiệu quả kinh doanh, mang lại
lương thưởng và lợi ích cho cán bộ công nhân viên.
Quyết toán tài chính
+ Công việc quyết toán tài chính thực hiện đúng quy trình, đảm bảo theo
đúng quy định hiện hành của pháp luật.
+ Công tác quyết toán tài chính cần được quản lý theo dõi sát sao, tránh để
xảy ra sai sót do vô tình, do yếu kém về năng lực chuyên môn, ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.
+ Công việc này được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, được kiểm soát bởi
rất nhiều bộ phận chuyên môn như Ban Kế hoạch Tài chính, đơn vị kiểm toán
nội bộ (được NXB Giáo dục Việt Nam thuê hàng năm). Đề nghị NXB Giáo dục
Việt Nam nâng cao hơn nữa vai trò kiểm soát của phòng KSNB - thuộc Ban
Kiểm soát và pháp chế để công tác quyết toán tài chính đảm bảo đúng quy định,
tránh các sai sót xảy ra.
Câu 3: Theo Anh (Chị), quản lý bảo toàn và phát triển vốn tại Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam còn vấn đề gì chưa tốt và cần giải quyết vấn đề nào
trước tiên? Tại sao?
+ Về cơ bản, công tác bảo toàn và phát triển vốn tại NXB Giáo dục Việt
Nam được thực hiện tốt. Trong các năm vừa qua, NXB Giáo dục Việt Nam đều
được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính đánh giá tốt, xếp loại A và người
quản lý doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, để phát triển vốn
hơn nữa thì NXB Giáo dục Việt Nam cần có các giải pháp đồng bộ để tiết kiệm
hơn về chi phí, tăng năng suất lao động qua hệ thống đánh giá KPI, từ đó sẽ
tiếp tục bảo toàn và phát triển vốn hơn nữa.
+ Tại thời điểm hiện tại, NXB Giáo dục Việt Nam vẫn đảm bảo vốn được
bảo toàn và phát triển thể hiện qua tình hình vốn chủ sở hữu tăng dần qua từng
năm. Tuy nhiên, nhu cầu vốn của NXB Giáo dục Việt Nam hiện ngày một lớn
vì phải phục vụ cho làm SGK chương trình phổ thông mới nhưng NXB Giáo
dục Việt Nam vẫn chưa thể thực hiện tăng vốn điều lệ. NXB Giáo dục Việt
Nam cần phải tích cực hơn nữa trong vấn đề xin Bộ chủ quản phê duyệt tăng
vốn điều lệ.
+ Qua xem xét số liệu về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, các chỉ số về
khả năng sinh lời, tôi nhận định công tác quản lý bảo toàn và phát triển vốn tại
NXB Giáo dục Việt Nam được đánh giá ở mức tốt, đảm bảo an toàn đối với 1
công ty có 100% vốn của nhà nước. Mọi hoạt động đều được thực hiện công khai,
minh bạch, kinh doanh hiệu quả và mang nguồn lợi về cho ngân sách nhà nước.
+ NXB Giáo dục Việt Nam cần xem xét, đánh giá lại, tái cơ cấu danh mục
đầu tư để lựa chọn tập trung vào các mảng đầu tư trọng yếu, có hiệu quả, mang
lại lợi ích cho doanh nghiệp và nhà nước.
+ Căn cứ trên dữ liệu thực tế các năm, công tác bảo toàn và phát triển vốn
tại NXB Giáo dục Việt Nam đã được thực hiện tốt và có hiệu quả. Để nâng cao
và phát huy hơn nữa công tác này, NXB Giáo dục Việt Nam cần chú trọng việc
quản lý tài sản, mua bảo hiểm tài sản, xử lý tổn thất tài sản, nợ không có khả
năng thu hồi.
Câu 4: Theo Anh (Chị), quản lý huy động vốn tại Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam còn vấn đề gì chưa tốt và cần giải quyết vấn đề nào trước
tiên? Tại sao?
+ Công tác huy động vốn tại NXB Giáo dục Việt Nam được thực hiện đầy
đủ theo quy định: Bộ phận tham mưu đề xuất hạn mức tín dụng tại từng ngân
hàng và trình Hội đồng thành viên xem xét thông qua. Các ngân hàng có giao
dịch với NXB Giáo dục Việt Nam đều là các ngân hàng lớn, có vị thế trên thị
trường (Vietinbank, Vietcombank, BIDV), lãi suất huy động vốn của NXB
Giáo dục Việt Nam luôn được hưởng mức ưu đãi. Tuy nhiên, công tác huy động
vốn tại NXB Giáo dục Việt Nam còn gặp một số khó khăn nhất định như sự
phối hợp của các tổ chức tín dụng, việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn tại các đơn vị
còn chưa kịp thời, đôi khi còn có sai sót nhỏ, không đáng có dẫn đến việc giải
ngân còn chậm trễ, chưa đáp ứng được về thời hạn và yêu cầu đặt ra.
+ Với cơ cấu vốn điều lệ là 596 tỷ đồng, riêng đầu tư tài chính vào 40 công
ty cổ phần đã là 491,7 tỷ, thì nhu cầu vốn của NXB Giáo dục Việt Nam phục
vụ cho các hoạt động khác đang bị thiếu hụt trầm trọng, do đó trong những năm
vừa qua NXB Giáo dục Việt Nam đã phải thực hiện vay ngân hàng (khoảng
hơn 800 tỷ/năm) và trả 1 khoản tiền lãi vay ngân hàng không nhỏ, tương ứng
20 - 28 tỷ mỗi năm. Vì vậy, trước hết NXB Giáo dục Việt Nam cần bổ sung
vốn điều lệ bằng việc chuyển Quỹ Đầu tư phát triển sang, ngoài ra, để đảm bảo
dòng tiền đầy đủ, NXB Giáo dục Việt Nam cần sát sao hơn nữa công tác thu
hồi công nợ, xây dựng các chính sách bán hàng và thu hồi công nợ mang lại lợi
ích tối đa cho NXB Giáo dục Việt Nam nhưng vẫn phải đảm bảo hài hoà lợi
ích của các bên.
Việc huy động vốn ngắn hạn phục vụ SXKD của NXB Giáo dục Việt Nam
nhiều năm gần đây nhận được sự cộng tác, hỗ trợ rất tốt từ nhiều tổ chức tín
dụng. NXB Giáo dục Việt Nam nhận được ưu đãi về thời hạn, lãi suất vay vốn
và được đánh giá là khách hàng có mức độ tín nhiệm cao trên bảng xếp hạng
tín dụng của các Ngân hàng. Tuy nhiên do vốn vay chiếm tỉ trọng cao trong cơ
cấu vốn lưu động nên các chính sách của ngân hàng (lãi suất, thời hạn) ảnh
hưởng lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của NXB Giáo dục Việt Nam. Để
giải quyết vấn đề này, NXB Giáo dục Việt Nam cần tái cơ cấu danh mục đầu
tư để tăng nguồn vốn tự có, giảm tỉ trọng vay vốn để giảm bớt sự phụ thuộc vào
các nguồn vốn vay, vốn huy động. Các đơn vị trực thuộc NXB Giáo dục Việt
Nam cần chủ động trong công tác tiết giảm chi phí, kiểm soát chặt chẽ việc thu
- chi tại đơn vị, chuyển nguồn tiền nhàn rỗi về cơ quan văn phòng công ty mẹ
để tập trung nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm tỉ trọng
vốn vay.
+ Giai đoạn trước năm 2016, NXB Giáo dục Việt Nam huy động vốn chủ
đạo tại 3 - 4 ngân hàng và chỉ sử dụng hình thức vay ngắn, dài hạn và để dòng
tiền nhàn rỗi ở tài sản tiền gửi không kì hạn vì vậy NXB Giáo dục Việt Nam
phải chịu gánh nặng lãi suất vay tương đối lớn. Hiện tại, NXB Giáo dục Việt
Nam huy động vốn tại nhiều ngân hàng TMCP lớn hơn, sử dụng nhiều hình
thức vay hơn (vay ngắn, dài hạn và vay thấu chi) để phục vụ nhu cầu sản xuất
kinh doanh đảm bảo đúng quy định, thẩm quyền theo Quy chế quản lí tài chính
của NXB Giáo dục Việt Nam đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt. Để tăng hiệu quả
sử dụng vốn vay, NXB Giáo dục Việt Nam thực hiện nguyên tắc chỉ thực hiện
vay số tiền vốn, tiền phải trả thiếu hụt sau khi đã nỗ lực, tận dụng tối đa nguồn
tiền hiện có, đã tích cực thu hồi công nợ giảm thiểu việc bị chiếm dụng vốn,
thưởng chiết khấu cho khách hàng trả tiền sớm Đồng thời, NXB Giáo dục
Việt Nam luôn đàm phán với ngân hàng để được hưởng mức lãi suất vay thấp
nhất có thể thông qua việc cam kết về uy tín, thuyết phục về mức tín nhiệm
của quá trình, lịch sử trả nợ để luôn được các tổ chức tín dụng tin tưởng, đánh
giá tốt và dành nhiều ưu đãi lâu dài. Tuy nhiên, NXB Giáo dục Việt Nam vẫn
cần phải quản lý chặt hơn nữa nguồn tiền nhàn rỗi của đơn vị hạch toán phụ
thuộc để chuyển về Cơ quan văn phòng mẹ để sử dụng nguồn tiền đó hiệu quả
hơn nữa.
+ Nguồn tiền thiếu hụt trong lưu thông là tình trạng thường xảy ra tại các
doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp phát sinh nhiều giao dịch lớn như
NXB Giáo dục Việt Nam. Hiện nay, NXB Giáo dục Việt Nam phải vay ngân
hàng để thanh toán tiền mua giấy, tiền công in, vật tư (thùng carton, tem chống
giả), thực hiện đề án biên soạn SGK mới, chi sửa chữa và cải tạo văn phòng
làm việc, thanh toán lương, bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên và các khoản
chi tiêu thường xuyên khác, trong đó riêng tiền giấy, nguyên vật liệu chiếm
khoảng 40%. Để giảm áp lực về thời hạn trả nợ và lãi suất, NXB Giáo dục Việt
Nam có thể thống nhất với các đơn vị cung ứng giấy để giãn thời gian thanh
toán công nợ.
+ Về việc huy động vốn của NXB Giáo dục Việt Nam các năm qua đều
được thực hiện tốt, công khai và minh bạch. Thực tế cho thấy thời điểm đầu
năm (quý I và đầu quý II) là thời điểm rất áp lực trong việc trả nợ vay ngân
hàng do đây là thời điểm phải nộp các khoản thuế, các khoản nộp ngân sách
nhà nước, thanh toán vật tư, công in, trong khi đó thời điểm này chưa có nguồn
thu từ doanh thu bán SGK do chưa bán sách. Vì vậy, để giảm áp lực tại giai
đoạn này, NXB Giáo dục Việt Nam cần có thêm các chính sách ưu đãi để huy
động nguồn tiền nhàn rỗi từ các đơn vị đầu mối phát hành (khi các đơn vị này
chưa đến hạn thanh toán), chính sách này có thể bao gồm lãi suất trả trước hạn
cộng với các chính sách ưu tiên liên quan đến việc cung cấp hàng hóa sớm,
đồng bộ, ưu đãi đối với sản lượng tồn kho ....
Câu 5: Theo Anh (Chị), quản lý sử dụng tài sản tại Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam còn vấn đề gì chưa tốt và cần giải quyết vấn đề nào trước
tiên? Tại sao?
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
+ NXB Giáo dục Việt Nam đã ban hành quy chế quản lý tài sản áp dụng
cho Cơ quan văn phòng, các đơn vị trực thuộc và Các công ty con. Tuy nhiên
quy định đã ban hành từ nãm 2018, NXB Giáo dục Việt Nam cập nhật và có
quy định về quản lý tài sản mới đáp ứng đầy đủ quy định hiện hành
+ NXB Giáo dục Việt Nam đã rà soát các cơ sở vật chất kinh doanh, cho
thuê. NXB Giáo dục Việt Nam hiện đang sử dụng, khai thác tài sản theo đúng
quy định của Luật doanh nghiệp, Quy chế quản lý tài chính của NXB Giáo dục
Việt Nam số 1068/QĐ-BGDĐT ngày 22/3/2018. Bên cạnh đó, NXB Giáo dục
Việt Nam đã lên kế hoạch làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển
đổi chủ sở hữu, mục đích sử dụng đất của các cơ sở theo luật đất đai.
+ Tình hình quản lý sử dụng tài sản tại NXB Giáo dục Việt Nam được thực
hiện tốt, đúng quy định hiện hành. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả hơn nữa thì
NXB Giáo dục Việt Nam cần rà soát, sắp xếp, bố trí việc sử dụng tài sản, đặc
biệt là nhà đất, xe cộ .. phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
chuyên môn, tránh tình trạng mua sắm lãng phí, vượt định mức, vượt tiêu
chuẩn. NXB Giáo dục Việt Nam cũng cần quản lý sát sao hơn công tác này đối
với các đơn vị trực thuộc.
+ Để công tác quản lý sử dụng tài sản tại NXB Giáo dục Việt Nam được
thực hiện tốt như hiện nay, NXB Giáo dục Việt Nam đã ban hành các quy định
nội bộ căn cứ theo nhu cầu năng lực thực tế, căn cứ các văn bản quy định của
Nhà nước. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa công tác này thì NXB Giáo dục
Việt Nam cần đổi mới cách thức quản lý, giao nguồn kinh phí đến từng bộ phận
chuyên môn để tự chịu trách nhiệm mua sắm, tự chịu trách nhiệm thực hiện,,
được hưởng lợi nhuận từ phần tiết kiệm chi phí. Từ đó sẽ tránh được các trường
hợp mua sắm lãng phí không cần thiết.
Các đơn vị trực thuộc
+ Tình hình quản lý sử dụng tài sản tại các đơn vị trực thuộc được triển
khai tốt, tuy nhiên cũng giống như các bộ phận chuyên môn trên văn phòng,
các phòng ban tại đơn vị trực thuộc cần chủ động hơn nữa trong việc báo cáo
và tham mưu, để tránh rủi ro cũng như đạt hiệu quả cao nhất trong công tác
quản lý.
+ Việc quản lý sử dụng tài sản tại các đơn vị trực thuộc được triển khai tốt,
nghiêm túc theo đúng quy định của NXB Giáo dục Việt Nam, tuy nhiên cũng
như trên bộ phận văn phòng NXB Giáo dục Việt Nam, các đơn vị trực thuộc có
thể giao nguồn kinh phí đến các phòng ban chuyên môn để họ tự thu, tự chi,
nhằm giảm thiểu tối đa những sự mua sắm cần thiết.
Câu 6: Theo Anh (Chị), quản lý đầu tư vốn ra ngoài Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam còn vấn đề gì chưa tốt và cần giải quyết vấn đề nào trước
tiên? Tại sao?
+ Hiện nay, công tác quản lý đầu tư vốn ra ngoài NXB Giáo dục Việt Nam
còn 1 số bất cập. Mặc dù về tổng thể, hàng năm số cổ tức NXB Giáo dục Việt
Nam nhận được từ 38-41 tỷ/ tổng số vốn đầu tư khoảng 491,7 tỷ, tức là tỷ suất
cao hơn lãi gửi tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên có một số đơn vị kinh doanh
không hiệu quả, không chi trả cổ tức. Người đại diện vốn của NXB Giáo dục
Việt Nam tại đơn vị vẫn còn buông lỏng, chưa theo sát quá trình hoạt động của
đơn vị để đưa ra những tham mưu, cảnh báo cho Lãnh đạo NXB Giáo dục Việt
Nam. Trước tiên, NXB Giáo dục Việt Nam cần cơ cấu lại danh mục đầu tư,
những đơn vị nào có nguy cơ rủi ro về hiệu quả như kinh doanh yếu kém trong
nhiều năm, không trả cổ tức nhiều năm liền, đơn vị có các cổ đông ngoài mua
để thâu tóm và chuyển đổi ngành nghề kinh doanh phục vụ lợi ích nhóm
NXB Giáo dục Việt Nam cần thoái vốn tại các đơn vị này để thu hồi vốn, lấy
tiền về thực hiện cho các mảng kinh doanh khác hiệu quả hơn.
+ Do tác động của nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan nên tình hình
hoạt động SXKD của một số đơn vị thành viên (công ty con, công ty liên kết)
của NXB Giáo dục Việt Nam gần đây chưa đạt được kết quả mong muốn. Để
nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của các đơn vị này, NXB Giáo dục Việt
Nam cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nghiên cứu vị thế và điểm
mạnh-yếu của từng đơn vị để đưa ra giải pháp kịp thời, thoái vốn tại các đơn vị
kinh doanh không hiệu quả hoặc có biện pháp đổi mới, tái cơ cấu toàn diện các
phương diện: nhân sự - định hướng – phương pháp sản xuất – kinh doanh của
từng đơn vị.
+ Hiện tại, NXB Giáo dục Việt Nam quản lý vốn đầu tư ra ngoài thông qua
nhóm người đại diện vốn trong khi đó người đại diện vốn chính lại không trực
tiếp làm việc tại Công ty, họ quản lý thông qua các cuộc họp HĐQT, vì vậy,
các thông tin chuyển về NXB Giáo dục Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng được
các tiêu chí kịp thời, khi NXB Giáo dục Việt Nam biết được các thông tin đó
thì thời gian xử lý không còn nhiều. Đồng thời, NXB Giáo dục Việt Nam chưa
có quy chế chi thưởng – phạt đối với Người đại diện vốn do đó không nâng cao
được trách nhiệm của Người đại diện vốn trong công tác quản lý của mình.
+ Tình hình quản lý đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp của NXB Giáo dục
Việt Nam khá tốt tại thời điểm hiện nay nhưng tiềm tàng nhiều rủi ro trong
tương lai. Đối với các đơn vị mà NXB Giáo dục Việt Nam có tỷ lệ góp vốn, có
quyền quyết định, thì đều nằm trong hệ thống kinh doanh SGD. Tuy nhiên có
một số đơn vị thì tỷ lệ NXB Giáo dục Việt Nam góp vốn khá thấp, không đủ
quyền phủ quyết, không tham gia vào Hội đồng quản trị thì có rất ít tiếng nói
đối với quyền lợi cổ đông của mình. Hiện nay, có một số đơn vị bị các cá
nhân thâu tóm và thay đổi ngành nghề kinh doanh, NXB Giáo dục Việt Nam
cần phân loại và thoái vốn tại các đơn vị này để bảo toàn vốn, đặc biệt với
các đơn vị không trả cổ tức hoặc có dấu hiệu cổ tức giảm dần từ khi thay đổi
cơ cấu cổ đông.
Câu 7: Theo Anh (Chị), quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi
nhuận Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam còn vấn đề gì chưa tốt và cần giải
quyết vấn đề nào trước tiên? Tại sao?
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
+ Việc quản lý doanh thu, chi phí tại NXB Giáo dục Việt Nam được thực
hiện tương đối đầy đủ, đáp ứng quy định hiện hành. Tuy nhiên, việc phân phối
lợi nhuận tại NXB Giáo dục Việt Nam gặp nhiều khó khăn do việc xếp loại
doanh nghiệp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo còn chậm trễ, chưa kịp thời.
+ Việc phân phối lợi nhuận của NXB Giáo dục Việt Nam hàng năm còn
chưa kịp thời, nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ này là do việc phân phối lợi
nhuận phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và việc đánh giá
xếp loại của các cơ quan chủ quản (Bộ Giáo dục và Đào tạo & Bộ Tài chính).
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc đánh giá xếp loại hàng năm thường bị
kéo dài, NXB Giáo dục Việt Nam không có đủ căn cứ để thực hiện phân phối
lợi nhuận và trích lập các quỹ theo quy định.
Các đơn vị trực thuộc
+ Đây là các đơn vị ghi nhận trực tiếp các khoản doanh thu lớn của NXB
Giáo dục Việt Nam, các đơn vị trực thuộc đã thực hiện tốt về việc quản lý doanh
thu chi phí. Các đơn vị đều cập nhật và nghiêm túc áp dụng các quy định chính
sách của NXB Giáo dục Việt Nam liên quan đến vấn đề ghi nhận doanh thu và
chi trả chi phí, tạo sự đồng bộ và nhất quán trong hệ thống.
+ Các đơn vị trực thuộc cần chủ động trong công tác tiết giảm chi phí, kiểm
soát chặt chẽ việc thu – chi tại đơn vị, chuyển nguồn tiền nhàn rỗi về cơ quan
văn phòng công ty mẹ để tập trung nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh, giảm tỉ trọng vốn vay.
+ Các đơn vị hạch toán phụ thuộc (NXB Giáo dục tại các miền) cần chủ
động hơn trong công tác phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh tại đơn vị. Định kỳ cần chủ động thống kê, báo cáo kết quả hoạt động
SXKD theo mảng hoạt động (sản xuất kinh doanh SGK, hoạt động quản lý xuất
bản, hoạt động kinh doanh bất động sản, hoạt động khác.), và hiệu quả hoạt
động theo từng loại sản phẩm (SGK, STK, từng công trình .) để có ý kiến
tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo các vấn đề và giải pháp khắc phục để nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
PHỤ LỤC 4
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 2016-2021
Nội dung
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch
Tổng
doanh thu
1,147,447,847,102 1,050,000,000,000 1,203,119,304,345 1,100,000,000,000 1,233,698,916,952 1,173,000,000,000 1,482,584,504,654 1,406,000,000,000 1,370,362,704,071 1,294,604,222,000 1,828,264,574,928 1,386,751,000,000
Doanh
thu thuần
1,079,261,086,779 1,020,000,000,000 1,111,145,981,016 1,065,000,000,000 1,175,713,412,845 1,123,000,000,000 1,420,784,179,405 1,347,000,000,000 1,288,807,753,345 1,239,858,000,000 1,780,499,375,382 1,339,589,000,000
Doanh
thu tài
chính
65,776,364,310 25,500,000,000 79,138,380,115 30,000,000,000 55,076,054,553 45,000,000,000 57,884,538,592 56,000,000,000 74,789,159,780 52,524,000,000 44,941,518,908 45,061,000,000
Thu nhập
khác
2,410,396,013 4,500,000,000 12,834,943,214 5,000,000,000 2,909,449,554 5,000,000,000 3,915,786,657 3,000,000,000 6,765,790,946 2,222,222,000 2,823,680,638 2,101,000,000
Tổng chi
phí
1,075,340,778,771 1,014,000,000,000 1,052,306,153,942 1,027,000,000,000 1,105,550,148,180 1,082,000,000,000 1,350,592,833,868 1,264,491,000,000 1,247,739,580,105 1,185,679,222,000 1,513,853,619,300 1,261,423,970,000
Giá vốn 845,319,667,489 798,000,000,000 870,235,821,112 839,000,000,000 911,816,014,545 895,000,000,000 1,115,703,092,478 1,082,151,000,000 938,526,867,161 913,389,222,000 1,235,634,005,416 977,616,970,000
Bán hàng 11,807,647,306 10,000,000,000 12,116,119,590 14,000,000,000 12,041,722,322 11,000,000,000 15,729,984,917 13,000,000,000 17,520,650,645 20,670,000,000 32,959,908,356 18,409,000,000
Quản lý
doanh
nghiệp
165,864,295,780 153,000,000,000 166,464,114,978 168,000,000,000 192,164,433,628 188,000,000,000 201,897,436,813 136,340,000,000 214,409,732,492 210,400,000,000 229,320,907,326 219,278,000,000
Tài chính 51,562,096,467 50,000,000,000 (3,552,459,840) 5,000,000,000 (15,890,175,319) (15,000,000,000) 13,746,119,596 30,000,000,000 69,427,011,390 40,460,000,000 13,079,202,496 45,000,000,000
Khác 787,071,729 3,000,000,000 7,042,558,102 1,000,000,000 5,418,153,004 3,000,000,000 3,516,200,064 3,000,000,000 7,855,318,417 760,000,000 2,859,595,706 1,120,000,000
Lợi nhuận
trước thuế
72,107,068,331 36,000,000,000 150,813,150,403 73,000,000,000 128,148,768,772 91,000,000,000 131,991,670,786 141,509,000,000 122,623,123,966 108,925,000,000 314,410,955,628 125,327,030,000
Thuế
TNDN
11,022,735,814 10,617,054,770 6,000,000,000 10,698,159,306 12,181,000,000 15,495,457,380 8,994,000,000 26,996,660,546 10,180,000,000
Lợi nhuận
sau thuế
72,107,068,331 36,000,000,000 139,790,414,589 73,000,000,000 117,531,714,002 85,000,000,000 121,293,511,480 129,328,000,000 107,127,666,586 99,931,000,000 287,414,295,082 115,147,030,000
Vốn chủ
sở hữu
650,008,824,989 - 748,085,657,944 - 730,202,715,536 - 778,024,027,215 - 799,240,940,074 - 917,369,575,529 -
Vốn góp
của chủ
sở hữu
577,901,756,658 577,901,756,658 596,000,000,000 596,000,000,000 596,000,000,000 596,000,000,000
Quỹ đầu
tư phát
triển
- - 45,471,001,534 80,730,515,735 116,816,980,472 148,955,280,447
Lợi
nhuận
72,107,068,331 170,183,901,286 88,731,714,002 101,293,511,480 86,423,959,602 172,414,295,082
chưa
phân phối
Tổng tài
sản
1,200,495,661,671 1,122,515,948,667 1,348,381,737,545 1,487,593,967,261 1,466,518,126,251 1,609,241,291,117
Tổng
nguồn
vốn
1,200,495,661,671 1,122,515,948,667 1,348,381,737,545 1,487,593,967,261 1,466,518,126,251 1,609,241,291,117
Tỉ suất lợi
nhuận sau
thuế/Vốn
chủ sở
hữu bình
quân
12% 24% 19.8% 18.7% 15.6% 39.9%
Tỉ suất lợi
nhuận sau
thuế/Tổng
tài sản
6% 12% 8.7% 8.2% 7.3% 17.9%
Vốn chủ
sở hữu
bình quân
578,056,148,079 577,901,756,658 593,794,067,877 650,285,880,084 685,752,131,919 720,851,555,466
PHỤ LỤC 5
BẢNG THUYẾT MINH KẾT QUẢ KINH DOANH CÁC NĂM TỪ 2016-2021
STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 2021
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,079,261,086,779 1,111,145,981,016 1,175,713,412,845 1,420,784,179,405 1,288,807,753,345 1,780,499,375,382
- Doanh thu sách giáo khoa 735,050,308,668 703,909,736,387 734,151,617,794 966,854,409,091 1,078,552,695,832 1,583,056,226,625
- Doanh thu sách tham khảo 56,400,436,989 43,376,917,697 58,641,066,444 51,270,534,766 73,827,064,526 39,745,037,166
- Doanh thu hoạt động quản lý xuất bản 85,567,964,422 113,024,928,935 133,441,229,903 127,033,792,503 75,577,089,713 99,821,758,329
- Doanh thu bán vật tư 144,462,699,569 199,398,980,121 196,209,190,051 222,020,556,545 6,573,093,324 5,853,524,489
- Doanh thu cho thuê cơ sở hạ tầng 33,508,463,939 38,028,266,525 41,549,532,665 43,664,816,592 44,544,312,596 44,596,984,821
- Doanh thu tạp chí 11,052,392,782 9,418,639,241 8,446,095,331 8,785,550,172 8,100,806,667 6,968,424,590
- Doanh thu khác 13,218,820,410 3,988,512,110 3,274,680,657 1,154,519,736 1,632,690,687 457,419,362
2 Giá vốn hàng bán 845,319,667,489 870,235,821,112 911,816,014,545 1,115,703,092,478 938,526,867,161 1,235,634,005,416
- Giá vốn sách giáo khoa 606,728,591,372 601,053,334,782 626,628,968,717 811,748,295,913 833,939,744,955 1,135,890,078,920
- Giá vốn sách tham khảo 54,896,132,145 38,497,142,459 53,456,351,227 44,793,972,190 55,776,807,521 35,220,014,419
- Giá vốn hoạt động quản lý xuất bản 11,438,581,705 10,821,584,445 14,895,663,281 18,640,299,595 18,962,435,825 33,815,815,789
- Giá vốn vật tư 143,076,998,606 200,359,747,176 195,558,384,057 218,784,389,328 6,545,771,233 5,850,405,055
- Giá vốn cho thuê cơ sở hạ tầng 14,015,098,628 13,696,219,467 13,992,764,634 15,658,792,132 17,745,318,024 19,249,330,537
- Giá vốn tạp chí 6,343,316,135 4,704,593,792 4,859,424,536 5,301,703,642 5,066,112,003 4,930,614,423
- Giá vốn khác 8,820,948,898 1,103,198,991 2,424,458,093 775,639,678 490,677,600 677,746,273
3 Doanh thu tài chính 65,776,364,310 79,138,380,115 55,076,054,553 57,884,538,592 74,789,159,780 44,941,518,908
- Cổ tức, lợi nhuận được chia 39,694,046,085 43,673,527,012 45,074,057,716 43,261,156,500 41,855,699,720 40,053,379,930
- Lãi tiền gửi ngân hàng, cho vay 3,506,373,508 2,819,026,892 5,946,768,041 7,867,965,617 4,671,673,409 3,802,903,556
- Lãi chuyển nhượng cổ phần 22,478,030,000 32,235,271,622 3,763,875,120 6,162,065,730 399,600,100
- Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện 97,914,717 410,554,589 279,289,780 155,061,476 174,919,996 7,256,745
- Doanh thu hoạt động tài chính khác - 12,063,896 438,289,269 387,266,555 1,077,978,677
- Doanh thu chuyển nhượng quyền góp vốn 27,300,000,000
4 Chi phí tài chính 51,562,096,467 (3,552,459,840) (15,890,175,319) 13,746,119,596 69,427,011,390 13,079,202,496
- Lãi tiền vay 30,736,783,253 19,945,656,735 20,171,162,669 27,683,154,974 38,739,568,070 32,873,038,987
- Chi phí chuyển nhượng cổ phần 1,793,395,537 1,015,475,581 994,818,182 618,915,222 899,854,546
- Lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện 789,235,540 1,156,798,649 98,666,062 115,770,038 201,881,073
- Chiết khấu thanh toán 4,291,369,230 1,384,216,541 3,535,793,226 5,461,458,807 2,161,442,781 5,497,724,165
- Chi phí tài chính khác 129,947,242 153,927,688 149,693,316 149,130,146 107,486,503 360,509,421
- Dự phòng đầu tư tài chính 13,821,365,665 (27,208,535,034) (40,840,308,774) (20,282,309,591) 27,316,778,417 (25,652,070,077)
5 Chi phí bán hàng 11,807,647,306 12,116,119,590 12,041,722,322 15,729,984,917 17,520,650,645 32,959,908,356
- Chi phí nhân viên 5,001,979,668 4,910,866,774 5,375,910,402 5,914,793,576 6,240,242,091 7,228,207,910
- Chi phí vật liệu, bao bì - -
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng -
- Chi phí khấu hao TSCĐ 154,625,608 575,135,142 455,838,132 455,838,124 705,768,257 1,064,443,084
-
Chi phí bốc xếp, vận chuyển hàng hóa tiêu
thụ
1,551,209,057 504,565,579 387,044,656
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu - 702,271,822 393,006,334 236,261,986
- Chi phí thuê đất -
- Chi phí rọc giấy -
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 3,328,569,945 5,556,413,859 12,868,209,753
- Chi phí thuê kho 865,440,603 563,694,796 278,722,605
- Chi phí bằng tiền khác 4,234,392,370 5,561,857,299 5,544,206,527 5,328,511,450 4,625,220,104 11,562,785,623
6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 165,864,295,780 166,464,114,978 192,164,433,628 201,897,436,813 214,409,732,492 229,320,907,326
- Chi phí nhân viên 74,092,150,519 78,558,079,651 89,574,610,482 87,179,840,419 90,905,493,929 106,958,062,045
- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ 552,770,988 9,968,668,187 10,403,444,700 7,308,686,398 1,103,819,079 1,439,451,395
- Chi phí đồ dùng văn phòng
- Chi phí khấu hao TSCĐ 4,244,360,897 5,414,797,983 5,445,355,162 5,322,929,932 5,440,874,770 6,038,244,643
- Chi phí thuê đất
- Thuế, phí, lệ phí
- Dự phòng trợ cấp mất việc làm
- Dự phòng phải thu khó đòi 573,344,344 158,212,294
- Thuế, phí, lệ phí 1,895,705,097 1,581,808,523 2,140,913,297
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 26,894,745,958 29,883,351,135 52,200,699,302
- Trích quỹ phát triển khoa học công nghệ 2,735,077,125 2,740,374,549 7,731,706,968
- Chi phí bằng tiền khác 87,616,081,971 70,004,091,941 87,305,095,958 73,325,560,662 85,992,954,833 52,848,281,742
-
Hoàn nhập dự phòng công nợ phải thu khó
đòi
(641,068,595) (829,944,253) (3,462,659,517) (30,031,653) (498,569,777) (36,452,066)
7 Thu nhập khác 2,410,396,013 12,834,943,214 2,909,449,554 3,915,786,657 6,765,790,946 2,823,680,638
- Thanh lý, nhượng bán TSCĐ 549,204,546 4,838,104,628 - 529,273,636 470,290,909 864,958,182
- Cho thuê kho, đất 864,562,165 7,174,987,297 1,820,385,211 1,820,384,611 679,651,471 -
- Tiền điện, nước của hoạt động cho thuê 715,868,235 669,015,172 687,013,668 657,771,869 649,308,677 553,271,263
- Lãi do đánh giá lại tài sản - -
- Tiền phạt thu được 30,310,000 - -
- Thuế được giảm - -
- Phí chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu 526,279,183 888,100,091 696,281,910
- Các khoản khác 250,451,067 152,836,117 402,050,675 382,077,358 4,078,439,798 709,169,283
8 Chi phí khác 787,071,729 7,042,558,102 5,418,153,004 3,516,200,064 7,855,318,417 2,859,595,706
- Tiền truy thu thuế - 2,697,675,317
- Chi phí thuê đất 6,306,451,951 1,820,384,911 2,309,279,671 2,567,242,531 2,037,024,000
- Chi phí điện, nước của hoạt động cho thuê 695,502,419 607,177,602 687,013,668 238,571,371 648,999,166 558,826,266
- Chi phí thanh lý tài sản - - 10,630,275 3,181,045
- Tiền chậm nộp 441,952 - - 523,416,851
Chi phí D32 Cầu Giấy 4,124,065,473
- Các khoản khác 91,127,358 128,928,549 213,079,108 444,932,171 504,380,972 260,564,395
9 Tổng doanh thu 1,147,447,847,102 1,203,119,304,345 1,233,698,916,952 1,482,584,504,654 1,370,362,704,071 1,828,264,574,928
10 Tổng chi phí 1,075,340,778,771 1,052,306,153,942 1,105,550,148,180 1,350,592,833,868 1,247,739,580,105 1,513,853,619,300
11 Lợi nhuận kế toán trước thuế 72,107,068,331 150,813,150,403 128,148,768,772 131,991,670,786 122,623,123,966 314,410,955,628
12 Thuế thu nhập doanh nghiệp 11,022,735,814 10,617,054,770 10,698,159,306 15,495,457,380 26,996,660,546
13 Lợi nhuận sau thuế 72,107,068,331 139,790,414,589 117,531,714,002 121,293,511,480 107,127,666,586 287,414,295,082