Tài sản công tại CSDL quốc gia Việt Nam hiện nay có giá trị lớn đạt
1 triệu tỷ đồng chiếm 27% GDP. Việc quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả
TSC có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đất nước
và thế giới có nhiều biến động với nhiều khó khăn thách thức.
Với mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TSC, phù
hợp với thông lệ quốc tế, điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Luận án đã
nghiên cứu một cách hệ thống những lý luận cơ bản TSC tại CQNN và
ĐVSN công lập như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSC trong đời sống
kinh tế; Nội dung quản lý tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập; Hiệu
quả quản lý tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập, với các chỉ tiêu để
đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý TSC tại CQNN và
ĐVSN công lập.
Đánh giá tình hình hình quản lý, sử dụng TSC trong giai đoạn 2009-
2015 ( sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008 có hiệu lực) tập
trung đi sâu phân tích về thực hiện các cơ chế mới được quy định tại Luật
Quản lý, sử dụng TSC , gồm: phân cấp quản lý TSC, các nội dung quản lý
TSC, như: đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm TSC, hạch toán, cơ sở
dữ liệu về TSC, xử lý TSC bán, thanh lý, điều chuyển) và quản lý TSC tại
đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó, đã có những đánh giá về kết
quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
Trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập bao gồm: i) Nhóm giải pháp hoàn205
thiện cơ chế quản lý tài sản công: Trên cơ sở đánh giá tồn tại, hạn chế của
hệ thống chính sách hiện hành, Luận án đã đề xuất những giải pháp để khắc
phục tồn tại, hạn chế đó với các biện pháp thực hiện cụ thể ii) Nhóm giải
pháp t chức thực hiện: Tập trung các giải pháp về tuyên truyền, ph biến
cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng TSC; tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát; hoàn thiện t chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ
quản lý TSC.
NCS mong rằng Luận án sẽ nhận được những góp ý khoa học từ
các thầy, các cô và những ý kiến đóng góp của các độc giả qua đó góp phần
hoàn thiện cơ chế quản lý TSC trong CQNN và ĐVSN công lập tại Việt
Nam trong thời gian tới.
225 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư
xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng
không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đ i t chức bộ máy,
thay đ i chức năng, nhiệm vụ; Phải thay thế do yêu cầu đ i mới kỹ thuật,
công nghệ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; Đối tượng sử dụng tự
nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước;
Điều chuyển: Nhà nước điều chuyển tài sản từ nơi thừa sang nơi
thiếu hoặc từ nơi sử dụng kém hiệu quả, công suất sử dụng thấp sang nơi
khác để đảm bảo hiểu quả sử dụng cao hơn.
Bán, chuyển nhượng: Việc bán, chuyển nhượng tài sản công được áp
dụng trong các trường hợp: Tài sản công bị thu hồi; Sử dụng tài sản công để
thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
th o hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT); Các
trường hợp khác th o quyết định của cấp có thẩm quyền. Việc bán, chuyển
nhượng tài sản công được thực hiện công khai theo hình thức đấu giá.
Thanh lý: Tài sản công được thanh lý trong trường hợp: Tài sản hết
thời hạn sử dụng theo chế độ mà không thể tiếp tục sử dụng được; Tài sản
bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng th o công năng ban đầu hoặc việc
185
sửa chữa không có hiệu quả; Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với
đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc
thanh lý tài sản công được thực hiện th o các hình thức phá dỡ, hủy bỏ hoặc
bán.
Tiêu hủy: Tài sản công bị tiêu huỷ th o quy định của pháp luật về bảo
vệ bí mật Nhà nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác
của pháp luật. Hình thức tiêu hủy:Sử dụng hóa chất; Sử dụng biện pháp cơ
học;Hủy đốt, hủy chôn; Hình thức khác th o quy định của pháp luật.
Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại: Tài sản công
bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn và các nguyên nhân bất khả kháng
khác phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền th o quy định của pháp
luật.
Xử lý tài sản công khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công
ty cổ phần: Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển
đ i đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, thì tài sản tại đơn vị sự
nghiệp công lập được thực hiện kiểm kê, phân loại. Đối với tài sản thừa
thiếu, tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản ứ đọng chờ thanh lý th o
chế độ quy định. Tài sản còn lại thực hiện xác định giá trị tài sản để chuyển
sang doanh nghiệp th o nguyên tắc phù hợp với giá thị trường tại thời điểm
chuyển đ i.
(2) Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại cơ
quan nhà nước: Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công được
nộp vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan quản lý tài
186
sản công làm chủ tài khoản để quản lý tập trung nguồn lực của Nhà nước,
tạo nguồn vốn để thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công:
- Đối với cơ quan nhà nước: Sau khi trừ đi các chi phí có liên quan,
số tiền còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước th o quy định của pháp
luật về ngân sách nhà nước, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép sử dụng để thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản
công.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Toàn bộ số tiền thu được từ việc
xử lý tài sản công sau khi trừ đi các chi phí có liên quan kể cả số vốn huy
động và tiền lãi phát sinh chưa hoàn trả để đầu tư xây dựng, mua sắm tài
sản), số tiền còn lại, đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng để b sung
quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Riêng số tiền thu được từ chuyển
nhượng quyền sử dụng đất được nộp vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc
Nhà nước do cơ quan quản lý tài sản công làm chủ tài khoản, sau khi trừ đi
các chi phí có liên quan, phải nộp vào ngân sách nhà nước th o quy định
của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Biện pháp thực hiện:
- B sung, sửa đ i Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2008, cụ thể: b
sung 02 hình thức về xử lý tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập đó là:
(i) Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại và (ii) xử lý tài
sản công khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty c phần. Sửa
đ i quy định về xử lý tài sản thu hồi: toàn bộ tài sản thu hồi giao cho cơ
quan quản lý tài sản công sản để lập phướng án xử lý điều hòa từ nơi thừa
sang nơi thiếu, bán...)
187
- Chính phủ ban hành Nghị định chi tiết quy định trình tự, thủ tục và
thẩm quyền xử lý tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập.
3.2.1.8. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
Trên cơ sở kết quả xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về tài
sản công th o quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm
2008, nhằm đáp ứng yêu cầu kế toán tài sản công, nắm chắc nguồn lực của
Nhà nước để có kế hoạch và t chức quản lý, sử dụng, khai thác có hiệu
quả, bền vững, hệ thống thông tin về tài sản công và cơ sở dữ liệu quốc gia
về tài sản công cần được b sung, hoàn thiện với các nội dung cơ bản sau:
Trên cơ sở cơ sở dữ liệu hiện tại với 4 nhóm tài sản, từng bước mở
rộng để tích hợp dữ liệu của các loại tài sản công khác vào hệ thống để đảm
bảo đầy đủ tài sản và giá trị tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập,
trước mắt cần b sung tài sản cố định có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/1
đơn vị tài sản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia. Bộ Tài chính sẽ trực tiếp xây
dựng cơ sở dữ liệu của các loại tài sản công hiện chưa có cơ sở dữ liệu
riêng; đối với các loại tài sản công đã có cơ sở dữ liệu, Bộ Tài chính thực
hiện hướng dẫn việc trao đ i thông tin để t ng hợp chung vào cơ sở dữ liệu
quốc gia về tài sản công.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công sẽ là một trong 4 bộ phận căn
bản (cùng với hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; hệ thống phần mềm hệ
điều hành, phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng; hệ thống giao
dịch điện tử về tài sản công) hình thành nên Hệ thống thông tin tài sản
công. Hệ thống thông tin tài sản công được thiết kế t ng thể và xây dựng
thành một hệ thống thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu;
188
theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quốc tế được công nhận tại Việt Nam.
Nhà nước ưu tiên đầu tư vốn, thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại, công
nghệ tiên tiến để xây dựng, vận hành, duy trì hệ thống thông tin tài sản công
bảo đảm hiệu quả quản lý tài sản công; khuyến khích t chức, cá nhân tham
gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để đảm bảo áp
dụng phương pháp quản lý tài sản công hiện đại.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được xây dựng thống nhất
trong phạm vi cả nước; có chức năng t ng hợp số lượng, giá trị, cơ cấu
phân b toàn bộ tài sản công của quốc gia.
Quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công: Thông tin
trong cơ sở dữ liệu tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung
cấp có giá trị pháp lý như trong hồ sơ dạng giấy. Cơ sở dữ liệu tài sản công
là tài sản của Nhà nước phải được bảo đảm an ninh, an toàn chặt chẽ;
nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin
trong cơ sở dữ liệu tài sản công. T chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin,
dữ liệu tài sản công được khai thác, sử dụng th o quy định của pháp luật.
Thông tin lưu giữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công được
sử dụng để: Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công theo
quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Làm căn cứ để lập dự toán, xét duyệt quyết toán, quyết định, kiểm tra, kiểm
toán, thanh tra việc giao đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử
dụng tài sản công, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, khai thác, xử lý tài sản công.
Nghiêm cấm việc sử dụng thông tin về tài sản công trong cơ sở dữ liệu vào
mục đích cá nhân mà không được phép của cơ quan, nhà nước có thẩm
189
quyền. Trường hợp cố tình vi phạm, người vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc xử
lý hành chính th o quy định của pháp luật.
Biện pháp thực hiện:
- Sửa đ i, b sung Luật Quản lý sử dụng TSC năm 2008, cụ thể là b
sung quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, trong đó đối với
tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập thì các tài sản đủ tiêu chuẩn tài
sản cố định đều được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
- Bộ Tài chính có trách nhiệm: t chức xây dựng, quản lý, vận hành,
khai thác hệ thống thông tin về tài sản công.
- Các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
thực hiện đầu tư về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn lực để
quản lý, vận hành hệ thống thông tin thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ
quan trung ương, địa phương.
3.2.1.9. Dịch vụ về tài sản công
Tài sản công có nhiều loại, số lượng, giá trị lớn, phạm vi rộng
không những trong nước mà tại nước ngoài; nhiều hành vi trong quản lý,
sử dụng tài sản công có tính chất dịch vụ như mua sắm, định giá, tiêu hủy,
bán, thanh lý tài sản. Các dịch vụ này có thể do các đơn vị sự nghiệp hoặc
doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, do chưa có quy định cụ thể về dịch vụ
công nên các Bộ, ngành vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý vừa thực hiện các
nghiệp vụ mang tính chất dịch vụ như t chức bán, thanh lý, mua sắm tài
sản.... Từ đó, dẫn tới việc xử lý tài sản phân tán, thiếu chuyên nghiệp.
Vì vậy, cần b sung quy định về dịch vụ tài sản công với như sau:
190
- Nội dung dịch vụ về tài sản công, bao gồm: Cung cấp thông tin, dữ
liệu về tài sản công; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư liên quan tới quản lý, xử
lý, sử dụng tài sản công; thẩm định giá tài sản công; cho thuê, bán, chuyển
nhượng, thanh lý, tiêu hủy tài sản công; tư vấn về tài sản công và các dịch
vụ khác về tài sản công.
- Tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ về tài sản công: t chức,
cá nhân được cung cấp dịch vụ về tài sản công khi đáp ứng các điều kiện
th o quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có) và được Bộ Tài chính
công khai trên C ng thông tin điện tử về tài sản công nhằm bảo đảm công
khai khi sử dụng các dịch vụ công; không quy định thêm các điều kiện
khác.
- Sử dụng dịch vụ về tài sản công: Đối tượng sử dụng tài sản công,
đối tượng được giao quản lý tài sản công, cơ quan quản lý tài sản công khi
thực hiện đầu tư, xây dựng, mua sắm, thuê, bảo trì, bảo dưỡng, góp vốn,
cho thuê, liên doanh liên kết, bán, chuyển nhượng, thanh lý, tiêu hủy tài sản
công được thuê các t chức, cá nhân đủ điều kiện để thực hiện. T chức, cá
nhân có nhu cầu thông tin, dữ liệu về tài sản công được đề nghị t chức dịch
vụ công thuộc cơ quan quản lý tài sản công cung cấp và phải trả chi phí
th o quy định của pháp luật.
Biện pháp thực hiện:
- B sung, sửa đ i Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2008, cụ thể: b
sung quy định dịch vụ về tài sản công theo các nội dung nêu trên;
- Chính phủ cần có quy định cụ thể tại Nghị định chi tiết hướng dẫn
thi hành Luật để đảm bảo tách bạch giữa nhiệm vụ quản lý nhà nước và
191
dịch vụ công. Đối với những nhiệm vụ thuộc dịch vụ công thì chuyển cho
các t chức cung cấp dịch vụ hoặc xã hội hóa để thực hiện.
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
Trên thực tế hiện nay nhiều cơ chế, chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước về quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập đã được ban
hành đúng đắn nhưng khi thực hiện lại không thành công hoặc rất ít thành
công. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp thì việc t
chức thực hiện quản lý tài sản công cũng hết sức quan trọng. Trong điều
kiện hiện nay, hiện tượng tiêu cực, lãng phí TSC tại CQNN và ĐVSN công
lập đang trở thành quốc nạn thì việc thực hiện các giải pháp về t chức
thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả, quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công
lập (hay nói cách khác là t chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính
sách quản lý TSC đã được ban hành) có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Sau đây là các giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những tồn tại trong
t chức quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập hiện hành, gồm:
3.2.2.1. Tổ chức tuyên truyền cơ chế quản lý tài sản công tại
CQNN và ĐVSN công lập
Trong những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của CP, sự phối hợp của
các Bộ, ngành và các phương tiện thông tin đại chúng, công tác tuyên
truyền pháp luật nói chung, pháp luật về quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN
công lập nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực cả về nội dung và hình
thức, góp phần quan trọng đưa pháp luật vào cuộc sống. Kinh nghiệm của
các nước trên thế giới cho thấy: để triển khai một đạo luật đi vào cuộc sống,
đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu đề ra, công tác tuyên truyền giữ một
192
vai trò đặc biệt quan trọng, thường công tác tuyên truyền phải đi trước và
chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong toàn bộ kinh phí triển khai. Tuy nhiên,
ở Việt Nam công tác tuyên truyền, ph biến còn hạn chế do thiếu nguồn
kinh phí và do thiếu sự quan của cơ quan quản lý nhà nước. Các Bộ, ngành,
Trung ương sau khi ban hành chính sách, ít khi t chức tuyên truyền tập
huấn và khảo sát đánh giá tác động của chính sách.
Cơ chế quản lý tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập được sửa
đ i, b sung và ban hành thường xuyên, trong đó có nhiều cơ chế mới. Do
vậy, công tác t tuyên truyền các cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN
công lập được xác định có vai trò hết sức quan trọng, là việc làm rất tốn
thời gian công sức. Để thực hiện tốt công việc này cần thực hiện các công
việc sau đây:
Mục tiêu: Nâng cao nhận thức và tính tự giác của các CQHC, ĐVSN,
các đoàn thể, các cán bộ công chức và mọi người dân trong xã hội về cơ
chế, chính sách quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập. Tạo sự đồng
thuận của mọi tầng lớp nhân dân trong triển khai cơ chế quản lý TSC tại
CQNN và ĐVSN công lập. Đưa việc chấp hành chính sách, pháp luật về
quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập trở thành nếp sống văn hoá mới
của mỗi cán bộ công chức, mỗi người dân, mỗi đơn vị và của cả cộng đồng
xã hội. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công
lập.
Yêu cầu: Huy động được rộng rãi các cơ quan quản lý Nhà nước, các
đoàn thể, các cơ quan thông tấn và báo chí cùng tham gia vào công tác
tuyên truyền pháp luật, cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập.
p dụng đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền (hội nghị, phương
193
tiện thông tin đại chúng, các văn bản cung cấp thông tin bằng giấy, niêm
yết...).
Nội dung tuyên truyền: Tuyên truyền những nội dung cơ bản của các
cơ chế chính sách về quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập như: chế
độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSLV, PTĐL trong đó nhấn mạnh
những điểm mới và những nội dung ưu việt của những cơ chế này. Cung
cấp đầy đủ và chính các thông tin phản ánh tình hình thực tiễn có liên quan
đến quản lý TSC bao gồm cả những điển hình tiên tiến, những sai phạm như:
mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng TSC không đúng mục
đích...).
3.2.2.2. Tăng cư ng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành
chính sách trong quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các cơ
chế, chính sách quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập có vai trò rất
quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “chín phần mười khuyết
điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra”. Tại Nghị quyết
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá đã yêu
cầu: " tập trung kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ trương, đường
lối, nghị quyết, chỉ thị quy định của đảng... trong xây dựng cơ bản, mua sắm
trang thiết bị, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, công sản...”. Để thực
hiện chủ trương nêu trên, tăng cường công thanh tra, kiểm tra theo định kỳ
hàng năm hoặc đột xuất, giám sát thường xuyên việc quản lý TSC:
Thứ nhất, trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát cần tập trung
vào một số nội dung sau:
194
Trong khâu hình thành tài sản: Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc
mua sắm, đầu tư và thuê tài sản phục vụ hoạt động của các CQNN và
ĐVSN công lập: có chấp hành đầy đủ các quy định về điều kiện được mua
sắm, đầu tư, thuê tài sản; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công; trình
tự thủ tục lựa chọn nhà thầu và giá cả trong mua sắm, thuê, đầu tư xây
dựng; kiểm tra nhằm phát hiện những xa hoa, lãng phí do mua sắm, đầu tư,
thuê tài sản vượt nhu cầu thực tế sử dụng.
Trong khâu quản lý, sử dụng tài sản: Thanh tra, kiểm tra việc bố trí
sử dụng tài sản đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ sử dụng; việc khai thác
sử dụng tài sản đúng mục đích đầu tư, xây dựng, mua sắm; đặc biệt lưu ý
thanh tra, kiểm tra các trường sử dụng tài sản công vào các mục đích cho
thuê, liên doanh, liên kết, kinh doanh dịch vụ, cho mượn,... để phát hiện và
ngăn chặn kịp thời thất thoát TSC.
Giám sát tình hình quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập thông
qua việc yêu cầu các CQHC, ĐVSN phải thực hiện đăng ký, báo cáo tăng,
giảm tài sản là TSLV, PTĐL, các tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu
đồng trở lên với cơ quan Tài chính đảm bảo đến hết năm 2009 cơ quan Tài
chính nắm được đầy đủ các tài sản này. Nếu cơ quan, đơn vị không thực
hiện đăng ký, báo cáo tài sản với cơ quan Tài chính cùng cấp thì Kho bạc
Nhà nước không cấp kinh phí đầu tư mua sắm mới TSC. Kiên quyết cắt
giảm những nhu cầu mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài
sản, không cần thiết; không thanh toán, quyết toán các khoản chi về đầu tư,
mua sắm tài sản ngoài dự toán ngân sách.
195
Trong khâu xử lý tài sản công: Cần chú ý điều kiện để xử lý tài sản
bán, thanh lý, điều chuyển, tiêu hủy, mất, thất lạc tài sản) và t chức thực
hiện xử lý tài sản, để phát hiện những sai phạm trong những trường hợp: lợi
dụng xử lý tài sản khi chưa đủ điều kiện để thay thế tài sản mới; t chức xử
lý tài sản; xử lý tài sản chưa đúng quy trình về bán, thanh lý.
Thứ hai, trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát cần có t ng
kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Đây là một khâu không thể thiếu trong việc
t chức triển khai thực hiện. Toàn bộ kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát
phải được thông báo công khai đến các CQHC, ĐVSN trên thuộc đối
tượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát và các cơ quan quản lý cấp. Điều quan
trọng trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát phải là giúp các CQHC,
ĐVSN được kiểm tra thấy rõ những ưu, khuyết điểm một cách đầy đủ, sâu
sắc và có biện pháp chấn chỉnh khắc phục. Ngoài ra, những sai phạm phát
hiện ra nhưng do chính sách chưa phù hợp với thực tiễn thì có kiến nghị với
cơ quan quản lý tài sản công các cấp và Bộ Tài chính để hoàn thiện chính
sách.
Thứ ba, nghiêm túc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, giám sát
của cơ quan thẩm quyền trong. Đối với các vi phạm về chế độ quản lý TSC
đã phát hiện qua thanh tra, kiểm tra, giám sát cần có các biện pháp xử lý kịp
thời theo nguyên tắc: (i) Kiên quyết thu hồi các khoản thu nhập từ việc cho
thuê, sử dụng TSC trái quy định. ii) Các TSC trước hết là TSLV, PTĐL tại
các CQHC, ĐVSN không được sử dụng hoặc sử dụng trái mục đích và
không đúng tiêu chuẩn sử dụng tài sản của nhà nước phải được thu hồi giao
cho cơ quan quản lý TSC bố trí sử dụng th o đúng tiêu chuẩn, định mức sử
dụng tài sản hoặc giao cho t chức dịch vụ công quản lý cho thuê hoặc bán
196
đấu giá. iii) Trường hợp CQHC, ĐVSN để thất thoát TSC do nguyên nhân
chủ quan, Thủ trưởng đơn vị và người được giao trực tiếp quản lý tài sản
phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất. iv) Công khai trên các phương
tiện thông tin đại chúng những sai phạm của các cơ quan, đơn vị trong việc
đầu tư xây dựng mới, quản lý, sử dụng, xử lý TSC tạo dư luận lên án các
hành vi sai trái.(vi) Không cấp kinh phí cho các CQHC, ĐVSN sử dụng
TSC sai mục đích. (vii) Thủ trưởng đơn vị, đơn vị có sai phạm trong việc sử
dụng TSC không được xem xét xếp loại thi đua cuối năm.
3.2.2.3. Kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tài
sản công
3.2.2.3.1. Kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý tài sản công
Phải thống nhất về nhận thức của các cấp, các ngành về nhiệm vụ của
cơ quan quản lý TSC trong ngành Tài chính từ trung ương đến địa phương
không chỉ giúp chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về TSC như hiện đang làm, mà phải thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với
TSC tại CQNN và ĐVSN công lập. Kiện toàn hệ thống bộ máy quản lý
TSC để giúp chính quyền các cấp thực hiện quyền sở hữu và quản lý Nhà
nước đối với TSC, cụ thể:
TSC tại CQNN và ĐVSN công lập do nhiều cơ quan, t chức quản lý
và phân cấp cho chính quyền các cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
về TSC. Tài sản công được phân thành tài sản công của trung ương và tài
sản công của các cấp chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).
Như vậy, theo quy định này TSC tại CQNN và ĐVSN công lập thuộc cấp
197
nào do cấp đó chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng. Do vậy, chính quyền các
cấp phải có cơ quan quản lý TSC theo mô hình:
a) Bộ Tài chính giúp CP thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà
nước về TSC tại CQNN và ĐVSN công lập:
Bộ Tài chính vừa chịu trách nhiệm trước Chính phủ về nhiệm vụ xây
dựng cơ chế, chính sách quản lý tài sản công, vừa có trách nhiệm quản lý
đối với tài sản công tại các Bộ, ngành, trung ương và thống nhất quản lý đối
với tài sản công trên phạm vi cả nước. Công tác xây dựng chính sách và
kiểm tra việc thực hiện chính sách là nhiệm vụ quan trọng nhất. Tuy nhiên,
bộ máy t chức của Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính chưa có bộ phân
xây dựng chính sách và kiểm tra việc thực hiện chính sách độc lập. Việc
xây dựng chính sách đang được giao cho phòng chức năng chuyên quản lý
các Bộ, ngành, địa phương, chưa có phòng chuyên về xây dựng chính sách
và kiểm tra thực hiện chính sách. Công tác kiểm tra thực hiện chính còn hết
sức hạn chế, chủ yếu mới làm được việc kiểm tra việc sử dụng nhà, đất trên
địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cục QLCS ngoài
thực hiện nhiệm vụ quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập, có có rất
nhiều nhiệm vụ khác như chính sách tài chính đối với đất đai, quản lý tài
sản là kết cấu hạ tầng, tài sản xác lập sở hữu nhà nước... Để bao quát các
nhiệm vụ về quản lý tài sản công th o quy định tại Hiến pháp năm 2013,
cần hoàn thiện bộ máy t chức của Cục Quản lý công sản th o hướng:
- Trước mắt thành lập thêm hai phòng chức năng là: i) Phòng Chính
sách TSC: Thực hiện nghiên cứu xây dựng luật, các văn bản dưới luật về
quản lý TSC nói chung và TSC trong các CQNN và ĐVSN công lập nói
198
riêng; (ii) Phòng kiểm tra: kiểm tra việc chấp hành pháp luật quản lý TSC,
trong đó có TSC trong các CQNN và ĐVSN công lập và tham gia với cơ
quan có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát về tình hình quản
lý TSC tại các Bộ, ngành, địa phương.
- Đồng thời, nghiên cứu để hình thành T ng cục Quản lý tài sản công
– Bộ Tài chính, trên cơ sở t chức lại bộ máy Cục Tài chính doanh nghiệp
và Cục Quản lý công sản như Trung Quốc vừa cải cách năm 2015). Vì, khi
Quốc hội ban hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (thay thế Luật Quản
lý, sử dụng TSC năm 2008) th o phạm vi TSC được quy định tại Hiến
pháp năm 2013 thì phạm vi TSC là rất rộng, cần có bộ máy phù hợp để triển
khai nhiệm vụ.
b) Tổ chức bộ máy quản lý TSC tại các Bộ, ngành ở trung ương:
Các Bộ, ngành vừa giúp CP thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
TSC trong các CQNN và ĐVSN công lập thuộc phạm vi ngành được giao
và thực hiện nhiệm vụ trực tiếp quản lý, sử dụng TSC. Do vậy, các Bộ,
ngành phải kiện toàn t chức bộ máy quản lý TSC theo mô hình sau:
- Tại các Bộ, ngành có hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương
(như Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam...) có thể thành lập Vụ Quản lý TSC.
- Tại các Bộ, ngành còn lại có thể Phòng Quản lý TSC thuộc Vụ Kế
hoạch Tài chính.
c)Tổ chức bộ máy quản lý TSC tại địa phương
199
Địa phương từ cấp tỉnh đến cấp huyện xuống cấp xã đều được phân
cấp quản lý nhà nước về TSC trong các CQNN và ĐVSN công lập; đồng
thời trực tiếp sử dụng TSC. Do vậy, các địa phương cần t chức bộ máy
quản lý TSC theo mô hình sau:
- Ở cấp tỉnh cần thống nhất việc quản lý TSC vào một đầu mối, do
vậy cần duy trì mô hình Phòng QLCS thuộc STC, trong trường hợp gộp
chung bộ máy của các phòng chức năng khác thì phải có bộ phận quản lý
TSC chuyên trách.
- Ở cấp huyện thành lập T quản lý TSC thuộc Phòng Tài chính giúp
UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về TSC trong các
CQNN và ĐVSN công lập.
- Cấp xã giao nhiệm vụ cụ thể về quản lý TSC trong các CQNN và
ĐVSN công lập cho bộ phận tài chính xã.
3.2.2.3.2. Hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ về tài sản công
chuyên nghiệp
Trên cơ sở quy định về thực hiện quản lý, xử lý tập trung một số nội
dung quản lý tài sản công, như: mua tài sản, cho thuê, góp vốn liên doanh
liên kết, xã hội hóa, bán, thanh lý tài sản. Đồng thời th o kiến nghị về hoàn
thiện cơ chế quản lý tài sản công nêu trên sẽ phân định giữa nhiệm vụ quản
lý nhà nước và dịch vụ công trong quản lý TSC, từ đó hình thành các t
chức cung cấp dịch vụ công về TSC chuyên nghiệp.
T chức cung cấp dịch vụ công có thể là đơn vị sự nghiệp công lập,
doanh nghiệp nhà nước cũng có thể xã hội hóa.
200
Để không làm tăng biên chế và cồng kềnh bộ máy, hình thức t chức
dịch vụ công đối với TSC có thể t như như sau:
+ Ở trung ương: t chức dịch vụ công là một ĐVSN hoặc doanh
nghiệp công ích trực thuộc BTC thực hiện các dịch vụ x công phục vụ cho
các cơ quan thuộc trung ương quản lý có thể giao nhiệm vụ này cho Trung
tâm khai thác dữ liệu quốc gia về tài sản công và dịch vụ về tài sản thuộc
Cục Quản lý công sản mới được thành lập).
+ Ở địa phương: t chức dịch vụ công về TSC là một ĐVSN hoặc
doanh nghiệp công ích trực thuộc UBND cấp tỉnh hoặc STC thực hiện các
dịch vụ liên quan đến lựa chọn nhà cung cấp mua bán, thuê dịch vụ cung
cấp tài sản như x phương tiện vận tải...); đấu thầu lựa chọn đối tác để khai
thác tài sản cho thuê, hợp tác, liên doanh, liên kết...), đấu giá để xử lý bán,
thanh lý tài sản... cho các cơ quan thuộc địa phương quản lý.
3.2.2.3.3. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý tài sản công
a) Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức quản lý TSC
Mục đích của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm chủ yếu cung cấp
cho họ kiến thức và kỹ năng quản lý cụ thể hoặc giúp họ bù đắp những
thiếu hụt trong quá trình thực hiện công vụ. Để hoàn thành đầy đủ những
giải pháp nhằm hoàn thiện về cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN
công lập nêu trên, việc đào tạo, bồi dưỡng, thay thế đội ngũ cán bộ, công
chức cho công tác quản lý TSC th o một chương trình và quy hoạch là việc
làm cần thiết và đòi hỏi cấp bách. ác định cụ thể đối tượng đào tạo để có
các phương pháp và hình thức đào tạo thích hợp; cụ thể:
* Đối với số cán bộ đang trực tiếp làm công tác quản lý TSC: phải
được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về hệ thống chế độ quản lý
201
TSC tại CQNN và ĐVSN công lập và quản lý tài chính công. Nội dung đào
tạo cụ thể tập trung vào các nội dung sau: i) Chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước trong quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập; ii)
Kinh nghiệm về quản lý tài sản công của các nước trên thế giới ii) Hệ
thống pháp luật về quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập; iii) Các kỹ
năng về quản lý tài sản công; iv) Những khó khăn vướng mắc, hướng xử lý
và những sai phạm thường gặp trong quản lý, sử dụng TSC
* Đào tạo kiến thức cơ bản về quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công
lập cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế:
Cần đưa môn học quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập vào
chương trình đào tạo đại học, cao đẳng cho sinh viên các trường đại học,
cao đẳng khối kinh tế chuyên ngành tài chính công. ây dựng bộ giáo trình,
bài giảng, tài liệu phù hợp với mục tiêu và phương pháp đào tạo. Công tác
đào tạo cán bộ, công chức muốn đạt hiệu quả thì một trong những yêu cầu
đặt ra là xây dựng bộ giáo trình, bài giảng, tài liệu phù hợp với mục tiêu và
phương pháp đào tạo của từng khoá học. Giáo trình, tài liệu phải được viết
trên cơ sở hệ thống chương trình khung và các loại chương trình cụ thể, các
chuyên đề, tình huống thực tiễn để t chức nghiên cứu, biên tập giáo trình, tài
liệu, bài giảng có chất lượng phục vụ cho cả học viên và giảng viên. Giáo
trình không chỉ thể hiện nội dung chương trình mà còn có ý nghĩa vừa giúp
cho người học th o dõi bài giảng, tự nghiên cứu, vừa kiểm soát được giảng
viên trong quá trình giảng bài. Do vậy, cần sớm nghiên cứu, xây dựng các
loại chương trình, giáo trình, bài giảng, tài liệu cho khoá đào tạo gồm: giáo
trình quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập ở bậc đại học làm cơ sở
cho việc giảng dạy, đào tạo môn học này ở các Trường đại học khối kinh tế
202
chuyên ngành tài chính công và chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật
kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ.
Nội dung đào tạo phải thiết thực và có cấu trúc hợp lý giữa các phần kiến
thức lý luận, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành và b sung
tình hình, số liệu thực tế phong phú làm cơ sở truyền đạt cho người học thu
được kết quả tốt hơn.
b) Sử dụng, bố trí cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài sản
công phù hợp: Trên cơ sở kết quả đào tạo, bồi dưỡng, cần có quy hoạch, kế
hoạch sử dụng cán bộ một cách hợp lý, có hiệu quả. Qua thực tế tại BTC
cho thấy thực tế có rất nhiều cán bộ được đào tạo bài bản, kể cả đào tạo tại
nước ngoài, nhưng sau khi được đào tạo, do không được cơ quan sử dụng
cán bộ sử dụng một cách có hiệu quả, hợp lý nên họ đã phải ra đi. Do vậy,
để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về quản lý TSC thì việc
bố trí, sử dụng cán bộ là một việc làm rất cần thiết.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận nghiên cứu phân tích những vấn đề cơ bản về TSC tại
CQNN và ĐVSN công lập, cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công
lập, kinh nghiệm quốc tế về cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công
lập và khả năng vận dụng cho Việt nam ở chương 1; những nghiên cứu và
phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN
công lập ở Việt Nam từ th o Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2008 và hệ
thống văn bản có liên quan; chương 3 đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập. Các giải pháp
này được đưa ra trên cơ sở đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra của Nhà nước
ta trong việc quản lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập thời gian tới. Để
203
quản lý TSC hiệu quả, ngoài cơ chế, chính sách được ban hành phù hợp,
một yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả quản lý TSC, đó là việc t
chức thực hiện. Vì vậy, các giải pháp đưa ra được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công: Trên cơ
sở đánh giá tồn tại, hạn chế của hệ thống chính sách hiện hành, Luận án đã
đề xuất những giải pháp để khắc phục tồn tại, hạn chế đó với các biện pháp
thực hiện cụ thể. Trong đó, chủ yếu tập trung hoàn thiện các quy định tại
Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2008 và một số văn bản có liên quan trong
lĩnh vực quản lý ngành của một số Bộ như Bộ Tư pháp, Bộ xây dựng, Bộ
Kế hoạch – Đầu tư.
- Nhóm giải pháp t chức thực hiện: Tập trung các giải pháp về i)
tuyên truyền, ph biến cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng TSC; ii) tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; iii) hoàn thiện t chức bộ máy
và nâng cao năng lực cán bộ quản lý TSC.
Các nhóm giải pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Một
số giải pháp được đưa ra trong chương này với mong muốn sẽ được các nhà
quản lý nghiên cứu trong quá trình xây dựng, x m xét và ban hành Luật
Quản lý, sử dụng TSC thay thế Luật Quản lý, sử dụng TSC năm 2008) và
hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật và pháp luật có liên quan. Đồng
thời nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý TSC./.
204
KẾT LUẬN
Tài sản công tại CSDL quốc gia Việt Nam hiện nay có giá trị lớn đạt
1 triệu tỷ đồng chiếm 27% GDP. Việc quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả
TSC có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đất nước
và thế giới có nhiều biến động với nhiều khó khăn thách thức.
Với mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TSC, phù
hợp với thông lệ quốc tế, điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Luận án đã
nghiên cứu một cách hệ thống những lý luận cơ bản TSC tại CQNN và
ĐVSN công lập như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSC trong đời sống
kinh tế; Nội dung quản lý tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập; Hiệu
quả quản lý tài sản công tại CQNN và ĐVSN công lập, với các chỉ tiêu để
đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý TSC tại CQNN và
ĐVSN công lập.
Đánh giá tình hình hình quản lý, sử dụng TSC trong giai đoạn 2009-
2015 ( sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008 có hiệu lực) tập
trung đi sâu phân tích về thực hiện các cơ chế mới được quy định tại Luật
Quản lý, sử dụng TSC , gồm: phân cấp quản lý TSC, các nội dung quản lý
TSC, như: đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm TSC, hạch toán, cơ sở
dữ liệu về TSC, xử lý TSC bán, thanh lý, điều chuyển) và quản lý TSC tại
đơn vị sự nghiệp công lập.... Trên cơ sở đó, đã có những đánh giá về kết
quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
Trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý TSC tại CQNN và ĐVSN công lập bao gồm: i) Nhóm giải pháp hoàn
205
thiện cơ chế quản lý tài sản công: Trên cơ sở đánh giá tồn tại, hạn chế của
hệ thống chính sách hiện hành, Luận án đã đề xuất những giải pháp để khắc
phục tồn tại, hạn chế đó với các biện pháp thực hiện cụ thể ii) Nhóm giải
pháp t chức thực hiện: Tập trung các giải pháp về tuyên truyền, ph biến
cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng TSC; tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát; hoàn thiện t chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ
quản lý TSC.
NCS mong rằng Luận án sẽ nhận được những góp ý khoa học từ
các thầy, các cô và những ý kiến đóng góp của các độc giả qua đó góp phần
hoàn thiện cơ chế quản lý TSC trong CQNN và ĐVSN công lập tại Việt
Nam trong thời gian tới.
PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP SỐ LIỆU TÀI SẢN CÔNG T N M 2 11-2015
Số lượng Diện tích Nguyên giá Số lượng Diện tích Nguyên giá Số lượng Diện tích Nguyên giá Số lượng Diện tích Nguyên giá Số lượng Diện tích Nguyên giá
(cái) (m2) (tỷ đồng) (cái) (m2) (tỷ đồng) (cái) (m2) (tỷ đồng) (cái) (m2) (tỷ đồng) (cái) (m2) (tỷ đồng)
Tổng số 423,090 2,284,402,714 921,011.44 426,429 2,700,512,544 1,054,700.51 473,231 2,594,794,073 925,047.36 477,612 2,600,289,666 999,692.08 484,215 2,695,016,951 1,031,313.82
1. Đất 117,072 2,167,429,890 664,564.09 116,924 2,564,971,570 710,377.71 128,378 2,474,181,476 631,454.27 128,757 2,473,358,074 692,372.26 131,456 2,565,794,972 700,574.99
Trung ương 10,163 153,940,430 161,446.98 9,856 139,589,619 191,233.47 10,075 139,085,042 172,522.26 10,070 139,492,716 180,158.19 10,275 139,181,945 183,597.54
Địa phương 106,909 2,013,489,460 503,117.11 107,068 2,425,381,951 519,144.24 118,303 2,335,096,434 510,047.28 118,687 2,333,865,358 512,214.07 121,181 2,426,613,027 516,977.45
2. Nhà 259,690 116,972,824 206,190.91 260,195 135,540,974 264,562.60 283,557 120,612,597 230,111.55 285,081 126,931,592 240,641.96 289,619 129,221,979 254,032.19
Trung ương 24,653 18,756,340 32,572.09 24,046 24,879,496 60,581.78 25,614 19,700,461 43,676.88 25,748 21,995,378 49,476.99 26,428 22,584,579 54,781.67
Địa phương 235,037 98,216,484 173,618.82 236,149 110,661,478 203,980.82 257,943 100,912,136 186,434.67 259,333 104,936,214 191,164.97 263,191 106,637,400 199,250.52
3. Xe ô tô 32,851 17,430.59 34,585 23,351.84 36,778 20,159.16 36,897 20,623.27 37,772 22,887.73
Trung ương 9,782 6,271.48 10,599 7,584.47 11,025 6,873.15 11,012 6,982.80 11,233 7,474.82
Địa phương 23,069 11,159.11 23,986 15,767.37 25,753 13,286.01 25,885 13,640.47 26,539 15,412.91
4. Tài sản
khác có
nguyên giá từ
500 triệu
đồng trở lên
13,477 32,825.85 14,725 56,408.36 20,437 43,322.38 21,801 45,911.83 25,368 53,818.91
Trung ương 6,760 19,299.91 7,355 32,966.51 9,932 25,499.70 10,598 26,766.72 12,865 31,699.49
Địa phương 6,717 13,525.94 7,370 23,441.85 10,505 17,822.68 11,203 19,145.11 12,503 22,119.42
2013 20142011
CHỈ TIÊU
2012 2015
PHỤ LỤC II
TỔNG HỢP SỐ LIỆU TỐC ĐỘ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CÔNG T N M 2011-2015
Số
lượng
Diện
tích
Nguyên
giá
Số
lượng
Diện
tích
Nguyên
giá
Số
lượng
Diện
tích
Nguyên
giá
Số
lượng
Diện
tích
Nguyên
giá
Tổng số 101% 118% 115% 111% 96% 87% 101% 100% 102% 101% 104% 103%
1. Đất 100% 118% 107% 110% 96% 88% 100% 100% 101% 102% 104% 101%
2. Nhà 100% 116% 128% 109% 89% 87% 101% 105% 105% 102% 102% 106%
3. Xe ô tô 105% 134% 106% 86% 100% 102% 102% 111%
4. Tài sản
khác có
nguyên giá từ
500 t iệu
đồng t ở lên
109% 172% 139% 77% 107% 106% 116% 117%
CHỈ TIÊU
2012 2013 2014 2015
PHỤ LỤC III
TỔNG HỢP SỐ LIỆU TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP T N M 2 12-2015
Số lượng Diện tích Nguyên giá Số lượng Diện tích Nguyên giá
Số
lượng
Diện tích
Nguyên
giá
Số lượng Diện tích Nguyên giá
(cái) (m2) (tỷ đồng) (cái) (m2) (tỷ đồng) (cái) (m2) (tỷ đồng) (cái) (m2) (tỷ đồng)
Tổng số 2,268,507,974 825,926 431,566 2,288,791,786 867,916 2,582,832,590 960,321 2,677,447,877 990,712
1. Đất 114,310 2,153,567,948 605,171 115,314 2,172,752,803 584,887 125,978 2,459,451,616 666,887 128,661 2,551,837,860 674,788.41
a. Cơ quan nhà
nước
45,700 266,869,744 134,562.65 47,352 171,387,679 184,727.95 50,968 174,972,053 184,727.95 52,541 177,932,262 188,994.35
b. Đơn vị sự
nghiệp
68,610 1,886,698,204 470,608.49 67,962 2,001,365,124 400,158.71 75,010 2,284,479,563 482,158.71 76,120 2,373,905,598 485,794.06
2. Nhà 254,707 114,940,026 170,628 264,995 116,038,983 222,667 285,081 123,380,974 232,170 283,776 125,610,017 245,078
a. Cơ quan nhà
nước
75,311 28,558,875 47,479.06 24,667 26,813,669 61,387.41 25,748 30,877,961 66,568.50 84,325 31,568,748 71,183.14
b. Đơn vị sự
nghiệp
179,396 86,381,151 123,148.66 240,328 89,225,314 161,279.32 259,333 92,503,013 165,601.73 199,451 94,041,269 173,895.13
3. Xe ô tô 30,228 0 15,800 31,724 0 16,769 36,897 0 17,670 32,903 0 19,775
a. Cơ quan nhà
nước
15,935 0 8,701.59 9,912 0 9,234.55 11,012 0 9,917.97 16,871 0 10,413.97
b. Đơn vị sự
nghiệp
14,293 0 7,098.60 21,812 0 7,534.66 25,885 0 7,752.34 16,032 9,360.59
4. Tài sản khác
có nguyên giá
từ 500 triệu
đồng trở lên
14,646 0 34,327 19,533 0 43,593 21,801 0 43,593 25,062 0 51,071
a. Cơ quan nhà
nước
3,019 0 8,267.93 9,423
0
8,515.87 10,598
0
8,515.87 5,059
0
10,251.34
b. Đơn vị sự
nghiệp
11,627 0 26,059.50 10,110 0 35,077.57 11,203 0 35,077.57 20,003 0 40,819.80
CHỈ TIÊU
2012 20152013 2014
PHỤ LỤC IV
TỔNG HỢP SỐ LIỆU BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP T N M 2 12-2015
Số
lượng
Diện
tích
Nguyên
giá
Số
lượng
Diện
tích
Nguyên
giá
Số
lượng
Diện
tích
Nguyên
giá
Số
lượng
Diện
tích
Nguyên
giá
Tổng số 101% 105% 113% 101% 104% 103%
1. Đất 101% 101% 97% 109% 113% 100% 102% 104% 101%
a. Cơ quan nhà nước 104% 64% 137% 108% 102% 100% 103% 102% 102%
b. Đơn vị sự nghiệp 99% 106% 102% 110% 114% 100% 101% 104% 101%
2. Nhà 104% 101% 130% 108% 106% 104% 100% 102% 106%
a. Cơ quan nhà nước 33% 94% 129% 104% 115% 108% 328% 102% 107%
b. Đơn vị sự nghiệp 134% 103% 131% 108% 104% 103% 77% 102% 105%
3. Xe ô tô 105% 106% 116% 105% 89% 112%
a. Cơ quan nhà nước 62% 106% 111% 107% 153% 105%
b. Đơn vị sự nghiệp 153% 106% 119% 103% 62% 121%
4. Tài sản khác có
nguyên giá từ 500
triệu đồng trở lên
133% 127% 112% 100% 115% 117%
a. Cơ quan nhà nước 312% 103% 112% 100% 48% 120%
b. Đơn vị sự nghiệp 87% 135% 111% 100% 179% 116%
CHỈ TIÊU
2012 2013 2014 2015
PHỤ LỤC V
TỔNG HỢP GIÁ TRỊ TÀI SẢN CÔNG THEO NHÓM CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ, BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Nguyên giá
Giá trị còn
lại
Nguyên giá Giá trị còn lại Nguyên giá
Giá trị còn
lại
Nguyên giá
Giá trị còn
lại
T ng số
tỷ đồng)
T ng số
tỷ đồng)
T ng số
tỷ đồng)
T ng số
tỷ đồng)
T ng số
tỷ đồng)
T ng số
tỷ đồng)
T ng số
tỷ đồng)
T ng số
tỷ đồng)
Tổng số 865,801.48 755,127.36 925,047.36 753,296.41 999,692.08 850,707.18 1,031,313.82 864,494.64
1. Cơ quan nhà nước 199,011.23 168,309.80 258,723.29 210,845.58 269,730.29 228,955.46 280,842.78 234,964.93
2. Đơn vị sự nghiệp 626,915.25 554,073.61 631,451.77 513,643.35 690,590.36 589,994.97 709,869.59 597,461.39
3. Tổ chức 39,875.00 32,743.95 32,533.17 27,541.64 36,582.35 30,220.02 37,434.84 30,672.67
4. Ban quản lý dự án - - 2,339.13 1,265.84 2,789.08 1,536.73 3,166.61 1,395.65
2012 2013 2014 2015
CHỈ TIÊU
PHỤ LỤC VI
TỔNG HỢP BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CÔNG THEO NHÓM CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ, BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Nguyên
giá
Giá trị
còn lại
Cơ cấu tài
sản theo giá
trị còn lại
Nguyên
giá
Giá trị
còn lại
Cơ cấu tài sản
theo giá trị
còn lại
Nguyên
giá
Giá trị
còn lại
Cơ cấu tài sản
theo giá trị
còn lại
Tổng số 107% 100% 100% 108% 113% 100% 103% 102% 100%
1. Cơ quan nhà
nước
130% 125% 28.0% 104% 109% 26.9% 104% 103% 27.2%
2. Đơn vị sự
nghiệp
101% 93% 68.2% 109% 115% 69.4% 103% 101% 69.1%
3. T chức 82% 84% 3.6% 112% 110% 3.5% 102% 101% 3.5%
4. Ban quản lý dự
án
0.2% 119% 121% 0.2% 114% 91% 0.2%
CHỈ TIÊU
20152013 2014
PHỤ LỤC VII
XE Ô TÔ SỬ DỤNG VƯỢT THỜI HẠN QUY ĐỊNH
TỔNG SỐ E Ô TÔ
HIỆN CÓ
E Ô TÔ CÓ THỜI GIAN
SỬ DỤNG TRÊN 15 NĂM
E Ô TÔ TRONG THỜI
HẠN QUY ĐỊNH
TỔNG SỐ E Ô TÔ
HIỆN CÓ
XE Ô TÔ CÓ
THỜI GIAN
SỬ DỤNG TRÊN
15 NĂM
XE Ô TÔ
TRONG THỜI
HẠN QUY
ĐỊNH
Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng
(cái) (cái) (cái) (cái) (cái) (cái)
Tổng số 36,897 7,183 29,714 37,772 8,206 29,566
1. Xe ô tô phục vụ chức danh 872 59 813 900 73 827
2. Xe phục vụ công tác chung 24,460 5,309 19,151 23,959 6,119 17,840
Trong đó: Loại -5 chỗ 12,096 2,992 9,104 11,840 3,394 8,446
Loại -8 chỗ 8,533 1,250 7,283 8,468 1,529 6,939
Loại 9-12 chỗ 1,244 464 780 1,140 522 618
Loại 13-1 chỗ 2,587 603 1,984 2,511 674 1,837
3. Xe chuyên dùng 11,565 1,815 9,750 12,913 2,014 10,899
Trong đó:Xe cứu thương 2,493 720 1,773 2,615 786 1,829
Xe tập lái 2,127 253 1,874 2,196 252 1,944
Xe tải 1,379 198 1,181 1,510 212 1,298
Xe khác 5,566 644 4,922 6,592 764 5,828
CHỈ TIÊU
20152014
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 PGS.TS. Nguyễn Thị Bất và PGS.TS. Nguyễn Văn a 2009), Giáo
trình “Quản lý công sản”, Hà Nội.
2 Bộ tài chính 2004), Thông tư số 83/2004/TT-BTC ngày 17/8/2004
Hướng dẫn một số nội dung quản lý trụ sở làm việc của các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp.
3 Bộ tài chính 2005), Thông tư hướng dẫn việc xác định giá khởi
điểm và chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá Thông tư số
34/2005/TT-BTC ngày 12/5/2005 và những nội dung đã được b
sung sửa đ i tại Thông tư số 13/2007/TT-BTC ngày 06/3/2007 của
Bộ Tài chính).
4 Bộ tài chính 2007), thông tư Hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua
sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà
nước bằng vốn nhà nước Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày
15/6/2007 và những nội dung đã được b sung, sửa đ i tại Thông tư
số131/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007).
5 Bộ tài chính 2007), Thông tư hướng dẫn việc tiếp nhận và bàn giao
tài sản giữa các cơ quan HCSN, t chức kinh tế th o quyết định của
cơ quan có thẩm quyền Thông tư số 43/TC-QLCS ngày 31/7/1996
và những nội dung đã được b sung sửa đ i tại Thông tư số
122/2007/TT-BTC ngày 18/10/2007 của Bộ Tài chính).
6 Bộ tài chính 2008), Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày
29/5/2008 Về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố
định trong các cơ quan nhà nuớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các
t chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
7 Giáo trình Quản lý tài chính công 2009 - Học viện Tài chính.
8 Giáo trình Quản lý tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công 2010 - Học viện tài chính.
9 Từ điển Bách Khoa Việt Nam- Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội –
2005.
10 Chính Phủ 2016), Nghị định số 04/2016/NĐ-CP của Chính Phủ:
Sửa đ i, b sung một số điều của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày
3/6/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
11 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp năm
2013.
12 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự
năm 2005.
13 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đấu thầu
năm 2013.
14 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước.
15 Báo cáo Quốc hội về việc đánh giá 06 năm thực hiện Luật quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước.
16 GS. Jacques Magnan 2002), Bài giảng «G stion financi r n
immobili r » Quản lý tài chính trong lĩnh vực bất động sản),
UQAM-Université du Québec à Montréal 2002.
17 GS. Pi rr P.Tr mblay 2004), Giáo trình “Politiqu d financ s
publiques » (Chính sách tài chính công), UQAM 2004.
18 Bộ Tài chính 2016) Báo cáo kết quả thí điểm mua sắm tập trung.
19 Bộ Tài chính 2015) Báo thường kỳ tháng 6/2015.
20 Chính phủ 2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014
Qui định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai.
21 Chính phủ 2014) Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/04/2014
Quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà
nước.
22 Chính phủ 2013) Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước.
23 Thủ tướng 2014) Quyết định số 71/2014/QĐ-TTg ngày 17/12/2014
của Thủ tướng Chính phủ về sửa đ i, b sung Khoản 1 Điều 1 Quyết
định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.
24 Thủ tướng 2012) Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm
việc của cơ quan nhà nước tại xã, phường, thị trấn.
25 Thủ tướng 2008) Quyết định 140/2008/QĐ-TTg Về việc b sung,
sửa đ i Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 19/01/2007 về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà
nước.
26 Bộ Tài chính 2015) Thông tư số 41/2015/TT-BTC ngày 27/03/2015
về việc sửa đ i điều 9 thông tư số 39/2011/TT-BTC ngày 22 tháng 3
năm 2011 của bộ tài chính về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc
sở hữu nhà nước.
27 Bộ Tài chính 2014) Thông tư số 159/2014/TT-BTC ngày
27/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 29/2014/NĐ-
CP ngày 10/4/2014 của Chính phủ về thẩm quyền, thủ tục xác lập
quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được
xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
28 Bộ Tài chính 2014) Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày
06/11/2014 Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định
trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các t
chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
29 Bộ Tài chính 2014) Thông tư 07/2014/TT-Bộ Tài chính Quy định
chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước th o quy định tại
Nghị định 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ.
30 Bộ Tài chính 2013) Quy định về việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản
của các dự án sử dụng vốn nhà nước.
31 Bộ Tài chính 2013) Thông tư 14/2013/TT-Bộ Tài chính Quy định
chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
66/2012/NĐ-CP ngày 6/9/2012 của Chính phủ quy định việc xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
32 Bộ Tài chính 2012) Thông tư 09/2012/TT-Bộ Tài chính Về việc sửa
đ i, b sung Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của
Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
33 Bộ Tài chính 2011) Thông tư 39/2011/TT-Bộ Tài chính Về việc sửa
đ i, b sung Thông tư số 83/2007/TT-BTC ngày 16/7/2007 của BTC
hướng dẫn thực hiện quyết định số 9/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007
và thông tư số 195/2007/TT-BTC ngày 9/9/2007 của BTC hướng
dẫn một số nội dung của Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày
21/10/2008 về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà
nước.
34 Olga Kaganova and James Mckellar (2006), Managing Goverment
Property Assets, The Urban Institute Press,Washington DC.
35 “C ntral Gov rnm nt Ass t Manag m nt R forms” của tác giả Olga
Kaganova and James Mckellar.
36 “Prop rty- Related Public-Privat Partn rships” của tác giả Olga
Kaganova and James Mckellar.
37 Đề tài “ Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà công sở tại các cơ quan hành chính
nhà nước” của PGS.TS. Nguyễn Ngô Thị Hoài Thu.
38 Đề tài “ Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính – sự nghiệp
hiện nay ở Việt Nam”.
39 Đề tài “ Chiến lược đ i mới cơ chế quản lý TSC giai đoạn 2001-2010” ,
2000 của PGS.TS Nguyễn Văn a.
40 Đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp,
2002, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội” của TS Phạm Đức
Phong.
41 Đề tài “TSC và sử dụng TSC ở Việt Nam hiện nay, 2005” của tác giả
Nguyễn Mạnh Hùng.
42 Đề tài “ Sử dụng tài sản công khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt nam
thực trạng và giải pháp, 2006” của tác giả La Văn Thịnh.
43 Đề tài “ Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý, sử dụng trụ sở làm
việc của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở Việt Nam”, 2006” của
tác giả Nguyễn Thị Lan Phương.
44 Đề tài “ Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan hành chính ở Việt
Nam”, 2006 của tác giả Trần Diệu An.
45 Đề tài “Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở
Việt Nam”, 2009 của tiến sỹ Phan Hữu Nghị.
46 Đề tài “ Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở
Việt Nam”, 2006 của tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng.
47 Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008.
Website
1 www.sitq.com (Société Immobilièr Trans Québ c) T ng công ty
bất động sản Québ c)
2 www.lacaiss .com Trang quỹ đầu tư bất động sản và tài chính)
3 www.mof.gov.vn Bộ tài chính)
4 Impots.gouv.fr T ng cục thuế của Cộng hòa Pháp)
5 www.cadastr .gouv.fr Địa chính Cộng hòa Pháp)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_tai_san_cong_tai_co_quan_nha_nuoc_va_don_vi.pdf