Luận án Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Sa La Văn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Để đảm bảo cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng hiệu quả, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh cần phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, sản xuất hàng hoá. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này sẽ bảo đảm cho nguồn lực được sử dụng tốt nhất, bảo đảm kinh tế của tỉnh tăng trưởng ổn định trong dài hạn. Với tiềm năng, thế mạnh của Sa La Văn, cơ cấu kinh tế của tỉnh Sa La Văn trong thời gian tới được xác định là cơ cấu nông - lâm nghiệp kết hợp công nghiệp chế biến và dịch vụ.

doc187 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Sa La Văn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạng mục công trình. + Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư các nhà thầu. + Có quyết định thành lập ban quản lý dự án, bổ nhiệm trưởng ban, kế toán trưởng. + Kế hoạch đầu tư hàng năm của dự án, do cấp có thẩm quyền giao. + Có giấy phép sử dụng. - Đối với cấp phát thanh toán vốn, từng lần vốn cấp phát cùng với giấy đề nghị cấp phát, thanh toán chủ đầu tư gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư và các tài liệu liên quan theo quy định của nhà nước. Căn cứ vào quy định trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm tra tính hợp lý, hợp pháp của thủ tục, nhất là bộ hoá đơn chứng từ phải theo đúng quy định về quản lý hoá đơn chứng từ do Bộ Tài chính ban hành. Sau đó làm thủ tục cấp phát vốn cho chủ đầu tư. Ngoài ra, còn phải thực hiện tốt chế độ kiểm tra báo cáo, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các chủ đầu tư tạm ứng cấp phát đúng mục đích chế độ, có hiệu quả. Sau khi tạm ứng, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải phân công các phòng chức năng kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn đầu tư các dự án nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của chủ đầu tư để xử lý theo quy định. 4.2.4. Giải pháp hoàn thiện kiểm tra thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn 4.2.4.1. Tăng cường kiểm tra, giám sát vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước Một là, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của uỷ ban nhân dân tỉnh theo hướng xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên, hàng năm, theo nhiệm kỳ của uỷ ban nhân dân tỉnh, kết hợp kiểm tra, giám sát định kỳ với kiểm tra, giám sát đột xuất đối với một số dự án đầu tư quan trọng của tỉnh. Kiểm tra, giám sát hoạt động tại các dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của một ngành, đơn vị trong những trường hợp cụ thể, nhằm tạo ra yêu cầu, áp lực cao cho ngành, đơn vị trong quá trình thực thi quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Hai là, tăng cường chế độ báo cáo kiểm tra, giám sát, đánh giá việc sử dụng vốn đầu tư phát triển, gắn trách nhiệm của người có thẩm quyền với trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo kiểm tra, giám sát, đánh giá sử dụng vốn đầu tư phát triển tại các ngành, đơn vị. Quy định người có thẩm quyền quyết định đầu tư (trách nhiệm cá nhân) sẽ bị xử lý kỷ luật, đồng thời bị xử phạt hành chính nếu không chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo kiểm tra, giám sát, đánh giá việc sử dụng vốn đầu tư. Việc thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kiểm tra, giám sát, đánh giá việc sử dụng vốn đầu tư giúp các ngành, đơn vị phân tích, đánh giá đúng tình hình đầu tư phát triển tại các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước để có phương án chỉ đạo điều hành một cách phù hợp, qua đó có thể sửa đổi, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách quản lý đối với lĩnh vực này. Ba là, tăng cường kiểm tra đối với tiến trình thực hiện các chương trình dự án đầu tư, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện quyết toán vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, nhất là đối với các chương trình trọng điểm tỉnh và công trình trọng điểm huyện. 4.2.4.2. Đổi mới hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước Một là, thanh tra tỉnh cần chủ trì để xây dựng được một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra: Thanh tra tỉnh (gồm cả thanh tra tỉnh, huyện), Thanh tra Xây dựng, Thanh tra Sở Kế hoạch - Đầu tư, Thanh tra Tài chính bảo đảm phối hợp chặt chẽ trong hoạt động giữa các lực lượng thanh tra này. Cần ban hành được quy trình thanh tra chuẩn đối với thanh tra đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước để triển khai cuộc thanh tra một cách toàn diện, tiết kiệm thời gian, đảm bảo hiệu quả. Hai là, luật hoá điều kiện, trách nhiệm và quyền hạn của tổ trưởng tổ thanh tra trong một đoàn thanh tra. Quy định này cần được bổ sung trong Luật Thanh tra. Trong khi Luật Thanh tra chưa được bổ sung, sửa đổi, Thanh tra tỉnh cần có văn bản hướng dẫn chung để thanh tra tài chính, thanh tra các ngành, đơn vị thống nhất thực hiện tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức và hoạt động của đoàn thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra. Ba là, nâng cao chất lượng thanh tra của thanh tra các ngành, đơn vị, tránh nể nang, khép kín, thiếu khách quan khi thực hiện thanh tra các dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước do chính bộ, ngành thực hiện. Xử lý nghiêm trưởng đoàn, thanh tra viên trực tiếp được giao nhiệm vụ thanh tra nếu có hành vi dung túng cho các sai phạm. Thanh tra kịp thời và xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm nguyên tắc tài chính, tham ô và làm thất thoát lãng phí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra, giảm sát quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đi đối với việc công khai, minh bạch rõ trách nhiệm, giải trình việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 4.2.5. Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn 4.2.5.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước Một là, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, tránh chồng chéo, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả. Củng cố và kiện toàn các cơ quan chức năng liên quan đến việc phân bổ và quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ hoạch định chiến lược đầu tư, cấp phát, quản lý các nguồn vốn đầu tư phát triển, quyết toán công trình và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Cần phân biệt hai loại cơ quan quản lý. Đối với các cơ quan quản lý tổng hợp (không chuyên trách quản lý dự án đầu tư) như uỷ ban nhân dân, các sở chuyên ngành, các đơn vị sử dụng ngân sách, việc đổi mới tổ chức cần được thực hiện theo hướng tăng cường chức năng quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm, tăng cường phối hợp trong việc thực hiện các khâu có liên quan của chu trình dự án đầu tư và sử dụng vốn đầu tư phát triển. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cần bảo đảm nâng cao năng lực hoạch định chính sách, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát thực hiện, thanh tra, kiểm tra, không bao biện làm thay, không can thiệp cụ thể chi tiết vào hoạt động của các đơn vị cơ sở. Đối với bộ máy chuyên trách quản lý vốn tại các dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, việc đổi mới cơ cấu tổ chức cần bảo đảm tăng cường chức năng quản lý nghiệp vụ, tăng tính chuyên nghiệp. Hai là, uỷ ban nhân dân tỉnh cần quy định việc lập dự toán ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và phân bổ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, thống nhất vào một đầu mối là Sở Tài chính, đảm bảo tính khoa học trong việc phân định chức năng quản lý nhà nước cho Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư. Việc phân định như vậy giúp cho hai bộ máy thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Theo đó, Sở Tài chính làm tốt hơn chức năng quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Ba là, Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ nên giữ chức năng xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, các quy hoạch, kế hoạch phát triển - xã hội, các kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn 2 năm, hàng năm, nâng cao chất lượng đầu tư phát triển và điều hành chương trình đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, xây dựng các dự án đầu tư phát triển, hướng dẫn giám sát, đánh giá đầu tư... Tập trung thực hiện chức năng này, Sở Kế hoạch và Đầu tư có điều kiện bảo đảm chất lượng của các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước để làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có chất lượng. Sở Tài chính chủ trì cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành, đơn vị xây dựng kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm căn cứ phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cho các dự án theo chương trình đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đã được phê duyệt. Bốn là, hướng tới tính chuyên nghiệp trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Xử lý việc giải thể Ban quản lý đầu tư theo quy định tại Thông tư số 45/ 2008/UBND nhằm giảm nhẹ bộ máy, tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý vốn đầu tư phát triển. Tuy nhiên, quyết định này được cho là quá vội vàng, gây lúng túng, khó khăn cho các ngành, đơn vị, khi triển khai thực hiện. Do vậy, từ nay đến hết năm 2015, chỉ nên sắp xếp lại các Ban quản lý đầu tư tại các ngành, đơn vị cho gọn nhẹ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị, chưa nên giải thể hoặc chuyển đổi các Ban quản lý đầu tư chuyên trách thành công ty tư vấn. Vì trên thực tế, các Ban quản lý đầu tư này vẫn có vai trò khá quan trọng trong quản lý đầu tư của các ngành, đơn vị. Tuy nhiên, việc hướng tới tính chuyên nghiệp trong quản lý vốn đầu tư là rất khó khăn. Vì vậy, từ năm 2010 - 2015, các ngành, đơn vị cần từng bước thực hiện hình thức thuê tư vấn quản lý đầu tư, thay thế dần các Ban quản lý đầu tư, bảo đảm tạo tính chuyên nghiệp trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Các Ban quản lý đầu tư chuyên ngành, theo lộ trình đó, dần chuyển đổi thành các công ty tư vấn vào thời gian thích hợp với điều kiện cụ thể của từng ban, để đến năm 2015 cơ bản sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình mới, chỉ còn lại một số ban tồn tại do những điều kiện khách quan chưa thể chuyển đổi. Cùng với lộ trình chuyển đổi các Ban quản lý đầu tư, việc quy định điều kiện, năng lực của giám đốc, phó giám đốc, phụ trách kỹ thuật, phụ trách kinh tế tài chính trong các Ban quản lý đầu tư cũng có điều chỉnh dần theo lộ trình để các ngành, đơn vị, có thời gian thực hiện chuyển đổi, tránh gián đoạn công việc. Năm là, kho bạc nhà nước cần có quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức kho bạc nhà nước tỉnh để thống nhất trong phạm vi cả tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát, thanh toán cho các dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Sáu là, uỷ ban nhân dân tỉnh cần thiết lập Uỷ ban thanh tra đặc biệt chuyên về kiểm tra giám sát việc quản lý vốn đầu tư phát triển ở cấp tỉnh và cấp huyện, với cơ cấu cán bộ chức trách và cán bộ chuyên môn có đủ phẩm chất và năng lực. Ban Thanh tra đầu tư cấp tỉnh phải là một cơ quan trực thuộc Văn phòng uỷ ban nhân dân tỉnh, có trách nhiệm trước uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật, có quyền phán quyết mọi hoạt động kiểm tra, giám sát việc quản lý vốn đầu tư phát triển ở tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, ngành, đơn vị cấp tỉnh. Ban Thanh tra đầu tư cấp huyện cũng phải là một cơ quan trực thuộc Văn phòng uỷ ban nhân dân huyện, có quyền phán quyết mọi hoạt động kiểm tra giám sát việc quản lý vốn đầu tư phát triển ở các ngành, đơn vị và lĩnh vực trong phạm vị địa phương mình phụ trách, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và pháp luật. Bảy là, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện đồng bộ chính sách sử dụng vốn đầu tư phát triển. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và quan hệ giữa các ngành, đơn vị, các cấp, giữa tỉnh và các huyện, để từ đó nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong giải quyết công việc. Bổ sung các quy định, quy chế hoạt động của các cơ quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Uỷ ban nhân dân tỉnh cần xây dựng một quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó quy định cụ thể các phân đoạn công việc, thời gian cho từng cơ quan chức năng để hướng dẫn thực hiện đầu tư và sử dụng vốn đầu tư. Uỷ ban nhân dân tỉnh cần có quy định yêu cầu các cơ quan quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Uỷ ban Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, uỷ ban nhân dân tỉnh về quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư phát triển. Tổng hợp báo cáo tình hình đầu tư phát triển đối với uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch và đầu tư. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện quản lý vốn đầu tư phát triển đúng theo luật ngân sách nhà nước quy định và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ. Kho bạc nhà nước chịu trách nhiệm thanh toán khối lượng đầu tư phát triển hoàn thành kịp thời và đúng chế độ, kiểm soát việc chi tiêu của các dự án, tạm ngừng chưa thanh toán những khoản bất hợp lý, chi sai nguyên tắc, chế độ tài chính, khi cần thiết xuất toán những khoản mục đó khỏi giá thành công trình. Tám là, tăng cường các biện pháp chống tham nhũng, kiên quyết loại bỏ chi phí không chính thức trong quản lý vốn đầu tư và thực hiện đầu tư. Cần bãi bỏ quy định mức chi 5% giá trị vốn còn lại cho Ban quản lý đầu tư, sau khi đã chi 10% giá trị dự án cho tư vấn đầu tư. Quy trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị về những hành vi nhũng nhiễu, chậm tiến độ mà cán bộ dưới quyền của mình thực hiện ở mỗi công đoạn, trong chuẩn bị đầu tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp... Khi xử lý cán bộ vi phạm, cần phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. 4.2.5.2. Hoàn thiện việc bố trí, sử dụng, bồi dưỡng và nâng cao năng lực của cán bộ quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Thứ nhất, các cơ quan quản lý (Uỷ ban nhân dân, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính) bố trí cán bộ quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (cả về số lượng, chất lượng, chuyên môn) phải trên cơ sở cơ cấu và chức năng quản lý theo luật quy định. Ví dụ, uỷ ban nhân dân tỉnh với chức năng ban hành quy định theo pháp luật, giám sát tối cao, quyết định dự toán và thông qua quyết toán ngân sách nhà nước thì các cơ quan của Uỷ ban nhân dân như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cần được bố trí cán bộ đủ về số lượng, chuyên môn sâu, am hiểu sâu sắc về tài chính, ngân sách nhà nước nói chung, về đầu tư phát triển,... Thứ hai, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần chú trọng, tăng cường cán bộ có đủ tâm và tầm để tham gia vào việc thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển, hoạch định các dự án đầu tư phát triển; tổ chức, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, thẩm định kế hoạch đấu thầu,... Kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc dự án đầu tư do uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, hướng dẫn giám sát, đánh giá đầu tư các dự án đầu tư. Thứ ba, Sở Tài chính cần củng cố đội ngũ cán bộ có đủ về số lượng và am hiểu sâu về đầu tư, đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước để làm công tác quản lý đầu tư. Tham gia cùng Sở Tài chính trong việc nghiên cứu soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn nhà nước nói chung và vốn ngân sách nhà nước nói riêng cho các dự án đầu tư phát triển, đảm bảo đẩy đủ, rõ ràng, dễ thực hiện. Đội ngũ cán bộ này có đủ năng lực để xây dựng, thẩm tra các văn bản chính sách, các quy định về quản lý, các quyết toán vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thuộc quyền quản lý của sở,... trình Giám đốc Sở Tài chính quyết định, quyết toán dự án đầu tư. Chuyển vị trí công tác đối với những cán bộ, công chức tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nhưng không đủ năng lực, trình độ. Tránh tình trạng, do năng lực lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển yếu, dự toán ngân sách đầu tư phát triển quá lớn, không phù hợp thực tế nên không thực hiện được. Thứ tư, các cơ quan quản lý, các đơn vị ở tỉnh cần được kiện toàn cả về cơ cấu tổ chức, cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế cơ bản, thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán để đảm bảo tính khả thi của các dự án đầu tư đã được thẩm định, tiết kiệm chi phí cho dự án đầu tư. Theo đó, kết quả thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư sát với hiệu quả kinh tế - xã hội thực sự, khi dự án đầu tư hoàn thành và được đưa vào khai thác sử dụng. Thứ năm, kiện toàn đội ngũ công chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, đảm bảo đủ về số lượng, có năng lực chuyên môn cao, cơ cấu phù hợp, đáp đứng được yêu cầu. Chú ý cơ cấu đoàn thanh tra, kiểm tra, số thành viên là học viên nên để tỷ lệ thấp, theo đó mới có thể nâng cao chất lượng thanh tra. Thứ sáu, tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu các sở, ngành, các cơ quan quản lý. Thực hiện công khai, minh bạch hoá tất cả các khâu từ lập, thẩm định, quyết định đầu tư, vốn đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công xây dựng, đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu tư vấn, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị mang tính cạnh tranh cao... kèm theo các chế tài cụ thể đối với người đứng đầu nhằm tháo gỡ tình trạng khép kín trong đầu tư phát triển tại các dự án, công trình đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Mặt khác, cần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên gia ở các cơ quan chức năng, đồng thời cần quy định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của những cá nhân, cơ quan tham gia xây dựng và thẩm định xét duyệt dự án, cấp phát vốn, giám sát sử dụng và nghiệm thu quyết toán vốn đầu tư, nhằm hạn chế tới mức tối đa việc quản lý vốn đầu tư phát triển kém hiệu quả hoặc làm thất thoát, thiệt hại tài sản của Nhà nước và nhân dân. Để thực hiện tốt chức năng giám sát, kiểm tra và thanh tra cần thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, cán bộ lãnh đạo ở các cấp cơ sở, khuyến khích họ tham gia học tập, nghiên cứu bổ sung những kiến thức đã được đào tạo ở bậc học cao hơn. Bồi dưỡng và hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Đồng thời, có kế hoạch luân chuyển, tuyển dụng cán bộ hợp lý, đáp ứng được cơ cấu cần thiết để đảm đương nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, cần tuyển dụng được một đội ngũ cán bộ có tâm, có đức và có phẩm chất tốt, vì sự nghiệp chung, vì lợi ích của nhân dân các dân tộc tỉnh Sa La Văn, thực hiện tốt các chức năng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh. 4.2.5.3. Tổ chức tốt việc đào tạo và đào tạo lại cán độ quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Một là, đào tạo phải trên cơ sở tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cho từng vị trí công việc (thẩm định dự án đầu tư, thẩm định đánh giá tác động môi trường thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, thanh tra tài chính các dự án đầu tư phát triển, kiểm toán báo cáo tài chính, tuân thủ và kiểm toán hoạt động các dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ...). Trên cơ sở tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, các ngành, đơn vị, tiến hành đánh giá lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư phát triển hiện có cả về số lượng và chất lượng để phân loại cụ thể, xác định loại đạt chuẩn và loại chưa đạt chuẩn. Đối với đối tượng chưa đạt chuẩn, cần xem xét các trường hợp có thể đào tạo được hoặc sắp nghỉ chế độ hưu trí, cần có phương án sắp xếp lại cho phù hợp với trình độ, năng lực. Thực hiện giải pháp này không phải là quá mới, mà cái mới ở chỗ là phải làm quyết liệt, công bằng, khách quan vì mục tiêu phát triển. Hai là, cần có tầm nhìn chung và dài hạn trong đào tạo, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận theo kiểu nấc thang. Chú ý lựa chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. Chú trọng đào tạo và đào tạo lại cán bộ lãnh đạo các cấp. Đây là một nội dung quan trọng không thể xem nhẹ. Ba là, hàng năm tiến hành kiểm tra, sát hạch tại trình độ của cán bộ, công chức, kể cả cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo các cấp. Nội dung kiểm tra, sát hạch bám vào tiêu chuẩn của từng vị trí công tác mà cán bộ, công chức đang được giao nhiệm vụ. Nếu cán bộ, công chức không đảm bảo kết quả kiểm tra, sát hạch thì có các chế tài phù hợp, kể cả việc phải luân chuyển sang vị trí công việc khác có độ phức tạp thấp hơn. Đối với tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, mạnh dạn áp dụng hình thức thi tuyển để lựa chọn, tránh nguy cơ tham nhũng, móc ngoặc trong việc thực thi nhiệm vụ được giao. 4.2.5.4. Đẩy mạnh kiểm soát thu nhập kết hợp với chăm lo đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ quản lý Một là, thực hiện chế độ kê khai tài sản, thu nhập đối với cán bộ, công chức, theo tinh thần của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 54/2008/CP của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập. Hai là, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước nói chung và công chức quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước nói riêng. Thu nhập (tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác) chính đáng, hợp pháp của đội ngũ cán bộ quản lý phải đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình họ. Có như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước mới có thể yên tâm công tác, có trách nhiệm trong thực thi công vụ. 4.2.6. Giải pháp khác 4.2.6.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Một là, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Đối ngoại phải có nhiệm vụ đàm phán và tìm kiếm các nguồn vốn. Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải tổng hợp các nguồn vốn của tỉnh để cân đối, lồng ghép các nguồn và đề ra các phương án sử dụng vốn trong từng năm. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đến năm 2020 cần sớm được xây dựng để trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hai là, Sở Tài chính quản lý các nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước, kể cả vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Nếu ngân sách cấp huyện dành cho đầu tư thì uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo và giao cho Phòng Tài chính huyện tổ chức cấp phát. Ba la, Khi xác định được nhu cầu vốn và nguồn vốn, uỷ ban nhân dân tỉnh cần phân công, phối hợp các ngành chức năng tổ chức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cơ quan dự toán (chủ đầu tư) phải tổ chức lại quy trình thủ tục thực hiện cấp phát vốn theo hướng đơn giản và thuận lợi. Vốn sẽ được cấp phát trực tiếp từ nguồn đầu tư đến đơn vị thực thiện dự án thông qua khối lượng hoàn thành được xác nhận. Việc quản lý vốn cấp phát phải thể hiện qua nội dung: Phải xác định nguồn hình thành và đối tượng sử dụng của vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; Phải tuân theo nguyên tắc quản lý cấp phát vốn; Phải thực hiện đúng cơ chế quản lý cấp phát vốn. 4.2.6.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Tập trung thực hiện cải cách hành chính công một quyết liệt và coi đây là giải pháp có tính đột phá. Cần phải nhất quán trong việc thực hiện một đầu mối trong thủ tục hành chính về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh. Tạo cơ chế liên thông trong thực hiện các thủ tục đầu tư và cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh. Công khai hoá các quy trình, thực hiện nghiêm chỉnh quy quy định về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. 4.2.7. Một số kiến nghị Để các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn có thể thực hiện tốt, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau: Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ - Về chính sách sử dụng vốn đầu tư, Nhà nước cần đổi mới chính sách thu đối với quyền sử dụng vốn, nhằm bảo đảm sử dụng vốn ngân sách nhà nước có hiệu quả hơn và thông qua chính sách thu tiền sử dụng vốn ngân sách nhà nước, đảm bảo sự công bằng giữa doanh nghiệp được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước và doanh nghiệp được đầu tư bằng vốn tín dụng ngân hàng. Theo đó, Nhà nước cần thực hiện mức thu cao hơn đối với các khoản thu tiền sử dụng vốn mà các doanh nghiệp, đơn vị được sử dụng vốn ngân sách nhà nước, bảo đảm sự công bằng giữa các doanh nghiệp và các đơn vị. Ví dụ, mức thu sử dụng vốn hiện hành bình quân vào khoảng 0,4%/tháng, trong khi đó, lãi suất ngân hàng đối với áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh khoảng 15%/ tháng. Điều này sẽ không công bằng giữa các doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước và doanh nghiệp vay vốn tín dụng ngân hàng. Vì vậy, nó làm cho các doanh nghiệp nảy sinh những tâm lý xin cấp vốn ngân sách để được lợi nhiều hơn. Theo đó, làm cho việc quản lý giá thành, giá cả và quản lý tiền vốn càng khó khăn hơn. - Về đấu thầu các công trình dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, Nhà nước cần phải đổi mới quy định về đấu thầu công trình đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Nhà nước cần có quy định không cho chủ đầu tư chỉ đạo tổ tư vấn chuẩn bị các phương án và tài liệu mời thầu. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng tổ tư vấn phụ thuộc vào chủ đầu tư và tránh được hiện tượng dù tổ tư vấn chuẩn bị tài liệu và tổ chức đấu thầu ra sao thì cuối cùng bên nhận thầu cũng là do chủ đầu tư lựa chọn, nhưng giá thành công trình vẫn cao, hiệu quả thấp, vốn ngân sách vẫn bị thất thoát. Nhà nước cần có quy định thành lập một tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân riêng, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi tổ tư vấn này có được một hồ sơ mời thầu chuẩn mực để tổ chức đấu thầu thì sau đó biên bản tổng hợp kết quả đấu thầu và ý kiến của hội đồng sẽ phải chuyển về cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan này sẽ là người quyết định đơn vị trúng thầu, không nhất thiết phải qua đề nghị của chủ đầu tư và Sở Kế hoạch và đầu tư. - Về phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước: Nhà nước cần mở rộng phân cấp cho uỷ ban nhân dân tỉnh được quyền quản lý các dự án đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có giá trị trên 100 tỷ kíp. - Về khen thưởng và xử lý kỷ luật: Nhà nước cần thực hiện chế độ khen thưởng khuyến khích sự tiết kiệm vốn ngân sách đi kèm với thưởng vật chất. Đối với đơn vị dự toán, các ngành, đơn vị hưởng ngân sách nhà nước cấp, tỉnh, huyện đã thực hiện chính sách tiết kiệm, đảm bảo chi ngân sách nhà nước đúng, đủ, chi kịp thời, hoàn thành khối lượng công việc mà không lãng phí thì được thưởng bằng khoản tiền đã tiết kiệm được. Do vậy, Nhà nước nên đưa quy định này vào chính sách khen thưởng. Nhà nước cũng nên quy định chi tiết việc thực hành pháp lệnh về tiết kiệm để chống lãng phí. Để có hiệu quả lâu dài, những tập thể hoặc cá nhân có thành tích trong việc quản lý thi công công trình có chất lượng cao, vừa được thưởng tinh thần (bằng khen, giấy khen) vừa được thưởng vật chất (tiền). Còn các đơn vị thi công phải được ưu tiên về điểm tham gia đấu thầu. Cùng với chính sách khen thưởng đó, Nhà nước nên có qui định dưới luật đối với trường hợp vi phạm. Đối với hình thức vi phạm thì có xử lý vi phạm về vật chất và tinh thần. Trong quy định phải ghi rõ mức phạt cụ thể: Phạt do không hoàn thành nhiệm vụ; Phạt do chất lượng công trình kém. Về xử lý vi phạm kê khai tài sản, Nhà nước cần bổ sung các quy định các nội dung: (1) Bổ sung hai hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập mà không kê khai trung thực, đó là cách chức và buộc thôi việc. (2) Việc kê khai tài sản thu nhập phải gắn với việc chứng minh nguồn gốc tài sản, thu nhập, nếu không chứng minh được phải sung công quỹ. KẾT LUẬN Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, một địa phương. Nó bảo đảm cho sự phát triển ổn định, vững chắc của nền kinh tế, nâng cao mức sống của người dân,... Tuy nhiên, những vai trò đó chỉ trở thành hiện thực khi vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được quản lý một cách có hiệu quả. Sa La Văn là một tỉnh tương đối nghèo, thuộc vùng Nam Lào, nước CHDCND Lào. Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ đáng kể, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của tỉnh giai đoạn 2006-2012 đạt 9,5%/năm. Tuy nhiên, tình trạng lãng phí, thất thoát trong quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển ở tỉnh Sa La Văn vẫn còn khá phổ biến, vốn ngân sách nhà nước cho phát triển bị đầu tư dàn trải, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển thấp,... Những hạn chế đó cùng với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời gian tới đặt ra yêu cầu phải có những giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu từ đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn. Luận án Tiến sỹ với đề tài "Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" đã được thực hiện và đã đạt được một số kết quả nghiên cứu chính như sau: 1. Phân tích và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh. Trong đó, làm rõ khái niệm vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh. 2. Luận án đã xác định 5 nội dung quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh, bao gồm: (1) Phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, (2) Lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, (3) Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, (4) Kiểm tra thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; (5) Phối hợp trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của các cơ quan chức năng. 3. Trên cơ sở phân tích khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Sa La Văn, những thuận lợi và khó khăn của tỉnh trong đầu tư phát triển kinh tế, Luận án đã phân tích đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, giai đoạn 2006-2012, chỉ ra những thành công, đó là: Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đã đáp ứng được một số yêu cầu phát triển kinh tế; Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tập trung cho các công trình trọng điểm; Đã tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước theo năm tài khoá trên cơ sở kết quả năm trước đạt được; Đã thực hiện phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tương đối phù hợp với từng giai đoạn phát triển theo cơ chế thị trường; Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được nhận thức và phân định rõ ràng; Công tác kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tư phát triển được tăng cường, đã phát hiện được những vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý; Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, các ngành, đơn vị ở tỉnh đã tuân thủ quy định về đầu tư và sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Đặc biệt, luận án đã chỉ ra 5 hạn chế cần được khắc phục, đó là: (1) Thực hiện phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển tại các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn có hạn chế, bất cập; (2) Chất lượng kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chưa cao; (3) Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước còn có nhiều sai phạm, gây thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước; (4) Việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan thanh tra nhà nước của tỉnh chưa thường xuyên, diện kiểm tra còn hẹp, chưa sâu, chất lượng kiểm tra còn nhiều hạn chế; (5) Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn chưa thật tốt . 4. Để khắc phục những hạn chế trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn, có 6 nhóm giải pháp đã được đưa ra. Đó là: (1) Hoàn thiện phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; (2) Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước; (3) Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch; (4) Hoàn thiện kiểm tra thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn; (5) Hoàn thiện bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và nhóm các giải pháp khác. Trong các giải pháp này, nhóm giải pháp 3) và 4) được coi là giải pháp quan trọng nhất, có tính đột phá, bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn trong thời gian tới. Việc áp dụng đồng bộ hệ thống các giải pháp sẽ mang lại tác động tích cực trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn. Đề tài Luận án là một đề tài mới và khá phức tạp, chưa được nghiên cứu tại tỉnh Sa La văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về số liệu thống kê, tài liệu tham khảo, hạn chế về ngôn ngữ và trình độ, Luận án không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý và những người chuyên nghiên cứu trong lĩnh vực này để bản luận án được hoàn chỉnh hơn. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Phô Thi San Sa may (2012), "Đổi mới quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (số 4), tr.77-80. 2. Phô Thi San Sa may (2013), "Chất lượng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, (số 4), tr.52-54. 3. Phô Thi San Sa may (2013), "Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước hợp lý với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sa La Văn", Tạp chí Alun Mày (Lào), (số 2), tr.58-63. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phần tiếng Việt: Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái, (2011), Đầu tư công thực trạng và tái cơ cấu, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. Định Văn Ân, Võ Trí Thành (2002), Thể chế, cải cách thể chế và phát triển-lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. Nguyễn Quốc Ấn, Phạm Thi Hà, Phan Thị Hương, Nguyễn Quang Thu (2006), Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, Nxb Thống kê, Hà Nội. Vũ Bách, Ngô Đình Giao (1996) (Chủ biên), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế đảm bảo tăng trưởng bền vững, Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Thông tin (1996), Chính sách và biện pháp huy động các nguồn vốn, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Chương trình đầu tư công thời kỳ 2001- 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bàn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội. Bộ Xây dựng (2006), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong đầu tư xây dựng công trình (Tài liệu hội thảo tháng 1/2006), Hà Nội. Thái Bá Cẩn (2003), Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, Nxb Tài chính. Thái Bá Cẩn (2009), Giáo trình Phân tích và Quản lý dự án đầu tư, Nxb Giáo dục. Nguyễn Thành Công (Chủ biên) (2010), Giải pháp thực hiệu quả thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện hại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Chọn (2003), Kinh tế đầu tư xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà Nội. Nguyễn Văn Chọn (2003), Quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà Nội. Trần Văn Chử (2006), Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2001, Nxb Thống kê, Hà Nội. Lê Vinh Danh (2004), Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh hiện trạng và giải pháp, Đề tài VKT 11.03.2004, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Ngọc Dũng, Hương Thị Thuý Nguyệt (2008), Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Đặng Đức Đạm (1997), Đổi mới kinh tế Việt Nam-thực trạng và triển vọng, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Nxb Tài chính, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội. Nguyễn Đẩu (2005), Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ kinh tế. Nguyễn Trí Đĩnh (Chủ biên) (1993), Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế các nước ASEAN, Nxb Thống kê, Hà Nội. Hồ Hoàng Đức (2005), Quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận án tiến sĩ luật học. Võ Văn Đức (Chủ biên) (2006), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua mô hình tăng trưởng kinh tế của R. Slow, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Thị Giang (2010), Huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực bồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Vũ Thu Giang (2000), Chính sách tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Thị Phú Hà (2007), Nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước nhằm phục vụ nhu cầu phát triển ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Gary R. Heerkens (2009), Quản lý dự án, Nxb Văn hoá Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Georges Hirch, Đặng Hữu Đạo, Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Chân (1994), Quản lý dự án - Các vấn đề, phương pháp áp dụng ở Việt Nam, Nxb Giáo dục và Trung tâm Pháp - Việt đào tạo về quản lý, Hà Nội. Hoàng Văn Hoa, Phạm Quy Vinh (2007), Phát triển kinh tế hàng hoá ở Hà Nội thời kỳ 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Học Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Viện Kinh tế và phát triển, Bài giảng phát triển bền vững, Hà Nội. Trần Văn Hồng, (2002) Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Đình Hợi (2008), Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb Tài chính, Hà Nội. Nguyễn Quốc Hùng, Một số vấn đề lý luận và phương pháp luận của việc đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển kinh tế các vùng núi và dân tộc, Báo cáo Khoa học nhánh đề tài mã số KX04 - 11, Viện kinh tế học, 6.1994. Nguyễn Mạnh Hùng (2004), Chiến lược - kế hoạch - chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội. Bùi Mạnh Hùng (2006), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nxb Khoa học Kỹ thuật. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý NSNN, Nxb Thống kê, Hà Nội. Phan Văn Hùng, Phát triển sản xuất hàng hoá trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc, Luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội. Hồ Ngọc Hy (2007), "Hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tỉnh Quảng Trị", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 7, tr.57-63. David N. Hyman (2005), Tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội. Phan Văn Khải, Phát triển đất nước nhanh và bền vững theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Thị Khanh (2010), Kinh tế Việt Nam 2010 vượt qua suy giảm, tạo đà phát triển bền vững sau Đại hội XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Thị Khanh (Chủ biên) (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tạ Văn Khoái (2009), Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Công Khôi (2001), Nghiên cứu hoàn thiện một số vấn đề định giá trong xây dựng ở các công trình sử dụng vốn nhà nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nguyễn Văn Lai (1996), Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam, Luận án PTS khoa học kinh tế, Học viện quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trần Văn Lâm (2009), Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận án Tiến sĩ kinh tế. Đặng Thị Loan, Lê Duy Phong, Hoàng Văn Hoa (2006), Kinh tế Việt Nam 2020 đổi mới (1998 - 2006), Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Long (1997), Về cuộc cải cách kinh tế của Lênin, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Lê Chi Mai (2005), "Lãng phí trong chi tiêu công và các giải pháp khắc phục", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5, tr.13-17. Lê Chi Mai (2008), "Nguyên nhân và giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong chi tiêu công", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5, tr.23-27. Lê Chi Mai (2011), Quản lý chi tiêu công, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Mai (1995), Phân tích và quản lý các dự án đầu tư, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Mai (Chủ biên) (1998), Kinh tế đầu tư, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Phan Thanh Mão (2003), Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, Nguyễn Hồng Minh (1993), Phân tích hiệu quả đầu tư, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Phan Duy Minh (1992), "Cần phải biết rõ hơn vốn nguồn vốn", Tạp chí Tài chính (8), tr.26 -29. Đỗ Hoài Nam (1996) (Chủ biên), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phát triển ngành và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ, về phân cấp cho các Bộ, ngành địa phương, về thẩm quyền quyết định tổ chức thực hiện dự án đầu tư. Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành. Nghị định số 07/2003/NĐ - CP của Chính phủ, về thực hiện công tác giám sát đánh giá đầu tư. Nghị định số 106/2004/NĐ - CP của Chính phủ ngày 01/04/2004, về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Lê Thanh Nghiệp (2006), Quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Công Nghiệp (2010), "Bàn về hiệu quả quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước", Tạp chí Tài chính, số 5 (547). Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (đồng chủ biên) (2010), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Bá Nha (1998), Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường, Nxb Thống kê, Hà Nội. Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Đinh Văn Phương (1999), Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Hồ Chí Minh. Từ Quang Phương (2005), Giáo trình Quản lý dự án đầu tư, Nxb Lao động, Hà Nội. Uông Trần Quang (1999), Kinh tế và quá trình chuyển đổi cơ cấu, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội. Nguyễn Văn Sáu (Chủ biên) (2003), Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Hùng Sơn (2003), Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý tài chính dự án đầu tư tại hệ thống kho bạc nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. Joseph Stiglitz (1995), Kinh tế học công cộng, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Bùi Ngọc Toàn (2006), Tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng công trình, Nxb Giao thông vận tải. Cấn Quang Tuấn, 2009, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội. Trần Đình Ty (2003), Quản lý tài chính công, Nxb Lao động. Trần Đình Ty (Chủ nhiệm) (2005), Đổi mới cơ chế quản lý vốn đầu tư từ NSNN của Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. Trần Cao Thành (1995), Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 20 năm xây dựng và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Thao (2007), Phát huy vai trò của NSNN góp phần phát triển kinh tế Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ quản lý kinh tế, Học viện. Bùi Tất Thắng, Nguyễn Công Mỹ (2010) Cơ sở khoa học dự báo nguồn lực vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Toàn Thắng (2007), "Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 4, tr.15-19. Nguyễn Hồng Thắng (2010), Thẩm định dự án đầu tư khu vực công. Thông tư số 44/2003/TT-BTC 15/5/2003 của Bộ Tài chính, Hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thông tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/ 2003 của Bộ Tài chính, Hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư. Thông tư số 03/ 2003/TT-BTC của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hướng dẫn thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư. Vũ Đức Trọng (2009), "Chi ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước", Tạp chí Giáo dục lý luận, số 8, tr.20-23. Phạm Văn Vang, Kinh tế miền núi và các dân tộc: Thực trạng - Vấn đề -Giải pháp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Hữu Vạn (1995), Giải pháp tài chính đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi trong điều kiện chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta, Luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội. Văn bản pháp luật về quản lý kinh tế, Các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, đấu thầu (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Viện Chiến lược phát triển, Tuyển tập các nghiên cứu về phát triển và tổ chức lãnh thổ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Ngô Doãn Vịnh (2011), Đầu tư phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. * Phần tiếng Lào Bí thư Thong Văng Si Ha Chác (2000), Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Sa La Văn khoá V. Bí thư Kham Buon Đuảng Phăn Nha ( 2005), Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Sa La Văn khoá V. Bí thư Kham Buon Đuảng Phăn Nha (2011), Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh Sa La Văn khoá V. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Thực hiện quy hoạch kinh tế - xã hội 2011 - 2015 và kế hoạch 2006 - 2015, Viêng Chăn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc dân năm 2009 - 2010, Viêng Chăn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc dân năm 2011- 2012, Viêng Chăn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc dân năm 2012- 2013, Viêng Chăn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Quy hoạch kinh tế - xã hội quốc dân 5 năm lần thứ VII (2011 - 2015), Viêng Chăn. Buon Ma Bu La Lơn (2007), Giải pháp quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế ở tỉnh Bo LiKham Xay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Buon Thôm Phôm Ma Vông Si (2007), Quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng tỉnh Sa La Văn, Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào. Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2005), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, Viêng Chăn. Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, Viêng Chăn. Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2002), Nghị định số 58/CP, ngày 22/5/2002, về quản lý đầu tư nhà nước, Viêng Chăn. Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2005), ngày 7/9/2005, về thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015, Viêng Chăn. Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2008), số 25/CP, ngày 14/02/2008, về thực hiện luật ngân sách nhà nước. Chứ Phôm Vay Say (2004), Vai trò của tài chính nhà nước trong phát triển kinh tế hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Mình, Hà Nội. Đoàn thanh tra tỉnh Sa La Văn (2008), Báo cáo tổng hợp kiểm tra đầu tư từ ngân sách nhà nước. Đoàn thanh tra tỉnh Sa La Văn (2009), Báo cáo tổng hợp kiểm tra đầu tư từ ngân sách nhà nước. Đốc Đi Ric (chuyên gia tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư) (2011), Ngân sách nhà nước và Quốc hội. Quốc hội nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2006), Luật Ngân sách nhà nước, ngày 02/12/2006. Quốc hội nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2009), Luật Đầu tư nhà nước, ngày 26 /11/2009. Quốc hội nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2009), Luật Khuyến khích đầu tư, ngày 8/7/2009. Pang Thong Luổng Văn Xay (2010), Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Phêng Pha Văn Đao Phon Cha Rơn (2005), Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Bộ Tài chính (2010), về thực hiện ngân sách nhà nước (8), ngày 05/1/2010. Sở Công nghệ và Thương mại tỉnh Sa La Văn (2010), Kế hoạch phát triển ngành công nghệ và thương mại 2010-2015. Sở Điện tử và Mỏ tỉnh Sa La Văn (2010), Kế hoạch phát triển ngành điện tử và mỏ 2010 - 2015. Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sa La Văn (2010), Kế hoạch phát triển ngành giao thông vận tải 2010 - 2015. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sa La Văn (2000), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2000 - 2005 và quy hoạch 2005 - 2010. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sa La Văn (2005), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2005 - 2006 và quy hoạch 2006 - 2007. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sa La Văn (2006), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2007 và quy hoạch 2007- 2008. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sa La Văn (2006), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 và quy hoạch 2010 - 2015. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sa La Văn (2007), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2007 - 2008 và quy hoạch 2009 - 2010. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sa La Văn (2011), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2010 - 2011 và quy hoạch 2011- 2012. Sở Nông - Lâm nghiệp tỉnh Sa La Văn (2010), Kế hoạch phát triển ngành nông - lâm nghiệp 2010 - 2015, Sa La Văn. Sở Tài chính tỉnh Sa La Văn (2005), Kế hoạch phát triển ngành tài chính 2005 - 2006 và kế hoạch 2006- 2007. Sở Tài chính tỉnh Sa La Văn (2006), Kế hoạch phát triển ngành tài chính 2006 - 2007 và kế hoạch 2008- 2009. Sở Tài chính tỉnh Sa La Văn (2008), Kế hoạch phát triển ngành tài chính 2008 - 2009 và kế hoạch 2009 - 2010. Sở Tài chính tỉnh Sa La Văn (2009), Kế hoạch phát triển ngành tài chính 2009 - 2010 và kế hoạch 2011- 2012. Sở Tài chính tỉnh Sa La Văn (2010), Kế hoạch phát triển ngành tài chính 2010 - 2011. Su Kăn Ma Sa Lat (2009), Thu hút đầu tư nước ngoài trong phát triển ngành nông nghiệp ở các tỉnh miền Nam Lào, Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào. Tổng Bí Thư Chum Ma Ly Say Nha Son (2005), Báo cáo Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khoá VIII. Tổng Bí Thư Chum Ma Ly Say Nha Son (2011), Báo cáo Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khoá IX . Vi La Vông (201), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_von_dau_tu_phat_trien_tu_ngan_sach_nha_nuoc.doc
  • docTom tat luan an.doc
  • docTrang thong tin tren mang.doc
Luận văn liên quan