Luận án Quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam

Sự kế thừa tích cực nội dung tư tưởng và cách thức biểu đạt quan niệm nghệ thuật của dân gian đã cho thấy sức sống bền vững của các quan niệm về nghệ thuật truyền thống trong tâm thức sáng tạo của các nhà văn dân tộc hôm nay. Vì vậy sự thấu hiểu bản chất đặc trưng các quan niệm về nghệ thuật dân gian truyền thống của các dân tộc anh em sẽ giúp cho sáng tác của chính các nhà văn dân tộc thấm thía bản sắc dân tộc hơn, tạo sự chia sẻ và cộng cảm thân thiết hơn đối với đồng bào mình. Các quan niệm nghệ thuật trên còn có ý nghĩa định hướng tích cực đối với các nhà văn dân tộc Kinh quan tâm đến mảng đề tài dân tộc và miền núi, nó sẽ giúp họ tránh bớt được những cảm nhận phiến diện, hời hợt khi miêu tả đối tượng của mình. Có thể nói. đây là bài học có ý nghĩa thời sự cập nhật đối với mọi nhà văn Việt Nam nói chung trước một vùng đề tài lớn đầy sức cuốn hút xưa nay - đề tài về dân tộc và miền núi.

pdf179 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc lộ các ý tƣởng về văn nghệ bằng một giọng điệu chân tình, cởi mở nhƣ bày tỏ nỗi lòng mình với bè bạn, ngƣời thân: "Bệnh lƣời là rất tai hại đối với ngƣời việt. Lƣời đáng kỵ lắm. Ngày anh cũng phải ghi một tý, luyện cho quen cái óc của mình." [20 , 212]. trƣng bày tỏ quan niệm về tính thời điểm của sáng tác: "Việc sáng tác về bộ , thƣơng binh lúc này, chúng ta nên viết về mặt tốt, mặt tích cực là chính. Trong lúc đang tuyển quân hô hào thanh niên lên đƣờng chống Mỹ cứu nƣớc, chúng ta lại viết những vở kịch nói cái băn khoăn, mất mát thì ngƣời 144 đọc không chịu đƣợc." [20 , 201] v.v... Bên cạnh chất giọng trầm cảm, khách quan trong phân tích, đây đó trong các trang viết lý luận phê bình của Vi Hồng, bạn đọc vẫn có thể tìm thấy ở ông giọng điệu trao đổi chân tình, mộc mạc nhƣ rút từ gan ruột của mình: "Ngƣời viết văn cần có lối sống riêng, có bản lĩnh riêng rất vững. Nhƣng nêu không có đƣợc đức tính đó thì không nên cố tạo ra nó. Bởi chẳng bao giờ ngƣời ta về lớn. về già lại còn tạo ra đƣợc một bản tính mới nào cả. Nếu có biểu hiện này nọ thì đó cũng là của gỉa. Mà văn chƣơng thì không thể giả." [63,7]. Nói về cảm xúc bi ai trong sáng tác Vi Hồng không bày tỏ vấn đề bằng lối nói nghị luận khái quát thuần túy có cả sắc thái trao đổi, tâm tình rấi thành thật: "Nguời viết văn phải có nỗi đau, nỗi đau khổ càng nhiều càng tốt... Khổ đau giúp cho ngƣời ta mở rộng các giác quan cảm xúc nghệ thuật Nhƣng nếu đau khổ quá độ, buồn khổ quá độ thì sẽ hạn chế rất nhiều đến sô lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng các sáng tác." [63 , 7].v.v... Thành thật, ân cần, cởi mở là vậy mà khi cần bày tỏ thái độ phủ định hoặc: trao đổi nghiêm túc về những vấn đề cụ thể của văn học nghệ thuật, sắc thái nghị luận của họ cũng thật thâm thúy, sắc sảo đến không ngờ. Cái thâm thúy, sắc sảo không phải bật phát ra từ thái độ tranh luận gay gắt, viện dẫn những tri thức liên đới từ cổ kim đông tây... mà chủ yếu vẫn đƣợc kết tinh từ những hình ảnh liên tƣởng rất đỗi chân phƣơng, giàu xúc cảm thành thật. Họ muốn lấy cái tâm thành thật, nụ cƣời bằng hữu để trao đổi với ngƣời ngay cả khi tình thế có thể đòi hỏi phải gay gắt, quyết liệt. Phản bác lại những ngộ nhận về sƣ sáng tạo thơ ca, Lò Ngân Sủn đã viết: "Có ngƣời nghĩ: làm thơ dễ, ai cũng làm đƣợc. Nhƣng đã có mấy ai thấu hiểu cốt lõi của thơ là sự rung động, là tình cảm của con ngƣời trƣớc cuộc sống. Sức nóng của lòng mình còn chƣa đủ sƣởi ấm lòng mình thì làm sao sƣởi ấm cho muôn ngƣời.... Ngƣời Thái nói: hát tình yêu là hát làm ngƣời. Ngƣời Giáy nói: 145 Ngồi thì co, đứng thì thẳng, làm ngƣời thật khó. Làm thơ khó vậy chăng?" [125, 568] v.v... Có thể nói, cách thức biểu đạt nghị luận mộc mạc, hồn nhiên, vốn thiên về những lối nói hình ảnh cụ thể tạo khả năng liên tƣởng xác thực, độc đáo là một thế mạnh đặc biệt đƣợc các nhà văn dân tộc anh em chắt lọc từ bề dày văn hóa, văn học dân gian của họ . Nó đƣợc kết nối, hun đúc và dung dƣỡng nhờ nguồn sữa bất tận của dân gian truyền thống. Tiếng nói truyền thống ấy đã hằn sâu trên từng nếp gấp tƣ duy để trào thoát ra trên mỗi trang viết của nhà văn - nhất là các nhà văn thuộc thế hệ đầu của nền văn học cách mạng có điều kiện sống giữa môi trƣờng văn học dân gian thuần khiết từ trƣớc 1945. Cách viết nghị luận trực cảm giàu so sánh liên tƣởng sinh động của các nhà văn dân tộc là hệ quả nối tiếp từ truyền thống văn học dân gian của họ. Tiếng nói nghệ thuật truyền thống của dân gian các dân tộc về đại thể đều là những tiếng nói nghệ thuật đặc biệt sinh động, cụ thể, tƣởng nhƣ có thể đông đếm, trực cảm bằng các giác quan. Xuyên suốt cả mội thời kỳ dài lâu trong., lịch sử phát triển văn hóa văn nghệ của mình trƣớc cách mạng, các dân tộc thiểu số anh em chỉ biết đến sáng tác nhờ con đƣờng sáng tác mà ký thác các suy ngẫm và tâm sự của mình về nghệ thuật. Thói quen tƣ duy trực cảm, sinh động càng có dịp đƣợc phát huy trong bối cảnh sáng tác dân gian phi văn tự. Bởi vì khi truyền khẩu, ngƣời ta chỉ có thể tìm đến những lối nói giàu hình ảnh sinh động và cụ thể để tạo hiệu quả ám ảnh, khắc sâu, dễ nhớ đối với ngƣời tiếp nhận... Mặt khác sống trong điều kiện sinh hoạt kinh tế tự cung, tự cấp khép kín, các dân tộc anh em khó có những cơ hội và điều kiện để giao lƣu, quan hệ với những không gian văn hoá khác. Đội ngũ trí thức dân tộc bản địa vì thế rất khó có thể tìm đƣợc những phƣơng thức biểu đạt mới mẻ mang tính đột phá so với những thông lệ truyền đời của cộng 146 đồng. Cách nói hình ảnh, mộc mạc, chân xác và cụ thể dƣờng nhƣ đã thấm nhuần trong họ nhƣ một quán tính tự nhiên... Trong khi đó, dân tộc Kinh do sớm đƣợc thừa hƣởng một truyền thống văn học phong phú, những cách nói có phần khái quát ham súc về văn nghệ đã xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử với những tên tuổi đặc biệt nhƣ Lê Quý Đôn, Hoàng Đức Lƣơng, Nguyễn Hanh, Bùi Huy Bích, Ngô Thì Nhậm v.v... Có lẽ, các dân tộc thiểu số nếu không có cách mạng Tháng Tám mở ra con đƣờng cho cuộc hòa lƣu cách tân văn nghệ, rất khó có thể nói đến sự hiện diện của những tên tuổi phê bình lý luận nghiên cứu văn nghệ nhƣ Nông Quốc Chấn, Vi Hồng, Lò Ngân Sủn, Lâm Tiên... Đến tận đầu những năm 70 của thế kỷ này mà Nông Quốc Chấn vần đành phải ghi nhận một cách xót xa: "Có thể nói, trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận, các dân tộc thiểu số không có gì." [154 , 13]. Vì vậy khi đã có rồi thì nên phê bình lý luận ấy đƣơng nhiên trở thành một bộ phận văn học đặc biệt. Tính chất đặc biệt này không phải chỉ là do những cách tân đổi mới trong cách lý giải về các vấn đề của nghệ thuật hay do độ dày dặn của các trang sách, tập sách tiểu luận của các nhà văn vẫn thƣờng xuyên ra mắt bạn đọc, mà chính là ở sự thấm nhuần sâu đậm các sắc thái dân gian truyền thống, tạo cho các trang viết của họ một sắc điệu rất riêng, khó xóa nhòa, không thể trộn lẫn. Có thể nói, sự gắn kết bền chặt với truyền thống cha ông cũng là nét phẩm chất chung thủy thật đáng yêu của các cây bút lý luận phê bình văn học dân tộc thiểu số - những con ngƣời sống giữa dông tố của thời đại giao lƣu, hòa nhập mà vẫn giữ trọn trong góc sâu trái tim mình cái phần hồn nhân bản của cha ông để trƣớc sau mình vẫn là mình... Tóm lại, bên cạnh những cách tân đổi mới, các nhà văn dân tộc thiểu số vẫn thƣờng xuyên khai thác tối đa những phẩm chất nghệ thuật của dân gian truyền thống trên các trang viết của mình. Dù là sáng tác hay nghị luận, khi có dịp biểu đạt các quan niệm về nghệ thuật, các nhà văn đều tự nguyện 147 trung thành với truyền thống dân gian nhƣ tìm đến với một mô típ cổ điển mẫu mực. Ở đâu phẩm chất dân gian truyền thống cũng nổi bật lên nhƣ một gam màu bất biến, nó hòa quyện vào các lý giải về nghệ thuật của các nhà văn hiện đại nhƣ hòa quyện vào nỗi niềm tình cảm và máu thịt của họ. Các nhà văn dân tộc anh em văn thƣờng tâm niệm, chỉ khi nào khai thác những phẩm chất dân tộc có hiệu quả mới hy vọng có cơ may đƣợc đồng bào mình chia sẻ và đón nhận. Sinh thời nhà văn Vi Hồng thƣờng khuyên các nhà văn, nhà thơ nên tăng cƣờng trau dồi vốn từ ngữ dân gian. Ông nói: "Nếu nghe và ghi nhớ đƣợc những từ ở cửa miệng dân gian thì tốt hơn nhiều." [62, 64]. Nhà thơ Nông Quốc Chấn cũng thƣờng tâm sự và khuyên răn các đồng nghiệp của mình: "Những đoạn nói lý khô khan, những lời nói xa rời các cảm, cách nghĩ của dân tộc mình là những thứ bệnh cần đƣợc mau mau sửa chữa." [19,90]. Rõ ràng một khi đã lấy phƣơng châm viết cho đồng bào mình làm chính thì bất luận ở thể loại nào - kể cả thể loại nghị luận vốn thiên về khái quát, các nhà văn dân tộc anh em cũng tất yếu phải tìm cách khai thác tối đa những sắc thái tƣ tƣởng và mô thức ngôn từ quen thuộc, phù hợp với truyền thống sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật của dân tộc mình. * * * Hiểu bản chất đặc trƣng các quan niệm nghệ thuật của các thế hệ nghệ sĩ dân tộc thiểu số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nhà văn Việt Nam hôm nay , đặc biệt đối với các nhà văn dân tộc thiểu số anh em. Vừa giàu hình ảnh sinh động, vừa nôm na dung dị mộc mạc - đó là những sắc thái nổi bật trong quan niệm về nghệ thuật của các thế hệ nghệ sĩ dân tộc thiểu số từ văn học dân gian đến văn học hiện đại. Sắc thái quan niệm nghệ thuật độc đáo này dƣờng nhƣ không có sự gián đoạn, phân hóa qua những biến thiên thăng trầm của lịch sử. Nó đã từng trƣờng diễn qua 148 lịch sử để trở thành nghiệm số chung cho lời giải bài toán về nghệ thuật của các thế hệ nghệ sĩ dân tộc thiểu số xƣa nay. Do vậy để hiểu thấu đáo những sắc thái quan niệm nghệ thuật của các nhà văn hiện đại, vẫn nhất thiết phải truy nguyên sự hiểu biết vào chiều sâu quan niệm nghệ thuật của dân gian. Bởi lẽ giữa hiện tại và quá khứ trong ý thức của các nhà văn dân tộc thiểu số chẳng có mấy khoảng cách chia xa. Các thế hệ văn nhân xƣa nay vẫn thƣờng xuyên hành trình qua lại trong sự giao thoa kết nối bền chắc giữa hai chiều quá khứ và hiện tại. Chỉ hiểu biết các quan niệm nghệ thuật ấy ở một phía đơn nhất chắc chắn sẽ không tránh khỏi cái nhìn phiến diện, giản đơn, sẽ khó có thể đi đến tận cùng sự hiểu biết thấu triệt về bản chất đặc trƣng quan niệm nghệ thuật của các dân tộc anh em... Trong bối cảnh giao lƣu và hội nhập toàn diện hôm nay, để phát triển, các nhà văn dân tộc anh em cần học tập, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm tiên tiến của văn học các nƣớc, các dân tộc khác. Song để nền văn học của các dân tộc luôn luôn mang đậm bản sắc dân tộc, các nhà văn lại cần phải thƣờng xuyên gìn giữ và phát huy những sắc thái dân tộc đặc sắc vốn trƣờng tồn từ trong di sản văn học dân gian cổ điển của các dân tộc anh em. Quá thiên về đổi mới cách tân để đến nỗi mờ nhạt bản sắc dân tộc "khiến ngƣời đọc khó phân biệt đƣợc đâu là tác phẩm của ngƣời Tày, đâu là tác phẩm của ngƣời Kinh viết về miền núi" [154, 146] (Lâm Tiến) thì thật là không ổn. Cần khai thác, kế thừa những sắc thái quan niệm nghệ thuật dung dị, mộc mạc, giầu hình ảnh sinh động và hồn nhiên của dân gian các dân tộc thiểu số để sao cho những trang viết của các nhà văn hiện đại luôn thấm nhuần bản sắc dân tộc chân chính. Do vậy việc tiếp thu, kế thừa truyền thống - trong đó có truyền thống quan niệm nghệ thuật là một yêu cầu thiết thực và bức xúc đối với các nhà văn dân tộc anh em. Có nhƣ vạy sáng tác của họ mới ngày càng thấm đƣợm phẩm chất dân tộc chân chính, tạo sự giao cảm rộng rãi, gần gũi với đồng 149 bào mình. Nhà thơ Lò Ngân Sủn đã từng cảnh báo: "Điều đáng buồn hơn là ngay trong đội ngũ sáng tác là ngƣời thiểu số (trong đó có bản thân tôi) cũng lại thiếu am hiểu về chính dân tộc mình, thậm chí có tác giả còn có nguy cơ thoát ly truyền thống văn học dân tộc mình." Thiết nghĩ, sức mạnh của mỗi nhà văn trƣớc hết là sức mạnh đƣợc kết tinh từ sự am tƣờng thấu đáo các giá trị nội sinh của dân tộc. Thoát ly những sắc thái đặc trƣng của dân tộc mình, nhà văn chỉ có thể là kẻ ký sinh "thƣơng vay, khóc mƣớn" hời hợt qua mỗi trang viết. Do vây việc hiểu truyền thống nghệ thuật trong đó có truyền thống quan niệm nghệ thuật của cha ông bao giờ cũng là bài học mãi mãi có ý nghĩa thời sự cập nhật đối với các thế hệ nhà văn dân tộc thiểu số anh em. Đối với các nhà văn ngƣời Kinh, việc am hiểu bản chất các quan niệm văn học nghệ thuật từ trong truyền thống của các dân tộc anh em cũng có ý nghĩa thiết thực trong việc loại trừ những khả năng bắt chƣớc hời hợi, mô phỏng dễ dãi, tùy tiện những lối nói dân tộc thuần tuý, ngẫu nhiên. Nhà thơ Lò Ngân Sủn sau khi biểu dƣơng những tác giả ngƣời Kinh đã "đầu tƣ công sức và trí tuệ để viết về ngƣời thiểu số" nhƣ Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng... cũng đã nhận xét về những hiện trạng không bình thƣờng của một số ngƣời viết rằng: "Có một số ngƣời viết có lẽ còn thiếu am hiểu một cách thấu đáo về ngƣời thiểu số, cho nên trong sáng tác của họ còn bộc lộ sự tùy tiện, gán ghép, thậm chí có những sai sót thật đáng trách. Phổ biến là hiện tƣợng bắt chƣớc cách nói tiếng phổ thông còn chƣa thông thạo, còn ngọng nghịu, ngô nghê, vụng về của ngƣời thiểu số hoặc do cứ cố ra vẻ độc đáo ra vẻ có bản sắc dân tộc một cách máy móc, thô thiển theo giọng điệu lố, né, vớ, cái mày, cái tao mà không hiểu đƣợc bản chất ngôn ngữ tiếng nói cũng nhƣ phong tục tập quán của ngƣời thiểu số... Đáng tiếc là những hiện tƣợng đó cho đến nay vẫn còn tái diễn đi, tái diễn lại trên các trang 150 sách, báo trong các buôit phát thanh văn nghệ, nhất là trong các câu chuyện truyền thanh trên sóng đài..." [143 ,15] Có thể đó là kết quả của những trang viết vừa chủ quan phiến diện vừa vơi thiếu tri thức về bản chất đặc trƣng các quan niệm thẩm mỹ và nghệ thuật của các dân tộc anh em. Một khi đã thấu hiểu bản sắc quan niệm nghệ thuật của các dân tộc anh em, ngƣời cầm bút chắc chắn cần có thái độ tiếp cận đối tƣợng miêu tả một cách nghiêm cấn và trung thực hơn. Có nhƣ vậy mới kỳ vọng có những tác phẩm vừa trung thực sinh động vừa độc đáo về dân tộc và miền núi một mảng đề tài hơn đầy sức cuốn hút đối với các thế hệ nhà văn Việt Nam xƣa nay * * * Tóm lại ở chƣơng này sau khi đặt các quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian trong sự đối sánh với quan niệm văn học hiện đại các dân tộc thiểu số anh em sau cách mạng Tháng Tám, chúng tôi nhận thấy rằng: Khi hội nhập vào đại gia đình văn học cách mạng Việt Nam giữa bối cảnh lịch sử dân tộc đang trải qua những thách thức gay cấn, quan niệm văn học hiện đại các dân tộc ít ngƣời đã thực sự có những đổi mới, cách tân đáng kể bên cạnh những sắc thái dân tộc ổn định bền vững thƣờng xuyên đƣợc các nhà văn hiện đại kế thừa, phát huy. Những đổi mới, cách tân về quan niệm nghệ thuật trong văn học hiện đại các dân tộc ít ngƣời đƣợc thể hiện sinh động trên ba bình diện chinh: Trên bình diện dân tộc thống nhất, các quan niệm nghệ thuật của các nhà văn hiện đại đã hòa chung giao thoa mật thiết vào ý thức nghệ thuật chung của cả cộng đồng dân tộc thống nhất, nghĩa là quan niệm nghệ thuật của họ đã vƣợt qua giới hạn chật hẹp của các quan niệm nghệ thuật dân gian xƣa chỉ đặt các quan niệm nghệ thuật trong sự ứng chiếu và phụng sự cho một dân tộc đơn nhất. Trên bình diện cách mạng, các quan niệm nghệ thuật 151 hiện đại của các nhà văn đã đƣợc chung đúc nên trên cơ sở lý tƣởng cách mạng của Đảng, của giai cấp công nhân. Nó phục vụ thiết thực cho công cuộc xây dựng và chiến đấu vì lý tƣởng tiến bộ của cả dân tộc. Trên bình diện khoa học, các quan niệm nghệ thuật của các nhà văn hiện đại đã vƣợt lên trên cách nhìn về nghệ thuật lẻ tẻ, rời rạc của cha ông để có đƣợc lối nhìn nhận đánh giá mới trên tinh thần khoa học và tƣơng đối có hệ thống. Nhiều bình diện căn bản của đời sống văn học đã đƣợc các nhà văn bàn luận khá thấu đáo, sâu sắc, có sức thuyết phục nhƣ về chỉnh thể nhà văn, về thuộc tính thẩm mỹ thơ ca, về tính Đảng, về phê bình văn nghệ v.v... Phương diện truyền thống của các quan niệm nghệ trong văn học hiện đại các dân tộc là bộ phận trƣờng diễn qua lịch sử , nó thực sự đóng vai trò quyết định bản sắc văn nghệ đích thực của các dân tộc anh em từ ngàn xƣa tới nay. Dù là hiện hữu dƣới "dạng sáng tác" hay nghị luận, các quan niệm nghệ thuật của các nhà văn đều chịu sự chi phối, ảnh hƣởng sâu đậm cả về ý thức tƣ tƣởng lẫn phƣơng thức biểu đạt của dân gian. Biểu đạt các quan niệm dƣới "dạng sáng tác", các nhà văn dân tộc thiểu số hiện đại vẫn tiếp tục kế thừa các thể loại quen thuộc vốn có từ trong văn học dân gian nhƣ văn xuôi tự sự hoặc thơ ca để bày tỏ các quan niệm về nghệ thuật một cách cụ thể, sinh động... Đặc biệt, chất dân gian truyền thống vẫn tiếp tục chi phối ý thức biểu đạt quan niệm về nghệ thuật của các nhà văn qua hình thức nghị luận. Sắc thái nghị luận mộc mạc, hồn nhiên, giàu hình ảnh xác thực... là phẩm chất dân tộc sắc nét của các nhà văn dân tộc anh em khi bày tỏ các quan niệm về nghệ thuật. Bằng cách tìm đến các mô típ cổ điển mẫn mực của truyền thống dân gian khi bày tỏ quan niệm về nghệ thuật, các nhà văn dân tộc thiểu số hiện đại đã giữ vững đƣợc bản sắc quan niệm nghệ thuật của dân tộc mình, đồng thời tạo cơ hội giao thoa cộng cảm với đồng bào mình sâu sắc trong quá trình sáng tạo văn học. 152 Thấu hiểu bản chất đặc trƣng các quan niệm nghệ thuật của các dân tộc thiểu số từ truyền thống đến hiện đại không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà văn dân tộc anh em ở giá trị khắc sâu phẩm chất dân tộc tiềm tàng trong sáng tác mà còn có tác dụng định hƣớng tích cực đối với các nhà văn ngƣời Kinh vốn quan tâm đến mảng đề tài dân tộc và miền núi. Đây là một bài học nghệ thuật có ý nghĩa cập nhật đối với các thế hệ nhà văn Việt Nam Chúng ta hôm nay. 153 KẾT LUẬN Đi sau tìm hiểu nghiên cứu một cách toàn diện các quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc anh em với những mục đích, ý nghĩa, đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc xác định ở trên đã dẫn đến những kết quả có thể tóm lại nhƣ sau: 1. Các dân tộc thiểu số anh em qua văn học dân gian cổ truyền đã bày tỏ khá nhiều quan niệm về nghệ thuật trên các khía cạnh khác nhau. Trƣớc hết dân gian các dân tộc đã có những cảm nhận khá độc đáo về vẻ đẹp của con ngƣời. Các dân tộc anh em rất đề cao cái đẹp bên ngoài song có điều cái đẹp bên ngoài chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó gắn liền với vẻ đẹp bên trong. Khi đề cao cái đẹp bên trong nhƣ một điều kiện sống còn trong giá trị của đối tƣợng, dân gian cũng có ý thức đòi hỏi cái đẹp bên trong đó phải đƣợc "hình thức hóa" tƣơng khớp để hƣớng tới khát vọng cái đẹp hoàn hảo. Cái đẹp lý tƣởng là sự hài hòa cao độ giữa vẻ đẹp bên trong và cái đẹp bên ngoài theo tinh thần "đẹp ngƣời đẹp nết'', đồng thời cũng phải đảm bảo yêu cầu cân xứng hài hoa khi đặt cái đẹp trong quan hệ cụ thể. Dân gian các dân tộc anh em cũng ký thác cho cái đẹp những thiên chức cao cả trong việc khích lệ niềm tin và khát vọng sống, góp phần đánh giặc bảo vệ quê hƣơng đất nƣớc... Quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số chủ yếu tập trung vào các bình diện chủ thể nghệ thuật, vai trò tác dụng của nghệ thuật... Về chủ thể nghệ thuật, các dân tộc anh em đã có những quan niệm khá độc đáo về nguồn gốc tài năng nghệ thuật, về mối quan hệ giữa chủ thể nghệ thuật với vốn văn nghệ cổ truyền dân tộc, về tinh thần giao cảm và ý thức trách nhiệm của chủ thể nghệ thuật...Với dân gian tài năng nghệ thuật có đƣợc là vừa do những đấng tối cao (Tiên, Bụt...) Ban 154 tặng cho, vừa do con ngƣời chung đúc, chắt lọc nên qua quá trình tu luyện miệt mài say mê. Vì vậy nghệ thuật nói chung, tài năng nghệ thuật nói riêng là sản phẩm tinh thần vô giá. Các dân tộc anh em cũng rất đề cao vai trò của nghệ thuật cổ truyền dân tộc, ý thức trách nhiệm và tấm lòng giao cảm - những yếu tố góp phần quyết định đến hiệu quả hoạt động nghệ thuật của dân gian. Về tác dụng của nghệ thuật, dân gian các dân tộc quan niệm nghệ thuật có tác dụng cố kết nhân tâm, thắt chặt tình ngƣời, kết duyên tình đôi lứa. Nghệ thuật xa lạ với sự kích động oán thù, ly tán nhân tâm... Nghệ thuật chân chính còn góp phần chinh phục thế giới muôn loài, khích lệ niềm tin và khát vọng chinh phục tự nhiên vì cuộc sống hữu ích của con ngƣời. Đặc biệt dân gian còn phó thác cho nghệ thuật sứ mệnh cao cả trong việc phụng sự công cuộc lao động dựng xây cuộc sống, góp phần đánh giặc cứu nƣớc, cứu dân... Những quan niệm nghệ thuật đầy nhân văn, nhân ái trên có sức mạnh lan tỏa sâu rộng không chỉ với cộng đồng dân tộc mình, thời đại mình mà còn đối với các dân tộc khác, thời đại khác. 2. Các quan niệm về nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền các dân tộc thiểu số có mối quan hệ đồng đại với quan niệm nghệ thuật trong văn học dân gian cổ truyền của dân tộc Kinh. Ở đây có những tƣơng đồng và khác biệt rất đáng chú ý nhƣ sau : Sự tƣơng đồng trên bình diện cộng đồng dân tộc trƣớc hết thể hiện ở phạm vi quan niệm về cái đẹp . Các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh gặp gỡ nhau ở ý thức đề cao cái đẹp bên ngoài, trân trọng cái đẹp bên trong và cùng chia sẻ với nhau ở khát vọng hƣớng tới cái đẹp lý tƣởng "đẹp ngƣời, đẹp nết". Các dân tộc anh em và dân tộc Kinh còn gặp gỡ nhau ở ý thức sử dụng cái đẹp vào công cuộc đánh giặc cứu nƣớc, giúp dân... Ở phạm vi quan 155 niệm nghệ thuật cũng vậy, dân tộc thiểu số cũng nhƣ dân tộc Kinh đều có ý thức sử dụng nghệ thuật làm phƣơng tiện đánh giặc cứu nƣớc. Những truyện cổ mang ý thức dùng lời ca tiếng đàn đánh giặc đã xuất hiện khá phong phú ở cả dân gian cổ truyền các dân tộc anh em và dân gian cổ truyền của dân tộc Kinh. Các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh còn gặp gỡ nhau ở tinh thần đề cao, trân trọng và đam mê nghệ thuật. Họ cùng đều ký thác cho nghệ thuật những sức mạnh cảm hóa vô biên, thắt chặt tình yêu thƣơng đồng loại, đôi lứa, thu phục thế giới tự nhiên và muôn loài... Trên bình diện nhân dân lao động, các dân tộc thiểu số cũng nhƣ dân tộc Kinh đều rất đề cao vẻ đẹp của ngƣời lao động. Họ luôn tỏ thái độ phủ định, bài xích những cái đẹp phù phiếm, giả tạo, thoát ly lao động. Đề cao cái đẹp của ngƣời lao động nên khi quan niệm về nghệ thuật cũng vậy, dân tộc Kinh cũng nhƣ các dân tộc thiểu số đều đặc biệt khuyến dƣơng nghệ thuật phụng sự cuộc sống bình yên cua nhân dân lao động. Các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh còn gặp gỡ nhau ở những cảm nhận mang tính chất mâu thuẫn khi đánh giá về vẻ đẹp của ngƣời lao động . Nghệ thuật, với họ là biểu tƣợng của tình yêu thƣơng, lòng nhân ái, là khát vọng hòa bình của muôn dân Vì vậy lời ca tiếng hát của họ chỉ để hƣớng tới phụng sự cuộc sống lao động và con ngƣời lao động. Về chủ thể nghệ thuật, họ tiều là những thân phận nghèo hèn mà tài ba lỗi lạc, gắn bó với nhân dân, mọi hứng thú phụng sự nghệ thuật của họ đều khởi phát từ cuộc sống lao động của nhân dân. Các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh cũng có những dị biệt khi lý giải về nghệ thuật (và cái đẹp). Trƣớc hết,ở sự khác nhau Về loại hình nghệ thuật được cảm nhận, các dân tộc thiểu số tập trung các lý giải vào nghệ thuật ca múa nhạc. Đại bộ phận các dân tộc không có các lý giải về thơ văn. Trong khi đó dân tộc Kinh bên cạnh các lý giải về ca múa nhạc cũng đã phần nào có để tâm cảm nhận về thơ văn, về ngôn từ nghệ thuật. Các dân tộc 156 "thiểu số những điều kiện khách quan thuận lợi để phát triển loại hình nghệ thuật ca vũ nhạc: hơn so với thơ văn. Trong khi đó dân tộc Kinh , bên cạnh sự phát triển của loại hình nghệ thuật ca múa nhạc, lại hơn hẳn các dân tộc anh em về điều kiện khách quan để phát triển nghệ thuật thơ văn. Ở sự khác nhau về thể loại trong việc bộc lộ quan niệm về nghệ thuật , trong khi các dân tộc anh em có sở trƣờng bộc lộ quan niệm về nghệ thuật chủ yếu qua các thể loại tác phẩm tự sự dân gian, thì dân tộc Kinh lại thƣờng, có ý thức bộc lộ các quan niệm về nghệ thuật chủ yếu qua các thể loại văn vần dân gian. Các thể loại tự sự có ƣu thế đặc biệt trong việc bộc lộ các ý tƣởng về nghệ thuật qua những chi tiết, những tình tiết cụ thể - sinh động rất hợp với tạng thức tƣ duy cụ tƣợng của các dân tộc anh em. Còn dân tộc Kinh ƣu thế, sở trƣờng bộc lộ các quan niệm nghệ thuật một cách ý vị qua các thể loại văn vần là cũng nhờ có sự kế thừa trực tiếp từ nhũng thành tựu phát triển thơ ca của họ qua truyền thống văn nghệ dài lâu. Về sắc thái nội dung và cách thức biểu đạt quan niệm nghệ thuật, đối lập với cách biểu đạt vốn thiên về mô tả sinh động, chi tiết, sắc thái nội dung chân cảm, giàu tính chất khẩu ngữ của các dân tộc anh em, dân tộc Kinh phần nào đã hƣớng tới ý thức bộc lộ quan niệm nghệ thuật một cách khái quát, hàm xúc. Sự khác biệt này cũng bắt đầu từ thói quen tƣ duy, hoàn cảnh môi sinh, truyền thống văn nghệ vốn có sự khác nhau giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh qua quá trình lịch sử phát triển của mình. 3. Các quan niệm về nghệ thuật của dân gian các dân tộc còn có quan hệ lịch đại với các quan niệm về nghệ thuật trong văn học hiện đại của chính họ. Ở đây có những đổi mới, cách tân bên cạnh những tính chất dân tộc truyền thống đƣợc các nhà văn dân tộc thiểu số hiện đại kế thừa nhƣ sau: Về sự đổi mới, cách tân trên bình diện cộng đồng dân tộc thống nhất các quan niệm nghệ thuật hiện đại của các nhà văn đã khắc phục tình 157 trong quan niệm nghệ thuật dân gian xƣa thƣờng chỉ đặt ý thức nghệ thuật ở trong những phạm vi hữu hạn của dân tộc mình. Nay quan niệm nghệ thuật của các nhà văn hiện đại đã thực sự là tiếng nói nhân danh cho cả cộng đồng dân tộc thống nhất hƣớng tới phụng sự sự nghiệp đấu tranh vì những quyền lợi sống còn của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam . Trên bình diện cách mạng, các quan niệm nghệ thuật hiện tại là kết quả hợp thành giữa ý thức chủ quan của các nhà văn và tƣ tƣởng cách mạng vô sản dƣới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Các nhà văn dân tộc hiện đại đều lấy tôn chỉ phụng sự lý tƣởng cách mạng xã hội chủ nghĩa làm tiêu đích cho sự luận giỏi của mình về nghệ thuật. Đặc biệt trên bình diện khoa học, vƣợt qua cách nhìn tản mạn, ngẫu hứng của dân gian về nghệ thuật, các nhà văn hiện đại đã bộc lộ các quan niệm nghệ thuật của mình trong tính hệ thống và tƣ tƣởng khoa học nghiêm túc. Nhiều khía cạnh quan trọng của văn học nghệ thuật đã đƣợc các nhà văn luận giải khá thấu triệt nhƣ về chủ thể nghệ thuật, về đặc trƣng thẩm mỹ văn chƣơng, về phê bình văn học v.v... Mặc dù có sự cách tân, đổi mới song các quan niệm nghệ thuật của dân giân vẫn tỏ rõ sức sống tiềm tàng của nó giữa đời sống văn "học hiện đại. Các nhà văn dân tộc thiểu số hiện đại khi bày tỏ quan niệm về nghệ thuật đều thƣờng xuyên có ý thức kế thừa cả về nội dung tƣ tƣởng lẫn cách thức biểu đạt quan niệm của dân gian truyền thống. Sắc thái dân gian truyền thống trong các quan niệm nghệ thuật hiện đại của các nhà văn biểu hiện rõ nét ở cả phạm vi dƣới "dạng sáng tác", lẫn trong dạng nghị luận hiện đại. Dƣới "dạng sáng tác", các quan niệm nghệ thuật xƣa có điều kiện phục sinh trọn ven sức sống của nó cả về nội dung tƣ tƣởng lẫn hình thức biểu đạt mộc mạc, dung dị, hồn nhiên vốn có từ dân gian. Chất giọng đặc biệt này thâm ngấm sâu đậm qua các trang văn xuôi tự sự cũng nhƣ các câu thơ, bài thơ 158 của các nhà văn hiện đại khi họ có dịp bộc lộ quan niệm về nghệ thuật. Dưới dạng nghị luận, Các quan niệm nghệ thuật mặc dù đã đƣợc cách tân song tính chất truyền thống dân gian vẫn chan chứa qua cách cảm, cách nghĩ, phƣơng thức biểu đạt. Cái hồn nhiên, sinh động chân cảm mộc mạc vẫn tiếp tục đƣợc các cây bút lý luận phê bình văn học các dân tộc thiểu số khai thác kế thừa khá thƣờng xuyên Sự kế thừa tích cực nội dung tƣ tƣởng và cách thức biểu đạt quan niệm nghệ thuật của dân gian đã cho thấy sức sống bền vững của các quan niệm về nghệ thuật truyền thống trong tâm thức sáng tạo của các nhà văn dân tộc hôm nay. Vì vậy sự thấu hiểu bản chất đặc trƣng các quan niệm về nghệ thuật dân gian truyền thống của các dân tộc anh em sẽ giúp cho sáng tác của chính các nhà văn dân tộc thấm thía bản sắc dân tộc hơn, tạo sự chia sẻ và cộng cảm thân thiết hơn đối với đồng bào mình. Các quan niệm nghệ thuật trên còn có ý nghĩa định hƣớng tích cực đối với các nhà văn dân tộc Kinh quan tâm đến mảng đề tài dân tộc và miền núi, nó sẽ giúp họ tránh bớt đƣợc những cảm nhận phiến diện, hời hợt khi miêu tả đối tƣợng của mình. Có thể nói. đây là bài học có ý nghĩa thời sự cập nhật đối với mọi nhà văn Việt Nam nói chung trƣớc một vùng đề tài lớn đầy sức cuốn hút xƣa nay - đề tài về dân tộc và miền núi. 159 NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 1. Hòang Minh Lƣờng (1989), "Bƣớc đầu tìm hiểu quan niệm về vẻ đẹp lý tƣởng của con ngƣời trong, văn hóa dân gian một số dân tộc thiểu số ở Việt Thông báo khoa học ĐHSP Việt Bắc 11/1989. tr 17 -23. 2. Hoàng Minh Lƣờng (1990), "Những tương đồng trên bình diện quan niệm cái đẹp trong văn học dân gian các dân tộc Việt Nam", Thông báo khoa ĐHSP Việt Bắc 11/1990, tr-21 -29. 3. Hoàng Minh Lƣờng, - (Hoàng Linh Sơn) (1999) ''Quan niệm về vai trò tác của âm nhạc trong văn học dân gian", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật 999, tr 58 -61. 4. Hoàng Minh Lƣờng (Hoàng Linh Sơn) (2000), "Sắc thái riêng biệt trong lý phê bình văn nghệ của các cây bút dân tộc ít người", Tạp chí Văn học , 2000, tr75 - 82. 5. Hoàng Minh Lƣờng (Hoàng Linh Sơn) (2000), "Quan niệm về cái đẹp, về nghệ thuật trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam"- Nguồn di lý luận quý giá cần đƣợc khai thác- Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Một thế sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian" do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Viện Bảo tàng dân tộc học tổ chức ngày 20.12.2000 tại Hà Nội . 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT. 1. Vƣơng Anh (1996) Lá đắng, tập thơ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà nội 1 2. Đinh Văn Ân sƣu tầm, dịch, giới thiệu (1973), Đang vần va, Truyện thơ Mường Nxb Văn hóa, Hà Nội 3. Triều Ân (1974), Bốn mùa hoa , tập thơ, Nxb Việt Bắc. 4. Triều Ân sƣu tầm, giới thiệu (1973), Ca dao Tày Nùng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 5. Triều Ân (1980) Tiếng khèn A pá, Tập truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội . 6. Bản lĩnh, bản sắc, dân tộc (1980), Viện Văn hóa dân gian, Nxb KHXH, Hà Nội . 7. Phƣơng Bằng sƣu tầm, biên soạn (1981). Dân ca Cao Lan Nxb Văn hóa, Hà Nội . 8. Diệp Thanh Bình sƣu tầm, biên soạn (1987), Dân ca sán Dìu, NxbVăn hóa dân tộc, Hà Nội. 9. Ngô Vĩnh Bình sƣu tầm, biên soạn (1981), Truyện cổ Xê Đăng, Nxb Văn hóa, Hà Nội . 10. Vũ Ngọc Bình, Nguyễn Chí Bền, Đào Huy Quyền, Nguyễn Minh San, Rơmandel (1996), Văn học dân gian Gia Lai, Sở VHTT Gia Lai. 11. Cầm Biêu (1994), Ngọn lửa không tắt (Tập thơ), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 12. Lò Văn Cậy (1986), Hạt muối, hạt tình (Tập thơ), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 13. Hà Châu (1972) "Về đặc điểm thẩm mỹ của truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam", Văn học 5/1972. 161 14 . Hà Châu (1984), " Về quan niêm thẩm mỹ dân gian Việt Nam", Văn học 1/1984. 15. Nông Minh Châu sƣu tầm, biên soạn (1964), Truyện thơ Tày Nùng, Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội . 16. Nông Minh Châu sƣu tầm, biên soạn (1965) Truyện thơ Tày Nùng, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội . 17. Nông Minh Châu sƣu tầm, biên soạn (l973), Dân ro đám cưới Tày Nùng, Nxb Việt Bắc . 18. Nông Minh Châu sƣu tầm, biên soạn (1976)), Truyện cổ Việt Bắc, Tập III, Nxb Việt Bắc. 19. Nông Quốc Chấn (1972), Đường ta đi, (Tiểu luận), Nxb Việt Bắc . 20. Nông Quốc Chấn (1977), Một vườn hoa nhiều hương sắc (Tiểu luận); Nxb Văn hóa dân tộc . 21. Nông Quốc Chấn (chủ biên), Hoàng Thao, Mạc Phi, Hà Văn Thƣ (1979), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (Văn học các dân tộc ít ngƣời), Nxb Văn học, Hà Nội . 22. Nông Quốc Chấn (1984), Suối và biển (Tập thơ), Nxb Văn học, Hà Nội . 23. Nông Quốc Chấn (1985), Chặng đường mới, (Tiểu luận), Nxb Văn hóa, Hà Nội . 24. Nông Quốc Chấn (1988), Tuyển tập Nông Quốc Chấn, Nxb Văn học, Hà Nội . 25. Nông Quốc Chấn (chủ biên), Mạc Phi, Trần Lê Văn (1995), Văn học Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám -Tuyển tập văn học các dân tộc thiểu số, Nxb Văn học, Hà Nội . 26. Nông Quốc Chấn (1999), Một ngôi nhà sàn Hà Nội, Nxb Hội nhà Văn, Hà Nội . 162 27. Nóng Quốc Chấn (chủ biên), Nguyễn Khắc Trƣờng, Lò Ngân Sủn, Trần Lê Văn, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Nghiệp (1999), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội . 28 . Nông Quốc Chấn (chủ biên), Nguyễn Khắc Trƣờng, Lò Ngân Sủn, Trần Lê Văn (1999),... , Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi. Tập II. Nxb Giáo dục, Hà Nội . 29 . Nông Quốc Chấn (chủ biên), Nguyễn Khắc Trƣờng, Lò Ngân Sủn, Trần Lê Văn (1999), ... , Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, Tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội . 30 . Nguyễn Đổng Chi sƣu tầm, biên soạn (1973), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập II, Nxb KHXH, Hà Nội . 31 . Nguyễn Đổng Chi sƣu tầm, biên soạn (1973), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập III, Nxb KHXH, Hà Nội . 32. Nguyễn Đổng Chi sƣu tầm, biên soạn (1973), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập IV, Nxb KHXH, Hà Nội . 33 . Nguyễn Đổng Chi sƣu tầm, biên soạn (1982) Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập V, Nxb KHXH, Hà Nội . 34 . Trƣờng Chinh (1986), Về văn hóa văn nghệ, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội . 35. Cẩm Cƣờng sƣu tầm, biên soạn (1986), Truyện dân gian Thái, Nxb KHXH, Hà Nội . 36. Mạc Đình Di, Châu Hồng Thủy, Lý A Sán (1985)(sƣu tầm, biên soạn), Truyện cổ Mảng, Nxb Văn hóa, Hà Nội . 37. Chu Xuân Diên (1981), "Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian", Văn học 5/1981. 38. Chu Xuân Diên (1995), Văn hóa dân gian (Phônklo) và phương pháp nghiên cứu liên ngành, Tủ sách Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 163 39. Nguyễn Xuân Diện (1998), "Giao lƣu và hội nhập văn hóa Việt -Mƣờng - Dao ở vùng núi Ba Vì, Hà Tây", Văn hóa dân gian 3/1998, tr. 87 - 90. 40. Ngô Văn Doanh "(1995), Lễ hội bỏ mả nắc Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 41. Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào (1993), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội . 42. Quách Giao sƣu tầm, biên soạn (1965), Dân ca Mường, Nxb Văn học, Hà Nội . 43. Đa-le-lốp , Phônklo như là một nghệ thuật, Tài liệu đánh máy Phòng tƣ liệu ĐHSP I HN. 44. Nguyễn Tấn Đắc (1996), "Mối giao lƣu và tƣơng tác giữa các dân tộc ở Đông Nam Á qua kiểu truyện kể Tấm Cám", Văn học 6/1996, tr. 38 -50. 45. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội . 46. Bản Tài Đoàn (1985), Bước đường tôi đi, tập thơ, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 47 . Bàn Tài Đoàn (1992), Tuyển tập Bàn Tài Đoàn, Nxb Văn học, Hà Nội 48. Hà Minh Đức (chủ biên), Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Phạm Thành Long, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phƣơng, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu (1996), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Goocky. M., (1970) Bàn về văn học, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội . 50 . Gulaiep N. A., Bôgơđanôp N. A., ludơkevictrơ L. G., Lý luận văn học trong mối liên hệ với những vấn đề mỹ học, Tài liệu dịch từ tiếng Nga của Nguyễn Xuân Mậu, Phùng Văn Nghệ, Nguyễn Hải Hà hiệu đính Phòng tƣ liệu Thƣ viện ĐHSP I HN. 164 51. Graxx Eren B A., (1984) Mỹ học - khoa học diệu kỳ, Nxb Văn hóa, Hà Nội . 52 . Nguyên Hà (1906) Xem xét việc biến đổi của truyện cổ tích "Trầu cau" Ở Việt Nam, Văn hóa dân gian tháng 2/1996. 53. Hoàng Đức Hậu (1974), Thơ Hoàng Đức Hậu, Nxb Việt Bắc . 54. Hegel (1999), Mỹ học của Hegel (Phan Ngọc dịch) Nxb Văn học Hà Nội 55. Đinh Đăng Hiền sƣu tầm, biên soạn (1985), Truyện cổ H'Kê. Nxb Văn học, Hà Nội . 56. Minh Hiệu, Hoàng Anh Nhân sƣu tầm, biên soạn (1986), Tuyển tập truyện thơ Mường, Tập II, Nxb KHXH, Hà Nội . 57. Nguyễn Thị Hòa sƣu tầm, biên soạn (1987), Truyện cổ Tà ôi, Nxb Văn hóa dân tộc. Hà Nội. 58. Vi Hồng (1978), Sli lượn dân ca trữ tình, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 59.Vi Hổng (1978), Tài liệu Nghiên cứu văn học dân gian, Bản đánh máy Thƣ viện ĐHSP Việt Bắc . 60. Vi Hồng (1980), Đất bằng, tiểu thuyết, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 61. Vi Hồng (1984), Núi cỏ yêu thương, tiểu thuyết, Nxb Thanh niên, Hà Nội 62. Vi Hồng (1991), ''Ngƣời dân tộc viết văn'' Văn học 4/1999, TR 64,65 63. Vi Hồng (1994) , "Ngả văn chƣơng'', Văn học 9/1994, tr. 6-8. 64. H'Linh Nie (1997), Con rắn màu xanh da trời,- tập truyện, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội : 65 . Bùi Cống Hũng (1983), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật, thơ ca, Nxb KHXH. Hà Nội. 165 66. Lại Phi Hùng (1996), "Về mối tƣơng quan giữa kiểu truyện ngƣời bất hạnh của Lào với kiểu truyện cùng tên của Việt Nam ", Văn hoá dân gian tháng 1/1996. 67. Nguyễn Thị Huế (1991), "Môtíp tiếng hát trong truyện kể dân gian Việt Nam ", Văn học 5/1991, tr. 32 - 35. 68. Nguyễn Thị Huế (1998), Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội . 69. Nguyễn Thị Huế (1998), "Những cốt truyện tƣơng đồng của Đông Nam Á và thế giới về ngƣời mang lốt xấu xí", Văn hóa dân gian 2/1998. 70. Inrasara (1996), Tháp nắng, tập thơ, Nxb Thanh niên, Hà Nội . 71. Nguyễn Xuân Kính (1991), "Thi pháp học và việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian", Văn hóa dân gian 3/1991, tr. 3-11. 72. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Nguyễn Xuân Kính, Phan Hồng Sơn sƣu tầm, biên soạn (1983), Ca dao Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 73. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb KHXH, Hà Nội . 74. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, Nxb.KHXH, Hà Nội . 75. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1997), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội . 76. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tâm, Mai Cao Chƣơng (2000), Văn học Việt Nam (Thế kỷ X- nửa đầu Thế kỷ XVIII), Nxb Giáo dục, Hà Nội . 77. Vũ Ngọc Khánh (1991), Dẫn luận nghiên cứu phônklo Việt Nam, Sở Giáo dục Thanh Hóa. 166 78. Ma Văn Kháng (chủ biên), Nguyễn Khắc Trƣờng, Lò Ngân Sủn, Trần Lê Van, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Nghiệp (1999), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi Tập IV, Nxb Giáo dục, Hà Nội 79. Ma Văn Kháng (chủ biên), Nguyễn Khắc Trƣờng, Lò Ngân Sủn, Trần Lê Văn. Trần Đăng Khoa, Nguyễn Nghiệp (1999), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, Tập V, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 80. Ma Văn Kháng (chủ biên), Nguyễn Khắc Trƣờng, Lò Ngân Sủn, Trần Lê Vân, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Nghiệp (1999), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, Tập VI, Nxb Giáo dục, Hà Nội . 81. Ma Văn Kháng (chủ biên), Nguyễn Khắc Trƣờng, Lò Ngân Sủn, Trần Lê Văn, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Nghiệp (1999), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, Tập VII, Nxb Giáo dục, Hà Nội . 82. Ma Văn Kháng (chủ biên), Nguyễn Khắc Trƣờng, Lò Ngân Sủn, Trần Lê Văn. Trần Đăng Khoa, Nguyễn Nghiệp (1999), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, tập VIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội . 83. Kôghinôp (1963), Các loại hình nghệ thuật, Nxb Văn hoá nghệ thuật, I Hà Nội . 84. Cầm Bó Lai (1997), Hoa và nắng, (tập thơ), Nxb Văn hóa dân tộc. Hà Nội . 85. Mã Giang Lân, Nguyễn Đình Bƣu (1976) (tuyển chọn và biên soạn), Hát ví đồng bằng Hà Bắc, Sở VHTT Hà Bắc . 86. Dƣơng Gia Liêm (1994), "Cao Bằng - đất văn chƣơng" Văn học 9/1994. 87. Lƣu Xuân Lý (1988), "Sáng tác văn học các dân tộc cần có bản sắc riêng của mình", Tác phẩm mới 5/1988. 88. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội 167 89. Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý (1978), Quan họ - nguồn gốc và quá trình phát triển, Nxb KHXH, Hà Nội. 90. Phƣơng Lựu (1983), Tìm hiểu một nguyên lý văn chương, Nxb KHXH, Hà Nội . 91. Phƣơng Lựu (1985), Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội . 92. Phƣơng Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (1986), Lý luận văn học, Tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội . 93. Phƣơng Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn học, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội . 94. Phƣơng Lựu (1994), Trên đà đổi mới văn hoá văn nghệ, Viện Văn hóa - Sở VHTT Quảng Ngãi. 95. Phƣơng Lựu (1995), Tìm hiểu lý luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội. 96. Phƣơng Lựu (1997), Góp phần xác lập quan niệm văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 97. Mác C,Ăngghen Ph., Lê nin V., (1977), Bàn về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội . 98. Hoàng Nhƣ Mai, Nông Quốc Chấn, Khái Vinh, Vũ Duy (1976), Mấy suy nghĩ về văn học các dân tộc thiểu số ở Việt Bắc, Nxb Việt Bắc . 99. Lee Mai tuyển chọn, giới thiệu (1983), Trường ca tây Nguyên, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 100. Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trƣờng Chinh, Phạm Văn Đồng (1972). Về văn hóa văn nghệ, Nxb Sự thật, Hà Nội . 101. Pờ Sảo Mìn (1987), Quê núi, tập thơ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 102.Hà Văn Năm, Cầm Thƣơng, Lò Văn Sĩ, Tòng Kim Ân (1978), Tục ngữ Thái, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 168 103. Nghệ thuật cồng chiêng (1986) Sở VHTT Gia Lai Công Tum . 104. Nguyên Ngọc (1994) , "Mấy suy nghĩ về tình hình văn học của các dân tộc thiểu số hiện nay", Văn học 9/1994 tr. 4 - 5 105. Bùi văn Nguyên (1971), Lịch sử văn học Việt Nam, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội . 106. Ma Trƣờng Nguyên (1985), Mát xanh rừng cọ, (Trƣờng ca), Sở VH TT Bắc Thái . 107. Ma Trƣờng Nguyên (1996), Rễ người dài , tiểu thuyết, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 108. Trần Việt Ngữ, Trƣơng Đình Quang sƣu tầm, biên sọan (1963). Dân ca miền Nam Trung bộ, Tập II, Nxb Văn học, Hà Nội . 109. Hoàng Anh Nhân, Bùi Thiện, Vƣơng Anh sƣu tầm, biên soạn (1978), Truyện cổ Mường. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 110. Lƣơng Quy Nhân (1994) , Độ dày của tình yêu (tập thơ), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 111. Phan Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, (trước cách mạng Tháng Tám), Nxb Văn hóa, Hà Nội . 112. Nhiều tác giả (1980), Góp phần tìm hiểu bản lĩnh, bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội . 113. Nhiều tác giả (1980) (Nguyễn Xuân Kính, Lê Ngọc Canh, Ngô Đức Thịnh tổ chức bản thảo), Văn hóa dân gian - những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 114. Nhiều tác giả (1990) (Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Xuân Kính tổ chức bản thảo), Văn hóa dân gian- những phương pháp nghiên cứu, Viện Văn hóa dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 115. Nhiều tác giả (1990) (Ngô Đức Thịnh chủ biên), Quan niệm về folklore. Viện văn hóa dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 169 116. Nhiều tác giả (1997) Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam , Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 117. Nhiều tác giả (1997) (Hà Thắng, Nguyễn Hoa Bằng, Nguyễn Lâm Điền chủ biên) Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 118.Võ Quang Nhơn (1974), "Văn học dân gian các dân tộc thiểu số dƣới con mắt giới nghiên cứu thực dân", Văn học 1/1974. 119. Võ Quang Nhơn sƣu tầm, biên soạn (1976), Dân ra Tây Nguyên, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 120. Võ Quang Nhơn (1997), Sử thi anh hùng Tây Nguyên, Nxb Giáo dục, Hà Nội . 121. Lò Văn Páo, Hoàng Nam sƣu tầm, biên soạn (1983), Truyện cổ Lô Lô, Nxb Văn hóa, Hà Nội . 122.Vũ Ngọc Phan sƣu tầm, biên soạn (1978), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội . 123. Mạc Phi sƣu tầm, biên soạn (1973), Tiễn dặn, người yêu, Nxb Văn học. Hà Nội . 124. Mạc Phi sƣu tầm, biên soạn (1979), Dân ca Thái, Nxb văn hóa, Hà Nội . 125. Ngô Văn Phú, Phong Vũ, Nguyễn Phan Hách biên soạn (1999), Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Hội nhà văn . 126. Đỗ Doãn Phƣơng (1999), "Múa dân gian - Vàng mƣời chƣa thấy hết", Báo Văn nghệ quân đội 2/1999. 127. Pospelov (1985) (chủ biên), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Tập I, II (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Nghìn Trọng dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 170 128.Prốp. V. Ia., (1969) Hình thái học truyện cổ tích, (tái bản lần hai), Nxb Khoa học, Matxcơva , (Bản dịch đánh máy Thƣ viện Viện nghiên cứu văn hóa dân gian). 129.Prốp. V. Ia.,(1989) "Nghiên cứu cấu trúc và nghiên cứu lịch sử về truyện cổ tích thần kỳ", (Chu Xuân Diên dịch), Tạp chí Văn hóa dân gian 3/1989. 130. Putilốp. B. N., Phương pháp luận nghiên cứu lịch sử so sánh về phônklo (Phan Ngọc dịch), Bản đánh máy Thƣ viện Viện văn học. 131. Putilôp B. N., Phương pháp luận nghiên cứu lịch sử so sánh ság tác dân gian (phônklo), Tài liệu đánh máy của Khoa lịch sử ĐHTH Hà Nội, (Bản dịch của Nguyễn Văn Diện). 132. Lê Chí Quế (1985), "Prôp. V. Ia. (1885 - 1970) và phƣơng pháp nghiên cứu phônklore theo so sánh loại hình lịch sử", Văn hóa dân gian số 3 và 4/1985. 133. Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (1996), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội . 134. Lâm Quý, Phƣơng Bằng sƣu tầm, biên soạn, giới thiệu (1983). Truyện cổ Cao Lan, Nxb Văn hóa, Hà Nội . 135. Lâm Quý (1997), "Ngƣời Cao Lan có một bà chúa thơ ca", Văn nghệ dân tộc và miền núi 10/1997. 136. Hoàng Quyết sƣu tầm, biên soạn (1974), Truyện cổ Tày Nùng, Nxb Văn hóa, Hà Nội . 137. Thèn Sèn Lù Dín Siếng sƣu tầm, biên soạn (1977), Dân ca Giáy, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 138. Lù Dín Siêng sƣu tầm, biên soạn (1982), Truyện cổ Giáy, Nxb Văn hóa, Hà Nội . 171 139. Cao Duy Sơn (1992), Người lang thang, tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội . 140. Lò Ngân Sủn (1995), Chợ tình (tập thơ), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 141. Lò Ngân Sủn (1998), Tôi là một ngọn gió, tập thơ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 142. Lò Ngân Sủn (1998) , Tuyển chọn thơ các nhà thơ dân tộc thiểu số: Núi mọc trong nương, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 143. Lò Ngân Sủn (1998), Hoa văn thổ cẩm I, (Tiểu luận). Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 144. Lò Ngân Sủn (1999), Hoa văn thổ cẩm II, (Tiểu luận), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 145. Lò Ngân Sủn (1998), Bước đầu nghiên cứu tìm hiểu văn hóa người Giáy, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 146. Lò Ngân Sủn (1999), Người đẹp, (tập thơ), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 147. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn. Hà Nội . 148.Trần Đình Sử (1997), "Về bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam", Tác phẩm mới 9/1997, tr . 81 - 84. 149. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội . 150. Mai văn Tấn sƣu tầm, biên soạn (1974). Truyện cổ Vân Kiều. Nxb Văn hóa, Hà Nội . 151. Mai Văn Tấn sƣu tầm , biên soạn (1979), Dân ca Vân Kiều, Nxb Văn hóa, Hà Nội . 172 152. Timôphiep (1962). Nguyên lý lý luận văn học TậpI, Nxb Văn hóa Hà Nội . 153. Bùi Tiến, Hoàng Anh Nhân, Vƣơng Anh sƣu tầm, biên soạn (1077) Khăm Panh - Truyện thơ dân gian Thái. Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội . 154. Lâm Tiên (1995) .Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 155. Lâm Tiến (1999) , Về một mảng văn học dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc. Hà Nội . 156. Doãn Thanh sƣu tầm, biên soạn (1982), Truyện cổ Phù Lá. Nxb Văn hóa, Hà Nội . 157. Doãn Thanh sƣu tầm", dịch, Hoàng Thao tuyển chọn, Chế Lan Viên giới thiệu (1984), Dân cơ H'mông, Nxb Văn học, Hà Nội . 158. Phạm Thị Thành (1999), "Sắc xuân núi rừng", Báo Văn nghệ số ra 27/2/1999. 159. Hồng Thắng, Hồng Nguyên, Thanh Hƣơng sƣu tầm, biên soạn (1983), Truyện cổ Việt Nam, tập IA, Nxb KHXH, Hà Nội . 160. Hồng Thắng, Hồng Nguyên, Thanh Hƣơng sƣu tầm, biên soạn (1983), Truyện cổ Việt Nam, tập IB, Nxb KHXH, Hà Nội . 161 .Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 162. Bùi Thiện, Thƣơng Diễm, Quách Giao sƣu tầm, biên soạn (1976), Đẻ đất đẻ nước, Nxb Văn học, Hà Nội . 163.Tạ Văn Thông, Võ Quang Nhơn sƣu tầm, biên soạn (1984), Truyện cổ Cơ Ho, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 164. Tạ Văn Thông sƣu tầm, biên soạn (1986), Truyện cổ Mạ, Nxb Văn hóa Hà Nội . 173 165. Dƣơng Thuấn (1991) Cưỡi ngựa đi săn, tập thơ, Nxb Văn hóa dân tộc , Hà Nội. 166. Hà Văn Thƣ, Võ Quang Nhơn, Y Điêng sƣu tầm, biên soạn (1975), Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam, Tập I, Nxb Văn hóa Hà Nội. 167. Hà Văn Thƣ, Võ Quang Nhơn, Y Điêng sƣu tầm, biên soạn (1976), Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam, Tập II, NXB Văn hóa Hà Nội . 168. Hà Văn Thƣ, Phúc Tƣớc (Nông Quốc Chấn viết lời tựa) (1981), Hợp tuyển thơ văn các tác gia dân tộc thiểu số Việt Nam (1945-1980), Nxb Văn hóa, Hà Nội . 169. Hà Văn Thu, Lả Văn Lô (1984), Văn hóa Tày Nùng, Nxb Văn hóa Hà Nội. 170. Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Liệu, Văn Đình Hy biên soạn (1983), Truyện cổ Khơ me, Nxb Văn hóa, Hà Nội . 171. Sần Cháng (1997), "Dân ca ngƣời Giáy" Văn hóa dân gian 1/1997, tr. 6-16. 172. Đỗ Bình Trị (1978), Nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt Nam, Trƣờng ĐHSP Hà Nội , 173. Đào Tử Chí, Trúc Cƣơng, Y Ngông (sƣu tầm, dịch) (1977). Bài ca chàng Đam San, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 174. Mai Văn Trí, Bùi Thiện sƣu tầm, biên soạn (1976), Truyện thơ dân gian Mường, Nxb Văn hóa, Hà Nội . 175. Hoàng Trinh (1986), Đối thoại văn học, Nxb Hà Nội . 176. Truyện cổ các dân tộc Việt Nam, Tập III, (1974), Nxb Văn học, Hà Nội 177. Truyện cổ Chàm, (1978) Nxb Văn hóa, Hà Nội . 174 178.Truyện cười dân gian Việt Nam, (1987) Nxb KHXH, Hà Nội . 179.Vƣơng Trung (1994), Mối tình Mường Sinh, tiểu thuyết, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 180. Đồ Nhƣ Túy sƣu tầm, biên soạn (1982), Truyện rổ Cơ Tu, Nxb Văn hóa, Hà Nội . 181. Hoàng Tiến Tựu (1977), "Mấy vấn đề phân loại văn học dân gian và ý nghĩa phƣơng pháp luận của nó", Văn học 6/1977. 182. Hoàng Tiến Tựu (1982) "Về đối tƣợng và các bộ phận hợp thành của khoa nghiên cứu văn học dân gian", Văn học 1/1982 183. Dạng Nghiêm Vạn, Đặng Văn Lung, Tăng Kim Ngân (tuyển chọn, biên soạn) (1985), Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn Tây Nguyên, Nxb Văn học, Hà Nội. 184 . Đặng Nghiêm Vạn, Đặng Văn Lung, Tăng Kim Ngân (tuyển chọn, biên soạn) (1987). Truyện cổ các dân tộc ít người Việt Nam. Tập III, Nxb Văn hóa. Hà Nội . 185. Đặng Nghiêm Vạn, Đặng Văn Lung, Tăng Kim Ngân (tuyển chọn, biên soạn) (1994) truyện cổ các dân tộc ít người ở Việt Nam, Tập IV , Nxb Văn học Hà Nội . 186. Kim Vĩnh (1997), "Cây sáo H'mông dân gian và hiện đại", Văn hóa dân gian 1/1997, tr. 54 - 55. 187. Lê Trí Viễn (1998) "Đôi nét về thẩm mỹ Việt Nam", Văn học 4/1998, tr. 5-13. 188. Lê Trung Vũ sƣu tầm biên soạn (1975), Dân ca Lô Lô, Nxb Văn hóa Hà Nội . 189. Lê Trung Vũ sƣu tầm, biên soạn (1975); Truyện cổ Mèo, Nxb Văn học Hà Nội 175 190. Lê Trung Vũ, Doãn Thanh sƣu tầm, biên soạn (1978), Truyện cổ Dao, Nxb Văn hóa Hà Nội . 191. Vù Go Xá, Phạm Quang Trung sƣu tầm, biên soạn (1987), Truyện cổ Hà nhì, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 192. Y Điêng, Y Ngông sƣu tầm và dịch (1978), Sing Nhã, Đăm Di, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội . 193. Y Điêng, Hoàng Thao sƣu tầm, biên soạn (1978), Truyện cổ Ê đê, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội . 194. Y Phƣơng (1986), Tiếng hát tháng giêng, tập thơ, Sở VHTT cao Bằng. 195. Nguyễn Thị Yên (1998), "Tìm hiểu yếu tố tín ngƣỡng trong lễ hội của ngƣời Tày Nùng", Văn hóa dân gian 1/1998, tr. 3-10. 196. 40 năm văn hóa văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945-1985 (1985), Nxb Văn hóa, Hà Nội . 2. TIẾNG NGA. 197. Маркевич Чеииик : Основные проблемы Haупа о литературе,М: Прогресс 1980 198. Мелетипский П. М : Герой Волшебной скажи. Происхождение обрат. М. 1958

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_quan_niem_ve_nghe_thuat_trong_van_hoc_dan_gian_co_truyen_cac_dan_toc_thieu_so_viet_nam_629.pdf
Luận văn liên quan