Luận án Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Giám sát và Báo cáo Rủi ro thanh khoản Quản lý thanh khoản hàng ngàyxxvi NH cần: (i) Thiết lập các giới hạn để kiểm soát mức độ rủi ro thanh khoản, các điểm yếu và thường xuyên rà soát các giới hạn và quy trình báo cáo các cấp tương ứng; (ii) Sử dụng các giới hạn để quản lý thanh khoản hàng ngày trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường (ví dụ: các giới hạn MCO – Các giới hạn dòng tiền ra). Các giới hạn nên bao gồm các biện pháp đo lường nhằm bảo đảm ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động trong thời kỳ khủng hoảng. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5) Các giới hạn từng loại tiền tệ chính Các giới hạn nội bộ có thể được thiết lập cho từng loại tiền tệ chính mà NH chịu rủi ro. Các giới hạn chặt chẽ hơn cần được thiết lập cho loại tiền tệ mà không đảm bảo được khả năng chuyển đổi sang tiền tệ khác, đặc biệt là trong các tình huống khủng hoảng. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 6) Các giới hạn đối với việc tập trung nguồn huy động vốn Các giới hạn được thiết lập để theo dõi mức độ tập trung nguồn vốn huy động theo: (i) Đối tác; (ii) Nguồn huy động vốn có đảm bảo; (iii) Loại công cụ; (iv) Kỳ hạn; (v) Tiện tệ; (vi) Thị trường địa lý, (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 7) Quy trình báo cáo lên các cấp NH cần chỉ rõ các ngưỡng cụ thể và hướng dẫn về quy trình báo cáo theo các cấp – quy trình báo cáo tuần tự từ cấp thấp lên các cấp cao một cách rõ ràng. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5). Ban Điều hành nên thống nhất về một bộ chỉ tiêu báo cáo, quy định cụ thể phạm vi, cách thức và tần suất của việc lập báo cáo cho các đối tượng khác nhau (chẳng hạn như Hội đồng ALCO) và các bên chịu trách nhiệm lập báo cáo để hỗ trợ việc giám sát RRTK. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5).

pdf222 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác, tổ chức tín dụng nước ngoài và cho vay các tổ chức kinh tế cá nhân: đã quá hạn và/hoặc được phân loại nợ vào nhóm 2 trở lên (theo kết quả phân loại nợ gần nhất) sẽ không được ghi nhận vào “Dòng tiền vào”. - Đối với chứng khoán kinh doanh đã niêm yết và chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán đã niêm yết: Giá trị được tính vào “Dòng tiền vào” là giá trị ghi sổ trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật và được tính vào “Dòng tiền vào” của “Ngày tiếp theo” và không được điền vào các ngày còn lại. - Đối với chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn đã niêm yết: Giá trị được tính vào “Dòng tiền vào” là giá trị ghi sổ trừ dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập theo quy định của pháp luật và được tính vào “Dòng tiền vào” tại ngày đáo hạn của chứng khoán. - Đối với chứng khoán chưa niêm yết (chứng khoán kinh doanh chưa niêm yết, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chưa niêm yết và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chưa niêm yết): Lấy giá trị ghi sổ của chứng khoán chưa niêm yết được phân loại nợ vào nhóm 1 điền vào cột tương ứng với ngày đáo hạn của chứng khoán. Dòng tiền ra: Biểu mẫu tính “Dòng tiền ra”: Mục Khoản Mục Giá trị dòng tiền theo thời gian đến hạn Ngày tiếp theo Từ ngày 2 đến ngày 7 Từ ngày 8 đến ngày 30 Từ ngày 31 đến ngày 180 Từ ngày 181 đến ngày 360 Trên 360 ngày (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Các Khoản nợ chính phủ và NHNN 2 Tiền gửi của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, TCTD nước ngoài theo quy định của pháp luật. Tiền vay các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và TCTD nước ngoài: 2.1 Tiền gửi không kỳ hạn 2.2 Tiền gửi có kỳ hạn 2.3 Tiền vay TCTD, chi nhánh ngân hàng nước vi Mục Khoản Mục Giá trị dòng tiền theo thời gian đến hạn Ngày tiếp theo Từ ngày 2 đến ngày 7 Từ ngày 8 đến ngày 30 Từ ngày 31 đến ngày 180 Từ ngày 181 đến ngày 360 Trên 360 ngày (1) (2) (3) (4) (5) (6) ngoài và TCTD nước ngoài 3. Tiền gửi của khách hàng 3.1 Tiền gửi không kỳ hạn 3.2 Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi Tiết kiệm 4 Công cụ tài chính phái sinh và các Khoản nợ tài chính khác 5 Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật 6 Phát hành giấy tờ có giá 7 Các Khoản lãi, phí phải trả 8 Các Khoản Nợ khác 9 Các cam kết không hủy ngang đối với khách hàng 10. Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn 11 Dòng tiền ra (C = 1÷10) Hướng dẫn cách lấy số liệu “Dòng tiền ra”: Mục 1: Các Khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước: Lấy số dư Khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả. Mục 2.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài trên cân đối kế toán điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không điền vào các ngày còn lại. Mục 2.2: Tiền gửi có kỳ hạn: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài đến hạn phải thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả. Mục 2.3: Tiền vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài: Lấy số dư nợ đi vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng nước ngoài đến hạn thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn thanh toán trên hợp đồng cho vay. Mục 3.1: Tiền gửi không kỳ hạn: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thống kê, tính số dư tiền gửi không kỳ hạn bị rút ra trung bình của 30 ngày liền kề trước ngày tính toán để xác định số tiền gửi không kỳ hạn có khả năng bị rút ra và điền vào cột “Ngày tiếp theo”. Trường hợp không xác định được số dư bình quân nói trên, số tiền gửi không kỳ hạn có khả năng bị rút ra được điền vào cột “Ngày tiếp theo” không thấp hơn 15% số dư vii bình quân Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trong 30 ngày liền kề trước ngày tính toán. Mục 3.2: Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi Tiết kiệm: Lấy số dư tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi Tiết kiệm đến hạn phải thanh toán điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đến hạn phải trả. Mục 4: Công cụ tài chính phái sinh và các Khoản nợ tài chính khác: Lấy số tiền dự kiến phát sinh từ việc thực hiện các công cụ tài chính phái sinh và các Khoản nợ tài chính khác điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền. Mục 5: Vốn nhận tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật: Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện hoạt động tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro phải thực hiện theo hợp đồng tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn thực hiện ghi trên hợp đồng. Mục 6: Phát hành giấy tờ có giá: Lấy số tiền phải trả phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán giấy tờ có giá đã phát hành điền vào cột thích hợp tương ứng với ngày đáo hạn của giấy tờ có giá. Mục 7: Các Khoản lãi, phí phải trả: Lấy số tiền lãi, phí phải trả điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn phải trả. Mục 8: Các Khoản nợ khác: Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ của “Các Khoản nợ khác” theo hướng dẫn tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với tổ chức tín dụng và các văn bản khác có liên quan (không bao gồm các dòng tiền đã phát sinh từ Mục 1 đến Mục 7 của Bảng Dòng tiền ra) điền vào các cột thích hợp tương ứng với thời hạn phải trả. Mục 9: Cam kết không hủy ngang đối với khách hàng: Lấy số dư của các cam kết không thể hủy ngang điền vào cột thích hợp tương ứng với thời hạn thực hiện cam kết quy định tại thỏa thuận cấp hạn mức, hợp đồng, chứng từ thanh toán và các tài liệu liên quan. Mục 10: Các nghĩa vụ thanh toán đã quá hạn: Lấy toàn bộ các Khoản phải thanh toán theo nghĩa vụ đã quá hạn điền vào cột “Ngày tiếp theo” và không điền vào các ngày còn lại. Nguyên tắc tính “Dòng tiền ra”: “Dòng tiền ra” là dòng tiền phát sinh từ nghĩa vụ đến hạn phải thanh toán, phải thực hiện cam kết, các nghĩa vụ dự kiến phát sinh và phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ, số tiền phải thực hiện nghĩa vụ tính vào “Dòng tiền ra” của “Ngày tiếp theo”; - Các nghĩa vụ phải thực hiện đã quá hạn phải tính vào “Dòng tiền ra” của “Ngày tiếp theo”. viii - Các cam kết không thể hủy ngang được bảo đảm đầy đủ về thời hạn và giá trị bằng: (i) tiền mặt hoặc tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; (ii) trái phiếu Chính phủ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không ghi nhận giá trị cam kết vào “Dòng tiền ra”. - Đối với các Khoản vay Ngân hàng Nhà nước (bao gồm bán có kỳ hạn giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở; chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá, vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng) và Khoản vay các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không ghi nhận các Khoản vay này vào “Dòng tiền ra”. Qua khảo sát thực tế thì các NHTM đã thực hiện nghiêm túc quy định của NHNN về đo lường RRTK. Các NHTM đã thực hiện các nội dung như: + Ban hành các quy định nội bộ về quản lý thanh khoản, đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. + Xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài sản Có, tài sản Nợ, quản lý RRTK. Xây dựng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản. + Lập kế hoạch phòng ngừa RRTK và xử lý RRTK trong các tình huống, cấp độ khác nhau. ix Phụ lục 2 Các chỉ số phân tích nhằm phòng ngừa RRTK ngân hàng Việc nhận diện, phân tích RRTK hệ thống NHTM đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới tiến hành, các nghiên cứu chủ yếu dựa vào đánh giá diễn biến trên thị trường tiền tệ hoặc xây dựng chỉ số cảnh báo giúp các nhà quản lý, các cơ quan thanh tra, giám sát có thể sớm phát hiện những dấu hiệu căng thẳng thanh khoản hệ thống, từ đó kịp thời đưa ra được những biện pháp cần thiết cho mọi tình huống. Ngoài các chỉ số truyền thống phản ánh diễn biến trên thị trường tiền tệ phục vụ nhận diện, phân tích RRTK, một số phương pháp nhận diện, phân tích RRTK NHTM hiện nay chủ yếu dựa trên những nội dung được nêu trong khuyến nghị của Hiệp ước Basel (2008, 2012) về vấn đề thanh khoản trong NH, cụ thể Ủy ban Basel về giám sát NH đã công bố Những nguyên tắc cho việc giám sát và quản lý RRTK hoàn chỉnh vào tháng 9/2008. Những nguyên tắc này cung cấp một khuôn khổ vững chắc cho việc quản lý RRTK ở các NH, bao gồm: (i) Hội đồng quản trị và Ban giám sát cấp cao; (ii) Thiết lập các giám sát và mức độ chịu đựng rủi ro; (iii) Sử dụng các công cụ rủi ro như dự báo toàn diện dòng tiền, đo lường và giám sát trạng thái thanh khoản; (iv) Phát triển các kế hoạch dự phòng thanh khoản đa dạng và vững chắc; (v) Duy trì một tấm đệm tài sản lưu động đủ lớn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản bất thường. Từ những yếu tố trên, BIS đã cụ thể hóa bằng bộ 14 quy tắc nhằm quản lý RRTK NH, trong đó gồm có: 04 nguyên tắc về xây dựng cơ cấu quản lý RRTK; 03 nguyên tắc đo lường và giám sát các yêu cầu về cấp vốn ròng; 01 nguyên tắc về quản lý tiếp cận thị trường; 01 nguyên tắc yêu cầu việc lập kế hoạch bất thường nhằm xác định chiến lược dự phòng cụ thể để xử lý nợ xấu, khủng hoảng về thanh khoản, bù đắp thâm hụt về luồng tiền mặt thiếu hụt tạm thời hay bất thường; 02 nguyên tắc về nội dung quản lý khả năng chi trả ngoại tệ; 01 nguyên tắc về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản trị RRTK; 01 nguyên tắc yêu cầu đối với tính công khai trong tăng cường thanh khoản; 01 nguyên tắc về vai trò của các thanh tra. Ngoài ra, trước những diễn biến phức tạp và hệ lụy kéo dài của cuộc khủng hoảng đối với hệ thống tài chính- ngân hàng, Ủy ban Basel đã chính thức công bố Hiệp ước Basel III, trong đó về nội dung quản lý RRTK, Basel III đã đưa ra hai chuẩn mực về quản lý RRTK bao gồm: Tỉ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR- Liquidity Coverage Ratio) và tỉ lệ quĩ bình ổn ròng (NSFR- Net Stable Funding Ratio). LCR yêu cầu các ngân hàng phải duy trì đủ tài sản có tính thanh khoản cao, có thể chuyển ngay sang tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính bất thường trong vòng 30 ngày. x NSFR yêu cầu các ngân hàng phải có sẵn nguồn tài chính dưới dạng quỹ bình ổn để có thể đối phó với thời kỳ khó khăn tối thiểu 1 năm [67], [68]. Với 2 mục tiêu riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau: (i) Thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản ngắn hạn trong danh mục RRTK của một ngân hàng, bằng cách đảm bảo ngân hàng nắm giữ các tài sản thanh khoản có chất lượng đủ để đáp ứng được dòng tiền ra ròng dự tính trong 30 ngày tiếp theo, được đo lường bằng LCR; (ii) Thúc đẩy khả năng phục hồi trong một thời gian dài hơn (ít nhất 1 năm), đủ để tài trợ cho các hoạt động đầu tư, cho vay của ngân hàng. Mục tiêu này được định lượng bằng NSFR. Các qui định về quản lý RRTK sẽ được hình thành dần, để có thể đưa vào áp dụng chính thức từ năm 2015 (đối với tỉ lệ thanh khoản an toàn) và năm 2018 (đối với tỉ lệ quĩ bình ổn ròng). Tính tỷ lệ thanh khoản an toàn (LCR) Liên quan đến quản trị RRTK, Basel III đã xây dựng các chuẩn mực nhằm đạt được 2 mục tiêu riêng biệt, nhưng bổ sung cho nhau là: (i) Thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản ngắn hạn trong danh mục RRTK của một NH bằng cách đảm bảo NH nắm giữ các tài sản thanh khoản có chất lượng đủ cao để có thể chịu đựng qua một cuộc kiểm tra tăng cường kéo dài 1 tháng. Mục tiêu này được đo lường bằng tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio- LCR). (ii) Thúc đẩy khả năng phục hồi trong một thời gian dài hơn bằng cách tạo ra nguồn lực bổ sung để tài trợ cho các haotj động của NH với nguồn lực tài chính ổn định hơn và liên tục. Mục tiêu này được định lượng bằng tỷ lệ tài trợ ổn định thuần (Net Stable Funding Ratio – NSFR) 1/Chuẩn lực LCR trong Basel III được tính toán như sau: LCR = Các trọng số tương ứng như sau: Dự trữ tài sản thanh khoản chất lượng cao Khoản mục Trọng số Dự trữ tài sản thanh khoản chất lượng cao A. Tài sản cấp 1: - Tiền mặt - Chứng khoán của Chính phủ, NHTW, PSEs, và các ngân hàng phát triển đa phương - Dự trữ tại NHTW - Nợ chính phủ hoặc NHTW có trọng số rủi ro khác 0% 100% B. Tài sản cấp 2 (tối đa 40% Tài sản thanh khoản chất lượng cao) Tài sản cấp 2A xi Khoản mục Trọng số - Tài sản của chính phủ, NHTW, ngân hàng phát triển đa phương và PSEs có trọng số rủi ro 20% - Chứng khoán nợ của doanh nghiệp được xếp hạng ít nhất là AA- - Trái phiếu được xếp hạng ít nhất là AA- 85% Tài sản cáp 2B (tối đa 15% Tài sản thanh khoản chất lượng cao) - Chứng khoán thế chấp nhà ở - Chứng khoán nợ của doanh nghiệp được xếp hạng giữa A+ và BBB- - Cổ phần thưởng 75% 50% 50% Tổng dự trữ tài sản thanh khoản chất lượng cao Nguồn: Học viện Ngân hàng (2016): “Tăng cường giám sát rủi ro hệ thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Hội thảo Quốc tế “Phát triển bền vững thị trường tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế “ tháng 10/2016 Dòng tiền vào và dòng tiền ra Khoản mục Trọng số Dòng tiền vào Các khoản cho vay được bảo đảm bởi: • Tài sản cấp 1 • Tài sản cấp 2A • Tài sản cấp 2B + Chứng khoán thế chấp nhà ở + Các tài sản khác • Cho vay ký quỹ được bảo đảm bởi các tài sản thế chấp khác • Các tài sản khác 0% 15% 25% 50% 50% 100% Các khoản tín dụng được các ngân hàng khác cấp 0% Các khoản tiền gửi dành cho mục đích hoạt động tại các tổ chức tài chính 0% Các khoản phải thu từ: • Khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ 50% • Các tổ chức phi tài chính 50% • Các tổ chức tài chính và NHTW 100% Dòng tiền vào phái sinh 100% Dòng tiền vào khác Theo quy định quốc gia Dòng tiền ra Các khoản tiền gửi ổn định (từ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ/ Nhỏ nhất từ các tổ chức phi tài chính với quy mô tiền gửi lớn) là 5% A. Tiền gửi khách hàng cá nhân Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn < 30 ngày xii Khoản mục Trọng số • Tiền gửi ổn định 3% - 5% • Tiền gửi kém ổn định 10% Tiền gửi có kỳ hạn > 30 ngày 0% B. Nguồn tài trợ bán buôn không bảo đảm Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các doanh nghiệp nhỏ • Tiền gửi ổn định 5% • Tiền gửi kém ổn định 10% Tiền gửi dành cho mục đích hoạt động 25% • Phần được bảo hiểm 5% • Tiền gửi của các tổ chức phi tài chính, Chính phủ, NHTW, các ngân hàng phát triển đa phương, PSEs 40% • Nếu được bảo hiểm hoàn toàn 20% Các tổ chức khác 100% C. Nguồn tài trợ có bảo đảm • Tài sản cấp 1 • Tài sản cấp 2A • Tài sản khác • Các giao dịch tài trợ có bảo đảm khác 0% 15% 25-50% 100% D. Các yêu cầu khác Cam kết giải ngân chưa thực hiện đối với: • Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ • Tổ chức phi tài chính, chính phủ, NHTW, các ngân hàng phát triển đa phương, PSEs • Các ngân hàng • Tổ chức tài chính khác (chứng khoán, bảo hiểm) • Tổ chức khác 5% 10% 40% 40% 100% Các khoản nợ khác 100% Các dòng ra phái sinh 100% Tổng luồng tiền mặt ra thuần=Tổng dòng tiền ra – Min (Tổng dòng tiền vào;75% tổng dòng tiền ra) Nguồn:BIS (2013), “Basel III: The Liquidity Coverage Ratio and liquidity risk monitoring tools” Tính NSFR xiii NSFR = Chuẩn mực này được xem xét trong thời hạn 1 năm và giúp đảm bảo rằng các tài sản Có dài hạn của NH sẽ được tài trợ ít nhất là với một số tài sản Nợ ổn định về kỳ hạn hoặc về danh mục RRTK, qua đó, khuyến khích các NH tăng thêm nguồn hỗ trợ dài hạn. Cụ thể: Quĩ bình ổn thực tế Quĩ bình ổn bắt buộc Loại Trọng số Loại Trọng số • Vốn cấp 1 và vốn cấp 2 • Vốn cổ phần ưu đãi và vốn cấp 2 vượt mức cho phép có thời hạn từ 1 năm trở lên •Các khoản nợ khác có thờihạn từ 1 năm trở lên 100% • Tiền mặt • Chứng khoán thanh khoản caocó thời hạn nhỏ hơn 1 năm • Các chứng khoán repo • Các chứng khoán có kỳ hạn cònlại < 1 năm • Các khoản vay không đáo hạn có kỳ hạn còn lại < 1 năm 0% Tiền gửi ổn định của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn còn lại < 1 năm 90% Các khoản nợ được phát hành hoặc được đảm bảo bởi chính phủ, NHTW, BIS, IMF, Ủy ban Châu Âu, các tổ chức phi chính phủ, các ngân hàng phát triển đa phương. 5% Tiền gửi kém ổn định của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn còn lại < 1 năm 80% Các trái phiếu doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán trước mà không được đảm bảo bằng tài sản vật chất (hoặc các trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản) và được tự do chuyển nhượng được xếp hạng từ AA trở lên, kỳ hạn >1 năm. 20% Nguồn vốn vay có quy mô lớn từ các tổ chức phi tài chính, chính phủ, NHTW, các ngân hàng phát triển đa phương, PSEs có kỳ hạn còn lại < 1 năm 50% - Các chứng khoán vốn đã niêm yết được tự do chuyển nhượng hoặc các trái phiếu doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán trước mà không được đảm bảo bằng tài sản (hoặc các trái phiếu được đảm bảo) được xếp hạng từ A+ đến A-, kỳ hạn >1 năm; - Vàng; - Các khoản vay tổ chức phi tài chính, chính phủ, NHTW, ngân hàng phát triển đa phương kỳ hạn < 1 năm. 50% Các khoản nợ và vốn chủ sở hữu khác không thuộc những loại trên 0% Các khoản cho khách hàng cá nhân vay có kỳ hạn < 1 năm. 85% Các tài sản khác 100% Các cam kết ngoài bảng cân đối kế toán Các cam kết giải ngân và thư tín dụng chưa thực hiện 5% Các nghĩa vụ bảo lãnh khác Quốc gia Nguồn:BIS (2013), “Basel III: The Liquidity Coverage Ratio and liquidity risk monitoring tools” xiv Tỷ trọng của từng loại tài sản nợ và tài sản có để tính chỉ số NSFR Tài sản RSF Nguồn vốn ASF 1.Tổng thu nhập từ tài sản 1.a Khoản cho vay ròng 1.a.i Tổng các khoản cho vay Khoản cho vay thế chấp nhà ở Các khoản cho vay thế chấp khác Các khoản cho vay tiêu dùng/bán lẻ khác Các khoản cho vay doanh nghiệp và thương mại Các khoản cho vay khác 1.a.i (Dự phòng nợ khó đòi) 1.b Các khoản thu nhập từ tài sản khác 1.b.i Cho vay và tạm ứng cho ngân hàng 1.b.ii Tổng các khoản chứng khoán Mua lại đảo ngược và thế chấp tiền mặt Kinh doanh chứng khoán và FV thông qua thu nhập Các khoản phái sinh Chứng khoán sẵn sang bán Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn Vốn đầu tư trong công ty liên kết Đầu tư chứng khoán khác 1.b.iii. Đầu tư bất động sản 1.b.iv. Tài sản bảo hiểm 1.b.v. Thu nhập Tài sản khác 2. Tài sản không tạo thu nhập Tiền mặt và nợ từ ngân hàng BĐS bị tịch thu Tài sản cố định Lợi thế thương mại Tài sản vô hình khác Thuế thu nhập hiện hành Thuế thu nhập hoãn lại Tài sản hoạt động ko liên tục Tài sản khác 1.00 1.00 0.70 0.85 1.00 -1.00 0.00 0.00 0.15 0.90 0.15 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 0.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.Nợ phải trả lãi suất 1.a Tổng tiền gửi, vốn ngắn hạn và vốn trên thị trường tiền tệ 1.a.i Tổng tiền gửi của KH Tiền gửi- vãng lai Tiền gửi- tiết kiệm Tiền gửi- theo kỳ hạn 1.a.ii Tiền gửi từ ngân hàng 1.a.iii..HĐ repo, thế chấp tiền mặt 1.a.iv. TG và vay ngắn hạn khác 1.b Tổng nguồn vốn dài hạn 1.b.i. Nợ ưu tiên đáo hạn sau 1 năm 1.b.ii. Khoản vay trực thuộc 1.b.iii. Vốn dài hạn khác 1.c Các khoản phái sinh 1.d Nợ thương mại 2. Khoản nợ ko chịu lãi suất Phần giá trị hợp lý của nợ Dự trữ suy giảm tín dụng Dự trữ cho hưu trí và các khoản khác Thuế thu nhập phải trả Thuế thu nhập phải trả hoãn lại Nợ hoãn trả khác Hoạt động ko liên tục Nợ bảo hiểm Khoản nợ khác 3. Vốn lai ghép CP ưu đãi và vốn lai xem như nợ CP ưu đãi, vốn lai xem như VCSH 4. Tổng VCSH VCSH thông thường Lãi ko kiểm soát Chênh lệch đánh giá lại chứng khoán Chênh lệch đánh giá lại ngoại tệ Đánh giá lại TSCĐ 0.85 0.70 0.70 0.00 0.00 0.00 0.75 1.00 0.75 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 Nguồn: Federico, P.M. (2012), “Developing an Index of Liquidity-Risk Exposure: An Application to Latin American and Caribbean Banking Systems”, Technical note, No.IDB-TN-426, Inter-American Development Bank xv Phụ lục 3 Mô hình kiểm định độ căng Mô hình kiểm định độ căng (ST) thanh khoản là kỹ thuật nhằm xem xét liệu các tổ chức tài chính có đủ dòng tiền mặt và tài sản lưu động để đảm bảo nhu cầu thanh khoản trong một kịch bản căng thẳng (José Vinals, 2012). Trên nền tảng Excel, các chuyên gia của IMF đã phát triển mô hình ST cho phép thực hiện ST RRTK. Đó là mô hình của Martin Cihak (2004) với tính linh hoạt rất cao: các NHTW sử dụng có thể lựa chọn sử dụng phương pháp ST theo Basel 2, sử dụng phương pháp đòi hỏi dữ liệu tối thiểu hoặc phương pháp phức tạp đòi hỏi nhiều dữ liệu. Mô hình ST của Martin Cihák trình bày khuôn khổ kiểm tra căng thẳng có tính tổng quát. Mô hình bao gồm liên kết các biến kinh tế vĩ mô quan trọng, chẳng hạn như GDP, lãi suất, tỷ giá hối đoái, và các biến khác. Mô hình kiểm tra căng thẳng bao gồm một mô hình vệ tinh, nó liên kết các biến kinh tế vĩ mô với các biến tài chính, cụ thể là chất lượng tài sản. Mô hình vệ tinh được xây dựng dựa trên dữ liệu của từng ngân hàng đơn lẻ thuộc hệ thống trong một khoảng thời gian: sử dụng kỹ thuật bảng dữ liệu, chất lượng tài sản của các ngân hàng đơn lẻ có thể được giải thích như là một hàm của các biến ngân hàng đơn lẻ và các biến cấp hệ thống. Cùng với mô hình kinh tế vĩ mô, mô hình vệ tinh được sử dụng để lập giả định cho các cú sốc bên ngoài (ví dụ: sự suy giảm GDP thế giới) tác động vào chất lượng tài sản ngân hàng. Mô hình vệ tinh được sử dụng trong quá trình tính toán bước đầu, “ở vòng ngoài”. Để có thể tính toán một cách cụ thể tác động của các cú sốc, biến động vĩ mô đến hệ thống ngân hàng. Mô hình tập trung vào việc tính toán tác động của cú sốc bên ngoài vào hệ thống ngân hàng và thể hiện những tác động này qua biến an toàn vốn. Nguồn: Nguyễn Thị Thu Phương (2013): “Nghiên cứu ứng dụng ST cho các NHTM Việt Nam” Luận văn Thạc sĩ. Trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xvi Khung kiểm định độ căng giả định rằng áp lực thanh khoản hệ thống bắt nguồn từ sự gia tăng những lo ngại về khả năng thanh toán, cùng với sự biến động về giá trị tài sản của ngân hàng. Phương pháp kiểm định độ căng mô hình hóa ba kênh tác động của thanh khoản hệ thống: (i) Môi trường tài chính và kinh tế vĩ mô khủng hoảng, theo đó rủi ro vỡ nợ cùng với sự thận trọng của các bên sẽ dẫn đến giảm vốn từ các thị trường vốn không có bảo đảm; (ii) Hành động bán tháo tài sản của ngân hàng nhằm đáp ứng nghĩa vụ thanh khoản sẽ làm giảm giá bán, ảnh hưởng đến giá trị tài sản và yêu cầu ký quỹ (margin requirement) đối với các ngân hàng trong hệ thống. Theo đó, chúng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến giá vốn, lợi nhuận, và gia tăng những lo ngại về khả năng thanh khoản hệ thống nói chung; (iii) Thanh khoản vốn ở mức thấp do sự bất ổn bắt nguồn từ rủi ro của các đối tác và định giá tài sản thấp sẽ khiến các ngân hàng và nhà đầu tư rơi vào trạng thái tích trữ thanh khoản, dẫn đến thiếu hụt thanh khoản hệ thống. Việc cần làm tiếp theo là xác định các NHTM có tầm quan trọng đối với hệ thống thông qua nhận diện các D-SIBs. Theo thực tiễn quốc tế tốt nhất được IMF/WB khuyến nghị, nếu một NHTM không được liệt kê vào danh sách D-SIBs (quá nhiều liên kết hoặc quá lớn để sụp đổ) thì khi NHTM đó mất khả năng thanh toán, có thể để thị trường tự quyết định hoặc áp dụng thủ tục phá sản, cơ quan quản lý chỉ can thiệp phục hồi khi đó là các NHTM có tầm quan trọng hệ thống hay D-SIBs. Dựa trên các nghiên cứu quốc tế, phương pháp các chỉ số định lượng tĩnh với bộ chỉ số giản lược đề xuất cho Việt Nam để xác định các D-SIBs như sau: So sánh các chỉ số định lượng tĩnh Tiêu chí BCBS (2011) Zlatuse Komarkova et al. (2012) Nghiên cứu này (đề xuất cho Việt Nam) Kích cỡ Tổng tài sản rủi ro như định nghĩa sử dụng để tính tỷ lệ đòn bẩy theo Basel III (đoạn 157 – 164) Tổng tài sản chịu rủi ro tín dụng. Thu nhập từ lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ Cho vay khách hàng (làm đại diện cho tổng tài sản chịu rủi ro tín dụng) (50%) Liên kết lẫn nhau Tổng tài sản có trong hệ thống tài chính Tổng tài sản có đối với các TCTD Tổng tiền gửi các TCTD và NHNN (25%) Tổng nợ phải trả trong hệ thống tài chính Tỷ lệ vốn Tổng nợ phải trả đối với các TCTD Tổng nợ phải trả các TCTD, Chính phủ và NHNN (25%) Khả năng thay thế Tài sản lưu ký (theo Basel III định nghĩa các dịch vụ lưu ký) Các thanh toán được bù trừ thông qua hệ thống thanh toán Giá trị giao dịch bảo lãnh của TCTD tại thị trường trái phiếu và cổ phiếu Tài sản lưu ký Các thanh toán được bù trừ thông qua hệ thống thanh toán Tài sản lưu ký (N/A) 0% xvii Phụ lục 4 Phân tích mô hình cảnh báo sớm Có 2 loại mô hình cảnh báo sớm (EWS) cơ bản được áp dụng phổ biến trên thế giới, đó là mô hình tham số và mô hình phi tham số. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình phi tham số được phát triển bởi Kaminsky, Lizonso, Reinhart (IMF, 1998); Edison (2000); ADB (2002)... đây là mô hình sử dụng phương pháp tiếp cận phát tín hiệu và tìm kiếm “ngưỡng cảnh báo tối ưu” cho mỗi chỉ số để có thể tối đa hóa năng lực dự báo các chỉ số đó. Theo đó, cách tiếp cận tín hiệu để xây dựng một mô hình EWS gồm 5 bước: Bước 1: Xác định thời gian xảy ra các tình huống khủng hoảng trong quá khứ và lựa chọn độ dài của cửa sổ khủng hoảng. Việc xác định thời gian xảy ra các tình huống khủng hoảng trong quá khứ có thể được tiến hành thông qua một hay nhiều cách khác nhau: Đánh dấu các thời điểm trong quá khứ được đông đảo dư luận và thị trường nhận định là đã xảy ra khủng hoảng; Đánh dấu các thời điểm hoặc các sự kiện chứng kiến khủng hoảng; Đánh dấu các thời điểm chứng kiến biến động bất thường của một chỉ số nào đó được coi là biểu hiện của khủng hoảng. Trên cơ sở đó, xác định các chỉ số cảnh báo (là những chỉ số giúp báo hiệu sớm nguy cơ khủng hoảng) và các ngưỡng cảnh báo (ngưỡng nguy hiểm mà nếu vượt qua ngưỡng đó thì rủi ro khủng hoảng rất dễ xảy ra). Bước 2: Lựa chọn các chỉ tiêu cảnh báo. Các chỉ tiêu cảnh báo để dự đoán các cuộc khủng hoảng thường được chọn dựa trên các quan điểm kinh tế và sự sẵn có của các số liệu. Ví dụ: Các chỉ số về dự trữ ngoại tệ, tỷ giá thực, tăng trưởng tín dụng, tín dụng cho khu vực công, lạm phát trong nước được đa số các nghiên cứu cho là những chỉ số hữu ích trong dự báo khủng hoảng tiền tệ. Các chỉ số biến động của tỷ giá thực so với đường xu hướng của nó đã được xác định như là chỉ số dự báo tốt nhất về khủng hoảng tiền tệ trong các nghiên cứu về EWS. Các chỉ số về cán cân thương mại, hoạt động xuất khẩu, tăng trưởng tiền tệ, tỷ lệ giữa khối lượng tiền tệ trong lưu thông (M2) so với dự trữ ngoại tệ, tăng trưởng GDP thực và thâm hụt ngân sách chỉ nhận được một số ủng hộ nhất định. Bước 3: Xác định mức ngưỡng cho các chỉ tiêu cảnh báo. Đối với mỗi chỉ tiêu cảnh báo, mức ngưỡng sẽ phân chia thành hai vùng gồm: Vùng bình thường và vùng nguy hiểm. Đối với mỗi một giai đoạn, nếu như kết quả quan sát của một chỉ tiêu vượt qua mức ngưỡng và rơi vào vùng nguy hiểm thì chỉ tiêu sẽ phát tín hiệu cảnh báo.Trong các tín hiệu phát ra của một chỉ tiêu, có những tín hiệu cảnh báo đúng (nghĩa là phát tín hiệu trước khủng hoảng) và cả những tín hiệu cảnh báo sai (nghĩa là có cảnh báo nhưng không có khủng hoảng xảy ra sau đó hoặc không có cảnh báo mặc dù sau đó khủng hoảng có xảy ra), cụ thể chia thành 4 loại sau: xviii Bảng 1.2: Các khả năng về kết quả dự báo của mô hình EWS Khủng hoảng xảy ra trong vòng n tháng tiếp theo Không có khủng hoảng xảy ra trong vòng n tháng tiếp theo Phát tín hiệu A B Không phát tín hiệu C D Trong đó: A là số lần chỉ tiêu đó phát ra tín hiệu cảnh báo trong thời gian tiền khủng hoảng (cảnh báo đúng); B là số lần chỉ tiêu đó phát ra tín hiệu cảnh báo nhưng sau đó không có khủng hoảng (cảnh báo giả); C là số lần chỉ tiêu đó không phát ra tín hiệu cảnh báo mặc dù đang trong thời gian tiền khủng hoảng (bỏ sót cảnh báo); D là số lần chỉ tiêu đó không phát ra tín hiệu cảnh báo và sau đó cũng không có khủng hoảng (cảnh báo đúng). Có 4 thước đo có thể giúp đo lường năng lực cảnh báo của một chỉ tiêu như sau: (i) Tỷ lệ nhiễu trên tín hiệu cảnh báo (NSR): là tỷ lệ giữa số lần 1 chỉ tiêu phát ra tín hiệu cảnh báo sai với số lần chỉ tiêu đó phát ra tín hiệu cảnh báo đúng (gọi tắt là tỷ lệ nhiễu tín hiệu),trong đó: NSR = [B/(B+D)]/[A/(A+C] Tỷ lệ nhiễu tín hiệu của một chỉ tiêu càng thấp, thì khả năng cảnh báo khủng hoảng của chỉ tiêu đó càng cao. Nếu tỷ lệ nhiễu tín hiệu của một chỉ tiêu lớn hơn 1 có nghĩa là khả năng chỉ tiêu đó phát ra tín hiệu cảnh báo sai lớn hơn khả năng chỉ tiêu đó phát ra tín hiệu cảnh báo đúng, do đó chỉ tiêu này không có khả năng cảnh báo khủng hoảng và sẽ phải loại khỏi danh mục các chỉ tiêu cảnh báo. (ii) Xác xuất khủng hoảng có điều kiện (CP),trong đó: CP = A/(A+B) Trong đó, CP là xác suất xảy ra khủng hoảng trong vòng 12 tháng tới với điều kiện là chỉ tiêu cảnh báo đó phải phát ra ít nhất một tín hiệu cảnh báo. Xác xuất khủng hoảng có điều kiện (CP) của một chỉ tiêu cảnh báo càng cao thì khả năng cảnh báo khủng hoảng của chỉ tiêu này càng lớn.CP có liên quan tới cả 2 loại sai số sau:Sai số loại 1 (không phát ra tín hiệu cảnh báo khi sắp xảy ra khủng hoảng): C/(A+C); Sai số loại 2: (Cảnh báo giả): B/(B+D). Một chỉ tiêu được coi là có khả năng cảnh báo nếu xác suất khủng hoảng có điều kiện (CP) của nó lớn hơn xác suất khủng hoảng không điều kiện (UP) nghĩa là: CP>UP Trong đó, UP là không đổi trong một mẫu nhất định: UP=(A+C)/(A+B+C+D) (iii) Tỷ trọng của các thời kỳ tiền khủng hoảng (các tháng rơi vào cửa sổ khủng hoảng) mà một chỉ tiêu cảnh báo giúp xác định được (SP), trong đó: SP=A/(A+C) SP là nghịch đảo của sai số loại 1 và C giảm sẽ dẫn tới A tăng, nếu mẫu A+C không đổi thì SP sẽ tăng. (iv) Thống kê số lượng các cuộc khủng hoảng mà trước đó chỉ tiêu cảnh báo có phát tín hiệu cảnh báo ít nhất một lần trong thời gian tiền khủng hoảng. xix Bước 4: Xây dựng các chỉ số dự báo tổng hợp. Khi một số lượng lớn các chỉ số dự báo được lựa chọn, sẽ hữu ích và tiện dụng hơn để có một biện pháp tổng hợp xác định những bất ổn tài chính. Biện pháp đó được gọi là chỉ số tổng hợp. Các chỉ số cảnh báo được lựa chọn trong mô hình phi tham số phải có tỷ lệ nhiễu/tín hiệu nhỏ hơn 1. Sau khi lựa chọn được các chỉ số cảnh báo đạt tiêu chuẩn, dựa trên giả định số lượng các chỉ số cảnh báo phát tín hiệu cảnh báo khủng hoảng càng nhiều thì xác suất để cuộc khủng hoảng đó xảy ra trên thực tế càng cao, một bộ chỉ số tổng hợp đã được xây dựng và tính toán theo cách cơ bản là: một chỉ số tổng hợp có thể là tổng thuần túy hoặc tổng có trọng số của các giá trị nhị phân của tất cả các chỉ số cảnh báo được chọn. Với các chỉ số tổng hợp được tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền, các trọng số được tính dựa trên các hệ số báo nhiễu. Các chỉ số tổng hợp có thể tính toán cho toàn mô hình hoặc cho từng khu vực riêng lẻ. Bước 5: Dự báo khủng hoảng. Các chỉ tiêu tổng hợp được sử dụng để dự đoán xác suất khủng hoảng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách chia tất cả các mẫu quan sát thành nhiều nhóm, mỗi nhóm tương ứng với một phạm vi cụ thể của một chỉ số tổng hợp và tính toán tỷ lệ của các tháng tiền khủng hoảng (thuộc cửa sổ khủng hoảng) cho mỗi nhóm theo công thức: (Trong đó: It là giá trị của chỉ tiêu tổng hợp tại thời điểm t, Il là giới hạn thấp hơn của một vùng cụ thể của chỉ tiêu tổng hợp, và Iu là giới hạn trên của vùng) Một chỉ tiêu tổng hợp có thể phát tín hiệu cảnh báo vào một tháng cụ thể khi xác suất dự đoán khủng hoảng của nó vượt quá mức ngưỡng cảnh báo.Việc lựa chọn mức ngưỡng xác suất đòi hỏi sự kết hợp giữa sai số loại I và sai số loại II. Một điểm lưu ý là ngưỡng xác suất nên cao hơn xác suất khủng hoảng vô điều kiện. Đối với xác suất có điều kiện của khủng hoảng được ước lượng từ dữ liệu mẫu có thể được sử dụng để dự báo xác suất khủng hoảng của giai đoạn ngoài mẫu. Trên cơ sở các khái niệm và nguyên nhân gây RRTK hệ thống ngân hàng được phân tích ở trên, căng thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM được biểu hiện thông qua các dấu hiệu: (i) Biến động tăng mạnh của các mức lãi suất thị trường như lãi suất huy động, cho vay, đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng, chủ yếu là các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng, đặc biệt là kỳ hạn qua đêm.Ngoài ra lãi suất tiền gửi và cho vay tăng cao cũng là một trong những biểu hiện của trạng thái căng thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM; (ii) Sụtgiảm mạnh tiền gửi của các NHTM tại NHTW về mức xấp xỉ ngang bằng hoặc thậm chí thấp hơn mức yêu cầu về dự trữ bắt buộc; (iii) Tăng mạnh các khoản tái cấp vốn của NHTW cho các NHTM khi các NHTM đều gặp phải khó khăn đối với việc huy động vốn từ nền kinh tế và thị trường LNH; (iv) Sự đảo chiều trong mối tương quan khiến cho lãi suất LNH xx tăng cao hơn lãi suất OMO và lãi suất tái cấp vốn là khả năng đang xảy ra tình trạng căng thẳng thanh khoản trong hệ thống NHTM, cho dù lãi suất LNH không tăng quá mạnh hoặc quá cao; (v) Gia tăng mạnh hoặc sụt giảm mạnh số dư huy động vốn trên thị trường LNH, bởi cả 2 hiện tượng gia tăng mạnh hay sụt giảm mạnh số dư huy động vốn trên thị trường LNH nếu không phải bắt nguồn từ các yếu tố khách quan (thực hiện theo chính sách, quy định mới của NHTW) thì đều có thể là biểu hiện của tình trạng căng thẳng thanh khoản trong hệ thống NHTM ở những mức độ khác nhau. Xuất phát từ những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng như được đề cập trong phần 1.1.2 và những biểu hiện của căng thẳng thanh khoản hệ thống NHTM, các chỉ tiêu có khả năng dự báo căng thẳng thanh khoản mang tính hệ thống như sau: Bảng 1.3: Các chỉ số phục vụ tính toán EWS TT Chỉ số Biến giải thích 1 Tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn / cho vay trung và dài hạn Mất cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn của hệ thống ngân hàng 2 Tỷ lệ tín dụng / huy động vốn 3 Tỷ lệ tín dụng / huy động vốn; chênh lệch tín dụng - huy động vốn 4 Tỷ lệ huy động vốn trên thị trường LNH / huy động vốn trên thị trường 1 5 Tỷ lệ tài sản có thanh khoản/tài sản nợ thanh khoản; 6 Tỷ lệ tổng tài sản có / tổng tài sản nợ 7 Tỷ lệ huy động vốn / tổng huy động vốn 8 Tỷ lệ nợ xấu / dư nợ tín dụng 9 Tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng quốc nội và các quốc gia có nhiều quan hệ thương mại Biến động bất thường của nền kinh tế thực trong nước và quốc tế 10 Cán cân vãng lai/GDP 11 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu 12 Cán cân thương mại/GDP 13 Biến động chỉ số chứng khoán, biến động giá bất động sản 14 Biến động giá dầu trên thị trường quốc tế 15 Tăng trưởng tín dụng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước Biến động bất thường của thị trường tài chính trong nước và quốc tế 16 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng 17 Biến động tỷ giá của đồng nội tệ so với USD so với tháng trước và cùng kỳ năm trước 18 Dự trữ ngoại hối theo tháng nhập khẩu 19 Dòng vốn ngắn hạn/GDP 20 Cán cân vãng lai/GDP 21 Biến động kim ngạch xuất, nhập khẩu 22 Cán cân thương mại/GDP 23 Chênh lệch lãi suất cho vay trong nước và của Mỹ 24 Tài sản nợ nước ngoài/tài sản có nước ngoài 25 Dự trữ ngoại hối theo tháng nhập khẩu 26 Dòng vốn ngắn hạn/GDP 27 Tỷ lệ huy động vốn trên thị trường LNH/GDP Tác động lan truyền 28 Tín dụng /GDP 29 Tổng dư nợ tín dụng/GDP 30 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng xxi TT Chỉ số Biến giải thích 31 Tín dụng /huy động vốn 32 Tín dụng/huy động vốn 33 Tài sản nợ nước ngoài/tài sản có nước ngoài của hệ thống ngân hàng (Nguồn: Ứng dụng mô hình cảnh báo sớm RRTK hệ thống NHTM Việt Nam”, Hội thảo Quốc tế Phát triển bền vững thị trường tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Học viện Ngân hàng. Tháng 10/2016) xxii Phụ lục 5 Phân tích chỉ số RRTK dựa vào thị trường Đo lường dựa trên phân tích chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống dựa vào thị trường (Market-based index of systemic liquidity - SLRI) là phương pháp Severo (2012) xây dựng trên thế cân bằng/ngang giá trên thị trường tài chính toàn cầu bị đổ vỡ và là cơ hội cho các nhà đầu tư thực hiện hành vi kinh doanh chênh lệch giá, cân bằng bị phá vỡ này là các chỉ số cảnh báo sự biến động trên thị trường vốn nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Severo cho rằng việc phân bổ lại nguồn vốn của các nhà đầu tư khi họ phát hiện ra trong danh mục đầu tư có các chứng khoán có thể thay thế cho nhau nhưng lại được giao dịch với mức giá chênh lệch lớn sẽ giúp họ hạn chế được rủi ro mà vẫn đảm bảo được mức sinh lợi cao. Mức chênh lệch giá phản ánh: (i) Đó là việc chi phí giao dịch tăng lên; (ii) Xuất hiện khó khăn về thanh khoản của các nhà đầu tư. Vì vậy, khi các cân bằng trên thị trường vốn quốc tế bị phá vỡ, tạo ra sự chênh lệch lớn trong giá của các tài sản tài chính có thể thay thế cho nhau thì đó là các dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản đối với toàn hệ thống. Tóm lại, đây là phương pháp này được xác định dựa trên kĩ thuật thống kê chuẩn và các dữ liệu thị trường để xem xét các cơ hội kinh doanh chênh lệch trên một số thị trường tài chính chính. Trên cơ sở xác định các dấu hiệu các ngân hàng gặp vấn đề khó khăn thanh khoản để phát hiện xu hướng RRTK hệ thống ngân hàng. Việc đo lường theo phương pháp phân tích chỉ số RRTK hệ thống dựa vào thị trường được tính toán như sau: Bước 1: Tính toán chênh lệch giá từ 4 cấu phần gồm: (i) Ngang giá lãi suất có bảo hiểm –CIP; (ii) CDS của trái phiếu doanh nghiệp và của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, (iii) Giá của trái phiếu chính phủ Mĩ (loại mới phát hành và loại đang giao dịch trên thị trường thứ cấp); (iv) Chênh lệch lãi suất trong hợp đồng hoán đổi. Từ đó, tính mức chênh lệch giá hàng ngày giữa các nhóm tài sản khác nhau được giao dịch trên các thị trường thuộc các vùng địa lý khác nhau. Bước 2: Phân tích các nhân tố thống kê, tìm ra yếu tố chính gây ra biến động trong mức chênh lệch giá của các nhóm tài sản này để tìm ra được phần có điểm tương đồng nhất từ các chênh lệch giá. Phần chung nhất thu được từ các chênh lệch giá đó chính là chỉ số đo lường SLRI. Bước 3: Chuẩn hóa SLRI bằng cách lấy tính chênh lệch giữa các chỉ số SLRI hàng ngày và giá trị trung bình của SLRI rồi lấy kết quả thu được chia cho độ lệch tiêu chuẩn của chuỗi SLRI. xxiii Phụ lục 6 Quản trị RRTK hàng ngày và theo định kỳ Đo lường RRTK Khe hở thanh khoản NH cần sử dụng các phương thức đo lường (khe hở thanh khoản) để đánh giá cấu trúc của bảng cân đối kế toán, cũng như dự báo dòng tiền và trạng thái thanh khoản trong tương lai, bao gồm cả các rủi ro ngoại bảng (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5) Các báo cáo sau cần được thiết lập: (i) Báo cáo khe hở thanh khoản; (ii) Báo cáo cung cầu thanh khoản; (iii) Bảng theo dõi các tỷ lệ khả năng chi trả; (iv) Bảng tính tỷ lệ khả năng chi trả cho ngày hôm sau; (v) Báo cáo: Tình hình thực hiện tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày tiếp theo loại tiền; (vi) Báo cáo: Tình hình thực hiện tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; Báo cáo bao gồm các dòng tiền dự kiến của các khoản mục tài sản và công nợ tại Ngân hàng được phân vào dải thời gian: “Qua đêm”, “từ 1 đến 7 ngày”, “từ 1 đến 30 ngày”, “từ 1 đến 3 tháng”, “từ 3 đến 12 tháng”, “từ 1 đến 5 năm”, “trên 5 năm” và chưa xác định. Báo cáo được tham khảo khi đưa ra các quyết định liên quan đến quản lý thanh khoản và quản lý vốn. Bên cạnh đó, NH cũng sử dụng các chỉ số thanh khoản hàng ngày (tỷ lệ khả năng chi trả) để quản trị thanh khoản hàng ngày. Ngoài ra, NH cũng lập file dự báo dòng tiền hàng ngày cho các giao dịch trên thị trường liên NH. Báo cáo này cũng được sử dụng nhằm quản lý vốn khả dụng – số dư tài khoản tiền gửi tại NHNN hàng ngày. Dự báo dòng tiền NH cần: (i) Lập các dự báo về dòng tiền dự kiến, trong đó bao gồm các giả định mang tính thực tế về các hành vi của các đối tác quan trọng và thực hiện phân tích đa chiều; (ii) Đánh giá “tính ổn định” của các nguồn vốn huy động. Ví dụ như các yếu tố có ảnh hưởng tới “tính ổn định” của sản phẩm tiền gửi cá nhân như quy mô, mức độ nhạy cảm với lãi suất, và vị trí địa lý của bên gửi tiền cũng như các kênh tiền gửi. Các giả định về dự báo dòng tiền cần được xây dựng một cách hợp lý, phù hợp, được ghi chép đầy đủ và được rà soát và phê duyệt định kỳ. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5) Các cam kết tín dụng chưa giải ngân Đối với các cam kết chưa giải ngân như thư tín dụng (LC) và bảo lãnh tài chính, NH cần ước tính mức độ của dòng tiền ra trong điều kiện bình thường cũng như trong điều xxiv kiện khủng hoảng về thanh khoản. Tương tự, các vấn đề thanh khoản có thể phát sinh nếu NH quá phụ thuộc vào các hạn mức tín dụng hay bảo lãnh do các tổ chức khác cung cấp. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5) Tính thanh khoản ngoại tệ NH cần đánh giá tổng nhu cầu thanh khoản ngoại tệ và xác định các mức chênh lệch ngoại tệ có thể chấp nhận, bằng cách thực hiện phân tích chiến lược của ngân hàng đối với từng loại ngoại tệ mà ngân hàng có giao dịch lớn, và qua đó xem xét các ảnh hưởng tiềm tàng trong thời kỳ khủng hoảng. Mức độ của các chênh lệch ngoại tệ tính đến các nội dung sau: (i) Khả năng của ngân hàng trong việc huy động vốn trên thị trường ngoại hối; (ii) Mức độ dự trữ ngoại hối của thị trường nội địa; (iii) Khả năng hoán đổi loại tiền tệ có dư thừa thặng dư thanh khoản sang loại tiền tệ thiếu hụt, và giữa các đơn vị thành viên; (iv) Khả năng chuyển đổi các loại tiền tệ chính mà ngân hàng nắm giữ, trong đó có xem xét đến khả năng tổn thất hay khả năng đóng cửa hoàn toàn của thị trường giao dịch hoán đổi ngoại hối đối với một loại ngoại tệ nhất định. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5). NH cần lập báo cáo dòng tiền hàng ngày nhằm hỗ trợ cấp có thẩm quyền đưa ra các quyết định liên quan đến quản lý thanh khoản ngoại tệ. Các dòng tiền dự kiến được giả định dựa trên kinh nghiệm, đánh giá và phân tích của NH. Đa dạng hóa nguồn vốn huy động NH cần: (i) xây dựng một chiến lược huy động vốn bao gồm việc đa dạng hóa một cách hiệu quả các nguồn và các kỳ hạn huy động; (ii) Thường xuyên rà soát và kiểm định việc lựa chọn nguồn huy động, qua đó có thể đánh giá mức độ hiệu quả của việc duy trì tính thanh khoản trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 7). Đối với các giao dịch trên thị trường liên NH: NH cần có các giới hạn về các đối tác trên thị trường liên NH; Ngoài ra NH cũng cần giám sát tài khoản tiền gửi của hai khách hàng lớn nhất. NH cũng cần duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nguồn tài trợ/các đối tác chính cũng như với NHTW. Quản lý thanh khoản trong ngày NH cần: (i) Chủ động quản lý các trạng thái thanh khoản trong ngày và rủi ro thanh khoản trong ngày để kịp thời đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán trong cả điều kiện khủng hoảng và điều kiện bình thường, nhờ vậy giúp cho hệ thống thanh toán của ngân hàng sẽ được vận hành hiệu quả hơn; (ii) Có các chính sách, quy trình và hệ thống để hỗ trợ các mục tiêu hoạt động trong tất cả các thị trường tài chính và tất cả các loại tiền tệ mà ngân hàng có lượng thanh toán và giao dịch lớn. xxv Các mục tiêu quản trị thanh khoản trong ngày của NH cần bao gồm các nội dung sau: (i) Nhận diện và xác định thứ tự ưu tiên các nghĩa vụ thanh toán quan trọng và thời gian cụ thể để có thể đáp ứng các nghĩa vụ này khi cần thiết (ví dụ như các nghĩa vụ yêu cầu phải được thanh toán bằng các hệ thống thanh toán khác, các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động của thị trường như các giao dịch thị trường tiền tệ hoặc thanh toán bù trừ, và các khoản thanh toán quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và danh tiếng của NH); (ii) Thanh toán các nghĩa vụ khác ít quan trọng hơn trong thời gian sớm nhất có thể. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 8) Các tài sản thanh khoản NH cần: (i) Đảm bảo sự sẵn có liên tục của các tài sản thanh khoản có chất lượng cao, không bị hạn chế mà NH có thể bán hoặc cầm cố để huy động vốn trong các tình huống khủng hoảng; (ii) Đảm bảo “lớp đệm thanh khoản” tương ứng với các ngưỡng chịu đựng rủi ro đã được thiết lập. Các vấn đề cần tính tới bao gồm: 1/Độ lớn của các chênh lệch dòng tiền; 2/Thời gian và mức độ nghiêm trọng của các khung hoảng; 3/Giá trị thanh lý hoặc thế chấp của tài sản Đối với các cấu phần của “lớp đệm thanh khoản”, NH cần nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản đáng tin cậy nhất như tiền mặt và trái phiếu chính phủ chất lượng cao hoặc các công cụ tương tự. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 12) Dấu hiệu cảnh báo sớm NH cần thiết lập bộ dấu hiệu cảnh báo sớm nhằm nhận biết các dấu hiệu rủi ro gia tăng từ các trạng thái rủi ro thanh khoản hoặc từ các nhu cầu huy động tiềm tàng của Ngân hàng. Dấu hiệu cảnh báo sớm có thể là định tính hoặc định lượng. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5) Thử nghiệm sức chịu đựng và Kế hoạch dự phòng vốn (CFP) NH cần: (i) Thực hiện thử nghiệm sức chịu đựng một cách thường xuyên với các loại kịch bản khủng hoảng chung của thị trường hoặc của riêng ngân hàng (có thể thực hiện theo từng loại kịch bản hoặc kết hợp nhiều kịch bản) để xác định các yếu tố dẫn đến mất thanh khoản và đảm bảo mức độ rủi ro hiện tại được duy trì trong mức độ chịu đựng rủi ro của NH; (ii) Sử dụng các kết quả thử nghiệm cho việc điều chỉnh các chiến lược, chính sách quản lý và trạng thái thanh khoản và xây dựng các kế hoạch ứng phó khẩn cấp. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 10) Giám sát và Báo cáo Rủi ro thanh khoản Quản lý thanh khoản hàng ngày xxvi NH cần: (i) Thiết lập các giới hạn để kiểm soát mức độ rủi ro thanh khoản, các điểm yếu và thường xuyên rà soát các giới hạn và quy trình báo cáo các cấp tương ứng; (ii) Sử dụng các giới hạn để quản lý thanh khoản hàng ngày trong điều kiện hoạt động kinh doanh bình thường (ví dụ: các giới hạn MCO – Các giới hạn dòng tiền ra). Các giới hạn nên bao gồm các biện pháp đo lường nhằm bảo đảm ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động trong thời kỳ khủng hoảng. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5) Các giới hạn từng loại tiền tệ chính Các giới hạn nội bộ có thể được thiết lập cho từng loại tiền tệ chính mà NH chịu rủi ro. Các giới hạn chặt chẽ hơn cần được thiết lập cho loại tiền tệ mà không đảm bảo được khả năng chuyển đổi sang tiền tệ khác, đặc biệt là trong các tình huống khủng hoảng. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 6) Các giới hạn đối với việc tập trung nguồn huy động vốn Các giới hạn được thiết lập để theo dõi mức độ tập trung nguồn vốn huy động theo: (i) Đối tác; (ii) Nguồn huy động vốn có đảm bảo; (iii) Loại công cụ; (iv) Kỳ hạn; (v) Tiện tệ; (vi) Thị trường địa lý, (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 7) Quy trình báo cáo lên các cấp NH cần chỉ rõ các ngưỡng cụ thể và hướng dẫn về quy trình báo cáo theo các cấp – quy trình báo cáo tuần tự từ cấp thấp lên các cấp cao một cách rõ ràng. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5). Ban Điều hành nên thống nhất về một bộ chỉ tiêu báo cáo, quy định cụ thể phạm vi, cách thức và tần suất của việc lập báo cáo cho các đối tượng khác nhau (chẳng hạn như Hội đồng ALCO) và các bên chịu trách nhiệm lập báo cáo để hỗ trợ việc giám sát RRTK. (Tham chiếu: BCBS – Các nguyên tắc về Quản trị và Giám sát rủi ro thanh khoản - Tháng 9/2008, Nguyên tắc số 5). xxvii Phụ lục 7 Mẫu nghiên cứu 25 chi nhánh trong hệ thống Agribank Mã Chi nhánh Tổng tài sản bình quân Giai đoạn 2011-2016 (Tỷ đồng) 1200 Sở giao dịch 19.207,99 1400 Láng Hạ 13.334,59 1500 Hà Nội 13.486,29 2000 Đà Nẵng 10.784,42 2200 Hà Tây 21.938,74 2300 Hải Dương 12.987,61 2400 Hưng Yên 7.925,63 2500 Bắc Giang 12.455,74 2600 Bắc Ninh 8.087,51 2700 Phú Thọ 8.339,26 3200 Nam Định 9.041,10 3400 Thái Bình 10.154,88 3500 Thanh Hóa 20.228,57 3600 Nghệ An 17.364,13 3700 Hà Tĩnh 13.221,27 4200 Quảng Nam 8.798,28 4800 Bình Thuận 11.074,83 5400 Lâm Đồng 7.441,08 5500 Bình Dương 16.978,24 5700 Tây Ninh 10.708,08 5900 Đồng Nai 20.029,06 6600 Long An 12.495,54 6900 Tiền Giang 11.096,15 8000 Quảng Ninh 11.014,49 8500 Thái Nguyên 7.878,20 Tổng cộng mẫu 316.071,68 Tỷ trọng trong hệ thống Agribank (%) 45,78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_tri_rui_ro_thanh_khoan_tai_ngan_hang_nong_nghie.pdf
Luận văn liên quan