Luận án Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel 2 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Hoàn thiện công tác thu nhận, quản lý và khai thác thông tin: Cùng với việc xây dựng danh mục thông tin, Agribank cần có các qui định nội bộ hướng dẫn cụ thể về cách thức, qui trình thu thập, khai thác, kiểm duyệt, quản lý và báo cáo thông tin trong toàn hệ thống, đảm bảo thông tin phải được quản lý tập trung tại TSC. Việc thu thập thông tin phải đảm bảo các thông tin trọng yếu, cần thiết theo qui định phải được cập nhật thường xuyên. Tại các đầu mối tiếp nhận thông tin phải đảm bảo thông tin trước khi nhập vào hệ thống phải được sàng lọc và kiểm duyệt của Giám đốc quản lý rủi ro tại cơ sở. Nguồn thông tin nhập vào hệ thống sẽ được các “trạm” điều hành tại các khu vực kiểm soát trước khi chuyển về kho dữ liệu tại TSC

pdf227 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel 2 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự kiện bên ngoàiVì vậy, Agribank cần tổ chức rà soát, đánh giá lại các qui trình, thủ tục tại từng bộ phận chức năng. Trên cơ sở đó hoàn thiện qui trình, thủ tục, đảm bảo tính logic, chặt chẽ, tránh sự chống chéo về chức năng, xung đột lợi ích trong quá trình tác nghiệp. Tại các khâu, các giai đoạn có nguy cơ phát sinh rủi ro hoạt động cao phải tăng cường KT-KSNB. Để nâng cao hiệu quả nhận diện sớm các sai phạm trong quá trình tác nghiệp, Agribank cần đầu 168 tư phần mềm rà soát, nhận diện và cảnh báo sai phạm trong quá trình tác nghiệp của tất cả các bộ phận trong toàn hệ thống nhằm phát hiện và cảnh báo sớm rủi ro hoạt động. Đồng thời thực hiện xử lý nghiêm ngặt các vi phạm qui trình, qui chế nội bộ trong quá trình tác nghiệp của cán bộ, nhân viên để tăng cường răn đe, củng cố kỷ luật nội bộ. Đối với rủi ro thị trường: Đây là loại rủi ro mang tính khách quan, không thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế. Vì vậy, Agribank cần chủ động cập nhật thông tin, định kỳ hoặc khi xuất hiện thông tin có thể tác động đến thị trường phải đánh giá, dự báo xu hướng thị trường. Từ đó chủ động điều chỉnh kế hoạch, chiến lược kinh doanh, chiến lược quản trị rủi ro để ngăn ngừa, hạn chế tác động của rủi ro thị trường đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng trong toàn hệ thống. Trong điều kiện dữ liệu đầu vào còn nhiều hạn chế, để nâng cao chất lượng dự báo thị trường, Agribank nên thường xuyên cập nhật các đánh giá, nhận định, dự báo xu hướng thị trường của các tổ chức, cơ quan có nhận định đáng tin cậy như: các công ty chứng khoán, các tổ chức dịch vụ tài chính kiểm toán chuyên nghiệp trong nước và nước ngoài, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gianhư một nguồn thông tin đầu vào khi thực hiện các đánh giá dự báo xu hướng thị trường. 3.4 KIẾN NGHỊ 3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan 3.4.1.1 Ổn định kinh tế vĩ mô Nền kinh tế phát triển ổn định là điều kiện tiền đề cần thiết cho việc ổn định kinh doanh, tạo cơ sở để các NHTM nói chung và Agribank nói riêng đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, ốn định kinh doanh từ đó tạo khả năng tích lũy, tập trung nguồn lực cho việc tái cơ cấu và triển khai áp dụng Hiệp ước Basel 2. Vì vậy, Chính Phủ cần tiếp tục kiểm soát và duy trì sự ổn định thị 169 trường tiền tệ, thị trường vàng, thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản 3.4.1.2 Phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng độc lập Theo khuyến nghị của Hiệp ước Basel 2, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có vai trò hết sức quan trọng đối với việc xếp hạng tín dụng khách hàng. Trong điều kiện sử dụng phương pháp SA, Các tổ chức xếp hạng độc lập là người cung cấp dịch vụ cho ngân hàng để xác định một số yếu tố đầu vào khi lượng hóa rủi ro, trường hợp áp dụng xếp hạng IRB, kết quả xếp hạng của các tổ chức này là cơ sở để các ngân hàng đánh giá, so sánh độ chính xác, phù hợp các kết quả ước lượng nội bộ của mình. Hiện nay tại Việt nam đã có một số tổ chức thực hiện xếp hạng độc lập song hoạt động còn kém hiệu quả. Trong thời gian tới, Chính phủ cần kịp thời ban hành các văn bản pháp lý cần thiết và có cơ chế khuyến khích hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập. 3.4.1.3 Xác định lộ trình chuyển đổi mô hình hoạt động của Agribank Về dài hạn, để Agribank có thể chủ động về kế hoạch vốn đáp ứng chuẩn Basel 2 và không lệ thuộc vào vốn bổ sung từ ngân sách, Chính phủ cần xem xét chuyển đổi mô hình hoạt động của Agribank sang mô hình công ty Cổ phần. Khi thực hiện chuyển đổi Chính phủ cần cân nhắc xác định lộ trình chuyển đổi phù hợp, lộ trình giảm tỷ lệ vốn nhà nước để vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động sau chuyển đổi và vừa đảm bảo vai trò hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tín dụng chính sách theo chỉ đạo của Chính Phủ. 3.4.1.4 Nâng cao vai trò kiểm soát rủi ro của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Một trong những sứ mệnh quan trọng của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia được xác định khi thành lập (năm 2008) là giám sát thị trường tài chính nhằm phát hiện và cảnh báo rủi ro. Tuy nhiên do mới được thành lập, 170 cơ sở dữ liệu và các điều kiện về kỹ thuật còn hạn chế nên công tác giám sát thị trường tài chính trong đó có hệ thống ngân hàng còn kém hiệu quả. Trong thời gian tới, Chính phủ cần xem xét, hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia theo hướng nâng cao vai trò giám sát rủi ro của NHTM như: hoàn thiện cơ sở pháp lý về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban; thực hiện các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ hợp lý về nhân sự, cơ sở vật chất, hệ thống dữ liệu phục vụ quá trình kiểm tra, giám sát và cảnh báo rủi ro đối với hệ thống NHTM. 3.4.1.5 Hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Thứ nhất: Hoàn thiện cơ sở pháp lý để VAMC mua nợ theo giá thị trường. Hiện nay, NHNN đã ban hành Thông tư 14/2015/TT-NHNN (sửa đổi thông tư 19/2013/TT-NHNN). Theo thông tư này, VAMC có thể mua nợ xấu theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên để Thông tư 14/2015/TT-NHNN thực sự đi vào cuộc sống đòi hỏi Chính phủ cần phối hợp với NHNN tiếp tục xử lý các vướng mắc khi VAMC mua nợ theo giá thị trường như: cơ sở, quyền của VAMC trong việc xử lý nợ đã mua và xử lý TSBĐ; đảm bảo đúng nguyên tắc thị trường khi mua-bán nợ, cơ chế chuyển trái phiếu thành tiền thông qua việc ban hành các văn bản pháp lý liên quan. Thứ hai: hoàn thiện cơ sở pháp lý và có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân mua mua nợ của NHTM theo cơ chế thị trường đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực trong xã hội để xử lý nợ xấu, giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước. Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp lý về việc thành lập và hoạt động của các tổ chức Trung gian tài chính thực hiện chức năng chứng khoán hóa các khoản nợ (SPE- Special Purpose Entity), tạo tiền đề cho các NHTM có thể xử lý nợ xấu thông qua hình thức chứng khoán hóa các khoản nợ xấu. 171 3.4.1.6 Hoàn thiện văn bản pháp lý về xác lập quyền tài sản Hiện nay một trong những điểm nghẽn lớn nhất trong xử lý nợ xấu là khâu xử lý TSBĐ. Để phá điểm nghẽn này Chính phủ xem xét, hoàn thiện các qui định pháp lý liên quan đến quyền tài sản bao gồm việc xác lập quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản. Từ đó tạo cơ sở cho việc hoàn thiện hành lang pháp lý từ khâu giao dịch đến khâu xử lý TSBĐ đặc biệt là khâu thi hành án theo hướng: đơn giản hóa thủ tục pháp lý, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ tạo điều kiện cho Ngân hàng rút ngắn thời gian xử lý TSBĐ. 3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 3.4.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản trị RRTD đảm bảo phù hợp với Hiệp ước Basel 2 NHNN ban hành các qui định, hướng dẫn thực hiện Basel 2. Theo kinh nghiệm các nước, các qui định, hướng dẫn ban hành trên cơ sở tham khảo ý kiến đóng góp rộng rãi, đặc biệt ý kiến các bên liên quan đến việc triển khai thực hiện Basel 2 như NHTM, Bộ Tài Chính, Ủy ban GSTCQGĐảm bảo qui định vừa tuân thủ Basel 2 vừa phù hợp với điều kiện thực tế tại thị trường Việt nam. Các qui định, hướng dẫn cần tập trung vào các nội dung chủ yếu: - Ban hành Qui định nội dung và phương pháp xác định hệ số an toàn vốn theo đúng chuẩn mực Basel 2. Hệ số an toàn vốn cần xác định theo đúng tinh thần của hiệp ước: đưa rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường vào mẫu số. Đối với rủi ro tín dụng cần có qui định cụ thể về xác định trọng số rủi ro trong từng cách tiếp cận. Đặc biệt thực hiện cách tiếp cận SA đối với RRTD, nhiều Doanh nghiệp Việt nam có hoạt động kinh doanh hiệu quả song không được xếp hạng. Nếu theo chuẩn Basel 2 sẽ phải áp dụng trọng số rủi ro 150%, điều này sẽ gia tăng áp lực vốn cho các NHTM. Theo NCS, NHNN cần xem xét cơ 172 chế phù hợp để xác định trọng số RRTD sát hơn với RRTD của những Doanh nghiệp chưa được xếp hạng này. - Ban hành Qui định và hướng dẫn cụ thể về xây dựng hệ thống XHTDNB theo yêu cầu Hiệp ước Basel 2. NHNN cần xây dựng danh mục hạng chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, cần ban hành qui định cụ thể đối với cơ sở dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu chuẩn sử dụng cho hệ thống XHTDNB của NHTM. Hệ thống xếp hạng của NHTM trước khi đưa vào sử dụng phải được sự kiểm tra, chấp thuận của NHNN đồng thời quá trình vận hành phải được sự quản lý chặt chẽ của NHNN nhằm kiểm soát đầy đủ tính hiệu quả của hệ thống. - Ban hành các hướng dẫn cụ thể về xây dựng ICAAP và báo cáo ICAAP theo chuẩn Basel 2 và phù hợp với việc triển khai áp dụng tại Việt nam. Do đặc thù các NHTM Việt nam về cơ bản cơ sở dữ liệu còn khoảng cách lớn so với yêu cầu Basel 2, NHNN nên cho phép các NHTM chủ động lựa chọn cách tiếp cận khi xây dựng ICAAP căn cứ vào khả năng và đặc điểm của từng ngân hàng. Các NHTM có thể chọn cách tiếp cận phức tạp- căn cứ vào các mô hình thống kê hoặc cách tiếp cận đơn giản- sử dụng các phân tích, dự báo định tính. Đống thời NHNN cần tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát để việc xây dựng, vận hành ICAAP tại các NHTM đạt hiệu quả, đảm bảo vốn theo yêu cầu Basel 2. - Ban hành Qui định về chế độ thống kê, báo cáo công khai thông tin theo các chuẩn mực của Trụ cột 3- Hiệp ước Basel. Hiện nay với các NHTM Cổ phần, các chế độ công khai, báo cáo thông tin đang dần được hoàn thiện. Song đối với Agribank do đặc thù về mô hình hoạt động nên yêu cầu về công khai thông tin còn lỏng lẻo. Vì vậy, NHNN cần ban hành các văn bản qui định chặt chẽ, thống nhất về chế độ thống kê, báo cáo, công khai thông tin áp dụng chung cho các NHTM theo chuẩn mực trụ cột 3- Hiệp ước Basel 2. Về thực 173 hiện công khai thông tin, theo kinh nghiệm tại Singapore và Thái lan (áp dụng tại ngân hàng DBS và KTB), NHNN nên qui định tuân thủ trụ cột 3 theo lộ trình: thời gian đầu có thể công khai các thông tin định lượng cơ bản, các thông tin định tính theo chuẩn Basel 2 yêu cầu công khai khi chế độ báo cáo thống kê tại các NHTM đã hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu. NHNN nên cho phép công khai trên Website chính thức và các cơ sở kinh doanh của NHTM. Các thông tin công khai không yêu cầu kiểm toán để giảm chi phí cho ngân hàng và đảm bảo tính cập nhật thông tin. Thay vào đó, NHNN cần tăng cường giám sát kỷ luật thị trường và nghiêm minh xử lý sai phạm trong trường hợp phát hiện thông tin công khai có sự sai lệch, không thống nhất với thông tin trên các báo cáo đã được kiểm toán, thông tin lưu trữ tại các cơ quan quản lý Nhà nước (cơ quan thuế, kiểm toán Nhà nước) hoặc thông tin có nguồn gốc tin cậy khác. - Hoàn thiện chế độ kế toán NHTM. Đặc biệt chế độ kế toán liên quan đến tính vốn, phân loại Tài sản có nói chung, phân loại nợ nói riêng, trích và xử lý dự phòng RRTD. Đảm bảo việc phân loại tài sản có, phân loại nợ, trích dự phòng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế đặc biệt là Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39-công cụ tài chính: ghi nhận và đo lường (IAS 39- Financial Instruments: Recognition and Measurement) - Đặc biệt NHNN cần sớm hoàn thiện dự thảo Thông tư Qui định về hệ thống quản lý rủi ro, Khung quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng để tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và vận hành Hệ thống quản lý rủi ro theo chuẩn Basel 2. 3.4.2.2 Hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mặt pháp lý, cơ sở hạ tầng và nhân sự để tiến hành phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi 174 ro. Thứ hai, về nội dung thanh tra, cần đảm bảo sự kết hợp thanh tra tuân thủ với thanh tra trên cơ sở rủi ro; kết hợp thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Trong đó cơ quan giám sát cần tập trung hơn vào các hoạt động của ngân hàng có tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ vi phạm pháp luật lớn. Thứ ba, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro đối với từng TCTD cũng như toàn hệ thống. 3.4.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN (CIC) Đối với Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN, NHNN cần tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Bên cạch đó NHNN xây dựng và hoàn thiện qui chế cung cấp, trao đổi thông tin giữa CIC và các tổ chức tín dụng. Đảm bảo các NHTM tuân thủ nghĩa vụ cung cấp các thông tin tín dụng một cách đầy đủ, kịp thời nhằm ngày càng hoàn thiện kho dữ liệu cho CIC đồng thời có cơ chế để đảm bảo CIC cung cấp thông tin hiệu quả cho các NHTM, phục vụ đắc lực cho công tác quản trị RRTD tại các NHTM. 3.4.2.4 Đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và tiến độ tái cơ cấu Agribank Để Agribank có thể xử lý nợ xấu hiệu quả, giảm nợ xấu về mức an toàn theo kế hoạch. Thời gian tới, NHNN cần tăng cường các biện pháp kiểm tra kiểm soát đồng thời hỗ trợ xử lý khó khăn đối với việc phân loại nợ, xử lý nợ xấu và tiến độ tái cơ cấu của Agribank. Các biện pháp cần tập trung vào các nội dung: - Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro theo Thông tư 02/2013/NHNN. Đặc biệt cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng các khoản nợ đã được cơ cấu lại theo Quyết định 780/2013/NHNN và Thông 175 tư 09/2014/NHNN nhằm đánh giá một cách đầy đủ, chính xác nợ xấu tại Agribank. - Tiếp tục hỗ trợ Agribank tháo gỡ các khó khăn trở ngại về nhân sự, về cơ chế, về tài chính trong quá trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu. Tạo điều kiện để Agribank có thể hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ. 3.4.2.5 Hỗ trợ Agribank trong việc đào tạo nhân sự, kỹ thuật và đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu về triển khai áp dụng Basel 2 Khó khăn chung của các NHTM Việt nam khi triển khai Basel 2 là thiếu cơ sở dữ liệu, công nghệ, nhân lực. Vì vậy để đấy nhanh tiến độ thực hiện triển khai áp dụng Basel 2 của Agribank và các NHTM việt nam, NHNN cần có kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ giải quyết các khó khăn cho Agribank và các NHTM khác trên các phương diện: NHNN cần tổ chức các chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng theo yêu cầu Hiệp ước Basel 2. Đồng thời NHNN có thể liên kết với các NHTM nước ngoài đang hoạt động tại Việt nam, các chuyên gia có kinh nghiệm trong triển khai Basel tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi kiến thức kinh nghiệm với các NHTM Việt nam trong quá trình triển khai. Tận dụng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo nhân sự, hoàn thiện cơ sở dữ liệu và hạ tầng công nghệ đáp ứng điều kiện cơ bản để triển khai áp dụng Basel 2. Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ quá trình triển khai áp dụng Basel 2 tại Agribank và kịp thời hỗ trợ xử lý các vướng mắc, trở ngại trong quá trình thực hiện. 176 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở định hướng triển khai quản trị RRTD tại Agribank, xác định các điều kiện để Agribank triển khai quản trị RRTD theo Basel 2, NCS đề xuất hệ thống giải pháp theo lộ trình 2 giai đoạn để Agribank thực hiện quản trị RRTD theo Basel 2 với mục tiêu cuối năm 2020 đạt chuẩn Basel 2 về quản trị RRTD. Điểm mới của Chương 3 là NCS đề xuất các giải pháp có tính hệ thống từ việc tổ chức lại bộ máy quản trị RRTD đến việc tuân thủ từng trụ cột để Agribank đạt chuẩn Basel 2. Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở các lập luận có cơ sở khoa học, bám sát khả năng thực hiện tại Agribank và chủ trương của NHNN. Đồng thời NCS đã đề xuất các kiến nghị với Chính Phủ, NHNN nhằm tạo môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý thuận lợi cũng như hỗ trợ Agribank trong quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo tính khả thi của giải pháp. 177 KẾT LUẬN Quản trị RRTD theo Basel 2 là cơ sở để Agribank đổi mới và hoàn thiện quản trị RRTD, lành mạnh hóa năng lực tài chính và tăng sức mạnh cạnh tranh. Luận án với đề tài “Quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại Agribank” đã hoàn thành với các nội dung cơ bản: Thứ nhất: Hệ thống những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại NHTM. Trên cơ sở đó phân tích, làm rõ lợi ích của NHTM khi thực hiện quản trị RRTD theo Basel 2 và các điều kiện để NHTM triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 Thứ hai: Khảo sát kinh nghiệm quản trị RRTD theo Basel 2 tại một số NHTM trong nước và nước ngoài, từ đó rút ra các bài học có giá trị tham khảo tốt nhất về triển khai quản trị RRTD theo Basel 2 cho Agribank. Thứ ba: Đánh giá đúng thực trạng quản trị RRTD trên cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp tại Agribank giai đoạn 2010-2015, chỉ ra các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân các hạn chế về quản trị RRTD tại Agribank. Từ đó đánh giá mức độ đáp ứng các chuẩn mực Basel 2 về quản trị RRTD tại Agribank. Thứ tư: Đề xuất giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp theo lộ trình 2 giai đoạn để Agribank đạt chuẩn Basel 2 về quản trị RRTD vào cuối năm 2020. Với những nội dung cơ bản luận án đã thực hiện, NCS mong muốn kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần tích cực vào việc đổi mới và hoàn thiện quản trị RRTD nói chung và thực hiện quản trị RRTD theo chuẩn Basel 2 nói riêng tại Agribank. Tại các NHTM Việt Nam cũng như Agribank, quản trị RRTD theo Basel 2 vẫn còn là vấn đề mới, phức tạp, quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc về cơ sở pháp lý, nhiều trở ngại về khả năng về vốn, nhân lực, công nghệ không dễ vượt qua. NCS rất mong nhận được các ý kiến 178 đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính- Ngân hàng và những người quan tâm đến đề tài của luận án. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Trần Thị Việt Thạch (2013), “Nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ trong các NHTM hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - kế toán số 1/năm 2013 2. Trần Thị Việt Thạch (2014), ”Nợ xấu các NHTM Việt nam, các vướng mắc cần tháo gỡ”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính- kế toán số 2/năm 2014 3. Trần Thị Việt Thạch (2015), ”Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các NHTM Việt nam theo Basel 2”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính- kế toán số 3/năm 2015 4. Trần Thị Việt Thạch (2015), ”Cơ sở dữ liệu- nền tảng quan trọng để áp dụng phương pháp tiếp cận IRB đối với rủi ro tín dụng”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính- kế toán số 8/năm 2015 5. Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện “Hoàn thiện công cụ kế toán nhằm kiểm soát rủi ro tại các Quỹ tín dụng nhân dân” Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Văn Hợi TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Agribank (2010), Điều lệ tổ chức và hoạt động của Agribank, 2. Agribank (2010-2014), Báo cáo tài chính 3. Agribank (2010-2014), Báo cáo hoạt động tín dụng 4. Nguyễn Tuấn Anh (2012)“Quản trị RRTD của Agribank” Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà nội. 5. Nguyễn Thị Vân Anh, Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel 2- Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 20- tháng 10/2014 trang 36-39 6. Nguyễn Thị Thu Cúc (2014), Quản lý nợ xấu tại Agribank, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính hà nội 7. Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý RRTD tại hệ thống NHTM Việt nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng Hà nội 8. Nguyễn Thùy Dương (2012), Quản lý danh mục cho vay tại Agribank, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng Hà nội 9. TS. Tô Ánh Dương (2004), Những giải pháp để hệ thống NHTM Việt nam tiếp cận và áp dụng chuẩn mực và đánh giá an toàn ngân hàng theo Hiệp ước Basel, đề tài NCKH của Viện Hàn lâm Khoa học Việt nam. 10. Nguyễn Thị Thu Đông ( 2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần ngoại thương Việt nam trong quá trình hội nhập, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà nội. 11. PGS.TS Nguyễn Đăng Đờn (2009), Quản trị NHTM hiện đại, Nhà xuất bản Phương đông. 12. Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế và qui định của Việt nam, Nhà xuất bản tư pháp, Hà nội. 13. Chu Thị Hương Giang (2012), Ứng dụng Hiệp ước Basel 2 vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế TP Hồ chí minh 14. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải 15. PGS,TS Đinh Xuân Hạng, Ths. Nguyễn Văn Lộc (2012), giáo trình quản trị tín dụng NHTM,Nhà xuất bản tài chính 16. Ths. Lê Văn Hinh, TS Đào Minh Phúc (2012), Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các NHTM Việt nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Ngân hàng số 24 - tháng 12/2012, trang 20-26) 17. TS Trần Công Hòa và Ths. Đỗ Thị Trà Linh, Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần- đôi điều bàn luận và khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng số 24- tháng 12/2012 trang 31-35 18. Joel Bessis (2011), Quản trị rủi ro trong ngân hàng (bản dịch tiếng việt), Nhà xuất bản lao động xã hội 19. TS Trương Thị Hoài Linh, Tính tài sản có rủi ro tín dụng theo phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ và điều kiện áp dụng đối với Ngân hàng Việt nam, Tạp chí Ngân hàng số 15- tháng 8/2014 trang 16-22 20. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. 21. ThS Võ Thị Hoàng Nhi, Xây dựng mô hình 3 lớp phòng vệ trong cấu trúc quản trị rủi ro của các NHTM Việt nam, Tạp chí Ngân hàng số 16- tháng 8/2014 trang 21-27 22. NHNN (2014), Thông tư 36/NHNN: qui định về giới hạn đảm bảo an toàn hoạt động các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” 23. NHNN (2013), Thông tư 02/NHNN: qui định về phân loại tài sản có, mức trích và sử dụng dự phòng RRTD trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” 24. NHNN (2014), Công văn 1601/2014/NHNN-TTGSNH: triển khai thực hiện qui định an toàn vốn theo Basel 2 25. Nguyễn Thanh Phương (2012), Phát triển bền vững Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà nội 26. Nguyễn Thị Hoài Phương ( 2012), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà nội 27. NHNN- dự án Brass (2014), Tài liệu hội thảo“Hướng tới thực hiện Basel 2 tại Việt nam”, NHNN Việt nam 28. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê 29. Nguyễn Đức Trung (2012), Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà nội 30. Trường bồi dưỡng cán bộ Tài chính, Bộ Tài chính Trung Quốc (2013), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong hệ thống tài chính Trung quốc và Bài học cho Việt nam, Trường bồi dưỡng cán bộ Tài chính. 31. Nguyễn Anh Tuấn ( 2012), Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt nam theo Hiệp ước Basel, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thương,Hà nội 32. Nguyễn Đức Tú ( 2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân Hà nội. 33. Lê Thanh Tùng”Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng trong quản trị RRTD theo Basel 2, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 15- năm 2014, trang 18-21 Tiếng Anh 34. Alman (2003), The use of credit scoring model and the importance of a credit Culture, Newyork University 35. ANZ (2005-2014), Annual report 36. ANZ (2009-2014), Basel 2 Pilar 3 disclosure 37. Basel Committee on Banking Supervision(2006), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards: A Revised Framework- Comprehensive Version 38. Basel Committee on Banking Supervision (1998), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards 39. Basel Committee on Banking Supervision (2001), Principles for the Management of Credit Risk 40. Basel Committee on Banking Supervision (2000), Basel Committee issues guidance on credit risk Management and Disclosure 41. Basel Committee on Banking Supervision (2006), Sound credit risk Assessment and Valuation for Loans 42. BCBS(1998), Framework for Internal Control Systems in Banking Organisations, 43. BCBS(2012), Internal Audit Function in Bank, 44. BCBS(2014),Corporate Governance principles for Bank, 45. Chrinko R.S Guill (2000), A framework for assessing credit risk in Depository Institution. 46. Constantinos Stephanou v Juan Carlos Mendoza (2005), Credit risk Measurement Under Basel 2: An overview and Implementation Issues for Developing Countries 47. DBS (2005-2014), Annual report 48. DBS (2008-2014), Basel 2 Pilar 3 disclosure 49. Hennie van Greuring, Sojia Brajovic Brajannovic (2009), Analyzing Banking risk, Washington, DC 50. Ken Brown, Peter Moles (2014), Credit risk management, Heriot-Watt University, Edinburgh, United Kingdom 51. KPMG (2007), Managing Credit Risk: Beyond Basel 2, 52. KPMG (2011), ICAAP in Europe, 53. KPMG (2011), Credit risk under Basel 2, 54. KTB (2005-2014), Annual report 55. KTB (2005-2014), Basel 2 Pilar 3 disclosure 56. MAS (2007), Notice 637 57. MAS (2013), Guidelines on risk management practices- credit risk 58. MohammadShoqul Islam, Nikhil Chandra Shil and Md. Abdul Mannan (2005), Non performing loans - its causes,consequences and some learning 59. Patrick Van Roy (2005), Credit ratings and The standardised approach to credit risk in Basel II, Working paper Series, Number 517 60. Stefano Bonini và Giuliana Caivano(2013), The survival analysis approach in Basel II credit risk management: modeling danger rates in the loss given default parameter, Volume 9/Number 1, Spring 2013, Journal of Credit Risk 61. Xin Zhang, Bernd Schwaab, Andre Lucas (2014), Measure credit risk in a Large banking system: Econometric Modeling and Empirics, Duisenberg school of Finance, Netherlands Website: 62. 63. https://www.anz.com/auxiliary/search/default.asp?qu=annual+report+&btnSit eSearch= 64. implementation-in-australia.aspx 65. 66. &mp=all&sb=0&q=Credit+r%C3%ADk+m%C3%A2ngement&adv 67. https://www.bot.or.th/English/Statistics/Pages/default.aspx 68. https://www.dbs.com/investor/index.html 69. 70. 71. 96589329487835&_afrWindowMode=0&#%40%3F_afrLoop%3D29096589 329487835%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl- state%3D11mku7vm7a_54 72. 73. PHỤ LỤC 1.1 TRỌNG SỐ RỦI RO (K) THEO CÁCH TIẾP CẬN IRB  Các khoản nợ của Doanh nghiệp, ngân hàng và cơ quan nhà nước được xác định: K = b bM xPDxLGDG PDG LGDxN 5,11 )5,2(1 1 )999,0( 1 )(                          Trong đó: ρ là hệ số tương quan cặp đôi các khoản nợ trong danh mục ρ =            )50(1 )50(1 124,0 )50(1 )50(1 12,0 EXP xPDEXP EXP xPDEXP x b: kỳ hạn điều chỉnh: b = (0,11852- 0,05478xln(PD))2 N(.) là hàm phân bổ tích lũy phân phối chuẩn; G(.) là hàm ngược của hàm N(.); G(0,999) là hàm thống kê với độ tin cậy 99,9%  Các khoản nợ của công ty nhỏ và vừa, nợ bất động sản thương mại có độ biến động lớn tính K theo công thức trên nhưng có hiệu chỉnh hệ số ρ. Với khoản nợ các công ty nhỏ và vừa: ρ = ) 45 5 1(1(04,0 )50(1 )50(1 124,0 )50(1 )50(1 12,0             s x EXP xPDEXP EXP xPDEXP x S là tổng doanh số bán hàng/năm (triệu EUR) Với các khoản nợ bất động sản thương mại: ρ =            )50(1 )50(1 130,0 )50(1 )50(1 12,0 EXP xPDEXP EXP xPDEXP x  Các khoản nợ bán lẻ K được xác định: K= PDxLGDxG PDG LGDxN             )999,0( 11 )(    Trong đó: Nợ bán lẻ thế chấp nhà ở: ρ = 0.15; Nợ bán lẻ tuần hoàn: ρ= 0,04 Trường hợp bán lẻ khác: ρ =            )35(1 )35(1 116,0 )35(1 )35(1 03,0 EXP xPDEXP EXP xPDEXP x PHỤ LỤC 1.2 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ RRTD “3 VÒNG KIỂM SOÁT” TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI 1. ANZ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ỦY BAN RỦI RO KD VÀ RRTD BAN ĐIỀU HÀNH ỦY BAN TS NỢ - TS CÓ CÁC ỦY BAN KHÁC ỦY BAN KIỂM TOÁN ỦY BAN RỦI RO ỦY BAN RRHĐ ỦY BAN CÁC SP CHO VAY VÀ THỊ TRƯỜNG ỦY BAN GIÁM SÁT XHTD ỦY BAN KHÁC CÁC ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP KINH DOANH Vòng kiểm soát thứ nhất Vòng kiểm soát thứ hai Vòng kiểm soát thứ ba 2. Krungthai HĐQT Ủy ban kiểm toán Ban điều hành Ủy ban khác Ủy ban quản lý rủi ro Nhóm kiểm toán nội bộ Nhóm ngân hàng bán lẻ Nhóm ngân hàng bán buôn Nhóm quản lý rủi ro Nhóm chức năng khác Các đơn vị trực tiếp kinh doanh 3. DBS HĐQT Ủy ban kiểm toán Ủy ban điều hành Ủy ban quản lý rủi ro Ủy ban các mô hình RRTD Ủy ban phê duyệt tín dụng Ủy ban rủi ro tín dụng Ủy ban rủi ro thị trường và thanh khoản Ủy ban chính sách TD dụng Ủy ban khác Các đơn vị kinh doanh 4. Vietinbank Tổng giám đốc Giám đốc khối QLRR Phó TGĐ phụ trách khối kinh doanh Phó TGĐ phụ trách TĐ và phể duyệt TD Các Phòng khối QLRR Kiểm toán NB Các đơn vị trực tiếp kinh doanh (chi nhánh) HĐQT Ban kiểm soát Ủy ban rủi ro Ủy ban khác PHỤ LỤC 2.1 MẤU PHIẾU KHẢO SÁT VỀ KIỂM SOÁT RRTD TẠI CÁC CHI NHÁNH CỦA AGRIBANK Kính gửi: Quí Ông/Bà Chúng tôi gửi tới Quí Ông/Bà phiếu khảo sát về kiểm soát rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh trong hệ thống Agribank. Mục đích khảo sát để đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng (RRTD), phục vụ cho nghiên cứu và đề xuất việc hoàn thiện các chính sách và giải pháp kiểm soát RRTD. Chúng tôi rất mong nhận được thông tin phản hồi của Quí Ông/Bà bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin trên phiếu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. 1. Đánh giá của Ông/Bà về cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng tại Chi nhánh hiện nay? Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý Rất không hợp lý Không quan tâm 2. Nhiệm vụ của bộ phận Quan hệ khách hàng (QHKH) tại Chi nhánh là: Tìm kiếm khách hàng Giao dịch, hướng dẫn khách hàng Hoàn thiện hồ sơ tín dụng Thẩm định tín dụng Thu nợ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn Xử lý nợ quá hạn Tất cả các nhiệm vụ kể trên Ý kiến khác 3. Ông/Bà đánh giá thế nào về tầm quan trọng của quản lý RRTD tại Chi nhánh? Rất không quan trọng Không quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Đặc biệt quan trọng 4. Đánh giá của Ông/Bà về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh hiện nay? Không quan tâm Rất tốt Tốt Thấp Rất thấp 5. Đánh giá của Ông/Bà về qui trình cấp tín dụng hiện nay tại Chi nhánh? Rất không hợp lý Không hợp lý Tương đối hợp lý Hợp lý Rất hợp lý 6. Ông/Bà đánh giá thế nào về mức độ tuân thủ qui trình nghiệp vụ của cán bộ QHKH tại chi nhánh? Rất không tuân thủ Không tuân thủ Tương đối tuân thủ Tuân thủ Rất tuân thủ 7. Kỹ năng nghề nghiệp của bộ phận QHKH là: Giao tiếp, thuyết trình Phân tích, dự báo Kiểm tra, giám sát Làm việc nhóm Tất cả các kỹ năng trên Ý kiến khác.. 8. Tại Chi nhánh, đánh giá năng lực tài chính của khách hàng vay dựa vào các báo cáo: Báo cáo tài chính đã kiểm toán Báo cáo tài chính chưa kiểm toán Báo cáo của cơ quan Thuế Báo cáo các cơ quan thanh tra Ý kiến khác (ghi rõ các báo cáo khác chi nhánh có sử dụng) 9. Đánh giá của Ông/Bà về vai trò của bộ phận QHKH trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng? Rất không quan trọng Không quan trọng Quan trọng Khá quan trọng Rất quan trọng 10. Tại Chi nhánh, Cán bộ QHKH nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chủ yếu bằng cách nào? Đào tạo tập trung Đào tạo online Tự đào tạo Kèm cặp tại Chi nhánh (huấn luyện và học hỏi từ người đồng cấp) Ý kiến khác.. 11. Ông/Bà đánh giá như thế nào về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại Chi nhánh? Không quan tâm Rất tốt Tốt Chưa tốt Đáng báo động 12. Theo Ông/Bà, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại Chi nhánh: Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt 13. Khi thẩm định tín dụng, yếu tố “tư cách” của khách hàng vay được đánh giá là: Rất không quan trọng Không quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Đặc biệt quan trọng 14. Ông/Bà đánh giá hiệu quả kiểm tra-kiểm soát nội bộ (KT-KSNB) tại Chi nhánh? Không quan tâm Rất không hiệu quả Không hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả 15. KT-KSNB tại Chi nhánh được thực hiện như thế nào? Kiểm tra trực tiếp hàng ngày Giám sát từ xa hàng ngày Giám sát từ xa định kỳ Kiểm tra trực tiếp theo định kỳ Kết hợp các hình thức trên Ý kiến khác .. 16. Nội dung KT-KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh là: Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ và hạn mức tín dụng được phê duyệt Kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện sớm rủi ro Chủ yếu là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ Chủ yếu là kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện sớm rủi ro Kết hợp kiểm tra, giám sát tuân thủ và kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. 17. Ông/Bà đánh giá điều kiện cần thiết của cán bộ KT-KSNB là: Có chuyên môn ở vị trí KT-KSNB Có đạo đức nghề nghiệp Có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí KT-KSNB Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí KT- KSNB Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm, chuyên môn ở vị trí KT- KSNB, có khả năng làm việc độc lập với cường độ cao. 18. Theo Ông/Bà, số lượng cán bộ KT-KSNB tại Chi nhánh? Quá ít Ít Đủ Nhiều Quá nhiều 19. Theo Ông/Bà khó khăn, thách thức của Chi nhánh khi Agribank triển khai Basel 2 Không có thách thức Thách thức rất nhỏ Bình thường Có thách thức Thách thức rất lớn PHỤ LỤC 2.2 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT NCS đã gửi 200 phiếu khảo sát để khảo sát việc kiểm soát RRTD tại các chi nhánh của Agribank. Bao gồm: Sở giao dịch, Chi nhánh Hà nội, chi nhánh Hưng yên, Chi nhánh Hải dương, Chi nhánh Nghệ an, Chi nhánh Hà Tĩnh, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh Phú Thọ. Đối tượng khảo sát bao gồm CBTD, cán bộ KT-KSNB và cán bộ quản lý tại 8 chi nhánh được khảo sát. Ngoài ra, NCS thực hiện khảo sát thực tế tại Sở giao dịch, xin ý kiến một số chuyên gia, cán bộ quản lý và CBTD thông qua phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến qua thư điện tử và điện thoại. Số phiếu thu về 186 phiếu, kết hợp với kết quả phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia và CBTD, NCS tổng hợp kết quả khảo sát như sau: I. Thông tin chung Tên Chi nhánh Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Tỷ lệ Sở giao dịch 20 20 100% Chi nhánh Hà nội 20 20 100% Chi nhánh TP HCM 15 15 100% Chi nhánh Phú Thọ 40 40 100% Chi nhánh Hà tĩnh 35 35 100% Chi nhánh Nghệ An 30 20 66,67% Chi nhánh Hưng yên 20 16 80% Chi nhánh Hải Dương 20 20 100% Tổng cộng 200 186 93% II. Thông tin về Kiểm soát RRTD 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng tại Chi nhánh Rất hợp lý 32/186 17,20% Hợp lý 60/186 32,26% Chưa hợp lý 94/186 50,54% Rất không hợp lý 0/186 0% Không quan tâm 0/186 0% 2. Nhiệm vụ của bộ phận Quan hệ khách hàng (QHKH) tại Chi nhánh (1) Tìm kiếm khách hàng 0/186 0% (2) Giao dịch, hướng dẫn KH 0/186 0% (3) Hoàn thiện hồ sơ tín dụng 0/186 0% (4) Thẩm định tín dụng 0/186 0% (5) Thu nợ 0/186 0% (6) Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn 0/186 0% (7) Xử lý nợ quá hạn 0/186 0% (8) Tất cả các nhiệm vụ trên 98/186 52,69% (1), (2), (3), (4), (6), (7) 57/186 30,65% (1), (2), (3), (4), (5), (6) 31/186 16,66% 3. Tầm quan trọng của quản lý RRTD tại Chi nhánh Rất không quan trọng 0/186 0% Không quan trọng 0/186 0% Quan trọng 67/186 36,02% Rất quan trọng 73/186 39,25% Đặc biệt quan trọng 46/186 24,73% 4. Chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Không quan tâm 0/186 0% Rất tốt 11/186 5,91% Tốt 80/186 43,01% Thấp 88/186 47,32% Rất thấp 7/186 3,76% 5. Qui trình cấp tín dụng tại Chi nhánh Rất không hợp lý 0/186 0% Không hợp lý 0/186 0% Tương đối hợp lý 145/186 77,96% Hợp lý 30/186 16,13% Rất hợp lý 11/186 5,91% 6. Mức độ tuân thủ qui trình nghiệp vụ của cán bộ QHKH tại chi nhánh Rất không tuân thủ 0/186 0% Không tuân thủ 3/186 1,61% Tương đối tuân thủ 138/186 74,19% Tuân thủ 32/186 17,20% Rất tuân thủ 13/186 7,00% 7. Kỹ năng nghề nghiệp của bộ phận QHKH Giao tiếp, thuyết trình 0/186 0% Phân tích, dự báo 0/186 0% Kiểm tra, giám sát 0/186 0% Làm việc nhóm 0/186 0% Tất cả các kỹ năng trên 154/186 82,80% Phân tích, dự báo, kiểm tra, giám sát 8/186 4,30% Phân tích, dự báo, kiểm tra, giám sát, giao tiếp thuyết trình 24/186 12,90% 8. Cơ sở để thẩm định năng lực tài chính khách hàng Báo cáo tài chính đã kiểm toán 25/186 13,44% Báo cáo tài chính chưa kiểm toán 24/186 12,90% Báo cáo của cơ quan Thuế 0/186 0% Báo cáo các cơ quan thanh tra 0/186 0% Báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo tài chính chưa kiểm toán 89/186 47,85% Báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo tài chính chưa kiểm toán và báo cáo cơ quan thuế 48/186 25,81% 9. Vai trò của bộ phận QHKH trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng Rất không quan trọng 0/186 0% Không quan trọng 0/186 0% Quan trọng 50/186 26,88% Khá quan trọng 91/186 48,92% Rất quan trọng 45/186 24,20% 10. Biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chủ yếu cho cán bộ tại Chi nhánh Đào tạo tập trung 50/186 26,87% Đào tạo online 0/186 0% Tự đào tạo 28/186 15,05% Kèm cặp tại Chi nhánh 15/186 8,07% Đào tạo tập trung và tự đào tạo 40/186 21,52% Đào tạo tập trung và kèm cặp 25/186 13,44% Đào tạo tập trung, tự đào tạo và kèm cặp 28/186 15,05% 11. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại Chi nhánh Không quan tâm 0/186 0% Rất tốt 15/186 8,06% Tốt 71/186 38,17% Chưa tốt 97/186 52,15% Đáng báo động 3/186 1,62 12. Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại Chi nhánh Rất kém 0/186 0 Kém 9/186 4,84% Trung bình 95/186 51,07% Tốt 67/186 36,03% Rất tốt 15/186 8,06% 13. Đánh giá yếu tố “tư cách” của khách hàng vay khi thẩm định tín dụng Rất không quan trọng 0/186 0% Không quan trọng 0/186 0% Quan trọng 0/186 0% Rất quan trọng 21/186 11,29% Đặc biệt quan trọng 165/186 88,71% 14. Hiệu quả kiểm tra-kiểm soát nội bộ (KT-KSNB) tại Chi nhánh Không quan tâm 0/186 0% Rất không hiệu quả 0/186 0% Không hiệu quả 110/186 59,14% Hiệu quả 70/186 37,64% Rất hiệu quả 6/186 3,22% 15. Phương pháp KT-KSNB tại Chi nhánh Kiểm tra trực tiếp hàng ngày 0/186 0% Giám sát từ xa hàng ngày 0/186 0% Giám sát từ xa định kỳ 45/186 24,19% Kiểm tra trực tiếp theo định kỳ 98/186 52,69% Kết hợp các hình thức trên 43/186 23,12% 16. Nội dung KT-KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ và hạn mức tín dụng được phê duyệt 145/186 77,96% Kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện 0/186 0% sớm rủi ro Chủ yếu là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ 24/186 12,90% Chủ yếu là kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện sớm rủi ro 0/186 0% Kết hợp kiểm tra, giám sát tuân thủ và kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro 17/186 9,14% . 17. Điều kiện cần thiết của cán bộ KT-KSNB Có chuyên môn ở vị trí KT-KSNB 0/186 0% Có đạo đức nghề nghiệp 0/186 0% Có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí KT-KSNB 0/186 0% Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí KT- KSNB 16/186 8,60% Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm, chuyên môn ở vị trí KT- KSNB, có khả năng làm việc độc lập với cường độ cao. 170/186 91,40% 18. Số lượng cán bộ KT-KSNB tại Chi nhánh Quá ít 0/186 0% Ít 60/186 32,26% Đủ 120/186 64,52% Nhiều 6/186 3,22% Quá nhiều 0/186 0% 19. Triển khai áp dụng Basel 2 tại Agribank Không có thách thức 5/186 2,68% Thách thức rất nhỏ 10/186 5,38% Bình thường 15/186 8,07% Có thách thức 80/186 43,01% Thách thức rất lớn 76/186 40,86% PHỤ LỤC 2.3 QUI TRÌNH TỔNG THỂ XẾP HẠNG, CHẤM ĐIỂM KHÁCH HÀNG TẠI AGRIBANK Qui trình xếp hạng chung trên hệ thống RM của Agribank PHỤ LỤC 2.4 TẠI TRỤ SỞ CHÍNH TẠI CHI NHÁNH ĐĂNG KÝ KHÁCH HÀNG KT đối tượng CĐ Đăng ký KH không chấm điểm Xác định loại KH TỔ CHỨC KINH TẾ CÁ NHÂN HỘ CHẤM ĐIỂM, XẾP HẠNG Báo cáo chấm điểm, xếp hạng KH Chấm điểm TSĐB Tổng hợp, ra quyết định NHẬP THÔNG TIN P H Ê D U Y ỆT TẠ I C H I N H Á N H NHẬP THÔNG TIN CHUYỂN DỮ LIỆU ĐỂ TRÍCH LẬP DPRR TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH VÀ BC BC PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH DPRR BC KQ TRÍCH LẬP ĐỊNH LƯỢNG VÀ ĐỊNH TÍNH PHỤ LỤC 2.4 HỆ THỐNG HẠNG KHÁCH HÀNG TẠI AGRIBANK 1. Đối với khách hàng doanh nghiệp Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro Từ 94 -100 AAA Rât thấp Từ 88 - <94 AA+ Rất thấp Từ 83 - <88 AA Tương đối thấp Từ 78 - <83 A+ Tương đối thấp Từ 73- <78 A Tương đối thấp Từ 70- <73 BBB Thấp Từ 67- <70 BB+ Thấp Từ 64- <67 BB Thấp Từ 62- <64 B+ Thấp Từ 60- <62 B Trung bình Từ 58- <60 CCC Trung bình Từ 54- <58 CC+ Trung bình Từ 51- <54 CC Trung bình Từ 48- <51 C+ Trung bình Từ 45- <48 C Cao Dưới 45 D Rất cao 2. Đối với khách hàng cá nhân Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại RR Từ 91 -100 AAA Thấp Từ 81 - <91 AA Thấp Từ 75 - <81 A Thấp Từ 70 - <75 BBB Trung bình Từ 65- <70 BB Trung bình Từ 60- <65 B Cao Từ 55- <60 CCC Cao Từ 50- <55 CC Cao Từ 40- <50 C Cao Dưới 40 D Rất cao 3. Đối với các định chế tài chính Tổng số điểm Xếp hạng Xếp hạng Từ 91 -100 AAA Rất thấp Từ 81 - 90 AA Rất thấp Từ 73 - 80 A Rất thấp Từ 70 - 72 BBB Tương đối thấp Từ 63 - 69 BB Tương đối thấp Từ 60 - 62 B Tương đối thấp Từ 56 - 59 CCC Trung bình Từ 53 - 55 CC Trung bình Từ 44 - 52 C Cao Dưới 44 D Rất cao PHỤ LỤC 2.5 QUI TRÌNH CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG TẠI AGRIBANK 1. Đối với các tổ chức kinh tế: Căn cứ xác định bộ chỉ tiêu chấm điểm doanh nghiệp Qui mô Doanh nghiệp Ba loại: lớn, vừa và nhỏ (căn cứ vào: Vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, Doanh thu thuần và Tổng tài sản) Hình thức sở hữu Ba loại: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và Doanh nghiệp khác Lĩnh vực kinh doanh 34 lĩnh vực kinh doanh (lĩnh vực có doanh thu chiếm trên 50% tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp THÔNG TIN KHÁCH HÀNG XÁC ĐỊNH LĨNH VỰC KD XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC SỞ HỮU XÁC ĐỊNH QUI MÔ DN CHẤM ĐIỂM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHẤM ĐIỂM CHỈ TIÊU PHI TC XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ TIÊU CHẤM CHẤM ĐIỂM, XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG Agribank xây dự phân biệt theo qui mô, theo l 2. Đối với khách hàng cá nhân/h Đối với nhóm cá nhân/h Agribank xây dựng các b nhân, hộ nông dân và h Chỉ tiêu tài chính (14 chỉ tiêu) - Nhóm chỉ tiêu thanh khoản - Nhóm chỉ tiêu hoạt động - Nhóm chỉ tiêu cân nợ - Nhóm chỉ tiêu thu nhập CHẤM ĐI ng các bộ chỉ tiêu chấm điểm cho các t ĩnh vực kinh doanh và theo hình th ộ ộ, hệ thống chấm điểm, xếp h ộ chỉ tiêu chấm điểm tương ứng ộ kinh doanh. BỘ CHỈ TIÊU CHẤM ĐIỂM TCKT Chỉ tiêu phi tài chính - Nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ từ LCTT - Nhóm chỉ tiêu trình độ quản lý và môi trường nội bộ - Nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng - Nhóm các chỉ tiêu khác THÔNG TIN KHÁCH HÀNG XÁC ĐỊNH LOẠI KH CHẤM ĐIỂM, X HẠNG KHÁCH HÀNG ỂM TSĐB XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ TIÊU CHẤM ĐIỂM KH KẾT QUẢ ổ chức kinh tế ức sở hữu. ạng tín dụng của với 3 nhóm: cá (48 chỉ tiêu) ẾP LOẠI KH BỘ CHỈ TIÊU CHẤM ĐIỂM Cá nhân Bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm thông tin nhân thân (12 chỉ tiêu) và nhóm thông tin khả năng trả nợ (4 chỉ tiêu) Hộ nông dân Bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm thông tin nhân thân (14 chỉ tiêu) và nhóm thông tin khả năng trả nợ (5 chỉ tiêu) Hộ kinh doanh Bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu: nhóm thông tin chủ hộ kinh doanh (12 chỉ tiêu), nhóm thông tin khác liên quan chủ hộ (22 chỉ tiêu) và nhóm thông tin phương án kinh doanh (23 chỉ tiêu) Đối với nhóm cá nhân/hộ, hệ thống xây dựng các bộ chỉ tiêu chấm điểm tương ứng với 3 nhóm: cá nhân, hộ nông dân và hộ kinh doanh. Hạng khách hàng được xác định trên cơ sở kết quả chấm điểm theo từng bộ chỉ tiêu riêng biệt cho từng nhóm khách hàng. Để đưa ra kết quả xếp hạng cuối cùng, hệ thống yêu cầu tính điểm TSBĐ. Điểm TSBĐ tính trên 4 chỉ tiêu: loại tài sản, tính chất sở hữu, giá trị tài sản đảm bảo /tổng nợ vay đề nghị và xu hướng giảm giá trị của TSĐB trong 12 tháng qua theo đánh giá của ngân hàng) 3. Đối với các Định chế tài chính Hệ thống xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm cho 3 nhóm định chế tài chính: ngân hàng, công ty cho thuê tài chính và công ty tài chính, công ty chứng khoán. Bộ chỉ tiêu chấm điểm mỗi nhóm Định chế tài chính bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu: Chỉ tiêu tài chính : nhóm chỉ tiêu đảm bảo an toàn (3 chỉ tiêu), nhóm chỉ tiêu chất lượng tài sản (4 chỉ tiêu), nhóm chỉ tiêu thanh khoản (4 chỉ tiêu) và nhóm chỉ tiêu sinh lời (4 chỉ tiêu); Chỉ tiêu phi tài chính: các yếu tố môi trường (6 chỉ tiêu), năng lực lãnh đạo (9 chỉ tiêu), hệ thống kiểm soát nội bộ (4 chỉ tiêu), cơ chế quản lý rủi ro (6 chỉ tiêu), vị thế cạnh tranh và uy tín (6 chỉ tiêu) , hệ thống thông tin điều hành và quản lý (4 chỉ tiêu), khả năng duy trì năng lực kinh doanh (5 chỉ tiêu) và các yếu tố khác (5 chỉ tiêu). Điểm tổng hợp từ chấm điểm tài chính và phi tài chính là căn cứ xếp loại khách hàng Mỗi nhóm khách hàng được phân loại Agribank tiến hành điểm quan hệ ngân hàng. Trên cơ sở chấm điểm phân loại quan hệ ngân hàng theo 4 loại; tốt (trên 70 điểm), khá (từ 55 đến dưới 70 điểm), trung bình (từ 40 đến dưới 55 điểm) và kém ( dưới 40 điểm) XÁC ĐỊNH LOẠI ĐỊNH CHẾ TC CHẤM ĐIỂM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHẤM ĐIỂM CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH XẾP LOẠI ĐỊNH CHẾ TC XẾP LOẠI QUAN HỆ NGÂN HÀNG TỔNG HỢP XẾP HẠNG ĐỊNH CHẾ TC THÔNG TIN KHÁCH HÀNG XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ TIÊU CHẤM ĐIỂM Kết quả xếp loại định chế tài chính và quan hệ ngân hàng là cơ sở để Agribank xác định mức độ quan hệ tín dụng. Bao gồm 5 mức: mức 1-có ưu đãi tín dụng đặc biệt, mức 2 - có ưu đãi tín dụng, đẩy mạnh quan hệ tín dụng, mức 3 - duy trì quan hệ tín dụng, áp dụng chính sách giá cạnh tranh, mức 4 - chú ý đặc biệt, xem xét cụ thể từng món vay và mức 5 -từ chối quan hệ tín dụng, quan hệ tín dụng khi có 100% TSĐB. PHỤ LỤC 3.1 CHỨC NĂNG CÁC KHỐI KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK a. Khối quan hệ khách hàng: bao gồm các Ban tín dụng, ban thẩm định tại TSC và Khối kinh doanh tại các Chi nhánh Chức năng: là các đơn vị trực tiếp kinh doanh tín dụng, tiếp nhận RRTD trong phạm vi giới hạn đã được HĐTV phê duyệt trong từng thời kỳ thông qua việc giao dịch, lựa chọn và chấp thuận cấp tín dụng cho khách hàng. TẠI TRỤ SỞ CHÍNH CÁC BAN TÍN DỤNG - Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng các phương án phát triển sản phẩm và phát triển thị trường tín dụng - Tiếp nhận các báo cáo, kiến nghị về phát triển thị trường, sản phẩm, qui trình, thủ tục cấp tín dụng từ các chi nhánh. - Đề xuất việc cải tiến qui trình, thủ tục cấp tín dụng với Bộ phận Quản lý RRTD. BAN THẤM ĐỊNH - Thẩm định các khoản vay thuộc quyền phán quyết của Tổng giám đốc và HĐTV - Tham mưu cho bộ phận quản lý RRTD các vấn đề liên quan đến qui TẠI CHI NHÁNH PHÒNG TÍN DỤNG - Nghiên cứu, đề xuất về phát triển thị trường tại địa bàn hoạt động của chi nhánh. - Tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ các khách hàng về sản phẩm và qui trình, thủ tục vay vốn tại Chi nhánh - Báo cáo và kiến nghị về phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm, thị trường, qui trình thủ tục giao dịch với Ban giám đốc chi nhánh. PHÒNG THẨM ĐỊNH - Thẩm định các khoản vay được tiếp nhận tại Chi nhánh - Báo cáo, kiến nghị công tác thẩm định với Ban Giám đốc Chi nhánh BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH trình, thủ tục thẩm định. - Quản lý điều hành công tác thẩm định trong toàn hệ thống - Quản lý, điều hành Chi nhánh theo chỉ đạo điều hành của các Ban chuyên môn và BĐH tại TSC - Phối hợp, hỗ trợ các bộ phận chức năng quản lý RRTD, KT-KSNB và KToNB tại Chi nhánh. b. Khối quản lý rủi ro: Bao gồm Ủy ban quản lý rủi ro, Giám đốc khối quản lý rủi ro, các phòng/ban chuyên môn thuộc khối quản lý rủi ro tại TSC, bộ phận quản lý rủi ro tại 3 khu vực và tại các Chi nhánh. Chức năng: là bộ phận thiết lập chiến lược, khẩu vị, chính sách quản trị RRTD và quản lý, điều hành hoạt động quản lý RRTD trong toàn hệ thống. TẠI TRỤ SỞ CHÍNH Ủy ban QLRR - Tham mưu cho HĐTV về chiến lược, chính sách quản trị RRTD và cơ chế giám sát Ban điều hành. - Đại diện HĐTV tiếp nhận các báo cáo, kiến nghị của Khối quản lý rủi ro. KHỐI QLRR - Thiết lập chiến lược, khẩu vị, chính sách RRTD; TẠI KHU VỰC - Thực hiện chức năng quản lý RRTD trong phạm vi khu vực theo ủy quyền của khối quản lý rủi ro tại TSC. - Báo cáo quản lý rủi ro trong khu vực về TSC và kiến nghị các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro TẠI CHI NHÁNH - Thực hiện chức năng quản lý RRTD trong phạm vi Chi nhánh theo ủy quyền của bộ phận quản lý rủi ro khu vực: - Báo cáo công tác với quản lý rủi ro khu vực. -Chỉ đạo điều hành quản lý RRTD trong toàn hệ thống, quản lý thông tin tín dụng và XHTDNB. c. KT-KSNB: Chức năng KT-KSNB bao gồm: (i) giám sát tính tuân thủ pháp luật, qui chế nội của Khối quan hệ khách hàng và Khối QLRR; (ii) giám sát RRTD; (iii) đảm bảo tính trung thực, chính xác hệ thống báo cáo tài chính và thông tin quản lý; (iiii) báo cáo kết quả KT-KSNB với KT-KSNB cấp trên; (iiiii) cung cấp thông tin giám sát phục vụ cho việc quản lý, điều hành của Ban điều hành chi nhánh. Tùy vào qui mô của Khu vực/chi nhánh, cần bố trí nhân sự phù hợp với từng địa bàn để đảm bảo KT-KS nội bộ thực hiện giám sát hằng ngày ở tất cả các bộ phận. d. KToNB: chức năng của KToNB là giám sát và đảm bảo tính hiệu quả của Khối quan hệ khách hàng, Khối quản lý rủi ro và KT-KSNB.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_tri_rui_ro_tin_dung_theo_hiep_uoc_basel_2_tai_n.pdf
Luận văn liên quan