Luận án Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam

Trên cơ sở vận dụng các quan điểm của phép duy vật biện chứng, sử dụng các phương pháp so sánh luật học, nghiên cứu tổng hợp, phân tích luận án đã cơ bản giải quyết được các vấn đề lý luận về bản chất pháp lý của những quy định pháp luật TTHS quy định về QBC của bị can, bị cáo là người CTN, xác định giới hạn và cách thức điều chỉnh của pháp luật TTHS đối với những chủ thể đặc biệt này. Trên cơ sở đó, tác giả mạnh dạn đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTHS quy định về QBC của bị can, bị cáo là người CTN như việc quy định cụ thể những người THTT cũng như xác định rõ trách nhiệm cũng như những biện pháp chế tài của những người tham gia tố tụng trong các vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN, xác định sự cần thiết phải thành lập Tòa chuyên trách cho người CTN

pdf193 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3034 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp xúc với những người THTT như điều tra viên, kiểm sát viên hay các thành viên HĐXX. Không những thế, trong con mắt của bị can, bị cáo là người CTN, những người THTT là những người đại diện cho quyền lực nhà nước. Vì thế, thái độ đúng mực, tâm lý cảm thông của các cán bộ này đối với người CTN có thể khiến cho người CTN có suy nghĩ tích cực về Nhà nước nói chung và hệ thống tư pháp hình sự nói riêng và ngược lại. Và cũng chính ý nghĩ tích cực hay tiêu cực này của người CTN về hành vi và cách xử sự của những người THTT sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ và mong muốn cải tạo, phục hồi của người CTN trong tương lai cũng như ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của các em về bộ máy nhà nước. Vì lý do đó, không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều quốc gia trên thế giới, bên cạnh việc xây dựng hệ thống Tòa án gia đình hoặc Tòa án người CTN với các thủ tục tố tụng đặc thù, khác biệt với thủ tục TTHS chung, đã xây dựng một đội ngũ điều tra viên, công tố viên, thẩm phán chuyên trách để xử lý các vụ án người CTN. Ở nước ta, mặc dù chưa có đội ngũ chuyên trách này, pháp luật TTHS có quy định những yêu cầu đặc biệt đối với điều tra viên, kiểm sát viên và thành phần HĐXX trong vụ án người CTN xuất phát từ nhu cầu bảo vệ đặc biệt các đối tượng này. Khoản 1 Điều 302 Bộ luật TTHS quy định điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán THTT đối với người CTN phạm tội phải có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa 156 học giáo dục, hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm là người CTN. Theo khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến dành cho điều tra viên, có 90% điều tra viên cho rằng không được đào tạo chuyên sâu về điều tra những VAHS có người CTN tham gia (phụ lục 7). Khi được hỏi về việc có được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ xét xử những vụ án do người CTN thực hiện hay không, có 88% thẩm phán trả lời không được đào tạo chuyên sâu. Có 72% thẩm phán góp ý kiến về việc đưa ra giải pháp đào tạo đội ngũ những người THTT chuyên về công tác điều tra, truy tố, xét xử người CTN phạm tội; xây dựng đội ngũ luật sư có kiến thức chuyên sâu về người CTN (phụ lục 2). Cần lưu ý rằng, để có thể hiểu biết thấu đáo về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm người chưa thành niên, người THTT nói chung và điều tra viên trong các vụ án người CTN nói riêng, cần không những hiểu biết về thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm của người CTN mà còn cần có đủ kiến thức về các chuẩn mực quốc tế về tư pháp người CTN, theo nội dung chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng chuẩn về tâm lý, khoa học giáo dục người CTN, về kỹ năng thực hành trong công tác điều tra, truy tố và xét xử thân thiện đối với người CTN vi phạm pháp luật, nạn nhân và nhân chứng trẻ em. Tất cả những yêu cầu này đều nhằm đảm bảo rằng những người THTT khi tiếp xúc với bị can, bị cáo là người CTN sẽ có cách thức xử sự đúng mực, tâm lý, cảm thông với các em, tìm được phương thức hợp lý để khêu gợi, thúc đẩy sự hợp tác của họ trong quá trình làm sáng tỏ vụ án, thấu hiểu những diễn biến tâm sinh lý của các em trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội cũng như trong quá trình tham gia tố tụng, tìm ra được giải pháp thích hợp nhất để giúp các em nhận thức lỗi lầm, cải tạo và phục hồi. Do đó, cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ của những người làm công tác THTT. 3.2.2.3. Tăng cường đội ngũ luật sư, người bào chữa Luật sư, NBC là người cùng với các cơ quan THTT góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển xã hội, bảo vệ dân chủ và công bằng. Với tư cách là một 157 chức danh tư pháp tham gia độc lập vào đời sống xã hội và tố tụng tư pháp, luật sư đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các thiết chế dân chủ ở nước ta. Bảo đảm QBC của bị can, bị cáo được Bộ luật TTHS 1988 ghi nhận và Bộ luật TTHS 2003 kế thừa. Vấn đề này được quy định thành một trong những nguyên tắc quan trọng, thể hiện thái độ và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta đối với nhân dân nói chung và bị can, bị cáo nói riêng. Bảo đảm được quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa cho mình khi tham gia TTHS là thể hiện được sự văn minh, dân chủ trong quá trình tố tụng. Trong điều kiện đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò của NBC nói chung và luật sư nói riêng trong hệ thống các cơ quan tư pháp, đề ra nhiều biện pháp quan trọng nhằm phát huy vai trò của luật sư. Hoạt động bào chữa trong TTHS chỉ đạt được hiệu quả khi và chỉ khi hội đủ ba điều kiện cần thiết, đó là điều kiện về pháp lý, điều kiện về tổ chức và điều kiện về con người. Trong đó, vấn đề có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động bào chữa phải là việc nâng cao năng lực trách nhiệm của những người làm công tác bào chữa. Để đạt được mục tiêu nói trên, theo chúng tôi, cần phải quán triệt các yêu cầu sau: Một là, xây dựng đội ngũ những người làm công tác bào chữa thực sự có năng lực, không chỉ thỏa mãn các điều kiện về tiêu chuẩn pháp luật mà cái chính ở đây là phải đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn tố tụng. Năng lực cá nhân, uy tín, kinh nghiệm của NBC có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả bào chữa. Bởi lẽ đó, đội ngũ những người làm công tác bào chữa phải được đào tạo chuyên sâu về người CTN (giống như xây dựng đội ngũ những người THTT chuyên trách), bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề. Hai là, phải đề cao đạo đức nghề nghiệp đối với những người làm công tác bào chữa. NBC phải luôn là những người tôn trọng pháp luật và sự thật, trung thực trong hoạt động của mình, có nhiệt huyết và lương tâm nghề nghiệp. 158 Ba là, bổ sung và hoàn thiện các quy phạm pháp luật nhằm tăng cường số lượng cũng như diện NBC tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người CTN phạm tội. Tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật TTHS 2003 quy định có ba loại NBC, đó là luật sư, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo và BCVND, nhưng trong thực tiễn THTT chỉ có luật sư tham gia bào chữa vào giai đoạn xét xử là chủ yếu. Trong khi đó, Luật TGPL được Quốc hội thông qua ngày 29-6-2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2007 có quy định về chức danh “trợ giúp viên pháp lý” là những công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn: có bằng cử nhân luật, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL và tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp của đương sự trong các VAHS (Điều 21 Luật TGPL). Như đã phân tích tại Chương một của luận án, hiện nay có 9.190 cộng tác viên TGPL (145 cộng tác viên/ trung tâm), trong đó có hơn 1.000 luật sư tham gia với vai trò là cộng tác viên TGPL. Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Luật TGPL (2006 – 2013) có 609.599 vụ việc được TGPL (101.600 vụ/năm). Tham gia TTHS 37.510 vụ việc, trong đó có 50.161 vụ việc [120]. Kết quả đạt được trong công tác bào chữa rất khả quan như làm thay đổi tội danh có khung hình phạt nhẹ hơn hoặc hình phạt nhẹ hơn so với cáo trạng và chuyển hướng xử lý người CTN phạm tội Vì vậy, cần bổ sung thêm Trợ giúp viên pháp lý vào khoản 1 Điều 56 Bộ luật TTHS nhằm thu hút những người có trình độ pháp lý nhất định được tham gia làm NBC để đáp ứng nhu cầu hiện nay. 3.2.3. Các giải pháp khác Cùng với các phương tiện thông tin đại chúng của ngành tư pháp, các đài phát thanh, truyền hình của tỉnh, thành phố nên xây dựng, phát triển và tuyên truyền các tình huống pháp luật cụ thể về người CTN để phát huy tối ưu công tác tuyên truyền pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân, giúp cho nhân dân hiểu và tuân theo pháp luật; 159 Phải xây dựng mục tiêu xây dựng một thế giới phù hợp với trẻ em – một thế giới mà trong đó, tất cả trẻ em đều được yêu thương, tôn trọng, được học tập, vui chơi, giải trí, được bảo vệ trước các nguy cơ xâm hại và được bảo đảm một cách bình đẳng; Việc giáo dục, tuyên truyền về quyền trẻ em, nhận thức về vị thế của trẻ em trong xã hội phải được đưa vào chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục để từ việc coi trẻ em là đối tượng phụ thuộc, phải chịu sự chi phối của người lớn đến chỗ trẻ em đã được thừa nhận và được đối xử với tư cách là những chủ thể của quyền chứ không đơn thuần chỉ là đối tượng của tình thương hay lòng nhân đạo; Cần phải có những hoạt động hệ thống, củng cố lại các quy phạm pháp luật và cơ chế thực hiện QBC của bị can, bị cáo là người CTN đang tồn tại để phát hiện những cản trở, thiếu sót đang tồn tại mà tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời, như xác định những văn bản pháp luật hiện hành trong đó có quy định những thủ tục, quy trình tố tụng, yêu cầu về chứng cứ, hoặc trách nhiệm báo cáo có thể gây khó khăn hoặc cản trở thái quá cho những trẻ em là người CTN vi phạm pháp luật; rà soát lại công tác điều tra hiện tại, các chính sách quản lý trường hợp và báo cáo trường hợp để đảm bảo rằng các hoạt động và chính sách này có tính nhạy cảm với các chủ thể này, và sửa đổi những chính sách đó nếu cần thiết; xây dựng một chính sách riêng về điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người CTN và đảm bảo rằng chính sách đó phù hợp với luật pháp quốc tế và được thực hiện có hiệu quả có thể được đưa vào chương trình tập huấn thích hợp; xây dựng một số hướng dẫn rõ ràng và thiết thực về phương pháp tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử theo hướng nhạy cảm đối với người CTN; Cần bổ sung và hoàn thiện các quy phạm pháp luật một cách cụ thể về sự có mặt bắt buộc của NBC tại các buổi lấy lời khai và một số hoạt động tố tụng khác áp dụng đối với người CTN phạm tội, coi đây là điều kiện đảm bảo giá trị pháp lý của chứng cứ. Đối với các trường hợp các cơ quan THTT không yêu cầu NBC tham gia bào chữa cho người CTN ngay từ giai đoạn điều tra, thì phải coi là một trong những căn cứ xác định việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và là căn cứ để hủy án sơ thẩm; 160 Cần xây dựng được hệ thống tư pháp thân thiện với người CTN. Hệ thống tư pháp thân thiện với người CTN là một hệ thống được xây dựng phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý của người CTN, chú trọng và đáp ứng được những nhu cầu đặc thù của lứa tuổi. Xây dựng một hệ thống tư pháp thân thiện với người CTN không phải là chúng ta phủ định hệ thống hiện có của chúng ta, mà là kế thừa chủ trương bảo vệ, chăm sóc đặc biệt đối với người CTN phạm tội và trẻ em là nạn nhân của tội phạm trong hệ thống pháp luật hiện hành và tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp những quy định này sao cho bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền trẻ em, đáp ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Cụ thể là: cách sắp xếp, trang trí phòng xử án đảm bảo tính thân thiện để tránh cho người CTN bị ám ảnh quá nhiều bởi hành vi trái pháp luật của mình, bố trí các đồ đạc để các bên ngồi ngang bằng nhau xung quanh một cái bàn, bỏ “vành móng ngựa”; tất cả các bên đều mặc quần áo bình thường; cấm sử dụng còng tay hoặc phương tiện hạn chế khác ở phòng xử án; cho phép người CTN ngồi cạnh cha mẹ hoặc luật sư của mình; yêu cầu các bên ngồi chứ không đứng khi tiến hành thẩm vấn; yêu cầu thẩm phán giải thích quy trình tố tụng cho người CTN ngay khi bắt đầu xét xử và giải thích đầy đủ hành vi phạm tội của bị cáo bằng ngôn ngữ đơn giản; bảo đảm rằng, tại mọi thời điểm, người CTN được hỏi, giải thích, đối đáp bằng ngôn ngữ mà người đó hiểu; bảo đảm việc giải thích thường xuyên cho người CTN trong suốt quá trình xét xử; không cho phép công chúng tham dự khi xét xử, không xử lưu động các vụ án có liên quan đến người CTN phạm tội, hoặc là người bị hại. v.v.. Những quy định này sẽ phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về thủ tục đối với người CTN được thể hiện trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các văn bản có liên quan mà Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện. 161 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Từ những nghiên cứu, trình bày và đề xuất của chương 3, chúng tôi có một số kết luận sau: 1. Trong chương 3, tác giả đưa ra những kiến nghị của mình nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS và các văn bản pháp luật khác liên quan tới thủ tục tố tụng đối với người CTN, đặc biệt là những thủ tục liên quan đến QBC của bị can, bị cáo là người CTN. Thực tiễn giải quyết những vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN cho thấy phải có những giải pháp giải quyết những bất cập, hạn chế, vướng mắc nhằm nâng cao chất lượng các vụ án này. 2. Song song với việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật là kiến nghị thành lập Tòa án người CTN ở Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra những ý kiến đóng góp cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức, đội ngũ chuyên trách của Tòa án người CTN. Bên cạnh việc xây dựng Tòa án người CTN, cần thành lập các cơ quan chuyên trách ở CQĐT và Viện kiểm sát để giải quyết các loại án về người CTN. Có như vậy, mới đảm bảo các hoạt động tố tụng đối với người CTN được đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, nhằm đảm bảo QBC của bị can, bị cáo là người CTN cần phải có một cơ chế tư pháp toàn diện để đảm bảo thực hiện các thiết chế tư pháp người CTN. “Một cơ chế tư pháp người chưa thành niên toàn diện đòi hỏi việc thiết lập các phòng đặc biệt trong cơ quan cảnh sát, tư pháp, hệ thống Tòa án, văn phòng công tố viên, cũng như những người bào chữa chuyên trách hay những người đại diện khác để cung cấp sự trợ giúp về mặt pháp lý hay những hỗ trợ cần thiết khác cho trẻ em” [44, tr. 807]. Để đáp ứng được mục đích trên, cần có những giải pháp như xây dựng phòng điều tra thân thiện trong CQĐT, trang trí phòng xử án đảm bảo tính thân thiệnđể phù hợp với tâm lý của trẻ và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về thủ tục đối với người CTN được thể hiện trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các văn bản có liên quan mà Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện. 162 3. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết vụ án về người CTN phải đáp ứng được các yêu cầu về CCTP và xây dựng Nhà nước pháp quyền; góp phần đảm bảo thực hiện mục đích của TTHS; đảm bảo tính khả thi của các giải pháp; đảm bảo kế thừa pháp luật truyền thống của TTHS Việt Nam; có tiếp thu chọn lọc những quy định của pháp luật các nước, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. 4. Việc hoàn thiện pháp luật cần được thực hiện một cách toàn diện và triệt để. Ngoài việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Chương XXXII Bộ luật TTHS năm 2003, các cơ quan có thẩm quyền cần xây dựng quy trình chi tiết cho hoạt động điều tra và xử lý không những cho bị can, bị cáo là người CTN mà còn cho cả người bị hại và nhân chứng là người CTN. Quy trình này cần được công khai để vừa đảm bảo nguyên tắc minh bạch pháp luật, vừa có tác dụng hướng dẫn các cơ quan THTT, người THTT và các chủ thể có liên quan trong việc tham gia giải quyết những vụ án hình sự có người CTN. 5. Luận án bước đầu đưa ra các đề xuất về việc đảm bảo khả năng thực thi pháp luật thông qua các chương trình, hoạt động nâng cao nhận thức của các cơ quan THTT, người THTT, các cơ quan bổ trợ tư pháp và của xã hội về QBC của người CTN phạm tội trong TTHS Việt Nam. 163 KẾT LUẬN Hiện nay, QCN luôn được cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia coi trọng và xem đó như một thành tựu của nền văn minh và là thước đo của sự tiến bộ xã hội. Vì vậy, nghiên cứu về QCN trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, xây dựng các cơ chế đảm bảo QCN là đòi hỏi thiết yếu của các ngành khoa học, trong đó có khoa học TTHS. Trong bất kỳ mô hình tố tụng và ở bất kỳ quốc gia nào, việc giải quyết hài hòa nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm đồng thời phải tôn trọng và bảo vệ QCN, trong đó có quyền của những người bị buộc tội, bảo đảm không làm oan người vô tội luôn được xác định là nhiệm vụ của TTHS. Đặc biệt, khi người bị buộc tội lại là người CTN, chưa phát triển đầy đủ thể chất, tinh thần để có thể, cần được TGPL thì việc quy định và bảo đảm thực hiện QBC cho họ càng cần được quan tâm nghiên cứu. Pháp luật TTHS Việt Nam đã có những quy định về QBC của bị can, bị cáo là người CTN. Những quy định đó là tương đối đầy đủ và hợp lý, tuy nhiên vẫn còn có những bất cập nhất định, không thực sự đáp ứng được yêu cầu của CCTP theo hướng tăng cường tranh tụng, tăng cường việc bảo đảm QCN trong TTHS. Thực tiễn TTHS cho thấy, việc quy định và bảo đảm QBC ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Việc xác định rõ những hạn chế, vướng mắc nêu trên và làm rõ nguyên nhân của những hạn chế vướng mắc đó, trên cơ sở đó đề xuất được những giải pháp khắc phục dù đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở phạm vi và mức độ khác nhau nhưng vẫn rất cần được tiếp tục nghiên cứu, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi Hiến pháp năm 2013 đã xác định nguyên tắc tranh tụng là nguyên tắc trong hoạt động xét xử của tòa án và xác định QBC là một trong các QCN, quyền cơ bản của công dân. Vì vậy, trong khuôn khổ luận án Tiến sĩ tác giả không thể giải quyết một cách toàn diện tất cả những vấn đề liên quan đến QBC nói chung. Dưới góc độ Luật TTHS và xuất phát từ phạm vi, mục tiêu nghiên cứu, luận án đã giải quyết được những vấn đề cụ thể như sau: 164 1. Luận án đã làm rõ được một số những vấn đề lý luận về QBC của bị can, bị cáo là người CTN trong TTHS Việt Nam; đánh giá được vai trò của QBC và xác định rõ những đặc điểm về nội dung và hình thức thực hiện QBC của bị can, bị cáo là người CTN trong TTHS Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải tôn trọng và bảo đảm QBC của bị can, bị cáo là người CTN trong quá trình giải quyết VAHS đòi hỏi phải có sự thay đổi một cách toàn diện cả về mặt lập pháp lẫn mặt nhận thức. 2. Luận án đã khái quát được pháp luật TTHS Việt Nam về QBC nói chung và của bị can, bị cáo là người CTN nói riêng và làm rõ được sự hình thành, phát triển của chế định này trong pháp luật TTHS Việt Nam, rút ra những kế thừa cần thiết cho việc tiếp tục hoàn thiện chế định này. 3. Luận án đưa ra được những thông tin khoa học về chế định QBC của người bị buộc tội là người CTN trong pháp luật Cộng hòa Pháp, Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Nga và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đó là những quốc gia đại diện cho các truyền thống pháp luật khác nhau, đồng thời cũng là những nước mà pháp luật Việt Nam có những ảnh hưởng nhất định. Từ những nghiên cứu đó luận án có những so sánh và tiếp thu có chọn lọc, từ đó kiến nghị những giải pháp về mặt pháp luật nhằm hoàn thiện pháp luật về QBC của bị can, bị cáo là người CTN trong TTHS Việt Nam. 4. Luận án đã phân tích được thực trạng pháp luật Việt Nam về QBC của bị can, bị cáo là người CTN và làm rõ những bất cập trong quy định của pháp luật về vấn đề này. Với những số liệu thống kê cụ thể, kết quả khảo sát và kết quả điều tra xã hội học, về QBC của bị can, bị cáo là người CTN, luận án đã làm rõ thực trạng thực hiện QBC của bị can, bị cáo là người CTN ở Việt Nam trong những năm gần đây, từ đó đánh giá những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và xác định được nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó. 165 5. Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời. Một phần quan trọng trong sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý đó là những quy định trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hoặc có liên quan đến hoạt động của các cơ quan pháp luật. Nội dung chủ đạo của tư duy lập pháp này có thể tóm tắt ở yêu cầu phải mở rộng QCN của bị can, bị cáo là người CTN như là những bổ sung cần thiết so với người đã thành niên. Từ đó xuất hiện sự cần thiết phải thay đổi bản thân tiến trình TTHS và những thủ tục tố tụng của nó theo hướng là những thủ tục tố tụng chuyên biệt hóa để phù hợp với yêu cầu bảo đảm cao hơn QCN của đối tượng này. 6. Với quyết tâm xây dựng một môi trường an toàn, mang tính bảo vệ cho trẻ em, phù hợp với các chuẩn mực và hướng dẫn của quốc tế cũng như hệ thống pháp luật và truyền thống văn hóa của Việt Nam. Từ năm 1985, Liên hợp quốc đã thông qua nhiều văn kiện cần được tham khảo khi cân nhắc vấn đề thành lập Tòa chuyên trách đối với người CTN ở Việt Nam. Giá trị của những văn bản kiện này là ở chỗ nó không chỉ bó hẹp ở những khía cạnh đặc thù trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia mà còn tạo nên một tập hợp những quy phạm mang tính chuẩn mực tối thiểu mà mỗi quốc gia đều có thể vận dụng vào hoàn cảnh riêng của mình. Trước tình hình tội phạm do người CTN thực hiện diễn biến rất phức tạp và gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Tình hình nêu trên đòi hỏi một mặt phải giải quyết nhanh các vụ án, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người CTN phạm pháp lẫn người CTN là người bị hại, nhân chứngNgoài ra, hàng năm có tới 12 – 16 ngàn người CTN phạm tội, trong đó có 4.000 – 5.000 vụ phải đưa ra xét xử tại tòa án, mặt khác cũng có hàng ngàn vụ xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em cũng phải đưa ra xét xử tại tòa án. Từ thực tế nêu trên chúng tôi đề xuất việc thành lập Tòa chuyên trách cho người CTN là một giải pháp có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Việc thành lập Tòa án chuyên trách đối với người CTN ở Việt Nam là cụ thể hóa đường lối Đảng và Nhà nước về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em nói chung và xử lý người CTN vi 166 phạm pháp luật nói riêng. Việc thành lập Tòa chuyên trách đối với người CTN là phù hợp với Chiến lược CCTP đến năm 2020, trong đó có việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, xây dựng thêm các tòa chuyên trách, xây dựng một đội ngũ thẩm phán chuyên trách trong lĩnh vực xét xử. 7. Luận án đã nghiên cứu và phân tích những quy định của pháp luật TTHS đối với việc thực hiện QBC của bị can, bị cáo là người CTN và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực thi pháp luật TTHS. Những yếu tố này cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho pháp luật chưa được thực thi trên thực tế sau hơn 10 năm có hiệu lực. Đó là những hạn chế, vướng mắc của những quy định pháp luật, một số quy định về trình tự TTHS chưa cụ thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, những hạn chế về trách nhiệm giữa các cơ quan và người THTT, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, người THTT, là năng lực thực thi và sự hạn chế về mặt nhận thức của một bộ phận những người THTTNhững bất cập, hạn chế, vướng mắc vừa nêu trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan THTT trong việc giải quyết các VAHS, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật do người CTN gây ra nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của người CTN phạm tội trong tình hình mới. 8. Trên cơ sở vận dụng các quan điểm của phép duy vật biện chứng, sử dụng các phương pháp so sánh luật học, nghiên cứu tổng hợp, phân tíchluận án đã cơ bản giải quyết được các vấn đề lý luận về bản chất pháp lý của những quy định pháp luật TTHS quy định về QBC của bị can, bị cáo là người CTN, xác định giới hạn và cách thức điều chỉnh của pháp luật TTHS đối với những chủ thể đặc biệt này. Trên cơ sở đó, tác giả mạnh dạn đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTHS quy định về QBC của bị can, bị cáo là người CTN như việc quy định cụ thể những người THTT cũng như xác định rõ trách nhiệm cũng như những biện pháp chế tài của những người tham gia tố tụng trong các vụ án mà bị can, bị cáo là người CTN, xác định sự cần thiết phải thành lập Tòa chuyên trách cho người CTN 167 9. Luận án cũng nêu lên những đề xuất bước đầu về các biện pháp nâng cao năng lực nhận thức cũng như nâng cao năng lực áp dụng pháp luật như xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ chuyên trách cho CQĐT, Viện kiểm sát, TAND và thậm chí cả đội ngũ bổ trợ tư pháp như luật sư, trợ giúp viên pháp lý xây dựng các chi tiết về việc tham gia của đại diện hợp pháp của người CTN trong quá trình tham gia vào quá trình điều tra cũng như khi xét xử người CTN phạm tội. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng các kết quả nghiên cứu của luận án vẫn có giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Giá trị thực tiễn của luận án được khẳng định qua những kết quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật và khả năng thực thi của nó. Những nội dung chưa được nghiên cứu được coi là định hướng nghiên cứu tiếp theo cho tác giả. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đã nêu ở trên, tác giả đã đề xuất được hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện QBC của bị can, bị cáo là người CTN, đồng thời bảo đảm xác định sự thật của vụ án khách quan, toàn diện và đầy đủ, góp phần giải quyết đúng đắn VAHS. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu khoa học luật TTHS, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo luật cũng như trong công tác lập pháp và công tác điều tra, truy tố, xét xử. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Một số ý kiến về việc thành lập Tòa án cho người chưa thành niên tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3 (52)/2009.tr. 27-33. 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thành lập Tòa án Vị thành niên, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3 (64)/2011.tr.20 – 26. 3. Đảm bảo quyền con người của bị can, bị cáo là người chưa thành niên theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Sách chuyên khảo Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam. Xb.Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, chủ biên Ts. Võ Thị Kim Oanh, năm 2010.tr.130 -146. 4. Thủ tục thân thiện đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Tạp chí Khoa học pháp lý số 3 (76)/2013.tr.27 – 36. 5. Human rights Vietnam and the role of Lawyers in ensuring human rights, đồng tác giả với GS. TS. Mai Hồng Quỳ, bài viết tham dự Hội thảo Hội Luật gia Dân chủ Thế giới từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 4 năm 2014, tổ chức tại Bỉ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Danh mục văn bản pháp luật Tài liệu tiếng Việt 1. Hiến pháp năm 1946 2. Hiến pháp năm 1959 3. Hiến pháp năm 1980 4. Hiến pháp năm 1992 5. Hiến pháp năm 2013 6. Bộ luật tố tụng hình sự 1988 7. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 8. Bộ luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga 9. Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp 10. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa 11. Luật Luật sư 2006 12. Luật số 94-101 ngày 05/02/1994 của Cộng Hòa Pháp 13. Chỉ thị số 197 CT/TW, ngày 19/3/1960 của Ban Bí thư khóa II về công tác thiếu niên, nhi đồng 14. Công văn số 52/1999/KHXX ngày 15/06/1999 của Tòa án nhân dân tối cao về thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với bị cáo là người chưa thành niên 15. Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/06/2002 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ 16. Nghị định số 181-NV/6 ngày 12/06/1951 quy định chi tiết thi hành Sắc lệnh số 150-SL ngày 07/11/1950 về tổ chức trại giam 17. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” 18. Nghị quyết 48 ngày 24/05/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 19. Quy tắc tối thiểu phổ biến về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (quy tắc Bắc Kinh - United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice/Beijing Rules) được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 29/11/1985 20. Sắc lệnh số 33/B của Chủ Tịch nước : Sắc lệnh định thể lệ cho ty liêm phóng và sở cảnh sát theo mỗi khi bắt người nào ngày 13/9/1945 21. Sắc lệnh số 46 của Chủ Tịch nước : Sắc lệnh quy định tổ chức các đoàn thể luật sư ngày 10/10/1945 22. Sắc lệnh số 47 của Chủ Tịch nước : Sắc lệnh giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc ngày 10/10/1945 23. Sắc lệnh số 21 của Chủ Tịch nước : Sắc lệnh tổ chức các Toà án quân sự ngày 14/2/1946 24. Sắc lệnh số 69/SL của Chủ Tịch nước : Sắc lệnh về việc những bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bào chữa cho, trước các toà án thường và toà án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình ngày 18/6/1949 25. Sắc lệnh số 58-1270 ngày 22/12/1958 của Cộng Hòa Pháp 26. Thông tư 2225-HCTP năm 1956 về chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa của bị can do Bộ Tài chính ban hành 27. Thông tư số 06-TC ngày 9-9-1967 của Tòa án nhân dân tối cao tối cao 28. Thông tư số 16 ngày 27-9-1974 của Tòa án nhân dân tối cao Tài liệu tiếng nước ngoài 29. Magistrate Court Act 1932 30. Police and Criminal Evidence Act 1984 31. The Act for the Establishment of and Procedure for juvenile and Family Court B.E 2534 B. Danh mục sách tham khảo Tài liệu tiếng Việt 32. Báo cáo khảo sát nhu cầu của Tòa án nhân dân cấp huyện trên toàn quốc (2007), NXB Tư Pháp, Hà Nội. 33. Bộ luật tố tụng hình sự của Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc(2012), bản dịch tiếng Việt của Viện khoa học Kiểm sát, VKSND tối cao. 34. Bộ Tư Pháp (2001), Số chuyên đề về Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Hà Nội. 35. Bộ Tư Pháp (2012), Tờ trình số 06/TTr-BTP trình Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư ngày 06/03/2012. 36. Phạm Xuân Chiến, Vũ Đức Khiển, Họ vẫn chưa bị coi là có tội – Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo, NXB Pháp Lý, Hà Nội. 37. Cauffman, Steinberg (2008), Sự phát triển của thanh niên và xét xử người vị thành niên. 38. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Lê Văn Cảm, Vũ Công Giao, Lê Khánh Tùng (2011), Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 39. Trần Văn Dũng, Hoàng Ngọc Thành, Về một số chế định pháp lý liên quan đến người chưa thành niên phạm tội. 40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 41. Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội. 42. Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 43. Đại học New York Khoa Luật (2007), Những vấn đề cơ bản của luật pháp Mỹ (Fundamentals of American law), NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 44. Đại Học Quốc Gia Hà Nội Khoa Luật (2007), Quyền con người – Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của Ủy ban công ước Liên Hiệp Quốc, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội. 45. Hệ thống tư pháp hình sự của một số nước châu Á, bản dịch tiếng Việt của Viện khoa học Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. 46. Vũ Đình Hòe (2001), Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, NXB Văn Hóa Thông Tin và Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây, Hà Nội. 47. Trương Phú Lâm (2003), Bảo đảm công lý và quyền con người trong hoạt động tố tụng, tư pháp ở Trung Quốc, Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 48. Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới (2001), NXB Văn Hóa Thông Tin. 49. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (1996), Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 50. Võ Thị Kim Oanh (chủ biên) (2010), Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự, NXB Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh. 51. Đinh Văn Quế (2007), Bình luận Bộ luật tố tụng hình sự 2003, NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh. 52. Hoàng Thị Sơn, Bùi Kiên Điện (1999), Những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội. 53. Stragovich M.S (1968), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Xô Viết, NXB Khoa Học, Tập 1. 54. Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam. 55. Tòa án nhân dân tối cao (1995), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng. 56. Tòa án nhân dân tối cao (1970-1974), Hệ thống hóa luật lệ về Hình sự, Tập 1. 57. Tòa án nhân dân tối cao (1975-1978), Hệ thống hóa luật lệ về Hình sự, Tập 2. 58. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Tờ trình về việc bổ sung biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương năm 2012-2013 tại phiên họp thứ sáu của Ủy ban thường vụ Quốc Hội ngày 23/03/2013. 59. Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Raddar Bernen) (2000), Hướng dẫn thực hành các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến tư pháp người chưa thành niên, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 60. Vũ Mạnh Thông, Nguyễn Ngọc Điệp (2009), Bình luận Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, NXB Lao động và Xã hội, Hà Nội. 61. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (1999), Giáo án các bài giảng công tác với trẻ em làm trái pháp luật, Hà Nội. 62. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư Pháp (2005), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, NXB Bộ Tư Pháp, Hà Nội. 63. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư Pháp (1999), Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam. 64. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2000), Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam. 65. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (Đào Trí Úc chủ biên) (1995), Tội phạm học, Luật Hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 66. Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ Luật tố tụng hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 67. Vụ công tác lập pháp, Viện Khoa học Kiềm sát (2003), Những sửa đổi cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, NXB Tư Pháp, Hà Nội. Tài liệu tiếng nước ngoài 68. Athony M. Platt (1969), The Child Saver: The invention of Delinquency, The University of Chicago Press, USA. 69. David S. Rudstein (2002), Criminal Law cases, materials and problems, West Group Press, USA. 70. Frank W. Miller, Robert O. Dawson. George E. Dix, Raymon I. Parnas (1985)., The Juvenile justice process, 3rd Ed, Foundation Press, USA. 71. Frederick B. Sussmann (1968), Law of juvenile delinquency, New York, USA. 72. Gilbert H.F.Mumford, T.J. Selwood (1974), A guide to juvenile court law, London, UK. 73. J- M Baudoin (1990), Ordonnance n.58- 1270 du 22 décembre 1958 et la loi organique n.94-101 du 5 février 1994; le juge des enfants, punir ou surveiller, Paris, France. 74. Jeremy Gans, Terese Henning, Jill Hunter, Kate Wamer (2011), Criminal process and human rights, New South Wales Press, Melbourne, Australia. 75. K. W. Lidstone (1982), Human rights in the English criminal trial – Human rights in criminal procedure, Edited by John M. Mathew, United Kingdom National Committee of Comparative Law, UK. 76. Kathleen Michon, Juvenile Court: An Overview, Nolo Press, California, USA. 77. Kuđriavtxev A.N (1999), Lý luận chung về định tội danh, Maxcơva, Nga (Tiếng Nga). 78. Neil Andrews (1994), Principle of Criminal procedure, Sweet & Maxwell Press, UK. 79. Paul Bergman, Sara J.Berman-Barrett (2003), The Criminal Law Handbook, Nolo Press, California, USA. 80. Philip Alston, Stephen Parker, John A. Seymour (1992), Children, Rights and the Law, Oxford University Press, UK. 81. Russell L. Weaver, W. Leslie Abramson, John M. Burkoff, Catherine Hancook (2002), Criminal Law cases, marterials and problems, West Group, USA. 82. Stephanos Stavros (1993), The guarantees for accused persons under Article 6 of the European Convention on Human Rights, Sweet & Maxwell Press, UK. 83. Trainhin A.N, Lí luận chung về cấu thành tội phạm, NXB. Sách Pháp Lý, Maxcơva, Nga (tiếng Nga). C. Các bài báo, tạp chí 84. Mai Bộ (2008), “Nguyên tắc xử lý người thành niên phạm tội”, Tạp chí Nghề luật, (3), tr. 19. 85. Lê Cảm (2008), “Học thuyết về tội phạm – Những vấn đề cơ bản”, Tạp chí Kiểm Sát, (11), (13). 86. Công báo Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1956), (34), tr. 328. 87. Lê Đăng Doanh (2009), “Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội – một số vấn đề cần được nghiên cứu”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (9), tr. 25. 88. Nguyễn Thu Hiền (2005), Tạp chí Tòa án nhân dân, (10). 89. Nguyễn Mạnh Kháng (2007), “Thực hiện dân chủ trong tố tụng hình sự trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5). 90. Đặng Thanh Nga (2008),“Một số đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Luật học, (1), tr. 39. 91. Nguyễn Hải Ninh (2009), “Hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo chưa thành niên”, Tạp chí Luật học, (11), tr. 41. 92. Cao Thị Oanh (2007), “Hoàn thiện những quy định về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Luật học, (10), tr. 36. 93. Nguyễn Thái Phúc (2007), “Sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, (4). 94. Đỗ Thị Phượng (2009), “Sự cần thiết phải thành lập tòa án người chưa thành niên ở Việt Nam”, Tạp chí Tòa Án Nhân Dân, (21), tr. 1. 95. Định Văn Quế (2011), “Một số vấn đề về người bào chữa không phải là luật sư”, Tạp chí Tòa Án Nhân Dân, (13). 96. Nguyễn Duy Quý (2005), “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Cộng Sản, (12), tr. 32. 97. Tô Huy Rứa (2005), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, Tạp chí Cộng Sản, (11), tr. 23. 98. Lê Văn Sua, “Việc áp dụng khoản 2, Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (11), tr. 26. 99. Nguyễn Văn Tuân (1995), “Bàn về sự tham gia của Luật sư trong các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số chuyên đề), tr. 16. 100. Nguyễn Văn Tuân (1995), “Bảo đảm quyền có người bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số chuyên đề) 101. Nguyễn Văn Tuân (1995), “Quyền bào chữa và sự tham gia của bị cáo ở phiên tòa”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số chuyên đề). 102. Nguyễn Văn Tuân (2000), “Luật sư và vấn đề đạo đức nghề nghiệp”, Tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật, (8). 103. Nguyễn Văn Tuân (2001), “Vai trò của Luật sư trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Dân Chủ và Pháp Luật. 104. Trịnh Tiến Việt (2010), “Những khía cạnh pháp lý hình sự về các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (13), tr. 9. 105. Nguyễn Văn Yểu (2005), “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Cộng Sản, (10). D. Tài liệu tham khảo là các Luận án tiến sỹ, Luận văn thạc sỹ 106. Trần Hưng Bình (2014), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Viện Khoa Học và Xã Hội. 107. Lê Thị Hồng Minh (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thành lập cơ quan xét xử người chưa thành niên phạm tội, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật TP.HCM. 108. Đỗ Thị Phượng (2007), Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo Bộ luật tố tụng hình sự, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Quốc gia- khoa Luật, Hà Nội. 109. Lương Thị Mỹ Quỳnh (2011), Bảo đảm quyền có người bào chữa của người bị buộc tội – so sánh giữa luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và Mỹ, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Luật TP.HCM. 110. Nguyễn Thị Thanh (2008), Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học. 111. Lại Văn Trình (2011), Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam, luận án tiến sỹ luật học, Đại học Luật TP.HCM. E. Các tài liệu khác 112. Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án tại kỳ họp thứ 6 Quốc Hội khóa VIII (bản tóm tắt) ngày 25/10/2013. 113. Báo cáo của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam về tổ chức, hoạt động của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam ngày 21/11/2013 gửi Bộ tư Pháp. 114. Báo cáo tại Hội thảo về quyền con người trong tố tụng hình sự (do Viện Kiểm sát Nhân Dân tối cao và Ủy ban nhân quyền Australia tổ chức vào tháng 3 – 2010). 115. Báo cáo tại Hội thảo quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam (do Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 – 2010). 116. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “ Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam”, chủ nhiệm đề tài PGS. TS. Nguyễn Thái Phúc, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009. 117. Đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản trong khoa học xã hội nhân văn cấp Trường của tập thể tác giả Đại học quốc gia Hà Nội “Nguyên tắc nhân đạo trong các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên ở Việt Nam”, năm 2005. 118. Phán quyết rất có ảnh hưởng của Tòa án tối cao Hoa Kỳ về các quyền của bị cáo vị thành niên được đưa ra trong vụ án In Re Gault, 387 U.S.1 (1967) và vụ án In Re Winship 397 U.S. 358, (1970). 119. Tài liệu hội thảo Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tháng 6/2006 của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2006. 120. Tài liệu Hội nghị quốc gia về hỗ trợ pháp lý miễn phí cho xã hội (National Conference on free lagel assistance to the public) tại Hà Nội từ ngày 31/05/2013 đến 01/06/2013. F. Tham khảo từ Internet 121. quyencon-nguoi.html (bài viết của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp). 122. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Phiếu thăm dò ý kiến dành cho người đang bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên Câu hỏi Có Không Không nhớ rõ 1. Được cán bộ ghi lời khai (Điều tra viên) giải thích rõ về quyền-nghĩa vụ tố tụng của mình khi bị tạm giữ 60% 20% 20% 2.Biết mình được quyền bào chữa hay được người khác bào chữa 15% 80% 5% 3.Cha, mẹ có được cơ quan điều tra thông báo về việc bị bắt không 65% 27% 8% 4.Khi cán bộ ghi lời khai thì có mặt cha, mẹ hay Luật sư 15% 55% 30% 5.Khi cán bộ ghi lời khai thì luật sư có tham dự từ đầu đến khi chấm dứt buổi lấy lời khai 12% 67% 21% 6.Cần Luật sư bào chữa cho mình không? 85% 15% 0% 7.Biết tự bào chữa trước phiên tòa không? 11% 89% 0% PHỤ LỤC 2 Phiếu thăm dò ý kiến dành cho thẩm phán Câu hỏi Có Không Ý kiến khác 1.Sự tham gia của Luật sư từ khi có quyết định khởi tố bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là cần thiết 76% 14% 10% 2.Sự tranh luận của Luật sư với những người tiến hành tố tụng sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án hình sự được đảm bào khách quan và công bằng 86% 14% 3.Cách thức xét xử một vụ án hình sự mà bị cáo là người chưa thành niên và một vụ án hình sự mà bị cáo là người thành niên là có sự khác biệt 5% 85% 10% 4.Việc thành lập Tòa án Vị thành niên là cần thiết 87% 10% 3% Chưa cần thiết 5.Được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ xét xử những vụ án do ngưởi chưa thành niên thực hiện 12% 88% 6.Ý kiến của Anh (Chị) về những giải pháp sau đây nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên: a. Đào tạo đội ngũ những người tiến hành tố tụng chuyên về công tác điều tra, truy tố, xét xử người chưa thàn niên phạm tội; Xây dựng đội ngũ Luật sư có kiến thức chuyên sâu về người chưa thành niên phạm tội (72/100; 72%) b. Thành lập phòng điều tra thân thiện, Tòa án Vị thành niên chuyên điều tra, xét xử những vụ án có người chưa thành niên tham gia (18/100 18%) c. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các quy phạm pháp luật về tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội (10/100; 10%) PHỤ LỤC 3 Số liệu thống kê từ Báo cáo hoạt động của các đoàn luật sư từ năm 2008 đến năm 2012 Năm Án có khung hình phạt cao Án có bị cáo là người CTN Tổng số 2008 389 606 995 2009 327 306 633 2010 295 137 432 2011 432 140 572 2012 516 105 621 PHỤ LỤC 4 Báo cáo hoạt động Đoàn luật sư tỉnh Lâm Đồng Năm Án có khung hình phạt cao Án có bị cáo là người CTN Tổng số 2008 23 35 58 2009 42 59 101 2010 67 71 138 2011 73 84 157 2012 69 90 159 PHỤ LỤC 5 Báo cáo hoạt động Đoàn luật sư tỉnh kiên Giang Năm Án có khung hình phạt cao Án có bị cáo là người CTN Tổng số 2008 209 191 400 2009 187 321 508 2010 134 388 522 2011 116 182 298 2012 119 254 373 PHỤ LỤC 6 Báo cáo hoạt động Đoàn luật sư tỉnh Tiền Giang Năm Án có khung hình phạt cao Án có bị cáo là người CTN Tổng số 2008 170 287 457 2009 101 248 349 2010 70 169 239 2011 101 209 310 2012 14 43 57 PHỤ LỤC 7 Phiếu thăm dò ý kiến dành cho Điều tra viên Câu hỏi Có Không Ý kiến khác 1.Khi tiến hành tạm giữ, bắt tạm giam người chưa thành niênthực hiện hành vi phạm tội, anh (chị) có lập tức thông báo cho gia đình họ biết không? 35% 65% Thông báo từ khi có quyết định khởi tố 2.Sự tham gia của Luật sư từ khi khởi tố bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có cần thiết hay không? 85% Giúp quá trình giải quyết vụ án khách quan 15% Không cần thiết vì cản trở hoạt động điều tra của cơ quan tố tụng 3.Được đào tạo chuyên sâu về điều tra những vụ án hình sự có người chưa thành niên tham gia không? 10% Được học cơ bản 90% 4.Được tập huấn về những kỹ năng điều tra nhưng vụ án hình sự mà đối tượng là người chưa thành niên thực hiện không? 12% Lãnh đạo mới được tham dự 71% 17% Không biết về những buổi tập huấn này 5.Phương pháp điều tra người chưa thành niên và người thành niên có khác nhau? 25% 75% 6.Tạo điều kiện cho luật sư tiến hành các biện pháp thu thập tài liệu, đồ vật (hoặc gặp mặt người 70% 25% Có đối với những hoạt bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên) hoặc tham gia các hoạt động khác trong giai đoạn ? động không gây cản trở điều tra 7.Tạo điều kiện cho luật sư đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra 81% 19% 8. Cơ quan điều tra đang công tác hiện nay đã có “phòng điều tra thân thiện” đối với trẻ em là người chưa thành niên phạm tội? 0% 100% 9. Bằng hoạt động nào, Cơ quan Điều tra tạo điều kiện cho người bị tạm giữ,bị can là người chưa thành niên thực hiện quyền bào chữa của mình? Thường xuyên Thỉnh thoảng a.Giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can cho họ biết 76% b.Thông báo đến gia đình họ biết 14% c.Gửi thông báo yêu cầu Đoàn luật sư phân công Luật sư bào chữa cho họ 10% 10.Khi Anh (Chị) ghi lời khai người chưa thành niên phạm tội thường ghi ở đâu? Thường xuyên Thỉnh thoảng a.Khu vực hỏi cung nhà tạm giữ 97% b.Phòng làm việc của cơ quan điều tra đối với bị can tại ngoại 3% PHỤ LỤC 8 Phiếu thăm dò ý kiến dành cho luật sư (phát ra 100 phiếu thu về 95 phiếu) Câu hỏi Có Không Ý kiến khác 1.Giấy chứng nhận bào chữa có giá trị cho suốt hoạt động bào chữa của luật sư 24.215 75.79% 2.Luật sư có tiền hành các biện pháp thu thập thêm tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến thân chủ của mình 20% 80% 3.Cơ quan tiến hành tố tụng, Tòa án có tạo điều kiện thuận lợi cho Luật sư tranh luận nhằm bảo vệ thân chủ của mình 85.26 % 14.74% 4.Được cơ quan thông báo trước lịch hỏi cung 3.37% 81.36% 9.47% không thường xuyên 5.Được cơ quan điều tra mời tham dự các hoạt động điều tra để thu thập thông tin cho vụ án hình sự mà có người chưa thành niên tham gia 20% 80% 6.Để phục vụ có hiệu quả cho hoạt động bào chữa của mình, biện pháp nghiên cứu tài liệu hồ sơ vụ án thật kỹ, thu thập tài liệu, đồ vật, sao chụp hồ sơ vụ án là quan trọng nhất 100% 0% 7.Ý kiến của luật sư để bào chữa tốt phải làm gì? 8.Trong hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích của thân chủ mình trong giai đoạn điều tra Luật sư thường gặp những khó khăn nào? Thưởng xuyên Thỉnh thoảng a.Thủ tục cấp Giấy chứng nhận bào chữa 84.21% b.Gặp mặt bị can trong giao đoạn điều tra 15.95% 9.Để được cấp giấy chứng nhận bào chữa, cơ quan điều tra thường yêu cầu Luật sư cung cấp những loại giấy tờ nào? Thường xuyên Hiếm khi a.Thẻ luật sư 78.95% b.Chứng chỉ hành nghề 6.32% c.Giấy giới thiệu của Văn phòng luật sư 8.42% d.Các giấy tờ khác 6.32% 10. Hoạt động hỏi, tranh luận tại phiên tòa có giúp gì cho hoạt động bào chữa của Luật sư? a. Giúp tranh luận tốt hơn để từ đó bảo vệ cho thân chủ một cách tốt nhất (90/95%; 97.74%) b. Thu thập tài liệu, đồ vật cần thiết phục vụ cho công tác bào chữa (5/95; 5.26%) PHỤ LỤC 9 Phiếu thăm dó ý kiến dành cho người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên Câu hỏi Có Không Ý kiến khác 1.Được cơ quan điều tra mời tham dự các buổi lấy lời khai của con 46% 47% 7% không được mời 2.Khi tham dự các buổi lấy lời khai của con em mình, Ông (Bà) có được cán bộ lấy lời khai giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình 15% 85% 3.Có điều kiện thuê Luật sư 18% 81% 4.Được luật sư thăm hỏi về tình trạng, nhân thân, điều kiện sinh hoạt của con mình 16% 64% 20% không biết luật sư là ai 5.Hài lòng với cách Luật sư bào chữa miễn phí cho con mình 27% 11% 62% không trả lời 6.Ông (Bà) có bị điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, thư ký Tòa án, Luật sư bào chữa chỉ định vòi vĩnh, đặt điều kiện không? a. Điều tra viên (25/100; 25%) b. Kiểm sát viên (6/100; 6%) c. Thẩm phán (4/100; 4%) d. Thư ký (11/100; 11%) đ. Luật sư bào chữa chỉ định (9/100; 9%) e. Không có ý kiến (45/100; 45%) PHỤ LỤC 10 Số liệu thống kê công tác xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự có bị cáo là người chưa thành niên từ năm 2007 đến năm 2012 (Nguồn Tòa án nhân dân tối cao). Năm Số vụ án đã xét xử Tồng số bị cáo đã bị xét xử Số bị cáo là người chưa thành niên 2007 3845 5466 1366 2008 3216 4581 1145 2009 2722 3710 927 2010 2582 3418 854 2011 2355 3243 810 2012 4557 6180 1545 Tổng cộng 19277 26598 6647 PHỤ LỤC 11 Số liệu thống kê công tác xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh số vụ án có bị cáo là người chưa thành niên Năm Số vụ án Số bị cáo là người chưa thành niên Số vụ án đã giải quyết Số vụ án còn lại Số bị cáo là người CTN đã bị xét xử Số bị cáo là người CTN chưa bị xét xử Từ 01/01/2009 – 31/12/2009 657 864 590 67 606 258 Từ 01/01/2010 – 31/12/2010 431 547 384 47 475 72 Từ 01/01/2011 – 31/9/2011 292 409 284 8 397 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnoi_dung_luan_an_2743.pdf
Luận văn liên quan