Luận án Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam

Bệnh viện tư nhân An Hòa Phát thừa nhận có ký HĐLĐ số 36-VP/DN ngày 28/7/2009. Đây là hợp đồng được ký kết theo yêu cầu của ông Phúc để ông trình với vợ con có lương cao để cho ông về Hà Tĩnh làm việc. Mức lương chính thức theo thỏa thuận giữa ông Hùng và ông Phúc là 50.000.000 đồng (Theo quyết định số 02/QĐ-DN ngày 28/7/2009). Trong quyết định này do đánh thiếu chữ A nên chính ông Phúc đã viết bằng tay chữ Quang Phúc. Khi ông Hùng bị tai nạn không điểu hành được công việc nhưng ông Phúc đã có những việc làm gây ảnh hưởng, mất uy tín của doanh nghiệp như đưa người vào kiểm toán, tự sắp xếp trả lương cho một số người. Ông Phúc bị bệnh đau đầu, uống thuốc có chất gây nghiện, bị tay run. Tư vấn cho Bệnh viện tuyển NLĐ trả lương quá cao, mua máy móc quá hiện đại hàng chục tỷ đồng không phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp phải vay ngân hàng số tiền quá lớn. Khi được Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề, không nộp để làm thủ tục thẩm định thành lập Bệnh viện. Bệnh viện rơi vào tình trạng bất khả kháng nên việc chấm dứt HĐLĐ là đúng pháp luật theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 38 BLLĐ. Vì vậy, chỉ chấp nhận thanh toán cho ông Phúc các khoản sau: Tiền lương từ ngày 01/8/2009 đến ngày 10/6/2010 là 10 tháng 09 ngày x 50.000.000 đồng/tháng = 515.000.000 đồng (trừ đi số tiền ông Phúc đã tạm ứng trước là 419.688.000 đồng); chấp nhận yêu cầu tính lãi chậm của ông Phúc nếu pháp luật có quy định; trợ cấp ½ tháng lương theo quy định tại khoản 2 Điều 42 BLLĐ là 25.000.000 đồng; số tiền chênh lệch 12.170.000 đồng đề nghị Tòa án xem xét; làm việc 30 ngày trả lương trọn gói không có chế độ nghỉ phép nên không chấp nhận thanh toán tiền nghỉ phép. Nếu pháp luật quy định ông Phúc được nghỉ phép thì Bệnh viện chấp nhận thanh toán tiền nghỉ phép theo quy định

pdf171 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh, nâng cao thu nhập hơn nữa cho NLĐ từ chương trình cho vay Quỹ, cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp khả thi sau: Một là, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định v đối tượng được vay vốn, v qu n lý, phân phối vốn vay từ Quỹ, tránh tình trạng hiện nay Quỹ được phân bổ cho nhiều đầu mối như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam... Hai là, bổ sung thêm nguồn vốn vay, mức vay từ Quỹ cho các địa phương, cá nhân, tổ chức để tạo và gi i quyết việc làm ngày càng nhi u cho NL . Phát huy hiệu quả vốn vay từ Quỹ, ưu tiên đối với các dự án thu hút nhiều lao động tham gia, các dự án chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm tạo việc làm cho NLĐ. Ưu tiên các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình vay vốn từ Quỹ, các nơi có nhiều lao động thuộc dân tộc thiểu số, nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn bị thu hồi để tạo và giải quyết việc làm, nhằm bảo đảm quyền có việc làm của NLĐ. Ba là, tăng cường sự phối hợp giữa Ngân hàng chính sách xã hội với các cơ quan có thẩm quy n trong việc hướng dẫn vay vốn từ Quỹ v việc thực hiện các dự án. Các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sâu rộng đến người dân, để họ biết và hiểu quy trình vay vốn từ Quỹ, nắm rõ thực trạng, nhu cầu việc làm, trên cơ sở đó lập kế hoạch tạo và giải quyết việc làm cho NLĐ. Tạo điều kiện cho NLĐ được vay vốn, đặc biệt là các đối tượng chính sách, lao động vùng tái định cư, khu vực giải phóng mặt bằng, vùng khó khăn, dân tộc thiểu số, và sử dụng đồng vốn hiệu quả trong giải quyết việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo cũng như bảo vệ, bảo đảm và duy trì quyền có việc làm của NLĐ. 143 4.2.3.2. ẩy mạnh công tác dạy ngh gắn với gi i quyết việc làm cho người lao động Dạy nghề với mục tiêu là đào tạo ra nguồn nhân lực có sức khỏe, có ý thức kỷ luật, có trình độ kỹ thuật cao, tác phong làm việc công nghiệp để sau khi được học nghề có thể tự tìm kiếm việc làm, bảo đảm thu nhập và quyền có việc làm của mình. Có thể nói rằng, sau 5 năm thực hiện chiến lược dạy nghề (2011 - 2015), công tác này đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Tuy nhiên, công tác dạy nghề trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, yếu kém trong việc phát triển chương trình, giáo trình, xây dựng khung trình độ quốc gia, trang bị cơ sở vật chất và thiết bị cho việc dạy nghề, kiểm định chất lượng dạy nghề, hợp tác quốc tế... Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, yếu kém này là do việc chậm ban hành quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề đến năm 2020. Việc phân bổ mạng lưới cơ sở dạy nghề cũng chưa hợp lý, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý dạy nghề còn yếu và chưa chuyên nghiệp, đội ngũ giáo viên dạy nghề tuy tăng về số lượng nhưng về kỹ năng nghề chưa đạt chỉ tiêu. Trong khi đó, chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2016-2020 của nước ta sẽ hướng đến tập trung đào tạo các ngành nghề trọng điểm đạt trình độ của các nước ASEAN và thế giới nhằm tạo sự đột phá về chất lượng nghề nghiệp và nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 63% vào năm 2020. Vì vậy, để đạt được mục tiêu trên, cần phải tập trung thực hiện các giải pháp sau: Một là, tăng cường và đổi mới công tác qu n lý nhà nước v dạy ngh . Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy nghề, học nghề, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp, quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, tư vấn về học nghề, tạo và giải quyết việc làm cho NLĐ. Điều tra, khảo sát, định hướng xây dựng kế hoạch đào tạo nghề sát với kế hoạch phát triển kinh tế của từng địa phương, từng vùng. Gắn việc đào tạo nghề với việc xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ về “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, nhằm đẩy mạnh việc đào tạo nghề, góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế của cả nước và từng địa phương. Gắn đào tạo nghề với các doanh nghiệp thông qua việc doanh nghiệp cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm, số lượng cần tuyển, chế độ đối với NLĐ cho các cơ sở đào tạo nghề để công tác này đạt hiệu quả cao trong tạo và giải quyết việc làm nhằm bảo đảm quyền có việc làm của NLĐ. Hai là, tiến hành rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo ngh trong c nước nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo NLĐ kỹ thuật cao về trình độ 144 nghề cho NLĐ phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của cả nước và từng địa phương. Ba là, nâng cao chất lượng đào tạo ngh thông qua việc phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ qu n lý dạy ngh theo hướng chuẩn hóa về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề cho đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp quốc gia. Chuẩn hóa chương trình, giáo trình, khung trình độ quốc gia về đào tạo nghề theo quy định của Luật Việc làm. Đối với các nghề trọng điểm quốc gia cần sớm xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề trên cơ sở chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Đối với các nghề cấp độ khu vực và quốc tế, cần nghiên cứu để tiếp nhận và sử dụng chương trình, giáo trình dạy nghề của các nước thành công trong phát triển dạy nghề ở khu vực ASEAN, quốc tế phù hợp với TTLĐ trong nước và quốc tế. Tham gia hợp tác với các nước trong cộng đồng ASEAN để tiến tới công nhận kỹ năng nghề cho NLĐ giữa các nước trong khu vực và quốc tế. 4.2.3.3. Nâng cao hiệu qu hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng trong những năm qua đã và đang được mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, là một trong những biện pháp không chỉ góp phần xoá đói, giảm nghèo, mà còn tạo và giải quyết việc làm nhằm bảo đảm quyền có việc làm cho NLĐ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động XKLĐ ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Các doanh nghiệp có chức năng tuyển dụng lao động xuất khẩu tuy nhiều nhưng quy mô còn nhỏ, hoạt động không chuyên nghiệp, kém hiệu quả. Chất lượng lao động xuất khẩu của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của TTLĐ thế giới, nhất là ngành nghề có thu nhập cao. Đặc biệt, hành vi lừa đảo đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ngày càng gia tăng gây ra nhiều bất ổn cho xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của NLĐ. Trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm và ý thức kỷ luật của lao động xuất khẩu còn kém, tỷ lệ lao động qua đào tạo của nước ta hiện nay còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông. Tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp đang ở mức cao tại một số quốc gia như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản...Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực XKLĐ còn nhiều hạn chế, bất cập. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ trong thời gian tới, theo tác giả cần tập trung triển khai đồng bộ một số giải pháp sau: 145 Một là, tăng cường công tác qu n lý nhà nước v XKL . Nhà nước sớm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định của PLLĐ về XKLĐ. Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp XKLD để đẩy mạnh hoạt động đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Lựa chọn những doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, uy tín thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo lao động xuất khẩu nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm trong XKLĐ gây thiệt hại cho NLĐ. Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động phải thường xuyên nghiên cứu, khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động của các quốc gia thông qua cơ quan Đại diện ngoại giao của Việt Nam ở các nước nhằm thúc đẩy và mở rộng thị trường XKLĐ. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ nhằm chấn chỉnh và ngăn chặn hành vi phạm, đồng thời phải xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm của các doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động này. Tăng cường và xiết chặt quản lý lao động ở nước ngoài. Hai là, đẩy mạnh hoạt động tuyên truy n, phổ biến chủ trương, đường lối của ng, chính sách, pháp lu t của Nhà nước liên quan đến hoạt động XKL , như chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy trình về XKLĐ. Tạo điều kiện cho NLĐ, nhất là người nghèo, người dân tộc thiểu số được vay vốn học nghề để tham gia TTLĐ ngoài nước thông qua Quỹ quốc gia về việc làm nhằm nâng cao thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và bảo đảm quyền có việc làm cho NLĐ. Ba là, nâng cao chất lượng lao động trước khi đưa NL đi làm việc ở nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp có chức năng tuyển dụng lao động xuất khẩu cần tăng cường công tác đào tạo nghề, ngoại ngữ cho NLĐ, đặc biệt chú trọng việc đào tạo kỹ năng nghề, kỷ luật lao động, tác phong làm việc nhằm cung cấp nguồn nhân lực lao động có trình độ tay nghề, ngoại ngữ...đáp ứng yêu cầu TTLĐ quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập cộng đồng ASEAN và ký kết TPP. 4.2.3.2. Nâng cao hiệu qu hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm Trung tâm DVVL giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối cung - cầu lao động, là một trong các biện pháp để triển khai thực hiện các chính sách TTLĐ, giúp NLĐ nhanh chóng tìm kiếm được việc làm nhằm đảm bảo quyền có việc làm cho họ. Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động của các Trung tâm DVVL đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật và cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống Trung tâm chưa được thống nhất. Theo Cục Việc làm của Bộ 146 LĐTB&XH, các Trung tâm DVVL hiện nay được tổ chức theo đơn vị hành chính do UBND cấp tỉnh và các tổ chức đoàn thể trực tiếp quản lý, dẫn đến chất lượng hoạt động của các Trung tâm phụ thuộc vào sự quan tâm của các địa phương và tổ chức đoàn thể. Vì vậy, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm gặp nhiều khó khăn bởi mỗi địa phương, tổ chức lại có quy định, thủ tục riêng. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của các cán bộ trong việc tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin TTLĐ còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của NLĐ, yêu cầu của TTLĐ trong nước và quốc tế. Để khắc phục các tồn tại, yếu kém trên, ngày 28/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1833/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các Trung tâm DVVL giai đoạn 2016 - 2025 với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các Trung tâm DVVL trong cả nước. Bên cạnh đó, Quyết định cũng đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm, cụ thể: (i) Kiện toàn hệ thống các Trung tâm DVVL để chia sẻ thông tin, tăng cường kết nối cung - cầu lao động bảo đảm hỗ trợ tốt nhất NLĐ và NSDLĐ, tăng cơ hội việc làm cho NLĐ trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới. Hoàn thiện các quy định pháp luật về Trung tâm DVVL; các chính sách về tuyển dụng, sử dụng và điều kiện làm việc cho đội ngũ nhân lực làm công tác DVVL. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ của các Trung tâm DVVL theo quy định của pháp luật; sử dụng Quỹ BHTN để tổ chức thực hiện chính sách BHTN; (ii) Nhà nước đầu tư có trọng điểm các Trung DVVL, ưu tiên các tỉnh nghèo không tự cân đối ngân sách. Đồng thời huy động từ các nguồn thu khác để thực hiện đầu tư tập trung, đồng bộ đối với các Trung tâm DVVL theo quy định của pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin TTLĐ; (iii) Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực làm công tác DVVL nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của TTLĐ và hội nhập khu vực, thế giới. Chuẩn hóa đội ngũ nhân lực làm công tác DVVL thông qua việc thi để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; (iv) Gắn kết giữa các Trung tâm DVVL, NLĐ, NSDLĐ và các cơ sở đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm sự gắn kết giữa Trung tâm DVVL, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo thông qua việc thuê doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp và tăng cường chia sẻ thông tin TTLĐ nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển lao động, tìm kiếm việc làm, dự báo và đào tạo nguồn nhân lực của TTLĐ; (v) Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các quốc gia trong Hiệp 147 hội DVVL công thế giới mà Việt Nam là một thành viên. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức hoạt động DVVL nước ngoài để nâng cao chất lượng hoạt động DVVL, xây dựng một số Trung tâm DVVL phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 Xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện PLLĐ về việc bảo đảm quyền có việc làm của NLĐ trong điều kiện KTTT định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, PLLĐ về quyền có việc làm của NLĐ phải hoàn thiện các nội dung sau: 1. Hoàn thiện các quy định của PLLĐ về quyền có việc làm của NLĐ phải đặt trong mối liên hệ với việc hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến quyền con người nói chung để tạo sự thống nhất về mặt pháp lý nhằm bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người, quyền của NLĐ, nhất là quyền có việc làm của họ trên cơ sở thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về lao động, việc làm, cụ thể hóa các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013. 2. Hoàn thiện các quy định của PLLĐ về quyền có việc làm của NLĐ phải theo hướng đồng bộ, chặt chẽ hơn, cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của NLĐ, NSDLĐ, giúp cho NSDLĐ nhận thức đúng đắn và thực hiện nghĩa vụ của mình một cách hợp pháp đối với NLĐ nhằm bảo vệ, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy quyền có việc làm cho NLĐ. 3. Hoàn thiện các quy định của PLLĐ về quyền có việc làm của NLĐ phải theo hướng tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng PLLĐ của các quốc gia trên thế giới, các quốc gia thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN, TPP và nội luật hóa đầy đủ nội dung của các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. 4. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Quỹ quốc gia về việc làm, hoạt động XKLĐ, hoạt động của các Trung tâm DVVL và đẩy mạnh công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho NLĐ để bảo đảm, thúc đẩy quyền có việc làm của NLĐ. Đây là các giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo tính khả thi của PLLĐ về quyền có việc làm của NLĐ, từng bước nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay. 148 KẾT LUẬN Quyền có việc làm của NLĐ - một trong những quyền cơ bản của con người thuộc nhóm các quyền về kinh tế, văn hóa và xã hội. Quyền có việc làm không chỉ là vấn đề có ý nghĩa sinh tồn đối với NLĐ, mà còn là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Việc làm tồn tại trên tất cả các phương diện kinh tế - xã hội, chính trị - pháp lý, vừa là một vấn đề cấp bách trong từng năm, vừa là chiến lược lâu dài của mỗi quốc gia, vừa là vấn đề của toàn thế giới. Việc nghiên cứu đề tài “Quyền có việc làm của người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam” nhằm mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền của con người trong lao động, quyền làm việc, quyền có việc làm của NLĐ, PLLĐ về quyền có việc làm của NLĐ và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam, hướng tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, tăng cường hiệu quả việc áp dụng các quy định của PLLĐ về quyền có việc làm của NLĐ. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả rút ra những kết luận sau: 1. Quyền có việc làm của NLĐ là một trong những quyền cơ bản, quan trọng của con người được ghi nhận và bảo vệ bằng cả pháp luật quốc tế, Hiến pháp và PLLĐ của mỗi quốc gia. Là thành viên của UN và ILO, Việt Nam đã ghi nhận và nội luật hóa tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người, quyền của NLĐ, đặc biệt là quyền có việc làm trong Hiến pháp và các văn bản PLLĐ. Điều này đã tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền có việc làm của NLĐ, tạo lập môi trường an toàn cả về điều kiện lao động và đời sống vật chất cũng như tinh thần cho NLĐ. 2. Quyền có việc làm là quyền tự nhiên vốn có của con người, là một trong những quyền hết sức quan trọng của NLĐ. Vì vậy, trong bất cứ giai đoạn nào Nhà nước cần phải hoạch định, xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với chính sách lao động, việc làm; xây dựng tạo lập các công cụ hỗ trợ NLĐ tự tạo việc làm, bảo đảm bình đẳng trong tạo và giải quyết việc làm nhằm bảo đảm quyền có việc làm cho mọi người đến tuổi lao lao động và có khả năng lao động. Phải sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện PLLĐ để điều chỉnh các QHLĐ giữa NSDLĐ với NLĐ nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền có việc làm của NLĐ. Các quy định của PLLĐ về quyền có việc làm của NLĐ luôn tồn tại cùng với quá trình Nhà nước quản lý lao động việc làm, gắn với tư duy, quan điểm chính trị của từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Những quy định về việc làm, quyền làm việc và quyền có việc làm của NLĐ luôn giữ một vị trí 149 quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước ta, là nguồn lực để thúc đẩy sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3. Thực tiễn thực hiện PLLĐ về quyền có việc làm của NLĐ trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập ảnh hưởng lớn đến quyền lợi chính đáng của NLĐ. Trong đó, các quy định về trách nhiệm của NSDLĐ, của Công đoàn còn chưa được đầy đủ, thiếu chặt chẽ, đặc biệt là những quy định trách nhiệm của NSDLĐ trong việc giao kết, thực hiện và chấm dứt HĐLĐ với NLĐ, về vai trò của Công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ thông qua TLTT, đối thoại tại nơi làm việc...còn nhiều bất cập, hạn chế. Lợi dụng những hạn chế này, NSDLĐ thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của NLĐ, đồng thời gây khó khăn cho việc bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền có việc làm của NLĐ. 4. Luận án đã phân tích, so sánh, đánh giá một số nội dung của BLLĐ năm 2012 về việc bảo đảm quyền có việc làm của NLĐ. Từ đó đưa ra kiến nghị về một số giải pháp khả thi để tiếp tục hoàn thiện các quy định về quyền có việc làm của NLĐ trong thời gian tới, nhằm bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền có việc làm cho NLĐ phù hợp với TTLĐ trong nước và quốc tế. 5. Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và tổ chức triển khai thực hiện các quy định của PLLĐ về quyền có việc làm của NLĐ ở nước ta một cách hợp lý, khoa học sẽ góp phần ngày càng tạo và giải quyết việc làm nhằm bảo đảm tốt nhất quyền cơ bản của NLĐ, đặc biệt là quyền có việc làm. Đồng thời, tạo lập được hành lang pháp lý bình đẳng giữa NLĐ và NSDLĐ, thúc đẩy QHLĐ, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, bảo đảm việc làm ổn định, bền vững cho NLĐ. Kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của Luận án giúp hoàn thiện pháp luật, đổi mới và nâng cao hiệu quả việc thực hiện PLLĐ về quyền có việc làm của NLĐ ở Việt Nam trong thời gian tới, góp phần cụ thể hóa quan điểm, tư tưởng tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực lao động việc làm nói riêng và tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung đã được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013. 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền có việc làm của người lao động, Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 04 (08)/2015. 2. Quyền có việc làm của người lao động - Tiếp cận dưới góc độ quyền con người, Tạp chí Kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, số 23 tháng 12/2015. 3. Hoàn thiện pháp luật về quyền có việc làm của người lao động ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 12 (285) năm 2015. 4. Tổ chức giới thiệu việc làm và vai trò của Tổ chức giới thiệu việc làm trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 9/2009. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Anh Chi, Việt Nam có số NKT cao trong khu vực Châu Á - Thái ình Dương, Nguồn www.nhandan.com.vn, ngày 03/12/2014. 2. Bảo Nguyên, Nhân ngày NKT Việt Nam 18/4: Việc làm cho NKT, Nguồn Báo Thanh niên, ngày 18/4/2014. 3. Bộ Công thương, Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam, Nguồn Cục Xúc tiến Thương mại, ngày 02/12/2014. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, áo cáo đi u tra lao động việc làm năm 2013, Nguồn Tổng cục Thống kê, Hà Nội 2014. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Nguồn Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ngày 27/01/2016. 6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1995), Một số tài liệu pháp lu t lao động nước ngoài, Văn phòng an soạn th o ộ lu t Lao động, Hà Nội năm 1995. 7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Những thành tựu nổi b t trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội giai đoạn 2011 - 2015, ngày 12/12/2015. 8. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính (2007), Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT- L T XH- TC, ngày 04/9/2007 quy định cụ thể v ti n môi giới và ti n dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 9. Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, áo cáo đánh giá tác động Dự th o Lu t Việc làm, Nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. 10. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, áo cáo tổng kết thi hành pháp lu t v việc làm, Nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ngày 06/07/2012. 11. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng kết Chương trình việc làm và dạy ngh giai đoạn 2012 - 2015, Nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ngày 18/9/2015. 12. Bộ luật Lao động của Philippines (1974). 13. Bộ luật Lao động Malaysia 1995. 152 14. Bùi Anh Tuấn (1999), Lu n án tiến sĩ kinh tế Tạo việc làm cho người lao động qua vốn đầu tư qua vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 1999. 15. Châu Hảo, Vấn đ lao động trẻ em và biện pháp phòng ngừa, Nguồn Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tiền Giang, ngày 04/9/2015. 16. Chính phủ (2007), Nghị định số 126/2007/N -CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số đi u của Lu t Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 17. Chính phủ (2011), Thực tiễn 15 năm thi hành ộ lu t Lao động kết qu đạt được và những vấn đ đặt ra, Đặc san tuyên truyền pháp luật số 11/2011. 18. Chính phủ (2013), Nghị định số 196/2013/N -CP, ngày 21/11/2013 quy định thành l p và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm. 19. Chính phủ (2014 ), Nghị định số 03/2014/N -CP ngày 16/01/2014 quy định chi tiết thi hành một số đi u của ộ lu t Lao động năm 2012 v việc làm. 20. Chính phủ (2015), Nghị định số 05/2015/N -CP ngày 12/01/2015 ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của ộ lu t Lao động. 21. Công Nghĩa, Nhân Ngày NKT Việt Nam 18/4: Khát vọng được làm việc, Nguồn Báo Đồng Nai, ngày 16/4/2015. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 41/CT- TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện ại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam, áo cáo của an Chấp hành Trung ương ng khóa X v tình hình kinh tế -xã hội 5 năm 2006 - 2010 26. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016. 27. Đạo luật Bảo hộ lao động của Vương quốc Thái Lan năm 1998. 153 28. Đạt Đỗ, án hỗ trợ đào tạo việc làm cho phụ nữ: òn bẩy phát triển kinh tế, Nguồn laodongthudo.vn, ngày 30/7/2015. 29. Đình Nam, ào tạo ngh nông thôn ph i chi tiết, cụ thể, Nguồn Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, ngày 23/4/2015. 30. Đinh Trọng Vân, Kinh nghiệm sử dụng lao động của Trung Quốc, Nguồn voer.edu.vn. 31. Đỗ Tuấn Hanh, Hội nghị tổng kết 06 năm triển khai án “Hỗ trợ thanh niên học ngh và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015” ( án 103), Nguồn Website Trung ương Đoàn, ngày 20/01/2015. 32. Hải Châu, 60 doanh nghiệp may vi phạm v số giờ lao động, Nguồn Báo Công An nhân dân, ngày 17/10/2005. 33. Hiến chương về Quyền tự do của Canađa năm 1982. 34. Hiến pháp của Philippines (1935). 35. Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1988. 36. Hiếu Trung, Kinh nghiệp xuất khẩu lao động của Inđônêxia, Nguồn xuatkhaulaodong.vn, ngày 13/3/2013. 37. Hoàng Tuyết, Cần phát huy tối đa vai trò của công đoàn cơ sở, Nguồn Baotintuc.vn, ngày 27/6/2014. 38. Hội đồng Bộ Trưởng (1991), Nghị định số 370/H T ngày 09/11/1991, Quy chế v đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. 39. Hồng Hạnh, áo động tình trạng lạm dụng lao động trẻ em, Nguồn Báo Công an Nghệ An, ngày 15/11/2014. 40. Hùng Lê, Thu hút vốn FDI năm 2014 nhi u hơn ước tính, Nguồn Thời báo Kinh tế Sài Gòn online, ngày 14/3/2015. 41. Hướng dẫn về luật Lao động của Hoa Kỳ 42. Huy Hiệp, Chiến lược thu hút FDI mới của Thái Lan, Nguồn Baotintuc.vn, ngày 15/9/2014. 43. ILO (1964), Công ước số 122 về Chính sách việc làm. 44. ILO (1973), Công ước số 138, Công ước về Tuổi tối thiểu được đi làm việc. 45. ILO (1988), Công ước số 168 về Xúc tiến việc làm và bảo vệ chống lại thất nghiệp. 154 46. ILO (1999), Công ước số 182, Công ước Nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999. 47. ILO (2004), các Công ước và khuyến nghị chủ yếu của Tổ chức Lao độngQuốc tế, Nxb. Lao động - Xã hội, 2004. 48. Khoa Luật Đại Học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý lu n và pháp lu t v Quy n con người, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội. 49. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế v các quy n kinh tế, văn hóa và xã hội, Nxb. Hồng Đức. 50. La Hoàn, Thực trạng b o hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay và gi i pháp đi u hành, Nguồn Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 51. Lê Bảo, Chiến lược việc làm 2011- 2020: m b o tăng thu nh p công bằng, Nguồn www.baomoi.com, ngày 01/02/2012. 52. Lê Thanh Hà, Công đoàn cơ sở b o vệ quy n, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, Nguồn Tạp chí Cộng sản, ngày 23/11/2012. 53. Lê Thị Hoài Thu (2013), o đ m quy n con người trong pháp lu t lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2013. 54. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người. 55. Liên hợp quốc (1965), Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc. 56. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự. 57. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội. 58. Liên hợp quốc (1969), Tuyên bố về phát triển và tiến bộ xã hội. 59. Liên hợp quốc (1979), Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. 60. Luật các Tiêu chuẩn Lao động của Hàn Quốc (1953) được sửa đổi bổ sung bằng luật số 4220 năm 1990, 1997. 61. Luật hợp đồng lao động của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa, Được phê chuẩn tại Hội nghị lần thứ 28 phiên họp thứ 10 của Uỷ ban Thường vụ 155 Quốc vụ viện ngày 29/6/2007, Tài liệu nghiên cứu soạn thảo BLLĐ , Vụ pháp chế, Bộ LĐTB&XH Việt Nam tháng 01/2009. 62. Luật Khuyến trợ việc làm của Trung quốc thông qua tại kỳ họp thứ 29 của Uỷ ban thường vụ, Quốc vụ viện, ngày 30/8/2007. 63. Luật Lao động của Lào (2007). 64. Luật Nhân lực của Inđônêxia (2003). 65. Luật Tiêu chuẩn lao động của Nhật Bản (1976), Bản dịch của Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2010. 66. Luật Việc làm Singgapore (2008). 67. Luatduonggia.vn 68. Mạc Văn Tiến, Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, Nguồn Cổng thông tin Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cập nhật ngày 22/11/2014. 69. Minh Trung, FDI tiếp tục ghi điểm trong năm 2014, Trích Thông tin Tài chính số 2 kỳ 2 tháng 01/2015. 70. Năm 2016: ặt mục tiêu gi i quyết việc làm cho 1,6 triệu người, Nguồn Baomoi.com, ngày 25/12/2015. 71. Ngân Anh, Gần 116 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, Nguồn www.nhandan.com.vn, ngày 28/01/2016. 72. Nguyễn Đức Minh, Quan điểm của ng Cộng s n Việt Nam v quy n con người trong lĩnh vực kinh tế, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011. 73. Nguyễn Hoàng Mỹ Linh (2009), Chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật - Thực trạng và một số kiến nghị, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội. 74. Nguyễn Hữu Chí (2003), Pháp lu t hợp đồng lao động Việt Nam thực trạng và phát triển, Nxb Lao động - xã hội năm 2003. 75. Nguyễn Thị Việt Hương (2011), Các đi u kiện b o đ m quy n kinh tế, Những vấn đ lý lu n và thực tiễn của nhóm quy n kinh tế, văn hóa và xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 2011 76. Nguyễn Thúy Hà, Chính sách việc làm - Thực trạng và gi i pháp, Trung tâm Nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp, 2013. 156 77. Nguyễn Văn Ngọc (biên soạn), Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2006. 78. Phạm Thị Vân Anh, Thêm nhiều chính sách đổi mới đối với lao động dôi dư, Nguồn Tạp chí Tổ chức Nhà nước, ngày 08/9/2015. 79. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. 80. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. 81. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 82. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sửa đổi, bổ sung năm 2001. 83. Quốc hội (2013) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 84. Quốc hội (1994), ộ lu t Lao động và Lu t sửa đổi, bổ sung một số đi u của ộ lu t Lao động số 35/2002/QH10; Lu t sửa đổi, bổ sung một số đi u của ộ lu t Lao động số 74/2006/QH11; Lu t sửa đổi, bổ sung một số đi u của ộ lu t Lao động số 84/2007/QH11. 85. Quốc hội (2012) Bộ luật Lao động 86. Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội. 87. Quốc hội (2006), Luật Dạy nghề. 88. Quốc hội (2006), Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 89. Quốc hội (2010) Luật Người Khuyết tật. 90. Quốc hội (2012), Luật Công đoàn. 91. Thanh Hằng, Thực hiện chính sách đối với lao động nữ còn nhi u bất c p, Nguồn Báo Quảng Ninh, ngày 25/11/2015. 92. Thanh Hoài, Lao động Việt Nam bỏ trốn ở nước ngoài và những hệ lụy, Nguồn Báo điện tử Hà Tĩnh, ngày 31/10/2014. 93. Thanh tra Chính phủ, Thông báo kết lu n thanh tra việc thực hiện Chương rình mục tiêu quốc gia v việc làm đến năm 2010 theo Quyết định số 101/2007/Q - TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 10/9/2014. 94. Thu Cúc, Năm 2014: Xuất khẩu lao động đạt k lục, Nguồn Baodientu.chinhphu.vn, ngày 03/01/2015. 157 95. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 71/2005/Q-TTg ngày 05/4/2005 quy định về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm. 96. Tiểu Tân, Quấy rối tình dục nơi làm việc: Bao giờ dứt? Nguồn Báo Sài gòn Giải phóng, ngày 11/6/2015. 97. Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015. 98. Trần Sĩ Vỹ (2014), Đặc san tuyên truyền pháp luật lao động, Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của pháp luật lao động Việt Nam hiện nay. 99. Trần Thị Thu (2002), Luận án tiến sĩ kinh tế, Tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, 2002. 100. Trần Thị Thúy Lâm (2013), o đ m quy n con người trong pháp lu t lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 101. Trần Tố Hảo, Xây dựng đội ngũ công nhân lao động trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nguồn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 15/10/2015. 102. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội tháng 8/1999. 103. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, TS Lưu Bình Nhưỡng (chủ biên), Nxb. Công an nhân dân ngày 05/12/2013. 104. Trương Lê Mỹ Ngọc, Giải pháp ngăn chặn tình trạng lao động xuất khẩu bỏ trốn, Nguồn Tạp chí Lao động và Xã hội, ngày 13/3/2015. 105. Tuấn Kiệt, Bảo đảm quyền lợi người lao động, Nguồn Báo Hà Nội mới online, cập nhật ngày 10/3/2012. 106. Ưu đãi thuế nếu tuyển 30 % lao động khuyết t t chưa thu hút doanh nghiệp, Nguồn Báo Nhân dân online, ngày 25/11/2011. 107. Văn Thương, Khó qu n lý lao động chưa thành niên: “Ăn bớt thời gian làm việc”, Nguồn Báo Kinh tế nông thôn, ngày 16/4/2012. 108. Việt Nam luôn nhất quán b o đ m quy n của người lao động, Nguồn vovworld@vov.org.vn, ngày 19/11/2014. 109. VnEconomy, Nhức nhối nạn lạm dụng lao động trẻ em, Nguồn Báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 13/2/2008. 158 110. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Quy n con người tiếp c n đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2009. 111. Vũ Đức Đam, ổi mới toàn diện dạy ngh , đ m b o an sinh xã hội, Nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ngày 16/3/2015. 112. Xuân Lũng, án Hỗ trợ phụ nữ học ngh , tạo việc làm giai đoạn 2010-2015: Những kết qu đáng ghi nh n, Nguồn Tạp chí Gia đình và Trẻ em, ngày 31/10/2015. 113. Xuất khẩu lao động qua 6 năm thực hiện Lu t: Còn nhi u vướng mắc, Nguồn Tạp chí Gia đình và Trẻ em,ngày 25/12/2014. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 114. ILO (1988), current Internaitional Recommendations on Labour Staistics, 1988 Edition, ILO, Geneva. 115. International Labour Organization, Bureau of Lybrary and Ingormation Service, ILO Thesaurus 2005, Nguồn Thesaurus/eiglish. 116. United Nations, OHCHR, Freequently Asked Questions on a Human Rights- based Approach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006. 159 PHỤ LỤC 1 Quyết định xét xử phúc thẩm số 1861/2011/QĐPT-LĐ ngày 17/10/2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên đơn: Ông Lê Văn Nở Bị đơn: Công ty liên doanh Ánh Kim Tóm tắn nội dung vụ việc: Ngày 10/9/2009 bị đơn tự ý cho nguyên đơn thôi việc mà không đưa ra được lý do chính đáng. Khi ông Lê Văn Nở đang trực tại cơ quan thì Công ty liên doanh Ánh Kim triệu họp tổ bảo vệ và thông báo do công ty Suối tiên ở Bình dương đã đổi bảo vệ chuyên nghiệp nên công ty cho các tổ bảo vệ nghỉ việc và thay bằng tổ bảo vệ khác. Bản thân ông Nở cho biết trong quá trình công tác ông không vi phạm nội quy, quy định của công ty. Ông Nở cũng cho biết, sau khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, phía bị đơn vẫn chưa thanh toán tiền lương cho ông. Ông Nở có làm đơn đề nghị bên công ty xem xét bố trí ông vào làm việc tại bộ phận sản xuất với lý do gia đình ông quá khó khăn, mẹ ông bị bệnh nặng nằm liệt giường nhưng công ty không đồng ý, công ty có hứa sẽ đưa ông lên Bình Dương làm bảo vệ nhưng lại không ra quyết định. Ông Nở bị mất việc làm, ông yêu cầu TAND buộc công ty phải bồi thường cho ông số tiền là: 23 tháng 23 ngày x 1.300.000 đồng = 30.896.000 đồng và 02 tháng tiền lương. Tổng số tiền ông đòi bồi thường là 33.496.000 đồng (tính từ ngày 10/9/2009 đến ngày TAND xét xử). Phía Công ty trình bày: Công ty đã tuyển dụng ông Nở vào làm bảo vệ từ tháng 10/2008 và ký HĐLĐ không xác định thời hạn với mức lương là 1 triệu đồng/tháng. Do bộ phận bảo vệ không hoàn thành nhiệm vụ đã 03 lần công ty bị mất tài sản nên công ty giải tán bộ phận bảo vệ và thuê bảo vệ chuyên nghiệp. Một số bảo vệ đã làm đơn xin nghỉ việc và hưởng trợ cấp. Riêng ông Nở có nguyện vọng xin làm bảo vệ tại kho hàng ở Bình Dương thuộc Công ty TNHH Suối Tiên. Đây là công ty riêng của bà Huỳnh Thị Bích Hồng - Tổng Giám đốc Công ty liên doanh Ánh Kim. Công ty Suối tiên đã đồng ý nhận ông Nở vào làm việc nhưng ông Nở không có mặt mà yêu cầu công ty bố trí vào bộ phận sản xuất. Công ty trả lời không chấp nhận vì ông Nở không có chuyên môn, tay nghề. Công ty chuyển ông sang chăm sóc cây cảnh nhưng ông cũng không đồng ý và làm đơn khởi kiện ra tòa. Nay 160 công ty chỉ chi trả tiền bồi thường cho ông Nở 45 ngày lương do công ty không thông báo chấm dứt HĐLĐ theo quy định của PLLĐ, cụ thể: 1,5 tháng x 1.300.000 đồng = 1.950.000 đồng (Một triệu chín trăm năm mươi ngàn đồng). Tại bản án lao động số 07/2011/LĐ-ST ngày 03/8/2011 của TAND quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định: Căn cứ vào các điều 26, 27, 37, 38 và Điều 41 BLLĐ: buộc Công ty Liên doanh Ánh Kim phải có trách nhiệm bồi thường cho ông Lê Văn Nở tiền lương và phụ cấp lương trong những ngày ông Nở không có việc làm, cộng với 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương, tổng số tiền công ty phải bồi thường cho ông Nở là 33.496.000 đồng (Ba mươi ba triệu bốn trăm chín mươi sáu ngàn đồng). Việc bồi thường phải thực hiện tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Tại phiên tòa phúc thẩm của TAND thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Liên doanh Ánh Kim đã xuất trình cho Hội đồng xét xử một số chứng cứ chứng minh Công ty đã có văn bản gửi Công đoàn cấp trên xin giải tán bộ phận bảo vệ và đa có quyết định cho ông Nở thôi việc từ ngày 10/9/2009. Ngày 11/9/2009 Công ty có quyết định điều động ông Nở lên làm việc tại Bình Dương nhưng ông Nở không lên làm việc. Trước tòa, ông Nở không công nhận chứng cứ mà Công ty đưa ra, ông không nhận được quyết định cho thôi việc cũng như quyết định điều động ông lên Bình Dương làm việc. Ông nói, nếu Công ty điều động ông lên Bình Dương làm việc thì ông sẽ đi, nhưng Công ty không giao quyết định và không thông báo cho ông biết địa chỉ của Công ty trên Bình Dương. Vì vậy, ông đề nghị TAND thành phố Hồ Chí Minh xử giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND quận Thủ Đức. 161 PHỤ LỤC 2 Quyết định xét xử phúc thẩm số 01/2012/ LĐ-PT ngày 30/5/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Nguyên đơn: Ông Dương Quang Phúc Bị đơn: Bệnh viện tư nhân An Hòa Phát Tóm tắn nội dung vụ việc: Bệnh viện tư nhân An Hòa Phát do ông Tạ Quang Hùng làm Giám đốc đã ký HĐLĐ số 36-VP/DN (xác định thời hạn 36 tháng) với ông Dương Quang Phúc từ ngày 28/7/2009, ông Phúc giữ chức vụ Giám đốc bệnh viện, hưởng mức lương là 120.000.000 đồng/tháng và bắt đầu làm việc từ ngày 01/8/2009. Ngày 14/02/2010 ông Hùng bị tai nạn không thể điều hành bệnh viện được nên ngày 22/02/2010 gia đình ông Hùng họp và thống nhất giao cho ông Phúc quản lý, điều hành bệnh viện. Ông Phúc cho biết, trong quá trình làm việc Bệnh viện không thanh toán tiền lương hàng tháng theo quy định cho ông. Ngày 09/3/2010 và ngày 26/3/2010 ông Phúc đã hai lần làm đơn yêu cầu Bệnh viện thanh toán tiền lương nhưng bệnh viện vẫn nợ lương. Ngày 06/5/2010, bà Nguyễn Thị Kim Hoa là vợ ông Hùng ký thay giám đốc ra thông báo chấm dứt HĐLĐ với ông Phúc. Ngày 06/5/2020 ông Tạ Quang Tượng em trai ông Hùng thừa lệnh ông Hùng thông báo yêu cầu ông Phúc bàn giao. Ngày 09/6/2010 ông Phúc có văn bản gửi Bệnh viện chưa có quyết định chấm dứt HĐLĐ chính thức có giá trị pháp lý nên ông vẫn tiếp tục làm việc theo HĐLĐ đã ký với ông Hùng. Ngày 10/6/2010 bà Hoa quyền Giám đốc ký quyết định số 17/QĐ-DN chấm dứt HĐLĐ với ông Phúc kể từ ngày 05/6/2010. Ngày 10/6/2010 ông Phúc phải nghỉ việc (thông báo và quyết định không nêu lý do chấm dứt HĐLĐ). Ông Phúc làm đơn yêu cầu TAND thành phố Hà Tĩnh hủy quyết định số 17 và không muốn trở lại làm việc; thanh toán tiền lương từ ngày 01/8/2009 đến ngày 09/6/2010 là 10 tháng 9 ngày x 120.000.000/tháng = 1.236.000.000 đồng; thanh toán tiền lương những ngày không được làm việc từ ngày 10/6/2010 đến này 15/4/2011 là 10 tháng 5 ngày x 120.000.000/tháng = 1.220.000.000 đồng; bồi thường 2 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật 120.000.000/tháng x 2 tháng = 240.000.000 đồng; bồi thường 2 ngày lương do vi phạm thời gian báo trước là 162 4.000.000 đồng x 2 ngày = 8.000.000 đồng; thanh toán tiền nghỉ phép tương ứng với 10 tháng 9 ngày làm việc là 10 ngày x 4.000.000/ngày x 300% = 120.000.000 đồng. Ông Phúc đã ứng trước số tiền là 391.841.000 đồng. Vì vậy, Bệnh viện phải bồi thường cho ông Phúc số tiền là 2.432.159.000 đồng. Bệnh viện tư nhân An Hòa Phát thừa nhận có ký HĐLĐ số 36-VP/DN ngày 28/7/2009. Đây là hợp đồng được ký kết theo yêu cầu của ông Phúc để ông trình với vợ con có lương cao để cho ông về Hà Tĩnh làm việc. Mức lương chính thức theo thỏa thuận giữa ông Hùng và ông Phúc là 50.000.000 đồng (Theo quyết định số 02/QĐ-DN ngày 28/7/2009). Trong quyết định này do đánh thiếu chữ A nên chính ông Phúc đã viết bằng tay chữ Quang Phúc. Khi ông Hùng bị tai nạn không điểu hành được công việc nhưng ông Phúc đã có những việc làm gây ảnh hưởng, mất uy tín của doanh nghiệp như đưa người vào kiểm toán, tự sắp xếp trả lương cho một số người. Ông Phúc bị bệnh đau đầu, uống thuốc có chất gây nghiện, bị tay run. Tư vấn cho Bệnh viện tuyển NLĐ trả lương quá cao, mua máy móc quá hiện đại hàng chục tỷ đồng không phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp phải vay ngân hàng số tiền quá lớn. Khi được Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề, không nộp để làm thủ tục thẩm định thành lập Bệnh viện. Bệnh viện rơi vào tình trạng bất khả kháng nên việc chấm dứt HĐLĐ là đúng pháp luật theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 38 BLLĐ. Vì vậy, chỉ chấp nhận thanh toán cho ông Phúc các khoản sau: Tiền lương từ ngày 01/8/2009 đến ngày 10/6/2010 là 10 tháng 09 ngày x 50.000.000 đồng/tháng = 515.000.000 đồng (trừ đi số tiền ông Phúc đã tạm ứng trước là 419.688.000 đồng); chấp nhận yêu cầu tính lãi chậm của ông Phúc nếu pháp luật có quy định; trợ cấp ½ tháng lương theo quy định tại khoản 2 Điều 42 BLLĐ là 25.000.000 đồng; số tiền chênh lệch 12.170.000 đồng đề nghị Tòa án xem xét; làm việc 30 ngày trả lương trọn gói không có chế độ nghỉ phép nên không chấp nhận thanh toán tiền nghỉ phép. Nếu pháp luật quy định ông Phúc được nghỉ phép thì Bệnh viện chấp nhận thanh toán tiền nghỉ phép theo quy định. Tại bản án sơ thẩm số 01/2011/LĐ-ST ngày 22/7/2011 của TAND thành phố Hà Tĩnh quyết định: Áp dụng khoản 3 điều 36; điểm d, khoản 2, khoản 3 điều 38, điều 55, điều 59; khoản 1 điều 41; khoản 3 điều 76, khoản 2 điều 77 BLLĐ; khoản 2 điều 12 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/200, điểm b tiểu mục 1 mục III 163 Thông tư số 21/2003; khoản 2, điều 10, điều 11 Nghị định 109/2001/NĐ-CP ngày 27/12/2002 tuyên xử: Hủy quyết định số 17/QĐ-DN ngày 10/6/2010 của Bệnh viện An Hòa Phát về việc chấm dứt HĐLĐ đối với ông Phúc. Ghi nhận sự tự nguyện chấm dứt HĐLĐ số 36/VP-DN ngày 28/7/2009 giữa ông Phúc và ông Hùng kể từ ngày 22/7/2011. Buộc ông Hùng phải thanh toán tiền lương và bồi thường các khoản cho ông Phúc với tổng cộng: 2.344.159.000 đồng. Bác đơn yêu cầu của ông Phúc về vi phạm thời gian báo trước và yêu cầu 300% lương những ngày chưa được nghỉ phép. Bệnh viện tư nhân An Hòa Phát kháng cáo. Tại bản án số 01/2012/LĐ-PT ngày 30/5/2012 của TAND tỉnh Hã Tĩnh đã quyết định: áp dụng khoản 2 điều 275, 276 Bộ luật Tố tụng dân sự chấp nhận một phần kháng cáo của Bệnh viện tư nhân An Hòa Phát sửa bản án sơ thẩm. Áp dụng khoản 3 Điều 36, Điều 38, Điều 55, Điều 59, Điều 41, điều 77 BLLĐ, điều 31 điểm b khoản 1 điều 179 Bộ luật Tố tụng Dân sự, khoản 2 Điều 12 nghị định số 44/2003 ngày 09/5/2003 của Chính phủ tuyên: Quyết định số 17/QĐ-DN ngày 10/6/2010 của Bệnh viện An Hòa Phát là trái pháp luật và hủy quyết định nói trên. Chấp nhận sự tự nguyện chấm dứt HĐLĐ số 36/VP-DN ngày 28/7/2009 giữa ông Phúc và Bệnh viện tư nhân An Hòa Phát. Buộc Bệnh viện phải thanh toán cho ông Phúc các khoản sau: Tiền lương từ ngày 01/8/2009 đến ngày 10/6/2010 là 10 tháng 9 ngày x 120.000.000/tháng = 1.236.000.000 đồng; thanh toán tiền lương những ngày không được làm việc là 3 tháng 13 ngày x 120.000.000/tháng = 412.000.000 đồng; bồi thường 2 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật 120.000.000/tháng x 2 tháng = 240.000.000 đồng; thanh toán tiền nghỉ phép tương ứng với 10 tháng 9 ngày làm việc là 10 ngày x 4.000.000/ngày = 40.000.000 đồng. Ông Phúc đã ứng trước số tiền là 391.841.000 đồng. Như vậy, Bệnh viện phải bồi thường cho ông Phúc số tiền là 1.536.159.000 đồng. 164 PHỤ LỤC 3 Bản án sơ thẩm số 06/2011/LĐ-ST ngày 28/4/2011 của TAND quận 9 thành phố Hồ Chí Minh Nguyên đơn: Bà Trần Thị Thu Thảo Bị đơn: Công ty TNHH Doosol Việt Nam Tóm tắt nội dung vụ việc: Công ty Doosol Việt Nam ký HĐLĐ có xác định thời hạn từ ngày 20/6/2009 đến ngày 19/6/2010 với bà Trần Thị Thu Thảo giữ chức Trưởng phòng hành chính nhân sự, mức lương mà bà Thảo được hưởng là 2.000.000 đồng/tháng. Ngày 04/11/2009. Giám đốc Công ty Doosol Việt Nam ra quyết định kỷ luật với hình thức sa thải bà Thảo với lý do bà đã lợi dụng danh nghĩa của công ty để quấy nhiễu khách hàng. Bà Thảo khởi kiện ra tòa yêu cầu giải quyết. Bà Thảo cho biết khi Công ty chấm dứt HĐLĐ với bà, công ty vẫn còn nợ tiền lương tháng 10/2009 là 4.800.000 đồng. Ngoài ra, công ty chưa trả tiền bồi thường cho bà Thảo những tháng bà không được làm việc tính từ ngày 01/11/2009 đến ngày 19/6/2010 là 7 tháng 15 ngày, tức 7,5 tháng x 2.000.000 đồng = 15.000.000 đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm, bà Thảo yêu cầu Công ty Doosol Việt Nam hủy bỏ quyết định sa thải trái PLLĐ đối với bà vì trong thời gian sa thải bà Thảo đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Tại tòa bà Thảo cũng không yêu cầu Công ty Doosol Việt Nam nhận bà trở lại làm việc, nhưng bà yêu cầu công ty phải bồi thường khoản, cụ thể: 10 tháng tiền lương x 2.000.000 đồng = 20.000.000 đồng do thời gian giải quyết vụ việc bị kéo dài, công ty phải đóng tiền BHXH cho bà là 7,5 tháng do không được làm việc, tiền nghỉ ốm là 200.000 đồng, tiền lãi do chậm trả lương tháng 10/2009 là 4.800.000 đồng theo lãi xuất 1%/tháng và các khoản bồi thường khác theo quy định của PLLĐ. Công ty Doosol Việt Nam trình bày trước tòa việc công ty ra quyết định sa thải bà Thảo là do bà mắc phải những sai phạm sau: Bà Thảo có hành vi quấy nhiễu khách hàng là công ty Hải Long, buộc công ty này phải chi tiền hoa hồng đã vi phạm mục 63 Điều 9 nội quy lao động của Công ty; Yêu cầu nhà thầu bếp ăn của công ty nâng số tiền mỗi xuất ăn để nhận tiền chênh lệch nên đã vi phạm mục 32 Điều 9 của nội quy lao động của công ty; bà Thảo là trưởng phòng nhân sự nên có quyền nhận tiền BHXH 165 công công nhân và buộc công nhân phải chi lại cho bà một phần đã vi phạm mục 54 Điều 9 nội quy lao động của công ty; yêu cầu kế toán công ty nâng số lượng công nhân nghỉ việc để nhận tiền BHXH đã vi phạm mục 54 Điều 9 nội quy lao động của công ty; bà Thảo mang USB vào công ty để sao chép tài liệu đã vi phạm mục 55 Điều 9 nội quy lao động của công ty. Công ty không nhận được bất kỳ bảo sao khai sinh nào về con của bà Thảo, trước khi vào làm việc tại công ty, lý lịch của bà Thảo không khai có con nhỏ. Khi bà Thảo nghỉ việc thì hồ sơ của bà đã bị mất (chỉ mất một hồ sơ của bà Thảo). Trách nhiệm trong việc quản lý hồ sơ thuộc về Trưởng phòng nhân sự thời điểm đó chính là bà Thảo. Vì vậy, Công ty ra quyết định sa thải đối với bà Thảo là đúng quy định của PLLĐ vì những vi phạm nêu trên của bà Thảo. Tại bản án số 06/2011/LĐ-ST của TAND quận 9 thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên xử: Chấp nhận đơn yêu cầu của bà Thảo vì quyết định sa thải số 04 ngày 04/11/2009 của Công ty TNHH Doosol Việt Nam là trái pháp luật và buộc công ty phải bồi thường số tiền cho bà Thảo tổng cộng là 24/027.308 đồng. Sau đó Công ty TNHH Doosol Việt Nam đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm của TAND thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Doosol Việt Nam đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định việc bà Thảo bị xử lý kỷ luật với hình thức sa thải là đúng quy định của pháp luật do bà Nguyễn Thị Thu Thảo có nhiều vi phạm nội quy lao động của công ty trong quá trình làm việc, phía công ty và bà Thảo đã tự nguyện chấm dứt HĐLĐ. Việc bà Thảo có khai đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi nhưng công ty không hề biết, do đó, công ty ra quyết định sa thải bà Thảo là đúng pháp luật. Công ty đồng ý trả lương tháng 10/2009 cho bà Thảo theo mức lương đã thỏa thuận trong hợp đồng. Phía bà Trần Thị Thu Thảo yêu cầu TAND thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND quận 9. 166 PHỤ LỤC 4 Cuối năm 2009, trong báo cáo về tình hình thực hiện Đề án 31 (đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho NLĐ và NSDLĐ trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012), Ban điều hành Đề án, Bộ LĐTB&XH đã đưa ra một số kết quả khảo sát tại 7 tỉnh với sự tham gia của 700 công nhân như sau: chỉ có 6,5% số công nhân trong doanh nghiệp dân doanh và 5% số công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài biết rõ về Luật Công đoàn; tỷ lệ công nhân ở hai loại hình doanh nghiệp nói trên biết rõ BLLĐ cũng ở mức rất thấp, chỉ có 7,2% và 5,6%; Luật BHXH là 8,3% và 5%; Luật Bảo hiểm y tế là 10% và 9,1%. Đầu năm 2010, Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Đề án 31 nói trên của Ban điều hành Đề án đã chỉ rõ: “Nội dung tuyên truyền ở tất cả các loại hình doanh nghiệp còn có sự chênh lệch và chỉ mới tập trung vào một số nội dung có lợi NSDLĐ như HĐLĐ (trên 82% doanh nghiệp thực hiện việc nàyATVSLĐ (80,7%), tiền lương (80%) mà ít quan tâm đến các vấn đề liên quan đến quyền lợi thiết thân của NLĐ như TƯLĐTT, BHXH, BHTN, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, đình công và giải quyết tranh chấp lao động. Cuối năm 2011, Hội nghị sơ kết 3 năm (2009 - 2011) thực hiện tiểu đề án 3 thuộc Đề án 31 đưa ra nhận định: “khảo sát cho thấy, có từ 71 đến 83% công nhân lao động có biết về BLLĐ, Luật Công đoàn, Luật BHXH, Luật Bảo hiểm Y tế, nhưng trình độ hiểu biết chỉ ở mức “có biết”. Theo khảo sát của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Hà Nội năm 2012 cho thấy bản thân NLĐ còn thiếu tri thức về pháp luật và chưa có ý thức sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khoảng 22% NLĐ được khảo sát khẳng định họ chưa được phổ biến về những luật cơ bản liên quan đến quyền và lợi ích của họ; chỉ có 2,34% số NLĐ biết dùng tri thức pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích của mình khi xảy ra tranh chấp với NDSLĐ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquyen_co_viec_lam_cua_nguoi_lao_dong_theo_phap_luat_lao_dong_viet_nam_0383.pdf