Luận án Quyền giám sát của công dân ở Việt Nam hiện nay

Quyền giám sát có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và đã được thực tiễn chứng minh là một trong các quyền cơ bản của công dân. QGSCCD có vai trò rất quan trọng, không chỉ là phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả mà còn là phương thức thực hiện dân chủ của công dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. QGSCCD có nội hàm rộng (trong đó các quyền cơ bản như quyền theo dõi, xem xét, đánh giá việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của các chủ thể chịu sự giám sát và quyền yêu cầu, kiến nghị các chủ thể có thẩm quyền xử lý những vấn đề mà công dân quan tâm) và quan hệ chặt chẽ, gắn bó với các quyền chính trị - hành chính khác của công dân. Cùng với sự ra đời, phát triển của nhà nước dân chủ, QGSCCD ở Việt Nam cũng dần được quan tâm, hoàn thiện trên cả phương diện thể chế, thiết chế, môi trường và các yếu tố bảo đảm. Thời gian qua, QGSCCD đã có nhiều chuyển biến tích cực, từ việc hoàn thiện pháp luật, năng lực giám sát của công dân, hiệu lực hiệu quả trong hoạt động các cơ quan nhà nước đến những một xã hội dân chủ hơn, cởi mở hơn. Mặc dù vậy, nhìn nhận một cách khách quan QGSCCD cò nhiều bất cập, hạn chế từ phương diện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật, từ nhận thức đến hành động. Những hạn chế đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là quan trọng. Từ việc nhận thức đầy đủ, khách quan những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân là căn cứ để đề xuất các giải pháp. Các giải pháp bảo đảm QGSCCD phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, toàn diện và được xây dựng trên quan điểm chắc chắn. Các giải pháp trọng tâm bao gồm: hoàn thiện pháp luật về QGSCCD; nâng cao năng lực thực hiện QGSCCD cũng như tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước và đội ngũ CB,CC. Để làm được điều đó, việc thay đổi, nâng cao nhận thức của cả xã hội là rất quan trọng, bên cạnh đó, quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và toàn dân phải thực sự lớn, bền bỉ, lâu dài. Bảo đảm QGSCCD không chỉ vì con người, vì một nhà nước pháp quyền dân chủ mà còn là điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

pdf164 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quyền giám sát của công dân ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay đổi, nâng cao nhận thức, tính tích cực chính trị của công dân về quyền giám sát. - Thay đổi, nâng cao nhận thức về quyền con người, quyền công dân nói chung, QGSCCD nói riêng. Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường và cả gia đình, thông qua các phương thức đa dạng truyền tải nội dung “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân... tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” đến với từng công dân, để mỗi công dân hiểu được rằng Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, quyền lực nhà nước có được là do sự ủy thác của Nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, do đó Nhân dân (công dân) có quyền giám sát việc thực hiện quyền lực của các cơ quan nhà nước, CB,CC xem họ có sử dụng quyền lực đó đúng mục đích, đúng pháp luật và phục vụ Nhân dân hay không. Mỗi công dân phải nắm chắc những quyền dân chủ, quyền giám sát của mình, để từ đó mỗi người dân (tùy vào điều kiện, ngành nghề, vị trí công tác...) tham gia vào giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước, tạo nên một thế trận mang tính toàn dân chống lại căn bệnh tham nhũng, lạm quyền từ phía nhà nước. - Cần khuyến khích, động viên công dân tích cực thực hiện quyền giám sát tùy theo điều kiện, hoàn cảnh, ngành nghề, địa phương một cách thường xuyên, tự giác. - Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến để công dân năm được những nội dung cơ bản của quyền giám sát như: công dân được giám sát cái gì? công dân được giám ai? công dân giám sát bằng cách nào? việc thu thập, chuẩn bị thông tin, hồ sơ, tài liệu chứng cứ phục vụ cho hoạt động giám sát như thế nào? thủ tục giám sát đối với từng trường hợp? quyền yêu cầu, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong thực thi công vụ? trách nhiệm, nghĩa vụ và chế tài áp dụng (nếu có) đối với công dân trong việc thực hiện quyền giám sát. - Để thay đổi và nâng cao nhận thức của công dân về quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, trước hết cần tạo điều kiện cho công dân trong việc tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của chính quyền theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”. 136 4.2.2.2. Nâng cao kỹ năng giám sát của công dân Với cách hiểu kỹ năng là “khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [136, Tr. 520], kỹ năng giám sát của công dân là thành tố quan trọng cấu thành năng lực giám sát của công dân. Hiện nay công dân đang thiếu những kỹ năng giám sát mang tính trực tiếp và hiệu quả. Trước đây, ngoài phương thức trực tiếp (đến cơ quan nhà nước), công dân chỉ tiếp cận được các hoạt động trong phạm vi quản lý nhà nước một cách giới hạn bởi truyền thanh - truyền hình nhà nước, các trang báo in có sự kiểm duyệt thông tin chặt chẽ từ cơ quan quản lý. Điều này kéo theo các rào cản cho sự giám sát của công dân đối với quản lý nhà nước, thể hiện ở: (i) hạn chế trong việc huy động sự tham gia giám sát của công dân bởi việc giám sát đòi hỏi phải bỏ nhiều thời gian, công sức; (ii) hạn chế trong việc tiếp cận thông tin để giám sát; (iii) hạn chế trong việc kiểm chứng thông tin. Do đó, cần có giải pháp nâng cao kỹ năng, phương pháp giám sát, nhất là giám sát bằng công nghệ cao. Đầu tiên, muốn thực hiện quyền giám sát của mình, công dân phải có kỹ năng tiếp cận thông tin: như đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin, tài liệu. Hiện nay một số thông tin, tài liệu tiếp cận rất dễ dàng, tuy nhiên, nhiều thông tin, tài liệu rất khó tiếp cận, kể cả đối với CB,CC, nhà báo, phóng viên. Tiếp theo, công dân phải có khả năng “phát hiện vấn đề” từ những thông tin, tài liệu có được, tìm ra những điểm mâu thuẫn, không hợp lý. Chẳng hạn, công dân giám sát việc lập, công bố quy hoạch có sai phạm các dự án thì cần phải có thông tin đầy đủ, công dân nghiên cứu, đối chiếu với các quy định pháp luật để tìm ra những vấn đề về thẩm quyền, thủ tục, bồi thường cho người dân, yếu tố trục lợi (nếu có). Cuối cùng, kỹ năng thể hiện kết quả giám sát và giám sát việc tiếp nhận, xử lý của các cơ quan công quyền. Công dân cần hoàn thiện kỹ năng phát biểu ý kiến, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo để đảm bảo thể hiện rõ, đầy đủ ý chí, quan điểm của mình giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền nắm chắc nội dung mà họ tiếp nhận. Thông qua các phương thức khác nhau, công dân giám sát việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết các nội dung của công dân, báo chí đã chuyển đến các cơ quan, tổ chức. Ngày nay, sự phát triển của xã hội nói chung cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ dân trí làm cho việc giám sát của công dân đối với 137 quản lý HCNN có sự thay đổi lớn về nội dung và phương thức. Khả năng theo dõi, giám sát bộ máy công quyền của công dân tăng lên do sự phát triển của điện thoại thông minh, mạng xã hội, báo chí; việc giám sát có nhiều thay đổi so với truyền thống; khả năng theo dõi, phản ứng việc xử lý kết quả giám sát của công dân hiệu quả hơn. Ví dụ, có thể xem xét trường hợp áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên là một ví dụ cho thấy sự thay đổi trong phương thức mà công dân có thể sử dụng để giám sát quản lý nhà nước. Triển khai các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 trở lên có nghĩa là công dân, doanh nghiệp có thể giao tiếp với chính quyền 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ (đối với mức độ 3) hoặc gửi trực tuyến hay qua đường bưu điện (đối với mức độ 4). Việc áp dụng dịch vụ công điện tử theo các mức độ này giúp cơ quan nhà nước giảm tải được áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện, khoa học hơn. Qua đó, người dân vừa được hưởng thụ dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đăng ký, làm các thủ tục hành chính. Đặc biệt là tránh được tệ nạn nhũng nhiều, quan liêu, phiền hà từ những cán bộ công quyền, tăng hiệu quả của việc giám sát đối với quản trị nhà nước. Vấn đề đặt ra là việc kiểm chứng thông tin, sự phát triển của nền hành chính hiện nay không đồng đều, chưa đồng bộ, trình độ dân trí và khả năng ứng dụng khoa học của Nhân dân còn khác nhau. Cùng với đó, vấn đề an toàn, an ninh mạng và thông tin giả mạo là những thách thức mà nhà nước, công dân phải đối phó trong bối cảnh phức tạp như hiện nay. Do đó, bên cạnh việc giám sát bằng phương thức hiện đại vẫn phải duy trì phương thức truyền thống, bên cạnh áp dụng thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến vẫn phải duy trì chế độ “giám sát giấy tờ”. 4.2.2.3. Củng cố niềm tin của công dân trong việc thực hiện quyền giám sát Muốn thúc đẩy tính tích cực của công dân trong thực hiện quyền giám sát thì phải xây dựng, củng cố niềm tin của công dân: công dân tin tưởng kết quả giám sát của mình sẽ được các cơ quan, CB,CC tôn trọng, tiếp thu, giải quyết; những cá nhân, tổ chức vi phạm phải bị xử lý nghiêm; việc giám sát của công 138 dân giúp ích cho nhà nước, xã hội và không bị cản trở, trù dập hay trả thù. Để củng cố niềm tin của công dân, một số giải pháp cơ bản cần triển khai là: - Làm tốt công tác định hướng thông tin, chấn chỉnh hoạt động thông tin, tuyên truyền; cần quản lý có hiệu quả hoạt động báo chí theo đúng định hướng. Chú trọng làm tốt hơn việc nêu gương những người tốt, việc tốt; lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực; đồng thời phê phán, đấu tranh với những biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, tham nhũng, vô trách nhiệm, vụ lợi cá nhân, vi phạm những chuẩn mực đạo đức, lối sống. Tập trung chấn chỉnh, quản lý thông tin trên mạng Internet, các mạng xã hội. - Làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân. Thông qua đó vừa nắm bắt được những thông tin, phát hiện những bất cập trong chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện, làm cho công dân giải tỏa được những bức xúc, nắm được cái đúng, cái sai của mình, từ đó có thái độ, hành động thiện chí, hợp tác với nhà nước. - Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, tham nhũng, lãng phí, xâm phạm quyền công dân nói riêng. Công tác cán bộ có tính nêu gương rất lớn, nếu cán bộ vi phạm pháp luật, tham nhũng, xâm phạm quyền công dân không bị xử lý nghiêm, công khai, minh bạch sẽ gây giảm sút niềm tin của nhân dân nói chung và từng công dân nói riêng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước. Nhiều vụ việc vi phạm của CB,CC được “xử lý nội bộ” đã gây không ít hoài nghi, băn khoăn cho công luận ở tính nghiêm khắc, khách quan. - Các cơ quan nhà nước, CB,CC các cấp phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với công dân, chủ động nắm bắt tâm tư, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của công dân, cán bộ đảng viên và có biện pháp giải quyết kịp thời. Phòng ngừa nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của công dân, kể cả công dân là đảng viên, CB,CC hay công dân làm việc trong khu vực tư. 4.2.3. Nhóm giải pháp bảo đảm quyền giám sát của công dân từ phía cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức 4.2.3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức bảo đảm quyền giám sát của công dân Quan điểm, nhận thức của các cơ quan nhà nước và đội ngũ CB,CC về QGSCCD có ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm quyền này trên thực tế. Quan điểm, nhận thức đúng đắn, đầy đủ sẽ là tiền đề, cơ sở cho những quyết định, 139 hành vi ứng xử chuẩn mực đúng đắn, tôn trọng công dân, tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền giám sát một cách hiệu quả. Một số giải pháp cơ bản để đạt được mục tiêu trên là: Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng mới, đào tạo bồi dưỡng lại gắn với tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ CB,CC. Việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đạo đức công vụ cần hướng đến hiệu quả thực chất. Đào tạo, bồi dưỡng cần thực hiện đúng đối tượng, nhu cầu và chuyên môn. Đổi mới phương pháp, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Thứ hai, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho CB,CC, nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, cán bộ với nhân dân, về đạo đức cách mạng và vai trò làm chủ của nhân dân. Đây là nội dung quan trọng được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nhấn mạnh nhằm xây dựng đội ngũ CB,CC vừa có năng lực, vừa có phẩm chất đạo đức. Việc học tập và làm theo cần được thực hiện linh hoạt, đa dạng, sáng tạo, phù hợp với điều kiện chuyên môn, chức năng, nhiệm vụ, hoàn cảnh. Thứ ba, tiếp tục xây dựng, ban hành và áp dụng các bộ quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp gắn với bồi thường về tính liêm chính đối với CB,CC. Việc ban hành, công khai và áp dụng các bộ quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo ra những khuôn mẫu, thước đo đối với CB,CC trong thi hành công vụ, nhiệm vụ. Qua đó, người dân và những người xung quanh, bao gồm cả chính những đồng nghiệp của CB,CC, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể giám sát hoạt động của họ. Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp cần đưa ra những yêu cầu về mặt thái độ và hành vi của CB,CC, viên chức trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ. Đồng thời, các hình thức xử lý trách nhiệm cũng cần được quy định rõ và tương xứng nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp trên thực tế. Như vậy, khi các quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp được thực hiện một cách nghiêm túc, sẽ góp phần tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. 140 4.2.3.2. Nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức Yêu cầu công khai, minh bạch hoạt động quản lý HCNN của các cơ quan nhà nước và đội ngũ CB,CC là nhiệm vụ quan trọng, được đặt ra trong các văn kiện của Đảng và pháp luật của nhà nước nhằm bảo đảm sự giám sát của công dân, kiểm soát quyền lực nhà nước và PCTN. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, quy chế, tiêu chuẩn, định mức, vấn đề thực hiện công khai minh bạch trên thực tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nếu khâu tổ chức thực hiện không tốt thì những nghị quyết, quy định cũng chỉ mang tính hình thức. Vì vậy, cần chú trọng triển khai tốt một số nội dung sau: Một là, thường xuyên giáo dục, nâng cao ý thức của CB,CC về công khai, minh bạch và tính liêm chính trong hoạt động công vụ. Mỗi CB,CC phải coi việc thực hiện công khai, minh bạch trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ là trách nhiệm của mình. Tính liêm chính thể hiện phẩm chất của mỗi người, song cần được coi như một yêu cầu bắt buộc đối với CB,CC - những người là công bộc của Nhân dân và phải gương mẫu trước nhân dân để họ “nói không với tham nhũng” và phát huy tinh thần trách nhiệm trong đấu tranh với những hành vi hoặc biểu hiện tiêu cực đó. Như vậy, việc nâng cao tính liêm chính trong đội ngũ CBCC sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện và nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện tham nhũng từ bên trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đồng thời, cần đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công khai, minh bạch, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ CB,CC và Nhân dân; có chính sách truyền thông đúng đắn, hiệu quả về công khai, minh bạch và tác dụng của nó đối với công tác PCTN; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí. Hai là, đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình soạn thảo, ban hành chính sách, pháp luật. Chính sách, pháp luật được thể hiện rất đa dạng với tên gọi khác nhau, thẩm quyền xây dựng, ban hành khác nhau nên thủ tục ban hành cũng khác nhau. Việc công khai, minh bạch cần phải thực hiện nghiêm túc từ giai đoạn lập chương trình, kế hoạch đến việc soạn thảo, thẩm tra, lấy ý kiến, trình và thông qua chính sách, pháp luật. Đặc biệt, việc công bố hồ sơ dự án, dự thảo luật, nghị quyết, nghị định, thông tư... phải đầy đủ, kịp thời và đảm bảo khả năng tiếp cận dễ dàng cho nhân dân. Việc công khai, minh bạch không chỉ giúp 141 công dân, xã hội giám sát hiệu quả mà còn tạo cơ hội để các nhà khoa học, chuyên gia, nhân dân đóng góp ý kiến quý báu hoàn thiện chính sách, pháp luật. Ba là, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, đặc biệt là các lĩnh vực có nguy cơ sai phạm cao, “thực hiện chế độ công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công, doanh nghiệp nhà nước. Công khai, minh bạch về cơ chế, chính sách, các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách nhà nước, huy động đóng góp của nhân dân, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, công tác tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ... Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng; tịch thu, sung công tài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng” [28, Tr. 252-254]. Bốn là, bảo đảm công khai, minh bạch trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chính sách, pháp luật và xử lý tham nhũng. Đây là nội dung đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và giữ gìn sự tin tưởng của nhân dân, phát huy các giá trị QGSCCD. 4.2.3.3. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng bảo vệ bí mật nhà nước hạn chế quyền giám sát của công dân Đánh giá về yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước trong mối quan hệ với công khai, minh bạch và QGSCCD, đã có ý kiến lo ngại rằng “trong khi đó, ai cũng hiểu rằng về nguyên tắc, tiếp cận thông tin là một trong những quyền công dân cơ bản. Thông tin, gồm cả thông tin mật, là tài sản quốc gia chứ không phải là của một nhóm người hay của một giai đoạn lịch sử. Hiến pháp Việt Nam quy định công dân có quyền tiếp cận thông tin, có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của đất nước. Hay nói khác đi, thông tin càng bị mật hóa càng nhiều, thì quyền tiếp cận thông tin càng ít. Và cũng chính vì vậy, tôi lo ngại là những quy định của luật này, nếu không có cơ chế khoa học, giám sát, xử lý hay ngăn chặn xu hướng mật hóa tràn lan có thể sẽ gây ra những vấn đề lợi bất cập hại” [158]. Để hạn chế, hóa giải lo lắng trên, bên cạnh hoàn thiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì cần phải tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong thực tiễn một cách đúng đắn, không được “viện cớ”, lạm dụng, lợi 142 dụng lý do bảo vệ bí mật để ngăn cản công dân, báo chí tiếp cận thông tin, hạn chế hoặc ngăn cấm công dân thực hiện quyền giám sát. - Thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, ngăn chặn việc lợi dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước để bưng bít thông tin. “Vấn đề cấp thiết hiện nay là xác định rõ nguyên tắc xác định danh mục bí mật của các bộ, ngành, địa phương; trên cơ sở đó hạn chế tình trạng phổ biến hiện nay là các bộ, ngành, địa phương thường lấy lý do thuộc danh mục bí mật nhà nước để từ chối cung cấp thông tin khi có yêu cầu. Việc công khai danh mục bí mật Nhà nước sẽ tạo điều kiện để người dân thực hiện tốt hơn vai trò giám sát việc thực hiện công khai của các cơ quan nhà nước. Đồng thời, đó là cơ sở pháp lý để ngăn chặn tình trạng lạm dụng hay lách quy định để từ chối quyền chính đáng trong thực hiện QGSCCD” [159]. - Các cơ quan HCNN, CB,CC phải nắm chắc được bản chất các quy định pháp luật về bí mật nhà nước, danh mục bảo vệ bí mật nhà nước và công việc/băn bản/thông tin mà mình quản lý, nắm giữ để xác định chính xác đó có phải là vấn đề thuộc bí mật nhà nước hay không, nhất là trong điều kiện cách quy định, cách hiểu về bí mật nhà nước còn khá “mơ hồ”, khó định lượng như hiện nay. - Hoàn thiện vấn đề phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Các cơ quan nhà nước cần phải hoàn thiện ngay quy chế người phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, đồng thời xây dựng kế hoạch cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho các cơ quan báo chí bằng những hình thức phù hợp với hình thức thực tế của từng cơ quan. Tăng cường sử dụng hình thức thông cáo báo chí, giao lưu trực tuyến, đối thoại trực tuyến trên Cổng Giao tiếp điện và các trang thông tin điện tử của các cơ quan. Ngoài ra cũng cần chú trọng công tác tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho người phát ngôn của các cơ quan, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan nhà nước. - Xử lý nghiêm các hành vi từ chối cung cấp thông tin, bưng bít thông tin, cung cấp thông tin không chính xác. Cho đến nay, mới chỉ có một số cá nhân, tổ chức bị xử lý về việc cung cấp thông tin (ví dụ kê khai tài sản), còn lại hầu như chúng ta chưa có cơ chế xử lý người có hành vi từ chối cung cấp thông tin, cố 143 tình bưng bít thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác trong quản lý HCNN. Điều này không tạo ra tính răn đe. Ngoài ra, cần quy trách nhiệm người đứng đầu trong việc xảy ra sai phạm trong công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; các cơ quan HCNN phải tôn trọng và xử lý có trách nhiệm kết quả giám sát của công dân. 4.2.3.4. Nâng cao trách nhiệm giải trình trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Trách nhiệm giải trình gắn liền với công khai, minh bạch và QGSCCD. Trách nhiệm giải trình cũng là cơ sở, điều kiện để công dân thực hiện quyền giám sát và PCTN. Nghị quyết của Chính phủ về PCTN đã đặt ra yêu cầu phải “mở rộng phạm vi trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, tránh tình trạng chỉ thực hiện đối với cơ quan HCNN và những quyết định, hành vi có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; sửa đổi trình tự, thủ tục và nội dung thực hiện trách nhiệm giải trình mang tính khả thi; có cơ chế xử lý vi phạm pháp luật về giải trình” [19]. - Nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước và CB,CC về bản chất, nội dung, mục đích của giải trình và trách nhiệm giải trình. Hiện nay, trên phương diện pháp lý mới giải thích về giải trình tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật PCTN mà chưa có quy định giải thích về trách nhiệm giải trình. Bản chất, nội dung, mục đích của giải trình và trách nhiệm giải trình chưa được nhận thức một cách đầy đủ, thống nhất, khiến cho việc thực hiện trách nhiệm giải trình diễn ra một cách thụ động, thậm chí có phần cưỡng ép, không đầy đủ, chưa chính xác, nhiều khi chưa đi đúng vào trọng tâm. Nhận thức của các cơ quan công quyền cần hướng tới coi trách nhiệm giải trình không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là vấn đề đạo đức công vụ, uy tín, danh dự, bổn phận đối với nhà nước và nhân dân. Trách nhiệm giải trình phải được thực hiện chủ động, đi đúng trọng tâm, tránh vòng vo. - Tăng cường phân cấp, phân quyền giữa trung ương với địa phương, giữa các nhánh quyền lực với nhau; phân công nhiệm vụ, quyền hạn giữa cơ quan với nhau và trong nội bộ từng cơ quan, CB,CC một cách rõ ràng, mạch lạc gắn với trách nhiệm cá nhân. Điều này bảo đảm mỗi cơ quan, mỗi cá nhân có thẩm quyền xác định được giới hạn hành vi, quyết định và hạn chế việc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. 144 - Nâng cao vai trò, tính nêu gương người đứng đầu các cơ quan nhà nước đối với trách nhiệm giải trình. Vai trò, tính gương mẫu của người đứng đầu các cơ quan nhà nước phải làm triệt để từ cấp xã đến trung ương. Với tư cách là cơ quan HCNN cao nhất, “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tưởng, các Bộ trưởng phải nêu gương thực hiện nghiêm túc việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong nội bộ và giải trình, báo cáo trước Đảng, trước Quốc hội, nhân dân; tăng cường các cam kết trong hành động và chịu trách nhiệm về những vấn đề mà Chính phủ đã cam kết trước Đảng, trước Quốc hội, trước nhân dân. Chủ động giải trình các vấn đề quan trọng, chủ trương, chính sách mới, những vấn đề còn chưa thống nhất, gây dư luận thông qua nhiều phương thức khác nhau trước xã hội” [16, Tr. 144]. - Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trách nhiệm giải trình. Trường hợp các cơ quan nhà nước, CB,CC vi phạm về trách nhiệm giải trình cần phải bị xử lý nghiêm. Chẳng hạn, hiện nay vấn đề tài sản tăng thêm của CB,CC không giải trình được, có thể sử dụng các thiết chế (chẳng hạn tòa án) để xác định nguồn gốc và tính hợp pháp của tài sản, nếu tài sản không có nguồn gốc rõ ràng, có cơ sở xác định tài sản đó là tài sản phi pháp thì cần phải thu hồi toàn bộ. 145 Tiểu kết Chương 4 Qua phân tích đã cho thấy những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế QGSCCD ở Việt Nam. Việc xác định các nguyên nhân này là cơ sở, phương hướng để xác định các quan điểm và giải pháp bảo đảm QGSCCD trong thời gian tới. Trong xu thế chuyển đổi hiện nay, vấn đề quyền con người, quyền công dân được rất được quan tâm, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, nền dân chủ dần đi vào thực chất, khoa học công nghệ tiến bộ nhanh chóng đã đặt ra nhu cầu phải bảo đảm QGSCCD như một cơ chế quan trọng để kiểm soát quyền lực nhà nước và PCTN. Các giải pháp phải đảm bảo tính đồng bộ từ hoàn thiện pháp luật về nội dung và hình thức, nâng cao năng lực giám sát của công dân cũng như tạo môi trường bảo đảm QGSCCD. Để bảo đảm QGSCCD, hiện thực hóa quan điểm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện pháp luật về QGSCCD cả về nội dung, hình thức; nâng cao năng lực thực hiện QGSCCD từ nhận thức, hiểu biết đến kỹ năng và ý thức, trách nhiệm với pháp luật, cộng đồng; nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước và đội ngũ CB,CC và tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan công quyền. Các giải pháp trên cần đặt trong môi trường dân chủ, quyền con người, quyền công dân được tôn trọng trong một nhà nước pháp quyền. Có như vậy mới góp phần hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 146 KẾT LUẬN Quyền giám sát có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và đã được thực tiễn chứng minh là một trong các quyền cơ bản của công dân. QGSCCD có vai trò rất quan trọng, không chỉ là phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước hiệu quả mà còn là phương thức thực hiện dân chủ của công dân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. QGSCCD có nội hàm rộng (trong đó các quyền cơ bản như quyền theo dõi, xem xét, đánh giá việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của các chủ thể chịu sự giám sát và quyền yêu cầu, kiến nghị các chủ thể có thẩm quyền xử lý những vấn đề mà công dân quan tâm) và quan hệ chặt chẽ, gắn bó với các quyền chính trị - hành chính khác của công dân. Cùng với sự ra đời, phát triển của nhà nước dân chủ, QGSCCD ở Việt Nam cũng dần được quan tâm, hoàn thiện trên cả phương diện thể chế, thiết chế, môi trường và các yếu tố bảo đảm. Thời gian qua, QGSCCD đã có nhiều chuyển biến tích cực, từ việc hoàn thiện pháp luật, năng lực giám sát của công dân, hiệu lực hiệu quả trong hoạt động các cơ quan nhà nước đến những một xã hội dân chủ hơn, cởi mở hơn. Mặc dù vậy, nhìn nhận một cách khách quan QGSCCD cò nhiều bất cập, hạn chế từ phương diện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật, từ nhận thức đến hành động. Những hạn chế đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là quan trọng. Từ việc nhận thức đầy đủ, khách quan những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân là căn cứ để đề xuất các giải pháp. Các giải pháp bảo đảm QGSCCD phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, toàn diện và được xây dựng trên quan điểm chắc chắn. Các giải pháp trọng tâm bao gồm: hoàn thiện pháp luật về QGSCCD; nâng cao năng lực thực hiện QGSCCD cũng như tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước và đội ngũ CB,CC. Để làm được điều đó, việc thay đổi, nâng cao nhận thức của cả xã hội là rất quan trọng, bên cạnh đó, quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước và toàn dân phải thực sự lớn, bền bỉ, lâu dài. Bảo đảm QGSCCD không chỉ vì con người, vì một nhà nước pháp quyền dân chủ mà còn là điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Alexis De Tocqueville (2008), Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch, Nxb Tri thức. 2. Đào Duy Anh (2004), Từ điển Hán - Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Nguyễn Quang Anh (2015), Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia H Chí Minh, Hà Nội. 4. Phạm Tuấn Anh (2015), Quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. 5. Ban Bạn đọc (Báo Nhân dân) (2017), Báo cáo kết quả tổng kết năm 2017, phương hướng năm 2018. 6. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quyết định Số: 217-QĐ/TW Quyết định về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội 7. Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (2018), Tài liệu Hội nghị toàn quốc về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (tháng 7/2018). 8. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ninh (2018), Tài liệu Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Kết luận số 120 của Bộ Chính trị về Quy chế dân chủ ở cơ sở. 9. Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Số: 311/BC-BDN, Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII. 10. Ban Tuyên giáo Trung ương - Bộ Thông tin và Truyền thông – Hội nhà báo Việt Nam (2017), Tài liệu Hội nghị Báo chí toàn quốc năm 2017. 11. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 12. Bộ Nội vụ (2020), Tờ trình Đề nghị xây dựng Dự án Luật Thực hiện dân chủ cơ sở. 148 13. Nguyễn Mạnh Bình (2010), Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia H Chí Minh, Hà Nội. 14. Lê Văn Cảm, Dương Bá Thành (2010), Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước (và cả quyền lập pháp) trong nhà nước pháp quyền: Một số vấn đề lý luận cơ bản, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 1. 15. Lê Văn Cảm (2012), Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và một số kiến giải lập hiến trong giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 6. 16. Bùi Thị Cần (2018), Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 17. Chính phủ (2010), Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 92/2017/NĐ-CP). 18. Chính phủ (2016), Báo cáo chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2016. 19. Chính phủ (2017), Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2017 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. 20. TS. Lương Thanh Cường (2011), Một số vấn đề lý luận về chế định pháp luật công vụ, công chức, Nxb Chính trị - Hành chính. 21. Giang Trạch Dân (2002), “Xây dựng toàn diện xã hội khá giả, mở ra cục diện mới của sự nghiệp XHCN đặc sắc Trung Quốc” (Báo cáo chính trị Đại hội XVI), Nxb Nhân dân, Bắc Kinh. 22. Vũ Duy Duẩn (2014), Giải quyết khiếu nại tố cáo – Phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. 23. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 24. Nguyễn Đăng Dung (2006), Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước, NxbTư pháp, Hà Nội. 149 25. Nguyễn Đăng Dung (2010), Hạn chế sự tuỳ tiện của các cơ quan nhà nước Nxb Tư pháp, Hà Nội. 26. Nguyễn Chí Dũng (2009), Cơ chế pháp lý giám sát hoạt động tư pháp ở Việt Nam Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia H Chí Minh, Hà Nội. 27. Vũ Duy Duẩn (2014), Giải quyết khiếu nại tố cáo – Phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý HCNN ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 31. Trần Ngọc Đường và Chu Văn Thành (1994), Mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân công dân với Nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia. 32. Trần Ngọc Đường (2011), Quyền con người quyền công dân trong NNPQ XHCN Việt Nam Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Trần Ngọc Đường (2015), Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu Đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp ở nước ta, Văn phòng Quốc hội (đã nghiệm thu chính thức). 34. PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải, Chính sách công – Những vấn đề cơ bản (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2014 35. Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm (2013), Bốn học thuyết truyền thông, Lê Ngọc Sơn dịch, Nxb Tri thức. 36. Hà Thị Mai Hiên (2003), Cơ chế kiểm tra giám sát trong NNPQ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 37. Nguyễn Quốc Hiệp (Chủ nhiệm) (2010), Vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học Thanh tra. 38. Lê Thị Thiều Hoa (2012), Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện quyền của công dân trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) về tham gia quản lý Nhà nước, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp, Hà Nội. 150 39. Lê Thị Thiều Hoa (2014), Pháp luật về giám sát xã hội và phản biện xã hội tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp, Hà Nội. 40. Lê Văn Hoè và Lê Việt Nga (2014), Luật hoá việc kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân theo Hiến pháp 2013, trong sách: Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam – nền tảng chính trị, pháp lý cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời kỳ mới, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội. 41. Nguyễn Thị Việt Hương (Chủ nhiệm) (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân và với Đảng cộng sản trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2011-2020, đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nhà nước và Pháp luật. 42. Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình Luật Hành chính và Tài phán hành chính, Nxb Khoa học kỹ thuật, 2008 43. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình Thanh tra và Giải quyết khiếu nại hành chính, Nxb Khoa học kỹ thuật. 44. Học viện Hành chính Quốc gia (2015), Giáo trình thẩm quyền hành chính nhà nước, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 45. Học viện Hành chính Quốc gia và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2016), Pháp luật trong chính sách công (Sách dùng cho chương trình đào tạo thạc sỹ chính sách công), Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 46. Hoàng Minh Hội (2014), Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước, Luận án tiến sĩ Luật Học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 47. Nguyễn Văn Kim (Chủ biên) (2001), Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia. 48. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến: Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài, Nxb Lao động – Xã hội. 49. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội – Ban Dân nguyện, Ủy ban thường vụ Quốc hội (2016), Kỷ yếu Hội thảo hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta hiện nay 151 50. Lê Quốc Lý (chỉ đạo biên soạn) (2011), Quan điểm của C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V. I. Lê- nin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. GS.TS. Phan Trung Lý, TS. Đặng Xuân Phương (Đồng chủ biên) (2017), Xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp – cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 52. Lênin (1976), Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 53. J.J. Locke (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền Nxb Tri thức, Hà Nội. 54. J.J.Roussau (2004), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 55. Nguyễn Văn Mạnh, Tào Thị Quyên (2010), Dân chủ trực tiếp ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn Sách chuyên khảo, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 56. Dương Thị Thanh Mai (2011), Thể chế xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay Đề tài cấp nhà nước, KX.02- 07/06-10, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. 57. TS. Lê Chi Mai, Cải cách dịch vụ hành chính công, Nxb Lý luận chính trị, 2007 58. Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền công dân, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 59. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, tập 5, Hà Nội. 60. Montesquieu (2005), Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 61. Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 62. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin (2007), Quyền giám sát của dân và các tổ chức chính trị - xã hội đối với cán bộ, công chức, đảng viên và bộ máy nhà nước. 63. Nhà xuất bản Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Hà Nội. 64. Vũ Kiều Oanh (2012), Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở một số nước trên thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 65. Nguyễn Như Phát và Nguyễn Thị Việt Hương (Đồng chủ biên) (2010), Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng NNPQ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 152 66. Nguyễn Huy Phượng (2013), Giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp theo yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, Nxb Tư Pháp. 67. Phạm Hồng Quang (2014), Trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp, Hà Nội. 68. GS.TSKH. Đào Trí Úc – PGS.TS. Võ Khánh Vinh (Đồng chủ biên) (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay của, Nxb Công an nhân dân. 69. Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (Chủ biên) (2010), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân: Lý luận và thực tiễn, sách chuyên khảo, Nxb Chính trị Quốc gia. 70. Quốc hội (1946), Hiến pháp năm 1946. 71. Quốc hội (1959) , Hiến pháp năm 1959. 72. Quốc hội (1980), Hiến pháp năm 1980. 73. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992. 74. Quốc hội (2001), Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 75. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013. 76. Quốc hội (2005), Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005. 77. Quốc hội (2007, 2012), Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi năm 2007, 2012). 78. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức năm 2008. 79. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị năm 2009. 80. Quốc hội (2010), Luật Thanh tra năm 2010. 81. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại năm 2011. 82. Quốc hội (2011), Luật Tố cáo năm 2011. 83. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 84. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013. 85. Quốc hội (2015), Luật Tố tụng hành chính năm 2015. 86. Quốc hội (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. 87. Quốc hội (2015), Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. 88. Quốc hội (2015), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. 153 89. Quốc hội (2015), Luật Quy hoạch đô thị (sửa đổi năm 2015). 90. Quốc hội (2016), Luật Báo chí năm 2016. 91. Quốc hội (2017), Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. 92. Quốc hội (2018), Luật Tố cáo năm 2018. 93. Quốc hội (2018), Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. 94. Quốc hội (khóa XIII), Bản tập hợp trả lời kiến nghị cử tri kỳ 11, Quốc hội khóa XIII, tập 1. 95. Quốc hội (khóa XIII), Bản tập hợp trả lời kiến nghị cử tri kỳ 11, Quốc hội khóa XIII, tập 2. 96. Nguyễn Quốc Sửu (2010), Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 97. S.Waisbosod (2001), Tại sao nền dân chủ cần báo chí điều tra, chuyên đề Báo chí và Đạo đức, Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. 98. PGS.TS. Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 99. Phạm Hồng Thái - PGS. TS. Vũ Công Giao - PGS. TS. Đặng Minh Tuấn - TS. Nguyễn Minh Tuấn (Đồng Chủ biên), (2017) Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta hiện nay Nxb Chính trị Quốc gia. 100. Thanh tra Chính phủ (2014), Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 của ngành Thanh tra. 101. Thanh tra Chính phủ (2015), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của ngành Thanh tra. 102. Thanh tra Chính phủ (2016), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của ngành Thanh tra. 103. Thanh tra Chính phủ (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của ngành Thanh tra. 104. Thanh tra Chính phủ (2018), Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của ngành Thanh tra. 105. Thanh tra Chính phủ (2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của ngành Thanh tra. 154 106. Thanh tra Chính phủ (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021 của ngành Thanh tra. 107. Thanh tra Chính phủ (2021), Báo cáo tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022 của ngành Thanh tra. 108. Thanh tra Chính phủ (2022), Báo cáo tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023 của ngành Thanh tra. 109. Nguyễn Tiến Thành (2016), Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ ở sở ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 110. Đặng Đình Tân (2006), Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 111. Thái Vĩnh Thắng (2009), Quyền tiếp cận thông tin - Điều kiện thực hiện các quyền con người và quyền công dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (154). 112. Thái Vĩnh Thắng (2011), Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước, Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 113. Huỳnh Văn Thới (2016), Văn hoá công vụ ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội 114. Hồ Bá Thâm, Tôn Thị Tường Vân (2010), Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền Sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 115. Huỳnh Văn Thới (Chủ biên) (2016), Văn hoá công vụ ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 116. PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh (2012), Mối quan hệ Nhà nước với Nhân dân trong nhà nước pháp quyền HHCN Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nhà nước và Pháp luật 117. Vũ Thư (2007), Về kiểm soát quyền lực hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nước Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 3. 118. Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu dân cử (2015), Thẩm quyền xét xử của toà án hành chính một số nước trên thế giới. 119. Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) (2014), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI): đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân. 155 120. Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) (2015), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI): đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân 121. Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) (2016), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI): đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân 122. Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) (2017), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI): đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân 123. Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) (2018), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI): đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân 124. Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) (2019), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI): đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân 125. Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) (2020), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI): đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân 126. Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt 156 Nam (UNDP) (2021), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI): đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân 127. Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) (2022), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI): đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân 128. Nguyễn Danh Tú (2013), Giải quyết khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nuowcs pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. 129. GS. Đoàn Trọng Truyến (Chủ biên) (1997), Hành chính học đại cương, Nxb Chính trị Quốc gia 130. Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (Đồng chủ biên) (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 131. Đào Trí Úc (2010), Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 132. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2018), Báo cáo số 333/BC-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2018, Báo cáo Kết quả xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019. 133. Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang (2018), Báo có số 44/BC-UBND ngày ngày 10 tháng 4 năm 2018, Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. 134. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2007), Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007. 135. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2017), Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2017. 136. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2003. 137. Viện Nhà nước và Pháp luật (2015), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách về Nhà nước và Pháp luật trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Hà Nội. 157 138. Võ Khánh Vinh (2003), Về giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước,Tạp chí Nhà nước và pháp luật (6). 139. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2010), Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, tập 1,2,3, Nxb Khoa học xã hội. 140. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), Quyền con người – Giáo trình giảng dạy sau Đại học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 141. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2011), Cơ chế bảo bảo đảm và bảo vệ quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 142. Trần Quốc Việt (2017), Kiểm soát hoạt động bảo đảm quyền công dân của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. 143. Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tiếng Anh 144. Alan Rosenthal (1998), The decline of representative democracy: process, participation, and power in state legislatures, CQ Press. 145. Norberto Bobbio (1989), Democracy and dictatorship: the nature and limits of state power, University of Minnesota Press. 146. Paul Blanshard (2008), Communism, Democracy and Catholic Power, Read Books. 147. Dahl, Robert A (1981), Democracy and Critics, St. Martin's Press, New York, p.8. 148. David Beetham (2006), Parliament and Democracy in The twenty- first, Century A Guide To Good Practice, Inter-Parliamentary Union. 149. Linda S. Whitton (2003), Crossing state lines with durable power, Vol II, George Washington University. 150. R B Vermeesch, K E Lindgren (2001), Business Law of Australia, Butterworth, Australia. Website: 151. cuaban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan- thu-xii-cuadang.html 158 152. https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/monitor?q=monit oring 153. https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/monit or_2 154. Dang-Nha-nuoc/2011/3525/CUONG-LINH-XAY-DUNG-DAT-NUOC- TRONG-THOI-KY-QUA-DO-LEN.aspx 155. https://baomoi.com/hon-450-phan-anh-kien-nghi-duoc-chuyen-de- xu-ly-theo-tham-quyen/c/23505435.epi 156. https://vtv.vn/trong-nuoc/duong-day-nong-cua-ban-thoi-su-dai-thvn- tiep-nhan-500-600-cuoc-goi-moi-ngay-20160709073016588.htm 157. https://vov.vn/chinh-tri/hinh-thuc-to-cao-lac-hau-rat-xa-so-voi-nhan- loai-may-ngan-nam-636842.vov 158. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Minh_Thuy%E1 %BA%BFt 159. do-ngon-luan-va-bao-chi-phuong-tay.html 160. nha-nuoc-Can-tranh-mat-hoa-tran-lan.html 161. _che_ve_cong_khai_minh_bach_trong_quan_ly_hanh_chinh_nha_nuoc 162. https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc- hoi.aspx?ItemID=58082 163. https://tcnn.vn/news/detail/56817/Luat-Thuc-hien-dan-chu-o-co-so--- tiep-can-tu-giac-do-the-che-hoa-quan-diem-cua-Dang-va-tu-tuong-Ho-Chi- Minh-ve-dan-chu-xa-hoi-chu-nghia.html 164. https://dangcongsan.vn/phap-luat/lam-tot-9-noi-dung-quy-dinh- trong-luat-tiep-can-thong-tin-592276.html 165. https://monre.gov.vn/Pages/03-nam-trien-khai-thi-hanh-luat-tiep- can-thong-tin.aspx 166. https://stp.thuathienhue.gov.vn/?gd=26&cn=28&tc=6275 167. hanh-Luat-Tiep-can-thong-tin-tren-dia-ban-tinh 159 168. https://lsvn.vn/luat-tiep-can-thong-tin-mot-so-bat-cap-va-giai-phap- hoan-thien1627602568.html 169. 170. https://tcnn.vn/news/detail/42564/Quan-diem-cua-mot-so-tac-gia- thuyet-phan-quyen-ve-van-de-kiem-soat-quyen-luc-nha-nuoc---gia-tri-tham- khao-doi-voi-Viet-Nam.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quyen_giam_sat_cua_cong_dan_o_viet_nam_hien_nay.pdf
  • pdfQD_LuongVanLieu.pdf
  • pdfTrichyeu_LuongVanLieu.pdf
  • pdfTT Eng LuongVanLieu.pdf
  • pdfTT LuongVanLieu.pdf
Luận văn liên quan