Luận án Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo môn khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học

1.1. TKBHKT và kĩ năng TKBHKT là một trong những vấn đề cụ thể có ý nghĩa quan trọng nhưng chưa được quan tâm đầy đủ. Luận án đã xác định bản chất của kĩ năng, kĩ năng dạy học, bài học, bài học kiến tạo, thiết kế bài học, những đặc trưng của bài học kiến tạo, nội dung và cấu trúc của kĩ năng TKBHKT cho môn Khoa học ở tiểu học. Luận án đã mô tả đặc điểm của sinh viên sư phạm tiểu học, xác định các nguyên tắc rèn luyện, nội dung và con đường rèn luyện và phân tích tác động của những yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện kĩ năng TKBHKT của sinh viên. 1.2. Khảo sát thực trạng cho thấy khá nhiều hạn chế về nhận thức lí luận và kĩ năng học tập và dạy học hiện đại, trong đó nhiều rào cản thuộc về sinh viên qua đánh giá của giảng viên và sinh viên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các môn NVSP và rèn luyện NVSP thường xuyên chưa đáp ứng tốt yêu cầu của học tập hiện đại, trong đó có học tập kiến tạo. Tỉ trọng thực hành rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp trong hoạt động thực hành sư phạm chưa tương xứng với yêu cầu học kĩ năng. Những điều kiện môi trường và vật chất-kĩ thuật hiện nay tại địa bàn khảo sát chưa thực sự thuận lợi và khuyến khích sinh viên rèn luyện NVSP nói chung và kĩ năng nghề nghiệp cơ bản nói riêng.

pdf218 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo môn khoa học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t của phương pháp dạy học, nhà giáo cần phải xác định các phương án sử dụng và kết hợp chúng với nhau trong tiến trình bài học. Ví dụ thuyết trình đàm thoại hay thảo luận nhóm kết hợp với tìm tòi bằng thực nghiệm (tìm tòi qui nạp) như thế nào, giải quyết vấn đề kết hợp với nghiên cứu trường hợp như thế nào, mô hình tranh luận hướng vào song đề kết hợp với thảo luận nhóm hay học tập dựa vào dự án như thế nào v.v Phương thức kết hợp các mô hình phương pháp dạy học phải được hoạch định theo các nguyên tắc của học tập kiến tạo, cuối cùng phải tác động tích cực đến người học, khuyến khích họ nỗ lực hoạt động. - Thao tác dự kiến cách kết hợp phương pháp dạy học và các hoạt động Phương pháp dạy học của nhà giáo phải thích hợp với hoạt động của người học thì mới có hiệu quả. Ví dụ khi người học tiến hành hoạt động tìm tòi, tiếp nhận, phát hiện mà nhà giáo lại thuyết trình độc thoại thì không thích hợp, mà phải dùng thuyết trình đàm thoại hoặc thảo luận, hoặc dùng mô hình tìm tòi qui nạp. Nhà giáo phải thực hiện thao tác tính toán những kết hợp hợp lí phương pháp dạy học mà mình dự kiến với những dạng hoạt động của học sinh. Những tính toán đó được thể hiện bằng những ma trận hoặc graph. 5) Kĩ năng thiết kế cách sử dụng, khai thác phương tiện, học liệu và khi cần phải thiết kế cả học liệu - Thao tác lựa chọn hoặc thiết kế dạng và số lượng các phương tiện và học liệu Lựa chọn phương tiện, học liệu nếu chúng có sẵn hoặc phải tự thiết kế chúng nếu những gì có sẵn không dùng được. Phương tiện dạy học có thể được chia thành 2 loại là phương tiện kĩ thuật và phương tiện phi kĩ thuật. Phương tiện kĩ thuật là dạng phương tiện được thiết kế và chế tạo với tính năng đã định trước và để sử dụng vào mục đích đã định trước. Phương tiện phi kĩ thuật là dạng phương tiện về căn bản không được thiết kế và dù được chế tạo ra cũng không có tính năng và mục đích sử dụng từ trước. Chẳng hạn ngôn ngữ nói tự nhiên (không được soạn thành bài bản), lá cây, cái hộp, cái que v.v được dùng tạm làm phương tiện là những phương tiện phi kĩ thuật. Học liệu cũng được phân chia tương tự phương tiện dạy học. Ngoài ra có thể hiểu học liệu còn có các loại cơ bản và không cơ bản (mở rộng, nâng cao), học liệu bắt buộc và không bắt buộc, học liệu cho học sinh, học liệu cho giáo viên và học liệu dùng chung, học liệu dạng in và học liệu số hóa v.v Chúng được lựa chọn về loại hình và sau đó là xác định về số lượng. Ví dụ thảo luận nhóm đòi hỏi 5 loại phiếu học tập với nội dung khác nhau, mỗi loại 7 phiếu cho 7 thành viên ở mỗi nhóm, thì phải chuẩn bị đủ số lượng như vậy. Các phương tiện và học liệu thường được thiết kế theo một số qui tắc: + Tuân thủ nguyên tắc thiết kế và sử dụng vốn có của phương tiện nếu đó là phương tiện kĩ thuật và thiết bị công nghiệp, nhưng có thể khai thác thêm những chức năng cụ thể của phương tiện nếu điều đó không làm nó hư hại hay thay đổi thiết kế. + Hỗ trợ triệt để cho các mục đích hoạt động của giáo viên trên nhiều mặt: khai thác và phân tích nội dung học tập, áp dụng phương pháp. biện pháp và kĩ thuật dạy học, đánh giá, tổ chức, quản lí lớp, quan sát học sinh phù hợp với mục tiêu bài học. + Chủ yếu có vai trò công cụ trong hoạt động của người học, tức là có tính tương tác cao chứ không chỉ để minh họa và chứa đựng thông tin. + Tính đa dạng và tiện sử dụng của phương tiện, trước hết là đa năng. Không nên lạm dụng một chủng loại hay kiểu phương tiện, kể cả những thứ rất hiện đại, chẳng hạn phần mềm giáo dục, tài liệu điện tử, camera kĩ thuật số, nhất là khi dạy kĩ năng. + Lựa chọn ưu tiên những phương tiện và học liệu phổ biến, thông thường, giản dị, và có thể tự tạo tương đối nhanh chóng, chủ động. Đó là câu hỏi, trích đoạn sách báo hay tranh ảnh, trích đoạn băng hay đĩa ghi âm, băng hay đĩa hình, các mô hình tự xây dựng, các đồ họa tự thiết kế, các tài liệu tự sưu tập, các đồ vật sẵn có xung quanh. - Thao tác dự kiến cách sử dụng, khai thác phương tiện và học liệu Thao tác này nhằm xác định các chức năng của phương tiện và học liệu một cách cụ thể. Mỗi thứ hàm chứa giá trị gì và khi sử dụng thì nó có tác dụng gì. Chức năng được qui thành 3 nhóm: hỗ trợ giáo viên, hỗ trợ học sinh, hỗ trợ đồng thời cả giáo viên và học sinh. Trong mỗi nhóm như vậy cần phân biệt những chức năng cụ thể hơn nữa. Chẳng hạn các phương tiện hỗ trợ giáo viên gồm các loại: Cung cấp tư liệu tham khảo; Hướng dẫn giảng dạy; Trợ giúp lao động thể chất; Hỗ trợ giao tiếp và tương tác giữa thầy và trò; Tạo lập môi trường và điều kiện sư phạm v.v Những phương tiện hỗ trợ học sinh cũng có nhiều loại được chia theo chức năng: Hỗ trợ tìm kiếm và khai thác thông tin, sự kiện, minh họa; Công cụ tiến hành hoạt động (nhận thức, giao tiếp, quản lí); Hỗ trợ tương tác với giáo viên và với nhau; Trợ giúp lao động thể chất; Hướng dẫn học tập v.v Giáo viên cũng phải xác định các hình thức vật chất cụ thể của phương tiện và học liệu. Tiêu chí này đòi hỏi sự xác định rõ ràng về bản chất vật lí, tức là vật liệu gì, kích thước, cấu tạo, số lượng, khối lượng, màu sắc, hình dạng và những đặc điểm kĩ thuật khác, về bản chất sinh học và tâm lí, tức là những đặc điểm có liên quan đến thị giác, thính giác, các cảm giác nói chung, đến sức khỏe, thể hình và vận động, đến các quá trình trí tuệ, xúc cảm và tính tích cực cá nhân, về bản chất xã hội, tức là những đặc điểm thẩm mĩ, văn hóa, đạo đức, chính trị v.v Dựa trên những gì đã xác định, giáo viên dự kiến cách thức sử dụng chúng sao cho tối ưu, tức là đúng lúc, đúng chỗ, đúng chức năng, đúng tính chất thực thể của phương tiện và học liệu. Ví dụ như không thể dùng thước cong mà đo đoạn thẳng. Điều quan trọng nhất là sử dụng đúng chức năng. - Thao tác dự kiến phương thức kết hợp phương tiện, học liệu với phương pháp dạy học, hoạt động và nội dung học tập Thao tác này giúp hoàn tất các thiết kế bộ phận thành thiết kế tổng thể, tạo nên mô hình bài học toàn vẹn khi chưa xét đến môi trường bên ngoài. Những yếu tố khác nhau của bài học như nội dung, hoạt động, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và học liệu được tích hợp với nhau thành một mô hình hay phương án dạy học bài đó, và phương án hay mô hình này có định hướng kiến tạo. Tất cả hợp nhất lại trở thành môi trường học tập kiến tạo trực tiếp của người học. 6) Kĩ năng thiết kế môi trường học tập kiến tạo - Thao tác phân tích các yếu tố môi trường Phân tích các yếu tố môi trường theo quan điểm kiến tạo cần phải nhận diện và đánh giá được tác động của những yếu tố bên trong bài học và những yếu tố bên ngoài bài học (xung quanh), những yếu tố vật chất và những yếu tố tinh thần, những yếu tố trực tiếp và những yếu tố gián tiếp. Nội dung học tập, hoạt động của người học, học liệu và phương tiện học tập, các nhân tố tâm lí ở học sinh là những yếu tố bên trong và trực tiếp. Hoạt động và phương pháp của người dạy, phương tiện và học liệu của người dạy, sự sẵn sàng tâm lí, quan hệ ứng xử của giáo viên và cảnh quan, bài trí trong lớp là những yếu tố bên ngoài và gián tiếp. Lưu ý rằng mỗi học sinh là yếu tố môi trường của học sinh khác, bên trong mỗi em là môi trường riêng của mình, tức là thế giới tâm lí và văn hóa cá nhân Trong học tập kiến tạo, khái niệm môi trường học tập không có nghĩa là những thứ bao xung quanh lớp học. - Thao tác dự kiến tổ chức các yếu tố môi trường Bản chất của việc thiết kế môi trường học tập là tổ chức tất cả những yếu tố đã thiết kế trên thành hệ thống các tình huống vật chất mà người dạy và người học trực tiếp tác động đến và qua đó tác động với nhau. Có nhiều kiểu môi trường, song kiểu nào cũng phải bao quát mục tiêu, nội dung, hoạt động, phương tiện và nguồn lực đã thiết kế. Cấu trúc của môi trường tùy thuộc kiểu môi trường, và nó đòi hỏi những kĩ năng quản lí, giao tiếp cụ thể của giáo viên. Có thể kể đến những kiểu môi trường sau đây. 1. Giờ lên lớp – là môi trường rất truyền thống và quen thuộc, nhưng không dễ tổ chức hoạt động nếu thiết kế không phù hợp. Trong môi trường lớp học, có thể thiết kế môi trường làm việc theo nhóm, tổ, môi trường thực hành cả lớp, môi trường tiết học trong đó người học tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Điều này qui định cách bố trí bàn ghế, bảng, bàn thí nghiệm, dụng cụ thực nghiệm, máy tính v.vtheo những sơ đồ khác nhau. 2. Môi trường dã ngoại – là tất cả những môi trường bên ngoài lớp học, công ti, nhà máy, địa điểm tham quan như bảo tàng, di tích lịch sử, cảnh quan địa lí, danh thắng văn hóa v.v Chúng đòi hỏi cấu trúc và cách thiết kế khác hẳn môi trường lớp học, đặc biệt là yếu tố thời gian, các hoạt động và vận động trong học tập. 3. Môi trường trò chơi – là môi trường không được tổ chức theo bài bản như giờ lên lớp, mang tính chất tự do và khoáng đạt hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, môi trường chơi vẫn có thể được tổ chức ở bất cứ đâu: trong lớp, ngoài lớp, ở nhà. Những yếu tố đáng lưu ý nhất ở môi trường này là kĩ năng điều hành, thiết kế phương tiện, đồ chơi và kịch bản hoạt động. 4. Môi trường thực tiễn – tức là môi trường công việc thật sự, chẳng hạn như lao động vật chất, bảo vệ môi trường sống, giữ gìn và điều khiển các phương tiện giao thông, giúp đỡ người khuyết tật, tình nguyện viên trong các hoạt động xã hội và văn hóa quần chúng, làm việc ở gia đình, giao tiếp xã hội v.v - Thao tác dự kiến các phương thức kết hợp môi trường với phương pháp dạy học, phương tiện và học liệu Thiết kế môi trường học tập, các hoạt động của người học và phương tiện, học liệu được thực hiện cùng lúc, dựa vào sự lựa chọn, cân nhắc những nguồn lực và điều kiện cụ thể mà giáo viên nắm được tại mỗi bài học. Toàn bộ những thiết kế này trên cơ sở thiết kế mục tiêu, nội dung học tập tạo nên thực chất của việc lựa chọn phương pháp luận dạy học và thực hiện phương pháp dạy học của giáo viên trên bài học. Môi trường học tập được xem là thiết kế tốt nếu những yếu tố và tình huống dạy học cấu thành nó tạo ra được hoặc kết nối được những liên hệ nhất định với kinh nghiệm cá nhân của người học, trên mọi phương diện có thể có: nhận thức, tình cảm, vận động, văn hóa, đạo đức, trí tuệ, logic, lịch sử v.v Không nên mơ hồ cho rằng tình huống dạy học cứ nhất thiết phải dính đến tư duy của học sinh. Thao tác này phải đáp ứng những đặc trưng của môi trường học tập kiến tạo như sau: 1. Có tính mở và linh hoạt về không gian và quản lí 2. Có quan hệ tham gia và hợp tác mạnh mẽ 3. Giàu thông tin và đa tương tác 4. Có tính nhân văn và giàu cảm xúc 5. Có tính vấn đề và khuyến khích học tập chủ động Tóm lại kĩ năng thiết kế BHKT bao gồm 6 kĩ năng thành phần và 17 thao tác cơ bản, then chốt. Trật tự các thao tác này là tương đối, vì nó phụ thuộc vào phong cách, kinh nghiệm, sở trường và thói quen làm việc của cá nhân nhà giáo. Ví dụ có thể phân tích nội dung rồi mới thiết kế mục tiêu, có thể phân tích môi trường rồi mới thiết kế hoạt động v.v Khi đó trình tự tiến hành các thao tác sẽ phụ thuộc nhà thiết kế bắt đầu từ thao tác nào. Song nói chung đó là những thao tác có tính kĩ thuật chặt chẽ và chuyên nghiệp. 3. Đặc điểm của dạy học môn Khoa học ở tiểu học theo lí thuyết kiến tạo và của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 3.1. Đặc trưng của môn Khoa học ở tiểu học 3.1.1. Môn Khoa học tiểu học có tính tích hợp Chương trình môn Khoa học ở tiểu học tổ chức trên cơ sở tích hợp nhiều lĩnh vực học vấn từ khoa học vật lý, hoá học, sinh học, dân số và môi trường, trong đó một số mạch nội dung học tập được kế thừa và phát triển từ các chủ đề của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 nên rất phong phú và đa dạng. Nội dung học tập Khoa học gần gũi, phù hợp với sự hiểu biết của học sinh và được chia thành các chủ đề “Con người và sức khoẻ”, “Vật chất và năng lượng”, “Thực vật và động vật”, “Môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Như vậy, môn Khoa học có nhiều khả năng ứng dụng lí thuyết học tập kiến tạo vì bản thân tìm tòi khoa học là quá trình kiến tạo. 3.1.2. Nội dung học tập Khoa học có tính logic chặt chẽ và gắn với đời sống thực tiễn Tuy nội dung học tập tích hợp nhưng các mạch tổ chức nó lại mạch lạc và có logic chặt chẽ vì dựa vào hệ thống chủ đề. Các chủ đề này không mang tính hàn lâm kinh viện mà gắn với những hiện tượng, quá trình và các sự kiện thực tế sinh động. Các sự kiện và nguyên lí khoa học khác nhau liên kết với nhau trên cơ sở những chủ đề tích hợp nên tạo rất nhiều thuận lợi cho học sinh học tập kiến tạo, giúp giáo viên thiết kế bài học kiến tạo. Do tính tích hợp của các chủ đề Khoa học nên học sinh có nhiều cơ hội tìm tòi và phát hiện vấn đề. Chỉ cần lần được một liên hệ là gỡ ra được những liên hệ khác gần gũi. Chỉ cần phát hiện được sự kiện này thì lập tức có cơ hội để tiếp tục phát hiện ra sự kiện khác. 3.1.3. Việc học Khoa học rất thích hợp với lí thuyết kiến tạo và sẽ đạt hiệu quả cao nếu học sinh được học tập qua những bài học kiến tạo Hai đặc trưng trên cho thấy học Khoa học rất thích hợp với học tập kiến tạo. Nhưng vấn đề là giáo viên có thiết kế được bài học kiến tạo và có kĩ năng tiến hành đúng thiết kế đó hay không. Môn Khoa học hoàn toàn không thích hợp với lối dạy học suông, đọc-chép và ghi nhớ máy móc các sự kiện. Học Khoa học chắc chắn có hiệu quả cao nếu được tiến hành theo lí thuyết kiến tạo vì bản thân nội dung môn Khoa học đã mang tính chất kiến tạo. 3.2. Những nguyên tắc và qui tắc của bài học kiến tạo môn Khoa học ở tiểu học 3.2.1. Những nguyên tắc của BHKT môn Khoa học 1) Đảm bảo tập trung vào hoạt động của người học Bài học kiến tạo thực chất là bài học tích cực hóa người học, phát huy tính tích cực học tập, làm cho người học hoạt động chủ động hơn, suy nghĩ nhiều hơn. Vì thế toàn bộ những yếu tố của BHKT đều tập trung vào hoạt động của người học, xem đó là động lực của dạy học. Hoạt động của người học quyết định thành công và sự phát triển của họ. 2) Đảm bảo định hướng việc học vào tìm tòi, phát hiện, suy ngẫm Bài học kiến tạo dạy người ta cách tự mình giành lấy học vấn mình cần. Cách đó chính là tìm tòi, phát hiện, suy ngẫm trước mọi sự cần học theo phong cách khoa học. Bản chất của khoa học là tìm tòi, phát hiện thế giới. Học khoa học cũng có nghĩa là học tìm tòi, phát hiện. Nguyên tắc hướng việc học vào tìm tòi, phát hiện là nguyên tắc sống còn của BHKT. Vì nó đảm bảo tính sáng tạo của học tập. 3) Đảm bảo phát huy tính chủ động của người học Nguyên tắc này đòi hỏi những gì học sinh thực hiện là chủ động, tự giác với nhu cầu và khát vọng bên trong chứ không do áp lực từ bên ngoài. Tức là BHKT phải có sức cuốn hút, khiến cho học sinh muốn học, học tự giác và say mê, với động cơ là lĩnh hội nội dung học tập một cách tốt nhất. Vì thế học tập kiến tạo cũng là kiểu học hiệu quả nhất để phát triển kĩ năng học tập và năng lực tự học. 4) Đảm bảo khuyến khích tư duy phân kì (tư duy đa phương án) Nguyên tắc này đòi hỏi BHKT ưu tiên cho việc phát triển tư duy đa phương án để huy động tối đa hoạt động trí tuệ, khai thác mọi phong cách học tập khác nhau (ví dụ như 8 phong cách học tập tương ứng với 8 dạng trí tuệ mà H. Gardner đề nghị là trí tuệ hướng nội, trí tuệ hướng ngoại, trí tuệ tự nhiên, trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ logic-toán, trí tuệ không gian, trí tuệ vận động). Tư duy đa phương án có đặc trưng là không duy nhất thừa nhận chỉ một cách nghĩ, một cách làm, một cách cảm nhận mà luôn hướng đến những giải pháp đa dạng, giàu tính sáng tạo. 5) Đảm bảo việc tôn trọng những sự kiện và bằng chứng thực tế Nguyên tắc này xác nhận học tập kiến tạo không khác gì nghiên cứu khoa học, luôn dựa vào sự kiện, bằng chứng thực tế và những lập luận logic bằng tư duy biện chứng. Bài học kiến tạo hạn chế lối học vẹt, cách nghĩ theo lối mòn, theo tiền lệ và tư biện, khuyến khích tính sáng tạo và khai thác những bằng chứng thực chứng, hướng dẫn cách học tập theo các chiến lược nghiên cứu và giải quyết vấn đề. 6) Đảm bảo tạo ra được môi trường học tập kiến tạo Bài học kiến tạo cuối cùng phải đảm bảo tạo ra môi trường học tập kiến tạo là cái nền chung diễn ra quá trình học tập. Những đặc trưng của môi trường học tập kiến tạo gồm: - Có tính mở và linh hoạt về không gian và quản lí - Có quan hệ tham gia và hợp tác mạnh mẽ - Giàu thông tin và đa tương tác - Có tính nhân văn và giàu cảm xúc - Có tính vấn đề và khuyến khích học tập chủ động 3.2.2. Những qui tắc của bài học kiến tạo môn Khoa học 1) Giáo viên không làm thay học sinh Trong việc học không có cái gì giáo viên được phép làm hộ học sinh mà chỉ có trách nhiệm giúp đỡ, khuyến khích các em tự làm. Đó là qui tắc để dần tạo ra tâm thế chủ động, phát huy tính tích cực và ý thức trách nhiệm của học sinh, đồng thời là biện pháp thể hiện sự tôn trọng học sinh. 2) Huy động được nỗ lực của cả cá nhân lẫn của nhóm hay lớp Qui tắc này đòi hỏi cân bằng giữa cá nhân hóa, phân hóa và chỉ dẫn đồng loạt trong dạy học, không coi nhẹ bên nào. Giáo viên phải thông qua nỗ lực của từng em học sinh mà khuyến khích cả nhóm hay cả lớp. Ngược lại giáo viên phải thông qua ảnh hưởng của cả nhóm hoặc lớp mà tác động đến từng học sinh trong quá trình dạy học. 3) Tạo nhiều cơ hội hoạt động cho học sinh Qui tắc này được thực hiện ngay từ thiết kế bài học, đặc biệt khâu thiết kế hoạt động của người học và phương pháp, phương tiện dạy học và học liệu. Khi có nhiều cơ hội hoạt động thì học sinh dễ lựa chọn cách làm, không làm cách này thì làm cách kia, cách này không hợp thì làm cách khác, không làm được việc này thì làm việc kia. Như vậy các em không có cơ hội ngồi yên một cách thụ động mà luôn có có thể tham gia vào quá trình học tập. 4) Tiến trình dạy học linh hoạt Qui tắc này tránh việc học bị gò ép vào một khuôn khổ hay hình mẫu nhất định mà khuyến khích những ý tưởng hay cách làm mới, không lặp lại tiền lệ và thói quen, phát triển kĩ năng học tập hiệu quả theo hướng tìm tòi, phát hiện, nghiên cứu và sáng tạo. Khi tiến trình dạy học linh hoạt thì việc học tập cũng linh hoạt, nhạy bén và các hình thức học tập sẽ đa dạng. 5) Đánh giá tập trung vào quá trình Sứ mạng cốt lõi của bài học kiến tạo là làm cho người học tiến hành học tập theo kiểu tìm tòi, phát hiện và nghiên cứu. Đó là dạy cách học, dạy khát vọng học tập. Còn tìm hay phát hiện ra cái gì không phải là quan trọng nhất vì cái cần tìm đó đã có trong sách. Điều cần nhất là quá trình học tập diễn ra thế nào. Theo triết lí kiến tạo, nó phải là quá trình năng động, chủ động, tích cực, tập trung vào suy nghĩ để tìm tòi, phát hiện và nghiên cứu. Đánh giá cần tập trung vào những đặc điểm của quá trình học tập. 4. Một số ví dụ minh họa về bài học kiến tạo môn Khoa học ở tiểu học 4.1. Ví dụ 1: Bài 28. Xi măng (Môn Khoa học Lớp 5) I.MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh : - Biết được một số đặc điểm của xi măng - Nêu được tính chất của xi măng - Phân tích được sự khác nhau giữa xi măng trắng và xi măng xám, giữa xi măng và một số dạng vật chất khác (cát, vôi, bột mì). - Giải thích được một số ứng dụng của xi măng dựa vào tính chất của xi măng. - Tìm tòi, khám phát về ứng dụng thực tiễn của xi măng trong đời sống. II. Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CÁCH TIẾN HÀNH HỌC LIỆU, MÔI TRƯỜNG Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú học tập ở HS, HS chuẩn bị tâm thế học bài mới, kiểm tra kiến thức đã có của học sinh về xi măng, biết đặc điểm của xi măng. - Nội dung: Đoán xem đâu là xi măng. Trò chơi: Bạn và tôi cùng đoán - GV chia HS thành 4 nhóm (Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4), các nhóm cùng thi nhau đoán xem từ túi 1 đến túi 7 đựng gì. - HS đoán trong túi đựng gì thì viết lên trên nhãn đã dán (cả 4 nhóm đều viết các ý kiến của nhóm mình vào tất cả các túi đựng). - Sau khi HS đoán xong, GV cho các HS có ý kiến khác nhau về cùng 1 túi giải thích trước, những nhóm HS có cùng ý kiến về dạng vật chất đựng trong túi giải thích sau. - Sau khi HS giải thích xong, GV hỏi: Vậy trong các túi đó, túi nào đựng xi măng? - GV để HS thoải mái đưa ra các dự đoán của mình. - Học liệu: xi măng trắng, xi măng xám, vôi bột, bột mì, cát đen, cát trắng, cát vàng được đựng trong túi giấy kín, những chiếc túi này được dán nhãn trắng để HS tự viết tên lên. - Môi trường: lớp học. Hoạt động 2: Tính chất của xi măng - Mục tiêu: + Nêu được tính chất của xi măng + Phân tích được sự khác nhau giữa xi măng trắng và xi măng xám, Bước 1:Làm bộc lộ quan niệm của học sinh - GV hỏi HS: Làm thế nào để biết có đúng đó là xi măng không? - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Ghi lại những cách khác nhau để biết trong túi đựng xi măng. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng thống nhất ý kiến vào và bảng nhóm. Nhóm Cách nhận biết xi măng - Học liệu: xi măng trắng, xi măng xám, vôi bột, bột mì, cát đen, cát trắng, cát vàng được đựng trong túi giấy, sỏi, đá, nước, que tre, dây thép, thìa, cốc đựng. Bảng con, phiếu giữa xi măng và một số dạng vật chất khác (cát, vôi, bột mì). + Giải thích được một số ứng dụng của xi măng dựa vào tính chất của xi măng. - Nội dung: Một số tính chất của xi măng. - GV gọi các nhóm trình bày về cách nhận biết xi măng của nhóm. Bước 2: Thảo luận để lựa chọn phương án tiến hành thí nghiệm - GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận để chọn 1 cách tiến hành thí nghiệm chứng minh cách nhận biết xi măng. - Các nhóm ghi lựa chọn của nhóm mình lên bảng lớp. - Sau khi HS ghi lựa chọn của nhóm mình xong, HS lựa chọn đồ dùng, dụng cụ để tiến hành thí nghiệm. - GV tổ chức cho HS các nhóm lấy phiếu thí nghiệm, ghi cách tiến hành thí nghiệm và ghi dự đoán của nhóm về kết quả thí nghiệm để chứng minh cách nhận biết xi măng. Tên thí nghiệm Vật liệu Cách tiến hành Dự đoán kết quả Kết luận Nhận biết xi măng bằng cách trộn xi măng với nước .. - Trình bày kết quả: + GV gọi lần lượt các nhóm trình bày kết quả và phân tích kết quả trước lớp. + HS trình bày kết quả, phân tích kết quả thu nhận được cho cả lớp. - Rút ra kết luận: + GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Làm thế nào để nhận biết xi măng? Vậy xi măng có tính chất gì? Nhờ vào tính chất này của xi măng mà xi măng được sử dụng để làm gì và bảo quản xi măng như thế nào? - GV kết luận về tính chất của xi măng. Bước 3: Tổ chức học sinh vận dụng kiến thức - GV tổ chức cho HS chơi “Rung chuông vàng”. câu hỏi trò chơi - Môi trường: lớp học. - Luật chơi: + Mỗi bạn lấy ra 1 bảng con. + Quản trò đọc 1 câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học bất kì. + Sau khi nghe quản trò đọc xong, mỗi HS nhanh chóng suy nghĩ và chọn câu trả lời đúng ghi trên bảng con. + Bạn nào đưa ra câu trả lời nhanh nhất và đúng nhất là người chiến thắng. - Câu hỏi thi “Rung chuông vàng”: 1. Điền vào chỗ chấm: Xi măng có dạng .. a. Bột mịn b. Hạt tròn to c. Hạt tròn nhỏ 2. Xi măng có màu: a. Trắng b. Đen c. Vàng d. Xanh xám 3. Khi trộn xi măng với nước: a. Xi măng hòa tan trong nước b. Xi măng trộn với nước thành hỗn hợp dạng sệt và lắng xuống đáy cốc sau một khoảng thời gian. c. Thành hỗn hợp dạng sệt và đông đặc thành khối rắn sau một khoảng thời gian. 4. Bê tông là hỗn hợp của: a. Cát, xi măng, nước b. Cát, xi măng, nước, thép c. Xi măng, nước d. Cát, xi măng, đá sỏi, thép e. Cát, xi măng, đá sỏi, nước f. Cát, xi măng, đá sỏi 5. Xi măng được sử dụng để: a. Trộn thành vữa xây nhà b. Sản xuất bê tông trong xây dựng c. Bón ruộng lúa 6. Nhà máy xi măng thường xây dựng ở: a. Trung tâm thành phố b. Vùng núi đá c. Vùng đồng bằng rộng lớn d. Vùng đồi thấp - GV củng cố lại kiến thức cho HS. - Nhận xét giờ học. Hoạt động 3: Kết luận và củng cố Mục tiêu: hệ thống lại kiến thức của HS về xi măng. - GV cho HS tự đưa ra nhận xét và đề xuất về tiết học. - GV cho HS xem 1 đoạn video về ứng dụng của xi măng. - GV nêu hoạt động ứng dụng cho HS: cùng người Học liệu: video, máy tính, máy chiếu. Môi trường: lớp học Nội dung: Tự đánh giá của HS và xem video về ứng dụng của xi măng. thân tìm hiểu những ứng dụng của xi măng trong gia đình em. 4.2. Ví dụ 2: Bài 30. Cao su (Môn Khoa học Lớp 5) I. MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh: - Biết được một số đặc điểm của cao su. - Nêu được tính chất của cao su. - Phân tích và giải thích được một số ứng dụng của cao su dựa vào tính chất và đặc điểm của cao su. - Mô tả được cách bảo quản vật dụng bằng cao su dựa vào đặc điểm và tính chất của cao su. - Tìm tòi, khám phát về ứng dụng thực tiễn của cao su trong đời sống. II. Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CÁCH TIẾN HÀNH HỌC LIỆU, MÔI TRƯỜNG Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú học tập ở HS, HS chuẩn bị tâm thế học bài mới, kiểm tra kiến thức đã có của học sinh về cao su, biết đặc điểm của cao su. - Nội dung: Vẽ lược đồ tư duy về cao su. Vẽ lược đồ tư duy về cao su - GV chia HS thành 4 nhóm (Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4. GV tổ chức cho HS vẽ lược đồ tư duy: - Cá nhân HS viết những điều mình biết về cao su lên các góc của tờ giấy. - Các nhóm cùng tổng hợp ý kiến của các bạn và viết vào khoảng giữa của tờ giấy. - Sau khi viết xong, GV yêu cầu HS: các em hãy gộp các ý kiến của các bạn thành các nhóm ý kiến gần giống nhau và đặt tên cho các nhóm ý kiến đó. Ví dụ: các bạn đều viết: màu xanh, màu đỏ, màu - Học liệu: giấy kiểu khăn trải bàn, giấy Ao, bút chì, bút dạ màu, sáp màu, hình ảnh về cao su, đồ vật bằng cao su, băng dính, kéo, keo dán. - Môi trường: lớp học. trắng,, vậy ta có: Màu sắc của cao su. Tiếp tục như vậy với các ý kiến khác của các bạn trong nhóm. - GV hướng dẫn HS vẽ và viết nội dung trên lược đồ tư duy: Sử dụng những điều các em đã viết được trong hoạt động nhóm để điền vào lược đồ tư duy. Hoạt động 2: Tính chất của cao su - Mục tiêu: - Nêu được tính chất của cao su. - Phân tích và giải thích được một số ứng dụng của cao su dựa vào tính chất và đặc điểm của cao su. - Mô tả được cách bảo quản vật dụng bằng cao su dựa vào đặc điểm và tính chất của cao su. - Nội dung: Một số tính chất của cao su. Bước 1:Làm bộc lộ quan niệm của học sinh - GV yêu cầu mỗi HS suy nghĩ và viết ra giấy 1 câu hỏi về tính chất của cao su. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng thống nhất ý kiến vào và bảng nhóm. Nhóm Câu hỏi về tính chất của cao su - Bước 2: Thảo luận để lựa chọn phương án tiến hành thí nghiệm - GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận để chọn 1 cách tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất của cao su. - Các nhóm ghi lựa chọn của nhóm mình lên bảng lớp. - Sau khi HS ghi lựa chọn của nhóm mình xong, HS lựa chọn đồ dùng, dụng cụ để tiến hành thí nghiệm. - GV tổ chức cho HS các nhóm lấy phiếu thí nghiệm, ghi cách tiến hành thí nghiệm và ghi dự đoán của nhóm về kết quả thí nghiệm để chứng minh tính chất của cao su. Tên thí nghiệm Vật liệu Cách tiến hành Dự đoán kết quả Kết luận - Học liệu: phiếu học tập, phiếu quan sát, bút sáp màu, bút dạ, băng dính, đồ vật bằng cao su, đồ vật bằng chất dẻo, nước nóng, bình siêu tốc đun nước, xăng, nến, cốc cách nhiệt. - Môi trường: lớp học. Cao su bị biến dạng khi bị kéo mạnh .. - Trình bày kết quả: + GV gọi lần lượt các nhóm trình bày kết quả và phân tích kết quả trước lớp. + HS trình bày kết quả, phân tích kết quả thu nhận được cho cả lớp. - GV kết luận về tính chất của xi măng. Bước 3: Tổ chức học sinh vận dụng kiến thức - GV tổ chức cho HS hoàn thiện lược đồ tư duy về cao su với việc thêm 2 nhánh: tính chất và ứng dụng của cao su. - Sau khi HS các nhóm hoàn thiện lược đồ tư duy, các nhóm chọn vị trí dễ quan sát để treo lược đồ tư duy quanh lớp. - Nhóm trưởng các nhóm lấy và phát cho các bạn phiếu quan sát phòng tranh: QUAN SÁT LƯỢC ĐỒ TƯ DUY VỀ CAO SU Điều em đã biết Điều em muốn biết Điều em học được - HS đi quan sát sản phẩm của các nhóm bạn và ghi vào trong phiếu mà các em được phát. Hoạt động 3: Kết luận và củng cố Mục tiêu: hệ thống lại kiến thức của HS về cao su, tìm tòi và ứng dụng trong thực tiễn. Nội dung: Tự đánh giá của HS và chia sẻ hiểu biết về cao su. - GV cho HS tự nêu những điều em đã học được và những điều em còn muốn biết về cao su. Cho HS chia sẻ những cách khác nhau để có thể biết thêm thông tin về cao su. - GV nêu hoạt động ứng dụng cho HS: kể cho người thân trong gia đình nghe những điều em học được và những điều em vẫn còn muốn biết về cao su, cùng người thân tìm hiểu những ứng dụng của cao su trong gia đình em. Học liệu: phiếu quan sát. Môi trường: lớp học 4.3. Ví dụ 3: Bài 13. Phòng bệnh béo phì (Lớp 4) I.MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: - Biết dấu hiệu của bệnh béo phì. - Nêu được nguyên nhân của bệnh béo phì. - Giải thích và phân tích được tác hại của bệnh béo phì. - Tự giác phòng bệnh béo phì cho bản thân, tuy truyền về phòng bệnh béo phì cho bạn bè và người thân. II. Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CÁCH TIẾN HÀNH HỌC LIỆU, MÔI TRƯỜNG Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú học tập ở HS, HS chuẩn bị tâm thế học bài mới, kiểm tra kiến thức đã có của học sinh về bệnh béo phì. - Nội dung: Vẽ đường xoắn ốc về bệnh béo phì. Bộc lộ hiểu biết về bệnh béo phì Vẽ đường xoắn ốc về bệnh béo phì - GV chia HS thành 4 nhóm (Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4. GV tổ chức cho HS vẽ đường xoắn ốc về bệnh béo phì: - GV chuẩn bị 1 mảnh giấy lớn hình xoắn ốc cho mỗi nhóm, HS vừa di chuyển quanh nhóm, vừa viết lên những hiểu biết của mình về bệnh béo phì lên trên các đường xoắn ốc đó, sau đó HS lại di chuyển vị trí để tiếp tục viết. - Sau khi các bạn trong nhóm viết xong, nhóm 1 chuyển sản phẩm sang nhóm 2, nhóm 2 chuyển sang nhóm 3, tương tự như vậy theo đường băng chuyền, để các bạn của các nhóm khác viết thêm hiểu biết của mình mà các bạn chưa biết về bệnh béo phì. - Các nhóm cùng đọc hiểu biết của các bạn về bệnh béo phì. GV hướng dẫn HS gom lại các hiểu biết của các bạn thành các nhóm vấn đề về bệnh béo phì. - Học liệu: giấy kiểu xoắn ốc, bút chì, bút dạ màu, sáp màu, hình ảnh về cao su, đồ vật bằng cao su, băng dính, kéo, keo dán. - Môi trường: lớp học. Hoạt động 2: Sáng tạo cuốn từ điển về bệnh béo phì: - Học liệu: bút Tìm hiểu về bệnh béo phì - Mục tiêu: Biết dấu hiệu của bệnh béo phì. - Nêu được nguyên nhân của bệnh béo phì. - Giải thích và phân tích được tác hại của bệnh béo phì. - Nội dung: Hiểu biết về bệnh béo phì và phòng bệnh béo phì. - GV cho HS mang tranh ảnh về bệnh béo phì đã chuẩn bị (GV cũng chuẩn bị thêm giúp HS). - Thảo luận về cách sắp xếp thông tin trong cuốn từ điển về bệnh béo phì. - Sắp xếp những hiểu biết và những thông tin về bệnh béo phì theo thứ tự từ A đến Z (ví dụ: Biểu hiện rồi mới tới Nguyên nhân, rồi tới Phòng bệnh,) - HS tiến hành làm cuốn từ điển. Sau khi HS các nhóm hoàn thành, GV tổ chức cho HS thi nói nhanh về bệnh béo phì như sau: - HS đứng tại các nhóm - GV đặt câu hỏi - Nhóm nào có câu trả lời trước thì nhóm đó được trả lời - Trả lời đúng được 1 sao, sai bị trừ 1 sao. sáp màu, bút dạ, băng dính, kéo, keo dán, giấy màu, bìa màu, tranh ảnh về bệnh béo phì. - Môi trường: lớp học. Hoạt động 3: Kết luận và củng cố Mục tiêu: hệ thống lại kiến thức của HS về bệnh béo phì. Tự giác phòng bệnh béo phì cho bản thân, tuy truyền về phòng bệnh béo phì cho bạn bè và người thân. Nội dung: Tự đánh giá của HS và chia sẻ hiểu biết về bệnh béo phì. - GV cho cá nhân HS viết 03 Lời khuyên phòng bệnh béo phì. - Viết xong, HS đi quanh lớp tìm các bạn có lời khuyên giống mình nhất để tạo thành 1 nhóm. Cả nhóm cùng nhau viết lại thành 1 bản với tiêu đề: “Lời khuyên phòng bệnh béo phì” và dán tại lớp học. - Ứng dụng: HS kể cho bố mẹ nghe về bệnh béo phì và cùng bố mẹ thực hiện chế độ luyện tập và dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe. Học liệu: giấy bìa màu, bút dạ, keo dán, kéo Môi trường: lớp học PHỤ LỤC 4 PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI HỌC KIẾN TẠO (Dành cho sinh viên K38, K39 GDTH các lớp thực nghiệm) Họ và tên sinh viên:.. Lớp: Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP Hà Nội 2 Điền dấu X vào mức độ mà em đạt được cho mỗi kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo theo các ô trống tương ứng dưới đây: KĨ NĂNG TKBHKT CÁC MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC Chưa có kĩ năng Bước đầu có kĩ năng Kĩ năng thành thạo Có kĩ năng giỏi Thiết kế mục tiêu học tập XĐ và giải thích mục tiêu bài học Biểu đạt mục tiêu bài học Thiết kế nội dung học tập Phân tích nội dung bài học Tổ chức nội dung bài học Biểu đạt nội dung bằng các phương tiện khác nhau Thiết kế hoạt động Phân tích hoạt động của người học và người dạy Dự kiến tổ chức hoạt động của người học và người dạy Phát triển các kĩ thuật đánh giá học tập Thiết kế PPDH Lựa chọn và xác định mô hình kiến tạo phù hợp với bài học Cách kết hợp các PPDH Cách kết hơp PP và HĐ Thiết kế phương tiện và học liệu Lựa chọn/ thiết kế dạng và lượng phương tiện, học liệu Cách sử dụng PT và học liệu Cách kết hợp PP và học liệu Thiết kế môi trường học tập Phân tích các yếu tố môi trường Tổ chức các yếu tố môi trường Kết hợp môi trường với PP, PT, học liệu Cảm ơn sự hợp tác của các bạn! PHIẾU ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI HỌC KIẾN TẠO KĨ NĂNG THBHDH KIẾN TẠO TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ (1) Tính đầy đủ của nội dung và cấu trúc của kĩ năng (2) Tính hợp lí về logic của kĩ năng (3) Mức độ thành thạo của kĩ năng (4) Mức độ linh hoạt của kĩ năng (5) Hiệu quả của kĩ năng Số lượng các thao tác cần thiết Số lượng các thao tác thừa Tính tối giản của việc tổ chức các thao tác Tính hợp lí của trình tự sắp sếp việc thực hiện thao tác Tính hợp lí của việc phân chia thời gian và nhịp độ thực hiện Tần số các thao tác, hành vi sai Tỉ lệ lặp lại các thao tác, cử chỉ, hành vi đúng Mức độ hoàn thiện của các thao tác đúng mẫu Tính chất phân kì của việc tổ chức thao tác Tính chất biến đổi của thao tác khi chuyển sang hoàn cảnh khác Tính lưu loát của từng thao tác Số lượng và chất lượng của sản phẩm Tỉ số giữa kết quả và chi phí nguồn lực Tác dụng của KN trong sự phát triển cả nhân Mức độ trùng khớp giữa kết quả và mục tiêu hành động Thiết kế mục tiêu học tập XĐ và giải thích mục tiêu bài học Biểu đạt mục tiêu bài học Thiết kế nội dung học tập Phân tích nội dung bài học Tổ chức nội dung bài học Biểu đạt nội dung bằng các phương tiện khác nhau Thiết kế hoạt động Phân tích hoạt động của người học và người dạy Dự kiến tổ chức hoạt động của người học và người dạy Phát triển các kĩ thuật đánh giá học tập Thiết kế PPDH Lựa chọn và xác định mô hình kiến tạo phù hợp với bài học Cách kết hợp các PPDH Cách kết hơp PP và HĐ Thiết kế phương tiện và học liệu Lựa chọn/ thiết kế dạng và lượng phương tiện, học liệu Cách sử dụng PT và học liệu Cách kết hợp PP và học liệu Thiết kế môi trường học tập Phân tích các yếu tố môi trường Tổ chức các yếu tố môi trường Kết hợp môi trường với PP, PT, học liệu Hướng dẫn đánh giá: - Đánh giá kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo theo 5 kĩ năng thành phần chính, gồm: 1/ Kĩ năng thiết kế mục tiêu bài học; 2/ Kĩ năng thiết kế nội dung học tập; 3/ Kĩ năng thiết kế hoạt động học tập; 4/ Kĩ năng thiết kế PPDH; 5/ Kĩ năng thiết kế phương tiện, học liêu, tổ chức môi trường học tập. - Đề đánh giá mỗi kĩ năng thành phần cần dựa vào các thao tác tương ứng với mỗi kĩ năng. - Có tất cả 5 tiêu chí chính để đánh giá kĩ năng, mỗi tiêu chí có từ 2 đến 4 chỉ báo cụ thể. - Ứng với mỗi tiêu chí đánh giá có thể cho điểm theo công thức sau: o 0 điểm hoặc 1 điểm: chưa có kĩ năng/kĩ năng hình thành ở mức độ rất thấp. o 2 điểm: bước đầu hình thành được kĩ năng. o 3 điểm: có kĩ năng thành thạo o 4 điểm: có kĩ năng giỏi PHỤ LỤC 5 * Bảng tổng hợp số liệu thực nghiệm phần PPDH môn Khoa học ở tiểu học Bảng 2.1: Tham số thống kê kết quả đầu ra lớp thực nghiệm K39 GDTH (dạy học thực nghiệm phần PPDH môn Khoa học) ix if xxi  2)( xxi  2)( xxf ii  0 0 -6,63 43,96 0,00 1 0 -5,63 31,70 0,00 2 0 -4,63 21,44 0,00 3 0 -3,63 13,18 0,00 4 4 -2,63 6,92 27,67 5 7 -1,63 2,66 18,60 6 14 -0,63 0,40 5,56 7 25 0,37 0,14 3,42 8 12 1,37 1,88 22,52 9 2 2,37 5,62 11,23 10 0 3,37 11,36 0,00   2)( xxf ii Tổng 89,00  Phương sai 1,39 1 Độ lệch chuẩn 1,18 M Sai số trung bình cộng 0,15 (%)vC Hệ số biến thiên 17,79 Bảng 2.2: Tham số thống kê kết quả đầu ra lớp đối chứng K39 GDTH (dạy học phần PPDH môn Khoa học) ix if xxi  2)( xxi  2)( xxf ii  1 0 -4,59 21,07 0,00 2 1 -3,59 12,89 12,89 3 3 -2,59 6,71 20,12 4 9 -1,59 2,53 22,75 5 14 -0,59 0,35 4,87 6 22 0,41 0,17 3,70 7 10 1,41 1,99 19,88 8 3 2,41 5,81 17,42 9 1 3,41 11,63 11,63 10 0 4,41 19,45 0,00   2)( xxf ii Tổng 113,27  Phương sai 1,80 1 Độ lệch chuẩn 1,34 M Sai số trung bình cộng 0,17 (%)vC Hệ số biến thiên 23,99 Tính đại lượng kiểm định: (2.1) 64,4 63 34,1 64 18,1 59,563,6 22 2 2 2 1 2 1 21        nn xx td  Bảng 2.3: Số liệu vẽ đường biểu diễn kết quả đánh giá kĩ năng TKBHKT của lớp thực nghiệm K39 GDTH ix 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 if 0 2 12 25 14 7 4 0 0 0 %iixf 0,00 3,13 18,75 39,06 21,88 10,94 6,25 0,00 0,00 0,00  10 1 % i iixf 0,00 3,13 21,88 60,94 82,81 93,75 100 100 100 100 Bảng 2.4: Số liệu vẽ đường biểu diễn kết quả đánh giá kĩ năng TKBHKT của lớp đối chứng K39 GDTH ix 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 if 0 1 3 10 22 14 9 3 1 0 %iixf 0,00 1,59 4,76 15,87 34,92 22,22 14,29 4,76 1,59 0,00  10 1 % i iixf 0,00 1,59 6,35 22,22 57,14 79,37 93,65 100 100 100 * Bảng tổng hợp số liệu thực nghiệm học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (PPDH môn Khoa học) đối với sinh viên K38 GDTH Bảng 2.5: Tham số thống kê kết quả đầu ra lớp thực nghiệm K38 GDTH ix if xxi  2)( xxi  2)( xxf ii  0 0 -7,62 58,06 0,00 1 0 -6,62 43,82 0,00 2 0 -5,62 31,58 0,00 3 0 -4,62 21,34 0,00 4 4 -3,62 13,10 52,42 5 7 -2,62 6,86 48,05 6 14 -1,62 2,62 36,74 7 25 -0,62 0,38 9,61 8 12 0,38 0,14 1,73 9 2 1,38 1,90 3,81 10 0 2,38 5,66 0,00   2)( xxf ii Tổng 152,36  Phương sai 2,63 1 Độ lệch chuẩn 1,62 M Sai số trung bình cộng 0,21 (%)vC Hệ số biến thiên 21,27 Bảng 2.6: Tham số thống kê kết quả đầu ra lớp đối chứng K38 GDTH ix if xxi  2)( xxi  2)( xxf ii  0 0 -6,35 40,32 0,00 1 0 -5,35 28,62 0,00 2 1 -4,35 18,92 18,92 3 3 -3,35 11,22 33,67 4 9 -2,35 5,52 49,70 5 14 -1,35 1,82 25,52 6 22 -0,35 0,12 2,69 7 10 0,65 0,42 4,23 8 3 1,65 2,72 8,17 9 1 2,65 7,02 7,02 10 0 3,65 13,32 0,00   2)( xxf ii Tổng 149,92  Phương sai 2,31 1 Độ lệch chuẩn 1,52 m Sai số trung bình cộng 0,19 (%)vC Hệ số biến thiên 23,92 Tính đại lượng kiểm định: (2.2) 46,4 65 52,1 58 62,1 35,662,7 22 2 2 2 1 2 1 21        nn xx td  Bảng 2.7: Số liệu vẽ đường biểu diễn kết quả đánh giá kĩ năng TKBHKT của sinh viên lớp thực nghiệm K38 GDTH ix 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 if 4 9 20 15 7 2 1 0 0 0 %iixf 6,90 15,52 34,48 25,86 12,07 3,45 1,72 0,00 0,00 0,00  10 1 % i iixf 6,90 22,41 56,90 82,76 94,83 98,28 100 100 100 100 Bảng 2.8: Số liệu vẽ đường biểu diễn kết đánh giá kĩ năng TKBHKT của sinh viên lớp đối chứng K38 GDTH ix 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 if 0 3 11 15 19 12 4 1 0 0 %iixf 0,00 4,62 16,92 23,08 29,23 18,46 6,15 1,54 0,00 0,00  10 1 % i iixf 0,00 4,62 21,54 44,62 73,85 92,31 98,46 100 100 100 PHỤ LỤC 6. Nghiên cứu trường hợp PHIẾU ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI HỌC KIẾN TẠO Sinh viên: Ngô Thị Liên – K38D GDTH KĨ NĂNG THBHDH KIẾN TẠO TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ (1) Tính đầy đủ của nội dung và cấu trúc của kĩ năng (2) Tính hợp lí về logic của kĩ năng (3) Mức độ thành thạo của kĩ năng (4) Mức độ linh hoạt của kĩ năng (5) Hiệu quả của kĩ năng Số lượng các thao tác cần thiết Số lượng các thao tác thừa Tính tối giản của việc tổ chức các thao tác Tính hợp lí của trình tự sắp sếp việc thực hiện thao tác Tính hợp lí của việc phân chia thời gian và nhịp độ thực hiện Tần số các thao tác, hành vi sai Tỉ lệ lặp lại các thao tác, cử chỉ, hành vi đúng Mức độ hoàn thiện của các thao tác đúng mẫu Tính chất phân kì của việc tổ chức thao tác Tính chất biến đổi của thao tác khi chuyển sang hoàn cảnh khác Tính lưu loát của từng thao tác Số lượng và chất lượng của sản phẩm Tỉ số giữa kết quả và chi phí nguồn lực Tác dụng của KN trong sự phát triển cả nhân Mức độ trùng khớp giữa kết quả và mục tiêu hành động Thiết kế mục tiêu học tập XĐ và giải thích mục tiêu bài học 3 3 2 3 3 Biểu đạt mục tiêu bài học Thiết kế nội dung học tập Phân tích nội dung bài học 4 3 2 3 2 Tổ chức nội dung bài học Biểu đạt nội dung bằng các phương tiện khác nhau Thiết kế hoạt Phân tích hoạt động của 4 4 3 3 3 động người học và người dạy Dự kiến tổ chức hoạt động của người học và người dạy Phát triển các kĩ thuật đánh giá học tập Thiết kế PPDH Lựa chọn và xác định mô hình kiến tạo phù hợp với bài học 2 3 2 3 2 Cách kết hợp các PPDH Cách kết hơp PP và HĐ Thiết kế phương tiện và học liệu Lựa chọn/ thiết kế dạng và lượng phương tiện, học liệu 3 4 2 3 3 Cách sử dụng PT và học liệu Cách kết hợp PP và học liệu Thiết kế môi trường học tập Phân tích các yếu tố môi trường Tổ chức các yếu tố môi trường Kết hợp môi trường với PP, PT, học liệu PHIẾU ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI HỌC KIẾN TẠO Sinh viên: Phạm Thiên Lý – K38B GDTH KĨ NĂNG THBHDH KIẾN TẠO TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ (1) Tính đầy đủ của nội dung và cấu trúc của kĩ năng (2) Tính hợp lí về logic của kĩ năng (3) Mức độ thành thạo của kĩ năng (4) Mức độ linh hoạt của kĩ năng (5) Hiệu quả của kĩ năng Số lượng các thao tác cần thiết Số lượng các thao tác thừa Tính tối giản của việc tổ chức các thao tác Tính hợp lí của trình tự sắp sếp việc thực hiện thao tác Tính hợp lí của việc phân chia thời gian và nhịp độ thực hiện Tần số các thao tác, hành vi sai Tỉ lệ lặp lại các thao tác, cử chỉ, hành vi đúng Mức độ hoàn thiện của các thao tác đúng mẫu Tính chất phân kì của việc tổ chức thao tác Tính chất biến đổi của thao tác khi chuyển sang hoàn cảnh khác Tính lưu loát của từng thao tác Số lượng và chất lượng của sản phẩm Tỉ số giữa kết quả và chi phí nguồn lực Tác dụng của KN trong sự phát triển cả nhân Mức độ trùng khớp giữa kết quả và mục tiêu hành động Thiết kế mục tiêu học tập XĐ và giải thích mục tiêu bài học 3 3 3 3 4 Biểu đạt mục tiêu bài học Thiết kế nội dung học tập Phân tích nội dung bài học 3 3 4 3 3 Tổ chức nội dung bài học Biểu đạt nội dung bằng các phương tiện khác nhau Thiết kế hoạt động Phân tích hoạt động của người học và người dạy 3 3 3 4 3 Dự kiến tổ chức hoạt động của người học và người dạy Phát triển các kĩ thuật đánh giá học tập Thiết kế PPDH Lựa chọn và xác định mô hình kiến tạo phù hợp với bài học 3 3 2 3 3 Cách kết hợp các PPDH Cách kết hơp PP và HĐ Thiết kế phương tiện và học liệu Lựa chọn/ thiết kế dạng và lượng phương tiện, học liệu 3 3 3 3 3 Cách sử dụng PT và học liệu Cách kết hợp PP và học liệu Thiết kế môi trường học tập Phân tích các yếu tố môi trường Tổ chức các yếu tố môi trường Kết hợp môi trường với PP, PT, học liệu PHIẾU ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI HỌC KIẾN TẠO Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K38B GDTH KĨ NĂNG THBHDH KIẾN TẠO TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ (1) Tính đầy đủ của nội dung và cấu trúc của kĩ năng (2) Tính hợp lí về logic của kĩ năng (3) Mức độ thành thạo của kĩ năng (4) Mức độ linh hoạt của kĩ năng (5) Hiệu quả của kĩ năng Số lượng các thao tác cần thiết Số lượng các thao tác thừa Tính tối giản của việc tổ chức các thao tác Tính hợp lí của trình tự sắp sếp việc thực hiện thao tác Tính hợp lí của việc phân chia thời gian và nhịp độ thực hiện Tần số các thao tác, hành vi sai Tỉ lệ lặp lại các thao tác, cử chỉ, hành vi đúng Mức độ hoàn thiện của các thao tác đúng mẫu Tính chất phân kì của việc tổ chức thao tác Tính chất biến đổi của thao tác khi chuyển sang hoàn cảnh khác Tính lưu loát của từng thao tác Số lượng và chất lượng của sản phẩm Tỉ số giữa kết quả và chi phí nguồn lực Tác dụng của KN trong sự phát triển cả nhân Mức độ trùng khớp giữa kết quả và mục tiêu hành động Thiết kế mục tiêu học tập XĐ và giải thích mục tiêu bài học 3 2 2 3 2 Biểu đạt mục tiêu bài học Thiết kế nội Phân tích nội dung bài học 3 3 2 3 2 Tổ chức dung học tập nội dung bài học Biểu đạt nội dung bằng các phương tiện khác nhau Thiết kế hoạt động Phân tích hoạt động của người học và người dạy 3 3 3 3 3 Dự kiến tổ chức hoạt động của người học và người dạy Phát triển các kĩ thuật đánh giá học tập Thiết kế PPDH Lựa chọn và xác định mô hình kiến tạo phù hợp với bài học 2 2 2 3 2 Cách kết hợp các PPDH Cách kết hơp PP và HĐ Thiết kế phương tiện và học liệu Lựa chọn/ thiết kế dạng và lượng phương tiện, học liệu 3 3 3 2 3 Cách sử dụng PT và học liệu Cách kết hợp PP và học liệu Thiết kế môi trường học tập Phân tích các yếu tố môi trường Tổ chức các yếu tố môi trường Kết hợp môi trường với PP, PT, học liệu PHỤ LỤC 7 Chương trình Khoa học tiểu học 1. LỚP 4 2 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 70 TIẾT 1. Con người và sức khoẻ Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường (cơ thể người sử dụng những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì). Một số chất dinh dưỡng (chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng ...) có trong thức ăn và nhu cầu các chất dinh dưỡng của cơ thể. Ăn uống khi đau ốm. An toàn, phòng chống bệnh tật và tai nạn : Sử dụng thực phẩm an toàn (rau sạch, thực phẩm tươi sống, thức ăn, đồ uống đóng hộp ...); Phòng một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng; Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá (tiêu chảy, kiết lị); Phòng đuối nước. 2. Vật chất và năng lượng Nước: Tính chất của nước, ba thể của nước, sự chuyển thể, vòng tuần hoàn của nước; Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống; Sự ô nhiễm nước; Cách làm sạch nước; Sử dụng nước hợp lí, bảo vệ nguồn nước. Không khí : Tính chất, thành phần của không khí; Vai trò của không khí đối với sự sống, sự cháy; Sự chuyển động của không khí, gió, bão, phòng chống bão; Sự ô nhiễm không khí; Bảo vệ bầu không khí trong sạch. Âm : Các nguồn âm, sự truyền âm, âm thanh trong đời sống, chống tiếng ồn. Ánh sáng : Các nguồn sáng, sự truyền ánh sáng; Vai trò của ánh sáng. Nhiệt : Cảm giác nóng, lạnh, nhiệt độ, nhiệt kế, các nguồn nhiệt; Vai trò của nhiệt. 3. Thực vật và động vật Sự trao đổi chất của thực vật và động vật với môi trường (trong quá trình sống thực vật và động vật sử dụng những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì). LỚP 5 2 TIẾT/ TUẦN x 35 TUẦN = 70 TIẾT 1. Con người và sức khoẻ Sự sinh sản, sự lớn lên và phát triển của cơ thể người. Vệ sinh học sinh gái, trai. nạn : Không sử dụng các chất gây nghiện; Sử dụng thuốc an toàn; Phòng tránh một số bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan, HIV/ AIDS); Phòng chống xâm hại trẻ em; Phòng tránh tai nạn giao thông. 2. Vật chất và năng lượng ủa một số vật liệu thường dùng : Tre mây, song, kim loại (sắt, đồng, nhôm) và hợp kim (gang, thép), đá vôi, gốm (gạch, ngói), xi măng, thuỷ tinh, cao su, chất dẻo, tơ sợi. Than đá, dầu mỏ, khí đốt; mặt trời, gió, nước; năng lượng điện (thắp sáng, đốt nóng, chạy động cơ). 3. Thực vật và động vật 4. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Môi trường và tài nguyên (một số ví dụ). Vai trò của môi trường đối với con người. Tác động của con người đối với môi trường tự nhiên. Dân số và tài nguyên. Một số biện pháp bảo vệ môi trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfren_luyen_ki_nang_thiet_ke_bai_hoc_kien_tao_mon_khoa_hoc_cho_sinh_vien_nganh_giao_duc_tieu_hoc_4452.pdf
Luận văn liên quan