Để tiến hành đánh giá mức độ phát triển của các KN qua 12 lần rèn luyện (tương
ứng 10 lần rèn luyện KN thành phần và 2 lần rèn luyện phối hợp các KN), chúng tôi tiến
hành xem xét giá trị trung bình của lần rèn luyện thứ nhất và lần rèn luyện thứ hai ở mỗi
nhóm KN. Sử dụng Data Analysis/ Descriptive Statistics trong Microsoft Excel để tính
các tham số thống kê như: điểm trung bình, yếu vị, trung vị, độ lệch chuẩn.
223 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Rèn luyện kỹ năng thích ứng với việc phát triển chương trình môn toán ở cấp tiểu học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t?
Tổ chức theo hình thức dạy học trên lớp
Tổ chức thông qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và thực tập sư phạm
Tổ chức thông qua hoạt động tự học của sinh viên
Tổ chức làm việc theo nhóm kết hợp thực hành trong môi trường thực tiễn
Tổ chức thành các chuyên đề thực hành
Câu 7. Bạn đánh giá như thế nào về mức độ thực hiện kỹ năng thích ứng với việc
phát triển chương trình môn Toán cấp tiểu học của bản thân như thế nào?
TT Các KN thành phần
Mức độ thực hiện
Thành
thạo
Tương đối
thành
thạo
Chưa
thành
thạo
1 KN phân tích CT môn Toán
2 KN đánh giá CT môn Toán
3 KN biến đổi CT môn Toán cho phù hợp với
điều kiện cụ thể
4 KN lập KHDH môn Toán đã được biến đổi
5 KN quản lý sự thay đổi CT môn Toán của bản
thân
Xin chân thành cảm ơn!
PL 10
PHỤ LỤC 2
THANG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KỸ NĂNG THÍCH ỨNG
VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN Ở CẤP TIỂU HỌC
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
PHỤ LỤC 2A
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC
Mức
độ
Quy đổi Chỉ báo
Yếu
F
(dưới 4.0đ)
- Thực hiện được một nội dung cần phân tích trong số các nội
dung sau: Tình hình cơ sở vật chất; Tình hình đội ngũ GV và
HS; Tình hình nhận thức của HS ở năm học trước.
- Phân tích chủ yếu theo cảm tính cá nhân, nhận diện vấn đề
mang tính chủ quan.
TB
Yếu
D
(4.0 - 5.4đ)
- Thực hiện được một vài nội dung cần phân tích trong số các
nội dung sau: Tình hình cơ sở vật chất; Tình hình đội ngũ GV
và HS; Tình hình nhận thức của HS ở năm học trước.
- Phân tích chủ yếu theo cảm tính cá nhân, nhận diện vấn đề
mang tính chủ quan.
TB
C
(5.5 - 6.9đ)
- Thực hiện đủ các nội dung cần phân tích, bao gồm các nội
dung sau: Tình hình cơ sở vật chất; Tình hình đội ngũ GV và
HS; Tình hình nhận thức của HS ở năm học trước.
- Phân tích chủ yếu theo cảm tính cá nhân, nhận diện vấn đề
mang tính chủ quan.
Khá
B
(7.0 - 8.4đ)
- Thực hiện đủ các nội dung cần phân tích, bao gồm các nội
dung sau: tình hình trẻ; tình hình đội ngũ GV và cơ sở vật chất;
CTGD của nhà trường ở năm học trước.
- Phân tích có căn cứ, đánh giá được định tính và định lượng.
5 Tốt
A
(8.5 - 10đ)
- Thực hiện đủ các nội dung cần phân tích, bao gồm các nội
dung sau: Tình hình cơ sở vật chất; Tình hình đội ngũ GV và
HS; Tình hình nhận thức của HS ở năm học trước.
- Phân tích có căn cứ, đánh giá được định tính và định lượng.
- Chỉ ra được thuận lợi và khó khăn dựa trên các số liệu phân
tích
PL 11
PHỤ LỤC 2B
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH
MÔN TOÁN Ở CẤP TIỂU HỌC
Mức độ Quy đổi Chỉ báo
1- Yếu
F
(< 4.0 điểm)
- Thực hiện được một nội dung trong số các nội dung
sau: Lựa chọn và xác định mục tiêu; lựa chọn nội dung
dạy học phù hợp với bối cảnh nhà trường TH theo định
hướng tiếp cận năng lực.
- Động từ chỉ báo hành vi chưa rõ ràng, đầy đủ khi xác
định mục tiêu.
- Chưa cụ thể hóa được CT cấp quốc gia vào trong CT
nhà trường TH.
- Nội dung trong CT môn Toán TH chưa đầy đủ.
- Phân tích chưa chính xác giữa các mục tiêu, nội dung
với yêu cầu cần đạt.
- Xác định mục tiêu, nội dung chưa rõ ràng, mạch lạc.
2- TB yếu
D
(4.0-5.4 điểm)
- Thực hiện được một vài nội dung cần phân tích trong
số các nội dung sau: Bảng lựa chọn và xác định mục tiêu,
nội dung dạy học phù hợp với bối cảnh nhà trường TH
theo định hướng tiếp cận năng lực.
- Động từ chỉ báo hành vi rõ ràng, đầy đủ khi xác định
mục tiêu.
- Chưa cụ thể hóa được nội dung CT cấp quốc gia vào
trong CT nhà trường TH.
- Nội dung môn Toán ở nhà trường TH chưa đầy đủ.
- Phân tích chưa chính xác giữa mục tiêu, nội dung với
yêu cầu cần đạt.
- Xác định mục tiêu, nội dung chưa rõ ràng, mạch lạc.
3- TB
C
(5.5-6.9 điểm)
- Thực hiện được một vài nội dung cần phân tích trong
số các nội dung sau: Lựa chọn và xác định mục tiêu, nội
dung dạy học phù hợp với bối cảnh nhà trường TH theo
định hướng tiếp cận năng lực.
- Động từ chỉ báo hành vi rõ ràng, đầy đủ khi xác định
mục tiêu.
PL 12
- Chưa cụ thể hóa được CT cấp quốc gia vào trong CT
nhà trường TH.
- Nội dung trong CT môn Toán TH chưa đầy đủ.
- Phân tích chưa chính xác giữa mục tiêu, nội dung với
yêu cầu cần đạt.
- Xác định mục tiêu, nội dung chưa rõ ràng, mạch lạc.
4- Khá
B
(7.0-8.4 điểm)
- Thực hiện được một vài nội dung cần phân tích trong
số các nội dung sau: Lựa chọn và xác định mục tiêu, nội
dung dạy học phù hợp với bối cảnh nhà trường TH theo
định hướng tiếp cận năng lực.
- Động từ chỉ báo hành vi rõ ràng, đầy đủ khi xác định
mục tiêu.
- Cụ thể hóa được CT cấp quốc gia vào trong CT nhà
trường TH.
- Nội dung trong CT môn Toán TH đầy đủ.
- Phân tích chính xác lôgic giữa mục tiêu, nội dung với
yêu cầu cần đạt.
- Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc các nội dung.
5- Tốt
A
(8.5-10 điểm)
- Thực hiện được một vài nội dung cần phân tích trong
số các nội dung sau: Lựa chọn và xác định mục tiêu, nội
dung dạy học phù hợp với bối cảnh nhà trường TH theo
định hướng tiếp cận năng lực.
- Động từ chỉ báo hành vi rõ ràng, đầy đủ.
- Cụ thể hóa được CT cấp quốc gia vào trong CT nhà
trường TH.
- Nội dung trong CT môn Toán TH đầy đủ.
- Phân tích chính xác lôgic giữa mục đích, nội dung với
yêu cầu cần đạt.
- Xác định mục tiêu, nội dung rõ ràng, mạch lạc.
PL 13
PHỤ LỤC 2C
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
MÔN TOÁN Ở CẤP TIỂU HỌC
Mức độ Quy đổi Chỉ báo
1- Yếu
F
(< 4.0 điểm)
- Không đánh giá được ưu điểm hoặc nhược điểm của
một trong các nội dung: Đánh giá CT môn Toán cấp TH
2000; Đánh giá CT môn Toán nhà trường theo một vài
phương diện: tính trình tự, tính gắn kết, tính khoa học,
tính khả thi,
2- TB yếu
D
(4.0-5.4 điểm)
- Đánh giá được ưu điểm hoặc nhược điểm của một trong
các nội dung: Đánh giá CT môn Toán cấp TH 2000;
Đánh giá CT môn Toán nhà trường về các phương diện:
tính trình tự, tính gắn kết, tính khoa học, tính khả thi,
3- TB
C
(5.5-6.9 điểm)
- Đánh giá được ưu điểm hoặc nhược điểm các nội dung:
Đánh giá CT môn Toán cấp TH 2000; Đánh giá CT môn
Toán nhà trường về các phương diện: tính trình tự, tính
gắn kết, tính khoa học, tính khả thi,
4- Khá
B
(7.0-8.4 điểm)
- Đánh giá được ưu điểm và nhược điểm của các nội
dung: Đánh giá CT môn Toán cấp TH 2000; Đánh giá
CT môn Toán nhà trường về các phương diện: tính trình
tự, tính gắn kết, tính khoa học, tính khả thi,
- Điều chỉnh được một số vấn đề cho phù phợp với điều
kiện nhà trường.
5- Tốt
A
(8.5-10.0
điểm)
- Đánh giá được ưu điểm và nhược điểm của một trong
các nội dung: Đánh giá CT môn Toán cấp TH 2000;
Đánh giá CT môn Toán nhà trường về các phương diện:
tính trình tự, tính gắn kết, tính khoa học, tính khả thi,
- Chủ động điều chỉnh được các vấn đề cho phù hợp với
điều kiện nhà trường.
PL 14
PHỤ LỤC 2D
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TOÁN
Ở CẤP TIỂU HỌC
Mức độ Quy đổi Chỉ báo
1- Yếu
F
(< 4.0 điểm)
- Không biết cách lập KHDH năm học môn Toán.
- Không biết cách xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung,
lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học để lập
KHDH một bài dạy môn Toán.
2- TB yếu
D
(4.0-5.4 điểm)
- Không biết cách lập KHDH năm học môn Toán.
- Biết được các yêu cầu của KHDH một bài dạy môn Toán.
3- TB
C
(5.5-6.9 điểm)
- Lúng túng trong việc lập KHDH năm học môn Toán.
- Lập được KHDH một bài dạy nhưng mang tính máy móc,
rập khuôn.
4- Khá
B
(7.0-8.4 điểm)
- Lập được KHDH năm học môn Toán nhưng chưa chủ
động mà còn rập khuôn.
- Xác định được mục tiêu, lựa chọn được nội dung, lựa
chọn được phương pháp và phương tiện dạy học để lập
KHDH một bài dạy môn Toán.
5- Tốt
A
(8.5-10.0
điểm)
- Lập được KHDH năm học môn Toán có tính chủ động,
sáng tạo, linh hoạt phù hợp với thực tiễn nhà trường, địa
phương.
- Lập được KHDH một bài dạy phù hợp với thực tiễn nhà
trường.
PL 15
PHỤ LỤC 2E
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH
MÔN TOÁN Ở CẤP TIỂU HỌC CỦA BẢN THÂN
Mức độ Quy đổi Chỉ báo
1- Yếu
F
(< 4.0 điểm)
- Không biết cách xác định các nội dung công việc để lập
kế hoạch thực hiện sự thay đổi CT môn Toán của năm học.
- Không biết cách dự kiến thực hiện các công việc trong kế
hoạch thực hiện sự thay đổi CT môn Toán ở cấp TH.
2- TB yếu
D
(4.0-5.4 điểm)
- Không biết cách xác định một vài nội dung công việc để
lập kế hoạch thực hiện sự thay đổi CT môn Toán của năm
học.
- Không biết cách dự kiến thực hiện các công việc trong kế
hoạch thực hiện sự thay đổi CT môn Toán ở cấp TH.
3- TB
C
(5.5-6.9 điểm)
- Xác định được các nội dung công việc để lập kế hoạch
thực hiện sự thay đổi CT môn Toán của năm học.
- Không biết cách dự kiến thực hiện các công việc trong kế
hoạch thực hiện sự thay đổi CT môn Toán ở cấp TH.
4- Khá
B
(7.0-8.4 điểm)
- Xác định các nội dung công việc để lập kế hoạch thực
hiện sự thay đổi CT môn Toán của năm học.
- Dự kiến thực hiện được các công việc trong kế hoạch thực
hiện sự thay đổi CT môn Toán ở cấp TH.
5- Tốt
A
(8.5-10.0
điểm)
- Lập được kế hoạch thực hiện sự thay đổi CT môn Toán
của năm học một cách linh hoạt.
- Lập được dự kiến thực hiện các công việc trong kế hoạch
thực hiện sự thay đổi CT môn Toán phù hợp với thực tiễn
nhà trường TH.
PL 16
PHỤ LỤC 3
TẬP LUYỆN CHO SINH VIÊN PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH
MÔN TOÁN Ở CẤP TIỂU HỌC
PHỤ LỤC 3A
SO SÁNH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN NĂM 2000 VÀ NĂM 2018
Chương trình môn Toán 2018 Chương trình môn Toán 2000
SỐ VÀ PHÉP TÍNH SỐ HỌC
Số tự nhiên
Đếm, đọc, viết các số trong
phạm vi 100
Số tự
nhiên
Đếm, đọc, viết các số trong
phạm vi 100
So sánh các số trong phạm vi
100
So sánh các số trong phạm vi
100
Các phép tính
với số tự
nhiên
Phép cộng, phép trừ Các phép
tính với
số tự
nhiên
Phép cộng, phép trừ
Tính nhẩm Tính nhẩm
Thực hành giải quyết vấn đề liên
quan đến các phép tính cộng, trừ
Luyện tập, Luyện tập chung
HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG YẾU TỐ HÌNH HỌC
Hình phẳng và
hình khối
Quan sát, nhận biết hình dạng
của một số hình phẳng và hình
khối đơn giản:
- Hình vuông, hình tròn, hình
tam giác, hình chữ nhật.
- Khối lập phương, khối lập
phương.
- Định hướng vị trí trong không
gian.
Hình
phẳng
Giới thiệu về điểm, đoạn thẳng,
hình vuông, hình tròn, hình
tam giác. Cách nhận biết điểm
nằm bên ngoài hoặc nằm bên
trong của một hình.
Thực hành lắp ghép, xếp hình
gắn với một số hình phẳng và
hình khối đơn giản
Thực hành vẽ, cắt, ghép một
hình đã học biểu diễn trên giấy
kẻ ô vuông
ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG
Đo lường
Biểu tượng về đại lượng và đơn
vị đo đại lượng
Đại
lượng đo
lường và
ứng dụng
Giới thiệu đơn vị đo khoảng
cách, độ dài xăng – ti – mét.
Giới thiệu đơn vị đo thời gian:
phút, giờ, ngày, tuần, tháng,
Làm quen với cách đọc lịch,
tính ngày, tính giờ trên đồng
hồ.
PL 17
Thực hành đo đại lượng Thực hành đo độ dài của một
vật đơn giản. Vẽ độ dài cho
trước. Cách ước lượng độ dài
theo đơn vị xăng – ti – mét.
GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Thực hiện giải toán có lời văn bằng cách sử
dụng một phép tính đơn giản.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI
NGHIỆM
Nhà trường tổ chức cho HS một số hoạt động sau
và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều
kiện cụ thể.
Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức
toán học vào thực tiễn, chẳng hạn:
- Thực hành đếm, nhận biết số, thực hiện phép tính
trong một số tình huống thực tiễn hằng ngày (ví
dụ: đếm số bàn học và số cửa sổ trong lớp học, ...).
- Thực hành các hoạt động liên quan đến vị trí,
định hướng không gian (ví dụ: xác định được một
vật ở trên hoặc dưới mặt bàn, một vật cao hơn
hoặc thấp hơn vật khác, ...).
- Thực hành đo và ước lượng độ dài một số đồ
vật trong thực tế gắn với đơn vị đo cm; thực hành
đọc giờ đúng trên đồng hồ, xem lịch loại lịch tờ
hằng ngày.
Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ
chính khoá (ví dụ: các trò chơi học toán,...) liên
quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản.
PL 18
PHỤ LỤC 3B
CÁC NĂNG LỰC THÀNH PHẦN CỦA NĂNG LỰC TOÁN HỌC
Các thành tố của năng lực toán học [6] Ví dụ minh họa
1. Năng lực tư duy và lập luận toán học thể
hiện qua việc thực hiện các hành động:
- Thực hiện được các thao tác tư duy (ở mức
độ đơn giản), đặc biệt biết quan sát, tìm kiếm
sự tương đồng và khác biệt trong những tình
huống quen thuộc và mô tả được kết quả của
việc quan sát.
- Nêu được chứng cứ, lý lẽ và biết lập luận hợp
lý trước khi kết luận.
- Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải
quyết vấn đề. Bước đầu chỉ ra được chứng cứ
và lập luận có cơ sở, có lý lẽ trước khi kết luận.
Ví dụ 1. So sánh được sự khác nhau giữa
hình vuông và hình tam giác.
Ví dụ 2. Phân tích được số 19 gồm 1 chục
và 9 đơn vị.
Ví dụ 3. Thực hiện phép cộng không nhớ
trong phạm vi 100 (Thao tác tương tự: Số ở
hàng đơn vị cộng với số ở hàng đơn vị, số ở
hàng chục cộng với số ở hàng chục).
2. Năng lực mô hình hóa toán học thể hiện
qua việc thực hiện các hành động:
- Sử dụng được các phép toán, công thức số
học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ để trình bày,
diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý
tưởng của tình huống xuất hiện trong bài toán
thực tiễn đơn giản.
- Giải quyết được các bài toán liên quan đến
các mô hình được thiết lập.
- Nêu được câu trả lời cho tình huống xuất hiện
trong bài toán thực tiễn.
Ví dụ 1. Nhìn tranh ảnh nói và viết được
phép tính đúng.
3. Năng lực giải quyết vấn đề toán học thể
hiện qua việc thực hiện được các hành động:
- Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải
quyết bằng toán học.
- Nêu được cách thức giải quyết vấn đề.
- Thực hiện và trình bày được cách thức giải
quyết vấn đề ở mức độ đơn giản.
- Kiểm tra giải pháp đã thực hiện
Ví dụ 1. Xem tranh, viết phép tính thích
hợp vào ô trống
PL 19
Chọn được phép tính tương ứng với tranh
(phép trừ). Viết được phép tính thích hợp
(5-2=3). Kiểm tra lại kết quả.
4. Năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua
việc thực hiện được các hành động:
- Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt)
được các thông tin toán học trọng tâm trong nội
dung văn bản hay do người khác thông báo (ở
mức độ đơn giản), từ đó nhận biết được vấn đề
cần giải quyết.
- Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các
nội dung, giải pháp toán học trong sự tương tác
với người khác (chưa yêu cầu phải diễn đạt đầy
đủ, chính xác). Biết trả lời câu hỏi khi giải
quyết vấn đề.
- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với
ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để
diễn đạt các nội dung toán học ở những tình
huống không quá phức tạp.
- Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi
trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở
những tình huống đơn giản.
Ví dụ 1. Yêu cầu 2 HS cùng nhau tính nhẩm,
1 bạn hỏi bạn kia trả lời:
Ví dụ 2. Tổ chức HS trò chơi thông qua
các thẻ số:
5. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện
học toán thể hiện qua việc thực hiện được các
hành động:
- Nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử
dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương
tiện học toán đơn giản như: que tính, thẻ số,
thước, các mô hình hình học phẳng và hình
khối quen thuộc,...
- Sử dụng được các công cụ, phương tiện học
toán để thực hiện những nhiệm vụ học tập toán
đơn giản.
- Bước đầu nhận biết được một số ưu điểm, hạn
chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để
có cách sử dụng hợp lý.
Ví dụ 1. HS sử dụng thước thẳng (có vạch
chia xăng-ti-mét) để đo độ dài các đồ vật.
Ví dụ 2. Dùng gang tay để ước lượng độ dài
của cái bàn, cái bảng trong lớp học.
Ví dụ 3. Sử dụng que tính để hình thành
phép cộng trong phạm vi 10.
Ví dụ 4. Sử dụng mô hình hình học để thực
hành lắp ghép các hình.
PL 20
PHỤ LỤC 3C
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5
Nội dung Yêu cầu cần đạt Mục tiêu bài học
(Nhóm 1)
Mục tiêu bài học
(Nhóm 2)
SỐ VÀ PHÉP TÍNH
Số tự nhiên
Các
phép
tính
với số
tự
nhiên
Phép
cộng,
phép trừ
- Nhận biết được ý
nghĩa của phép
cộng, phép trừ.
- Thực hiện được
phép cộng, phép trừ
(không nhớ) trong
phạm vi 10.
- Nhận biết được ý
nghĩa của phép toán
cộng trong phạm vi 5.
- Thực được phép
cộng trong phạm vi 5.
- Lấy được vi dụ về
phép cộng trong
phạm vi 5.
- Viết được phép
cộng theo hàng
ngang và đặt tính.
Tính
nhẩm
- Thực hiện được
việc cộng, trừ nhẩm
trong phạm vi 10.
- Tính nhẩm được
phép cộng trong
phạm vi 5.
- Nối được phép
cộng với kết quả
tương ứng.
Thực
hành
giải
quyết
vấn đề
liên
quan
đến các
phép
tính
cộng,
trừ.
- Nhận biết được ý
nghĩa thực tiễn của
phép tính (cộng, trừ)
thông qua tranh ảnh,
hình vẽ hoặc tình
huống thực tiễn.
- Nhận biết và viết
được phép tính
(cộng, trừ) phù hợp
với câu trả lời của
bài toán có lời văn
và tính được kết quả
đúng.
- Viết được phép
cộng trong phạm vi 5
thông qua tranh ảnh.
- Nói đúng được kết
quả phép cộng trong
phạm vi 5.
- Sử dụng được que
tính để thực hiện các
phép cộng trong
phạm vi 5.
- Viết được các phép
cộng trong phạm vi
5 trên các bức tranh
và các sơ đồ.
- Nói được các phép
cộng trong phạm vi
5 trên các bức tranh
và các sơ đồ.
PL 21
PHỤ LỤC 3D
LỰA CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BÀI VỊ TRÍ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN (TOÁN 1)
Mục tiêu Nội dung Phương pháp
dạy học
Hoạt động dạy học
Nhận biết được
vị trí, định
hướng trong
không gian (trên
- dưới, trước -
sau, phải - trái, ở
giữa)
Tìm hiểu vị trí
trong không
gian: trên -
dưới
- Lựa chọn
phương pháp
trực quan.
- Lựa chọn
phương pháp
hợp tác nhóm.
GV đưa ra bức tranh và yêu cầu HS quan sát,
cho biết cái nào ở trên, ở dưới.
GV có thể đưa thêm các bức tranh có nhiều
hình ảnh hơn và tổ chức cho HS làm việc theo
nhóm đôi, mô tả vị trí các vật trong bức tranh
đó.
Tìm hiểu về vị
trí trong không
gian: phải – trái
- Lựa chọn
phương pháp
vấn đáp gợi mở
GV có thể cho bạn số 1 đứng trước lớp và
quay lưng về phía các bạn. GV cho bạn số 2
lên đứng bên phải, bạn số 3 đứng bên trái. GV
hỏi: Bạn số 1 đứng bên nào của bạn số 2? GV
có thể thay đổi vị trị 3 bạn HS đó và hỏi.
Tìm hiểu về vị
trí trong không
gian: ở giữa.
Lựa chọn
phương pháp
vấn đáp gợi mở
Kết hợp hoạt động về vị trí trong không gian:
phải - trái GV hỏi bạn số mấy ở giữa.
Tìm hiểu về vị
trí trong không
gian: trước -
sau.
Lựa chọn
phương pháp
giải quyết vấn đề
ở mức độ đơn
giản.
Cho hai bạn (1 bạn nam, 1 bạn nữ) đứng xếp
hàng trước lớp. GV cho HS nêu vị trí của từng
bạn so với bạn kia, chẳng hạn: Bạn Hà đứng
trước bạn Dũng. Bạn Dũng đứng sau bạn Hà.
PL 22
PHỤ LỤC 3E
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
1) Quy trình thiết kế câu hỏi đánh giá thường xuyên trong môn Toán ở cấp TH
Bước 1. Xác định mục tiêu học tập cần đánh giá
Trên cơ sở đơn vị kiến thức đã có của HS, xác định mục tiêu học tập cần đánh giá tương
ứng. Có thể chia mục tiêu cần đánh giá thành các mục tiêu thành phần trong quá trình đánh giá.
Bước 2. Thiết kế câu hỏi, bài tập phù hợp với mục tiêu đã xác định
Từ mục tiêu cần đánh giá cần thiết kế câu hỏi, bài tập đáp ứng được mục tiêu. Xác định
câu hỏi, bài tập vừa thiết kế thuộc mức độ nào trong 3 mức độ về quy định đánh giá HSTH. Có
thể tăng hoặc giảm độ khó của câu hỏi, bài tập đã thiết kế bằng cách tăng hoặc giảm thông tin
trong câu hỏi, bài tập và loại bỏ những thông tin không cần thiết.
Bước 3. Xác định các kết quả và khó khăn khi xử lí thông tin
Xác định kết quả đúng của câu hỏi, bài tập đã thiết kế. Dự đoán được những kết quả mà
HS sẽ tìm ra do quá trình xử lí thông tin gặp khó khăn. Qua đó xác định những lỗi sai của HS
để kịp thời điều chỉnh.
Bước 4. Xác định mức độ tư duy của HS
Để xác định được mức độ tư duy của HS, GV liệt kê những kiến thức cần thiết để đưa ra
câu hỏi. Từ đó hình dung ra quá trình tư duy của HS trong khi giải quyết vấn đề. Thông quá đó
GV sẽ thiết kế được những câu hỏi, bài tập đánh giá HS chính xác hơn.
2) Quy trình và kĩ thuật xây dựng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan
Bước 1. Xác định mục tiêu cần đánh giá
+ Kiểm tra kiến thức gì?
+ Kiểm tra kĩ năng gì?
Bước 2. Xác định tình huống
- Đối với trắc nghiệm điền khuyết: Lựa chọn mệnh đề, một câu văn, một bài tập, một phát
biểu hoàn chỉnh.
- Đối với trắc nghiệm đúng - sai: Lựa chọn một bài tập cần kiểm tra (một phép tính, tính
chất, quy tắc, công thức, một bài toán có lời văn,...
- Đối với trắc nghiệm ghép đôi: Lựa chọn 4 hoặc 5 mệnh đề hoàn chỉnh; tách mỗi mệnh
đó thành 2 phần.
- Đối với trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Đưa ra 3 đến 4 phương án trả lời cho câu hỏi, bài
tập cần đánh giá, trong đó có một phương án đúng và các phương án còn lại đều sai.
PL 23
Bước 3. Xử lí tình huống
- Đối với trắc nghiệm điền khuyết: Lược bỏ một phần nội dung trong mệnh đề vừa chọn
sao cho những thông tin còn lại trong mệnh đề đó đủ để suy luận tìm ra nội dung thích hợp điền
vào phần bỏ trống.
- Đối với trắc nghiệm đúng - sai: Đưa ra hai phương án một sai, một đúng. Nếu sai chỉ
ra những lỗi hay mắc phải để giúp HS khắc phục.
- Đối với trắc nghiệm ghép đôi: Phần 1 xếp vào cột A, phần 2 xếp vào cột B nhưng theo
thứ tự khác, có thể bổ sung thêm một số nội dung tương tự gây nhiễu. Có thể nối minh hoạ một
nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B để được câu trả lời đúng.
- Đối với trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Xác định một bài tập cần giải quyết
Bước 4. Đặt thành đề bài
Ghép câu lệnh với nội dung câu hỏi để được đề bài hoàn chỉnh.
3) Quy trình thiết kế đề kiểm tra định kì môn Toán ở cấp TH
Bước 1. Xác định yêu cầu cần đạt, phạm vi, nội dung kiểm tra theo các mức độ:
- Mức 1. Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải
quyết vấn đề quen thuộc trong môn Toán.
- Mức 2. Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề thông qua hiểu
nội dung, ý nghĩa, chuyển tải được kiến thức từ dạng này sang dạng khác,
- Mức 3. Vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề mới, không giống với
những vấn đề đã được hướng dẫn.
Bước 2. Xây dựng ma trận cho đề kiểm tra
- Căn cứ vào việc mô tả yêu cầu nội dung cần kiểm tra theo chuẩn kiến thức, KN được
quy định trong CT ở bước 1 để đưa vào ma trận.
- Căn cứ vào mục tiêu kiểm tra, đối tượng HS và tỉ lệ lượng kiến thức, KN ở các mức
độ để quyết định điểm số và thời gian kiểm tra:
+ Mỗi mức độ phải đảm bảo phân hóa được các đối tượng HS trong quá trình đánh giá.
Tránh ra nhiều câu hỏi quá dễ hoặc quá khó.
+ Căn cứ vào điểm số, thời gian đánh giá để quyết định số câu hỏi cho mỗi mức độ. Số
lượng câu hỏi và thời gian phụ thuộc vào đối tượng HS và chất lượng câu hỏi. Tỉ lệ số câu, số
điểm theo các mức và hình thức câu hỏi trong đề kiểm tra do nhà trường quyết định, đảm bảo
yêu cầu cần đạt của nội dung cần đánh giá, phù hợp với đối tượng HS.
+ Mỗi một phương án kiểm tra (chẳng hạn như trắc nghiệm khách quan, tự luận, hay
phối hợp tự luận với trắc nghiệm khách quan) thì xây dựng được một ma trận đề kiểm tra.
PL 24
+ Đưa ra tỉ lệ các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh giá của từng địa phương,
từng trường. Chẳng hạn, mức 1 khoảng 40%, mức 2 khoảng 40%, mức 3 khoảng 20%.
- Ma trận đề kiểm tra thường có:
+ Khung ma trận đề, mỗi ô trong khung sẽ nêu: Nội dung kiến thức, kĩ năng cần đánh
giá; hình thức các câu hỏi; số lượng câu hỏi; số điểm dành cho các câu hỏi.
+ Khung ma trận câu hỏi:
Mạch kiến thức
và kĩ năng
Số câu, số
điểm câu
số, thành
tố năng
lực
Các mức độ đánh giá
Tổng
Mức 1 Mức 2 Mức 3
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
ND1
ND2
Tổng
Bước 3. Biên soạn đề kiểm tra theo khung ma trận kiến thức, kỹ năng
- Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của nội dung kiểm tra để biên soạn câu hỏi. Số lượng câu
hỏi ở mỗi mức độ phải đảm bảo phủ kín kiến thức, KN cần kiểm tra. Các câu hỏi trong mỗi
mức độ là tương đương nhau về điểm số.
- Các câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra có thể là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
(câu hỏi nhiều lựa chọn, câu điền khuyết, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi đúng - sai) hoặc tự luận.
Cần tăng cường các loại câu hỏi mở phát huy năng lực tư duy và lập luận toán học cho HS.
- Căn cứ vào lượng kiến thức, KN, mức độ tư duy cũng như độ khó của câu hỏi (so với
HS trung bình) để xác định thời gian thực hiện trung bình của câu hỏi.
- Cần biên soạn đầy đủ các câu hỏi ở mức độ 3 nhằm kiểm tra được sự vận dụng sáng
tạo của HS.
- Biên soạn và hoàn thiện đề kiểm tra về thể thức cũng như nội dung.
Bước 4. Xây dựng đáp án và biểu điểm cho đề kiểm tra
- Căn cứ vào đề kiểm tra và ma trận đề kiểm tra ở bước 3 để xây dựng đáp án và biểu
điểm. Tùy theo dạng đề và loại hình mà quy định điểm cho mỗi câu hỏi.
- Thang điểm 10 là 10 điểm cho toàn bài, mỗi ý hoặc câu hỏi có thể có giá trị điểm nhỏ
nhất là 0,5 điểm. Khi chấm xong bài làm cần phải làm tròn điểm số; không cho điểm thập phân.
PL 25
PHỤ LỤC 3F
MỘT SỐ VÍ DỤ THIẾT KẾ CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
HỌC SINH TIỂU HỌC
Ví dụ 1. Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Bước 1. Kiểm tra mức độ đạt được về kĩ năng đọc, viết số có hai chữ số
Bước 2. Chọn tình huống
- Cách viết số ba mươi sáu.
- Cách đọc số 45
Bước 3. Xử lý tình huống
- A. 306 B. 36 C.63
- A. Bốn năm B. Bốn mươi năm C. Bốn mươi lăm
Bước 4. Đặt thành câu hỏi
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
a) Số ba mươi sáu được viết là:
A. 306 B. 36 C.63
b) Số 45 được đọc là:
A. Bốn năm B. Bốn mươi năm C. Bốn mươi lăm
Ví dụ 2. Thiết kế bài tập tìm giá trị số phần trăm của một số
Bước 1: Xác định mục tiêu
- Hiểu và tìm được giá trị tỉ số phần trăm của một số
Bước 2. Thiết kế đề bài
Bài toán: Một nhà máy có 600 công nhân, trong đó số công nhân nữ chiếm 40,5%. Tính
số công nhân nữ trong nhà máy đó.
Bước 3. Xác định các kết quả và khó khăn khi xử lí thông tin
Một số kết quả:
Kết quả đúng: 600 40,5 : 100 = 243 (công nhân)
hoặc 600 : 100 40,5 = 243 (công nhân)
- Lỗi xử lí thông tin. 600 40,5 = 24 300 (công nhân) (mức 3)
- Lỗi lưu trữ thông tin 600 40,5 : 100 = 2430 (công nhân)
- Lỗi chú ý 600 405 : 100 = 243
Khó khăn khi xử lí thông tin:
- Nhớ được công thức tính khi xử lí mô hình toán học.
- Khi thực hiện tính dễ bị nhầm lẫn
- Quên đơn vị trong phép tính
- Viết thiếu câu lời giải
PL 26
- Thiếu đáp số hoặc có đáp số nhưng quên danh số.
Bước 4. Xác định mức độ tư duy của học sinh
Lượng thông tin cần có:
- Biết tổng số công nhân của nhà máy: 600 công nhân
- Biết tỷ số phần trăm của số công nhân nữ trên tổng số công nhân: 40,5%
- Khả năng tiếp cận thông tin
- Nhận biết được bài toán tìm số phần trăm của một số
- Xác định được tỉ số phần trăm của số công nhân nữ so với số công nhân của nhà
máy.
- Xác định được số công nhân của nhà máy.
- Hình dung được cách tìm 40,5% của 600.
Quy trình thực hiện:
- Đọc kĩ đề bài, xác định cái đã cho và cái cần tìm của bài toán.
- Phác thảo được kế hoạch giải của bài toán.
- Câu lời giải, chẳng hạn “Số công nhân nữ là:”
- Viết phép tính 600 40,5 : 100
- Thực hiện tính 600 40,5 : 100 = 243 (công nhân)
Ví dụ 2. Thiết kế đề kiểm tra cuối kỳ Toán 1
Bước 1. Xác định yêu cầu cần đạt, phạm vi, nội dung kiểm tra
Câu hỏi kiểm tra cuối năm môn Toán lớp 1 được thiết kế dựa trên yêu cầu cần đạt quy
định trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018. Cụ thể:
Mạch Nội dung Yêu cầu cần đạt cốt lõi
Số và
phép
tính
Đếm, đọc, viết các số
trong phạm vi 100
- Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10, phạm vi 20, phạm
vi 100. Nhận biết được chục và đơn vị. hận biết được cách
so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở các nhóm có
không quá 4 số).
- Thực hiện được phép cộng, trừ (không nhớ) các số trong
phạm vi 100.
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép tính (cộng, trừ)
thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn; Viết
được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của bài
toán có lời văn và tính được kết quả đúng.
So sánh các số trong
phạm vi 100
Phép cộng, phép trừ
Tính nhẩm
Thực hành giải quyết
vấn đề liên quan đến
các phép tính cộng,
trừ
Hình
học
và Đo
lường
Quan sát, nhận biết,
mô tả hình dạng và
đặc điểm của một số
hình phẳng và hình
- Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình
chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
- Nhận biết được đơn vị đo độ dài cm; đọc và viết được số
đo độ dài trong phạm vi 100 cm; Biết được 1 tuần lễ có 7
PL 27
khối đơn giản ngày. Biết được giờ đúng trên đồng hồ.
- Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn
vị đo là cm. Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan
đến đo độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch (loại lịch tờ hàng
ngày).
Thực hành vẽ, lắp
ghép, tạo hình gắn
với một số hình
phẳng và hình khối đã
học
Biểu tượng về đại
lượng và đơn vị đo
đại lượng
Bước 2. Xây dựng nội dung ma trận cho đề kiểm tra
- Đề kiểm tra cuối năm môn Toán lớp 1 được thiết kế theo thang điểm 10, trong đó mỗi
câu trắc nghiệm khách quan là 1 điểm, mỗi câu tự luận là 1 điểm.
- Căn cứ vào thời lượng dành cho các nội dung trong Toán lớp 1, xác định tỉ trọng số
câu trong đề như sau:
Số và phép tính chiếm khoảng 80% thời lượng chương trình. Do đó, số câu trong đề sẽ
là 6 câu (trong tổng số 10 câu của đề) và tích hợp một số nội dung của Hình học và Đo lường.
Hình học và Đo lường chiếm khoảng 20% thời lượng chương trình. Số câu trong đề sẽ
là 4 câu (trong tổng số 10 câu) và có tích hợp kiến thức của Số và phép tính.
- Thang đánh giá ba mức độ với dự kiến tỉ lệ như sau:
Mức 1: Nhận biết chiếm 40%
Mức 2: Hiểu chiếm 40%
Mức 3: Vận dụng chiếm 20%
Yêu cầu cần đạt
Số câu,
số điểm
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
- Đếm, đọc, viết các số trong
phạm vi 10, phạm vi 20, phạm
vi 100. Nhận biết được chục
và đơn vị. Nhận biết được
cách so sánh, xếp thứ tự các số
trong phạm vi 100 (ở các
nhóm có không quá 4 số).
2
(2 điểm)
2
(2 điểm)
4
(4 điểm)
- Thực hiện được phép cộng,
trừ (không nhớ) các số trong
phạm vi 100.
1
(1 điểm)
1
(1 điểm)
- Nhận biết được ý nghĩa thực 1 1
PL 28
Yêu cầu cần đạt
Số câu,
số điểm
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
tiễn của phép tính (cộng, trừ)
thông qua tranh ảnh, hình vẽ
hoặc tình huống thực tiễn;
Viết được phép tính (cộng,
trừ) phù hợp với câu trả lời của
bài toán có lời văn và tính
được kết quả đúng.
(1 điểm) (1 điểm)
- Nhận dạng được hình vuông,
hình tròn, hình tam giác, hình
chữ nhật, khối lập phương,
khối hộp chữ nhật.
1
(1 điểm)
1
(1 điểm)
- Nhận biết được đơn vị đo độ
dài cm; đọc và viết được số đo
độ dài trong phạm vi 100 cm;
Biết được 1 tuần lễ có 7 ngày.
Biết được giờ đúng trên đồng
hồ.
1
(1 điểm)
1
(1 điểm)
2
(2 điểm)
- Giải quyết được một số vấn
đề thực tiễn đơn giản liên quan
đến đo độ dài, đọc giờ đúng và
xem lịch (loại lịch tờ hàng
ngày).
1
(1 điểm)
1
(1 điểm)
Tổng
Số câu 4 4 2 10
Số điểm 4 4 2 10
- Ma trận phân câu hỏi đề kiểm tra môn Toán cuối năm lớp 1:
Mạch
Số câu, số
điểm, câu
số, thành
tố năng lực
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
Số và
phép
tính
Số câu 3 2 1 6
Số điểm 3 2 1 6
Câu số/ 1/TNKQ 4/TNKQ 8/TL
PL 29
Mạch
Số câu, số
điểm, câu
số, thành
tố năng lực
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
hình thức 2,7/ TL 3/TL
Thành tố
năng lực
NLGTTH,
NLTD&LLTH,
NLGQVĐ TH
NLGTTH,
NLTD&LLTH,
NLGQVĐ TH
NLGTTH,
NLTD&LLTH,
NLGQVĐ TH
Hình
học và
Đo
lường
Số câu 1 2 1 4
Số điểm 1 2 1 4
Câu số/
hình thức
6/TNKQ 5,9/TNKQ 10/TL
Thành tố
năng lực
NLMHH TH,
NLTD&LLTH,
NLGQVĐ TH
NLTD&LLTH,
NLGQVĐ TH
NL GT TH
NLTD&LLTH,
NLGQVĐ TH,
NLCC&PT HT
Tổng
Số câu 4 4 2 10
Số điểm 4,0 4,0 3,0 10,0
Bước 3. Biên soạn đề kiểm tra theo khung ma trận kiến thức, kỹ năng
Câu 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (Mức 1)
a) Số ba mươi lăm được viết là:
A. 305 B. 35 C. 53
b) Số 69 đọc là:
A. Sáu mươi chín B. Sáu chín C. Chín sáu
Giải thích:
Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn này yêu cầu HS tái hiện lại cách đọc, cách viết số có hai
chữ số trong phạm vi 100 nên xếp vào mức 1.
Câu hỏi này góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán
học
Câu 2. >, <, =? (Mức 1)
PL 30
Giải thích:
Bài tập này yêu cầu HS tái hiện lại cách so sánh số có hai chữ số trong phạm vi 100.
Bài tập đã góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán
học .
Câu 7. Đặt tính rồi tính (Mức 1)
a) 33 + 45 b) 89 – 54
. .
. .
. .
Giải thích:
Bài tập này yêu cầu HS tái hiện lại cách thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
nên xếp vào mức 1.
Bài tập này góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán
học.
Câu 3. Viết số còn thiếu vào chỗ trống (Mức 2)
a) Số 46 gồm chục và đơn vị, viết 46 = . + .
b) Số gồm 6 chục và 9 đơn vị , viết = . + 9
Giải thích:
Bài tập này yêu cầu HS hiểu được giá trị của từng chữ số trong số có hai chữ số, viết số có
hai chữ số thành tổng của chục và đơn vị, nên xếp vào mức 2.
Bài tập đã tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao
tiếp toán học.
Câu 4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (Mức 2)
Các số 32, 23, 18, 46 được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
A. 23, 32, 46, 18 B. 18, 32, 23, 46 C. 18, 23, 32, 46
Giải thích:
Bài này yêu cầu HS hiểu được cách so sánh và sắp thứ tự các số trong phạm vi 100 để sắp
PL 31
xếp một nhóm có 3 số theo thứ tự từ bé đến lớn nên xếp vào mức 2.
Bài tập này góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn
đề toán học.
Câu 8. Viết phép tính và hoàn thành câu trả lời (Mức 3)
Lan có 30 con hạc giấy, Lan cho Mai 16 con. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu con hạc giấy?
Phép tính: ..
Trả lời: Lan còn lại . con hạc giấy.
Bài này yêu cầu HS vận dụng phép trừ không nhớ trong vi 100 để giải quyết vấn đề, nên xếp
vào mức 3.
Bài tập tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn
đề toán học.
Câu 5. Số? (Mức 2)
a) Trong hình sau có hình vuông
b) Trong hình sau có khối lập phương
Giải thích:
Bài tập yêu cầu HS nhận dạng và gọi đúng tên hình phẳng, hình khối đã học từ các đồ vật
thật. Phân biệt hình vuông với các hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn; Phân biệt khối lập
phương và khối hộp chữ nhật. Bài tập này xếp vào mức 2.
Bài tập góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán
học.
Câu 6. Khoanh vào vật: (Mức 1)
a) Cao hơn
b) Thấp hơn
Giải thích:
PL 32
Để làm được bài tập này, HS phải quan sát hình vẽ, xác định vật nào cao hơn, cây nào thấp
hơn. Khi đó, HS thực hiện so sánh hai vật với nhau. Bài tập xếp vào mức 1.
Bài tập tạo cơ hội cho HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết
vấn đề toán học.
Câu 9. Đúng ghi Đ, sai ghi S: (Mức 2)
Đồng hồ bên chỉ:
3 giờ
9 giờ
Giải thích:
Bài này yêu cầu HS đọc được giờ đúng trên đồng hồ, phân biệt được kim giờ và kim phút
trong tình huống cụ thể nên xếp vào mức 2.
Bài tập góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
Câu 10. Số? (Mức 3)
a) Bút chì dài cm.
b) Chú Nam đi công tác 1 tuần và 2 ngày. Hỏi chú Nam đi công tác mấy ngày?
Trả lời: Chú Nam đi công tác ngày.
Giải thích:
Ý a yêu cầu HS vận dụng được cách đo độ dài bằng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét để
giải quyết vấn đề nảy sinh khi đo cái bút chì mà không đặt điểm đầu vào vạch số 0, nên xếp
vào mức 3.
Ý b yêu cầu HS biết được 1 tuần có 7 ngày và vận dụng kiến thức đó để giải quyết vấn đề
tính được số ngày chú Nam đi công tác, nên xếp vào mức 3.
Bài tập này góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá
toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
PL 33
ĐỀ MINH HOẠ MÔN TOÁN LỚP 1
Thời gian làm bài: 35 phút
Câu 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (Mức 1)
a) Số ba mươi lăm được viết là:
A. 305 B. 35 C. 53
b) Số 69 đọc là:
A. Sáu mươi chín B. Sáu chín C. Chín sáu
Câu 2. >, <, =? (Mức 1)
Câu 3. Viết số còn thiếu vào chỗ trống (Mức 2)
a) Số 46 gồm chục và đơn vị, viết 46 = . + .
b) Số gồm 6 chục và 9 đơn vị , viết = . + 9
Câu 4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (Mức 2)
Các số 32, 23, 18, 46 được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
A. 23, 32, 46, 18 B. 18, 32, 23, 46 C. 18, 23, 32, 46
Câu 5. Số? (Mức 2)
a) Trong hình sau có hình vuông
b) Trong hình sau có khối lập phương
Câu 6. Khoanh vào vật: (Mức 1)
a) Cao hơn
b) Thấp hơn
PL 34
Câu 7. Đặt tính rồi tính (Mức 1)
a) 34 + 45 b) 89 – 53
. .
. .
. .
Câu 8. Viết phép tính và hoàn thành câu trả lời (Mức 3)
Lan có 30 con hạc giấy, Hoa cho Hà 16 con. Hỏi Hoa còn lại bao nhiêu con hạc giấy?
Phép tính: ..
Trả lời: Lan còn lại . con hạc giấy.
Câu 9. Đúng ghi Đ, sai ghi S: (Mức 2)
Đồng hồ bên chỉ:
3 giờ
9 giờ
Câu 10. Số? (Mức 3)
a) Bút chì dài cm.
b) Chú Nam đi công tác 1 tuần và 2 ngày. Hỏi chú Nam đi công tác mấy ngày?
Trả lời: Chú Nam đi công tác ngày.
Bước 4. Xây dựng đáp án và biểu điểm cho đề kiểm tra
Câu Đáp án Thang điểm
1
a) B 0,5
b) A 0,5
2
22 57 0,5
84 > 48; 70 = 70 0,5
3
a) Số 46 gồm chục và đơn vị, viết 46 = . + . 0,5
b) Số gồm 6 chục và 9 đơn vị , viết = . + 9 0,5
4 C 1,0
5 a) Trong hình sau có 5 hình vuông 0,5
PL 35
b) Trong hình sau có 6 khối lập phương 0,5
6
a) Khoanh đúng vật cao hơn 0,5
b) Khoanh đúng cây thấp hơn 0,5
7 9 giờ S; 3 giờ Đ 1,0
8
a) 79 0,5
b) 36 0,5
9
Phép tính: 30 – 16 = 14
Trả lời: Lan còn lại 14 con hạc giấy.
1,0
10
a) Bút chì dài 12 cm 0,5
b) Chú Nam đi công tác 9 ngày 0,5
PL 36
PHỤ LỤC 4
KẾ HOẠCH NĂM HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 Ở BIỆN PHÁP 3, MỤC 2.2.3
Tuần Tiết Chủ đề Bài
Hoạt động thực
hành và trải
nghiệm
Học kì 1
1 1- 2 - 3
Các số đến 10
- Hình vuông, hình tròn, hình tam
giác, hình chữ nhật.
- Trên - dưới, phải - trái, trước -
sau, ở giữa.
- Các số 1, 2, 3
2 4 - 5 - 6
- Các số 4, 5, 6
- Số 0
- Số 10
3 7 - 8 - 9
- Luyện tập
- Nhiều hơn - Ít hơn - Bằng nhau
4 10 - 11 - 12
- Nhiều hơn - Ít hơn - Bằng nhau
- Lớn hơn, dấu >, Bé hơn, dấu <,
Bằng nhau, dấu =
5 13 - 14 - 15
- Luyện tập
- Em vui học toán
HS trải nghiệm
6 16 - 17 - 18
Phép cộng, trừ
trong phạm vi
10
- Làm quen với Phép cộng - Dấu
cộng
- Làm quen với Phép cộng- Dấu
cộng (tiếp theo)
- Phép cộng trong phạm vi 6
7 19 - 20 - 21
- Phép cộng trong phạm vi 6 (tiếp
theo)
- Luyện tập
8 22 - 23 - 24
- Phép cộng trong phạm vi 10
- Luyện tập
9 25 - 26 - 27
- Phép cộng trong phạm vi 10 (tiếp
theo)
- Luyện tập
10 28 - 29 - 30
- Khối hộp lập phương, khối hộp
chữ nhật
PL 37
- Làm quen với phép trừ- dấu trừ
11 31 - 32 - 33
- Phép trừ trong phạm vi 6
- Luyện tập
12 34 - 35 - 36
- Phép trừ trong phạm vi 6 (tiếp
theo)
- Luyện tập
13 37 - 38 - 39
- Phép trừ trong phạm vi 10
- Luyện tập
14 40 - 41 - 42
- Phép trừ trong phạm vi 10 (tiếp
theo)
- Luyện tập
15 43 - 44 - 45
- Luyện tập
16 46 - 47 - 48
- Luyện tập
- Em vui học Toán
17 49 - 50 - 51 - Ôn tập
18 52 - 53 - 54
- Ôn tập
- Kiểm tra học kì 1
Học kì II
19 55 - 56 - 57
Các số trong
phạm vi 100
- Các số 11, 12, 13, 14, 15, 16
20 58 - 59 - 60
- Các số 17, 18, 19, 20
- Luyện tập
21 61 - 62 - 63
- Các số tròn chục
- Các số có hai chữ số (từ 21 đến
40)
- Các số có hai chữ số (từ 41 đến
70)
22 64 - 65 - 66
- Các số có hai chữ số (từ 71 đến
99)
- Các số đến 100
- Luyện tập
23 67 - 68 - 69 - Chục và đơn vị
- Luyện tập
24 70 - 71 - 72 Các số trong phạm vi 100
25 73 - 74 - 75 - Dài hơn, ngắn hơn
PL 38
- Đo độ dài
- Xăng - ti - mét
26 76 - 77 - 78
- Em vui học toán
- Luyện tập
HS trải nghiệm ở
ngoài sân trường
27 79 - 80- 81
Phép cộng,
phép trừ trong
phạm vi 100
- Phép cộng dạng 14 + 3
- Luyện tập
28 82 - 83 - 84
- Phép trừ dạng 17 - 2
- Luyện tập
29 85 - 86 - 87
- Cộng, trừ các số tròn chục
- Phép cộng dạng 25 + 14
30 88 - 89 - 90
- Phép cộng dạng 25 + 4, 25 +40
- Luyện tập
31 91 - 92 - 93
- Phép trừ dạng 27 - 4, 63 - 40
- Luyện tập
32 94 - 95 - 96
- Các ngày trong tuần
- Đồng hồ - Thời gian
33 97 - 98 - 99
- Luyện tập chung
- Em vui học Toán
Hoạt động trải
nghiệm
34 100 -101-102
- Ôn tập các số trong phạm vi 10
- Ôn tập các số trong phạm vi 100
- Ôn tập phép cộng trừ trong phạm
vi 100
35 103 -104 -105 - Ôn tập về thời gian
- Kiểm tra học kì II
PL 39
PHỤ LỤC 5
KẾ HOẠCH DẠY HỌC HOÀN CHỈNH CỦA SINH VIÊN
(BIỆN PHÁP 3 MỤC 2.2.3)
MÔN TOÁN LỚP 1:
BÀI : SỐ 0
( Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực)
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được:
* Mục tiêu : - Đọc, viết được số 0.
* Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết một cách trực quan số 0 như là số lượng phần tử của một tập hợp rỗng
- Đọc, viết được số 0.
- Chỉ ra được nhóm không có đồ vật nào.
- Đếm và viết được số chỉ số lượng đồ vật trong tình huống cụ thể.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Slide bài giảng.
+ 4 hộp nhỏ đựng một số đồ vật.
+ 4 cái đĩa và một số cái bánh.
+ Tranh ảnh về một số đồ vật.
+ Video hướng dẫn viết số 0.
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Sách, vở, dụng cụ học tập.
+ Thẻ số.
III. DẠY HỌC BÀI MỚI
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động 1: Khởi động (4 phút )
* Cách tiến hành:
- Giaó viên tổ chức trò chơi: Khám phá chiếc hộp bí
mật
- Giáo viên chuẩn bị 4 chiếc hộp trong đó có 3 hộp
đựng đồ vật (số lượng khác nhau trong phạm vi 9),
còn một hộp không đựng gì bên trong.
- Giáo viên hỏi: “Mỗi hộp đựng bao nhiêu đồ vật?”.
Giáo viên mời 4 học sinh lên bảng, mỗi học sinh cầm
một hộp (nên để học sinh cuối cùng cầm hộp không
- Học sinh tham gia chơi.
PL 40
có gì) và lần lượt mở cho cả lớp xem bên trong. Mỗi
lần như vậy các học sinh khác nói số lượng đồ vật có
bên trong.
- Giáo viên giới thiệu bài học mới: Hộp đựng 3 đồ
vật thì ta nói số lượng đồ vật trong hộp là 3,... Hộp
không có đồ vật nào thì ta nói số lượng đồ vật trong
hộp là gì? Ta sẽ biết điều đó trong bài học hôm nay.
- Học sinh lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Khám phá - trải nghiệm ( 10 phút)
Cách tiến hành:
* Nhận biết số lượng “ không”, viết số 0 và cách
đọc.
- Giáo viên chuẩn bị lần lượt 4 cái đĩa đựng bánh, 3
đĩa đựng số bánh theo thứ tự lần lượt là 1, 3, 6 và một
đĩa không đựng cái bánh nào .
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát số đĩa bên trái
và bên phải, giáo viên mời học sinh lên bảng chỉ vào
đĩa bánh và trả lời các câu hỏi:
+ Đĩa ở bên phải có gì khác với các đĩa ở bên trái ?
+ Hãy nói số lượng bánh ở mỗi chiếc đĩa bên trái?
+ Hãy nói số lượng bánh ở đĩa bên phải?
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời, những học sinh
còn lại lắng nghe và nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung cho học sinh.
- Giáo viên giới thiệu: Đĩa bên phải không có chiếc
bánh nào, ta nói số lượng bánh ở đĩa bên phải là
“không” và được viết là 0, đọc là “không”.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại theo tay chỉ
“đĩa này không có chiếc bánh nào”, “số lượng bánh
trên đĩa này là 0”, “không” (hay “số không”)
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Học sinh trả lời
+ Các đĩa ở khung hình bên trái đều có
bánh còn đĩa ở khung hình bên phải không
có cái bánh nào.
+ Đĩa 1: 3 cái bánh.
+ Đĩa 2: 6 cái bánh.
+ Đĩa 3: 1 cái bánh.
+ Số lượng bánh ở đĩa bên phải là “ không”
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hiện.
3. Hoạt động 3: Thực hành - luyện tập. ( 12 phút)
3.1. Làm việc cá nhân: Đếm số vật và giơ thẻ số.
* Cách tiến hành:
PL 41
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ra các thẻ số
0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. Giáo viên gắn tranh vẽ nhóm đồ
vật lên bảng
- Giáo viên hỏi “có bao nhiêu vật? ” thì học sinh giơ
thẻ số thích hợp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên gắn thẻ số tương
ứng với mỗi bức tranh, đếm số vật trong khoanh để
khẳng định mình gắn thẻ đúng số, rồi đọc số.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp đọc số. Học sinh nào giơ
thẻ sai phải đổi lại thẻ đúng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- HS giơ thẻ theo yêu cầu.
3.2 Bài tập 1: Chỉ ra lọ có số kẹo là 0
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chiếu slide tranh bài tập 1 và yêu cầu học
sinh thực hiện.
- Giáo viên chỉ định một số học sinh nói trước lớp
tên lọ kẹo có số lượng là 0 và giải thích
- Giáo viên yêu cầu các học sinh còn lại lắng nghe,
nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
+ Lọ kẹo : B và G
- Học sinh lắng nghe, sửa chữa.
3.3 . Làm việc cá nhân: Tập viết số 0
* Cách tiến hành:
- Giáo viên mở video hướng dẫn viết số 0.
- Các bước tập viết số 0 tương tự như việc tập viết
các số khác đã học.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh thực hiện.
3.4. Bài tập 2 : Trả lời câu hỏi:
* Cách tiến hành:
a. Đếm số quả trên mỗi đĩa ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đếm số quả ở mỗi đĩa
rồi viết vào vở. Giáo viên đánh giá từng học sinh qua
sản phẩm học tập này.
- Giáo viên mời một số học sinh trình bày trước lớp,
yêu cầu học sinh làm sai sửa lại bài.
b. Đếm số quả táo trong mỗi đĩa?
- Học sinh thực hiện.
- Kết quả viết số vào ô từ trái sang phải là
3,2,1,0.
PL 42
- Giáo viên mời học sinh thực hiện ý a, giáo viên lưu
ý học sinh rằng chỉ đếm quả táo.
- Giáo theo dõi từng học sinh, khen học sinh làm
đúng, học sinh làm sai thì đếm lại và sửa kết quả.
+ Kết quả viết số vào ô từ trái sang phải và
từ trên xuống dưới là 7,9,3,0.
4. Hoạt động 4: Vận dụng ( 7 phút)
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy một số đồ vật (theo
yêu cầu của giáo viên) rồi giơ lên và trả lời câu hỏi
của giáo viên.
+ Em có bao nhiêu quyển vở ?
+ Em có bao nhiêu chiếc bút chì?
( Bất ngờ giáo viên hỏi về thứ và học sinh không có.
Mỗi câu, giáo viên chỉ định một số học sinh trả lời)
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời
câu hỏi:
+ Nhà em có nuôi những con vật nào dưới đây
không? Mỗi loại có bao nhiêu con?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
5. Củng cố, dặn dò ( 2 phút)
a, Củng cố :
- Giáo viên mời học sinh nêu nhận xét tiết học.
- Giáo viên tổng kết lại bài học.
b, Dặn dò:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà đếm các con
vật nhà em và viết số vào vở.
- Dặn dò cả lớp chuẩn bị cho bài học sau
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
PL 43
PHỤ LỤC 6
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN Ở CẤP TIỂU HỌC
NĂM 2000 CỦA SINH VIÊN (BIỆN PHÁP 4 MỤC 2.2.4)
Tiêu chí
đánh giá
Nội dung đánh giá
Điểm
chuẩn
Điểm đánh
giá
Tính trình tự
(3 điểm)
Sắp xếp các phần, các mục theo trình tự lôgíc.
1,5 1,5
Trình bày nội dung theo trình tự đơn giản đến phức
tạp, từ cụ thể đến trừu tượng.
1,5 1,5
Tính gắn kết
(4 điểm)
Có sự kết nối giữa các phần, các mục. 1,0 1,0
Sự gắn kết giữa các nội dung trong môn Toán: nội
dung trước là cơ sở để dạy học nội dung tiếp theo.
1,0 1,0
Sự gắn kết giữa nội dung môn Toán và hình thức tổ
chức, phương pháp dạy học.
10 1,0
Sự gắn kết giữa hình thức tổ chức, phương pháp thực
thi chương trình môn Toán và phương pháp kiểm tra,
đánh giá.
1,0 1,0
Tính phù hợp
(4 điểm)
Phù hợp với mục tiêu chương trình. 1,0 0,5
Phù hợp giữa nội dung môn Toán với điều kiện về
thời gian.
1,0 0,5
Phù hợp giữa nội dung môn Toán với điều kiện các
nguồn lực (sách giáo khoa, trang thiết bị phục vụ dạy
và học).
1,0 0,5
Phù hợp giữa nội dung môn Toán với các hình thức
tổ chức triển khai thực hiện chương trình.
1,0 0,5
Phù hợp giữa nội dung, hình thức, phương pháp kiểm
tra, đánh giá với nội dung và hình thức tổ chức giảng
dạy môn Toán.
1,0 0,5
Chương trình phù hợp với nhận thức của học sinh.
1,0 0,5
Tính cân
bằng,
cân đối
(4 điểm)
Cân bằng giữa mục tiêu và nội dung môn Toán.
1,0
0,5
Chương trình có sự cân bằng giữa kiến thức và kỹ
năng.
1,0 0,5
PL 44
Cân đối về bối trí thời lượng, thời gian cho các phần
nội dung của môn Toán.
1,0 1,0
Cân đối về hình thức tổ chức các hoạt động giảng dạy
môn Toán.
1,0 0,5
Tính cập nhật
(2 điểm)
Cập nhật về mục tiêu môn Toán để đáp ứng nhu cầu
của xã hội.
0,5 0
Cập nhật nội dung môn Toán phù hợp với mục tiêu
của môn Toán.
0,5 0,5
Cập nhật về hình thức tổ chức, phương pháp dạy học.
0,5 0
Cập nhật về hình thức tổ chức, phương pháp kiểm tra,
đánh giá môn Toán.
0,5 0,5
Tính hiệu quả
(3 điểm)
Chương trình phù hợp với sự phát triển của học sinh.
1,5 1.5
Chương trình không quá khó để giáo viên thực hiện.
1,5 1,0
Tổng 20 16
PL 45
PHỤ LỤC 7
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA HOẠT ĐỘNG 2 VÀ 3
(NỘI DUNG 2, BIỆN PHÁP 2)
Sản phẩm Tiêu chí đánh giá Điểm
Phân tích sự thể hiện của CT
vào trong nội dung SGK Toán
ở TH
Thể hiện đúng mạch kiến thức trong CT Toán
tiểu học thông qua chủ đề/nội dung.
1,0
Đầy đủ nội dung trong CT Toán tiểu học. 1,0
Lựa chọn và xác định mục tiêu;
lựa chọn nội dung dạy học phù
hợp và PPDH với bối cảnh nhà
trường TH theo định hướng
tiếp cận năng lực
Lựa chọn và xác định mục tiêu 1,5
Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với bối cảnh
nhà trường TH theo định hướng tiếp cận năng
lực.
1,5
Lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp
với nội dung
2,0
Báo cáo trước lớp Trình bày rõ ràng, mạch lạc, lôgic các nội dung. 3,0