Luận án Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Đức những năm gần đây

Kể từ khi công cuộc “Đổi mới” diễn ra sau Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), Việt Nam đã chứng kiến một sự cải cách toàn diện nền kinh tế. Từ một nền kinh tế kém phát triển về mọi mặt, cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, các xí nghiệp quốc doanh (doanh nghiệp nhà nước) nắm giữ phần lớn tài sản cố định và hoạt động yếu kém, gặp nhiều khó khăn, Nhà nước đã từng bước cải tổ bộ máy và sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp. Theo đó, từng bước mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước đi đôi với xóa bỏ dần chế độ bao cấp, giải thể các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài cũng như thực hiện thí điểm việc cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước bên cạnh việc nới lỏng những hạn chế trong việc thành lập các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [14].

pdf206 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Đức những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững giá trị vô hình của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh mà Việt Nam đang phải hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tương tự cần phải được xây dựng dựa trên nền tảng truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lao động nhiệt huyết sáng tạo, trọng chữ tín, xây dựng đoàn kết, tôn trọng luật pháp quốc tế. Người doanh nhân phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ứng xử chuyên nghiệp và quan trọng nhất phải có đạo đức và thượng tôn pháp luật. Ngoài ra, để thúc đẩy tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp, Việt Nam phải hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, trong đó phát triển mô hình “Vườn ươm khởi nghiệp” ngay từ trong các trường đại học giúp sinh viên tiếp cận được văn hóa khởi nghiệp từ sớm. Bên cạnh đó, phải hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động đầu tư mạo hiểm vốn còn bỏ ngỏ tại Việt Nam. Đây được xem là một kênh huy động nguồn lực từ xã hội hiệu quả, kết nối trực tiếp những ý tưởng kinh doanh với các nhà đầu tư trên thị trường, đặc biệt phù hợp cho các doanh nghiệp có mô hình hoạt động đổi mới sáng tạo hoặc có ý tưởng đột phá. Thứ ba, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, xóa bỏ nạn quan liêu: Đây là một nội dung rộng và Việt Nam đã nhận thức được vấn đề này từ rất sớm. Để có được một khối DNVVN phát triển trong nền kinh tế thì trước hết khối doanh nghiệp đó phải được nuôi dưỡng trong một môi trường có các yếu tố hỗ trợ thuận lợi. Chính phủ phải là đầu mối tiên phong trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, thông qua một hệ thống pháp lý hoàn thiện với cơ chế chính sách tích cực, thông thoáng. Theo đó, cải cách thủ tục hành chính tiếp tục phải là mục tiêu quan trọng thực hiện. Nghiên cứu áp dụng nguyên tắc “một vào, một ra: nếu một Bộ muốn 164 ban hành một quy tắc mới áp dụng đối với các doanh nghiệp thì trước hết phải xóa bỏ đi một quy tắc cũ”. Bên cạnh đó, loại bỏ tối đa những tiêu cực phát sinh trong quá trình xử lý hồ sơ, giấy tờ của doanh nghiệp thông qua việc tăng cường thực thi pháp luật, kỷ luật đối với cán bộ, công chức khi để xảy ra vi phạm. Kiên quyết thực hiện cơ chế một cửa, áp dụng tối đa công nghệ thông tin vào quản lý và giải quyết các thủ tục hành chính, giảm thiểu tối đa tình trạng ”xin- cho”, giảm đến mức thấp nhất các loại thuế phí cho doanh nghiệp. Bỏ thế độc quyền của Nhà nước trong những lĩnh vực không thực sự cần thiết vì điều này sẽ hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN được tham gia vào các hợp đồng đầu tư công. Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Cần phê bình kịp thời các đơn vị nằm trong danh sách 10 tỉnh, thành có chỉ số PCI thấp nhất trong ba năm liên tiếp mà không có cải thiện. Thứ tư, đổi mới chính sách tín dụng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DNVVN dễ dàng tiếp cận: Về phía Nhà nước, cần tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN ở các địa phương, vì đây được xem là chìa khóa giúp tháo gỡ rào cản tiếp cận nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp. Hiện sau gần 20 năm triển khai, cả nước mới có 28 tỉnh, thành phố thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng và 90% nguồn vốn (tương đương với 1.450,6 tỷ đồng) là vẫn do Nhà nước hỗ trợ [1]. Đây là con số khiêm tốn so với hơn bảy trăm nghìn DNVVN đang hoạt động trong nền kinh tế. Ngoài ra, cơ cấu cán bộ quản lý Quỹ vẫn chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm thuộc Ủy ban Nhân dân Tỉnh, thuộc các Sở ngành như hiện nay cũng cần nghiên cứu kỹ vì các hoạt động của Quỹ cần rất nhiều thời gian cũng như tính chuyên môn hóa cao. Đề xuất Chính phủ nghiên cứu, cho phép bổ sung thêm mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng do các Hiệp hội/tổ chức tư nhân 165 trong nước thành lập, vốn hoạt động do các thành viên tự đóng góp hoặc kêu gọi tài trợ với mục tiêu phi lợi nhuận. Điều này sẽ giúp tăng thêm cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng cho doanh nghiệp cũng như huy động được tối đa các nguồn lực trong xã hội. Mặc dù vậy, việc thực hiện phải đảm bảo sự minh bạch, khách quan trên tinh thần xem xét cấp bảo lãnh tín dụng theo đúng quy định, mang lại quyền lợi cho doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát tính hiệu quả các khoản vay để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Đối với ngân hàng Nhà nước là đơn vị đóng vai trò điều tiết, hỗ trợ các tổ chức tín dụng triển khai các chương trình hỗ trợ tín dụng theo đúng quy định, cần ưu tiên những lĩnh vực sản xuất kinh doanh đóng vai trò là mũi nhọn phát triển kinh tế-xã hội địa phương trong tùy từng thời kỳ. Đối với chính quyền địa phương, cần đẩy nhanh quá trình cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo linh hoạt, hỗ trợ tối đa trong việc xử lý hồ sơ, giấy tờ cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ thủ tục vay vốn. Thứ năm, hỗ trợ tích cực các DNVVN trong đào tạo nguồn nhân lực: Về phía Nhà nước, phải thực hiện đa dạng các chương trình hỗ trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN thông qua tổ chức các khóa đào tạo (hỗ trợ ngân sách tối thiểu 50%). Tuy nhiên, cần thường xuyên kiểm tra, rà soát và đánh giá lại các chương trình triển khai để đo lường mức độ hiệu quả thực hiện của dự án. Bên cạnh đó, tăng cường cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa: Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp. Trong đó phải thúc đẩy gắn kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề sát với thực tế. Cần chuyển mô hình dạy nghề từ hướng “cung” sang hướng “cầu” của thị trường, đào tạo theo “đơn đặt hàng”, theo nhu cầu của doanh nghiệp. Từ kinh nghiệm của Đức, cần áp dụng một cách linh hoạt “hệ thống đào tạo nghề kép”, 166 theo đó lý thuyết được giảng dạy trong trường học và đào tạo thực tế diễn ra song song ở công ty, tăng cường thời gian thực tập, thực hành trong thực tế. Về phía doanh nghiệp, chủ các doanh nghiệp cần phải tự nhận thức được vai trò của người chủ trong việc phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình. Xây dựng chính sách thu hút lao động có tay nghề cao song song với việc thường xuyên rà soát, đánh giá nguồn nhân lực nội bộ để đào tạo, nâng cao tay nghề lao động sẵn có. Bên cạnh đó, cần tích cực liên kết với các cơ sở đào tạo nghề, xây dựng chương trình học, tham gia trực tiếp vào công tác giảng dạy để giúp đào tạo được nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng được ngay nhu cầu làm việc thực tế sau khi tốt nghiệp. Thứ sáu, xây dựng chính sách hỗ trợ DNVVN xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, phát huy tối đa vai trò các hiệp hội doanh nghiệp: Các DNVVN Việt Nam có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội vô cùng lớn trong việc phát triển trở thành đối tác của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng như tham gia sâu vào chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Thực tế chỉ ra rằng chúng ta không thể phát triển nếu đứng ngoài cuộc chơi, không thể tồn tại nếu không tự gắn mình với chuỗi giá trị toàn cầu và các DNVVN cũng không phải ngoại lệ. Để giải quyết bài toán này, đối với các doanh nghiệp cần tự nâng tầm mình lên ngang hàng với chuẩn mực chung của khu vực và thế giới. Đối với các hộ kinh doanh cá thể cần tự cân nhắc để chuyển đổi sang mô hình hoạt động doanh nghiệp, hướng tới sự chuyên nghiệp và minh bạch. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể hội nhập. Hiện cả nước có hơn 5,6 triệu hộ kinh doanh cá thể, gấp nhiều lần số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế [29]. Nếu khuyến khích được các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành công thì số 167 lượng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế sẽ tăng lên rõ rệt. Mặc dù vậy, con số chuyển đổi vẫn là rất khiêm tốn. Rào cản lớn nhất của các hộ kinh doanh khi chuyển đổi chính là tâm lý lo ngại sự phức tạp về hồ sơ thủ tục cũng như những vấn đề hành chính rườm rà phải thực hiện sau này với tư cách là doanh nghiệp và bản thân các chủ hộ cũng chưa nhận thức được những lợi ích mang lại [43]. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải tích cực đổi mới sáng tạo, chịu khó tìm tòi và ứng dụng các công nghệ mới, mô hình tiến tiến hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra Nhà nước cần thường xuyên tổ chức các “Hội chợ thương mại” ở trong và ngoài nước nhằm kết nối các DNVVN Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong phát triển chuỗi cung ứng sản xuất, đồng thời nâng cao vai trò các đơn vị trung gian như các Hiệp hội doanh nghiệp nhằm kết nối DNVVN trong nước với các doanh nghiệp FDI đang sản xuất tại Việt Nam. Hiệp hội doanh nghiệp phải đóng vai trò là trung tâm cung cấp thông tin và định hướng cho doanh nghiệp phát triển đúng lộ trình. Thứ bảy, về phía các doanh nghiệp, cần chủ động nâng cao nguồn lực của mình về vốn, công nghệ, trình độ đào tạo, quản lý. Đặc biệt các DNVVN cần tự đổi mới, áp dụng các mô hình hoạt động mới, tinh gọn bộ máy, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp hiệu quả, hướng tới sự minh bạch, chuyên nghiệp, thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình tài chính công ty (khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh). Doanh nghiệp cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế trong quá trình hoạt động, sử dụng mọi nguồn lực một cách hiệu quả. Đạt được những điều trên, niềm tin của doanh nghiệp với ngân hàng sẽ được chứng minh và xây dựng. Khi mọi hoạt động minh bạch, rõ ràng sẽ giúp quá trình thẩm định hồ sơ doanh nghiệp được rút ngắn và việc ra quyết định cho vay vốn từ ngân hàng sẽ dễ dàng hơn. 168 KẾT LUẬN Trên cơ sở làm rõ những nội dung về khái niệm DNVVN, đưa đến một định nghĩa chung mang tính thống nhất, song song với việc nghiên cứu những lý thuyết về phát triển doanh nghiệp đã và đang được các quốc gia áp dụng trong quá trình triển khai các chính sách, chương trình nhằm phát triển khối doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng, luận án đã hình thành một trình tự phân tích dựa vào việc làm rõ hơn những đặc điểm và nội dung về sự phát triển DNVVN, cũng như những nhân tố tác động cả bên trong (nguồn lực doanh nghiệp, năng lực quản lý doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, chiến lược phát triển doanh nghiệp) và bên ngoài (môi trường pháp lý, môi trường chính sách, vai trò của các Hiệp hội, bối cảnh kinh tế toàn cầu), luận án đã phân tích thực trạng sự phát triển của DNVVN qua từng mốc giai đoạn biến động của nền kinh tế Đức, trước và sau những năm 2000. Qua những giai đoạn đó, vị trí và vai trò của DNVVN ở Đức càng được khẳng định và nâng cao. Trước những năm 2000, DNVVN ở Đức đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ổn định nền kinh tế - xã hội quốc gia hậu thống nhất, đặc biệt khôi phục và phát triển nền kinh tế Đông Đức khi mà các doanh nghiệp lớn được thành lập trong nền kinh tế kế hoạch trước đây bị giải thể hoặc bị tách ra và tư nhân hóa. Phân tích sự phát triển của DNVVN ở Đức được luận án đặc biệt chú trọng từ sau những năm 2000. Cụ thể, luận án phân tích sự phát triển qua ba mốc giai đoạn của nền kinh tế Đức: từ đầu những năm 2000 (dưới thời Thủ tướng Gerhard Schröder), khi mà nền kinh tế đứng trước cuộc khủng hoảng lao động và hệ thống phúc lợi xã hội Đức gặp nhiều khó khăn; Giai đoạn khủng hoảng kinh tế Thế giới 2008, nền kinh tế Đức nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung chịu tác động mạnh mẽ và giai đoạn những năm gần đây khi cuộc Cách 169 mạng công nghiệp 4.0 đã và đang lan tỏa sâu rộng đến mọi mặt của nền kinh tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng chuyển đổi. Sau mỗi cuộc khủng hoảng, vai trò và vị trí của các DNVVN ở Đức càng được củng cố và khẳng định, được xem là xương sống, là bệ đỡ của nền kinh tế, giúp nền kinh tế Đức tránh lụt sâu vào khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội và phát triển trở lại. Các DNVVN luôn chứng minh được vai trò của mình trong việc tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế; Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng (đóng góp vào GDP, giá trị xuất nhập khẩu); Phát huy các nguồn lực còn hạn chế trong nền kinh tế và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra nền kinh tế linh hoạt, cạnh tranh hơn. DNVVN ở Đức qua các mốc giai đoạn được luận án tổng hợp và đánh giá ưu điểm/ mặt hạn chế trong quá trình phát triển, từ đó đúc rút ra được những đặc điểm chung, mang tính quy luật trong quá trình phát triển DNVVN, làm bài học cho các quốc gia đi sau. Tại Việt Nam, sự phát triển của DNVVN mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu, dấu mốc chính từ năm 1986 trở lại đây khi công cuộc “Đổi mới” diễn ra sau Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định nhưng quá trình phát triển DNVVN trong nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Xuất phát từ kinh nghiệm phát triển DNVVN tại Đức, luận án đã tiến hành so sánh những tương đồng và khác biệt giữa hai quốc gia, từ điều kiện kinh tế - xã hội đến thực trạng quá trình triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của mỗi nước, cũng như phân tích so sánh nội lực của khối DNVVN hai quốc gia. Từ những kinh nghiệm thành công, những đặc điểm chung mang tính quy luật rút ra trong quá trình phát triển DNVVN ở Đức cùng những đúc rút qua phân tích thực trạng phát triển DNVVN ở Việt Nam, những tồn tại, vấn đề còn hạn chế, luận án đã rút ra những bài học kinh 170 nghiệm, gợi mở chính sách cho Việt Nam có thể áp dụng cho quá trình phát triển DNVVN trong nền kinh tế. Mặc dù vậy, trong quá trình nghiên cứu, luận án cũng gặp một số hạn chế nhất định trong việc tiếp cận các nguồn tại liệu, đặc biệt là chưa có đủ điều kiện để tiếp cận với các nhà hoạch định chính sách trong các cơ quan, tổ chức tại Đức cũng như chưa có điều kiện để nghiên cứu một số trường hợp thành công cụ thể là các Mittelstand – các DNVVN tại Đức trong quá trình điều hành và phát triển doanh nghiệp để có những kết luận và bài học kinh nghiệm thực tiễn hơn. Tuy vậy, những hạn chế trong luận án cũng là hướng mở ra cho những nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này của tác giả để có thể nhìn nhận rõ hơn về sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế Đức dưới góc nhìn của nhà hoạch định chính sách, người chủ doanh nghiệp và chính những người lao động trong xã hội Đức. 171 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Tran Dinh Hung (2019) “Current situation and solutions for small and medium-sized enterprises development in Vietnam”, European Studies Review – 2019. 2. Trần Đình Hưng (2020) “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức những năm gần đây”. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu – số 05, 2020. 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt: 1. Minh Anh (2020), “Địa phương cần tăng nguồn lực cho quỹ bảo lãnh tín dụng”, Thời báo tài chính Việt Nam [online] Xem tại: phuong-can-tang-nguon-luc-cho-quy-bao-lanh-tin-dung-83480.aspx [Truy cập ngày 03 tháng 12 năm 2020]. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2017, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 4. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1998), Công văn của Chính phủ số 681/CP-KTN ngày 20 tháng 06 năm 1998 về việc định hướng chiến lược và chính sách phát triển các doah nghiệp vừa và nhỏ, [online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-681- CP-KTN-dinh-huong-chien-luoc-va-chinh-sach-phat-trien-cac-doanh-nghiep- vua-va-nho/41746/ noi-dung.aspx [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định của Chính phủ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/doanh-nghiep/Nghi-dinh-90-2001-ND- CP-tro-giup-phat-trien-doanh-nghiep-nho-va-vua-48600.aspx [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 173 6. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại: id=1&_page=1&mode=detail&document_id=88612 [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 7. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định của Chính phủ số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van- ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-56-2009-ND-CP-tro-giup-phat-trien-doanh- nghiep-nho-vua-90635.aspx [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 8. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định của Chính phủ số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 Quy định chi tiết một số điều luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-39-2018-ND- CP-huong-dan-Luat-Ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-366561.aspx [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 9. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định Quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nhgiệp nhỏ và vừa. [online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/doanh-nghiep/Nghi- dinh-39-2018-ND-CP-huong-dan -Luat-Ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua- 366561.aspx [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 10. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị quyết về Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, [online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/doanh-nghiep/Nghi-quyet-35-NQ-CP-ho- tro-phat-trien-doanh-nghiep-2020-2016-311331.aspx [Truy cập 15 tháng 03 năm 2020]. 174 11. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định về việc Thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van- ban/doanh-nghiep/Nghi-dinh-34-2018-ND-CP-to-chuc-hoat-dong-Quy-bao- lanh-tin-dung-cho-doanh-nghiep-nho-va-vua-378399.aspx [Truy cập 15 tháng 03 năm 2020]. 12. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định về Tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại: https://luatvietnam.vn/doanh-nghiep/nghi-dinh-39-2019-nd- cp-ve-quy-phat-trien-doanh-nghiep-nho-va-vua-172694-d1.html [Truy cập 15 tháng 03 năm 2020]. 13. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định của Chính phủ 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van- ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-90-2001-ND-CP-tro-giup-phat-trien-doanh- nghiep-nho-va-vua-48600.aspx [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 14. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (2020), Giai đoạn 1986- 2006, [online] Xem tại: [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 15. Công ty Tài chính Quốc tế IFC (2017), Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: Nhận thức và Tiềm năng, Ngân hàng Thế giới, Thủ đô Washington. 16. Vũ Hùng Cường (2016), Kinh tế tư nhân - Một động lực cơ bản cho phát triển, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 175 17. Nguyễn Như Đến (2007), “Những định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của EU hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, 2007, số 02. 18. Đặng Minh Đức (2003), “Chính sách về doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2001-2005 ở Liên minh châu Âu”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, 2003, số 02. 19. Phạm Xuân Giang (2009), “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Tạp chí Công nghiệp, 2009. 20. Phạm Thái Hà (2018), “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, 2018, số 675 21. Thy Hằng (2018), Doanh nghiệp Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp, [online] Xem tại: https://enternews.vn/doanh- nghiep-viet-trong-chuoi-gia-tri-toan-cau-136028.html, [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 22. Hội đồng Lý luận Trung ương (2017), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm Việt Nam và Đức, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội: 2017. 23. Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 24. Trần Thị Thu Huyền (2016), “Các hình thức trợ cấp Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Liên minh châu Âu”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, 2016, số 10 176 25. Lương Văn Khôi (2003), “Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa: khái niệm, đặc điểm, hạn chế và lựa chọn chính sách”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 03/2003 26. Vũ Tiến Lộc (2019). Hơn 70% doanh nghiệp dân doanh Việt Nam “mù thông tin” về CPTPP và EVFTA, [online] Xem tại: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/chu-tich-vcci-hon-70-doanh-nghiep-viet- lan-dau-nghe-den-evfta-20190626092529415.htm [Truy cập 15 tháng 12 năm 2020]. 27. Trần Thị Lương (2019), Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Tài chính, [online] Xem tại: ngan-hang-cua-doanh-nghiep-nho-va-vua-306222.html, [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 28. Nguyễn Đức Minh (2016), Khuôn khổ pháp lý của Liên minh châu Âu về trợ cấp nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và gợi mở chính sách cho Việt Nam , Đề tài cấp Bộ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 29. Hàn Ni (2019), Thất thu thuế khoán. Bài 1: Hộ kinh doanh: đông nhất, nộp thuế ít nhất, Sài Gòn Giải phóng online, TP. Hồ Chí Minh. 30. Nguyễn Minh Phong và Nguyễn Trần Minh Trí (2019), Tạo động lực thể chế cho phát triển cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Ngân hàng, Số đặc biệt, 2019. 31. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1999), Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 06 năm 1999, [online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/doanh-nghiep/Luat-Doanh-nghiep-1999- 13-1999-QH10-45375.aspx [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 177 32. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, [online] Xem tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/doanh-nghiep/Luat-Ho-tro-doanh-nghiep- nho-va-vua-2017-320905.aspx [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 33. Nguyễn Thúy Quỳnh (2018), “Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa với tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, 2019. 34. Tổng Cục Thống Kê (2017), Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 35. Tổng cục Thống kê (2018), Thông cáo báo chí Kết quả chính thức Tổng điều tra Kinh tế năm 2017, [online] Xem tại:https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&idmid =&ItemID =18945, [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 36. Tổng cục thống kê (n.d), Thông cáo báo chí tình hình kinh tế xã hội, [online] Xem tại: [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 37. Tô Thị Thùy Trang (n.d), Một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển trong nền kinh tế hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển, [online] Xem tại: uuid=40c42031-316e-4dc9-aa8f-21feb30b8843&groupId=13025 [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 38. Hoàng Xuân Trung (2016), “Trợ cấp Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Pháp, Đức và gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, 2016, số 08. 178 39. Đinh Mạnh Tuấn (2013), “Chính sách của EU đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm ứng phó khủng hoảng và suy thoái”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, 2013, số 10. 40. Đinh Mạnh Tuấn (2014), Chính sách của EU đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 2000 đến nay, Tiến sĩ kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội. 41. Đinh Mạnh Tuấn (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: cơ hội, thách thức đối với khởi sự doanh nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Liên minh Châu Âu, Hội thảo Khoa học Quốc Gia: Khởi nghiệp và đổi mới trong kinh doanh, Hà Nội. 42. Trần Quang Tuyến và Vũ Văn Hưởng (2018), Tác động hỗ trợ chính phủ đến hoạt động cải tiến của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 34(4). 43. Tố Uyên (2019), Nan giải việc chuyển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, Thời báo Tài chính Việt Nam, Hà Nội. 44. VCCI (2015). Doanh nghiệp nhỏ đổi mới công nghệ: Khó đủ đường, Bộ Kế hoạch Đầu tư, [online] Xem tại: https://baodauthau.vn/doanh- nghiep/doanh-nghiep-nho-doi-moi-cong-nghe-kho-du-duong-85758.html, [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 45. VCCI (2016), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam 2015, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2016. 46. VCCI (2018), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của việt Nam 2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2018. 179 47. VCCI (2019), Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội. 48. VCCI (2019), VBF 2019: Cộng đồng doanh nghiệp là động lực cho tăng trưởng, [online] Xem tại: khac/13446-vbf-2019-cong-dong-doanh-nghiep-la-dong-luc-cho-tang-truong, [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. 49. Viện Năng suất Việt Nam (2018), Báo cáo Năng suất Việt Nam 2017, Viện Năng suất Việt Nam, Hà Nội. [online] Xem tại: nang-suat-viet-nam-2017.htm. [Truy cập 15 tháng 05 năm 2019]. II. Tài liệu Tiếng Anh: 50. 3i European Enterprise Center (1994), Report 12: Winners and Losers in the 1990s. 51. Adizes, I. (1989), Corporate lifecycles: How and why corporations grow and die and what to do about it, Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ. 52. Alan Earls (2015), From Germany to the World: Industry 4.0. Available at: https://www.smartindustry.com/blog/smart-industry- connect/from-germany-to-the-world-industry-4-0/, [Accessed 10 Feb. 2020]. 53. Albert Over, Jurgen Henkel (2013), SME Promotion and Development in Germany: The Role of Business Membership Organizations, [online] New Delhi: Sequa gGmbH. Available at: https://www.giz.de/de/downloads/giz2013-en-sme-promotion-and- development-germany.pdf [Accessed 17 Jun. 2019]. 180 54. Ambrosini V, Bowman C (2009), “What are dynamic capabilities and are they a useful construct in strategic management?”, Int. J. Manage. Rev., 11(1): 29-49. 55. Arne Leifels (2020), Digital skills shortage is hampering German SMEs’ digital transformation – is upskilling the answer? KfW Group, Frankfurt. 56. Avasilicai, S. (2009), Entrepreneurship: applied research, Cluj- Napoca: Tedosco. 57. Aylin, A,Garango, P., Cocca,P. &Bititchi, U. (2013), The development of SME managerial practice for effective performance management, Journal of small business and enterprise development, Vol. 20 (1). PP. 2854. 58. Barney J, Wright M & Ketchen DJ (2001), The resource-based view of the firm: ten years after 1991, Journal of Management 27:625-41. 59. Barney, J. (1991), Firm resources and sustained competitive advantage, Journal of Management, 17 (1): pp 99120. 60. BMWi (2019). Financing start-ups and growth: Overview of funding instruments [online] Available at: https://www.bmwi.de/Redaktion/EN/Downloads/financing-start-ups-and- growth-overview-of-funding-instruments.pdf?__blob=publicationFile&v=9, [Accessed 10 Feb. 2020]. 61. BMWi (2019), Making our everyday life easier and reducing the burden on business, [online] Available at: https://www.bmwi.de/Redaktion/ EN/Dossier/cutting-bureaucracy.html, [Accessed 10 Feb. 2020]. 181 62. BMWi (2019), The German Mittelstand as a model for success, [online] Available at: https://www.bmwi.de/Redaktion/EN/Dossier/sme- policy.html, [Accessed 10 Feb. 2020]. 63. BMWi (2019), The German SME strategy, Available at: https://www.bmwi.de/Redaktion/EN/Publikationen/Mittelstand/german-sme- strategy.pdf?__blob=publicationFile&v=3, [Accessed 10 Feb. 2020]. 64. Bolton (1971), cited in the publication of Stokes, D., Wilson, N. (2010), Entrepreneurship and Small Business Management (6th ed.).Andover: Cengage Learning EMEA. 65. Breznik, Lidija & Hisrich, Robert (2014), Dynamic capabilities vs innovation capability: Are they related?. Journal of Small Business and Enterprise Development, 21. 368-384. 66. Briozzo, A. & Cardone-Riportella, C. (2012), Evaluating the Impact of Public Programs of Financial Aid to SMEs during times of crisis: The Spanish Experience (No. 12.04). 67. Buculescu, M. (2013), Harmonization process in defining small and medium-sized enterprises. Argument for a quantitative definition versus a qualitative one. Theoretical and Applied Economics. The Bucharest University of Economic Studies. Vol. XX, № 9, 103–114. 68. Buholzer, René P. (1998), Legislatives Lobbying in der Europäischen Union, Ein Konzept für Interessengruppen. Bern/Stuttgart/Wien: Paul Haupt. 69. Burns, P. and Myers, A. (1994), Growth In The 1990’s: Winners And Losers - 3i/Cranfield European Enterprise Centre, Report No.12, May, Cranfield 182 70. Chowdhury, S. R. (2011), Impact of global crisis on small and medium enterprises, Global Business Review, 12(3), 377-399. 71. Christian Schroder (2016), The Challenges of Industry 4.0 for Small and Medium-sized Enterprises. Friedrich-Ebert-Stiftung [online] Available at: https://www.researchgate.net/publication/305789672_The_Challenges_of_Ind ustry_40_for_Small_and_Medium-sized_Enterprises [Accessed 15 Feb. 2020]. 72. Chusho Meti (2013), Japan’s Policy on Small and Medium Enterprises (SMEs) and Micro Enterprises [online] Available at: _english /outline/ 04/ 2013100 7. pdf [Accessed 15 Feb. 2020]. 73. Cibela NEAGU (2016), The importance and role of small and medium-sized businesses. Theoretical and Applied Economics, [online] XXIII(No. 3(608). Available at: [Accessed 15 Feb. 2020]. 74. Cohen. (1995), Innovation, Firm size and Market Structure (pp. 42), London School of Economics. 75. Cooper, A. C. (1979), Strategic management: New ventures and small business. In D. E. Schendel & C. W. Hofer (eds) Strategic management: A new view of business policy and planning, Little, Brown & Co, Canada. 76. Darroch, Mark & Clover, T.A. (2005), The effects of entrepreneurial quality on the success of small, medium and micro agri-businesses in KwaZulu- Natal, South Africa, Agrekon. 77. Decker, M., Schiefer, G., Bulander, R.(2006), Specific Challenges for small and medium-Sized Enterprises (SMEs) in m-business, in: Filipe, J., 183 Greene, T.(Publisher): Proceedings of the International Conference on e- business, Setubal: INSTICC Press.169-174. 78. Delmar, F, & Wiklund,J. (2008), The effect of small business managers' growth motivation on firm growth: A longitudinal study. Entrepreneurship Theory and Practice, 32 (3), 437-457. 79. Druker, P.F., 2009. Innovation and Entrepreneurship, New York: Harper Collins. 80. Duberley, J. and P. Walley (1995), 'Assessing the adoption of HRM by small and medium sized manufacturing organizations', International Journal of Human Resource Management, 6, 891-909. 81. Eisenhardt KM, Martin JA (2000), Dynamic capabilities: what are they?, Strat. Manage. J., 21(10/11): 1105- 1121 82. EUR-Lex (2016), A small business act for European SMEs, [online] Available at: https://eur-lex.europa.eu/legal- content/EN/TXT/?uri=CELEX:52008DC0394. [Accessed 10 Feb. 2020]. 83. European Commission (2010). Short time working arragements as response to cyclical fluctuations, Brussels. 84. European Commission (2011), Europe 2020 – Overview, Brussels, [online] Available at: https://ec.europa.eu/eurostat/web/europe-2020- indicators, [Accessed 10 Feb. 2020]. 85. European Commission (2015), User guide to the SME Definition, Publications Office of the European Union, Luxembourg. 86. European Commission (2016), SBA Fact Sheet: Germany (2010/2011), [online] Available 184 at: attachments/15/translations/en/renditions/pdf. [Accessed 10 Feb. 2020]. 87. European Commission (2017), Europe 2020 Targets, [online] Available at:https://ec.europa.eu/eurostat/documents/4411192/4411431/Europe_2020_T argets.pdf. [Accessed 10 Feb. 2020]. 88. European Commission (2020), Small and Medium-sized enterprises (SMEs), [online] Brussels: Eurostat. Available at: https://ec.europa.eu/eurostat/web/structural-business-statistics/structural- business-statistics/sme [Accessed 10 Feb. 2020]. 89. European Commission(2003).Commission Recommendation of 6 May 2003 concerning the definition of micro, small and medium-sized Enterprises. Official Journal of the European Union. 90. European Commission. (2019), Entrepreneurship and Small and medium-sized enterprises (SMEs) - Internal Market, Industry, Entrepreneurship and SMEs - European Commission, [online] Available at: https://ec.europa.eu/growth/smes_en [Accessed 11 Apr. 2019] 91. European Parliament (2003), The German economy. European Parliament, Luxembourg: 2003. 92. Eurostat. (2011), Key figures on European business with a special feature on SMEs, Luxembourg: Publications Office of the European Union. 93. Federal Ministry for Economic Affairs and Energy – BMWi (2015), Central Innovation Programme for SMEs, BMWi, Berlin. 185 94. Federal Ministry for Economic Affairs and Energy – BMWi (2019), Central Innovation Programme for SMEs (ZIM), Available at: https://www.zim.de/ZIM/Redaktion/DE/Publikationen/Publikationen/informa tionsbroschuere-zim englisch.pdf?__blob= publicationFile&v=11, [Accessed 10 Feb. 2020]. 95. Federal Ministry for Economic Affairs and Energy – BMWi (2019), KMU-innovativ, [online] Available at: https://www.bmbf.de/de/kmu- innovativ-561.html. [Accessed 10 Feb. 2020]. 96. Federal Ministry for Economic Affairs and Energy (2017), Future of the German Mittelstand: Action Programme, Berlin, [online] Available at: https://www.bmwi.de/Redaktion/EN/Publikationen/aktionsprogramm- zukunft-mittelstand.pdf?__blob=publicationFile&v=7 [Accessed 17 Jun. 2019] 97. Federal Ministry for Economic Affairs and Energy (2017). “SMEs are driving economic success Facts and figures about German SMEs”. [online] Available at: https://www.bmwi.de/Redaktion/EN/Publikationen/Mittelstand/ driving-economic-success-sme.pdf?__blob=publicationFile&v=4 [Accessed 17 Jun. 2019]. 98. Federal Ministry of Economic Affairs and Energy (2019), The German SME strategy, Berlin, [online] Available at:https://www.bmwi.de/Redaktion/EN/Publikationen/ Mittelstand/ german- sme-strategy.pdf?blob=publicationFile&v=3. [Accessed 10 Feb. 2020]. 99. Federal Ministry of Economics and Technology (2011), Building on SMEs: Greater Responsibility – Greater Freedom, Berlin. 186 100. Federal Ministry of Economics and Technology (2012), German Mittelstand: Engine of the German economy: Facts and figures about small and medium-sized German firms, Berlin. 101. Federal Ministry of Economics and Technology (2013), The German Mittelstand: Facts and figures about German SMEs: Current Economic Climate, Berlin. Available at:https://www.bmwi.de/Redaktion/EN/Publikationen /wirtschaftsmotor- mittelstand-zahlen-und-fakten-zu-den-deutschen-kmu.pdf? blob=publicationFile&v=4, [Accessed 10 Feb. 2020]. 102. Federal Ministry of Economics and Technology (n.d.), German Mittelstand: Engine of the German economy, Berlin: Federal Ministry of Economics and Technology (BMWi), Public Relations Division. 103. Flamholtz, E. G. 1986, Managing the transition from an entrepreneurship to a professionally managed firm, Jossey-Bass, San Francisco. 104. Franch Parella, J. and Carmona Hernández, G., (2018), The German Business Model: The Role of the Mittelstand. Journal of Management Policies and Practices, [online] 6(1). Available at: https://www.researchgate.net/publication/327322119_The_German_Business _Model_the_role_of_the_Mittelstand [Accessed 28 March 2020]. 105. GIZ (2012), The German Mittelstand – an Overview, [online] Available at: man%20Mittelstand_An%20Overview.pdf [Accessed 17 Jun. 2019] 187 106. Grant, R.M. (1991), The resource based theory of competitive advantage: Implications for strategy formulation, California Management Review 33 (3): pp 114. 107. Gruenwald, R. (2014), Alternative Approaches in Evaluating the EU SME Policy: Answers to the Question of Impact and Legitimization, Entrepreneurial Business and Economics Review, [online] Available at: https://eber.uek.krakow.pl/index.php/eber/article/view/45 [Accessed 17 Jun. 2019] 108. Guffey, Mary Ellen (2008), Business Communication: Process & Product 6th Edition. 109. Günterberg, B.; Kayser, G. (2004) SMEs in Germany - Facts and Figures 2004, in: Institut für Mittelstandsforschung Bonn (Hrsg.): IfM- Materialien Nr. 161, Bonn. 110. Hansjörg Herr và Zeynep M. Nettekoven (2017), The role of small and medium-sized enterprises in development: What can be learned from the German experience? Berlin: Friedrich-Ebert-Stiftung, Department for Asia and the Pacific. Available at: https://www.giz.de/de/downloads/giz2013-en-sme- promotion-and-development-germany.pdf [Accessed 17 Jun. 2019] 111. Harvie, C. and Lee, B.C. (2005), ‘Introduction: the Role of Small and Medium-sized Enterprises in Achieving and Sustaining Growth and Performance (with B.C. Lee)’, in C.Harvie and B.C. Lee (eds.), Sustaining Growth and Performance in East Asia: the Role of Small and Medium Sized Enterprises, Studies of Small and Medium sized Enterprises in East Asia, Volume III, Chapter 1, pp. 3-27, Cheltenham, UK. 188 112. Hauser, Hans-Eduard (1998), SME in Germany, Facts and Figures 1998, Bonn: Institut für Mittelstandsforschung (IFM). 113. Hong, P. and Jeong, J. (2006), "Supply chain management practices of SMEs: from a business growth perspective", Journal of Enterprise Information Management, Vol. 19 No. 3, pp. 292-302. 114. IfM – Institut für Mittelstandsforschung (2016b), The definition of the Mittelstand by IfM, Bonn, [online] Available at: https://www.ifm- bonn.org/definitionen/kmu-definition-des-ifm-bonn/, [Accessed 11 Apr. 2019]. 115. ILO (2019), Small Matters: Global evidence on the contribution to employment by the self-employed, micro-enterprises and SMEs, Geneva: International Labour Office. 116. International Institute for Labour Studies (2011), Germany: A Job- centred approach, Studies on growth with equity, Geneva, ILO. 117. Jean-Marie Avezou (2015), Thinking small: EU SME Policy, EURObiz-Journal of the European Union Chamber of Commerce in China [online] Available at: https://www.eurobiz.com.cn/thinking-small-eu-sme- policy/ [Accessed 11 Apr. 2019] 118. JICA (2004). Approaches for Systematic Planning of Development Projects. JICA, Tokyo. 119. Johanna Hopp (2019), The Hartz employment reforms in Germany, Centre for Public Impact: A BCG Foundation, [online] Available at: https://www.centreforpublicimpact.org/ case-study/hartz-employment- reforms-germany/. [Accessed 10 Feb. 2020]. 189 120. Jones O. and Tilley (2003), Competitive Advantage in SMEs: organizing for innovation and change, Willey. 121. KfW (2011), Mittelstands panel, [online] Available at: https://www.kfw.de/Download-Center/Konzernthemen/Research/Research- englisch/ PDF-Dateien-Mittelstandspanel/Mittelstandspanel-2011-Englisch- KF.pdf, [Accessed 10 Feb. 2020]. 122. KfW (2013), KfW Economic Research: Focus on economics, KfW Group, Frankfurt. 123. KfW (2019), 227,000 SMEs want to transfer owership by the end of 2020, [online] Available at: https://www.kfw.de/KfW- Group/Newsroom/Latest-News/ Pressemitteilungen-Details 505088.html, [Accessed 10 Feb. 2020]. 124. KfW (2019), KfW SME Panel 2019: After a record year, dark clouds are gathering – SMEs between all-time highs and recession fears, KfW Group, Frankfurt. 125. KfW (2020), KfW Start-up Report 2019: Number of start-ups in Germany continues to grow, KfW Group, Frankfurt. 126. Kossyva, D., K. Sarri, and N. Georgopoulos. 2014. Coopetition: A business strategy for SME in times of economic crisis. South-Eastern Europe Journal of Economics 1: 89–106. 127. Kotter, J. P., and J. L. Heskett (1992), Corporate Culture and Performance. New York: Free Press, 1992. 128. Kushnir, Khrystyna, Melina Laura Mirmulstein and Rita Ramalho (2010), How Do Economies Define Micro, Small and Medium Enterprises (MSMEs)?, IFC and the World Bank. 190 129. Lageman et al. (1999: 82) observe that the number of GmbHs rose from 122,000 to 513,000 between 1974 and 1998. This applied especially to medium-sized and large enterprises. 130. Lageman, Bernhard, et al. (1999), Kleine und mittlere Unternehmen im sektoralen Strukturwandel, Essen. 131. Laura Južnik Rotar, Roberta Kontošić Pamić & Štefan Bojnec (2019), Contributions of small and medium enterprises to employment in the European Union countries, Economic Research-Ekonomska Istraživanja, 32:1, 3296-3308. 132. Loecher, U.(2000), Small and medium-sized Enterprises: delimitation and the European definition in the area of industrial business, European Business Review,12 (5), 261-264. 133. Macpherson, A. and Holt, R. (2007), Knowledge, learning and small firm growth: A systematic review of the evidence, Research Policy, Vol. 36, pp. 172–192. 134. Markman, G. D., & Baron, R. A. (2003), Person-entrepreneurship fit: why some people are more successful as entrepreneurs than others, Human Resource Management Review, 13(2), 281–301 135. Matthias Zoephel (2008), Michael Porter's Competitive Advantage Theory: Focus Strategy for SMEs, Norderstedt. 136. McCarthy, B. (2003), The impact of the entrepreneur's personality on the strategy-formation and planning process in SMEs, Irish Journal of Management, 24(1), 154. 191 137. Mella, Piero & Pellicelli, Michela. (2008), The Origin of Value Based Management: Five Interpretative Models of an Unavoidable Evolution, International Journal of Knowledge, Culture and Change Management. 138. Michael Porter (1985), Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance, NewYork: Free Press. 139. Muzyka, Daniel, Breuninger, Hans, & Rossell, Gerda (1997), The Secret of New Growth in Old German Mittelstand Companies, European Management Journal, Vol.15, No. 2, pp.147- 157. 140. Narteh, B. (2013), SME bank selection and patronage behaviour in the Ghanaian banking industry, Management Research Review, 36(11), 1061- 1080. 141. Nasser, M. E., du Preez, J. and Herrmann, K. (2003), Flight of the young flamingos: alternative futures for young entrepreneurs in South Africa, in Futures. Vol. 35. 142. Nils Dahne (2018), Introducing German Mittelstand, Dresden: University of Applied Sciences [online]. Available at: Lecture_WS1718.pdf. [Accessed 16th Jan 2019]. 143. OECD (2005), OECD SME and Entrepreneurship Outlook 2005, OECD, Paris. 144. OECD (2009), Employment Outlook, OECD, Paris 145. OECD (2014). Promoting SMEs for development. OECD, Istanbul. 192 146. Olaf Storbeck (2018), German Mittelstand faces generational crisi, [online] Available at: https://www.ft.com/content/739b698e-292c-11e8-b27e- cc62a39d57a0. [Accessed 10 Feb. 2020]. 147. Olawale, F.,&Garwe,D (2010), Obstacles to the growth of new SMEs in South Africa: A principle component analysis approach, African journal f business and management, Vol. 4 (5). PP 729-738. 148. Orford, J., Goldstuck, A., Shay,D., Wood, E. , Herrington, M. and Hudson, J. (2004), Global Entrepreneurship Monitor: 2004 Executive Report. Graduate School of Business, University of Cape Town. 149. OSMEP, (2008), Situation and Structural Indicators of SMEs in 2008 and 5-Year Changes, White Paper on SMEs 2008 and Trends 2009. 150. Pasnicu, Daniela. (2018), Supporting SMEs in creating jobs, Journal of Economic Development, Environment and People. 7. 15. 10.26458/jedep.v7i1.575. 151. Penrose, E (2013), The Theory Of The Growth Of The Firm, Oxford: Oxford University Press. 152. Pretorius, M., & Shaw, G. (2004), Business plan in bank-decision making when financing new ventures in South Africa, South African Journal of Economics and Management Science, 7(2), 221-242. 153. Purwanti, E. (2012), Pengaruh karakteristik wirausaha, modal usaha, strategi pemasaran terhadap perkembangan UMKM di Desa Dayaan dan Kalilondo Salatiga, Among Makarti. Vol. 5, No. 9 193 154. Rauch, A., & Frese, M. (2000), Psychological approaches to entrepreneurial success: A general model and an overview of findings, International Review of Industrial and Organizational Psychology, 15. 155. Rejnald. M & Gerdi (2011), Risks with which face Albanian business and their managing, Finance Department, Economic Faculty, University of Tirana. 156. Rindova, V.P. and Fombrun, C.J. (1999), Constructing competitive advantage: The role of firm-constituent interactions, Strategic Management Journal, 20 (8): pp 691-710. 157. Roxana Gabriela Hodorogel (2011), German SMEs Affected by the World Crisis. Theoretical and Applied Economics, [online] Available at: [Accessed 10 Feb. 2020]. 158. Schröder, Christian (2016), The Challenges of Industry 4.0 for Small and Medium-sized Enterprises, Friedrich-Ebert-Stiftung, Bonn. 159. Simon, Hermann (1996), Hidden Champions, The Lessons from 500 of the World’s best unknown Companies, London: Harvard Business School Press. 160. Statista (2020), Distribution of startups in Germany in 2019, by industry, [online] Available at: https://www.statista.com/statistics/883498/start-up-distribution-by-industry- germany/. [Accessed 10 Feb. 2020]. 161. Steel,W.F. 1993. ‘Analysing the policy framework for small enterprise development’. In Helmsing,A.H.J. and Kolstee,T. (eds.) Small Enterprises and Changing Policies. London: IT Publications. 194 162. St-Jean, E., Julien, P., and Jos´ee, A. (2008), Factors associated with growth changes in gazelles, Journal of Enterprising Culture, 16, 161–188. 163. Stokes, D., Wilson, N.(2010), Entrepreneurship and Small Business Management (6th ed.), Andover: Cengage Learning EMEA 164. Tannock, J., Krasachol, L. and Ruangpermpool, S. (2002), The development of total quality management in Thai manufacturing SMEs: A case study approach, International Journal of Quality & Reliability Management, Vol. 19, No. 4, pp. 380-395. 165. Teece DJ, Pisano G & Shuen A (1997), Dynamic capabilities and strategic management, Strategic Management Journal 18(7):509-33. 166. The Institute for SMEs Research Bonn (n.d); cited in report of Roxana Gabriela Hodorogel (2011),German SMEs Affected by the World Crisis. Theoretical and Applied Economics, [online] Available at: [Accessed 10 Feb. 2020]. 167. The World Bank (2020), Germany At-A-Glance, [online] Available at: https://www.worldbank.org/en/country/germany/overview, [Accessed 10 Feb. 2020]. 168. The World Bank (2020), Vietnam At-A-Glance, [online] Available at: https://www.worldbank.org/en/country/vietnam/overview, [Accessed 10 Feb. 2020]. 169. The World Bank (n.d.), Small and medium enterprises (SMEs) finance: Improving SMEs’ access to finance and finding innovative solutions to unlock sources of capital, [online] Available at: https://www.worldbank.org/en/topic/smefinance [Accessed 14 Feb. 2020]. 195 170. The World Bank (2013), IFC jobs study: Assessing private sector contributions to job creation and poverty reduction, Washington, DC: World Bank Group. 171. Thornhill, S., & Amit, R. (2003), Learning about Failure: Bankruptcy, Firm Age, and the Resource-Based View, Organization Science, 14 (5), 497-509. 172. Tony Dolphin & David Nash (2012), Report Investing for the future: Why we need a British investment bank, Institute for Public Policy Research, London: 2012. 173. Volker Zimmermann (2020), Financing of digitalisation and capital expenditure in SMEs – a comparison, KfW Group, Frankfurt. 174. Wernerfelt B (1984), A resource-based view of the firm, Strategic Management Journal 5:171-80. 175. Wilkinson, B., (2002), Small, Micro, and Medium Enterprise Development: Expanding the Options for Debt and Equity Finance, Financial Sector Workshop, National Economic Development and Labour Council (NEDLAC), Johannesburg, South Africa, Iris, April 6 176. World Bank (n.d), Exports of goods and services (% of GDP) – Germany, [online] Available at: https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.ZS?locations=DE. [Accessed 10 Feb. 2020]. 177. World Bank (n.d), Exports of goods and services (constant LCU) – Germany, Available at: https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.KN?end=2012& locations=DE&start=2003&view=chart. [Accessed 10 Feb. 2020]. 196 178. World Bank (n.d), Fertility rate, total (births per woman) – Germany [online] Available at: https://data.worldbank.org/indicator/SP.DYN.TFRT.IN?end=2017& locations=DE&start=1975. [Accessed 10 Feb. 2020]. 179. World Bank (n.d), GDP growth (annual %) – Germany, [online] Available at: https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG?end=2018&loc ations=DE&most_recent_year_desc=false&start=1990&view=chart. [Accessed 10 Feb. 2020]. 180. World Bank (n.d), Unemployment, total (% of total labor force) (modeled ILO estimate) – Germany, [online] Available at: https://data.worldbank.org/indicator/SL.UEM.TOTL.ZS?end=2019&locations =DE&most_recent_year_desc=false&start=1991&view=chart. [Accessed 10 Feb. 2020]. 181. World Bank, (2012), Doing business in a more transparent world. WB, Washington. 182. World Bank Group (2019), World Bank Group Support for Small and Medium Enterprises A Synthesis of Evaluative Findings, WorldBank Publications, Washington DC. 183. WTO (2017), Micro, small and medium-sized enterprises” WTO Buenos Aires [online]. Available at: https://www.wto.org/english/thewto_e/minist_e/mc11_e/briefing_notes_e/bf msmes_e.htm. [Accessed 16th Jan 2019]. 184. Yon, R., Evans, D (2011), The role of small and medium enterprises in Frontier Capital Markets, Network Science Center, West Point.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_phat_trien_cua_doanh_nghiep_vua_va_nho_trong_nen.pdf
  • pdfTrichyeu_TranDinhHung.pdf
Luận văn liên quan