Luận án Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ Nôm qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến

Tổng quan về ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật : Nếu " Nguyễn Trãi đả sử dụng một vốn từ tiếng Việt phong phú bậc nhất vào thời ấy để sáng tác thơ " (Từ điển văn học , tập 2, Nxb KHXH, 1 984, trang 396 ), đánh dấu một bước quan trọng của văn học chữ Nôm, đã thúc đẩy mạnh mẽ bước phát triển ấy " ( Thơ văn Nguyễn Trãi - Phan Sỹ Tấn và Thanh Đạm, Nxb Giáo dục, 1980, trang 226 ) thì " thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm xét về mặt ngôn ngữ văn học, là một bước tiến, một gạch nối giữa thơ Nôm thế kỷ XV và thơ Nôm thế kỷ XVII" ( Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm - Dinh Gia Khánh chủ biên, Nxb văn học, 1984, trang 41 ). Đến nữ sĩ họ Hồ, tiếng Việt chữ Nôm trở nên hàm súc, trong sáng, gợi cảm, phong phú, Đúng như Đặng Thanh Lê nhận xét " Thơ Hồ Xuân Hương chứng tỏ cái khả năng dồi dào đến kỳ lạ - của tiếng nói dân tộc ta." ( Góp thêm một tiếng nói trong việc đánh giá thơ Hồ Xuân Hương , Tạp chí nghiên cứu văn học , số 3-1963 ). Nguyễn Lộc viết " Nếu Xuân Hương không phải là bậc thầy về ngôn ngữ dân tộc thì không thể nào viết phóng khoáng tự nhiên, hóm hỉnh, dí dỏm một cách đặc sắc đến thế. Ngôn ngữ dân tộc dưới ngòi bút Hồ Xuân Hương vừa súc tích, chính xác, lại vừa uyển chuyển, linh hoạt phong phú về nghĩa, đặc sắc về tạo hình,dồi dào về âm thanh nhịp điệu " ( Thơ Hồ Xuân Hương , Nxb Văn học, 1982 ). Xuân Diệu hoàn toàn có lý khi nhận xét:" Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm ".

pdf89 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 2204 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ Nôm qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dưỡng tư tưởng vì dân vì nước và hình thức nghệ thuật dân tộc sống động cho văn học quốc âm như của Nguyễn Trãi ... " ( trang 10 ). Nghiên cứu tác động qua lại giữa văn học dân gian với thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến, chúng tôi nhận thấy các nhà thơ đã tiếp thu tinh hoa của văn học dân gian để làm giàu cho thi liệu của mình, tăng cường bút thuật. Kết quả của việc học tập này là những vần thơ giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trí tuệ mà vẫn rất giản dị, đậm chất dân gian, được nhân dân tiếp nhận. Mặt khác, khi tìm hiểu ảnh hưởng của văn học dân gian trong thơ quốc âm của 4 tác giả trên, luận án không quan niệm tất cả mọi yếu tố của văn hóa, văn học dân gian các nhà thơ sử dụng đều tiếp thu từ dân gian. Kết quả sưu tầm gần đây cho thấy một số câu, bài ca dao cứ tưởng là của dân gian, thực tế là kết quả của một quá trình dân gian hóa văn học viết. Xuất phát từ thực tế đó, luận án tìm hiểu tác động qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết để thấy được " ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học thành văn là một trong những qui luật cơ bản của lịch sử Việt Nam " ( Svd, trang 19 ), " Nó ( văn học dân gian ) phát huy sức sống của nó vào trong văn học cổ điển Việt Nam " ( Svd, trang 220 ). Nghiên cứu Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy tác giả đã sử dụng thành công tục ngữ, ca dao. Ví dụ : Từ câu tục ngữ :" Ở gần nhà giàu đau răng ăn cám, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn " Ông viết : Ở cận nhà giàu no bữa cám Bạn bè kẻ trộm phải ăn đòn ( Bảo kính cảnh giới -bài 21) từ câu tục ngữ " Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài ", ông viết: Ở bầu thì dáng ắt nên tròn Xấu tốt thì đều rắp khuôn. 60 ( Bảo kính cảnh giới -bài 21) từ câu ca dao : Biển sâu còn có kẻ dò Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng Ông viết : Dễ hay ruột bể sâu cạn Khôn biết lòng người ngắn dài ( Ngôn chí - bài 6 ) Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm ; từ câu tục ngữ : " Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng ", ông viết : Gần son thì đỏ, mực thì đen Sáng biết nhờ ơn thuở bóng đèn ( bài 64 ) từ câu " Vuốt mặt phải nể lỗ mũi " và " Rút dây động rừng ". ông viết : Vuốt mặt còn chừa qua mũi nọ Rút dây lại nể động rừng chăng ? ( bài 89 ) ... Đến Hồ Xuân Hương, tục ngữ, thành ngữ đi vào thơ bà một cách tự nhiên, đầy sáng tạo. Ví dụ: từ câu tục ngữ " Đầu trở xuống, cuống trở lên “,bà viết : Còn kẻ nào hay cuống với đầu ( Quan Thị) hay từ câu tục ngữ : "Ngồi lá vông, chổng mông lá chóc, nằm dọc lá tre, te he lá khế", bà viết: Đố ai biết đó vông hay chóc ( Quan thi ) ... thành ngừ được Xuân Hương sử dụng đạt trình độ điêu luyện, không chút gượng ép: Năm thì mười họa hay chăng chớ ( kiếp lấy chồng chung) Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm( kiếp lấy chồng chung ) Dân gian có câu : " Ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh " ( có nghĩa là bấp bênh ), Xuân Hương không dùng nguyên dạng. Bà chỉ dùng một phần và đảo vị trí, hiệu quả nghệ thuật thấy rõ; ví dụ : Bảy nổi ba chìm với nước non ( Bánh trôi nước ) Hồ Xuân Hương là một trong nhưng nhà thơ xuất sắc trong việc tiếp thu tinh hoa văn học dân gian. Ít có bài nào của Xuân Hương lại không có bóng dáng của tục ngữ, ca dao, 61 thành ngừ. Điều đặc sắc là Xuân Hương dùng toàn " cái mình có ", mượn của người không đáng kể. Qua thơ chữ Hán người đọc cảm nhận bà rất tinh thông chữ Hán. Trong thơ Nôm bà còn biết chiết tự chữ Hán ( Không chồng mà chửa ) hay đặt tên ngôi nhà của mình là Cổ Nguyệt Đường từ chữ Hồ mà ra. Như vậy, Xuân Hương không muốn dùng của người chứ không phải không biết dùng. Với tài năng của mình, trên nền tảng sự phong phú của tiếng Việt, giàu có của văn học dân gian Việt Nam, bà bắt ngôn ngữ phải phụ tùng ý của mình,bắt nó nói lên điều mình muốn nói và nói hay nhất. Đến Nguyễn Khuyến, nhà thơ tiếp tục sử dụng tục ngữ, ca dao để làm đẹp cho thơ mình. Ví dụ : Từ câu ca dao : Muốn sang thì bắt cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy và câu : Trách người quân tử vô tình Có gương mà để bên mình không soi Ông viết : Bắc cầu, câu cũ không hờ hững Cầm kính, tình xưa vẫn đắng cay Thầy đồ ve gái góa hay từ bài ca dao : Em là con gái đồng trinh Em đi bán rượu qua dinh ông nghè Ông nghè sai lính ra ve Trăm lạy ông nghè tôi đã có con Có con thì mặc có con Thắt lưng cho giòn mà lấy chồng quan và câu ca dao : Ngựa ai buộc cửa ông cai 62 Oản ai ma lại ở tay bà nghè cùng câu tục ngữ : Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng Nguyễn Khuyến viết : Anh mừng cho chú đỗ ông nghè Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe Ân tứ dám đâu coi rẻ rúng Vinh qui ắt hẳn nước tùng xòe Rượu ngon ả nọ khôn đường tránh Oản đẹp nàng này khó nhẻ che Hiển quí đến nav đà mới rõ Rõ từ những lúc tổng chưa đe Mừng ông nghè mới đỗ Nhận xét về ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết, khi nghiên cứu Nguyễn Khuyến, tác giả Nguyễn Văn Huyền viết " trong thơ ... của ông nhan nhản những thành ngừ, tục ngữ, ca dao ; mật độ khá đậm đặc " ( Nguyễn Khuyến - tác phẩm, Nxb KHXH, 1984, trang 81 ), một người đại trí thức uyên bác như Nguyễn Khuyến đã tận dụng cái nguồn vô tận của văn học dân gian để làm giàu, làm đẹp thêm cho ngôn ngữ thơ mình là chuvện thường tình. Trong bài giảng " Truyện Nôm " ( cho lớp cao học Tây Ninh ) Hoàng Hữu Yên nhận xét : " thành tựu nào của văn học viết cũng có cái nền là văn học dân gian ". Điều đó hoàn toàn đúng khi ta nghiên cứu thơ văn Nguyễn Trãi; Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến, trong đó có thơ Nôm Đường luật. Kết quả của việc tiếp thu văn học dân gian là làm cho quá trình dán chủ hóa, đại chúng hóa văn học diễn ra nhanh, mạnh hơn, làm cho tính dân tộc, tính nhân dân càng đậm đà, khi người cầm bút ý thức được về nguồn gốc, truyền thống của mình. Đó là một biểu hiện sinh động về sự phát triển hình thức thơ Nôm Đường luật theo hướng dán tộc, dân chủ. 2.2.3 Ngôn ngữ đời sống thường ngày: Đây là thứ ngôn ngữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngàv, của nhiều người, dùng trong hội thoại. Ngôn ngữ đời thường rất phong phú, phức tạp. Nghiên cứu thơ Nôm thất 63 ngôn bát cú của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, luận án chỉ tìm hiểu một số lớp từ cần thiết: khẩu ngữ, nói lái, chơi chữ. Xét ở phong cách văn bản, ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật thuộc phong cách nghệ thuật. Khẩu ngữ thuộc phong cách hội thoại ( còn gọi là phong cách đời sống, sinh hoạt ) cho nên việc sử dụng khẩu ngữ vào thơ chưa hẳn đã hay. Nói cách khác, thơ hay chưa hẳn do sử dụng khẩu ngữ. Thực tế cho thấy, thơ Nôm Đường luật hay, một phần do tác giả biết tiếp thu tinh hoa của ngôn ngữ bác học, một phần biết sử dụng ngôn ngữ giản dị, chân thật, mộc mạc của đời sống, trong đó có khẩu ngữ. Chọn khẩu ngữ để khảo sát vì nó là một trong những biểu hiện cụ thể nhất, phổ biến nhất, sinh động nhất của giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tìm hiểu Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta thấy hai ông sử dụng ngôn ngữ đời thường dạng khẩu ngữ không nhiều. Sau đây là vài ví dụ trong Quốc âm thi tập. - Sự thế dữ lành ai hỏi đến Bảo rằng ông đã điếc hai tai Ngôn chí - bài 5 - Mấy kẻ công danh nhàn lẳng đẳng Mồ hoang cỏ lục thấy ai đâu? Tự thuật - bài 10 Chép hết bao nhiêu sự thế ưa Ai ai đã biết được hay chưa? Bảo kính cảnh giới - bài 52 và trong Bạch Vân Quốc ngữ thi : - Ai hỏi: làm gì vui nưa ? Thưa rằng: một sự làm lành ! Bài 15 - Đã từng trải sơn hà hết Đường thế nhiều nơi hiểm hóc thay Bài 70 64 - Kìa ai đủng đỉnh trong làng hạnh ? Bài 95 Còn trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương; khẩu ngữ được sử dụng đậm đặc, hiệu quả. Nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học đã khẳng định Hồ Xuân Hương là một nhà thơ mở rộng cánh cửa cho văn chương thế kỷ XIX trong việc chọn lọc, sử dụng kho tàng ngôn ngữ của đời sống, nâng nó lên trình độ nghệ thuật. Ví dụ : - Chả trách người ta lúc trẻ trung ! Đá ông chồng bà chồng. Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ ? Lại đây cho chị dạy làm thơ Mắng học trò dốt ( I ) Sao nói rằng năm lại có ba ? Trách Chiêu hổ ( II ) Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày Này này chị bảo cho mà biết Chốn ấy hang hầm chớ mó tay Trách Chiêu Hổ ( I ) Những từ " Chém cha ", " cha kiếp", " sáng banh ", " trưa trật", " rõ khéo ", " nín đi ", " mân mó " ... rất thông tục, thậm chí thô tục tạo được ấn tượng mạnh dễ đi vào lòng người đọc. Đó là nét rất niêng trong thơ Xuân Hương. Nguyễn Khuyến tiếp tục con đường Xuân Hương đã rộng mở. Người đọc dễ gì quên được những khẩu ngữ trong thơ ông: Quyết chí phen này trang trải sạch Cho đời rõ mặt cái thằng tao Than nợ Có tiền việc ấy mà xong nhì Đời trước làm quan cùng thế a ! Kiều bán mình 65 Bác đến chơ đây, ta với ta! Bạn đến chơi nhà - Ôm tiu, gối mõ ngáy khò khò Bỡn cô tiểu ngủ ngày Là bậc đại trí thức, sống chan hòa với quê hương, Nguyễn Khuyến sử dụng khẩu ngữ đời thường, một mặt như nó vốn có mặt khác được tinh luyện để vượt qua cái bình thường, trở lại đời thường cao hơn đời thường, phảng phất vẻ đẹp trang nhã, tạo được cảm xúc dịu nhẹ, dễ thấm sâu vào lòng người. Như vậy, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến, thơ Nôm Đường luật ngày càng sử dụng nhiều, sử dụng hay khẩu ngữ. Điều đó làm cho bài thơ thể hiện được sự phong phú, sinh động của cuộc đời; mang vào cho thơ nội dung dân chủ ngày càng sâu sắc. Trong khi khảo sát ngôn ngữ đời thường trong thơ Nôm Đương luật, luận án nhận thấy một dấu hiệu độc đáo có xu hướng tăng dần từ Nguyễn Trãi qua Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến là chơi chữ trong đó có cách nói lái, chiết tư, sử dụng từ đồng âm như là một cách chơi chữ. Trong Quốc âm thị tập của Nguyễn Trãi, chúng ta hầu như chưa gặp dấu hiệu này. Đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, chơi chữ có sử dụng nhưng còn ít. Ví dụ : Anh em cùng mặt chẳng cùng lòng Cờ bạc ai là ở có sòng Bài 156 - Giới đổ bác " Sòng " có nghĩa là rành mạch, thẳng thắn, phân minh. Trong trường hợp nay, khi răn người ham mê cờ bạc, sòng được sử dụng như chơi chữ, vì ta thường nói " sòng bạc " " Bà chúa thơ Nôm " Hồ Xuân Hương là người sử dụng biện pháp chơi chữ rất nhiều lần và có hiệu quả nghệ thuật cao. Bài thơ sau đây tiêu biểu cho lối sử dụng các từ thuộc cùng một trường nghĩa, nghĩa liên tưởng. Bỡn bà lang khóc chồng Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì Thương chồng nên mới khóc tì ti Ngọt bùi thiếp nhớ mùi cam thảo 66 Cay đắng chàng ơi, vị quế chi! Thạch nhũ, trần bì sao để lại Quí thân, liên nhục tẩm mang đi Dao cầu thiếp biết trao ai nhẽ ? Sinh ký, chàng ơi, tử tắc quy. Tác giả dùng nhiều tên thuốc bắc, thuốc nam như cam thảo, quế chi, thạch nhũ, trần bì, qui thân, liên nhục; dùng những động tác dùng trong việc bào chế thuốc như sao, tẩm; dụng cụ để thái thuốc như dao cầu . Hồ Xuân Hương cũng tỏ ra biệt tài trong biện pháp chơi chữ bằng cách nói lái. Bằng việc đảo lộn một số ngữ: đổi vần, giữ nguyên thanh điệu ... Sau đây là một bằng chứng : Chùa Quán Sứ Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo Hỏi thảm sư cụ đáo nơi neo? Chày kình, tiểu để suông không đấm Tràng hạt, vãi lần đếm lại đeo Sáng bánh không kẻ khua tang mít Trưa trật nào ai móc kẽ rêu Cha kiếp đường tu sao lắt léo Cảnh buồn thêm chán nợ tình đeo Xuân Hương làm thơ cả bằng chữ Nôm lẫn chữ Hán, dùng chữ Nôm nhiều hơn chữ Hán. Qua chùm thơ viết về Vịnh Hạ Long, ta thấy tác giả rất giỏi chữ Hán. Xuân Hương chơi chữ Hán cũng rất giỏi, không thua gì chơi chữ Việt. Bài thơ sau đây là một minh họa : Không chồng mà chửa ( có sách gọi Dở dang ) Cả nể cho nên hóa dở dang Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng ! Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc Phận liễu sao đà nảy nét ngang ... 67 Hai câu 3 và 4 sử dụng lối chơi chữ. Duyên thiên có nghĩa là duyên trời. Trong chữ Hán: Thiên là trời, nếu nét phảy của chữ thiên kéo nhô lên thành chữ phu, nghĩa là chồng. Ở đây, nét phảy chưa " nhô đầu dọc ", ý nói chưa có chồng. " Liễu " nghĩa là xong, đồng âm với " liễu " là cây liễu. Trong văn học cổ, cây liễu thường dùng chỉ người con gái, thiếu nữ. Chữ liễu nếu thêm nét ngang thì thành chữ tử, nghĩa là con. Ý hai câu trên: chưa có chồng mà có con. Chơi chữ như thế thật tài tình. Phải là người am hiểu chữ Hán, đồng cảm sâu sắc với cô gái " cả nể cho nên hóa dở dang "R;R Xuân Hương mới viết được những câu thơ hay như thế. Nhìn chung, nhà thơ khi sử dụng thủ pháp này thường để phản ánh một nội dung không thể dùng ngôn từ nói thẳng ra vì sự tế nhị của văn chương, sau đó là tạo ra giá trị nghệ thuật. Chẳng hạn, qua Chùa Quán Sứ, tác giả không cố ý chê bai nhà sư chân tu mà chính vì " nhân danh sự sống , coi sự sống là niềm vui, là bài ca bất tuyệt của đất trời, không chấp nhận cái gì đối lập với sự sống, cái ùa tàn, cái im lìm, cái chết chóc, cái phản tự nhiên " ( Thơ Hồ Xuân Hương - Lê Trí Viễn, chuyên đề sau đại học, ĐHSP Tp. HCM, 1989, trang 21 ). Lý giải hiện tượng nói lái, chơi chữ trong thơ Xuân Hương mạnh bạo, ngang tàng ... chỉ có thể cắt nghĩa bằng cá tính mạnh, tài năng hơn người của nữ sĩ ... và ảnh hưởng của văn hóa dân gian, của cao trào nhân văn chủ nghĩa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX ở nước ta. Đến với thơ Nôm Đường luật của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến , ta thấy thơ ông cũng dùng khá nhiều nghệ thuật chơi chữ. Chẳng hạn trong bài Muốn lấy chồng, nếu tách các chữ thứ 7 ở các câu có vần ghép lại sẽ có : không chồng trông lông bông. Bài thơ như sau : Bực gì bằng gái chực phòng không Tơ tưởng vì chưng một tấm chồng Trên gác rồng mây ngao ngán đợi Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông Mua vui lắm lúc cười cười gượng Giả dại nhiều khi nói nói bông Mới biết có chồng như có cánh Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông. Nếu trước đây, nữ sĩ họ Hồ đã có tài khi dùng tên các vị thuốc bắc, thuốc nam để giỡn bà lang khóc chồng thì Nguyễn Khuyến cũng chẳng thua khi mừng ông Ước Đà, người cùng làng với nhà thơ, mấy đời làm hàng thịt , thọ bảy mươi tuổi, một bài thơ, câu nào cũng có 68 những từ hàng thịt: tiết, cổ, răng, mắt, đầu, tai, vai, lòng, xương, máu: Mừng ông lão hàng thịt Nay tiết mừng ông mới bảy mươi Cổ hy chưa dễ mấy lăm người Răng long, nhưng hãy còn tinh mắt Đầu bạc, nhưng mà chửa tắc tai Bè bạn bầy vai kèo chén Lý. Cháu con dưới gối múa sân Lai Xưa nay vẫn giữ lòng chân thật Chữ " đức giả xương " máu để đời Những cách chơ chữ trên nhiều lúc chỉ cho vui. Tuy nhiên tùy đối tượng cụ thể, mà có lúc, Nguyễn Khuyến nói khá sâu cay. Bài Tặng đốc học Hà Nam, ông viết : Nghĩ rằng ông dại với ông điên Điên dại sao ông biết lấy tiền Cậy cái bảng vàng treo nhị giáp Nẹt thằng mặt trắng cướp tam nguyên Dấu nhà vừa thoát sừng trâu lỗ Phép nước xin chừa móng lợn đen Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen Ở đây, " tam nguyên " có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là đỗ đầu ba kỳ thi ( thi hương, thi hội, thi đình ) như Tam Nguyên Yên Đổ. Tam nguyên đối với nhị giáp rất chỉnh. Nghĩa thứ hai của Tam nguyên là ba đồng. Trong bài, Tam nguyên dùng theo nghĩa thứ hai. Trong bài "Bồ tiên thi ", Nguyễn Khuyến ý mỉa mai tên tri huyện tàn ác, bị nhân dân chửi rủa nhiều, tổ chức cuộc thi thơ với đầu đề " Bồ tiên thi" ( lấy ở điển : Bồ tiên, nói về Lưu Khoan, tự là Văn Nhiêu, sống ở đời Hậu Hán, tính nết khoan hòa, làm quan ở Nam Dương, phàm ai phạm tội lỗi ông chỉ dùng roi bằng cỏ bồ để đánh ) ngầm ý khoe mình biết thương dân. Hai câu luận, tác giả viết: 69 Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp Tiên là ý chú muốn vòi xu. Tiên nghĩa là cái roi, đồng âm với chữ " tiên " nghĩa là đồng xu. Ở đây, tác giả dùng lối chơi chữ để đả kích tên tri huyện tham nhũng, hay ăn hối lộ của dân. Qua khảo sát, luận án nhận thấy: việc sử dụng biện pháp nói lái, chơi chữ ngày càng được dùng nhiều hơn. Nhờ sử dụng thủ pháp này mà hình thức biểu hiện của thơ Nôm Đường luật trở nên đa dạng, phong phú hơn, hiệu quả thẩm mỹ tăng lên. Đó là một biểu hiện sinh động về sự phát triển hình thức trong thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm từ Nguyễn Trãi qua Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến. Một nét đáng lưu ý khi xem xét ngôn ngừ đời thường là từ Nguyễn Trãi qua Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyền Khuyến có xu hướng tăng mạnh việc sử dụng đại từ nhân xưng trong thơ Nôm Đường luật. Điều đó tạo sự khác biệt với Đường thi, Đường luật Hán. Ở Nguyễn Trãi, đại từ chỉ xuất hiện ở những từ " ông " ," ta ". Ví dụ: - Sự thế dữ lành ai hỏi đến. Bảo rằng ông đã điếc hai tai ( Ngôn chi - bài 5 ) - Đạo ta cậy bởi chân non khỏe Lòng thế tin chi mặt nước bằng ( Mạn thuật - bài 1 ) Đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, qua khảo sát cũng chỉ thấy xuất hiện "ta", " mình ". Ví dụ : - Mệnh ở trời, há phải cầu ? Đòi thời đi đỗ mặc ta dầu. ( Bài 9 ) - Già đã khỏi áng công danh Tự tại, nào âu lụy đến mình ? ( Bài 15 ) 70 Thơ Hồ Xuân Hương đúng là tiếng lòng của một phụ nữ rất dịu dàng, đằm thắm khi Bà viết :em, thiếp, chàng ... Ví dụ : - Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa. Mảnh tình một khối thiếp xin mang Dở dang - Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng Dở dang. . . Đến Nguyễn Khuyến, thơ Nôm Đường luật xuất hiện hẳn một loại đại từ nhân xưng thứ ngôi thứ nhất : tôi, tớ, mình, ông, lão, em ... Ví dụ : Ông về đốc học bấy lâu nay Gần đó mà tôi vần chửa hay. Cửi đốc học Hà Nam Hiện tượng xuất hiện ngày càng nhiều đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất và thứ ba đánh dấu quá trình giải phóng cá nhân. Khi con người từ chồ là con người vù trụ, chủ thể trừ tình hòa mình làm một với thiên nhiên, vũ trụ, chuyển đổi, tách ra thành con người cá nhân, cá thể thì tính phi ngã sẽ mờ dần, tính hữu ngã sẽ đậm đặc hẳn lên. Đúng như Lê Trí Viễn nhận xét đặc trưng của văn học trung đại là " từ chủ yếu vô ngã sang chủ yếu hữu ngã " ( Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam. Nxb KHXH,1996, trang 187 ). Việc sử dụng ngày càng nhiều đại từ còn làm cho thơ Nôm Đường luật xa dần phong cách quí phái, quan phương; tiếp cận gắn bó ngày càng bền chặt với cuộc sống đời thường, dân dã ... 3.3 Tính hàm súc: Là một đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật, trong đó có thơ Nôm luật Đường . Do hạn chế về số từ được sử dụng, nhà thơ Nôm Đường luật đã tránh được lỗi từ thừa, từ lặp ( lặp vụng về chứ không phải phép điệp - một biện pháp nghệ thuật) đạt độ hàm súc. Hàm súc có nghĩa là đảm bảo được nhiều tính chất nhất ( hình tượng, cá thể , truyền cảm ... ), bằng yếu tố ngôn ngữ được dùng ít nhất. Khảo sát tính hàm súc của ngôn ngừ thơ Nôm Đường luật, luận án đi vào tìm hiểu ở những phương diện : tiết kiệm lời, khái quát, dùng điển tính, điển cố. 71 3.3.1 Tiết kiệm lời: Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ được sử dụng 56 từ, phải làm sao mỗi từ là một hòn ngọc long lanh, có thể tỏa sáng ban đêm. Nói ít mà gợi được nhiều là một tiêu chuẩn quan trọng của nghệ thuật, trong đó có thơ Đường luật. Điều nói ra trong bài thơ lại không quan trọng bằng điều nó gợi ra. Tuy nhiên, để hiểu được điều này, người tiếp nhận phải có vốn sống, am hiểu nghệ thuật. Tính hàm súc được thể hiện trong 4 tác giả mà luận án khảo sát khá rò. Ví dụ: - Ở Nguyễn Trài : Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén Ngày vắng xem hoa bợ cây Ngôn chí - Bài 10 - Nguyễn Bỉnh Khiêm : Hoa mai bạc, vì trăng tỏ Bóng trúc thưa, bởi gió lay Bài 70 - Hồ Xuân Hương : Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Làm lẽ và Nguyễn Khuyến : Cùng cờ, cũng biển, cũng cân đai Cũng gọi ông nghè có kém ai Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng Nét son điểm rỗ mặt văn khôi Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh ấy mới hời Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi 72 Tiến sĩ giấy - II Đúng vậy, chỉ cần hai câu thơ ( lại là hai câu lục ngôn ), Nguyễn Trãi đã thể hiện được bao nhiêu tình ý trong đó. Với cách ngắt nhịp 2/2/2 ở cả hai câu một cách đều đặn, người đọc như hình dung ra trên những câu chừ ấy là một nhân vật trữ tình đang ung dung, làm chủ mình ở giữa cảnh thiên nhiên yên tĩnh, một ông tiên trần thế. Cảnh thiên nhiên về đêm ở đây như yên lặng tuyệt đối, trời trong, gió mát, trăng sáng. Thi nhân thả hồn theo gió trăng với bầu rượu, túi thơ, không vướng víu bụi đời. Uống rượu dưới trăng, ánh trăng soi vào chén, người uống rượu tưởng chừng như nghiêng chén hóp ánh trăng... Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương vừa nêu trên cùng vậy. Câu thứ nhất, khi đọc lên ta thấy hai hoàn cảnh trái ngược : một kẻ ấm áp, một kẻ lạnh lùng. Chỗ ngừng giữa dòng thơ ( nhịp 2/2/3 ), sau chữ " bông " gợi cho ta một cảnh sống hạnh phúc, có vợ, có chồng, hàng ngày, họ chăm lo, chiều chuộng, vun vén cho nhau, tận hưởng hạnh phúc. Đối lập với cuộc sống ấy là " kẻ lạnh lùng " . Không có chồng hoặc có chồng mà cũng như không, có chồng mà làm vợ lẽ, vợ cả " quản lý " hết chồng, đâu đến phần vợ lẽ cái chuyện kia ... Bài Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến cũng vậy. Nói chuyện đồ chơi trẻ em trong dịp trung thu là tiến sĩ làm bằng giấy để ám chỉ tiến sĩ thực ngoài đời. Kết luận rút ra là tiến sĩ thực cũng chẳng hơn gì tiến sĩ giấy, chỉ là " tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ là " mảnh giấy " chứ không phải tờ giấy. Sự đa nghĩa của hình tượng là một mặt quan trọng làm tăng độ hàm súc cho ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật. 3.3.2 Từ mang tính khái quát: Một trong những yếu tố làm tăng tính hàm súc của ngôn ngữ là nhà thơ sử dụng nhiều từ mang tính khái quát, các danh từ chung ... Chính việc sử dụng lớp từ này, nhà thơ Nôm Đường luật đã tạo ra một khoảng trống cho suy tưởng, tưởng tượng. Từ một chi tiết trong bài thơ, người tiếp nhận, tùy theo trình độ văn hóa, vốn sống, cảm hứng thời đại ... có thể liên hệ đến nhiều hoàn cảnh, chi tiết khác nhau mà vẫn có lý. Đó là một nét độc đáo của ngôn ngữ nghệ thuật, trong đó có thơ Nôm Đường luật. Ví dụ : - Nguyễn Trãi : Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng đỏi cầm ve lầu tịch dương Bảo kính cảnh giới - bài 43 - Nguyễn Bỉnh Khiêm : 73 Đời này nhân nghĩa tựa vàng mười Có của thì hơn hết mọi lời ( Bài 74 ) - Hồ Xuân Hương : Một đèo, một đèo, lại một đèo Khen ai khéo tác cảnh cheo leo ( Đèo Ba Dội) - Nguyễn Khuyên : Thầy bảo rằng thầy yêu cháu đây ! Thầy yêu mẹ cháu có ai hay ? ( Thầy đồ ve gái góa ) Quả thật, nhờ sử dụng danh từ chung, không xác định ( chỉ chung chung, loại lớn, không chỉ loại nhỏ, ở dạng phân nghĩa, nhỏ nhất ) người đọc tha hồ liên tưởng đến những từ, những sự vật cùng trường ý nghĩa. Hai câu thơ của Nguyễn Trãi vừa dẫn ở trên, có thể tác giả lấy cảm hứng từ một vùng quê nào đó cụ thể ( chẳng hạn một làng chài ở Côn Sơn, nơi tác giả có thời canh giữ chùa Tư Phúc nhưng người đọc có quyền liên hệ đến tất cả mọi làng chài ven sông ven biển nào khác. Câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm ( vừa dẫn ) cũng tương tự Tác giả nói " đời này " có thể chỉ thời tác giả còn sống. Ta cũng có thể dùng cho ngày nay và cả mai sau nếu xã hội coi vật chất là trên hết " vàng mười " ( tức là vàng mười tuổi, chữ Hán gọi là " thập thành kim ", một thứ vàng quí nhất ). Câu thơ có nghĩa rất mỉa mai nhân nghĩa tựa vàng, vàng là nhân nghĩa, ( ý này chuyển xuống câu 2 ). 3.3.3 Dùng điển tíc , điển cố: Sử dụng nhiều điển tích, điển cố là một đặc điểm văn họ trung đại Việt Nam, trong đó có thơ Nôm Đường luật " điển cố : s việc hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn trong thơ văn...; điển tích: câu chuyện trong sách đời trước được dẫn lại một cách cô đú trong tác phẩm" (Từ điển tiếng Việt Trung tâm từ điển học-Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994, trang 308). Nhờ sử dụng điển tích, điển cố mà tác phẩm tăng thêm độ hàm súc, lời ít mà ý nhiều. Tin nhiên, một số điển tích, điển cố được dùng đi dùng lại nhiều lần, mòn để trở thành sáo. Hơn nửa, để đọc tác phẩm có dùng điển cố điển tích người tiếp nhận phải có trình độ văn hóa, văn 74 học . Nếu không, sau mỗi tác phẩm, người ta phải có chú thích, chú giải kèm theo. Điều đáng lưu ý là các nhà thơ nôm Đường luật mà luận án khảo sát : Nguyễn Trãi, Nguyền Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến là nhưng người học giỏi, đỗ đạt cao, tinh thông Hán học. Hồ Xuân Hương - chưa biết con đường học hành, thi cử ra sao nhưng qua thơ thấy am hiểu sâu sắc cả chữ Nôm lẫn chữ Hán, đều sử dụng thành công điển tích, điển cố. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng khá nhiều. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến dùng rất ít. Qua khảo sát mỗi tác giả 20 bài ( như đã nói trên ) chúng tôi nhận thấy: - Nguyễn Trãi 24 câu / 160 câu dùng điển tích, điển cố; tỷ lệ 15 %. - Nguyễn Bỉnh Khiêm 13 câu/160 câu dùng điển tích, điển cố; tỷ lệ 8,13 %. - Hồ Xuân Hương 6 câu / 1 60 câu dùng điển tích, điển cố; tỷ lệ 3,8 %. - Nguyễn Khuyến 3 câu / 160 câu dùng điển tích, điển cố; tỷ lệ 1,88 %. Ví dụ : - Nguyễn Trãi : Con cháu mựa hiềm song viết tiện Ngàn dâu cam quýt ấy là tôi Ngôn chí - bài 12 ( chữ " viết " có sách ghi là " nhật " ). " cam quýt " Tương Đương ký, Lý Xung trồng một ngàn cây quýt, rồi bảo với con trai rằng : " ta đã có một ngàn cây quýt kia làm đầy tớ, con không phải lo cơm áo cho ta sau này nữa " . Từ đó, người ta thường dùng cam quýt để chỉ kẻ tôi tớ. hay một ví dụ khác : Cách song mai tỉnh hồn Cô Dịch Kề nước cầm đưa tiếng Cửu Cao ( Man thuật - 13) Cô Dịch : Thiên " Tiêu dao du " sách Trang Từ: Thần nữ núi Cô Dịch là một cô gái yểu điệu, da trắng như băng tuyết. Ở đây, Nguyễn Trãi muốn ví cái cốt cách thánh khiết của cây mai với cái vẻ trong trắng của thần nữ núi Cô Dịch. Cửu Cao: Đầm nước sâu. Bài thơ Hạc Minh trong Kinh thi có câu " Hạc minh vu Cửu 75 Cao, thanh văn vu dã " ( Chim hạc kêu ở đầm nước sâu, tiếng vang cả đồng nội ). Chim hạc lại là vật tượng trưng cho người quân tử ẩn dật. Chữ cầm ở đây chắc hẳn không phải đàn, mà là chim mới đúng với điển tích và đối với mai ở câu trên. thêm một ví dụ nữa : Vượng Chất tình cờ ta ướm hỏi Rêu phơi phới thấy tiên đâu ? Trần tình - bài 5 Vương Chất : người đời Tấn, theo truyền thuyết, một hôm vào rừng lấy củi, thấy hai vị tiên đang đánh cờ. Chất chống búa đứng xem. Đến khi tan cuộc cờ nhìn lại thì cán búa đã mục nát. Chất trở về làng thì ra đả qua mấy trăm năm. Sau Chất vào núi và trở thành iiên. Hai câu trên ý muốn nói: nếu vào núi mà tình cờ gấp Vương Chất thì ta sẽ ướm hỏi đôi điều, nhưng rủi thay, chỉ thấy rêu xanh một màu, chứ có thấy tiên đâu ... Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng điển tích, điển cố khá nhiều . Ví dụ : Ải Tần, non Thục đường nghèo hiểm Cửa khổng, làng Nhan đạo khó khăn. Bài 20 Ải Tần, non Thục: đường làm quan, đường công danh ngặt nghèo, nguy hiểm nhu đường lén ải Tần, vào non Thục. Tần là tên nước thời Xuân thu chiến quốc... Cử khổng, làng Nhan : tiếng chỉ đạo học của Nho gia. Nhan ở đây là Nhan Hồi, học trò giỏi của Khổng tử. Hay: Hoàn bái còn nên thốt sự đời ? Kham hạ, Lưu hầu từ Hán lộc Cốc Thành náu ẩn Xích tùng chơi ( Bài 21 ) - Hoàn bái: quay lá cờ trở về, dẫn điển trong truyện Vương Tấn chép ở Tấn thư, ý nói thôi làm quan về ở nhà. - Kham hạ : chịu thua. Lưu hầu: tước phong của Trương Lương, một mưu thần giúp vua Cao tổ nhà Hán thành công, từ bỏ tước lộc đến ẩn náu ở núi Cốc Thành và nói là theo Xích tùng tử để tu tiên. ... 76 Thơ Nôm Hồ Xuân Hương : Xiêu mai chi dám tình trăng gió Tranh Tố Nữ Xiêu mai, còn đọc là phiếu mai ( Mai rụng ) tên một bài thơ trong Kinh thi, nói về tình cảnh một người con gái đến tuổi đi lấy chồng. Ở đây, " Xiêu mai " dùng chỉ chung về phụ nữ, con gái : hay: Đã có Hằng Nga ghé mắt dòm ( Hỏi trăng 1) Hằng Nga : vợ Hậu Nghệ. Theo sách Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ xin được thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu bị Hằng Nga lấy trộm chạy lên cung trăng.. Nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng sử dụng điển tích, điển cố trong thơ Nôm Đường luật . Ví dụ : Ấy hồn Thục đế thác bao giờ Cuốc kêu cảm hứng Thục đế : do điển cũ cho rằng vua nước Thục mất nước, lúc chết hóa chim quốc, nhớ nước đêm đêm lại kêu ròng rã: Thục quốc ! Thục quốc ! ... - Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng Chợ đồng. Pháo trúc: tương truyền ngày xưa, ở dãy núi phía tây Trung Quốc có loài quỉ gọi là Sơn táo, hễ người nào trông thấy chúng là bị ốm. về sau, Lý Điền lấy ống trúc đốt lửa nổ thành tiếng rất to, làm cho quỉ sợ chạy mất. Tin có chuyện đó, người đời sau đốt pháo để trừ ma quỉ... Việc sử dụng điển tích, điển cố là hiện tượng bình thường trong văn học trung đại Việt Nam. Dùng đúng, dùng hay điển tích, điển cố không đơn giản. Vì nhờ đó mà thơ Nôm Đường luật nói ít, mà gợi nhiều, ngôn ngữ trở nên hàm súc, cô đọng. Việc giảm dần tỷ lệ sử dụng điển tích, điển cố trong quá trình phát triển của thơ thất ngôn bát cú từ Nguyễn Trãi qua Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến thể hiện sự chuyển mình của văn học từ tiền trung đại sang hậu trung đại, tạo cơ sở cho bước chuyển tiếp sang văn học hiện đại vào nửa đầu thế kỷ XX. Ghi chú : văn học hiện đại rất ít dùng điển tích, điển cố, chứ không phải không dùng. 77 Ví dụ : trong bài Nguyệt cầm, Xuân Diệu viết: Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người. 78 PHẦN KẾT LUẬN Như đã nói trong phần mở đầu, luận án chỉ tìm hiểu sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm qua bốn tác giả: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến Qua khảo sát, luận án nêu ra mấy kết luận sau đây : Về cấu trúc: Một bài thơ thất ngôn bát cú, đúng như tên gọi của nó, phải có tám câu, mỗi câu bảy chữ, thực tế sáng tác của bốn tác giả nêu trên, phần nhiều tuân thủ đầy đủ yêu cầu đó. Bên cạnh đó, các tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong các sáng tác thơ Nôm Đường luật lại sử dụng xen kẽ nhiều câu lục ngôn. Số lượng bài có câu thơ sáu chữ ( câu lục ) và số lượng câu thơ sáu chữ trong một bài giảm dần từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đến Hồ Xuân Hương chỉ còn vài câu không đáng kể. Nguyễn Khuyến không có bài nào, câu nào sử dụng câu lục. Qua khảo sát, kết quả thu được phản ánh qui luật của quá trình Việt hóa thơ Nôm Đường luật từ Nguyễn Trãi qua Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuvến là hiện tượng không theo qui cách thơ Đường luật giảm dần và quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật là đi từ thế chưa ổn định đến ổn định. Qua tìm hiểu thơ Đường, người ta nhận thấy người Trung Quốc có các thể thơ mỗi câu năm chữ hay sáu chữ, hoặc bảy chữ; không có hiện tượng thất ngôn xen lục ngôn. Phải chăng các nhà thơ Việt Nam trên con đường tìm tòi một thể thơ dân tộc ít nhiều thoát ly Đường luật trong khi vần giữ phong cách chung của thơ Đường luật. " Đó là một sự thay đổi có thể là một thí nghiệm tìm tòi một âm điệu mới ra ngoài khuôn phép luật Đường " ( Giáo trình tổng quan Văn chương Việt Nam Lê Trí Viễn, TTĐTTX, ĐH Huế, 1995, trang 54 . Kết quả của quá trình tìm tòi ấy không thành công( càng về sau càng ít người dùng, không có người dùng ). Điều đó không hẳn là thất bạ i hoàn toàn, ngược lại, nó vẫn tạo ra một nhạc điệu mới, lạ, có ý nghĩa về tu tưởng, thẩm mỹ. Về cách ngắt nhịp câu thợ sáu chữ : Nguyễn Trãi sử dụng hầu hết cách ngắt nhịp có thể có đối với câu thơ sáu chữ. Nguyễn Bỉnh Khiêm rất ít, nói đúng hơn, hầu như không sử dụng cách ngắt nhịp 2/2/2. Hồ Xuân Hương có vài câu lục và chỉ dùng cách ngát nhịp 3/3. Điều đó chứng tỏ, quá trình phát triển về hình thức của thơ Nôm Đường luật, nhiều yếu tố tạo nên hình thức đều được đưa vào thử nghiệm. Kết quả của các cách ngắt nhịp này về sau không được chấp nhận khi thơ lục bát- một thể thơ bản địa- có nhiều thành tựu được ghi nhận trong 79 văn học dân gian ( qua ca dao, dân ca ); trong văn học viết ( truyện Kiều của Nguyễn Du ) " Vì thể lục ngôn này nhịp điệu tuy có sinh động nhưng âm điệu chưa phù hợp với tâm hồn Việt Nam" ( Những, cố gắng...nhằm ly khai thơ Việt Nam ra khỏi thơ Tàu " Nguyễn Văn Xung đăng trên Tạp chí Tư tưởng ( Sài Gòn số 1 năm 1973, trang 143 ), vì nhà thơ đã phá vỡ sự hài hòa âm dương trong dòng thơ, sự tương hợp giữa nội dung và hình thức thơ Đường luật. Dẫu sao các cách ngắt nhịp đối với câu lục vẫn tạo ra được nhưng âm điệu mới sinh động, tránh được sự đơn điệu. Về cách ngắt nhíp của câu thơ bảy chữ: Thơ Đường luật thất ngôn bát cú của Trung Quốc thường sử dụng cách ngắt nhịp 4/3 hay 2/2/3. Thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến, bên cạnh việc sử dụng rộng rãi cách ngắt nhịp đối với câu thơ bảy chữ của Trung Quốc nói trên còn dùng cách ngắt nhịp 3/4. Đó là nét độc đáo rất riêng, rất Việt Nam, có thể gọi là phản mã Đường thi, là cách Việt hóa đơn giản nhất. Bài thơ thất ngôn bát cú có liên 2 ( cặp thực ) và liên 3 ( cáp luận ) buộc phải đối nhau từng cặp. Đây là một đặc trưng nổi bát. Nhờ đối mà bài thơ có sự cộng hưởng về nội dung và nhạc điệu. Thơ Nôm Đường luật của bốn tác giả được khảo sát đều thể hiện rõ đác trưng này. Qua Nguyễn Bỉnh Khiêm , Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến, thơ Nôm Đường luật của họ có sự kết hợp giữa đăng đối và đối lập nhằm phục vụ mục đích trào phúng. Thủ pháp đó không chỉ sử dụng ở liên 2 và liên 3 mà trong toàn bài. Hình thức trào phúng củng nhiều cung bậc, khi thì nhẹ nhàng, dí dỏm; khi thì thâm thúy, sâu cay. Đó là một biểu hiện của sự phát triển về hình thức của thơ Nôm Đường luật : nghệ thuật trào phúng. Về ngôn ngữ: Như đã nói ở trên, bốn tác giả mà luận án khảo sát là những người tinh thông Hán học. Bên cạnh các sáng tác thơ văn bằng chữ Hán, họ đã sáng tác một khối lượng tác phẩm không nhỏ bằng chữ Nôm, trong đó có thất ngôn bát cú . Khi xem xét tính dân tộc trong văn học, Phương Lựu viết " Ngôn ngữ có lẽ là biểu hiện dễ thất nhất về tính dân tộc của tác phẩm văn học ( ... ) sự chuyển biến ngôn ngữ văn chương từ chỗ vay mượn đến việc sử dụng tiếng nước nhà, thường là dấu hiệu trưởng thành của nền văn chương dân tộc, ( ... ) ngoại trừ những nguyên nhân lịch sử... thì không thể quan niệm một tác phẩm văn chương có tính dân tộc toàn vẹn mà lại viết bằng tiếng nước ngoài " ( Tìm hiểu một nguyên lý văn chương, Nxb KHXH, 1983, trang 169, 170 ). Ý kiến đó giúp chúng ta khẳng định việc nhà thơ sử dụng chữ Nôm để làm thơ thất ngôn bát cú, dùng ngày càng nhiều, càng hay là dấu hiệu phát triển về hình thức theo hướng đề cao bản sắc dân tộc ở 80 phương diện chất liệu văn học . Trong khi khảo sát ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật, luận án nhận thấy có một hệ thống từ Hán-Việt , một hệ thống ngôn ngữ đời thường,dân gian và xem xét tính hàm súc của nó. Ở hệ thống thứ nhất : Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ có 56 từ, " phải làm thế nao cho 56 từ là 56 hòn ngọc có thể tỏa sáng ban đêm... lời và câu là có hạn, nhưng ý thì vô hạn " ( Thơ ca Việt Nam, Bùi Văn Nguyên-Hà Minh Đức, Nxb KHXH, H, 1971, trang 289 ). Để làm được điều đó, nhà thơ Nôm Đường luật đã sử dụng ngôn ngữ tiết kiệm, hàm súc, kết tinh. Từ Hán- Việt giảm dần tỷ lệ sử dụng từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Khuyến. Sử dụng đúng từ Hán Việt cũng góp phần nâng cao nét đài các, quí phái, trang trọng như Đường thi cho thơ Nôm luật Đường. Ở hệ thống thứ hai ( ngôn ngữ gần với đời thường ), luận án nhận thấy các nhà thơ Nôm Đường luật từ Nguyễn Trãi qua Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến xu hướng sử dụng ngày càng nhiều, càng hay từ thuần Việt. Nhãn tự trong thơ Nôm Đường luật hầu như được cảm nhận ở nhóm từ này. Việc sử dụng ngày càng nhiều từ láy tạo hiệu quả thẩm mỹ cao. Trong so sánh với Đường thi, Đường luật Hán, ta có thể khẳng định tính ưu việt của tiếng Việt bởi nó có tính hình tượng, miêu tả, gợi cảm, tính cân đối nhịp nhàng." Nó giúp ta giữ vững lòng tin vào năng lực tiềm tàng của tiếng Việt" ( Bước đầu tìm hiểu về ngôn ngữ của Nguyễn Đình Chiểu - Tạp chí ngôn ngữ, số 3 năm 1972, trang 8- Bài viết của Hồng Dân ). Trong khi khảo sát bộ phận ngôn ngữ dân tộc, đời thường qua bốn tác giả, chúng tôi nhận thấy các nhà thơ có xu hướng tăng dần về sau việc sử dụng những danh từ riêng để chỉ những tên đất, tên người, tên cỏ cây, hoa lá của quê hương đất nước mình. Trong Đường thi, Đường luật Hán chỉ dùng những danh từ chung, mang tính khái quát. Còn ở Đường luật Nôm Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm việc sử dụng chúng còn ít ỏi. Đến Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến thì có hẳn hoi một hệ thống danh từ riêng mang tính cụ thể, cá biệt. Ngoài tác dụng trữ tình, nó có chức năng miêu tả. Đây là vấn đề có ý nghĩa, một nét phản mã Đường thi, tạo tiền đề cho thơ ca chuyển sang phạm trù hiện đại: gắn với đời thường. Như trên đã nói, ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết là một trong những qui luật cơ bản của lịch sử văn học Việt Nam. Trong thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm của bốn tác giả mà luận án tìm hiểu, nhiều câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ... được vận dụng khá linh hoạt, sáng tạo. Điều đó chứng tỏ các tác giả đã tiếp thu tinh hoa của văn học dân gian, sáng tạo ra những vần thơ giàu hình ảnh, cảm xúc, mạnh sắc thái, trí tuệ mà vẫn bình dị, 81 đời thường. Về phương diện này, ngôn ngữ thơ Nôm luật Đường phát triển theo hướng dân tộc, đại chúng, bài thơ có nội dung dân chủ sâu sắc. Một điểm đáng lưu ý trong khi xem xét ngôn ngữ thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyền Khuyến là xu hướng sử dụng ngôn ngữ đời thường ngày càng nhiều. Qua tìm hiểu một số lớp từ thuộc loại này như khẩu ngữ, nói lái, chơi chữ, luận án nhận thấy: Ở Nguyễn Trãi hầu như chưa sử dụng các lớp từ này. Đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, khẩu ngữ dược dùng khá nhiều. Nói lái, chơi chữ hầu như chưa dùng. Thơ Nôm Đường luật trong tay Hồ Xuân Hương tràn ngập khẩu ngữ, nói lái, chơ chữ. Đến Nguyễn Khuyến, ông tiếp tục con đường Xuân Hương đã mở rộng. Chắc hẳn, không ai nói rằng thơ có dùng khẩu ngữ mới hay. Dùng đúng chỗ khẩu ngữ sẽ làm cho bài thơ mang một vẻ đẹp tươi tắn của đời thực. Sử dụng nghệ thuật nói lái, chơi chừ đúng đối tượng, hoàn cảnh sẽ góp phần khẳng định tiếng Việt ta giàu có, trong sáng, uyển chuyển. Nói né, mà vẫn nói được nội dung cần nói là thế mạnh của thủ pháp nghệ thuật này. Khảo sát vấn đề này, ta rút ra kết luận: Nhờ sử dụng nói lái, chơi chữ mà thơ Nôm Đường luật giàu có hơn, tinh tế hơn trong phương thức phản ánh cuộc sống. Qua khảo sát ngôn ngữ đời thường, luận án nhận thấy sự xuất hiện của chủ thể trữ tình trong cách xưng hô củng ngày một phong phú. ở Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là " ông" ,"'ta","mình". Đến Hồ Xuân Hương, đó là" thân em","của em","Xuân Hương","thiếp", "duyên em"...Với Nguyễn Khuyến:"tôi",'tớ","mình","lão",'ta","tao"... Đó là biểu hiện của cả một quá trình đổi mới quan niệm về con người, từ con người tự nhiên, con người vũ trụ sang con người cá nhân. Với cách xưng hô như vậy, thơ Nôm Đường luật ngày càng phát triển theo hướng cá thể hơn, dân chủ hơn... Một đặc điểm quan trọng của thơ Nôm Đường luật là tính hàm súc. Dùng từ ít nhất mà nói, gợi ca được nhiều nhất là do nhịp điệu của thể thơ, câu thơ, tính đa nghĩa của từ ngữ, hình tượng. Nhà thơ sử dụng nhiều danh từ chung cũng tạo sự liên tưởng phong phú cho người tiếp nhận bởi tính phổ quát của nó. Trong khi xem xét việc sử dụng điển tích, điển cố, luận án nhận thấy Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng khá nhiều, hầu hết lại lấy từ trong sách vở Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu có thể do " quan niệm thẩm mỹ thời phong kiến nói chung, lấy chuẩn mực của cái đẹp và chân lý ở quá khứ. Càng cổ xưa càng coi là lý tưởng " ( Dạy văn ở trường phổ thông cấp 2 Nguyễn Đăng Mạnh, Vụ Giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1993, trang 10, 11). Thơ Hồ Xuân Hương dùng rất ít điển tích, điển cố. Đến Nguyễn Khuyến, ông chỉ dùng một 82 số điển tích, trong đó phần lớn của dân tộc. Sự giảm dần, ít dần của hiện tượng này trong quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật có thể góp phần xác định đến Nguyễn Khuyến, văn học trung đại đã đi gần trọn con đường của nó, sắp có bước chuyển mình để chuyển sang phạm trù văn học hiện đại. Tổng quan về ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật : Nếu " Nguyễn Trãi đả sử dụng một vốn từ tiếng Việt phong phú bậc nhất vào thời ấy để sáng tác thơ " (Từ điển văn học , tập 2, Nxb KHXH, 1 984, trang 396 ), đánh dấu một bước quan trọng của văn học chữ Nôm, đã thúc đẩy mạnh mẽ bước phát triển ấy " ( Thơ văn Nguyễn Trãi - Phan Sỹ Tấn và Thanh Đạm, Nxb Giáo dục, 1980, trang 226 ) thì " thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm xét về mặt ngôn ngữ văn học, là một bước tiến, một gạch nối giữa thơ Nôm thế kỷ XV và thơ Nôm thế kỷ XVII" ( Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm - Dinh Gia Khánh chủ biên, Nxb văn học, 1984, trang 41 ). Đến nữ sĩ họ Hồ, tiếng Việt chữ Nôm trở nên hàm súc, trong sáng, gợi cảm, phong phú, Đúng như Đặng Thanh Lê nhận xét " Thơ Hồ Xuân Hương chứng tỏ cái khả năng dồi dào đến kỳ lạ - của tiếng nói dân tộc ta." ( Góp thêm một tiếng nói trong việc đánh giá thơ Hồ Xuân Hương , Tạp chí nghiên cứu văn học , số 3-1963 ). Nguyễn Lộc viết " Nếu Xuân Hương không phải là bậc thầy về ngôn ngữ dân tộc thì không thể nào viết phóng khoáng tự nhiên, hóm hỉnh, dí dỏm một cách đặc sắc đến thế. Ngôn ngữ dân tộc dưới ngòi bút Hồ Xuân Hương vừa súc tích, chính xác, lại vừa uyển chuyển, linh hoạt phong phú về nghĩa, đặc sắc về tạo hình,dồi dào về âm thanh nhịp điệu " ( Thơ Hồ Xuân Hương , Nxb Văn học, 1982 ). Xuân Diệu hoàn toàn có lý khi nhận xét:" Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm ". Từ trình độ cổ điển thời Xuân Hương, ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật Nguyễn Khuyến tiếp tục phát huy thế mạnh của nó và" đạt đến trình độ mẫu mực với phong cách giản dị, tinh tế, tự nhiên và sâu lắng... trong sáng, phong phú, biến hóa, đẹp như đêm trăng trên sông nước đồng quê " Văn học 11, tập 1,Ban KHXH, Nxb Giáo dục, 1995, trang 103 ), Trong so sánh với ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Lộc viết về Nguyễn Khuyến "hàng ngày hơn, cá thể hơn và thành thục hơn". ( Hỏi về thơ Nôm Đường luật). Nếu nói: nhà thơ, nhà văn lớn là người hoặc cách tân, hoặc hoàn thiện hoặc góp phần sáng tạo ra một thể loại văn học mới thì Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến là những người như thế. Họ đã góp phần Việt hóa một thể thơ ngoại lai trên tinh thần tiếp thu tinh hoa của nó, để phản ánh con người và tính cách Việt Nam. Từ Nguyễn Trãi đến Nguyễn Khuyến, chặng đường hơn nửa thiên niên kỷ thơ Đường luật trải qua ở Việt Nam, xã hội Việt Nam đầy biến động, thăng trầm, hình thái xả hội vẫn là phong kiến. Thơ Đường luật nói chung, thơ thất ngôn bát cú nói riêng cũng diễn ra những cải cách, 83 cách tân không nhỏ nhưng tất cả vẩn thuộc phạm trù trung đại theo hướng: dân tộc hóa, cá thể hóa, dân chủ hóa... ngày càng rõ cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức thể loại. Thơ Đường luật chiếm một phần không nhỏ trong thơ Đường. Điều đó chứng tỏ, thời Đường, thơ cách luật được dùng nhiều, về sau, nó nhường Ưu thế cho từ. Đến đời Nguyên, thể loại Ưu thế là kịch, đời Thanh là tiểu thuyết... Thơ Đường luật ngày càng ít người làm. Đó là ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, qua so sánh của Nguyễn Khắc Phi với văn học Trung Quốc về thể thơ Đường luật thì " từ đầu thế kỷ XX đến nay, chưa có thống kê, song theo tôi, có lẻ ở Việt Nam người ta viết thơ Đường luật nhiều hơn ở Trung Quốc " ( Hỏi về thơ Đường luật ). Do tính chất gò bó về hình thức, từ lâu, đối với số đông người làm thơ, thơ Đường luật khó diễn đạt được đầy đủ, sinh động tình cảm của con người hiện đại. Tuy vậy, thơ Đường luật thỉnh thoảng vẫn còn xuất hiện trên một số lĩnh vực và ở một số trường hợp nhất định trong đời sống văn hóa của nhân dân ta " ( T ừ điển văn học , tập 2, Nxb KHXH, 1984, trang 379 ) nhường cho cho những thể thơ tươi nhạc, tươi vần, phóng khoáng phù hợp với tâm hồn rộng mở, với hiện thực đa dạng, sinh động. Dù ít được sử dụng để sáng tác nhưng những bài thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến mãi mãi sẽ là kho tàng vô giá cho lịch sử văn học dân tộc ở nhiều phương diện. Đúng như Hoàng Hưu Yên đã khẳng định:" cho đến ngày nay, thơ Nôm luật Đường không phải không còn có vị trí trong nền thơ ca hiện đại " (Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX Nxb Giáo dục, 1990, trang 124). 84 THƯ MỤC THAM KHẢO 1. AN, Nguyên " Cái độc đáo trong cấu trúc nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà " Văn nghệ ( HNV ) số 28 ngày 14/7/1990. 2. BÍCH HẢI, Nguyễn Thị Thi pháp thơ Đường Huê. Nxb Thuận Hóa, 1995. 3. CẨN, Nguyễn Sĩ Mấy vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam , HN, Nxb GD, 1984. 4. CẢNH, Nguyễn Phan Ngôn ngữ thơ. HN, Nxb ĐH và THON 1987. 5. CHÂU, Đỗ Hữu ( và...) Tiếng Việt 10, Ban KHXH, Nxb GD, 1995. 6. CHI, Nguyễn Huệ Nguyễn Bỉnh Khiêm, danh nhân văn hoa, HN. Bộ VHTT và TT xb, 1991. 7. CHI, Nguyễn Huệ " Con đường giao tiếp của văn học cổ trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực ". Tạp chí văn học , số 1, 1992. 8. CHI, Nguyễn Huệ Thi hào Nguyễn Khuyến, Đời và Thơ, HN. Nxb KHXH, 1992. 9. CHÍNH, Trương (và ...) Lịch sử văn học Việt Nam Nxb GD, HN, 1971. 10. CHÍNH, Trương (và ...) Sổ tay văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa, 1978 11. CHÍNH, Trương " Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm". Tạp chí văn học , số 2 năm 1973. 12. CHÚ,Nguyễn Đình (và...) Tác giả văn học Việt Nam .Nxb GD. 1990. 13. DÂN, Hồng " Bước đầu tìm hiểu về ngôn ngữ của Nguyễn Đình Chiểu ". Tạp chí ngôn ngữ số 3 năm 1972. 14. Diệu, Xuân Các nhà thơ cổ điển Việt Nam . Tập I, Nxb Văn học, 85 1981. Tập II. Nxb Văn học (tái bản 1987). 15. GIÀU, Trần Văn Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam , Nxb KHXH, HN, 1980. 16. Giáo trình lịch sử vãn học Việt Nam Nhiều tác giả -tủ sách ĐHSP, Nxb GD, HN, 1978 17. HÀM, Dương Quảng Văn học Việt Nam, Bộ GĐ(Sg ). Trung tâm học liệu tái bản, 1968. 18. HÀM, Dương Quảng Việt Nam văn học sử yếu, Bộ GD (Sg ). Trung tâm học liệu tái ban, 1968. 19. HÃN, Hoàng Xuân Hồ Xuân Hương- Thiên tình sử. Nxb văn học, HN, 1995. 20. HIỆP, Hồ Sĩ Thơ Đường, Nxb tổng hợp Khánh Hòa, 1991. 21. HOA, Thái Phong cách học tiếng Việt. Nxb GD, HN, 1993. 22. HUYỀN, Nguyễn Văn Nguyễn Khuyến- tác phẩm, Nxb KHXH, 1984. 23. KHÁNH, Đính Gia Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nxb Văn học , HN, 1983. 24. KHÁNH, Đinh Gia Văn học cổ Việt Nam. Tập I, Nxb GD, 1964. 25. KHIÊU, Vũ Người tri thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử. Nxb Tp.HCM, 1997. 26. KHIÊU, Vũ Tỉ. Thơ văn Nguyễn Trãi , Nxb Văn học, HN, 1980. 27. LÃNG, Thanh Thế hệ dấn thân yêu đời, Phong trào văn hóa ( Sg ) 1971. 28. LỘC, Nguyễn Thơ Hồ Xuân Hướng, Nxb văn học, 1984. 86 29. Lịch sử vãn học Trung Quốc Tủ sách ĐHSP, nhiều tác giả, Nxb GD, 1963. 30. LỰU, Phương Một nét thẩm mỹ Trung Hoa, qua đối sánh mô thức vũ trụ Đông Tây. Văn nghệ số 39-1995. . 31. Lựu, Phương Tìm hiểu một nguyên lý văn chương. Nxb KHXH, HN, 1983. 32. Lựu, Phương Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc , HN, Nxb GD, 1989. 33. Lựu, Phương Văn hóa văn học Trung Quốc cùng một số liên hệ ở Việt Nam . Nxb Hà Nội, 1996. 34. Lược truyện các tác giả Việt Nam Nhiều tác giả - Sử học. HN, 1962. 35. LUẬN, Phan Trọng Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường. Nxb GD, 1971. 36. MAI, Đặng Thai " Mối quan hệ lầu đời và mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc " Tạp chí nghiên cứu văn học , số 7, 1961. 37. MẠI, Trần Thanh “Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương” . Tạp chí nghiên cứu văn học , số 4, 1961. 38. MẠNH, Nguyễn Đăng Dạy văn ở trường phổ thông cấp 2. HN. Vụ Giáo viên, Bộ GD và ĐT, 1993. 39. MINH, Đổng Tập Sơ lược lịch sử Trung Quốc . Nxb Ngoại văn Bắc Kinh, 1963. 40. ĐỈNH, Cao Huy Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb KHXH, 1976. 41. ĐỂ, Trần Xuân Văn học Trung Quốc, Nxb GD. HN, 1963. 87 42. NGỌC, Phan " Tìm hiểu sự đối xứng trong văn học ". Tạp chí văn học , số 1, 1983. 43. NGUYÊN,Bùi Văn (và...) Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, HN, Nxb KHXH, 1971. 44. NGUYÊN, Bùi Văn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, Nxb GD, 1978. 45. NGUYÊN, Bùi Văn Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam, Nxb GD, 1979. 46. NGUYÊN, Bùi Văn Văn chương Nguyễn Trãi , Nxb ĐH và THCN, HN, 1984. 47. NGUYÊN, Lữ Huy Hồ Xuân Hương, Thơ và Đời, Nxb Văn học, HN, 1996. 48. PHI, Nguyễn Khắc " Thơ Đường ", văn học 10, tập 2, Ban KHXH, Nxb GD, 1994. 49. PHÚ, Kiều (và ...) Lĩnh Nam Chích Quái, Nxb Văn hóa, 1960 50. PHÚ, Ngô Văn Thơ Đường ở Việt Nam, Nxb, HNV, 1996. 51. QUÁN, Lê Văn Nghiên cứu về chữ Nôm, Nxb KHXH, 1981 52. SAN, Trần Trọng Thơ Đường, ĐHTH.Tp.HCM, 1990. 53. SỬ, Trần Đình Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm mới, 1987. 54. TÂN, Bùi Duy " Văn học chữ Hán trong mối tương quan với văn học Nôm ở Việt Nam " Tạp chí văn học, số 2, 1995. 55. TÂN, Bùi Duy Giáo trình văn học Việt Nam từ thê kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, Đại học Huế, 1995. 56. TẤN, Hà Văn Báo ảnh Việt Nam, số 291, tháng 3/1983. 57. THANH, Hoài Thi Nhân Việt Nam, Hoa tiên ( Sg ) 1967. 88 58. THẢN, Nguyễn Kim " Các ngôn ngữ, chữ viết ở Việt Nam ". Việt Nam, đất nước, lịch sử, văn hóa. Nhiều tác giả - Nxb Sự thật, HN, 1995. 59. THÊM, Trần Ngọc Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp. HCM 1996. 60. THÌN, Lã Nhâm Góp phần xác định tác giả ... Tạp chí Hán Nôm ( Viện nghiên cứu Hán Nôm ) số 2 (7 ) 1989. 61. Từ điển Thuật ngữ Văn học Hà Nội, Nxb GD, 1992. 62. Từ điển tiếng Việt Trung tâm từ điển học – Nxb GD, 1994. 63. Từ điển Triết học Nxb Tiến bộ Maxcơva, 1986 64. Từ điển Văn học ( 2 lập ), Nxb KHXH, 'lạp 1, 1983, Tập II, 1.984. 65. Ủy Ban KHXH Lịch sử Việt Nam, Nxb KHXH, Tập 1, 1970. 66. VIỄN, Lê Trí Giáo trình tổng quan văn chương Việt Nam , TTĐTTX, ĐH Huế, 1995. 67. VIỄN, Lê Trí Lịch sử văn học Việt Nam , ĐHSP. Tp. HOM, 1985. 68. VIỄN, Lê Trí Đặc điểm có tính quy luật của lịch sử văn học Việt Nam . 69. VIỄN, Lê Trí Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb KHXH, 1996. 70. VIỄN, Lê Trí Thơ Hồ Xuân Hương. Chuyên đề sau đại học, ĐHSP, Tp. HCM, 1996. 71. YÊN, Hoàng Hữu Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb GD, 1984. và một số tài liệu khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_su_phat_trien_ve_hinh_thuc_cua_the_tho_that_ngon_bat_cu_trong_tho_nom_qua_nguyen_trai_nguyen_binh.pdf
Luận văn liên quan