Luận án Tác động của chia sẻ tri thức tới kết quả hoàn thành công việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội

Dựa trên tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án đã xây dựng được mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa chia sẻ tri thức và kết quả hoàn thành công việc của giảng viên. Kết quả luận án cho thấy chia sẻ tri thức tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả hoàn thành công việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội thông qua vai trò trung gian sự hài lòng trong công việc. Căn cứ vào các kết quả của luận án, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cho các trường đại học để nâng cao quá trình chia sẻ tri thức giữa các giảng viên để có thể gia tăng sự hài lòng trong công việc, qua đó nâng cao các kết quả hoàn thành công việc. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước với mong muốn thúc đẩy hơn nữa quá trình chia sẻ tri thức của giảng viên trong các trường đại học tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng để phát triển tri thức và giáo dục của Việt Nam.

pdf212 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 15/01/2024 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của chia sẻ tri thức tới kết quả hoàn thành công việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
efficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 5.014 .468 10.711 .000 JS -.431 .114 -.220 -3.781 .000 1.000 1.000 a. Dependent Variable: CWB 1.4.4. Vai trò trung gian của sự hài lòng trong công việc trong mối quan hệ giữa chia sẻ tri thức và kết quả thực hiện công việc 1.4.4.1. Vai trò trung gian sự hài lòng trong công việc trong mối quan hệ giữa chia sẻ tri thức và kết quả thực hiện công việc được giao (TP) Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .627a .393 .387 .48985 2.082 a. Predictors: (Constant), JS, KCa, KDa b. Dependent Variable: TP ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 43.354 3 14.451 60.226 .000b Residual 66.947 279 .240 Total 110.302 282 a. Dependent Variable: TP b. Predictors: (Constant), JS, KCa, KDa Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 1.133 .242 4.677 .000 KDa .209 .060 .234 3.505 .001 .488 2.050 KCa .117 .069 .104 1.701 .090 .580 1.724 JS .391 .057 .394 6.883 .000 .665 1.503 a. Dependent Variable: TP JS là trung gian 1 phần của KD và TP 1.4.4.2. Vai trò trung gian sự hài lòng trong công việc trong mối quan hệ giữa chia sẻ tri thức và kết quả thực hiện công việc phát sinh (CP) Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .643a .413 .407 .42320 1.862 a. Predictors: (Constant), JS, KCa, KDa b. Dependent Variable: CP ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 35.182 3 11.727 65.480 .000b Residual 49.969 279 .179 Total 85.151 282 a. Dependent Variable: CP b. Predictors: (Constant), JS, KCa, KDa Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 1.326 .209 6.337 .000 KDa .152 .051 .195 2.965 .003 .488 2.050 KCa .217 .059 .220 3.655 .000 .580 1.724 JS .308 .049 .353 6.280 .000 .665 1.503 a. Dependent Variable: CP JS là trung gian 1 phần của KD, KC và CP 1.4.4.3. Vai trò trung gian sự hài lòng trong công việc trong mối quan hệ giữa chia sẻ tri thức và hành vi cản trở công việc (CWB) Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .436a .190 .181 1.11638 1.287 a. Predictors: (Constant), JS, KCa, KDa b. Dependent Variable: CWB ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 81.625 3 27.208 21.831 .000b Residual 347.721 279 1.246 Total 429.346 282 a. Dependent Variable: CWB b. Predictors: (Constant), JS, KCa, KDa Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 6.447 .552 11.676 .000 KDa -.695 .136 -.395 -5.121 .000 .488 2.050 KCa -.209 .156 -.095 -1.337 .182 .580 1.724 JS .092 .129 .047 .709 .479 .665 1.503 a. Dependent Variable: CWB JS không phải là trung gian của KD, KC và CWB PHỤ LỤC 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN VÀ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN 1. Đặc điểm đối tượng phỏng vấn STT Họ và tên Đơn vị Chức vụ Tuổi Giới tính Trình độ 1 Lê Minh Châu ĐH Ngoại thương Trưởng bộ môn 38 Nữ Tiến sĩ 2 Nguyễn Thu Trang ĐH Công đoàn Phó bộ môn 35 Nữ Tiến sĩ 3 Đinh Thị Hương ĐH Thương mại Trưởng bộ môn 37 Nữ Tiến sĩ 4 Nguyễn Quốc Tuấn ĐH Đại Nam Phó trưởng khoa 45 Nam Tiến sĩ 5 Nguyễn Công Minh ĐH Thăng Long Phó bộ môn 34 Nam Tiến sĩ 2. Kết quả phỏng vấn Câu hỏi 1: Tại trường đại học của anh/chị, quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức diễn ra như thế nào? Và theo anh/chị quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức có giúp gia tăng tinh thần làm việc và kết quả thực hiện công việc không? 1. Chị Châu, 38 tuổi Trong trường đại học tôi đang công tác là một trường đại học dân lập nên mọi người tương đối cởi mở cũng như hòa đồng trong mọi hoạt động. Và trong quá trình giảng dạy cũng như nghiên cứu, khi chúng tôi học được điều gì mới về phương pháp giảng dạy cũng như phương pháp nghiên cứu thì tôi thường chia sẻ những gì tôi biết cho mọi người, đặc biệt là những đồng nghiệp trong cùng bộ môn của tôi. Tôi làm việc này bởi vì tôi cũng mong muốn rằng kiến thức không phải chỉ là của riêng mình mà kiến thức còn được lan tỏa trong bộ môn để chúng tôi cùng nhau phát triển và cùng nhau tiến bộ. Bên cạnh đó, khi tôi chia sẻ kiến thức và kỹ năng mình có với các đồng nghiệp khác thì tôi cũng mong muốn rằng khi tôi có gặp khó khăn gì trong công việc thì các đồng nghiệp khác cũng sẵn sàng giúp đỡ tôi. Đồng thời, tôi cũng mong muốn rằng khi đồng nghiệp biết điều gì mới hoặc học được một kiến thức mới hay kỹ năng mới thì đồng nghiệp cũng sẽ nhiệt tình chia sẻ những kiến thức và kỹ năng đó với tôi. Đặc biệt, trong quá trình công tác, văn hóa doanh nghiệp của bên tôi luôn chú trọng đến sự tương trợ lẫn nhau. Chúng tôi thường coi nhau như một gia đình nhỏ nên luôn sẵn lòng giúp đỡ những đồng nghiệp khác. Và ngược lại, khi tôi gặp khó khăn, các đồng nghiệp khác cũng luôn sẵn sòng giúp đỡ tôi. Bản thân tôi nhận thấy khi mình học được kiến thức và kỹ năng gì mới, phục vụ tốt cho quá trình thực hiện công việc thì tôi luôn muốn chia sẻ cho bạn bè đồng nghiệp. Và khi đồng nghiệp được chúng tôi chia sẻ những tri thức này thì họ sẽ đánh giá cao sự giúp đỡ của tôi, khiến cho tinh thần làm việc của tôi được nâng cao, qua đó khiến tôi hài lòng hơn với công việc. Điều này sẽ giúp tôi có động lực để thực hiện công việc tốt hơn, qua đó đem lại những kết quả tích cực với năng suất cao hơn. Bên cạnh đó, khi tôi chia sẻ kiến thức mình có cho đồng nghiệp thì sẽ giúp đồng nghiệp tiếp cận được những kiến thức và kỹ năng mới, qua đó giúp cho họ có thể giải quyết công việc một cách dễ dàng hơn khiến kết gia tăng kết quả thực hiện công việc của họ, đồng thời gia tăng kết quả hoạt động chung cho cả tổ chức. Đặc biệt, đối với các giảng viên trẻ, chúng tôi luôn nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ những kiến thức mình có để giúp họ có thể hoàn thiện và làm việc tốt hơn. Đồng thời, khi nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi, các giảng viên trẻ thường cảm thấy rất vui, qua đó khiến tôi có thêm động lực để làm việc. 2. Chị Trang, 35 tuổi Thứ nhất, như bạn hỏi về quá trình truyền đạt tri thức, theo tôi thì truyền đạt tri thức tức là chia sẻ những kiến thức và kỹ năng mình có với người khác. Cụ thể, trong môi trường làm việc ở các trường đại học hiện nay, chúng ta càng cần đến việc chia sẻ cũng như chuyển giao tri thức. Nghề giảng viên là một công việc tương đối phức tạp, bởi vì bản thân chúng tôi phải cập nhật rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm khác nhau để có thể giải quyết tốt công việc. Do vậy, nếu chỉ tự mình mày mò và học hỏi là không đủ. Do đó, tôi luôn ý thức được rằng mình phải luôn học hỏi và chia sẻ kiến thức với các đồng nghiệp khác. Chính vì vậy, khi học được một điều gì mới, mới ở đây có thể là những kiến thức mới hay những kỹ năng mới để giải quyết công việc. Và khi học được những kiến thức mới này, nếu các đồng nghiệp cần tới sự giúp đỡ của tôi thì tôi luôn sẵn lòng chia sẻ. Và khi tôi chia sẻ với đồng nghiệp về những gì tôi học được thì các đồng nghiệp sẽ biết được rằng công việc tôi đang thực hiện là rất quan trọng, vì thế tôi cảm thấy hạnh phúc khi được chia sẻ kiến thức và kỹ năng tôi có với mọi người. Thứ hai, như tôi đã nói ở trên thì có thể thấy được rằng người giảng viên không thể tự mình học hết được các kiến thức nên rất cần sự sẻ chia từ những người khác. Do vậy, bản thân tôi cũng không thể tự mình học hết được các kiến thức nên tôi cũng mong muốn được học hỏi kiến thức từ các bạn bè đồng nghiệp. Chính vì vậy, trong môi trường làm việc của mình, tôi có thể biết ai giỏi nhất trong lĩnh vực gì. Và tôi thường tới hỏi người đó về những kiến thức và kỹ năng mà họ có để tự hoàn thiện kiến thức và kỹ năng của mình. Ngay khi nhận được những chia sẻ về kiến thức cũng như kỹ năng từ các đồng nghiệp, tôi cảm thấy rất vui, và do đó tôi sẽ luôn yêu công việc mình đang làm. Đồng thời, khi nhận được sự chia sẻ kiến thức và kỹ năng từ bạn bè đồng nghiệp sẽ giúp tôi giải quyết tốt công việc mình đang làm, qua đó gia tăng được kết quả thực hiện công việc được phân công. Ngoài ra, khi tôi thực hiện bất kỳ công việc khó khăn hoặc công việc lần đầu mới thực hiện, cụ thể như đợt vừa rồi chúng tôi làm công tác kiểm định chẳng hạn, có những công việc lần đầu chúng tôi được tiếp cận thì tôi thường hỏi những người đồng nghiệp khác của mình về các phương pháp thực hiện công việc sao cho hiệu quả nhất và tiết kiệm được thời gian nhất. Và quả thực, trong quá trình học hỏi từ đồng nghiệp, tôi đã có thể tích lũy cho mình được rất nhiều kiến thức bổ ích, qua đó giúp tôi có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mới để phục vụ cho quá trình thực hiện công việc của mình trở nên tốt hơn. Điều quan trọng nhất đối với tôi là tôi được làm việc với nhiều giảng viên có nhiều kiến thức và kỹ năng đa dạng, thật sự là đồng nghiệp của tôi có nhiều người rất giỏi và họ luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi trong công việc hay bất kỳ những vấn đề nào trong cuộc sống. Do đó, tôi thật sự yêu thích công việc của mình nên tôi cảm thấy rất có động lực trong công việc. Vì vậy, tôi cảm thấy rất hài lòng với những công việc mình đang làm. 3. Chị Hương, 37 tuổi Đối với tôi, quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận hay tiếp nhận tri thức là rất quan trọng để giúp tôi có thể hoàn thành công việc một cách tốt hơn. Đối với quá trình truyền đạt tri thức, tôi thường hay chia sẻ những gì tôi học được với các đồng nghiệp của mình. Đặc biệt, đối với những kiến thức mới liên quan đến nhiệm vụ và công việc chung của cả bộ môn thì mỗi khi được cử đi học một chương trình nào đó, tôi thường cố gắng tận dụng tối đa thời gian mình có để tích lũy kiến thức một cách tốt nhất để có thể truyền đạt lại những kiến thức này cho bạn bè đồng nghiệp. Đồng thời, đối với những kiến thức mà tôi biết thì tôi sẵn sàng chia sẻ với các đồng nghiệp khác để mong tất cả mọi người trong bộ môn nói chung và khoa nói riêng có thể cùng tiến bộ để đạt được những thành tích cao hơn. Ngoài ra, đối với những bạn bè đồng nghiệp cùng thực hiện chung các dự án hay các nhóm nghiên cứu khoa học thì tôi luôn sẵn sàng chia sẻ tri thức mình đó với các bạn đồng nghiệp. Mục đích chính của việc chia sẻ tri thức thì theo tôi thấy, đó là điều cần thiết để tạo ra sự đoàn kết và vững mạnh cho các nhóm nghiên cứu. Đồng thời, khi các bạn bè đồng nghiệp cùng nắm vững được tri thức thì sẽ giúp cho công việc được diễn ra thuận lợi hơn cũng như tốc độ triển khai cũng nhanh hơn. Chính vì thế khi tham gia các nhóm nghiên cứu, tôi luôn chia sẻ những gì tôi biết cho các đồng nghiệp, ví dụ như cách thức tiến hành khảo sát, lấy số liệu, cách viết tổng quan nghiên cứu, phân tích dữ liệu Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc, tôi cũng thường xuyên chia sẻ với đồng nghiệp về công việc mà tôi đang thực hiện để mong các đồng nghiệp có thể cảm thông cũng như hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Một phần lý do tôi hay truyền đạt tri thức của tôi cho các bạn bè đồng nghiệp bởi vì các bạn bè đồng nghiệp luôn bên cạnh tôi mỗi khi tôi cần họ. Đối với những kiến thức chuyên môn hay những kỹ năng đặc biệt, khi không biết tôi thường tìm đến những người đồng nghiệp giỏi hơn để nhờ họ hỗ trợ. Ngoài ra, trong các cuộc họp chuyên môn, mỗi khi cần bất kỳ một sự hỗ trợ nào thì tôi thường xuyên hỏi ý kiến bộ môn với mong muốn nhận được nhiều đóng góp tích cực, giúp tôi có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất và đúng thời hạn. Đặc biệt, mỗi khi bị giao quá nhiều nhiệm vụ và tôi cảm thấy mình không thể thực hiện tốt được thì tôi thường nhờ đến sự hỗ trợ từ các bạn bè đồng nghiệp trong cùng bộ môn và trong khoa. Điều này đã góp phần giúp cho chúng tôi giải quyết công việc một cách tốt hơn, cũng như sự chia sẻ tri thức đã giúp chúng tôi có thể tự tin hơn khi thực hiện tốt nhất các công việc trong tổ chức. Và khi thực hiện tốt các nhiệm vụ thì chúng tôi luôn cảm thấy vui vẻ và thoải mái, cũng như có tinh thần làm việc cao nhất. Do vậy, đối với tôi quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức là đặc biệt quan trọng, giúp cho mỗi cá nhân trong tổ chức tích lũy được thêm nhiều kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp cho chúng tôi có thể hoàn thành được công việc với hiệu quả cao nhất. 4. Anh Tuấn, 45 tuổi Như bạn đã thấy, đối với giảng viên chúng ta thì quá trình truyền đạt và thu nhận tri thức là rất quan trọng. Khác với lao động khác trong doanh nghiệp, đôi khi chỉ cần một vài kỹ năng chuyên biệt là có thể thực hiện tốt công việc. Nhưng công việc của người giảng viên không chỉ đơn thuần như vậy. Bản thân chúng ta phải luôn nỗ lực học hỏi và phấn đấu hàng ngày. Chúng ta luôn phải cố gắng để tích lũy những tri thức và kỹ năng mới để có thể cập nhật những kiến thức mới nhất phục vụ cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Bởi vì trong thời đại kỷ nguyên công nghệ 4.0, nếu chúng ta không tự cập nhật những tri thức và công nghệ mới thì chính chúng ta đã thụt lùi lại phía sau. Đối với cá nhân tôi, là một người phụ trách bộ môn trong một trường đại học, mỗi khi cập nhật được các kiến thức mới, tôi thường chia sẻ với đồng nghiệp. Đặc biệt, các trường hiện nay thường xuyên phải thực hiện các công việc liên quan đến kiểm định, do đó, khi thực hiện công việc này tôi thường chia sẻ kinh nghiệm của mình với các bạn đồng nghiệp trẻ để giúp các bạn có thể hoàn thành các nhiệm vụ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, tôi cũng thường hay tham gia giảng dạy và tư vấn cho các doanh nghiệp nên tôi cũng thường chia sẻ những gì tôi đang làm với các bạn bè đồng nghiệp để các bạn bè đồng nghiệp có thể hỗ trợ tôi trong công việc. Và đặc biệt, trong công việc, bạn bè tôi nghiệp luôn trân trọng và giúp đỡ tôi bởi vì họ biết những gì tôi làm là quan trọng. Chính điều này đã giúp chúng tôi tạo thành một tập thể đoàn kết và luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau khi cần thiết. Ngoài ra, đối với quá trình thu nhận tri thức. Cá nhân tôi nhận thấy rằng việc tiếp thu các tri thức và kỹ năng mới từ các bạn đồng nghiệp là rất quan trọng. Người Việt Nam ta có câu “Học thày không tày học bạn” tôi thấy rất đúng đối với những giảng viên như chúng tôi. Bởi vì đôi khi bạn bè đồng nghiệp sẽ có những gì mà mình không có. Và khi thiếu hụt một kỹ năng hay kiến thức chuyên môn nào đó, tôi thường học hỏi từ chính những người bạn bè đồng nghiệp của mình. Đồng thời, đối với tôi, tôi luôn nhận biết được những ai giỏi hơn mình để tôi có thể học hỏi họ những gì mà họ giỏi hơn tôi. Ngoài ra, với nhiều nhiệm vụ tôi không thể hoàn thành nếu như không có sự trợ giúp từ phía bạn bè đồng nghiệp, chính vì vậy, mỗi khi gặp khó khăn hay cần sự giúp đỡ thì tôi luôn ngỏ lời để bạn bè đồng nghiệp có thể hỗ trợ tôi. Và đặc biệt, đối với các kiến thức chuyên ngành liên quan tới giảng dạy và nghiên cứu thì tôi luôn khuyến khích các bạn bè đồng nghiệp chia sẻ những kiến thức mới mà họ học được. Điều này sẽ góp phần giúp cho tri thức được lan tỏa rộng khắp trong tổ chức. Đồng thời, chúng tôi sẽ nhận được nhiều tri thức giúp cho quá trình thực hiện công việc trở nên dễ dàng hơn, qua đó khiến cho tinh thần làm việc của chúng tôi luôn thoải mái cũng như bản thân chúng tôi luôn cảm thấy có sự hài lòng trong công việc của mình. 5. Anh Minh, 34 tuổi Công việc giảng viên của tôi đòi hỏi tôi luôn phải cập nhật cũng như chia sẻ tri thức tôi đang có với các bạn bè đồng nghiệp khác. Cụ thể, đối với quá trình truyền đạt tri thức thì mỗi khi đồng nghiệp trong khoa hay bộ môn hỏi tôi thì tôi luôn sẵn lòng chia sẻ cho họ biết. Đồng thời, tôi cũng luôn chủ động chia sẻ kiến thức mà tôi vừa học được với các bạn bè đồng nghiệp. Bên cạnh đó, khi được tham gia các nhóm dự án, tôi cũng luôn thông báo cho trưởng bộ môn để trưởng bộ môn có thể bố trí cho tôi những công việc thích hợp ở bên trong trường. Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên tham gia các nhóm dự án hay các nhóm nghiên cứu để từ đó có thể nâng cao được trình độ chuyên môn. Và khi có được các kiến thức này tôi thường chia sẻ với các đồng nghiệp của mình. Vì vậy, tôi luôn được bạn bề đồng nghiệp ủng hộ cũng như họ cũng biết được công việc tôi đang làm là quan trọng nên luôn quan tâm và giúp đỡ tôi. Bên cạnh đó, quá trình thu nhận tri thức trong tổ chức đã giúp tôi nhận được rất nhiều tri thức và kỹ năng đáng quý từ phía bạn bè đồng nghiệp. Có thể thấy rằng, tri thức ngày nay là rất quan trọng. Bản thân tôi cũng học hỏi được rất nhiều tri thức và kỹ năng đáng quý từ các đồng nghiệp của mình. Khi các đồng nghiệp của tôi có một công trình được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín thì tôi luôn tới lắng nghe họ chia sẻ trong những buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn. Khi đó, các giảng viên của tôi có thể chia sẻ những tri thức mới hay những phương pháp phân tích dữ liệu mới giúp cho chúng tôi có thể tiếp cận được với những chủ đề mới và đang được thế giới quan tâm nghiên cứu. Đồng thời, khi tham gia những buổi họp khoa học như thế này tôi cũng thấy mình học hỏi được thêm rất nhiều các phương pháp mới cũng như các công nghệ mới từ bạn bè đồng nghiệp. Điều này khiến tôi cảm thấy rất vui với công nghiệp mình đang làm, qua đó giúp tôi có thêm động lực cũng như tinh thần làm việc tốt hơn, qua đó giúp tôi có sự hài lòng và yên tâm hơn về công việc. Và khi nhận được thêm các kiến thức và kỹ năng mới thì tôi luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhất tất cả các công việc được giao, qua đó nâng cao được năng suất cho cả tổ chức. Câu hỏi 2: Anh/chị có cảm thấy hài lòng với công việc mình đang làm không? Và đối với người giảng viên, khi họ hài lòng trong công việc thì họ thường có thái độ thế nào? 1. Chị Châu, 38 tuổi Đối với một người giảng viên trong một trường đại học dân lập, tôi luôn cảm thấy hài lòng trong công việc. Ở đây (trường đại học), tôi thấy mọi thứ đều rõ ràng. Tôi cảm nhận được sự công bằng trong việc đánh giá kết quả công tác, cũng như tôi thấy được vị trí quan trọng của mình đối với sinh viên. Môi trường công tác của tôi tương đối thú vị, sinh viên khá ngoan và bạn bè đồng nghiệp của tôi thì khá chan hòa, gần gũi và gắn bó. Chính vì vậy, hiện tại tôi thấy khá hài lòng với công việc mà tôi đang gắn bó. Đối với tôi, khi tôi thấy hài lòng trong công việc thì trước hết tôi thấy thực sự yêu thích những gì mình đang làm. Và đồng thời tôi muốn cố gắng hết sức để làm tốt nó. Bên cạnh sự yêu thích với công việc, bản thân tôi khi hài lòng với công việc mình đang làm thì tôi sẽ luôn cố gắng làm việc hết khả năng, nhiệt tình và trách nhiệm với tất cả các ngày làm việc trong tuần. Điều đó giúp tôi luôn có những suy nghĩ tích cực cũng như tràn đầy sự lạc quan và yêu đời để thực hiện tốt nhất công việc của mình. 2. Chị Trang, 35 tuổi Hiện tại, tôi cũng đang cảm thấy hài lòng với công việc của mình. Khi đi làm không phải lúc nào chúng ta cũng cảm thấy hài lòng với công việc, đặc biệt là những lúc có những sự thay đổi về mặt cơ cấu nhân sự hay thay đổi về cấu trúc của tổ chức. Những lúc như thế công việc thường hay bị xáo trộn lung tung, nhưng trong những năm gần đây tôi thấy hài lòng với công việc mà mình đang thực hiện. Hài lòng trong công việc ở đây được hiểu là khi làm việc, tôi thấy có được niềm vui. Tôi thấy gắn bó với sinh viên là một điều tuyệt vời. Nhiều người nhận xét tôi “trẻ” hơn so với tuổi, có lẽ là bởi vì hàng ngày tôi được tiếp xúc với sinh viên nên tôi thấy mình trẻ hơn với những cách suy nghĩ hay với chính tính cách của các em. Tôi cảm thấy rất vui khi được làm công tác giảng dạy như hiện tại. Và chính vì luôn cảm thấy vui khi thực hiện công việc nên bản thân tôi luôn trách nhiệm và nhiệt tình với công việc mình đang làm. Khi được phân công bất kỳ một nhiệm vụ nào đó, tôi cũng luôn cố gắng hoàn thành nó một cách tốt nhất. Bởi vì tôi nhận thấy nếu như mình làm tốt thì mình sẽ thấy hài lòng với chính mình, còn nếu mình không cố gắng làm tốt thì có thể tôi sẽ thấy hơi buồn vì mình đã không thật sự cố gắng, không thật sự cảm thấy hài lòng với chính mình trong công việc. Ngoài ra, đối với tôi, được làm công việc mình yêu thích mỗi ngày khiến tôi không bao giờ cảm thấy buồn chán. Do đó, tôi hài lòng với những gì mình đang đó và hài lòng với công việc tôi đang làm. 3. Chị Hương, 37 tuổi Nếu hỏi về hài lòng trong công việc hay không thì tôi có thể nói rằng tôi hài lòng với công việc giảng viên của tôi. Bởi vì giảng viên ở Việt Nam là một nghề theo tôi thấy là được mọi người khá coi trọng. Mặc dù so về thu nhập thì nghề giảng viên hiện nay có thu nhập không cao so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Tuy nhiên, khi được làm giảng viên, tôi cảm thấy hạnh phúc vì tôi có thể tạo ra được nhiều giá trị cho xã hội và cộng đồng. Đồng thời, bố mẹ tôi cũng rất tự hào về công việc mà tôi đang làm. Chính vì thế, tôi cảm thấy tôi rất tự hào về công việc của tôi. Và chính vì tôi luôn cảm thấy yêu thích công việc mà tôi đang làm nên tôi đã cố gắng hết sức để làm tốt hơn công việc của tôi qua từng ngày. Trong mỗi công việc được giao, dù là giảng dạy, phân công kiểm định, hay cố vấn học tập, hay nghiên cứu thì tôi vẫn đều luôn cố gắng dốc hết tâm tri để thực hiện một cách tốt nhất. Tôi nhiệt tình với tất cả nhiệm vụ được phân công. Ngoài ra, khi có sự hài lòng cao trong công việc, tôi còn chủ động thực hiện thêm các nhiệm vụ khác. Điều này khiến cho tôi luôn có thể học hỏi được nhiều điều, qua đó càng khiến tôi thấy hài lòng hơn trong công việc. 4. Anh Tuấn, 45 tuổi Tôi đã từng nghe được đâu đó một câu ngạn ngữ như thế này “Làm điều mình thích là tự do. Thích điều bạn làm là hạnh phúc”. Đối với tôi, trở thành một giảng viên là ước mơ ngay từ khi còn đang học đại học. Bởi vì trong gia đình tôi, bố mẹ và chị gái tôi cũng đều là giảng viên của các trường đại học tại Hà Nội. Do vậy, ngay từ khi còn rất nhỏ, tôi cũng đã có mong muốn sau này được trở thành giảng viên giống như bố mẹ của tôi. Mặc dù khi mới ra trường, tôi đã từng có thời gian làm một công việc khác tại một ngân hàng có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo. Nhưng làm được một thời gian thì tôi cảm thấy có vẻ như công việc đó không phù hợp với mình nên tôi đã quyết định thi tuyển giảng viên. Từ đó đến nay có lẽ tôi đã gắn bó với nghề giảng trong khoảng hơn 10 năm. Đối với tôi khi được làm một công việc mà mình yêu thích thì tôi luôn cảm thấy hài lòng. Dù công việc trên thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Trong công việc cũng như trong quá trình giao tiếp hàng ngày, chúng tôi không phải lúc nào cũng có thể triển khai thực hiện công việc một cách tốt nhất. Nhưng so với công việc trước đây tôi đã từng làm thì hiện tại tôi cảm thấy hài lòng với công việc giảng viên đại học. Bởi vì công việc này cho tôi nhiều thời gian rảnh để tôi có thể làm được những điều mà tôi cũng quan tâm trong cuộc sống. Và chỉ khi chúng ta yêu công việc chúng ta đang làm thì dù có gặp khó khăn thì chúng ta vẫn cảm thấy có sự hài lòng trong công việc. Chính vì đang được làm một công việc yêu thích từ khi còn nhỏ nên tôi rất cố gắng để thực hiện tốt nhất với công việc được giao. Tôi luôn nhiệt tình với tất cả các công việc, thậm chí là với cả những công việc được phân công hay các công việc ngoại khóa không liên quan đến giảng dạy hay nghiên cứu của bộ môn. Và khi được tham gia các hoạt động đó đã giúp tôi càng thêm yêu công việc mình đang làm, qua đó tôi lại càng thấy hài lòng với công việc của mình hơn. Có lẽ tôi sẽ làm công việc này đến lúc nghỉ hưu vì tôi thực sự thấy hạnh phúc. 5. Anh Minh, 34 tuổi Thực ra hài lòng với công việc là một khái niệm khá trừu tượng. Nếu hài lòng thì cần phải xem xét rằng sự hài lòng đó là hài lòng trong khía cạnh nào của công việc. Cá nhân tôi, trước khi trở thành giảng viên thì tôi đã có khoảng 10 năm làm nhiều công việc khác nhau. Tôi đã từng có thời gian làm việc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong nhiều môi trường làm việc khác nhau, thậm chí khi mới ra trường (tốt nghiệp đại học), tôi đã từng khởi nghiệp nhưng không được thành công cho lắm. Và trải qua nhiều môi trường làm việc khác nhau, tôi đã tích lũy được cho mình khá nhiều kiến thức thực tế trước khi trở thành giảng viên chính thức của một trường đại học. So với những công việc trước đây tôi từng làm, tôi cảm thấy giáo viên không chịu quá nhiều áp lực và tôi có thể dành được nhiều thời gian để chăm lo cho cuộc sống gia đình. Chính vì vậy, dù các công việc trước đây cho tôi mức thu nhập cao hơn nhưng khi ngoài 30 tuổi, tôi đã quyết định trở thành một giảng viên tại một trường đại học. Và có lẽ đây là công việc khiến tôi thấy hài lòng nhất trong số các công việc mà tôi đã từng trải qua. Đối với tôi sự hài lòng trong công việc được thể hiện trước hết ở việc bạn luôn phải yêu thích công việc bạn đang làm. Khi bạn yêu thích thì bạn sẽ luôn cố gắng để học hỏi hàng ngày, luôn cố gắng để hoàn thiện các kiến thức cũng như kỹ năng giảng dạy. Điều này sẽ thôi thúc bạn tìm kiếm những tri thức và công nghệ mới. Đồng thời, khi yêu thích công việc thì mỗi giờ lên lớp, bạn luôn hăng say và nhiệt tình giảng bài cho tất cả các đối tượng sinh viên. Và khi hài lòng với công việc thì bạn cũng như tôi, chúng ta dễ dàng bỏ qua những vấn đề tiêu cực trong tổ chức để hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Do đó, sự hài lòng trong công việc sẽ giúp chúng ta hoàn thành công việc tốt hơn và khi thực hiện các công việc thì dù lớn hay nhỏ, chúng ta cũng đều yêu thích nó. Câu 3: Anh/chị hãy cho biết anh/chị thực hiện các công việc được phân công và công việc phát sinh như thế nào? Và khi không hài lòng về công việc, anh/chị thường bộc lộ những thái độ hay hành vi gì trong công việc? 1. Chị Châu, 38 tuổi Đối với một giảng viên trong một trường dân lập, công việc chính của chúng tôi là giảng dạy theo các lớp được phân công trong mỗi kỳ học. Ngoài ra, tôi cũng phải kiêm nhiệm thêm công việc cố vấn học tập. Đồng thời, tôi cũng phải thực hiện một số công việc nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, tại trường đại học của tôi, chúng tôi ít khi có cơ hội được tham gia các dự án nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực chuyên ngành giống như các trường đại học công lập, cho nên hầu như kết quả thực hiện công việc của tôi và các đồng nghiệp đều chỉ dựa trên kết quả giảng dạy là chủ yếu. Vì vậy, đối với các công việc được phân công, thường là các lớp dạy đã được lên kế hoạch từ trước, đồng thời các môn học thường có tính lặp lại nên tôi có thể dễ dàng thực hiện các công việc của mình với công sức bỏ ra không quá lớn và thời gian cố định. Đồng thời, trong công việc, như đã nói ở trên, chúng tôi luôn sống hòa đồng trong một môi trường gắn bó, chính vì vậy, chúng tôi luôn hợp tác hiệu quả với tất cả các đồng nghiệp. Bên cạnh đó, tôi đã thực hiện công việc giảng dạy trong hơn 10 năm. Trong vòng 10 năm qua thì tôi chỉ đảm trách có 4 môn học cho các lớp của sinh viên. Chính vì vậy, tôi thấy mình có thể thành thạo các kỹ năng cũng như phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, tôi cũng đang cố gắng học hỏi để nâng cao các kiến thức và kỹ năng phục vụ cho quá trình nghiên cứu lĩnh vực của mình với sự thành thạo cao nhất. Còn đối với các công việc phát sinh thêm, thỉnh thoảng tôi cũng tham gia làm các công tác kiểm định hay kiêm nhiệm thêm một số hoạt động về kết nối doanh nghiệp cho sinh viên. Đối với những nhiệm vụ phát sinh này, tôi thường chỉ thực hiện khi các công việc được giao đã hoàn thành. Bên cạnh đó, tôi cũng luôn muốn mình được thử sức trong những vai trò mới, ví dụ các hoạt động nghiên cứu khoa học hay các nhiệm vụ liên quan đến kiểm định. Mặc dù tôi biết rằng, đây là những công việc khá khó khăn, thách thức và có thể chiếm nhiều thời gian nhưng tôi vẫn muốn được thử sức mình. Do vậy, tôi luôn xung phong để thực hiện mỗi khi có cơ hội. Và khi được tham gia các công việc phát sinh này, tôi cũng thường xuyên phải cập nhật thêm các kiến thức và kỹ năng mới. Nhưng tôi thấy vui vì mình có thể học hỏi thêm được nhiều điều mới lạ nên trong các cuộc họp công việc hay các buổi sinh hoạt bộ môn, tôi luôn chủ động phát biểu ý kiến cũng như đề xuất các ý tưởng để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, không phải lúc nào đi làm, tôi cũng cảm thấy hài lòng với công việc được phân công. Những lúc như thế, tôi thường phàn nàn với cấp trên về các công việc không quan trọng hay có thể coi là các công việc “không tên” để có thể lần tới tôi sẽ không phải thực hiện những công việc kiểu như thế này nữa. Ngoài ra, nhiều khi có thể là do tính cách, tôi đã làm trầm trọng hóa các công việc. Những lúc như thế, tôi thường chỉ tập trung vào các khía cạnh tiêu cực mà quên đi những khía cạnh tích cực khác. Bên cạnh đó, mỗi khi bị stress, tôi cũng thường chia sẻ những vấn đề tiêu cực trong công việc của mình với các bạn đồng nghiệp để mong nhận được sự cảm thông cũng như có thể giúp tôi đưa ra các phương án giải quyết. Thậm chí, khi không nhận được sự đồng cảm từ đồng nghiệp, tôi thường chia sẻ những vấn đề tiêu cực này với gia đình cũng như những bạn bè thân thiết khác để có thể giải tỏa bớt các áp lực cũng như tìm ra cách thức giải quyết cho các vấn đề. 2. Chị Trang, 35 tuổi Đối với tôi, mặc dù trong công việc, tôi phải thực hiện cả các công việc được giao cũng như cả các công việc phát sinh, tuy nhiên tôi luôn cố gắng cân bằng cả hai việc cùng lúc. Bởi vì với tôi, tôi thấy các công việc được giao và các công việc phát sinh đều quan trọng như nhau. Đối với các công việc được phân công, tôi thường thực hiện tốt nhất và trong thời gian quy định mà không phải bỏ ra quá nhiều công sức. Bởi vì những công việc được giao thường chỉ là các công việc liên quan đến việc giảng dạy hay các công tác khác như cố vấn học tập hay một vài công việc hành chính khác. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây chúng tôi thường xuyên phải thực hiện công tác kiểm định. Đối với những công việc này, tôi không thể thực hiện một mình mà phải thực hiện cùng các đồng nghiệp khác. Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng hợp tác một cách hiệu quả nhất với các bạn đồng nghiệp trong cùng khoa và bộ môn. Ngoài ra, tôi cũng nhận thấy bản thân mình có khá nhiều kinh nghiệm giảng dạy nên có thể nói rằng tôi thành thạo các kỹ năng đứng lớp cũng như tổ chức một lớp học. Đối với các công việc phát sinh thêm, cụ thể với tôi thường là các công việc liên quan đến việc thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học hay các dự án với doanh nghiệp. Đây là đều là những dự án mới mẻ, có tính thách thức cao nhưng tôi luôn mong muốn được tham gia vào các dự án này. Bởi vì các dự án càng phức tạp thì càng kích thích tôi sáng tạo và tìm tòi thêm các kiến thức và kỹ năng mới. Đồng thời, những dự án càng phức tạp thì tôi lại càng có cơ hội để thể hiện năng lực của bản thân trước các đồng nghiệp khác. Ngoài ra, các dự án này còn mang lại cho tôi mức thu nhập cao hơn so với mức thu nhập giảng dạy bình thường. Chính vì vậy, đối với cá nhân tôi, những công việc phát sinh hay những công việc được giao đều quan trọng như nhau. Và tôi luôn cố gắng thực hiện các công việc này một cách tốt nhất. Tôi cảm thấy rằng dù công việc có tốt đến đâu đi nữa thì đôi lúc cũng gặp phải một số trục trặc. Cụ thể, khi tôi cảm thấy chán công việc vì nhiều khi tôi phải lặp đi lặp lại những công việc đơn điệu hay những công việc không liên quan đến chuyên môn của tôi thì tôi thường phàn nàn về những vấn đề này với bạn bè đồng nghiệp cũng như với cấp trên của mình. Cũng giống như nhiều đồng nghiệp khác, khi quá bức xúc với một vấn đề nào đó, có thể tôi cũng thường hay làm to (làm toáng) mọi chuyện. Nhưng tôi luôn nhận thức được mình là một giảng viên nên ít khi tôi làm mọi chuyện đi quá xa và trở nên quá phức tạp. Ngoài ra, mỗi khi có áp lực trong công việc tôi cũng thường chia sẻ với các đồng nghiệp khác về những vấn đề tiêu cực mà bỏ qua các khía cạnh tích cực khác. Đồng thời, tôi cũng hay chia sẻ về những vấn đề tiêu cực với bạn bè thân thiết bên ngoài trường. Và đôi khi, thực hiện các dự án, tôi cũng hay làm lãng phí vật tư của nhà trường, cụ thể như các văn phòng phẩm. 3. Chị Hương, 37 tuổi Thường thì tôi không phân biệt hay ưu tiên khi thực hiện các công việc phát sinh viên hay công việc được giao. Bởi vì tôi nhận thức được rằng khi thực hiện bất cứ công việc gì thì phải luôn cố gắng đạt được kết quả tốt nhất. Với bản thân tôi, tôi nhận thấy công việc được giao thường là các công việc cố định như việc giảng dạy hay cố vấn học tập hàng kỳ. Đây là những công việc hàng ngày và tôi đã quen với những công việc này và thường không gặp phải quá nhiều khó khăn khi thực hiện những công việc chính này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường phải thực hiện các công việc như trông thi và chấm thi hàng kỳ. Chính vì vậy, có thể nói những công việc được phân công của tôi khiến tôi không gặp phải quá nhiều công sức thực hiện. Do đó, tôi thường cố gắng thực hiện công việc tốt nhất với thời gian cho phép cũng như không tốn quá nhiều công sức. Tôi cũng luôn hòa đồng với đồng nghiệp cũng như hợp tác trong việc trao đổi công việc một cách hiệu quả với các giảng viên khác trong cùng bộ môn. Vì vậy trong hơn 15 năm qua làm công tác giảng viên ngay từ khi mới ra trường, tôi đã có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như làm chủ được các phương pháp giảng dạy và nghiên cứu. Ngoài các công việc kể trên thì thỉnh thoảng chúng tôi cũng thường phát sinh một số công việc hành chính khác, cụ thể gần đây chúng tôi hay phải thực hiện các công việc liên quan đến kiểm định. Và tôi cũng thỉnh thoảng được các sếp giao những công việc này. Hoặc khi nhóm chúng tôi có thể đấu thầu một dự án nào đó, thì chúng tôi cũng có thể tham gia một số nhóm nghiên cứu để thực hiện một số dự án cụ thể. Đây là những công việc khá thú vị. Chính vì thế mà tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất các công việc chính được phân công trong giảng dạy trước khi thực hiện các công việc phát sinh khác. Đồng thời, trong nhóm dự án, khi có một phần công việc cần đến sự sáng tạo hay khó thực hiện thì tôi thường là người chủ động đảm nhận. Bởi vì tôi muốn thực hiện những công việc có tính thách thức chứ không muốn thực hiện những công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại nhiều lần. Do vậy, ngoài việc tham gia tích cực vào các nhóm công việc để báo cáo trong các buổi sinh hoạt chuyên môn thì tôi luôn thích tự mình tìm hiểu thêm các kiến thức và kỹ năng mới. Bởi vì nếu học được các kiến thức và kỹ năng mới thì tôi có thể làm tốt hơn các công việc có tính thách thức. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều bạn bè đồng nghiệp khác, tôi thỉnh thoảng cũng hay kêu ca thậm chí phàn nàn về công việc. Đặc biệt với những công việc mà cấp dưới thực hiện chưa tốt thì tôi có thể đề nghị cấp dưới thực hiện lại. Nhưng nếu bạn đồng nghiệp đó vẫn không thể hoàn thành nhiệm vụ thì có thể tôi sẽ làm trầm trọng hóa vấn đề như có thể đưa ra các hình thức khiển trách. Và nhiều khi đối mặt với những vấn đề không hài lòng trong công việc, tôi thường cảm thấy ức chế khi bị giao quá nhiều việc cùng lúc. Những lúc như thế tôi thường chia sẻ những vấn đề tiêu cực này với các đồng nghiệp khác thay vì tập trung vào các vấn đề tích cực. Ngoài ra, tôi cũng thường hay chia sẻ những khó khăn trong công việc với các bạn bè thân thiết công tác ở các trường đại học khác. Nhiều khi phải thực hiện quá nhiều việc dẫn tới việc có thể bị chậm một vài deadline nên có thể là tôi đang làm lãng phí thời gian và chi phí cũng như vật tư thiết bị của nhà trường. 4. Anh Tuấn, 45 tuổi Đối với tôi, tôi nhận thấy mình luôn có thể làm tốt các công việc được giao một cách tốt nhất. Bởi vì giảng viên như chúng tôi thường chỉ thực hiện các công việc liên quan đến giảng dạy các lớp của sinh viên đại học cũng như học viên thạc sỹ. Đây là những công việc có tính chất lặp lại và thường xuyên trong từng kỳ học nên tôi không gặp bất kỳ khó khăn gì để thực hiện. Nói như thế để có thể thấy rằng, tôi luôn có thể thực hiện công việc của mình với thời gian và công sức tối thiểu. Trong công việc, tôi cũng luôn cố gắng hòa nhập cũng như làm tốt nhất các công việc cùng với các bạn đồng nghiệp của mình, nhất là trong các nhóm dự án nghiên cứu khoa học. Chính vì thế, tôi luôn cố gắng để tốt các công việc được phân công, cụ thể là thành thạo các kỹ năng liên quan đến giảng dạy và nghiên cứu. Còn về các công việc phát sinh, ví dụ như các công việc liên quan đến hành chính hay một số công việc liên quan đến dự án cho các doanh nghiệp thì tôi luôn chủ động tìm kiếm cơ hội để tham gia. Vì như bạn biết đấy, công việc giảng dạy của giảng viên không mang lại mức thu nhập cao nên khi được tham gia các nhóm dự án này sẽ mang lại cho tôi một khoản thu nhập tương đối cao. Tuy nhiên, đây là những công việc không thật sự quá quen thuộc với chúng tôi như giảng dạy, nên chúng tôi thấy rằng khi tham gia thực hiện các dự án này có tính thách thức tương đối lớn. Nhưng đây là cơ hội nên tôi thường chủ động để tham gia. Chính vì những công việc này có tính thách thức và mới mẻ nên tôi thường xuyên phải tham gia các cuộc họp công việc trong các nhóm dự án để có thể cập nhật được những kiến thức kỹ năng mới nhất để thực hiện các nhiệm vụ một cách tốt nhất. Đồng thời, tôi cũng luôn cố gắng tự tìm hiểu thêm các kiến thức qua mạng internet. Đối với các hành vi cản trở trong công việc, tôi cũng thường hay phàn nàn về những vấn đề không quan trọng, đặc biệt là khi bị giao quá nhiều việc hay những công việc mà mình không thích làm, tôi thường phàn nàn với cấp trên, thậm chí là phàn nàn với các cấp quản lý cao hơn ở Khoa. Đồng thời, tôi cũng thường trao đổi với các bạn bè đồng nghiệp về những vấn đề gặp phải, thậm chí là với những bạn bè thân thiết ở bên ngoài. Và tôi cảm nhận được rằng không chỉ có mình tôi như vậy, mà nhiều khi tôi thấy các đồng nghiệp khác của tôi còn hay làm to mọi chuyện, có thể làm ầm ĩ một vấn đề lên để từ lần sau họ không phải bị giao những công việc kiểu như vậy. Và đặc biệt, tôi thấy một vài đồng nghiệp thường lãng phí rất nhiều chi phí của nhà trường khi thực hiện một số dự án hay công tác nào đó. Bởi vì nếu tôi được thực hiện những nhiệm vụ đó thì chi phí không lớn đến như vậy, vì vậy tôi nhận thấy tôi có thể tiết kiệm khá nhiều chi phí cho nhà trường. 5. Anh Minh, 34 tuổi Là một giảng viên, tôi không chỉ có mỗi thực hiện công việc giảng dạy, tôi phải thực hiện rất nhiều công việc khác. Bởi vì công việc khác cho tôi mức thu nhập để nuôi sống gia đình, nhưng giảng dạy là đam mê của tôi. Tôi thích công việc giảng dạy nên khi được phân công các lớp giảng dạy cho đối tượng sinh viên hay học viên cao học, thường tập trung tối đa vào các công việc cũng như nhiệm vụ này. Chính vì luôn coi giảng dạy là đam mê nên trong nhiều năm qua tôi đã cố gắng để có thể hoàn thiện tốt nhất các kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu. Chính vì vậy đến bây giờ, tôi có thể tự hào rằng tôi có thể thành thạo các kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu. Ngoài ra, mỗi kỳ học tôi thường chỉ dạy một vài lớp nên tôi có nhiều thời gian để chuẩn bị bài giảng cũng như mỗi khi lên lớp tôi luôn có tình trạng sức khỏe tốt nhất. Do đó, tôi có thể làm tốt nhất các công việc được phân công với kết quả thực hiện tốt nhất. Đồng thời, trong các nhiệm vụ tập thể, tôi luôn phối hợp một cách tốt nhất với đồng nghiệp để thực hiện các công việc một cách hiệu quả nhất. Đối với tôi, các công việc phát sinh, đặc biệt là khi được tham gia các dự án hay nghiên cứu khoa học, tôi thường cố gắng hết sức vì đây là những công việc mang lại cho tôi nguồn thu nhập chính. Vì thế tôi luôn chủ động tìm kiếm các cơ hội để kết nối với bạn bè đồng nghiệp để có thể gia nhập các nhóm nghiên cứu hay các nhóm dự án này. Tuy nhiên, tôi luôn cân bằng giữa công việc được giao và công việc phát sinh, chính vì vậy tôi thường cố gắng hoàn thành tất cả các công việc được giao một cách tốt nhất trước khi đảm nhiệm thêm các công việc phát sinh. Đồng thời, các công việc càng thức tạp thì tôi lại càng thấy hứng thú. Vì khi thực hiện được các nhiệm vụ này tôi sẽ thấy mình có giá trị quan trọng trong các nhóm. Đồng thời, khi được tham gia các nhiệm vụ có tính thách thức, tôi thường sẽ học thêm được rất nhiều kỹ năng và kiến thức mới. Ngoài ra, khi thực hiện các công việc này tôi sẽ thường xuyên được tham gia các cuộc họp bàn về công việc để có thể được chia sẻ cũng như thu nhận thêm rất nhiều tri thức mới phục vụ cho chính công việc được giao. Ngoài ra, với các hành vi cản trở trong công việc thì tôi thấy rằng trong tất cả các công việc tôi đã từng làm thì bất kể công việc nào cũng tồn tại các vấn đề, thậm chí là nhiều vấn đề giữa đồng nghiệp với nhau hay thậm chí là các cá nhân với Sếp của mình. Người ta cho rằng “Chúng ta không bỏ việc mà chúng ta từ bỏ Sếp”. Điều này tôi thấy cũng khá đúng với môi trường giảng viên. Bởi vì nhiều giảng viên cũng đã bỏ việc chỉ vì những bất đồng với cấp quản lý mặc dù họ vẫn yêu công việc giảng dạy. Nếu có bất kỳ bất đồng nào trong công việc tôi cũng hay phàn nàn nhưng tôi thường phàn nàn với cấp trên trực tiếp quản lý mình. Tôi sẽ trình bày những điều hợp lý và bất hợp lý trong công việc cũng như sẽ đưa ra phương án giải quyết hợp lý và đề nghị với cấp trên các cách giải quyết này. Thỉnh thoảng, trong công việc tôi cũng hay chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp trong cùng khoa/bộ môn về những vấn đề chưa phù hợp bởi vì trong quá trình thảo luận chúng tôi có thể cùng nhau đưa ra giải pháp. Ngoài ra khi gặp bạn bè cùng trong giới giảng viên giữa các trường với nhau, tôi cũng hay có những chia sẻ về công việc hay phàn nàn về những điều bất cập. Tuy nhiên, tôi thường kiềm chế trong những mối quan hệ nhưng đôi khi tôi cũng thấy có nhiều bạn đồng nghiệp trẻ có thể do còn nông nổi nên đã mất bình tĩnh khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Là một người giảng viên, tôi thấy mình là tấm gương cho sinh viên và con cái nên mình cần phải giữ bình tĩnh để có thể suy nghĩ thấu đáo mọi vấn đề trước khi hành động. PHỤ LỤC 3. THANG ĐO GỐC VÀ NGUỒN THAM KHẢO Mã hóa Thang đo Trích dẫn CSTT Chia sẻ tri thức De Vries và cộng sự (2006) KD Quá trình truyền đạt tri thức KD1 Khi tôi học được điều gì mới, tôi nói với đồng nghiệp KD2 Tôi chia sẻ tri thức mình có với đồng nghiệp KD3 Tôi nghĩ rằng việc đồng nghiệp biết những gì tôi đang làm là quan trọng KD4 Tôi thường nói với đồng nghiệp những gì mình đang làm KC Quá trình thu nhận tri thức KC1 Khi tôi cần tri thức về một vấn đề nhất định, tôi sẽ hỏi đồng nghiệp của mình KC2 Tôi muốn đồng nghiệp chia sẻ với mình những gì mà họ biết KC3 Tôi hỏi đồng nghiệp về khả năng giúp đỡ của họ trong những vấn đề mà tôi cần KC4 Khi một đồng nghiệp giỏi trong một lĩnh vực nhất định, tôi sẽ nhờ họ chỉ cho mình JS Sự hài lòng trong công việc Brayfield và cộng sự (1951) JS1 Tôi cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại JS2 Tôi nhiệt tình với công việc trong hầu hết các ngày làm việc JS3 Mỗi ngày làm việc dường như không bao giờ kết thúc JS4 Tôi thấy thực sự yêu thích công việc JS5 Tôi thấy công việc của tôi có đôi chỗ không tốt JS6 Công việc của tôi không thú vị lắm KQCV Kết quả thực hiện công việc Koopmans và cộng sự (2014) TP Kết quả thực hiện công việc được giao TP1 Tôi lập kế hoạch làm việc một cách tối ưu để có thể thực hiện công việc đúng thời hạn TP2 Tôi hiểu rõ/ghi nhớ những kết quả công việc cần đạt được TP3 Tôi có thể tách riêng các vấn đề chính khỏi các vấn đề phụ trong công việc TP4 Tôi có thể thực hiện tốt công việc của mình với thời gian và công sức tối thiểu TP5 Tôi hợp tác hiệu quả với đồng nghiệp trong công việc CP Kết quả thực hiện công việc phát sinh CP1 Tôi đảm nhiệm thêm các trách nhiệm trong công việc CP2 Tôi chủ động bắt đầu những nhiệm vụ mới khi những nhiệm vụ cũ đã hoàn thành CP3 Tôi đảm nhận thêm những nhiệm vụ có tính thách thức khi cần thiết CP4 Tôi duy trì việc cập nhật các kiến thức mới cho công việc của mình CP5 Tôi duy trì việc cập nhật các kỹ năng mới cho công việc của mình CP6 Tôi đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề mới CP7 Tôi tìm kiếm những vấn đề có tính thách thức mới trong công việc của tôi CP8 Tôi tích cực tham gia các cuộc họp bàn về công việc CWB Hành vi cản trở công việc CWB1 Tôi phàn nàn về những vấn đề không quan trọng trong công việc CWB2 Tôi làm trầm trọng hoá các vấn đề hơn CWB3 Tôi tập trung vào các khía cạnh tiêu cực trong công việc, thay vì các khía cạnh tích cực CWB4 Tôi nói chuyện với các đồng nghiệp về những khía cạnh tiêu cực trong công việc của tôi CWB5 Tôi nói chuyện với những người bên ngoài trường về những khía cạnh tiêu cực trong công việc của tôi PHỤ LỤC 4. BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHIA SẺ TRI THỨC ĐẾN KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN Kính chào Quý Thầy/Cô! Chia sẻ tri thức là một quá trình quan trọng ảnh hưởng lớn tới sự thành công trong công việc của giảng viên cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy của một trường Đại học. Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài: “Tác động của chia sẻ tri thức đến kết quả hoàn thành công việc của giảng viên”. Rất mong quý Thầy/Cô dành 10 phút để trả lời bảng hỏi nghiên cứu dưới đây. Tất cả các câu hỏi đều được thực hiện dưới dạng trắc nghiệm. Toàn bộ thông tin do quý Thầy/Cô cung cấp đều được bảo mật theo các Quy định của Pháp Luật. Phần 1: Thông tin chung Giới tính:  Nam  Nữ Tuổi:  45 tuổi Trình độ học vấn:  Đại học  Thạc sỹ Tiến sỹ  PGS  GS Thâm niên công tác:  Dưới 5 năm  Từ 5 đến 10 năm  Trên 10 năm Loại hình trường nơi Thầy/Cô công tác:  Công lập  Dân lập Quý Thầy/Cô đưa ra câu trả lời một cách thẳng thắn và chính xác nhất bằng cách đánh dấu X vào các số tương ứng với mức độ đồng ý của mình. Trong đó: 1 - Hoàn toàn không đồng ý 2 - Không đồng ý 3 - Trung lập 4 - Đồng ý 5 - Hoàn toàn đồng ý Phần 2: Chia sẻ tri thức Chia sẻ tri thức Quá trình truyền đạt tri thức Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý KD1 Khi tôi học được điều gì mới, tôi nói với đồng nghiệp  1  2  3  4  5 KD2 Tôi chia sẻ tri thức mình có với đồng nghiệp  1  2  3  4  5 KD3 Tôi nghĩ rằng việc đồng nghiệp biết những gì tôi đang làm là quan trọng  1  2  3  4  5 KD4 Tôi thường nói với đồng nghiệp những gì mình đang làm  1  2  3  4  5 Quá trình thu nhận tri thức Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý KC1 Khi tôi cần tri thức về một vấn đề nhất định, tôi sẽ hỏi đồng nghiệp của mình  1  2  3  4  5 KC2 Tôi muốn đồng nghiệp chia sẻ với mình những gì mà họ biết  1  2  3  4  5 KC3 Tôi hỏi đồng nghiệp về khả năng giúp đỡ của họ trong những vấn đề mà tôi cần  1  2  3  4  5 KC4 Khi một đồng nghiệp giỏi trong một lĩnh vực nhất định, tôi sẽ nhờ họ chỉ cho mình  1  2  3  4  5 Phần 3: Sự hài lòng trong công việc Sự hài lòng trong công việc Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý JS1 Tôi cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại  1  2  3  4  5 JS2 Tôi nhiệt tình với công việc trong hầu hết các ngày làm việc  1  2  3  4  5 JS4 Tôi thấy thực sự yêu thích công việc  1  2  3  4  5 Phần 4: Kết quả hoàn thành công việc của Thầy/Cô tại trường: Kết quả hoàn thành công việc của Thầy/Cô tại trường Kết quả thực hiện công việc được giao Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý TP1 Tôi lập kế hoạch làm việc một cách tối ưu để có thể thực hiện công việc đúng thời hạn  1  2  3  4  5 TP4 Tôi có thể thực hiện tốt công việc của mình với thời gian và công sức tối thiểu  1  2  3  4  5 TP5 Tôi hợp tác hiệu quả với đồng nghiệp trong công việc  1  2  3  4  5 TP6 Tôi thành thạo các kỹ năng/phương pháp giảng dạy và nghiên cứu  1  2  3  4  5 Kết quả thực hiện công việc phát sinh Hoàn toàn không Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý đồng ý CP1 Tôi đảm nhiệm thêm các trách nhiệm trong công việc  1  2  3  4  5 CP2 Tôi chủ động bắt đầu những nhiệm vụ mới khi những nhiệm vụ cũ đã hoàn thành  1  2  3  4  5 CP3 Tôi đảm nhận thêm những nhiệm vụ có tính thách thức khi cần thiết  1  2  3  4  5 CP4 Tôi duy trì việc cập nhật các kiến thức mới cho công việc của mình  1  2  3  4  5 CP7 Tôi tìm kiếm những vấn đề có tính thách thức mới trong công việc của tôi  1  2  3  4  5 CP8 Tôi tích cực tham gia các cuộc họp bàn về công việc  1  2  3  4  5 Hành vi cản trở công việc Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý CWB1 Tôi phàn nàn về những vấn đề không quan trọng trong công việc  1  2  3  4  5 CWB2 Tôi làm trầm trọng hoá các vấn đề hơn  1  2  3  4  5 CWB3 Tôi tập trung vào các khía cạnh tiêu cực trong công việc, thay vì các khía cạnh tích cực  1  2  3  4  5 CWB4 Tôi nói chuyện với các đồng nghiệp về những khía cạnh tiêu cực trong công việc của tôi  1  2  3  4  5 CWB5 Tôi nói chuyện với những người bên ngoài trường về những khía cạnh tiêu cực trong công việc của tôi  1  2  3  4  5 CWB6 Tôi làm lãng phí tài liệu/vật tư của nhà trường  1  2  3  4  5 Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy/Cô!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_chia_se_tri_thuc_toi_ket_qua_hoan_thanh.pdf
  • pdfcv dang bo ngay 7 thang 7 dung.pdf
  • docxLA_DamThiThanhDung_E.Docx
  • pdfLA_DamThiThanhDung_TT.pdf
  • docxLA_DamThiThanhDung_V.Docx
  • pdfQD CS Thanh Dung.pdf
Luận văn liên quan