Tại Campuchia, cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng, thay đổi cơ cấu nền kinh
tế, đầu tư nước ngoài còn có những đóng góp ý nghĩa là tạo việc làm, cải thiện thu
nhập, góp phần giảm đói nghèo và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Trung bình,
mỗi năm khu vực công nghiệp đã thu hút khoảng 100.000 lao động vào làm việc
trong các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, may mặc là ngành phát triển hàng đầu của
nước ngày trong một thập kỷ qua, đem lại việc làm cho khoảng 350.000 lao động,
góp phần giải quyết được phần nào tình trạng thất nghiệp gia tăng. Đại đa số lao động
làm việc trong ngành công nghiệp may mặc là lao động từ khu vực nông thôn nên sự
tăng trưởng và phát triển của các ngành đã góp phần tạo ra việc làm cho lao động
nông thôn trong quá trình chuyển đổi. Tương tự, khu vực dịch vụ, nhất là các nghành
thương mại, bưu chính viễn thông, bất động sản, khách sạn và nhà hàng là những
ngành phát triển nhanh nhất ở Campuchia trong thập kỷ qua đã góp phần tạo ra
khoảng 100.000 việc làm mỗi năm cho khu vực trong thời kỳ 1998-2007. Riêng
ngành du lịch, lao động làm việc trong khu vực đã tăng từ 200.000 năm 2005 lên
300.000 người năm 2007 [59]
170 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của trung quốc đối với một số nước Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới, trong đó, Việt Nam sẽ ngày càng khó tận
dụng hơn những cơ hội lớn từ sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc. Sẽ là thiếu thực
tiễn và bỏ lỡ cơ hội nếu Việt Nam tìm cách hạn chế quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Thay vào đó, Việc Nam cần có một chiến lược hợp tác kinh tế quốc tế khôn ngoan
hơn và cân bằng hơn. Hơn nữa, những chuyển động gần đây của quan hệ kinh tế Việt
- Trung cần được đặt trong bối cảnh rộng hơn, khi hàng loạt thay đổi mạnh mẽ về thể
chế kinh tế, về cấu trúc kinh tế, về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế, về chế độ
sở hữu, về giá cả cạnh tranh, về hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra.
4.3.3. Một số giải pháp ứng phó với FDI Trung Quốc trong thời gian tới
Cần có phương pháp tiếp cận phòng ngừa trong hợp tác với Trung Quốc về
các lĩnh vực kinh tế và đầu tư.
Chiến lược đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài nói chung và tại Việt Nam
có những mục tiêu đặc thù, hoàn toàn khác biệt với những mục tiêu, động cơ có tính
truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài là tìm kiếm các nguồn lực, tìm kiếm thị
trường, tìm kiếm hiệu quả Những mục tiêu đặc thù của các DN FDI Trung Quốc
có thể nhận thấy đó là nhằm di chuyển lao động Trung Quốc sang nước sở tại để
giảm chi phí xã hội, khuyến khích xây dựng gia đình với người Việt Nam để giải
quyết tình trạng mất cân bằng trầm trọng về giới; nhằm tìm hiểu cụ thể thị trường
Việt Nam để thực hiện phương châm mua tận gốc, bán tận ngọn các sản phẩm có thể
nhập khẩu từ Việt Nam; chủ động dò la tin tức, thám thính tình hình chính trị, kinh tế,
an ninh, quốc phòng của Việt Nam. Hơn nữa, mục tiêu FDI của Trung Quốc ra nước
ngoài còn nhằm chuyển giao công nghệ sản xuất lạc hậu của các DN Trung Quốc sử
dụng nhiều năng lượng, chất lượng sản phẩm thấp, đặc biệt là thông qua các dự án
FDI và các công trình do Trung Quốc trúng thầu theo hình thức EPC để tiêu thụ các
loại hàng hóa chất lượng thấp sang Việt Nam, giải quyết tình trạng hàng hóa ế thừa,
tồn kho. Vì vậy, Việt Nam dễ trở thành bãi thải công nghệ thấp và hàng hóa chất
lượng thấp của Trung Quốc. Do đó, việc tiếp cận phòng ngừa đối với dòng vốn FDI
Trung Quốc là rất cần thiết.
Để chủ động ứng phó với các dự án FDI của Trung Quốc đã đầu tư vào Việc
Nam, trước mắt cần có giải pháp phòng ngừa, xử lý từng trường hợp cụ thể đối với
các dự án của Trung Quốc chuyển giao công nghệ lạc hậu, sử dụng quá nhiều lao
143
động phổ thông để có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc triển khai các dự
án này, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật các dự án đầu tư của Trung
Quốc vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, không
khí, chất thải, sử dụng nhiều lao động phổ thông Trung Quốc.
Đối với các DN Trung Quốc chuẩn bị đăng ký đầu tư vào Việt Nam, cần thẩm
định thận trọng, kỹ càng theo các tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng dòng vốn FDI
vào Việt Nam với những ưu tiên đối với các dự án công nghệ cao, kinh nghiệm quản
lý tiên tiến và dự án vào các lĩnh vực ưu tiên đầu tư của Việt Nam. Những dự án có
công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động cần tuyệt đối không tiếp nhận vào Việt Nam.
Cần triệt để khai thác các diễn đàn đa biên trong đầu tư để kiềm chế, kiểm
soát tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có
những thành công trong việc thu hút FDI từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong
đó những đối tác có số vốn FDI nhiều nhất là một số nước có trình độ KHCN cao,
kinh nghiệm quản lý, kinh doanh tiên tiến, hiện đại. Trong tương quan so sánh, các
nhà đầu tư Trung Quốc có nhiều hạn chế đáng kế. Do đó, cần phải thông qua các diễn
đàn đa biên về đầu tư để khai thác, phát huy tác động của các đối tác đầu tư nhằm hạn
chế, giảm thiểu những tác động bất lợi của vốn FDI Trung Quốc. Các diễn đàn đa
biên này có sự tham gia của các nhà đầu tư từ các quốc gia, lãnh thổ lớn có uy tín như
Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốclà các nhà đầu tư có lợi thế đáng kể về vốn đầu
tư, công nghệ hiện đại, thương hiệu mạnh. Việc tổ chức các diễn đàn này tạo điều
hiện để Việt Nam có cơ hội phân tích, so sánh giữa các nhà đầu tư nhằm quyết định
lựa chọn nhà đầu tư phù hợp nhất với lợi ích của mình. Thông qua diễn đàn này, các
nhà đầu tư có thể nhận diện bản chất và năng lực của các doannh nghiệp Trung Quốc,
từ đó hình thành lực lượng chế ước lẫn nhau giữa các nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho
nước sở quản lý các dự án FDI theo cơ chế phù hợp.
Các diễn đàn đầu tư đa biên còn là phương thức, là nơi để thông tin công khai
về các dự án FDI với những đóng góp cho sự phát triển KTXH Việt Nam cùng với
những trường hợp vi phạm pháp luật đầu tư Việt Nam. Cách làm này giúp loại bỏ
những quan niệm về đối xử không công bằng trong hoạt động và quản lý FDI tại Việt
Nam. Diễn đàn công khai cũng là cơ sở để tăng tính minh bạch đối với các đối tác
Trung Quốc, vốn là những nhà đầu tư có thói quen lợi dụng sơ hở của chính sách để
trốn thuế, chuyển giá, gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều lao động Trung Quốc
bất hợp pháp tại Việt Nam.
Giải pháp về phương diện ngoại giao:
Học tập kinh nghiệm của các nước ASEAN trong quá trình ứng phó với FDI
Trung Quốc, có thể nói hầu hết các nước đều mở rộng đa dạng hóa các quan hệ đối
144
tác với các nước lớn, các nước PT, tăng cường thu hút các dự án FDI từ các nước tiên
tiến phát triển nhằm phát huy vai trò, những mặt tích cực của FDI trong phát triển
kinh tế xã hội.
Tranh thủ triệt để cơ hội Trung Quốc đang trỗi dậy hòa bình để thu lợi ích từ
đầu tư trong xu hướng vận động của thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Là một
nền kinh tế liên tục có tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức cao từ 9-10%/năm, Trung
Quốc dần trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là quốc gia có dự trữ ngoại tệ
lớn nhất thế giới. Với mục tiêu thâm nhập sâu vào thị trường các nước về thương mại,
đầu tư, Trung Quốc đã và đang sử dụng vốn đầu tư lớn để thực hiện các dự án ra
nước ngoài. Do đó cần tranh thủ dòng di chuyển khổng lồ vốn FDI của Trung Quốc
để thực hiện các mục tiêu chiến lược của quốc gia mình. Sự trỗi dậy hòa bình của
Trung Quốc thể hiện ở việc quốc gia này ngày càng tham gia tích cực, sâu rộng, chủ
động vào các sự kiện chính trị thế giới. Một mặt, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách
ngoại giao mềm dẻo, một mặt sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế gây tác động đến
các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng, nhằm mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh
hưởng. Năm 2014, Trung Quốc đã triển khai ý tưởng xây dựng Ngân hàng Đầu tư cơ
sở hạ tầng châu Á (AIIB), thúc đẩy hợp tác kinh tế và tài chính một cách toàn diện, và
xúc tiến hoạt động toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập khu vực ", nhấn mạnh rằng Quỹ
con đường tơ lụa và Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á sẽ thúc đẩy "kết nối kinh
tế khu vực châu Á Thái Bình Dương và do đó thúc đẩy sự phát triển chung của cả thế
giới". AIIB là một yếu tố quan trọng của chiến lược "Một vành đai, một con đường"
của Trung Quốc, trong đó bao gồm hai sáng kiến: vành đai kinh tế Con đường tơ lụa,
kết nối Trung Quốc với châu Âu, và Con đường tơ lụa thế kỷ 21 trên biển, kết nối
Trung Quốc với ĐNA, Trung Đông và châu Âu thông qua một mạng lưới đường sắt
mở rộng, đường cao tốc, đường ống dẫn năng lượng, đường cáp quang, và các con
đường liên thông khác. Vì vậy, đây chính là cơ hội để Việt Nam tận dụng nguồn vốn
phát triển cơ sở hạ tầng trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam cần có cách tiếp cận thận
trọng với AIIB. Đánh giá về rủi ro của AIIB và các khoản đầu tư của ngân hàng này,
có thể nhận thấy, rủi ro lớn nhất là nó được dẫn dắt bởi Trung Quốc - một quốc gia
chưa có kinh nghiệm quản trị quốc tế trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nhưng lại dư
thừa công suất đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và sản lượng công nghiệp
Hơn nữa, trên phương diện ngoại giao với Trung Quốc, Việt Nam nên sử dụng
những vấn đề lịch sử để giảm thiểu, sàng lọc và lựa chọn những quan hệ đầu tư bất
lợi do Trung Quốc gây ra. Mặc dù là đối tác tin cậy, song những vấn đề lịch sử để lại
chưa thể giải quyết dứt khoát, nhất là các nội dung liên quan đến sự toàn vẹn chủ
quyền quốc gia. Để sử dụng các vấn đề lịch sử trong quan hệ đầu tư với Trung Quốc,
145
cần thực hiện xây dựng danh mục các vấn đề lịch sử, những mâu thuẫn chưa được
giải quyết, thể hiện bản chất thiếu thiện chí của phía Trung Quốc đối với Việt Nam trên
hầu hết các lĩnh vực; tiến hành phân loại mức độ ảnh hưởng của các vấn đề này về
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh chủ quyền và các vấn đề đặc thù của địa
phương. Ví dụ như vấn đề tranh chấp biên giới đường bộ, vấn đề biển đảo, việc người
Trung Quốc phạm tội buôn lậu, buôn bán ma túy, buôn người ... là những vấn đề có thể
đưa vào làm căn cứ cụ thể và rõ ràng để xem xét trong khi đàm phán, chấp nhận hoặc
không chấp nhận dự án đấu tư.
4.3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ
Qua phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của FDI Trung Quốc tại Việt
Nam trong thời gian vừa qua, cần thiết phải có nhìn nhận và đánh giá đúng đắn chính
sách thu hút, quản lý FDI tại Việt Nam cũng như bản chất, mục đích và phương thức
thực hiện FDI Trung Quốc tại Việt Nam, từ đó có thể đề xuất những kiến nghị:
- Thực hiện quan điểm ngoại giao Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy
và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việc tăng cường quan hệ đối tác
chiến lược toàn diện với Trung Quốc cần diễn ra chủ động, tích cực theo hướng mang
lại lợi ích cho cả hai bên. Trong quan hệ với một nước mạnh như Trung Quốc, ta cần
phát triển trên tinh thần làm sao khác với Trung Quốc, chứ không nên đối đầu, cạnh
tranh; khai thác những lợi thế của Việt Nam với tư cách là nước nhỏ, linh hoạt. Trong
thời gian tới, Chính phủ có thể nghiên cứu đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định đầu tư
song phương với Trung Quốc, trong đó đặt ra những yêu cầu trong quá trình tiếp nhận
dự án FDI như trình độ công nghệ cao, nguồn nhân lực chất lượng... Đây là cơ sở pháp
lý quan trọng để hạn chế những tác động tiêu cực, những bất lợi trong quá trình triển
khai vốn FDI tại Việt Nam.
- Trong quản lý các dự án FDI Trung Quốc, cần có sự phối hợp chặt chẽ hiệu
quả giữa các bộ, ban ngành, cần lưu ý chính sách đối xử cụ thể đối với FDI Trung
Quốc vì đây là đối tác có những đặc thù trong quan hệ với Việt Nam, hơn nữa dòng
vốn FDI Trung Quốc cũng có nhiều điểm khác biệt với FDI nói chung. Bên cạnh việc
đối xử công bằng, minh bạch, còn cần có những ứng xử linh hoạt, theo từng trường hợp
để phù hợp với đặc thù của đối tác này. Cần có sự phối hợp giữa Bộ KH & ĐT với các
Sở KH & ĐT địa phương, các Ban quản lý khu công nghiệp, các cơ quan ngoại giao,
cộng đồng doanh nghiệp, người lao động, người dân địa phương để tăng cường giám
sát và giải quyết các vấn đề phát sinh của các dự án FDI Trung Quốc. Tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với
những vi phạm của dự án FDI, đặc biệt là vi phạm trong việc gây ô nhiễm môi trường,
146
sử dụng lao động bất hợp pháp... Cần khuyến khích giám sát của cộng đồng dân cư,
người tiêu dùng và các đối tượng trong xã hội.
- Hoàn thiện hệ thống các luật về đầu tư nước ngoài, luật doanh nghiệp, luật đất
đai... nhằm đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, tăng hiệu quả thực thi, giám sát. Các
văn bản hướng dẫn thực thi cho các địa phương, doanh nghiệp về các nội dung triển
khai dự án FDI cần cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Xây dựng quy hoạch đầu tư đối với từng
ngành, địa phương; chủ động xây dựng danh mục dự án khuyến khích FDI cụ thể về
địa điểm, ngành nghề, quy mô vốn, các biện pháp ưu đãi, thời hạn hoạt động, trên cơ sở
đó đánh giá cụ thể nhu cầu thu hút FDI từ Trung Quốc.
- Chính phủ cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại, tích
cực cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân,
nhằm nhanh chóng loại bỏ những dự án công nghệ lạc hậu, bóc lột tài nguyên của
Trung Quốc tại Việt Nam.
- Trong thời gian trước mắt, đối với các dự án FDI Trung Quốc, chính phủ nên:
+ Đặc biệt hạn chế phê duyệt các dự án khai thác nguyên liệu thô: Vốn FDI
Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian qua tập trung vào việc đầu tư khai thác
nguyên liệu thô, tài nguyên khoáng sản. Điều này cũng khá dễ hiểu vì Việt Nam có
nguồn tài nguyên khá phong phú lại liền kế biên giới với Trung Quốc, vận chuyển
nguyên liệu thô rất thuận lợi, hiệu quả do chi phí thấp hơn nhiều so với khai thác tài
nguyên ở các quốc gia xa xôi như Châu Phi. Đối với Trung Quốc, là một nền kinh tế
khổng lồ, trỗi dậy mạnh mẽ trở thành công xưởng của thế giới, do đó nhu cầu về
nguyên liệu thô như tài nguyên khoáng sản, năng lượng rất lớn. Vì vậy, việc các DN
Trung Quốc tập trung khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam là phù hợp với quy
luật kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đầu tư, với việc thiếu kiểm soát chặt
chẽ đã để cho một số DN Trung Quốc thiếu trách nhiệm, dẫn đến những hậu quả kinh
tế xã hội khó lường. Điển hình là việc đầu tư khai thác bôxit ở Tây Nguyên đã khiến dư
luận xã hội phản ứng mạnh mẽ. Từ thực trạng này, chính phủ Việt Nam đã có chính
sách mới đối với việc khai thác tài nguyên. Luật Khoáng sản năm 2010, nhà nước
khuyến khích đầu tư khai thác gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản; việc cấp giấy
phép khai thác khoáng sản nhất thiết phải gắn với chế biến. Sau đó, Thủ tướng chính
phủ đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt
động thăm dò, khai thác chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản với nhiều giải pháp
đồng bộ. Đặc biệt Thủ tướng chính phủ yêu cầu nghiêm ngặt việc xuất khẩu khoáng
sản thô. Thủ tướng chính phủ còn yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa
phương và các cơ quan liên quan kiểm tra thanh tra đối với các dự án khai thác khoáng
sản đang hoạt động, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đối với
147
các trường hợp không triển khai dự án chế biến sâu theo cam kết, khai thác gây ô
nhiễm nghiêm trọng tới môi trường, trực tiếp gây hư hỏng hạ tầng kỹ thuật, mất trật tự
an ninnh, gây bức xúc cho người dân địa phương. Đây là hướng đi đúng, thực hiện
nghiêm túc Luật Khoáng sản 2010 và Chỉ thị về quản lý khai thác tài nguyên là giải
pháp quan trọng hạn chế khai thác tài nguyên thô, ngăn chặn các ngành các cấp chạy
theo lợi ích trước mắt, buông lỏng việc cấp phép và quản lý các dự án khai thác tài
nguyên của nước ngoài, góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ Việt - Trung.
+ Thu hút, hướng các dự án FDI Trung Quốc vào Việt Nam nhằm phát triển các
ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần giảm nhập khẩu hàng hóa nguyên nhiên liệu của
Trung Quốc, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến sang Trung Quốc, góp phần giảm thiểu
thiếu hụt cán cân thương mại thường niên, lành mạnh hóa quan hệ kinh tế Việt - Trung.
Nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển đến một giai đoạn cần đẩy mạnh đầu tư ra nước
ngoài vì các yếu tố thuận lợi cho mở rộng sản xuất trong nước đã đến giới hạn như trên
đã đề cập. Trong khi đó, Việt Nam đang có lợi thế so sánh cho FDI Trung Quốc vào
lĩnh vực này so với nhiều lĩnh vực khác, do đó chúng ta cần có định hướng ưu tiên, tạo
thuận lợi cho các dự án FDI Trung Quốc đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ,
khuyến khích các dự án đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ thay thế nhập
khẩu hàng nguyên liệu của Trung Quốc; ưu tiên các dự án FDI công nghệ cao, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường cũng như các dự án FDI sử dụng nhiều lao động Việt Nam
sản xuất hàng xuất khẩu.
- Nhằm tăng cường những tác động tích cực của FDI Trung Quốc và giảm bớt
những hạn chế của dòng vốn này, Việt Nam cần lựa chọn một số lĩnh vực mà Trung
Quốc có lợi thế cạnh tranh.
Trong lĩnh vực công nghệ cao và tài chính vốn là thế mạnh của Mỹ, cho đến
nay, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và đang dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực sản
xuất đó là: thép, bông, thuốc lá, ô tô, than đá, xuất khẩu hàng công nghệ cao. Bên cạnh
đó, chỉ trong 10 năm, công nghệ đường sắt cao tốc Trung Quốc đã có bước tiến vượt
bậc, được thị trường hóa và làm rất nhanh, giá thành rẻ. Theo báo cáo của Ngân hàng
Thế giới, lợi thế của Trung Quốc là giá thành sản xuất các hệ thống đường sắt cao tốc
có chi phí bằng 1/3 so với các nước khác.
Đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của một quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, đầu tư
CSHT dần trở thành mối quan tâm của các quốc gia đang phát triển nhằm giữ nhịp tăng
trưởng. Vì thế tận dụng được các dự án trong các đề xuất CSHT của Trung Quốc thông
qua chiến lược “Một vành đai, Một con đường” là một bổ sung quan trọng và cần thiết.
Điều này không những có ý nghĩa về phát triển kinh tế với một số địa phương của Việt
Nam, mà còn với liên kết vùng, tiểu vùng, và rộng lớn hơn là cả mạng lưới sản xuất-
148
thương mại-đầu tư của khu vực. Để có thể tận dụng tốt hệ thống CSHT hiện có và phát
huy lợi thế này trong tương lai, Việt Nam cần nâng cao chất lượng quản trị đối với các
dự án đầu tư CSHT.
Công nghiệp dệt may và bông vải sợi là ngành truyền thống và phát triển mạnh
ở Trung Quốc trong một thời gian dài, đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu hàng
dệt may lớn nhất tại Mỹ. Việt Nam cần “chọn lọc” và “cẩn trọng” khi cấp phép đầu tư
cho các dự án lĩnh vực dệt, nhuộm của Trung Quốc vào Việt Nam đồng thời kiểm soát
chặt chẽ quá trình thực hiện các dự án. Việt Nam hiện đã có hàng trăm quy định (quy
chuẩn và tiêu chuẩn) về hàng rào kỹ thuật nhằm kiểm soát chất lượng công nghệ cũng
như các loại hàng hóa, nguyên vật liệu nhập khẩu. Nếu thực hiện tốt các tiêu chuẩn,
quy chuẩn này thì việc hạn chế nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kém chất
lượng, trong đó có xu hướng chuyển các công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường của
các DN Trung Quốc cũng như các DN nước ngoài khác vào Việt Nam là hoàn toàn khả
thi. Việc thu hút đầu tư vào dệt may, đặc biệt là các khâu dệt, nhuộm cần phải được tư
duy phát triển theo quy mô vùng để có thể tận dụng được hết năng lực của các khu
công nghiệp chuyên sâu, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải.
Nhằm phục vụ nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, Trung Quốc đã tích cực
phát triển các ngành năng lượng như thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh
khối, năng lượng gió và hạt nhân và khí đốt thiên nhiên (dầu mỏ). Theo báo cáo của Cơ
quan Năng lượng Quốc tế, Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất thủy điện lớn nhất thế
giới, với số lượng nhà máy thủy điện nhiều hơn bất cứ quốc gia nào.Trung Quốc có lợi
thế là nguồn cung cấp công nghệ và thiết bị năng lượng. Vì vậy, Việt Nam có thể xây
dựng kế hoạch thu hút đầu tư FDI của Trung Quốc vào các lĩnh vực phát triển năng
lượng. Các chuyên gia phân tích cho rằng, các công ty Trung Quốc hiện nay đang nắm
giữ 70% thị trường phát triển toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất các tấm pin Mặt Trời,
nhờ giá cả có sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn chú trọng phát triển nhiệt
điện, bình quân một tuần ở Trung Quốc có một nhà máy nhiệt điện mới được đưa vào
hoạt động. Trung Quốc còn có lợi thế trong các ngành sản xuất thiết bị điện tử, gia
dụng do các doanh nghiệp trong ngành này đã nâng cao năng lực cạnh tranh qua quá
trình Trung Quốc là điểm đến hàng đầu của FDI. Điện thoại thông minh là lĩnh vực
công nghệ cao mới nhất mà vị thế đứng đầu của Hàn Quốc bị các đối thủ Trung Quốc
chiếm lĩnh. Thương hiệu Trung Quốc Lenovo sở hữu 2 tên tuổi đình đám nhất nước
Mỹ (thậm chí cả thế giới): ThinkPad và Motorola. Giống như những người láng giềng
Đài Loan và Hàn Quốc, các hãng công nghệ Trung Quốc đang chuyển mình từ vị thế
sản xuất thuê sang làm chủ và tự bán thiết bị dưới thương hiệu riêng. Việt Nam có thể
thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc trong ngành sản xuất thiết bị điện tử để khai thác
lợi thế về giá thành sản xuất và chuyển giao công nghệ phù hợp với Việt Nam.
149
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, luận án đã hoàn thành mục tiêu và có những đóng góp sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống cơ sở lý luận về tác động của FDI tới nước nhận
đầu tư, và đặc điểm của dòng vốn FDI từ nước ĐPT đến nước nhận đầu tư là các
nước ĐPT.
Thứ hai, luận án đã tổng hợp, phân tích động thái của FDI Trung Quốc tại khu
vực ĐNA và lựa chọn phân tích điển hình tại Thái Lan, Myanmar và Campuchia. Từ
đó rút ra những mục tiêu, đặc điểm của vốn FDI Trung Quốc tại ĐNA. Đặc biệt, luận
án đã phân tích làm rõ những tác động của dòng vốn này đến các quốc gia ĐNA đối
với tăng trưởng kinh tế, môi trường và các vấn đề an ninh xã hội, đến chủ quyền, an
ninh chính trị của các nước ĐNA.
Tuy nhiên, không giống bất kỳ vốn FDI từ các quốc gia khác, FDI Trung Quốc
đến các nước ĐNA cho thấy mục tiêu của dòng vốn này không chỉ dừng lại ở việc tìm
kiếm lợi nhuận trong kinh doanh. FDI Trung Quốc không có nhiều đóng góp cho
chuyển giao và phát triển công nghệ của nước nhận đầu tư. Hơn nữa nó còn tác động
tiêu cực đến môi trường các nước nhận đầu tư do sử dụng công nghệ thấp. Đặc biệt,
FDI Trung Quốc thường đi kèm với việc di chuyển lao động Trung Quốc (trình độ
thấp), do đó FDI Trung Quốc còn gây nên nhiều vấn đề an ninh xã hội đối với nước
nhận đầu tư. Trung Quốc sử dụng “sức mạnh mềm” văn hóa để tiếp cận các nguồn lực
và từng bước mở rộng ảnh hưởng của mình tại ĐNA, gây tác động xấu đến truyền
thống văn hóa của các dân tộc, tới tâm trạng xã hội của các nước ĐNA. Quan trọng
hơn, viện trợ và sức ảnh hưởng ngày càng to lớn của Trung Quốc trong thương mại và
đầu tư đối với ĐNA làm tăng tính phụ thuộc của các nước vào Trung Quốc; đây chính
là cơ hội và chiêu bài mà Trung Quốc có thể sử dụng để khống chế, ép buộc các nước
phải phục vụ mục đích chính trị và lợi ích kinh tế của mình.
Trước tình hình đó, khu vực ĐNA nói chung và một số nước ĐNA đã có những
phản ứng mạnh mẽ đối với dòng vốn FDI Trung Quốc tại đây, đó là giữ quan điểm
phòng ngừa với Trung Quốc và hợp tác với các cường quốc bên ngoài, góp phần tạo ảnh
hưởng trong quan hệ thương mại, đầu tư với Trung Quốc. Các nước ASEAN tiếp tục
tăng cường hợp tác nội khối nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư nội khối, giảm dần sự
phụ thuộc vào Trung Quốc; Khai thác lợi ích từ các cơ chế hợp tác kinh tế ASEAN -
Trung Quốc; Ràng buộc Trung Quốc trong cơ chế hợp tác đa phương.
Về phía bản thân các nước ASEAN cũng đã có những phản ứng đối với FDI
Trung Quốc. Indonesia đã điều chỉnh chính sách thu hút và quản lý FDI của mình,
150
chẳng hạn như việc cấm xuất khẩu các nguyên liệu khoáng sản tự nhiên. Myanmar đã
dần chuyển hướng sang các đối tác khác, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Gần
đây, người dân Campuchia đã có nhiều hành động phản đối FDI Trung Quốc.
Qua phân tích động thái FDI Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay,
luận án đã chỉ rõ những đặc điểm của dòng vốn này, đặc biệt luận án đã phân tích
những tác động của vốn FDI Trung Quốc tới Việt Nam. Nằm trong tốp 10 nhà đầu tư
lớn nhất tại Việt Nam, nhưng quy mô vốn FDI Trung Quốc vẫn còn nhỏ, nên chưa có
đóng góp đáng kể cho việc tạo nguồn vốn đầu tư. Đa số dự án Trung Quốc sử dụng
công nghệ thấp, gây tác động tiêu cực đến môi trường; không tạo sự liên kết với các
DN trong nước, sử dụng nguyên liệu đầu vào, hàng hóa trung gian nhập khẩu từ
Trung Quốc, đã góp phần vào tình trạng nhập siêu nghiêm trọng của Việt Nam từ thị
trường Trung Quốc. Đặc biệt FDI Trung Quốc mang theo (bất hợp pháp) nhiều lao
động phổ thông làm mất cơ hội việc làm của lao động Việt Nam và gây ra nhiều vấn
đề an ninh xã hội phức tạp ở các địa phương. Quan trọng hơn, FDI Trung Quốc vào
Việt Nam bên cạnh tác động về các khía cạnh kinh tế, gắn với mục tiêu kinh doanh vì
lợi nhuận, còn có mục tiêu khác nhằm tạo ảnh hưởng của chủ nghĩa đầu tư mới mang
tên Trung Quốc, thực hiện sự thâm nhập sâu về kinh tế, lao động và văn hóa cũng
như tác động về chính trị và nhận thức xã hội với mong muốn lan tỏa ảnh hưởng của
tư tưởng bá quyền nước lớn đối với nước khác..
Cuối cùng, luận án đã đưa ra những hàm ý cho việc tăng cường các biện pháp
quản lý FDI Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới. Đó là, cần có phương
pháp tiếp cận phòng ngừa trong hợp tác với Trung Quốc về các lĩnh vực kinh tế và
đầu tư; Cần triệt để khai thác các diễn đàn đa biên trong đầu tư để kiềm chế, kiểm
soát tác động tiêu cực của FDI Trung Quốc; Giải pháp về phương diện ngoại giao,
tranh thủ triệt để cơ hội Trung Quốc đang trỗi dậy hòa bình để thu lợi ích từ đầu tư;
Hạn chế phê duyệt các dự án khai thác nguyên liệu thô; Thu hút mạnh FDI Trung
Quốc vào Việt Nam nhằm phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần giảm
nhập khẩu hàng hóa nguyên nhiên liệu của Trung Quốc, tăng xuất khẩu sản phẩm chế
biến sang Trung Quốc, góp phần giảm thiểu thiếu hụt cán cân thương mại, lành mạnh
hóa quan hệ kinh tế Việt - Trung.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. “Ba làn sóng đầu tư ra nước ngoài từ các nước ĐPT và một số gợi ý cho
Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, (177), tr. 3-6.
2. “FDI của Trung Quốc tại ASEAN và khuyến nghị cho Việt Nam”, Tạp
chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng (166), tr. 64-70
3. “Xu hướng mở rộng đầu tư của Trung Quốc thông qua hệ thống ngân
hàng phát triển”, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương tháng
3/2016, tr. 21-23
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của FDI nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn Kim Bảo (2003), "60 năm cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc, lý
luận và thực tiễn", Nghiên cứu Trung Quốc (2), tr. 47.
3. Đỗ Đức Bình (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
4. Đỗ Minh Cao (2005), “Chiến lược năng lượng của Trung Quốc những năm
đầu thế kỷ 21”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (4))
5. Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo tình hình
hợp tác và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hà Nội.
6. Đặng Phương Hoa (2006), "Sự nổi lên của các nền kinh tế Trung Quốc và Ấn
Độ: Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam - ASEAN", Tạp
chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (11), tr. 127.
7. Nguyễn Phương Hoa (2010), "FDI nước ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam
trong 10 năm qua", Nghiên cứu Trung Quốc, tr. 43.
8. Nguyễn Thị Liên Hoa, Bùi Thị Bích Phương, Nghiên cứu các nhân tố tác
động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển, Tạp
chí Phát triển và Hội nhập, Số 14 (24) - Tháng 01- 02/2014
9. Nguyễn Xuân Hoà, Trần Thị Thanh Nga (2006), "Đầu tư ra nước ngoài-chính
sách phát triển mới của Trung Quốc", Nghiên cứu Trung Quốc, (3), tr. 27.
10. Đỗ Tuyết Khanh (2011), "Chính sách khai thác tài nguyên mới của Trung
Quốc", Tạp chí Thời đại mới (23), tháng 11.
11. Lê Quang Lân (2005), Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và
những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế.
12. Vũ Chí Lộc (2014) “Giáo trình Đầu tư quốc tế”. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
13. Bùi Thị Lý (2012), “Hoạt động FDI của các TNC Trung Quốc và một số vấn
đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc,
tr.15.
14. Nguyễn Mại (2003), FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư, 24-12-
2003
15. Nguyễn Mại, 2004 “Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài FDI của Việt Nam:
Thành quả và việc hoàn thiện chính sách”. Tài liệu Hội thảo quốc tế về: “Việt
153
Nam gia nhập WTO: Cơ hội và Thách thức” tháng 3/2004 tại Hà nội. Dự án
CIEMDANIDA.
16. Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003), Những bài học rút ra qua so
sánh tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc và Việt Nam, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, số 68-2003.
17. Nguyễn Thị Liên Hoa (2002), Xây dựng một lộ trình đầu tư thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 9/2002
18. Nguyễn Thi Phuong Hoa (2004) Foreign Direct Investment and its
Contributions to Economic Growth and Poverty Reduction in Vietnam (1986-
2001), Peter Lang, Frankfurt am Main, Germany.
19. Đoàn Ngọc Phúc (2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Thực
trạng, những vấn đề đặt ra và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (315).
20. Phan Ngọc Mai Phương (2009), “Tác động từ chiến lược Một trục hai cánh
của Trung Quốc đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời kỳ đến
năm 2020”, Đề tài cấp Bộ năm 2009, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch
& Đầu tư.
21. Đặng Xuân Quang (2005),"Mấy vấn đề FDI của Trung Quốc tại Việt Nam",
Nghiên cứu Trung Quốc (3), tr.35.
22. Phạm Thái Quốc (2006), "Tiềm lực kinh tế của Trung Quốc: Hiện tại và tương
lai", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (6), tr. 110.
23. Phạm Thái Quốc (2007), "Thực trạng và chính sách đầu tư nước ngoài của
Trung Quốc và ấn Độ - Nghiên cứu so sánh", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và
chính trị thế giới (1), tr. 129.
24. Phạm Thái Quốc (2011) “FDI ra nước ngoài của Trung Quốc”, Tạp chí Những
vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới số 186.
25. Phùng Xuân Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách FDI nước ngoài trong quá
trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, NXB ĐHQGHN.
26. Phùng Xuân Nhạ (2007), Đầu tư quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Lê Văn Sang (2008), Báo cáo khảo sát thực tế triển khai chiến lược “Một trục
hai cánh” của Trung Quốc, Hà Nội.
28. Trần Quang Thắng (2012), Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI nước
ngoài của một số nước Châu Á và Giải pháp cho Việt Nam, ĐH KTQD HN.
29. Lê Tuấn Thanh (2006), "Đặc điểm của đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam từ
khi bình thường hoá quan hệ đến nay", Nghiên cứu Trung Quốc (7), tr. 32.
30. Lê Tuấn Thanh (2007), "Tác động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -
Trung Quốc tới quan hệ Việt- Trung", Nghiên cứu Trung Quốc (4), tr. 45.
154
31. Phạm Sỹ Thành (2013), Liên kết Kinh tế Trung Quốc – ASEAN thông qua
chương trình hợp tác kinh tế vịnh Bắc Bộ mở rộng, Hội thảo của Chương trình
Nghiên cứu Trung Quốc, ĐHQGHN.
32. Phạm Sỹ Thành (2013), Bài Nghiên cứu NC-29 Những vấn đề nổi bật của
kinh tế Trung Quốc sau Đại hội XVIII, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và
Chính sách Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
33. Trần Đình Thiên (2006), "Giá trị chiến lược của hai hành lang một vành đai
kinh tế Việt -Trung", Nghiên cứu Trung Quốc (2), tr. 22.
34. Đinh Hữu Thiện (2012), “FDI nước ngoài của Trung Quốc ở Thái Lan cuối
thập kỷ 90 thế kỷ XX tới thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu
Trung Quốc, (2), tr.68.
35. Trần Văn Thọ (2011), “FTA giữa Trung Quốc và ASEAN - Phân tích từ vị trí
của Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (108), tr.26-32.
36. Nguyễn Hồng Thu (2007), "Chiến lược của Trung Quốc trong việc thành lập
Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN", Tạp chí Những vấn đề kinh
tế và chính trị thế giới (1), tr. 129.
37. Nguyễn Hồng Thu, Lê Quang Huy, (2011), “Di chuyển lao động Trung Quốc
sang ĐNA và Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ 21”, Tạp chí Những vấn đề
Kinh tế và chính trị thế giới (9), tr.40.
38. Trần Trung Thực, Đỗ Cẩm Thơ (2005), “Tác động của khu vực mậu dịch tự
do ASEAN - Trung Quốc đối với Việt Nam”, Hội thảo giới thiệu kết quả đề
tài nghiên cứu của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác và đầu tư.
39. Võ Khắc Thường (2010), Tác động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đến
các DN trong nước của Việt Nam, đề tài NCKH cấp Bộ, Hà Nội.
40. Đỗ Huy Thưởng (2012), “Những yếu tố tác động đến FDI Trung Quốc vào
Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, (5), tr.43
41. Đỗ Ngọc Toàn (2009), "Chiến lược "đi ra ngoài" của Trung Quốc", Nghiên
cứu Trung Quốc (10), tr. 56.
42. Phạm Quốc Trụ (2009), "Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện
ASEAN - Trung Quốc", Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (79).
Tài liệu tiếng nước ngoài
43. Abdus Samad (2014), Causal Relation Between Economic Growth And FDI:
Evidence from South and East Asia, Indian Journal of Applied Research,
Volume 4, Issue 6, June 2014
44. Aiken. B.J and Harrison’s, A.E (1999), “Do Domestic Firms Benefit from
Direct Foreign Investment? Evidence from Venezuela”, American Economic
Review, vol.89. no.3, pp. 605-618.
155
45. Allan Kvisgaard (2005), The globalization of chinese state owned enterprises
and chinese foreign direct investment in Thailand, Lund University Centre for
East and Southeast Asian Studies.
46. Akamatsu, Kaname (1962), “A historical pattern of economic growth in
developing countries”, The developing economies Preliminary issue no.1
47. Andrew K. Jorgenson (2009). “Political-Economic Integration, Industrial
Pollution, and Human Health: A Panel Study of Less-Developed Countries,
1980-2000.” International Sociology 24:115-143.
48. Amendolagine, V., Boly, A., Coniglio, N. D., Prota, F., & Seric, A. (2013).
FDI and local linkages in developing countries: Evidence from Sub-Saharan
Africa. World Devel-opment, 50, 41–56.
49. Ali, S. and Wei, G. (2005), "Determinants of of FDI in China", Journal of
Global Business and Technology, Volume 1, Number 2.
50. Andreas Johnson (2005), The effects of FDI inflows on host country economic
growth, Jönköping International Business School.
51. Balasubramanyam, M. Salisu and David Sapsford, Foreign Direct Investment
and Growth in EP and is Countries, The Economic Journal, Vol. 106, No. 434
(Jan., 1996), pp. 92-105
52. Barro, R J. and Sala-i-Martin, X. (1995), Economic Growth, Mc Graw-Hill,
Cambridge, MA.
53. Bengoa Marta, Blanca Sanchez-Robles, Foreign direct investment, economic
freedom and growth: new evidence from Latin America, European Journal of
Political Economy Vol. 19 (2003) 529 – 545.
54. Blomström Magnus, Ari Kokko, Multinational Corporations and Spillovers,
Journal of Economic Surveys, Volume 12, Issue 3 July 1998 , Pages 247-277
55. Borensztein , J. De Gregorio , J-W. Lee, How does foreign direct investment
affect economic 1 growth?, Journal of International Economics 45 (1998)
115–135
56. Carlyle A. Thayer 2011, China and Southeast Asia: A shifting zone of
Interaction in the book The Borderlands of Southeast Asia: Geopolitics,
Terrorism, and Globalization, National Defense University Press Washington,
D.C
57. Chen Fengying 2011, “2011 nian zhongguo” [A live meeting on the special
topic on ‘A review of China’s 2011 diplomacy].
58. China Council for International Cooperation on Environment and
Development (CCICED) Investment, Trade, and Environment Main Topics
Report by the CCICED Task Force on Investment, Trade, and Environment,
2011.
59. Chheang Vannarith, 2009, Cambodia: Between China and Japan, Cambodian
Institutue for Cooperation and Peace.
156
60. Chenery, H. B. and A. Stout (1966). “Foreign Assistance and Economic
Development”. American Economic Review Vol. 55 pp.679-733.
61. Daniel W. Drezner, Bad Debts Assessing China’s Financial Inºuence in Great
Power Politics, International Security, Vol. 34, No. 2 (Fall 2009), pp. 7–45
62. Deng, P. 2009, Why do Chinese firms tend to acquire strategic assets in
international expansion? Journal of World Business, 44(1): 74-84
63. Durham, Benson J., 2004, Absorptive Capacity and the Effects of Foreign
Direct Investment and Equity Foreign Portfolio Investment on Economic
Growth, European Economic Review 48(2), pp. 285-306. Drummond, Paulo,
and Estelle Xue Liu. 2013. “Africa’s Rising Exposure to China: How Large
Are Spillovers Through Trade?” IMF Working Paper WP/13/250, Washington
DC.
64. Emerging Powers in their Regions: China’ Impacts on its neighbours’
Political Systems, German Development Institute, 1/2010
65. Fang Lee Cooke (2014), Chinese Multinational Firms in Asia and Africa:
Relationships With Institutional Actors and Patterns of HRM Practices,
Human Resource Management, November/ December 2014, Volume 53, Issue
6, Pages 835–1025
66. Grimsditch, M. (2012). China’s investments in hydropower in the Mekong
region: The Kamchay hydropower dam, Kampot, Cambodia. Washington
D.C.: Bank Information Center Retrieved from
www.bicusa.org/en/Document.102893.pdf
67. Glass and Saggi, International Techonology Transfer and the Technology gap,
Journnal of development economics, No.55, 368-398.
68. Goldstein, L. (2011), "Chinese Naval Strategy in the South China Sea: An
Abundance of Noise and Smoke, but Little Fire", Contemporary Southeast
Asia, Vol. 33, No. 3.
69. Grossman.G, and Helpman.E (1991), Innovation and Growth in the Global
Economy, MIT Press, Cambridge, MA.
70. Haddad.M and Harrison’s A.E (1993), “Are there positive Spillovers from
Foreign Direct Investment? Evidence from Panel Data for Morocco”, Journal
of Development Economics, vol. 42, no.1, pp.51-74
71. Hansen, M.W., H. Schaumburg – Muller, 2006. Transnational corporations
and local firms in developing countries - linkages and upgrading.
Copenhagen: Copenhagen Business School Press.
72. HENG, Pheakdey (2012), Cambodia–China Relations: A Positive-Sum
Game?, in: Journal of Current Southeast Asian Affairs, 31, 2, 57-85
73. Hermes.N, and Lensink.R (2003), “Foreign Direct Investment, Financial
Development and Economic Growth”, Journal of Development Studies,
vol.40, no.1, pp 142-163.
157
74. Hinrich Voss, Peter J. Buckley, and Adam R. Cross, Thirty years of Chinese
outward foreign direct investment, Chinese Economic Association UK 2010.
75. Hong E. and Sun, L. (2004). Go Overseas via Direct Investment:
Internationalization Strategy of Chinese Corporations in a Comparative
Prism. Centre for Financial and Management Studies, University of London
76. Ibraimov, S. (2009), “China Central Asia Trade relations: Economic and
Social Patterns”, The China and Eurasia Forum Quarterly, Vo. 7, No 1,
February 2009.
77. Imad A. Moosa (2002), Foreign Direct Investment, Theory, Evidence and
Practice, Palgrave, New York
78. Institute of International economics, FDI in Developing Countries and
Economies in Transition: Opportunities, Dangers, and New Changes.
79. International Rivers. (2012a). New wave of Three Gorges-sized dams raise old fears.
raise-old-fears
80. International Rivers. (2012b). China’s major
rivers.
81. Jia Qingguo 2011, A Speech by Peking University’s Vice Director of the
School of International Relations Professor, Chahaer xuehui [The Charhar
Institute], December 29, 2011
82. Jenkins Rhys, Globalization, FDI and employment in Viet Nam, Transnational
Corporations, Vol. 15, No. 1, April 2006.
83. John Lee (2013), China’s Economic Influence in Thailand: Perception or
Reality? Singapore’s institute of southeast asian studies.
84. Julia Kubny and Hinrich Voss (2010), China’s FDI in ASEAN: Trends and
impact on host countries, Bonn: German Development Institute, and Leeds
University Business School.
85. Julia Kubny, Hinrich Voss. (2014) Benefitting from Chinese FDI? An
Assessment of Vertical Linkages with Vietnamese Manufacturing Firms,
International Business Review 23, trang 731-740.
86. Jonathan Watts, The Guardian, 12 August 2011, Aung San Suu Kyi: China's
dam project in Burma is dangerous and divisive,
irrawaddy-conflict
87. Johnson, S., Gatz, E., and Hicks, D. (1997). Expanding the content base of
technology education: technology transfer as a topic of study, Journal of
technology Education, 8(2), 35-49.
88. Keller W., 1996, Are international R&D spillovers trade-related? Analyzing
Spillovers among randomly matched trade partners, University of Wisconsin-
Madison, miméo.
158
89. Katherina Glac (2006), The impact of foreign direct investment on ethical
standards in host countries, University of Pennsylvania.
90. Kevin G. Cai, Outward Foreign Direct Investment: A Novel Dimension of
China's Integration into the Regional and Global Economy, The China
Quarterly, Volume 160 / December 1999, pp 856-880
91. Kogut, B. 1985, Designing global strategies: Comparative and competitive
value-added chain, Sloan Management Review, 26(4): 15.
92. Kokko; Chen Taotao, Patrick Gustavsson Tingvall, FDI and Spillovers in
China: Non-Linearity and Absorptive Capacity, Journal of Chinese Economics
and Business Studies, Vol. 9, No. 1, 2011, p. 1-22.
93. Lall S. and Streeten P. (1977), Foreign investment, transnational and
developing countries, Palgrave Macmillan, United Kingdom.
94. Leonard K.Cheng (2007), “China‟s Outward FDI: Past and Present,” with
Zihui Ma, at the Conference on “Studies of China‟s Mode of Economic
Development”
95. Lian, Lina. (2011), "Overview of Outward FDI Flows of China", International
Business Research (Center of Science and Education), Vol. 4, No. 3, July.
96. Li Xiaoying, Liu Xiaming (2005), Foreign Direct Investment and Economic
Growth: An Increasingly Endogenous Relationship, World Development
Volume 33, Issue 3, Pages 333-526 (March 2005).
97. Mark Grimsditch (2012), China’s Investments in Hydropower in the Mekong
Region: The Kamchay Hydropower Dam, Kampot, Cambodia, World
Resources Institute.
98. Mitchell Travis, 2012, Chinese Foreign Direct Investment in
Myanmar: Remarkable Trends and Multilayered Motivations, Lund
University.
99. Mihaela Ciuchină, (2013) Political Impact of Chinese Foreign Direct
Investment (FDI) in the European Union (EU), Journal of Modern Accounting
and Auditing, ISSN 1548-6583 December 2013, Vol. 9, No. 12, 1611-1618
100. McCartan, B. 2008. China farms abroad. Asia Sentinel, 1 Aug. Available from http://
www.blcu.edu.cn/ielts/reading/Asia%20Sentinel%20-
%20China%20Farms%20Abroad. htm [Accessed on 14 February 2010].
101. OECD-ILO Conference On Corporate Social Responsibility, Report: The
Impact of Foreign Direct Investment On Wages And Working Conditions, 23-
24 June 2008, OECD Conference Centre, Paris, France
102. Olofsdotter, K. (1998), Foreign direct investment, country capabilities and
economic growth, Weltwirtschaftliches Archiv, 134(3), 534-547
159
103. Ouch Chandarany, Saing Chanhang and Phann Dalis, (2100), Assessing
China’s Impact on Poverty Reduction in the Greater Mekong Sub-region: The
Case of Cambodia, CDRI Publication
104. Odaka Konosuke (2015) The Myanmar economy: its past, present and
prospects, Pulisher Tokyo : Springer
105. P. Buckley, L. Clegg, A. Cross, X. Liu, H. Voss and P. Zheng (2007), “The
determinants of Chinese outward foreign direct investment”, Journal of
International Business Studies Vol. 38, pp. 499-518.
106. P. Buckley, A. Cross and H. Voss (2008), Thirty years of Chinese outward
foreign direct investment, The Chinese Economic Association (UK).
107. Patey, L.A. (2006): “A Complex Reality: The Strategic Behaviors of
Multinational Oil Corporations and the New Wars in Sudan”, DIIS Report.
108. Rasiah, R. (2003). "Foreign ownership, technology and electronics exports
from Malaysia and Thailand." Journal of Asian Economics 14(5): 785-811.
109. Ravenhill, John (2006), “Is China an Economic Threat to Southeast Asia?”,
Asian Survey, Vol 46 (5), pp. 653- 674
110. Samuel Adams (2009), Can foreign direct investment (FDI) help to promote
growth in Africa?, African Journal of Business Management Vol.3 (5), pp.
178-183.
111. Scherer, A.G., Smid, M.: The downward spiral and the U.S. model principles.
Why MNEs should take responsibility for the improvement of world-wide
social and environmental conditions, Manag. Int. Rev. 40, 351–371 (2000)
112. Segerstrom, P.S., 1991. Innovation, imitation, and economic growth, Journal
of Political Economy 99, 807–827.
113. Sjöholm, F. (1999b). Technology Gap, Competition and Spillovers from
Direct Foreign Investment: Evidence from Establishment Data, Journal of
Development Studies 36 (1): 53–73.
114. Shieh, B. L. and Wub, T. C. (2012), "Equity-based entry modes of the Greater
Chinese Economic Area’s foreign direct investments in Vietnam",
International Business Review, no. 21, pp. 508-517.
115. Shujie Yaoa (2010), Dylan Sutherlanda and Jian Chena, China’s Outward FDI
and Resource-Seeking Strategy: A Case Study on Chinalco and Rio Tinto,
Asia-Pacific Journal of Accounting & Economics 17 313–326
116. Stephen Frost (2002), “Going to Southeast Asia: Chinese foreign direct
investment and its implications”.
160
117. Stephen Frost, Hewison, K. and Pandita, S. (2002) ‘The Implications for
labour of
China’s direct investment in Cambodia’, Asian Perspectives, 26(4): 201-226
118. Pittaya Suvakunta (2010), China’s Go-Out Strategy: Chinese Foreign Direct
Investment in Thailand, Thailand Law Journal Spring Issue 1.
119. Tangwisutijit, N. (2004) ‘Chiang Rai looks a bit like China’, The Nation, 8
March.
120. Taylor, R. (2002), "Globalization Strategies of Chinese Companies: Current
Developments and Future Prospects",Asian Business & Management, No.1.
121. Thayer, C. (2008), “The Structure of Vietnam-China Relations, 1991-2008”,
The paper by the 3rd International Conference on Vietnamese Studies, Hanoi,
Vietnam, 4-7/12/2008.
122. The Two Asian Giants: A Comparative Perspective on the Economic
Performance of India and China in Recent Years, Massey University,
Palmerston North, New Zealand.
123. Tilt, B., Braun, Y., & He, D. (2009). Social impacts of large dam projects: a
comparison of international case studies and implications for best practice,
Journal of Environmental Management, 90 Suppl 3, S249–57.
124. UNCTAD (2002), World Investment Report 2002 - Transnational
Corporations and Export Competitiveness
125. UNCTAD (2006), World Investment Report 2006 - FDI from Developing and
Transition Economies: Implications for Development.
126. UNCTAD (2015), World Investment Report 2010 - Investing in a Low Carbon
Economy.
127. Viengsay Luangkhot and Parameswaran Ponnudurai, “Ambitious Rail Plau
Opposed,” Radio Free Asia, October 26, 2012,
40516.html.
128. Wang Jian-Ye, Blomstrom, Foreign Investment and Technology Transfer: A
Simple Model, European Economic Review, Vol. 36, pp. 137-155, (1992)
129. Wang, L., Chan (2007), “The good neighbor: why China cooperates", Harvard
International Review, Fall.
130. Wang, Hao (2014), The determinants and consequences of FDI: evidence from
Chinese manufacturing firms, PhD thesis, University of Nottingham.
131. Watts Jonathan, “Victory for Burma reformers over dam project,” The
Guardian, 30 tháng 9, 2012,
161
project.
132. Vaitsos, Constantine (1974), Intercountry income distribution and
transnational enterprises, Clarendon Press, Oxford, UK
133. Vatikiotis, M. (2004a) “Chinese companies go global”, Wall Street Journal,
30 January, p. A10.
134. Vernon, Raymond. (1966), “International Investment and International Trade
in the product cycle”, Quarterly journal of Economics, Vol.80, No.2.
135. Yahuda, Michael (2012), China's recent relations with maritime
neighbours. The International Spectator, 47 (2). pp. 30-44. ISSN 0393-2729
136. World Investment Report 2002: Transnational Corporations and Export
Competitiveness Waide, P. (2004), “China business growth: Have you
heard?” Always On, 16 February
137. Wong, John and Sarah Chan, 2003, “China’s Outward Direct Investment:
Expanding Worldwide”, China: An International Journal 1-2, 273-301.
138. Wu, X. (2005) General Situation of the implementation of “Going Global”
strategy in 2005, in MOFCOM (ed.) China Commerce Yearbook 2006,
Beijing: MOFCOM: 440-443.
139. Wu, F. and Sia, Y.H. (2002) ‘China’s rising investment in Southeast Asia:
Trends and outlook’, Journal of Asian Business 18(2): 41-61.
140. Wu, H.-L. and Chen, C.-H. (2001) “An assessment of outward foreign direct
investment from China’s transitional economy”, Europe-Asia Studies53(8):
1235-1254.
141. Wu, F. and Yeo H. S. (2002) China’s Rising Investment in Southeast Asia:
How ASEAN and Singapore can Benefit, Singapore Ministry of Trade and
Industry, Wu, H. L. and Chen, C. H. (2001) ‘An assessment of outward foreign
direct investment from China’s transitional economy’, Europe-Asia Studies,
53(8): pp. 1235-1254
142. Xiaohui Liu, Peter Burridge and P. J. N. Sinclair, Relationships between
economic growth, foreign direct investment and trade: evidence from China,
Applied Economics, 2002, vol. 34, issue 11, pages 1433-1440.
143. Xuan Vinh Vo and Jonathan A, Batten (2006), The Importance of Social
Factors When Assessing the Impact of FDI on Economic Growth,
International Business Conference, Beijing, China.
144. Xu Z., Financial development, investment, and economic growth, Economic
Inquiry, Vol 38 Issue 2, Pages 159–367
145. Yevgeniya Korniyenko, Toshiaki Sakatsume, Chinese investment in the transition
162
countries, European Bank for Reconstruction & Development, 2009
146. Zhang KH (2001), Does foreign direct investment promote economic growth?
evidence from east asia and latin america, Contemporary Economic Policy,
Volume 19, Issue 2, Pages 109–237.
147. Zhang, KH (2005) Going Global: The Why, When, Where and How of Chinese
Companies’ Outward Investment Intentions, Asia Pacific Foundation of Canada.
148. ZHAO, Hong (2011), China-Myanmar Energy Cooperation and Its Regional
Implications, Journal of Current Southeast Asian Affairs, 30, 4, 89-109
149. Zhu Feng “2011 nian zhongguo”, A Meeting for Special topic: A review of
China’s 2011 diplomacy’.
150. Zhang Xizhen, (2010), “Backlash against Rouge Chinese Investors Alarms Beijing,”
Inter Press Service, tháng 1, 2010,
151.
152.
2015-managing-integration.pdf
153.
pment%20of%20CAFTA%20China%20and%20Thailand%20Two-
ways%20FDI%20analysis_%20Ms.Romchat%20Jantranugul.pdf
154.
duong-sat-hang-ty-usd/361888.vnp
155.
idUSL3N0WR25Q20150325
156.
dau-tu-1-346-du-an-tai-viet-nam.ndt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tac_dong_cua_dau_tu_truc_tiep_ra_nuoc_ngoai_cua_trun.pdf