Luận án Tác động của di cư nội địa tới đời sống của người cao tuổi ở Việt Nam

Cuối cùng, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho NCT, đặc biệt là NCT có con di cư. Các giải pháp bao gồm một số giải pháp nhằm cải thiện đời sống kinh tế cho NCT như: việc tạo điều kiện thuận lợi để người di cư có việc làm và thu nhập tốt, tạo điều kiện để NCT có việc làm và có chính sách an sinh tốt hơn cho NCT. Một số giải pháp nhằm cải thiện sức khỏe cho NCT bao gồm: việc nâng cao ý thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân ở mọi lứa tuổi để đảm bảo cho tuổi già có sức khỏe tốt, vấn đề phát hiện, kiểm soát các bệnh mãn tính cho người dân, đặc biệt là NCT Các giải pháp nhằm nâng cao đời sống xã hội của NCT như tạo điều kiện tốt hơn để NCT, đặc biệt là NCT gặp hoàn cảnh khó khăn về kinh tế được tham gia các tổ chức xã hội hay tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng; cần tạo điều kiện tốt hơn để phụ nữ cao tuổi được tham gia các tổ chức xã hội nhằm nâng cao vị thế cho người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

pdf133 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của di cư nội địa tới đời sống của người cao tuổi ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong vòng 12 tháng trước ĐT) treat_sou (chữa bệnh) Adl (các hành vi sinh hoạt cá nhân) func_lim (hạn chế ít nhất một chức năng hoạt động của cơ thể) d_urban (khu vực sống) -0,360*** -0,0314 0,0998 -0,195** -0,345 -0,232** 0,0718 (0,102) (0,122) (0,110) (0,0989) (0,232) (0,103) (0,109) d_male (giới tính) -0,302*** -0,638*** -0,286*** -0,214** 0,0885 -0,296*** -0,826*** (0,0950) (0,112) (0,0977) (0,0894) (0,221) (0,0934) (0,0970) Constant 1,604*** -0,223* 0,817*** -0,144 1,960*** -0,334*** 1,118*** (0,119) (0,121) (0,115) (0,104) (0,241) (0,108) (0,118) Observations 2.646 2.444 2.647 2.647 1.084 2.647 2.647 Ghi chú: độ lệch chuẩn được thể hiện trong ngoặc. *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1 Nguồn: Tính toán từ VNAS2011 93 4.1.3. Kết quả đánh giá tác động của di cư nội địa lên đời sống xã hội của NCT * Mô tả thống kê các biến được sử dụng trong mô hình Bản 4.10. Mô tả t ốn ê á b ến đƣợ sử ụn tron mô ìn Cá b ến số Obs Mean Std. Dev. Min Max T m á tổ ứ xã ộ 2789 .759 .428 0 1 T ếp ận á p ƣơn t ện t ôn t n đạ ún 2789 .901 .299 0 1 Có on ƣ nộ đị 2789 .494 .500 0 1 70-79 tuổ 2789 .294 .456 0 1 Từ 80 tuổ trở lên 2789 .280 .449 0 1 Nam 2789 .397 .489 0 1 T àn t ị 2789 .265 .441 0 1 Sốn một mìn 2789 .094 .291 0 1 Sốn vớ vợ/ ồn 2789 .181 .385 0 1 Khác 2789 .077 .267 0 1 Số on trun bìn 2789 1,308 1,239 0 9 T ểu ọ 2789 .172 .377 0 1 Trun ọ ơ sở 2789 .158 .365 0 1 P ổ t ôn trun ọ 2789 .129 .335 0 1 T u n ập từ 10 đến 100 tr ệu/ năm 2789 .644 .479 0 1 T u n ập trên 100 tr ệu/ năm 2789 .081 .273 0 1 Nguồn: Tính toán từ VNAS2011 Bảng 4.10 cho thấy rằng có gần 76% số người cao tuổi tham gia các tổ chức xã hội và có tới 90% người cao tuổi tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng. Bảng số liệu còn nêu rõ có 49% người cao tuổi có con di cư nội địa, hơn một nửa số người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên và phần lớn người cao tuổi có thu nhập trong khoảng từ 10 triệu đến 100 triệu đồng một tháng. 94 * Kết quả đánh giá tác động của di cư nội địa tới đời sống xã hội của NCT Việt Nam Bản 4.11. Kết quả đán á tá độn ủ ƣ nộ đị lên á í ạn ủ đờ sốn xã ộ ủ n ƣờ o tuổ B ến số Access_media (t ếp ận á p ƣơn t ện t ôn t n) Social (t m á tổ ứ xã ộ ) Có con di cư nội địa (out_childh) 0,396***(0,103) 0,256*** (0,0946) Giáo dục (edu) 0,427*** (0,0685) 0,247*** (0,0518) Thu nhập của hộ gia đình (income) 0,457*** (0,101) -0,294*** (0,0939) Qui mô hộ gia đình (liv_cat3) 0,0970* (0,0551) 0,0507 (0,0484) Tuổi (age_cat3) -0,683*** (0,0652) 0,162*** (0,0601) Khu vực sống (d_urban) 0,247* (0,131) -0,649*** (0,108) Giới tính (d_male) 0,430*** (0,119) 0,285*** (0,105) Constant 1,076*** (0,132) 1,126*** (0,121) Observations 2.647 2.647 Ghi chú: độ lệch chuẩn được thể hiện trong ngoặc. *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1 Nguồn: Tính toán theo VNAS 2011 Đối với việc tham gia các tổ chức xã hội nói chung, Bảng 4.11 cũng khẳng định rằng NCT có con di cư sẽ có nhiều khả năng tham gia các tổ chức xã hội hơn NCT không có con di cư. Kết quả này cũng có thể được giải thích rằng NCT có con di cư sẽ không phải dành thời gian và sức lực chăm sóc những người con di cư nên sẽ có điều kiện hơn để tham gia các hoạt động xã hội. Mặt khác, những NCT có con di cư có nhiều khả năng được con cái hỗ trợ kinh tế thông qua tiền gửi nên họ cũng đỡ vất vả trong việc kiếm sống hơn nên có điều kiện tốt hơn để tham gia các hoạt động xã hội. Kết quả còn cho thấy NCT ở độ tuổi càng cao thì càng có khả năng tham gia các tổ chức xã hội hơn các nhóm còn lại. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và UNFPA (2016) cho rằng những NCT ở nhóm tuổi càng cao càng có nhiều khả năng tham gia các tổ chức xã hội vì hiện có nhiều chính sách và chế độ ưu đãi hướng đến những NCT ở nhóm tuổi càng cao để giúp họ có điều kiện tốt để tham gia các tổ chức xã hội. 95 Kết qủa còn cho biết thêm rằng nam giới cao tuổi có nhiều khả năng tham gia các hoạt động xã hội hơn nữ giới cao tuổi. Điều này có thể được giải thích trong Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và UNFPA (2016) rằng phụ nữ cao tuổi trong các gia đình, đặc biệt là các gia đình nông thôn, thường hay phải làm việc nhà và trông cháu, chắt cho con cái đi làm việc nên ít có điều kiện về thời gian để tham gia các hoạt động xã hội hơn so với nam giới. Mặt khác, do tâm lí NCT Việt Nam thường cho rằng phụ nữ không nên tham gia các hoạt động xã hội nên cũng phần nào hạn chế khả năng tham gia các động xã hội của NCT là nữ giới. Về khía cạnh nơi sống, kết quả hồi qui logistics cho thấy rằng NCT ở thành thị sẽ ít tham gia các tổ chức xã hội hơn ở nông thôn. Điều này có thể được giải thích như sau: thứ nhất, NCT ở nông thôn chiếm đa số (tới 73,5%) trong tổng số NCT Việt Nam, vì vậy tỷ lệ NCT ở nông thôn sẽ tham gia các tổ chức xã hội ở nông thôn nhiều hơn NCT ở thành phố; thứ hai, ở nông thôn nhiều tổ chức như Hội nông dân và Hội cựu chiến binh hoạt động phổ biến hơn ở thành phố nên tỷ lệ NCT tham gia sẽ nhiều hơn. Bảng 4.11 cũng cho thấy rằng NCT có học vấn càng cao thì càng có nhiều khả năng tham gia các tổ chức xã hội hơn NCT không đi học hoặc chỉ mới hoàn thành cấp tiểu học. Kết quả này có cũng được chứng minh trong nghiên cứu của Carla Cachadinha và cộng sự (2011) cho rằng những người có trình độ văn hóa cao sẽ có hiểu biết hơn và sẽ có điều kiện hơn để tham gia các tổ chức xã hội. Mặt khác, những người có trình độ giáo dục cao thường có việc làm có lương lúc ở tuổi lao động, vì vậy khi về già họ có thu nhập ổn định từ lương hưu và không phải lao động nhiều để kiếm sống nên sẽ có nhiều thời gian và sức khỏe để tham gia các hoạt động xã hội. Liên quan đến khía cạnh thu nhập, kết quả cho thấy rằng thu nhập hộ gia đình càng cao thì NCT càng ít có khả năng tham gia các hoạt động xã hội. Carla Cachadinha (2011) cũng khẳng định rằng những hoạt động tạo ra thu nhập cũng làm hạn chế khả năng NCT tham gia các tổ chức xã hội. Đối với vấn đề nâng cao nhận thức xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, kết quả cho thấy rằng những NCT có con di cư nội địa sẽ có điều kiện tốt hơn để tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu HelpAge International ở Moldova (2010) cho rằng khi con cái di cư thì NCT còn lại ở quê nhà sẽ có nhiều thời gian hơn để thực hiện các hoạt động văn hóa như đọc báo, nghe đài, xem tivi, đọc sách. Ngoài ra, việc NCT tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau: 96 Bảng 4.11 còn cho thấy rằng NCT trong nhóm càng cao thì càng ít có khả năng tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng hơn các nhóm còn lại vì có thể do điều kiện sức khỏe, NCT ở nhóm này thường bị hạn chế khả năng nghe và nhìn. Kết quả còn cho thấy rằng NCT ở thành phố có nhiều khả năng để tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng hơn NCT ở nông thôn. Điều này có thể được giải thích rằng NCT ở thành thị có đời sống cao hơn nên sẽ có điều kiện kinh tế tốt hơn nên được trang bị đầy đủ tiện nghi sinh hoạt như Tivi, đài, internet. Mặt khác, NCT ở khu vực thành phố thường là những người nghỉ hưu nên họ có trình độ văn hóa cao hơn vì vậy họ cũng có điều kiện tốt hơn để tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao đời sống văn hóa xã hội hơn. Liên quan đến khía cạnh sắp xếp cuộc sống, kết quả cho thấy rằng NCT sống một mình sẽ có điều kiện tốt hơn để tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này có thể được giải thích rằng những NCT sống một mình thường ít phải chăm sóc con cái và cháu hơn, cũng như ít phải làm việc nhà hơn nên có điều kiện về mặt thời gian để đọc báo, nghe đài, và xem Tivi hơn các đối tượng còn lại. Bảng 4.11 còn cho thấy trình độ giáo dục càng cao càng có nhiều khả năng tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức xã hội của mình. Cuối cùng, bảng kết quả cho thấy rằng những NCT có thu nhập càng cao thì càng có khả năng tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này có thể được giải thích rằng những NCT sống trong các gia đình có thu nhập cao sẽ được trang bị các phương tiện thông tin đại chúng tốt hơn và sẽ có khả năng tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng nhiều hơn những NCT sống trong các hộ gia đình có thu nhập thấp. 4.2. Một số p ân tí n oạ suy về tá độn ủ ƣ nộ đị tớ đờ sốn NCT đến năm 2017 * Khía cạnh kinh tế Từ kết quả phân tích tác động của di cư nội địa đến khía cạnh giảm nghèo, bất bình đẳng về thu nhập và điều kiện nhà ở của các hộ gia đình có NCT có người di cư ở năm 2012 trên đây cho thấy tiền gửi từ người di cư nội địa có tác dụng giảm nghèo cho các hộ gia đình có người di cư nội địa có NCT. Những NCT sống trong các hộ gia đình có người di cư nội địa có điều kiện nhà ở tốt hơn những nhóm còn lại. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy rằng tiền gửi về từ di cư nội địa làm tăng bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm hộ gia đình có NCT có con di cư và không có con di cư nội địa. Kết quả này cũng phù hợp với thực trạng di cư nội địa ở Việt Nam được trình bày ở Chương 3 97 trên đây. Xu hướng di cư cho thấy, trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2016, số lượng người di cư nội địa ở các loại hình di cư đều giảm đáng kể, ở các tỉnh xuất cư thuần trong thời gian trước năm 2009 thì trong giai đoạn này là những tỉnh có hiện tượng di cư đảo chiều mạnh nhất như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Theo Lưu Bích Ngọc (2016), các lao động di cư quay về lúc này là những lao động có tay nghề cao, kiến thức và kinh nghiệm tốt hơn nên họ thoát ly khỏi công việc làm nông thuần tuý với thu nhập thấp trước đây và làm việc cho các doanh nghiệp ở quê hương họ hay họ tự lập cơ sở sản xuất, kinh doanh riêng cho mình. Điều này cho thấy rằng, có thể tiền gửi từ di cư nội địa cho các hộ gia đình có NCT có người di cư có thể giảm (hiện nay chưa có số liệu chứng minh) nhưng thu nhập và điều kiện sống của các hộ gia đình có NCT có người di cư vẫn có thể được cải thiện ổn định theo thời gian. * Khía cạnh xã hội Kết quả phân tích tác động của di cư nội địa đến đời sống xã hội của NCT Việt Nam cho thấy rằng con cái di cư nội địa có tác động tích cực lên hai khía cạnh tham gia các hoạt động xã hội và tiếp cận các phưong tiện thông tin đại chúng của NCT. Kết quả này cũng phù hợp với thực trạng đời sống NCT Việt Nam cho thấy rằng các điều kiện sống của NCT Việt Nam ngày càng được cải thiện và NCT ngày càng có điều kiện để nâng cao đời sống xã hội của mình. * Khía cạnh sức khỏe Đối với khía cạnh sức khoẻ, việc chưa tìm thấy bằng chứng chứng minh tác động của di cư nội địa lên sức khoẻ của NCT Việt Nam là một hạn chế của luận án và là khoảng trống để các nghiên cứu tiếp theo hoàn thiện. 4.3. G ả p áp n ằm ả t ện đờ sốn o NCT V ệt N m, đặ b ệt là NCT ó on ƣ nộ đị 4.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế và giảm nghèo Việc con cái di cư nội địa có tác động tích cực tới việc giảm nghèo và điều kiện sống của NCT ở quê nhà. Để con cái di cư có điều kiện hỗ trợ cha, mẹ già ở quê được nhiều hơn và hiệu quả hơn thì người lao động di cư cần có việc làm ổn định và thu nhập tốt ở nơi đến. Chính vì vậy cần có những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để người di cư có được việc làm tốt. Cụ thể: Thứ nhất, đối với những địa phương có nhiều lao động di cư lên các thành phố và khu công nghiệp cần có chương trình khuyến khích và tạo điều kiện để lao động trẻ được học tập, đào tạo và có kỹ năng tốt về một số lĩnh vực, ngành nghề đang được sử 98 dụng ở những khu đô thị và thành phố lớn. Cần có các chương trình tuyên truyền về ý thức đạo đức cho những người lao động trẻ xa quê và có phần gắn trách nhiệm chăm sóc cha, mẹ khi họ di cư kiếm sống. Ngoài ra, các địa phương này cần thiết lập một mạng lưới thông tin về di cư, về những người địa phương đang làm việc và việc làm ở các khu đô thị hay các khu công nghiệp để những người lao động trẻ thuận lợi hơn khi lên thành phố và các khu công nghiệp. Thứ hai, đối với các khu đô thị và khu công nghiệp là nơi thu hút lực lượng lao động di cư từ nông thôn cần có cơ chế tiếp cận thông tin liên quan đến lao động di cư thật rõ ràng và minh bạch. Người di cư cần được dễ dàng tiếp cận các thông tin bao gồm: cơ hội việc làm, các quyền và nghĩa vụ của người lao động di cư, các thông tin liên quan đến việc quản lý hành chính như hộ khẩu, đăng kí tạm trú, việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin đào tạo nghề và các dịch vụ xã hội khác. Đặc biệt, các trung tâm hỗ trợ việc làm cho thanh niên và người lao động, đặc biệt là người lao động di cư cần được tổ chức và hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn. Thứ ba, để giảm sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các hộ gia đình có NCT có con di cư nhận được tiền gửi với các nhóm còn lại, các địa phương cần có chính sách hỗ trợ con em các gia đình nghèo có được thông tin về việc làm, đặc biệt là việc làm có thu nhập cao, và chính sách đào tạo nghề cho con em các gia đình khó khăn để họ có được việc làm có thu nhập ổn định ở nơi đến. Việc tham gia lao động cũng có tác động tích cực tới vấn đề giảm nghèo của NCT Việt Nam. Vì vậy, cần có những chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để NCT, đặc biệt là nhóm NCT trong độ tuổi từ 60 đến 69, NCT không có gia đình hay bị góa có được việc làm và có thu nhập đảm bảo cuộc sống cho họ. Chính vì vậy ở các cấp địa phương cần có các chương trình tạo việc làm có thu nhập cho NCT đang còn sức lao động, kết hợp việc làm nông với nghề phụ để NCT có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Cần có cơ chế thông tin đầy đủ về vấn đề việc làm, các chính sách hỗ trợ pháp lí khi NCT tham gia thị trường lao động để đảm bảo quyền lợi và việc làm ổn định cho NCT lao động kiếm sống. Đặc biệt, đối với tình hình chế độ an sinh cho NCT hiện nay của nhà nước đang quá mỏng và yếu thì vấn đề tạo điều kiện để NCT có việc làm là một vấn đề cấp thiết đối với các địa phương, nhất là ở khu vực nông thôn. Ngoài ra, việc các hộ gia đình có nữ giới cao tuổi là chủ hộ có nhiều khả năng nhận tiền gửi và ít có nguy cơ bị nghèo hơn các hộ gia đình có nam giới là chủ hộ. Điều này cho thấy cần thay đổi quan niệm lạc hậu cho rằng đàn ông nên là trụ cột gia đình và phải là chủ hộ để đưa ra các quyết sách liên quan đến gia đình. Các địa 99 phương, nhất là khu vực nông thôn, cần tuyên truyền cho mọi người về vấn đề bình đẳng giới và tạo điều kiện tốt hơn để phụ nữ được giáo dục, đào tạo và được tham gia vào các vấn đề kinh tế, xã hội của gia đình, địa phương, từ đó giúp nâng cao vị thế xã hội của người phụ nữ. Cần tạo điều kiện tốt hơn nữa để phụ nữ được tham gia sâu vào các quyết sách liên quan đến các vấn đề kinh tế của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình có NCT. 4.3.2. Giải pháp nhằm cải thiện sức khỏe Kết quả cho thấy rằng có nhiều yếu tố, ngoại trừ con cái di cư tác động trực tiếp lên sức khỏe của NCT Việt Nam. Vì vậy, về khía cạnh sức khỏe của NCT, Luận án có đưa ra một số giải pháp như sau. Thu nhập của các hộ gia đình càng cao càng có hỗ trợ tích cực đối với việc khám và/ hoặc chữa bệnh của NCT. Ngoài ra, những NCT có thu nhập cao càng ít có nguy cơ bị các triệu chứng như gặp khó khăn trong việc thực hiện các hành vi sinh hoạt hàng ngày, hạn chế một trong các chức năng hoạt động của cơ thể, tự đánh giá sức khỏe của mình tốt hơn cũng như có sưc khỏe tinh thần tốt hơn nhóm có thu nhập thấp. Vì vậy: + Cần có cơ chế tạo điều kiện để NCT có thu nhập để tự họ trang trải chi phí khám và/ hoặc chữa bệnh. + Cần hỗ trợ NCT, đặc biệt là NCT khó khăn, neo đơn để được tham gia bảo hiểm y tế. Tuyên truyền cho NCT biết được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế để họ tham gia bảo hiểm y tế tích cực hơn. + Mặc dù chưa tìm thấy bằng chứng về việc con cái di cư tác động trực tiếp đến sức khỏe về thể chất và tinh thần của NCT nhưng tiền gửi của họ lại là một nguồn hỗ trợ về tài chính tích cực để NCT có điều kiện khám và/ hoặc chữa bệnh tốt hơn. Vì vậy, cần tuyên truyền ý thức và có phần gắn trách nhiệm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho NCT đối với những người lao động di cư kiếm sống. Nhìn chung, tuổi càng cao thì NCT càng có nguy cơ nhiều hơn trong việc mắc các triệu chứng sức khỏe không tốt cả về thể chất và tinh thần so với các nhóm tuổi khác. Vì vậy, cần có chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ sức khỏe từ chế độ sinh hoạt, ăn uống và lao động cho mọi lứa tuổi để đảm bảo cho người dân có một tuổi già khỏe mạnh là hết sức cần thiết. Cần có chương trình kiểm tra, kiểm soát và phát hiện sớm các bệnh mạn tính cho người dân ở mọi lứa tuổi để tránh nguy cơ tuổi già bị mắc các bệnh mạn tính cao. Những NCT có giáo dục càng cao càng tự đánh giá sức khỏe tốt hơn, có sức khỏe tinh thần tốt hơn các nhóm NCT có trình độ học vấn thấp. Vì vậy, cần động viên, 100 khuyến khích và tạo điều kiện tốt để người dân được giáo dục ở mọi lứa tuổi để giúp họ chuẩn bị một tương lai tuổi già có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn. Những NCT chỉ sống với vợ/ hoặc chồng sẽ ít có nguy cơ gặp khó khăn trong việc thực hiện các hành vi sinh hoạt hàng ngày hơn những nhóm còn lại. Vì vậy, cần tạo điều kiện để những NCT được sống với vợ hoặc chồng của mình để họ có điều kiện chăm sóc nhau được tốt hơn. Ngoài ra, phụ nữ cao tuổi tự đánh giá sức khỏe không tốt bằng nam giới cao tuổi và dễ có nguy cơ gặp khó khăn trong việc thực hiện các hành vi sinh hoạt cá nhân cơ bản hàng ngày hơn nam giới cao tuổi. Vì vậy, cần tổ chức mạng lưới khám, chữa bệnh cho NCT có chất lượng cao ở các tuyến cơ sở nhằm tạo điều kiện thuận lợi để NCT, đặc biệt là nhóm phụ nữ cao tuổi được tiếp cận dễ dàng các dịch vụ chăm sóc y tế. 4.3.3. Giải pháp nhằm nâng cao đời sống xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng con cái di cư nội địa có tác động tích cực lên đời sống xã hội của NCT ở cả hai khía cạnh tham gia các tổ chức xã hội và tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức xã hội. Ngoài ra, còn có một số khía cạnh khác tác động tích cực lên đời sống xã hội của NCT như độ tuổi, giới tính, khu vực sống, thu nhập hộ gia đình, trình độ nhận thức của NCT. Vì vậy, luận án đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao đời sống xã hội của NCT như sau. NCT có con di cư sẽ có điều kiện tốt hơn để tham gia các tổ chức xã hội cũng như tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, các tổ chức xã hội cần có chương trình hoạt động tích cực hơn nữa để những NCT không có con di cư cũng có điều kiện tham gia và qua đó giúp họ nâng cao đời sống xã hội của mình. Cần giáo dục để những người con kể cả di cư hay không di cư nhận thức và tạo điều kiện để NCT được tham gia các tổ chức xã hội. Nhóm NCT ở độ tuổi càng cao càng có nhiều khả năng tham gia các tổ chức xã hội cũng như tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức xã hội hơn các nhóm còn lại. Vì vậy, các tổ chức xã hội cũng cần có những cơ chế hoạt động tích cực, hỗ trợ hơn nữa để NCT ở mọi nhóm tuổi được tham gia và đóng góp những kiến thức và kinh nghiệm quí báu của mình để phát triển cộng đồng. Nam giới có nhiều khả năng tham gia các tổ chức xã hội hơn nữ giới. Vì vậy, cần tạo điều kiện tốt hơn nữa để phụ nữ cũng tham gia tích cực vào các tổ chức xã hội, qua đó nhằm nâng cao nhận thức và vị thế của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng. Mặt khác, phụ nữ thường tích cực và hiệu quả trong việc xây dựng nếp sống văn 101 minh và gia đình văn hóa ở địa phương nên việc họ tích cực tham gia các tổ chức xã hội sẽ góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn văn hóa gia đình và cộng đồng. NCT ở nông thôn có nhiều khả năng tham gia các tổ chức xã hội hơn ở thành phố. Vì vậy, các tổ chức xã nội ở thành phố cần hoạt động tích cực và hiệu quả hơn nữa để NCT tích cực tham gia và qua đó góp phần xây dựng cộng đồng khu dân cư. Những NCT có học vấn càng cao thì càng có điều kiện tham gia các tổ chức xã hội hơn các nhóm còn lại. Vì vậy, các tổ chức xã hội ở địa phương cần tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho NCT, đặc biệt là những nhóm NCT không được đi học và có trình độ học vấn thấp để họ được tham gia các tổ chức xã hội nhằm nâng cao nhận thức và vị thế xã hội của nhóm người dễ bị tổn thương này. Nhóm NCT sống trong các hộ gia đình có thu nhập cao có điều kiện tốt hơn để tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, các cơ quan truyền thông địa phương, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn cần có các chương trình phủ sóng rộng rãi những thông tin bổ ích về các khía cạnh của đời sống đến đối tượng NCT có thu nhập thấp. Mặt khác, cần tạo điều kiện để các hộ gia đình có thu nhập thấp được nâng cao thu nhập và có điều kiện trang bị tối thiểu những phương tiện thông tin cần thiết như đài hay tivi. 102 Kết luận ƣơn 4 Chương 4 sẽ trình bày kết quả của việc phân tích tác động của con cái di cư nội địa lên đời sống NCT Việt Nam và một số giải pháp đưa ra dựa trên kết quả phân tích nhằm cải thiện đời sống cho NCT, đặc biệt là NCT Việt Nam có con di cư nội địa như sau: Tác động của di cư nội địa đến đời sống kinh tế của NCT * Từ kết quả của việc ứng dụng mô hình hồi qui logistics nhằm đánh giá tác động của di cư nội địa đến khía cạnh giảm nghèo của NCT Việt Nam. Kết quả cho thấy rằng các hộ gia đình có tỷ lệ NCT càng cao thì xác suất nhận tiền gửi càng lớn và các hộ gia đình có NCT có người di cư nội địa nhận được tiền gửi có nguy cơ thuộc hộ nghèo thấp hơn các nhóm hộ còn lại. * Kết quả từ sử dụng kiểm định Khi bình phương cho thấy tỷ lệ các hộ gia đình có NCT có con di cư nội địa sống trong nhà tạm thấp hơn và có nhà vệ sinh cao hơn các nhóm còn lại. * Từ kết quả phân tích hệ số Gini cho thấy tiền gửi từ di cư nội địa làm tăng sự bất bình đẳng về thu nhập bình quân đầu người giữa các hộ gia đình có NCT có người di cư nội địa nhận được tiền gửi với các nhóm hộ còn lại. Điều này được giải thích một phần vì tiền gửi từ di cư nội địa thường có xu hướng chuyển về các hộ gia đình có thu nhập khá trở lên. Tác động của con cái di cư nội địa lên sức khỏe của NCT. Từ kết quả của việc ứng dụng mô hình hồi qui logistics nhằm đánh giá tác động của di cư nội địa đến khía cạnh sức khỏe của NCT Việt Nam, luận án chưa tìm thấy bằng chứng chứng minh ảnh hưởng của con cái di cư nội địa đến bất cứ khía cạnh sức khỏe thể chất nào của NCT. Tuy nhiên, từ nghiên cứu cho thấy rằng sức khỏe về thể chất và tinh thần của NCT Việt Nam bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố về thu nhập, tuổi tác, khu vực sống, việc thu xếp cuộc sống gia đình hay trình độ học vấn. Cụ thể như sau: Những NCT có trình độ giáo dục càng cao càng có sức khoẻ tinh thần tốt, họ cũng tự nhận thấy sức khoẻ của họ tốt hơn và ít có nguy cơ bị hạn chế ít nhất một chức năng hoạt động của cơ thể, tuy nhiên họ dễ bị mắc bệnh mãn tính hơn các nhóm NCT khác. Thu nhập của hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ của NCT, cụ thể những người cao tuôi sống trong các hộ gia đình có thu nhập càng cao thì càng có tình hình sức khoẻ nói chung tốt. Kết quả còn cho thấy rằng những NCT sống trong các gia đình có thu nhập càng cao càng có sức khoẻ tinh thần tốt hơn, có nhiều cơ hội 103 chữa bệnh hơn. Ngoài ra, những NCT sống trong các hộ gia đình có thu nhập cao sẽ ít bị ốm, ít có nguy cơ bị hạn chế các hành vi sinh hoạt cá nhân hàng ngày hay dễ có nguy cơ bị hạn chế các chức năng hoạt động của cơ thể hơn các nhóm còn lại. Kết quả cũng cho thấy rằng NCT có sức khoẻ không tốt ở hầu hết các triệu chứng sức khoẻ tinh thần và thể chất khi tuổi của họ càng cao: cụ thể, càng về già thì NCT càng tự nhận thấy sức khoẻ của họ yếu, sức khoẻ tinh thần không tốt. Kết quả cũng cho biết thêm rằng, NCT sẽ dễ bị các bệnh mãn tính, dễ bị ốm, dễ bị hạn chế các hành vi sinh hoạt hàng ngày hay dễ bị hạn chế các chức năng hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, NCT ở khu vực thành thị ít có nguy cơ bị ốm, ít có khả năng bị hạn chế các hành vi sinh hoạt hàng ngày. Kết quả cũng cho biết thêm rằng, NCT ở khu vực thành thị tự nhận thấy có sức khoẻ tốt hơn khu vực nông thôn. Kết quả cũng cho thấy rằng, nhìn chung nam giới cao tuổi có sức khoẻ tốt hơn nữ giới cao tuổi ở tất cả các khía cạnh thể chất và tinh thần. Cụ thể, nam giới cao tuổi tự nhận thấy có sức khoẻ tốt hơn, họ có sức khoẻ tinh thần tốt hơn và ít bị ốm hơn phụ nữ cao tuổi. Kết quả còn cho biết thêm rằng nam giới cao tuổi thường ít bị bệnh mãn tính, ít bị hạn chế các hoạt động hàng ngày hay hạn chế chức năng hoạt động của cơ thể hơn phụ nữ cao tuổi. Tác động của con cái di cư nội địa lên đời sống xã hội của NCT. Từ kết quả của việc phân tích các yếu tố tác động lên đời sống xã hội của NCT thông qua mô hình hồi qui logistic cho thấy rằng ngoài việc có con di cư còn có một số khía cạnh khác tác động tích cực lên đời sống xã hội của NCT. Cụ thể: Con cái di cư sẽ tạo điều kiện tốt hơn để NCT được tham gia các tổ chức xã hội. Tuy nhiên, những NCT ở nhóm tuổi cao sẽ có nhiều khả năng tham gia các tổ chức xã hội hơn nhóm NCT còn lại. Giới tính cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc tham gia các tổ chức xã hội của NCT, cụ thể nam giới cao tuổi có nhiều khả năng tham gia các tổ chức xã hội hơn nữ giới cao tuổi. NCT ở nông thôn có khả năng tham gia các tổ chức xã hội nhiều hơn NCT ở thành phố. Kết quả cũng cho thấy rằng những NCT có trình độ học vấn càng cao thì càng có nhiều khả năng tham gia các tổ chức xã hội hơn những người không đi học hay mới chỉ hoàn thành tiểu học. Nhóm NCT có con di cư nội địa sẽ có nhiều khả năng tự nâng cao đời sống xã hội thông qua việc tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng như đọc báo, nghe đài hay xem tivi hơn nhóm NCT không có con di cư. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những NCT ở nhóm tuổi càng cao sẽ có nhiều khả năng tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng hơn các nhóm còn lại. Nhóm NCT ở thành phố cũng có nhiều khả năng 104 để tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng hơn NCT ở nông thôn. Tuy nhiên, nhóm NCT chỉ sống với vợ/ chồng sẽ có điều kiện tốt hơn để tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng hơn những nhóm còn lại. Nhóm NCT sống trong hộ gia đình có thu nhập càng cao thì càng có nhiều khả năng tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức xã hội của mình hơn nhóm NCT sống trong các hộ gia đình có thu nhập thấp. Một số giải pháp đưa ra nhằm cải thiện đời sống cho NCT Từ kết quả phân tích trên, luận án đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống kinh tế, tình hình sức khoẻ và đời sống xã hội cho NCT, đặc biệt là NCT Việt Nam có con di cư nội địa. Cụ thể: Về khía cạnh kinh tế, cần có những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để người di cư có việc làm ổn định và có thu nhập tốt để qua đó góp phần giảm nghèo cho NCT; cần tạo điều kiện để NCT còn sức khỏe tốt có việc làm có thu nhập để cải thiện cuộc sống; và cần tạo điều kiện hơn nữa để nữ giới cao tuổi được tham gia vào các quyết sách kinh tế của gia đình và cộng đồng. Về khía cạnh sức khỏe, cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ để NCT có được thu nhập đủ để trang trải chi phí khám, chữa bệnh của họ; cần nâng cao ý thức của họ đối với việc tham gia bảo hiểm y tế; cần có các chương trình kiểm tra, kiểm soát và phát hiện sớm các bệnh mãn tính cho người dân ở mọi lứa tuổi. Về khía cạnh xã hội, các tổ chức xã hội cần hoạt động tích cực hơn nữa để mọi NCT, đặc biệt là NCT không có con di cư ở nông thôn cũng như thành phố có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội và tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng. 105 KẾT LUẬN V ĐỊNH HƢỚNG NGHI N CỨU TIẾP THEO 1. Kết luận Nhìn chung, con cái di cư nội địa để kiếm sống có tác động tích cực tới các vấn đề giảm nghèo của các hộ gia đình có NCT thông qua tiền gửi. Dù vậy, tiền gửi về từ con cái di cư làm tăng sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các hộ gia đình có người di cư và không có người di cư. Ngoài ra, những NCT có con di cư còn có đời sống xã hội cao hơn những NCT không có con di cư. Tuy nhiên, luận án chưa tìm thấy có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa việc con cái di cư nội địa và vấn đề sức khỏe về thể chất và tinh thần của NCT. Qua việc phân tích tác động của con cái di cư nội địa lên đời sống của NCT, luận án đã đạt được một số kết quả như sau: Thứ nhất, luận án đã tổng hợp được một số lí thuyết cơ bản về di cư, các loại hình di cư diễn ra trên thế giới và ở Việt Nam cũng như nguyên nhân cơ bản của di cư. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm hiểu được khái niệm về NCT, đặc điểm và đóng góp của NCT đối với gia đình và cộng đồng. Thứ hai, luận án cũng tổng hợp được các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhằm phân tích tác động của việc con cái di cư lên đời sống của NCT ở ba khía cạnh kinh tế, sức khỏe và xã hội. Qua đó luận án cũng xác định được “khoảng trống” nghiên cứu. “Khoảng trống” đó chính là việc các nghiên cứu trong nước mới chỉ dừng lại ở việc phân tích mối quan hệ giữa di cư quốc tế lên khía cạnh tăng thu nhập và giảm nghèo của NCT. Chưa có nghiên cứu nào phân tích tác động của di cư nội địa lên đời sống của NCT về tất cả các khía cạnh kinh tế, sức khỏe và xã hội. Từ việc nghiên cứu lí thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, luận án xây dựng được khung lí thuyết và đã đưa ra được mô hình nghiên cứu nhằm phân tích tác động của con cái di cư nội địa lên đời sống NCT Việt Nam một cách toàn diện về cả ba khía cạnh kinh tế, sức khỏe và xã hội. Cụ thể, con cái di cư tác động lên đời sống kinh tế của NCT ở các khía cạnh giảm nghèo cũng như vấn đề bất bình đẳng về thu nhập. Liên quan đến khía cạnh sức khỏe, luận án nghiên cứu tác động của con cái di cư nội địa lên sức khỏe thể chất và tinh thần của NCT. Ở khía cạnh đời sống xã hội của NCT, luận án phân tích tác động của con cái di cư nội địa lên vấn đề tham gia các tổ chức xã hội của NCT và vấn đè tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức xã hội của NCT. Thứ ba, luận án đã tổng hợp phân tích thực trạng về di cư nội địa, đặc điểm của NCT Việt Nam cũng như thực trạng đời sống kinh tế, sức khỏe và xã hội của NCT Việt Nam khi con cái di cư nội địa. 106 Thứ tư, luận án sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua việc ứng dụng mô hình hồi qui logistic và đưa ra kết quả cho thấy rằng việc con cái di cư có tác động tích cực lên đời sống kinh tế và xã hội của NCT nhưng chưa tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa sức khoẻ thể chất và tinh thần của NCT và con cái di cư nội địa. Cuối cùng, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho NCT, đặc biệt là NCT có con di cư. Các giải pháp bao gồm một số giải pháp nhằm cải thiện đời sống kinh tế cho NCT như: việc tạo điều kiện thuận lợi để người di cư có việc làm và thu nhập tốt, tạo điều kiện để NCT có việc làm và có chính sách an sinh tốt hơn cho NCT. Một số giải pháp nhằm cải thiện sức khỏe cho NCT bao gồm: việc nâng cao ý thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân ở mọi lứa tuổi để đảm bảo cho tuổi già có sức khỏe tốt, vấn đề phát hiện, kiểm soát các bệnh mãn tính cho người dân, đặc biệt là NCT Các giải pháp nhằm nâng cao đời sống xã hội của NCT như tạo điều kiện tốt hơn để NCT, đặc biệt là NCT gặp hoàn cảnh khó khăn về kinh tế được tham gia các tổ chức xã hội hay tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng; cần tạo điều kiện tốt hơn để phụ nữ cao tuổi được tham gia các tổ chức xã hội nhằm nâng cao vị thế cho người phụ nữ trong gia đình và xã hội. 2. Địn ƣớn n ên ứu t ếp t eo Ngày nay, trong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra nhanh ở Việt Nam, cùng với dòng lao động di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị và các khu đô thị kiếm sống đã tác động không nhỏ tới đời sống NCT Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề tác động của người di cư nội địa lên đời sống của NCT sẽ đầy đủ và toàn diện hơn khi có các nghiên cứu tiếp theo nhằm làm rõ được các vấn đề sau: Đối với khía cạnh kinh tế: Việc đánh giá tác động của di cư nội địa tới giảm nghèo và vấn đề bình đẳng trong phân phối thu nhập của NCT trong các hộ gia đình có người di cư nội địa nhận được tiền gửi sẽ rõ hơn khi có được thông tin liên quan đến việc phân bổ khoản tiền gửi cho các thành viên trong hộ gia đình. Ngoài ra, những tác động về khía cạnh kinh tế mới chỉ dừng lại ở đánh giá cho năm 2012 vì hạn chế về mặt số liệu liên quan đến tiền gửi về từ di cư nội địa ở các cuộc khảo sát VHLSS của các năm 2014 và 2016 nên chưa thấy được xu thế tác động rõ ràng của di cư nội địa lên đời sống kinh tế của NCT Việt Nam. Vì vậy, đây là những khoảng trống để phát triển các nghiên cứu tiếp theo nhằm nghiên cứu tác động của di cư nội địa lên đời sống cá nhân NCT Việt Nam theo thời gian. Đối với các vấn đề về sức khỏe, vì hạn chế về mặt dữ liệu nghiên cứu nên luận án chưa tìm ra được bằng chứng để chứng minh tác động của con cái di cư nội địa lên các khía cạnh sức khoẻ thể chất và tinh thần của NCT có con di cư nội địa. Đây cũng là một khoảng trống để các nghiên cứu tiếp theo nghiên cứu bổ sung tác động của di cư nội địa lên khía cạnh sức khỏe về thể chất và tinh thần của NCT. 107 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ Đ CÔNG BỐ 1. Trần Thị Trúc (2016), “Đời sống xã hội của người cao tuổi Việt Nam khi con cái di cư”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 29 (2016), tr. 61-63. 2. Nguyen Van Cong and Tran Thi Truc (2016), “The impact of Domestic remittances on left-behind older people in Vietnam” Journal of Economics & Development, Vol. 18 (2016), pp. 30-40. 3. Tran Thi Truc (2017), “The impact of internal migration on the social aspects of the elderly left behind of Vietnam”, International Research Journal, No. 04 (58) 2017, pp. 134-139. 4. Tran Thi Truc (2017), “Internal mobility children and the factors impact on the health of the elderly left behind in Vietnam”, International Journal of Research in Economics and Social Sciences, Vol.7, July 2017. pp. 203-220. 5. Tran Thi Truc (2017), "The impact of migration children on the health of the elderly left behind", Omega Science, pp. 27-33. ULR: russia.com/SBORNIKI/KON-166-1.pdf 108 DANH MỤC T I LIỆU THAM KHẢO 1. Amar Iqbal Anwar and Mazhar Yaseen Mughan (2012), “Motives to remit: some mocroeconomic evidence from Pakistan”, Economic Bulletin. Vol. 32. pp. 574-585. 2. Andrea Gallina (2007), “Migration and development linkages in Ecuardo”. Federico Caffe Center research reports. 3. Anna Lindley (2008), “Conflict-induced migration and remittances: Exploring conceptual frameworks”, Working paper series, No47. 4. Antman M. Francisca (2010), Elderly care and intrafamily resource allocation when children migrate. 5. Antman M. Francisca (2011), How does child migration affect the health of elderly parents left behind? Evidence from Mexico. 6. Antman M. Francisca (2012), The impact of migration on family left behind. IZA DP. No. 6374. 7. Antman M. Francisca (2013), How Does International Migration A ect the Health of Elderly Parents Left Behind? Evidence from Mexico, Working Paper. 8. Arber, Sara and Ginn (1991), Gender and later life: A sociological analysis of resources and constraints. 9. Armando Barrientos (2005), Non-contributory pensions and poverty reduction in Brazil and South Africa. 10. Baozhen Luo (2009), The Impact of Rural-Urban Migration on Familial Elder Care in Rural China, Dissertation, Georgia State University. ULR: 11. Barbieri Magali (2006), Doi Moi and the Elderly: Intergenerational support under the strain of reforms. Paper prepared for presentation at the 2006 Population of America Association Meeting, Los Angeles. 12. BEN JELILI Riadh (1998), Rural-urban migration: on the Harris-Todaro model. 13. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA) (2016), “Báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Luật Người cao tuổi”. 14. Brauw Alan De và Tomoko Harigaya (2007), „Seasonal Migration and Improving Living Standards in Vietnam‟, American Journal of Agricultural Economics, Vol. 89, No. 2, pp. 430-447. 109 15. Bussarawan Teerawachitchainan (2010), "Health perception and reporting among the Vietnamese elderly: Implication for understading gender differences in old-age health outcomes”. 16. Cameron and Cobb-Clark (2005), Do coresidency with and financial transfers from children reduce the need for elderly parents to work in developing countries?. The Australian National University. Center for Economic Policy Research. DP No. 508. 17. Carla Cachadinha., et al (2011), Social participation of community living older persons: importance, determinants and opportunities, Conference paper 2011. 18. Chun-Wing Tse (2013), „Migration and Health outcomes of left-behind elderly in Rural China.‟ Electronic copy available at: 19. Đặng Nguyên Anh (1997), “Về vai trò của di cư Nông thôn-đô thị trong sự nghiệp phát triển nông thôn hiện nay”. Xã hội học số 4 (60), 1997. 20. Diana Cheianu-Andrei. et al (2011), Specific needs of children and elderly left behind as a consequence of migration. 21. Dự án VIE022 và nhóm nghiên cứu (2012), Điều tra về người cao tuổi Việt Nam, năm 2011: Các kết quả chủ yếu. 22. Erika Arenas and Jenjira Yahirun (2011), “Left Behind: The Effects of Offspring‟s Migration on Parental Mental Health in Mexico”. 23. Fan C. Simon, and Oded Stark (2008), „Rural-to-urban migration, human capital, and agglomeration‟, Journal of Economic Behavior & Organization 68, - pp. 234–247. 24. Fields S. Gary (1975), “Rural - urban migration, urban unemployment and underemployment and job search activity in LDCs”, Journal of Development Economics 2 , pp. 165-137. Q North-Holland Publishing Company. 25. Friedman, J., Knodel, J., Bui The Cuong, and Truong Si Anh (2002), “Gender and Intergenerational Exchange in Vietnam”. PSC Research Report No.02-529, Population Studies Center (PSC), University of Michigan. 26. G. Clare Wenger., et al (2003), Families and migration: older people from South Asi”. South Asia Comparative Report. 27. Gail Grant (2009), The impact of adult children‟s migration on wellbeing in later life: voices from Moldova, Center for Research on ageing, School of Social Science, University of Southampton, UK. CRA Discussion Paper No.0902. 110 28. Gautam Tika Ram (1999), “Migration and the problem of old age people in Nepal.” Dhaulagiri Journal of Sociology and Anthropology Vol.2. pp. 145-160. 29. Giang Thanh Long and Hoang Chinh Thon (2013), “Cash transfer for the most vulnerable and poor elderly people in Vietnam: an ex-ante impact evaluation”. Journal of Economics and Development Vol. 15, No.3, December 2013, pp. 22 – 35. 30. Giang Thanh Long and Wade D. Pfau (2007), The elderly population in Vietnam during Economic Transformation: an overview, Munich Personal RePEc Archive. 31. Giang Thanh Long and Wade D. Pfau (2008), The vulnerability of the ederly households to poverty: Determinants and Policy implication for Vietnam, Vietnam development forum. 32. Giang Thanh Long and Wade D. Pfau (2009a), “Aging, Poverty and the role of a social pension in Vietnam”. Development and change. Vol. 40. P. 333-360. 33. Harris R. John and Todaro P. Michael (1970), “Migration, unemployment and development: a two-sector analysis”. American Economic Review, vol. 60, no.1, pp.126-142. 34. Helena R. Swanson-Nystrom (2010), The role of social protection programs in remittance-centered development policy: A case study of Morocco. 35. HelpAge International and UNICEFT (2010), Staying behind: the effects of migration on older people and children in Moldova. 36. Hillel Rapoport and Frederic Docquier (2005), “The Economics of migrants‟ remittances.” IZA DP. No. 1531. 37. Hongqin Chang và cộng sự (2011), "Labor migration and time use patterns of the left-behind children and elderly in rural China". World development Vol. 39, No.12, pp 2199-2210. 38. Jean-Marie Cour (2001), Di dân, đô thị hoá và phát triển nông thôn tại Việt Nam, Paris: Bộ Ngoại Giao Pháp, ISTED. 39. Jessaine Soraya C. Sugui, et al (2007), Oversea workers, remittances and household welfare in the Phillipines. 6 th PEP Reseach network general meeting. Lima Peru. 40. Jessica Hagen-Zanker and Melissa Siegel (2008), A critical discussion of the motivations to remit in Albania and Moldova. 111 41. John Gibson., et al (2009), The Impacts of International Migration on Remaining Household Members: Omnibus Results from a Migration Lottery Program. 42. John Giles and Ren Mu (2006), “Elder Parent Health and the migration decision of Aldult children: Evidence from rural China”, IZA DP No. 2333. 43. John Knodel., et al. (2007), “Migration and intergenerational solidarity: Evidence from Rural Thailand”. UNFPA Thailand. Papers in population aging No.2. 44. Junhui Qian (2014), Dealing with endogeneity. ULR: https://www.google.com.vn/search?q=how+to+treat+endogeneity&oq=how+to+trea t+the+endog&aqs=chrome.2.69i57j0l2.19401j0j4&sourceid=chrome&ie=UTF-8. 45. Kevin Honglin Zhang, and Shunfeng Song (2003), “Rural-urban migration and urbanization in China: evidence from time-series and cross-section analysis”, China Economic Review, Vol. 14, pp. 386-400. 46. Khuon Chandore (2010), Impact of migration on older age parents: Preliminary findings from two communes of Battambang province, Cambodia. 47. Knodel J., and Truong Si Anh (2002), “Vietnam‟s Older Population: The View from Census”. PSC Research Report No.02-523, Population Studies Center (PSC), Institute for Social Research, University of Michigan. 48. Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm (2011), Từ nông thôn ra thành phố: tác động kinh tế-xã hội của di cư ở Việt Nam. Nhà xuất bản Lao động. 49. Lewis W.A. (1954), “Economic development with unlimited supplies of labour”. The Machester School. Vol 22, issue 2, Version of Record online: 21 APR 2008 50. Long T. Giang and Wade D. Pfau (2009), “Vulnerability of Vietnamese elderly to poverty: determinants and policy implications”, Asian Economic Journal, vol. 23. No. 4, 419-437. 51. Lucas and Stark (1988), “Motivations to remit: Evidence from Botswana”. Journal of Political Economy. Vol. 93. Pp. 901-918. 52. Lucas, Robert E.B (1987), “Emigration to South Africa‟s mines”, American Economic Review, 77(3): 313-30. 53. Lưu Bích Ngọc (2016), Chuyên khảo Di cư trong nước và đến các thành phố lớn của Việt Nam giai đoạn 2004-2014 và dự báo tới 2025, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 112 54. Manuel Orozco (2005), International financial flows and worker remittances: best practices. 55. Marcus Bohme, et al (2013), Alone but Better Off? Adult children migration and Health of Elderly parents in Moldova. Kiel working papers. Kiel Institute for the World Economy. 56. Marian S. Samson (2011), An analysis of remittance tendencies of Phillipine migrant workers. 57. Maricar Paz M. Garde., et al (2006), The implications of remittances to Filipino households‟ labor participation, welfare and inequality. PMMA Network Session Paper. 58. Matcha Farrant., et al (2006), Migration and development: Opportunities and challenges for policymakers, International Organization for Migration. No. 22. 59. Melanie A. Abas, et al (2008), “Rural-urban migration and depression in aging family members left behind”. The Bristish Journal of Psychiatry. Page. 54-60. 60. Nguyễn Đình Cử và Phạm Đại Đồng (2014), Di cư nông thôn – đô thị ở Việt Nam: đôi điều bàn lại.. Ngày 20/11/2014 tại địa chỉ: http:// www.khoathongke.neu.edu.vn/ViewNCKH.aspx?ID=43 61. Nguyễn Đình Long, Nguyễn Thị Minh Phượng (2013), “Lao động nông thôn di cư ra thành thị: thực trạng và khuyến nghị”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 193 tháng 7/2013. 62. Nguyen Viet Cuong (2008), Impact of international and internal remittances on household welfare: Evidence from Vietnam. MPRA paper No. 25770, posted 10. October 2010. 63. Nguyen Viet Cuong (2014), “Impact evaluation of development programes and policies: Experiences from Vietnam”. MPRA paper No. 60919, posted 26. December 2014. 64. Nguyen Viet Cuong, et al (2011) “The impact of international remittances on income, work efforts, poverty and inequality: Evidence from Vietnam”. MPRA paper No. 50313, posted 01 October 2013. 65. Peter Loebach (2011), Crossing border, crossing seas: the Phillipines and continuities in migration. 113 66. Pfau. W. D. and Giang L. T (2009b), “Determinants and impacts of international remittances on household welfare in Vietnam”. International social science journal. Vol. 60. pp. 431-443. 67. Pfau. W. D. and Giang L. T (2010), “Remittances, living arrangement and the Welfare of the Elderly in Vietnam”. Asian and Pacific Migration Journal, Vol. 19, No.4, 2010. 68. Phan Diep and Coxhead Ian (2010), “Inter-provincial migration and inequality during Vietnam's transition”, Journal of Development Economics 91, pp.100– 112. URL: 69. Pratikshya Bohra-Mishra (2011), “Motivation to remit: evidence from Chitwan, Nepal”. 70. Ramesh., et al (2011), Impact of migration children on health and health care- seeking behavior of elderly left behind. 71. Randall Kuhn., et al (2011), “The effects of Children‟s migration on Elderly Kin‟s Health: A counterfactual approach”, Demography, 2011, No48. – pp.183–209. 72. Renard Robrecht (1984), “Rural-to-urban migration and the shadow wage in LDCs”, European Economic Review 24, pp.401-407. 73. Ronald R. Kumar (2010), Do remittances matter for economic growth of the Phillipines? An investigation using Bound test analysis. 74. Sang Le Thanh (2007), Urban Migration in Pre- and Post-Reform Viet Nam: Macro Patterns and Determinants of Urbanward Migration, the 1984-1989 and 1994-1999 Periods, Fuzhou, Fujian, China: Fujian Normal University, pp.33. 75. Sharon Wray and Michelle L Bartholomew (2006), “Older African Caribbean women: the influence of migration on experience of health and well-being in later life”, Research and policy planning 24 (2): 103-119. 2006 SSRG. 76. Sochanny Hak., et al (2011), Consequence of internal and cross-border migration of adult children for their older parents in Cambodia: a Micro level analysis. Population study center. University of Michigan. Institute for social research. Research report. 77. Tobias Stohr (2013), Intra-family migration decision and elderly left behind, Kiel working papers. 114 78. Todaro P. Michael (1969), “A model of labor migration and urban unemployment in less developed countries”. The American economic review. Vol 59. Pp 138-148. 79. Tổng cục Thống kê và UNFPA (2016), Điều tra Di cư nội địa quốc gia 2015: Các kết quả chủ yếu, Nhà xuất bản Thông tấn. 80. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2011), Chuyên khảo về di cư và đô thị hóa: thực trạng, xu hướng và những khác biệt. 2011. ULR: www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=13313. 81. Tổng cục Thống kê Việt Nam và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) (2016), Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014: Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam ULR: %C3%B4-th%E1%BB%8B-h%C3%B3a-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam 82. Tổng cục Thống kê Việt Nam và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) 2005), Điều tra Di cư Việt Nam năm 2004: Di dân và Sức khỏe. ULR: http:// vietnam.unfpa.org/sites/asiapacific/files/pub-pdf/DidanvaSuckhoe_ GSO1206_v.pdf 83. Truong Si Anh, Bui The Cuong, Daniel Goodkind, and John Knodel (1997), “Living Arrangements, Patrilinelity, and Sources of Support among Elderly Vietnamese”. Asia-Pacific Population Journal, Vol.12, No. 4, December 1997: 69-88. 84. UNFPA (2011), Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách. 85. UNFPA and HelpAge International (2012), Aging in Twenty-first Century: A Celebration and A Challenge. ULR: https://www.unfpa.org/sites/default/files/pub- pdf/Ageing%20report.pdf. 86. United Nations Development Programme (UNDP) (2009), Human Development Report 2009, Overcoming barriers: Human mobility and development. 87. United Nations Vietnam (2010), Di cư trong nước và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam: Kêu gọi hành động. 88. Uỷ ban về Các vấn đề xã hội của Quốc Hội (2015), Già hoá dân số và chăm sóc người cao tuổi dựa cào cộng đồng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Hồng Đức. 89. Victoria A. Velkoff. (2001), Living arrangement and well-being of the older population: future research directions. ULR: 115 90. Wei Lu (2011), Left-behind children in rural China: Research based on the use of qualitative methods in Inner Mogolia. 91. Williamson, J. G (1988), “Migration and urbanization”, In H. Chenery, & T. N. Srinivasan (Eds.), Amsterdam: Elsevier- North-Holland”, Handbook of development economics, vol.I, - pp. 425- 465. 92. Xiang Biao (2006), “How far are the left-behind left behind? A preliminary study in Rural China”. Population, Space and Place, pp.179-191. Published online 7 December 2006 in Wiley InterScience. 93. Zhang Heather Xiaoquan, Mick. P Kelly, Catherine Locke, Alexandra Winkles, and Neil. W Adger (2001), „Migration in a transitional economy: Beyond the planned and spontaneous dichotomy in Vietnam‟, CSERGE Working Paper GEC 01-01. 94. Quốc hội (2009), Luật Người Cao Tuổi Việt Nam, truy cập 12 tháng 5 năm 2018 từ: https://vndoc.com/luat-nguoi-cao-tuoi-so-39-2009-qh12/download 116 PHỤ LỤC P ụ lụ 1. Câu ỏ l ên qu n đến n ƣờ ƣ nộ đị và t ền ử về từ ƣ nộ đị o á ộ đìn tron uộ K ảo sát mứ sốn ộ đìn V ệt N m(VHLSS) năm 2012 - Mụ 1B_4A2_1B -12. 117 118 Phụ lục 2. Các Mục hỏi liên quan đến người cao tuổi Việt Nam được trích trong Khảo sát Người cao tuổi Việt Nam (VNAS) năm 2011 119 120 121 122 123 124 125

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_di_cu_noi_dia_toi_doi_song_cua_nguoi_ca.pdf
  • docxLA_TranThiTruc_E.docx
  • pdfLA_TranThiTruc_Sum.pdf
  • pdfLA_TranThiTruc_TT.pdf
  • docxLA_TranThiTruc_V.docx
Luận văn liên quan