Luận án Tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay

Để tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, trước mắt cần tập trung giải quyết tốt mấy vấn đề sau: Một, hoàn thiện hệ thống pháp luật để pháp luật thực sự trở thành hành lang pháp lý đảm bảo cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh hoạt động một cách bình đẳng, công khai, minh bạch. Hai, tránh sự chồng chéo, trùng lặp trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ba, đảm bảo pháp luật bám sát thực tiễn, tính khả thi cao, Bốn, nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định trong việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Năm, căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm để có chế tài xử lý đủ sức răn đe, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò của các cơ quan quyền lực nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong việc giám sát, thực thi đạo đức kinh doanh

pdf168 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, tổ chức sản xuất - kinh doanh; có ý thức cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng khách hàng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội; tham mưu cho Nhà nước về đường lối, chiến lược và sách lược kinh tế, đề xuất các giải pháp và là cầu nối cho Nhà nước trong các quan hệ đối ngoại, trong ngoại giao nhân dân. Để xây dựng môi trường kinh doanh và đội ngũ doanh nhân có văn hóa, các cấp , các ngành phải tạo mọi điều kiện giúp cho người sản xuất, kinh doanh nắm vững những kiến thức về luật pháp và tôn trọng luật pháp, đặc biệt là luật kinh doanh trong nước cũng như quốc tế. Đó là những "luật chơi" 129 trên thương trường mà nếu không hiểu và tôn trọng nó, doanh nhân không thể được xem là người kinh doanh có văn hoá. Đặc biệt, doanh nhân còn phải không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về những vấn đề chính trị - xã hội, về nghệ thuật, tôn giáo, môi trường, về lối sống và lẽ sống Chỉ khi có được phông văn hóa rộng, nhà kinh doanh mới thực sự làm chủ được đồng tiền và làm giàu một cách có văn hoá, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và giữ gìn được những di sản của văn hoá dân tộc. Chẳng hạn, chúng ta muốn hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp Hàn Quốc thì chúng ta phải biết văn hóa kinh doanh của họ: Văn hóa nhiệt huyết; văn hóa nhân hòa; văn hóa trung thực; văn hóa tập thể v.v.có như vậy hiệu hợp tác quả mới cao, lợi nhuận đưa lại nhiều. Thực tế cho thấy, thể chế nào doanh nhân ấy; vì thế, bên cạnh nỗ lực của bản thân doanh nhân, cần đẩy mạnh tính hợp lý của cơ chế, sự hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật, tầm nhìn và trình độ của những nhà quản lý ở cấp vĩ mô, nâng cao vị trí xã hội của doanh nhân và khắc phục những thành kiến không công bằng vẫn tồn tại trong xã hội bấy lâu nay. Bằng các hình thức và biện pháp giáo dục, đào tạo để nâng cao kiến thức văn hoá cho các nhà kinh doanh qua đó giúp họ nâng cao nhận thức và hành động; thông qua truyền thông, thông qua các chương trình văn học nghệ thuật, thông tin nghe nhìn, giải trí, du lịch, câu lạc bộ... để giúp những người làm kinh tế, kinh doanh nhất là những người chủ chốt không ngừng nâng cao phông văn hóa của mình. Để xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh và đội ngũ doanh nhân có văn hóa đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết chống tư tưởng, hành vi thiếu văn hóa, thiếu đạo đức trong sản xuất, kinh doanh. Chủ tịch Hồ Chí Minh ví “xây” và “chống” như hai bánh xe vững chắc. Muốn “xây” thành công thì phải “chống” triệt để . “Xây” phát triển mạnh mẽ thì đối tượng “chống” sẽ được xóa bỏ tận gốc. Do đó các cơ quan quản lý cần có những biện pháp xử lý thật nghiêm minh đối với những doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh với mức phạt tương xứng tính chất, mức độ tác hại của hành vi, đủ sức răn đe đối với những người khác. Không thể tiếp tục tình trạng doanh nghiệp buộc người 130 lao động làm thêm giờ hàng tuần liền đến mức lao động ngất xỉu mà chỉ bị phạt vài triệu đồng; không thể để tình trạng thực phẩm bẩn cứ được bày bán một cách công khai không được kiểm soát; không thể để cho những người làm ăn thiếu văn hóa phù phép thịt lợn chết thành thịt lợn Mán, lợn Mường hay thịt trâu gác bếp v.v. đã từng diễn ra trong thời gian qua. Chúng ta cũng không thể chấp nhận cách làm ăn thiếu văn hóa của các doanh nghiệp vi phạm quy định bảo vệ môi trường như gây tiếng ồn hay xả hóa chất ra sông làm cá chết hàng loạt, người dân thì không có nước sinh hoạt v.v.Tất cả những hiện tượng này cần phải chấm dứt sớm, trả lại môi trường sống trong sạch cho người dân, cho xã hội. Ba, tôn vinh người sản xuất, inh doanh có đạo đức và văn hóa inh doanh cũng là một trong những nội dung quan trọng của giải pháp này. Để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam hiện nay thì việc tôn vinh người sản xuất, kinh doanh có đạo đức và văn hóa trong nền kinh tế thị trường là việc làm hết sức cần thiết. Bởi lẽ, đạo đức hình thành chủ yếu bằng hai con đường: tự phát và tự giác. Trong con đường tự giác chủ yếu thông qua giáo dục, trong đó nêu gương được coi là một trong những phương pháp hết sức quan trọng. Trong “Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp “Tuần lễ vàng””, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biểu dương những đóng góp hết sức quan trọng về vật chất cũng như tinh thần của người dân nói chung, giới công - thương nói riêng và Người nói một cách đầy tự hào rằng: “Tuần lễ VÀNG sẽ tỏ cho toàn quốc đồng bào và cho toàn thế giới biết rằng trong lúc chiến sĩ Việt Minh trên các mặt trận quyết hy sinh giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do độc lập của nước nhà, thì đồng bào ở hậu phương, nhất là những nhà giàu có, cũng có thể hy sinh được chút Vàng để phụng sự Tổ quốc - Người nói tiếp - Tôi tin rằng, toàn quốc đồng bào, nhất là các nhà giàu có, trong sự quyên giúp này, sẽ xứng đáng với sức hy sinh phấn đấu của các chiến sĩ ái quốc trên các mặt trận” [63,tr.53]. Thực hiện thắng lợi tuần lễ vàng cho thấy “toàn quốc đồng bào làm tròn nghĩa vụ” đạo đức và nghĩa vụ pháp lý của mình. 131 Trong Ý kiến về việc xuất bản loại sách “người tốt, việc tốt” (tháng 6- 1968) Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Việc đưa ra những giải pháp khuyến khích người sản xuất kinh doanh nâng cao đạo đức kinh doanh, coi đây là một trong những tiêu chuẩn để xét tặng các danh hiệu, như “ Sao Vàng Đất Việt” “Bông Hồng Vàng” v.v cũng là việc làm cần thiết; Việc một số địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Thái Nguyên v.v. tổ chức tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu; hay Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Chương trình Vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân “Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững” ( từ năm 2016 đến nay) là hướng đi đúng đắn cần được nhân rộng và phát triển. Với ý nghĩa đó, tôn vinh người sản xuất, kinh doanh có đạo đức và văn hóa kinh doanh, xây dựng một đội ngũ doanh nhân (người sản xuất, kinh doanh) có văn hoá là một trong những giải pháp quan trọng để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. 4.4 . Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho người sản xuất, kinh doanh Trong sự hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách, giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhờ có giáo dục và thông qua giáo dục mà các thế hệ sau có thể lĩnh hội được tri thức mà các thế trước đã tạo ra trên cơ sở đó mà hình thành tri thức mới. Chính V.I.Lênin trong bài Diễn văn tại Đại hội III toàn Nga của Đoàn thanh niên cộng sản Nga dưới tựa đề “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên” có nói: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra” [55]. Trong giáo dục, giáo dục đạo đức đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua giáo dục đạo đức, các yếu tố đạo đức (ý thức, hành vi, quan hệ đạo đức) được hình thành và phát triển một cách nhanh nhất và bền vững nhất. 132 Cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng cần có giáo dục đạo đức: đạo đức của người sản xuất, kinh doanh. Người sản xuất và các doanh nhân cần ý thức rõ về các khái niệm, phạm trù đạo đức cơ bản, phổ biến trong hệ giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cũng như những quan niệm đạo đức mới của thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. Mỗi khi nắm được nội hàm các khái niệm, phạm trù đạo đức cơ bản người sản xuất, kinh doanh sẽ có được hành vi, quan hệ chứa đựng giá trị đạo đức cao, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tuy nhiên hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức cho người sản xuất, kinh doanh phải khác (thậm chí hoàn toàn khác) với hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức trong các nhà trường của chúng ta hiện nay. Đây là điểm cần phải được quan tâm, phải hết sức lưu ý, có như vậy giáo dục đạo đức kinh doanh mới mang lại hiệu quả thiết thực và bền lâu. Đạo đức kinh doanh không xuất phát một cách “tiên thiên”, “tiên nghiệm” hay từ “chân lý tuyệt đối” mà xuất phát từ thực tiễn kinh doanh. Mỗi khi cơ sở kinh tế, sản xuất, kinh doanh có sự thay đổi, đạo đức kinh doanh cũng có những biến đổi nhất định theo quy luật: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Trong “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen có viết rằng: Ngay cả những ảo tưởng hình thành trong đầu óc con người cũng là những vật thăng hoa tất yếu của quá trình đời sống vật chất của họ, một quá trình có thể xác định được bằng kinh nghiệm và gắn liền với những tiền đề vật chất. Như vậy thì đạo đức, tôn giáo, siêu hình học và những dạng khác của hệ tư tưởng cùng với những hình thái ý thức tương ứng với chúng, liền mất ngay mọi vẻ độc lập bề ngoài. Tất cả những cái đó không có lịch sử, không có sự phát triển; chính con người, khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình. Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức v.v 133 Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, thang giá trị nhân cách, giá trị đạo đức truyền thống có sự thay đổi nhất định, không ít chuẩn mực đạo đức mới được hình thành, không ít giá trị nhân cách mới xuất hiện, được chấp nhận và thậm chí tôn trọng. Chẳng hạn coi trọng khoa học, công nghệ; coi trọng văn minh trí tuệ và xã hội thông tin; coi trọng năng lực (tài năng) v.v. Trước đổi mới, không ít người dân Việt Nam cho rằng kinh doanh là nghề thấp hèn, thương nhân không được coi trọng, thậm chí nhiều người còn coi thương nhân là những kẻ lừa đảo, làm ăn gian dối, buôn gian, bán lận v.v. Sau đổi mới, xã hội nhìn nhận giá trị của thương nghiệp, thương nhân có khác trước. Người ta bắt đầu tôn vinh những đóng góp của doanh nghiệp, doanh nhân vào sự phát triển kinh tế- xã hội. Số thanh niên chọn nghề kinh doanh chiếm số lượng khá lớn. Số thí sinh dự thi vào các trường ngoại thương, kinh tế chiếm tỉ lệ tương đối cao. Các trường như Đại học Ngoại thương hay Kinh tế quốc dân luôn luôn có điểm tuyển đầu vào ở tốp cao trong các kỳ tuyển sinh quốc gia. Đảng ta cũng đã có một số nghị quyết bàn về doanh nghiệp, doanh nhân, như Nghị quyết số 09-NQ/TW (ngày 9/12/2011) của Bộ Chính trị Khóa XI về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân iệt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trong đó có khẳng định: Cùng với sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đội ngũ doanh nhân nước ta đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Đội ngũ doanh nhân trong khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày một trưởng thành, chất lượng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. 134 Đội ngũ doanh nhân trong khu vực ngoài nhà nước ngày càng đông đảo, thể hiện tính năng động, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đội ngũ doanh nhân đã phát huy tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm với xã hội, từng bước nâng cao được uy tín, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nhiều doanh nhân đã tích cực tham gia các chương trình xã hội, chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, gắn bó hơn với giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký Quyết định số 990/QĐ- TTg (ngày 20/9/2004) lấy ngày 13 tháng 10 là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”- ngày này cách đây mấy chục năm về trước ( ngày 13/10/1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư gửi cho giới Công thương Việt Nam, bức thư có đoạn: Hiện nay Công thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích lợi quốc dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng [62, tr.4] - cho thấy Đảng , Nhà nước ta rất coi trọng vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân. Một trong những yêu cầu, quan điểm chỉ đạo của việc kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam được quy định trong Quyết định số 990/QĐ-TTg (ngày 20/9/2004) là: Giáo dục truyền thống yêu nước, tự cường, chủ động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, động viên phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, nâng cao kỷ luật, đạo đức, văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân. Trong bài “Sức mạnh doanh nhân Việt Nam” đăng ở báo Nhân Dân điện tử (ngày 12-10-2020, 02:20), hiện nay Việt Nam đã có hơn 800 nghìn doanh nghiệp, khoảng 5, 2 triệu hộ kinh doanh, số lượng đội ngũ doanh nhân đã lên đến hơn 5 triệu người, đóng góp hơn 60% GDP, với khoảng 70% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút hàng chục triệu lao động. 135 Vấn đề đặt ra ở đây là Đảng, Nhà nước thông qua các hình thức giáo dục khác nhau, nhất là qua phương tiện thông tin đại chúng làm cho mọi người dân, nhất là các doanh nhân thấy được những đóng góp to lớn của họ qua đó khơi dậy tinh thần yêu nước, truyền thống tốt đẹp của ngành công thương Việt Nam, ý thức vì cộng đồng, ý chí vươn lên, dám nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo và luôn luôn tuân thủ pháp luật trong sản xuất, kinh doanh để đóng góp ngày càng nhiều hơn cho xã hội. Phương pháp giáo dục có thể có nhiều, nhưng phương pháp nêu gương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền thanh, truyền hình là vô cùng hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp theo Điều 2, Quyết định số 990/QĐ-TTg (ngày 20/9/2004) của Thủ tướng Chính phủ về thành lập “Ngày doanh nhân Việt Nam” phải được coi là một trong những giải pháp hoàn toàn cần thiết. Để thực hiện giải pháp này, đòi hỏi các chủ thể giáo dục đạo đức kinh doanh, trực tiếp là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hội Doanh nhân ( Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam; Hội Doanh nhân Nữ Việt Nam, Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam, Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam v.v.) phải phát huy cao độ vai trò của mình trong chỉ đạo, trong thực hiện giáo dục đạo đức kinh doanh, biểu dương, khen thưởng đối với các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 136 Việc trao tặng các giải thưởng, như Giải thưởng chất lượng quốc gia (là giải thưởng cấp Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho tổ chức, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh); Giải thưởng Sao Đỏ (giải thưởng dành cho các doanh nhân tuổi dưới 45) v.v.góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh của giới doanh nhân đối với xã hội và trở thành biểu tượng thành đạt, niềm tự hào của doanh nhân Việt Nam. Một trong những chủ trương lớn sắp tới của Đảng ta đã được ghi trong “Dự thảo các văn iện trình Đại hội XIII của Đảng” (tài liệu sử dụng tại đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương, tháng 4-2020, tr.54-55) là: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần dân tộc, có văn hóa, đạo đức và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nhân cống hiến tài năng, kinh doanh lành mạnh. Tôn vinh, khen thưởng kịp thời những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Khuyến khích doanh nhân thực hiện trách nhiệm xã hội và tham gia phát triển xã hội. Coi trọng đối thoại, lắng nghe, tạo môi trường thuận lợi cho khởi nghiệp sáng tạo, phát triển sản xuất, kinh doanh. Chủ trương này cho thấy Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến phát triển đội ngũ doanh nhân cả về số lượng lẫn chất lượng; một đội ngũ doanh nhân có văn hóa, có đạo đức và kinh doanh giỏi; Quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội, đến sự đóng góp của họ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Một trong những đặc trưng cơ bản của các phạm trù đạo đức là tính phân cực. “Cái thiện” luôn luôn được đặt trong mặt đối lập với nó là “cái ác”; “lương tâm” đặt trong mặt đối lập với “vô lương tâm”; “hạnh phúc” đặt trong mặt đối lập với “bất hạnh” v.v. Do đó cùng với việc biểu dương, ca ngợi cái thiện, cái tốt, cái đẹp v.v. đòi hỏi chúng ta cũng phải tăng cường giáo dục cho nhân dân nói chung, các nhà sản xuất, kinh doanh nói riêng biết được đâu là cái ác, cái vô lương tâm, thiếu trách nhiệm, cái bất hạnh v.v. để lên án, để loại trừ nó ra khỏi môi trường văn hóa đạo đức, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp. 137 Điểm trước tiên mà chúng ta cần phải giáo dục cho các nhà sản xuất, kinh doanh là tính trung thực, tránh tư tưởng và hành vi “vị kỷ”, “vị lợi” là chạy theo lợi ích cá nhân, xem thường lợi ích cộng đồng, xã hội. Trong “Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam” (ngày 24-3-1961), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. “Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy”. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô, v.v.. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, của chủ nghĩa xã hội. Vì cá nhân chủ nghĩa nên đặt lợi ích riêng trên lợi ích chung, rồi sinh ra vô tổ chức, vô kỷ luật, tham danh vọng, bè phái, tham ô, lãng phí, quan liêu [62, tr.13]. Do đó, giáo dục cho các nhà sản xuất, kinh doanh nhận biết chủ nghĩa cá nhân và kiên quyết chống lại nó, chống tư tưởng “vị kỷ” phải là việc làm đầu tiên, không thể thiếu được. Điểm thứ hai là giáo dục ý thức, tinh thần tập thể, trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; phê phán, lên án ý thức, hành vi “vị kỷ”, “vị lợi”. Chủ nghĩa tập thể là một trong những nguyên tắc của đạo đức mới - đạo đức cách mạng.Với tư cách là thành viên của cộng đồng, của xã hội, nhà sản xuất, kinh doanh phải có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, vì đó là môi trường xã hội để cho mình tồn tại và phát triển. Không có môi trường xã hội này thì hoạt động sản xuất, kinh doanh không thể tiến hành được. Khác với triết lý: “Mọi người vì mình, Chúa vì tất cả”, đạo đức mới đề cao triết lý: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Mọi thành viên trong xã hội không chỉ phải có trách nhiệm với bản thân mình mà phải có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Mọi quan niệm, hành vi đi ngược lại lợi ích của cộng đồng đều bị lên án, đều bị phê phán. Ngay từ khi còn là một học sinh trung học, C.Mác đã từng quan niệm: Nếu con người chỉ lao động cho bản thân mình thì người đó có thể trở thành một nhà khoa học nổi tiếng, một triết gia vĩ đại, một nhà thơ tuyệt vời, nhưng không bao giờ người đó có thể trở thành một người thật sự hoàn thiện và vĩ 138 đại. Ông nói tiếp: “Lịch sử công nhận là những vĩ nhân chỉ những ai bằng lao động vì mục tiêu chung, tự bản thân mình trở nên cao đẹp hơn; kinh nghiệm ca ngợi những ai đem lại hạnh phúc cho một số lượng người nhiều nhất là người hạnh phúc nhất”. Ở đây, C.Mác đã xác định trách nhiệm đối với xã hội, đối với cộng đồng của những con người chân chính. Theo C.Mác, con người sống là phải vì cộng đồng, vì xã hội chứ không phải chỉ có vì mình. Mỗi một khi chúng ta lao động vì cộng đồng, xã hội, vì mục tiêu chung thì điều mà chúng ta cảm nhận được không phải là một niềm vui thảm hại, hạn hẹp, vị kỷ, mà niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng triệu người, lúc đó sự nghiệp của chúng ta tuy có một cuộc sống thầm lặng nhưng có hiệu lực vĩnh hằng. Điểm thứ ba là giáo dục ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, ý chí tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm dám chịu trách nhiệm. Người sản xuất, kinh doanh có đạo đức phải là người chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện nghiêm túc pháp luật kinh doanh nhất là trong các lĩnh vực pháp luật về thuế, môi trường và lao động. Với tư cách là một công dân, người sản xuất, kinh doanh phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Không tuân thủ pháp luật, làm ăn gian dối, không dám chịu trách nhiệm trước hành vi sai trái của mình là trái với đạo đức xã hội nói chung, đạo đức kinh doanh nói riêng. Thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh sẽ đem lại lợi ích cho chính người sản xuất, kinh doanh, nhất là trong chính sách miễn giảm thuế, chính sách thúc đẩy đầu tư v.v. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, đòi hỏi người sản xuất, kinh doanh phải được giáo dục, rèn luyện đức tính dũng cảm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Khi gặp khó khăn, thậm chí là thất bại cũng không được sụt giảm ý chí mà phải vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách để đạt được mục tiêu của mình. Có thể nói, con đường thành công nào cũng có những hố sâu thất bại. Chẳng hạn như Harland Sanders ông chủ KFC khởi nghiệp ở tuổi 65, qua 139 1009 lần thất bại mới trở thành triệu phú; Jack Ma - một giáo viên dạy tiếng Anh với số tiền kiếm được khoảng 12 USD/tháng đã trở thành ông chủ tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc sở hữu khối tài sản có giá trị lên tới 23,3 tỷ USD cũng là người đã từng trượt 3 lần trong kỳ thi ở cấp hai và đã ứng tuyển vào 30 công việc khác nhau và đều liên tục bị từ chối v.v. Các tỷ phú Việt Nam như Phạm Nhật Vượng, Trịnh Văn Quyết, Đoàn Nguyên Đức, Đặng Lê Nguyên Vũ v.v. cũng là những người gặp không ít khó khăn trước khi thành đạt. Do đó giáo dục đức tính kiên trì, dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận rủi ro để thành công là việc làm hết sức cần thiết. Điểm thứ tư là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống cho người sản xuất, kinh doanh. Dù là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội hay môi trường nhân tạo đều là điều kiện không thể thiếu được đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Do đó, thiếu ý thức bảo vệ môi trường sống là điều rất đáng bị phê phán, lên án. Hiện nay môi trường xã hội, môi trường văn hóa của chúng ta còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh; tệ nạn xã hội và một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng; đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại; một số cơ quan truyền thông có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích, chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận và xây dựng con người Việt Nam phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật. Trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, có một phần không nhỏ đến từ lĩnh vực kinh doanh thông tin, giải trí - nhất là trong quảng cáo. Một số ít trong ngành dịch vụ này đã vì chạy theo lợi ích kinh tế một cách đơn thuần, đã lợi dụng sự thiếu đầy đủ trong hệ thống pháp luật cũng như những bất cập trong môi trường kinh doanh v.v. đã tìm đủ mọi cách để làm giàu một cách bất chính, thiếu đạo đức. Việc các website: tongthachhoan.com, vientansoi.com, facebook.com/TongThachHoan,... có nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên tán sỏi Tống Thạch Hoàn không đúng 140 bản chất, lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo đã bị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo là một trong số đó. Bên cạnh môi trường xã hội còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, môi trường tự nhiên của nước ta cũng đang bị ô nhiễm nặng, có nơi nghiêm trọng. Nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống người dân. Nạn ô nhiễm môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay do nhiều nguyên nhân mà một phần không nhỏ là do con người gây ra, trong đó không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh là thủ phạm chính. Để khắc phục tình trạng trên, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giúp cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh hiểu được tầm quan trọng của môi trường đối với sự sống của con người nói chung, với sản xuất, kinh doanh nói riêng là công việc hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. 141 Tiểu kết chƣơng 4 Cả lý luận lẫn thực tiễn đều chứng minh rằng, kinh tế thị trường vừa tác động tích cực, vừa tác động tiêu cực đến đạo đức người sản xuất kinh doanh thông qua lợi ích; cơ chế, chính sách; hệ thống pháp luật; môi trường kinh doanh v.v. Bên cạnh tính trung thực và chữ tín, trách nhiệm xã hội của người sản xuất kinh doanh ngày một nâng cao; tính thượng tôn pháp luật và tôn trọng con người được đảm bảo; ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường được coi trọng v.v. việc nâng cao đạo đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Hiện tượng vi phạm đạo đức trong quá trình sản xuất, kinh doanh vẫn còn tiếp diễn. Quan hệ giữa doanh nhân với người lao động, với khách hàng còn nhiều bất cập; các vụ việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường đang xâm hại nghiêm trọng tới lợi ích của cộng đồng xã hội, gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý và sức khỏe người dân. Để góp phần khắc phục tình trạng trên, trước mắt cần: 1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để có tác động tích cực đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay; 2) Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, vai trò giám sát của cơ quan chức năng, của xã hội, trong việc xử lý các vi phạm đạo đức trong sản xuất, kinh doanh; 3) Xây dựng môi trường kinh doanh và đội ngũ doanh nhân (người sản xuất, kinh doanh) có văn hoá và tôn vinh người sản xuất, kinh doanh có đạo đức; 4) Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho người sản xuất, kinh doanh. Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ góp phần quan trọng trong việc phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay. 142 KẾT LUẬN So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, mới tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường chưa lâu. Tuy còn nhiều hạn chế, song việc xây dựng và thực hành đạo đức kinh doanh đang ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người tiêu dùng và toàn xã hội. Việc thực thi văn hóa kinh doanh, trong đó có đạo đức kinh doanh đã và đang trở thành một yêu cầu bức thiết đối với doanh nghiệp, doanh nhân nhằm tạo lòng tin và sự ủng hộ của người tiêu dùng và toàn xã hội. Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thành công và phát triển bền vững trên thương trường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi mà nền kinh tế của nhiều quốc gia trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, người tiêu dùng có quyền và khả năng lựa chọn sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phù hợp cho mình thì văn hóa kinh doanh nói chung, đạo đức kinh doanh nói riêng trở thành một yêu cầu quan trọng. Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam cần được xây dựng và thực thi trên cơ sở phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc Việt Nam, kết hợp với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa và những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức kinh doanh của nhân loại. Việt Nam đã tiến hành mở cửa nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị trường kéo theo sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội, trong đó có các quan hệ về kinh tế, văn hóa, đạo đức. Sự tác động của kinh tế thị trường đã làm biến đổi các giá trị đạo đức, đồng thời cũng làm xuất hiện những chuẩn mực đạo đức mới. Cùng với những tác động tích cực đến đạo đức của người SX, KD thì nền kinh tế thị trường cũng tác động tiêu cực, làm băng hoại không ít chuẩn mực, giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, ảnh hưởng không tốt đến đạo đức 143 của người SX, KD Việt Nam hiện nay. Tình trạng vi phạm pháp luật, đạo đức kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến. Những hành vi vi phạm đó diễn ra ở nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau, gây ra những hậu quả vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như sức khỏe của người dân. Thực trạng suy thoái đạo đức trong một bộ phận không nhỏ người sản xuất, kinh doanh có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Ngoài ra còn có nguyên nhân từ các văn bản pháp luật của Việt Nam chưa thực sự đầy đủ, phù hợp; tính hiệu lực của các văn bản pháp luật còn thấp, công tác giám sát thanh tra và quản lý việc thực thi pháp luật đối với các doanh nghiệp còn thiếu và yếu; sự hiểu biết về pháp luật của không ít người sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; ý thức chấp hành pháp luật còn kém; việc giáo dục nâng cao đạo đức kinh doanh, nâng cao trách nhiệm xã hội đối với các doanh nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường còn bị xem nhẹ; hoạt động của một số tổ chức đoàn thể mang tính hình thức, chưa thể hiện được vai trò, vị trí của mình. Việc nghiên cứu thực trạng đạo đức kinh doanh, nghiên cứu tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức người SX, KD thông qua cơ chế tác động của nó là cơ sở để đánh giá khách quan và chỉ ra những vấn đề tồn tại, củng cố thêm những luận cứ khoa học, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo đức người sản xuất, kinh doanh Việt Nam hiện nay, hướng tới xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần dân tộc, có văn hóa, đạo đức và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi, góp phần xây dựng một Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. 144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Trần Sỹ Phán - Nguyễn Thị Kim Dung (2019), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức người sản xuất, inh doanh và ý nghĩa hiện thời của quan điểm đó”, Tạp chí Giáo dục lý luận, Số 289 (2019), tr.17- 25. 2. Nguyễn Thị Kim Dung (2019), “Đạo đức kinh doanh và một số nhân tố cơ bản tác động đến đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí giáo dục và xã hội, số đặc biệt kỳ 2 (2019), tr.278- 280. 3. Trần Sỹ Phán - Nguyễn Thị Kim Dung (2019), “Tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí lý luận chính trị, Số 4 (2019), tr.97-101. 4. Nguyễn Thị Kim Dung (2020), “Quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí lý luận chính trị và truyền thông Số tháng 3 năm 2020, tr.84- 88 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu trong nƣớc 1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2010), Vấn đề xây dựng văn hóa inh doanh ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện Triết học. 2. Nguyễn Hoàng Ánh (2009), “Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam, Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 7/2009. 3. Anh Chu Tuấn Anh và Đỗ Thị Nhung “Tác động của kinh tế thị trường đối với y đức và một số giải pháp nâng cao y đức của cán bộ y tế ở Việt Nam hiện nay” , Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2019 4. Lê Thị Tuyết Ba (2010), Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Vũ Đình Bách (2004), Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Vũ Đình Bách và Trần Minh Đạo (2006), Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Vũ Đình Bách (2008), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Ban Tư tưởng - Văn hóa TW (2004), Giáo dục đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 146 11. Chuẩn Nguyễn Trọng Chuẩn (1996)“Xây dựng Đảng về đạo đức là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh hiện nay” Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2018 12. Chuẩn Nguyễn Trọng Chuẩn (2018), “Xây dựng Đảng về đạo đức là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh hiện nay” Tạp chí Lý luận SỐ 2-2018 13. Phạm Văn Chung (2012), Tập bài giảng đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương (1999), Triết lý kinh doanh với quản lý doanh nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Vũ Trọng Dung (2005) chủ biên, Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Phạm Văn Dũng (2010), Định hướng phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 17. Võ Thị Dương (2015), Nâng cao đạo đức doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), ăn iện Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), ăn iện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), ăn iện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), ăn iện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Đễ Nguyễn Hữu Đễ (2013), “Đạo đức kinh doanh ở Việt Nam:Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Triết học số 12(271) 23. Đổng (2019) Nguyễn Hữu Đổng và Trần Mai Hùng“Những tác động của chủ nghĩa cá nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số 1-2019 147 24. Phạm Văn Đồng (1995), ăn hoá và đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Lê Quý Đức, Hoàng Chí Bảo (2007), ăn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay: Vấn đề và giải pháp, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 26. Phạm Văn Đức (2002), “Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 1, tháng 1/2002. 27. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Ngô Đình Giao (1997), Môi trường inh doanh và đạo đức kinh doanh, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Hạc Phạm Minh Hạc và Thái Duy Tuyên (chủ biên) (2012), Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập”, Nxb Chính trị quốc gia, 31. Lê Thị Hằng (2014), Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện KHXH. 32. Cao Thu Hằng (2012), Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện KHXH. 33. Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Thị Như Hà (2009), Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam trở thành tổ chức thương mại thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Huyền Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018). “Tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức sinh viên hiện nay” Tạp chí Triết học số 6 (325)- 2018 148 35. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Nguyễn Hữu Hợp, Lưu Thu Thủy (2010), Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 37. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thăng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 38. Trịnh Duy Huy (2009), Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 39. Đỗ Huy (2003), “Cơ chế, chuẩn mực đạo đức xã hội và những hành vi đạo đức cá nhân”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 40. Nguyễn Văn Huyên (2001), “Văn hóa đạo đức trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số 9, tháng 12/ 2001. 41. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2010), Quan niệm của C.Mác về tha hóa và ý nghĩa quan niệm đó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2014), “Tha hóa đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 (84)/2014. 43. Đỗ Lan Hiền (2002), Vấn đề giáo dục đạo đức mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Luận án Triết học, Viện Triết học, Hà Nội. 44. Nguyễn Duy Hùng (2009), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 45. Nguyễn Tấn Hùng (2016), “Chế độ sở hữu và vấn đề giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7-2016. 46. Vũ Khiêu, Thành Duy (2000), Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 47. Trần Hậu Kiêm, Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo dục đạo đức cho sinh viên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 149 48. Nguyễn Thế Kiệt (1996), Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay, Tạp chí Triết học, số 6-1996. 49. Nguyễn Thế Kiệt (2011), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 50. Nguyễn Thế Kiệt (2012), Mấy vấn đề về đạo đức học Mác x t và xây dựng đạo đức trong điều iện inh tế thị trường ở iệt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2012. 51. Nguyễn Thế Kiệt (2013), Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam (2016), Đạo đức toàn cầu, Kỷ yếu Hội thảo. 53. Nguyễn Ngọc Long (1995), “Quán triệt mối quan hệ giữa kinh tế và đạo đức trong việc định hướng giá trị đạo đức hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 2/1995. 54. V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 1981. 55. V.I,Lê- nin, Toàn tập, Nxb Tiến Bộ. M.1977 (bản Tiếng Việt 56. Trường Lưu (1998), ăn hóa đạo đức và tiến bộ xã hộ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 57. Dương Thị Liễu (2009), ăn hóa inh doanh, Nxb Đại học KTQD, Hà Nội 58. Nguyễn Văn Lý (2000), Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện CTQG HCM. 59. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, 60. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị quốc gia, 61. C. Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập,tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, 62. Minh Hồ Chí Minh, Toàn tập (2011), Nxb Chính trị quốc gia, 150 63. Minh Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr. 53 64. Nguyễn Chí Mỳ (1999), Sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 65. Phạm Xuân Nam (2002, Triết lý phát triển ở Việt Nam - mấy vấn đề cốt yếu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 66. Nguyễn Thị Thu Ngà (2011), Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện CTQG HCM. 67. Lê Hữu Nghĩa (2017), Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng với công cuộc đổi mới của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 68. Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường, Nxb Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. 69. Trần Sỹ Phán, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016), “Tác động của kinh tế thị trường đến lối sống sinh viên Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 9-2016. 70. Trần Sỹ Phán (2016), “Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Khóa XII”, Tạp chí Triết học, số 12-2016. 71. Bùi Xuân Phong (2009), Đạo đức inh doanh và văn hóa doanh nghiệp, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 72. Nguyễn Ngọc Phú (2006), Chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 73. Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông (2016), Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, Nxb. Đại học QG, Hà Nội. 151 74. Nguyễn Văn Phúc (2000), “Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 6-2000. 75. Nguyễn Văn Phúc (2001), “Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (số tháng 7/2001). 76. Vũ Văn Phúc (2014), “Những đặc trưng của kinh tế thị trường và nhận thức của Đảng ta về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3-2014. 77. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Giáo trình đạo đức inh doanh và văn hóa công ty, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 78. Nguyễn Duy Quý (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 79. Mai Thị Quý (2007), Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Luận án tiến sĩ, Viện Triết học, Hà Nội. 80. Đinh Công Sơn (2014), Xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện KHXH. 81. Lại Văn Toàn (2006), Những vấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường, Nxb Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội. 82. Phan Mạnh Toàn (2016), “Nhân tố chủ quan trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị số 5-2016. 83. Phạm Quốc Toản (2002), Đạo đức kinh doanh, Nxb Thống kê, Hà Nội. 84. Phạm Thị Túy (2017), “Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về cấu trúc của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4-2017. 85. Trương Thị Phương Thảo (2016), “Sự biến đổi giá trị đạo đức truyền thống trước tác động của kinh tế thị trường ở nước ta”, Tạp chí Giáo dục, số 3-2016. 152 86. Lê Thị Hoài Thanh (2003), Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện CTQG HCM. 87. Hoàng Thị Thanh (2017), Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội. 88. Nguyễn Văn Thanh (2015), “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6-2015. 89. Mai Ngọc Thành, Vũ Thành Hưng, Bùi Anh Tuấn (2004), Đạo đức kinh doanh: Lý thuyết và thực hành, Nxb Thống kê, Hà Nội. 90. Trần Thành (2014), “Một số mâu thuẫn trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10-2014. 91. Hà Nhật Thăng (2007), Giáo trình đạo đức và giáo dục đạo đức, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 92. Nguyễn Xuân Thắng (2016), “Một số luận điểm mới về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí lý luận chính trị, số 8-2016. 93. Thịnh Ngô Đức Thịnh (chủ biên) “Giá trị văn hóa iệt Nam trong truyền thống và biến đổi” , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H. 2014. 94. Nguyễn Văn Thuân “Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội XII về kinh tế thị trường định 95. Nguyễn Thị Thọ (2010), Đạo đức gia đình trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học xã hội. 96. Lê Thị Thủy (2000), Vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện mới hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện CTQG HCM. 153 97. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang, Giá trị, định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị, Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước- KX-07, Đề tài KX-07-04, Hà nội, 1995. 98. Huỳnh Khái Vinh (2000), Xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn mực giá trị xã hội mới trong điều kiện CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Đề tài KHCN cấp Nhà nước KHXH-04.03. 99. Bùi Thế Vĩnh (2003), Xây dựng chuẩn mực đạo đức cán bộ, công chức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội. 100. Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (2017), ăn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học. 101. Viện kinh tế đối ngoại, Bộ Thương mại Việt Nam - The ST James Ethies Centre - Australia (1995), “Đạo đức trong kinh doanh”, Kỷ yếu Hội thảo. 102. Viện Triết học Việt Nam và Viện Triết học Trung Quốc (2012), Đạo đức trong kinh doanh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học. 103. Viện Thông tin Khoa học xã hội, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (1996), (dịch), Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường - Từ góc nhìn của các nhà khoa học Trung Quốc, Thông tin khoa học xã hội - chuyên đề. 104. Trần Nguyên Việt (2002), “Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, số 5-2002. B. Tài liệu nƣớc ngoài (bằng ngôn ngữ Anh và dịch ra ngôn ngữ Việt) 105. G. Bandzeladze (1985), Đạo đức học: Thử trình bày một hệ thống đạo đức học macxit, (Hoàng Ngọc Hiến dịch), tập 1, 2, Nxb Sự thật, Hà Nội. 106. A. K. Busơlya (1962), Giáo dục đạo đức cho học sinh trong lao động công ích, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 154 107. A.I. Cô chê tốp (1975), Những vấn đề lý luận đức dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 108. Verne E. Henderson (1996), (Hồ Kim Chung dịch), Đạo đức kinh doanh là gì, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 109. La Quốc Kiệt, (Vụ Công tác chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nhà xuất bản CTQG dịch) (2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb CTQG, Hà Nội. 110. John P. Kotter, James L. Heskett (1992), Corporate Culture and Performance, Free Press. 111. A. Siskin (1961), Nguyên lý đạo đức cộng sản, Nxb Sự thật, Hà Nội. 112. William H. Shaw, Vincent Barry (2015) Moral Issues in Business, Cengage Learning. 113. Tom G. Palmer (2011), (Phạm Nguyên Trường dịch), Thị trường và Đạo đức, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2014. C. Website 114. (https://www.brandsvietnam.com/19756-Dang-sau-viec-hon-89000- doanh-nghiep-roi-thi-truong-nam-2019) 115. vu-chay-Cong-ty-Rang-Dong/374690.vgp 116. chiu-thiet-165384/ 117. 118. nghi-bch-trung-uong/khoa-xii/doc-06720179525546.html 119. doanh-vo-dao-duc-post185708.gd 120. truong-hien-nay/ 155 121. hop-chong-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-60946.htm 122. xep-thu-69-190-ve-moi-truong-kinh-doanh-2019-63771.aspx 123. bao-hiem-xa-hoi-da-len-toi-12960-ty-dong-56013.aspx 124. 20190104192140179.htm 125. transfer-pricing-ruse.html 126. xanh-va-phat-trien-ben-vung-dat-nuoc 127. hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xhcn- 20170604182420064.htm 128. than-thuong-ton-phap-luat-phat-trien-ben-vung 129. tax-evasion-25350.html 130. https://baophapluat.vn/song-khoe/canh-bao-san-pham-vien-tan-soi-tong- thach-hoan-quang-cao-sai-su-that-lua-doi-nguoi-dung-547539.html (Thứ Hai, 5/10/2020 20:48 GMT 7) 131. https://baotainguyenmoitruong.vn/bao-cao-hien-trang-moi-truong-quoc- gia-2019-nhan-dien-nguon-gay-o-nhiem-303897.html 132. https://bnews.vn/vcci-54-doanh-nghiep-van-phai-tra-chi-phi-boi- tron/116951.htm 133. https://dantri.com.vn/viec-lam/cac-cuoc-ngung-viec-dinh-cong-trong- toan-quoc-giam-35-20190314060650590.htm 134. https://doanhnhanonline.com.vn/dong-gop-cho-cong-dong-de-vuon-cao- hon/ 156 135. https://haiquanonline.com.vn/nhieu-to-chuc-doanh-nghiep-ung-ho-nhan- dan-bi-vung-lu-lut-mien-trung-135450.html 136. https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/hoi-thao-thuc-trang-hang-gia- hang-nhai-tai-viet-nam-nguy-co-thach-thuc-va-giai-phap--13198-22.html 137. https://nhandan.com.vn/nhan-ai/nhieu-doanh-nghiep-ho-tro-dong-bao- mien-trung-vuot-qua-lu-lut-lich-su-621207/ 138. https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/quy-sua-vuon-cao-viet-nam-tiep- tuc-hanh-trinh-ket-noi-yeu-thuong-tai-tp-ho-chi-minh-610405/ 139. https://thanhnien.vn/thoi-su/da-co-314-cuoc-dinh-cong-va-ngung-viec- tap-the-923270.html 140. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2016/08/04/dao-duc-kinh-doanh-o- viet-nam-mot-so-van-de-l-luan-v-thuc-tien/ 141. https://tuoitre.vn/giu-gin-bi-mat-kinh-doanh-o-vn-kho-hay-de- 150137.htm 142. https://vanhoadoanhnghiepvn.vn/vai-tro-cua-dao-duc-kinh-doanh-trong- phat-trien-doanh-nghiep-thuc-trang-va-giai-phap 143. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_%C4%91%E1% BB%A9c_kinh_doanh 144. https://www.msn.com/vi-vn/money/news/startup-vi%E1%BB%87t- t%C4%83ng-m%E1%BA%A1nh-thu-h%C3%BAt-v%E1%BB%91n- nh%C6%B0ng-v%E1%BA%ABn-l%E1%BB%99-nhi%E1%BB%81u- %C4%91i%E1%BB%83m-y%E1%BA%BFu/ar-BBVVYMi06 145. https://www.msn.com/vi-vn/news/national/t%C3%B4n-vinh-doanh- nghi%E1%BB%87p-%C4%91o%E1%BA%A1t-gi%E1%BA%A3i- th%C6%B0%E1%BB%9Fng-ch%E1%BA%A5t- l%C6%B0%E1%BB%A3ng-qu%E1%BB%91c-gia/ar-AAD3biK 146. https://www.nhandan.com.vn/hanoi/item/40374902-tim-giai-phap-thu- hoi-no-bao-hiem-xa-hoi.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_kinh_te_thi_truong_den_dao_duc_nguoi_sa.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThiKimDung.pdf
Luận văn liên quan