Nhập cư vào thành phố không chỉ đơn thuần là sự dịch chuyển lao động
theo qui luật cung - cầu, qui luật cạnh tranh mà hiện tượng này còn chịu ảnh
hưởng rất lớn bởi nhân tố điều tiết, quản lý của chính quyền thành phố.
Vai trò điều tiết tác động của người nhập cư được thể hiện thông qua việc
ban hành chính sách, chủ trương. Có thể dẫn chứng một vài chủ trương, chính
sách nổi bật sau:
Thứ nhất, Đề án “Phân bổ dân cư trên địa bàn thành phố”.
Mục tiêu của Đề án là nhằm định hướng bố trí dân cư phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội thành phố, thu hút người tài đến làm việc và góp phần
hạn chế người nhập cư không có công việc ổn định, giảm tải dân số cho các quận110
trung tâm. Về cơ bản, giải pháp thực hiện là phân bố lại dân số giữa các
phường, xã
178 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - Xã hội ở thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày 20/9/2009 của UBND thành phố
Đà Nẵng về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư do Nhà nước
đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng [71] Nhìn chung, các chính
sách về nhà ở xã hội (NOXH) của thành phố Đà Nẵng phần lớn là cụ thể hóa các
chính sách của Trung ương.
Dự án nhà ở công nhân và người lao động tại các khu công nghiệp trên địa
bàn thành phố (gồm 14 khối nhà chung cư 09 tầng 1 khối trung tâm dịch vụ với
2.112 căn hộ) được triển khai xây dựng tại 03 địa điểm (Khu đô thị công nghiệp
Hoà Khánh với diện tích 4.848m2; Khu tái định cư Hoà Hiệp 4 với diện tích
42.874m2; Khu công nghiệp Hoà Cầm với diện tích 18.811m2) với tổng mức đầu
tư cho toàn bộ dự án là 1.383 tỷ đồng [75].
138
Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai các dự án và đề án gặp nhiều khó
khăn, người lao động có thu nhập thấp, người nhập cư vẫn chưa sở hữu được nhà
ở. Xuất phát từ thực trạng đó, giải pháp về nhà ở cho người thu nhập thấp nói
chung và cho lao động nhập cư nói riêng cần tập trung vào một số hướng sau:
Một là, rà soát nhu cầu nhà ở trong bộ phận người nhập cư, nhất là những
người nhập cư làm việc trong khu vực kinh tế chính thức, trong các KCN vì bộ
phận này có xu hướng nhập cư lâu dài, ít di chuyển lần nữa do đó cần giúp họ
“an cư lạc nghiệp”.
Hai là, tiếp tục thực hiện chương trình NOXH với những chính sách đột
phá, mang tính hỗ trợ thiết thực hơn.
Đối với những nhà đầu tư xây dựng NOXH, thành phố nên miễn, giảm
thuế doanh nghiệp; giao đất không thu tiền sử dụng đất; tinh giản thủ tục hành
chính theo hướng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư; chỉ đạo các tổ chức
tín dụng cho chủ đầu tư vay ưu đãi; tài trợ kinh phí để chủ nhà trọ cải thiện
phòng trọ mà không cần tăng giá thuê
Trong một nghiên cứu của tác giả Huỳnh Năm, qua khảo sát cho thấy có
44% các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng các vị trí qui hoạch hiện nay chưa
thật hợp lý, những địa điểm được chọn chủ yếu là vì nơi đó còn quĩ đất, chưa
có tính dự báo và chưa tính đến các khả năng kết nối ngay từ khâu chọn địa
điểm và qui hoạch xây dựng. Vị trí qui hoạch xây dựng các khu nhà ở thu nhập
thấp hiện nay được phân bổ không đồng đều, tập trung quá nhiều ở quận Sơn
Trà, sau đó là rải rác ở các quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu, Hải Châu. Trong khi
đó, ở khu vực gần các KCN, KCX, nơi tập trung nhiều người thu nhập thấp làm
việc thì rất ít [37, tr.11].
Ba là, các khu NOXH cần được bố trí hài hòa trong các khu công nghiệp
để người lao động được hưởng những tiện ích về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội của toàn khu.
Bốn là, việc Qui hoạch phát triển KCN phải bao gồm việc qui hoạch trong
và ngoài KCN, gắn kết KCN với khu đô thị có đầy đủ kết cấu hạ tầng kỹ thuật,
139
hạ tầng xã hội và nhà ở cho người lao động; những dự án mới phát triển nhất
thiết phải có phương án xây dựng nhà ở cho người lao động mới được phê duyệt.
Về lâu dài, các doanh nghiệp và Ban quản lý các KCN trở thành người cung cấp
chủ yếu về nhà ở cho người nhập cư do đó, các doanh nghiệp phải có trách
nhiệm về nhà ở đối với người lao động.
Năm là, từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, thành phố Đà Nẵng có thể thành
lập các công ty xây dựng nhà ở cho người lao động. Để các công ty này hoạt
động, ngoài việc đảm bảo quỹ đất xây dựng nhà ở gần các KCN, chính quyền
thành phố cần hỗ trợ vốn ban đầu cho các công ty này và công ty cũng nên có cơ
chế huy động vốn từ công nhân.
Sáu là, ban hành cơ chế kiểm soát giá cho thuê nhà ở chặt chẽ, tránh tình
trạng đầu cơ, nâng giá nhà ở bán hoặc cho thuê ở mức bất hợp lý, không phù hợp
với khả năng của người lao động. Thành phố cần có những chính sách vận động
chủ nhà trọ, người lao động tuân thủ các điều kiện vệ sinh, môi trường nhằm
đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho người lao động, người nhập cư [74].
Cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, văn hóa.
Sự gia tăng nhanh chóng lượng người nhập cư vào thành phố Đà Nẵng đã
làm nhu cầu về các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, điện nước tăng
lên đột biến. Điều này tạo ra sức ép đối với thành phố. Vấn đề nâng cao năng lực
cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản có thể giải quyết theo nhiều hướng khác nhau và
trong những năm đến, thành phố Đà Nẵng có thể thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, đối với người lao động nhập cư làm việc trong khu vực chính thức
mà cụ thể hơn là làm việc trong các doanh nghiệp, KCN, chính quyền thành phố
cần chủ động phối hợp với các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, dạy nghề xác
định nhu cầu, xây dựng chương trình, ngành nghề đào tạo mà KCN đang thiếu
và có nhu cầu; các doanh nghiệp cần lập các quĩ hỗ trợ công nhân đi đào tạo,
nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.
Hai là, thực hiện đầu tư dự án hạ tầng xã hội (trường học bệnh viện, nhà
trẻ, mẫu giáo, nhà văn hóa) gắn với đầu tư NOXH cho người lao động tại các
140
KCN phù hợp với qui hoạch phát triển đô thị của thành phố; có chính sách ưu
đãi và khuyến khích các nhà đầu tư dịch vụ văn hóa thể thao, chăm sóc sức khỏe
cho công nhân như chính sách miễn thuế đất, cho vay vốn
Ba là, chính quyền thành phố có chính sách thu hút tạo nguồn vốn để tiếp
tục đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng các cơ sở y tế nhằm phục vụ nhu cầu khám
chữa bệnh của người dân nói chung trong đó có người nhập cư nói riêng.
4.2.2. Nhóm giải pháp dành cho doanh nghiệp và các tổ chức đoàn
thể, chính trị - xã hội
4.2.2.1. Cần có chính sách hỗ trợ người nhập cư tiếp cận bảo hiểm
xã hội
Để giúp cho người lao động nhập cư trong khu vực phi chính thức có cơ
hội tham gia BHXH tự nguyện, BHXH các cấp cùng phối hợp với doanh nghiệp
và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố thực hiện một
số giải pháp cụ thể sau:
Một là, nâng cao nhận thức của người lao động nhập cư về sự cần thiết
tham gia BHXH tự nguyện.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc người lao động nhập cư
không tham gia BHXH tự nguyện là do họ không nắm được thông tin. Do vậy,
trong thời gian tới, BHXH các cấp trên địa bàn thành phố cần đẩy mạnh công tác
thông tin, tuyên truyền về chính sách đến tất cả các đối tượng là người lao động
tự do, lao động nhập cư.
Tập trung xây dựng cho được một đọ ̂i ngũ cộng tác viên trong và ngoài ở
mọ ̂t số ngành liên quan có năng lực trình độ để làm co ̂ng tác hướng dẫn, tập
huấn cho cộng tác viên ở cơ sở. Có thể kết hợp đội ngũ cộng tác viên hay đại lý
làm công tác thu BHXH tự nguyện để thực hiện bởi họ đã có sẵn kiến thức về
các chính sách BHXH, ngoài ra họ còn có chuyên môn nghiệp vụ trong công tác
tuyên truyền. Đồng thời cách thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, mặc
dù là lao động nhập cư làm nghề tự do nhưng họ có đặc điểm riêng về trình độ,
141
nhận thức, nhu cầu, khả năng tài chính nên không thể áp dụng cùng một
phương thức tuyên truyền.
Hai là, đề xuất bổ sung các chế độ được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện.
Lao động nhập cư làm việc trong khu vực phi chính thức không có hợp
đồng lao động nên họ chỉ có thể tham gia loại hình BHXH tự nguyện và chỉ
được hưởng hai chế độ hưu trí, tử tuất. Mặc dù các chế độ ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động rất thiết thực đối với lao động nữ nhập cư và lao động nhập cư phi
chính thức, nhưng các chế độ này không có trong BHXH tự nguyện. Chính điều
này tạo nên sự bất bình đẳng giữa những người lao động khi tham gia BHXH,
không khuyến khích được lao động nhập cư phi chính thức tham gia BHXH tự
nguyện. Do đó cần phải hoàn thiện pháp luật về BHXH tự nguyện.
Ba là, liên kết và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đồng thời
thiết lập hệ thống cộng tác viên cấp cơ sở hỗ trợ người lao động trong việc
tham gia BHXH tự nguyện (như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh
niên); nắm bắt tình hình, khả năng đóng để vận động, khuyến khích họ tham
gia; cần thiết thì phải có chính sách hỗ trợ đối với họ (giống như BHYT cho
người nghèo), hình thức hỗ trợ có thể theo tỷ lệ % hoặc cho vay với lãi suất ưu
đãi để họ đóng BHXH tự nguyện. Nguồn quỹ cho vay BHXH tự nguyện đối
với lao động này có thể thông qua thành lập Quỹ ASXH ở cơ sở từ nguồn ngân
sách Nhà nước, đóng góp của nhân dân và hỗ trợ quốc tế. Tăng cường tuyên
truyền nâng cao nhận thức của lao động nhập cư về BHXH tự nguyện để họ
hiểu, tin tưởng và tham gia.
Bốn là, cần lồng ghép chương trình BHXH tự nguyện với các chương
trình mục tiêu khác (Chương trình việc làm, Chương trình giảm nghèo). Điều
kiện cơ bản nhất để người lao động nhập cư chính thức tham gia BHXH tự
nguyện là phải có việc làm ổn định và thu nhập cao, có tích lũy để có khả năng
đóng BHXH tự nguyện. Do vậy, muốn mở rộng độ bao phủ của BHXH tự
nguyện phải gắn liền với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách việc
làm, xóa đói giảm nghèo
142
4.2.2.2. Cần có chính sách hỗ trợ người nhập cư tiếp cận các hoạt động
văn hóa, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và điều kiện làm việc
Một trong những nguyên nhân khiến người nhập cư chưa phát huy hết
những tố chất tốt đẹp và năng suất lao động chưa cao là do họ thiếu thốn các
điều kiện để thỏa mãn đời sống tinh thần, chăm sóc sức khỏe Do đó, trong thời
gian đến, doanh nghiệp cùng với các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội cần:
Một là, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các
hiệp hội nghề nghiệp cùng với công đoàn doanh nghiệp trong việc tham gia xây
dựng đời sống văn hóa cho người lao động đồng thời phát huy vai trò chủ động
sáng tạo của công nhân lao động trong việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa
ở nơi làm việc và ở nơi cư trú; đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu nhà ở, khu nhà trọ có đông người lao động nhập
cư sinh sống.
Hai là, đối với người lao động nhập cư làm việc trong khu vực không
chính thức, chính quyền thành phố cần rà soát các văn bản và kiến nghị với
Trung ương để dần xóa bỏ những rào cản liên quan đến tiếp cận giáo dục, đào
tạo, tiếp cận với chăm sóc sức khỏe của người dân do những rào cản này ảnh
hưởng mạnh mẽ, trực tiếp tới người lao động nhập cư làm việc trong khu vực phi
chính thức.
Ba là, củng cố, kiện toàn và tăng cường hơn nữa vai trò và hiệu quả hoạt
động của công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ quyền lợi của công nhân. Các tổ
chức công đoàn của KCX, KCN cần phải phối hợp với Ban Quản lý các KCN &
KCX Đà Nẵng cùng Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ
nữ, Đoàn Thanh niên và các doanh nghiệp trong KCN, KCX tổ chức các buổi
nói chuyện chuyên đề, các cuộc thilồng ghép với công tác tuyên truyền giáo
dục, tư vấn, giải đáp những trao đổi, thắc mắc của công nhân về pháp luật lao
động, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, văn hoá ứng xử trong lao động, tác
phong làm việc trong môi trường công nghiệp, về hôn nhân gia đình, phòng
143
chống tệ nạn xã hội và hành xử theo các qui định của luật pháp Việt Nam, để
nâng cao nhận thức, hiểu biết của công nhân, giúp công nhân giải quyết được
những thắc mắc trong cuộc sống, nhất là về mặt tinh thần, đồng thời trang bị cho
công nhân những kỹ năng, kiến thức để tự bảo vệ mình.
Bốn là, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Công đoàn
các KCN và KCX tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc
thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn
lao động, vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ,
các chế độ chính sách đối với công nhân nữ, đôn đốc doanh nghiệp đăng ký nội
qui lao động, thỏa ước lao động tập thể, thang lương bảng lương tại các doanh
nghiệp nhằm đảm bảo các quyền lợi mà công nhân được hưởng.
Xây dựng các siêu thị mini, cửa hàng tiện ích hoặc triển khai chương trình
bán hàng nhu yếu phẩm lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của công
nhân với giá cả thấp, tiện ích. Cần đầu tư xây dựng Phòng Khám đa khoa hoặc
phối hợp Bệnh viện Phụ nữ tổ chức khám chữa bệnh phụ khoa, phát thuốc miễn
phí cho nữ công nhân các KCX, KCN...
4.2.2.3. Có biện pháp hỗ trợ người nhập cư về nhà ở, tăng thu nhập và
giảm nghèo
Giải pháp tốt nhất để người lao động gắn kết với doanh nghiệp và từ đó
làm việc hăng say, hiệu quả hơn chính là: xây dựng nhà ở cho công nhân song
hành với việc xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhưng
trước mắt vấn đề này còn đang là gánh nặng về vốn cho các doanh nghiệp, cho
nên các doanh nghiệp cần phải chủ động kết hợp chặt chẽ với địa phương nơi
doanh nghiệp có cơ sở sản xuất để liên hệ thuê nhà cho công nhân của doanh
nghiệp, như vậy sẽ tránh được tình trạng công nhân thuê nhà bị bắt ép, tình
trạng mất trật tự, thiếu an toàn, ô nhiễm môi trường ở những khu nhà thuê trọ
thường xảy ra và công nhân không phải thuê nhà xa nơi làm việc, đồng thời
giúp địa phương quản lý tốt ngay từ đầu lực lượng lao động nhập cư này đồng
144
thời giúp họ được tham gia sinh hoạt cộng đồng, đưa họ vào nội dung sinh hoạt
ở các tổ dân phố, các tổ chức đoàn thể để họ thực hiện tốt nếp sống đô thị. Con
cái của lao động nhập cư tại địa phương như vậy sẽ có điều kiện thuận lợi hơn
về giáo dục và đào tạo.
Các doanh nghiệp cần phải có chính sách tiền lương phù hợp với công sức
cống hiến của người lao động. Từng bước xây dựng cơ chế đối thoại, thương
lượng và thoả thuận về tiền lương giữa người sử dụng lao động và công nhân;
quy định rõ việc tăng lương theo định kỳ; từng bước đưa tiền nhà vào lương để
bảo đảm cho công nhân giải quyết nhu cầu nhà ở bằng chính tiền lương của
mình. Xác định trách nhiệm chăm lo đời sống cho người lao động là một trong
những tiêu chí xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Đối với bộ phận nhập cư làm việc trong khu vực phi chính thức, các tổ
chức đoàn thể, chính trị, xã hội nơi người nhập cư cư trú cần khuyến khích việc
hỗ trợ xây dựng các loại hình quỹ như quỹ xóa đói, giảm nghèo, quỹ bảo hiểm
tuổi già, quỹ tương tế, quỹ bảo thọ, quỹ từ thiện... để người nhập cư có cơ hội
tiếp cận các quỹ này trong việc tìm sinh kế, tự tạo việc làm cho mình góp phần
đỡ gánh nặng cho chính quyền.
4.2.3. Giải pháp dành cho bản thân người nhập cư
Theo dự báo, phần lớn người nhập cư vào thành phố Đà Nẵng trong
những năm đến sẽ là những người có trình độ học vấn cao, tuy nhiên vẫn không
thể không có những người nhập cư là những người có trình độ học vấn thấp, lao
động phổ thông, làm nghề tự do và bộ phận này có những hạn chế nhất định như
họ chưa biết hoặc chưa biết hết ý nghĩa, giá trị của việc giữ gìn trật tự xã hội đô
thị, chưa nắm vững những qui định về trật tự xã hội ở đô thị. Do đó, họ dễ mắc
phải những lỗi nhất định liên quan đến trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông,
vệ sinh môi trường. Trước thực trạng đó, đòi hỏi chính quyền thành phố cần
có những giải pháp dành cho người nhập cư với mục đích nâng cao ý thức cho
họ thông qua các biện pháp cụ thể sau:
145
Thứ nhất, tuyên truyền phổ biến những qui định của thành phố về trật tự
an toàn xã hội và xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị.
Những người nhập cư vào thành phố Đà Nẵng có trình độ học vấn khác
nhau, giới tính, độ tuổi khác nhau mà đặc biệt là họ làm vô số nghề khác nhau,
rời khỏi nhà trọ là họ phân tán đi khắp nơi để làm việc, đối với những người
nhập cư làm việc trong khu vực phi chính thức thì thời gian của họ không có
tuân theo qui luật và điều này đã gây nhiều khó khăn cho việc tập hợp họ lại để
tuyên truyền. Tuy nhiên, vẫn có thể tập hợp họ theo khu nhà trọ có đông người
lao động nhập cư sau giờ làm việc; hoặc có thể tập hợp theo nhóm ngành nghề:
xe ôm, đánh giày, bốc vác, thợ xây dựng, người giúp việc kết hợp với khu vực
hành nghề, làm việc. Trong đó, lưu ý việc tập hợp phải tiến hành linh hoạt về
không gian, thời gian, về qui mô, hình thức
Hình thức tuyên truyền có thể sử dụng ở đây là phát tờ rơi, cán bộ tuyên
truyền chuẩn bị những nội dung cần tuyên truyền và phát cho những người nhập
cư. Có thể đến tận nơi làm việc để phát, có thể phát ở chỗ trọ Đồng thời có thể
tuyên truyền thông qua tổ trưởng tổ dân phố hoặc công an khu vực.
Do đặc điểm công việc và khu vực cư trú nên hình thức tuyên truyền và
địa điểm tuyên truyền cần có sự linh hoạt, đa dạng, chú trọng hiệu quả tuyên
truyền chớ không nên làm hình thức, qua loa lấy lệ. Mục đích là giúp họ tiếp
nhận kịp thời những qui định của thành phố, của Trung ương về xây dựng trật tự
xã hội ở đô thị, những thông tin về qui phạm pháp luật và do đó, nội dung
tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Thứ hai, có chế tài xử lý những trường hợp vi phạm và xử lí công khai,
kịp thời.
Để nâng cao ý thức của người nhập cư về trật tự xã hội, về xây dựng nếp
sống văn hóa văn minh đô thị, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên
truyền những qui định của thành phố, của trung ương, cần nghiêm khắc trong xử
lý những hành vi vi phạm. Mọi hành vi vi phạm đều phải được xem xét kỹ lưỡng
146
và xử lý nghiêm minh. Nếu chủ quan, sơ hở trong xử lý sẽ không có tính răn đe
và làm giảm hiệu quả của công tác tuyên truyền.
Hiện nay, việc xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm về trật
tự xã hội, về an toàn giao thông chưa có tính răn đe. Thành phố Đà Nẵng đã
có những qui định về đăng kí tạm trú, tạm vắng và coi đây vừa là nghĩa vụ vừa là
quyền lợi của công dân thế nhưng người nhập cư vào thành phố Đà Nẵng vẫn
chưa tự giác đăng ký tạm trú, khai báo với cơ quan chức năng về sự có mặt của
mình tại địa bàn cư trú. Theo số liệu điều tra, có đến 14,93% số người nhập cư
khẳng định trong thời gian làm ăn, sinh sống ở Đà Nẵng họ chưa đăng kí tạm trú.
Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cũng đã ra quân lập lại trật tự vỉa hè,
hạn chế việc buôn bán hàng rong gây cản trở, ách tắc giao thông trên nhiều tuyến
đường, gây mất mỹ quan đô thị Tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Hiện trạng này
do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân xử phạt chưa nghiêm.
Tóm lại, mặc dù nhập cư vào thành phố là hiện tượng tất yếu trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, nhưng không thể buông lỏng, thả nổi người nhập
cư tự do, vì như vậy sẽ dẫn tới sự phát triển vỡ kế hoạch, số người nhập cư ồ ạt
sẽ gây ảnh hưởng đến văn minh đô thị và cản trở quy hoạch đô thị. Do đó cần có
biện pháp quản lí đô thị mà không ảnh hưởng đến quyền tự do cư trú của công
dân nhằm điều chỉnh số lượng, chất lượng dân nhập cư. Từ “Tìm biện pháp hạn
chế dân nhập cư” chuyển sang “Quản lí dân nhập cư” là chủ trương hoàn toàn
đúng đắn và cần thiết.
147
KẾT LUẬN
Vấn đề nhập cư vào các đô thị là vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp, được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Người lao động từ các khu vực nông thôn nhập
cư vào các đô thị không hẳn là một thách thức đối với các đô thị mà là một phần
tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bên cạnh những hệ lụy người nhập cư
đem lại như: làm tăng đột biến về dân số cơ học, áp lực về việc làm, giao thông,
các dịch vụ xã hội cơ bản, gây khó khăn cho công tác quản lý hành chính, trật tự
xã hội đối với các cấp chính quyền thì họ có những đóng góp không nhỏ đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, góp phần đẩy nhanh quá trình đô
thị hóa.
Đà Nẵng là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương có tốc độ
phát triển nhanh về mọi mặt so với nhiều tỉnh, thành trong khu vực miền Trung -
Tây Nguyên. Sự phát triển kinh tế của thành phố đã tạo ra lực hút rất lớn đối với
lao động nhập cư.
Khi đánh giá những tác động của người nhập cư đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, tác giả đã đánh giá trên 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Về phương
diện tích cực, người nhập cư đã bổ sung và góp phần trẻ hóa lực lượng lao
động, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố, góp phần đa dạng hóa
các hoạt động kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động,
góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đô thị; về phương diện tiêu
cực, thành phố đã phải chịu sức ép về dân số, lao động, việc làm; sức ép trong
việc cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, đối mặt với nhiều vấn đề xã hội, môi
trường phát sinh
Cùng với quá trình đô thị hóa, trong tương lai, lượng người từ các tỉnh
thành khác sẽ tiếp tục nhập cư vào thành phố. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra không
phải là ngăn chặn, hạn chế và trên thực tế cũng không thể ngăn chặn được vì đây
là xu thế khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Để góp phần giải
148
quyết vấn đề này, thành phố cần chú trọng đến các giải pháp vừa phát huy tác
động tích cực vừa hạn chế những tác động tiêu cực do người nhập cư đem lại,
tác giả đã đề cập đến các giải pháp cụ thể sau: có chiến lược qui hoạch đô thị và
mở rộng thành phố; tăng cường quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế không
chính thức và việc làm không chính thức; đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý
cư trú, nhân khẩu, hộ khẩu; hoàn thiện chính sách thu hút nhân lực chất lượng
cao; hoàn thiện chính sách xã hội đối với người nhập cư, nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nước đối với người nhập cư
Đây là một hướng nghiên cứu có nhiều điểm mới, thể hiện ở phương pháp
nghiên cứu, đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về lý luận và thực
tiễn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu được phản ánh trong luận án chỉ là những
kết quả bước đầu, do đó vấn đề này cần được triển khai nghiên cứu sâu hơn,
rộng hơn và ở những cách tiếp cận khác nhau.
149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Nữ Đoàn Vy (2015), “Công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Con số và Sự kiện, (4), tr.26-27.
2. Nguyễn Nữ Đoàn Vy (2015), “Tạo việc làm cho lao động nông thôn, lao động
vùng giải tỏa - Một hướng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng”, Tạp chí phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng, (65),
tr.7-12.
3. Nguyễn Nữ Đoàn Vy (2015), “Tác động của di dân tự do đến kinh tế - xã hội”,
Tạp chí phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng, (67), tr.63-67.
4. Nguyễn Nữ Đoàn Vy (2015), “Một số lý thuyết về di dân tự do nông thôn -
thành thị và định hướng chính sách đối với phát triển nông thôn của Việt
Nam”, Tạp chí Giáo dục lý luận (231), tr.40-42.
5. Nguyễn Nữ Đoàn Vy (2017), “Kinh nghiệm giải quyết vấn đề nhập cư của
một số địa phương và những gợi ý đối với thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí
phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng, (94), tr.13-19.
6. Nguyễn Nữ Đoàn Vy (2018), “Giải pháp cải thiện điều kiện sống cho lao động
nhập cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (4
+ 5), tr. 134-136.
7. Nguyễn Nữ Đoàn Vy (2018), “Một số giải pháp đối với khu vực kinh tế phi
chính thức nhằm tạo việc làm cho lao động nhập cư ở thành phố Đà
Nẵng”, Tạp chí phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng, (số tháng
6/2018), tr.9-12.
8. Nguyễn Nữ Đoàn Vy (2018), Đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động
nhập cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp cơ sở, Đà Nẵng.
150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
1. ActionAid (2011), Phụ nữ di cư trong nước - Hành trình gian nan tìm kiếm cơ
hội, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.
2. ActionAid (2014), Báo cáo Tóm tắt chính sách: Tiếp cận an sinh xã hội của
người lao động nhập cư, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.
3. Đặng Nguyên Anh và Nguyễn Bình Minh (1998), “Đảm bảo cung cấp dịch
vụ xã hội cho người lao động nhập cư ở thành phố”, Tạp chí Xã hội
học, 4 (64), tr.31-36.
4. Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, NXB Thế giới, Hà Nội.
5. Đặng Nguyên Anh (2012), “Di dân con lắc và di dân mùa vụ trong giai đoạn phát
triển mới của đất nước”, Tạp chí Xã hội học, 4 (120), tr.40-45.
6. Lê Xuân Bá (2010), “Hiện tượng di dân đến thành phố: nhận định và đề
xuất chính sách”, Tạp chí Quản lý kinh tế, 35 (số 8+9), tr.1-8.
7. Bùi Quang Bình (2012), Di dân trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt
Nam (trường hợp của miền Trung - Tây Nguyên), NXB Lao động xã
hội, Hà Nội.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê (2011), Tổng điều tra dân số và
nhà ở Việt Nam năm 2009, Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: thực trạng,
xu hướng và những khác biệt, Hà Nội.
9. Bộ LĐ-TB&XH, Cục việc làm (2013), Báo cáo “Thực trạng việc làm, đời sống của
lao động nhập cư từ nông thôn ra thành thị và khu công nghiệp”, Dự án Tình
hình di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp
trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội.
10. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, NXB. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr.27
11. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, t.42. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2000, tr.171.
151
12. Công an thành phố Đà Nẵng (2016), Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự
xã hội, Báo cáo công tác đảm bảo an ninh trật tự 2013, Đà Nẵng.
13. Hoàng Văn Chức, Đinh Thị Minh Tuyết (2003), Một số giải pháp nhằm tăng
cường quản lý di dân tự do đến Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ, Bộ Nội vụ, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội.
14. Hoàng Văn Chức (2004), Di dân tự do đến Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2011), Niên giám thống kê năm 2010,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
16. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2013), Niên giám thống kê năm 2012,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
17. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2014), Niên giám thống kê năm 2013,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
18. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2015), Niên giám thống kê năm 2014,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
19. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2016), Niên giám thống kê năm 2015,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
20. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2017), Niên giám thống kê năm 2016,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
21. Mai Ngọc Cường (2013), Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn- thành thị ở
Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
22. Doãn Mậu Diệp (1996), Di dân tự do đến Đồng Nai và Vũng Tàu, NXB.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Ngô Thị Kim Dung (2011), “Tham gia hoạt động kinh tế của người di cư tại
Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Xã hội học, số 4, tr. 80-87.
24. Lê Bạch Dương, Nguyễn Thanh Liêm (2011), Từ nông thôn ra thành phố: Tác động
kinh tế - xã hội của nhập cư ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.
25. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2015), Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần
thứ XXI nhiệm kỳ 2015-2020, Đà Nẵng, tr.29.
152
26. Phạm Thị Hồng Điệp (2010), “Quản lý nhà nước đối với lao động di cư trong
quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Thủ đô Hà Nội”, Tạp chí Khoa học
Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, số 26 (2010), tr. 189-196
27. Lê Văn Định (2004), “Một số giải pháp chủ yếu quản lý quá trình di dân ở
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay”, Kỷ yếu đề tài khoa học
cấp Bộ 2002 - 2003, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
28. Tống Văn Đường (2001), Giáo trình Dân số và phát triển, NXB. Nông
nghiệp, Hà Nội.
29. Đinh Quang Hà (2014), Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội ở Hà
Nội, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
30. Lê Sĩ Hải (2016), Sự hòa nhập lối sống đô thị của dân nhập cư tại Thành
phố Hồ Chí Minh, tại trang [truy cập ngày
16/5/2017].
31. Đào Hữu Hòa, Trương Bá Thanh, (2010), “Vấn đề di dân trong quá trình đô
thị hóa, từ lý luận đến định hướng chính sách”, Tạp chí Khoa học và
công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 3 (38), tr.157-164.
32. Ian Howie, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam trả lời
phỏng vấn Báo Nông Thôn ngày nay - số 207+208 ra ngày 1/9/2008.
33. Trần Thị Hương (2012), “Vấn đề nhập cư ở EU hiện nay: Thực trạng và
chính sách”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4(91), tr.227-239.
34. Nguyễn Đình Long, Nguyễn Thị Minh Phượng (2013), “Lao động nông thôn
nhập cư ra thành thị - Thực trạng và khuyến nghị”, Tạp chí Kinh tế và
phát triển, (193), tr.58-65.
35. Lê Thế Mẫu (2015), Cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu - căn nguyên và
giải pháp, đăng tại
ngoai/cuoc-khung-hoang-di-cu-o-chau-au-can-nguyen-va-giai-
phap/8240.html, [truy cập ngày 15/4/2017].
36. Nguyễn Hữu Minh (2008), “Đóng góp kinh tế - xã hội của người nhập cư”,
Tạp chí Xã hội học, (2), tr. 14-22.
153
37. Huỳnh Năm (2012), “Hoàn thiện chính sách nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội, (35), tr.10-18.
38. Nguyễn Quốc Nghi, Ngô Thanh Thủy và Huỳnh Trường Huy (2010), “Thực
trạng và giải pháp cho vấn đề nhập cư tỉnh Hậu Giang”, Tạp chí Khoa
học, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, tr.283-292.
39. V.I.Lênin Toàn tập, tập 3, NXB. Chính trị quốc gia, 2005, Hà Nội, tr.576.
40. V.I.Lênin Toàn tập, tập 40, NXB. Chính trị quốc gia, 2005, Hà Nội, tr.5.
41. Oxfam (2015), Báo cáo Tóm tắt: Rào cản pháp luật và thực tiễn đối với
người lao động nhập cư trong tiếp cận an sinh xã hội, NXB. Hồng Đức,
Hà Nội.
42. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Cư trú,
Hà Nội.
43. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Thủ đô,
Hà Nội.
44. Sở Nội vụ Đà Nẵng (2014), Báo cáo tình hình thực hiện công tác Ngành Nội
vụ thành phố Đà Nẵng năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015,
Đà Nẵng.
45. Sở Y tế Đà Nẵng (2017), Báo cáo tổng kết ngành Y tế thành phố năm 2016,
Đà Nẵng.
46. Lê Văn Sơn (2014), “Lao động nhập cư nội địa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp
chí Khoa học xã hội Việt Nam, (1), tr. 57-65.
47. Thành ủy Đà Nẵng (2014), Chỉ thị 43/CT-TU ngày 25/12/2014 của Ban
Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện “Năm văn hóa, văn minh đô thị năm 2015”, Đà Nẵng.
48. Phan Văn Thạng (2011), “Mối quan hệ giữa con người và môi trường trong
sự phát triển bền vững ở nước ta nhìn từ góc độ xã hội học”, Tạp chí
Khoa học, Đại học Cần Thơ, (18a), tr.251-257.
49. Dương Chí Thiện (2013), “An sinh xã hội đối với người lao động nhập cư từ
nông thôn ra đô thị ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt
Nam, (5), tr.51-60
154
50. Phạm Thị Xuân Thọ (2002), Di dân ở tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh và tác
động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Luận án tiến sĩ, Đại học
sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
51. Đinh Văn Thông (2010), “Di dân ngoại tỉnh vào thành phố Hà Nội: vấn đề đặt
ra và giải pháp”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, kinh tế và
kinh doanh, 26, tr 173- 180.
52. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08/10/2010 về
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng
đến năm 2020, Hà Nội.
53. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày
04/12/2013 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà
Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.
54. Đỗ Anh Thư, Các dự án thư viện và trung tâm học liệu Đại học Quốc tế
MRIT, Việt Nam (2004), “Áp dụng phương pháp điều tra thống kê
trong việc xác định nhu cầu dùng tin của bạn đọc tại các thư viện”, Tạp
chí Bản tin thư viện và Công nghệ thông tin, tr.17-21.
55. Bùi Văn Tiếng (2017), Tác động của nhập cư đến văn hóa và lối sống của
cư dân Đà Nẵng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, Viện
Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Đà Nẵng.
56. Lương Ngọc Thúy (2014), “Di dân từ nông thôn ra thành thị trong quá trình
công nghiệp hóa và đô thị hóa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu
con người, 2 (71), tr.49-60.
57. Tổng cục thống kê, Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (2006), Điều tra di cư năm 2004:
Di cư trong nước và mối liên hệ vớí các sự kiện của cuộc sống, Nxb. Thống
kê, Hà Nội.
58. Tổng cục thống kê, Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (2016), Điều tra dân số và
nhà ở giữa kỳ 2014 - Di cư và đô thị hóa, Nxb. Thông tấn, Hà Nội.
59. Tổng cục Thống kê, Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (2016), Điều tra di cư nội
địa quốc gia 2015: Các kết quả chủ yếu, Nxb. Thống Kê, Hà Nội.
155
60. Trương Văn Tuấn (2010), “Nhập cư ở vùng Đông Nam Bộ trong những năm đầu
thế kỷ XXI và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển xã hội”, Tạp chí
Khoa học, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, (20),
tr.140-147.
61. Trương Văn Tuấn (2011), “Tính chọn lọc của nhập cư tỉnh Đồng Nai”, Tạp
chí Khoa học, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, (32),
tr.27-35.
62. Đoàn Văn Trường (2015), Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình di cư lao
động nhìn từ góc độ lý thuyết, tại trang >so-4-
168-view, [truy cập ngày 20/5/2017].
63. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2000), Quyết định số 86/2000/QĐ-
UBND ngày 02/8/2000 về thực hiện một số chính sách, chế độ đãi ngộ
ban đầu đối với những người tự nguyện đến làm việc lâu dài tại thành
phố và chế độ khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức đang
công tác tại thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
64. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2002), Công văn số 28/UBNDTCCQ
ngày 01/7/2002 về việc tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi,
Đà Nẵng.
65. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2005), Quyết định số 140/2005/QĐ-
UBND ngày 14 tháng 10 năm 2005 về phê duyệt Đề án Đảm bảo có nhà
ở cho nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2010,
Đà Nẵng.
66. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2006), Thông báo số 55/TB-UBND ngày
25/9/2006 về việc tiếp nhận và bố trí các đối tượng theo chủ trương thu hút
nguồn nhân lực của UBND thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
67. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2006), Quyết định số 99/2006/ QĐ-UBND ngày
01/11/2006 về việc quy định mức hỗ trợ đối với một số đối tượng theo chủ
trương thu hút nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
156
68. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2007), Quyết định số 2035/QĐ-UBND
ngày 19/3/2007 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng về việc hỗ trợ
kinh phí cho các đối tượng theo chủ trương thu hút nguồn nhân lực cho
đến ngày 01/01/2008, Đà Nẵng.
69. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2007), Quyết định số 34/2007/ QĐ-
UBND ngày 28/6/2007 ban hành Quy định về chính sách ưu đãi đối với
những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc
thành phố Đà Nẵng quản lý, Đà Nẵng.
70. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2009), Quyết định số 21/2009/QĐ-
UBND ngày 26/8/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định
số 34/2007/QĐ-UBND, Đà Nẵng.
71. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2009), Quyết định số 3882/QĐ-UBND
ngày 26/5/2009 về việc V/v phê duyệt Đề án Xây dựng 7000 căn hộ
phục vụ chương trình có nhà ở cho nhân dân trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, Đà Nẵng.
72. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2009), Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND
ngày 20/9/2009 về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư do
Nhà nước đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
73. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2012), Chỉ thị 04/CT-UBND ngày
5/10/2012 về việc tăng cường công tác quản lý cư trú trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
74. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2012), Xây dựng chính sách nhà ở cho
hộ thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Tổng quan khoa học
đề tài cấp thành phố, Đà Nẵng.
75. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Xây dựng (2016), Báo cáo tình
hình triển khai xây dựng, bố trí các khu nhà chung cư thuộc chương
trình nhà ở xã hội, các ký túc xá sinh viên tập trung trên địa bàn thành
phố, Đà Nẵng.
76. Nguyễn Thị Hồng Xoan - Chủ biên (2013), Giới và di dân - Tầm nhìn châu
Á, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
157
* Tài liệu tiếng Anh và Internet
77. Awojobi, Oladayo Nathaniel (2016), “The Economic impact of immigration on
Kassel, Germany: An observation”, International Journal of Economics,
Commerce and Management, Vol IV, Issue 11, page 142-157.
78. Deng - Shing Huang, Chun - Chien Kua, Yo - Yi Huang (2010), “Chênh lệch
theo vùng và đô thị hóa ở Đài Loan”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á,
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, tr. 39-54.
79. George J. Borjas (1994), “The Economics of Immigration”, Journal of
Economic Literature, Vol 23, page 1667-1717.
80. Rachel M. Friedberg and Jennifer Hunt (1995), “The Impact of Immigrants on
Host Country Wages, Employment and Growwth”, Journal of Economic
Perspectives,Volume 9, Number 2, Page 23-44.
81. Everret S.Lee (1996), “A theory of Migration”, Demography, Vol.3, No.1,
Population Association of America, USA, pp. 47-57.
82.United Nations (1998), “Recommendations on Statistics of International
Migration”, Revision 1, Statistical Papers, Series M, No. 58, New
York, p.10, Glossary.
83. Richard T. Schacfeer (2005), Xã hội học, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.668-696.
84. Henry.S. Shryock, Jacob S. Siegel và các cộng sự (1980), The Methods and
Materials of Demography, Academic press, New York, tr.579.
85. John H. Harris và Micheal Torado (1970), “Migration, Unemployment and
Development: A Two-Sector Analysis”, American conomic Review,
Volume 60, Issue 1, p.126-142.
86. John & Macionis (2004), Xã hội học, NXB Thống kê, Hà Nội.
87. Ravenstein E.G. (1885), “The Laws of Migration”, Journal of the Statistical
Society of London, Vol.48, No.2 (Jun.1885), pp. 167-235.
88. Veronique Marx và Katherine Fleischer (2010), Di cư trong nước: Cơ hội và
thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Nhóm
điều phối chương trình về chính sách kinh tế và xã hội của các tổ chức
Liên hiệp quốc tại Việt Nam.
158
89. William Arthur Lewis (1954), “Economic Development with Unlimited
Supplies Labour”, The Manchester School of Economic and Social
Studies, (2), pp 139-191.
90.
da-nang-sau-20-nam-ve-trung-uong-20161230205122345.htm, [truy
cập ngày 16/4/2017].
91.
truc-ban-sac-van-hoa-ha-noi.html, [truy cập ngày 16/5/2017].
92.
&cn_id=712583, [truy cập ngày 23/4/2017].
93.
3066, [truy cập ngày 19/5/2017].
94. [truy cập ngày 20/3/2017].
95. [truy cập ngày 20/3/2017].
96. www.noivu.danang.gov.vn/so-lieu-ve-to-dan-pho-thon, [truy cập ngày
16/2/2017]
97. [truy cập
ngày 16/4/2017].
98. https://vi.wikipedia.org/wiki/Chất_lượng_cuộc_sống, [truy cập ngày
16/3/3017].
99. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhập_cư, [truy câp ngày 16/3/2017].
159
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
NỘI DUNG ĐIỀU TRA
(Mẫu phiếu số 1, dành cho người di cư)
Thưa anh/chị!
Để cung cấp dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài: “Tác động của
người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng”, chúng tôi
rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của anh/chị thông qua việc trả lời
các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn sau đây.Với mỗi câu hỏi, anh/chị có thể khoanh
tròn hoặc đánh dấu “x” vào câu trả lời mà đồng chí cho là thích hợp. Anh/chị không
phải ghi họ, tên của mình vào phiếu này. Rất mong anh/chị trả lời một cách chân
thật để đề tài đánh giá đúng thực chất tác động của người nhập cư đến phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố.
Xin chân thành cảm ơn anh/chị!
Câu 1: Xin anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân:
1.1. Giới tính và tuổi
Giới tính Độ tuổi
1. Nam
2. Nữ
1. Dưới 30
2. Từ 30-39
3. Từ 40-59
4. Trên 60
1.2. Trình độ học vấn
1. Không biết chữ 4. Trung học phổ thông
2. Tiểu học 5. Cao đẳng và Đại học
3. Trung học cơ sở 6. Sau Đại học
1.3. Nghề nghiệp trước khi anh/chị ra Đà Nẵng sinh sống?
1. Làm ruộng 5. Bán hàng rong
2. Nội trợ 6. Thợ nề
3. Công nhân 7. Nghề tự do
4. Thu gom phế thải 8. Không có việc làm
9. Nghề khác (ghi rõ):
1.4. Thu nhập hàng tháng trước khi anh/ chị ra thành phố Đà Nẵng khoảng bao
nhiêu?
1. Dưới 1 triệu đồng 5. 4 - 5 triệu đồng
2. 1 1 - 2 triệu đồng 6. 5 - 6 triệu đồng
3. 2 - 3 triệu đồng 7. Trên 6 triệu đồng
4. 3 - 4 triệu đồng 8. Khó xác định
1.5. Tình trạng hôn nhân
1. Chưa kết hôn
2. Đã kết hôn
Nếu đã kết hôn, anh/chị hiện tại có bao nhiêu con:
1. chưa có con 4. 3 con
2. 1 con 5. 4 con
3. 2 con 6. 5 con trở lên
1.6. Quê quán của anh/chị trước khi nhập cư vào thành phố Đà Nẵng?
Câu 2: Lí do anh/chị ra Đà Nẵng sinh sống?
1. Tìm kiếm việc làm
2. Muốn có thu nhập cao hơn
3. Muốn tận hưởng cuộc sống đô thị
4. Điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn
5. Điều kiện học tập và giáo dục tốt hơn
6. Do bạn bè rủ đi
7. Theo chồng/vợ
Câu 3: Khi đến Đà Nẵng sinh sống, bản thân anh/chị có đăng ký tạm trú với tổ
dân phố không?
1. Có 2. Không
- Nếu có đăng ký, hình thức là gì?
1. Dài hạn 2. Tạm trú
- Nếu chưa đăng kí, lí do là gì?
1. Bản thân thấy không cần thiết
2. Không đủ điều kiện cư trú theo qui định của thành phố
3. Tốn thời gian
4. Thủ tục rườm rà
5. Không biết đến qui định này
6. Lí do khác (ghi rõ):
Câu 4: Khi ra Đà Nẵng làm ăn, sinh sống, anh/chị thường ở đâu?
1. Thuê trọ
2. Ở nhờ nhà người quen
3. Ở tại nơi làm
4. Ở bất cứ đâu miễn sao ngủ, nghỉ được
5. Nhà thuộc sở hữu của bản thân/gia đình
Câu 5: Những khó khăn mà anh/chị gặp khi ra Đà Nẵng làm ăn, sinh sống? (có
thể chọn nhiều câu trả lời)
1. Về nhà ở
2. Về hòa nhập và thích nghi với lối sống đô thị
3. Về đăng ký tạm trú, tạm vắng
4. Về tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục
5. Sự kỳ thị của người dân đô thị
6 Sự khó dễ của chính quyền
7. Khó khăn khác (ghi rõ): ..
.
Câu 6: Nghề nghiệp hiện nay anh/chị đang làm ở thành phố này:
1. Chạy xe ôm 6. Bán hàng rong
2. Giúp việc gia đình 7. Thu gom phế thải
3. Công nhân 8. Thợ nề
4. Không có việc làm 9. Làm chủ doanh nghiệp
5. Công chức 10. Khác (Ghi rõ)..
Câu 7: Hiện nay, thu nhập hàng tháng của anh/ chị khoảng bao nhiêu?
1. Dưới 1 triệu đồng 6. 5 - 6 triệu đồng
2. 1 - 2 triệu đồng 7. 6 - 7 triệu đồng
3. 2 - 3 triệu đồng 8. Trên 7 triệu đồng
4. 3 - 4 triệu đồng 9. Khó xác định chính xác
5. 4 - 5 triệu đồng
Câu 8: Với mức lương hiện tại, anh/chị có đủ chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu
hay không?
1. Không đủ
2. Đủ nhưng rất tằn tiện
3. Có tích lũy nhưng không nhiều
Câu 9: Anh/chị đã được đào tạo ở cấp độ nào dưới đây:
1. Chưa qua đào tạo
2. Trung học chuyên nghiệp
3. Công nhân kỹ thuật
4. Cao đẳng, Đại học và trên Đại học
Câu 10: Anh/ chị có sẵn sàng làm những việc nặng nhọc, vất vả để có thu nhập
như giúp việc nhà, trông trẻ, phụ hồ?
1. Có
2. Không
3. Ý kiến khác:
Câu 11: Anh/chị thường bán hàng rong tại khu vực nào?
1. Vỉa hè, lề đường
2. Tại các điểm công cộng: công viên, bãi biển, khu du lịch
3. Bán dạo
4. Ý kiến khác:..
Câu 12: Anh/chị đã bao giờ chở hàng hóa cồng kềnh hay chở số người quá qui
định khi tham gia giao thông hay chưa?
1. Rất nhiều lần 2. Thỉnh thoảng
3. Hiếm khi 4. Chưa bao giờ
Câu 13: Theo anh/chị, môi trường sống có quan trọng hay không?
1. Rất quan trọng
2. Quan trọng
3. Không biết
4. Không quan tâm
Câu 14: Anh/chị có hay sử dụng nhà vệ sinh công cộng hay không?
1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng
3. Hiếm khi 4. Chưa bao giờ
Câu 15: Rác thải của gia đình anh/chị thường xuyên được xử lí như thế nào?
1. Dịch vụ thu gom rác tại nhà
2. Đưa rác đến nơi thu gom rác
3. Tự xử lí (chôn lấp, đốt)
4.3 Vứt bỏ ở đâu đó
Câu 16: Nơi anh/chị đang ở có được sử dụng các phương tiện nào dưới đây (có
thể chọn nhiều câu trả lời)
1. Ti vi
2. Internet
3. Nhà sinh hoạt cộng đồng
4. Radio
5. Báo giấy
6. Không có gì
Câu 17: Anh/chị có thường xem truyền hình không?
1. Ít nhất 1 lần/ 1 tuần 2. Thỉnh thoảng 3. Hiếm khi
Câu 18: Nơi anh/chị đang ở sử dụng nguồn nước nào cho sinh hoạt?
1. Nước máy thủy cục
2. Nước giếng khoan
3. Nước mưa
Câu 19: Nơi anh chị đang ở có điện thắp sáng chưa?
1. Có 2. Chưa
Câu 20: Hàng tháng, anh/chị chi khoảng bao nhiêu tiền cho các nhu cầu tối
thiểu?
1. Dưới 1 triệu đồng/tháng
2. 1 - 2 triệu đồng/tháng
3. 2 - 3 triệu đồng/tháng
4. 3 - 4 triệu đồng/tháng
5. 4 - 5 triệu đồng/tháng
6. Trên 5 triệu đồng/tháng
Câu 21: Trong 12 tháng qua, gia đình anh/chị có nhận được hỗ trợ gì từ chính
quyền địa phương, các đoàn thể, hội từ thiện không ?
1. Có (chuyển sang câu 22)
2. Không (chuyển sang câu 23)
Câu 22: Hình thức hỗ trợ gia đình anh/chị nhận được trong 12 tháng qua là gì?
(có thể chọn nhiều câu trả lời)
1. Tín dụng ưu đãi
2. Chăm sóc sức khỏe miễn phí
3. Miễn giảm học phí
4. Hỗ trợ tìm việc làm
5. Hỗ trợ chỗ ở
6. Khác (Ghi rõ)
Câu 23: So với nơi cư trú trước khi di chuyển, anh/chị thấy tình trạng nơi ở
hiện nay của gia đình mình như thế nào? (Chọn một trong những mã số thể
hiện mức độ ở bảng)
1. Việc làm, thu nhập
2. Nhà ở
3. Học tập của con cái
4. Dịch vụ y tế
5. Môi trường xã hội, an ninh, quan hệ với hàng xóm
6. Môi trường tự nhiên
1 Tốt hơn rất nhiều
2 Tốt hơn
3 Vẫn như cũ
4 Xấu hơn
5 Xấu hơn rất nhiều
Câu 24: Từ khi đến Đà Nẵng sinh sống, sức khỏe của anh chị như thế nào?
1. Tốt hơn trước
2. Vẫn như cũ
3. Kém hơn
Câu 25: Anh/chị có biết đến Chỉ thị 43-CT/TU của Thành ủy Đà Nẵng về xây
dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị hay không?
1. Biết
2. Không biết
3. Không quan tâm
Câu 26: Ông/bà có định di chuyển chỗ ở trong tương lai?
1. Chắc chắn có
2. Có thể có
3. Chắc chắn không
4. Chưa biết
Nếu “Có”, xin cho biết lý do vì sao anh/chị lại có dự định chuyển nơi ở một
lần nữa?
..
...
..........................................................................
Xin cảm ơn anh/chị đã cung cấp những thông tin quí báu và cần thiết!
Phụ lục 2
NỘI DUNG ĐIỀU TRA
(Mẫu phiếu số 2, dành cho Doanh nghiệp)
Thưa Doanh nghiệp!
Để cung cấp dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài: “Tác động của
người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng”, chúng tôi
rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của Doanh nghiệp thông qua việc
trả lời một số câu hỏi sau đây. Rất mong đồng chí trả lời một cách chân thật để đề
tài đánh giá đúng thực chất tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã
hội của thành phố.
Xin chân thành cảm ơn!
Câu 1: Trong doanh nghiệp của đồng chí, lao động là người nhập cư chiếm
khoảng bao nhiêu?
1. Dưới 50%
2. Từ 50% - 75%
3. Trên 75%
4. Không nắm chính xác
Câu 2: Theo doanh nghiệp, lao động là người nhập cư có những ưu điểm gì?
(có thể chọn nhiều câu trả lời)
1. Chăm chỉ, chịu khó
2. Không đòi hỏi mức lương cao
3. Tiết kiệm
4. Ưu điểm khác (nói rõ):
.
Câu 3: Theo Doanh nghiệp, lao động là người nhập cư có những nhược điểm
gi? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
1. Vi phạm giờ giấc, nội qui, văn hóa doanh nghiệp
2. Hay làm việc riêng trong giờ làm việc
3. Tác phong nông nghiệp
4. Trình độ tay nghề thấp
5. Nhược điểm khác (nói rõ):
..
Câu 4: Doanh nghiệp có hỗ trợ chỗ ở cho lao động nhập cư hay không?
1. Có
2. Không
Nếu “Có” thì bằng hình thức nào?
1. Hỗ trợ chi phí thuê nhà vào tiền lương
3. Doanh nghiệp có chỗ ở cho công nhân
Câu 5: Nếu có thể so sánh, theo anh/ chị, hiệu quả và năng suất của lao động là
người nhập cư như thế nào so với lao động địa phương?
1. Cao hơn
2. Tương đương
3. Thấp hơn
Câu 6: Đồng chí đề xuất chính sách nào với chính quyền thành phố đối với lao
động là người nhập cư? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đối với người nhập cư
2. Thành phố cần có kế hoạch qui hoạch mở rộng diện tích
3. Cùng với doanh nghiệp hỗ trợ nhà ở cho lao động là người nhập cư
4. Ý kiến khác (nói rõ):
Xin cảm ơn Doanh nghiệp đã cung cấp những thông tin quí báu và cần thiết!
Phụ lục 3
NỘI DUNG ĐIỀU TRA
(Mẫu phiếu số 3, dành cho cán bộ)
Thưa đồng chí!
Để cung cấp dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài: “Tác động của
người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng”, chúng tôi
rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của đồng chí thông qua việc trả
lời một số câu hỏi sau đây. Rất mong đồng chí trả lời một cách chân thật để đề tài
đánh giá đúng thực chất tác động của người nhập cư đến phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố.
Xin chân thành cảm ơn đồng chí!
Câu 1: Tổ dân phố, địa bàn anh/ chị có khoảng bao nhiêu người di cư từ nơi
khác đến ở:
1. Dưới 50 người
2. Từ 50 - 100 người
3. Trên 100 người
4. Không nắm chính xác
Câu 2: Họ có đăng ký tạm trú, tạm vắng không?
1. 100% đăng ký
2. Khoảng 50% đăng ký
3. Khoảng 85% đăng ký
4. Không ai đăng ký cả
5. Ý kiến khác (nói rõ):
..
Câu 3: Họ tham dự họp tổ dân phố có thường xuyên không?
1. Dự đầy đủ các lần họp
2. Thỉnh thoảng
3. Chưa bao giờ dự
4. Ý kiến khác (nói rõ):
Câu 4: Họ thường vi phạm các lỗi gì tại nơi ở? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
1. Không đăng ký tạm trú
2. Vi phạm luật giao thông
3. Vi phạm trật tự xã hội
4. Tham gia cờ bạc, lô đề
5. Sử dụng/ buôn bán ma túy
6. Tham gia mại dâm
7. Vi phạm khác (nói rõ): ..
Câu 5: Theo đồng chí, những người nhập cư đến Đà Nẵng làm ăn, sinh sống đang
đặt ra vấn đề gì với công tác quản lý đô thị? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
1. Quản lí nhân khẩu đối với người nhập cư
2. Vấn đề việc làm đối với người nhập cư
3. An ninh trật tự, an toàn xã hội
4. Nhà ở cho người nhập cư
5. Cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước
6. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị cho người nhập cư
7. Ý kiến khác (nói rõ):..
..
Câu 6: Theo đồng chí, người nhập cư sẽ có những tác động tích cực nào đối với
sự phát triển của thành phố?
1. Bổ sung lao động cho thành phố
2. Góp phần làm đa dạng văn hóa của thành phố
3. Đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của thành phố
4. Ý kiến khác (nói rõ):
....
Câu 7: Theo đồng chí, giải pháp nào góp phần khắc phục những tác động tiêu
cực do người nhập cư đem lại? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
1. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân ở nơi đi
2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
3. Hoàn thiện công tác quản lý cư trú, nhân khẩu, hộ khẩu
4. Thành phố cần có kế hoạch qui hoạch mở rộng diện tích
5. Cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước ở nông thôn
6. Phát triển khu vực kinh tế không chính thức ở thành phố
7. Ý kiến khác (nói rõ):
Câu 8: Theo đồng chí, thành phố nên hạn chế hay tạo điều kiện cho lao động
nhập cư?
Xin cảm ơn đồng chí đã cung cấp những thông tin quí báu và cần thiết!