Kết quả cho thấy dự phòng rủi mất nợ, việc trích lập dự phòng đúng quy định và hợp lý
giúp ngân hàng không bị lãng phí nguồn lực, hạn chế phạm vi chấp nhận rủi ro của các ngân
hàng. Mặt khác, các khoản thu nhập phi lãi, có thể gia tăng sự biến động trong lợi nhuận của
ngân hàng. Điều có nghĩa rằng ngân hàng càng phụ thuộc vào thu nhập phi lãi, gây nguy hiểm
cho sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do vậy, các thu nhập phi lãi cần được điều
chỉnh giảm so với tổng lợi nhuận hoạt động của ngân hàng.
204 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của tài chính toàn diện đối với sự ổn định của hệ thống ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ion,” Berlin Working Papers on Money, Finance,
Trade and Development . Working paper, (No.07/2012).
Sarma, M. (2015) “Measuring financial inclusion,” Economics Bulletin, 35(1), pp. 604–611.
Sarma, M. and Pais, J. (2011) “Financial inclusion and development,” Journal of international
development, 23(5), pp. 613–628.
Saunders, A. and Wilson, B. (1996) “Contagious bank runs: evidence from the 1929–1933
period,” Journal of Financial Intermediation. Elsevier, 5(4), pp. 409–423.
Schinasi, M. G. J. (2004) “Defining Financial Stability (EPub),” IMF Working Paper.
International Monetary Fund, WP/04/187.
xviii
Seetharam, B. and Johnson, D. (2015) “Mobile Money’s Impact on Tanzanian Agriculture,” IEEE
Software, 32(1), pp. 29–34.
Segoviano, B. M. A. (2006) “Portfolio Credit Risk and Macroeconomic Shocks: Applications to
Stress Testing Under Data-Restricted Environments,” IMF Working Papers, 06(283), p. 1. doi:
10.5089/9781451865431.001.
Segoviano, M. A. and Goodhart, C. (2009) “Banking Stability Measures,” IMF Working Paper,
4.
Shaban, M. et al. (2014) “Diversification and banks’ willingness to lend to small businesses:
Evidence from Islamic and conventional banks in Indonesia,” Journal of Economic Behavior &
Organization. Elsevier, 103, pp. S39–S55.
Shankar, S. (2013) “Financial inclusion in India: Do microfinance institutions address access
barriers,” ACRN Journal of Entrepreneurship Perspectives, 2(1), pp. 60–74.
Sharpe, S. A. (1990) “Asymmetric information, bank lending, and implicit contracts: A stylized
model of customer relationships,” The journal of finance. Wiley Online Library, 45(4), pp. 1069–
1087.
Shim, J. (2019) “Loan portfolio diversification, market structure and bank stability,” Journal of
Banking and Finance. Elsevier B.V., 104, pp. 103–115. doi: 10.1016/j.jbankfin.2019.04.006.
Shin, H. S. (2009) “Securitisation and financial stability,” The Economic Journal, 119(536), pp.
309–332.
Siddik, M. N. A. and Kabiraj, S. (2018) “Does financial inclusion induce financial stability?
Evidence from cross-country analysis,” Australasian Accounting, Business and Finance Journal,
12(1), pp. 33–46. doi: 10.14453/aabfj.v12i1.3.
Sinclair, S. P. (2001) Financial exclusion: An introductory survey. CRSIS, Edinburgh College of
Art/Heriot Watt University.
Son, T. H., Liem, N. T. and Ly, H. T. N. (2019) “Understanding financial inclusion in Vietnam,”
Research in World Economy, 10(3), pp. 382–390. doi: 10.5430/RWE.V10N3P382.
Song, F. and Thakor, A. V (2007) “Relationship banking, fragility, and the asset-liability
matching problem,” The Review of Financial Studies, 20(6), pp. 2129–2177.
Stiroh, K. J. (2004) “Diversification in banking: Is noninterest income the answer?,” Journal of
money, Credit and Banking. JSTOR, pp. 853–882.
Stiroh, K. J. and Rumble, A. (2006) “The dark side of diversification: The case of US financial
holding companies,” Journal of Banking and Finance, 30(8), pp. 2131–2161. doi:
10.1016/j.jbankfin.2005.04.030.
Sufian, F. and Habibullah, M. S. (2012) “Globalizations and bank performance in China,”
Research in International Business and Finance. Elsevier, 26(2), pp. 221–239.
xix
Suidarma, I. M. (2019) “The Nexus Between Financial Inclusion and Economic Growth in
ASEAN,” Jejak, 12(2), pp. 267–281. doi: 10.15294/jejak.v12i2.18747.
Tambunlertchai, K. (2015) “Financial Inclusion, Financial Regulation, and Financial Education
in Thailand,” ADBI Working Paper Series, (537). doi: 10.2139/ssrn.2650235.
Thomas, M. and Burnett, N. (2013) “Exclusion from education: the economic cost of out of school
children in 20 countries,” Washington DC: Results for Development and Educate a Child.
Trujillo, V., Sitorus, D. and Aviles, A. M. (2018) Advancing Digital Financial Inclusion in
ASEAN, World Bank Group; ASEAN WC-FINC. doi: 10.1596/30183.
Tuesta, D. et al. (2015) “Financial inclusion and its determinants: the case of Argentina,” Madrid:
BBVA Research.
Uhde, A. and Heimeshoff, U. (2009) “Consolidation in banking and financial stability in Europe:
Empirical evidence,” Journal of Banking & Finance. Elsevier, 33(7), pp. 1299–1311.
UN (2015) Inclusive Finance. Available at: https://www.un.org/esa/ffd/topics/inclusive-local-
finance/inclusive-finance.html (Accessed: March 29, 2021).
UN (2020) The 17 Goals. Available at: https://sdgs.un.org/goals (Accessed: December 25, 2020).
Wagner, W. (2010) “Diversification at financial institutions and systemic crises,” Journal of
Financial Intermediation. Elsevier, 19(3), pp. 373–386.
Williams, B. (2014) “Bank risk and national governance in Asia,” Journal of Banking & Finance.
Elsevier, 49, pp. 10–26.
World Bank (2008) Payments systems worldwide : a snapshot - outcomes of the global payment
systems survey 2008 : Global survey book (English). Washington, DC: World Bank Group. Available
at:
World Bank (2011) World Development Report: Gender Equality and Development, World
Development Report 2012. doi: 10.1596/9780821388105_ch5.
World Bank (2015) “Diagnostic review of consumer protection and financial literacy,” Finance
and Markets global practice, 1.
World Bank (2016) Gender Strategy 2016–2023: Gender Equality, Poverty Reduction, and
Inclusive Growth.
World Bank (2017a) Global Financial Development. Available at:
https://databank.worldbank.org/reports.aspx?source=1250&series=GFDD.DI.02 (Accessed:
December 25, 2020).
World Bank (2017b) Global Findex. Available at:
https://globalfindex.worldbank.org/#data_sec_focus.
World Bank (2018) Financial inclusion Overview. Available at:
xx
https://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview.
World Bank (2020) Financial stability. Available at:
https://www.worldbank.org/en/publication/gfdr/gfdr-2016/background/financial-stability.
Zetzsche, D. A., Buckley, R. P. and Arner, D. W. (2019) “FinTech for financial inclusion: driving
sustainable growth,” Sustainable Development Goals: Harnessing Business to Achieve the SDGs
through Finance, Technology, and Law Reform. Wiley Online Library, pp. 177–203.
xxi
PHỤ LỤC
A1. PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG Ở KHU VỰC ASEAN
STT Quốc gia Mã ngân hàng STT Quốc gia Mã ngân hàng
01 Indonesia ID:NIS 52 Malaysia L:RHBC
02 Indonesia ID:BEI 53 Malaysia L:MYPB
03 Indonesia ID:BUM 54 Phillippines PH:PSB
04 Indonesia ID:BKT 55 Phillippines PH:SBP
05 Indonesia ID:BKM 56 Phillippines PH:CSB
06 Indonesia ID:BRI 57 Phillippines PH:BDO
07 Indonesia ID:MEG 58 Phillippines PH:UBP
08 Indonesia ID:BCA 59 Phillippines PH:MED
09 Indonesia ID:BBA 60 Phillippines PH:LTG
10 Indonesia ID:BKK 61 Phillippines PH:PNB
11 Indonesia ID:PBH 62 Phillippines PH:CHB
12 Indonesia ID:BKD 63 Phillippines PH:MTB
13 Indonesia ID:BKJ 64 Phillippines PH:PCA
14 Indonesia ID:BKN 65 Phillippines PH:BPI
15 Indonesia ID:BKB 66 Phillippines PH:RCA
16 Indonesia ID:BMT 67 Phillippines PH:TST
17 Indonesia ID:BCI 68 Phillippines PH:EAW
18 Indonesia ID:ARO 69 Phillippines PH:PBB
19 Indonesia ID:BTX 70 Phillippines PH:AUB
20 Indonesia ID:IPA 71 Singapore T:OCBC
21 Indonesia ID:BTN 72 Singapore T:UOBS
22 Indonesia ID:BVI 73 Singapore T:DBSS
23 Indonesia ID:BPD 74 Thailand Q:KTBT
24 Indonesia ID:NAR 75 Thailand Q:BAYT
25 Indonesia ID:PAN 76 Thailand Q:NFST
26 Indonesia ID:BIP 77 Thailand Q:TIST
27 Indonesia ID:BJT 78 Thailand Q:LHBA
28 Indonesia ID:BKI 79 Thailand Q:TMBT
29 Indonesia ID:BKP 80 Thailand Q:KNFT
30 Indonesia ID:BNE 81 Thailand Q:UBTT
31 Indonesia ID:BMD 82 Thailand Q:SBBT
32 Indonesia ID:BMI 83 Thailand Q:TFBT
33 Indonesia ID:BMY 84 Thailand Q:BBLT
34 Indonesia ID:BPA 85 Vietnam VT:STB
35 Indonesia ID:BAA 86 Vietnam VT:CTG
36 Indonesia ID:BYU 87 Vietnam VT:VCB
37 Indonesia ID:PTB 88 Vietnam VT:EIB
38 Indonesia ID:HAR 89 Vietnam VT:ACB
39 Indonesia ID:BAO 90 Vietnam VT:SHB
40 Indonesia ID:BGA 91 Vietnam VT:NVB
41 Indonesia ID:BTP 92 Vietnam VT:MBB
42 Indonesia ID:BRY 93 Vietnam VT:BID
43 Indonesia ID:AAR 94 Vietnam VT:VIB
44 Malaysia L:HOLB 95 Vietnam VT:KLB
45 Malaysia L:AFIN 96 Vietnam VT:VPB
46 Malaysia L:BIMB 97 Vietnam VT:LPB
47 Malaysia L:HONG 98 Vietnam VT:BAB
48 Malaysia L:AMMB 99 Vietnam VT:HDB
49 Malaysia L:COMS 100 Vietnam VT:TPB
50 Malaysia L:MALY 101 Vietnam VT:TCB
51 Malaysia L:PBOM 102 Vietnam VT:VBB
xxii
A2. PHỤ LỤC 2. PHÂN PHỐI CỦA ĐỘ LỆCH CHUẨN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
TIỀN GỬI
Đồ thị histogram của biến sdGrDep trên cho thấy biến này không có phân phối chuẩn.
Chính vì vậy cần chuyển biến này sang các dạng khác.
Các dạng được chuyển đổi có biểu đồ như sau:
xxiii
Dựa vào các đồ thị nói này, trong các hàm chuyển đổi, hàm logarit biểu đồ có dạng gần
với phân phối chuẩn hơn so với các hàm chuyển đổi khác. Do vậy, tác giả tiến hành kiểm
định xem ln(sdGrDep) có phân phối chuẩn hay không.
Kết quả kiểm định có Prob>chi2 bằng 0.3328 > 0.05, có nghĩa là biến lnsdGrDep có phân
phối chuẩn. Chính vì vậy, trong luận án, tác giả sử dụng biến lnsdGrDep thay vì sdGrDep.
xxiv
A3. PHỤ LỤC 3. XÁC ĐỊNH CẬN DƯỚI, CẬN TRÊN TRONG CHỈ SỐ TÀI
CHÍNH TOÀN DIỆN
Các chỉ số được tính toán cho từng khía cạnh của tài chính toàn diện (di), với mỗi khía cạnh
được tính toán theo công thức sau:
Ai-mi
di=wi
Mi-mi
Ai : giá trị thực tế của chỉ số khía cạnh thứ i
mi : giá trị tối thiểu của chỉ số khía cạnh thứ i
Mi: giá trị tối đa của chỉ số khía cạnh thứ i
wi: tỷ trọng được gán cho mỗi khía cạnh
Việc chọn ra giá trị tối thiểu (cận dưới) và giá trị tối đa (cận trên) của chỉ số khía cạnh thứ i
là việc không hề đơn giản. Ta có thể lấy 0 là giá trị cận dưới cho mọi khía cạnh, tuy nhiên việc
cố định giá trị cận trên là cho mọi chiều điều không thể. Giá trị lớn nhất trong quan sát thực
nghiệm có thể lấy làm cận trên. Tuy nhiên nó có thể xảy ra 3 vấn đề. Một là, nếu giá trị cận trên
là do một trường hợp đột biến ngoại lệ thì rõ ràng nó sẽ là cho giá trị IFI tính ra được sẽ không
chính xác. Hai là, giới hạn trên có thể khác nhau qua các năm, và vì thế việc so sánh các chỉ số
theo thời gian là một việc rất khó khăn. Ba là tùy thuộc vào kích thước mẫu được lựa chọn, mà
các cận trên sẽ khác nhau, từ đó dẫn đến tính không thống nhất trong tính toán chỉ số này giữa
các nhóm quốc gia được quan sát.
Một điểm đáng lưu ý của phần này chính là xác định các cận trên của các chỉ số ở các khía
cạnh (công thức 2.1). Tác giả đã sử dụng toàn bộ thông tin về các khía cạnh của các quốc gia
trên thế giới theo dữ liệu từ IMF FAS (2020), và lựa chọn cận trên dựa vào bách phân vị 90th,
giá trị mà tại đó nhiều nhất là 90% số quan sát là kém hơn giá trị này (xem phụ lục A3). Kết
quả khá tương thích với đề suất của Sarma (2012). Đồng thời, nhằm tăng tính thuyết phục, tác
giả đã sử dụng bộ dữ liệu về các khía cạnh của tất cả các quốc gia được thu thập trong dữ liệu của
IMF từ năm 2008 – 2019 để kiểm lại tính phù hợp của việc lựa chọn cận trên.
Cuối cùng các giới hạn cận trên được sử dụng như sau:
✓ Khía cạnh thâm nhập ngân hàng (banking penetration – pi): Mp = 2500
✓ Khía cạnh khả dụng của các dịch vụ ngân hàng (availability of the banking services – ai):
Ma1 = 60 ; Ma2 =120
xxv
✓ Khía cạnh sử dụng (Usage – u): Mu = 300
Sau khi xác định được cận trên, tác giả tiến hành tính toán cho các khía cạnh theo công thức
(1) và sau đó tiếp tục tính chỉ số IFI theo công thức (2) kết quả được trình bày trong nội dung
luận án.
xxvi
A4. PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ HỒI QUY FEM ĐỂ TÍNH TOÁN CHI PHÍ BIÊN MCit
xxvii
A5. PHỤ LỤC 5. MÔ HÌNH, CƠ CHẾ VẬN HÀNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN
DIỆN Ở CÁC NƯỚC ASEAN+.
Việc triển khai thực hiện các chính sách thúc đẩy tài chính toàn diện khác nhau ở mỗi quốc gia,
bởi bối cảnh và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau của chính mỗi quốc gia làm định hướng phát
triển tài chính toàn diện khác nhau ở các quốc gia.
Các quốc gia trên thế giới nói chúng và các nước thuộc khối ASEAN nói riêng theo đuổi tài chính
toàn diện cũng đều hướng đến những lưu ý mà (World Bank, 2018)đã chỉ ra, bao gồm: Các chính
sách được cung cấp trên quy mô lớn; Tận dụng các khoản thanh toán của chính phủ; Các dịch vụ tài
chính di động được phép phát triển mạnh; Các mô hình kinh doanh mới được hoan nghênh, chẳng
hạn như tận dụng dữ liệu thương mại điện tử để bao gồm tài chính; Thực hiện một cách tiếp cận
chiến lược bằng cách phát triển một chiến lược bao gồm tài chính quốc gia (NFIS) nhằm tập hợp các
bên liên quan đa dạng bao gồm các cơ quan quản lý tài chính, viễn thông, cạnh tranh và các bộ giáo
dục; Chú trọng bảo vệ người tiêu dùng và khả năng tài chính để thúc đẩy các dịch vụ tài chính bền
vững, có trách nhiệm.
Tuy nhiên tương ứng với đó, là định hướng thực hiện của mỗi quốc gia là khác nhau. Chẳng hạn
những năm gần đây Singapore và Thái Lan là hai lựa chọn định hướng chính là ứng dụng ngân hàng
số. Trong khi đó, Lào với có sở hạ tầng chưa thật sự phát triển, đã lựa chon phương thức khác là
thông qua các đối tác phát triển để thúc đẩy tài chính toàn diện (Rahman, 2015); cụ thể nhờ tổ chức
hợp tác quốc tế Đức GIZ đã đặc biệt tích cực thông qua dự án Tiếp cận Tài chính cho Người nghèo
(AFP), bao gồm phát triển thể chế và các tổ chức hỗ trợ mạng lưới và một phần có liên quan đến
Hiểu biết Tài chính và Bảo vệ Người tiêu dùng. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã giúp phát
triển chính sách và thể chế trong lĩnh vực ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô; KfW-ahs đã cung
cấp một quỹ để các ngân hàng thương mại cho MSME vay lại, trong khi Tổ chức Tài chính Quốc tế
(IFC) đang hỗ trợ sự phát triển của hệ thống thanh toán quốc gia và văn phòng tín dụng. Ngân hàng
Thế giới đang hỗ trợ Cục Giám sát Ngân hàng BoL về các quy định và chỉ số hoạt động thận trọng.
Campuchia, từ đầu những năm 1990, các chính sách tài chính toàn diện được thực hiện chủ yếu
thông qua các dự án tài chính vi mô do các cơ quan tài trợ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác
thực hiện. Tương tự như vậy Phillippines cũng lựa chọn công nhận tài chính vi mô là một hoạt động
ngân hàng hợp pháp và đặt ra các quy tắc và quy định cho hoạt động của nó trong lĩnh vực ngân
hàng. Trong khi, Indonesia có chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện được công bố vào tháng
xxviii
sáu năm 2012 với tầm nhìn đạt được một hệ thống tài chính mà mọi tầng lớp trong cộng đồng đều
có thể tiếp cận, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và bình đẳng thu nhập ở Indonesia.
Chiến lược nhằm mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho tất cả các bộ phận dân cư và
mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ.
Ở Malaysia, Đạo luật Ngân hàng Trung ương Malaysia năm 2009 quy định rõ ràng rằng chức
năng chính của Ngân hàng Negara Malaysia (BNM) là phát triển và thúc đẩy một hệ thống tài chính
toàn diện Được hỗ trợ bởi một nhiệm vụ rõ ràng, BNM là cơ quan hàng đầu chịu trách nhiệm về các
chính sách và sáng kiến nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Malaysia. Việt Nam triển khai thông
qua các chính sách hoặc các đề án do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ như Chính sách hỗ trợ
tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn; Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; Đề án
xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô; Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân
hàng cho nền kinh tế; Chiến lược Quốc gia về Tài chính toàn diện; v.v.
Rhaman(2015) đã chỉ ra một số quốc gia đặc thù với những định hướng cho mỗi giai đoạn và
các chính sách đã được triển khai thực hiện nhằm hướng đến thúc đẩy tài chính toàn diện, thông qua
đó có thể thấy rõ sự tương đồng và khác nhau trong việc triển khai các chính sách. Những điểm
tương đồng và cũng là những mặt tích cực của việc triển khai thực hiện, được tác giả tổng hợp ngay
sau đây:
+ Thứ nhất, nhiệm vụ xây dựng và triển khai tài chính toàn diện được pháp lý hóa dưới hình
thức quyết định của người đứng đầu Chính phủ hoặc quy định trong luật. Điều này không chỉ thể
hiện sự cam kết của Chính phủ đối với thúc đẩy tài chính toàn diện mà còn tạo dựng một sơ sở pháp
luật để xây dựng và triển khai khuôn khổ tài chính toàn diện một tầm nhìn rõ ràng và các mục tiêu
cụ thể.
Malaysia đã đưa nhiệm vụ về tài chính toàn diện trong Luật NHTW 2009 và Chiến lược tổng
thể phát triển khu vực tài chính năm 2011-2020 (Master Plan/Blueprint). Trên cơ sở văn bản pháp
luật này, Khuôn khổ tài chính toàn diện đã được xây dựng với một tầm nhìn rõ ràng và đặt ra các
mục tiêu cụ thể. Việc có được một cơ sở pháp luật và sự cam kết của Chính phủ là nhân tố quan
trọng quyết định sự thành công của chiến lược tài chính toàn diện ở Malaysia.
Giữa năm 2015, NHTW In-đô-nê-si-a đã viết lại Chiến lược Tài chính toàn diện và pháp lý hóa
Chiến lược tài chính toàn diện mới thông qua Quyết định thủ tướng số 82. Theo Quyết định thủ
xxix
tướng số 82 năm 2016 này, Chiến lược tài chính toàn diện được xây dựng với định hướng thực hiện
mục tiêu Kế hoạch phát triển quốc gia trung hạn giai đoạn 2015-2019 và tạo sự phối kết hợp chặt
chẽ giữa các Bộ ngành khi thực hiện các giải pháp chiến lược.
+ Thứ hai, NHTW hoặc Bộ Tài chính thường là đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ xây dựng và
triển khai Chiến lược/Kế hoạch tài chính toàn diện. Tuy nhiên, tài chính toàn diện là một vấn đề lớn,
bao trùm và mang tính liên ngành có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và tất cả các khu vực trong
nền kinh tế. Do đó để triển khai thành công một Chiến lược/Kế hoạch có tầm ảnh hưởng lớn như vậy
cần phải có được sự cam kết của Chính phủ hay phê chuẩn của Thủ tướng để giải quyết được một
vấn đề quan trọng là sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan dưới hình thức một Ủy ban/Hội đồng
điều phối tài chính toàn diện, đứng đầu là Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng và thành viên là đại diện
các Bộ, ngành liên quan. Ủy ban/Hội đồng điều phối chịu trách nhiệm định hướng, ra các quyết sách
liên quan đến thúc đẩy tài chính toàn diện cũng như giám sát quá trình thực hiện tài chính toàn diện
Trường hợp Malaysia, BNM được giao là cơ quan đầu não xây dựng và triển khai thực hiện tài
chính toàn diện mà không cần phải có một chiến lược riêng do Thủ tướng phê chuẩn vì BNM bao
hàm cả khu vực bảo hiểm do đó không gặp vấn đề lớn trong phối hợp. Trong khi với các nước khác,
nếu khu vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán thuộc các bộ quản lý khác nhau thì, chiến lược tài
chính toàn diện tổng thể có một ủy ban/hội đồng điều phối đứng đầu là Thủ tướng/Phó Thủ tướng
với các thành viên khác là lãnh đạo các bộ liên quan, tuy nhiên vai trò điều phối vẫn thuộc về NHTW.
Quyết định 82 của Chính phủ Indonesia nêu rõ việc thành lập một Hội đồng quốc gia về tài chính
toàn diện, bao gồm Ủy ban tài chính toàn diện và các Tổ Công tác.
Ủy ban tài chính toàn diện có trưởng ban là Thủ tướng với bốn phó trưởng ban thường trực (Phó
thủ tướng, Bộ trưởng bộ kinh tế, Thống đốc NHTW, Trưởng Cục giám sát dịch vụ tài chính Indonesia
(OJK). Thành viên của Ủy ban bao gồm đại diện các Bộ, ngành: Bộ Phát triển con người và văn hóa,
Bộ chính trị, luật và các vấn đề an ninh quốc gia, Bộ Hải quân; Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch phát triển
quốc gia, Bộ văn hóa xã hội, Bộ trưởng thông tin và truyền thông, Bộ trưởng các doanh nghiệp siêu
nhỏ, nhỏ và vừa, Bộ trưởng Bộ các vấn đề gia đình. Ủy ban có trách nhiệm lập kế hoạch thực hiện
các giải pháp chiến lược và định hướng cho các Tổ Công tác lập kế hoạch hành động chi tiết cho
năm trụ cột mới của Chiến lược tài chính toàn diện.
xxx
Các Tổ Công tác bao gồm Tổ Công tác về Giáo dục Tài chính; Tổ Công tác về quyền tài sản của
cộng đồng, Tổ Công tác về các kênh phân phối tài chính sáng tạo; Tổ Công tác về dịch vụ tài chính
trong các ban ngành Nhà nước; Tổ Công tác về Bảo vệ người tiêu dùng; Tổ Công tác về Pháp chế
và chính sách; Tổ Công tác về công nghệ và hạ tầng tài chính.
Với cơ cấu Hội đồng quốc gia về tài chính toàn diện như vậy, Indonesia thể hiện quyết tâm tăng
cường sự phối hợp triển khai giữa các bộ ngành để đảm bảo kết quả đầu ra cho Chiến lược tài chính
toàn diện.
Tanzania đã nhìn nhận tài chính toàn diện nhu một yếu tố động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh
tế và làm giảm nhẹ khả năng dễ tổn thương của cá nhân và hộ gia đình, giảm tình trạng nghèo đói và
cải thiện chất lượng sống cho dân chúng ở Tanzania. Tuy nhiên nước này không xây dựng Chiến
lược về tài chính toàn diện mà thay vào đó, xây dựng Khuôn khổ về tài chính toàn diện, xuất phát từ
những đặc thù mang tính thể chế. Nước này cũng hình thành một cơ chế phối hợp cấp quốc gia.
Theo đó, có ba cấp được thành lập, gồm: Hội đồng Quốc gia (NC), Ban chỉ đạo quốc gia (NSC) và
Ủy ban Kỹ thuật quốc gia (NTC) về tài chính toàn diện. Ngân hàng trung ương Tanzania là thư ký
thường trực cho tất cả các Ủy ban.
Hội đồng quốc gia (National Council - NC) là một cơ quan ra chính sách tổng thể cho chương
trình quốc gia thúc đẩy tài chính toàn diện. Hội đồng chịu trách nhiệm định hướng chiến lược tổng
thể và giám sát chương trình tài chính toàn diện. Chức năng cụ thể là: (i) Xây dựng chiến lược tài
chính toàn diện cho Tanznia; (ii) Xem xét các Kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu Tài chính
toàn diện; (iii) Xem xét quá trình triển khai Tài chính toàn diện; (iv) Xác định các vấn đề chính sách
và phê chuẩn đề xuất của Ban Chỉ đạo quốc gia; (v) Xem xét bất kể vấn đề nào liên quan đến việc
thực thi các sáng kiến tài chính toàn diện nếu cần, với quan điểm tư vấn cho chính phủ về cách thức
giải quyết tốt nhất.
Ban Chỉ đạo quốc gia (National Steering Committee - NSC) có thành viên là những người đứng
đầu 27 bộ và cơ quan chính phủ, các Hiệp hội, các ban hợp tác phát triểnVai trò cụ thể là: (i) Điều
phối và giám sát các hoạt động của Ủy ban kỹ thuật, xem xét báo cáo của Ủy ban kỹ thuật về quá
trình thực hiện kế hoạch hành động; (ii) Hướng dẫn các hoạt động của Ủy ban kỹ thuật và khuyến
nghị về những vấn đề liên quan đến tài chính toàn diện; (iii) Chuân bị báo cáo đệ trình Hội đồng
quốc gia quyết định và ban hành.
xxxi
Ban Chỉ đạo quốc gia phải báo cáo Hội đồng quốc gia, họp ít nhất một năm hai lần theo định kỳ
và họp đột xuất nêu có nhu cầu.
Ủy ban Kỹ thuật quốc gia (National Technical Committee - NTC) là một nhóm công tác hình
thành từ các quan chức cấp cao của 27 bộ và cơ quan chính phủ, cơ quan quản lý và hiệp hội nghề
nghiệp. Về nguyên tắc, đây là một Ủy ban thực thi và báo cáo về các sáng kiến tài chính toàn diện.
Vai trò cụ thể của Ủy ban này là: (ii) Xây dựng và thực hiện Khuôn khổ tài chính toàn diện; (ii) Xây
dựng nhận thức cộng đồng về tài chính toàn diện; (iii) Xem xét Kế hoạch hành động trong Khuôn
khổ; (iv) Xác đinh, đo lường các chỉ số phát triển; (v) Đánh giá các chỉ số; (vi) Xác định những trở
ngại chủ yếu đối với các hoạt động Tài chính toàn diện; (vii) Xác định cơ hội cho Tài chính toàn
diện; (viii) Chuẩn bị các báo cáo đệ trình Ban Chỉ đạo
Ủy ban Kỹ thuật quốc gia hình thành mối liên kết giữa các định chế và Ủy ban với vai trò là
thành viên, chia sẻ kinh nghiệm về những sáng kiến, cùng thách thức mà các định chế gặp phải trong
quá trình thực thi tài chính toàn diện. Ủy ban kỹ thuật báo cáo cho Ban Chỉ đạo và mỗi quý họp định
kỳ một lần.
Tổ Thư ký quốc gia giữ vai trò thường trực, thu thập và tổng hợp thông tin về tài chính toàn diện,
cung cấp thông tin nếu được yêu cầu. Tổ thư ký chịu trách nhiệm tổ chức tất cả các cuộc họp cho
các cấp hội đồng, ủy ban khác nhau và xây dựng trước chương trình tài chính toàn diện và báo cáo
cho tất cả các cấp hội đồng/ban/ủy ban nói trên. Tổ thư ký quốc gia do NHTW Tanzania đảm nhận,
xuất phát từ vai trò trung tâm của Ngân hàng đối với Tài chính toàn diện tại quốc gia này.
Thứ 3, có sự tham gia của tất cả các tác nhân trong nền kinh tế, bao gồm từ khu vực nhà nước,
khu vực tư nhân và khu vực dân sự/phi chính phủ để đảm bảo cho sự thành công của tài chính toàn
diện.
Sự tham gia này cần thiết ngay trong quá trình soạn thảo xây dựng chiến lược để đảm bảo hài
hòa lợi ích của tất cả các bên. Đặc biệt là sự can thiệp của nhà nước nếu có cần dựa trên những
nguyên tắc thị trường để các kết quả đạt được có tính chất bền vững.
xxxii
A6. PHỤ LỤC 6. CÁC KHÍA CẠNH CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN
A6.1. Trích từ IMF – FAS
Khía cạnh 1: Tính thâm nhập của ngân hàng - Số tài khoản ngân hàng trên 1000 người trưởng thành
Năm Brunei Campuchia Indonesia Lào Malaysia Myanmar Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam
2009 1,756.25 99.41 493.39 2,119.47 126.20 413.65 1,997.04 1,387.32
2010 1,850.44 113.05 573.41 2,168.73 129.91 478.32 2,040.60 1,426.47 250.26
2011 1,880.76 129.83 623.09 2,224.33 122.21 536.54 2,079.46 1,386.14 498.75
2012 2,241.48 149.21 693.80 2,320.34 142.96 485.76 2,105.91 1,450.44 610.12
2013 2,337.22 173.02 855.29 385.43 2,490.85 155.84 517.80 2,144.11 1,480.14 669.58
2014 1,991.16 216.95 896.34 462.49 2,479.89 176.33 526.81 2,176.41 1,503.48 771.23
2015 2,011.06 249.63 928.06 538.07 2,317.03 223.37 554.50 2,185.44 1,525.15 844.02
2016 1,983.85 279.74 1,047.72 571.22 2,281.93 250.94 574.81 2,200.85 1,546.76 953.24
2017 1,910.30 316.41 1,550.95 625.67 2,265.38 224.52 588.27 2,226.87 1,606.96 951.07
2018 1,946.52 376.39 1,572.68 672.48 2,239.65 291.77 633.85 2,268.14 1,679.44 1,086.88
2019 2,075.96 1,616.01 2,218.97 724.42 2,316.98 1,698.99 1,194.86
Khía cạnh 2.1: Tính sẵn có của các dịch vụ Ngân hàng - Số chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người trưởng thành
Năm Brunei Campuchia Indonesia Lào Malaysia Myanmar Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam
2009 23.67 3.96 7.64 2.35 11.13 1.49 7.49 9.87 10.80 3.28
2010 23.28 4.12 8.11 2.54 10.92 1.53 7.55 9.83 11.00 3.21
2011 23.17 4.28 14.71 2.55 11.25 1.68 7.66 9.60 11.34 3.54
2012 22.76 4.49 16.87 2.70 11.15 1.86 7.93 9.42 11.68 3.10
2013 23.02 4.77 17.64 2.73 10.97 2.74 8.24 9.11 12.09 3.64
2014 20.36 5.69 17.83 2.88 10.81 3.39 8.62 9.01 12.52 3.83
2015 20.95 6.12 17.64 2.90 10.69 3.36 8.76 8.95 12.53 3.75
2016 19.72 7.24 17.26 3.00 10.44 3.40 8.84 8.68 12.35 3.83
2017 18.48 7.52 16.75 3.09 10.23 4.70 8.99 8.22 11.86 3.45
2018 17.26 7.84 16.14 3.17 10.24 5.09 9.02 8.13 11.70 3.92
2019 17.60 15.64 10.08 9.20 7.82 11.24 3.98
xxxiii
Khía cạnh 2.2: Tính sẵn có của các dịch vụ Ngân hàng - Số ATM trên 100.000 người trưởng thành
Năm Brunei Campuchia Indonesia Lào Malaysia Myanmar Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam
2009 82.33 4.36 14.12 4.84 51.85 14.01 52.85 73.36 14.73
2010 82.01 5.25 13.04 8.71 53.54 15.11 59.11 81.89 17.02
2011 80.77 6.03 16.45 10.85 53.60 16.80 59.70 87.31 19.59
2012 92.69 7.18 35.73 12.90 53.29 0.09 18.85 59.22 94.79 20.67
2013 82.86 8.48 42.02 17.85 54.68 0.61 21.93 58.21 102.35 21.86
2014 81.75 10.92 49.21 19.75 52.39 1.68 23.18 57.50 110.10 22.69
2015 79.69 13.34 52.97 22.97 51.27 1.95 25.04 58.05 112.54 23.74
2016 76.36 14.49 54.34 23.95 48.96 2.66 27.04 55.81 112.88 24.24
2017 69.59 16.72 55.14 25.74 47.55 4.38 28.14 63.10 117.04 24.59
2018 74.50 19.45 54.38 25.74 46.60 5.63 28.90 64.59 115.25 25.32
2019 73.97 53.41 44.71 28.98 58.78 115.09 25.90
Khía cạnh 3: Mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng - Tổng tiền gửi và nợ so với GDP
Năm Brunei Campuchia Indonesia Lào Malaysia Myanmar Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam
2009 111.21 53.81 60.84 42.53 217.98 8.87 57.91 238.25 125.74 195.47
2010 78.68 61.31 59.80 51.06 207.27 10.64 57.73 231.36 120.28 220.78
2011 71.29 70.05 63.65 59.07 213.61 13.94 58.72 257.16 127.30 194.03
2012 70.56 84.37 68.86 67.69 219.20 18.80 59.12 273.76 139.50 188.17
2013 76.48 88.19 72.88 75.33 222.35 28.54 67.53 288.89 146.42 200.74
2014 81.94 107.10 73.69 80.79 219.99 35.04 70.79 290.15 148.71 211.03
2015 100.10 119.72 73.49 87.33 221.94 40.10 74.42 273.89 150.56 232.27
2016 109.66 135.98 74.30 93.39 216.06 48.57 80.88 276.27 147.39 256.28
2017 101.09 149.71 73.80 95.90 204.90 50.73 84.91 269.27 144.68 267.60
2018 96.47 169.19 73.63 93.64 205.33 53.98 84.47 264.57 145.05 272.77
2019 99.97 73.36 203.85 83.41 271.08 144.25 285.39
Nguồn: IMF (FAS) – cập nhật ngày 20/11/2020
xxxiv
A6.2. Trích từ World Bank - Tín dụng cho khu vực tư nhân của ngân hàng (% so với GDP)
Năm Brunei Campuchia Indonesia Lào Malaysia Myanmar Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam
2009 44.33 24.57 24.89 17.24 111.45 3.47 27.90 96.86 90.34 103.32
2010 36.59 27.53 24.36 20.92 107.04 4.77 28.33 94.86 90.68 114.72
2011 27.87 28.24 26.88 .. 108.35 6.75 30.50 104.70 101.43 101.80
2012 27.77 38.71 29.89 .. 114.05 9.31 31.91 112.97 106.37 94.83
2013 30.92 52.00 32.37 .. 119.79 12.84 34.34 124.07 111.52 96.80
2014 32.91 62.39 32.93 .. 120.53 15.56 37.58 128.13 113.99 100.30
2015 41.14 74.17 33.09 .. 123.07 17.75 39.90 122.42 115.86 111.93
2016 43.57 81.43 33.13 .. 121.94 21.21 42.86 123.87 113.72 123.81
2017 38.81 86.43 32.42 .. 117.18 23.64 45.61 121.48 112.10 130.72
2018 34.40 99.37 32.74 .. 120.36 24.96 47.56 118.94 112.19 133.14
2019 34.94 114.16 32.48 .. 120.84 25.74 .. 120.78 111.36 137.91
Nguồn: World Bank (World Development Indicators) – truy cập trích xuất ngày 09/08/2020
xxxv
A7. PHỤ LỤC 7. THÔNG KÊ MÔ TẢ CÁC KHÍA CẠNH CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TỪ NĂM 2008– 2019
CỦA CÁC THẾ GIỚI
Khía cạnh 1: Tính thâm nhập của ngân hàng - Số tài khoản ngân hàng trên 1000 người trưởng thành
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Nhỏ nhất 14.55 11.89 17.25 20.32 22.77 25.37 28.17 30.97 34.17 33.34 41.83 42.64
Cao nhất 7173.92 7122.47 7107.19 7144.34 7239.98 7270.62 7250.52 7211.06 7188.68 7257.96 7224.29 7156.46
Trung bình 1062.39 1064.20 1106.12 1132.34 1144.53 1170.00 1229.12 1232.93 1327.63 1352.39 1418.12 1597.46
Độ lệch chuẩn 1127.71 1118.31 1168.43 1147.75 1148.95 1133.89 1139.64 1102.07 1159.14 1181.45 1163.61 1335.64
Hệ số biến thiên 1.06 1.05 1.06 1.01 1.00 0.97 0.93 0.89 0.87 0.87 0.82 0.84
Số quốc gia 98 102 111 120 123 125 121 123 121 121 114 104
Số quốc gia có trị
cao hơn bình quân 33 33 37 41 43 47 49 51 51 50 47 42
Số quốc gia có trị
thấp hơn bình quân 65 69 74 79 80 78 72 72 70 71 67 62
Khía cạnh 2(1): Tính sẵn có của các dịch vụ Ngân hàng - Số chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người trưởng thành
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Nhỏ nhất 0.47 0.48 0.60 0.61 0.65 0.65 0.77 0.56 0.50 0.45 0.43 0.42
Cao nhất 283.70 280.26 276.78 258.34 258.72 251.95 238.38 229.03 223.81 189.93 181.18 140.45
Trung bình 19.95 19.73 19.56 19.24 19.12 19.07 18.99 18.31 18.36 17.78 17.83 17.79
Độ lệch chuẩn 27.07 26.22 25.70 23.91 23.59 22.88 22.06 21.11 20.80 18.79 18.16 16.26
Hệ số biến thiên 1.36 1.33 1.31 1.24 1.23 1.20 1.16 1.15 1.13 1.06 1.02 0.91
Số quốc gia 178 183 183 185 186 184 179 179 171 171 162 147
Số quốc gia có trị
cao hơn bình quân 64 67 69 72 73 73 72 72 66 65 60 57
Số quốc gia có trị
thấp hơn bình quân 114 116 114 113 113 111 107 107 105 106 102 90
Khía cạnh 2(2): Tính sẵn có của các dịch vụ Ngân hàng - Số ATM trên 100.000 người trưởng thành
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Nhỏ nhất 0.07 0.10 0.30 0.32 0.09 0.61 0.69 0.85 0.86 0.51 0.49 0.67
Cao nhất 241.80 247.09 265.38 281.23 288.45 288.59 280.81 275.88 282.42 313.20 324.17 322.70
xxxvi
Trung bình 39.28 41.06 41.56 41.47 42.73 45.35 48.12 49.16 51.37 52.18 54.26 54.26
Độ lệch chuẩn 43.18 43.43 45.14 43.47 43.79 45.05 47.62 47.81 48.95 49.04 49.55 50.67
Hệ số biến thiên 1.10 1.06 1.09 1.05 1.02 0.99 0.99 0.97 0.95 0.94 0.91 0.90
Số quốc gia 165 168 177 183 184 181 180 180 174 173 168 147
Số quốc gia có trị
cao hơn bình quân 63 67 69 73 74 73 74 72 68 68 66 58
Số quốc gia có trị
thấp hơn bình quân 102 101 108 110 110 108 106 108 106 105 102 89
Khía cạnh 3: Mức độ sử dụng các dịch vụ ngân hàng - Tổng tiền gửi và nợ so với GDP
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Nhỏ nhất 1.70 2.83 3.18 5.30 8.56 12.12 14.45 15.92 19.50 17.31 16.69 16.98
Cao nhất 540.20 576.66 620.03 650.74 676.46 726.55 762.53 758.03 788.70 824.81 808.01 838.50
Trung bình 93.26 98.66 99.80 99.15 100.09 103.42 108.08 112.03 117.73 118.01 122.20 123.40
Độ lệch chuẩn 73.86 77.05 80.02 80.30 81.23 83.75 86.97 88.20 91.82 94.57 94.52 93.70
Hệ số biến thiên 0.79 0.78 0.80 0.81 0.81 0.81 0.80 0.79 0.78 0.80 0.77 0.76
Số quốc gia 179 180 182 183 183 181 177 176 171 170 156 148
Số quốc gia có trị
cao hơn bình quân 70 71 65 63 62 63 61 61 59 58 53 47
Số quốc gia có trị
thấp hơn bình quân 109 109 117 120 121 118 116 115 112 112 103 101
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu IMF-FAS)
xxxvii
A8. PHỤ LỤC 8. MA TRẬN TƯƠNG QUAN CÁC BIẾN ĐỐI VỚI CÁC BIẾN CÒN LẠI ĐẠI DIỆN CÁC KHÍA
CẠNH CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN
xxxviii
xxxix
xl
A9. PHỤ LỤC 9. KẾT QUẢ HỒI QUY
xli
xlii
xliii
xliv
xlv
xlvi
xlvii
xlviii
xlix
l
li
lii
A10. PHỤ LỤC 10. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN
Các nhân tố tác động đến tài chính toàn diện có thể chia thành ba nhóm: (1) nhóm nhân tố đến từ
phía cung, liên quan đến sự phát triển của hệ thống tài chính; (2) nhóm nhân tố đến từ phía cầu, liên
quan đến đặc điểm khách hàng; và (3) nhóm nhân tố liên quan đến môi trường kinh tế - xã hội.
Nhóm phía cung
Sự phát triển của tài chính toàn diện gắn liền với sự phát triển của các nhân tố nhóm cung có thể
kể đến như các tổ chức tài chính, các sản phẩm tài chính, và đặc điểm của các ngân hàng. Cụ thể:
Một là, các tổ chức tài chính chính là kênh dẫn, là mạng lưới cho phép sự phát triển của tài chính
toàn diện. Nghiên cứu của Jones (2006) nêu rõ rằng sự phát triển các tổ chức tín dụng cho phép phát
triển các sản phẩm tài chính, từ đó người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính hơn.
Thông qua các tổ chức tín dụng, Chính phủ có thể phát triển tài chính toàn diện bằng việc cung cấp
các loại hình sản phẩm tín dụng cho người có thu nhập thấp. Rõ ràng khi mạng lưới tài chính càng
phát triển, việc tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của người dân sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn, từ đó khuyến
khích người dân sử dụng dịch vụ tài chính.
Điều này được khẳng định trong kết quả nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau như nhóm tác giả
Pena, Hoyo, & Tuesta (2014) tại Mexico, tác giả Kumar (2013) tại Ấn độ. Tại Brazil, tài chính toàn
diện cũng được phát triển thông qua mạng lưới đại lý của các ngân hàng. Các nghiên cứu chỉ rõ rằng
mạng lưới chi nhánh của các tổ chức tài chính phát triển sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc tiết kiệm
cũng như vay tiền của người dân. Tuesta, Sorensen, Haring, & Camara (2015) cũng chỉ ra rằng
khoảng cách địa lý giữa khu dân cư và các điểm giao dịch là một trong những rào cản quan trọng đối
với việc tiếp cận tài chính toàn diện của người dân. Nghiên cứu của Ramji (2009) tại quận Gulbarga,
Ấn độ cho thấy 70% mẫu điều tra nói rằng khi họ đến ngân hàng, họ phải mất một ngày làm việc,
chính điều đó đã khiến họ không sử dụng các dịch vụ tài chính. Kết quả trong mô hình hồi quy của
Clamara, Peña, & Tuesta (2014), Sarma & Pais (2008) chỉ ra rằng các hộ sống ở nông thôn có khả
năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính thấp hơn các hộ tại thành thị.
Hai là, mức độ phát triển của các sản phẩm tài chính, đặc biệt là sự phù hợp của các sản phẩm
này với người dân nói chung hay nhóm người có thu nhập thấp nói riêng. Yêu cầu duy trì tối thiểu
khi mở tài khoản tại ngân hàng quá cao, do vậy nhiều tài khoản bị đóng khi không đáp ứng được
điều kiện trên (Shankar, 2013). Hay như những sản phẩm tín dụng đòi hỏi các thủ tục giấy tờ chứng
liii
minh khả năng trả nợ hoặc các tài sản đảm bảo khiến cho người thu nhập thấp không thể đáp ứng
được. Mặt khác, với quy mô giao dịch nhỏ lẻ, mức độ rủi ro cao dẫn tới chi phí giao dịch, quản lý
lớn, do đó nhóm khách hàng này dường như không được chào đón như những khách hàng thu nhập
cao tại ngân hàng, điều này khiến cho họ không mặn mà sử dụng các sản phẩm tài chính.
Nghiên cứu Clamara et al. (2014) tại Peru chỉ rõ năm rào cản lớn đối với việc tiếp cận tài chính
toàn diện. Thứ nhất, khoảng cách địa lý, yếu tố này đã được phân tích rõ thông qua sự phát triển
mạng lưới tài chính ở trên. Thứ hai, chi phí dịch vụ tài chính (phí sử dụng dịch vụ) là một rào cản
đối với người dân, đặc biệt đối với nhóm có thu nhập thấp khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ, sản phẩm
tài chính của họ chưa cao khiến cho mức phí trở lên đắt đỏ với họ. Thứ ba, sự thiếu sự tin tưởng đối
với các tổ chức tài chính, nghiên cứu chỉ ra mức độ tin tưởng các tổ chức tài chính ở phụ nữ cao hơn
nam giới là 8%, điều này dẫn tới một số chương trình cho vay và tiết kiệm đối với phụ nữ thành công
cao hơn nam giới và dường như phụ nữ có xu hướng mong muốn sử dụng dịch vụ tài chính cao hơn.
Thứ tư, thiếu tiền, đặc biệt đối với nhóm thu nhập thấp, khiến họ không có nhu cầu nhóm sản phẩm
này. Thứ năm, sự phức tạp của thủ tục hành chính và việc khó khăn trong cung cấp tài liệu của người
tiêu dùng khiến họ không thể đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tài chính, do vậy họ ngại sử dụng các
dịch vụ, sản phẩm của các tổ chức này.
Ba là, đặc điểm của các ngân hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung của tài chính toàn
diện. Nghiên cứu của Sarma & Pais (2011) tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của các biến liên quan
tới ngân hàng và sự phát triển tài chính toàn diện dựa trên số liệu phân tích 20 quốc gia. Cụ thể, tác
giả xem xét sự ảnh hưởng của các biến độc lập: tỷ lệ tài sản không hiệu quả của ngân hàng (NPA),
tỷ lệ vốn trên tổng tài sản (CAR), ngân hàng nước ngoài, ngân hàng quốc doanh và tỷ lệ lãi suất. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng NPA có ý nghĩa và ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển tài chính toàn diện
bởi nghiên cứu giải thích rằng đối với các ngân hàng có tỷ lệ tài sản kém hiệu quả cao là do tỷ lệ
cung cấp tín dụng cho nhóm thu nhập thấp lớn đến từ các chương trình tín dụng ưu tiên để mở rộng
tài chính toàn diện. Song khi tỷ lệ này cao nó có thể tác động ngược trở lại và khiến ngân hàng thu
hẹp cho vay đối với nhóm đối tượng này.
Đối với tỷ lệ vốn, tỷ lệ này có ý nghĩa và tác động nghịch tới tài chính toàn diện bởi các ngân
hàng có tỷ lệ CAR cao thường thận trọng hơn khi cho vay để đảm bảo an toàn trong hoạt động, điều
đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển tài chính toàn diện. Kết quả nghiên cứu
cũng chỉ ra biến ngân hàng quốc doanh và lãi suất không có ý nghĩa trong mô hình, song biến ngân
liv
hàng nước ngoài có ý nghĩa và tác động nghịch chiều tới tài chính toàn diện. Điều này được giải
thích bởi mức rủi ro của tài chính toàn diện cao nên không hấp dẫn với nhóm ngân hàng này. Tại
Madagascar, Armenia và Jordan, tỷ lệ ngân hàng nước ngoài cao, chiếm trên 60%, do vậy chỉ số tài
chính toàn diện của các nước này rất thấp, ngược lại với các nước Đan Mạch, Úc, Bỉ và Pháp tỷ lệ
ngân hàng nước ngoài thấp, do vậy chỉ số phát triển tài chính toàn diện rất cao.
Nhóm phía cầu
Các yếu tố nội tại của bản thân người khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tài
chính toàn diện thông qua các đặc điểm cá nhân của người dân cũng như hộ gia đình. Các yếu tố này
đã được các nghiên cứu phân tích khá rõ.
Nghiên cứu của Pena et al. (2014) đã nghiên cứu trường hợp tại Mexico. Nhóm tác giả sử dụng
bộ số liệu điều tra tài chính toàn diện quốc gia được thực hiện năm 2012 đối với 7000 hộ gia đình tại
thành thị và nông thôn Mexico. Số liệu thu thập được phân tích thông qua mô hình hồi quy tuyến
tính đối với các biến độc lập là: giới tính, tuổi, quy mô hộ gia đình, tình trạng hôn nhân, vị trí trong
gia đình, trình độ giáo dục, chức vụ công việc, mức lương, khả năng tiết kiệm, mức độ tổn thương
(khả năng gặp sự cố), hỗ trợ của kiều hối, có công việc hay thất nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng tuổi, vị trí trong gia đình, tình trạng hôn nhân, học vấn, khả năng tiết kiệm, mức độ tổn thương
và công việc là các yếu tố có ý nghĩa trong mô hình. Cụ thể, tài chính toàn diện sẽ được tiếp cận cao
hơn đối với người lớn tuổi, tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở tuổi là 57.46. Đối với người chủ gia đình và
những người đã lập gia đình cũng có nhu cầu tiếp cận tài chính toàn diện cao hơn. Bên cạnh các yếu
tố này, trình độ học vấn được xem là biến quan trọng nhất và mối tương quan thuận trong mô hình.
Trình độ học vấn càng cao thì việc tìm các nguồn tài chính chính thức thay vì các nguồn tài chính
phi chính thức càng cao. Mặt khác họ cũng có kiến thức, khả năng tiết kiệm cao hơn người có trình
độ thấp. Điều này một lần nữa được khẳng định khi kết quả mô hình chỉ ra rằng hành vi tiết kiệm có
ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp cận tài chính toàn diện. Một biến khác cũng có ý nghĩa trong mô
hình là mức độ tổn thương của hộ gia đình. Đối với các hộ gia đình có mức độ tổn thương cao như
ốm đau, mất việc, dễ đón nhận thảm họa tự nhiên thì nhu cầu tiếp cận tài chính toàn diện của họ sẽ
thấp hơn. Biến cuối cùng liên quan đến đặc điểm của người tiêu dùng là công việc, đối với những
người có công việc thì họ cũng sử dụng các sản phẩm tài chính nhiều hơn.
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả nói trên (Pena, Hoyo and Tuesta, 2014) tại Mexico đồng
thuận với nghiên cứu của Tuesta et al. (2015) thực hiện tại Argentina. Nghiên cứu này được thực
lv
hiện dựa trên bộ số liệu điều tra bởi Worldank đối với 147 quốc gia, mỗi quốc gia tối thiểu 1000
người từ 15 tuổi trở lên tham gia điều tra. Nhóm tác giả phân tích ảnh hưởng của các biến giới tính,
tuổi, trình độ giáo dục và thu nhập tới việc sử dụng tài chính toàn diện dựa trên mô hình hồi quy
Probit. Kết quả nghiên cứu thu nhận được tại Argentina hoàn toàn trùng khớp với nghiên cứu của
Pena et al. (2014) tại Mexico. Cụ thể, độ tuổi, trình độ giáo dục và thu nhập là những biến quan trọng
ảnh hưởng đến việc sử dụng các sản phẩm tài chính toàn diện, ngược lại, giới tính là biến không có
ý nghĩa trong mô hình. Kết quả này góp phần khẳng định đặc điểm cá nhân người tiêu dùng là những
yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới việc sử dụng sản phẩm tài chính toàn diện của họ.
Những phân tích, nhận định trên một lần nữa được khẳng định thông qua nghiên cứu của Clamara
et al. (2014) tại Peru. Nhóm tác giả này đã dựa trên bộ số liệu điều tra quốc gia về hộ gia đình được
thực hiện năm 2011 với quy mô mẫu lên tới 26.456 hộ trong đó có 16.368 hộ tại khu vực thành thị
và 10.088 hộ tại khu vực nông thôn do World Bank thực hiện. Tương tự với nghiên cứu của Tuesta
et al. (2015), Clamara et al. (2014) cũng áp dụng mô hình Probit để tìm ra các biến ảnh hưởng đến
việc sử dụng tài chính toàn diện. Mặc dù tại hai quốc gia khác nhau nhưng kết quả nghiên cứu tương
đối đồng nhất. Cụ thể, độ tuổi, mức thu nhập, công việc, giáo dục là những biến có ảnh hưởng lớn
tới việc sử dụng tài chính toàn diện. Kết quả chỉ rõ người có trình độ thấp hơn thiếu sự tự tin cũng
như các kỹ năng cần thiết để sử dụng các dịch vụ, sản phẩm tài chính. Cũng như nghiên cứu của
Pena et al. (2014), việc tiếp cập tài chính toàn diện sẽ cao hơn đối với người lớn tuổi hơn, song nó
chỉ dừng lại tại tuổi 53 thay vì tuổi 57.46 như tại Mexico. Tuy nhiên, khác với hai nghiên cứu trên,
nghiên cứu của Clamara et al. (2014) tại Peru lại cho thấy giới tính là biến có ý nghĩa đối với việc sử
dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính toàn diện. Đối với phụ nữ, sống ở khu vực nông thôn có mức thu
nhập và trình độ giáo dục thấp có xu hướng không muốn tiếp cận nguồn tài chính chính thức.
Sự ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân một lần nữa được chia sẻ trong nghiên cứu của Demirguc-
Kunt et al. (2013) dựa trên số liệu tài chính toàn diện toàn cầu (Global Financial Inclusion) của 140
quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định: thu nhập, giáo dục, có công việc, độ
tuổi và giới tính là các yếu tố tác động đến việc sử dụng các dịch vụ, sản phẩm tài chính của người
dân.
Nhóm các nhân tố từ môi trường kinh tế - xã hội
Môi trường kinh tế - xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng tiêu dùng nói
chung và định hướng sử dụng các sản phẩm tài chính nói riêng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhận
lvi
thức, văn hóa và xu hướng sử dụng sản phẩm của người dân. Đối với các sản phẩm tài chính toàn
diện cũng vậy, môi trường kinh tế - xã hội có những ảnh hưởng nhất định.
Tuesta et al. (2015) khẳng định nhận thức người dân về các sản phẩm tài chính là một trong
những yếu tố cốt lõi khiến họ không tìm đến các sản phẩm tài chính, đặc biệt đối với người dân có
thu nhập thấp. Đối với người có thu nhập thấp việc nhận thức rào cản khi tiếp cận các dịch vụ này
cao hơn khoảng 15% so với nhóm có thu nhập cao. Điều này khiến họ ‘chùn bước’ khi có nhu cầu
sử dụng dịch vụ tài chính. Nhận định này được chia sẻ trong nghiên cứu của Shankar (2013), nghiên
cứu chỉ rõ sự phát triển của tài chính toàn diện phụ thuộc vào nhận thức của người dân và văn hoá
sử dụng sản phẩm tài chính trong xã hội. Đặc biệt, tại các quốc gia đang phát triển, nắm giữ và sử
dụng tiền mặt đã trở thành một thói quen cố hữu của người dân, điều này khiến cho họ không có nhu
cầu sử dụng sản phẩm tài chính.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Park & Mercado, 2015 cũng chỉ ra rằng cấu trúc dân số trong xã
hội ảnh hưởng đến sự phát triển tài chính toàn diện của quốc gia. Quốc gia nào có cấu trúc dân số
già hoá và tỷ lệ phụ thuộc cao thì tài chính toàn diện có xu hướng kém phát triển hơn. Điều này hoàn
toàn hợp lý và được giải thích bởi sự tác động của biến tuổi đã được đề cập tại phần trên. Khi độ tuổi
vượt quá ngưỡng giới hạn, nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính có xu hướng giảm.
Tại một số quốc gia, giới tính là yếu tố được xã hội nhìn nhận và phân biệt, dường như vị thế của
người phụ nữ vẫn chưa được đặt ngang bằng với nam giới trong mọi hoạt động xã hội cũng như kinh
tế, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu của Demirguc-Kunt et al. (2013) cũng cho
thấy ở các quốc gia đang phát triển phụ nữ phải chịu các quy định chặt chẽ hơn trong khả năng thực
hiện công việc, vai trò làm chủ gia đình, do vậy so với nam giới số lượng tài khoản tín dụng và tiết
kiệm của phụ nữ tại các tổ chức tín dụng chính thức ít hơn.
Sarma & Pais (2008) tiến hành phân tích ảnh hưởng của hạ tầng xã hội đến phát triển tài chính
toàn diện, cụ thể nhóm tác giả đi phân tích sự tác động của các yếu tố mạng lưới giao thông, điện
thoại, việc tiếp cận thông tin qua các kênh truyền thông như báo, đài, tivi, internet đến việc thúc đẩy
phát triển tài chính toàn diện. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mạng lưới giao thông có ảnh hưởng
tích cực tới việc phát triển tài chính toàn diện. Kết quả này củng cố thêm nhận định ở phần trên cho
rằng khả năng tiếp cận tài chính toàn diện ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị. Ngoài mạng lưới
giao thông, điện thoại và Internet là hai biến có ý nghĩa và ảnh hưởng tích cực trong mô hình nghiên
lvii
cứu của nhóm tác giả này, điều đó cho thấy thông tin, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện.
Song song với các yếu tố xã hội, sự phát triển, điều kiện kinh tế địa phương, vùng cũng là nhân
tố ảnh hưởng tích cực đến phát triển tài chính toàn diện bởi điều này ảnh hưởng đến mức sống, thu
nhập cũng như tiêu chuẩn cuộc sống của người dân (Kumar, 2013). Khi cuộc sống người dân được
cải thiện, nhu cầu gửi tiền, vay mượn chi tiêu cải thiện cuộc sống cũng như nhu cầu sử dụng các sản
phẩm tài chính của họ sẽ tăng cao để đáp ứng yêu cầu cuộc sống. Mặt khác, khi nền kinh tế địa
phương phát triển sẽ kéo theo sự năng động, sự phát triển các hoạt động, dịch vụ của ngân hàng và
các tổ chức tài chính, điều này khiến cho người dân cũng nhạy cảm hơn với các sản phẩm, dịch vụ
này. Kết quả nghiên cứu của Sarma & Pais (2008) cũng chỉ rõ GDP bình quân đầu người có ảnh
hưởng tích cực đến tài chính toàn diện, GDP bình quân đầu người càng cao thì nhu cầu sử dụng các
sản phẩm tài chính càng lớn. Khẳng định thêm nhận định trên, nghiên cứu của Park & Mercado
(2015) đối với tài chính toàn diện và đói nghèo tại 37 nước châu Á cũng cho thấy cấu trúc kinh tế,
thu nhập bình quân đầu người là biến có ý nghĩa trong mô hình tài chính toàn diện.
lviii
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
Cấp độ Thời gian
STT Tên bài nghiên cứu Tạp chí/hội thảo/Cấp đề tài
tham gia hoàn thành
Tăng cường tiến trình tài
Đồng tác
01 chính toàn diện trong khu Tạp chí Tài chính 12/2020
giả
vực ASEAN
3rd International Conference
Financial Inclusion and on Finance, Accounting and
Đồng tác
02 Bank Stability: Theory Auditing: Sustainable 12/2020
giả
and Practice in ASEAN development in accounting,
auditing and finance.
Measuring Financial International Conference on
03 Inclusion: Theory and Finance, Accounting and Tác giả
Practice in Vietnam Auditing (ICFAA 2019) 8/11/2019
Các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc vốn của các
doanh nghiệp ngành thực Thành
04 Đề tài cấp trường 05/2020
phẩm niêm yết trên thị viên
trường chứng khoán Việt
Nam
Evolution of monetary policy
Macroprudential policy and Đồng tác
05 framework after the global 12/2017
systemic risk: a review giả
financial crisis.
Financing renewable Financing for innovation,
06 energy projects – an entrepreneurship & renewable Tác giả 8/2017
introduction of hybrid bond energy development.
Liên kết vùng trong phát
Thành
07 triển kinh tế - xã hội gắn Đề tài cấp trường 2016
viên
với đảm bảo an ninh Quốc
lix
phòng biển, đảo vùng
duyên hải miền Trung
Một số lưu ý về chiến lược
08 nguồn nhân sự trong bối Hội thảo cấp trường Tác giả 2016
cảnh hội nhập hiện nay.
Sự hài lòng của người tiêu
dùng về chương trình bình
Thành
09 ổn mặt hàng lương thực Đề tài cấp trường 2015
viên
thực phẩm thiết yếu trên
địa bàn Tp Hồ Chí Minh