Luận án Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Một số chuyên gia không đồng ý khi cho rằng tài chính không phải là mong đợi của việc khởi sự kinh doanh xã hội khi 51% lợi nhuận đã tái đầu tư nếu doanh nhân xã hội theo đuổi lợi nhuận thì chỉ cần khởi sự thương mại thông thường mà không cần khởi sự kinh doanh xã hội. Trong khi số khác cho rằng mong muốn tài chính là bắt buộc khi theo đuổi bất cứ công việc gì vì phải có tài chính mới duy trì được cuộc sống cũng như duy trì DNXH, tuy nhiên có thể mong đợi tài chính không phải là ưu tiên hàng đầu khi khởi sự kinh doanh xã hội. - Khi thảo luận về việc xây dựng DNXH như một tài sản và truyền qua các thế hệ để các chuyên gia thảo luận thêm. Một số chuyên gia cho rằng có thể nó là mong đợi không hợp lý vì rất khó để con cháu họ cũng theo đuổi các giá trị xã hội. Số còn lại cho rằng chỉ cần định hướng tốt cho thế hệ sau, thì việc theo kế thừa DNXH của gia đình hoàn toàn có thể, số khác cho rằng rất khó để nói về thế hệ sau, tuy nhiên, nhìn chung kế thừa DNXH vẫn là mong muốn của các bậc làm cha làm mẹ khi mong muốn con cái kế thừa một công việc ý nghĩa như vậy

pdf271 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lực này thực chất là xuất phát từ niềm tin vào giải pháp giải quyết vấn đề xã hội mà họ khám phá ra. Có một số giải pháp thực sự sáng tạo, một số thì không nhưng sự độc đáo trong giải pháp là điều làm tăng niềm tin khả năng thành công. - CG3 cho rằng một phần đến từ sự trải nghiệm, vì họ quen thuộc với các vấn đề xã hội này nên việc họ tìm ra giải pháp và đánh giá khả năng thành công của giải pháp đó là trong khả năng của họ. - CG4 đồng ý nhưng bổ sung thêm niềm tin này cũng đến từ những khóa học và sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ. Họ đào tạo, tư vấn miễn phí để hoàn thiện từ ý tưởng, mô hình kinh doanh, cách hoạt động, có khi cả kêu gọi vốn để giúp các doanh nhân xã hội tiềm năng tự tin hơn. Câu hỏi thảo luận 4. Đánh giá các biến quan sát trong thang đo niềm tin vào năng lực bản thân khi khởi sự kinh doanh xã hội Các chuyên gia thống nhất các biến quan sát trong thang đo niềm tin vào năng lực bản thân khi khởi sự kinh doanh xã hội. Phần 5. Khẳng định các yếu tố về về kinh nghiệm với các tổ chức xã hội Câu hỏi thảo luận 1. Các anh/chị từng làm việc với các tổ chức xã hội, vậy đâu là những gì anh/chị học được từ quá trình làm việc này? - CG1: hiểu thêm về vai trò của các tổ chức xã hội, DNXH. - CG2: cách gọi vốn cho các DNXH - CG3: cách vận hành các DNXH, được tiếp xúc và nhận được những chia sẻ từ các doanh nhân xã hội. - CG4: hiểu thêm về DNXH, cách tìm kiếm và nhận những hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ. - CG5: cách kết nối mọi người, tạo động lực và truyền cảm hứng cho các nhân viên. Câu hỏi thảo luận 2. Theo anh/chị việc làm việc với các tổ chức xã hội có hỗ trợ gì trong việc khởi sự kinh doanh xã hội? kinh nghiệm với các tổ chức xã hội có giúp anh chị tự tin hơn hay làm anh/chị biết thay đổi cách nhìn về các kết quả mong đợi của việc khởi sự kinh doanh xã hội? - CG1: nó hỗ trợ rất nhiều, giúp cho bản thân có được cái nhìn tổng quát về kinh doanh xã hội, quen biết được nhiều người trong mạng lưới và hỗ trợ được nhau khi khởi sự kinh doanh xã hội. - CG3: hình thành được mạng lưới, khi khởi sự kinh doanh xã hội gặp khó khăn có thể nhờ hỗ trợ, tư vấn. - CG4: hình dung được những khó khăn sẽ phải đối mặt để từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn. - CG2: tạo thêm động lực để khởi sự kinh doanh xã hội khi biết được những người có cùng tư tưởng, có thể dùng họ làm hình mẫu để phát triển theo, biết được những gì mình phải đối mặt và những gì mình có thể đạt được. Câu hỏi thảo luận 3. Theo anh/chị nếu có chương trình cho người học trải nghiệm các công việc với các tổ chức xã hội thì nên tập trung vào những công việc gì? - CG1: nên được tiếp xúc nhiều với những người cùng chí hướng để tạo động lực. - CG2: nên trải nghiệm thực tế công việc, những khó khăn gặp phải để có sự chuẩn bị tốt nhất. - CG5 cho rằng dưới góc độ sinh viên nên tiếp xúc, trải nghiệm với nhiều vấn đề xã hội nhất có thể để hình thành các ý tưởng giải quyết các vấn đề xã hội. - CG3: nên gặp gỡ các doanh nhân xã hội để được chia sẽ kinh nghiệm, động lực, lí do mà họ khởi sự kinh doanh xã hội từ đó sinh viên sẽ hình thành góc nhìn riêng cho bản thân về khởi sự kinh doanh xã hội. Sau đó, sẽ quyết định có cam kết gắn bó với DNXH hay không. Câu hỏi thảo luận 4. Người chủ trì giới thiệu các biến quan sát của kinh nghiệm với các tổ chức xã hội. Các CG sẽ tiến hành biểu quyết bằng cách đánh trực tiếp vào các biến quan sát các chuyên gia cảm thấy phù hợp.  Kết quả các chuyên gia đều đồng ý 100% với các biến quan sát này và không chỉnh sửa gì thêm. Phần 6. Khám phá và khẳng định các yếu tố về giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội Câu hỏi thảo luận 1. Các anh/chị đánh giá số lượng và chất lượng các khóa học về giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội hiện nay như thế nào? CG1: các khóa học hiện nay số lượng và chất lượng tốt nhưng chưa có sự kết nối theo 1 chương trình chuẩn để người học đi từ phần này sang phần sau một cách liên tiếp. Các khóa học vẫn ở dạng workshop, mặc dù chủ đề mội khóa là hay nhưng khi kết nối với các khóa khác lại không có tính liên kết và xuyên suốt. Điều này một phần cũng do chưa có một chương trình học chuẩn để giảng dạy. CG2: các khóa học chủ yếu do các trung tâm/tổ chức phi chính phủ thực hiện do đó những khóa học của những tổ chức khác nhau chắc chắn là thiếu sự liên kết cần thiết, mặc dù chúng được thiết kế và chuẩn bị rất chu đáo. Tuy nhiên việc dạy những gì, dạy môn nào trước môn nào sau, ai dạy vẫn là câu hỏi khó. CG3: các khóa học là chưa nhiều, nếu nói nhiều chỉ là những buổi chia sẻ talkshow, nếu nói đến giảng dạy, tôi đánh giá là không nhiều. Ngoài ra, việc giảng dạy các khóa ngắn hạn chỉ ở Hà Nội hoặc TPHCM do đó rất khó để tiếp cận. Nguồn học online gần như không có. CG4 đồng ý với CG3, mạng lưới doanh nhân xã hội chủ yếu ở SG hoặc Hà Nội do đó rất khó tiếp cận, các khóa học cũng không xuyên suốt, cần có những chiến lược giảng dạy phù hợp với chương trình được chuẩn hóa hơn chỉ là những buổi chia sẻ. CG5 dưới góc độ là giảng viên về kinh doanh xã hội cho biết rất khó kiếm được người đủ khả năng đứng lớp để giảng dạy, những doanh nhân xã hội họ chỉ thường tham gia chia sẻ còn việc kêu họ đứng giảng họ rất ngại vì cảm thấy chưa đủ khả năng. Do đó, cần một định hướng giảng dạy để đào tạo các giảng viên kinh doanh xã hội trước. Câu hỏi thảo luận 2. Những kiến thức và kỹ năng được trang bị có hỗ trợ anh/chị trong quá trình khởi sự kinh doanh xã hội? Theo các anh/chị, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội có giúp anh chị tự tin hơn hay làm anh/chị biết thay đổi cách nhìn về các kết quả mong đợi của việc khởi sự kinh doanh xã hội? CG1: mặc dù giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội vẫn còn nhiều hạn chế nhưng nó vẫn có những ý nghĩa nhất định với những người có ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Thế nào là kinh doanh xã hội, những mô hình kinh doanh phù hợp, cách gọi vốn, kiếm nhà đầu tư Những đóng góp của DNXH có được giới thiệu để những người họ biết được vai trò và những gì mình có thể đóng góp nếu mình khởi sự kinh doanh xã hội thành công. CG3 cho rằng ngoài những ý của CG1 thì giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội còn giúp họ tiếp xúc nhận được các DNXH, để nhận được những chia sẻ về con đường thành công, được tư vấn trực tiếp trong nhiều trường hợp cụ thể của DNXH. CG4 bổ sung những khía cạnh khác như tạo động lực cho bản thân, cách xây dựng tác động xã hội, tăng lợi thế cạnh tranh cho DNXH, hay chỉ đơn giản là cách thuyết phục gia đình và những người xung quanh cho khởi sự kinh doanh xã hội. Câu hỏi thảo luận 3. Theo anh/chị nên thay đổi gì với các chương trình giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội hiện nay? - CG1 chương trình cần thống nhất, liên kết chặt chẽ, có thể phân thành các môn học với một chương trình thống nhất. - CG2: các khóa học hiện nay đều miễn phí, tuy nhiên nếu có phí thì có thể nâng chất lượng khóa học không? Các tổ chức cũng nên xem xét khía cạnh thu phí để tăng chất lượng. - CG3: nên bổ sung học online cho các cá nhân ở xa. - CG5: nên kết hợp với các hoạt động thực tế để tăng trải nghiệm cho người học. Các trường Đại học cũng nên đầu tư nghiên cứu và xây dựng chương trình về khởi sự kinh doanh xã hội hoặc chỉ đơn giản một vài môn trong chương trình có gắn với kinh doanh xã hội. - CG4: rất nhiều tổ chức hoạt động giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội riêng lẻ, có nên chăng các tổ chức này nên phối hợp với nhau để cùng xây dựng và tổ chức chương trình giảng dạy về khởi sự kinh doanh xã hội. Câu hỏi thảo luận 4. Người chủ trì giới thiệu các biến quan sát giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội. Các CG sẽ tiến hành biểu quyết bằng cách đánh trực tiếp vào các biến quan sát mà các chuyên gia cảm thấy phù hợp.  Kết quả các chuyên gia đều đồng ý 100% với các biến quan sát này và không chỉnh sửa gì thêm. Phần 7. Khẳng định các yếu tố về ý định khởi sự kinh doanh xã hội Câu hỏi thảo luận 1. Người chủ trì giới thiệu các biến quan sát ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Các CG sẽ tiến hành biểu quyết bằng cách đánh trực tiếp vào các biến quan sát mà các chuyên gia cảm thấy phù hợp.  Kết quả các chuyên gia đều đồng ý 100% với các biến quan sát này và không chỉnh sửa gì thêm. Phần 8. Thảo luận thêm Câu hỏi thảo luận 1. Anh/chị có đóng góp thêm gì để hoàn thiện nghiên cứu này không? (về đối tượng khảo sát, quy trình khảo sát, những hướng nghiên cứu khác về kinh doanh xã hội mà anh/chị thấy cần thiết tại Việt Nam). - CG1: đối tượng là những người đã từng tham gia các khóa học khởi sự kinh doanh xã hội do đó cần phối hợp với 1 tổ chức chuyên đào tạo về khởi sự kinh doanh xã hội để chọn đúng đối tượng và giảm thời gian. - CG2 đồng ý với CG1 khi cho rằng nghiên cứu này nếu tác giả tự khảo sát sẽ rất khó vì không kiếm đúng được những đối tượng phù hợp. - CG5 góp ý nên thêm những câu hỏi vào bảng khảo sát để kiểm tra kiến thức của người được khảo sát. Ví dụ hỏi về quy định của DNXH theo luật doanh nghiệp tại Việt Nam, kể tên vài DNXH tại Việt Nam. Điều này giúp chọn ra những đối tượng đủ kiến thức về kinh doanh xã hội vì kinh doanh xã hội hiện nay ở VN chưa được nhiều người biết đến. Khảo sát đại trà sẽ rất khó đảm bảo chất lượng mẫu. Nên theo ý kiến của CG1 là thông qua 1 tổ chức uy tín. - CG3 góp ý về hướng nghiên cứu trong tương lai có thể là những rào cản của văn hóa, xã hội hay gia đình đến việc trở thành DNXH. - CG2 cho rằng việc gọi vốn cho DNXH đang có hình thức gọi vốn cộng đồng, có thể những nghiên cứu sau nên phát triển thêm hướng này cũng là gợi ý tốt cho các DNXH hiện nay tại Việt Nam phát triển theo vì nguồn vốn cho DNXH hiện này cũng không dồi dào. Buổi thảo luận kết thúc. Người chủ trì gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các chuyên gia đã tham gia. PHỤ LỤC 7. MỘT SỐ NỘI DUNG TỪ THẢO LUẬN NHÓM Kết quả từ thảo luận nhóm với các chuyên gia, ngoài thu được kết quả là thang đo nháp thứ hai cho bước định lượng sơ bộ tiếp theo, thảo luận nhóm còn cung cấp một số nội dung quan trọng cho luận án sau: - Những người bỏ cuộc giữa chừng trong quá trình khởi sự kinh doanh xã hội thường không có sự nhất quán một phần đến từ thiếu sự quyết tâm, một phần đến từ tác động những người xung quanh. Do đó, khởi sự thương mại truyền thống hay khởi sự kinh doanh xã hội đều cần những tính cách đặc trưng của doanh nhân thương mại và những tính cách xã hội đặc trưng. Phần lớn những người dám khởi sự nói chung là những người có tính cách rất đặc biệt so với phần còn lại. Thay vì chọn một công việc ổn định, an toàn, đi làm lo cho gia đình thì họ lại chọn khởi sự kinh doanh, điều đó cho thấy bản thân những người này có suy nghĩ rất khác và có thể nó đến từ tính cách riêng. Tính cách giữ một phần quan trọng trong ý định khởi sự thương mại và cả khởi sự kinh doanh xã hội. Tuy nhiên đối với khởi sự kinh doanh xã hội thì tính cách sẽ phức tạp và đa dạng hơn, hướng tới xã hội nhiều hơn thì những cá nhân này mới dám từ bỏ lợi nhuận để theo đuổi giá trị xã hội. - Có một số quan điểm giữa các chuyên gia về tính cách xu hướng chấp nhận rủi ro và nhu cầu thành tích. Có chuyên gia cho rằng các doanh nhân xã hội luôn ưu tiên giá trị xã hội, không vì thành tích hay xu hướng rủi ro mà thích khởi sự kinh doanh xã hội. Tuy nhiên, chuyên gia khác lại phản bác khi cho rằng mặc dù doanh nhân xã hội theo đuổi các giá trị xã hội nhưng những đóng góp của họ với xã hội vẫn mong muốn được người khác ghi nhận. - Sự sáng tạo của doanh nhân xã hội sẽ nổi bật hơn các tính cách khác. Vì những vấn đề xã hội khá phức tạp để đưa ra giải pháp do đó đòi hỏi tính sáng tạo từ các doanh nhân xã hội. Đây cũng là đặc điểm để tăng khả năng cạnh tranh của DNXH với các doanh nghiệp thương mại truyền thống. - khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống và khởi sự kinh doanh xã hội có những mong đợi có thể giống với khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống kèm theo mong đợi giải quyết vấn đề xã hội. - Một số chuyên gia không đồng ý khi cho rằng tài chính không phải là mong đợi của việc khởi sự kinh doanh xã hội khi 51% lợi nhuận đã tái đầu tư nếu doanh nhân xã hội theo đuổi lợi nhuận thì chỉ cần khởi sự thương mại thông thường mà không cần khởi sự kinh doanh xã hội. Trong khi số khác cho rằng mong muốn tài chính là bắt buộc khi theo đuổi bất cứ công việc gì vì phải có tài chính mới duy trì được cuộc sống cũng như duy trì DNXH, tuy nhiên có thể mong đợi tài chính không phải là ưu tiên hàng đầu khi khởi sự kinh doanh xã hội. - Khi thảo luận về việc xây dựng DNXH như một tài sản và truyền qua các thế hệ để các chuyên gia thảo luận thêm. Một số chuyên gia cho rằng có thể nó là mong đợi không hợp lý vì rất khó để con cháu họ cũng theo đuổi các giá trị xã hội. Số còn lại cho rằng chỉ cần định hướng tốt cho thế hệ sau, thì việc theo kế thừa DNXH của gia đình hoàn toàn có thể, số khác cho rằng rất khó để nói về thế hệ sau, tuy nhiên, nhìn chung kế thừa DNXH vẫn là mong muốn của các bậc làm cha làm mẹ khi mong muốn con cái kế thừa một công việc ý nghĩa như vậy. - Những doanh nhân xã hội thường chưa có đủ kiến thức và kỹ năng tuy nhiên họ vừa học hỏi vừa khởi sự kinh doanh xã hội với sự giúp đỡ của các tổ chức hỗ trợ khởi sự kinh doanh xã hội cho nên họ rất tự tin khi khởi sự kinh doanh xã hội. Những doanh nhân xã hội thường rất tự tin vì họ đã nghĩ ra các giải pháp sáng tạo để có thể tạo ra các giá trị xã hội cũng như tạo sự khác biệt trên thị trường. Các chuyên gia đánh giá những doanh nhân xã hội thường rất tự tin vào khả năng thành công khi họ quyết định khởi sự kinh doanh xã hội. - Niềm tin này thực chất là xuất phát từ niềm tin vào giải pháp giải quyết vấn đề xã hội mà họ khám phá ra. Có một số giải pháp thực sự sáng tạo, một số thì không nhưng sự độc đáo trong giải pháp là điều làm tăng niềm tin vào khả năng thành công của khởi sự kinh doanh xã hội. Ngoài ra, niềm tin này một phần đến từ sự trải nghiệm, vì họ quen thuộc với các vấn đề xã hội này nên việc họ tìm ra giải pháp và đánh giá khả năng thành công của giải pháp đó là trong khả năng của họ. Niềm tin này cũng đến từ những khóa học và sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ. Họ đào tạo, tư vấn miễn phí để hoàn thiện từ ý tưởng, mô hình kinh doanh, cách hoạt động, kêu gọi vốn để giúp các doanh nhân xã hội tiềm năng tự tin hơn. - Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội hỗ trợ rất nhiều cho khởi sự kinh doanh xã hội, giúp cho bản thân có được cái nhìn tổng quát về kinh doanh xã hội, quen biết được nhiều người trong mạng lưới và hỗ trợ được nhau khi khởi sự kinh doanh xã hội, khi khởi sự kinh doanh xã hội gặp khó khăn có thể nhờ hỗ trợ, tư vấn, hình dung được những khó khăn sẽ phải đối mặt để từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn, tạo thêm động lực để khởi sự kinh doanh xã hội khi biết được những người có cùng tư tưởng, có thể dùng họ làm hình mẫu để phát triển theo, biết được những gì mình phải đối mặt và những gì mình có thể đạt được. - Các khóa học hiện nay số lượng và chất lượng tốt nhưng chưa có sự kết nối theo một chương trình chuẩn để người học đi từ phần này sang phần sau một cách liên tiếp và có sự liên kết. Các khóa học vẫn ở dạng workshop, mặc dù chủ đề các khóa học là hay nhưng khi kết nối với các khóa khác lại không có tính liên kết và xuyên suốt. Điều này một phần cũng do chưa có một chương trình học chuẩn để giảng dạy. Các khóa học chủ yếu do các trung tâm/tổ chức phi chính phủ thực hiện do đó những khóa học của những tổ chức khác nhau chắc chắn là thiếu sự liên kết cần thiết. Ngoài ra, việc dạy những gì, dạy môn nào trước môn nào sau, ai dạy vẫn là câu hỏi khó. Một số chuyên gia đánh giá là không nhiều khóa học thật sự về khởi sự kinh doanh xã hội mà chỉ nhiều những buổi chia sẻ talkshow. Ngoài ra, việc giảng dạy các khóa ngắn hạn chỉ ở Hà Nội hoặc TPHCM do đó rất khó để tiếp cận. Nguồn học online gần như không có. Mạng lưới doanh nhân xã hội chủ yếu ở TPHCM hoặc Hà Nội, do đó những cá nhân quan tâm ở những tỉnh thành khác rất khó tiếp cận, các khóa học cũng không xuyên suốt, do đó cần có những chiến lược giảng dạy phù hợp với các chương trình đã được chuẩn hóa. Một khó khăn khác là rất khó kiếm được người đủ khả năng đứng lớp để giảng dạy, những doanh nhân xã hội họ chỉ thường tham gia chia sẻ còn việc mời họ đứng giảng họ rất ngại vì cảm thấy chưa đủ khả năng. Do đó, cần một định hướng giảng dạy để đào tạo các giảng viên về khởi sự kinh doanh xã hội. - Mặc dù giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội vẫn còn nhiều hạn chế nhưng nó vẫn có những ý nghĩa nhất định với những người có ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Ví dụ những kiến thức như thế nào là kinh doanh xã hội, những mô hình kinh doanh phù hợp, cách gọi vốn, tìm kiếm nhà đầu tư Ngoài ra, những đóng góp của DNXH có thể được giới thiệu để họ biết được vai trò và những gì mình có thể đóng góp nếu mình khởi sự kinh doanh xã hội thành công. Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội còn giúp họ tiếp xúc được với các DNXH, để nhận được những chia sẻ về con đường thành công, được tư vấn trực tiếp trong nhiều trường hợp cụ thể. Những lợi ích khác như tạo động lực cho bản thân, cách xây dựng tác động xã hội, tăng lợi thế cạnh tranh cho DNXH, hay chỉ đơn giản là cách thuyết phục gia đình và những người xung quanh cho theo đuổi khởi sự kinh doanh xã hội. - Những đề xuất cải thiện cho giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội như chương trình học cần thống nhất, liên kết chặt chẽ, có thể phân thành các môn học với một chương trình thống nhất. Các khóa học hiện nay đều miễn phí, tuy nhiên nếu có phí thì có thể nâng chất lượng khóa học không? Các tổ chức cũng nên xem xét khía cạnh thu phí để tăng chất lượng. Nên bổ sung học online cho các cá nhân ở xa và kết hợp với các hoạt động thực tế để tăng trải nghiệm cho người học. Các trường Đại học cũng nên đầu tư nghiên cứu và xây dựng chương trình về khởi sự kinh doanh xã hội hoặc chỉ đơn giản một vài môn trong chương trình có gắn với kinh doanh xã hội. Hiện có rất nhiều tổ chức hoạt động giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội riêng lẻ, có nên chăng các tổ chức này nên phối hợp với nhau để cùng xây dựng và tổ chức chương trình giảng dạy về khởi sự kinh doanh xã hội. - Những đóng góp khác của các chuyên gia để hoàn thiện nghiên cứu này như thứ nhất, các nghiên cứu này nếu tác giả tự khảo sát sẽ rất khó vì khó kiếm đúng được những đối tượng phù hợp. Đối tượng là những người đã từng tham gia các khóa học khởi sự kinh doanh xã hội do đó cần phối hợp với một tổ chức chuyên đào tạo về khởi sự kinh doanh xã hội để chọn đúng đối tượng và giảm thời gian khảo sát. Thứ hai, nên thêm những câu hỏi vào bảng khảo sát để kiểm tra kiến thức của người được khảo sát. Ví dụ hỏi về quy định của DNXH theo luật doanh nghiệp tại Việt Nam, kể tên vài DNXH tại Việt Nam. Điều này giúp chọn ra những đối tượng đủ kiến thức về kinh doanh xã hội vì kinh doanh xã hội hiện nay ở VN chưa được nhiều người biết đến. Thứ ba, hướng nghiên cứu tương lai tại Việt Nam có thể là những rào cản của văn hóa, xã hội hay gia đình đến việc trở thành DNXH. Ngoài ra, gọi vốn cho DNXH đang có hình thức gọi vốn cộng đồng, có thể những nghiên cứu sau nên phát triển thêm hướng này cũng là gợi ý tốt cho các DNXH hiện nay tại Việt Nam phát triển theo vì nguồn vốn cho DNXH hiện nay cũng không thực sự dồi dào. PHỤ LỤC 8. TỔNG HỢP NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CÁC PHÁT BIỂU TỪ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA Thang đo gốc tiếng Anh Thang đo được điều chỉnh đã dịch ra Tiếng Việt Thang đo hoàn chỉnh theo góp ý của chuyên gia Perceived desirability (Ayob và cộng sự (2013) và Krueger (1994)) Cảm nhận về sự mong muốn (Ayob và cộng sự (2013) và Krueger (1994)) Cảm nhận về sự mong muốn (Ayob và cộng sự (2013) và Krueger (1994)) The feeling toward doing the job (love-hate) Cảm giác của bạn như thế nào đối việc khởi sự kinh doanh xã hội Cảm nhận của bạn như thế nào đối với việc khởi sự kinh doanh xã hội How tense would be doing the job (very tense-not tense at all) Sự căng thẳng của việc trở thành doanh nhân xã hội Mức độ căng thẳng của việc trở thành doanh nhân xã hội How enthusiastic would be doing the job (very enthusiastic - very unenthusiastic) Sự nhiệt tình như thế nào với việc trở thành doanh nhân xã hội? Mức độ nhiệt tình như thế nào với việc trở thành doanh nhân xã hội? Perceived feasibility (Ayob và cộng sự (2013) và Krueger (1994)) Cảm nhận về tính khả thi (Ayob và cộng sự (2013) và Krueger (1994)) Cảm nhận về tính khả thi (Ayob và cộng sự (2013) và Krueger (1994)) Hardness of setting up of social enterprise Việc khởi sự kinh doanh xã hội là khó khăn với tôi Việc khởi sự kinh doanh xã hội là khó khăn với tôi Certainty of success about oneself concerning setting up of social enterprise Tôi chắc chắn về sự thành công của việc khởi sự kinh doanh xã hội Tôi chắc chắn về sự thành công của việc khởi sự kinh doanh xã hội The overwork of setting up of social enterprise khởi sự kinh doanh xã hội vượt quá khả năng của tôi khởi sự kinh doanh xã hội vượt quá khả năng của tôi The confidence of setting up of social enterprise Tôi tự tin khi khởi sự kinh doanh xã hội Tôi tự tin khi khởi sự kinh doanh xã hội The knowledge of setting up of social enterprise Tôi đủ kiến thức để khởi sự kinh doanh xã hội Tôi đủ kiến thức để khởi sự kinh doanh xã hội Risk Propensity Scale (Meertens và Lion, 2008) Xu hướng rủi ro (Meertens và Lion (2008)) Xu hướng rủi ro (Meertens và Lion (2008)) Safety first Tôi luôn đặt an toàn lên đầu tiên Tôi quan niệm an toàn là trên hết I do not take risks with my health Tôi sẽ không mạo hiểm với những gì mình đang có Tôi sẽ không mạo hiểm với những gì mình đang có I do not take risks with my health Tôi thích né tránh rủi ro khi có thể Tôi thích né tránh rủi ro khi có thể I take risks regularly Tôi thường xuyên mạo hiểm và chấp nhận rủi ro Tôi thường xuyên mạo hiểm và chấp nhận rủi ro I really dislike not knowing what is going to happen Tôi thực sự không an tâm khi không biết chuyện gì sẽ xảy ra Tôi thực sự không an tâm khi lường được chuyện gì sẽ xảy ra I usually view risks as a challenge. Tôi thường xem rủi ro là một thách thức mà mình phải vượt qua Tôi thường xem rủi ro là một thách thức mà mình phải vượt qua I view myself as a (1 risk avoider, 7 risk seeker) Tôi đánh giá mình là một người ..(1 - Đi tìm tránh rủi ro, 7 - Né tránh rủi ro) Tôi đánh giá mình là một người ..(1 - Đi tìm tránh rủi ro, 7 - Né tránh rủi ro) Need for achievement (Zeffane, 2013) Nhu cầu thành tích (Zeffane, 2013) Nhu cầu thành tích (Zeffane, 2013) I always do my best whether I am alone or with someone Tôi luôn làm hết sức mình dù tôi thực hiện công việc một mình hay với ai khác Tôi luôn làm hết sức mình dù tôi thực hiện công việc một mình hay với ai khác I always try hard to improve on my past performance Tôi luôn cố gắng hết sức để cải thiện hiệu suất làm việc của mình Tôi luôn cố gắng hết sức để cải thiện hiệu suất làm việc của mình I enjoy working towards clear, challenging goals Tôi thích làm những công việc nhiều thử thách hướng tới mục tiêu rõ ràng Tôi thích làm những công việc nhiều thử thách hướng tới mục tiêu rõ ràng In general I try to make every minute count Tôi luôn cố gắng làm việc để đạt được mục tiêu của mình Tôi luôn cố gắng làm việc để đạt được mục tiêu của mình I often put pressure on myself to achieve as much as I can Tôi thường tự đặt áp lực lên bản thân mình để đạt được điều tôi mong muốn Tôi thường tự đặt áp lực lên bản thân mình để đạt được điều tôi mong muốn Pro-activeness (Satar và Natasha, 2019) Tính chủ động (Satar và Natasha, 2019) Tính chủ động (Satar và Natasha, 2019) I usually act in anticipation of future problems, needs or changes. Tôi thường dự đoán các vấn đề hoặc những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai Tôi thường dự đoán các vấn đề hoặc những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai I tend to plan ahead on projects. Tôi có xu hướng lên kế hoạch trước cho các công việc trong tương lai Tôi có xu hướng lên kế hoạch trước cho các công việc trong tương lai I prefer to step-up and get things going on projects rather than sit and wait for someone else to do it. Tôi thích tiến lên phía trước và tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong công việc hơn là ngồi và chờ đợi cho người khác làm điều đó Tôi thích tiên phong tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong công việc hơn là ngồi và chờ đợi cho người khác làm điều đó Innovativeness (Satar và Natasha, 2019) Sự sáng tạo (Satar và Natasha, 2019) Sự sáng tạo (Satar và Natasha, 2019) I often like to try new and unusual activities that are not typical but not necessarily risky. Tôi thường thích thử các điều mới. Tôi thường thích thử các điều mới. In general, I prefer a strong emphasis in projects on unique, one-of-a kind approaches rather than revisiting tried and true approaches used before. Tôi thích thực hiện các công việc có cách tiếp cận độc đáo, hơn là xem xét dùng lại những cách tiếp cận trước đó lại Tôi thích thực hiện các công việc có cách tiếp cận độc đáo, hơn là xem xét dùng lại những cách tiếp cận trước đó lại I prefer to try my own unique way when learning new things rather than doing it like everyone else does. Tôi thích thử cách độc đáo của riêng mình khi học những điều mới hơn là làm nó giống như mọi người khác Tôi thích thử cách độc đáo của riêng mình khi học những điều mới hơn là làm nó giống như mọi người khác I favour experimentation and original approaches to problem solving Tôi ủng hộ việc thử nghiệm các cách giải quyết khác nhau trong giải quyết một công việc Tôi ủng hộ việc thử nghiệm các cách giải quyết khác nhau trong giải quyết một công việc Moral obligation (Hockerts, 2017) Nghĩa vụ đạo đức (Hockerts, 2017) Nghĩa vụ đạo đức (Hockerts, 2017) It is an ethical responsibility to help people less fortunate than ourselves. Tôi cảm thấy có trách nhiệm để giúp mọi người kém may mắn hơn mình Tôi cảm thấy có trách nhiệm để giúp mọi người kém may mắn hơn mình We are morally obliged to help socially disadvantaged people Tôi có nghĩa vụ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội Tôi có nghĩa vụ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội Social justice requires that we help those who are less fortunate than ourselves. Công bằng xã hội đòi hỏi chúng ta giúp đỡ những người kém may mắn hơn chính chúng ta Công bằng xã hội đòi hỏi chúng ta giúp đỡ những người kém may mắn hơn chính chúng ta It is one of the principles of our society that we should help socially Theo tôi giúp những người có hoàn cảnh khó khăn là một nguyên tắc của xã hội Theo tôi giúp những người có hoàn cảnh khó khăn là một nguyên tắc của xã hội Empathy (Hockerts, 2017) Sự đồng cảm (Hockerts, 2017) Sự đồng cảm (Hockerts, 2017) I feel compassion for socially marginalized people. Tôi cảm thấy đồng cảm đối với những người bị thiệt thòi Tôi cảm thấy đồng cảm đối với những người bị thiệt thòi When thinking about socially disadvantaged people. I try to put myself in their shoes Khi nghĩ về những người có hoàn cảnh khó khăn, tôi cố gắng đặt mình vào vị trí của họ. Khi nghĩ về những người có hoàn cảnh khó khăn, tôi cố gắng đặt mình vào vị trí của họ. Seeing socially disadvantaged people triggers an emotional response in me Thấy những người có hoàn cảnh khó khăn khiến tôi cảm thấy muốn giúp đỡ họ Thấy những người có hoàn cảnh khó khăn khiến tôi cảm thấy muốn giúp đỡ họ Social Entrepreneurial Self-Efficacy (Hockerts, 2017) Niềm tin về năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội (Hockerts, 2017) Niềm tin về năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội (Hockerts, 2017) I am convinced that I personally can make a contribution to address societal challenges if I put my mind to it. Tôi tin rằng cá nhân tôi có thể đóng góp để giải quyết các thách thức xã hội nếu tôi đặt tâm trí vào nó Tôi tin rằng cá nhân tôi có thể đóng góp để giải quyết các thách thức xã hội nếu tôi đặt tâm trí vào nó I could figure out a way to help solve the problems that society faces. Tôi có thể tìm ra cách để giúp giải quyết các vấn đề mà xã hội phải đối mặt Tôi có thể tìm ra cách để giúp giải quyết các vấn đề mà xã hội phải đối mặt Solving societal problems is something each of us can contribute to. Giải quyết các vấn đề xã hội là điều mà mỗi người chúng ta nên thực hiện Giải quyết các vấn đề xã hội là điều mà mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm Outcome expectation (Kruege, 2000; E. W. Liguori và cộng sự, 2018) Kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội (Kruege, 2000; E. W. Liguori và cộng sự, 2018) Kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội (Kruege, 2000; E. W. Liguori và cộng sự, 2018) Respondents were asked to evaluate To what extent do you expect to achieve the following outcomes by starting your own social venture? Bạn dự kiến sẽ đạt được những kết quả nào sau đây khi thành lập DNXH của riêng mình?' Bạn dự kiến sẽ đạt được những kết quả nào sau đây khi thành lập DNXH của riêng mình? 1. Financial rewards (personal wealth, increase personal income, etc.). Tài chính ổn định (thu nhập cá nhân, tăng thu nhập cá nhân) Tài chính ổn định (thu nhập cá nhân, tăng thu nhập cá nhân) 2. Independence/autonomy (personal freedom, be your own boss, etc.). Sự độc lập/tự chủ (tự do cá nhân, làm chủ...) Sự độc lập/tự chủ (tự do cá nhân, làm chủ...) 3. Personal rewards (public recognition, personal growth, to prove I can do it, etc.). Sự công nhận của xã hội (phát triển cá nhân, để chứng minh tôi có thể làm được, được nhiều người biết đến) Sự công nhận của xã hội (phát triển cá nhân, để chứng minh tôi có thể làm được, được nhiều người biết đến) 4. Family security (to secure future for family members, to build a business to pass on, etc.). Đảm bảo tương lai cho thế hệ sau (để đảm bảo tương lai cho các thành viên gia đình, xây dựng doanh nghiệp để thế hệ sau có thể tiếp tục) Đảm bảo tương lai cho thế hệ sau (để đảm bảo tương lai cho các thành viên gia đình, xây dựng doanh nghiệp để thế hệ sau có thể tiếp tục) 5. Social impact (address social problems such as poverty, unemployment, illiteracy ... improve the Tác động xã hội (giải quyết các vấn đề xã hội như nghèo đói, thất nghiệp, mù chữ ... cải thiện chất lượng Tác động xã hội (giải quyết các vấn đề xã hội như nghèo đói, thất nghiệp, mù chữ ... cải thiện chất lượng quality of life and lead to sustainable development). cuộc sống và dẫn đến sự phát triển bền vững) cuộc sống và dẫn đến sự phát triển bền vững) Social entrepreneurship education (Lanero và cộng sự, 2011) Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội (Lanero và cộng sự, 2011) Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội (Lanero và cộng sự, 2011) Respondents were asked to evaluate: Your experience with social entrepreneurship education help to: Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội mà các anh/chị đã được trải nghiệm giúp: Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội mà các anh/chị đã được trải nghiệm giúp: Raise the social entrepreneurial spirit. nâng cao tinh thần kinh doanh xã hội nâng cao tinh thần kinh doanh xã hội bring receptivity to social entrepreneurial interests. mang lại lợi ích cho khởi sự kinh doanh xã hội mang lại lợi ích cho khởi sự kinh doanh xã hội provide information about social business initiatives. cung cấp thông tin và các sáng kiến kinh doanh xã hội cung cấp thông tin và các sáng kiến kinh doanh xã hội cover social entrepreneurship counselling. hỗ trợ tư vấn về khởi sự kinh doanh xã hội hỗ trợ tư vấn về khởi sự kinh doanh xã hội including comprehensive social entrepreneur training courses. đào tạo những doanh nhân xã hội toàn diện đào tạo những doanh nhân xã hội toàn diện Prior experience with social organizations (Hockerts, 2015) Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội (Hockerts, 2015) Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội (Hockerts, 2015) I have some experience working with social problems. Tôi có một số kinh nghiệm làm việc với các vấn đề xã hội. Tôi có kinh nghiệm làm việc với các vấn đề xã hội. I have volunteered or otherwise worked with social organizations. Tôi đã từng tình nguyện hoặc tham gia làm việc với các tổ chức xã hội. Tôi đã từng tình nguyện hoặc tham gia làm việc với các tổ chức xã hội. I know a lot about social organizations. Tôi biết rất nhiều về các tổ chức xã hội. Tôi biết rất nhiều về các tổ chức xã hội. Entrepreneurial Intention Liñán và Chen (2009) Ý định khởi sự kinh doanh xã hội Ý định khởi sự kinh doanh xã hội I am ready to do anything to be an entrepreneur. Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân xã hội Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân xã hội My professional goal is to become an entrepreneur. Nghề nghiệp tương lai của tôi là một doanh nhân xã hội Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một doanh nhân xã hội I will make every effort to start and run my own firm. Tôi sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành DNXH của riêng mình Tôi sẽ cố gắng để khởi sự kinh doanh xã hội thành công I am determined to create a firm in the future. Tôi quyết tâm khởi sự kinh doanh xã hội trong tương lai Tôi quyết tâm khởi sự kinh doanh xã hội trong tương lai I have very seriously thought of starting a firm. Tôi đã rất nghiêm túc với ý định khởi sự kinh doanh xã hội Tôi đã rất nghiêm túc với ý định khởi sự kinh doanh xã hội I have the firm intention to start a firm some day. Tôi có ý định bắt đầu một DNXH trong tương lai Tôi có ý định bắt đầu một DNXH trong tương lai PHỤ LỤC 9. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SƠ BỘ Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các yếu tố trong mô hình của Mair và Nooba (2006) Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Giá trị cronbach’s alpha nếu loại biến 1. Cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội: Cronbach’s Alpha: 0.819 PD1 7.76 6.245 0.660 0.766 PD2 7.86 4.788 0.784 0.630 PD3 7.68 6.482 0.593 0.827 2. Cảm nhận về tính khả thi khi khởi sự kinh doanh xã hội: Cronbach’s Alpha: 0.944 PF1 15.48 11.727 0.880 0.925 PF2 15.40 12.121 0.894 0.922 PF3 15.52 12.010 0.859 0.929 PF4 15.41 12.648 0.829 0.934 PF5 15.55 13.260 0.781 0.942 3. Ý định khởi sự kinh doanh xã hội: Cronbach’s Alpha: 0.837 SEI1 20.03 22.353 0.459 0.839 SEI2 20.00 20.929 0.553 0.822 SEI3 19.66 20.146 0.641 0.804 SEI4 19.66 20.105 0.640 0.804 SEI5 19.64 20.879 0.656 0.802 SEI6 19.76 19.316 0.729 .785 Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Giá trị cronbach’s alpha nếu loại biến Nguồn: tính toán của tác giả Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các tính cách kinh doanh thương mại truyền thống Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Giá trị cronbach’s alpha nếu loại biến 4. Xu hướng rủi ro: Cronbach’s Alpha: 0.845 RP2 19.17 18.304 0.601 0.824 RP3 19.26 17.972 0.515 0.842 RP4 19.35 16.856 0.689 0.806 RP5 19.13 15.690 0.766 0.789 RP6 19.30 18.495 0.607 0.824 RP7 19.14 17.718 0.587 0.827 5. Nhu cầu thành tích: Cronbach’s Alpha: 0.924 NA1 21.61 23.089 0.833 0.900 NA2 21.72 24.466 0.765 0.913 NA3 21.81 22.337 0.863 0.894 NA4 21.82 23.927 0.840 0.899 NA5 21.68 25.270 0.709 0.924 3. Tính chủ động: Cronbach’s Alpha: 0.748 Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Giá trị cronbach’s alpha nếu loại biến PRO1 7.38 4.359 0.685 0.532 PRO2 7.19 4.499 0.662 0.561 PRO3 7.19 5.347 0.403 0.858 4. Tính sáng tạo: Cronbach’s Alpha: 0.830 CRE1 10.81 5.691 0.747 0.742 CRE2 11.17 6.365 0.683 0.774 CRE3 10.80 6.384 0.637 0.794 CRE4 10.93 6.934 0.568 0.823 Nguồn: tính toán của tác giả Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các đặc điểm tính xã hội Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Giá trị cronbach’s alpha nếu loại biến 4. Nghĩa vụ đạo đức: Cronbach’s Alpha: 0.771 MO1 7.87 5.589 0.511 0.802 MO2 7.81 4.923 0.703 0.574 MO3 7.68 5.998 0.619 0.684 5. Sự đồng cảm: Cronbach’s Alpha: 0.691 EMP1 7.44 3.360 0.348 0.823 Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Giá trị cronbach’s alpha nếu loại biến EMP2 7.42 3.034 0.633 0.439 EMP3 7.32 3.311 0.578 0.518 Nguồn: tính toán của tác giả Kết quả phân tích nhân tố khám phá của các tính cách, cảm nhận về tính khả thi và cảm nhận về sự mong muốn Biến qun sát Yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 RT2 0.723 RT3 0.702 RT4 0.803 RT5 0.763 RT6 0.741 RT7 0.620 NA1 0.892 NA2 0.860 NA3 0.903 NA4 0.886 NA5 0.800 PRO1 0.851 PRO2 0.850 PRO3 0.706 INN1 0.880 Biến qun sát Yếu tố 1 2 3 4 5 6 7 8 INN2 0.788 INN3 0.812 INN4 0.719 MO1 0.722 MO2 0.794 MO3 0.776 EMP1 0.647 EMP2 0.822 EMP3 0.739 PD1 0.733 PD2 0.831 PD3 0.820 PF1 0.889 PF2 0.927 PF3 0.871 PF4 0.905 PF5 0.841 Eigenvalue 1.269 % phương sai trích 73.29% Giá trị KMO 0.668 Kiểm định Barlett Chi–bình phương 2272.82 Bậc tư do (df) 496 Sig 0 Nguồn: tính toán của tác giả Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Biến quan sát Yếu tố 1 SEI1 0.584 SEI2 0.677 SEI3 0.778 SEI4 0.779 SEI5 0.784 SEI6 0.841 Eigenvalue 3.334 % phương sai trích 55.572% Giá trị KMO 0.678 Kiểm định Barlett Chi–bình phương 260.302 Bậc tư do (df) 15 Sig 0.000 Nguồn: tính toán của tác giả Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Giá trị cronbach’s alpha nếu loại biến 1. Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội: Cronbach’s Alpha: 0.788 EDU1 14.57 14.874 0.449 0.789 EDU2 15.02 14.949 0.623 0.735 EDU3 14.62 14.299 0.620 0.732 EDU4 14.38 14.076 0.562 0.751 EDU5 14.61 13.917 0.603 0.736 Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Giá trị cronbach’s alpha nếu loại biến 2. Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội: Cronbach’s Alpha: 0.759 EXP1 7.18 2.412 0.678 0.579 EXP2 7.11 2.725 0.500 0.775 EXP3 7.23 2.381 0.600 0.667 3. Niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội: Cronbach’s Alpha: 0.632 SESE1 7.68 3.371 0.423 0.560 SESE2 7.89 3.513 0.506 0.460 SESE3 7.79 3.157 0.409 0.589 4. Kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội: Cronbach’s Alpha: 0.726 SEOE1 15.32 13.149 0.508 0.671 SEOE2 15.36 13.869 0.483 0.682 SEOE3 15.35 11.462 0.638 0.613 SEOE4 15.34 13.479 0.457 0.690 SEOE5 15.03 13.625 0.362 0.731 5. Ý định khởi sự kinh doanh xã hội: Cronbach’s Alpha: 0.837 SEI1 20.03 22.353 0.459 0.839 SEI2 20.00 20.929 0.553 0.822 SEI3 19.66 20.146 0.641 0.804 SEI4 19.66 20.105 0.640 0.804 SEI5 19.64 20.879 0.656 0.802 SEI6 19.76 19.316 0.729 0.785 Nguồn: tính toán của tác giả Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập và trung gian Biến quan sát Yếu tố 1 2 3 4 EDU1 0.681 EDU2 0.724 EDU3 0.795 EDU4 0.694 EDU5 0.739 EXP1 0.850 EXP2 0.659 EXP3 0.820 SE1 0.661 SE2 0.741 SE3 0.772 OE1 0.719 OE2 0.725 OE3 0.794 OE4 0.657 OE5 0.535 Eigenvalue 1.574 % phương sai trích 58.92% Giá trị KMO 0.65 Kiểm định Barlett Chi–bình phương 489.303 Bậc tư do (df) 120 Sig 0 Nguồn: tính toán của tác giả Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc Biến quan sát Yếu tố 1 SEI1 .584 SEI2 .677 SEI3 .778 SEI4 .779 SEI5 .784 SEI6 .841 Eigenvalue 3.334 % phương sai trích 55.572% Giá trị KMO .678 Kiểm định Barlett Chi–bình phương 260.302 Bậc tư do (df) 15 Sig 0.000 Nguồn: tính toán của tác giả PHỤ LỤC 10. BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH XÃ HỘI Kính chào quý anh/chị, tôi đang thực hiện đề tài TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH CÁCH, GIÁO DỤC VÀ KINH NGHIỆM ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH XÃ HỘI. Doanh nghiệp xã hội (DNXH) được hiểu là hình thức kinh doanh có các hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu mang tính xã hội, lợi nhuận thu được sử dụng để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng. Hình thức hoạt động kinh doanh như những DNXH ngày càng được quan tâm vì nó nhắm đến các mục tiêu giải quyết nhu cầu xã hội, giúp đỡ những cá nhân thiệt thòi. Với những kinh nghiệm và sự quan tâm của anh/chị trong các hoạt động xã hội của mình, chúng tôi mong muốn xin ý kiến đánh giá của các anh/chị về việc nếu có thể, liệu anh/chị có mong muốn thành lập một DNXH để tạo ra những giá trị xã hội hay không. Chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá mong muốn này của các anh/chị thông qua ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Vì vậy, tôi rất mong anh/chị dành thời gian thực hiện bảng khảo sát dưới đây. Rất mong nhận được sự đóng góp trung thực và thẳng thắn của anh/chị.Xin chân thành cảm ơn quý anh/chị. Để đánh giá mức độ hiểu biết của anh/chị về kinh doanh xã hội và DNXH tại Việt Nam: 1. Theo hiểu biết của anh/chị, DNXH theo quy định của Việt Nam phải tái đầu tư bao nhiều % lợi nhuận:  40%  49%  50%  51%  100%  Không quy định 2. Anh/chị có thể kể tên ít nhất 2 DNXH tiêu biểu tại Việt Nam mà anh/chị biết: 3. Anh/chị có thể kể tên ít nhất 2 tổ chức hỗ trợ khởi sự DNXH tại Việt Nam mà anh/chị biết: Phần A. Thông tin chung Họ tên người được phỏng vấn: Địa chỉ: Số điện thoại liên hệ: 1. Giới tính  Nam  Nữ 2. Độ tuổi:  dưới 25  25 – 35  35 – 45  trên 45 3. Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn của anh/chị:  Trung cấp, cao đẳng  Đại học  Sau đại học 4. Các anh/chị đang làm việc trong lĩnh vực nào:  Kinh doanh  Kỹ thuật  Giáo dục  Nghệ thuật  Nông nghiệp  Hành nghề tự do  Khác, (ghi rõ) .. 5. Thu nhập hiện nay của anh/chị trung bình theo tháng là:  Đang được gia đình trợ cấp  Dưới 5 triệu  5 triệu – 10 triệu  10 triệu đến 15 triệu  15 triệu đến 20 triệu  Trên 20 triệu Phần B. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Anh/chị vui lòng cho biết lựa chọn của mình với các đánh giá dưới đây. Tất cả các câu hỏi sẽ được đánh giá theo thang điểm 7, từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 7 (hoàn toàn đồng ý), I. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH CÁCH STT Các phát biểu MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Xu hướng rủi ro 1 Tôi sẽ không mạo hiểm với những gì mình đang có 1 2 3 4 5 6 7 2 Tôi thích né tránh rủi ro khi có thể 1 2 3 4 5 6 7 3 Tôi thường xuyên mạo hiểm và chấp nhận rủi ro 1 2 3 4 5 6 7 4 Tôi thực sự không an tâm khi không biết chuyện gì sẽ xảy ra 1 2 3 4 5 6 7 5 Tôi thường xem rủi ro là một thách thức mà mình phải vượt qua 1 2 3 4 5 6 7 6 Tôi đánh giá mình là một người .. (1 - Đi tìm tránh rủi ro, 7 - Né tránh rủi ro) 1 2 3 4 5 6 7 Nhu cầu thành tích STT Các phát biểu MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ 7 Tôi luôn làm hết sức mình dù tôi thực hiện công việc một mình hay với ai khác 1 2 3 4 5 6 7 8 Tôi luôn cố gắng hết sức để cải thiện hiệu suất làm việc của mình 1 2 3 4 5 6 7 9 Tôi thích làm những công việc nhiều thử thách hướng tới mục tiêu rõ ràng 1 2 3 4 5 6 7 10 Tôi luôn cố gắng làm việc cho mục tiêu của mình 1 2 3 4 5 6 7 11 Tôi thường tự đặt áp lực lên bản thân mình để đạt được điều tôi mong muốn 1 2 3 4 5 6 7 Tính chủ động 12 Tôi thường dự đoán các vấn đề hoặc những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai 1 2 3 4 5 6 7 13 Tôi có xu hướng lên kế hoạch trước cho các dự án. 1 2 3 4 5 6 7 14 Tôi thích tiến lên phía trước và tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong công việc hơn là ngồi và chờ đợi cho người khác làm điều đó 1 2 3 4 5 6 7 STT Các phát biểu MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Sự sáng tạo 15 Tôi thường thích thử các điều mới nhưng không nhất thiết phải mạo hiểm. 1 2 3 4 5 6 7 16 Tôi thích thực hiện các công việc có cách tiếp cận độc đáo, có một không hai hơn là xem xét dùng lại những cách tiếp cận trước đó lại 1 2 3 4 5 6 7 17 Tôi thích thử cách độc đáo của riêng mình khi học những điều mới hơn là làm nó giống như mọi người khác 1 2 3 4 5 6 7 18 Tôi ủng hộ việc thử nghiệm các cách giải quyết khác nhau trong giải quyết một công việc thay vì sử dụng các phương pháp mà người khác thường sử dụng để giải quyết nó. 1 2 3 4 5 6 7 Nghĩa vụ đạo đức 19 Tôi cảm thấy có trách nhiệm để giúp mọi người kém may mắn hơn mình 1 2 3 4 5 6 7 STT Các phát biểu MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ 20 Tôi có nghĩa vụ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội 1 2 3 4 5 6 7 21 Công bằng xã hội đòi hỏi chúng ta giúp đỡ những người kém may mắn hơn chính chúng ta 1 2 3 4 5 6 7 22 Theo tôi giúp những người có hoàn cảnh khó khăn là một nguyên tắc của xã hội 1 2 3 4 5 6 7 Sự đồng cảm 23 Tôi cảm thấy đồng cảm đối với những người bị thiệt thòi 1 2 3 4 5 6 7 24 Khi nghĩ về những người có hoàn cảnh khó khăn, tôi cố gắng đặt mình vào vị trí của họ. 1 2 3 4 5 6 7 25 Thấy những người có hoàn cảnh khó khăn khiến tôi cảm thấy muốn giúp đỡ họ 1 2 3 4 5 6 7 II. Đánh giá về giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội STT Các phát biểu MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội mà các ánh/chị đã được trải nghiệm giúp: 26 Nâng cao tinh thần kinh doanh xã hội 1 2 3 4 5 6 7 27 Mang lại lợi ích cho khởi sự kinh doanh xã hội 1 2 3 4 5 6 7 28 Cung cấp thông tin và các sáng kiến kinh doanh xã hội 1 2 3 4 5 6 7 29 Hỗ trợ tư vấn về khởi sự kinh doanh xã hội 1 2 3 4 5 6 7 30 Đào tạo được những doanh nhân xã hội toàn diện. 1 2 3 4 5 6 7 Kinh nghiệm 31 Tôi có một số kinh nghiệm làm việc với các vấn đề xã hội 1 2 3 4 5 6 7 32 Tôi đã từng tham gia tình nguyện hoặc làm việc với các tổ chức xã hội làm việc với các tổ chức xã hội 1 2 3 4 5 6 7 33 Tôi biết rất nhiều về các tổ chức xã hội 1 2 3 4 5 6 7 III. Đánh giá về kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội từ khởi sự kinh doanh xã hội STT Các phát biểu MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Kết quả mong đợi kinh doanh xã hội 34 Anh/chị hãy đánh giá những kết quả mong đợi sẽ đạt được khi khởi sự kinh doanh xã hội? thông qua bốn tiêu chuẩn (1 – hoàn toàn không mong đợi, 7 – hoàn toàn mong đợi) 35 Tài chính (của cải cá nhân, tăng thu nhập cá nhân) 1 2 3 4 5 6 7 36 Sự độc lập/tự chủ (tự do cá nhân, được làm chủ....) 1 2 3 4 5 6 7 37 Phần thưởng cá nhân (sự công nhận, phát triển cá nhân, để chứng minh tôi có thể làm được) 1 2 3 4 5 6 7 38 Sự đảm bảo cho gia đình (để đảm bảo tương lai cho các thành viên gia đình, xây dựng doanh nghiệp để tiếp tục truyền qua các thế hệ sau) 1 2 3 4 5 6 7 39 Tác động xã hội (giải quyết các vấn đề xã hội như nghèo đói, thất nghiệp, mù chữ ... cải thiện chất lượng cuộc sống và 1 2 3 4 5 6 7 dẫn đến sự phát triển bền vững) IV. Đánh giá về cảm nhận sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội và cảm nhận về tính khả thi khi khởi sự kinh doanh xã hội STT Các phát biểu MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Cảm nhận mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội 40 Cảm giác của bạn như thế nào đối với việc trở thành doanh nhân xã hội (1- hoàn toàn không thích, 7- hoàn toàn rất thích) 1 2 3 4 5 6 7 41 Mức độ căng thẳng của việc trở thành doanh nhân xã hội (1- hoàn toàn rất căng thẳng, 7-hoàn toàn không căng thẳng gì cả) 1 2 3 4 5 6 7 42 Bạn sẽ nhiệt tình như thế nào với việc trở thành doanh nhân xã hội? (1- hoàn toàn rất không nhiệt tình, 7-hoàn toàn rất nhiệt tình) 1 2 3 4 5 6 7 Cảm nhận về tính khả thi khi khởi sự kinh doanh xã hội Đánh giá về cảm nhận của anh/chị về việc thành lập DNXH thông qua 5 yếu tố: (1 – hoàn toàn không đồng ý, 7 – hoàn toàn đồng ý) 43 Việc thành lập DNXH là khó khăn với tôi 1 2 3 4 5 6 7 44 Tôi chắc chắn về sự thành công của việc thành lập một DNXH 1 2 3 4 5 6 7 45 Thành lập một DNXH vượt quá khả năng của tôi 1 2 3 4 5 6 7 46 Tôi tự tin khi thành lập DNXH 1 2 3 4 5 6 7 47 Tôi đủ kiến thức để thành lập DNXH 1 2 3 4 5 6 7 V. Đánh giá về ý định khởi sự kinh doanh xã hội STT Các phát biểu MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Ý định khởi sự kinh doanh xã hội 48 Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân xã hội 1 2 3 4 5 6 7 49 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một doanh nhân xã hội 1 2 3 4 5 6 7 50 Tôi sẽ nỗ lực để bắt đầu và điều hành DNXH của riêng mình, 1 2 3 4 5 6 7 51 Tôi quyết tâm tạo ra một DNXH trong tương lai 1 2 3 4 5 6 7 52 Tôi đã rất nghiêm túc khi nghĩ đến việc bắt đầu một DNXH 1 2 3 4 5 6 7 53 Tôi có ý định bắt đầu một DNXH trong tương lai 1 2 3 4 5 6 7 XIN CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ ANH/CHỊ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_tinh_cach_giao_duc_va_kinh_nghiem_den_y.pdf
  • pdfMoi-E.pdf
  • pdfMoi-V.pdf
  • pdfTomtat-E.pdf
  • pdfTomtat-V.pdf
Luận văn liên quan