Luận án Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực và tiêu cực của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế, luận án đã chỉ ra tự do hóa tài khoản vốn một cách phù hợp có thể mang lợi ích đối với các quốc gia trong đó quan trọng nhất là lợi ích đối với tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay, tự do hóa tài khoản vốn đang được thực hiện với mức độ ngày càng gia tăng, và đã đạt tới mức trung bình theo quan điểm của IMF và ở mức cao hơn so với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Phân tích định tính và kết quả nghiên cứu định lượng đều thể hiện tự do hóa tài khoản vốn có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tự do hóa tài khoản vốn đã góp phần trực tiếp làm tăng vốn đầu tư xã hội từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này hàm ý, việc mở cửa thị trường vốn trong thời gian qua là tương đối phù hợp và mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra rằng tác động tích cực kể trên bị hạn chế bởi một số yếu tố như sự phát triển tài chính đặc biệt là sự phát triển trong khu vực ngân hàng, chất lượng thể chế và sự phù hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô. Độ sâu tài chính quá cao trong khi mức độ đa dạng hóa tài chính và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng ở mức độ thấp đã làm giảm hiệu quả phân bổ nguồn lực của nền kinh tế thậm chí có thể dẫn tới rủi ro khủng hoảng. Chất lượng thể chế ở mức độ thấp sẽ không tạo ra được một môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các luồng vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai cũng như giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và vốn vay nước ngoài. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ đặc biệt là chính sách tỷ giá chưa linh hoạt cùng với chính sách tài khóa yếu kém cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Nghị định 60/2015 của Chính phủ đã tạo ra một sự thay đổi tương đối mạnh mẽ khi cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 100% cổ phần ở những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Khi đó chắc chắn lượng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là chúng ta không biết149 đây là nguồn vốn dài hạn hay ngắn hạn do vậy để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trong điều kiện tự do hóa ngày càng gia tăng, Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị cần thiết các điều kiện tiền đề để sẵn sàng ứng phó với những nguy cơ.

pdf175 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập của NHTW lên cấp độ 2, sau đó trong dài hạn nâng lên cấp độ 1 đồng thời với áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu để đạt được ổn định trong nền kinh tế-tài chính. Thứ hai, phát triển thị trường ngoại hối kết hợp cùng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Trong giai đoạn 2000-2014, Việt Nam áp dụng chế độ tỷ giá cố định. Mặc dù có những thời kỳ tỷ giá trên thị trường tự do biến động mạnh song về cơ bản tỷ giá USD/VND được đánh giá là tương đối ổn định, hỗ trợ tốt cho hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên với cách điều hành chính sách tỷ giá theo hướng ”nén chặt” và đến khi nền kinh tế không thể chịu đựng được nữa (biểu hiện thông qua sự biến động mạnh của tỷ giá trên thị trường tự do, tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại luôn kịch trần và thị trường ngoại hối luôn trong tình trạng khan hiếm ngoại tệ) thì NHNN buộc phải phá giá VND. Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi Trung Quốc phá giá mạnh đồng nhân dân tệ, để yên ổn tình hình trong dân và hạn chế sự mất lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu, NHNN Việt Nam lại tiếp tục phá giá VND. Trước tình hình đó, ngày 9/1/2016, NHNN Việt Nam đã quyết định chuyển đổi cơ chế tỷ giá từ cố định sang thả nổi có điều tiết thông qua việc công bố tỷ giá trung tâm. Đây là một bước đi hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế giai đoạn hiện nay. Song, để cơ chế này hoạt động hiệu quả đòi hỏi sự phát triển tương xứng của thị trường ngoại hối cả về quy mô, tính thanh khoản và các sản phẩm trên thị trường đặc biệt là các công cụ ngoại hối phái sinh nhằm cung cấp các công cụ hỗ trợ tốt nhất cho việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể có hoạt động ngoại tệ trên thị trường. Một số giải pháp được đề xuất để phát triển thị trường ngoại hối như sau: - Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn để nâng cao nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối với các công cụ ngoại hối phái sinh. - Bên cạnh công cụ kỳ hạn và hoán đổi, cho phép các NHTM được tiếp tục 143 cung cấp công cụ quyền chọn để mở rộng khả năng lựa chọn sản phẩm cho khách hàng, đồng thời NHNN phải tăng cường quản lý giám sát để các giao dịch được thực hiện theo đúng bản chất. - Quản lý chặt chẽ các giao dịch trên thị trường tự do để hạn chế tình trạng đôla hóa, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ gây khó khăn cho các giao dịch trên thị trường ngoại hối chính thức. Thứ ba, điều hành chính sách tài khóa hiệu quả để hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước. Việc nâng cao hiệu quả chính sách tài khóa nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách Nhà nước là hết sức cần thiết. Một số giải pháp được đưa ra như sau: (i)Tăng thu ngân sách nhà nước thông qua thuế, phí và lệ phí. Hạn chế xây dựng chính sách miễn giảm thuế, phí trừ trường hợp đó là quy định bắt buộc khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định tự do thương mại. Kiên quyết xử lý nghiêm minh mọi hành vi trốn thuế, nợ đọng thuế; Đẩy nhanh quá trình truy thu thuế đối với các trường hợp nợ đọng từ các năm trước; Tích cực kiểm tra giám sát hoạt động của các doanh nghiệp để đảm bảo việc nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn, đặc biệt cần kiểm tra giám sát hoạt động các doanh nghiệp FDI để ngăn chặn hành vi chuyển giá; Xây dựng biểu phí và lệ phí phù hợp để tăng thu cho ngân sách Nhà nước. (ii) Cơ cấu lại các khoản chi trên cơ sở rà soát tổng thể các chính sách an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia; Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN; Từng bước tinh giảm bộ máy quản lý Nhà nước; Giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, công tác nước ngoài; Đẩy mạnh đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp. (iii) Nâng cao hiệu quả đầu tư công. Luật đầu tư công ra đời đã thể hiện một bước tiến lớn trong quản lý đầu tư công. Nổi bật là xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp có thẩm quyền trong quyết định, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhà nước, xóa bỏ được cơ chế ”xin-cho” tùy tiện phổ biến lâu nay trong phê duyệt dự án và phân bổ vốn đầu tư; dự án đầu tư chỉ được phê duyệt khi cân đối được nguồn vốn (Nguyễn Đình Cung, 2015). Tuy nhiên, để Luật đầu tư công đi vào thực tế, cần thiết phải xây dựng được một hệ 144 thống giám sát, đánh giá hiệu quả, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Để làm được điều này, trước tiên phải xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động cho từng giai đoạn cụ thể; Phân cấp rõ ràng cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý đầu tư công; Phát triển các công cụ theo dõi, giám sát và đánh giá ở 3 cấp độ: chủ dự án, cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời việc giám sát phải được thực hiện ngay từ khi dự án chưa triển khai; Yêu cầu giải trình thậm chí ở các cấp đối với những trường hợp có nghi ngờ gian dối, thất thoát, tham nhũng. 4.3.5. Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI và vốn vay nước ngoài Đối với vốn đầu tư nước ngoài Thứ nhất, Cần tái cấu trúc nguồn vốn FDI theo hướng trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả nước, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành và địa phương. Tránh tình trạng thu hút FDI bằng mọi giá, bị động với ý đồ của các nhà đầu tư làm phá vỡ quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ. “Thứ hai, Các địa phương nên chủ động hơn trong việc lựa chọn các dự án FDI. Việc lựa chọn các dự án đầu tư phải xuất phát từ quy hoạch phát triển của địa phương, cần phải phân tích nghiên cứu tính khả thi của dự án bao gồm lựa chọn địa điểm đầu tư, thị trường, nên tập trung ưu đãi vào những dự án có sử dụng công nghệ hiện đại, những dự án đầu tư vào các ngành nghề mang lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực địa phương. Chính quyền địa phương cần kiên quyết từ chối đối với những dự án có thể gây ra vấn đề về ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Thường xuyên theo dõi, giám sát và đánh giá đối với các dự án đang triển khai, mạnh dạn yêu cầu tạm dừng hoạt động nếu kết quả đánh giá cho thấy vấn đề đầu tư không hiệu quả hoặc tác động tiêu cực tới kinh tế xã hội của địa phương.” “Thứ ba, Các địa phương chủ động hơn trong thu hút FDI song sự chủ động này vẫn cần nằm trong chiến lược tổng thể về thu hút FDI của quốc gia. Tránh tình trạng các địa phương cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút FDI dẫn tới cấp phép tràn lan, dễ dãi. Các cơ quan quản lý Nhà nước về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường cần phối hợp đồng bộ trong quản lý FDI, cần ban hành các quy định rõ 145 ràng về tiêu chuẩn môi trường. Một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư ổn định, mặt khác sẽ chỉ thu hút những dự án đầu tư thân thiện với môi trường để đảm bảo lợi ích dài hạn, lợi ích tổng thể cho nền kinh tế.” Thứ tư, Trong dài hạn, tiếp tục nâng cao môi trường pháp lý minh bạch, công khai, ổn định, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đây là yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi đó, không cần thiết phải đưa ra các chính sách ưu đãi đặc biệt về tài chính đối với các dự án đầu tư vào những địa phương với môi trường đầu tư tốt mà nền dành yếu tố ưu đãi cho các dự án đầu tư ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, nơi có cơ sở hạ tầng kém phát triển hơn để đảm bảo sự hài hòa giữa các vùng miền trong cả nước. Đối với vốn vay nước ngoài Thứ nhất, Cần phải xác định được các chương trình, dự án khả thi và chỉ tiến hành giải ngân và cấp vốn cho các chương trình, dự án này. Trước khi thực hiện chương trình, dự án ở cả phương thức vay ODA, vay thương mại hay vay có bảo lãnh của Chính phủ, đều phải thực hiện công tác thẩm định chương trình dự án đó. Có thể nói, công tác thẩm định đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn thực hiện những dự án mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Do vậy, để nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định các chương trình, dự án. Làm được điều này đòi hỏi phải xây dựng được một quy trình thẩm định chương trình, dự án hợp lý và phải được thực hiện bởi một đội ngũ cán bộ giỏi về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Thứ hai, tăng cường theo dõi, giám sát quá trình sử dụng vốn. Quá trình này được thực hiện khi chương trình, dự án đã đi vào triển khai, Hiện nay, công tác giám sát theo dõi chương trình, dự án chưa được quan tâm đúng mức, không có chế tài để đảm bảo thực hiện có hiệu quả. Vấn đề đối với công tác theo dõi, giám sát không phải là phân cấp hơn nữa mà là tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đảm bảo cho các quy định của Nhà nước được tuân thủ nghiêm túc. Đối với vốn ODA, 146 việc thực hiện theo dõi, giám sát được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các biện pháp cụ thể trong thời gian tới là đẩy mạnh công tác theo dõi đánh giá chương trình, dự án thông qua việc thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo kết thúc dự án, thực hiện kiểm toán các dự án ODA theo các quy định hiện hành của VN và của nhà tài trợ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai xây dựng và sớm đưa vào sử dụng hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA. Để triển khai thực hiện phương hướng này, trước hết cần thống nhất và hài hoà hệ thống các báo cáo giám sát, theo dõi và đánh giá dự án giữa các nhà tài trợ với nhau và giữa các nhà tài trợ với Chính phủ VN. Các Bộ chuyên ngành cần tham gia tích cực vào quá trình hài hòa thủ tục này nhằm xây dựng hệ thống các biểu mẫu báo cáo phục vụ việc giám sát, theo dõi và đánh giá dự án cho từng lĩnh vực cụ thể. Cần phải có một chế tài rõ ràng đối với các phương thức vay vốn nước ngoài. Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào về vấn đề tham ô, tham nhũng, sử dụng vốn vay sai mục đích, các cơ quan quản lý cần phải đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời và nghiêm minh để làm gương cho các chương trình, dự án khác. Mặt khác, Chính phủ cũng cần có những quy định nâng cao vai trò tham gia của cộng đồng được hưởng lợi vào dự án từ đó tăng cường khả năng giám sát dự án thông qua giám sát cộng đồng. Nếu huy động được cộng đồng tham gia vào việc theo dõi, giám sát dự án thì sẽ mang lại hiệu quả cao. 4.3.6. Tăng cường quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Thứ nhất, theo dõi chặt chẽ hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Hiện nay, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngành kinh doanh không có điều kiện đã tăng lên mức 100%. Đây là một bước thay đổi mạnh mẽ trong quản lý vốn đầu tư gián tiếp. Trong điều kiện trong nước ổn định, dòng vốn gián tiếp này sẽ mang lại tác động tích cực tới sự phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Song khi điều kiện trong nước bất ổn, những rủi ro mà dòng vốn này gây ra sẽ không thể lường trước được. Do vậy, kể từ thời điểm quy định mới có hiệu lực, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần quản lý, theo dõi chặt chẽ động thái của các nhà đầu tư 147 nước ngoài trên thị trường để có hành động kịp thời và hiệu quả. “Thứ hai, tiếp tục duy trì quản lý đối với dòng chu chuyển vốn, Thông tư 05/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam được coi là một biện pháp quản lý mạnh tay và kịp thời đặc biệt trong điều kiện các dòng vốn ngoại gián tiếp đổ vào thị trường chứng khoán với khối lượng lớn. Mặc dù, hình thức kiểm soát như vậy có thể là rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài song trong điều kiện thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng phát triển chưa bền vững như hiện nay, điều đó là thực sự cần thiết.” Thứ ba, xây dựng quy chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính (Ủy ban chứng khoán) trong việc quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp nhằm tạo ra sự minh bạch và thông suốt trong thông tin. Tăng cường các biện pháp giám sát hệ thống tài chính với mục tiêu giám sát đầy đủ, rõ ràng, chi tiết. Các cơ quan có chức năng giám sát cần được trang bị đầy đủ nhằm phát hiện những mầm mống khủng hoảng tài chính và có những biện pháp kịp thời khi hệ thống tài chính rơi vào tình trạng khó khăn. Xây dựng kế hoạch đối phó một cách có hiệu quả và nhanh nhạy với tình trạng khó khăn trong hệ thống tài chính. Thứ tư, phát triển thị trường chứng khoán trong nước nhằm đa dạng hóa nguồn vốn cho khu vực doanh nghiệp và tạo môi trường quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Nâng cao nhận thức cho các nhà đầu tư trong nước tránh gây ra tình trạng tăng giảm quá mức trên thị trường xuất phát từ động thái của các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ năm, áp dụng một cách linh hoạt các biện pháp kiểm soát vốn phù hợp với điều kiện kinh tế. Trong nhiều trường hợp, kiểm soát dòng vốn vào có thể tạm thời có tác dụng giảm rủi ro liên quan đến tính không ổn định của dòng vốn gián tiếp trước khi áp dụng các biện pháp kinh tế và tài chính thích hợp. 148 KẾT LUẬN “Thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và bằng chứng thực nghiệm về tác động tích cực và tiêu cực của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế, luận án đã chỉ ra tự do hóa tài khoản vốn một cách phù hợp có thể mang lợi ích đối với các quốc gia trong đó quan trọng nhất là lợi ích đối với tăng trưởng kinh tế.. Ở Việt Nam hiện nay, tự do hóa tài khoản vốn đang được thực hiện với mức độ ngày càng gia tăng, và đã đạt tới mức trung bình theo quan điểm của IMF và ở mức cao hơn so với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Phân tích định tính và kết quả nghiên cứu định lượng đều thể hiện tự do hóa tài khoản vốn có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tự do hóa tài khoản vốn đã góp phần trực tiếp làm tăng vốn đầu tư xã hội từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này hàm ý, việc mở cửa thị trường vốn trong thời gian qua là tương đối phù hợp và mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra rằng tác động tích cực kể trên bị hạn chế bởi một số yếu tố như sự phát triển tài chính đặc biệt là sự phát triển trong khu vực ngân hàng, chất lượng thể chế và sự phù hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô. Độ sâu tài chính quá cao trong khi mức độ đa dạng hóa tài chính và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng ở mức độ thấp đã làm giảm hiệu quả phân bổ nguồn lực của nền kinh tế thậm chí có thể dẫn tới rủi ro khủng hoảng. Chất lượng thể chế ở mức độ thấp sẽ không tạo ra được một môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các luồng vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai cũng như giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và vốn vay nước ngoài. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ đặc biệt là chính sách tỷ giá chưa linh hoạt cùng với chính sách tài khóa yếu kém cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Nghị định 60/2015 của Chính phủ đã tạo ra một sự thay đổi tương đối mạnh mẽ khi cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tối đa 100% cổ phần ở những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện. Khi đó chắc chắn lượng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là chúng ta không biết 149 đây là nguồn vốn dài hạn hay ngắn hạn do vậy để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia trong điều kiện tự do hóa ngày càng gia tăng, Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị cần thiết các điều kiện tiền đề để sẵn sàng ứng phó với những nguy cơ.” Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số khuyến nghị tập trung vào hai vấn đề lớn: (i) khuyến nghị về lộ trình tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam; (ii) khuyến nghị đối với các điều kiện để tự do hóa tài khoản vốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, trong giai đoạn hiện tại, về mặt pháp lý Việt Nam vẫn nên giữ nguyên mức độ tự do hóa tài khoản vốn như hiện nay và tập trung vào việc tái cơ cấu và đổi mới/hiện đại hóa hệ thống NHTM, nâng cao chất lượng thể chế, hoàn thiện và tăng cường phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, một số khuyến nghị cụ thể được đưa ra đối với việc quản lý các dòng vốn nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn vay nước ngoài cũng như hạn chế những rủi ro mà vốn đầu tư gián tiếp có thể mang lại đối với nền kinh tế. Sau đó, tùy theo kết quả cải cách hệ thống tài chính, thể chế và các chính sách kinh tế vĩ mô cũng như khả năng đáp ứng của các chủ thể kinh tế trong bối cảnh gia nhập TPP và AEC, tự do hóa tài khoản vốn sẽ tiếp tục được thực hiện với những bước đi phù hợp như tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán đồng thời xây dựng các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể cho các tổ chức và cá nhân được đầu tư ra nước ngoài dưới dạng tiền, tiền gửi và các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu. 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lương Thị Thu Hằng và Đặng Ngọc Đức (2012), “Tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 176 (II) tháng 2/2012 2. Lương Thị Thu Hằng (2012), “Phát triển bền vững các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng số 5 tháng 4/2012 3. Lương Thị Thu Hằng và Phạm Thị Thu Hằng (2013), “Tăng cường dự trữ ngoại hối góp phần thực hiện tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số đặc biệt tháng 3/2013 4. Lương Thị Thu Hằng và Nguyễn Thị Diệu Chi (2014), “Mối quan hệ nhân quả giữa tự do hóa tài khoản vốn và sự phát triển tài chính ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 207 (II), tháng 9/2014 5. Lương Thị Thu Hằng và Nguyễn Thị Diệu Chi (2014), “Nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam và giải pháp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 23, tháng 12/2014 6. Lương Thị Thu Hằng (2015), “Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 218(II), tháng 8/2015 7. Lương Thị Thu Hằng (2014), “Đánh giá quản lý đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay” – Tháng 12/2014 8. Lương Thị Thu Hằng (2014), “Nghiên cứu tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới chi phí vốn – ý nghĩa đối với Việt Nam” – Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi”, tháng 10/2014 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Tài chính (2008),“Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam” 2. “Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 186/2010/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư” 3. Chính phủ (2014),“Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam” 4. Đào Văn Hùng, Trịnh Quang Anh (2014), ”Điều hành kinh tế vĩ mô: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ”, kinhtevadubao.com.vn 5. Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Hà Thu (2014), “Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, bank.hvnh.edu.vn 6. Le Thanh Thuy (2007), “Does Foreign Direct Investment Have an Impact on the Growth in Labor Productivity of Vietnamese Domestic Firms”, RIETI Discussion Paper Series 07-E-021 7. Ngân hàng Nhà nước (2002), Quyết định số 998/2002/QĐ-NHNN ngày 13/9/2002. 8. Ngân hàng Nhà nước (2004),“Quyết định số 1550/2004/QĐ-NHNN ngày 6/12/2004 về quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại Sở giao dịch chứng khoán” 9. Ngân hàng Nhà nước (2014),“Thông tư số 05/2014/TT-NHNN ngày 12/03/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam” 10. Nguyễn Chí Hải, Nguyễn Thanh Trọng (2014), ”Hoàn thiện thể chế và đổi mới tư duy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 17(27) 152 11. Nguyễn Minh Tiến (2014), ”Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh 12. Nguyễn Thị Thu Thủy (2014), “Tác động của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân 13. Nguyễn Cao Khôi và Nguyễn Phương Linh (2012), “Cổ đông chiến lược nước ngoài kỳ vọng của ngân hàng Việt Nam và những khoảng trống pháp lý”, Tạp chí ngân hàng, số 1+2 14. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng, Nguyễn Mạnh Hải (2010), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, Dự án xây dựng năng lực đối với nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2010, CIEM và SIDA 15. Nguyễn Thị Liên Hoa, Lê Nguyễn Quỳnh Phương (2014), “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Tài chính, số tháng 6 16. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2014), ”Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và những vấn đề đặt ra”, tapchitaichinh.vn 17. Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), ”Lạm phát mục tiêu và mô hình NHTW độc lập”, tinnhanhchungkhoan.vn 18. Nguyễn Đình Cung (2015), ”Nâng cao hiệu quả đầu tư công”, muasamcong.vn 19. Nguyễn Toàn Thắng (2010), “Lý luận và thực tiễn về tự do hóa các giao dịch vốn và sự ổn định khu vực tài chính Việt Nam: khuôn khổ chính sách đến năm 2020”, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 20. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 21. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 238/QĐ-TTg ngày 29/09/2005 cho phép nâng tỷ lệ cổ phiếu được nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài 22. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 153 23. Thủ tướng Chính phủ (1999), Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg ngày 28/06/1999 ban hành về quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài . 24. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. 25. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009. 26. Tô Trung Thành (2013), ”Cần tăng cường tính độc lập chính sách tiền tệ”, ndh.vn 27. Tô Đức Hạnh (2014), ”Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2011-2015: Một chặng đường, nhiều giải pháp”, vnep.org.vn 28. Tổng cục Thống kê (2014), “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2011”, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội 29. Trịnh Thị Hoa Mai (2011), “Tính bất ổn của tự do tài chính”, truy cập từ trang web ngày 11/04/2015 30. Trịnh Mai Vân và Nguyễn Văn Đại (2014), ”Thực trạng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước ở Việt Nam”, tapchitaichinh.vn TÀI LIỆU TIẾNG ANH 31. Adnanhye, Q.M. & Wizarat, S. (2013), “Impact of financial liberalization on economic growth: a case study of Pakistan”, Asian Economic and Financial Review 32. Alfaro,Chanda,Kalemli-Ozcan and Sayek (2004),“FDI and Economic Growth:The role of local Financial Markets”,Journal of International Economics,Vol 64 No 1 33. Al-Malkawi, Husam-Aldin N., Hazem A. Marashdeh and Naziruddin Abdullah (2012), “Financial Development and Economic Growth in the UAE: Empirical Assessment Using ARDL Approach to Co-integration”, International Journal of Economics and Finance, Vol. 4, No. 5, pp. 105-115. 34. Anwar, S., & Nguyen, L. P. (2010), “Foreign direct investment and economic growth in Vietnam”, Asia Pacific business review, 16(1-2), 183-202. 154 35. Anwar, S., & Nguyen, L. P. (2011), “Foreign direct investment and export spillovers: Evidence from Vietnam”, International Business Review, 20(2), 177-193. 36. Anwar, S., & Nguyen, L. P. (2011), “Foreign direct investment and trade: The case of Vietnam”, Research in International Business and Finance, 25(1), 39-52. 37. Arcand, Jean-Louis, Enrico Berkes, and Ugo Panizza (2012), "Too much finance?”, IMF Working Paper, WP/12/161 38. Artan, S. (2007), "The Effects of Financial Development on Growth: Literature and Practice." Economy Management Finance Journal 22.252, 70-89. 39. ARIÇ, Kıvanç Halil (2014), "The Effects of Financial Development on Economic Growth in the European Union: A Panel Data Analysis." International Journal of Economic Practices and Theories 4.4, 466-471 40. Arteta, C., Eichengreen, B. and Wyplosz, C.(2001), “When does capital account liberalization help more than it hurts?”, NBER Working Paper Series 84 41. Athukorala, P. C., & Tien, T. Q. (2012). Foreign direct investment in industrial transition: the experience of Vietnam. Journal of the Asia Pacific Economy,17(3), 446-463. 42. Bailliu, J.N. (2000), “Private Capital Flows, Financial Development and Economic Growth in Developing Countries”, Working Paper 2000-15, Bank of Canada 43. Berger, A. N., DeYoung, R., Genay, H., & Udell, G. F. (2000). Globalization of financial institutions: Evidence from cross-border banking performance. Brookings-Wharton papers on financial services, 2000(1), 23-120. 44. Bekaert (G.), Harvey (C.R.), Lundblad (C.) (2001), “Does financial liberalization spur growth?”, National Bureau of Economic Research Working Paper, Series No.7763 45. Berthélemy, J. C., & Demurger, S. (2000). Foreign direct investment and economic growth: theory and application to China. Review of development economics, 4(2), 140-155. 46. Braun, Matias, and Claudio Raddatz, "Trade liberalization, capital account liberalization and the real effects of financial development." Journal of International Money and Finance 26.5 (2007): 730-761. 155 47. Chanda, A. (2005), “The influence of capital controls on long run growth: Where and how much?”, Journal of Development Economics, 77(2), 441-466. 48. Chinn, Menzie D., and Hiro Ito (2002), “Capital account liberalization, institutions and financial development: cross country evidence”, National Bureau of Economic Research, No.w8967 49. Chinn (M.D.), Ito (H.) (2006), “What matters for financial development? Capital controls, institutions and interactions”, Journal of Development Economics, Vol 81 (2006), pages 163-19 50. Edison, H.J., Klein, M., Ricci, L. and Slok, T. (2002), “Capital Account Liberalization and Economic Performance: Survey and Synthesis”, IMF Working Paper, WP/02/120 51. “Edison, H. J., Levine, R., Ricci, L., & Sløk, T. (2002). International financial integration and economic growth. Journal of international money and finance,21(6), 749-776” 52. “Edwards (S.) (1999), “How effective are Capital Controls?”, Journal of Economic Perspectives, Fall, Vol.13, No.4, pages 65-84” 53. Edwards, S. (2001), “Capital mobility and Economic Performance: Are Emerging Economies different”, NBER Working Paper Series 8076 54. Egbuna, Oniwoduokit, Mansaray, Umo and Adenekan (2013), “Capital account liberalization and growth in WAMZ: An Empirical Analysis”, International Journal of Economics and Finance, Vol. 5, No.12, ISSN 1916-917X 55. Eichengreen, B. (2001), “Capital Account Liberalization: What Do Cross‐Country Studies Tell Us?” the world bank economic review, 15(3), 341-365. 56. Eichengreen, B., Gullapalli, R. and Panizza, U. (2011), “Capital account liberalization, Financial Development and Industry Growth: A Synthetic View”, Journal of International Money and Finance Vol 30, Issue 6, Pages 1090-1106 57. Fisher (S.) (1998), “Capital Account Liberalization and the Role of IMF”, Princeton University, Essays in International Finance No.207, 1-10a 58. Furman, J., Stiglitz, J. E., Bosworth, B. P., & Radelet, S. (1998), “Economic crises: evidence and insights from East Asia”, Brookings papers on economic activity, 1-135. 156 59. Gantman, E. R. and Dabos P. M. (2012), “A Fragile Link? A New Empirical Analysis of the Relationship Between Financial Development and Economic Growth”, Oxford Development Studies, Vol. 40, No. 4: 517-532. 60. Grick, R., Guo, X. and Hutchison, M. (2004), “Currency Crises, Capital Account Liberalization and Selection Bias”, Federal reserve bank of San Francisco Working Paper Series 61. Grilli, Vittorio and Gian Maria Milesi-Ferretti (1995), “Economic Effects and Structural Determinants of Capital Controls”, IMF Staff Papers, 42(3), 517-551 62. Henry, Peter Blair (2000), "Do stock market liberalizations cause investment booms?." Journal of Financial economics 58.1, 301-334 63. Henry, P. B. (2003), “Capital account liberalization, the cost of capital, and economic growth” (No. w9488) National Bureau of Economic Research. 64. Henry, Peter Blair (2007), “Capital Account Liberalization: Theory, Evidence, and Speculation”, Journal of Economic Literature Vol. XLV, pp. 887-935 65. Hermes, N., & Lensink, R. (2003), “Foreign direct investment, financial development and economic Growth” The Journal of Development Studies,40(1), 142-163. 66. Honig, Adam. (2008) "Addressing causality in the effect of capital account liberalization on growth." Journal of Macroeconomics 30.4: 1602-1616. 67. Ishii, S., Habermeier, K. F., & Canales-Kriljenko, J. I. (2002), “ Capital accountliberalization and financial sector stability”, International Monetary Fund, Vol 211 68. Kaminsky and Schmukler (2007), “Short-Run Pain, Long-Run Gain: The effects of Financial Liberalization”, NBER Working Paper 2912 69. King, R. and Levine R. (1993), “Finance and Growth: Schumpeter Might be Right”, The Quarterly Journal of Economics, Vol. 108, Issue 3, pp. 717-737. 70. Koojaroenprasit, S. (2012), “The Impact of Foreign Direct Investment on Economic Growth: A Case Study of South Korea”, the Department. 71. Khumalo, S. A., & Kapingura, F. M. (2014), “Impact of Capital Account Liberalization on Economic Growth in Africa: A Case Study of South Africa”, Mediterranean Journal of Social Sciences, 5(20), 2753. 157 72. Khadraoui, Noureddine and Smida M. (2012), “Financial Development and Economic Growth: Static and Dynamic Panel Data Analysis”, International Journal of Economics and Finance, Vol. 4, No. 5, pp. 94-104. 73. Klein, M. Olivei, J.P. (2000), “Capital Account Liberalization, financial depth and economic growth”, Tufts University Working Paper 74. Klein, M. Olivei, J.P. (2008), “Capital Account Liberalization, financial depth and economic growth”, Journal of International Money and Finance 27 861-875 75. Kose, M. A., Prasad, E. S., & Terrones, M. E. (2008), “Does openness to international financial flows raise productivity growth?” (No. w14558), National Bureau of Economic Research. 76. Kose, M. A., Prasad, E., Rogoff, K., & Wei, S. J. (2009), “Financial globalization: A reappraisal”, IMF Staff Papers, 8-62. 77. Kraay, A. (1998), “In search of the Macroeconomic Effects of Capital Account Liberalization”, unpublished 78. Krugman, P. (1979), “A model of balance-of-payments crises. Journal of money, credit and banking”, 311-325. 79. Krugman (P.R.), Rogoff (K.S), Fischer 9S.), McDonough (W.J.) (1999), “Currency Crises”, National Bureau of Economic Research, Vol 0-226-24103-3 80. Lane, P. R., & Milesi-Ferretti, G. M. (2001), “The external wealth of nations: measures of foreign assets and liabilities for industrial and developing countries”, Journal of international Economics, 55(2), 263-294. 81. Lane, P. R., & Milesti-Ferretti, G. M. (2005), “Financial globalization and exchange rates”, IMF Working Paper WP/05/3 82. Lane (P.R.), Milesti-Ferretti (G.M.) (2007), “The external wealth of nations mark II: revised and extended estimates of foreign assets and liabilities, 1970-2004”, Journal of International Economics, No.73, pages 223-250 83. Law, S. H., & Singh, N (2013), "Capital Account Liberalization And Economic Performance In Malaysia", The Singapore Economic Review, 58.03: 1350022. 84. Law, S. H., & Singh, N. (2014), “ Does too much finance harm economic growth?”, Journal of Banking & Finance, 41, 36-44. 158 85. Levine, R. (1997), "Financial development and economic growth: views and agenda.", Journal of economic literature (1997): 688-726. 86. Levine, R. and Zervos S. (1998), “Stock Markets, Banks and Economic Growth”, The American Economic Review, Vol. 88, No. 3: 537-558. 87. Liu, X., Burridge, P., & Sinclair, P. J. (2002), “Relationships between economic growth, foreign direct investment and trade: evidence from China”, Applied economics, 34(11), 1433-1440. 88. Ma, X. (2009), “An Empirical Analysis on the Impact of FDI on China's Economic Growth”, International Journal of Business and Management, 4(6), p76. 89. O’ Donnell, Barry (2001), “Financial Openness and Economic Performance” , unpublished; Dublin, Ireland: Trinity College 90. Oyovwi, O. Dickson, and S. J. Eshenake. (2013) "Financial openness and economic growth in Nigeria: A vector error correction approach." African Research Review7.4: 79-92. 91. Parthapratim, P. (2006), “Foreign Porfolio Investment, Stock Market and Economic Development: A case study of India”, Draft Paper Submitted for the Annual Conference on Development and Change Mission: Promoting Development in a Globalized World, Sao Paulo, Brazil. 92. Pesaran, M. Hashem, Yongcheol Shin, and Ron P. Smith. (1999) "Pooled mean group estimation of dynamic heterogeneous panels." Journal of the American Statistical Association 94.446: 621-634. 93. Pesaran, M. Hashem, Yongcheol Shin, and Richard J. Smith. (2001) "Bounds testing approaches to the analysis of level relationships." Journal of applied econometrics 16.3: 289-326. 94. Prasad E.S (2009), “India’s Approach to Capital Account Liberalization”, Discussion Paper Series IZA DP No.3927 95. Prasad E.S. and Rajan R.G. (2008), “A Pragmatic Approach to Capital Account Liberalization”, Discussion Paper Series IZA DP No.3475 96. Prochniak, M. (2011), “Determinants of Economic Growth in Central and Eastern Europe: The Global Crisis Perspective”, Post-Communist Economies, Vol. 23, No. 4: 449-468. 159 97. Schindler, M. "Measuring financial integration: a new data set." IMF Staff Papers (2009): 222-238. 98. Sobhee, S. K. (2012), “Quality of Institutions and Economic Growth in Developing Economies”, Available at SSRN 2176542. 99. Soto, M. (2003), “Taxing capital flows: an empirical comparative analysis”, Journal of Development Economics, 72(1), 203-221. 100. Stultz, R.M. (1999), “Globalization of equity markets and the cost of capital”, Prepared for the SBF/NYSE Conference on Global Equity Markets 101. Quinn, Dennis P., and Carla Inclan. (1997) "The origins of financial openness: A study of current and capital account liberalization." American Journal of Political Science: 771-813. 102. Quinn, Dennis P., and A. Maria Toyoda (2008), "Does capital account liberalization lead to growth?." Review of Financial Studies 21.3: 1403-1449. 103. RAY, D. S. (2012), “Impact of Foreign Direct Investment on Economic Growth in India: A Co integration Analysis”, Advances in Information Technology and Management, 2(1), 187-201. 104. Rodrik, D. (1998), “Who needs capital-account convertibility?”, Essays in international finance, 55-65 105. Tam Bang Vu (2005), “Capital Controls: The Case of Malaysia and Lessons for Vietnam”, East-West center working papers, No.19 106. Wang, D. (2012), “Remedy or Poison? Exploring the Collateral Effect from Capital Account Liberalization”, International Review of Business Research Papers, Vol.8.No.4, 112-130 160 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Sơ đồ biểu diễn nguyên nhân khủng hoảng Đông Á năm 1997 Dòng vốn nước ngoài chảy vào - Nợ mệnh giá ngoại tệ và kỳ hạn ngắn gia tăng Hệ thống tài chính nội địa - Tập trung vào ngân hàng - Giám sát yếu kém - Tâm lý ỷ lại Chính sách kinh tế vĩ mô Tỷ giá hối đoái cố định Phân bổ vốn sai lệch - Đầu tư quá mức - Bong bóng giá tài sản - Tham nhũng Tình hình kinh tế vĩ mô - Tỷ giá hối đoái thực bị nâng giá - Thâm hụt thương mại gia tăng Khủng hoảng - Tấn công đầu cơ - Vốn chảy ra ngoài - Ngân hàng và doanh nghiệp phá sản Tình hình tài chính - Tỷ lệ nợ khó đòi cao - Mất cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có 161 Phụ lục 2 “Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/06/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam; Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Quyết định số 238/QĐ-TTg ngày 29/09/2005 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam;“Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 quy định tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt”Nam;“Thông tư 213/2012- hướng dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Nghị định số 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng”khoán.” 162 Phụ lục 3 Thay đổi trong các văn bản pháp luật đối với quản lý vay nợ nước ngoài Hoạt động vay và trả nợ nước ngoài của Việt Nam được quản lý thông qua các văn bản pháp luật sau: Nghị định 58/CP ngày 30/08/1993; Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998; Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Quy chế vay và trả nợ nước ngoài; Luật quản lý nợ công có hiệu lực từ ngày 17/06/2009; và gần đây nhất là Nghị định số 129/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Sự thay đổi trong chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động vay và trả nợ nước ngoài qua các năm được thể hiện như sau: Nghị định 58/CP ngày 30/08/1993 của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ: -Vay nước ngoài bao gồm:“Vay nước ngoài của Chính phủ; Vay nước ngoài của doanh nghiệp theo hình thức tự vay, tự trả” (bao gồm cả các khoản vay lại từ nguồn vay nợ nước ngoài của Chính phủ hoặc của các Ngân hàng);“Vay của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.” -“Chính phủ quản lý vay và trả nợ nước ngoài theo kế hoạch hàng năm và 5 năm theo phân công cho các cơ quan: (i) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch tổng hạn mức vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ; (ii) Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch tổng hạn mức vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp.” -“Việc thực hiện các khoản vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của các doanh nghiệp quốc doanh cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải đảm bảo đủ các điều kiện: (i) Được NHNN xác nhận khoản vay nằm trong kế hoạch tổng hạn mức vay nước ngoài được duyệt; (ii) Hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp đang ở tình trạng bình thường; (iii) Phải có sự đánh giá, xét duyệt phương án và chấp thuận mức vay vốn của Chủ tịch uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (đối với doanh nghiệp địa phương) và Bộ trưởng Bộ chủ quản (đối với doanh nghiệp Trung ương); (iv) được Ngân hàng đồng ý bảo lãnh, 163 nếu bên cho vay yêu cầu phải có bảo lãnh.” -“Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả. Trường hợp bên cho vay nước ngoài yêu cầu phải có bảo lãnh của Ngân hàng thì thực hiện theo quy chế bảo lãnh của Ngân hàng.” Nghị định số 90/1998/NĐ-CP được ban hành ngày 07/11/1998 đã có một số thay đổi, bổ sung so với Nghị định 58 như sau: -“Quy chế đã thực hiện phân loại vay nước ngoài theo tiêu chí thời gian thành các khoản vay ngắn hạn (có thời hạn đến một năm) và các khoản vay trung và dài hạn (có thời hạn trên một năm). Nội dung bổ sung này trong Quy chế rất có ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động quản lý đối với các dòng vốn vào. Dòng vốn vào ngắn hạn bao gồm vốn đầu tư ngắn hạn và vay ngắn hạn dễ gây tổn thương cho nền kinh tế hơn so với dòng vốn vào dài hạn.” -“Vay nước ngoài được phân loại theo chủ thể vay bao gồm: Vay nước ngoài của Chính phủ và Vay nước ngoài của doanh nghiệp (bao gồm vay có bảo lãnh của Chính phủ, vay có bảo lãnh của ngân hàng hoặc các hình thức đảm bảo khác, vay không có bảo lãnh hoặc bảo đảm). Như vậy hình thức vay nước ngoài của doanh nghiệp trong Nghị định 90 đã đa dạng hơn so với Nghị định 58.” -“Cơ quan quản lý vay và trả nợ nước ngoài đã bổ sung thêm Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tư pháp trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài, tổng hợp kế hoạch dài hạn về vay và trả nợ nước ngoài của cả nước phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia từng thời kỳ và chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài; Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm về những vấn đề pháp lý trong các thỏa thuận về vay nước ngoài của Chính phủ và của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh hoặc tham gia ý kiến về các vấn đề pháp lý khác có liên quan theo đề nghị của cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp.” -“Quản lý vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp cũng được phân theo thời hạn các khoản vay. Đối với khoản vay nước ngoài trung, dài hạn (kể cả bằng 164 hình thức phát hành trái phiếu quốc tế) của các doanh nghiệp phải nằm trong kế hoạch tổng hạn mức hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đáp ứng được các điều kiện về vay trung và dài hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trong từng thời kỳ, phải được đăng ký với NHNN Việt Nam và được NHNN Việt Nam xác nhận. Các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về vay nợ do Thống đốc NHNN Việt Nam quy định cho từng thời kỳ. Thống đốc NHNN Việt Nam trình Thủ tướng duyệt hạn mức dư nợ ngắn hạn hàng năm.” Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ban hành ngày 01/11/2005 đã có một số thay đổi như sau: -“Phân biệt nợ nước ngoài của Việt Nam thành nợ nước ngoài của khu vực công và khu vực tư nhân (trong đó, cụ thể hóa thành nợ của DNNN và nợ của doanh nghiệp tư nhân)” -“Công cụ quản lý nợ nước ngoài đã được cụ thể hóa thông qua Chiến lược nợ dài hạn, Chương trình quản lý nợ trung hạn và Kế hoạch hàng năm về vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia” -“Doanh nghiệp nhà nước được trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ cho Bên cho vay theo đúng các điều kiện đã cam kết tại các thỏa thuận vay. Các khoản vay thương mại nước ngoài của DNNN nằm trong kế hoạch tổng hạn mức vay thương mại hàng năm và đáp ứng được các điều kiện do NHNN quy định trong từng thời kỳ, phải được đăng ký với NHNN. Trường hợp DNNN vay vốn nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu quốc tế, phải lập đề án phát hành, lấy ý kiến của Bộ Tài chính và NHNN trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.” -“Đối với nợ nước ngoài của doanh nghiệp tư nhân, chịu sự giám sát, theo dõi của NHNN. Doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký khoản vay với NHNN sau khi ký kết thỏa thuận vay với nước ngoài. Đối với các khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp tư nhân, các ngân hàng trong nước chỉ được thực hiện rút vốn và chuyển tiền trả nợ cho nước khi khoản vay đã được đăng ký theo quy định.” 165 “Đến năm 2009, Quốc hội ban hành Luật quản lý nợ công trong đó định nghĩa nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Như vậy các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh sẽ phải được thực hiện theo Luật quản lý nợ công.” “Nghị định số 219/2013/NĐ-CP về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định vấn đề vay nợ và quản lý vay nợ của các doanh nghiệp là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã, liên minh hợp tác xã. Theo đó, nguyên tắc quản lý là tự vay, tự trả trong khuôn khổ quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, đảm bảo an toàn nợ trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Bên đi vay tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ký và thực hiện hợp đồng vay nước ngoài tự vay, tự trả. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo dõi tổng mức ký vay mới, mức rút vốn và trả nợ của các khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả trung, dài hạn; xây dựng các giải pháp phù hợp quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả nhằm đảm bảo tổng số tiền vay ròng trong năm của các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn nằm trong hạn mức vay nước ngoài tự vay tự trả do Thủ tướng Chính phủ quy định.” 166 Phụ lục 4 Báo cáo xác định độ trễ tối ưu cho các biến ở mô hình 1 Dependent Variable: Y_SA Method: ARDL Date: 11/02/16 Time: 11:16 Sample (adjusted): 2002Q1 2014Q2 Included observations: 50 after adjustments Maximum dependent lags: 8 (Automatic selection) Model selection method: Schwarz criterion (SIC) Dynamic regressors (4 lags, automatic): CAL_SA FD_SA FD2_SA INV_SA OPEN_SA Fixed regressors: C Number of models evalulated: 25000 Selected Model: ARDL(8, 0, 3, 3, 4, 4) Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.* Y_SA(-1) 0.041170 0.203420 0.202391 0.8415 Y_SA(-2) -0.228713 0.209890 -1.089680 0.2876 Y_SA(-3) 0.661343 0.208543 3.171258 0.0044 Y_SA(-4) -0.543735 0.212531 -2.558382 0.0179 Y_SA(-5) -0.580411 0.236854 -2.450501 0.0227 Y_SA(-6) -0.219818 0.316588 -0.694337 0.4947 Y_SA(-7) -0.333972 0.277336 -1.204213 0.2413 Y_SA(-8) -0.481930 0.263689 -1.827643 0.0812 CAL_SA 0.013439 0.008394 1.601028 0.1236 FD_SA -0.004330 0.007317 -0.591840 0.5600 FD_SA(-1) -0.004230 0.010733 -0.394146 0.6973 FD_SA(-2) 0.018621 0.008057 2.311143 0.0306 FD_SA(-3) -0.024437 0.006081 -4.018361 0.0006 FD2_SA -0.017095 0.007380 -2.316513 0.0302 FD2_SA(-1) 0.022830 0.010408 2.193454 0.0391 FD2_SA(-2) -0.056561 0.011674 -4.845173 0.0001 FD2_SA(-3) 0.044590 0.007805 5.713270 0.0000 INV_SA 0.052445 0.017606 2.978820 0.0069 INV_SA(-1) 0.063726 0.021764 2.928100 0.0078 INV_SA(-2) 0.042318 0.019339 2.188287 0.0396 INV_SA(-3) 0.041997 0.021665 1.938503 0.0655 INV_SA(-4) 0.057171 0.018947 3.017416 0.0063 OPEN_SA 0.027829 0.007699 3.614485 0.0015 OPEN_SA(-1) -0.004418 0.012791 -0.345421 0.7331 OPEN_SA(-2) -0.023139 0.010755 -2.151520 0.0427 OPEN_SA(-3) 0.003474 0.012133 0.286343 0.7773 OPEN_SA(-4) 0.027317 0.008901 3.068891 0.0056 C 0.072817 0.025471 2.858837 0.0091 R-squared 0.919091 Mean dependent var 0.067413 Adjusted R-squared 0.819793 S.D. dependent var 0.016346 S.E. of regression 0.006939 Akaike info criterion -6.804278 Sum squared resid 0.001059 Schwarz criterion -5.733545 Log likelihood 198.1069 Hannan-Quinn criter. -6.396536 F-statistic 9.255908 Durbin-Watson stat 1.709876 Prob(F-statistic) 0.000001 *Note: p-values and any subsequent tests do not account for model selection. 167 Phụ lục 5 Báo cáo xác định độ trễ tối ưu cho các biến ở mô hình 2 Dependent Variable: Y_SA Method: ARDL Date: 11/02/16 Time: 11:19 Sample (adjusted): 2002Q1 2014Q2 Included observations: 50 after adjustments Maximum dependent lags: 8 (Automatic selection) Model selection method: Schwarz criterion (SIC) Dynamic regressors (4 lags, automatic): FD_SA FD2_SA CAL2_SA INV_SA OPEN_SA Fixed regressors: C Number of models evalulated: 25000 Selected Model: ARDL(8, 3, 3, 0, 4, 4) Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.* Y_SA(-1) 0.058194 0.195747 0.297291 0.7690 Y_SA(-2) -0.235559 0.204478 -1.152001 0.2617 Y_SA(-3) 0.694917 0.203607 3.413031 0.0025 Y_SA(-4) -0.562554 0.207661 -2.709001 0.0128 Y_SA(-5) -0.519114 0.231022 -2.247036 0.0350 Y_SA(-6) -0.427576 0.329960 -1.295844 0.2085 Y_SA(-7) -0.315918 0.270523 -1.167803 0.2554 Y_SA(-8) -0.611596 0.276315 -2.213405 0.0375 FD_SA -0.007202 0.006450 -1.116581 0.2762 FD_SA(-1) -0.004601 0.010361 -0.444122 0.6613 FD_SA(-2) 0.018732 0.007785 2.406191 0.0250 FD_SA(-3) -0.021397 0.005295 -4.040884 0.0005 FD2_SA -0.018417 0.007255 -2.538482 0.0187 FD2_SA(-1) 0.025502 0.010404 2.451225 0.0226 FD2_SA(-2) -0.059840 0.011618 -5.150441 0.0000 FD2_SA(-3) 0.045078 0.007589 5.939873 0.0000 CAL2_SA 0.033394 0.016900 1.976015 0.0608 INV_SA 0.053753 0.017179 3.129045 0.0049 INV_SA(-1) 0.066343 0.021312 3.112877 0.0051 INV_SA(-2) 0.051796 0.018467 2.804811 0.0103 INV_SA(-3) 0.045739 0.020644 2.215588 0.0374 INV_SA(-4) 0.058297 0.018029 3.233428 0.0038 OPEN_SA 0.025334 0.007751 3.268328 0.0035 OPEN_SA(-1) -0.003875 0.012323 -0.314452 0.7561 OPEN_SA(-2) -0.019030 0.010219 -1.862187 0.0760 OPEN_SA(-3) -0.001188 0.012110 -0.098084 0.9228 OPEN_SA(-4) 0.032426 0.009412 3.445113 0.0023 C 0.081448 0.026023 3.129888 0.0049 R-squared 0.923280 Mean dependent var 0.067413 Adjusted R-squared 0.829124 S.D. dependent var 0.016346 S.E. of regression 0.006757 Akaike info criterion -6.857446 Sum squared resid 0.001004 Schwarz criterion -5.786713 Log likelihood 199.4361 Hannan-Quinn criter. -6.449705 F-statistic 9.805840 Durbin-Watson stat 1.577913 Prob(F-statistic) 0.000000 *Note: p-values and any subsequent tests do not account for model selection.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_tu_do_hoa_tai_khoan_von_toi_tang_truong.pdf
Luận văn liên quan