Trong những năm qua để thúc đấy quá trình phát triển kinh tế xã hội nói
chung và phát triển công nghiệp nông thôn nói riêng Thành phố Hà Nội đã tăng
cường đầu tư từ ngân sách cho công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu
khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó thành phố đặc
biệt quan tâm đến phát triển kinh tế nông thôn của các huyện ngoại thành. Nhiều
cơ chế, chính sách mới ra đời nhằm hỗ trợ khôi phục phát triển các nghề và làng
nghề, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố, trong đó thành phố
đã quan tâm hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào
sản xuất. Tuy nhiên, đầu tư cho ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào
phát triển kinh tế nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng chưa
đạt hiệu quả mong muốn. Vì vậy, để phát huy hiệu quả vốn đầu tư vào ứng dụng
các tiến bộ khoa học và công nghệ vào quá trình phát triển vùng ven đô và công
nghiệp nông thôn, thành phố cần quan tâm giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
- Vốn ngân sách đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học
và công nghệ cần tập trung vào các ngành kinh tế, các sản phẩm chủ lực của
thành phố và của các huyện ngoại thành. Đó là những sản phẩm mà Thành phố
Hà Nội đã có tiếng và có thị trường tiêu thụ (nhất là các sản phẩm của các làng
nghề truyền thống và nông sản của các vùng sản xuất nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến nông, thủy sản)
171 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư trước. Để tạo ra sự
đột phá trong phát triển công nghiệp nông thôn trong những năm tới, Hà nội cần
ưu tiên đầu tư vào các vùng sản xuất tập trung, các cụm công nghiệp làng nghề,
các làng nghề truyền thống. Trong từng vùng cần tập trung đầu tư cho những
ngành mà ở đó có lợi thế sản xuất và sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng, có tác
động mạnh đến quá trình phát triển kinh tế ngoại thành và phát triển công nghiệp
nông thôn.
- Đối với các cụm công nghiệp làng nghề và các làng nghề cần lựa chọn
những sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng, có khả năng giải quyết việc làm tại
chỗ. Đầu tư tín dụng cần hướng tới hiện đại hóa các cơ sở sản xuất làng nghề, như
cho vay đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nhập khẩu nguyên liệu. Đối với hệ
thống kết cấu hạ tầng ngoài những khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước, các tổ
chức tín dụng cần đảm vốn cho các doanh nghiệp có liên quan đầu tư xây dựng và
hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng phục vụ cho các cơ sở công nghiệp làng nghề.
4.2.4.2. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong
phối hợp huy động vốn từ các hình thức tín dụng để phục vụ phát triển
công nghiệp nông thôn
- Trên cơ sở các dự án phát triển các ngành chủ lực ở các vùng đã quy
hoạch cần xá định rõ dự án nào được sử dụng vốn tín dụng nhà nước, từ vốn trái
phiếu chính phủ, dự án nào sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu thành phố, dự án
nào phối hợp vốn tín dụng nhà nước, vốn vay của thành phố, vốn góp của các
nhà đầu tư,
- Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cần phối hợp chặt chẽ
với các sở, ban, ngành liên quan, như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
133
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố trong việc
tập huấn xây dựng phương án, dự án đầu tư cho các doanh nghiệp, các hộ sản
xuất, cũng như cung cấp các thông tin về khoa học và công nghệ, về thị trường
tiêu thụ Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ gia đình vay vốn thuận lợi
và giảm thiểu rủi ro, ngân hàng cần liên kết với các tổ chức dịch vụ và chế biến,
tiêu thụ nông, thủy sản để xây dựng các dự án cho vay sát với nhu cầu thực tế.
- Thành phố cần có chủ trương và giải pháp để phát triển các quỹ tín dụng
nhỏ nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình tiếp cận vây vốn một cách thuận lợi từ
các quỹ này để phát triển các nghề thủ công hoặc phát triển kinh tế hộ gia đình.
4.2.4.3. Đảm bảo nhu cầu vốn vay đầu tư phát triển các ngành, các vùng
trọng điểm với chính sách lãi suất hợp lý và hình thức cho vay phù hợp
- Về nguyên tắc các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hiện nay
hoạt động theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để có thể mở rộng thị phần ở nông
thôn, các ngân hàng thương mại cũng cần nghiên cứu để hiểu hơn về khách hàng
của mình ở khu vực này, cần có các hình thức cho vay phù hợp, có những ưu đãi về
lãi xuất hợp lý cho khách hàng là các doang nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh
trong các khu công nghiệp nhỏ, các làng nghề, sản xuất, chế biến nông sản tập.
- Các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển
cần tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng nông thôn tiếp cận nguồn vốn tín
dụng, giảm trở ngại cho các chủ thể có cơ hội tiếp cận yếu. trên cơ sở đó giải
quyết những khó khăn về vốn cho các đối tượng này.
- Về phương thức cho vay, cần đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng,
đặc biệt là nên mở rộng hình thức cho vay theo hạn mức. Hình thức này cho
phép người vay có thể nhanh chóng có được khoản vay có thời hạn vay từ ngắn
đến rất ngắn trong thời hạn sớm nhất và với thủ tục nhanh gọn nhất, do đó tránh
tình trạng phải vay nóng trên thị trường tín dụng phi chính quy. Qua đó góp phần
xoa bỏ các hình thức tín dụng phi chính thức, đặc biệt là hiện tượng vay nóng,
vay nặng lãi còn rất phổ biến ở nông thôn, lành mạnh hóa thị trường tài chính
nông thôn, góp phần ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội nông thôn.
134
4.2.4.4. Đổi mới hoạt động ngân hàng theo hướng tạo thuận lợi cho
người vay vốn
- Đổi mới hoạt động của ngân hàng trước hết phải quan tâm đến vấn đề
cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, chủ động đưa hoạt động ngân hàng về các địa
bàn cư trú, cải tiến cung cách phục vụ nhằm tối thiểu hoá chi phí thời gian, công
sức và tạo sự thuận tiện, cảm giác thoải mái, thân mật, tự nhiên sao cho có thể
giảm đáng kể chi phí giao dịch. Đối với những cư dân nông thôn ở những vùng
mà các quan hệ thị trường có tính thương mại chưa thâm nhập sâu (vốn không
có kỹ năng giao tiếp, thương lượng, chỉ quen với những quan hệ thân tình)việc
tạo ra một môi trường tâm lý giao tiếp thích hợp là vô cùng quan trọng.
- Cần tiến hành lồng ghép việc phổ biến kiến thức, huấn luyện kỹ năng
tiếp cận và tìm kiếm các nguồn vốn vay và các nguồn tài trợ trong các hoạt
động khuyến công, khuyến nông ở vùng ven đô, để người dân hiểu biết hơn về
các hoạt động của ngân hàng, các quỹ tín dụng, chính sách ưu đãi của nhà nước
đối với nông dân và nông thôn. Trong thực tế rất nhiều hộ nông dân vẫn không
có những hiểu biết cần thiết về các hoạt động của ngân hàng, các tổ chức tín
dụng và của các cơ quan tài trợ, về thủ tục của các cơ quan này và rất ngần ngại
khi phải tiếp xúc với cơ quan này, từ đó khi cần vốn, họ cứ phải tiếp cận với
các hình thức tín dụng phi chính thức, đặc biệt là hình thức cho vay nặng lãi ở
nông thôn.
- Thành phố cần phải tăng cường tuyên truyền phổ biến công khai, minh
bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên hệ thống loa truyền
thanh của các phường, xã, thôn, xóm về các nguồn vốn được tài trợ, các nguồn
vốn có thể vay, đối tượng được vay và nhận tài trợ, quy trình thủ tục và tất cả các
vấn đề có liên quan.
- Cần khắc phục những bất cập trong hoạt động của NHTM, để tín dụng
ngân hàng không những đóng vai trò cung ứng nguồn tài chính, mà còn có tác
dụng thúc đẩy và định hướng quá trình phát triển công nghiệp nông thôn và kinh
tế vùng ven theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
135
- Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hoạt động tại nông
thôn cần chủ động trong tư vấn đầu tư, kích cầu đầu tư và qua đó mà kích cầu tín
dụng, vừa mở rộng thị trường, vừa thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Như
vậy, là các ngân hàng phải chủ động tìm kiếm khách hàng và kích thích nhu cầu
tín dụng, không nên thụ động chờ đợi khách hàng có nhu cầu vay như trước đây.
Ngân hàng thương mại cũng cần chủ động cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách
hàng, như tư vấn tài chính, lập dự án, hướng dẫn hạch toánphù hợp với yêu
cầu nâng cao hiệu quả đầu tư của tín dụng ngân hàng.
4.2.4.5. Tăng cường giám sát hoạt động cho vay để tránh rủi ro cho
các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, đồng thời giảm thiểu rủi
ro cho khách hàng
Cần có quy chế, quy trình để giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình cho vay
và tài trợ của các ngân hàng, đặc biệt là các dự án cho vay ưu đãi, hạn chế đến
mức thấp nhất những tiêu cực trong hệ thống ngân hàng, trong sử dụng vốn của
khách hàng, cũng như những rủi ro từ phía những người sử dụng vốn
4.2.5. Thành phố cần đổi mới cơ chế, chính sách tạo môi trường đầu
tư thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển
công nghiệp nông thôn vùng ven đô
Trước hết, cần tập trung cải thiện nhanh chóng và căn bản môi trường đầu
tư của thành phố nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp nông
thôn từ tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tư nhân và nhà nước. Coi trọng
triển khai nhiệm vụ này trên các khía cạnh.
- Mở rộng tự do hoá đầu tư cho khu vực tư nhân tròn nước và nước ngoài,
thu hẹp độc quyền nhà nước, kiềm chế có hiệu quả độc quyền tư nhân.
- Xúc tiến cải cách hành chính trong quản lý đầu tư phát triển công nghiệp
nông thôn. Giảm thiểu và trừng phạt nghiêm khắc mọi thủ tục và hành vi gây
phiền hà, cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Ưu tiên bố trí cấp trưởng và nhân
sự theo tiêu chuẩn cao vào những vị trí đầu mối và nhạy cảm trong quản lý và hỗ
trợ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
136
- Tăng các ưu đãi tài chính và các chế độ, lợi ích khuyến khích đầu tư
trong khuôn khổ quy định của pháp luật chung và quy chế riêng của Hà Nội
được phép ban hành.
- Phát triển đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng phục vụ đầu tư phát
triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô của doanh nghiệp và nhân dân.
Tiếp đến, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư của Hà Nội nói
chung, riêng vùng ven đô cần chú trọng đặc biệt đến việc nâng cao trình độ cán
bộ cấp Huyện, xã, cải cách hành chính và thủ tục tiến hành ở cấp Huyện, xã; tích
cực tuyên truyền giải thích vận động nhân dân những địa bàn cần di rời để xây
dựng cơ sở hạ tầng hoặc xây dựng các cụm điểm công nghiệp để môi trường đầu
tư dược thông suốt, tránh tình trạng lộn xộn gây mất lòng tin cho nhà đầu tư và
mở rộng thị trường tiêu thụ, ưu tiên cho những ngành, những sản phẩm tại các
làng nghề có triển vọng thị trường Hà Nội và các huyện ven đô đang có lợi thế
sản xuất hoặc giàu tiềm năng.
Cụ thể cần đầu tư hỗ trợ để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc
làm làm người lao động. Thực hiện chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực có chất lượng cao, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ. Tạo điều
kiện cho các cán bộ, chuyên gia khoa học tham gia các hoạt động sản xuất kinh
doanh trên địa bàn huyện. Mở rộng và phát triển hệ thống dạy nghề ở tất cả các
thành phần kinh tế và tổ chức xã hội; trước hết cần đầu tư nâng cấp các cơ sở
đào tạo nghề do huyện quản lý. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp ưu
tiên tuyển dụng lao động trên địa bàn.
Tiếp theo, cần hỗ trợ để các thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường
lao động, thị trường bất động sản, thị trường công nghệ, thị trường dịch vụ chất
lượng cao vận hành tốt, tạo điều kiện khơi thông dòng chảy của vốn theo thị
trường để các nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư vào vùng ven đô nói riêng giải
quyết được nỗi lo thiếu vốn. Theo hướng đa dạng hoá nguồn lực tài chính thì sẽ
giảm dần tỷ trọng đầu tư phát triển từ vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có
nguồn vốn ngân sách nhà nước, tăng dần tỷ trọng vốn đầu tư ngoài ngân sách.
137
Tiếp nữa, cần cho phép các huyện có quyền xây dựng, áp dụng các cơ
chế, chính sách khuyến khích đầu tư ở mức cao trong khuôn khổ pháp luật về
đầu tư để tạo môi trường thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư phát
triển công nghiệp nông thôn vào địa bàn các huyện.
Tiếp tục, cần có một chương trình tổng thể để thu hút đầu tư nước ngoài
vào vùng ven đô. Cụ thể, cần tuyên truyền cho mọi người hiểu đúng và thống
nhất về hoạt động đầu tư nước ngoài, nhằm hạn chế những nhận thức lệch lạc về
đầu tư nước ngoài. Đây là việc làm thường xuyên và là cơ sở để thống nhất trong
điều hành và hạn chế các xử lý không đúng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài.
Chương trình này bao gồm cả việc in ấn các sách báo, phát các chương trình
phát thanh và truyền hình, mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề để truyền đạt các
thông tin chính thức về hoạt động đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, cho phép các
huyện được áp dụng ngay việc bỏ quy định hạn chế đầu tư ở một số ngành nghề.
Mở rộng lĩnh vực và điều kiện đăng ký cấp giấy phép đầu tư; đồng thời thu hẹp
hơn nữa danh mục dự án đầu tư nước ngoài phải qua thẩm định. Giảm thiểu hoặc
công khai các tiêu chí xét duyệt và cấp giấy phép đầu tư. Giảm nội dung hoặc
phạm vi của cấp giấy phép cho bất kỳ lĩnh vực nào vẫn đòi hỏi phải có giấy phép
đầu tư,. Cho phép một số giấy tờ “đăng ký lại” được tiến hành bằng cách gửi thư
mà không cần phải trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký lại; phối
hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại - du lịch và hoạt động ngoại giao
của lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp.
Sau cùng, thành phố cần tập trung chỉ đạo các Sở, ban ngành rà soát, kiến
nghị Chính phủ điều chỉnh, bổ sung và ban hành các chính sách khuyến khích
các thành phần kinh tế, cùng nhà nước tích cực đầu tư phát triển ngành công
nghiệp nông thôn phát triển. Trong đó, nhà nước cần quan tâm, sớm ban hành
chính sách xã hội hoá đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh
tế- xã hội ở khu vực nông thôn. Nhanh chóng đưa tinh thần các bộ luật mới như:
Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật chống tham nhũng đi vào cuộc sống.
138
- Hình thành quỹ hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp vay vốn trung hạn và
dài hạn.
- Có biện pháp cụ thể giải quyết khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp
như đơn giản hoá thủ tục vay vốn ngân hàng, chính sách thuế, cho thuê tài chính
để mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp...
Tuyên truyền, phổ biến và triển khai sâu rộng các hoạt động khuyến công
trên địa bàn nông thôn theo nội dung Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004
của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; Nghị định số
45/2012/NĐ-CP ngày 21/05/2013 của Chính phủ về khuyến công; Chương trình
02/CTr-TU ngày 29/08/2011 của Thành uỷ về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng
nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015”,
Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 09/4/2011 của UBND thành phố Hà Nội
về việc phê duyệt Chương trình khuyến công địa phương giai đoạn 2011-2015;
Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
4.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN
4.3.1. Khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch phát triển công
nghiệp nông thôn vùng ven đô
Công nghiệp hoá nông thôn là xu hướng tất yếu đối với vùng ven đô. Nếu
công tác quy hoạch không tốt, không tính đến thực tế phát triển dài hạn của vùng
ven đô thì sau này sẽ tốn kém về thời gian, tiền của để giải phóng mặt bằng, tổn
hại lợi ích chung của toàn xã hội. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và quy hoạch phát triển công nghệ vùng ven đô nói riêng, cần phải quan
tâm đến quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng ngay từ đầu là rất quan trọng. Việc
xây dựng mở rộng các thị trấn tại các huyện cần được dự tính trước để công tác
quy hoạch được đồng bộ. Các quy hoạch kế hoạch đầu tư phải được lập cho toàn
bộ khu vực (trong đó có khi công nghiệp, đô thị mới). Trước hết, phải giành diện
139
tích đất đai cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho cả khu vực, phát triển
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ thương mại,
du lịch, các trường học, trường dạy nghề, các cơ sở y tế, thông tin liên lạc
Về ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng cần có quy hoạch rõ ràng. Trong
các vùng ven đô cần có quy hoạch cụ thể cùng nào trồng rau, vùng nào chăn
nuôi, vùng nào tập trung làm du lịch sinh thái, vùng nào là di tích cần bảo tồn,
vùng nào cần khôi phục ngành nghề truyền thống, ngành nghề truyền thống nơi
nào cần được hỗ trợ đầu tư để phát triển mạnh mẽ,
Đi đôi với việc quy hoạch cho sản xuất kinh doanh, cần quy hoạch mạng
lưới tiêu thụ, là đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh của vùng ven đô. Với
lợi thế là địa bàn sát với Hà Nội là thị trường rất lớn lại cùng trong một đơn vị
hành chính, mạng lưới thương nghiệp của Hà Nội cần chú trọng đến việc thông
tin nhu cầu thị trường và tiếp nhận việc tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng tiêu
thụ cho dân cư các vùng ven đô.
Bên cạnh đó, cần khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội, bao gồm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch
vùng. Rà soát, hoàn chỉnh, xây dựng và công bố công khai các quy hoạch
chuyên ngành, quy hoạch khu vực; trong đó: đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thực
hiện quy hoạch chi tiết sử dụng đất các vùng, trung tâm vùng, trung tâm tiểu
vùng của huyện; đặc biệt coi thường xây dựng và phát triển theo quy hoạch. Xác
định rõ ranh giới, phạm vi đất an ninh quốc phòng và đất xây dựng kinh tế để tạo
điều kiện phát huy tiềm năng đất đai và du lịch trên địa bàn.
Điểm đặc biệt cần chú ý là phải nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất. ở Hà Nội việc lập bản đồ địa chính trên thành phố đã hoàn toàn về
cơ bản. Khu vực ngoại thành đã được đo đạc và lập bản đồ tỷ lệ 1/500 (đất nông
nghiệp lập với tỷ lệ 1/1.000), riêng huyện Sóc Sơn được lập bản đồ tỷ lệ/1.100
đối với khu vực dân cư và 1/2.000 ở khu vực đất nông nghiệp và 1/5.000 ở vùng
núi; khu vực nội thành được đo đạc và lập bản đồ tỷ lệ 1/200. Khó khăn của Hà
Nội lúc này là việc cập nhật trên bản đồ và hồ sơ địa chính chưa được quan tâm
140
đúng mức và do trình độ chuyên môn thấp, lại chưa có đủ phương tiện hiện đại
nên thông tin nhà, đất đó không đảm bảo độ chính xác và kịp thời cần có. Một
khía cạnh nữa là tính đồng bộ của hệ thống quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng
đất: quy hoạch tái định cư; quy hoạch phát triển nguồn nhân lực không đồng bộ
với nhau; thậm chí có những quy hoạch chưa được quan tâm xây dựng và phát
triển thực hiện. Chúng ta không có được một tầm nhìn tổng thể xuyên suốt nên
trong thực tiễn có hiện tượng lúng túng, chắp vá, làm đi làm lại giải quyết các
khâu của quá trình thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Việc nâng cao chất lượng quy hoạch cụ thể cần khắc phục các hiện tượng
quy hoạch treo, thu hồi đất sau đó bỏ hoang lãng phí. Tuyên bố quy hoạch chậm,
quy hoạch lạc hậu, quy hoạch bất hợp lý; quy hoạch không bàn bạc với dân,
không công khai dân chủ; quy hoạch sử dụng đất, không được xây dựng trên cơ
sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; không gắn liền với quy hoạch đào tạo, tạo
việc làm mới cho dân cư.
Ngoài ra, Hà Nội cần ban hành các quy định ưu đãi với các ngành trọng
điểm, khuyến khích phát triển cho từng thời kỳ, từng ngành dịch vụ và sản xuất
hàng hoá; Xây dựng quy chế quản lý, đầu tư và sử dụng các cơ sở văn hoá, y tế,
thể dục thể thao trên địa bàn, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sự
nghiệp văn hoá - xã hội của thủ đô; Ban hành kịp thời các quy định để bảo vệ và
tổ chức khai thác có hiệu quả tài nguyên, đất đai, sông, hồ trên địa bàn. Ban hành
các quy định về quản lý lao động, có biện pháp tạo nhiều việc làm mới, giảm tỷ
lệ thất nghiệp.
Tới đây, phát triển Hà Nội cần quy hoạch theo hướng Bắc và Tây Bắc,
Tây và Tây Nam, xây dựng mạng lưới đô thị vệ tinh xung quanh thủ đô, phát
triển cơ sở hạ tầng đô thị trước một bước so với yêu cầu phát triển. Vùng ven đô
Hà Nội phấn đấu đi đầu cả nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn,
tiếp cận kinh tế tri thức. Phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại hành theo hướng
nông nghiệp đô thị, sinh thái. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật để phát
141
triển ngoại thành. Ưu tiên xây dựng vành đai xanh, rau sạch phục vụ đời sống
nhân dân, bảo vệ môi trường; phát triển các nghề, làng nghề truyền thống Gắn
đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới theo hướng văn hoá, sinh thái, từng bước
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nhằm tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ
nông nghiệp, thu hẹp sự cách biệt nội - ngoại thành.
Cần phải nhanh chóng phê duyệt và công bố toàn bộ quy hoạch các quận,
huyện, các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch chi tiết các khu vực quan
trọng. Quan tâm xây dựng các khu đô thị mới, đô thị vệ tinh xung quanh Thủ đô.
Quy hoạch một số vùng chuyên canh như: rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả,
chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao phát triển các quần thể trang trại - khu dân
cư - điểm du lịch sinh thái - văn hoá. Xây dựng kinh tế ngoại thành gắn với quá
trình đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới.
Sớm chỉnh sửa và hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2010 tầm nhìn đến 2020 bao gồm::
Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; quy hoạch phát
triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông, cấp điện, quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực công nghiệp và thủ công nghiệp; quy hoạch phát triển ngành,
lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nghề và làng nghề nông thôn ngoại
thành theo hướng liên kết cùng, tạo tiền đề cho kinh tế xã hội các huyện ngoại
hành phát triển bền vững.
Tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, công tác đấu giá quyền sử dụng
đất, tăng cường huy động vốn từ các nguồn thu từ đấu giá đất để đầu tư cơ sở hạ
tầng kỹ thuật đối với các khu, cụm công nghiệp nông thôn và nâng cao hiệu quả
các biện pháp quản lý nguồn lực đất đai vùng ven đô thành phố Hà Nội.
4.3.2. Đẩy mạnh phân cấp quản lý kinh tế xã hội trong lĩnh vực phát
triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô
- Thành phố tiếp tục chỉ đạo mở rộng phân quyền, phân cấp quản lý trong
các lĩnh vực công nghiệp nông thôn về các quận, huyện quản lý như các khu
142
công nghiệp, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn... tạo điều kiện cho công tác
quản lý và tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên nguyên tắc; đơn
giản, rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết, để thực hiện công khai minh bạch và
bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế đối với khâu thành lập mới doanh
nghiệp chuyển đổi doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, thủ tục thuê đất mở rộng
sản xuất công nghiệp, thủ tục vay vốn tín dụng cho các dự án đầu tư khả thi của
các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, thủ tục về xuất nhập khẩu.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công
chức của thành phố về vai trò, vị trí của sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn
ngoại thành; trong đó nhiệm vụ thúc đẩy nhanh công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp nông thôn ngoại thành phát triển đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công
chức các cấp; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng
lực quản lý nhà nước về kinh tế cho đội ngũ cán bộ, công chức thành phố.
- Giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ cho đội
ngũ cán bộ, công chức thành phố, cán bộ công chức phải là những người có đức,
có tài, và thực sự tâm huyết với công cuộc đổi mới của Đảng, nhà nước nhằm
tạo bước chuyển biến trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động
của bộ máy Nhà nước ở các cấp.
- Việc tổ chức thanh kiểm tra, kiểm tra cần nhanh gọn, tránh trùng lặp,
chồng chéo gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh và phiền hà cho
doanh nghiệp.
4.3.3. Tổ chức các hình thức hoạt động xúc tiến đầu tư vào vùng ven
đô; xây dựng, củng cố hệ thống khuyến công từ thành phố đến các huyện và
các xã
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chính sách của
Nhà nước về hỗ trợ khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
nông thôn ngoại thành, các chính sách và nội dung hoạt động khuyến công,
143
quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư tại các huyện ngoại thành thông qua việc
phát hành tờ rơi, đĩa VCD đưa thông tin hình ảnh về môi trường đầu tư tại các
huyện ngoại thành trên sóng của đài phát thanh và truyền hình của thành phố với
thời gian và thời lượng phát sóng hợp lý.
- Xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin về môi trường đầu tư khu vực
ngoại thành Hà Nội nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin, hình ảnh về môi trường, đầu
tư các huyện, ngoại thành trên trang Web của Sở Công thương Hà Nội cho các
doanh nghiệp công nghiệp, các nhà tư vấn công nghiệp trong và ngoài nước (các
thông tin về chính sách của Nhà nước trong quản lý đất đai, quy hoạch các khu,
cụm, điểm công nghiệp, các khu công nghiệp hiện có, tỷ lệ lấp đầy diện tích các
khu - cụm - điểm công nghiệp tại các huyện ngoại thành, danh sách các nhà đầu
tư đó, các nội quy, quy định ngành nghề hoạt động trong mỗi khu vực, cụm,
điểm công nghiệp, thủ tục xin cấp phép đầu tư và những ưu đãi hỗ trợ của Nhà
nước đối với nhà đầu tư, về đơn giá cho thuê đất và các khoản chi phí khác của
mỗi khu cụm điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện; các
ngành nghề công nghiệp ưu tiên phát triển trên từng địa bàn...).
- Thực hiện tư vấn đầu tư qua mạng và chuyên mục “Doanh nghiệp hỏi -
chính quyền thành phố trả lời” tạo cầu nối giữa UBND thành phố với các doanh
nghiệp công nghiệp nông thôn ngoại thành Hà Nội nhằm tháo gỡ kịp thời các
vướng mắc cho các doanh nghiệp.
- Tổ chức định kỳ hàng năm các cuộc hội nghị gặp gỡ, đối thoại trực tiếp
giữa lãnh đạo thành phố với các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn và các nhà
tư vấn phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố để tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông thôn và
phổ biến các chính sách của Trung ương và thành phố về khuyến khích phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn ngoại thành.
144
Tiểu kết chương 4
Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tất yếu phải khôi
phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống, cụm công nghiệp nông thôn
theo hướng tập trung vào chế biến nông sản, thực phẩm; phát triển mạnh mẽ
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ theo hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh phong phú, đa dạng, phù hợp và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao
động nông thôn theo hướng “ly nông bất ly hương” hạn chế dần việc di dân tự
do ra thành thị.
Phát triển công nghiệp nông thôn là vấn đề quan trọng có tính chiến lược
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta
nói chung và đặc biệt là vấn đề sử dụng tài chính với phát triển công nghiệp
nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội nói riêng có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội. Với sự quan
tâm và khuyến khích thích đáng của Nhà nước và Thành phố, sự cố gắng của đội
ngũ lao động thực hiện đồng bộ một loạt các giải pháp như đã nêu, đặc biệt là
giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy các làng nghề
ven đô và công nghiệp nông thôn phát triển; kết hợp các nhóm điều kiện thực
hiện các giải pháp tài chính phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Hà
Nội thì chắc chắn công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội sẽ khôi
phục, phát triển và bền vững.
145
KẾT LUẬN
Luận án với đề tài “Tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng
ven đô thành phố Hà Nội” đã đạt được những kết quả chính sau đây.
Một là, đã khái quát được tổng quan những vấn đề nghiên cứu trên thế
giới và ở trong nước có liên quan đến đề tài “Tài chính với phát triển công
nghiệp nông thôn ven đô Thành phố Hà Nội”. Qua đó đã nêu được quan điểm và
phương pháp nghiên cứu chính; đã đưa ra được những vấn đề cần được kế thừa
và định ra được vấn đề tiếp tục được nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Hai là, đã hệ thống hóa được những nhận thức cơ bản về tài chính với
phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thị. Bao gồm: Công nghiệp nông
thôn vùng ven đô thị; Những vấn đề về tài chính với phát triển công nghiệp nông
thôn vùng ven đô thị; Những kinh nghiệm quốc tế, trong nước và sử dụng tài
chính cho phát triển công nghiệp nông thôn từ đó rút ra những bài học cho phát
triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô Thành phố Hà Nội.
Ba là, đã khái quát được về thực trạng tài chính với phát triển công nghiệp
nông thôn vùng ven đô Hà Nội thời gian qua (cụ thể trong giai đoạn từ năm 2008
- 2013). Trên cơ sở đó đã có những phân tích đánh giá, chỉ ra được những kết
quả và những hạn chế, tồn tại cũng như những nguyên nhân của những hạn chế,
tồn tại của tài chính với phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô thành phố
Hà Nội. Trong đó, nổi bật là những hạn chế là (i) Công tác triển khai Nghị định
của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành, Thành phố về công nghiệp
nông thôn, xây dựng nông thôn mới còn chậm so với mục tiêu, kế hoạch đề ra;
Việc huy động nguồn lực tại chỗ, phát huy vai trò chủ thể của người dân và
chính quyền địa phương trong phát triển công nghiệp nông thôn chưa thật rõ nét;
(ii) Nguồn vốn cho phát triển công nghiệp nông thôn còn thiếu, chưa đảm bảo
theo cơ cấu vốn dự kiến cho tổng nguồn vốn; vốn tín dụng, vốn huy động đóng
góp của người dân, doanh nghiệp thấp, chủ yếu vẫn từ ngân sách Nhà nước; Một
số hộ, doanh nghiệp trong các làng nghề chưa tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế
đối với Nhà nước... Những hạn chế trên là do những nguyên nhân cơ bản (i) Các
văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương còn chậm, chưa đồng bộ và có
146
nhiều thay đổi. Chưa quy định rõ về tiêu chí phát triển công nghiệp nông thôn;
(ii) Chính sách hỗ trợ đầu tư của Trung ương, Thành phố vào khu vực công
nghiệp, nông dân, nông thôn mặc dù đã quan tâm nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn;
(iii) Nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển xây dựng
nông thôn mới khan hiếm; (iv) Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên từ Thành
phố đến cơ sở và một bộ phận nhân dân về đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước về công nghiệp nông thôn còn chưa đầy đủ.
Bốn là, đã đề xuất được những giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp
nhằm sử dụng tài chính thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô
thành phố Hà Nội. Trong đó có các giải pháp quan trọng là: (i) Tăng cường huy
động các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố
nói chung và có đủ nguồn lực tài chính để phát triển công nghiệp nông thôn
vùng ven đô nói riêng; (ii) Hoàn thiện chính sách thuế trong đó chú ý khuyến
khích phát triển công nghiệp nông thôn nói chung và công nghiệp nông thôn
vùng ven đô Thành phố Hà Nội nói riêng; (iii) Tăng chi ngân sách nhà nước cho
phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven Thành phố; (iv) Hoàn thiện cơ chế
chính sách tín dụng thúc đẩy công nghiệp nông thôn ven đô ven đô phát triển
theo hướng CNH, HĐH; (v) Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính, tín dụng
thúc đẩy các làng nghề truyền thống vùng ven đô phát triển.
Tuy nhiên, vấn đề sử dụng tài chính cho phát triển công nghiệp nông thôn
vùng ven đô thành phố còn gặp rất nhiều khó khăn. Sự quan tâm của một số cấp
chính quyền đối với lĩnh vực này còn hạn chế. Để phát huy vai trò và ý nghĩa to
lớn của công nghiệp nông thôn, đặc biệt là sử dụng các giải pháp tài chính, tín
dụng nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn vùng ven đô là một yêu
cầu tất yếu trong tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ Đô. Trong phạm
vi luận án chỉ nêu lên những kiến nghị có tính chất định hướng và một số giải
pháp chủ yếu. Tác giả xin trân trọng cám ơn và mong nhận được sự đóng góp,
trao đổi của các nhà khoa học trong và ngoài nước; các thầy giáo, cô giáo, các
bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề này nhằm không ngừng hoàn thiện hơn
nữa để góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, xây dựng Thủ đô ngày
càng văn minh, hiện đại./.
147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Minh Đức (2008), "Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp
nông thôn vùng ven đô thành phố Hà Nội", Tạp chí Nghiên cứu tài chính
kế toán, số 4 (57), tr.59-61.
2. Lê Minh Đức, Phan Duy Minh (2012), "Phát triển công nghiệp nông thôn
Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Kinh tế và
Phát triển, số 177 (II), tháng 3, tr.50-55.
3. Lê Minh Đức (2013), "Hoàn thiện các chính sách phát triển công nghiệp
nông thôn Hà Nội", Tạp chí Quản lý kinh tế, số 54, tháng 7, tr.59-67.
148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
1. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội Khoá XIV (2006), Chương
trình công tác tháng 10.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, khóa XV (2011), Chương
trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời
sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015.
3. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/01/2012 về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020.
4. Bộ Công thương - Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (2009),
Công nghiệp Việt Nam - Tiềm năng và cơ hội đầu tư, Nxb Thanh niên.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Báo cáo quy hoạch phát triển
ngành nghề nông thôn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sổ tay hướng dẫn xây dựng
nông thôn mới.
7. Chính phủ (2004), Nghị định số 134/2004/NQ-CP ngày 9/6/2004 về
khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
8. Chính phủ (2004), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số
134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về khuyến khích phát triển công
nghiệp nông thôn và sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số
136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012.
9. Chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NQ-CP ngày 7/7/2006 về phát
triển ngành nghề nông thôn.
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 61/2010/NQ-CP ngày 4/6/2010 về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
149
11. Chính phủ (2012), Nghị định số 45/2012/NQ-CP ngày 21/5/2012 về
khuyến công.
12. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) và Bộ NN&PTNT, Nghiên cứu quy
hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông
thôn Việt Nam. Quy hoạch của các tỉnh thí điểm tháng 12-2003.
13. Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công nghiệp (2005), Chiến lược và
quy hoạch phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.
14. Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Niên giám thống kê các năm 2007,
2008, 2009, 2010, 2011, 2012.
15. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo số 567/BC-CTK ngày
18/12/2009 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 12/2009.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X, Hội thảo chính sách phát triển làng nghề Việt Nam.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng
bộ thành phố Hà Nội.
18. Nguyễn Đại Đồng (2010), Thực trạng cung cầu lao động và những
giải pháp.
19. Học viện Tài chính (2011), Giáo trình tài chính - tiền tệ.
20. Nguyễn Quang Hồng, Nguyễn Hữu Đoàn (2010), Thực trạng nguồn
nhân lực trong các ngành công nghiệp Hà Nội và giải pháp.
21. Kiều Hương (2010), Đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề.
22. Đào Huyên (2010), Đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Nội.
23. Đào Ngọc Lưu (2010), Làng nghề truyền thống Hà Nội, hiện trạng và
giải pháp.
24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị quyết
số 15/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 về điều chỉnh mở rộng địa giới
hành chính của thành phố Hà Nội.
150
25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy
hoạch đô thị.
26. Sở Công thương Hà Nội (2008), Báo cáo đánh giá thực trạng làng nghề
và định hướng, giải pháp phát triển làng nghề Hà Nội.
27. Sở Công thương Hà Nội (2008), Làng nghề Hà Nội.
28. Sở Công thương Hà Nội (2009), Làng nghề Hà Nội tiềm năng và triển
vọng phát triển, Nxb Khoa học xã hội.
29. Sở Công thương Hà Nội (2009), Báo cáo tổng hợp đề án “Đánh giá
thực trạng môi trường làng nghề lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy và
đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho hai làng nghề thuộc thành
phố Hà Nội.
30. Sở Công thương thành phố Hà Nội (2010), Quy hoạch phát triển công
nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
31. Sở Công thương Hà Nội (2010), Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ
trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
32. Sở Công thương Hà Nội, Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố
Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
33. Sở Công thương Hà Nội, Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành
phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
34. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (2004), Báo cáo tổng hợp qui hoạch phát
triển làng nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2010.
35. Thành ủy Hà Nội (2006), Chương trình số 04 Ctr/TU ngày 10/5/2006 về
đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần nâng cao hiệu lực chính
quyền các cấp giai đoạn 2006 - 2010.
36. Thành ủy Hà Nội (2006), Chương trình số 07 Ctr/TU ngày 04/8/2006 về
phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn
2006 - 2010.
151
37. Thành ủy Hà Nội (2006), Chương trình số 11 Ctr/TU ngày 04/8/2006 về
xây dựng, phát triển và quản lý đô thị Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010.
38. Thành ủy Hà Nội (2013), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
39. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 132/2000/QĐ-CP ngày
24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề
nông thôn.
40. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 145/2004/QĐ-CP ngày
13/8/2004 về định hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng
kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến năm 2010, tầm nhìn 2020.
41. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 490/2008/QĐ-CP ngày
5/5/2008 vê phê duyệt qui hoạch vùng Thủ Đô Hà Nội đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2050.
42. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 1878/QĐ-CP ngày
22/12/2008 vê phê duyệt nhiệm vụ qui hoạch chung xây dựng Thủ đô
Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
43. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009
về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020”.
44. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/2010/QĐ-CP ngày
04/6/2010 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
45. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1081/2011/QĐ-CP ngày
06/7/2011 về phê duyệt qui hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố
Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
46. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1259/2011/QĐ-CP ngày
26/7/2011 về phê duyệt qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
152
47. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê năm 2008, Nxb Thống
kê Hà Nội.
48. Trung tâm Hỗ trợ khoa học và công nghệ phát triển nông thôn - Viện
Nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ
(1997), Vấn đề công nghiệp nông thôn ở nước ta.
49. Trung tâm Phát triển nông thôn (2006), Hội thảo: Chính sách phát triển
làng nghề Việt Nam ngày 17/11/2006, Viện Chính sách và Chiến
lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
50. Vũ Quốc Tuấn (2011), Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước.
51. UBND thành phố Hà Nội, Báo cáo kinh tế - xã hội các năm 2008, 2009,
2010, 2011, 2012.
52. UBND thành phố Hà Nội, Báo cáo ngân sách nhà nước các năm 2008,
2009, 2010, 2011, 2012.
53. UBND thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND
ngày 02/05/2008 ban hành “Qui định một số chính sách hỗ trợ phát
triển nghề và làng nghề Hà Nội”.
54. UBND thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày
25/5/2010 về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới thành
phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030.
55. UBND thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND
ngày 10/9/2010 ban hành qui định quản lý cụm công nghiệp trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
56. UBND thành phố Hà Nội (2011), Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày
9/4/2011 về việc phê duyệt chương trình khuyến công địa phương
giai đoạn 2011-2015.
57. UBND thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày
25/5/2012 về phê duyệt qui hoạch phát triển công nghiệp thành phố
Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
153
58. UBND thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND
ngày 06/7/2012 ban hành qui định thí điểm một số chính sách khuyến
khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn
Thành Phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016.
59. UBND thành phố Hà Nội (2013), Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày
02/01/2013 của UBND Thành Phố về việc phát triển nghề, làng nghề
thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
60. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Định hướng chiến lược phát triển kinh tế
xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
61. UBND tỉnh Hà Tây (2007), Quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề
nông thôn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2007 - 2010 đến năm 2015.
62. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2006),
Hội thảo chính sách phát triển làng nghề Việt Nam.
* Tài liệu Tiếng Anh
63. Michiki Kikuchi (2000), Potentialities opf Mual industrialization is
Vietnam, lessons from chinas’s experience.
64. Shighesu Ishikawa (2000), Perspeetimes of mual industrialization is
Vietnam, proposal options from East Asia and China.
65. Xumio Sakurai (2000), Rural is dustrialization is Vietnam.
154
PHỤ LỤC
155
Phụ lục 1
Tổng hợp kinh phí hoạt động khuyến công giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
2008 2009 2010 2011 2012
Tăng
trưởng
BQ
2008 -
2012 (%)
TT Nội dung và chỉ tiêu
KCQG KCĐP Cộng KCQG KCĐP Cộng KCQG KCĐP Cộng KCQG KCĐP Cộng KCQG KCĐP Cộng
Tổng
cộng
2008 -
2012 KC
QG
KC
ĐP
A B 1 2 3=1+2 4 5 6=4+5 7 8 9=7+8 10 11 12=10+11 13 14 15=13+14 16 20 21
Tổng số kinh phí 2,149.5 7,327.5 9,477.0 2,430.0 7,635.0 10,065.0 2,070.0 11,500.0 13,570.0 1,335.0 14,571.6 15,906.6 1,052.0 16,000.0 17,052.0 65,377.2
I
Chương trình
đào tạo nghề/
truyền nghề và
phát triển
1468 5082 6550 2430 3800.0 6230.0 2070.0 5385.0 7455.0 855.0 4675.0 5530 1052 5835 6887 32654.65
1 Hỗ trợ đào tạo lao động mới 1468 4582 6050 2430 3800.0 6230.0 2070 5385.00 7,455.00 855 4675 5530 1052 5835 6,887 32654.65
2 Hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề 500 500
3 Hỗ trợ đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân
II
Chương trình
nâng cao năng
lực quản lý
352.5 352.5 225 225 250 250 629 629 500 500 1957
1
Hỗ trợ đào tạo
khởi sự doanh
nghiệp
70 70 70
2
Hỗ trợ đào tạo
nâng cao năng lực
quản lý
260 260 225 225 250 250 600 600 217.56 217.56 1553
3 Hỗ trợ tổ chức hội thảo, tập huấn 22.5 22.5 29 29 52
156
4
Hỗ trợ tham quan
khảo sát trong
nước
5
Hỗ trợ tham quan
khảo sát ngoài
nước
282.44 282.44 282
6 Hỗ trợ thành lập cơ sở CNNT
III
Chương trình hỗ
trợ xây dựng mô
hình TDKT,
chuyển giao
công nghệ và
tiến bộ KHKT
170.0 855.0 1,025.0 1,350.0 1,350.0 2,050.0 2,050.0 2,082.0 2,082.0 500.0 500.0 6,507.0
1 Hỗ trợ xây dựng mô hình TDKT 170.0 420.0 590.0 750.0 750 1,050.0 1,050.0 382.0 382.0 2,772.0
2
Hỗ trợ tiếp nhận
chuyển giao công
nghệ và tiến bộ
KHKT
3
Hỗ trợ ứng dụng
máy móc, thiết bị
tiên tiến
435.0 435.0 600.0 600 1,000.0 1,000.0 1,700.0 1,700.0 500.0 500.0 3,735.0
IV
Chương trình
PT sản phẩm
CNNT tiêu biểu
100.0 15.6 115.6 481.0 481 1,137.0 1,137.0 480.0 5,783.0 6,263.0 7,408.0 7,408.0 15,404.6
1
Tổng kinh phí hỗ
trợ tổ chức hội
chợ, triển lãm
hàng CNNT tiêu
biểu. Trong đó
480.0 4,000.0 4,480.0 5,000.0 5,000.0 9,480.0
Hỗ trợ tổ chức
hội chợ, triển lãm
hàng CNNT tiêu
biểu cấp tỉnh,
huyện
0.00
157
2
Hỗ trợ cơ sở
CNNT tham gia
hội chợ triển lãm
15.6 15.6 481.0 481 1,037.0 1,037.0 1,703.0 1,703.0 2,058.0 2,058.0 5,294.6
3
Hỗ trợ làng nghề
xây dựng, đăng
ký thương hiệu
(nếu có)
100 100.0 100.0 100.0 200.0
4
Nội dung khác
(hỗ trợ nghệ nhân
thợ giỏi, làng
nghề kết hợp du
lịch, thi sản phẩm
CNNT tiêu
biểu...)
80.0 80.0 350.0 350.0 350.0
V
Chương trình PT
hoạt động tư vấn
CC thông tin
184.4 184.4 151.0 151 80.0 80.0 621.0 621.0 830.0 830.0 1,866.4
1
Hỗ trợ thuê tư
vấn thiết kế mẫu
sản phẩm
150 150 570 570 720
2
Hỗ trợ thành lập
điểm tư vấn
khuyến công
0
3
Hỗ trợ xây dựng
trung tâm dữ liệu
điện tử, trang
Website
75 75 10 10 21 21 20 20 126
4
Hỗ trợ thành lập
mạng lưới công
tác viên tư vấn
khuyến công
5 Hỗ trợ xuất bản bản tin/ấn phẩm 180.62 180.62 170 170 350.62
6
Hỗ trợ xây dựng
chương trình
truyền hình
30 30 30 30 100 100 120 120 280
158
7
Hỗ trợ XD
chương trình
truyền thanh
8 Hỗ trợ hình thức tuyên truyền khác 3.78 3.78 46 46 40.0 40 180 180 120 120 390
VI
Chương trình
HT LD, LK, hợp
tác KT, PT các
cụm CN
161.5 80 241.5 241.5
1
Tổng kinh phí hỗ
trợ thành lập hiệp
hội ngành nghề.
161.5 80 241.5 241.5
Trong đó:
- Hỗ trợ thành lập hiệp hội cấp tỉnh 161.5 80 241.5 241.5
- Hỗ trợ thành lập
hiệp hội cấp
huyện
- Hỗ trợ thành lập hội nghề
2
Hỗ trợ lập quy
hoạch chi tiết
cụm CN
3
Hỗ trợ đầu tư xây
dựng kết cấu hạ
tầng cụm công
nghiệp
VII
Chương trình
nâng cao năng
lực quản lý và tổ
chức thực hiện
458 458 680 680 968 968 0 99.48 99.48 0 210.5 210.5 2415.98
1
Chi xây dựng các
văn bản quy
phạm về cơ chế,
chính sách
khuyến công
159
2
Chi biên soạn
chương trình,
giáo trình/tài liệu
khuyến công
3
Chi tổ chức lớp
đào tạo khuyến
công
98 98 130 130 250 250 478
4
Chi tổ chức hội
thảo, hội nghị tập
huấn về NVKC
5 Chi đoàn ra 360 360 550 550 718 718 99.48 99.48 210.5 210.5 1937.98
6 Chi đoàn vào 0
VIII Nội dung khác 250.0 300.0 550.00 0.0 948.0 948.0 0.0 1630.0 1630.0 0.0 682.1 682.1 0.0 716.5 716.5 4,330.57
1
Xây dựng tiêu chí
và công nhận làng
nghề
50 50 50.00
2 Chương trình xúc tiến đầu tư
3 Chương trình xúc tiến thương mại
4
Xây dựng cụm
liên kết doanh
nghiệp cùng
ngành nghề
250 250 250.00
5 Xây dựng phòng trưng bầy SP 240 240 1,055 1,055 196 196 270 270 1,565.00
6
Chương trình
quản lý cụm điểm
công nghiệp
358 358 358.00
7
Chương trình
quản lý hoạt động
khuyến công
250.00 250.0 350 350 575 575 486.07 486.1 446.5 446.5 2,107.57
Nguồn: Sở Công thương Hà Nội
160
Phụ lục 2
Tổng hợp kết quả phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2012
Nhu cầu đầu tư
theo qui hoạch
Kết quả thực hiện
từ năm 2010 - 2012 So sánh
TT Tên tiêu chí Nội dung
ĐVT Số Lượng
Dự kiến tổng
mức đầu tư
(tr.đ)
Số lượng
thực hiện đến
31/12/2012
Giá trị hoàn
thành khối lượng
đến 31/12/2012
(tr.đ)
Số
lượng
%
Giá trị
%
Đường trục xã, liên xã Km 1,393.49 5,463,266.77 687.69 3,083,791.92 49.35 56.45
Đường trục thôn xóm, ngõ Km 6,290.54 9,367,131.55 2,082.51 3,255,799.71 33.11 34.76 1 Giao thông
Đường trục chính nội đồng Km 5,181.53 6,724,420.79 473.93 616,822.61 9.15 9.17
Các công trình thủy lợi CT 1,985.00 1,556,004.00 157.00 831,390.50 7.91 53.43
2 Thủy lợi
Hệ thống kênh do xã quản lý Km 6,229.73 5,275,976.79 593.12 661,080.72 9.52 12.53
Trạm biến áp Trạm 1,935.00 1,070,329.69 809.00 469,471.84 41.81 43.86
3 Điện
Hệ thống điện hạ thế Km 12,379.38 3,176,273.12 1,371.06 323,242.74 11.08 10.18
Mầm non, mẫu giáo Trường 326.00 3,938,241.36 225.00 35,506.00 69.02 0.90
Tiểu học Trường 248.00 2,571,254.90 152.00 1,155,596.09 61.29 44.94 4 Trường học
THCS Trường 246.00 2,616,730.40 135.00 1,286,702.22 54.88 49.17
Nhà văn hóa, khu thể thao xã Khu 416.00 2,355,006.00 19.00 88,549.50 4.57 3.76
5 Cơ sở vật chất văn hóa
Nhà văn hóa, khu thể thao thôn Khu 1,642.00 1,796,256.95 437.00 629,584.50 26.61 35.05
Số chợ trên địa bàn Chợ 324.00 1,886,787.19 35.00 285,739.60 10.80 15.14
6 Chợ
Số chợ đạt chuẩn Chợ 229.00 647,479.71 41.00 1,680.70 17.90 0.26
Số điểm phục vụ bưu chính viễn thông Điểm 187.00 39,378.80 19.00 40,100.00 10.16 101.83
7 Bưu Điện
Số điểm truy cập internet/số thôn Điểm/thôn 849.00 27,231.00 308.00 1,702.00 36.28 6.25
8 Nhà ở Số nhà tạm, nhà dột nát Cái 2,590.00 219331.95 2,472.00 136,580.55 95.44 62.27
Tổng 48,731,100.97 12,903,341.20
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
161
Phụ lục 3
Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2008 - 2012 & 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Giai đoạn 2008 - 2012
TT Nội dung
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cộng
Năm 2013 Giai đoạn 2008 - 2013
1 2 3 4 5 6 7 8 = 3+..+7 9 10 = 8+9
I Nguồn ngân sách từ Ngân sách nhà nước (NSĐP) 5.087.948 4.346.037 7.293.681 9.466.703 11.968.056 38.162.425 11.911.729 50.074.154
1 Nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp 3.150.968 2.901.001 5.228.865 7.061.530 9.043.687 27.386.051 8.924.249 36.310.300
1.1 Vốn đầu tư phát triển 2.933.393 2.311.344 4.410.316 6.422.395 8.218.948 24.296.396 8.052.266 32.348.662
Xây dựng cơ bản tập trung (NSTP) 2.764.593 2.311.344 2.273.957 3.258.100 3.926.410 14.534.404 4.143.026 18.677.430
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tái định cư 265.060 148.855 303.600 717.515 422.700 1.140.215
Các dự án phục vụ đấu giá đất 168.800 198.569 160.300 172.950 700.619 158.800 859.419
Phân cấp cho các huyện, thị xã 1.672.730 2.855.140 3.815.988 8.343.858 3.327.740 11.671.598
1.2 Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư 217.575 589.657 818.549 639.135 824.739 3.089.655 871.983 3.961.638
2 Nguồn NSNN đầu tư thông qua các chương trình mục tiêu, các khoản hỗ trợ có mục tiêu 1.636.680 812.499 1.543.240 1.315.558 2.380.690 7.688.667 2.416.000 10.104.667
NSTW hỗ trợ có mục tiêu 10.595 10.595 10.595
CTMT quốc gia 17.200 10.302 78.700 338.000 1.295.690 1.739.892 765.000 2.504.892
CTMT Thành phố 30.000 62.000 92.000 551.000 643.000
NSTP hỗ trợ các huyện, thị xã 1.608.885 802.197 1.434.540 915.558 1.085.000 5.846.180 1.100.000 6.946.180
162
3 Nguồn vốn ODA 85.000 95.000 105.000 197.035 212.679 694.714 25.000 719.714
4 Trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục 204.300 492.537 293.576 748.580 178.000 1.916.993 385.480 2.302.473
Y tế, văn hóa 138.300 112.237 114.906 45.580 78.000 489.023 0 489.023
Thủy lợi 66.000 380.300 178.670 703.000 100.000 1.427.970 385.480 1.813.450
5 Đầu tư đảm bảo an sinh xã hội và đầu tư công khác 11.000 45.000 123.000 144.000 153.000 476.000 161.000 637.000
Các dự án sử dụng nguồn XSKT 11.000 45.000 123.000 144.000 153.000 476.000 161.000 637.000
II Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 1.884 0 0 31.424 75.324 108.632 13.044 121.676
III Vốn tín dụng ngân hàng thương mại 1.186.168 1.195.927 1.856.110 1.366.978 2.216.950 7.822.133 2.286.071 10.108.204
Cộng 6.276.000 5.541.964 9.149.791 10.865.105 14.260.330 46.093.190 14.210.844 60.304.034
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tai_chinh_voi_phat_trien_cong_nghiep_nong_thon_vung.pdf
- Thong tin Ket luan moi (Anh - Viet).doc