Đến năm 2025 hoàn thành việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đào tạo đầu ra được chuẩn hóa đạt tiêu chuẩn của Cộng đồng kinh tế ASEAN; đến năm 2030 hoàn thành việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đào tạo đầu ra được chuẩn hóa đạt tiêu chuẩn của các nước có nền giáo dục nghề nghiệp phát triển; 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp cao đẳng, trung cấp có số lượng giáo viên cơ hữu theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ hữu đủ năng lực, trình độ, số lượng; có cơ chế phối hợp, trao đổi thỉnh giảng giữa các trường, các viện, các chuyên gia kỹ thuật, kỹ thuật viên có tay nghề cao ở các doanh nghiệp, nghệ nhân; đảm bảo tỷ lệ giáo viên/học sinh đạt chuẩn chuyên ngành đào tạo, học nghề. Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên, phấn đấu đến năm 2025 có 95% giáo viên đạt chuẩn, đến năm 2030 có 100% giáo viên đạt chuẩn.
199 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cơ cấu CSGDNN. Vì vậy để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, sự tham gia của đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố cần thực hiện các nội dung, biện pháp sau:
Một là, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật đào tạo.
Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các ngành nghề trọng điểm, đột phá, ngành nghề mang tính chất đặc thù cho các đối tượng (thất nghiệp, khó khăn, dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách...); tăng cường đầu tư phụ trợ cho giáo dục nghề nghiệp (thư viện, giáo dục thể chất, nhà ăn, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy, hoạt động phong trào ...). Xây dựng phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa ứng dụng thiết bị thực tế ảo, thiết bị dạy học thuật và các phần mềm ảo mô phỏng thiết bị dạy học thực tế trong giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để giảm bớt đầu tư trang thiết bị (ưu tiên các ngành, nghề trọng điểm quốc gia); xây dựng thư viện điện tử; trung tâm học liệu số mở để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tham gia xây dựng và sử dụng.
Hai là, đẩy mạnh nghiên cứu và chế tạo thiết bị tự làm phục vụ dạy và học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong việc sử dụng trang thiết bị của doanh nghiệp phục vụ quá trình thực tập, thực hành của người học. Phấn đấu đến năm 2025, 80% cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đến năm 2030, 100% cán bộ quản lý tại các CSGDNN được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giảng dạy tiên tiến.Có chính sách để doanh nghiệp nghiên cứu và chế tạo thiết bị tự làm phục vụ dạy và học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo đặt hàng của Thành phố và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Được tham gia vào tất cả các công đoạn của quá trình đào tạo như xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo; tham gia đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên.
Ba là, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động tham gia giáo dục nghề nghiệp
Ban hành các chính sách đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động nhất là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong các doanh nghiệp cổ phần hóa đảm bảo sự bình đẳng giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Miễn thuế các hoạt động đào tạo do doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động thực hiện đối với người lao động của chính doanh nghiệp hoặc cho xã hội. Được thu phí tiếp nhận học sinh, sinh viên thực tập tại doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, đơn vị sử dụng lao động theo nguyên tắc thỏa thuận với CSGDNN có học sinh, sinh viên đi thực tập. Hình thành ban/bộ phận điều phối hoạt động doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động gắn kết với các CSGDNN ở các cấp với sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước, đại diện doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp và đại diện CSGDNN. Ban điều phối có trách nhiệm điều phối, hướng dẫn gắn kết hoạt động đào tạo giữa doanh nghiệp với cơ sở dục nghề nghiệp ở Thành phố phù hợp với định hướng phát triển chung; tư vấn, tham gia việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở lấy ý kiến tham vấn của các doanh nghiệp, người lao động.
4.3.5. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và nhận thức của xã hội về vai trò của tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Đây là giải pháp quan trọng tác động trực tiếp hỗ trợ, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các CSGDNN của thành phố Hồ Chí Minh. Đảng ta xác định: “Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học” [36.117]. Cơ sở giải pháp này, xuất phát từ quan điểm lý luận và thực tiễn. Bởi chỉ có nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và nhận thức của xã hội về vai trò của tái cơ cấu các CSGDNN thì tái cơ cấu CSGDNN mới có định hướng lâu dài, có kế hoạch. Mặt khác, nâng cao, nhận thức, trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội về vị trí, vai trò tai cơ cấu CSGDNN. Để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và nhận thức của xã hội về vai trò của tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố cần thực hiện một số nội dung, biện pháp sau:
Một là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Thành phố tiếp tục tăng cường năng lực và đầu tư cho các cơ quan chức năng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nghiên cứu ứng dụng, thí điểm các mô hình giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng tiên tiến trước khi triển khai đại trà và đào tạo cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; tăng cường trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp ở một số nước. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng, nhất là các trường chất lượng cao. Triển khai liên kết đào tạo với nước ngoài là việc xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa CSGDNN của Thành phố với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài. Phối hợp với CSGDNN nước ngoài trong xây dựng chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, ngành nghề, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, kiểm định chất lượng CSGDNN do cơ quan kiểm định chất lượng nước ngoài cấp hoặc được công nhận theo quy định để cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp.
Hai là, nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp
Đẩy mạnh vận động, thu hút nguồn vốn ODA cho đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ dự án ODA, tăng hiệu quả sử dụng vốn ODA; trao đổi kinh nghiệm quốc tế về công tác quản lý, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phát triển chương trình đào tạo, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp; tham gia các tổ chức quốc tế về giáo dục nghề nghiệp như về đảm bảo chất lượng, kiểm định và công nhận chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho Thành phố. Tăng cường liên kết đào tạo với nước ngoài, thay đổi, điều chỉnh các quy định về hợp tác đào tạo giáo dục nghề nghiệp với các cơ sở đào tạo của nước ngoài trong thủ tục hành chính và cấp bằng, công nhận văn bằng chứng chỉ; thúc đẩy việc công nhận lẫn nhau về văn bằng chứng chỉ giữa Thành phố và các nước trên thế giới.
Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động về lợi ích, quyền và nghĩa vụ tham gia tái cơ cấu cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tuyên truyền về tầm quan trọng của tái cơ cấu CSGDNN đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Thành phố. Hình thành mạng lưới truyền thông thông qua hợp tác với các cơ quan truyền thông. Xây dựng các sản phẩm truyền thông đa dạng, chuyên sâu, phù hợp, thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng phù hợp với các nhóm đối tượng . Xây dựng kế hoạch truyền thông về tái cơ cấu CSGDNN với sự tham gia của các ngành, địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ quan có liên quan và phối hợp với chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo chí, tổ chức truyền thông trong việc tổ chức thực hiện (đa dạng hóa nội dung, hình thức và cách thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng). Các CSGDNN chủ động cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho báo chí để định hướng dư luận, tạo niềm tin trong xã hội về kết quả tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố.
Bốn là, tăng cường công tác truyền thông, tư vấn, hướng nghiệp, khởi nghiệp và giới thiệu việc làm tại các CSGDNN
Tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường sức lao động, nhu cầu việc làm và dự báo nhu cầu đào tạo nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các đối tượng tham gia giáo dục nghề nghiệp. Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp và giới thiệu việc làm. Hình thành hệ thống hướng nghiệp, tư vấn về giáo dục nghề nghiệp tại trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố. Nghiên cứu và triển khai các mô hình khởi nghiệp cho người học sau khi kết thúc giáo dục nghề nghiệp. Mặt khác, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp kiện toàn về tổ chức và nhân sự để triển khai có hiệu quả các hoạt động giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên. Tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thông qua việc tổ chức các hội thi nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục nghề nghiệp.
Kết luận chương 4
Để khắc phục những hạn chế, giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực trạng tái cơ cấu các CSGDNN của thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian tới cần quán triệt, thực hiện tốt các quan điểm: Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh phải đặt trong tổng thể tái cơ cấu CSGDNN của cả nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; lấy mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên trong tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; theo hướng mở và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhân lực, ưu tiên phát triển các trường chất lượng cao tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, các nước phát triển; bảo đảm quyền lợi của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, người học và chuẩn hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật.
Trên cơ sở các quan điểm, để thực hiện tái cơ cấu các CSGDNN ở Thành phố, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp bộ đảng, chính quyền các cấp của thành phố Hồ Chí Minh và vai trò làm chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới, bộ máy tổ chức, đổi mới nội dung, chương trình; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, sự tham gia của đơn vị, doanh nghiệp; nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và nhận thức của xã hội về vai trò của tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các giải pháp có mối quan hệ biện chứng. Trong đó, giải pháp 1 có ý nghĩa quyết định đến quá trình tái cơ cấu; giải pháp 2 thúc đẩy; giải pháp 3 xuyên suốt, giải pháp 4 mang tính đột phá; giải pháp 5 mang tính hỗ trợ, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN
1. Tái cơ cấu các CSGDNN nói chung và tái cơ cấu các CSGDNN của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là nội dung quan trọng, thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu trên nhiều góc độ, cấp độ. Các công trình đã công bố với đối tượng và phạm vi khác nhau đã bước đầu luận giải quan niệm tái cơ cấu, tái cơ cấu CSGDNN. Một số công trình nghiên cứu đã đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện tái cơ cấu CSGDNN ở một số địa phương. Tuy nhiên, qua tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, đến nay chưa có công trình khoa học nào được tiếp cận dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị vấn đề tái cơ cấu các CSGDNN của thành phố Hồ Chí Minh một cách đầy đủ, hệ thống. Do vậy, nghiên cứu vấn đề: “Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh” không trùng lặp với công trình khoa học có liên quan đã công bố.
2. Tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh là tổng thể các hoạt động của các chủ thể trên cơ sở nhận thức, vận dụng các quy luật kinh tế khách quan nhằm điều chỉnh, sắp xếp lại về ngành nghề, lĩnh vực đào tạo; mô hình tổ chức, cơ chế quản lý; quy mô tuyển sinh, hướng nghiệp, liên kết đào tạo; chương trình, nội dung, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật và phân bố theo địa bàn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo yêu cầu của thị trường sức lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hóa của Thành phố. Nội dung tái cơ cấu các CSGDNN toàn diện cả tái cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực đào tạo, mô hình tổ chức, cơ chế quản lý đến nguồn lực tài chính; cơ sở vật chất, kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý CSGDNN.
3. Trong thời gian qua tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng như: như: quy mô, ngành nghề, lĩnh vực đào tạo đã được mở rộng; mô hình tổ chức, cơ chế quản lý ngày càng hoàn thiện; công tác hướng nghiệp, tuyển sinh có bước phát triển; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cân đối, hợp lý; nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố còn tồn tại những hạn chế: ngành nghề, lĩnh vực còn mất cân đối; mô hình tổ chức, cơ chế quản lý chưa thống nhất; công tác hướng nghiệp, tuyển sinh còn nhiều bất cập. Những ưu điểm, hạn chế trong tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố Hồ Chí Minh có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
4. Từ thực trạng tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố, đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu các CSGDNN của Thành phố như: Trong đó cần tập trung vào giải quyết một số vấn đề: Giải quyết mâu thuẫn giữa đảm bảo sự đồng bộ, kịp thời của các văn bản pháp quy và cơ chế, chính sách với thực tiễn tái cơ cấu các CSGDNN; giữa phát triển quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, chất chượng GDNN với mô hình tổ chức, cơ chế quản lý các CSGDNN; giữa thực hiện tái cơ cấu các CSGDNN với năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý tái cơ cấu các CSGDNN; giữa mở rộng ngành nghề, lĩnh vực đào tạo với cơ sở vật chất, kỹ thuật các CSGDNN.
5. Để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu CSGDNN của Thành phố thời gian tới cần quán triệt đầy đủ các quan điểm cơ bản, thực hiện nghiêm túc những giải pháp chủ yếu mà luận án đã đề cập. Đặc biệt, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp bộ đảng, chính quyền các cấp của thành phố Hồ Chí Minh và vai trò làm chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới, bộ máy tổ chức, đổi mới nội dung, chương trình; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, sự tham gia của đơn vị, doanh nghiệp; nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và nhận thức của xã hội về vai trò của tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Vì vậy, quá trình tái cơ cấu các CSGDNN, Thành phố phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Văn Lâm (2016), “Một số biện pháp phát triển đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh” Tạp chí Khoa học Dạy nghề, số 39, tr.4 - 7.
2. Nguyễn Văn Lâm (2017), “Giải pháp huy động nguồn lực xã hội hóa vào phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp”, Tạp chí Công thương, số 3, tr.150 - 153.
3. Nguyễn Văn Lâm (2019), “Nguồn lao động: lực lượng sản xuất chính của xã hội trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Kinh tế, Châu Á - Thái Bình Dương, số 554, tr.34 - 36.
4. Nguyễn Văn Lâm (2019), “Thực trạng nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Tạp chí Kinh tế, Châu Á - Thái Bình Dương, số 555, tr.10 - 12.
5. Nguyễn Văn Lâm (2020), “Kinh nghiệm tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Singapore và bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Công thương, số 06, tr.193 - 195
6. Nguyễn Văn Lâm (2020), Giải pháp tái cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới”, Tạp chí Kinh tế, Châu Á - Thái Bình Dương, số 562, tr.22 - 24.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu Tiếng Việt
Nguyễn Văn Anh (2008), Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Ban cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), Nghị quyết số 617-NQ/BCSĐB ngày 28/12/2018 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.
Ban chấp hành Trung ương (2014), Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/6/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, Hà Nội.
Ban Chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết 16-NQ/TW ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2020.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Thông tư số 57/2015/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trường Trung cấp, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trường Cao đẳng, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/03/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02/03/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/06/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Hà Nội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), Nghị quyết số 617-NQ/BCSĐ ngày 28 tháng 12 năm 2018 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019), Đề án số 115-TTr-LĐTBXH ngày 15 tháng 8 năm 2019 về sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019), Báo cáo Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp - Giải pháp đột phá đến năm 2020. Hà Nội.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, “Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên”, Hà Nội.
Trần Xuân Cầu (2009), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Chính phủ (2011), Quyết định số: 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030, Hà Nội.
Chính phủ (2011), Quyết định 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020”, Hà Nội.
Chính phủ (2015), Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/05/2015 của Chính phủ quy định một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp, Hà Nội.
Chính phủ (2016), Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội.
Chính phủ (2016), Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
Chính phủ (2016), Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Hà Nội.
Chính phủ (2017), Quyết định số 29/2017/QĐ-TTg ngày 03/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Hà Nội.
Chính phủ (2018), Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực Nghị quyết số 19 NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Niên giám thống kê năm 2015, Thành phố Hồ Chí Minh
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Niên giám thống kê năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Niên giám thống kê năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Niên giám thống kê năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Niên giám thống kê năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh
Vũ Đình Cự, Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Minh Cương (2002), “Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay”, Kỉ yếu Hội thảo Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội.
Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Khánh Đức (2005), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Thị Hồng Điệp (2011), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Minh Đường (2015), Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trên bước đường phát triển và hội nhập quốc tế, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Đức Giang, Ngô Thanh Bình, Nguyễn Quốc Thìn, Nguyễn Thế Dân, Đỗ Thế Hưng, Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Đức Trí, Phan Chí Thành, Vũ Đức Minh, Nguyễn Hồng Minh (2012), “Đổi mới quản lý nhà trường giáo dục nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế”, Chuyên trang Giáo dục nghề nghiệp, số 35.
Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Phạm Minh Hạc (2003), “Đi vào thế kỷ XXI - phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tham luận khoa học, Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 45 – 51.
Phạm Minh Hạc (2008), Phát triển văn hoá con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vũ Xuân Hùng (2015), “Đổi mới hệ thống và trình độ đào tạo trong luật giáo dục nghề nghiệp”, Chuyên trang giáo dục nghề nghiệp, số 64.
Đặng Thị Thu Hương (2009), “Đào tạo báo chí tại Vương quốc Anh”, Tạp chí Người làm báo, số 10.
Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
Bùi Thị Ngọc Lan (2007), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, tr. 34 - 40.
Bùi Thị Ngọc Lan (2011), “Nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam - xu hướng và giải pháp phát triển”, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 11/2011.
Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục, đào tạo: Kinh nghiệm Đông á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Đức Long (2018), Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội.
Phạm Quý Long (2006), Quản lý nhân lực ở các doanh nghiệp Nhật Bản và một số bài học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Nguyễn Lộc (2010), Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Phan Văn Nhân (2013), Giáo dục nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Phan Văn Nhân, Nguyễn Lộc, Ngô Anh Tuấn (2016), Cơ sở khoa học của giáo dục nghề nghiệp, Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Văn Nhung, Trần Khánh Đức (2002), “Vấn đề phát triển nhân lực công nghệ thông tin”, Tạp chí Cộng Sản, số 11/2002, tr.33-35.
Nguyễn Ngọc Phú (2010), Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới, Đề tài khoa học KX.02.24/2006, Hà Nội.
Nguyễn Thị Minh Phước (2011), “Phát triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Cộng sản, số tháng 9/2011.
Quốc hội (2014), Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Hà Nội.
Quốc hội (2016), Luật Đào tạo nghề năm 2016, Hà Nội.
Quốc hội (2019), Luật Giáo dục năm 2019, Hà Nội.
Phạm Thái Quốc (1999), “Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ cho Công nghiệp hóa ở Trung Quốc”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương số 1/2011, tr.36-38.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng (2019), Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triền dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020, thành phố Đà Nẵng.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cần Thơ (2019), Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triền dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020, thành phố Cần Thơ.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội (2019), Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triền dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020, thành phố Hà Nội.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hải Phòng (2019), Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triền dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020, thành phố Hải Phòng.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Báo cáo tổng kết năm 2015 và Chương trình công tác năm 2015 Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015 và Chương trình công tác năm 2016 Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo tổng kết năm 2016 và Chương trình công tác năm 2017 Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo tổng kết năm 2017 và Chương trình công tác năm 2018 Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Báo cáo tổng kết năm 2018 và Chương trình công tác năm 2019 Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Báo cáo tổng kết năm 2019 và Chương trình công tác năm 2020 Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Đề án quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp – những vấn đề và giải pháp, Nxb. Giáo dục Hà Nội.
Nguyễn Văn Tài (2003), “Nguồn nhân lực Việt Nam - vấn đề đào tạo, thu hút và sử dụng”, Tham luận khoa học, Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Dương Minh Tân (2007), “Nguồn nhân lực cho các khu công nghệ cao”, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 03/2007.
Bùi Thị Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thanh ( 2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Tô Chí Thành (2004), Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin khu vực Châu á - Thái Bình Dương, Nxb Bưu điện, Hà Nội.
Nguyễn Xuân Thắng (2014), Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn mới đang đặt ra, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2020), Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 về việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Thụy (2003), Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đến năm 2020, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Đào Thị Thanh Thủy (2011), Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp vùng trọng điểm Miền trung. Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Thị Anh Thư (2000), Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Phan Chính Thức (2009), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Mạc Văn Tiến (2005), “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Lao động - Xã hội, Số 3/2005.
Phạm Đỗ Nhật Tiến (2020), Giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Chuyên trang Giáo dục nghề nghiệp, số 35, tháng 2/2020.
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số tháng 2/2006.
Nguyễn Tiệp, “Đào tạo và phát triển lao động chuyên môn kỹ thuật – tiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số tháng 2/2006.
Đinh Văn Toàn (2011), Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội.
Lê Thị Thanh Trà, Phạm Thị Thanh Thủy (2018), Một số giải pháp quản lý nhà nước về giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018.
Nguyễn Đức Trí, (2005) Giáo dục nghề nghiệp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Đức Trí (2009), Một số điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Từ điển Tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, 2005.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Quyết định số 3639/QĐ-UBND ngày 16/7/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp trên địa bàn Thành phố đến năm 2020”, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo số 06/BC-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2016, về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, nhân sách, quốc phòng, an ninh năm 2015, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Báo cáo số 230/BC-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016, về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội, nhân sách, quốc phòng, an ninh năm 2015, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo số 217/BC-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2017, về tình hình kinh tế - xã hội Thành phố năm 2017, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Báo cáo số 223/BC-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018, về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội Thành phố năm 2018, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh.
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (1999), Xã hội hoá công tác giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2010), Kinh nghiệm của một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2011), Thực trạng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
Viện Nghiên cứu Con người (2006), “Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX-05”, Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.
Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề (2010), Các giải pháp xây dựng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động, Hà Nội.
B. Tài liệu Tiếng Anh
Arlianti R (2010), Management of a VTET Institution.
Augusto Boboy Syjuco (2012), The Philippine Technical Vocational Education and Training System”.
Cisco (2010), Global trends in vocational education and training.
Dustmann, Christian, Fitzenberger, Bernd, Machin, Steve (2007), The Economics of Education and Training.
European Commission (2010), Education and Training 2010.
European Centre for the Development of Vocational Training (2011). Quality management recommendation for vocational education and training.
George S. Mouzakitis (2010), The role of education and vocational training in economic development.
Gilles Laflamme (1993), Vocational Training - International perspectives.
Glenn M., Mary Jo Blahnaetal (2008), A Competency - Based model for developing human resource professionals.
Harrisburg and Pennsylvania (1959), Essentials of military training, the military service publishing company.
Harold F. Clack and Harold S.Loan, Classroms in the military, Published for the institute for instructional improvement, INC by the bureau of publications teachers college, columbia university NewYork.
International perspectives Australia (2009), Quality indicators in vocational education and training. International perspectives.
International perspectives Nam Phi (2011), Quality management systems for education and training providers.
Pilz và Matthias (2012), The Future of Vocational Education and Training in a Changing World.
Pilz, Matthias (2017), Vocational Education and Training in Times of Economic Crisis - Lessons from Around the World.
Richard Noonan (2012), Managing TVET to Meet labor Market Demand.
Roland Vstoodley (2011), Accrediting Occupational Training Programs.
Stanley L.Falk (1966), Human resources for national strength, Industrial college of the armed forces Washington, D.C.
Thái Lan (1967), The national defense college, Printed at Kurusapha press by Nai Kamthon Sathirakul.
UNEVOC (2015), The Engineering of Vocational and Teaching Training.
Vladimir Gasskoov (2014), Managing vocational training systems.
.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - văn hóa - xã hội,
thu chi ngân sách năm 2017 của thành phố Hồ Chí Minh
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Chỉ tiêu
kế hoạch 2017
Ước thực hiện cả năm 2017
Chỉ tiêu
kế hoạch 2018
1
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GRDP)
%
8,4 - 8,7%
8,25
8,3- 8,5%
2
Tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP
%
từ 36% trở lên
từ 36% trở lên
từ 36% trở lên
3
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GRDP
%
35%
35%
35%
4
Thành lập mới doanh nghiệp (gồm chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp)
doanh nghiệp
50.000 doanh nghiệp
Thành lập mới 41.217 doanh nghiệp (gồm 3.062 hộ kinh doanh cá thể chuyển thành doanh nghiệp)
Thành lập mới 46.000 doanh nghiệp (bao gồm chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể)
5
Thu ngân sách
Tỷ đồng %
347.882 (đạt 100% dự toán)
347.982 (đạt 100,03% dự toán)
100% dự toán
6
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn Chương trình giảm nghèo bền vững Thành phố giai đoạn 2016-2020
%
giảm 1,2
giảm 1,22
giảm 1
7
Tạo việc làm mới
lao động
125.000
133.331
130.000
8
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề
%
77,5
77,5
80
9
Tỷ lệ thất nghiệp đô thị
%
dưới 4
dưới 4
3,8
10
Diện tích nhà ở xây dựng mới
Triệu m2
8
9,68
8
11
Diện tích nhà ở bình quân đầu người
m2/người
18,37
18,82
19,1
12
Tỷ lệ phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 tuổi đến 18 tuổi)
phòng
264
264
270
13
Số bác sỹ trên 10.000 dân
bác sỹ
17
17
18
14
Số giường bệnh trên 10.000 dân
giường
42
42
42
15
Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế
%
80,7
81
84,6
16
Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch
%
100
100
100
17
Tỷ lệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn môi trường
%
100
100
100
18
Tỷ lệ xử lý nước thải công nghiệp
%
90
90
95
19
Tỷ lệ xử lý nước thải y tế
%
100
100
100
20
Phấn đấu trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về xếp hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR-index).
xếp hạng
trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước
Công bố vào giữa năm 2018
trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017.
Phụ lục 2
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - văn hóa - xã hội,
thu chi ngân sách năm 2019 của thành phố Hồ Chí Minh
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Chỉ tiêu
kế hoạch 2019
Ước thực hiện năm 2019
So với kế hoạch 2019
Kế hoạch 2020
I
Các chỉ tiêu kinh tế : 5 chỉ tiêu
1
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GRDP)
%
8,3 - 8,5%
8,32
Đạt
8,3 - 8,5%
2
Tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP
%
trên 36%
trên 36%
Đạt
trên 36%
3
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
%
đạt 35% GRDP
đạt 35% GRDP
Đạt
đạt 35% GRDP
4
Thu ngân sách
Tỷ đồng
100% dự toán
(399.125 tỷ đồng)
103,34% dự toán
(412.474 tỷ đồng)
Vượt kế hoạch
100% dự toán
5
Thành lập mới doanh nghiệp (gồm chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp)
Doanh nghiệp
46.200 doanh nghiệp
44.004 doanh nghiệp
Chưa đạt
44.000 doanh nghiệp
II
Các chỉ tiêu xã hội: 11 chỉ tiêu
1
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm
%
- Giảm 0,7% (tương ứng giảm 15.700 hộ)
- Giảm 0,7% (tương ứng giảm 15.700 hộ)
Đạt
- Giảm 0,7%
- Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm bình quân hàng năm
- Giảm 0,9% (tương ứng giảm 20.200 hộ)
- Giảm 0,9% (tương ứng giảm 20.200 hộ)
- Giảm 0,9%
2
Tạo việc làm mới
lao động
130.000
135.000
Vượt
135.000
3
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề
%
83%
84,34%
Vượt
85%
4
Tỷ lệ thất nghiệp đô thị
%
Dưới 3,8%
Dưới 3,8%
Đạt
Dưới 3,7%
5
Diện tích nhà ở xây dựng mới
m2
8 triệu
8,42 triệu
Vượt kế hoạch
8 triệu
6
Diện tích nhà ở bình quân đầu người
m2/người
19,81 m2/người
20,24 m2/người
Vượt kế hoạch
20,06 m2/người
7
Số phòng học trên 10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 tuổi đến 18 tuổi)
phòng
288
288
Đạt
300
8
Số bác sỹ trên 10.000 dân
bác sỹ
19
19
Đạt
20
9
Số giường bệnh trên 10.000 dân
giường
42
42,8
Vượt kế hoạch
42
10
Diện tích sàn xây dựng/giường bệnh
m2
45,5
47,52
Vượt kế hoạch
45,5
11
Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế
%
88%
88%
Đạt
91,6%
III
Các chỉ tiêu môi trường: 4 chỉ tiêu
1
Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch
%
100%
100%
Đạt
100%
Giảm tổng lượng khai thác nước dưới đất
%
24,78% (Giảm 177.000 m3/ngày)
24,78% (Giảm 177.000 m3/ngày)
Đạt
15,35% (Giảm 110.000 m3/ngày)
2
Tỷ lệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn môi trường
%
100%
100%
Đạt
100%
3
Tỷ lệ xử lý nước thải công nghiệp
%
100%
100%
Đạt
100%
4
Nước thải bệnh viện được xử lý đạt quy chuẩn môi trường
%
98%
98%
Đạt
100%
IV
Các chỉ tiêu cải cách hành chính: 1 chỉ tiêu
1
Phấn đấu nâng điểm chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR-index).
xếp hạng
- PAPI vào nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu.
- PCI vào nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước.
Chưa đánh giá được
-
- PAPI vào nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu.
- PCI vào nhóm 5 dẫn đầu cả nước
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.
Phụ lục 3
Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp
Phần I. Khung pháp lý chung
1. Luật số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 của Quốc hội về Luật giáo dục nghề nghiệp.
2. Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/05/2015 của Chính phủ quy định một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp.
3. Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam.
5. Quyết định số 29/2017/QĐ-TTg ngày 03/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Phần II. Thành lập và hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
2. Thông tư số 57/2015/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
3. Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trường Trung cấp.
4. Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trường Cao đẳng.
5. Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH ngày 02/03/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ Trung cấp, Cao đẳng.
Phần III. Đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/06/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Phần IV. Phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
1. Thông tư số 06/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/03/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
2. Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/03/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
3. Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/03/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Phần V. Tổ chức đào tạo và văn bằng, chứng chỉ
1. Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên.
2. Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng.
Phụ lục 4
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
1. Cơ cấu lao động thành phố làm việc theo khu vực kinh tế
của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: %
Khu vực kinh tế
2017
2018
2019
Nông lâm ngư nghiệp
2,19%
2,11%
2.03%
Công nghiệp - Xây dựng
34,02%
33,52%
33,08%
Thương mại - Dịch vụ
63,79%
64,37%
64,89%
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM, 2019
2. Số lượng ngành, nghề đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2019
ĐVT: Ngành, nghề
Ngành, nghề đào tạo
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Cao đẳng
84
87
90
94
96
Trung cấp
99
101
105
106
109
Sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng
112
121
120
135
138
Tổng cộng
295
309
315
335
343
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh
3. Số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2019
ĐVT: Cơ sở
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh
4. Loại hình quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp của
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019
ĐVT: Cơ sở
Phân theo cấp quản lý
Phân theo loại hình
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
5. Quy mô tuyển sinh tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp
của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2019
ĐVT: Người
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh
6. Kết quả đào tạo nghề cho nông thôn, lao động thất nghiệp
của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2019
ĐVT: Người
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh
7. Đội ngũ Nhà giáo, cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp
của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2019
ĐVT: Người
Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh
8. Dự kiến qui mô tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệpc ủa thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025
Mã nghề
Trình độ
đào tạo
Tên nghề
Tên trường
Quy mô tuyển sinh tại trụ sở chính
5210402
Trung cấp
Thiết kế đồ họa
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức
40
5220206
Trung cấp
Tiếng Anh
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
30
5340302
Trung cấp
Kế toán doanh nghiệp
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
50
5340302
Trung cấp
Kế toán doanh nghiệp
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức
40
5340302
Trung cấp
Kế toán doanh nghiệp
Trường Cao đẳng Thủ Thiêm TP.HCM
100
5340417
Trung cấp
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức
20
5340420
Trung cấp
Quản lý doanh nghiệp
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
50
5340423
Trung cấp
Quản lý và kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
50
5340424
Trung cấp
Quản lý và bán hàng siêu thị
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
20
5480102
Trung cấp
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức
20
5480209
Trung cấp
Quản trị mạng máy tính
Trường Cao đẳng Thủ Thiêm TP.HCM
100
5510201
Trung cấp
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
50
5510216
Trung cấp
Công nghệ ô tô
Trường Cao đẳng Thủ Thiêm TP.HCM
70
5510304
Trung cấp
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
30
5510305
Trung cấp
Công nghệ kỹ thuật điều khiển động hóa
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
30
5520121
Trung cấp
Cắt gọt kim loại
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức
70
5520159
Trung cấp
Bảo trì và sửa chữa ô tô
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
50
5520205
Trung cấp
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức
35
5520223
Trung cấp
Điện công nghiệp và dân dụng
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
50
520225
Trung cấp
Điện tử công nghiệp
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
30
5520225
Trung cấp
Điện tử công nghiệp
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức
90
5520227
Trung cấp
Điện công nghiệp
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức
90
5520227
Trung cấp
Điện công nghiệp
Trường Cao đẳng Thủ Thiêm TP.Hồ Chí Minh
50
5580201
Trung cấp
Kỹ thuật xây dựng
Trường Cao đẳng Thủ Thiêm TP.Hồ Chí Minh
35
5810103
Trung cấp
Hướng dẫn du lịch
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
30
6210402
Cao đẳng
Thiết kế đồ họa
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
140
6210402
Cao đẳng
Thiết kế đồ họa
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức
20
6220206
Cao đẳng
Tiếng Anh
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
250
6220211
Cao đẳng
Tiếng Hàn Quốc
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
130
6220212
Cao đẳng
Tiếng Nhật
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
50
6340101
Cao đẳng
Kinh doanh thương mại
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
50
6340113
Cao đẳng
Logistic
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
60
6340202
Cao đẳng
Tài chính - Ngân hàng
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
75
6340301
Cao đẳng
Kế toán
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
200
6340302
Cao đẳng
Kế toán doanh nghiệp
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức
25
6340302
Cao đẳng
Kế toán doanh nghiệp
Trường Cao đẳng Thủ Thiêm TP.Hồ Chí Minh
100
6340404
Cao đẳng
Quản trị kinh doanh
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
270
6340417
Cao đẳng
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức
20
6480102
Cao đẳng
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức
20
6480104
Cao đẳng
Truyền thông và mạng máy tính
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
70
6480201
Cao đẳng
Công nghệ thông tin
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
280
6480209
Cao đẳng
Quản trị mạng máy tính
Trường Cao đẳng Thủ Thiêm TP.Hồ Chí Minh
100
6510201
Cao đẳng
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
250