1) Tái cơ cấu ngành chăn nuôi trong bối cảnh hiện nay được hiểu là quá
trình điều chỉnh đối tượng vật nuôi, thay đổi phương thức tổ chức sản xuất chăn
nuôi; thay đổi cơ cấu vùng chăn nuôi và tái cơ cấu theo chuỗi giá trị, ngành hàng.
Các nội dung chính khi nghiên cứu tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi hiện nay
là tái cơ cấu đối tượng vật nuôi, phương thức sản xuất, tái cơ cấu theo vùng, tái cơ
cấu chuỗi giá trị và tái cơ cấu đầu tư công. Trên cơ sở phân tích tình hình và kinh
nghiệm tái cơ cấu nông nghiệp và tái cơ cấu ngành chăn nuôi trên thế giới và trong
nước thời gian qua, nghiên cứu khẳng định rằng tái cơ cấu ngành chăn nuôi là một
quá trình lâu dài, cần có sự quan tâm sự liên kết và hợp tác để sản xuất quy mô
lớn, cùng với đó điều chỉnh cơ cấu ngành hợp lý.
2) Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉnh Hải Dương có các điều kiện thuận lợi
để phát triển chăn nuôi, có đàn gia súc, gia cầm lớn. Có thể mạnh trong phát triển
sản xuất lợn và gia cầm. Khi tái cơ cấu ngành chăn nuôi cần chú ý đên các vật nuôi
có giá trị gia tăng tương đương theo tháng cao như lợn, gà. Cùng với đó cũng cần
thúc đẩy các hình thức chăn nuôi thâm canh mang lại hiệu quả, giá trị gia tăng cao.
Các loại hình tổ chức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao trong chăn nuôi như
trang trại, gia trại, doanh nghiệp, hợp tác xã. Bên cạnh đó, những năm gần đây dịch
bệnh của các đàn vật nuôi lớn trong tỉnh bị chịu ảnh hưởng nặng nề như đàn lợn
di dịch tả lợn châu phi, đàn gia cầm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh cúm gia cầm.
Cùng với đó khâu tiêu thụ gặp ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid 19 đã làm giảm quy
mô tổng đàn chăn nuôi của tỉnh.
Cơ cấu chăn nuôi của tỉnh trong giai đoạn vừa qua chủ yếu tập trung vào
chăn nuôi quy mô hộ gia đình, các loại vật nuôi chủ yếu là là lợn và và gà. Đã có
sự tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh theo xu hướng đẩy nhanh sản xuất trang
trại, gia trại, hợp tác xã chăn nuôi. Các loại vật nuôi được thâm canh theo hướng
hàng hóa thay vì chăn nuôi quy mô hộ với hình thức nuôi tận dụng. Giá trị gia tăng
của sản phẩm đã được tăng lên nhưng chưa được như kỳ vọng của tỉnh.
174 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng lao động, 35% đánh giá tích cực, 20% đánh giá ít ảnh hưởng và 45% ảnh
hưởng chưa tích cực; về thị trường vốn, 37,50% đánh giá ảnh hưởng tích cực,
32,50% ít ảnh hưởng và 30% ảnh hưởng chưa tích cực (Bảng 4.41). Như vậy, trong
thời gian tới cần có sự tham gia tích cực của Chính phủ, Bộ ngành và tỉnh Hải
Dương để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng của lực lượng lao động
và hoàn thiện thị trường vốn để thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng.
4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGÀNH CHĂN NUÔI
THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HẢI DƯƠNG
4.3.1. Quan điểm, định hướng giải pháp
Tái cơ cấu ngành chăn nuôi phải dựa trên quan điểm tái có cấu tổng thể
ngành nông nghiệp, phù hợp với quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và PTNT
và Chiến lược phát triển chăn nuôi của Bộ và tỉnh;
- Chú trọng phát triển những vật nuôi có tiềm năng và lợi thế theo hướng
tăng nhanh năng suất và hiệu quả để tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị
trường trong tỉnh và khu vực, gắn với bảo vệ môi trường; Định hướng đến năm
2030 phần lớn các sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất theo mô hình trang
135
trại và mô hình chăn nuôi chuyên nghiệp với trên 90% trang trại chăn nuôi tập
trung ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất; trên 500 cơ sở chăn
nuôi đạt tiêu chuẩn cơ sở chăn nuôi An toàn dịch bệnh động vật hoặc được chứng
nhận VietGAP trong chăn nuôi.
Tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái để phát triển
chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu gắn
với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh
học, dịch bệnh động vật, thân thiện với môi trường và an toàn thực phẩm, đối
xử nhân đạo với vật nuôi, thúc đẩy chăn nuôi theo hướng hữu cơ, đáp ứng nhu
cầu thị trường trong tỉnh, trong nước và hướng đến xuất khẩu. Sự khác nhau về
khí hậu thời tiết, địa hình và phân bố dân cư làm cho nguồn lực và thế mạnh của
mỗi vùng tỉnh Hải Dương có sự khác biệt nhau rõ rệt. Số lượng, chất lượng lao
động ở mỗi tiểu vùng trong tỉnh cũng có sự chênh lệch. Khả năng đầu tư của Nhà
nước ở cấp tỉnh và trung ương có hạn định nên cần đầu tư có trọng điểm cho từng
vùng. Chính vì thế, quá trình chuyển dịch cơ cấu tái cơ cấu ngành chăn nuôi phải
căn cứ vào định hướng chung về phát triển kinh tế để xác định cơ cấu chăn nuôi
của từng tiểu vùng cho hợp lý, thích ứng với từng thời kỳ, không nên áp đặt một
cơ cấu chung cho tất các các tiểu vùng có như vậy mới phát huy mọi nguồn lực và
lợi thế so sánh của các tiểu vùng trong tỉnh.
- Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo cơ chế thị trường, tổ chức lại
sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua việc lên kết sản xuất, bảo đảm mục tiêu cơ
bản về phúc lợi cho người chăn nuôi và người tiêu dùng. Thúc đẩy liên kết theo
chuỗi sản xuất từ chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến các sản phẩm chăn nuôi
nhằm gia tăng giá trị sản xuất chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm an toàn, chất lượng
cao. Tái cơ cấu ngành chăn nuôi nhằm mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững, sản
phẩm chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng được yêu cầu
ngày càng cao của thị trường và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn
mới. Điều đó có nghĩa là phải trên cơ sở điều tra khảo sát, quy hoạch phát triển
chăn nuôi theo hướng chuyên môn hoá, sản xuất các sản phẩm hàng hoá theo nhu
cầu của thị trường. Trong những năm trước mắt, các thành phần kinh tế phải phát
huy thế mạnh về đất đai, lao động, lợi thế so sánh về mọi mặt để tập trung phát
triển chăn nuôi tạo cơ sở vững chắc để phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất
ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị cao phục vụ cho xuất khẩu. Có kế hoạch
từng bước áp dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất. Đặc biệt chú trọng xây dựng
các trung tâm giống vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt để tăng nhanh sản
136
lượng và giá trị của sản phẩm. Phát triển các dịch vụ khuyến nông giúp nông dân
yên tâm tái cơ cấu ngành chăn nuôi sang hướng sản xuất hàng hoá, thực hiện phân
công lại lao động trong từng đơn vị sản xuất, trong từng thành phần kinh tế.
- Đầu tư nghiên cứu khoa học, đưa công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới, tạo ra
vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, có giá trị kinh tế để đưa vào mô hình sản
xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, giống loài, phát triển bền vững, an toàn với
môi trường. Hình thành vùng nông nghiệp công nghệ cao tại các vùng, sản phẩm
ứng dụng công nghệ cao (có lợi thế trên địa bàn toàn tỉnh), trong đó có chăn nuôi
lợn, gà tập trung theo hướng công nghiệp. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản
xuất chế phẩm sinh học trong chăn nuôi. Ứng dụng công nghệ thông tin và tự động
hóa trong sản xuất, bảo quản, chế biến, quản lý, lưu giữ và truy xuất sản phẩm
chăn nuôi. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Hỗ trợ mở rộng các hình thức
dạy nghề liên quan đến chuyển giao công nghệ mới để chuyển giao công nghệ, kỹ
thuật sản xuất chăn nuôi mới cho nông dân. Phát triển công nghiệp chế biến, bảo
quản sau thu hoạch: phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi gắn
với vùng nguyên liệu và thị trường; Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc,
gia cầm tập trung.
- Thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân
hiện có vào phát triển ngành chăn nuôi, nhất là đầu tư vào các doanh nghiệp theo
chuỗi giá trị liên kết với sản xuất của nông dân, nơi các doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp vào sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao. Tập trung huy động và đa dạng hóa
các nguồn lực đầu tư cho phát triển chăn nuôi; huy động các nguồn lực đầu tư xã
hội hóa, phát huy sự tham gia nội lực của chính người chăn nuôi và các doanh
nghiệp, tổ chức; đẩy mạnh các hình thức đầu tư có sự tham gia của nhà nước và tư
nhân, huy động mọi nguồn lực xã hội, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. hiệu quả của
vốn đầu tư.
4.3.2. Căn cứ xây dựng giải pháp
Để xác định các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh
Hải Dương theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nghiên cứu dựa
trên những căn cứ khoa học sau:
Thứ nhất: dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài trong việc đánh giá thực
trạng tái cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương, đặc biệt là kết quả phân tích các
mặt thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với tái cơ cấu sản xuất ngành
137
chăn nuôi tại địa phương.
Thứ hai: Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sản xuất, tái cơ cấu sản
xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi trên thế giới và trong nước cho tái cơ cấu sản
xuất ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của
sản phẩm.
Thứ ba: căn cứ vào tình hình thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi
trong nước và thế giới, khả năng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn Hải
Dương. Nhu cầu các sản phẩm chăn nuôi trên thị trường đang rất lớn, vì vậy nhu
cầu tăng quy mô, chất lượng sản phẩm là rất lớn.
Thứ tư: căn cứ vào điều kiện sản xuất của địa phương như điều kiện địa lý,
đặc điểm đất đai, tình hình thời tiết khí hậu trong vùng, lao động và kinh nghiệm
truyền thống của nhân dân địa phương, căn cứ vào sự phát triển của khoa học kỹ
thuật trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm chăn nuôi hiện tại và tương lai
cho phép người nông dân có thể tiếp cận được với những tiến bộ kỹ thuật mới,
thông qua đó giúp người dân nâng cao được hiệu quả của sản xuất. Với quy mô
tổng đàn chăn nuôi như hiện nay, và lực lượng lao động dồi dào cho phát triển sản
xuất. Do đó đây là điều kiện tiền đề cho tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi đạt
hiệu quả cao.
Thứ năm: bám sát chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn,
nông dân; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương. Cùng với
quy hoạch của ngành chăn nuôi của tỉnh Hải Dương và quy hoạch tổng thể ngành
chăn nuôi quốc gia, Hải Dương là nơi trọng điểm cho chăn nuôi của đồng bằng
sông Hồng.
4.3.3. Giải pháp tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm
4.3.3.1. Tái cơ cấu đàn vật nuôi, phát triển các sản phẩm chủ lực theo hướng
nâng cao quy mô, chất lượng
Các nguồn lực là có hạn, với tổng thể đàn vật nuôi của Hải Dương hiện nay
là đang giàn trải cho phát triển cả gia súc, gia cầm, lợn. Do đó hiệu quả chưa được
cao. Cùng với đó là quy mô nhỏ lẻ sẽ khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng
cũng như các hỗ trợ khác. Vì vậy để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, tái cơ
cấu sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương cần tái cơ cấu đàn vật nuôi, phát
138
triển các sản phẩm chủ lực theo hướng nâng cao quy mô, chất lượng.
Mục tiêu của tái cơ cấu đàn vật nuôi, phát triển các sản phẩm chủ lực theo
hướng nâng cao quy mô, chất lượng bao gồm: (i) phát triển các loại vật nuôi chủ
lực của tỉnh, có lợi thế cạnh tranh như lợn, gia cầm; (ii) Giảm quy mô đàn trâu,
đàn bò những nơi không có hiệu quả, quy mô nhỏ lẻ. (iii) Đối với các vùng có lợi
thế cạnh tranh, không có khả năng chuyển đổi vật nuôi cần định hướng phát triển
quy mô lớn, các giống có giá trị gia tăng cao.
Cụ thể các hoạt động tái cơ cấu đàn vật nuôi, phát triển các sản phẩm chủ
lực theo hướng nâng cao quy mô, chất lượng như:
* Chăn nuôi lợn
Ổn định cơ cấu đàn nái sinh sản chiếm 15 – 20% tổng đàn lợn, trong đó nái
ngoại 15%, lợn nái Móng Cái chiếm 30%, số còn lại chủ yếu là lợn nái lai 1/2 đến
7/8 máu ngoại. Đàn lợn thịt: 100% là lợn lai 1/2 máu ngoại trở lên;
Đàn lợn đực giống: chiếm 1,4% tổng đàn lợn, trong đó đực giống ngoại
chiếm 95% tổng đàn lợn đực, các giống lợn đực ngoại dùng phối giống trực tiếp
hiện nay chủ yếu là lợn Landrace, Yorkshie, Duroc, Pietrain, PiDu, Maxter16...;
Đối với trang trại chăn nuôi bán công nghiệp, công nghiệp, cần sử dụng
lợn mẹ là con lai lợn ngoại của tổ hợp LR và YS để phối giống tạo con lai 2; 3; 4
máu hoặc 5 máu ngoại phù hợp với điều kiện chăn nuôi từng đối tượng, từng vùng;
Đối với chăn nuôi gia trại, nông hộ: sử dụng công thức lai: Lợn nái có từ
1/2-7/8 máu ngoại (chỉ gồm 2 máu) và sử dụng 1 trong 5 loại đực giống Pi4,
Maxter16, PiDu, Duroc, Landrace là lợn đực kết thúc để tạo lợn thịt có năng suất,
chất lượng theo yêu cầu thị trường;
Thực hiện hình tháp khép kín trong nhân giống lợn; đầu tư và hỗ trợ đầu tư
cho Trung tâm giống gia súc tỉnh mở rộng, nâng quy mô chăn nuôi lợn ông, bà để
cung cấp lợn giống bố mẹ đủ tiêu chuẩn giống, đặc biệt ở các vùng có nhiều trang
trại chăn nuôi lợn công nghiệp;
Quản lý chặt chất lượng giống đối với lợn đực khai thác tinh cho TTNT và
lợn đực dùng phối trực tiếp thông qua bình tuyển hàng năm. Kiên quyết loại thải
những con lợn đực giống không đạt tiêu chuẩn giống theo quyết định số 07/QĐ-
UBND ngày 31/01/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
* Chăn nuôi gia cầm
a, Giống gà:
139
Tập trung nuôi gà với các giống như sau:
- Gà chuyên trứng: Isa Brow, Neobrow;
- Gà chuyên thịt: Con lai Mía x Lương Phượng, Ri x Lương Phượng, Chọi
x Lương Phượng, gà Ri thuần vàng rơm (Viện chăn nuôi), gà lai lông màu (nuôi
trang trại thả vườn, nông hộ), Ross 308. Cobb (nuôi trang trại, công nghiệp)
b, Giống vịt:
- Vịt chuyên trứng: Vịt cỏ, bầu cánh trắng Khakicampbell, CV.2000.. nuôi
trang trại, công nghiệp và trong nông hộ;
- Vịt chuyên thịt: Cỏ, bầu cánh trắng CV. Super M nuôi trang trại, công
nghiệp và trong nông hộ;
c, Giống ngan: Nuôi 100% ngan lai, ngan pháp R51, R71
Quản lý chặt chẽ chất lượng con giống, không sử dụng gà, vịt, ngan thương
phẩm làm giống bố mẹ, bắt buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phải công
bos tiêu chuẩn chất lượng giống;
Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở ấp trứng gia cầm, sản xuất và cung ứng giống
gia cầm;
Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi vịt theo phương thức nuôi nhốt trên cạn
không cần nước bơi nội. Khoanh vùng kiểm soát vịt chạy đồng, hạn chế vịt chạy
đồng xa.
* Chăn nuôi bò
- Cải tạo giống bò nền hiện nay để tăng đàn bò cái lai nhất là các địa phương
nuôi nhiều bò và có điều kiện phát triển trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng TTNT bằng
các giống Redsind. Ở các vùng đã có đàn cái lai 1/2; 3/4; 7/8 máu bò Sind thực
hiện phối giống TTNT bằng tinh bò đực chuyên thịt: Limoucine, Red Angus,
Droughmaster, Bò Blanc Belge (BBB);
- Tổ chức tốt công tác bình tuyển bò đực giống hàng năm. Quản lý chặt chẽ
đàn bò đực 7/8 máu ngoại trở lên, sử dụng phối giống trực tiếp cho đàn bò cái tại
các vùng sâu, vùng xa chưa áp dụng được tiến bộ TTNT.
Để làm tăng tính khả thi của giải pháp này cần: (i) Tăng cường công tác
tuyên hỗ trợ người dân trong chuyển đổi, con giống chất lượng cao, điều kiện sản
xuất; ((ii) Cơ quan quản lý nhà nước cần bố trí các nguồn lực hỗ trợ người dân,
140
thành phần kinh tế thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất điều; (iii) Thu hút
vốn đầu tư tham gia vào sản xuất điều sạch phục vụ xuất khẩu.
4.3.3.2. Tăng cường các giải pháp kinh tế, tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ
thâm canh trong chăn nuôi
Trong chăn nuôi hiện nay tại tỉnh Hải Dương, chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn
chiếm tỷ trọng lớn, các loại hình tổ chức sản xuất như trang trại, gia trại, doanh
nghiệp tham gia vẫn còn it. Vì vậy, với các tiềm lực có sẵn chăn nuôi quy mô hộ
còn hạn chế. Để tăng hiệu quả trong chăn nuôi cần phát triển các loại hình sản xuất
khác có nhiều lợi thế trong chăn nuôi, cũng như trình độ thâm canh. Vì vậy cần
Tăng cường các giải pháp kinh tế, tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ thâm
canh trong chăn nuôi.
Mục tiêu của giải pháp Tăng cường các giải pháp kinh tế, tổ chức sản
xuất, nâng cao trình độ thâm canh trong chăn nuôi bao gồm: (i) Khuyến khích,
hướng dẫn tổ chức nông dân thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại, gia
trại từ đó dễ dàng hơn áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến; (ii) khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia phát triển chăn nuôi;
Các giải pháp hỗ trợ bao gồm:
Tỉnh phải chú trọng công tác qui hoạch, qui hoạch ngành chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh là việc sắp xếp, bố trí các vật nuôi và các hoạt động phục vụ sản xuất trên
địa bàn lãnh thổ của tỉnh.
Trước hết, phải xác định rõ những sản phẩm có nhiều lợi thế, thành phần
kinh tế có sức lan tỏa và vùng kinh tế động lực có thể tạo ra sự thay đổi cơ bản
trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của tỉnh.
Qua một số năm bước đầu tái cơ cấu ngành chăn nuôi, có thể khẳng định, tỉnh có
một số vật nuôi có lợi thế và có thể mở rộng quy mô như gà đồi, lợn.
Trong điều kiện chủ thể chính là kinh tế hộ nông dân với năng lực yếu kém
thì việc liên kết, hợp tác để tạo ra sức mạnh và có một số doanh nghiệp lớn (trong
và ngoài nước) đứng ra làm hạt nhân cho từng vùng, từng loại sản phẩm là cần
thiết.
Các doanh nghiệp lớn có thể hỗ trợ nông dân về giống, vốn, kỹ thuật sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân, từ đó tạo lập được vùng chuyên canh,
có quy mô hàng hoá lớn trên cơ sở duy trì hàng ngàn hộ nông dân sản xuất hàng
141
hoá tự chủ. Giữa các hộ sẽ xuất hiện đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác ở các
mức độ khác nhau.
4.3.3.3. Nhóm giải pháp về phát triển khoa học công nghệ trong chăn nuôi
Việc ứng dụng khoa học công nghệ không những sẽ góp phần làm nâng cao
năng suất, chất lượng điều mà còn làm giảm giá thành sản xuất từ đó nâng cao hiệu
quả kinh tế trong chăn nuôi. Vì vậy để tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh
Hải Dương theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cần có đồng bộ trong giải pháp
về phát triển khoa học công nghệ trong chăn nuôi.
Mục tiêu của giải pháp về phát triển khoa học công nghệ trong chăn nuôi
bao gồm: (i) Phát triển giống mới, kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất, phòng trừ
dịch bệnh; (ii) Hoàn thiện các quy trình chăn nuôi thâm canh; (iii) Hoàn thiện các
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giống và các sản phẩm chăn nuôi.
Các giải pháp hỗ trợ bao gồm:
- Đối với chăn nuôi trang trại, công nghiệp: Hướng dẫn các trang trại ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình chăn nuôi VietGahp.
Xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến, phù hợp với từng vùng,
từng đối tượng vật nuôi;
- Đối với chăn nuôi nông hộ, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn quy trình
chăn nuôi an toàn sinh học;
- Xây dựng quy trình chuyển giao tiên bộ kỹ thuật chăn nuôi theo chuỗi sản
phẩm từ khâu sản xuất giống, chế biến thức ăn, bảo quản chế biến sản phẩm đến
tiêu thụ sản phẩm;
- Khuyến khích việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Hỗ trợ
xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm sạch.
Để làm tăng tính khả thi của giải pháp này cần: (i) Các cơ quan quản lý nhà
nước có các chiến lược cho nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong phát
chăn nuôi bền vững; (ii) Các cơ quan nghiên cứu đẩy mạnh nghiên cứu đưa ra thực
tiễn những giống mới, kỹ thuật mới, quy trình chăn nuôi phù hợp nhằm thúc đẩy
sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
142
4.3.3.4. Nhóm giải pháp về phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường trong
chăn nuôi
Trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng dịch bệnh ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Trong chăn nuôi dịch bệnh xảy ra có thể làm người
sản xuất mất trắng và mất luôn cả vốn để tái đàn khi dịch bệnh đi qua. Vì vậy để
tái cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương cần phải làm tốt phòng chống dịch
bệnh và xử lý môi trường trong chăn nuôi.
Mục tiêu giải pháp về phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường trong chăn
nuôi bao gồm: (i) Xây dựng quy trình giám sát dịch bệnh cho gia súc gia cầm từ
tỉnh cho đến cơ sở; (ii) Giám sát người dân tổ chức tuân theo các quy trình.
Các giải pháp hỗ trợ bao gồm:
Xây dựng quy trình giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm từ tỉnh đến cơ sở,
đặc biệt hệ thống báo cáo định kỳ, đột xuất về dịch bệnh. Đảm bảo thông tin dịch
bệnh chính xác, kịp thời từ cơ sở đến cơ quan thú y huyện, tỉnh trong ngày khi có
thông tin đầu tiên về dịch. Để các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời;
Thực hiện tiêm phòng bắt buộc đối với đàn gia súc, gia cầm theo quy định
của ngành thú y;
Thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo đúng qui định của
Pháp luật về thú y. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong kiểm
soát chặt chẽ lưu thông động vật, sản phẩm động vật ra vào tỉnh;
Đến năm 2025, mỗi huyện, thành, phố, thị xã tổ chức, triển khai xây dựng
1-2 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
100 % khu chăn nuôi tập trung, các trang trại chăn nuôi, các cơ giết mổ,
chế biến gia súc, gia cầm thực hiện lập cam kết bảo vệ môi trường và nghiêm túc
thực hiện việc đánh giá tác động môi trường. Bố trí sản xuất phải gắn với việc xử
lý các chất thải, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khuyến khích, hỗ
trợ các cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ chế biến sản phẩm chăn nuôi di
chuyển, xây dựng xa khu dân cư;
Khuyến kích người chăn nuôi đưa công nghệ mới, tiên tiến vào xử lý môi
trường chăn nuôi như sử dụng công nghệ hầm khí sinh học Biogas, các chế phẩn
sinh học và đệm lót sinh học;
Từng bước hạn chế, tiến tới hạn chế chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ trong khu
143
dân cư song song với kiểm soát chặt chẽ môi trường chăn nuôi;
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm minh khi phát hiện các
hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường đối với các hộ, cơ sở chăn nuôi tập trung.
4.3.3.5. Nâng cao hiệu lực thực thi chính sách hỗ trợ tái cơ cấu sản xuất ngành
chăn nuôi
Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu chăn nuôi cũng
bộc lộ những hạn chế, bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là do các cơ quan thực hiện
thiếu kịp thời, đồng bộ, thống nhất. Các nguyên tắc, chính sách của Đảng và Nhà
nước được thể chế hóa, quy hoạch, kế hoạch tổ chức thực hiện chưa kịp thời. Tình
trạng văn bản ban hành không thống nhất (luật chờ nghị định, nghị định chờ thông
báo), cách hiểu, hướng dẫn không thống nhất giữa các bộ, ngành, giữa cơ quan
ban hành và cơ quan chủ quản, cơ chế phối hợp và trách nhiệm chưa rõ ràng, dễ bị
lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm tác động việc triển khai, thực hiện chính sách. Các quy
tắc và thủ tục được xây dựng trong quá trình thực thi chính sách thường không ổn
định. Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho việc triển khai
thực hiện chính sách như: thủ tục phê duyệt chương trình, dự án; thủ tục ban hành,
thu chi tài chính... Vì vậy cần nâng cao hiệu lực thi chính sách hỗ trợ tái cơ cấu sản
xuất ngành chăn nuôi.
Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả các
chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi bao gồm: (i) Giảm các thủ tục
hành chính rườm rà, rườm rà và rút ngắn thời gian phê duyệt các chương trình, dự
án, thủ tục phê duyệt liên quan đến phát triển chăn nuôi hỗ trợ ; (ii) nâng cao toàn
diện, rõ nét công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đến người sản xuất, tổ hợp
tác, doanh nghiệp chăn nuôi; (iv) Bảo đảm các điều kiện và nguồn lực để triển
khai, thực hiện chính sách (5) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Giải quyết
khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi chính sách.
Cụ thể các hoạt động nâng cao hiệu lực thực thi các chính sách nâng cao
hiệu lực thi chính sách hỗ trợ tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi như:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, gắn liền với kiện
toàn hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi từ trung ương đến địa phương;
- Căn cứ vào tình chăn nuôi của tỉnh tham mưu UBND tỉnh xây dựng các
văn bản quy phạm, pháp luật trình UBND tỉnh trên cơ sở quản lý ở các cấp trên
địa bàn, đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát của các cơ quan chuyên
144
ngành thuộc lĩnh vực:
+ Điều chỉnh bổ sung quy hoạch sản xuất chăn nuôi.
+ Quy chế quản lý giống vật nuôi.
+ Quy định về điều kiện chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu dân cư, khu
chăn nuôi tập trung và các trang trại, gia trại.
+ Quy định bắt buộc về vệ sinh phòng dịch với các hộ chăn nuôi gia trại,
trang trại, cơ sở giết mổ, chế biến thực phẩm và các điểm buôn bán gia súc, gia
cầm.
+ Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực chăn
nuôi cho cán bộ chuyên ngành.
- Chủ cơ sở chăn nuôi trang trại, khu chăn nuôi tập trung được hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được
miễn thuế sử dụng đất trong 15 năm đầu, kể từ khi chủ trang trại có quyết định
thuê đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thực hiện chính sách khuyến khích dồn điền, đổi thửa để có đất xây dựng
trang trại chăn nuôi, khu chăn nuôi:
+ Hộ chăn nuôi thực hiện dồn điền, đổi thửa trong vùng đã được qui hoạch
về quĩ đất dành cho phát triển chăn nuôi theo qui hoạch xây dựng NTM đã được
duyệt; tại các khu chăn nuôi tập trung đã được đầu tư cơ sở hạ tầng; tại các vùng,
xã phát triển chăn nuôi trọng điểm theo qui hoạch được UBND tỉnh phê duyệt theo
Nghị quyết HĐND tỉnh khoá XV kỳ họp thứ 7;
+ Tại các khu đất trũng, trồng lúa kém hiệu quả nằm trong qui hoạch phát
triển chăn nuôi sau dồn điền đổi thửa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang
đất nông nghiệp có chăn nuôi giao ổn định thời hạn 30 năm;
+ Không chuyển đổi các khu chăn nuôi tập trung đã được nhà nước đầu tư
hỗ trợ, cơ sở hạ tầng sang mục đích khác.
- Ngân sách nhà nước tiếp tục chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
chăn nuôi và các giống gia súc, gia cầm là giống mới tiến bộ kỹ thuật, thông qua
việc thực hiện các chường trình, đề án, dự án giai đoạn 2021-2025;
- Tín dụng: Ngân hàng Chính sách xã hội; ngân hàng Nông nghiệp & PTNT
và các ngân hàng thương mại khác tạo điều kiện thuận lợi, dành nguồn vốn cho
145
các hộ chăn nuôi vay để đầu tư cải tạo và xây mới chuồng trại, cải tạo cơ sở hạ
tầng, mua con giống, thức ăn để phát triển sản xuất chăn nuôi;
- Đầu tư, hỗ trợ xây dựng và phát triển mô hình chuỗi để sản xuất và cung
cấp thực phẩm sạch, có thương hiệu sản phẩm chăn nuôi. Khuyến khích các doanh
nghiệp, HTX đầu tư, tổ chức sản xuất và cung cấp thực phẩm sạch theo chuỗi từng
sản phẩm, có chỉ đạo và quản lý của Nhà nước;
- Thực hiện chính sách bảo hiểm vật nuôi theo cơ chế, chính sách của Nhà
nước ban hành.
Để nâng cao tính khả thi của chương trình, cần: (i) tăng cường công tác
tuyên truyền phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi ở cấp cộng đồng và
doanh nghiệp để người chăn nuôi hiểu rõ chính sách và thiết lập các kênh giám
sát chính sách. tổ chức thực hiện; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ở
các cấp và thúc đẩy việc thực hiện chính sách; (3) Tăng cường sự phối hợp của
các bộ phận hỗ trợ chính sách phát triển chăn nuôi; (iv) Ưu tiên nguồn lực cho
các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi.
4.3.3.6. Giải pháp về khuyến nông, thú y trong chăn nuôi
- Đổi mới, hoàn thiện chương trình khuyến nông chăn nuôi. Chú trọng công
tác khuyến nông nâng cao trình độ cho người chăn nuôi;
- Phối hợp với UBND các huyện tổ chức, xây dựng được những mô hình
điển hình về chăn nuôi an toàn sinh học, VietGahp, ... hiệu quả kinh tế cao, xử lý
ô nhiễm môi trường có sức thuyết phục để nhân rộng trên toàn tỉnh;
- Thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn và khuyến nông nâng cao năng lực
cho cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chủ trang trại, hộ chăn
nuôi... để họ có thể tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch sản xuất của
mình;
- Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm,
thú y theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
4.3.3.7. Các giải pháp khác
* Giải pháp về thức ăn
Hiện nay 85% đàn lợn, 70% gia cầm của tỉnh sử dụng thức ăn công nghiệp.
với số lượng gần 500 ngàn tấn/năm. Đến năm 2020 ước tính 95% đàn lợn, 80%
146
đàn gia cầm sử dụng thức ăn công nghiệp, nhu cầu trên 600 ngàn tấn/năm;
- Nhà nước ưu đãi thu hút đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây
dựng cơ sở, nhà máy chế biến thức ăn cho chăn nuôi theo quy định hiện hành;
- Hỗ trợ các trang trại chăn nuôi về máy móc thiết bị, vốn để tự chế biến
thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm nhằm sử dụng các sản phẩm của trồng trọt
tại địa phương như thóc, ngô, đậu tương, nhằm hạ giá thành sản phẩm;
- Xây dựng các nhóm liên kết trang trại, hộ chăn nuôi theo vùng chăn nuôi
để sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp công nghiệp từ nhà máy đến hộ, trang trại chăn
nuôi không qua đại lý, giảm giá thức ăn để hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi;
- Khuyến khích mở rộng diện tích Ngô, đậu tương mỗi năm 2.000 –
3.000ha có năng suất, chất lượng cao để làm thức ăn chăn nuôi;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng thức ăn chăn nuôi.
* Chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường. Xây dựng
mạng lưới chợ đầu mối, chợ nông thôn nhằm tiêu thụ nông sản phẩm cho nông
dân. Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản để tạo thị trường đầu ra ổn
định;
- Xây dựng thương hiệu sản phần từ việc áp dụng kỹ thuật sản xuất đạt
tiêu chuẩn chất lượng và được công nhận của cơ quan kiểm định nhà nước, cho
tới việc quảng bá cung cấp sản phẩm tới người tiêu dung;
- Ngoài chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế
biến nông sản, trong đó có sản phẩm chăn nuôi, theo Nghị định số
210/2014/NĐ-CP của Chính phủ, tỉnh cũng cần có cơ chế, chính sách ưu đãi
cho doanh nghiệp đầu tư và xây dựng áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến
sản phẩm chăn nuôi quy mô lớn (lớn và vừa). Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp
theo chuỗi khép kín từ đầu tư sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
147
TÓM TẮT PHẦN 4
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉnh Hải Dương có các điều kiện thuận lợi để
phát triển chăn nuôi, có đàn gia súc, gia cầm lớn. Có thể mạnh trong phát triển sản
xuất lợn và gia cầm. Khi tái cơ cấu ngành chăn nuôi cần chú ý đên các vật nuôi có
giá trị gia tăng tương đương theo tháng cao như lợn, gà. Cùng với đó cũng cần
thúc đẩy các hình thức chăn nuôi thâm canh mang lại hiệu quả, giá trị gia tăng cao.
Các loại hình tổ chức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao trong chăn nuôi như
trang trại, gia trại, doanh nghiệp, hợp tác xã. Bên cạnh đó, những năm gần đây dịch
bệnh của các đàn vật nuôi lớn trong tỉnh bị chịu ảnh hưởng nặng nề như đàn lợn
di dịch tả lợn châu phi, đàn gia cầm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh cúm gia cầm.
Cùng với đó khâu tiêu thụ gặp ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid 19 đã làm giảm quy
mô tổng đàn chăn nuôi của tỉnh.
3) Trong bối cảnh tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương thoe
hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm đang chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố trong đó nhóm yếu tố nguồn lực của nhà nước bao gồm chính sách, ngân sách,
cơ sở hạ tầng, hệ thống khuyến nông, thú y, Nhóm yếu tố nguồn lực sản xuất bao
gồm lao động, trình độ lao động, vốn, khoa học công nghệ và ứng dụng khoa học
công nghệ, nhóm yếu tố bên ngoài như thị trường, dịch bệnh, thời tiết.
Để tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng của sản phẩm dựa trên các quan điểm, định hướng và căn cứ khoa
học, luận án đề xuất một số các nhóm giải pháp chủ yếu là: (1) Tái cơ cấu đàn vật
nuôi, phát triển các sản phẩm chủ lực theo hướng nâng cao quy mô, chất lượng;
(2) Tăng cường các giải pháp kinh tế, tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ thâm
canh trong chăn nuôi (3) Nhóm giải pháp về phát triển khoa học công nghệ trong
chăn nuôi; (4) Nhóm giải pháp về phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường trong
chăn nuôi; (5) Nâng cao hiệu lực thực thi chính sách hỗ trợ tái cơ cấu sản xuất
ngành chăn nuôi; (6) Giải pháp về khuyến nông, thú y trong chăn nuôi; và (7)
nhóm giải pháp khác. Các giải pháp trên cần phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ mới
phát huy hết tác dụng.
148
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Tái cơ cấu ngành chăn nuôi trong bối cảnh hiện nay được hiểu là quá
trình điều chỉnh đối tượng vật nuôi, thay đổi phương thức tổ chức sản xuất chăn
nuôi; thay đổi cơ cấu vùng chăn nuôi và tái cơ cấu theo chuỗi giá trị, ngành hàng.
Các nội dung chính khi nghiên cứu tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi hiện nay
là tái cơ cấu đối tượng vật nuôi, phương thức sản xuất, tái cơ cấu theo vùng, tái cơ
cấu chuỗi giá trị và tái cơ cấu đầu tư công. Trên cơ sở phân tích tình hình và kinh
nghiệm tái cơ cấu nông nghiệp và tái cơ cấu ngành chăn nuôi trên thế giới và trong
nước thời gian qua, nghiên cứu khẳng định rằng tái cơ cấu ngành chăn nuôi là một
quá trình lâu dài, cần có sự quan tâm sự liên kết và hợp tác để sản xuất quy mô
lớn, cùng với đó điều chỉnh cơ cấu ngành hợp lý.
2) Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉnh Hải Dương có các điều kiện thuận lợi
để phát triển chăn nuôi, có đàn gia súc, gia cầm lớn. Có thể mạnh trong phát triển
sản xuất lợn và gia cầm. Khi tái cơ cấu ngành chăn nuôi cần chú ý đên các vật nuôi
có giá trị gia tăng tương đương theo tháng cao như lợn, gà. Cùng với đó cũng cần
thúc đẩy các hình thức chăn nuôi thâm canh mang lại hiệu quả, giá trị gia tăng cao.
Các loại hình tổ chức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao trong chăn nuôi như
trang trại, gia trại, doanh nghiệp, hợp tác xã. Bên cạnh đó, những năm gần đây dịch
bệnh của các đàn vật nuôi lớn trong tỉnh bị chịu ảnh hưởng nặng nề như đàn lợn
di dịch tả lợn châu phi, đàn gia cầm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh cúm gia cầm.
Cùng với đó khâu tiêu thụ gặp ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid 19 đã làm giảm quy
mô tổng đàn chăn nuôi của tỉnh.
Cơ cấu chăn nuôi của tỉnh trong giai đoạn vừa qua chủ yếu tập trung vào
chăn nuôi quy mô hộ gia đình, các loại vật nuôi chủ yếu là là lợn và và gà. Đã có
sự tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh theo xu hướng đẩy nhanh sản xuất trang
trại, gia trại, hợp tác xã chăn nuôi. Các loại vật nuôi được thâm canh theo hướng
hàng hóa thay vì chăn nuôi quy mô hộ với hình thức nuôi tận dụng. Giá trị gia tăng
của sản phẩm đã được tăng lên nhưng chưa được như kỳ vọng của tỉnh.
3) Trong bối cảnh tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương thoe
hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm đang chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố trong đó nhóm yếu tố nguồn lực của nhà nước bao gồm chính sách, ngân sách,
149
cơ sở hạ tầng, hệ thống khuyến nông, thú y, Nhóm yếu tố nguồn lực sản xuất bao
gồm lao động, trình độ lao động, vốn, khoa học công nghệ và ứng dụng khoa học
công nghệ, nhóm yếu tố bên ngoài như thị trường, dịch bệnh, thời tiết.
Để tái cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Hải Dương theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng của sản phẩm dựa trên các quan điểm, định hướng và căn cứ
khoa học, luận án đề xuất một số các nhóm giải pháp chủ yếu là: (1) Tái cơ cấu
đàn vật nuôi, phát triển các sản phẩm chủ lực theo hướng nâng cao quy mô, chất
lượng; (2) Tăng cường các giải pháp kinh tế, tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ
thâm canh trong chăn nuôi (3) Nhóm giải pháp về phát triển khoa học công nghệ
trong chăn nuôi; (4) Nhóm giải pháp về phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường
trong chăn nuôi; (5) Nâng cao hiệu lực thực thi chính sách hỗ trợ tái cơ cấu sản
xuất ngành chăn nuôi; (6) Giải pháp về khuyến nông, thú y trong chăn nuôi; và (7)
nhóm giải pháp khác. Các giải pháp trên cần phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ mới
phát huy hết tác dụng.
5.2. KIẾN NGHỊ
* Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ngành chăn nuôi của Hải Dương có đóng góp lớn cho ngành nông nghiệp
của tỉnh cũng như phát triển kinh tế chung của tỉnh, chính vì vậy cần có chính sách
từ trung ương tới địa phương để hỗ trợ phát triển tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo
hướng giá trị gia tăng cao. Tăng cường thực thi chính sách hỗ trợ phát triển ngành
chăn nuôi. Hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi theo các chuỗi giá trị khép kín, chặt
chẽ để mang lại hiệu quả cao nhất.
* Đề xuất các hướng hoàn thiện chủ đề nghiên cứu tiếp theo
Do khung thời gian và nguồn lực có hạn nên nghiên cứu này còn một số
hạn chế và kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo về tái cơ cấu ngành chăn nuôi
theo hướng nâng cao giá trị trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Thứ nhất, dự báo được
xu hướng của thị trường nhằm quyết định quy mô tổng đàn phù hợp với điều kiện
nguồn lực của tinhr. Thứ hai, trên khía cạnh về xã hội nếu có các điều kiện thích
hợp các nghiên cứu sau tập trung được sâu hơn về vấn đề về giới, bất bình đẳng
xã hội trong chăn nuôi. Thứ ba, các nghiên cứu sau cũng nên tập trung sâu, rộng
hơn về vấn đề sản xuất theo hướng an toàn sinh học, giảm phát thải khí nhà kính
hiệu quả kinh tế cao hơn cho hộ dân cũng như tăng hiệu quả môi trường.
150
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Ban Kinh tế Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ & Trường Đại học Cần Thơ
(2014). Cơ chế, chính sách phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. NXB Đại học
Cần Thơ.
2. Bùi Tất Thắng (2006). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam. Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 200 trang 105 trang.
3. Chính Phủ (2013). Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê
duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững. Truy cập từ ngày 9/12/2021.
4. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2016). Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương 2015.
Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
5. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2021). Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2020.
Nhà xuất bản Thống kê. Hải Dương. 554 trang 7 trang.
6. Đặng Anh Tuấn (2020). Những vấn đề đặt ra đối với tái đầu cơ cấu đầu tư công.
Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế (Journal of International Economics and
Management). (133): 38-54.
7. Đặng Kim Sơn (2012). Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng giá trị
gia tăng cao. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. trang 200.
8. Đào Thế Anh (2006). Luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn: Hiện trạng và các yếu tố tác động ở Việt Nam, Hà Nội: Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
9. Đỗ Phú Hải (2018). Những vấn đề lý luận về phát triển bền vững và kinh tế xanh
ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý,
Tập. 34: 1-7.
10. Đỗ Thúy Mùi & Đinh Văn Thu (2019). Một số giải pháp tái cơ cấu ngành nông
nghiệp tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học - Đại học Tây Bắc, (5): 62-70.
11. Đoàn Thị Hồng Vân (2021). Tái cấu trúc kinh tế: Định hướng và giải pháp thực
hiện. Tạp chí Phát triển kinh tế, 02-07.
12. Đường Hồng Dật, Lê Hữu Ảnh, Đặng Vũ Bình, Hà Thị Thanh Bình, Trần Văn
Chính, Tạ Thị Thu Cúc, Trần Đình Đằng, Vũ Duy Giảng, Vũ Hoan, Hà Quang
151
Hùng, Trần Thị Tú Ngà, Đỗ Đình Sâm, Lê Lương Tề, Hồ Khắc Tín, Nguyễn Xuân
Trạch, Đào Quang Triệu, Nguyễn Viết Tùng, Văn Tất Tuyên, Trần Đức Viên,
Trần Minh Vượng & Phạm Xuân Vượng (2011). Từ điển Bách khoa Nông nghiệp
Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 410 trang 382 trang.
13. Hà Minh Tuân, Nguyễn Minh Tuấn, Khuất Thị Thanh Huyền & Nguyễn Hải Long
(2019). Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và các sáng kiến thích
ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Tạp chí Khoa học và
công nghệ Đại học Thái Nguyên. 201(08): 115-120.
14. Học viện Chính trị Quốc gia khu vực I (2016). Tái cấu trúc ngành nông nghiệp,
nông thôn dưới góc nhìn thể chế. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội. trang 215 trang.
15. Huỳnh Kiêm Trí (2019). Đánh giá tác động của chính sách phát triển ngành hàng
lúa gạo (thuộc Đề án tái cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp) đến thu nhập của nông
hộ: trường hợp huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
16. Huỳnh Thanh Dũng (2018). Thực thi chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp
trên địa bàn huyện Tam Nông-tỉnh Đồng Tháp.
17. Lê Bá Tâm (2016). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển
bền vững ở tỉnh Nghệ An, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh.
18. Lê Đình Thắng (1995). Khái niệm, đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông thôn. Cơ
cấu kinh tế nông thôn, 19.
19. Lê Kim Chi (2013). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2000-2010, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 150 trang.
20. Lê Minh Hoan (2014). Thực trạng tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn 2011 – 2013. Đồng Tháp: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
21. Lương Quốc Vũ (2017). Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng hàng nông sản trên địa bàn huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng hiện nay,
Luận án Tiến sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
22. Lưu Chí Thắng (2004). Cơ sở chăn nuôi. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội. 218.
23. Mạnh Hùng (2021). Cơ cấu lại nền kinh tế nhằm tạo sự thay đổi rõ nét trong mô
hình tăng trưởng [Online]. Hà nội: Ban Tuyên giáo trung ương. Truy cập từ
152
https://dangcongsan.vn/thoi-su/co-cau-lai-nen-kinh-te-nham-tao-su-thay-doi-ro-
net-trong-mo-hinh-tang-truong-595508.html ngày 9/12.
24. Ngô Thắng Lợi & Nguyễn Thị Mai Anh (2019). Tái cơ cấu ngành kinh tế theo
quan điểm phát triển bền vững: Định hướng và các giải pháp đến 2020 và những
năm tiếp theo. Bản B của Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 61(11).
25. Nguyễn Bá Trung (2014). Chọn và nhân giống vật nuôi. Nhà xuất bản Đại Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
26. Nguyễn Đình Long & Nguyễn Thị Hải Yến (2016). Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 99(2): 8.
27. Nguyễn Đình Nam (1994). Khái niệm, đặc trưng và xu thế chuyển dịch của cơ
cấu kinh tế Nông thôn. Hội thảo khoa học về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và nông thôn Việt nam, Hà Nội.
28. Nguyễn Huy Hoàng (2015). Chính sách tăng trưởng xanh ở một số nước ASEAN
trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhà xuất
bản Khoa học xã hội. Hà Nội, 245 trang 125 trang.
29. Nguyễn Ngọc Toàn & Bùi Văn Huyền (2013). Tái cấu trúc kinh tế Việt Nam: nhìn
từ cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế. NXB Chính trị quốc gia.
30. Nguyễn Ngọc Trân (2015). Phát triển kinh tế vùng, một nội hàm của tái cơ cấu
kinh tế, một nội dung của đổi mới chính trị. Hà Nội: Đại biểu nhân dân. Truy cập
từ https://daibieunhandan.vn/luat-trong-cuoc-song-quoc-hoi-va-cu-tri/phat-trien-
kinh-te-vung-mot-noi-ham-cua-tai-co-cau-kinh-te-mot-noi-dung-cua-doi-moi-
the-che--i243002/ ngày 12/9.
31. Nguyễn Quang Thuấn (2021). Tận dụng cơ hội, phát triển nhanh và bền vững
nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hà Nội: Tạp chí Tuyên giáo. Truy cập từ
https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/tan-dung-co-hoi-phat-trien-nhanh-va-
ben-vung-nong-nghiep-nong-dan-nong-thon-137294 ngày 9/12/2021.
32. Nguyễn Thị Ánh Tuyết & Nguyễn Văn Chiến (2017). Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu. Tạp chí Khoa học công nghệ
Thủy Lợi. 40: 9.
33. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015). Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế [Online]. Hà Nội: Tạp chí Cộng sản. Truy
cập từ
153
in t=true, ngày 12/9.
34. Nguyễn Trọng Hoài (2012). Mô hình tăng trưởng xanh khung phân tích và lựa
chọn chính sách cho Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, 259: 9.
35. Nguyễn Trọng Uyên (2007). Cơ sở khoa học và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Tiến sĩ, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 150 trang.
36. Nguyễn Văn Triệu & Phạm Thị Dung (2016). Tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam giai
đoạn 2011-2015. Tạp chí Quản lý Kinh tế Quốc tế (Journal of International
Economics and Management), 79(Số 79): 84-89.
37. Nguyễn Văn Tuyên & Trần Hoàng Tuấn (2021). Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra. Tạp chí Tài chính. 2: 25-35.
38. Nguyễn Xuân Trạch & Bùi Hữu Đoàn (2016). Phát triển chăn nuôi bền vững. Nhà
xuất bản Học viện Nông nghiệp, Hà Nội.
39. Phạm Đức Minh & Phạm Thị Ngân Hà (2019). Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển
đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. 9.
40. Phạm Hùng (2002). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn miền Đông Nam Bộ
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
41. Phạm Kim Thanh (2010). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền
vững ở Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Phan Đăng Thắng V. Đ. T. & Marc Dufumier (2009). Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật
và các hoạt động phi nông nghiệp của các hệ thống sản xuất nông nghiệp trong
giai đoạn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở xã Cẩm Hoàng, Hải Dương. Journal
des Sciences et Technologies Agricoles. 7(1): 10.
43. Sử Đình Thành & Đoàn Vũ Nguyên (2015). Chi tiêu công, vốn con người và tăng
trưởng kinh tế: Nghiên cứu các quốc gia đang phát triển. Tạp chí Phát triển kinh
tế, (JED, Vol. 26 (4)): 25-45.
44. Tổng cục Thống kê (2016). Niên giám Thống kê 2015. Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội.
45. Tổng cục Thống kê (2021). Niên giám Thống kê 2020. Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội.
154
46. Trần Đình Thiên (2018). Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam hướng tới phát triển
bền vững. Hà Nội: Khoa học xã hội.
47. Trần Văn Hiếu (2017). Một số kinh nghiệm tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở tỉnh
Đồng Tháp. Tạp chí Lý luận chính trị. 10 trang 8.
48. UBND Tỉnh Hải Dương (2021). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2021 [Online]. Hải Dương. Truy cập từ
tinh-hinh-thuc-hien-nhiem-vu-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam-2020-va-
ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam-2021.html ngày 28/4.
49. Võ Đại Lược 2016. Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam-các rủi ro và giải pháp. NXB Đại
học quốc gia, Hà Nội.
50. Vũ Nam Tiến (2017). Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới,
nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phát triển kinh tế nhanh và bền vững cho
nông dân. Văn hóa và con người Ninh Bình trong phát triển bền vững. Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
51. Vũ Văn Phúc (2013). Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội.
52. Vương Đình Huệ (2013). Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta hiện nay. Tạp chí
cộng sản, số 854, trang 50.
53. Xaysongkhame Phimmasone & Nguyễn Hữu Ngoan (2017). Nghiên cứu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Bo Kẹo,
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
(8): 1497.
Tài liệu tiếng Anh
1. Buchenrieder G., Mˆllers J., Happe K., Davidova S., Fredriksson L., Bailey A.,
Kancs d. A., Swinnen J., Vranken L., Hubbard C., Ward N., Juvan J L., Milczarek
D. & Plamen M. (2007). Conceptual Framework For Analysing Structural Change
In Agriculture And Rural Livelihoods.
2. Long H. (2020). Land use transitions and rural restructuring in China. Springer.
trang trang.
155
3. Papadakis S. & Markaki M. (2019). An in depth economic restructuring
framework by using particle swarm optimization. Journal of Cleaner Production.
215: 329-342.
4. Rothbarth E. (1941). The Conditions of Economic Progress. The Economic
Journal. 51(201): 120-124.
5. Anwar S. & Gupta D. (2006). Financial restructuring and economic growth in
Thailand. Global Economic Review. 35(01): 113-127.
6. Baležentis T., Li T. & Chen X. (2021). Has agricultural labor restructuring
improved agricultural labor productivity in China? A decomposition approach.
Socio-Economic Planning Sciences. 76: 100967.
7. Brian S. (1993). Agricultural Restructuring and Sustainability: A Geographical
Perspective. Regional Studies. 33(1): 1.
8. Hill G. (1998). Agricultural restructuring and sustainability: A geographical
perspective: B. Ilbery, Q. Chiotti and T. Rickard Centre for Agriculture and
Biosciences International, Wallingford, UK, 1997, 48 pp, £49.95. Land Use
Policy. 15(2): 177-178.
9. Hu X., Li H., Zhang X., Chen X. & Yuan Y. (2019). Multi-dimensionality and the
totality of rural spatial restructuring from the perspective of the rural space
system: A case study of traditional villages in the ancient Huizhou region, China.
Habitat International. 94: 102062.
10. Jaffee S., Dang K., Nguyen D., Cassou E., Truong T., Nguyen T., Ambrosio M.
& Larson D. 2016. Vietnam Development Report 2016: Transforming
Vietnamese Agriculture: Gaining More from Less. Washington, DC: World Bank.
worldbank. org/curated/en .
11. Johnsen S. (2004). The redefinition of family farming: agricultural restructuring
and farm adjustment in Waihemo, New Zealand. Journal of Rural Studies. 20(4):
419-432.
12. Khalid M. A. & Yang L. (2021). Income inequality and ethnic cleavages in
Malaysia: Evidence from distributional national accounts (1984–2014). Journal
of Asian Economics. 72: 101252.
156
13. Lobley M. & Potter C. (2004). Agricultural change and restructuring: recent
evidence from a survey of agricultural households in England. Journal of Rural
Studies. 20(4): 499-510.
14. Long H. & Liu Y. (2016). Rural restructuring in China. Elsevier.
15. Mehta S., Rupela O., Bisht S., Nayak A. & Hegde N. (2010). Improving the
livelihoods of the resource-poor smallholder farmers and producers in developing
countries: An urgent appeal for action by GCARD. Global Conference on
Agricultural Research for Development, Montpellier, France. 28-31.
16. Ngoc V. B., Hung N. M. & Pham P. T. (2021). Agricultural Restructure Policy in
Vietnam and Practical Application for Sustainable Development in Agriculture.
Journal of Nanomaterials. 2021.
17. Nori M. & Farinella D. (2020). Restructuring of Agriculture and the Rural World
in Mediterranean EU Countries. Trong: Migration, Agriculture and Rural
Development: IMISCOE Short Reader. Nori M. & Farinella D. (eds.). Springer
International Publishing Cham: 17-38 trang.
18. Oklahoma State University (2020). Breeds of Livestock - Oklahoma State
University [Online]. Oklahoma City. Retrieve from
date 9/3.
19. Parson H. E. (1999). Regional trends of agricultural restructuring in Canada.
Canadian Journal of Regional Science. 22(3): 343-356.
20. Qian W., Wang D. & Zheng L. (2016). The impact of migration on agricultural
restructuring: Evidence from Jiangxi Province in China. Journal of Rural Studies.
47: 542-551.
21. Rowan W. S. (1971). Policy Changes Restructure Chilean Agriculture. US
Government Printing Office. trang trang.
22. Spoor M. (2004). Agricultural restructuring and trends in rural inequalities in
Central Asia: A socio-statistical survey. United Nations Research Institute for
Social Development Geneva. trang trang.
23. Syrquin M. (1988). Patterns of structural change. Trong: Handbook of
Development Economics. Chenery H. & Srinivasan T. N. (eds.). Elsevier: 203-
273 trang.
157
24. Wilson O. J. (1995). Rural restructuring and agriculture-rural economy linkages:
A New Zealand study. Journal of Rural Studies. 11(4): 417-431.
25. Zhang H. (2012). China's economic restructuring: role of agriculture. S.
Rajaratnam School of International Studies, Nanyang Technological University.
trang trang.
26. Zhang Q., Sun Z., Wu F. & Deng X. (2016). Understanding rural restructuring in
China: The impact of changes in labor and capital productivity on domestic
agricultural production and trade. Journal of Rural Studies. 47: 552-562.
158
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Trần Văn Quân, Tô Thế Nguyên & Trần Đình Thao (2019). Hiệu quả kỹ thuật và
áp lực môi trường của các hộ chăn nuôi lợn tỉnh Hải Dương. Tạp chí Khoa
học Nông nghiệp Việt Nam, 17(6): 8.
Trần Văn Quân, Trần Đình Thao & Nguyễn Thọ Quang Anh (2019). Hiệu quả
kinh tế của các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi lợn
của hộ nông dân tỉnh hải Dương. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam,
17(11): 13.
Trần Văn Quân, Trần Đình Thao, Vũ Thị Thu Hà & Nguyễn Thị Thanh Hòa
(2022). Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành Chăn nuôi tỉnh Hải
Dương. Tạp chí Công Thương, 18(1): 8.
159
PHỤ LỤC