Luận án Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay

1. Tây Nguyên là vùng đất có vị trí địa -chính trị chiến lược quan trọng, chứa đựng nhiều tiềm năng cho sự phát triển của khu vực miền Trung- Tây Nguyên và cả nước, nhưng cũng là vùng đất còn nhiều khó khăn và ẩn chứa nhiều bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội do sự tác động của các thế lực thù địch. Tây Nguyên thực sự cầnmột HTCT vững mạnh, nhất là HTCT các xã vùng nông thôn, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống. CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên có vai trò quan trọng trong hoạt động của HTCT cơ sở, trong vận động đồng bào các DTTS. Để có đội ngũ CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên cần coi trọng và làm tốt các mặt công tác xâydựng đội ngũ cán bộ cơ sở, trong đó đặc biệt coi trọng việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS. 2. Tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên là một nhiệm vụ trong công tác cán bộ cơ sở của các cấp uỷ đảng địa phương, là quá trình g ồm hệ thống các công việc, từ xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn, đến phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí và sử dụng nguồn cho HTCT nhằm tạo ra một đội ngũ những người trong cácDTTS ở Tây Nguyên có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm l àm CB, CC xã.

pdf196 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3070 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã. Việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên bao gồm các nội dung, phương thức chủ yếu: Xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn; phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài vùng DTTS để tạo nguồn xa và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn gần; thông qua phong trào quần chúng để rèn luyện, phát hiện nguồn, kết nạp đảng viên mới; thu hút đối tượng tạo nguồn người DTTS vào tổ chức, điều động, luân chuyển, bố trí qua các vị trí công tác khác nhau để đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch nguồn theo chức danh; thực hiện các chính sách hỗ trợ tạo nguồn. 3. Tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, ưu điểm: Việc cụ thể hoá tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS đang từng bước được triển khai, xuất phát từ quy định 155 về tiêu chuẩn CB, CC cấp xã của Đảng và Nhà nước và điều kiện thực tế ở địa phương; việc rèn luyện, phát hiện nguồn CB, CC xã người DTTS thông qua các phong trào quần chúng ở cơ sở, nhất là vùng có đông đồng bào DTTS diễn ra thường xuyên; phát triển đảng viên người DTTS ở các thôn, buôn, nhất là vùng có đông đồng bào DTTS được triển khai quyết liệt, góp phần xoá tình trạng thôn, buôn “trắng” đảng viên, tổ chức đảng độc lập; sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài vùng DTTS được đầu tư, duy trì và phát triển; việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ các mặt cho nguồn CB, CC được triển khai quyết liệt, góp phần quan trọng trong chuẩn hoá nguồn gần, tạo cơ sở chuẩn hoá nguồn xa; việc thu hút, tuyển chọn, tiếp nhận nguồn người DTTS vào tổ chức, điều động, luân chuyển, bố trí vào các chức danh CB, CC, cán bộ không chuyên trách, cán bộ dự bị được thực hiện thường xuyên, đi dần vào nề nếp; việc quy hoạch nguồn cán bộ xã người DTTS theo từng chức danh được triển khai hàng năm; một số chính sách hỗ trợ tạo nguồn CB, CC xã người DTTS được các cấp, các ngành quan tâm, mang lại hiệu quả tạo nguồn rõ rệt. Tuy nhiên, tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên cũng còn không ít hạn chế. Việc cụ thể hoá tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn CB, CC xã người DTTS để định hướng cho tạo nguồn chưa phổ biến ở nhiều địa phương. Việc xây dựng các phong trào quần chúng, qua đó rèn luyện, phát hiện nguồn, kết nạp đảng viên có nơi chưa chủ động, chất lượng còn hạn chế. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài vùng DTTS chưa đáp ứng hết yêu cầu tạo nguồn CB, CC. Thu hút nguồn người DTTS vào tổ chức, điều động, luân chuyển, bố trí CB, CC nguồn vào các chức danh để tiếp tục đào tạo qua thực tiễn còn hạn chế về số lượng, mục tiêu tạo nguồn chưa rõ. Việc quy hoạch nguồn xa, quy hoạch nguồn công chức chưa được quan tâm. Các chính sách hỗ trợ tạo nguồn chưa đáp ứng được yêu cầu tạo nguồn CB, CC xã người DTTS chất lượng và bền vững. 4. Để làm làm tốt việc tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên cần thực hiện các giải pháp mang tính hệ thống và đặc thù sau: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể, lực lượng tham gia và đối tượng tạo nguồn; đổi 156 mới việc thực hiện một số nội dung, phương thức tạo nguồn; củng cố, phát triển, giao trách nhiệm cụ thể cho hệ thống các trường dân tộc nội trú, các cơ sở giáo dục - đào tạo trên địa bàn Tây Nguyên tham gia tạo nguồn; xây dựng, củng cố HTCT xã, phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể, nhất là lực lượng người có uy tín trong cộng đồng DTTS; đầu tư phát triển KT-XH, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng dân số, giữ vững ổn định chính trị ở nông thôn tạo môi trường tích cực cho tạo nguồn; tăng cường vai trò của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ các tỉnh đối với công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS. 5. Dân chủ, khoa học và quyết tâm cao độ trong đẩy mạnh tạo nguồn; tăng cường sự hỗ trợ, phối kết hợp của các ngành, các cấp để tháo gỡ vướng mắc, giảm thiểu khó khăn; phát huy vai trò, ý thức trách nhiệm của cộng đồng và mỗi cá nhân trong cộng đồng các DTTS, công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên sẽ sớm có nhiều thành quả hơn nữa. 157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ 1. Trương Thị Bạch Yến (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy của Phân viện Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Sách: Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay. PGS,TS Nguyễn Văn Chỉnh chủ biên. Nxb Đà Nẵng. 2. Trương Thị Bạch Yến (2005), Công tác cán bộ của Đảng qua từng thời kỳ cách mạng. Sách: 75 năm Đảng Cộng sản Việt Nam. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng. 3. Trương Thị Bạch Yến (2006), "Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về xây dựng tiêu chuẩn người cán bộ", Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, số 4-2006. 4. Trương Thị Bạch Yến (2006), Chuẩn hoá đội ngũ cấp uỷ viên quận, huyện ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, 10-2006. 5. Trương Thị Bạch Yến (2007), "Tổ chức Đảng hãy thắp lên ngọn lửa", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7-2007 6. Trương Thị Bạch Yến (2007), Hiệu quả từ mô hình “cốt cán thôn” ở xã miền núi Hương Giang, Tạp chí Dân Vận, 11-2007. 7. Trương Thị Bạch Yến (2007), Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ các cấp của Đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng, 12-2007 8. Trương Thị Bạch Yến (2008), Chuẩn hoá cấp uỷ viên quận, huyện từ thực tiễn Đà Nẵng, Tạp chí Xây dựng Đảng, 7-2008. 9. Trương Thị Bạch Yến (2008), "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội", Tạp chí Dân Vận, 12-2008. 10. Trương Thị Bạch Yến (2009), "Mô hình đưa sĩ quan biên phòng về làm phó bí thư thường trực cấp uỷ các xã biên giới, miền núi Quảng Trị", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 3-2009; Tạp chí Dân Tộc, số 3-2009. 158 11. Trương Thị Bạch Yến (2009), "Xây dựng đội ngũ “công bộc của dân” theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 9-2009. 12. Trương Thị Bạch Yến (2009), "Giải quyết vấn đề cơ cấu trong chuẩn hoá đội ngũ cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 11-2009. 13. Trương Thị Bạch Yến (2010), “Nói mênh mông”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4-2010. 14. Trương Thị Bạch Yến (2010), "Kết quả bầu cử ngoài dự kiến - thành công hay không thành công"? Tạp chí Xây dựng Đảng, số 12-2010. 15. Trương Thị Bạch Yến (2010), Vấn đề chuẩn hoá đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Thừa Thiên - Huế trong giai đoạn hiện nay, Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp cơ sở 2010. 16. Trương Thị Bạch Yến, Trần Quốc Dương (2011), "Đảng bộ Ngọc Hồi (Kon Tum) xoá thôn, làng chưa có đảng viên, tổ chức đảng", Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 02-02-2011. 17. Trương Thị Bạch Yến (2011), "Đăk Hà - điểm sáng Kon Tum", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4-2011. 18. Trương Thị Bạch Yến (2011), "Tạo nguồn phát triển đảng viên là người có đạo ở thành phố Kon Tum", Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 9-4-2011. 19. Trương Thị Bạch Yến (2011), Giới hạn khách quan trong quy hoạch, đào tạo cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8-2011. 20. Trương Thị Bạch Yến (2011), "Về khâu yếu nhất trong công tác cán bộ", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9-2011. 21. Trương Thị Bạch Yến (2011), "Quy hoạch tạo nguồn cán bộ cấp xã ở Tuy Đức (Đăk Nông) - những vấn đề đặt ra", Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 22-11-2011. 22. Trương Thị Bạch Yến (2011), "Bình Thạnh (Đức Trọng, Lâm Đồng): Hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo công tác tôn giáo", Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 25-12-2011. 23. Trương Thị Bạch Yến, Lê Thị Bé (2012), "Nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy từ thực tiễn Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5-2012. 159 24. Trương Thị Bạch Yến (2012), "Phá vỡ rào cản cho luân chuyển thành công", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6-2012. 25. Trương Thị Bạch Yến (2012), "Đào tạo và bố trí cán bộ ở Bình Thạnh (Tuy Phong, Bình Thuận)", Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, 9-8-2012. 26. Trương Thị Bạch Yến (2012), "Đổi mới đào tạo cán bộ từ thực tiễn Cam Ranh", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9-2012. 27. Trương Thị Bạch Yến (2012), "1 phải, 5 giảm” và vai trò của tổ chức đảng ở một xã vùng Chăm", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 12-2012. 28. Trương Thị Bạch Yến (2013), "Phát triển đảng viên là người có đạo", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6-2013. 29. Trương Thị Bạch Yến (2013), “Nhận thức thêm về tạo nguồn cán bộ”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 5 (10-2013). 30. Trương Thị Bạch Yến (2013), “Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10-2013. 31. Trương Thị Bạch Yến (2014), “Ở nơi bí thư cấp ủy – chủ tịch UBND xã là một phụ nữ Chăm”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1+2-2014. 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thuỷ Anh (2009), "Nét mới trong tạo nguồn bí thư, chủ tịch xã phường ở Đồng Nai", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/2009. 2. Ban Chấp hành Trung ương (2002), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25-01- 2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. 3. Ban Chấp hành Trung ương (2002), Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18-01- 2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010. 4. Ban Chấp hành Trung ương (2004), Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30-11- 2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo và quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 5. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) về phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020. 6. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Kết luận số 24-KL/TW ngày 5-6-2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 7. Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2010), Báo cáo tổng kết Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18-01-2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010. 8. Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2012), Báo cáo ngày 16-3-2012 về Tình hình thực hiện Quy định 123-Q Đ/TW ngày 28-9-2004 của Bộ Chính trị “Quy định một số điểm về kết nạp đảng viên là người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo” ở vùng Tây Nguyên. 9. Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2012), Báo cáo ngày 16-3-2012 về Tình hình thu hẹp số thôn, buôn, tổ dân phố chưa có đảng viên tại chỗ và chưa có chi bộ đảng ở Tây Nguyên đến năm 2011. 161 10. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở ở Việt Nam năm 2009 - Các kết quả chủ yếu. 11. Bộ Nội vụ (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.04.09. 12. Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16-01-2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. 13. Nguyễn Bạn (2009), Một số vấn đề về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, www.kontum.udn.vn, 12-11-2009. 14. Bunthoong Chitmany (2011), Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với vấn đề xây dựng, phát triển nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, org.vn, 04-01-2011. 15. Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Bình (2009), Tạo nguồn cán bộ từ đồng bào dân tộc thiểu số. baoquangnam.com.vn, 5-10-2009. 17. Nguyễn Danh Châu (2004), Nâng cao phẩm chất, năng lực của người cán bộ đứng đầu tổ chức đảng và chính quyền cấp cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX, Đề tài khoa học KHBĐ (2004) (09). 18. Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2012), Toạ đàm trực tuyến: Tây Nguyên với xoá đói giảm nghèo, Baodientu.Chinhphu.vn, 25/03/2012. 19. Võ Tấn Côi (2002), Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở các tỉnh Tây Nguyên, Đề tài khoa học mã số KHBĐ– 05. 20. Trần Ngọc Chi (2007), Gia Lai coi trọng đào tạo cán bộ nguồn là người DTTS cho cơ sở. 9-9-2007. 162 21. Nguyễn Dũng (2010), Quan tâm đến công tác cán bộ là người dân tộc thiểu số. 28/6/2010. 22. Đoàn Gia Dũng (2009), Bàn về cách thức đào tạo đại học cho người dân tộc thông qua hình thức hệ cử tuyển. Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, www.kontum.udn.vn, 18-11-2009. 23. Nguyễn Mậu Dựng (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay, Luận án tiến sĩ Lịch sử. 24. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Trương Minh Dục (2008), Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng Toàn tập, t.9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, t.21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng Toàn tập, t.36, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng Toàn tập, t.40, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng Toàn tập, t.43, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 163 35. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, t.53, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk, Huyện uỷ Cư Kuin (2011), Báo cáo thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW và Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá X về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. 43. Đảng bộ huyện Cư Kuin, Đảng uỷ xã Eaktur (2012), Báo cáo số 46/BC-ĐU ngày 6-3-2012 về kết quả công tác xây dựng HTCT trong 2 năm 2010, 2011. 44. Đảng bộ tỉnh Đăk Nông, Huyện uỷ Tuy Đức (2010), Báo cáo Tự kiểm tra trách nhiệm về lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 27-4-2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. 45. Đảng bộ huyện Cư Jút, Đảng uỷ xã Tâm Thắng (2011), Báo cáo kết quả và kinh nghiệm xây dựng Đảng và củng cố tổ chức cơ sở đảng. 46. Đảng bộ tỉnh Gia Lai, Huyện uỷ Chư Pah (2007), Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 09-7-2007 Về công tác cán bộ và tạo nguồn cán bộ từ nay đến năm 2010, định hướng đến năm 2105. 164 47. Đảng bộ tỉnh Gia Lai, Huyện uỷ Chư Pah (2010), Danh sách cấp uỷ cơ sở (nhiệm kỳ 2010-2015). 48. Đảng bộ tỉnh Gia Lai, Huyện uỷ Chư Pah (2011), Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 05-NQ/HU ngày 09-7-2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khoá III) về công tác cán bộ và tạo nguồn cán bộ. 49. Đảng bộ tỉnh Gia Lai, Huyện uỷ Đak Đoa (2011), Đề án số 01-ĐA/HU ngày 19-5-2011 về Xây dựng HTCT xã, thị trấn, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. 50. Đảng bộ tỉnh Kon Tum, Huyện uỷ Tu Mơ Rông (2007), Quyết định số 458- QĐ/HU ngày 01-3-2007 Ban hành Đề án xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã giai đoạn 2006-2010. 51. Đảng bộ tỉnh Kon Tum, Huyện uỷ Tu Mơ Rông (2011), Báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện Quyết định số 458-QĐ/HU ngày 01-3-2007 Ban hành Đề án xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã giai đoạn 2006-2010. 52. Đảng bộ tỉnh Kon Tum, Huyện uỷ Đăk Hà (2011), Báo cáo một số vấn đề về xây dựng Đảng. 53. Đảng bộ tỉnh Kon Tum, Huyện uỷ Ngọc Hồi (2010), Danh sách trích ngang cán bộ chủ chốt xã, thị trấn (nhiệm kỳ 2010-2015). 54. Đảng bộ tỉnh Kon Tum, Huyện uỷ Ngọc Hồi (2011), Báo cáo tình hình công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2005-2010. 55. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, Huyện uỷ Lâm Hà (2011), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 12-10-2006 của Tỉnh uỷ Lâm Đồng và Nghị quyết 04-NQ/HU ngày 13-12-2006 của Huyện uỷ Lâm Hà về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT xã, phường, thị trấn. 56. Đảng bộ xã Đạ Đờn (2010), Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ xã Đạ Đờn lần thứ XIII nhiệm kỳ 2010-2015. 57. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, Huyện uỷ Đức Trọng (2008), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. 165 58. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, Huyện uỷ Đức Trọng (2011), Nghị quyết số 05- NQ/HU ngày 10-5-2011 của Ban Thường vụ Huyện uỷ khoá XI về đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Đức Trọng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 59. Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hoá, xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 60. Đỗ Xuân Định (1998), Vấn đề tạo nguồn trong quy hoạch cán bộ. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Một số vấn đề về công tác quy hoạch cán bộ. Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KHXH.05, 10-1998. 61. Bùi Minh Đạo (2010), Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 62. Trần Đình Hoan (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Đề tài độc lập cấp Nhà nước. 63. Phạm Hảo (chủ biên) (2007), Kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên những năm đầu thế kỷ XXI - Thực trạng và xu hướng phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 64. Vũ Văn Hiền (chủ biên) (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 65. Trần Thị Hương (2009), Vấn đề tạo nguồn cán bộ các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn - thực trạng và giải pháp. Đề tài khoa học, mã số KHBD (2009) - 51, Ban Tổ chức Trung ương. 66. Nguyễn Duy Hùng (2007), Những căn cứ khoa học và một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp phường trong tình hình hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 67. Dương Thị Hưởng, Đỗ Đình Hãng, Đậu Tuấn Nam (đồng chủ biên) (2010), Một số vấn đề về văn hoá - xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 166 68. Trần Việt Hùng (2012), Phát huy vai trò của cán bộ người dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với an ninh quốc phòng ở khu vực Tây Nguyên. Hội thảo Quốc tế: Cơ chế đảm bảo quyền con người cho các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và kinh nghiệm ở các nước khu vực Đông Nam Á. Tháng 7/2012 69. Trần Việt Hùng (2012), Bài phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 7 năm thực hiện Quyết định 253/QĐ-TTg ngày 5-3-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002-2010”, ngày 2-7-2012 tại Buôn Ma Thuột. 70. Đức Hưng (2012), “7 năm thực hiện Quyết định 253/QĐ-TTg: Cán bộ cấp xã đang từng bước “trẻ hóa” và “chuẩn hóa”. baolamdong.vn, 11-4-2012. 71. Huyện uỷ Chư Păh (2007), Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 9-7-2007 về công tác cán bộ và tạo nguồn cán bộ đến năm 2010, định hướng đến 2015. 72. Huyện uỷ Chư Pah, Ban Tổ chức (2011), Danh sách cán bộ quy hoạch Ban Chấp hành các đảng bộ xã (giai đoạn 2015-2020). 73. Huyện uỷ Ngọc Hồi (2010), Báo cáo số 305-BC/HU ngày 8-3-2010 Tổng kết Đề án 381-ĐA/TU về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn đến năm 2010. 74. Huyện uỷ Ea H’Leo, Ban Dân vận (2012), Báo cáo tóm tắt về việc xây dựng lực lượng nòng cốt trong đồng bào DTTS. 75. Phạm Công Khâm (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Luận án TS Triết học. 76. Huỳnh Trung Kim (2006), Đảng bộ huyện Kon Plong đào tạo cán bộ dự nguồn cơ sở. 1-9-2006. 77. Trần Hoàng Khải (2010), Tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. 78. Lê Xuân Lịch (2010), "Hải Phòng tạo nguồn cán bộ lãnh đạo trẻ", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1/2010). 167 79. Lachay Sinhsuvan (2011), Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học. 80. Litthi Sisouvong (2011), Đột phá về công tác cán bộ. xaydungdang.org.vn, 2-12-2011. 81. Nguyễn Phú Lập (2012), Đăk Lăk tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở thôn, buôn, tổ dân phố. 7-8-2012. 82. Lênin, Toàn tập, Tập 4, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1978. 83. Trần Thanh Long, Kết quả và kinh nghiệm thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. bdt.daknong.gov.vn, 15-11-2012. 84. C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995-2001. 85. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 86. Mitokaza Aoki (1993), Nguyên tắc quản lý kiểu Nhật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 87. Matsushita Konouke (1999), Nhân sự - chìa khoá của thành công, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 88. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban tỉnh Đăk Lăk, Ban Thường trực (2012), Báo cáo thực trạng cốt cán trong tôn giáo và đồng bào DTTS. 89. Nxb Chính trị quốc gia (2004), Xây dựng Đảng cầm quyền - Kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc. Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. 90. Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên) (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống xã hội vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 91. Quốc hội (2008): Luật số 22/2008/QH12 ngày 13-11-2008 Luật Cán bộ, công chức. 92. Nguyễn Văn Quý (2011), Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên. 7-3-2011. 93. Tô Huy Rứa, Nguyễn Cúc, Trần Khắc Việt (2003), Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 168 94. Trần Xuân Sầm (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 95. Sở Nội vụ Kon Tum (2009), Công tác đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ cơ sở tỉnh Kon Tum - Thực trạng và giải pháp. Hội thảo: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên do Đại học Đà Nẵng tổ chức. www.kontum.udn.vn, 05-12-2009. 96. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số: 253/QĐ-TTg ngày 05-03- 2003 Về việc phê duyệt Đề án Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2002 - 2010. 97. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07-1- 2004 Phê duyệt Định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010. 98. Thủ tướng Chính phủ (2006) Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 8-2- 2006 Phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010. 99. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị 06/2008/CT-TTg ngày 01-02-2008 về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 100. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1374/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015. 101. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21-9-2011 phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 - 2015. 102. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 1951/QĐ-TTg ngày 2-11-2011 Về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2015. 103. Thủ tướng Chính phủ (2012), Báo cáo Tổng kết 07 năm thực hiện Quyết định số 253/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên” giai đoạn 2002-2010. Tháng 6-2012 169 104. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 18-7-2012 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020. 105. Trần Thiết (2011), Gia Lai tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học về cơ sở công tác - Kết quả và kinh nghiệm. org.vn, 01-9-2011. 106. Bùi Văn Tiếng (2010), "Tạo nguồn lãnh đạo phường, xã ở Đà Nẵng", Tạp chí Xây dựng Đảng, số tháng 4/2010. 107. Lô Quốc Toản (2010), Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 108. Viết Trọng (2010), Tạo nguồn cán bộ xã ở Lâm Hà. vn, 26-12-2010. 109. Blong Tiến (2009), Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho người dân tộc thiểu số. www.kontum.udn.vn, 11-2009. 110. Lê Thị Phương Thảo, Nguyễn Cúc, Doãn Hùng (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Luận cứ và giải pháp”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 111. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội. 112. Hồ Bá Thâm (1994), Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học 113. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 114. Ngô Huy Tiếp (2011), Những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của Đảng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 115. Nguyễn Đăng Thành chủ biên (2010), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 116. Nguyễn Đình Tấn, Trần Thị Bích Hằng (2010), Nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng các dân tộc thiểu số đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 170 117. Nguyễn Thị Tâm (2009), "Thực trạng và giải pháp để xây dựng cán bộ dân tộc thiểu số tại chỗ cấp xã ở các tỉnh Tây Nguyên", Tạp chí Dân tộc, số 3/2009. 118. Trần Thường (2006), Trường Đại học dân tộc: tại sao không? 22-12-2006. 119. Trần Trung Trực (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cấp xã ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị. 120. Tỉnh uỷ Đắk Lắk (1999), Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 26-7-1999 về việc đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc. 121. Tỉnh uỷ Đắk Lắk (2004), Báo cáo số 72-BC/TU ngày 08-12-2004 về Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (khoá XII) về đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc. 122. Tỉnh uỷ Đắk Lắk (2005), Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 14-1-2005 về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ nay đến năm 2010. 123. Tỉnh uỷ Đắk Lắk, Ban Dân vận (2005), Kế hoạch số 622-KH/DV ngày 14- 3-2005 về xây dựng lực lượng cốt cán trong hệ thống Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể quần chúng các cấp ở khu dân cư. 124. Tỉnh uỷ Đắk Lắk (2010), Báo cáo 16-BC/TU ngày 24-12-2010 Sơ kết 5 năm thực hiện công tác lãnh đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. 125. Tỉnh uỷ Đắk Lắk (2011), Báo cáo số 64-BC/TU ngày 15-7-2011 về Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh. 126. Tỉnh uỷ Đăk Nông (2006), Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24-7-2006 về công tác cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020. 127. Tỉnh uỷ Đắk Nông, Ban Tổ chức (2009), Báo cáo số 247-BC/BTC ngày 30- 9-2009 về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2004 đến tháng 10/2009. 128. Tỉnh uỷ Đắk Nông (2010), Quyết định 1201-QĐ/TU ngày 17-3-2010 về việc Ban hành Quy chế tạo nguồn cán bộ tỉnh. 171 129. Tỉnh uỷ Đắk Nông (2011), Biểu mẫu thống kê Tổng kết Nghị quyết về công tác quy hoạch cán bộ cấp xã (nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015). 130. Tỉnh uỷ Đắk Nông (2011), Báo cáo Tổng kết Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24/7/2006 của Tỉnh uỷ về công tác cán bộ dân tộc thiểu số giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết quả một năm thực hiện Thông báo Kết luận số 1463-KL/TU ngày 22/1/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tiếp tục xây dựng, phát triển bon, buôn, thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số. 131. Tỉnh uỷ Đắk Nông, Ban Tổ chức (2011), Danh sách cán bộ chuyên trách, không chuyên trách cấp xã người dân tộc thiểu số đến tháng 8-2011. 132. Tỉnh uỷ Gia Lai, Đề án số 02-ĐA/TU ngày 17-4-2009 về Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn giai đoạn 2009-2015. 133. Tỉnh uỷ Gia Lai (2009), Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã (giai đoạn 2008-2015). 134. Tỉnh uỷ Kon Tum (2008), Chương trình số 50-Ctr/TU ngày 24-4-2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng. 135. Tỉnh uỷ Kon Tum, Ban Dân vận (2010), Báo cáo tình hình công tác vận động quần chúng của tỉnh Kon Tum. 136. Tỉnh uỷ Kon Tum, Ban Tổ chức (2011), Báo cáo một số nội dung về công tác tổ chức xây dựng Đảng. 137. Tỉnh uỷ Lâm Đồng (2006): Nghị quyết số 09-NQ/TU của Hội nghị Tỉnh uỷ lần thứ 7 (khoá VIII) ngày 31-10-2006 về tập trung nguồn lực tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010. 138. Tỉnh uỷ Lâm Đồng (2009), Kết luận số 316-KL/TU ngày 10-4-2009 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc thí điểm thực hiện chính sách đối với cán bộ cơ sở huyện Lâm Hà. 139. Uỷ ban Dân tộc (2003), Điều tra, đánh giá về đội ngũ cán bộ, công chức dân tộc thiểu số, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo văn bản số 1189/Chính phủ - ĐPI của Chính phủ. 172 140. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, Sở Nội vụ (2011), Báo cáo 76/BC-SNV ngày 25-7-2011 về việc thực hiện chế độ, chính sách và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2006-2010. 141. Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai (2012) Báo cáo số 28/BC-UBND ngày 19-3- 2012 Tổng kết 07 năm thực hiện quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 05-3- 2003 của Thủ tướng Chính phủ. 142. Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai, Ban Chỉ đạo giảm nghèo (2012), Báo cáo 01/BC-BCĐGN ngày 01-2-2012 Tổng kết công tác giảm nghèo năm 2011, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo năm 2012. 143. Uỷ ban nhân dân huyện Chư Pah (2011), Báo cáo danh sách cán bộ, công chức cấp xã theo hệ thống tổ chức có đến ngày 30-9-1011. 144. Uỷ ban nhân dân huyện Đak Đoa (2011), Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 22-9-2011 về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đak Đoa giai đoạn 2011-2015. 145. Uỷ ban nhân dân huyện Cư Kuin (2012), Báo cáo số 03/BC-UBND ngày 13-01-2012 về Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2011 và kế hoạch năm 2012. 146. Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum (2006), Kế hoạch số 1640/KH-UBND về Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010. 147. Trần Ngọc Uẩn (1999), Những căn cứ lý luận và thực tiễn xác định nội dung, chương trình đào tạo cán bộ chủ chốt cơ sở miền núi đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Đề tài khoa học cấp Bộ. 148. Unkẹo Sipasợt (2009), Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. 24-8-2009. 149. Đàm Thị Uyên (1998), Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ XI - XIX). Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 150. Võ Trọng Việt (2007), Bộ đội Biên phòng với việc tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số. 15-2-2007. 173 151. Phạm Quang Vịnh (2009), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở Tây Nguyên vững mạnh và hiệu quả. www.tapchicongsan.org.vn, 11-7-2009. 152. Thái Thị Bích Vân (2009), Cần đổi mới phương pháp giảng dạy đối với sinh viên các dân tộc thiểu số. www.kontum.udn.vn, 17-11-2009. 153. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2007): Từ điển Công tác đảng, công tác chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 154. Nguyễn Như Ý chủ biên (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, Việt Nam. 155. Yasuhiko Inoue (2012), Kinh nghiệm Nhật Bản về phát triển nguồn nhân lực (HRD). 174 PHỤ LỤC Phụ lục 1: 175 Phụ lục 2 DÂN SỐ CÁC DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN NĂM 2009 Dân tộc Số người Tỷ lệ Kinh 3.309.836 64,7% Gia-rai 409.141 8,0% Ê-đê 304.794 6,0% Ba-na 204.784 4,0% Cơ-ho 145.993 2,9% Nùng 135.362 2,6% Xơ-đăng 113.522 2,2% Tày 104.798 2,0% Mnông 89.562 1,8% Mông 48.877 1,0% Thái 40.556 0,8% Mạ 38.377 0,8% Mường 35.544 0,7% Dao 35.176 0,7% Giẻ-triêng 31.784 0,6% Hoa 23.882 0,5% Chu-ru 18.656 0,4% Khác 24.491 0,5% Nguồn: Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr.197-204. 176 Phụ lục 3 TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG (TCCSĐ) VÀ ĐẢNG VIÊN (ĐV) VÙNG TÂY NGUYÊN NĂM 2011 Tiêu chí Kon Tum Gia Lai Đăk Lăk Đăk Nông Lâm Đồng Toàn vùng Số TCCSĐ 651 942 956 460 815 3.824 TCCSĐ cấp xã 97 222 184 71 148 722 Thôn, buôn, tổ 833 2.141 2.445 756 1.441 7.616 Thôn, buôn, tổ có chi bộ 768 1.929 2.259 756 1.300 7.012 Thôn, buôn, tổ chưa có chi bộ 65 (7,8%) 212 (9,9%) 186 (7,61%) 0 (0%) 141 (9,78%) 604 (7,93% ) Thôn, buôn, tổ chưa có ĐV 4 (0,48%) 6 (0,28%) 20 (0,82%) 19 (2,51%) 2 (0,14%) 51 (0,67% ) Tổng số ĐV 18.650 37.768 51.998 16.884 31.461 156.76 1 ĐV DTTS 5.626 (30,17 %) 9.059 (23,99 %) 7.445 (14,32 %) 2.296 (13,6%) 2.978 (9,47%) 27.404 (17,48 %) ĐV có đạo 537 (2,88%) 317 (0,84%) 379 (0,73%) 340 (2,01%) 2544 (8,09%) 4.117 (2,63% ) Kết nạp ĐV năm 2011 1.278 2.827 3.749 1.364 2.001 11.219 Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên 177 Phụ lục 4 TỶ TRỌNG DÂN SỐ CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN CHIA THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT Chư a đi học Chưa tốt nghiệ p tiểu học Tốt nghiệ p tiểu học Tốt nghiệ p trung học cơ sở Tốt nghiệp trung học phổ thông Tốt nghiệ p sơ cấp Tốt nghiệ p trung cấp Tốt nghiệ p cao đẳng Tốt nghiệ p đại học trở lên Toàn quốc 5,5 14,5 25,7 28,9 12,1 2,6 4,7 1,6 4,4 Tây Nguyên 10,3 13,7 30,3 27,6 8,4 1,9 3,8 1,3 2,8 Kon Tum 13,7 16,2 27,9 23,6 6,6 2,6 4,2 1,7 3,4 Gia Lai 18,5 15,4 28,7 23 5,3 2,3 3,5 1 2,3 Đắk Lắk 7,5 13,1 30,3 30 9 1,8 4,1 1,4 2,8 Đắk Nông 8,4 14,0 33,7 29,3 7,4 0,9 3,2 1 2,1 Lâm Đồng 5,7 11,7 31,5 29,4 11,4 18 3,6 1,5 3,5 Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở ở Việt Nam năm 2009 - Các kết quả chủ yếu. Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, tr.156, 158 178 Phụ lục 5 ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TOÀN VÙNG TÂY NGUYÊN TÍNH ĐẾN NĂM 2010 Cấp học Số lượng Chất lượng Mầm non 14.246 93,9% đạt và vượt chuẩn đào tạo Tiểu học 34.930 99,13% đạt và vượt chuẩn đào tạo Trung học cơ sở 28.172 99,1% đạt và vượt chuẩn đào tạo Trung học phổ thông 12.716 98,5% đạt và vượt chuẩn đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp 757 86 thạc sĩ (11%) Đại học, cao đẳng 1.398 13 phó giáo sư và 66 tiến sĩ (5,8%), 657 thạc sĩ (47%) Nguồn: Nâng cao chất lượng giáo dục vùng Tây Nguyên, www.nhandan.com.vn, 03/03/2011 Phụ lục 6 THỐNG KÊ HỌC SINH PHỔ THÔNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN NĂM 2007 và NĂM 2011 Năm 2007 Năm 2011 Tổng số học sinh Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tổng số Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Kon Tum 56563 33422 19862 3279 56917 31370 21449 4098 Gia Lai 110835 75421 29809 5605 123208 81825 34032 7351 Đắc Lắk 143966 80283 48486 15197 129719 71776 44665 13278 Đắk Nông 39768 25309 11213 3246 40054 24573 11827 3654 Lâm Đồng 63583 35319 21673 6591 60736 31195 21759 7782 Nguồn: Tổng cục thống kê, 179 Phụ lục 7 ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ Ở CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2008 Ngành đào tạo Số lượng tham gia Người dân tộc thiểu số 1. Trung cấp 11.293 3.083 (27,3%) - Trung cấp Chính trị 5.567 1.442 - Trung cấp Quản lý nhà nước 519 94 - Trung cấp Tài chính 110 39 - Trung cấp Địa chính 388 96 - Trung cấp Luật 1.025 232 - Trung cấp Quản lý văn hoá 744 243 - Trung cấp Công an 868 220 - Trung cấp Quân sự 1.024 428 - Trung cấp Văn thư 285 67 - Trung cấp Thanh vận 408 115 - Trung cấp Phụ vận 355 116 2. Đại học chuyên môn 290 23 (7,93%) 3. Cao cấp lý luận chính trị 835 55 (5,27%) 4. Bồi dưỡng nghiệp vụ 64.965 3.905 (0,6%) Tổng 77.383 7.066 (9,13%) Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên 180 Phụ lục 8 TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHUYÊN TRÁCH, KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ Ở TÂY NGUYÊN, NĂM 2009 Tổng số Học vấn Chuyên môn Lý luận chính trị Quản lý nhà nước Tin học CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ 7.650 - Nam 6.483 - Nữ 1.167 - DTTS 2.595 (33,92%) - Tiểu học 528 (6,9%) - THCS 3.095 (40,45%) - THPT 4.027 (52,64%) - Sơ, trung cấp 1.627 (21,26%) - Cao đẳng 100 (1,3%) - Đại học 326 (4,2%) - Chưa đào tạo 5.597 (73,16%) - Sơ cấp 1853 (24,22%) - Trung cấp 3.218 (42,06%) - Cao cấp 265 (0,34%) - Chưa đào tạo 2.314 (30,24%) - Sơ cấp 727 (9,5%) - Trung cấp 344 (4,4%) - Cử nhân 386 (5%) - Chưa đào tạo 6.193 (81%) 497 (6,4%) CÔNG CHỨC CẤP XÃ 5.233 - Nam 4.086, - Nữ 1.147 - DTTS 1.183 (22,60%) - Tiểu học 114 (2,18%) - THCS 880 (16,81%) - THPT 4.239 (81%) - Sơ, trung cấp 2.534 (48,42%) - CĐ 869 (16,6%) - ĐH 251 (4,8%) - Chưa đào tạo 1.579 (30,17%) - Sơ cấp 1.193 (22,80%) - Trung cấp 1.275 (24,76%) - Cao cấp 106 (2,02%) - Chưa đào tạo 3.225 (61,63%) - Sơ cấp 106 (2.02%) - Trung cấp 149 (2,85%) - Cử nhân 3 (0,06%) - Chưa đào tạo 4.994(95,42%) 1.018 (19,45%) CÁN BỘ KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ 10.731 - Nam 7.433 - Nữ 3.298 - DTTS 3.343 (31,15%) - Tiểu học 945 (8,8%) - THCS 4.719 (43,97%) - THPT 5.067 (47,21%) - Sơ, trung cấp 1.732 (16,14%) - CĐ 128 (1,19%) - ĐH 112 (1,04%) - Chưa đào tạo 6.696 (79,3%) - Sơ cấp 1.675 (15,6%) - Trung cấp 1.458 (13,58%) - Cao cấp 44 (0,57%) - Chưa đào tạo 7.536 (70,22%) - Sơ cấp 192 (1,79%) - Trung cấp 220 (2,05%) - Cử nhân 46 (0,43%) - Chưa đào tạo 10.273(95,73%) Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên 181 Phụ lục 9 ĐÀO TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2010 Loại lớp Số lượt người học Số lượt người DTTS học Tổng 55.960 14.926 Chuyên môn (đại học, trung cấp) 11.955 Trung cấp lý luận chính trị 17.336 Trung học phổ thông 2.178 Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về an ninh trật tự cho cán bộ chủ chốt thôn, buôn 18.779 Bồi dưỡng nghiệp vụ công an xã 5.712 Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Phụ lục 10 TRÌNH ĐỘ CÁC MẶT CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CƠ SỞ CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN NĂM 2003 VÀ 2010 Cán bộ (%) Công chức (%) Cấp học Năm 2003 Năm 2010 Năm 2003 Năm 2010 Tiểu học 20,0 7,1 13,5 3,0 Trung học cơ sở 46,0 38,4 56,4 16 Trung học phổ thông 34,0 54,4 56,4 80,8 Đại học, cao đẳng 6,8 8,5 2,9 10,6 Trung cấp chuyên môn 19,2 21,4 30,1 64,3 Trung cấp chính trị trở lên 30 49,8 0,9 17,8 Trung cấp quản lý nhà nước 3,8 4,5 2,5 2,7 Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên 182 Phụ lục 11 ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC PHỤC VỤ CÔNG TÁC TẠO NGUỒN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2003 ĐẾN 2010 Lớp Số lớp Số người học 264 9.796 Tiếng Ê-đê 56 2.485 Tiếng M’nông 09 410 Tiếng Gia-rai 56 2485 Tiếng Ba-na 13 172 Tiếng Xê-đăng 30 1.636 Tiếng Giẻ-triêng 04 95 Tiếng Cơ-ho 59 1.534 Tiếng Chu-ru 14 364 Tiếng Mạ 23 615 Nguồn: Ban Chỉ đạo Tây Nguyên 183 Phụ lục 12 PHIẾU HỎI Ý KIẾN Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: “Tạo nguồn CB, CC xã người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay” xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin dưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào các ô trống mà đồng chí cho là thích hợp hoặc ghi ý kiến vào những chỗ trống. 1. Đ/c có biết về chủ trương tạo nguồn CB, CC xã là người DTTS? (Đánh dấu vào 1 ô trống) 1. Biết từ lâu 3. Bây giờ mới biết 2. Mới biết vài năm nay 4. Không biết 2. Đ/c biết về chủ trương tạo nguồn CB, CC xã là người DTTS ở địa phương đ/c thông qua kênh thông tin nào? (Có thể đánh dấu ở nhiều ô) 1 Nghe cán bộ huyện, tỉnh, trung ương nói 2 Nghe cán bộ xã nói 3 Đọc trong các văn kiện của huyện, tỉnh, trung ương 4 Đọc trong các văn kiện của xã 5 Nghe đọc trên báo, đài; thông tin từ người quen 6 Chưa hề biết 7 Kênh khác (Ghi rõ tên) ……………………… 3. Theo đ/c, tạo nguồn công chức xã (tức là chuẩn bị những người sẽ giữ các chức danh Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hoá - xã hội) là người DTTS ở Tây Nguyên về lâu dài nên bắt đầu từ nhóm đối tượng nào? (Chỉ đánh dấu 1 ô trống) Học sinh tốt nghiệp tiểu học Người lao động có trình độ chuyên môn trung cấp Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở Người lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông Đối tượng khác (ghi rõ tên)… 184 4. Theo đ/c, tạo nguồn công chức xã là người DTTS ở Tây Nguyên trước mắt nên tập trung nhất vào nhóm đối tượng nào? (Chỉ đánh dấu 1 ô trống) Học sinh tốt nghiệp tiểu học Người lao động có trình độ chuyên môn trung cấp Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở Người lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông Đối tượng khác (ghi rõ tên)… 5. Theo đ/c, tạo nguồn cán bộ xã (tức là chuẩn bị những người sẽ giữ chức danh Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND; Chủ tịch UB MTTQVN; Bí thư Đoàn TNCSHCM; Chủ tịch HLH Phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh) là người DTTS ở Tây Nguyên về lâu dài nên bắt đầu từ nhóm đối tượng nào? (đánh dấu 1 ô) Học sinh tốt nghiệp tiểu học Người lao động có trình độ chuyên môn trung cấp Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở Người lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông Đối tượng khác (ghi rõ tên)… Công chức xã … 6. Theo đ/c, tạo nguồn cán bộ xã là người DTTS ở Tây Nguyên trước mắt nên tập trung nhất ở nhóm đối tượng nào? (Chỉ đánh dấu 1 ô trống) Học sinh tốt nghiệp tiểu học Người lao động có trình độ chuyên môn trung cấp Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở Người lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông Đối tượng khác (ghi rõ tên)… Công chức xã … 185 7. Đồng chí đánh giá như thế nào về chất lượng công tác tạo nguồn CBCC xã người DTTS ở Tây Nguyên hiện nay (Chỉ đánh dấu 1 ô trống) 1. Rất tốt 3. Khá 5. Yếu 2. Tốt 4. Trung bình 6. Rất yếu 8. Đ/chí đánh giá thế nào về vai trò trên thực tế của các cấp lãnh đạo, quản lý của HTCT đối với công tác tạo nguồn CB, CC xã người DTTS ở Tây Nguyên thời gian qua (đánh giá mỗi cấp 1 ô vai trò) Vai trò trên thực tế Cấp To lớn Khá Trung bình Hạn chế Chưa có Trung ương Tỉnh Huyện Xã 9. Theo đ/c, công tác tạo nguồn CB, CC bao gồm nội dung nào sau? (Đánh vào những ô phù hợp) 1. Xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn 2. Rèn luyện, phát hiện nguồn qua phong trào quần chúng 3. Thực hiện chính sách hỗ trợ tạo nguồn 4. Thu hút, tuyển chọn, tiếp nhận vào tổ chức 5. Đào tạo, bồi dưỡng 6. Phát triển đảng viên 7. Quy hoạch nguồn theo từng chức danh 8. Điều động, tăng cường, luân chuyển cán bộ về xã 9. Lựa chọn nhân sự đại hội, bầu cử, tuyển dụng 10. (Nội dung khác) 186 10. Theo đồng chí, chất lượng thực tế của từng nội dung tạo nguồn CB, CC sau như thế nào? (Mỗi nội dung đánh dấu vào 1 ô) Chất lượng Nội dung Tốt khá Tr. Bình Hạn chế Chưa có 1. Xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn 2. Rèn luyện, phát hiện nguồn qua phong trào quần chúng 3. Thực hiện chính sách hỗ trợ tạo nguồn 4. Thu hút, tuyển chọn, tiếp nhận vào tổ chức 5. Đào tạo, bồi dưỡng 6. Phát triển đảng viên 7. Quy hoạch nguồn theo chức danh 8. Điều động, tăng cường, luân chuyển cán bộ về xã 9. Lựa chọn nhân sự đại hội, bầu cử, tuyển dụng 10. (Nội dung khác) 11. Đồng chí hãy xếp theo thứ tự (1,2,3…) từ nội dung quan trọng nhất, cần tập trung thực hiện đến ít quan trọng hơn trong công tác tạo nguồn CBCC xã người DTTS ở Tây Nguyên hiện nay 1. Xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn 2. Rèn luyện, phát hiện nguồn qua phong trào quần chúng 3. Thực hiện chính sách hỗ trợ tạo nguồn 4. Thu hút, tuyển chọn, tiếp nhận vào tổ chức 5. Đào tạo, bồi dưỡng 6. Phát triển đảng viên 7. Quy hoạch nguồn theo từng chức danh 8. Điều động, tăng cường, luân chuyển cán bộ về xã 9. Lựa chọn nhân sự đại hội, bầu cử, tuyển dụng 10. (Nội dung khác) 187 12. Xin đ/c cho biết một số thông tin cá nhân: (Có thể đánh dấu nhiều ô) Là người dân tộc thiểu số Là cán bộ chuyên trách công tác cán bộ ở tỉnh, huyện Là cán bộ không chuyên trách công tác cán bộ ở tỉnh, huyện Là cán bộ các đơn vị khác có tham gia công tác tạo nguồn CB, CC xã Là cán bộ, công chức xã Là nguồn cán bộ, công chức xã Tuổi đời Tuổi đảng 13. Ở địa phương đ/c đã có văn bản nào liên quan đến công tác tạo nguồn cán bộ xã người DTTS (Ghi tên địa phương; Tên và số văn bản) ……. Xin cám ơn đồng chí ! 188 Phụ lục 13 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ CHỦ TRƯƠNG TẠO NGUỒN CB, CC XÃ NGƯỜI DTTT Ở TÂY NGUYÊN (Số lượng phiếu khảo sát: 750) Biết về chủ trương Biết qua kênh thông tin Nội dung Từ lâu Vài năm nay mới biết Không biết Cánbộ huyện, tỉnh, Trung ương Cán bộ xã Văn kiện huyện, tỉnh, Trung ương Văn kiện của xã Báo, đài; người quen Kênh khác Tỷ lệ % 54.0 34.4 8.4 3.2 40.8 16.0 66.8 13.6 56.0 5.6 Phụ lục 14 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ THỰC TẾ CỦA CÁC CẤP LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VỀ TẠO NGUỒN CB, CC XÃ NGƯỜI DTTT Ở TÂY NGUYÊN (Số lượng phiếu khảo sát: 750 phiếu) Tỷ lệ đánh giá (%) Cấp To lớn Khá Trung bình Hạn chế Chưa có Trung ương 26,8 47,2 17,2 6,0 2,8 Tỉnh 11,2 50,0 29,2 8,0 1,2 Huyện 12,4 42,4 29,2 13,2 2,4 Xã 12,0 35,6 28,0 19,2 5,2 189 Phụ lục 15 KẾT QUẢ KHẢO SÁT XÁC ĐỊNH NỘI DUNG TẠO NGUỒN CB, CC XÃ NGƯỜI DTTT Ở TÂY NGUYÊN (Số lượng phiếu khảo sát: 750 phiếu) Nội dung tạo nguồn Đồng ý (%) Không đồng ý (%) Không ý kiến (%) 1. Xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn 79,6 20 0,4 2. Rèn luyện, phát hiện nguồn qua phong trào quần chúng 53,2 46,8 3. Thực hiện chính sách hỗ trợ tạo nguồn 73,2 26,4 0,4 4. Thu hút, tuyển chọn, tiếp nhận vào tổ chức 68,8 31,2 5. Đào tạo, bồi dưỡng 82,4 17,6 6. Phát triển đảng viên 73,2 26,8 7. Quy hoạch nguồn theo từng chức danh 72 28 8. Điều động, luân chuyển cán bộ về xã 58 41,6 0,4 9. Lựa chọn nhân sự đại hội, bầu cử, tuyển dụng 56,4 43,6 10. (Nội dung khác) 10,4 89,6 190 Phụ lục 16 CÁC NỘI DUNG TẠO NGUỒN CB, CC XÃ NGƯỜI DTTT Ở TÂY NGUYÊN CẦN TẬP TRUNG THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (XẾP THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN) (Số lượng phiếu khảo sát: 750 phiếu) Nội dung Thứ tự ưu tiên Tỷ lệ % đồng ý Xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn 1 56,8 Đào tạo, bồi dưỡng 2 22,0 Thực hiện chính sách hỗ trợ tạo nguồn 3 18,4 Phát triển đảng viên 4 14,4 Thu hút, tuyển chọn, tiếp nhận vào tổ chức 5 13,6 Quy hoạch nguồn theo từng chức danh 6 14,0 Rèn luyện, phát hiện nguồn qua phong trào quần chúng 7 12,8 Điều động, luân chuyển cán bộ về xã 8 18,0 Lựa chọn nhân sự đại hội, bầu cử, tuyển dụng 9 19,2 191 Phụ lục 17 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG TẠO NGUỒN CB, CC XÃ NGƯỜI DTTT Ở TÂY NGUYÊN (Số lượng phiếu khảo sát: 750 phiếu) Nội dung tạo nguồn Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Hạn chế (%) Chưa có (%) Chất lượng chung 7.2 16.8 27.2 35.2 12.0 1. Xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn 19.2 32.4 20.4 10.4 17.6 2. Rèn luyện, phát hiện nguồn qua phong trào 10.0 19.6 26.8 16.8 26.8 3. Thực hiện chính sách hỗ trợ tạo nguồn 11.2 24.0 28.4 14.8 21.6 4. Thu hút, tuyển chọn, tiếp nhận vào tổ chức 5.6 21.2 27.6 23.6 22.0 5. Đào tạo, bồi dưỡng 18.4 31.2 25.2 11.2 14.0 6. Phát triển đảng viên 18.8 30.8 20.4 10.4 19.6 7. Quy hoạch nguồn theo từng chức danh 7.6 25.6 28.8 15.2 22.8 8. Điều động, tăng cường, luân chuyển cán bộ về xã 10.8 18.0 28.0 18.0 25.2 9. Lựa chọn nhân sự đại hội, bầu cử, tuyển dụng 13.2 29.2 22.8 6.4 28.4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfyen_la_bv_caphv_253.pdf
Luận văn liên quan