Thực ra, trong trường hợp quy định về cách xác định Trọng tài trong
nước hay nước ngoài được sửa đổi theo hướng được đề nghị tại Mục 4.2.2 trên,
tức là chỉ dựa vào địa điểm giải quyết tranh chấp để xác định “quốc tịch” của
một vụ kiện trọng tài, thì quy định tại khoản 5 Điều 5 của Nghị quyết sẽ trở
thành “thừa” vì khi đó, Trọng tài nước ngoài có địa điểm giải quyết tranh chấp
tại Việt Nam cũng sẽ được xem là Trọng tài trong nước và TA Việt Nam
đương nhiên sẽ có các thẩm quyền hỗ trợ tư pháp trước khi và trong quá trình
tố tụng trọng tài. Chính vì vậy, NCS một lần nữa cho rằng khái niệm về Trọng
tài trong nước và Trọng tài nước ngoài trong LTTTM và BLTTDS cần phải
được sửa đổi. Trong trường hợp không sửa đổi thì TANDTC cần sớm có văn
bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục để giải quyết các yêu cầu về hỗ trợ tư pháp
của TA Việt Nam đối với TTTM nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại
khoản 5 Điều 5 Nghị quyết 01/2014
182 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của tòa án Việt Nam đối với trọng tài thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối
với TTTM, đặc biệt là TTTM nước ngoài, còn thấp là do TA Việt Nam không
thực sự ủng hộ TTTM. Trước hết, như nhận xét của luật gia Tưởng Duy
Lượng, trình độ của một số thẩm phán Việt Nam còn hạn chế hoặc chưa có
nhiều kinh nghiệm [29, tr. 6]. Vì vậy, cần nâng cao năng lực cũng như kinh
nghiệm của các thẩm phán Việt Nam trong việc giải quyết các yêu cầu liên
quan đến hỗ trợ tư pháp đối với cả TTTM trong nước và nước ngoài. Trên
thực tế, các vụ việc liên quan đến TTTM chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn
như Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong khi nhiều TA cấp tỉnh còn chưa có nhiều
kinh nghiệm giải quyết vụ việc tương tự, dẫn đến tình trạng lúng túng khi giải
145
quyết các yêu cầu liên quan đến TTTM như yêu cầu công nhận và cho thi hành
PQTT nước ngoài, yêu cầu TA chỉ định TTV Trọng tài vụ việc, yêu cầu TA hỗ
trợ thu thập chứng cứ và triệu tập người làm chứng v.v... Chính vì vậy, để thực
hiện giải pháp này, NCS kiến nghị với TANDTC và Bộ Tư pháp là cần tăng
cường phối hợp, chủ trì các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn
nghiệp vụ và ngoại ngữ cho Thẩm phán, cán bộ phụ trách về lĩnh vực này.
Theo NCS được biết hiện nay các tổ chức như Ngân hàng thế giới, Cơ quan
phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAid), Cơ quan phát triển quốc tế Úc (AusAid),
Dự án hỗ trợ chính sách thương mại về đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP)
v.v... đã tài trợ khá nhiều dự án để hỗ trợ cải cách tư pháp ở Việt Nam, thông
qua việc tổ chức các khóa học có chuyên gia quốc tế đến giảng dạy, dịch các
sách- tài liệu chuyên khảo liên quan đến vấn đề này. Vì vậy, TANDTC và Bộ
Tư pháp cần tận dụng những nguồn lực như vậy để nâng cao trình độ của các
thẩm phán Việt Nam và các chuyên viên. Từ đó tạo nên một đội ngũ thẩm
phán, chuyên viên chuyên trách, có trình độ và kinh nghiệm để giải quyết các
vụ việc liên quan đến hỗ trợ tư pháp đối với TTTM.
NCS cũng cho rằng việc đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn và trình
độ cần phải được chú trọng ngay từ bậc đại học và đối tượng đào tạo cần phải
mở rộng ra cả các luật sư, kiểm sát viên, chuyên gia thậm chí là các doanh
nghiệp trong nước. Để làm được như vậy, cần chú trọng hơn nữa chương trình
giảng dạy của môn TTTM ở các trường đào tạo ngành luật tại Việt Nam, tổ
chức các khóa học về TTTM thường xuyên hơn nữa để những người có nhu
cầu có thể tham gia. Các trường đại học, các cơ sở đào tạo nên mời các luật sư,
chuyên gia về TTTM trong và ngoài nước tham gia giảng dạy cùng để chia sẻ
thêm kinh nghiệm về thực tiễn, khuyến khích sinh viên tham gia diễn án
TTTM được tổ chức bởi các trường đại học tại Việt Nam hay quốc tế như
W.C.Vis, AAIA vv. hiện nay có khá nhiều khóa học đào tạo ngắn hạn kĩ
năng và kiến thức cần thiết cho các TTV, luật sư và chuyên gia về TTTM của
146
các tổ chức trọng tài quốc tế hàng đầu như các khóa học của Viện Trọng tài
London (CIArb), Học viện Trọng tài Paris (Arbitration Academy), Phòng
thương mại quốc tế (ICC), Hội đồng quốc tế về TTTM (ICCA). Các tổ chứ này
cũng thường xuyên có các hội thảo trực tuyến miễn phí và đóng phí. Vì vậy,
các trung tâm trọng tài, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
hay Liên đoàn luật sư hoàn toàn có thể chủ động liên lạc với các trung tâm này
để tổ chức các khóa học ngắn hạn đó tại Việt Nam hoặc tích cực cử người tham
gia các khóa học này.
Việc bồi dưỡng, đào tạo các thẩm phán và cán bộ tài TA về vấn đề này
cần phải thực hiện theo một lộ trình cụ thể dài hạn. Nói cách khác, trong ngắn
hạn, sẽ rất khó để có thể nâng cao trình độ của tất cả các thẩm phán của 63 tỉnh
thành và cũng khó để đảm bảo trình độ của các thẩm phán tại các tỉnh đồng
đều. Do đó, NCS mạnh dạn đề xuất rằng các việc liên quan đến TTTM sẽ được
giải quyết bởi ba TAND cấp cao tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, cũng là
các thành phố lớn thường xuyên tiếp nhận các loại việc này. Việc để các
TAND cấp cao giải quyết thay vì TA nhân dân cấp tỉnh như hiện nay cũng đảm
bảo chất lượng thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM, nhất
là khi nhiều loại việc chưa có cơ chế kháng cáo, kháng nghị để xem xét lại
quyết định của TA cấp sơ thẩm ví dụ như yêu cầu hủy PQTT, yêu cầu giải
quyết khiếu nại quyết định về thẩm quyền của HĐTT.
4.3.2.2. Tăng cường đầu tư nguồn lực về cở sở vật chất và công nghệ
cho các Tòa án và Trọng tài Thương mại Việt Nam
NCS cho rằng trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, cần tận dụng
khoa học kỹ thuật để xây dựng một cơ sở dữ liệu điện tử bao gồm các tài liệu
tham khảo, sách báo, án lệ trong và ngoài nước liên quan đến loại việc này để
bất cứ ai cũng có thể truy cập và tìm hiểu. Đây là cách thức mà khá nhiều quốc
gia và tổ chức đã thực hiện và đạt được hiệu quả đáng kể trên thực tế. Tuy
nhiên, do các trang thông tin điện tử đó hầu hết bằng tiếng nước ngoài nên còn
147
chưa phổ biến ở Việt Nam và các TA, thẩm phán Việt Nam rất khó tiếp cận.
Hiện nay, theo NCS được biết VIAC cũng có đăng những thông tin, bài viết về
TTTM trên trang thông tin điện tử chính thức của trung tâm và cũng rất được
hoan nghênh. Tuy nhiên, đây chưa phải là một kênh chuyên biệt về TTTM và
lượng thông tin cũng chưa thực sự đa dạng đầy đủ. Ngoài ra, phù hợp với đề án
phát triển án lệ [72], các án lệ và quyết định của TA cũng đã dần được công bố
trên cổng thông tin điện tử riêng tại địa chỉ https://anle.toaan.gov.vn và
Vì vậy, NCS kiến nghị TANDTC và các
trung tâm TTTM có thể kết hợp hoặc xây dựng một cơ sở dữ liệu điện tử tương
tự như vậy đối với các PQTT, các quyết định liên quan đến hoạt động TTTM
trong nước và ngoài nước thì đây sẽ là nguồn tham khảo quý giá đối với ngành
TA nói riêng và người dân nói chung. Để thực hiện giải pháp này, NCS cũng
kiến nghị là TA Việt Nam, các trung tâm TTTM Việt Nam và các cơ sở đào
tạo về luật, về thương mại cần có sự phối hợp chặt chẽ để đầu tư nguồn lực tài
chính cơ sở vật chất, hạ tầng và các nguồn tài liệu, tham khảo cho TA và cho
các trung tâm TTTM.
Kết luận Chƣơng 4
Trên cơ sở những hạn chế của pháp luật và bất cập trong thực tiễn thực
hiện thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM nêu tại Chương 3, NCS
đã đưa ra ba phương hướng và ba nhóm giải pháp cụ thể tương ứng liên quan
đến hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA
đối với TTTM cũng như phát triển các nguồn lực trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp
đối với TTTM trong nước và nước ngoài. Về tổng thể, việc xây dựng được các
phương hướng đúng đắn và giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật và nâng
cao chất lượng xét xử của TA Việt Nam đối với TTTM đòi hỏi sự thống nhất,
đồng bộ, tránh có sự “phân biệt đối xử” giữa TTTM trong nước và nước ngoài,
cũng như phải phù hợp với các quy định và sự phát triển chung của pháp luật
quốc tế, của Luật Mẫu UNCITRAL và Công ước New York, cũng như các cam
148
kết quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là
thành viên. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện nay cũng cần
tính đến những đặc thù của phương thức giải quyết tranh chấp bằng TTTM
cũng như kinh nghiệm của các quốc gia có nền trọng tài phát triển trong khu
vực và trên thế giới.
Mặt khác, để giúp cho các quy định của pháp luật về thẩm quyền hỗ trợ
tư pháp của TA đối với TTTM thực sự được “sống” trên thực tế, được vận
dụng một cách linh hoạt, đúng đắn và phù hợp với đúng mục đích là “giúp đỡ,
hỗ trợ” hoạt động TTTM thì chính những người trực tiếp áp dụng các quy định
đó, tức là các thẩm phán cần hiểu rõ về vai trò của TA cũng như mối quan hệ
giữa TA và TTTM, cũng như những hậu quả tiêu cực cho Nhà nước Việt Nam,
cho nền kinh tế và tư pháp Việt Nam nếu những hạn chế trong việc xét xử các
vụ việc liên quan đến hỗ trợ TTTM vẫn tiếp diễn. Có thể nói, một khi pháp
luật Việt Nam phù hợp với sự phát triển của pháp luật quốc tế và TA Việt Nam
tích cực ủng hộ hoạt động TTTM thì trong tương lai gần, TTTM sẽ có cơ hội
để phát triển lớn mạnh và trở thành phương thức giải quyết tranh chấp được
các doanh nghiệp trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn.
149
KẾT LUẬN
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, TTTM đã và đang đóng vai trò quan trọng
trong thương mại và đầu tư quốc tế. Về phương diện kinh tế, chính sách khuyến khích
sử dụng TTTM đều xuất phát từ nhận thức chung là bảo đảm để hệ thống tài phán
thương mại thực sự là một trong những yếu tố quan trọng của thị trường và mức độ
hiệu quả của nó là biểu hiện của mức độ hấp dẫn của thị trường [89]. Càng ở những
quốc gia có nền kinh tế phát triển, việc giải quyết tranh chấp bằng TTTM và các
phương thức giải quyết tranh chấp ngoài TA như thương lượng, hòa giải thương mại
nói chung cũng như thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM trong nước và
nước ngoài nói riêng lại càng được chú trọng. Qua nghiên cứu Luận án, NCS nhận
thấy rằng thẩm quyền của TA đối với TTTM bao gồm cả thẩm quyền hỗ trợ và thẩm
quyền giám sát. Trong nhiều trường hợp, khó có thể phân định một cách rõ ràng đâu là
thẩm quyền giám sát, đâu là thẩm quyền hỗ trợ mà phải căn cứ vào cách thức TA áp
dụng trên thực tế và trong từng vụ việc cụ thể để xác định. Ngày nay, mối quan hệ
giữa TA và TTTM cũng được cải thiện theo hướng hỗ trợ và ủng hộ lẫn nhau. Pháp
luật và thực tiễn xét xử về thẩm quyền tư pháp của TA đối với TTTM của nhiều quốc
gia trên thế giới cũng được thay đổi dần để hỗ trợ tối đa hoạt động của TTTM, cả
TTTM trong nước và TTTM quốc tế. Không chỉ vậy, TA vẫn có thể hỗ trợ TTTM kể
cả khi thực hiện thẩm quyền giám sát trọng tài để đảm bảo thưc hiện pháp luật và lẽ
công bằng của mình.
Tại Việt Nam, pháp luật trọng tài và BLTTDS 2015 về cơ bản đã ghi nhận
được các nguyên tắc cơ bản của Luật Mẫu UNCITRAL và Công ước New York về
thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA đối với TTTM và thậm chí có nhiều quy định tiến
bộ, mang tính ủng hộ khả năng thi hành thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên, vẫn còn tồn
tại những quy định chưa thực sự tương thích với hai văn bản này, đặc biệt là vẫn có sự
phân biệt đối xử giữa TTTM trong nước và TTTM nước ngoài. Mặt khác, một số TA
Việt Nam lại chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề này và vẫn cho rằng hầu hết các
thẩm quyền đối với TTTM được quy định trong LTTTM và BLTTDS là để giám sát
150
hoạt động TTTM. Nói cách khác, TA Việt Nam chưa thực sự tiếp nhận và coi TTTM
như một phương thức giải quyết tranh chấp thân thiện, có thể thay thế cho TA, vẫn có
xu hướng bảo hộ các doanh nghiệp trong nước. Đây là những lý do chính khiến cho
chất lượng thực hiện thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của TA Việt Nam đối với TTTM
trong nước và nước ngoài còn chưa cao, gây mất lòng tin của các nhà đầu tư, các
doanh nghiệp đối với TA Việt Nam cũng như môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Mặc dù Chính phủ Việt Nam có thể hỗ trợ TTTM thông qua việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật và những trợ giúp trực tiếp khác liên quan đến đầu tư nguồn lực, cơ sở
vật chất v.v, tuy nhiên TA vẫn phải giữ vai trò chủ động và chứng minh rằng TA
sẵn sàng hỗ trợ cho hoạt động TTTM, tạo điều kiện cho tố tụng trọng tài và thi hành
PQTT. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi TA thay đổi tư duy của về thẩm quyền
hỗ trợ tư pháp đối với TTTM cũng như về mối quan hệ giữa TA với TTTM.
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, chắc chắn
số lượng tranh chấp được giải quyết tại TTTM cũng sẽ tăng mạnh cả về số lượng và
giá trị tranh chấp. Điều này cũng sẽ kéo theo nhu cầu tăng cao của việc thực hiện hỗ
trợ tư pháp đối với TTTM.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, bên cạnh những vấn đề đã được
nghiên cứu trong Luận án, NCS cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu và cụ thể
hơn nữa đối với từng nội dung cụ thể của thẩm quyền hỗ trợ tư pháp đối với TTTM;
nghiên cứu về khả năng Việt Nam phê chuẩn Luật Mẫu UNCITRAL, và nghiên cứu
về những hậu quả pháp lý có thể xảy ra nếu TA Việt Nam không kịp thời thay đổi
cách tư duy, cách áp dụng các quy định của pháp luật theo hướng ủng hộ TTTM.
Những kinh nghiệm được đúc rút ra từ việc nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật
của các quốc gia có nền trọng tài phát triển cũng như thực tiễn xét xử của các quốc gia
này liên quan đến những vấn đề trên sẽ giúp Việt Nam có những định hướng và chính
sách đúng đắn để hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao chất lượng xét xử của TA
Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến TTTM cũng như đối với sự phát triển của
nền TTTM tại Việt Nam.
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thu Trang (2020), Thực trạng pháp luật Việt Nam về thẩm
quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án liên quan đến áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài, Tạp Chí Nhân Lực Và Khoa Học Xã
Hội, Số 1/2020.
2. Nguyễn Thị Thu Trang (2020), Các giải pháp nâng cao chất lượng thực
hiện thẩm quyền hỗ trợ tư pháp của Tòa án Việt Nam đối với trọng tài
thương mại, Tạp Chí Nhân Lực Và Khoa Học Xã Hội, số 6/2020.
3. Nguyen Ngoc Minh, Nguyen Thi Thu Trang & Nguyen Thi Mai Anh (2020),
Enforceability of arbitral awards in Vietnam- alarming practice, The Asia-
Pacific Arbitration Review 2021, Law Business Research, U.K, p.103-109.
4. Nguyen Manh Dzung, Nguyen Thi Thu Trang (2018), International
Investment Dispute Resolution in Vietnam: Opportunities and Challenges
in Julien Chaisse and Luke Nottage (2018), International Investment Treaties
and Arbitration Across Asia, Brill Nijhoff, p. 280-302. Also being published
at Vol. 18, Issue 5-6, The Journal of World Investment and Trade, 2017, p.
918.
5. Ho Ngoc Hien, Nguyen Thi Thu Trang (2020) The Interpretation And
Application Of The New York Convention 1958 For Recognition And
Enforcement Of Foreign Arbitral Awards In Vietnam. Journal of Critical
Review, 7 (5), p. 2191-2197.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Phạm Tuấn Anh, 2010, Vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng Tài Thương
Mại và trong Luật Trọng Tài Thương Mại năm 2010, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học: Những nội dung cơ bản của Luật Trọng Tài Thương Mại 2010, cơ chế
giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài, Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam, Hà Nội;
2. Phan Thông Anh, 2011, Giải quyết tranh chấp bằng Trọng Tài Thương Mại
Adhoc ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp- số
8 (tháng 4/2011);
3. Phan Thông Anh, 2015. Hủy Phán Quyết Trọng Tài, Luận án tiến sỹ, Trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phan Thông Anh, Tranh chấp trong kinh doanh thương mại và các hình thức
giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại,
<
DEEE6E16CC8BA97860182CC48BE?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p
_lifecycle=0&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=10217&_EXT_ARTICLEV
IEW_articleId=34155&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0>, (30/7/2020).
5. Ban soạn thảo dự án Luật, Tòa án Nhân dân Tối cao, Toàn văn Dự thảo 2-
Luật áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện,
<
Detail.aspx?ItemID=1330>, (30/7/2020).
6. Bộ Tư pháp, 2015, Báo cáo sơ kết 04 năm thi hành Luật Trọng tài Thương
mại, Hội nghị sơ kết 04 năm thi hành Luật Trọng tài Thương mại, tháng
9/2015, Hà Nội,
7. Bộ Tư pháp, 2017, Công văn số 3063/TCTHAD-NV1 ngày 18/8/2017.
<https://vcci.com.vn/ve-viec-thi-hanh-phan-quyet-trong-tai-theo-quy-dinh-tai-
dieu-67-luat-trong-tai-thuong-mai-nam-2010-thi-%E2%80%9Cphan-quyet-
trong>, (30/7/2020).
8. Nguyễn Đăng Dung, 2005, Thể chế Tư pháp trong Nhà nước pháp quyền,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
9. Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Thị Thu Trang, 2015, Công ước New York 1958
về việc Công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài, đăng
trong Tài liệu Tọa đàm thi hành nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP về thi hành
một số điều của luật Trọng tài và các vấn đề về Công ước New York 1958 về
công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam,
Hà Nội, ngày 2/4-3/4/2015
10. Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Thị Thu Trang, 2015, Thực trạng sử dụng
Trọng Tài Thương Mại tại Việt Nam, Một số giải pháp hấp dẫn Trọng tài, Hội
nghị sơ kết 04 năm thi hành Luật Trọng tài Thương mại, ngày 09/09/2015 tổ
chức bởi Bộ Tư pháp;
11. Vũ Ánh Dương, 2009, Dự án luật Trọng Tài Thương Mại và sự tiếp cận các
chuẩn mực quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Lập Pháp, Văn phòng Quốc hội, số
14 (151) năm 2009;
12. Vũ Ánh Dương, 2015, Những thuận lợi và khó khăn về áp dụng LTrọng Tài
Thương Mại tại VIAC- Một số đề xuất- kiến nghị, Tài liệu Hội nghị sơ kết 04
năm thi hành Luật Trọng tài Thương mại, Bộ Tư pháp, Hà Nội, ngày
09/09/2015.
13. Đỗ Văn Đại, 2017, Hủy Phán Quyết Trọng Tài: Thực trạng và kiến nghị,
Chương trình trao đổi nghiệp vụ Trọng tài giữa VIAC và Tòa án, Hồ Chí
Minh, ngày 29/07/2017.
14. Đỗ Văn Đại, 2017, Pháp luật Trọng tài Thương mại Việt Nam- Bản án và
Bình luận Bản án, NXB Hồng Đức.
15. Đỗ Văn Đại, Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi Trọng tài nước ngoài giải
quyết tranh chấp tại Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
<https://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh-
te.aspx?ItemID=14>, (30/7/2020).
16. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, 2004, Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và
chú thích, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
17. Phạm Thị Hồng Đào, 2016, Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh
chấp thương mại tại toà án và kiến nghị, ngày 11/01/2016
(30/7/2020)
18. Phạm Thị Hồng Đào, (2017), Vai trò của Tòa án đối với hoạt động của Trọng
Tài Thương Mại theo Luật Trọng Tài Thương Mại năm 2010 và kiến nghị,
ngày 06/6/2017 <
doi.aspx?ItemID=2154>, (30/7/2020).
19. Đặng Trung Hà, 2009, Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài và
những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
,
(30/7/2020).
20. Đỗ Hải Hà, 2007, Bàn về khái niệm Quyết định Trọng tài nước ngoài theo Bộ
luật Tố tụng dân sự 2004, Tạp Chí Khoa Học Pháp Lý Số
5(42)/2007,<
ontent&view=article&catid=118:ctc20075&id=335:bvknqcttnn&Itemid=110>
, (30/7/2020).
21. Hoàng Thị Thanh Hoa, 2017, Thi hành phán quyết của Trọng tài- Một số bất
cập và kiến nghị hoàn thiện, <https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-
trao-doi.aspx?ItemID=2252>, (30/7/2020).
22. Nguyễn Vũ Hoàng, 2013, Luật Trọng Tài Thương Mại Việt Nam - Bối cảnh ra
đời, tinh thần cơ bản và những điều lưu ý khi nhần nhận mối quan hệ Trọng
tài và Tòa án, tham luận tại Hội thảo ngày 03/05/2013 về Góp ý xây dựng dự
thảo Nghị quyết của hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn
thi hành một số quy định của Luật Trọng Tài Thương Mại;
23. Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, 2014, Nghị quyết 01/2014/NQ-
HĐTP hướng dẫn một số quy định của Luật Trọng tài Thương mại, ngày 20
tháng 3 năm 2014, Hà Nội.
24. Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, Án lệ số 13/2017/AL được
thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2017, được công bố theo Quyết định số
299/QĐ-CA ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối
cao.
25. Hội đồng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), 2019, Sách trắng
26. Hội luật gia Việt Nam, 2009, Báo cáo số 10/BCTĐ-HGVN về đánh giá tác
động dự kiến đối với Luật Trọng Tài Thương Mại, ngày 30/4/2009, Hà Nội
27. Ngô Huyền, Về việc TA hỗ trợ Trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp
thương mại- Một số khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, trang thông tin điện tử
Xây Dựng Pháp Luật, nguồn: <
cuu-trao-%C4%91oi.aspx?ItemID=36>, (30/7/2020).
28. Trần Hữu Huỳnh, 2003, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại- những thử thách
phía trước, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 3 năm 2003
29. Tưởng Duy Lượng, 2016, Bình luận Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự, Luật Trọng Tài
Thương Mại Và Thực Tiễn Xét Xử, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
30. Nguyễn Đức Minh, Khái quát về quyền tư pháp ở một số nước trên thế giới,
Trang thông tin điện tử của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam,
<
quat-ve-quyen-tu-phap-o-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-38692.html>,
(30/7/2020).
31. Montesquieu, 2006, Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội.
32. Dương Nguyệt Nga, Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại theo
pháp luật Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Tạp chí Tòa án Nhân
dân số 16/2007, tr. 4 -10
33. Phạm Duy Nghĩa, 2010, Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 23 (184), Tháng 12/2010, tr. 77-80.
34. Phạm Duy Nghĩa, 2012, Tòa án bảo trợ và giám sát Trọng tài, Hội thảo Góp ý
xây dựng dự thảo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối
cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng Tài Thương Mại, Hồ
Chí Minh ngày 2/11/2012.
35. Phạm Duy Nghĩa, 2014, Phương pháp nghiên cứu luật học, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
36. Đặng Thị Minh Ngọc, 2013, Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng Trọng
Tài Thương Mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Đại
Học Luật Hà Nội;
37. Trần Minh Ngọc, 2009, Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Trọng
tài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luân án tiến sĩ, Đại
học Luật Hà Nội.
38. Nhà Pháp luật Pháp Việt, tháng 9/2009 [tham khảo:
,
(30/7/2020).
39. Nhiều tác giả, 2001, Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa
chọn: Giải quyết các tranh chấp thương mại như thế nào?, Trung tâm thương
mại Quốc tế UNCTAD, WTO; Geneva, ITC, 2001, chuyển ngữ bởi Trung
tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
40. Nhóm chuyên gia cao cấp về Pháp luật Trọng tài và Hòa giải, khối Tài chính
thị trường của Nhóm Ngân hàng Thế giới, 2015, Một số vấn đề chính sách liên
quan đến Trọng tài và Hòa giải thành trong Dự thảo BLTTDS sửa đổi, bản
ngày 10/04/2015, Tài liệu gửi Quốc hội và Tòa án Nhân dân Tối cao, Tháng
5/2015.
41. Đặng Hoàng Oanh, 2005, Những vấn đề thực tiễn về Công nhận và thi hành
quyết định Trọng tài nước ngoài đã bị hủy tại nước gốc theo Công ước New
York về công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài, Tạp chí
Luật học, số 4/2005, trang 56-64.
42. Nguyễn Công Phú, 2015, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo
tổng kết 20 năm thực thi Công ước New York, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
43. Nguyễn Thái Phúc, 2003, Một số ý kiến về pháp lệnh Trọng Tài Thương Mại,
Tạp chí Khoa học Pháp luật số 2/2003.
44. Nguyễn Duy Phương, 2015, Hoàn thiện quy định về thẩm quyền giải quyết
tranh chấp kinh doanh thương mại của tòa án, Nghiên cứu lập pháp số
1/2015, tr. 31 - 34.
45. Quốc hội, 2003, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại số 08/2003/PL-
UBTVQH11, ban hành ngày 25/02/2003, Hà Nội.
46. Quốc hội, 2005, Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, ban hành ngày
29/11/2005, Hà Nội.
47. Quốc hội, 2010, Luật Trọng tài Thương mại Việt Nam số 54/2010/QH12, ban
hành ngày 17/06/ 2010, Hà Nội.
48. Quốc hội, 2013, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ban
hành ngày 28/11/2013, Hà Nội.
49. Quốc hội, 2014, Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, ban hành ngày
26/11/2014, Hà Nội.
50. Quốc hội, 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13, ban hành ngày
25/11/2015, Hà Nội.
51. Quốc hội, 2015, Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật số
80/2015/QH13 ban hành ngày 22 tháng 6 năm 2015, Hà Nội.
52. Quốc hội, Bộ luật Hàng hải số 95/2015/QH13, ban hành ngày 25/11/ 2015,
Hà Nội.
53. Nguyễn Duy Quý và Nguyễn Tất Viễn, 2008, Nhà nước pháp quyền Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân: Lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
54. Phan Gia Quý, Sự hỗ trợ của TA đối với hoạt động Trọng Tài Thương Mại,
Tạp chí Tòa án Nhân dân, <https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/su-ho-tro-
cua-toa-an-doi-voi-hoat-dong-trong-tai-thuong-mai> (30/7/2020)
55. Redfern, Alan; Martin Hunter; Constantine Partasides & Nigel Blackaby,
2004, Pháp luật và Thực tiễn Trọng Tài Thương Mại quốc tế, NXB Sweet &
Maxwell, Vương quốc Anh, Dịch và hiệu đính bởi VCCI và VIAC năm 2009.
56. Thesing, Joef, 2002, Nhà nước pháp quyền, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
57. Lê Nguyễn Gia Thiện, 2016, Công nhận và cho thi hành phán quyết của
Trọng tài nước ngoài, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 24, tháng 12/2016.
58. Bạch Thị Lệ Thoa, Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và cơ chế hỗ trợ của
Tòa án, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử
<
trong-tai-va-co-che-ho-tro-cua-toa-
an/?searchterm=%22TRANH%20CH%E1%BA%A4P"> (30/7/2020).
59. Nguyễn Thị Thu Thủy và Lê Hải An, 2017, Về điều kiện áp dụng Biện pháp
khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, Tạp Chí Nhà nước và Pháp luật, số
08/2017, tr. 32-38
60. Nguyễn Văn Tiến, 2009, Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các
vụ việc kinh doanh thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Luận
án tiến sĩ, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội
61. Nguyễn Trung Tín, 2006, Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, Tạp chí
Luật học số 12/2006, tr. 50-56.
62. Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội, 2020, Thông báo trả lại đơn số 03/TB-
TA ngày 07/01/2020
63. Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, 2015, Thực tiễn hỗ trợ của Tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội đối với hoạt động tố tụng trọng tài thương mại trong
việc giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng Trọng tài, Hội nghị Sơ kết 4
năm thi hành Luật Trọng tài Thương mại do Bộ Tư pháp tổ chức, ngày
09/09/2015, Hà Nội, tr. 38-44.
64. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 2012, Quyết định số
625/2012/QĐST-KDTM ngày 14/5/2012.
65. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 2013, Quyết định số
1254/2013/QĐ-BPKCTT ngày 17/10/2013.
66. Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 2014, Bản án số 471/2014/DS-PT
ngày 07/04/2014.
67. Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 2014, Quyết định số
177/2014/KDTM-ST ngày 05/03/2014.
68. Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 2018, Quyết định số
201/2016/KDTM-PT ngày 15, 16 tháng 11 năm 2018.
69. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh,2012, Quyết định số
1499/2012/KDTM-QĐ ngày 28/09/2012
70. Tòa án nhân dân tỉnh Long An, 2013, Quyết định số 01/2013/QĐST-KDTM
ngày 27/05/2013
71. Tòa án Nhân dân Tối cao và World Bank Group, 2017, Sổ tay pháp luật về
Trọng tài và Hòa giải, NXB Thanh niên, Hà Nội.
72. Tòa án Nhân dân Tối cao, 2012, Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày
31/201/2012
73. Tòa án Nhân Dân Tối Cao, 2019, Dự thảo nghị quyết công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam đối với phán quyết Trọng tài nước ngoài và bản án, quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài, ngày 18/07/2019,
<
cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-doi-voi-phan-quyet-cua-trong-tai-
nuoc-ngoai-va-ban-quyet-dinh-dan-su-cua-toa-nuoc-ngoai>, (30/7/2020).
74. Tòa án Nhân dân Tối cao, Biểu mẫu 4B thống kê số thụ lý và kết quả giải
quyết việc kinh doanh thương mại, <https://toaan.hanoi.gov.vn/bieu-mau-
thong-ke/-/view_content/1857549-mau-4b-so-thu-ly-va-ket-qua-giai-quyet-
cac-vu-viec-kinh-doanh-thuong-mai-phuc-th-1.html> (30/7/2020).
75. Tòa án Nhân dân Tối cao, Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định
của Tòa án, , (30/7/2020).
76. Tòa Phúc Thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tại Hà Nội, 2014, Quyết định số
117/2014/QĐ-PT ngày 07/08/2014.
77. Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Bản án
số 363/2006/DSPT ngày 07/09/2006.
78. Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, 2002,
Quyết định số 02/PTDS ngày 19/7/2002.
79. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, 2010, Hỏi đáp về luật Trọng tài, Hà
Nội.
80. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, 2013, Báo cáo tại Hội thảo về hủy
phán quyết Trọng tài, công nhận và thi hành quyết định Trọng tài nước ngoài
tại Việt Nam, Hà Nội, ngày 18/10/2013.
81. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, 2016 & 2017, Báo cáo thường niên
thống kê hoạt động giải quyết tranh chấp năm 2016 & 2017,
, (30/7/2020).
82. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, 2017, Phụ lục 1, Báo cáo quý II số
1680/PTM-VP ngày 14/7/2017, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, Hà Nội.
83. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Tố tụng Trọng tài- Tòa án phải hỗ trợ
đắc lực, đăng tại <
phai-ho-tro-dac-luc-n378.html>, (30/7/2020).
84. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006, Giảo trình Tư pháp Quốc tế, NXB tư
pháp, Hà Nội 2006;
85. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017, Giáo trình Luật tố tụng Dân sự Việt Nam,
tái bản lần thứ 16, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội
86. Hoàng Tuấn, 2004, Trọng Tài Thương Mại vẫn trong cảnh “thất nghiệp”,
Báo Pháp luật, số 102, ngày 28/04/2004.
87. Nguyễn Hồng Tuyến, 2003, Về những điểm mới của Pháp lệnh Trọng Tài
Thương Mại, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/2003.
88. Đào Trí Úc, 2008, Những vấn đề cơ bản của Luật Trọng tài, Hội thảo “Góp ý
vào dự thảo 1 Luật Trọng Tài Thương Mại”, Hội luật gia Việt Nam, ngày 10-
11/7/2008;
89. Đào Trí Úc, 2010, Thẩm quyền Hội đồng Trọng tài và vai trò của Tòa án
trong quá trình tố tụng trọng tài, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học,
26(2010), tr.270- 276.
90. Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội, 2010, Báo cáo giải trình, tiếp thu và sửa đổi Dự
thảo Luật Trọng Tài Thương Mại, số 320/BC-UBTVQH12 ngày 12 tháng 5
năm 2010.
91. Viện khoa học pháp lý, 2006, Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa.
92. Viện khoa học xét xử- Tòa án Nhân dân Tối cao, 2009, Chuyên đề Số 4-2009:
Chuyên đề về khoa pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản
án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước
ngoài, , (30/7/2020).
93. Viện Khoa học xét xử- Tòa án Nhân dân Tối cao, 2014, Thực tiễn giải quyết
yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài
nước ngoài của TA nhân dân- Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện, Hội nghị
Tổng kết 20 năm thực hiện Công ước New York 1958, Hà Nội, ngày
21/11/2014.
94. Võ Khánh Vinh, 2019, Về quyền tư pháp và chế độ tư pháp ở Việt Nam, Tạp
chí điện tử Tòa án nhân dân, ngày 01/07/2019, <https://tapchitoaan.vn/bai-
viet/phap-luat/ve-quyen-tu-phap-va-che-do-tu-phap-o-nuoc-ta>, (30/7/2020).
95. Nguyễn Thị Yến, 2005, Sự hỗ trợ của Cơ quan tư pháp đối với hoạt động của
Trọng Tài Thương Mại theo Pháp lệnh Trọng Tài Thương Mại năm 2003, Tạp
chí Luật học số 2/2005.
II. Tài Liệu Tiếng Anh
96. Abwuor, John Otieno, 2012, Role of Courts in Arbitration: A critical analysis
of the Kenya Arbitration Act No. 4 of 1995, The University of Nairobi, Kenya,
September 2012.
97. Arroyo, Manuel (ed), 2013, Arbitration in Switzerland: The Practitioner's
Guide, Wolters Kluwer Law, the Netherlands;
98. Böckstiegel, Karl-Heinz, Stefan Michael Kröll et al. (eds), 2007, Arbitration in
Germany: The Model Law in Practice, Kluwer Law International.
99. Bor, Harris, G. Fullelove, Joanne Greenaway, 2013, Arbitration in England
with chapters on Scotland and Ireland, Edited by Julian D.M. Lew, QC,
Kluwer Law International, the Netherlands, pg. 1-29.
100. Born, Gary B., 1994, International Commercial Arbitration in the US, Kluwer
Law and Taxation Publishers, the Netherlands.
101. Born, Gary B., 2009, International Commercial Arbitration, Kluwer Law
International, the Netherlands.
102. Born, Gary B., 2012, International Arbitration: Law and Practice, Volume,
Kluwer Law International, the Netherlands.
103. Born, Gary B., 2014, International Commercial Arbitration. Second Edition,
Kluwer Law International, the Netherlands.
104. Bosman (ed), 2013, Arbitration in Africa: A Practitioner's Guide, Nxb Kluwer
Law International, the Netherlands.
105. Cheung, Christina, 2012, The Enforcement Methodology of Non-Domestic
Arbitral Awards Rendered in the United States & Foreign-Related Arbitral
Awards Rendered in the People's Republic of China pursuant to Domestic
Law and the New York Convention, 11 Santa Clara Journal of International
Law, Vol.11 (2012-2013), Issue 1 (2012), pg. 237-263,
;
106. Christoph, Liebscher, 2012, Article V, in New York Convention on the
Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards – Commentary, R.
Wolff (ed), C. H. Beck.
107. Tran Quang Chuc, 2005, Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral
Awards in Vietnam, Journal of International Arbitration, 22(6), p. 496;
108. Commonwealth Secretariat, 1991, UNCITRAL Model Law on International
Commercial Arbitration- Explanatory Documentation prepared for
Commonwealth Jurisdictions, Commonwealth Secretariat Publications,
Marlborough House, London,
<
Arbitration-Commonwealth.pdf> (30/7/2020).
109. Correll, Charles C., Jr. & Ryan J. Szczepanik, 2013, No Arbitration Is an
Island: The Role of Courts in Aid of International Arbitration, 6 World Arb. &
Mediation Review, tr. 565, pg. 576–77.
110. Court of Appeal of England and Wales, 2008, Nigeria (NNPC) v. IPCO
(Nigeria) Ltd., 21 October 2008, [2008] EWCA Civ 1157.
111. Court of Appeal of English and Wales, 1995, Aggeliki Charis Compania
Maritima SA v Pagnan SpA (The Angelic Grace), United Kingdom, 1 Lloyd's
Rep 87.
112. Court of Appeal of English and Wales, 2000, Al-Naimi v Islamic Press
Agency, 1 Lloyd's Retr, United Kingdom, 522,524.
113. Court of Appeal of Paris of France, Société S.A. Lesbats et Fils v. Volker le
Docteur Grub, 18 January 2007, 05/10887.
114. Court of Appeal of Paris, France, 2005, Direction Générale de l’Aviation
Civile de l’Emirat de Dubaï v. Société International Bechtel Co., 29
September 2005, 2006 REV. ARB.
115. Croft, Clyde and James Allsop AO, 2014, Judicial Support of Arbitration, a
paper presented at the APRAG Tenth Anniversary Conference – Melbourne in
2014, ,
(30/7/2020)
116. Darwazeh, Nadia, 2010, Article V(1)(e), in Recognition and Enforcement of
Foreign Arbitral Awards: A Global Commentary on the New York Convention
(H. Kronke, P. Nacimiento et al. ed), Kluwer Law International, the
Netherlands.
117. Delaum, Georges R. e, 1998, Non-Domestic US Awards Qualify for
Recognition Under The New York Convention, RDAI/IBLJ, N° 1,
(30/7/2020).
118. Delvolvé, Jean-Louis, Gerald H. Pointon, 2009, et al., French Arbitration Law
and Practice: A Dynamic Civil Law Approach to International Arbitration,
Second Edition, Kluwer Law International.
119. District Court of the Southern District of Florida, 2009, Four Seasons Hotels
and Resorts B.V. et al. v. Consorcio Barr, S.A., United States of America, 12
May 2009, 1:04-cv-20673-KMM.
120. District Court of the Southern District of New York, 1989, FIAT S.p.A. v. The
Ministry of Finance and Planning of the Republic of Suriname, Suriname Rice
Export Company N.V. et al. v. Alvaro N. Sardi, United States of America, 12
October 1989, 1989 WL 122891
121. District of Columbia of the United States of America, 1996, Chromalloy
Aeroservices v. Arab Republic of Egypt, 31/07/1996, 94-2339;
122. Dundas, Hew R. and Dzungsrt & Associates, 2011, “National Report
Vietnam”, ICCA International Handbook on Commercial Arbitration,
International Council of Commercial Arbitration, the Netherlands.
123. Nguyen Manh Dzung, Nguyen Thi Thu Trang, IBA National Report on
Arbitrability,<https://www.ibanet.org/Document/Default.aspx?DocumentUid=
86BD8594-8F3A-443A-8B71-82E3E07EBE65> (30/7/2020).
124. Nguyen Manh Dzung, Nguyen Thi Thu Trang, IBA National Report on Public
Policy,
<https://www.ibanet.org/Document/Default.aspx?DocumentUid=EC9D4A07-
24F2-4237-800A-3F30D4012C27> (30/7/2020).
125. Gaillard, E. and J. Savage (eds), 1999, Fouchard Gaillard Goldman on
International Commercial Arbitration, Kluwer Law International, the
Netherlands.
126. Garner, Bryan (ed.), 2009, Black’s Law Dictionary, West-a Thomson
business, 9th ed, London.
127. Heibron, Hilary, 2013, A Practical Guide to International Arbitration in
London, Taylor & Francis, England.
128. High Court in the Supreme Court of Hong Kong, 1992, J. J. Agro Industries
(P) Ltd v. Texuna International Ltd., 12 August 1992, HCMP000751/1992.
129. High Court New Plymouth of New Zealand, 2004, Alexander Property
Developments v. Clarke, 10 June 2004, CIV. 2004-443-89, New Zealand.
130. High Court of England and Wales, 2004, IPCO (Nigeria) Ltd v. Nigerian Nat'l
Petroleum Cortr. [2005] EWHC 726 (Q.B.).
131. High Court of Justice of England and Wales, 1997, China Agribusiness
Development Corporation v. Balli Trading, 20 January 1997, XXIV
Y.B. COM. ARB. 732 (1999);
132. High Court of Justice of England and Wales, 2008, IPCO (Nigeria) Ltd. v.
Nigerian National Petroleum Corp, 17 April 2008, [2008] EWHC 797.
133. High Court of Paris, France, 2017, Republic of the Niger v. Africard, Decision
No. 17/54338 on 06 September 2017.
134. High Court of Supreme Court of Hong Kong, 1994, China Nanhai Oil Joint
Service Corporation Shenzhen Branch v. Gee Tai Holdings Co. Ltd., 1992 No.
MP 2411, Hong Kong, 13/07/1994.
135. Hobér, Kaj, 2011, International Commercial Arbitration in Sweden. Oxford
University Press. New York, 2011.
136. Holtzmann, Howard M. & Joseph E. Neuhaus, 1989, A Guide to The
UNCITRAL Model Law, Kluwer Law and Taxation Publisher, the
Netherlands.
137. Hong, Ronald, 2012, Interim Relief in Aid of ICA, 24 Singapore Academy of
Law Journal, pg. 499-532.
138. Hong-yu Lin, 2008, A theoretical overview of the foundation of international
commercial arbitration, Contemporary Asia Arbitration Journal, Volume 1(2),
p. 255- 286
139. ICCA, 2011, ICCA’s Guide to the interpretation of the 1958 New York
Convention, <https://www.arbitration-
icca.org/media/0/13365477041670/judges_guide_english_composite_final_re
vised_may_2012.pdf> (30/7/2020).
140. ICCA, Year-book Commercial Arbitration, Kluwer Law International,
<https://www.arbitration-
icca.org/publications/yearbook_table_of_contents.html> (30/7/2020).
141. Indian Parliament, 1996, Indian Arbitration and Conciliation Act in 1996,
amended in 01 August 2019
, (30/7/2020)
142. United Nations Commission on International Trade Law Working Group on
Arbitration, 2000, Settlement of Commercial Disputes - Possible uniform rules
on certain issues concerning settlement of commercial disputes: conciliation,
interim measures of protection, written form for arbitration agreement, Report
of the Secretary General, 32nd Sess., A/CN.9/WG.II/WP.108 (Jan. 2000).
143. International Law Association, 2004, Recommendations on the application of
public policy as a ground for refusing Recognition and Enforcement of
International Arbitral Awards, adopted by Resolution 2/2002, 70th Conference
of the International Law Association, April 2002, New Delhi, pg. 864.
144. Iran- US Claims Tribunal, 2004, Lincoln Riahi v. Islamic Republic of Iran,
Decision No. DEC 133-485-1 (17 November 2004).
145. Karel, Daele (ed), 2012, Challenge and Disqualification of Arbitrators in
International Arbitration, International Arbitration Law Library, Volume 24,
Kluwer Law International, the Netherlands.
146. Kronk, Nacimiento et al. (eds), 2010, Recognition and Enforcement of Foreign
Arbitral Awards: A Global Commentary on the New York Convention, Kluwer
Law International.
147. Lew, Julian D.M., 2007, “Does National Court Involvement Undermine the
International Arbitration Process?”, The American University International
Law Review, Washington College of Law (Oct. 15, 2007)
148. Lew, Julian D.M., Loukas A. Mistelis, Stefan Kröll, 2003, Comparative
International Commercial Arbitration, Kluwer Law International.
149. Luttrell, Sam, 2009, Bias Challenges in International Commercial
Arbitration: The Need for a “Real Danger” Test, Kluwer Law International,
the Netherlands.
150. Luxembourg Court of Appeal, 1999, Judgment of 28 January 1999, XXIVa
Y.B. Comm. Arb. 714.
151. M. Kerr, 1985, Arbitration and the Courts: The UNCITRAL Model Law, 34
Int'l & Comtr. L.Q. 1, tr. 2.
152. Marchac, Gregoire, 1999, Interim Measures in International Commercial
Arbitration under the ICC, AAA, LCIA & UNCITRAL Rules, 10 American
Review of International Arbitration, 123.
153. Mcllwrath, J. Savage, 2010, International Arbitration and Mediation- A
Practical Guide, Kluwer Law International, the Netherlands.
154. Menon, Sundaresh SC., 2012, Opening Plenary Session International
Arbitration: The Coming of a New Age for Asia (and Elsewhere), ICCA
Congress 2012, <
icca.org/media/0/13398435632250/ags_opening_speech_icca_congress_2012.
pdf> (30/7/2020).
155. Mercédeh, Azeredo da Silveira & Laurent Levy, 2008, Transgression of the
Arbitrators’ Authority: Article V (1)(c) of the New York Convention, in
Enforcement of arbitration agreement and International Arbitral Award: The
New York Convention in Practice (E. Gaillard, D. di Pietro eds.,), Brill,
London.
156. Moser, Michael J. (ed), 2007, Managing Business Disputes in Today's China:
Duelling with Dragons, Kluwer Law International, the Netherlands.
157. Moses Margaret L., 2008, The Principles and Practice of international
Commercial Arbitration, 2nd ed. Cambridge University Press, the U.K
158. Oberman, Michael S., 2013, “The Other Shoe”: Are Agreement Narrowing
Judicial Review Enforceable?, The International Institute for Conflict
Prevention & Resolution, Vol. 31 no. 5 May 2013, pg. 72-74
159. Paulsson, Jan, 1998, Enforcing Arbitral Awards Notwithstanding a Local
Standard Annulment (LSA), ICC Bull. 9, no. 1.
160. Redfern, Hunter, Blackaby and Partasides QC, 2015, Redfern and Hunter on
International Arbitration, Oxford University Press, 6th Edition.
161. Reyes, Anselmo & Weixia Gu (ed), 2018, The Developing
World of Arbitration. A Comparative Study of Arbitration Reform in the Asia
Pacific, Hart Publishing.
162. Sauvé, Jean-Marc, 2011, The Judiciary and the Separation of Powers, 2nd Jeu
de Paume Encounters, Friday 17 June 2011, Versailles, <https://www.conseil-
etat.fr/actualites/discours-et-interventions/the-judiciary-and-the-separation-of-
powers> (30/7/2020)
163. Schaefer, Jan K., 2016, Court Assistance in Arbitration- Some Observations
on the Critical Stand-by Fencution of the Courts, Pepperdine Law Review,
Vol.43.
164. Spenser, Underhill and Valentin, 1999, Restraining Foreign Proceedings
Pursued in Breach of an Agreement to Arbitrate in England, 2 International
Arbitration Law Review, pg. 151.
165. Stephan Wilske, Claudia Krapfl and Jefrey Jeng, 2013, German court ends
horseplay by finding ambiguous arbitral award enforceable, Arbitration News
of International Bar Association (IBA), Vol 18 No 2, September 2013, pg. 55;
166. Supreme Court of Austria, 2005, Buyer (Austria) v. Seller (Serbia and
Montenegro), 26 January 2005, 3 Ob 221/04b, Austria.
167. Supreme People’s Court of China, 2003, Gerald Metals Inc. v. Wuhu Smelter
& Refinery Co., Ltd. and Wuhu Hengxin Copper (Group) Inc., 12 November
2003, Min Si Ta Zi No. 12.
168. Swiss Federal Tribunal, 1993, Judgment of 11 March 1992, Rev. arb. 115.
169. Swiss Federal Tribunal, 1997, Judgment of 9 July 1997, 15 ASA Bull. 506.
170. Tao, Jingzhou, 2012, Arbitration Law and Practice in China, Third Edition,
Kluwer Law International.
171. The Belgium Parliament, 1993, Belgium Judicial Code - Schedule IV-
Arbitration, 24 June 1993, reformed on 25 December
2016,<https://www.uv.es/medarb/observatorio/leyes-arbitraje/europa-
resto/belgica-judicial-code-arbitration-2013.pdf>, (30/7/2020).
172. The Congressional Research Service, The U.S Constitution Annotate,
(30/7/2020)
173. The Dutch Parliament, 1986, The Dutch Code of Civil Procedure, Book 4,
dated 1 December 1986, revised in 27 May 2014,
, (30/7/2020)
174. The Federal Republic of Germany, 1877, German Code of Civil Procedure -
Zivilprozessordnung (ZPO), in 30 January
1877,<https://www.ilo.org/dyn/natlex/natlex4.detail?p_lang=&p_isn=89715&
p_classification=01.03>, (30/7/2020).
175. The French Parliament, 1981, Code of Civil Procedure of France, Book IV-
Arbitration, in 14 May 1981,
<https://www.jus.uio.no/lm/france.arbitration.code.of.civil.procedure.1981/do
c.html>, (30/7/2020)
176. The Italian Parliament, 1940, Italian Code of Civil Procedure, Title VIII of
Book IV- Arbitration, 28 October 1940, revised in 1994,
, (30/7/2020)
177. The Japanese Government, 2003, Arbitration Law no. 138 of Japan, in 01
August 2003,,
(30/7/2020).
178. The Parliament of Malaysia, Malaysian Arbitration Act No. 646 in 30
December 2005, amended on 1 December
2011,<
Act%20646%20-%20Arbitration%20Act%202005.pdf.>, (30/7/2020)
179. The Parliament of the United Kingdom, 1996, English Arbitration Act, on 17
June 1996,
(30/7/2020)
180. The Secretary-General of United Nations, 1985, Report of the Secretary-
General on the Analytical Commentary on Draft Text of a Model Law on
International Commercial Arbitration, UN Doc. A/CN.9/264, XVI Y.B.
UNCITRAL 104 (1985), (30/7/2020).
181. The Singapore Parliament, 1994, Singapore International Arbitration Act in
1994, revised on 31 December 2002,,
(30/7/2020).
182. The Standing Committee of China, 1994, Arbitration Law of the People’s
Republic of China, on 31 August
1994,<
201312/20131200432698.shtml>, (30/7/2020).
183. The United States Congress, 1926, Federal Arbitration Act (FAA), on 01
January 1926, <https://sccinstitute.com/media/37104/the-federal-arbitration-
act-usa.pdf>, (30/7/2020)
184. The World Bank, 2020, Doing Business- Vietnam,
(30/7/2020).
185. Truong Van Toan & Sesto E Vecchi, 2001, Enforcing a Foreign Arbitral
Award in Vietnam, International Business Lawyer 29(7), pg. 317-321.
186. Tweeddale, Andrew and Keren Tweeddale, 1999, A practical approach to
arbitration law, Nxb Blackstone Press, London.
187. UNCIRAL, 2012, Digest of Case Law on the Model Law on International
Commercial Arbitration, United Nations Publication,
(30/7/2020).
188. UNCITRAL, 2005, Report of the Working Group on Arbitration and
Conciliation on the Work of its Forty-Second Session, Document no.
A/CN.9/573 (10–14 January 2005),
(30/7/2020).
189. UNCITRAL, 2006, UNCITRAL Model Law on International Commercial
Arbitration in 1985, with amendments as adopted in 2006.
190. UNCITRAL, 2016, UNCITRAL Secretariat Guide on the Convention on the
Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards, United Nations
Publication,
<
vention.pdf> (30/7/2020).
191. UNCITRAL, Working Group II (Arbitration), 2003, Settlement of commercial
disputes: Interim measures of protection: Note by Secretariat, Document no.
A/CN.9/WG.II/WP.125 (thirty-ninth session, 2 October 2003),
(30/7/2020).
192. UNCTAD, 2005, International Commercial Arbitration- Module 5.1
International Commercial Arbitration,
(30/7/2020).
193. UNCTAD, 2005, International Commercial Arbitration- Module 5.6- Making
the Award and Termination of the Proceedings,
(30/7/2020).
194. UNCTAD, 2005, International Commercial Arbitration- Module 5.8 -Court
Measures,
(30/7/2020).
195. UNCTAD, 2020, Investment Policy Hub, Vietnam,
(30/7/2020).
196. United Nations- Economic and Social Council, 1958, Summary Record of the
Seventh Meeting on 3 June 1958, Document No. E/CONF.26/SR.17 dated 12
September 1958, (30/7/2020).
197. United Nations, 1958, Travaux préparatoires, United Nations Conference on
International Commercial Arbitration, Summary Record of the Eleventh
Meeting No. E/CONF.26.SR.11 on 12 September 1958,
(30/7/2020).
198. United Nations, 1958, United Nations Conference on International
Commercial Arbitration, Convention on the Recognition and Enforcement of
Foreign Arbitral Awards in 1958, New York.
199. United States District Court, E.D. California, 2010, Kim–C1, LLC v. Valent
Biosciences Corp., 756 F.Supp.2d 1258.
200. Van Den Berg, Albert Jan, 1985, When Is an Arbitral Award Nondomestic
Under the New York Convention of 1958?, Pace Law Review, Volume 6,
Issue 1 Fall 1985.
201. Van Den Berg, Albert Jan, 1999, Striving for uniform interpretation,
Enforcing Arbitration Awards under New York Convention- Experience and
Prospects, New York, United Nations,
,
(30/7/2020)
202. Van Den Berg, Albert Jan, 2003, Commentaries on Court Decisions on The
New York Convention Of 1958, in Yearbook Commercial Arbitration, Kluwer
Arbitration, Volume XXVIII – 2003, the Netherlands, pg. 307-644.
203. Malcolm N. Shaw, 2008, International Law, 6th ed., Cambridge University
Press.
204. Williams, David A R, 2014, Defining the role of the court in Modern
International Commercial Arbitration, Asian International Arbitration Journal,
Issue 2, Kluwer Law International, pg. 137-180
205. Peter Malanczuk, 1997, Akehurst’s Modern Introduction to International Law,
7th ed., Routledge.
206. Wolff R. (ed.), 2013, New York Convention on the recognition and
enforcement of foreign arbitral award- Commentary, Beck, Hart, Nomos;
207. World Justice Project, 2020, The WJP Rule of Law Index 2020,
<https://worldjusticeproject.org/sites/default/files/documents/WJP-ROLI-
2020-Online_0.pdf> (30/7/2020)
208. Yesilirmak, Ali, 2005, Provisional Measures in International Commercial
Arbitration, Kluwer Law International, the Netherlands.
209. Yuen, Rimsky, SC, 2013, Keynote speech by Secretary for Justice at
Arbitration Week in 2013,
(30/7/2020).
PHỤ LỤC
1. Phụ Lục 1: Công văn 246 của TANDTC
2. Phụ lục 2: Quyết định số 117/2014/QĐ-PT ngày 07/08/2014 của Tòa Phúc
Thẩm TAND tối cao tại Hà Nội.
3. Phụ lục 3: Quyết định số 08/2019/QD-PQTT ngày 25/07/2019 của TAND
TP Hà Nội liên quan đến yêu cầu hủy PQTT của VIAC trong vụ tranh
chấp về hợp đồng xây dựng giữa Công ty KE và Công ty AVN
4. Phụ lục 4: Thông báo số 03/TB-TA ngày 07 tháng 01 năm 2020 của
TAND cấp cao tại Hà Nội
5. Phụ lục 5: Biểu mẫu 4B thống kê số thụ lý và kết quả giải quyết việc kinh
doanh thƣơng mại của Tòa án Nhân dân Tối cao