Nghiên cứu hệ thống thi pháp thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh, thực chất chúng tôi phần nào
đã chật sự tiếp cận với bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam - từ trong cội nguồn của nó đã là
một hiện tượng tích hợp và dung hóa. ở đó "tính mở" và tính "thiết thực" là một trong những
nguyên tắc biểu hiện của tinh thần khoan dung văn hóa Việt Nam. Vì thế, thơ tứ tuyệt của
Người là sự tích hợp và dung hóa các giá trị của nhiều nền văn hóa của dân tộc và nhân loại,
từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Chính sự linh hoạt trong thi pháp thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh
là biểu hiện của tư tưởng khoan dung "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" của dân tộc Việt Nam.
Cũng chính vì xuất phát từ "tính mở" và tư tưởng "triết lý bình dân" của nền văn hoá Việt
Nam nên trong thi pháp thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh không có chỗ nào là "đất cấm kị" của
thể loại tứ tuyệt Qua việc nghiên cứu hệ thống thể loại tứ tuyệt, chúng ta nhận thấy rằng: Ở
Hồ Chí Minh trong sáng tạo nghệ thuật, Người không hề câu nệ thủ pháp diễn đạt ý tưởng mà
chú trọng cách thức làm cho ý tưởng ấy rung động lòng người.
224 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thi pháp tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh giá trị riêng có của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trong nền văn học
nƣớc nhà.
2. Khảo sát 198 bài thơ tứ tuyệt đƣợc sáng tác bằng hai ngôn ngữ Hán và Việt, ở
những giai đoạn khác nhau, để xác định sự thống nhất - nhất quán trong phong cách nghệ
thuật của Hồ Chí Minh.
5
3. Nghiên cứu hệ thống thi pháp thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh là để tìm hiểu những
giá trị tƣ tƣởng của Ngƣời về quan điểm trong sáng tác nghệ thuật nói riêng và trong tiếp
nhận văn hóa nói chung.
4. Góp phần tìm hiểu những giá trị cao đẹp của con ngƣời Hồ Chí Minh qua những
bài thơ tứ tuyệt của Ngƣời.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng khảo sát của chúng tôi là toàn bộ những bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh
gồm 198 bài (129 bài trong tập "Nhật ký trong tù", 69 bài ngoài "Nhật ký trong tù" - trong đó
có 36 viết bằng chữ Hán và 33 viết bằng quốc ngữ).
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Chung quanh vấn đề về thơ tứ tuyệt; hình tƣợng con ngƣời; hình tƣợng thời gian -
không gian nghệ thuật; các phƣơng thức biểu hiện và ngôn ngữ thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.
5.1. Bƣớc đầu ứng dụng việc sử dụng thi pháp học vào việc nghiên cứu toàn bộ hệ
thống thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh đề tìm đến cái "mã" nghệ thuật thơ tứ tuyệt của Ngƣời.
Từ đó giúp cho học sinh và những ngƣời yêu thích thơ Hồ Chí Minh có thêm điều kiện khách
quan để tìm hiểu và cảm thụ sâu sắc cái hay, cái đẹp, cái tinh diệu của thế giới trữ tình Hồ
Chí Minh.
5.2. Qua việc tìm hiểu hệ thống thi pháp thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, chúng tôi có
điều kiện để chỉ ra một nguyên tắc trong quan điểm sáng tác nghệ thuật nói riêng và trong
tiếp nhận văn hóa nói chung ở nghệ sĩ Hồ Chí Minh là: tạo ra những giá trị mới trên nền tảng
truyền thống bền vững; và làm cho những giá trị truyền thống luôn sống trong tinh thần thời
đại. Đây là một nguyên tắc tiếp nhận văn hóa đúng đắn nhất.
5.3. Nghiên cứu thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trên góc độ thi pháp học, luận án đã phần
nào chứng minh đƣợc rằng, chính sự không nhất nhất tuân thủ bất cứ khuôn mẫu nào trong
quá trình sáng tác thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh đã làm nên tính phong phú, đa dạng - là một
sự thống nhất, nhất quán của phong cách sáng tạo nghệ thuật ở nghệ sĩ Hồ Chi Minh.
5.4. Góp phần khẳng định một khuynh hƣớng mới trong nghiên cứu và phê bình văn
học, đó là đi vào hình thức nghệ thuật khám phá nội dung.
6
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Để xác định những đặc trƣng riêng của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh, trên nguyên tắc
chung cần khảo sát toàn bộ thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh trong mối quan hệ đối sánh với
nhiều hệ thống. Cụ thể, luận án sẽ đƣợc khai triển trên cơ sở quan tâm tới các mối quan hệ:
- Mối quan hệ giữa con ngƣời nhà thơ bên ngoài cuộc đời và thơ ca nghệ thuật của
Ngƣời. Bởi nghiên cứu thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh thực chất là góp phần khám phá tầm vóc vĩ
đại của con ngƣời Hồ Chí Minh, trong tầm vóc chung của lịch sử Việt Nam hiện đại. Do đó,
nghiên cứu thơ Hồ Chí Minh là nghiên cứu văn hóa Hồ Chí Minh ở góc độ tinh tế và sâu sắc
nhất. Vì lẽ ấy, khi đi vào nghiên cứu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh thì mối quan hệ soi sáng
giữa "thơ" và "ngƣời", vẫn là hệ quy chiếu tất yếu. Song chúng ta cũng cần có khoảng cách
để bảo đảm tích khách quan của tác phẩm nghệ thuật, vì bản thân tác phẩm nghệ thuật khi nó
ra đời nó tồn tại nhƣ một sinh mệnh sống; Chúng ta phải chiếm lĩnh nó nhƣ một khách thể
vốn nó vẫn tồn tại.
- Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với thơ tứ tuyệt truyền thống: ảnh
hƣởng của thơ tứ tuyệt truyền thống, thơ ca bác học và thơ ca dân gian Việt Nam... đối với
thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.
- Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh và những yếu tố trong thơ ca hiện đại.
Mối quan hệ phụ thuộc ảnh hƣởng qua lại giữ các bộ phận trong hệ thống hoặc giữa
các hệ thống sẽ là cơ sở quan trọng giúp xác định các đặc điểm nghệ thuật của những bài thơ
tứ tuyệt Hồ Chí Minh.
2. Để giải quyết những yêu cầu cụ thể, cần áp dụng những phƣơng pháp sau đây:
Phương pháp thống kê - phân loại:
Mục đích sử dụng nhằm tập hợp lại toàn bộ những bài thơ của Hồ Chí Minh viết theo
thể tứ tuyệt bằng hai thứ ngôn ngữ Hán và Việt đƣợc sáng tác trong mọi thời điểm khác nhau
đề tìm đến tính thống nhất nhất quán trong thi pháp sáng tác của nghệ sĩ Hồ Chí Minh.
Phương pháp đối chiếu - so sánh :
- Sử dụng phƣơng pháp so sánh để khẳng định rằng thơ tứ tuyệt Hổ Chí Minh là sự
tiếp nối truyền thống thơ tứ tuyệt cổ điển.
- Chứng minh cho những yếu tố sáng tạo hiện đại trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh
so với thơ tứ tuyệt truyền thống.
7
Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phân tích những ảnh hƣởng của những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong hệ
thống thi pháp thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN: Luận án đƣợc chia làm ba phần chính:
Phần dẫn nhập: Trình bày về ý nghĩa của đề tài, điểm lại các công trình chủ yếu
nghiên cứu về thơ Hồ Chí Minh nói chung và thơ tứ tuyệt nói riêng. Qua đó làm rõ mục đích
nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài, phƣơng pháp và phƣơng pháp luận
nghiên cứu của đề tài.
Phần nội dung: gồm ba chƣơng: chương 1: Chung quanh vấn đề về thơ tứ tuyệt - thơ
tứ tuyệt của Hồ Chí Minh; chương 2: Thi pháp thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh nhìn trên góc
độc hình tƣợng; chương 3: Thi pháp thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh nhìn trên góc độ các phƣơng
thức biểu hiện.
Phần kết luận:
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 CHUNG QUANH VẤN ĐỀ VỀ THƠ TỨ TUYỆT - THƠ TỨ TUYỆT
CỦA HỒ CHÍ MINH
1. CHUNG QUANH VẤN ĐỀ VỀ THƠ TỨ TUYỆT
1.1. Về thuật ngữ :
- Dùng thuật ngữ "tuyệt cú " hay "tứ tuyệt"?
Thuật ngữ "tứ tuyệt là cách ngƣời Việt Nam gọi thể thơ bốn câu mà ngƣời Trung
Quốc gọi là "tuyệt cú", cả hai thuật ngữ này ở Việt Nam thƣờng đƣợc hiểu nhƣ là một từ
đồng nhất với nhau. Mặc dù vậy, bản thân chúng vẫn có những dấu hiệu khu biệt nhƣ: "tuyệt
cú" vốn là một từ đã tồn tại ổn định ngót 1500 năm nay: bốn dòng, vần chân, số chữ ở bốn
dòng bằng nhau"; còn "tứ tuyệt" là một thuật ngữ khi dùng vốn đã mang một nội hàm khác
với lúc ban đầu xuất hiện.
- Cách hiểu chữ "tuyệt" trong thuật ngữ "tuyệt cú " hay "tứ tuyệt ":
Từ rất lâu cách hiểu chữ "tuyệt" ở trong thuật ngữ "tuyệt cú" hay "tứ tuyệt" có hai
quan điểm khác nhau:
- Quan niệm thứ nhất cho rằng: tứ tuyệt là sự cắt ra từ bài bát cú nên hiểu "tứ" có
nghĩa là bốn câu; "tuyệt": nghĩa là cắt, là dứt, ngắt.
- Quan niệm thứ hai xuất phát từ việc đánh giá rất cao tầm vóc của thơ tứ
8
tuyệt trong văn chƣơng nên hiểu chữ tuyệt là tuyệt diệu, tuyệt vời.
Vậy có phải tuyệt là cắt, là dứt, là ngắt... ra từ bài bát cú; hay tuyệt là tuyệt diệu, tuyệt
vời? Để đi đến một xác định cho chính xác cách hiểu chữ "tuyệt" trong thuật ngữ "tuyệt cú"
hay " tứ tuyệt" chúng ta nên quay về với cội nguồn hình thành nên thể loại thơ tứ tuyệt.
1.2. Vấn đề nguồn gốc của thơ tứ tuyệt:
Trƣớc đây, có rất nhiều ngƣời cho rằng, "Tứ tuyệt" là do đƣợc cắt ra từ bài bát cú -
song lại có một quan niệm ngƣợc lại cho rằng: bát cú là do tứ tuyệt gấp đôi lên mà thành. Sau
này càng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thực chất "tuyệt cú" ra đời từ rất sớm trƣớc thể loại
bát cú. Tác giả Nguyễn Sĩ Đại trong cuốn "Một số đặc trƣng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời
Đƣờng" dựa trên cơ sở của nhiều căn cứ khoa học đã đƣa ra ý kiến khẳng định rằng, tuyệt cú
là một thể loại thơ có trƣớc thơ Đƣờng, ông chứng minh nó bắt nguồn từ trong Kinh Thi, và
theo ông danh từ "tuyệt cú" xuất phát từ hình thức thơ "liên cú"; vậy nên chữ "tuyệt" có nghĩa
là "cắt" nhƣ không cắt ra từ bài bát cú mà cắt ra từ bài liên cú, sự dừng lại ở bốn câu có ý
nghĩa trọn vẹn. Tác giả Nguyễn Khắc Phi cũng cho rằng hình thức thơ này xuất hiện ở đời
Hán: mỗi ngƣời làm một câu thơ, câu nào cũng phải gieo vần, cuối cùng hợp lại thành một
bài. Đến đời Tấn, mỗi ngƣời phải làm hai câu. Cuối Tấn đầu Tống đã xuất hiện hình thức liên
cú trong đó mỗi ngƣời phải làm bốn câu. Trƣờng hợp ngƣời xƣớng bài đầu tiên mà không có
ai làm liền theo đƣợc thì bài độc xƣớng đó gọi là "đoạn cú" hoặc "tuyệt cu" ("đoạn"; "tuyệt"
nghĩa là "dứt") dùng dể đối lạp với chữ "liên" nghĩa là "liền". Nhƣ vậy, chữ "tuyệt" trong
thuật ngữ "tuyệt cú" hay "tứ tuyệt" là xuất phát từ đây.
1.3. Mục đích của việc chúng tôi đi vào xác định thuật ngữ và tìm hiểu nguồn gốc
của thơ tứ tuyệt là nhằm phục vụ cho quá tình khảo sát toàn bộ hệ thống thơ ca của Hồ Chí
Minh để xác định đƣợc chính xác những bài thơ viết theo thể tứ tuyệt của Ngƣời. Trong luận
án này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ "tứ tuyệt" để gọi tên cho loại thơ bốn câu của Hồ Chí
Minh, vì chúng tôi đồng tình với cách hiểu nội hàm "tứ tuyệt" là một bài thơ bốn câu, không
nhất thiết mỗi câu 5 hoặc 7 chữ; nhƣng nên loại trừ những bài thơ viết theo thể thơ lục bát
bốn câu của Việt Nam. Bằng cách hiểu này, chúng tôi có thể bao quát đƣợc những bài thơ
bốn câu của Hồ Chí Minh đƣợc viết với số chữ 4, 5, 6, 7, hoặc có thể nhiều hơn; và không
đƣa dạng lục bát bốn câu vào phần khảo sát thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.
9
1.4. Những đặc điểm chung của thơ tứ tuyệt:
Thứ nhất: tứ tuyệt hình thức nhỏ bé nhƣng các tác giả của nó không hề đặt cho mình
nhiệm vụ thể hiện những điều vụn vặt. Thơ tứ tuyệt luôn có tham vọng đề cập đến những vấn
đề lớn lao của cuộc sống, một cách sinh động và độc đáo. Thứ hai: nếu nói vẻ đẹp của thơ là
vẻ đẹp cô đọng thì thể thơ tứ tuyệt có rất nhiều bài điển hình cho điều ấy. Theo Văn Nhất Đa,
nhà thơ, nhà phê bình nổi tiếng thời cận đại của Trung Quốc có kết luận rằng: "Tuyệt cú là
hình thức tốt nhất của thơ trữ tình", Cấu trúc của một bài thơ tứ tuyệt nếu so sánh với bài thất
ngôn bát cú thì tứ tuyệt có nhiều điểm tự do hơn nhiều. Tứ tuyệt chỉ cần theo đúng niêm luật
mà không cần đối. Quan hệ giữa các câu thơ của một bài tứ tuyệt lỏng lẻo. Bố cục bài tứ
tuyệt rất đa dạng, nó không tuân thủ nguyên tắc khai, thừa, chuyển, hợp nhƣ thể thơ bát cú.
Thƣờng thì bố cục một bai tứ tuyệt là 2/2, nhƣng cung có khi là 1/1/1/1/ hay 2/1/1; 1/1/2; 1/3;
3/1.
1.5. Thơ tứ tuyệt trong nền thơ ca Việt Nam - nhìn trên góc độ khái quát:
Thơ tứ tuyệt đến Việt Nam rất sớm, cũng nhƣ các thể loại khác của thơ Đƣờng, thơ tứ
tuyệt đã có mặt ngay từ buổi đầu hình thành nền văn học thành văn ở nƣớc ta và đã góp phần
rất lớn vào sự hình thành nền móng của văn học nƣớc nhà. Thời kỳ đầu ở Việt Nam, những
bài thơ tứ tuyệt do các nhà thơ Việt Nam sáng tác cũng đã đạt đến đỉnh cao của giá trị nội
dung và nghệ thuật. Suốt mƣời thế kỷ nền văn học cổ điển Việt Nam (từ thế kỷ thứ thứ X đến
đầu thế kỷ XX) trải qua các nền văn học của các triều đại: Lý - Trần - Lê - Nguyễn... các nhà
thơ Việt Nam ở mọi thế hệ luôn dành cho thể loại tứ tuyệt một sự quan tâm đặc biệt. Vì thế,
thể tài tứ tuyệt đƣợc sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần xã hội.
Thời Lý - Trần, thơ tứ tuyệt đƣợc phát triển ở Việt Nam và đƣợc sử dụng rộng rãi trên
mọi lĩnh vực của cuộc sống tinh thần xã hội. Tứ tuyệt thời Lý xuất hiện đậm nét với chức
năng ngoài văn học nhƣ tứ tuyệt thƣờng đƣợc dùng và mục đích chính trị hay phƣơng tiện
truyền đạo của các nhà sƣ. Bên cạnh đó, thơ tứ tuyệt còn là phƣơng tiện thể hiện tâm tƣ tình
cảm của các nhà sƣ, nhƣng yếu tố trữ tình chƣa sâu đậm.
Đến đời Trần, mặc dù chức năng hành chức của thơ tứ tuyệt vẫn còn thể hiện rất rõ,
nhƣng đặc điểm lớn nhất của thơ tứ tuyệt thời kỳ này là in đậm dấu ấn của yếu tố trữ tình
trong sáng. Thơ tứ tuyệt giai đoạn này rất đặc sắc, khuynh hƣớng trong thơ ƣu tiên cho sự bộc
lộ cảm xúc, suy tƣ về những vần đề của đời sống chính trị xã hội hay đời sống tâm linh.
Mảng thơ tứ tuyệt viết về
10
đời sống thế tục ngày càng chiếm ƣu thế. Thơ tứ tuyệt ngày càng gần với cuộc sống, nên thực
hơn, đẹp hơn và luôn chứa chan cảm xúc. Điều đó chứng minh rằng, thơ tứ tuyệt thời Trần đã
đạt đƣợc một số thành tựu quan trọng.
Đến triều Lê, nền văn học bác học Việt Nam đã có một đội ngũ văn nghệ sĩ khá hùng
hậu, với những tên tuổi nhƣ Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trực,
Đàm Thận Huy, Sái Thuận... Nguyễn Dữ dã nhận xét trong "Kim hoa thi thoại truyện" rằng:
"Từ khi triều Lê dựng nghiệp, thi sĩ có đến hơn 300 nhà". Những bài tứ tuyệt thời Lê thƣờng
vẽ nên những bức tranh phong cảnh gợi nhớ không khí tĩnh mịch của cuộc sống ẩn cƣ, nhàn
nhã với những cảm xúc đằm thắm của nhà thơ trƣớc vẻ đẹp làng quê. Triều Lê với tinh thần
phục hƣng văn hóa Đại Việt, truyền thống thơ văn Lý - Trần đƣợc khôi phục và những giá trị
văn hóa dân gian, đã góp phần nuôi dƣỡng dòng văn chƣơng bác học bằng chữ Nôm đậm đà
bản sắc dân tộc. Ngƣời đại biểu suất sắc của giai đoạn này phải kể đến Nguyễn Trãi, là ngƣời
có công đầu trong việc đƣa ngôn ngữ hội thoại dân gian thành ngôn ngữ văn học, mở ra một
tiền đề cho nền văn học trong những thế kỷ sau.
Đến những thế kỷ từ XVI - XIX, thơ tứ tuyệt đã thật sự có những bƣớc chuyển mình
quan trọng. Cuộc nội chiến Nam Bắc triều đã làm biến động lịch sử tác động đến toàn bộ nền
văn học nói chung và thơ tứ tuyệt nói riêng.
Thế kỷ XVIII - XIX, các nhà thơ đã tách ra khỏi truyền thống với các hình ảnh thi vị,
để khám phá các chi tiết tƣơng đối xác thực của cuộc sống đời thƣờng, nhƣ nghèo khổ, đói
khát, bệnh tật... việc các nhà thơ đã chú ý đƣa sự hội nhập của cuộc sống đời thƣờng vào
trong thơ, làm mở rộng các khuôn khổ quy phạm của thể loại, cùng với việc khai thác chi tiết
các bức tranh đời thƣờng và tâm trạng con ngƣời, đã đem đến cho thơ tứ tuyệt thời kỳ này
một sắc màu mới. Trong giai đoạn này, một sự kiện nổi bật của nền thi ca Việt Nam giai đoạn
này là sự hồi sinh và phát triển thể loại thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Nôm, ngƣời đại diện xuất
sắc là nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng. Thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng sáng tác dựa trên tiêu
chí mỹ học và văn hóa dân gian Việt Nam. Có thể nói, Hồ Xuân Hƣơng là ngƣời đã có công
Việt hóa thể thơ tứ tuyệt luật Đƣờng và mở ra cho thơ tứ tuyệt Việt Nam thời kỳ này những
yếu tố mới về nội dung và hình thức trên cái nền quy phạm của thể loại.
Đầu thế kỷ XX, ngọn gió phƣơng Tây đã thật sự làm biến đổi xã hội Việt Nam, một
sự biến đổi có tính chất là bƣớc ngoặc lịch sử. Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội trong đó có thơ ca. Văn nghệ sĩ thời kỳ này mang nặng tƣ tƣởng cách tân, đòi
"tháo cũi sổ lồng" đối với những thể
11
loại thơ ca cổ điển có khuôn mẫu, gò bó. số phận đƣợc cách tân cũng không loại trừ thơ tứ
tuyệt. Mặc dù số lƣợng tứ tuyệt rất ít, nhƣng thực tế đã chứng minh rằng: thể loại tứ tuyệt cổ
điển đã có thể hội nhập, thích nghi với hiện đại trong một chỉnh thể mới. Các nhà thơ của nền
văn học cách mạng thời hiện đại tiếp tục chú ý sử dụng thể loại tứ tuyệt. Bên cạnh những bài
tứ tuyệt mang sắc màu hiện đại mới mẻ lại có không ít những bài thơ tứ tuyệt vẫn giữ đƣợc
khuôn mẫu nghiêm ngặt của thể loại tứ tuyệt truyền thống, làm nên sự đa dạng của thể loại tứ
tuyệt.
Nhìn một cách khái quát về sự có mặt thể loại thơ tứ tuyệt trong nền văn hoá Việt
Nam từ cổ điển đến hiện đại, chúng tôi thấy rằng: Thơ tứ tuyệt có một vị trí rất quan trọng
trong đời sống tinh thần của ngƣời Việt Nam. Sự độc đáo riêng có của tứ tuyệt luôn là
phƣơng tiện đắc địa để con ngƣời gửi gấm những tình cảm của mình vào trong một dung
lƣợng rất ngắn ngọn. Chính vì thế, trải qua bao biến đổi không ngừng của lịch sử, tứ tuyệt
vẫn tồn tại nhƣ là một giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu của con ngƣời.
2. THƠ TỨ TUYỆT CỦA HỒ CHÍ MINH
2.1. Đặc điểm hành chức của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh:
1. Thơ tứ tuyệt tự sự - nói đúng hơn là tứ tuyệt phóng sự với cái nhìn chuẩn xác của
một nhà báo - điển hình là những bài tứ tuyệt tƣơi ròng những tin tức nóng bỏng về tình hình
thời sự trong nƣớc và ngoài nƣớc."Việt hữu tao động " (Việt Nam có báo động); "Song thập
nhất" (Ngày 11 tháng 11), bài "Anh phỏng Hoa đoàn" (đoàn đại biểu Anh sang thăm Trung
Hoa). Chức năng tự sự của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh còn thể hiện ở những thông tin thời sự
rất "văn xuôi" - đời thƣờng đại loại nhƣ những tình tiết trong các bài: "Nhập lung tiền" (tiền
vào nhà giam); hay trong "Ngục trung sinh hoạt" (Sinh hoạt trong tù); hoặc ở bài "Đăng
quang phí" (Tiền đèn); bài "Công kim" (tiền công)... khi đọc những bài thơ tứ tuyệt này,
ngƣời đọc nhƣ thật sự đƣợc nghe một bản báo cáo tổng kết hết sức chi tiết về những việc từ
lớn đến nhỏ trong nhà tù Quốc Dân Đảng thời ấy.
2. Thơ tứ tuyệt dùng vào việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia cách
mạng. Đây là điều rất độc đáo của Hồ Chí Minh khi sử dụng thể loại tứ tuyệt vào cuộc sống.
Ngƣời đã đem vào cho thể loại tứ tuyệt một vẻ đẹp của sự kết hợp hài hòa giữa chính trị và
thơ ca - một bài thơ tứ tuyệt có thể là một bài văn chính luận: "Gửi nông dân", "Khuyên thanh
niên": đặc biệt nhất, có những bài thơ tứ tuyệt đƣợc dùng để chúc tết đầu năm "Mừng xuân
1968"; "Mừng xuân 1967".
12
3. Thơ tứ tuyệt ngôn chí là những bài thơ tự khuyên mình. Đó là những lời tự bạch mà
tác giả dành để nói với chính mình, động viên bản thân mình vƣợt lên trên hoàn cảnh. Cụ thể
ở các bài: "Văn thung mễ thanh" (Giã gạo); 'Tự miễn" (Tự khuyên mình); "Thế lộ nan"
(Đƣờng đời hiểm trở)...
4. Thơ tứ tuyệt nhật ký: mỗi bài thơ tứ tuyệt là một trang nhật ký ghi nhận mọi sự
việc, mọi cảnh huống và tâm trạng của con ngƣời trong cuộc sống thực đến từng chi tiết. Về
hình thức với con số 129 bài tứ tuyệt, mỗi bài thơ là một chỉnh thể nhỏ hoàn hảo liên kết với
nhau làm nên tập "Nhật ký trong tù", đó là một thiên "tứ tuyệt đại liên hoàn". Song độc đáo
hơn nữa là Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một thể tứ tuyệt "lưỡng tính về mặt thể loại" - nhật ký
lại đƣợc viết bằng thơ: vừa tự sự - vừa trữ tình. Đó là một hiện tƣợng "độc nhất vô nhị" của
thể loại tứ tuyệt trong nền văn học Việt Nam. Điều ấy cũng chứng minh rằng Hồ Chí Minh đã
hiện đại hóa thể thơ tứ tuyệt đƣờng luật theo một khuynh hƣớng hiện đại, để phù hợp với hiện
thực cách mạng của thời đại đang diễn ra.
5. Thơ tứ tuyệt trữ tình giàu âm hƣởng Đƣờng thi, thể hiện tâm tƣ tình cảm của nhà
thơ một cách tinh tế nhất chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng số những bài thơ tứ tuyệt của Hồ
Chí Minh.
2.2. Thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh - sự kết hợp hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần
hiện đại:
Khảo sát 198 bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh chúng tôi khẳng định một đặc trƣng
điển hình nhất, bao trùm nhất của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh là sự hòa quyện đến mức dung dị
giữa vẻ đẹp cổ điển với một nhân sinh quan hiện đại. Ông Quách Mạc Nhƣợc từng nhận xét
rằng: có những bài, nếu đem đặt bên cạnh thơ Đƣờng - Tống thì không thể phân biệt dƣợc.
Vậy nên, đọc thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh, bên cạnh vẻ đẹp cổ điển ấy, chúng ta vẫn nhận thấy
trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh còn có một cái nhìn mới về thế giới quan, nhân sinh
quan, thẩm mỹ quan của một ngƣời chiến sĩ cộng sản - đây là cái không thể tìm thấy trong
thơ xƣa. Chính những điều vừa phân tích trên đã làm nên cái độc đáo trong thơ tứ tuyệt của
Hồ Chí Minh. Sự độc đáo ấy là: "cổ điển mà không phải là cổ thi", trong thơ của Ngƣời "cái
hiện đại, trở về tắm mình trong cái cổ điển; còn cái cổ điển lại được thổi vào trong đó cái
linh hồn mới của thời đại". Đó chính là lý do làm cho những câu thơ tứ tuyệt của nghệ sĩ Hồ
Chí Minh có một vẻ đẹp hài hòa của sự tích hợp và dung hóa những giá trị văn hóa của
truyền thống và hiện đại, Ngƣời luôn kế thừa truyền thống trên cỡ sở của sự cách tân, sáng
tạo.
13
CHƢƠNG 2: THI PHÁP THƠ TỨ TUYỆT CỦA HỒ CHÍ MINH NHÌN TRÊN GÓC
ĐỘ HÌNH TƢỢNG
2.1. HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI.
2.1.1. Con ngƣời tự do.
Tự do chính là khát vọng lớn nhất của cuộc đời ngƣời chiến sĩ cách mạng Hồ Chí
Minh, nó không chỉ dừng lại ở mức độ tình cảm mà đã trở thành lý tƣởng thiêng liêng, Ngƣời
từng nói: "Không có gì quý hơn độc lập tự do", chân lý ấy đã trở thành lẽ sống đẹp đẽ vẫy gọi
Ngƣời suốt đời đấu tranh và hy vọng. Song cái cao quý nhất trong con ngƣời Hồ Chí Minh là
ở chỗ: trong suốt cuộc đời của Ngƣời cái khát vọng tự do mà cả đời Ngƣời theo đuổi là một
nhu cầu thực tế bức bách. Trƣớc hết không phải chỉ để cho riêng cá nhân mình mà Ngƣời
dành điều ấy cho dân tộc và cho nhân loại. Cơ sở xuất phát những điều ấy có nguyên nhân
sâu xa là chủ nghĩa yêu nƣớc, chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam và sự bôn ba khắp bốn biển năm
châu trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Ngƣời. Vì thế, Hồ Chí Minh là con ngƣời
thấu hiểu một cách trọn vẹn và sâu sắc nỗi đắng cay, niềm hạnh phúc của hai chữ "tự do".
Đối với Ngƣời chân lý "không có gì quý hơn độc lập tự do" mang một hàm nghĩa sâu sắc, tất
cả những điều ấy đều dội vào thơ, soi sáng hình tƣợng con ngƣời trong thơ. Vì vậy, cảm thức
về "tự do", khát vọng về "tự do" là tần số cao nhất xuất hiện trong những bài thơ tứ tuyệt của
nhà thơ Hồ Chí Minh.
2.1.1.1. Đó là con người với nỗi niềm khát khao tự do cháy bỏng:
1. Sự khát khao tự do ở hình tƣợng con ngƣời trong những bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí
Minh, trƣớc hết thể hiện ở góc độ một con ngƣời đau khổ vì mất tự do; tình cảm ấy tập trung
chủ yếu ở những bài thơ tứ tuyệt trong tập "Nhật ký trong tù", nó thể hiện ở rất nhiều tầm
trạng của ngƣời tù Hồ Chí Minh.
Thứ nhất: Đó là ý thức về sự mất tự do:
Đau khổ về mặt tinh thần: trong tập "Nhật ký trong tù" nhà thơ đã trực tiếp bộc lộ
điều ấy trong bài "cảnh binh khiêng lợn cùng đi I, II)": trên đời nghìn vạn điều cay đắng,
không gì cay đắng bằng mất quyền tự do. Hồ Chí Minh đã chứng minh và khẳng định rằng,
mất tự do con ngƣời sẽ mất đi tất cả: mỗi lời nói, mỗi hành động đều không đƣợc tự chủ, mặc
cho ngƣời dắt nhƣ trâu nhƣ ngựa. Thậm chí, không có tự do, con ngƣời còn bị coi rẻ hơn con
vật. Có lẽ không một sự chứng minh nào hùng hồn hơn khi nói về sự mất tự do của con
14
ngƣời trong cuộc đời nhƣ cách nói ở bài thơ "Cảnh binh khiêng lợn cùng đi" của nhà thơ Hồ
Chí Minh.
Đau khổ về mặt thể xác: không có tự do thật khốn khổ đến chuyện đi tiêu cũng bị mất
tự do. Trong bài thơ "Hạn chế", ngƣời tù Hồ Chí Minh đã nói đến cái nhu cầu tối thiểu của
con ngƣời, đối với con ngƣời, sự mất tự do ấy là một nỗi thống khổ ghê gớm. Vậy, tự do
trƣớc hết bắt đầu bằng việc xác định cái tính nhân bản của một cá thể ngƣời. Khái niệm tự do
ở đây không phải là một khái niệm trừu tƣợng mà đã chuyển hóa thành những nhu cầu cụ thể
cố tính nhân văn của con ngƣời. Qua đó Ngƣời khẳng định một chân lý rằng: bị mất tự do con
ngƣời sẽ rơi vào tình trạng đau khổ khôn cùng về mọi mặt cả thể xác lẫn tinh thần. Và ngƣời
tù Hồ Chí Minh là ngƣời thấu hiểu một cách sâu sắc nỗi đau ấy của nhân loại.
Thứ hai: Nỗi đau khổ vì mất tự do, xuất phát từ sự cảm nhận rất đời thƣờng - rất con
ngƣời, đó là những đau khổ vì cuộc sống tù đày khắc nghiệt: phải sống trong hoàn cảnh bi
kịch bài "Ốm nặng", phải chịu cảnh đọa dày bị giải đi qua 13 nhà ngục; phải cuốc bộ 53 cây
số một ngày. Nhƣng lớn hơn nỗi đau thể xác là nỗi đau đớn tinh thần, bởi Ngƣời tù Hồ Chí
Minh mang nặng tâm trạng bị hàm oan, bị tình nghi là "Hán gian", bị tống vào nhà lao, bị sỉ
nhục ở bài (Phố Túc Vinh mà để ta mang nhục). Đó là nỗi đau riêng của bản thân ngƣời tù
Hồ Chí Minh - một thứ tình cảm rất trần thế.
Thứ ba: Còn có một nỗi đau lớn hơn, sâu hơn trong tâm hồn ngƣời tù Hồ Chí Minh,
nó luôn là nỗi niềm nhức nhối tâm can của Ngƣời đó là "Nỗi đau vì non sông nước Việt".
Thân ở trong lao tù, nhƣng lòng Ngƣời luôn ngày đêm hƣớng về đất nƣớc (Tức cảnh). Nỗi
khắc khoải, lo lắng, nhớ mong khôn nguôi ấy đã trở thành mộng tƣởng trong tâm tƣ của
Ngƣời (Không ngủ đƣợc). Những tình cảm nói trên dẫn đến tâm trạng đau xót vì tiếc thời
gian của ngƣời tù Hồ Chí Minh.
2. Từ nỗi đau khổ vì mất tự do, chúng ta luôn gặp một con ngƣời với một nỗi niềm
khát khao tự do cháy bỏng - nó là nỗi chờ mong khắc khoải sau cánh cửa nặng nề: "Bất tri hà
nhật xuất lao lung?". Còn gì giản dị hơn khi ngƣời tù khao khát tự do, đó là cái tất yếu.
Ngƣời xƣa từng có câu: "Nhất nhật tù thiên thu tại ngoại" (Một ngày tù nghìn thu ở ngoài -
"Bốn tháng") - Hồ Chí Minh cũng nhƣ những tù nhân khác, cũng bộc lộ những trạng thái, tâm
lý, cảm xúc, trăn trở rất riêng tƣ, rất đời thƣờng về hai chữ tự do: buồn bực, bất bình, mơ ƣớc,
khát khao, đau khổ rơi lệ... Nhƣng bên cạnh cái đời thƣờng ấy, có cái phi thƣờng của một vĩ
nhân. Khổ đau hành hạ thể xác lẫn tinh thần mà tù ngục vẫn
15
không đủ sức để làm "tha hóa" đi những giá trị của con ngƣời Hồ Chí Minh. Vậy nên cái
phần hồn của ngƣời tù Hồ Chí Minh vẫn sáng, nếu không nhƣ vậy thì làm sao có thể "hoa lệ
mà thành thơ" để "đáng khóc mà ta cứ hát tràn" đƣợc. Phải chăng, chính vì những nỗi khổ
đau lại càng làm sống dậy một nghị lực phi thƣờng, một ý chí sắt đá của ngƣời chiến sĩ cộng
sản Hồ Chí Minh - ngƣời đang đấu tranh cho tự do, cho chân lý của cuộc đời. Vì thế, những
giọt nƣớc mắt của ngƣời tù Hồ Chí Minh không chỉ có nỗi đau vì bản thân phải sống trong
cảnh lao lung tù tội, mà còn có cả nỗi đau vì nghĩ đến đất nƣớc, nghĩ đến dân tộc - giọt nƣớc
mắt ấy, tuy là những giọt nƣớc mắt đau khổ, nhƣng đó không phải là giọt nƣớc mắt bi lụy,
thất vọng, chán chƣờng, mà đó là giọt nƣớc của sự chấp nhận, sự vƣợt quá. Trong con ngƣời
Hồ Chí Minh, nỗi khát khao tự do cho cái cá nhân và cái cộng đồng hoàn toàn không có gì
mâu thuẫn với nhau, mà chỉ bổ sung cho nhau là cho hàm nghĩa "tự do" trong thơ thêm phần
sống thực hơn.
2.1.1.2. Đó là con người tự do trong mọi hoàn cảnh:
1 .Tự do ngay trong hoàn cảnh tù ngục, bởi con ngƣời ấy không hề bi lụy, không đánh
mất lòng tin vào cuộc sống; ngƣợc lại, trong hoàn cảnh bất đắc đĩ ấy ngƣời tù Hồ Chí Minh
lại tìm thấy tự do ở một phía khác, cái phía mà dây trói nhà tù không trói đƣợc. Đây mới là
cảm thức tự do đích thực và chính yếu của "Nhật ký trong tù", cảm thức ấy đã xây dựng nên
hình tƣợng con ngƣời tự do cao đẹp trong những bài thơ tứ tuyệt. Ngay từ bài thơ đầu tiên
của tập "Nhật ký trong tù" nhà thơ đã viết: "Thân thể tại ngục trung; Tinh thần tại ngục
ngoại" (Thân thể ở trong lao; tinh thần ở ngoài lao). Vì vậy, tuy hoàn cảnh khắc nghiệt ngƣời
tù có thể bị tƣớc mất cái quyền tự do của thể xác, những cái quyền tự do tinh thần thì quả là
không ai có thể cấm đƣợc: "Tự do lãm thƣởng vô nhân cấm" (Trên đƣờng đi). Đó là sự tự chủ
- là khả năng tự điều khiển lấy mình trong hoàn cảnh. Điều ấy thể hiện một ý chí vững chắc,
một nghị lực phi thƣờng của ngƣời chiến sĩ cách mạng: bài "Ngắm trăng", "Vào nhà lao
huyện Tĩnh Tây", "Quá trƣa", " Đêm ngủ ở Long Tuyền", "Mới đến nhà lao Thiên Bảo"...
2. Tự do ngay giữa cuộc đời bận rộn: tinh thần tự do ấy chính là sự thể hiện "phương
thức ứng xử" của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh. Sau này, khi Ngƣời không còn bị ở tù theo
nghĩa đen, thì giữa cuộc đời (nhìn ở một góc độ nào đó cũng là một sự ngột ngạt của nhà tù)
ta vẫn thấy một Hồ Chí Minh tự do ngay chính cuộc đời bận rộn - tự do với nghĩa là sự ung
dung tự tại: tự khẳng định bản thân mình với niềm tin vào sự thắng lợi của dân tộc "Pắc Bó
16
hùng vĩ"; 'Tức cảnh Pắc Bó"; sống trong sự bình dị, không gợi chút kiêu sa: "Vô đề"... Con
ngƣời Hồ Chí Minh đến với tự do xuất phát từ tấm lòng thanh tĩnh - không ham muốn cao
sang mà chỉ tìm đến với cái đời thƣờng trần thế: "Sáu mƣơi tuổi", "Vô đề", "Sáu mƣơi ba
tuổi"...
Nhƣ vậy, cái khát vọng tự do đƣợc hình tƣợng hóa trong những bài thơ tứ tuyệt ở tập
"Nhật ký trong tù" là một tiếng nói đặc sắc có tính truyền thống và tính thời đại, góp phần
vào hành trình tƣ tƣởng của nhân loại trong bao nhiêu thập kỷ, nhằm xác định cái tính bản thể
của chính mình, một chân lý sống phổ quát - con ngƣời bao giờ cũng là một thực thể vƣơn
đến tự do. Cái ý thức tự do ấy thật sâu sắc, chúng ta cố thể hiểu khái niệm tự do dùng theo
nghĩa của Hêghen là "khẳng định về mình", hay theo nghĩa của Enghen là "cái tất yếu được
nhận thức", hoặc hiểu theo nghĩa thông thƣờng: tự do là "tự chủ" - tất cả đều rất đúng với
một "CON NGƢỜI" nhƣ Hồ Chí Minh.
Song, cái cao quý hơn tất cả là trong chân lý ấy, sự tự do của ngƣời tù Hồ Chí Minh
đã vƣơn đến một sự hài hòa thống nhất trong một bản thể về cái cá nhân và cái cộng đồng.
Đó chính là giá trị nhân cách con ngƣời của nền văn hóa tƣơng lai của nhân loại.
2.1.2. Con ngƣời dạt dào một tình yêu nhân loại
Chúng ta đến với những bài thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh là đến với hình tƣợng một con
ngƣời thiết tha yêu cuộc sống và dạt dào một niềm tin yêu thƣơng sâu sắc đối với con ngƣời.
Trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh chủ yếu có hai loại ngƣời đƣợc nhà thơ đề cập đến đó là
ngƣời tốt và những ngƣời khốn khổ. Họ là những con ngƣời luôn đƣợc nhà thơ dành trọn một
niềm tin yêu và sự cảm thông, sẻ chia sâu sắc. Đó chính là cảm thức ngƣời - nhân loại đích
thực trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.
1. Ở tập "Nhật ký trong tù" có 129 bài thơ tứ tuyệt thì đã có hơn 30 nói về tình cảm
sâu nặng ấy. Con ngƣời trong thơ bộc lộ một niềm tin yêu con ngƣời, một niềm tin yêu sâu
sắc và mãnh liệt. Nó không bao giờ thay đổi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả khi bản
thân con ngƣời ấy bị con ngƣời hành hạ, bị đối xử oan nghiệt thậm chí "phải làm khách quý
tại nhà giam" hay cuộc sống phải chứng kiến bao điều nghịch lý: "Núi cao gặp hổ mà vô sự;
đường phẳng gặp người bị tống lao", hoặc gặp phải những éo le do lòng ngƣời tráo trở gây
ra, nhƣng vẫn không làm cho ngƣời tù Hồ Chí Minh choáng váng để mất hết lòng tin vào con
ngƣời mà ngƣợc lại, Ngƣời luôn trầm tĩnh phân tích mọi sự kiện từ đó Ngƣời đã rút ra đƣợc
chân lý vốn "Đường đời hiểm trở" con ngƣời
17
muốn đi qua thật không phải dễ, đấy chính là sự nhận thức đƣợc cái tất yếu của cuộc sống
của Hồ Chí Minh.
Tin yêu con ngƣời, niềm tin ấy rất cận nhân tình, nó đƣợc lộ ra một cách hiện thực.
Giữa cái xấu và cái ác, Ngƣời vẫn không lẫn lộn để tìm ra cái thiện và cái đẹp. Trong tù, tuy
bị hành hạ, bị đối xử oan khốc... nhƣng Ngƣời vẫn phân định rõ ràng đâu là ngƣời tốt kẻ xấu.
Trên đời có "Ban trƣởng nhà lao chuyên đánh bạc - giải ngƣời canh trƣởng kiếm ăn quanh"
(Lai Tân) thì cũng có 'Trƣởng ban họ Mạc ngƣời hào hiệp - Dốc túi mua cơm cứu phạm
nhân"; có kẻ nghiệt ngã: "Chốc chốc lại nghe ban trƣởng quát - không rềnh ràng nữa phải vào
ngay" thì cũng có ngƣời từ tâm: "Làm việc đúng thay Lƣu Sở Trƣờng - Ai ai cũng bảo bác
công bình". Chính vì thế, trong tập "Nhật ký trong tù" có nhiều bài thơ viết về những tình
cảm rõ ràng rạch ròi ấy nhƣ các bài: Tiên sinh họ Quách; Trƣởng ban họ Mạc; Sở trƣờng
Long An họ Lƣu; Đƣợc ƣu đãi; Khoa trƣởng họ Ngũ; Khoa viên họ Hoàng; Khoa viên họ
Trần tới thăm; Chủ nhiệm họ Hầu ân tặng một bộ sách; Kết luận, v.v... những cọn ngƣời ấy
tuy họ là cai ngục, ban trƣởng, lính canh... nhƣng trong họ vẫn còn lại những "nét ngƣời";
"chất ngƣời" nên họ vẫn đƣợc nhìn nhận là những ngƣời tốt. "Thế thượng do tồn giá chủng
nhân" (trên đời không bao giờ hết con ngƣời có lòng tốt), niềm tin ấy nhƣ ánh lửa hồng ấm
áp trong đêm đông tù ngục. Đó cũng chính là một biểu hiện rất sâu sắc trong cảm thức nhân
loại ở Hồ Chí Minh.
Vì tin yêu con ngƣời, nên trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh ta luôn thấy một con ngƣời
sống chan hòa với mọi ngƣời bằng một sự thƣơng cảm sâu sắc. Ớ tù con ngƣời ấy gọi những
ngƣời tù là "nạn hữu" tức là những ngƣời bạn chung hoạn nạn: Nạn hữu Mạc Mỗ; Nạn hữu
nguyên chủ nhiệm L; Nhất cá đổ phạm ngạnh liễu; Thế nạn hữu mấn tả báo cáo... điều này
chỉ có thể đƣợc giải thích rằng ở trong chiều sâu của con ngƣời Hồ Chí Minh bao trùm lên tất
cả là tấm lòng nhân ái, đức khoan dung lƣợng thứ cho đời của con ngƣời Hồ Chí Minh. Trong
cuộc sống thƣờng nhật Hồ Chí Minh luôn có một đức tin chính mình và tin ở ngƣời khác
bằng cả tấm lòng cảm thông, thấu hiểu sâu sắc. Vậy nên, nhân loại trong thơ Ngƣời là những
con ngƣời đau khổ, những con ngƣời không may mắn. Dƣới ngòi bút của Ngƣời, cả một nhân
loại lam lũ, đói khát, rách rƣới, thuộc những tầng lớp dƣới đáy của xã hội Trung Quốc thời ấy
hiện ra. Số phận của họ phải chịu đựng bao nhiêu đắng cay, bao oan trái khổ đau; thậm chí họ
phải chết lặng lẽ nhƣ một chiếc lá rơi. Con ngƣời trong thơ khóc thƣơng cho những ngƣời bạc
mệnh ấy. Những tình cảm ấy đƣợc thể hiện trong các bài thơ: "Một ngƣời tù cờ bạc bị chết
cứng", "Lại một ngƣời nữa", "Dƣơng Đào ốm nặng", "Anh ấy muốn trốn", "Nửa đêm nghe
tiếng khóc chồng", "Ngƣời bạn tù
18
thổi sáo". Thấu hiểu đƣợc những tình cảm nói trên là bởi con ngƣời Hồ Chí Minh có khả
năng sống đƣợc đời sống của nhiều ngƣời, và bởi vì tấm lòng cùa Ngƣời luôn rộng mở, thấu
suốt và cảm thông với nhiều lẽ nhân tình. Đó là những tình cảm cao đẹp luôn sáng lên trong
tâm hồn nghệ sĩ - chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh
2. Sau này, khi Hồ Chí Minh đã trở thành ngƣời lãnh tụ cao nhất của dân tộc nhƣng
điểm sáng nhất trong những bài thơ tứ tuyệt của Ngƣời vẫn là một tình yêu sâu sắc đối với
con ngƣời. Ngƣời đến với thiếu nhi, đến với các cụ phụ lão, đến với các anh bộ đội, đến với
các cô gái dân quân du kích... Ngƣời đều có thể làm thơ. Cách bộc lộ tình yêu thƣơng con
ngƣời trong thơ của Hồ Chí Minh lúc nào cũng bắt nguồn từ điều đơn sơ nhất của cuộc đời,
nên nó rất mênh mông và thật ấm áp ân tình: (Tặng áo) "Nhớ chiến sĩ".
Tóm lại, đến với những bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc
một điều rất sâu sắc ở con ngƣời Hồ Chí Minh rằng: "Ở Hồ Chí Minh "nhân tình" và "nhân
tính" đã bao trùm lên tất cả". Quả là đối với Hồ Chí Minh, không thể có một bức tƣờng nào
ngăn cản Ngƣời đến với đồng loại của mình, với tất cả tình thƣơng yêu, cảm thông thấu hiểu
sâu sắc. Nói bằng ngôn ngữ của nhà Phật thì đó là cái "chân thân" của con ngƣời đối với cuộc
đời, hoặc nói bằng ngôn ngữ của nhà Nho thì đó là cái "chân nhân" của con ngƣời sống với
con ngƣời bằng tấm lòng chân thật. Đó là cách biểu hiện của con ngƣời về sự sống dù trong
thơ hay giữa cuộc đời cũng đều mang những "những quan hệ trong sáng đối với đồng loại.
Tóm lại, "thơ đƣợc hình thành từ trong những cảm thức của cuộc đời. ở con ngƣời Hồ
Chí Minh, cảm thức ngƣời - nhân loại đƣợc xem là một chất tố hiển nhiên trong tâm linh của
Ngƣời. Đó là một trong những chân lý làm nên sự vĩnh hằng ở vĩ nhân - nghệ sĩ Hồ Chí
Minh.
2.2. HÌNH TƢỢNG KHÔNG GIAN - THỜI GIAN.
Trong thơ của Hồ Chí Minh, thời gian - không gian đƣợc vận hành dƣới cái nhìn biện
chứng của một con ngƣời luôn sống giữa nhân quần dại chúng. Một con ngƣời luôn khát khao
cái đẹp, đấu tranh cho cái đẹp và tìm cái đẹp ở ngay cuộc đời trần thế, với tất cả niềm vui nỗi
buồn, hạnh phúc, đau khổ của con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt. Trong cuộc đấu tranh ấy, tinh
thần luôn hƣớng về sự sống ánh sáng và tƣơng lai là linh hồn chi phối toàn bộ cảm thức của
nhà thơ.
Đó là lý do để lý giải rằng thời gian trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh luôn đƣợc
nhìn với cái nhìn biện chứng của một nhãn quan thời đại; và không
19
gian mặc dù tràn đầy cảnh sắc thiên nhiên vũ trụ nhƣng lại mang trong nó tinh thần của cuộc
sống vì không gian trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh là hình tƣợng không gian vũ trụ mang
tính xã hội. Đây chính là nguyên nhân của sự khác biệt giữa hình tƣợng thời gian - không
gian trong những bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh với hình tƣợng thời gian không gian trong
thơ ca truyền thống. Vậy nên hƣớng vận động của thời gian - không gian trong thơ tứ tuyệt
của Hồ Chí Minh là hƣớng thẳng về phía trƣớc - ở phía trƣớc là tƣơng lai đang mở ra; và hiện
tại bao giơ cũng là chiếc cầu nối để đi đến tƣơng lai. Niềm tin vào tƣơng lai chứa đựng trong
hình tƣợng thời gian - không gian ở những câu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh toát lên một vẻ
tự nhiên, khẳng định một chân lý khách quan của sự phát triển.
CHƢƠNG 3: THI PHÁP THƠ TỨ TUYỆT HỒ CHÍ MINH NHÌN TỪ PHƢƠNG
DIỆN CÁC PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN
3.1 Các thủ pháp lựa chọn tình huống trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh
Thứ nhất: khai thác các yếu tố đối lập là sự tiếp nối nghệ thuật thơ ca truyền thống
của dân tộc, nhƣng Hồ Chí Minh lại thể hiện điều ấy rất độc đáo, rất riêng có. Đó là khả năng
khai thác triệt để các yếu tố đối lập trên cả hai khía cạnh: từ ngữ và lặp cấu trúc - lặp ý, tạo ra
tính chất tƣơng phản gây mâu thuẫn sâu sắc, tác động mạnh đến ngƣời đọc. Ngòi bút của
Ngƣời có một biệt tài là thƣờng tạo dựng những tình tiết hết sức đời thƣờng, có khi hết sức
dung dị để ai cũng có thể tự kiểm nghiệm một cách dễ dàng, nhƣng lại để chứng minh cho
một vấn đề thuộc về chân lý lớn lao. Nên nó vừa hài hƣớc, lại vừa trữ tình thắm thiết. Ngƣời
đọc rất tâm đắc điều ấy và chấp nhận một cách thoải mái, vì bên trong nó bao giờ cũng chứa
đƣng một giọng điệu khôi hài. Ngƣời ta nói, ở Hồ Chí Minh hay có những "cái gạch trí khôn"
- "những phản xạ hóm hỉnh" vốn đã trở thành một nét phong cách kể từ khi Ngƣời cầm bút.
Nó thể hiện cái nhìn thế giới của Ngƣời - cuộc đời có niềm vui, niềm lạc quan, cũng có
những nỗi đau, nỗi buồn và có cái đáng buồn cƣời. Đó là cái triết lý của sự đối lập trong thơ
tứ tuyệt Hồ Chí Minh.
Thứ hai: để sự vật tự nói lên bản chất của chúng là một phƣơng thức phản ánh hiện
thực của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh. Đó là cách chọn lựa những hình ảnh, những tình tiết rất
trung thực, nhằm để cho sự vật tự bộc lộ ra bên ngoài, cho nên nhà thơ chỉ cần phát họa
những gì xảy ra đúng nhƣ trong thực tế, lập tức bài thơ đã toát ra một ý vị hài hƣớc - nghĩa là
nó phơi bày cái thật, cái giả, sự đối lập giữa xã hội và con ngƣời. Chính nét thi pháp này đã
góp
20
phần phá vỡ những giới hạn có sẵn của thi ca trữ tình cổ điển, góp phần làm nên cái nền của
phong cách thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
3.2 Cách tố chức một bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
Ở mục này chúng tôi chỉ đi vào một vài nét riêng độc đáo trong bố cục của một số bài
thơ tứ tuyệt điển hình của Hồ Chí Minh. Thứ nhất: cách diễn đạt không giống với ai: dùng
cách nói phủ định để khẳng định; dùng cách nói liệt kê sự vật hiện tƣợng làm cho tứ thơ toát
lên một ý vị tự nhiên, có khi câu thơ lại đƣợc xây dựng trong một cấu trúc ràng buột khép kín
tạo sự tƣơng đồng tƣơng phản. Đặc biệt là khi cần diễn đạt một nghịch lý câu thơ cấu trúc
giống nhƣ cách tình bày một quy tắc tam suất kép kín nghịch biến. Thứ hai: cách vào đề bất
ngờ đa dạng, thƣờng rất tự nhiên, hồn nhiên và bất ngờ nhƣ lời kể chuyện dân gian, nhƣ ca
dao dân ca, nhƣ sự mở đầu của một thiên truyện ngắn hoặc tiểu thuyết hiện đại. Chính sự mở
đầu này đã chuẩn bị cho một bố cục toàn bài và báo hiệu cho một câu cuối kết thúc rất bất
ngờ độc đáo, đẩy bài thơ đi đến đỉnh điểm cảm xúc, sáng tạo. Thứ ba: cách kết thúc bất ngờ
đặc sắc. Câu kết trong những bài thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh không chỉ đạt yêu cầu câu kết của
một bài tứ tuyệt cổ điển, mà còn đạt đến sự độc đáo riêng có. Một câu kết hết sức tự nhiên, nó
đổi hẳn tính chất và sắc thái của bài thơ; có khi có những câu kết khiến ngƣời đọc nhƣ vỡ ra
một điều gì đó trong nhận thức của mình, và đôi khi câu kết của bài thơ nhƣ một cái roi lợi
hại, tạo nên yếu tố bất ngờ có tác dụng chuyển rất nhanh mạch cảm hứng của bài thơ. Câu kết
còn có cách nói trực tiếp, nhƣ độp một cái bắt ngƣời đọc quay về hiện thƣc. Đó là nét độc đáo
ở ngòi bút của Hồ Chí Minh. Thứ tƣ: các hình thức liên kết một bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí
Minh, đó là hệ thống các dấu hiệu xác lập sự liên kết của các câu thơ trong một bài thơ tứ
tuyệt; trong cách tổ chức của mỗi câu thơ, hay trong bố cục của một bài thơ; thậm chí cả một
tập thơ đều có sự hiện hữu của các phương tiện liên kết, từ liên kết nội dung đến liên kết hình
thức. Các phƣơng tiện liên kết hình thức thƣờng gặp nhƣ lặp từ, nối tổ hợp từ, dùng dấu hỏi
làm phƣơng tiện liên kết, lặp cấu trúc. ở Phƣơng diện phƣơng thức liên kết lôgíc ngữ nghĩa:
đầu đề một bài thơ có ý nghĩa thời gian; những từ và cụm từ có ý nghĩa địa điểm; liên kết
theo quan hệ lôgíc - ngữ nghĩa. Các phƣơng thức liên kết chứng tỏ mỗi bài thơ tứ tuyệt của
Hồ Chí Minh, thƣờng đƣợc kết cấu rất chặt chẽ có vẽ tuân thủ theo nguyên tắc viết văn xuôi
hơn là một bài thơ. Song, một bài tứ tuyệt nhƣ vậy có một bố cục rất rạch ròi, rành mạch, làm
nên tính chất hiện đại trong hình thức của thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh chính là chỗ đó.
21
Chính điều ấy đã làm nên tính thống nhất, nhất quán trong những bài thơ tứ tuyệt của Ngƣời.
Qua đó, khẳng định một bút pháp, một thi pháp riêng có, góp phần xác lập nên cái nền phong
cách của nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Đây là điều rất đặc biệt trong cách tổ chức một bài thơ tứ
tuyệt của Hồ Chí Minh so với thơ tứ tuyệt truyền thống.
3.3. NGÔN NGỮ THƠ TỨ TUYỆT HỒ CHÍ MINH:
Những đặc điểm ngôn ngữ thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh đƣợc khái quát nhƣ sau:
1. Ngôn ngữ thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh là sự hội tụ của nhiều nguồn thi liệu: đó là
những câu thơ mang nặng sức sống của những cụm từ Hán Việt với tinh thần " Nho gia"; đó
là cách dùng từ ngữ mang đậm nét đặc trƣng của văn hoá dân gian của dân tộc Việt Nam và
xử sở phƣơng Đông nhƣ cách nói hàm súc, cách dùng chơi chữ, cách dùng từ bình dân nôm
na kiểu thôn giã hay phố chợ; bên cạnh đó, những yếu tố của ngôn ngữ thơ ca hiện đại cũng
thƣờng xuyên có mặt trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, cụ thể nhƣ: cách nói grôtexcơ;
cách nói so sánh ví von; cách biện luận tự sự, giàu chất phân tích...
2. Tự do trong việc sử dụng ngôn từ - hƣớng đến sự giản dị và đại chúng là một đặc
điểm độc đáo trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh: ngôn từ trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh
đƣợc sử dụng hết sức đa dạng và phong phú, có sự hiện hữu của lớp từ Hán cổ, có lớp từ bạch
thoại, có lớp từ dùng theo kiểu tiếng Việt, lại có cả các lớp từ thuộc ngôn ngữ Ấn Âu. Sự tự
do ấy thể hiện trong việc sử dụng ngôn từ và ngay trong cả cách cấu trúc ngữ pháp của một
câu thơ, thậm chí cả bài thơ.
3. Dùng hƣ từ "khƣớc "- một đặc điểm đặc sắc trong ngôn ngữ thơ tứ tuyệt Hồ Chí
Minh: "Khƣớc" là một hƣ từ đƣợc Hồ Chí Minh sử dụng rất nghệ thuật trong thơ tứ tuyệt của
Ngƣời, chúng tôi xem đây nhƣ là một đặc điểm độc đáo của thể loại tứ tuyệt của Hồ Chí
Minh.
Từ những đặc đặt điểm nêu trên, chúng tôi có một nhận định chung về ngôn ngữ thơ
tứ tuyệt Hồ Chí Minh đó là những lời trong sáng, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói của
mọi ngƣời, chứa đựng tính dân tộc - khoa học - đại chúng.
22
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh là một hiện tƣợng đặc sắc cùa nền thơ ca dân tộc.
Còn nhớ vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, giữa không khí héo hon, tàn lụi của bộ phận văn
chƣơng chữ Hán ít ngƣời để ý thì sự xuất hiện những bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh nhất
là những bài tứ tuyệt viết bằng chữ Hán là sự tái sinh những ánh hào quang của một thời thơ
ca cổ điển. Tập thơ "Nhật ký trong tù" trong đó chủ yếu liên kết bởi những bài tứ tuyệt, xứng
đáng đại diện cho "Một kết thúc viên mãn ít ai ngờ tới cho tiến trình một nghìn năm thơ ca
chữ Hán Việt Nam" góp phần làm nên những giá trị lịch sử trong nền văn học dân tộc.
2. Trong di sản văn thơ của Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta, thơ tứ tuyệt chiếm một
vị trí rất quan trọng cả về số lƣợng, lẫn chiều sâu về nội dung và chiều cao về mặt nghệ thuật.
Đây chính là những bài thơ tập trung những nét đặc trƣng nhất thể hiện vẻ đẹp kỳ diệu của
một hồn thơ thanh cao và một tài năng nghệ thuật xuất sắc đạt tới mức tinh diệu - riêng có ở
nghệ sĩ Hồ Chí Minh. ở thể loại này, Ngƣời luôn kế thừa truyền thống trên cơ sở cách tân để
cho những giá trị truyền thống luôn sống trong tinh thần của thời đại, tạo ra những giá trị mới
bền vững. Đây chính là nguyên tắc tiếp nhận văn hóa đúng đắn nhất. Nguyên tắc này là điều
rất quan trọng đối với dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa đang diễn ra rất phức
tạp nhƣ hiện nay.
3. Đi vào thế giới nghệ thuật trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh, tức là đi vào thế giới
tâm hồn bất tận của nhà thơ. Ở đây, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc một điều rất sâu sắc ở con
ngƣời Hồ Chí Minh rằng: "Ở Hồ Chí Minh "nhân tình" và "nhân tính" đã bao trùm lên tất
cả" đối với Ngƣời không thể có một bức tƣờng nào ngăn cản Ngƣời đến với đồng loại của
mình, với tất cả tình thƣơng yêu, sự cảm thông thấu hiểu sâu sắc. Cái tôi trữ tình trong thơ là
cái tôi của con ngƣời luôn sống và tranh đấu cho lý tƣởng tự do của con ngƣời ngay giữa
cuộc đời trần thế. Vì vậy, cảm thức chính trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh đều khơi nguồn
từ cuộc sống hiện thực, cho nên thời gian nghệ thuật - không gian nghệ thuật trong thơ tứ
tuyệt của Hồ Chí Minh là thời gian và không gian của cuộc sống lao động và chiến đấu của
nhân quần đại chúng, của những con ngƣời cùng khổ, nhƣng thiết tha yêu cuộc sống với khát
vọng tự do cháy bỏng. Do đó, đến với những bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, chúng ta
không chỉ cảm nhận đƣợc cái đẹp của cõi "tự nhiên" mà còn cảm nhận sâu sắc đƣợc cái đẹp
của "cõi đời", "cõi nhân loại". Đó chính là vẻ đẹp tiềm ẩn, chìm sâu trong
23
thế giới tâm hồn cao đẹp, tràn đầy chất nhân văn của ngƣời nghệ sĩ Hồ Chí Minh.
4. Chính thế giới tâm hồn ấy ở Hồ Chí Minh đã chi phối các phƣơng thức
biểu hiện trong thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
4.1. So với thơ tứ tuyệt cổ điển thì thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh có các phƣơng thức
biểu hiện hình thức trên cơ sở của một tƣ duy hoàn toàn mới so với truyền thống.
4.2. Cách tổ chức một số bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh: dùng cách nói phủ định
để khẳng định; có khi còn tạo ra một cấu trúc ràng buộc khép kín làm bộc lộ những mâu
thuẫn; cách vào đề và kết thúc bất ngờ, gây sự chú ý và để lại trong lòng ngƣời sự đồng vọng
rất lớn. Đồng thời luôn tồn tại sự hiện hữu của các phƣơng thức liên kết từ liên kết hình thức,
đến liên kết nội dung. Đây là điều hoàn toàn xa lạ với thơ tứ tuyệt truyền thống, thể hiện một
sự sáng tạo trong quá trình tạo ra cái mới của nghệ sĩ Hồ Chí Minh.
4.3. Đặc trƣng cơ bản nhất của thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh: thứ nhất là ngôn ngữ
thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh là sự kết tinh từ rất nhiều nguồn tƣ liệu; thứ hai là sự tự do
thoải mái trong cách dùng từ; thứ ba là ngôn ngữ thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh là luôn hƣớng
tới sự giản dị - đại chúng.
5. Nghiên cứu hệ thống thi pháp thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra đƣợc
một đặc trƣng lớn nhất trong phong cách sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ Hồ Chí Minh đó là
sự thống nhất - nhất quán trong tính phong phú, tính đa dạng.
Nghiên cứu hệ thống thi pháp thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh, thực chất chúng tôi phần nào
đã chật sự tiếp cận với bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam - từ trong cội nguồn của nó đã là
một hiện tượng tích hợp và dung hóa. ở đó "tính mở" và tính "thiết thực" là một trong những
nguyên tắc biểu hiện của tinh thần khoan dung văn hóa Việt Nam. Vì thế, thơ tứ tuyệt của
Ngƣời là sự tích hợp và dung hóa các giá trị của nhiều nền văn hóa của dân tộc và nhân loại,
từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Chính sự linh hoạt trong thi pháp thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh
là biểu hiện của tƣ tƣởng khoan dung "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" của dân tộc Việt Nam.
Cũng chính vì xuất phát từ "tính mở" và tƣ tƣởng "triết lý bình dân" của nền văn hoá Việt
Nam nên trong thi pháp thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh không có chỗ nào là "đất cấm kị" của
thể loại tứ tuyệt Qua việc nghiên cứu hệ thống thể loại tứ tuyệt, chúng ta nhận thấy rằng: Ở
Hồ Chí Minh trong sáng tạo nghệ thuật, Ngƣời không hề câu nệ thủ pháp diễn đạt ý tƣởng mà
chú trọng cách thức làm cho ý tƣởng ấy rung động lòng ngƣời. Quan điểm
24
về cách viết của Hồ Chí Minh là quan tâm đến ngƣời đọc và hiệu quả của tác phẩm nghệ
thuật. Ngƣời đòi hỏi Ngƣời viết phải đem sự hiểu biết đến cho đại chúng, chứ không phải
buộc đại chúng phải cố đạt tới sự hiểu biết cao siêu nhƣ mình mà bất chấp mọi điều kiện.
Ông Trần Văn Giàu đã chỉ ra nét Á Đông Việt Nam của tính cách sáng tạo Hồ Chí Minh -
"văn chở đạo" là ở chỗ, ngƣời hiểu biết không xem sự hiểu biết nhƣ "đặc sản" của riêng
mình, mà phải bằng cách nào đó phổ biến cho nhân dân, lấy hình ảnh gần gũi của đời sống
thƣờng nhật để chứng minh cho một luận điểm thoạt đầu tỏ ra cao siêu, xa cách. Ngƣời luôn
nhìn cuộc sống với đôi mắt thiết thực, vậy nên tất cả những gì có lợi cho cuộc sống dù là nhỏ
bé đều đƣợc Ngƣời nâng niu, chắt chiu, nên nó trở thành thơ. Điều này giải thích vì sao ngay
cả "tương, cà, mắm, muối..." cũng thành đề tài của những bài thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh.
Trong tƣ tƣởng thẩm mỹ của Ngƣời cái đẹp là sự bình dị, sự hài hoa hợp lý. Vì vậy, đến với
thơ tứ tuyệt của Ngƣời cái đầu tiên mà ai cũng cảm nhận ngay đƣợc đó là "cái đời thƣờng -
bình dị", nó thể hiện ngay trong nghệ thuật - ở các nguyên tắc nắm bắt đời sống; các nguyên
tắc biểu hiện, đặt biệt là trong ngôn ngữ - luôn hƣớng đến sự giản dị và đại chúng, từ trong
cách dùng từ. Ngƣời ta không thấy cái khẩu khí siêu nhân đặt mình trên thiên hạ. Thơ tứ tuyệt
của ngƣời lúc nào cũng gần gũi, dễ đi vào lòng ngƣời, đó là những lời "từ trái tim đến với trái
tim", chất phát, mộc mạc của tinh thần khoan dung văn hoá Việt Nam.
Nghiên cứu thi pháp thờ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, tức là bằng con đƣờng giải "mã"
nghệ thuật, chúng tôi hằng có mong muốn góp một chút gì nhỏ bé để hiểu sâu sắc hơn Hồ Chí
Minh - ngƣời con vĩ đại của dân tộc và thời đại. Song, với tầm vóc một vĩ nhân nhƣ Hồ Chí
Minh, ngƣời viết luận án này kiến thức còn nông cạn, lực bất tòng tâm, e rằng chƣa lý giải
đƣợc là bao, chắc không tránh khỏi nhiều điều thiếu sót. Mong nhận đƣợc sự đóng góp, chỉ
bảo của các bậc thức giả!
CÁC BÀI VIẾT, SÁCH BÁO ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA NCS LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
ooOoo
1. Vài suy nghĩ về tình thần khoan dung văn hóa Việt Nam trong thi pháp văn chương Hồ
Chí Minh - In trong "Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn hóa nghệ thuật. Nhà xuất bản
văn học, 2000.
2. Một vài suy nghĩ nhỏ về tư tưởng mỹ học Hồ Chí Minh qua việc phân tích một bài thơ
tứ tuyệt của Người, Tạp chí Khoa học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí
Minh, 2000.
3. Cảm thức nhân loại trong thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học, Trƣờng Đại
học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2000..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_thi_phap_tu_tuyet_cua_ho_chi_minh_4753.pdf