Luận án đã bước đầu giải đáp vấn đề phát huy vai trò của thị trường sức lao động
để tạo điều kiện cho các cơ hội việc làm trong xã hội, giải quyết tình trạng thất nghiệp một
cách có hiệu quả nhất Việc giảm dần sức ép của cung sức lao động về lâu dài chỉ có thể thực
hiện thông qua chính sách dân số. Duy trì mức lương thấp để góp phần giải quyết nạn thất
nghiệp là biện pháp không tích cực, mặc dù sẽ thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn, nhưng
đời sống người lao động sẽ không được cải thiện. Nhà nước cần phải xây dựng cơ chế quản
lý vĩ mô với hệ thống đồng bộ các chính sách và hệ thống pháp luật, nhằm kích thích đầu tư,
gia tăng nhu cầu sử dụng sức lao động. Tăng cường cho giáo dục đào tạo, cải thiện chất
lượng nguồn cung sức lao động là giải pháp có ý nghĩa trước mắt cũng như lâu dài, bởi vì
hiện nay lụt lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động. Phát triển thị trường
sức lao động ở Việt nam cần có sự tác động mạnh mẽ cả vào cung và vào cầu sức lao động
nhằm tạo ra trạng thái cân bằng tích cực.
192 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thị trường sức lao động trong nền kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và
thành thị. Đó chính là áp dụng những biện pháp điều hòa, điều tiết nhân lực hợp lý, bố trí lại
dân cƣ giữa các vùng kinh tế gần với điều chỉnh cơ cấu sản xuất, sử dụng tài nguyên đất đai
và nguồn nhân lực hữu hiệu hơn. Các thành phố lớn cần tăng cƣờng hợp tác với các tỉnh có
đông ngƣời di cƣ nhằm phát huy lợi thế về nhân lực, đất đai ở các địa phƣơng ấy. Nông dân
có đời sống khá hơn, thoát khỏi đói nghèo sẽ giảm bớt di cƣ về thành thị; giảm bớt sự lãng
phí nhân lực do chi phí xã hội phát sinh.
Đối với trƣờng hợp di dân đến các vùng kinh tế mới, Nhà nƣớc ta đã thực hiện theo
dự án, có kế hoạch, phù hợp với quy hoạch; góp phần chấm dứt tình trạng du canh, du cƣ;
biến di dân tự do thành di dân có tổ chức, trên cơ sở chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng vật chất và
cơ sở hạ tầng xã hội.
Quản lý lao động là cần thiết nhƣng nên tránh trƣờng hợp làm hạn chế, cản trở tác
dụng của thị trƣờng sức lao động. Không nên thực hiện việc cấp sổ lao
159
động cho mọi công dân một cách hình thức, không thiết thực mà chỉ nên áp dụng cho một số
đối tƣợng. Căn cứ trên yêu cầu phát triển kinh tế từng vùng, từng địa phƣơng, mà điều chỉnh
những quy định về di chuyển nhân khẩu, nhập hộ khẩu. Cần cân nhắc khi áp dụng chính sách
thuế sử dụng lao động nhập cƣ để các doanh nghiệp phải lựa chọn khi sử dụng lao động, hay
lao động nhập cƣ phải trích nộp tiền lƣơng để đóng góp vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng của
thành phố.
b. Nâng cao chất lượng sức lao động trước yêu cầu của quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế và trước yêu cầu tạo ra một đội ngũ lao động lành nghề ngang tầm quốc tế, có khả
năng cạnh tranh trên thị trường sức lao động trong và ngoài nước.
Thực trạng dƣ thừa sức lao động, giá cả sức lao động thấp là lợi điểm trƣớc mắt giúp
thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, tạo việc làm cho ngƣời lao động. Nhƣng đó cũng là
thực trạng dƣ thừa lao động chƣa qua đào tạo và khan hiếm sức lao động có chất lƣợng cao
của thị trƣờng sức lao động ở Việt Nam, nên để đảm bảo việc làm chắc chắn cho ngƣời lao
động, điều quan trọng là phải nâng cao chất lƣợng sức lao động, bởi vì trong hiện tại cũng
nhƣ tƣơng lai đó là yêu cầu hàng đầu của các nhà đầu tƣ. (Hãng Sony nói rằng họ sẵn sàng
sử dụng công nghệ mới 100%, nhưng liệu người lao động Việt Nam có sử dụng được hay
không).
Những yếu tố nổi bật của con ngƣời Việt Nam là ý chí kiên trì, nghị lực dẻo dai,
thông minh, sáng tạo, cần cù, chăm chỉ, có truyền thống học tập, có nhiều kỹ năng về kinh
doanh và có khả năng tiếp cận nhanh với khoa học kỹ thuật hiện đại. Những yếu tố ấy nói lên
chất lƣợng cơ bản với nhiều ƣu điểm của tiềm năng vốn nhân lực Việt Nam, mà không phải
quốc gia nào cũng có đƣợc. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển thì sức lao động của nƣớc ta
vẫn còn bất cập, lợi thế về sức lao động sẽ ngày càng bị giảm đi, sản phẩm tuy có sức cạnh
tranh, xuất khẩu đƣợc, nhƣng năng suất lao động hiện nay là khá thấp.
160
Phát triển kinh tế phải dựa trên việc phát triển tiềm năng nhân lực là vấn đề có tính hai
mặt. Một mặt, tiềm năng con ngƣời đƣợc phát triển là kết quả của sự phát triển kinh tế. Mặt
khác, đầu tƣ vào con ngƣời là đầu tƣ cơ bản nhất, sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, không chỉ
trong hiện tại mà cả trong tƣơng lai, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Giáo dục đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiềm năng con ngƣời, đối với
chiến lƣợc con ngƣời. Tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục đào tạo là đầu tƣ cho phát triển, là giải
pháp có ý nghĩa lâu dài, bởi vì lực lƣợng lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lƣợng lao
động Nhà nƣớc cần phải có chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo, định hƣớng chiếu lƣợc
đào tạo nhân lực đón đầu hoặc song song với quá trình phát triển kinh tế.
Trên cơ sở chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, chiến lƣợc phát triển khoa học - công
nghệ và giáo dục đào tạo của đất nƣớc, trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài cần đầu tƣ cho giáo dục
đào tạo, nâng cao chất lƣợng sức lao động, trình độ tay nghề của ngƣời lao động đồng thời
với quá trình đổi mới công nghệ, phù hợp với sự phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế làm cho lợi thế sức lao động nƣớc ta đƣợc khẳng định theo hƣớng tích cực.
Cần chú trọng đào tạo chiều sâu để nâng cao chất lƣợng sức lao động trƣớc yêu cầu di
chuyển sức lao động từ các ngành truyền thống sang các ngành mới có hàm lƣợng khoa học
kỹ thuật cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Cần phải gia tăng
tỷ trọng nhân lực có trình độ cao trong nguồn vốn nhân lực xã hội, bởi vì khả năng sinh lợi,
khả năng tạo ra của cải vật chất của sức lao động phức tạp là hơn hẳn so với sức lao động
giản đơn.
Cần hoàn thiện hệ thống giáo dục đào tạo, mở rộng quy mô đi đôi với cải cách chất
lƣợng toàn diện, đạt đƣợc trình độ của các nƣớc phát triển, nâng cao hiệu quả để "sản phẩm"
ra lò đáp ứng đƣợc những yêu cầu mới của nhu cầu sức
161
lao động trong tình hình sản xuất và thị trƣờng luôn thay đổi. Thực hiện mục tiêu gắn đào tạo
với sử dụng, trên cơ sở dự báo ngành nghề, các cơ sở đào tạo phải nắm bắt nhu cầu sức lao
động của thị trƣờng, đổi mới nội dung chƣơng trình, để tránh trƣờng hợp đào tạo xong thì lại
không phù hợp và tránh tình trạng dôi dƣ nhân lực ở ngành này nhƣng lại thiếu hụt đối với
ngành khác. Quy hoạch đào tạo phải dựa trên nhu cầu của thị trƣờng sức lao động; hệ thống
dạy nghề phải có vị trí quan trọng hơn cả về quy mô lẫn tốc độ phát triển. Nhà nƣớc phải ban
hành hệ thống luật pháp đầy đủ, cơ chế, chính sách và xây dựng kế hoạch định hƣớng, quy
hoạch, chƣơng trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng sức lao động, phù hợp với chiến
lƣợc phát triển kinh tế. Ngành giáo dục đào tạo phải nâng cao chất lƣợng của hệ thống phổ
thông trung học và đại học; xây dựng những trung tâm chất lƣợng cao để kéo chất lƣợng đào
tạo của toàn hệ thống đạt chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc và phù hợp với xu
thế trên thế giới. Ngành giáo dục đã sắp xếp lại hệ thống các trƣờng nhằm nâng cao hiệu quả
đào tạo, sử dụng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Tổ chức các cơ sở đào tạo trên cơ sở
liên kết giữa các Tnƣờng Đại học, các trƣờng nghề và các địa phƣơng nhƣ trƣờng cao đẳng
cộng đồng, tùy theo nhu cầu của địa phƣơng và ngƣời học, nhƣng nên chú ý chất lƣợng và
tƣơng quan giữa các loại hình đào tạo.
Cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ giáo dục phục vụ cho
mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo; xác định lại mục tiêu, thiết kế lại nội dung,
phƣơng pháp đào tạo của từng bậc học, cấp học, ngành học... Chú ý nghiên cứu kinh nghiệm
của thế giới về vấn đề sử dụng công nghệ mới trong đào tạo, quản lý và phát triển nguồn
nhân lực. Đi đôi với việc trang bị tri thức, tay nghề, năng lực thực hành, nên coi trọng giáo
dục nhân cách, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất., mà chính
thị trƣờng sức lao động luôn đòi hỏi ở ngƣời lao động.
162
Phải thƣờng xuyên chú ý thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu
học, thực hiện phổ cập giáo dục cấp 2, nâng cao dân trí, bởi vì học vấn giúp cho ngƣời lao
động có việc làm dễ hơn. Nhà nƣớc phải trợ giúp cho những ngƣời lao động ở vùng nông
thôn thoát khỏi vòng luẩn quẩn "vì nghèo mà thất học, vì thất học mà thất nghiệp và vì thất
nghiệp mà nghèo khó", để bảo đảm cho mọi công dân đù với mức thu nhập nào cũng đƣợc
hƣởng nền giáo dục cơ bản.
Chú trọng đào tạo nghề cho lực lƣợng lao động, trƣớc hết là lao động thanh niên, nhất
là lao động nông thôn với những nghề ngắn hạn; góp phần giảm tỷ lệ lao động giản đơn, giảm
thất nghiệp cơ cấu. Chiến lƣợc đào tạo nghề phải gắn với chiến lƣợc phát triển kỉnh tế - xã
hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, yêu cầu của thị trƣờng sức lao động, nhu cầu phát triển của các ngành, các
vùng kinh tế: tỷ lệ ngƣời lao động đƣợc đào tạo phải tăng lên 23 - 25% trong những năm sắp
tới.
Để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề, cần kiện toàn bộ máy quản lý nhà
nƣớc về dạy nghề; tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các trƣờng đào tạo nghề, mạng lƣới các
trƣờng chuyên nghiệp, đảm bảo tính chất vừa trọng điểm vừa phổ cập, phù hợp với cơ cấu
ngành nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nƣớc. Ƣu tiên đầu tƣ nâng
cấp các trƣờng hiện có, để đảm bảo năng lực và chất lƣợng đào tạo. Chú ý xây dựng một số
trƣờng trọng điểm đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ cao với hình thức tập trung dài hạn
để cung cấp cho các ngành kinh tế kỹ thuật chủ yếu, đáp ứng yêu cầu của các khu công
nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động. Bên cạnh hình thức đào tạo chính quy tập trung
dài hạn, đào tạo nghề bậc cao; cần phát triển những hình thức dạy nghề ngắn hạn tại các
Trung tâm việc làm, kết hợp giữa dạy nghề với giới thiệu việc làm. Khuyến khích phát triển
mạnh hình thức dạy nghề tại các doanh nghiệp, các tổng công ty; mở rộng sự hợp tác giữa
trƣờng dạy nghề với các doanh nghiệp
163
nhằm sử dụng các thiết bị công nghệ cao ở các xí nghiệp. Áp dụng phƣơng thức nhƣ thỉnh
giảng những chuyên viên của các doanh nghiệp, thực tập sử dụng máy tại xí nghiệp, để ngƣời
lao động có điều kiện thực hành, tích lũy đƣợc kinh nghiệm thực tế. Có thể áp dụng phƣơng
thức đào tạo theo hai giai đoạn là giai đoạn cơ bản ở trƣờng và giai đoạn chuyên sâu ở xí
nghiệp.
Phát triển hệ thống dạy nghề theo hƣớng mở, liên thông với đào tạo trung học chuyên
nghiệp và đào tạo kỹ sƣ thực hành, tạo điều kiện cho ngƣời lao động cổ thể tiếp tục học lên
và nâng cao trình độ. Cần có giải pháp đúng để phân luồng học sinh ngay từ lớp 9 và lớp 12
theo kết quả học tập từ khá trở lên, giảm dần tỷ lệ học sinh vào đại học, cao đẳng để tăng dần
tỷ lệ vào trƣờng dạy nghề và trung học chuyên nghiệp. Đẩy mạnh công tác hƣớng nghiệp
trong các trƣờng phổ thông, tránh sự lãng phí cho xã hội, giúp học sinh tránh đƣợc cảm giác
thất bại khi chọn nghề không đúng. Hƣớng nghiệp và dạy nghề phải phù hợp với nhu cầu xã
hội, với yêu cầu của thị trƣờng sức lao động, theo kế hoạch dự báo của Nhà nƣớc và phối hợp
chặt chẽ với các Tổ chức Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ... đảm bảo sự nỗ lực đồng bộ của
toàn xã hội. Nhà nƣớc cần có chính sách, chế độ ƣu đãi học sinh học nghề, đảm bảo nâng cao
mức thu nhập của công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật bậc cao để khuyến khích thanh niên
học nghề. Ngoài ra, cũng cần tôn vinh các giá trị xã hội của ngƣời thợ, xây dựng quan niệm là
nghề nào cũng cao quí, khắc phục tâm lý coi rẻ việc học nghề, hay học nghề theo sở thích
nhất thời, do tâm lý lây lan trong thanh niên, làm mất cân đối cơ cấu lao động và thị trƣờng
sức lao động, gây lãng phí trong đào tạo.
Trong lĩnh vực này, cần thực hiện cơ chế thị trƣờng có sự trợ giúp của nhà nƣớc thực
hiện phƣơng thức đào tạo có địa chỉ, theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, gắn với nhu
cầu của thị trƣờng sức lao động. Chú ý đào tạo những nghề mà ngƣờỉ sử dụng lao động cần
thay vì đào tạo những nghề mình sẵn có giáo
164
trình. Phải khơi đƣợc động lực từ phía ngƣời dạy, ngƣời học, ngƣời sử dụng lao động dƣới
tác động của thị trƣờng sức lao động và thị trƣờng đào tạo. Các trƣờng dạy nghề phải đẩy
mạnh "tiếp thị" đến ngƣời lao động, đến các doanh nghiệp.
Nhà nƣớc cần điều chỉnh sự phân bổ ngân sách theo hƣớng ƣu tiên hơn cho lĩnh vực
dạy nghề so với đào tạo đại học, cao đẳng. Nên giảm bớt đào tạo đại học các ngành khoa học
cơ bản để chuyển sang đào tạo nghề. Chú ý đổi mới, hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ
dạy nghề và cập nhật nội dung, giáo trình giảng dạy; chú trọng đặc biệt đối với các trƣờng sƣ
phạm kỹ thuật; nâng cao trình độ tiếp cận công nghệ mới cho đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, toàn dụng nhân công, Nhà nƣớc phải tăng dần tỷ
trọng chi ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục đào tạo từ hơn 10% hiện nay lên 15% (ở các nƣớc
trong khu vực thì mức trung bình là 18 - 20%). Nhà nƣớc cần tiếp tục quy định các doanh
nghiệp sử dụng từ 30 công nhân chuyên nghiệp trở lên phải dạy một số công nhân bằng 1/10
số công nhân chuyên nghiệp; đòi hỏi các doanh nghiệp mỗi khi đổi mới công nghệ phải có
trách nhiệm thực hiện việc huấn luyện bổ sung, chịu chi phí đào tạo lại cho ngƣời lao động và
có phƣơng án sử dụng họ lại và sau 6 tháng nếu không thực hiện đƣợc việc bố trí lại thì mới
cho ngƣời lao động thôi việc. Nhƣng nếu ngƣời lao động không tiếp tục làm việc cho doanh
nghiệp thì phải hoàn trả một phần chi phí ấy, tỷ lệ nghịch với thời gian phục vụ, nhằm mục
đích giữ chân ngƣời lao động, góp phần thúc đẩy việc đào tạo nghề cho ngƣời lao động (theo
NĐ 90). Thực hiện phƣơng châm là Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm trong sự nghiệp giáo
dục đào tạo, đảm bảo việc kết hợp giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội, thực hiện
dân chủ hóa để nâng cao trách nhiệm xã hội, tạo nguồn lực tổng hợp. (Nghị quyết Hội nghị
Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa VII đã chỉ rõ: "Đa dạng hóa các hình thức đào
165
tạo, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, người đi học phải đóng học phí, người sử
dụng lao động đã qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo").
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục đào lạo và dạy nghề với ba nội dung: huy
động mọi nguồn lực trong xã hội bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực, tạo lập phong trào học
tập rộng khắp, xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, ngăn chặn và đẩy lùi mọi ảnh
hƣởng tiêu cực đối với nhà trƣờng và thế hệ trẻ. Mặc dù giáo dục đào tạo là quốc sách hàng
đầu, Nhà nƣớc không thể tiếp tục bao cấp toàn bộ về giáo dục đào tạo trong điều kiện nền
kinh tế đa thành phần, nhƣng cần tránh xu hƣớng thƣơng mại hóa giáo dục đào tạo. Chú ý
xây dựng cơ chế tay ba giữa ngƣời đào tạo, ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trƣớc
hết là về chi phí đào tạo, nhằm huy động các nguồn tài chính cho đào tạo nghề, giảm bớt
gánh nặng cho ngân sách (kinh phí khá cao: 4,1 triệu/hs/năm!): Nhà nƣớc đóng góp 50% kinh
phí, các doanh nghiệp, ngƣời học và các nơi đào tạo đảm nhận 50% còn lại. (Phương thức
này tương tự ở Úc, ở Pháp thì các doanh nghiệp phải đảm bảo 50%, Nhà nước chỉ chịu 35%,
địa phương 8% và 7% là dành cho quỹ thất nghiệp). Nhà nƣớc có thể xây dụng luật qui định
sự đóng góp kinh phí đào tạo nghề của các doanh nghiệp, hợp lý là từ 1,1% đến 1,5% tổng
mức tiền lƣơng của doanh nghiệp (ở Pháp là 1,5%), hình thành Quỹ đào tạo phát triển nhân
lực. Nhƣng không nên xem đây là một loại thuế, có thể làm giảm sự hấp dẫn đầu tƣ nƣớc
ngoài, mà là sự đóng góp để có đƣợc sức lao động chất lƣợng cao.
Phải huy động các nguồn đầu tƣ trong nhân dân, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tranh
thủ các nguồn vay, viện trợ từ nƣớc ngoài cho giáo dục đào tạo - dạy nghề. Cần có chính sách
khuyến khích các tổ chức xã hội và tƣ nhân đầu tƣ thành lập cơ sở giáo dục, dạy nghề dân
lập; nghiên cứu miễn giảm thuế dạy nghề - thuế đánh vào ngƣời nghèo. Tạo điều kiện cho
ngƣời lao động đƣợc đào tạo nghề ở nƣớc ngoài thông qua các doanh nghiệp; khuyến khích
tự đào tạo, du học tự túc.
166
Nhà nƣớc cần có chính sách tạo điều kiện về học phí, học bổng; mở ra hình thức tín
dụng học nghề, học trả góp hay trừ dần vào lƣơng cho thanh niên nghèo, bộ đội xuất ngũ;
phát huy tác dụng của quỹ bảo trợ học nghề, mạnh dạn tín chấp cho họ. Khuyến khích các
doanh nghiệp sử dụng ngƣời lao động chƣa qua đào tạo (giảm thuế doanh thu) và tạo điều
kiện để các doanh nghiệp tham gia vào việc dạy nghề, mở các trƣờng lớp bên cạnh xí nghiệp,
khu công nghiệp mở cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn cho công nhân tham gia vào dây chuyền
lao động kỹ thuật cao.
Chú ý việc chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện nâng cao thể lực cho ngƣời lao
động, trên cơ sở đảm bảo thu nhập thực tế cho ngƣời lao động, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo
điều kiện nhà ở, đi lại, nâng cao mức sống ngƣời dân trong hiện tại và tƣơng lai. Nhà nƣớc
phải đầu tƣ cho y tế cộng đồng, coi nhƣ là một phần đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng xã hội, hứa hẹn
chất lƣợng của nguồn lao động trong tƣơng lai
3.3.3. Các giải pháp tạo điều kiện phát triển thị trường sức lao động.
Thực tế cho thấy nơi nào kinh tế thị trƣờng phát triển, thị trƣờng sức lao động phát
huy đƣợc vai trò thì nơi đó đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Việt nam là một nƣớc
nghèo nàn, lạc hậu. nhiều khó khăn nhƣng lại còn tiềm năng nhân lực to lớn chƣa đƣợc phát
huy. Phát triển thị trƣờng sức lao động trong điều kiện mở cửa hiện nay ở Việt Nam là con
đƣờng tất yếu để giải quyết mâu thuẫn đó của nền kinh tế.
Thúc đẩy thị trƣờng sức lao động, làm cho nó trở nên linh hoạt hơn (sự ổn định là
tƣơng đối) chính là để tạo môi trƣờng để phát triển việc làm và sử dụng hợp lý nguồn nhân
lực xã hội. Thế nhƣng, cũng không thể để cho thị trƣờng sức lao động vận hành một cách tự
phát, mà nhất thiết phải có sự quản lý của Nhà
167
nƣớc, nhằm tạo điều kiện cho thị trƣờng sức lao động phát huy tác dụng và hạn chế những
biến động của nó.
a. Thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động, lành mạnh hóa quan hệ lao động.
Tiếp tục thúc đẩy quan hệ lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành
phần, nhằm đạt hiệu quả trong quản lý và sử dụng lao động. Đẩy mạnh thực hiện chế độ hợp
đồng lao động trong các ngành, các lĩnh vực, mở rộng trong nông nghiệp và nông thôn, giảm
thiểu phạm vi áp dụng chế độ biên chế. Mở rộng việc ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể; nhƣng
tránh tính hình thức, không phải là trích sao y luật lao động mặc dù phải căn cứ vào đó.
Ở các đơn vị kinh tế quốc doanh, cần chú ý hoàn thiện cơ chế sử dụng sức lao động
trên cơ sở tối đa hóa hiệu quả kinh tế; sắp xếp lại lực lƣợng lao động mới có thể tăng năng
suất lao động và tăng lƣơng; tuyển dụng lao động phải phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh
doanh; phải đảm bảo trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc khi cho ngƣời lao động thôi việc.
(Người sử dụng lao động phải trợ cấp mất việc được qui định tại khoản 1 điều 17, trợ cấp
thôi việc được qui định tại khoản 1 điều 42 của Luật lao động. Theo Nghị định 72CP và Nghị
định 59CP về quy chế quân lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà
nước, thì Quỹ mất việc được trích 5% phần lợi tức sau thuế).
Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Nhà nƣớc cần ban hành các quy chế về
tuyển dụng và sử dụng lao động. Sau khi tuyển dụng các doanh nghiệp phải thực hiện việc ký
kết hợp đồng lao động và cấp sổ lao động cho ngƣời lao động theo qui định. Thực tế cho thấy
ở những doanh nghiệp làm đúng quy định về hợp đồng lao động thì khi đi vào ổn định việc
sử dụng lao động sẽ ít phức tạp hơn.
168
Nhà nƣớc cần có biện pháp can thiệp để bảo vệ ngƣời lao động, bởi vì họ là đối tƣợng
yếu thế trong quan hệ lao động, chỉ có sức lao động và luôn phải chịu sức ép thất nghiệp. Tuy
nhiên, cần phải đảm bảo quyền lợi và đòi hỏi nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ lao
động, một cách công bằng, hợp lý và hài hòa; Nhà nƣớc không thể đứng về một phía, mà phải
bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng lao động, nhằm đảm bảo việc tái tạo
và mở rộng quan hệ lao động.
Cần tạo ra một hành lang pháp lý để Công đoàn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi
cho ngƣời lao động. Trong khu vực kinh tế nhà nƣớc, mối quan hệ giữa Công đoàn và Giám
đốc là quan hệ trực tiếp, phải tính đến quyền tự chủ sản xuất kinh doanh đƣợc thừa nhận của
giám đốc, nhƣng làm thế nào để mối quan hệ đó đạt đƣợc sự thống nhất cao. Chú ý giải quyết
thỏa đáng các yêu cầu hợp lý của ngƣời lao động ở một số doanh nghiệp nhà nƣớc không
đƣợc quyền đình công. Chú ý phối hợp thật tốt vai trò của cơ quan công quyền, đoàn thể, giới
chủ và ngƣời lao động. Phát huy vai trò của Hội đồng hòa giải ở cơ sở, Hội đồng trọng tài cấp
tỉnh để tránh dẫn đến đình công không theo luật định.
Các chủ thể trong quan hệ lao động phải góp phần hỏa giải mâu thuẫn, cùng nhau
cộng tác trên tinh thần hòa giải, đoàn kết, có trách nhiệm chung với xã hội và đất nƣớc. Nên
xây dựng tinh thần hợp tác trong quan hệ lao động, tạo cơ sở để hạn chế và giải quyết tranh
chấp lao động. Nếu chủ doanh nghiệp công khai lợi nhuận với Công đoàn, để cùng bàn bạc
về tiền lƣơng, tiền thƣởng thì lợi ích đôi bên sẽ dễ thống nhất, tranh chấp sẽ không xảy ra.
Giải quyết tranh chấp lao động chủ yếu phải bằng biện pháp hòa giải, trên cơ sở đảm bảo hài
hòa lợi ích, đáp ứng đƣợc lợi ích xã hội. Tòa án lao động cần thực hiện nguyên tắc Tòa chƣa
thụ lý khi chƣa hòa giải", ngay cả khi ra tòa cũng phải tiếp tục hòa giải.
169
Tiếp tục hoàn thiện và phát huy vai trò của hệ thống luật lao động, phù hợp với thực
tiễn của thị trƣờng sức lao động, tạo cơ sở cho quan hệ lao động đƣợc phát triển hài hòa, ổn
định và lành mạnh hóa. Qua các văn bản dƣới luật, cần làm rõ vấn đề lao động đặc thù, bao
gồm lao động nữ, lao động chƣa thành niên, lao động nƣớc ngoài ở Việt Nam, lao động Việt
Nam ở nƣớc ngoài, cần tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách về lao động đến các
doanh nghiệp và ngƣời lao động để họ làm theo luật và hạn chế việc đình công không đứng
pháp luật. Bên cạnh đó, cần thanh tra - kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động, cần áp dụng
các biện pháp chế tài cần thiết đối với những trƣờng hợp vi phạm.
Điều cơ bản là nên khuyến khích, tạo điều kiện để công nhân cũng là cổ đông của
doanh nghiệp thì họ sẽ gắn bó với doanh nghiệp, quan hệ lao động sẽ đƣợc cải thiện. Mặt
khác, để bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động, cần phải hoàn thiện đội ngũ lao động, nâng cao
trình độ văn hóa, tay nghề cho ngƣời lao động, nêu cao ý thức kỷ luật của ngƣời lao động vốn
quen với phong cách nông dân tự do thoải mái, mới thực sự đảm bảo quan hệ lao động trở
nên hài hòa.
b. Phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm,
vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, vận dụng nhiều phương thức đa dạng giúp
cung và cầu sức lao động gặp nhau, tạo ra nhiều kênh thông tin trong thị trường sức lao
động.
Các Trung tâm dịch vụ việc làm cần đƣợc củng cố, đầu tƣ để nâng cao năng lực và
chất lƣợng hoạt động, để phát triển tƣơng xứng với yêu cầu là cầu nối thật sự giữa ngƣời lao
động và ngƣời sử dụng lao động, góp phần mở rộng thị trƣờng sức lao động có tổ chức. Phát
huy chức năng của các Trung tâm với tính chất là tổ chức dịch vụ việc làm theo phƣơng thức
hoạt động sự nghiệp có thu vì mục tiêu xã hội là giải quyết công ăn việc làm, chứ không phải
vì mục tiêu kinh doanh. Hơn nữa, những ngƣời lao động tìm đến các Trung tâm là những đối
tƣợng
170
yếu thế trên thị trƣờng sức lao động, có nhu cầu bức bách về việc làm rất mong muốn đƣợc
quan tâm giúp đỡ. Nhà nƣớc cần qui định thống nhất mức thu phí dịch vụ việc làm, phí học
nghề và cần qui định thuế dịch vụ việc làm thỏa đáng hơn.
Cần nâng cao trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo
viên; trang bị cơ sở vật chất cần thiết, đồng bộ cho các Trung tâm. Chú trọng việc quy hoạch,
sắp xếp, giảm bớt các Trung tâm dịch vụ việc làm trên từng địa bàn, tránh tình trạng cạnh
tranh làm thiệt hại cho ngƣời lao động; cần ngăn chặn tình trạng tƣ nhân núp bóng các Trung
tâm việc làm nhà nƣớc, tạo ra những cơn sốt giả để lừa đảo móc túi ngƣời lao động, gây
nhiễu loạn thông tin trên thị trƣờng sức lao động. Chú ý lành mạnh hóa mối quan hệ giữa
doanh nghiệp tuyển lao động với các Trung tâm dịch vụ cung ứng lao động, ngăn chặn việc
móc ngoặc lừa đảo ngƣời lao động, ngăn chặn tình trạng các doanh nghiệp đăng ký tuyển
dụng ở nhiều trung tâm gây ra nhu cầu giả đối với sức lao động. Các Trung tâm phải phối
hợp với các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề cho ngƣời lao động và mở rộng việc cung
ứng lao động cho các vùng lân cận, kể cả cho xuất khẩu lao động.
Các Trung tâm việc làm phải điều tra thu thập thông tin cần thiết và chính xác về số
lƣợng, chất lƣợng, theo giới tính, độ tuổi của ngƣời thất nghiệp; cập nhật tình hình nhu cầu
nhân sự của các doanh nghiệp, các ngành. Ngoài ra, Trung tâm còn tƣ vấn hƣớng nghiệp cho
ngƣời lao động trẻ; tƣ vấn cho các nhà quản lý sử dụng lao động về các chính sách có liên
quan đến lao động - việc làm. Các Trung tâm dịch vụ việc làm đã tổ chức thành công những
cuộc gặp gỡ, nhƣ "Hội chợ sức lao động" (hội nghị khách hàng) để tìm hiểu khả năng và nhu
cầu của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động; tạo điều kiện để ngƣời lao động đƣợc dự
thính những cuộc phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp, các buổi đối thoại xung quanh quan hệ chủ
- thợ, các buổi hội thảo về tranh chấp lao động, đào tạo lao
171
động, nhu cầu nhân lực, định kỳ tổ chức hội chợ sức lao động... Ngƣời lao động cần việc làm,
doanh nghiệp cần công nhân có tay nghề, trƣờng dạy nghề và trung tâm dịch vụ việc làm là
nơi đào tạo và cung ứng; đi tìm một sự liên kết liên hoàn giữa các cực nhƣ vậy là không phải
dễ, nhƣng gặp gỡ ở các hội nghị khách hàng sẽ cho phép các chủ thể có thể lạc quan hơn.
Hệ thống thông tin về thị trƣờng sức lao động, hiện đang thiếu mà không chính xác,
chƣa đáp ứng cho công tác hoạch định chính sách của Nhà nƣớc, chƣa đảm bảo yên tâm cho
nhà đầu tƣ và chƣa góp phần tạo cơ hội có việc làm cho ngƣời lao động. Phải luôn chú ý tính
hiệu quả, không nên đặt nặng vấn đề thƣơng mại hóa thông tin: cần làm cho cung - cầu sức
lao động gặp nhau với chi phí ít nhất. Nên phối hợp giữa các Trung tâm với nhau trong việc
trao đổi thông tin, nghiệp vụ và phối hợp với hệ thống thông tin đại chúng mà có hiệu quả
nhất là báo chí, phổ biến thông tin đến ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Chú ý phát
huy vai trò của báo chí trong việc thông tín cung - cầu việc làm, giới thiệu các chƣơng trình
hay các dự án tạo việc làm, khai thông nguồn lực lao động, bởi vì báo chí tạo mức độ thông
tin nhiều hơn, có hiệu quả hơn. Khi ngƣờỉ lao động đƣợc tự giới thiệu trên báo chí, nêu rõ
khả năng làm việc, đề xuất tiền lƣơng và các điều kiện khác, thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn bởi
vì sẽ có nhiều ngƣời sử dụng lao động biết đến và cần sử dụng. Thông qua báo chí, ngƣời lao
động đã và đang rút ngắn khoảng cách địa lý để đến với thị trƣờng sức lao động ở những nơi
xa hơn. Ngoài ra, báo chí còn góp phần tuyên truyền, nêu gƣơng những quan hệ lao động tốt,
bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động và góp phần hạn chế đƣợc sự bóc lột ngƣời
lao động.
Ngoài hình thức hội chợ lao động, cần mở rộng những phƣơng thức có tác dụng tốt
nhƣ là tuần lễ nguồn nhân lực trẻ ở các trung tâm kinh tế; chiến dịch 15 ngày việc làm trên
báo chí; tự giới thiệu và tuyển dụng qua mạng máy tính nhanh
172
hơn và có hiệu quả hơn; đƣa nội dung thông tin thị trƣờng sức lao động vào trƣờng học, các
hoạt động câu lạc bộ, hoạt động của các tổ chức xã hội. cần hạn chế "chợ ngƣời" ở nông thôn
cũng nhƣ thành thị với tính chất sơ khai lại kém văn minh; nên thay thế bằng một trung tâm
giao dịch việc làm, do chính quyền địa phƣơng quản lý.
c. Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lý đồng bộ để hình thành và phát triển thị
trường sức lao động; phải hoạch định và hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phát
huy nguồn nhân lực, làm gia tăng nhu cầu sức lao đông, cải thiện nguồn cung sức lao động.
Không nên chỉ nhấn mạnh hay tuyệt đối hóa vai trò của thị trƣờng sức lao động, coi
nhẹ vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nƣớc mà phải kết hợp cả hai một cách hài hòa, để phát
huy nguồn vốn nhân lực của quốc gia, giảm thiểu mâu thuẫn xã hội, đảm bảo sự ổn định, cân
đối và phát triển kinh tế. Thị trƣờng sức lao động nói riêng, kinh tế thị trƣờng nói chung luôn
có tính hai mặt; cần phát huy mặt thuận lợi, tích cực, hạn chế mặt tiêu cực và hoàn thiện nó
thông qua vai trò quản lý của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc là chủ thể đại diện cho lợi ích của xã hội,
phải đề ra các chính sách cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sức lao động xã hội, đƣa
đến tăng trƣởng kinh tế, làm tăng thu nhập xã hội, cải thiện đời sống ngƣời dân. Nhà nƣớc
cần đảm bảo quyền tự do đi tìm việc làm (bao hàm cả quyền tự do đi lại, tự do cƣ trú) của
những ngƣời lao động và quyền tự do kinh doanh của các chủ doanh nghiệp đƣợc pháp luật
thừa nhận. Sự quản lý của Nhà nƣớc phải tạo điều kiện phát huy thị trƣờng sức lao động, tác
động vào cung và cầu sức lao động để phân bố và sử dụng lao động với hiệu quả cao, chứ
không nên cắt khúc làm cho nó bị tắc nghẽn và không nên nặng tính hình thức.
Nhà nƣớc ta đã bƣớc đầu xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống chính sách về lao
động phù hợp để tạo điều kiện phát triển thị trƣờng sức lao động theo
173
hƣớng linh hoạt và để lành mạnh hóa quan hệ lao động. Nhà nƣớc cần hoàn thiện các chính
sách kinh tế-xã hội ở tầm vĩ mô nhƣ chính sách thu hút và sử dụng vốn đầu tƣ, xây dựng
chiến lƣợc dân số và đào tạo nhân lực nhất là cho nông thôn; điều chỉnh chính sách tài chính
và tín dụng, chính sách đất đai... Ngoài ra là các chính sách tạo điều kiện cho thị trƣờng sức
lao động, xóa bỏ những cản trở đối với các hoạt động kinh tế nhằm tái tạo và gia tăng số
lƣợng việc làm trong nền kinh tế, nhằm mục tiêu tăng trƣởng nhanh và phát triển bền vững
nền kinh tế quốc dân. Tổ chức nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của các chủ trƣơng,
chính sách vĩ mô, hệ thống pháp luật đến tình hình việc làm để kiến nghị các nội dung cần
hoàn thiện. Chú ý đến việc thẩm định chỉ tiêu tạo việc làm mới và giảm chỗ làm việc trong
các kế hoạch Nhà nƣớc, các chƣơng trình, dự án.
Phải hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc, gắn với cải cách hành chính; phối
hợp giữa các ngành, các địa phƣơng và cơ sở; kết hợp sử dụng biện pháp hành chính chế tài
với biện pháp kinh tế; để có thể làm tốt những phƣơng hƣớng và nhiệm vụ nêu trên. Trong
công tác hƣớng nghiệp, ngành Lao động -Thƣơng bỉnh và Xã hội với chức năng và nhiệm vụ
của mình phải là cơ quan nghiên cứu tổng hợp; cùng với các ngành Giáo dục - Đào tạo, Văn
hóa - Thông tin, các Đoàn thể quần chúng tổ chức thực hiện tƣ vấn nghề nghiệp một cách
rộng rãi. Nhà nƣớc cần tạo điều kiện để xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn đến từng
doanh nghiệp, chú ý đào tạo cán bộ Công đoàn ở cơ sở, nhất là trong các doanh nghiệp liên
doanh với nƣớc ngoài và doanh nghiệp tƣ nhân.
Nhà nƣớc cần tiếp tục thực hiện cải cách hệ thống tiền lƣơng, giải quyết những bất
hợp lý, không khả thi về thang bảng lƣơng hiện nay; phải xem lại hệ số chênh lệch giá trị sức
lao động giản đơn và giá trị sức lao động phức tạp. Tiền lƣơng vừa dựa trên giá dị sức lao
động, theo quan hệ cung - cầu trên thị trƣờng sức lao động; vừa bảo đảm yêu cầu của nguyên
tắc phân phối theo lao động, đảm
174
bảo tái sản xuất sức lao động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản của ngƣời lao động. Mức
lƣơng bình quân hiện nay khá thấp cần đƣợc điều chỉnh tăng để tiền lƣơng thực sự trở thành
bộ phận chủ yếu trong thu nhập của ngƣời lao động; nhƣng cần phải đảm bảo tính hợp lý, để
duy trì lợi thế sức lao động giá rẻ của nƣớc ta và về lâu dài tiền lƣơng tăng phải trên cơ sở
nâng cao năng suất lao động.
Chú ý sử dụng tiền lƣơng làm đòn bẩy kinh tế quan trọng để kích thích tính tích cực,
phát huy tài năng sáng kiến, tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của ngƣời lao động, điều tiết
lao động trong xã hội nhất là lao động có trình độ chuyên môn đến vùng sâu vùng xa, tạo
động lực cho phát triển kinh tế. Tiền lƣơng của ngƣời lao động mặc dù đƣợc xác định lúc
tuyển dụng, nhƣng cần phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động bằng cách đảm bảo
một mức tiền thƣởng thỏa đáng, rõ ràng trích từ lợi nhuận căn cứ vào năng suất, hiệu quả và
những sáng kiến cải tiến sinh lợi. Điều quan trọng là Nhà nƣớc phải tăng cƣờng quản lý kinh
tế tài chính, cải cách hệ thống thuế, bình ổn giá cả, cân đối cung - cầu từng sản phẩm kết hợp
với cân đối cơ cấu lao động, kiểm soát lạm phát nhằm đảm bảo tiền lƣơng thực tế đủ sống
cho ngƣời lao động,
Nhà nƣớc qui định tiền lƣơng tối thiểu hợp lý nhằm tạo chuẩn mực cho quan hệ lao
động và điều tiết thị trƣờng sức lao động, giúp ngăn chặn, giảm bớt tình trạng bóc lột sức lao
động, bởi vì đây là công cụ để ngƣời lao động đấu tranh với ngƣời sử dụng lao động. Nhà
nƣớc chỉ nên quản lý mức lƣơng tối thiểu, không khống chế mức lƣơng tối đa ở các doanh
nghiệp; để hạn chế những cách biệt quá đáng trong thu nhập, chỉ nên điều tiết bằng thuế thu
nhập.
Cần tiếp tục điều chỉnh đảm bảo tính hợp lý của thang bảng lƣơng theo Nghị định
28CP trên cơ sở đổi mới cơ chế tài chính, có tham khảo thị trƣờng, theo định mức lao động,
đơn giá tiền lƣơng và phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu đƣợc (hiệu quả sản xuất kinh doanh)
của doanh nghiệp. Việc cải cách tiền lƣơng trong
175
khu vực Nhà nƣớc phải tiến hành đồng thời với việc sắp xếp lại tổ chức, biên chế, cải cách
hành chính; nhƣng đảm bảo đãi ngộ theo hiệu quả công việc, giảm bớt sự bất hợp lý và sự
phức tạp của hệ thống phụ cấp, để không chỉ áp dụng cho khu vực Nhà nƣớc, mà còn ảnh
hƣởng chi phối đến các khu vực khác, đến mặt bằng tiền lƣơng trên thị trƣờng sức lao động.
Cần có cơ chế trả lƣơng thích hợp cho các đơn vị sự nghiệp có làm dịch vụ nhƣ giáo
dục, y tế. "Nhà nƣớc sẽ qui định và công khai mức dịch vụ phí để quản lý chặt chẽ nguồn thu
này và điều phối vào việc chi trả lƣơng một cách hợp lý để giảm bớt gánh nặng ngân sách".
(Đỗ Quang Trung, Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ; Bảo Tuổi trẻ
24/8/1999).
Chú trọng nghiên cứu tiền lƣơng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài,
nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động và ngăn chặn tình trạng hút lao động tay nghề cao
trong khu vực nhà nƣớc. Nhà nƣớc cần hƣớng dẫn các doanh nghiệp xây dựng phƣơng án
tính lƣơng, định mức lao động, dựa trên năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh và
đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho ngƣời lao động. Nhà nƣớc nên giao cho Công đoàn
ngành tiến hành xây dựng định mức lao động chuẩn (đúng hơn so với giao cho từng doanh
nghiệp tự làm) và tiền lƣơng tối thiểu ngành từ thực tế các doanh nghiệp quốc doanh, để áp
dụng vào các thành phần kinh tế khác.
Nhà nƣớc cần hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội, mở rộng cho đối tƣợng bắt buộc
và cả đối tƣợng tự nguyện khác, nhƣ lao động ở khu vực không chính thức ở thành thị và đặc
biệt là nông dân. Cần thực hiện cơ chế hợp đồng giữa bảo hiểm xã hội với ngƣời lao động.
Cần sớm ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
176
Kết luận chương 3:
Trong chƣơng này, luận án đã đề cập đến chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực và
chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đến năm 2020.
Luận án còn đi sâu phân tích và nêu lên các giải pháp để thúc đẩy các bộ phận của thị
trƣờng sức lao động ở Việt Nam theo từng khu vực: thị trƣờng sức lao động ở nông thôn và
vùng ven biển, thị trƣờng sức lao động thành thị và thị trƣờng sức lao động liên thông với
nƣớc ngoài.
Ngƣời viết luận án cho rằng các thị trƣờng sức lao động ấy không tách rời nhau, ranh
giới giữa chúng chỉ là tƣơng đối. Cho nên nhằm mục tiêu sử dụng và phát huy thế mạnh về
lực lƣợng lao động của nƣớc ta, luận án đã nêu lên các giải pháp xuyên qua các thị trƣờng sức
lao động ấy, đó là các giải pháp tăng cầu sức lao động, tạo việc làm - giải pháp cấp bách
trƣớc mắt, các giải pháp cải thiện nâng cao chất lƣợng nguồn cung sức lao động và các giải
pháp tạo điều kiện cho thị trƣờng sức lao động - những giải pháp vừa trƣớc mắt vừa lâu dài.
177
KẾT LUẬN
1. Đất nƣớc ta đang bƣớc vào kỷ nguyên công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh
quốc tế hóa quan hệ kinh tế với những thuận lợi và khó khăn to lớn. Từ một nền kinh tế chủ
yếu là nông nghiệp lạc hậu, với hai nguồn vốn quý giá là lao động và đất đai, việc lựa chọn
một chiến lƣợc phát triển với các bƣớc đi thích hợp, để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở
trong nƣớc và rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với thế giới là vô cùng quan trọng. Trong
chiến lƣợc ấy, thị trƣờng sức lao động có vị trí trọng yếu, bởi vì nó gián tiếp giúp nguờỉ lao
động có việc làm và thu nhập, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế - xã hội.
2. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra những yêu cầu mới về số lƣợng, cơ
cấu và chất lƣợng cao của nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực, phát triển con ngƣời
vừa là mục tiêu vừa là động lực quan trọng nhất của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
mục tiêu đó có vị trí trung tâm trong chiến lƣợc ổn định và phát triển kỉnh tế - xã hội của
nƣớc ta đến năm 2010. Nhằm mục đích phát huy và sử dụng có hiệu quả tiềm năng nhân lực -
nguồn lực quý nhất và to lớn nhất của đất nƣớc, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, việc mở rộng, phát triển thị trƣờng sức lao động ngày càng là một yêu cầu đặt ra một
cách bức thiết. Hƣớng tới mục đích nhận thức và phát huy nguồn vốn nhân lực dồi dào, tiềm
tàng của đất nƣớc, luận án đã đặc biệt quan tâm nghiên cứu vai trò của sức lao động và thị
trƣờng sức lao động trên nhiều phƣơng diện.
3. Đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta về phát triển nền kinh tế thị trƣờng
nhiều thành phần, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc, đã định hƣớng phát triển cho thị trƣờng sức lao động nƣớc ta trong thời kỳ tới.
Vấn đề đặt ra lớn nhất trong chiến lƣợc phát triển
178
nguồn nhân lực là cơ cấu lao động xã hội phải luôn phù hợp với cơ cấu kinh tế trong từng
bƣớc phát triển (gắn sự chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội với sự thay đổi của cơ cấu kinh
tế) và cần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để nâng cao hàm lƣợng chất xám trong sản
phẩm, làm gia tăng sức canh tranh của nền kinh tế.
4. Luận án đã góp phần tìm ra lời giải đáp đối với thị trƣờng sức lao động theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa - một vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ. Đối với một
quốc gia đang phát triển, khi mà mức thu nhập bình quân còn chƣa cao thì việc đầu tiên để
thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là làm thế nào để ngƣời lao động có việc làm và thu nhập, từ
đó sẽ cải thiện sức mua xã hội, phát triển sản xuất và đầu tƣ, thúc đẩy tăng trƣờng kinh tế - xã
hội. Đây không chí là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, bởi vì chúng ảnh hƣởng trực
tiếp đến mức sống của ngƣời dân, liên quan trực tiếp đến tình trạng nghèo đói trong xã hội, vì
mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng văn minh.
5. Luận án đã bƣớc đầu giải đáp vấn đề phát huy vai trò của thị trƣờng sức lao động
để tạo điều kiện cho các cơ hội việc làm trong xã hội, giải quyết tình trạng thất nghiệp một
cách có hiệu quả nhất Việc giảm dần sức ép của cung sức lao động về lâu dài chỉ có thể thực
hiện thông qua chính sách dân số. Duy trì mức lƣơng thấp để góp phần giải quyết nạn thất
nghiệp là biện pháp không tích cực, mặc dù sẽ thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhiều hơn, nhƣng
đời sống ngƣời lao động sẽ không đƣợc cải thiện. Nhà nƣớc cần phải xây dựng cơ chế quản
lý vĩ mô với hệ thống đồng bộ các chính sách và hệ thống pháp luật, nhằm kích thích đầu tƣ,
gia tăng nhu cầu sử dụng sức lao động. Tăng cƣờng cho giáo dục đào tạo, cải thiện chất
lƣợng nguồn cung sức lao động là giải pháp có ý nghĩa trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, bởi vì
hiện nay lụt lƣợng lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lƣợng lao động. Phát triển thị trƣờng
sức lao động ở Việt nam cần có sự tác động mạnh mẽ cả vào cung và vào cầu sức lao động
nhằm tạo ra trạng thái cân bằng tích cực.
179
thống đồng bộ các chính sách và hệ thống pháp luật, nhằm kích thích đầu tƣ, gia tăng nhu cầu
sử dụng sức lao động. Tăng cƣờng cho giáo dục đào tạo, cải thiện chất lƣợng nguồn cung sức
lao động là giải pháp có ý nghĩa trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, bởi vì hiện nay lực lƣợng lao
động trẻ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lƣợng lao động. Phát triển thị trƣờng sức lao động ở Việt
Nam cần có sự tác động mạnh mẽ cả vào cung và vào cầu sức lao động nhằm tạo ra trạng thái
cân bằng tích cực.
Nhƣ vậy, thị trƣờng sức lao động đang thực sự tồn tại ở Việt Nam. Sự hình thành và
phát triển thị trƣờng sức lao động, bản thân nó không phải là một việc cần ngăn chặn mà
ngƣợc lại nó còn có tác dụng thúc đẩy sự tăng trƣởng của nền kinh tế, đồng thời phát huy vai
trò của nhân tố con ngƣời trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
180
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Danh Ánh - "Dạy nghề nỗi lo còn đó", Báo Nhân dân, ngày 15/12/1997.
(18)
2. David Begg, Stanley FPischer, Rudiger Dornbusch - "Kinh tế học", Nhà xuất
bản giáo dục, Hà Nội, 1992, Tập 1, Tập 2.
3. Nguyễn Hồng Chƣơng - "Tiếp cận mục tiêu xã hội chủ nghĩa theo tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh", Thông tin lý luận số 5/99, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh.
4. Mai Ngọc Cƣờng - "Lịch sử các học thuyết kinh tế", Nhà xuất bản Thống kê,
Hà nội, 1995. (5) (6)
5. Nguyễn Văn Dần - "Thị trƣờng sức lao động - những mâu thuẫn và giải pháp",
Tạp chí Lao động và xã hội số 4/96.
6. Đỗ Lộc Diệp chủ biên - "Chủ nghĩa tƣ bản ngày nay", Nhà xuất bản Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1991.
7. Đỗ Lộc Diệp - "Chủ nghĩa tƣ bản ngày nay: Nhà nƣớc, tính vô chính phủ và sự
tự điều khiển của nền kinh tế", Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 6,
tháng 12/1992. (4)
8. Phạm Tất Dong - "Khoa học xã hội và nhân văn, mƣời năm đổi mới và phát
triển", Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội, 1997.
9. Đặng Quang Điều, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam - "Cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nƣớc, ngƣời lao động không mất việc làm", Tạp chí Lao động &
Xã hội số tháng 7/1998. (21)
10. Nguyễn Minh Đƣờng (chủ biên) - "Bồi dƣỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân
lực trong điều kiện mới", Đề tài KX - 97-14, Hà Nội, 1996. (17)
181
11. Trần Thanh Hà, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Tranh chấp lao động tập thể...
những kiến nghị và giải pháp", Tạp chí Lao động & Xã hội số chuyên đề III/l 998.
(26)
12. Trần Kim Hải - "Đào tạo công nhân lành nghề - thực trạng và những vấn đề
cần giải quyết", Thông tin lý luận số 4/99. (16)
13. Trần Kim Hải - "Đặc điểm và biện pháp tạo lập sự cân bằng cung cầu sức lao động ở
nƣớc ta", Tạp chí Kinh tế và dự báo số 7/96.
14. Nguyễn Thị Hằng - "Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đến năm 2020", Tạp chí
Cộng sản số 7, tháng 4/1999. (14)
15. Nguyễn Thị Hằng - "Những giải pháp thực hiện Chƣơng trình xóa nghèo và giải quyết
việc làm", Tạp chí Lao động & Xã hội số tháng 4/1999. (22), (23), (24), (37).
16. Vũ Văn Hân, Trần Bình Trọng - "Kinh tế thị trƣờng - Lý luận, thực tiễn và vận dụng
ở Việt Nam", Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1993.
17. Nguyễn Quang Hiển - "Thị trƣờng lao động, thực trạng và giải pháp", Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội, 1995. (38)
18. Nguyễn Quang Hiển - "Công tác giáo dục và đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp của
Australia". Thông tin thị trƣờng lao động số 6/1998. (35)
19. Mã Hồng, Tôn Thƣợng Thanh, Lƣu Quốc Quang, Ngô Kính Liễn, Tạ Mục -"Kinh tế
thị trƣờng xã hội chủ nghĩa", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
20. Iuan Luxtxiui - "Cải cách lao động, tiền lƣơng ở Trung Quốc", Tạp chí Thông tin lý
luận, số 5/1992, Viện Mác - Lênin.
21. Phạm Khiêm ích, Nguyên Đình Phan - "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
và các nƣớc trong khu vực", Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 1995.
182
22. John Maynard Keynes - "Lý thuyết tổng quát", Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1994.
23. Lê Quốc Khánh "Di dân với vấn đề dân số và phát triển Tạp chí Cộng sản số 9, tháng
5/1999.
24. Tôn Sĩ Kính - "Các giải pháp và chính sách bảo đảm dân số nội thành hiện hữu của
Thành phố Hồ Chí Minh", Viện kinh tế Thành phố HCM, 1998.
25. Mạc Tuấn Linh - "Quỹ Bảo hiểm xã hội - thực trạng và xa hƣớng", Tạp chí Lao động
& Xã hội số tháng 8/98. (30)
26. Phạm Ngọc Lộc - "Cần tiếp tục cải cách tiền lƣơng khu vực hành chính sự nghiệp",
Tạp chí Lao động - Xã hội số tháng 5/1999. (29)
27. Nguyên Văn Luân - "Kinh tế học vĩ mô", "Kinh tế học vi mô", Nhà xuất bản Thống
kê. 1995.
28. Các Mác - "Tiền công, Giá cả và Lợi nhuận", Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1956.
29. Các Mác, Ăng-ghen - "Bàn về tổ chức lao động". Nhà xuất bản sự thật. Hà Nội, 1971.
30. Mác Ăng-ghen toàn tập, Tập 23, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang 1026. ( 1 ),
trang 1027 (2), trang 1030 (3).
31. Các Mác - Tƣ bản, quyển Nhà xuất bản Tiến bộ Mátxcơva, 1984.
32. Nguyễn Lê Minh - "Về sự tƣơng thích của đào tạo nghề và thị trƣờng lao động", Tạp
chí Lao động và xã hội số 141, tháng 8/1998.
33. Nguyễn Bá Ngọc - Thị trƣờng lao động Việt Nam, thực trạng và định hƣớng phát
triển Tạp chí Lao động và xã hội số 8/97.
34. Nguyễn Bá Ngọc – “Thất nghiệp ở nƣớc ta: hình thức và bản chất", Tạp chí Lao động
& Xã hội số tháng 4/1998. (7)
183
35. Nguyễn Bá Ngọc - "Một số vấn đề phƣơng pháp luận trong nghiên cứu, hoạch định
chính sách chống thất nghiệp", Thông tin thị trƣờng lao động số 3/1998. (8)
36. Nguyễn Bá Ngọc - "Cần sớm có chính sách bảo hiểm thất nghiệp", Tạp chí Lao động
- Xã hội số tháng 4/1999. (31)
37. Nguyễn Bá Ngọc - "Một số ý kiến về hƣớng đi cho công tác dạy nghề, Tạp chí Lao
động & Xã hội số tháng 10/1998. (34)
38. Ivan Nontrep - "Tiến bộ kỹ thuật và sức lao động trong nông nghiệp", Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà nội, 1984.
39. Vũ Oanh - "Để giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ thật sự là quốc sách hàng
đầu", Tạp chí Khoa học xã hội số 31, tháng 1/1997.
40. Dƣơng Bá Phƣợng, Nguyễn Minh Khải - "Kinh tế thị trƣờng và định hƣớng xã hội
chủ nghĩa", Tạp chí Cộng sản số 18, tháng 9/1998. (13)
41. Trƣơng Văn Phúc, Trung tâm thông tin thống kê Lao động và Xã hội - "Kết quả điều
tra lao động và việc làm 1996, 1997", Tạp chí Lao động và Xã hội số tháng 4/1998.
(20), (36).
42. Joseph Putti - "Ảnh hƣởng của chuyển giao công nghệ đối với thực tiễn quản lý nguồn
dự trữ con ngƣời", Chiến lƣợc quản lý và kinh doanh (tập 2), Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996.
43. Đào Duy Quát - "Một số suy nghĩ về đảng viên làm kinh tế tƣ bản tƣ nhân", Thông tin
lý luận số 2/1996.
44. Nguyễn Duy Quý - "Khoa học xã hội và nhân văn trong mƣời năm đổi mới", Nhà
xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998.
45. Đ.I.Rô-den-be - "Giới thiệu Quyển 1 Bộ Tƣ bản của Các Mác", Nhà xuất bản Sự thật
Hà Nội, 1976.
46. Paula Samuelson - "Kinh tế học", Viện quan hệ quốc tế, 1989.
184
47. Đặng Đức San - "Tìm hiểu Luật lao động Việt nam", Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1996.
48. Lê Văn Sang - "Ảnh hƣởng của cách mạng khoa học kỹ thuật đối với chủ nghĩa tƣ bản
ngày nay” Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991.
49. Nguyễn Quốc Tế - "Lao động, Việc làm - nguồn lực cơ bản của nƣớc ta", Tạp chí
phát triển kinh tế số 76, tháng 2/ 1997.
50. Lê Thi - "Phát triển các ngành dịch vụ và cách tiếp cận giới trong việc sử dụng nhân
lực ở nƣớc ta Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 9, tháng 12/1995.
51. Lƣu Đạt Thuyết - "Dân số và bảo đảm việc làm", Tạp chí Cộng sản số 5, tháng
3/1999.
52. Hà Quý Tình - "Thị trƣờng sức lao động - thực trạng và giải pháp", Tạp chí Lao động
& Xã hội số tháng 10/1998.
53. Kim Ngọc Trâm - "Phân tích và dự báo thị trƣờng lao động Việt Nam", Thông tin thị
trƣờng lao động số 10/1997. (25)
54. Trần Văn Từng, Lê Ái Lâm - "Phát triển nguồn nhân lực - Kinh nghiệm thế giới và
thực tiễn nƣớc ta", Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, ỉ996. (19)
55. Eiko Shinotsuka "Chế độ mƣớn ngƣời ở Nhật", Tài liệu Hội thảo "Kinh nghiệm của
Nhật Bản về quản lý doanh nghiệp", Đại học Kinh tế TPHCM, 1993.
56. Okuhira Yasuhiro - "Chính trị và kinh tế Nhật Bản Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1994, trang 178 - 189.
57. "Các Mác Ăng-ghen tuyển tập", Tập 3, Nhà xuất bản Sự thật, 1982, trang 89 -135.
58. "Con ngƣời và nguồn lực con ngƣời trong phát triển" - Viện Thông tin khoa học xã
hội, Hà Nội, 1995.
185
59. "Hồ Chí Minh toàn tập", Nhà xuất bảo Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; (9) tập 1:
trang 464, 465; (10) tập 4, trang 161; (11) tập 10, trang 17; (12) tập 4, trang 341.
60. "Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1996.
61. "Luật Lao động và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động", Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
62. "Một số đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tƣ bản hiện đại", Nhà xuất bản Sự thật, Hà
Nội 1992.
63. "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng
ở nƣớc ta ", Trung tâm thông tin công tác tƣ tƣởng, Hà Nội, 1993.
64. "Nghiên cứu tổng thể về đào tạo, giáo dục và phân tích nhân lực", Dự án Quốc gia
VIE 89/92, Hà Nội, 1992.
65. Niên giám thống kê Lao động - Thƣơng binh và Xã hội năm 1995. (15)
66. Pháp lệnh về giải quyết tranh chấp lao động (11/4/97) và NĐ 58CP (31/5/97). (27)
67. "Quyết định 217 - HĐBT và hƣớng dẫn thực hiện", Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội,
1988.
68. Quyết định 126 ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê
duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000. (39)
69. Quyết định 133 ngày 23 tháng 7 năm 1998 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê
duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 1998-
2000.(40)
70. Tạp chí Lao động - Xã hội số tháng 8/1998. (28)
71 Tạp chí Lao động - Xã hội số tháng 5/1999. (32), (41).
72. Thông tin thị trƣờng lao động số 10/1997, "Báo cáo phát triển thế giới 1996",
Hoàng Anh Thƣ lƣợc dịch. (33)
186
73. "Thực trạng Kinh tế xã hội Việt nam giai đoạn 1986 - 1990", Tạp chí Thống kê - Hà
Nội, 1990.
74. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về con ngƣời và về chính sách xã hội", Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996.
75. "Việt Nam cải cách kinh tế theo hƣớng rồng bay", Viện phát triển quốc tế Harvard,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
76. "Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII", Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996.
77. "Vấn đề con ngƣời trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá", Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
78. "Vấn đề nghèo ở Việt Nam", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, trang
88-110.
79. Reynolds, Masters, Moser - "Labor Economics and Labor Reỉatioas", Prentice - Hall,
1986, trang 3 -12.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_thi_truong_suc_lao_dong_trong_nen_kinh_te_hang_hoa_theo_dinh_huong_xa_hoi_chu_nghia_o_viet_nam_12.pdf