Nông nghiệp của tỉnh Nghệ An hiện nay chủ yếu là sản xuất ở quy mô
nhỏ, manh mún dựa trên số lượng nông dân truyền thống đông đảo và chưa quen
với KH&CN, phương thức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với thị trường.
Tỉnh chưa hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa và tập
trung với kết cấu hạ tầng đồng bộ; cơ cấu sản xuất thiếu tính ổn định và tầm nhìn
mang tính dài hạn. Chủ thể sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ, dựa trên
phương thức sản xuất mang tính truyền thống, thiếu kỹ năng về quản lý và kỹ
thuật. Ở quy mô này, phần lớn họ tự dự đoán theo cảm tính nhu cầu của thị
trường, các quyết định đầu tư thường thiếu tính chiến lược dài hạn
182 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc biệt khuyến khích đầu tư được tiếp cận thuận lợi.
- Xây dựng các quỹ đầu tư phát triển nông nghiệp theo các định hướng ưu
tiên thu hút đầu tư nông nghiệp. Thông qua các quỹ này thực hiện tài trợ các dự
án nông nghiệp, hỗ trợ tín dụng đầu tư cho các doanh nghiệp trên cơ sở đảm
bảo ưu tiên phát triển và hiện thực hóa các quy hoạch nông nghiệp được đã
được phê duyệt. Ưu đãi được thực hiện đối với doanh nghiệp tuân thủ các điều
kiện sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu PTBV.
- Cơ chế hỗ trợ về tài chính cần được điều chỉnh từ hỗ trợ dàn trải sang tập
trung ưu tiên phát triển các ngành có lợi thế so sánh. Trong trồng trọt, cần tập trung
hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất rau, hoa, quả ứng dụng công nghệ cao, quy mô
lớn. Trong chăn nuôi, cần tập trung hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp chăn nuôi
trâu, bò, lợn lấy thịt và sản xuất sữa quy mô lớn, tạo lợi thế cạnh tranh, đảm bảo an
toàn sinh học. Trong nuôi trồng, chế biến thủy sản, tập trung hỗ trợ cho các doanh
nghiệp sản xuất thâm canh các vật nuôi chủ lực như tôm, cá, khuyến khích nuôi
147
công nghiệp, áp dụng công nghệ cao. Tăng hỗ trợ cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng cho nuôi trồng thủy sản tập trung, phát triển giống thủy sản, hệ thống kho
đông lạnh và chế biến thủy sản.
4.2.4. Hoàn thiện các hoạt động về xúc tiến thương mại và phát triển hạ
tầng đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
4.2.4.1. Hoàn thiện các hoạt động về xúc tiến thương mại đối với các
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp
Để thực hiện các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp, tỉnh Nghệ An
cần thành lập bộ phận chuyên trách hỗ trợ việc theo dõi, nghiên cứu, phân tích
thông tin thị trường nông sản và cung cấp thông tin kịp thời cho doanh nghiệp
nông nghiệp; hướng dẫn và hỗ trợ người dân và doanh nghiệp áp dụng nghiêm
ngặt các quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, HACCP,
GAP,....). Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng hàng hóa của người tiêu
dùng và xu hướng hội nhập quốc tế, tỉnh Nghệ An cần xây dựng chính sách hỗ
trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý cho nông sản
sản xuất trên địa bàn. Xây dựng nhãn hiệu và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
nông nghiệp là hết sức cần thiết vì nó tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản, quảng
bá các sản phẩm đặc thù mang lợi thế so sánh của tỉnh, vừa hình thành thái độ
sản xuất có trách nhiệm của doanh nghiệp.
Trên cơ sở chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, dựa trên những lợi thế
và nét đặc thù, tỉnh Nghệ An cần xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư thông
qua các hình thức như: thông qua hệ thống mạng lưới đại diện xúc tiến đầu tư của
Bộ KH&ĐT; tổ chức hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư; phát triển và duy trì các
trang web cung cấp thông tin về ưu đãi đầu tư; biên soạn và in các tài liệu hướng
dẫn, quảng bá đầu tư bằng tiếng nước ngoài; giới thiệu về tiềm năng, lợi thế địa
phương trên các phương tiện thông tin đại chúng; tiến hành các hoạt động hợp
tác quốc tế phục vụ cho xúc tiến đầu tư; công khai danh sách dự án và doanh
148
nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Nghệ An...
Để thu hút vốn, Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Nghệ An cần phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính triển
khai dự án đầu tư; hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại
tỉnh cho các doanh nghiệp; phối hợp xây dựng danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi
đầu tư và cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan đến từng dự án cho doanh
nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm trong tỉnh và trong nước. Hàng
năm tổ chức hội chợ triển lãm quy mô vùng tại thành phố Vinh, các huyện, thị trên
địa bàn tỉnh, tổ chức các hội chợ thương mại tổng hợp phục vụ nhu cầu mua sắm
của nhân dân, tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm của tỉnh tham gia các hội chợ
triển lãm có quy mô quốc gia, quy mô vùng hoặc hội chợ chuyên ngành nhằm tìm
kiếm doanh nghiệp, đại lý tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của tỉnh. Tổ chức phòng
trưng bày sản phẩm Nghệ An tại thành phố Vinh, nhằm quảng bá sản phẩm phục
vụ thuận tiện cho thương nhân khách du lịch.
Tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi và đổi mới phương thức hoạt
động XTTM, cung cấp thông tin dự báo thị trường, chính sách xây dựng và phát
triển thương hiệu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Rà soát, bổ sung, sửa đổi các các văn
bản quy phạm liên quan đến hoạt động XTTM nhằm quản lý, sử dụng kinh phí
XTTM hiệu quả. Ban hành chính sách đặc thù về xã hội hóa công tác XTTM, xây
dựng cơ sở vật chất phát triển dịch vụ và XTTM. Bố trí hỗ trợ kinh phí hoạt động
XTTM hàng năm từ ngân sách tỉnh phù hợp với yêu cầu và tình hình phát triển
kinh tế - xã hội.
4.2.4.2. Phát triển hạ tầng trong lĩnh vực nông nghiệp
Để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp cần phải
xây dựng kết cấu hạ tầng. Để thu hút đầu tư, tỉnh Nghệ An cần tập trung đầu tư
nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng ở các khu vực cần thu hút đầu tư. Hệ thống
149
kết cấu hạ tầng chỉ phát huy hiệu quả kinh tế nếu đảm bảo tính đồng bộ, liên
thông, kết nối giữa các vùng.
Tỉnh cần nâng cấp kết cấu hệ thống hạ tầng, nhất là các trục giao thông,
hệ thống cung cấp điện. Quy hoạch xây dựng hệ thống chợ đầu mối, hình thành
liên kết với vùng sản xuất nông sản. Trong điều kiện vốn NSNN còn hạn hẹp,
tỉnh cần có cơ chế đa dạng hóa thu hút nguồn vốn thông qua các hình thức đầu
tư: BOT, BT, BTO, PPP
Trong giai đoạn tới năm 2025, tỉnh Nghệ An cần tiếp tục khuyến khích
và thu hút các nguồn lực trong và ngoài ngân sách đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng. Nâng cấp và mở rộng các tuyến giao thông tỉnh lộ, huyện lộ nơi có dự án,
hoặc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu.
4.2.5. Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ
4.2.5.1. Xây dựng cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực
Cùng với xu thế chung của cả nước, lao động trong nông nghiệp tỉnh Nghệ
An đang có chiều hướng giảm về số lượng. Xu hướng này là kết quả của tình trạng
di cư, dịch chuyển nhân lực sang các ngành sản xuất đem lại thu nhập cao hơn so
với nông nghiệp mà không phải là kết quả của việc nâng cao năng suất lao động
hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Là tỉnh có lực lượng lao động dồi dào nhưng trong
những năm vừa qua họ đang rời bỏ quê hương Nghệ An đi lập nghiệp ở nhiều địa
phương trong cả nước như Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh... Vì vậy, thiết lập chính sách phát triển nguồn nhân lực đúng đắn là yếu tố
quan trọng để phát huy các lợi thế thu hút đầu tư. Chính vì thế, tỉnh Nghệ An cần
chú ý xây dựng và triển khai các chương trình giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập và phát triển nguồn nhân lực, chú trọng công tác hỗ trợ đào tạo nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực lao động nông nghiệp.
Tỉnh Nghệ An cần bổ sung, hoàn thiện và đưa đề án xây dựng phát triển
nguồn nhân lực nông nghiệp vào triển khai thực hiện. Tỉnh Nghệ An cần thu hút
150
học sinh học vào học đại học chuyên ngành nông nghiệp như hỗ trợ học phí, cấp
học bổng, sắp xếp công việc tại địa phương sau khi tốt nghiệp. Thực hiện các
chương trình đào tạo, đào tạo lại tại địa phương cho lực lượng lao động nông
nghiệp. Nội dung đào tạo phải hiện đại, gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ
cao dựa trên các yếu tố sản xuất truyền thống, bám sát và đáp ứng yêu cầu của
người lao động và doanh nghiệp. Hệ thống kiến thức phải phục vụ việc sản xuất ra
sản phẩm có chất lượng đáp ứng các yêu cầu trong ứng dụng KH&CN.
Tỉnh cần tiến hành tổng thể việc khảo sát để tìm hiểu nhu cầu đào tạo,
gắn với việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp để xây dựng các chương trình
chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp, tránh lãng phí trong đào tạo. Các
chương trình đào tạo cần gắn với nhu cầu thị trường lao động, yêu cầu của
người lao động và doanh nghiệp mà không nên xuất phát từ ý chí chủ quan từ
phía cơ quan QLNN. Có các hình thức đào tạo phù hợp với người lao động,
không đào tạo vào thời vụ thu hoạch, đào tạo phải gắn với yêu cầu chuyển đổi
nghề nghiệp, có sự kết nối liên thông giữa các chương trình đào tạo. Tỉnh phải
thường xuyên đánh giá hiệu quả của các chương trình đào tạo trên cơ sở so sánh
sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Lấy năng lực làm việc, khả
năng tìm kiếm việc làm của người lao động làm cơ sở để đánh giá tính hiệu quả
chương trình đào tạo nguồn nhân lực.
Bên cạnh việc hỗ trợ đào tạo của Nhà nước và doanh nghiệp, tỉnh thiết
lập cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi để xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức
chính trị - xã hội, các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình này nhằm đa
dạng các hình thức đào tạo nghề cho người lao động.
4.2.5.2. Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ
Cùng với việc thực hiện các ưu đãi của chính quyền Trung ương nhằm phát
triển KH&CN trong nông nghiệp, chính quyền cấp tỉnh có thể thực hiện các biện
pháp ưu đãi như: đặt hàng các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu khoa học phát
151
triển giống mới; ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến nông sản,
công nghệ sau thu hoạch; xây dựng, phát triển các trung tâm nghiên cứu ứng dụng
thành tựu khoa học nông nghiệp. Chính quyền cấp tỉnh xây dựng cơ chế khuyến
khích liên kết, hợp tác giữa các nhà khoa học, nông dân và doanh nghiệp trong
việc đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp. Chính
quyền cấp tỉnh có thể thực hiện các ưu đãi, hỗ trợ nhằm khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất nông nghiệp
bằng cách hỗ trợ tạo nguồn giống mới, đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại, thân
thiện với môi trường trong sản xuất chế biến nông sản,
Những ưu đãi này thực hiện bằng việc hỗ trợ tài chính đối với các dự án
nghiên cứu và phát triển KH&CN của các cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp
vào sản xuất, chế biến nông sản. Những ưu đãi, hỗ trợ này có thể được thực hiện
trước hoặc sau khi đề tài nghiên cứu được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng sản
xuất. Những ưu đãi, hỗ trợ về KH&CN nhằm thu hút đầu tư phát triển nông
nghiệp thường được thực hiện đối với những đối với những dự án tạo ra sản
phẩm có giá trị, có nhu cầu cao trên thị trường; những sản phẩm tạo ra lợi thế
cạnh tranh, thương hiệu của địa phương.
Trong bối cảnh hiện nay, tỉnh Nghệ An cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho
nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp tập trung vào các ngành
mà địa phương có lợi thế. Nguồn kinh phí cho phát triển nghiên cứu, ứng dụng
KH&CN của tỉnh Nghệ An hiện đang hạn hẹp nên cần tập trung đầu tư vào một số
lĩnh vực ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải.
Tỉnh Nghệ An cũng đầu tư nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu,
mua, hoặc chuyển giao những công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. Sở
KH&CN là đơn vị đầu mối thực hiện phối hợp chặt chẽ với với các trường đại
học trên địa bàn theo dõi, tập hợp nhu cầu đổi mới, nghiên cứu phát triển công
nghệ, chuyển giao công nghệ sản xuất sạch, an toàn của doanh nghiệp để xây
152
dựng các chương trình nghiên cứu; phối hợp với Sở Tài chính bố trí nguồn lực
cho hoạt động phát triển KH&CN.
Tỉnh cần tập trung nguồn lực trước mắt ưu tiên hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ KH&CN vào nông nghiệp như: Tạo ra các giống lúa, ngô và các giống cây
trồng có năng suất cao, chất lượng tốt góp phần đổi mới cơ cấu ngành trồng trọt;
nghiên cứu nhân giống các loại gia súc cung cấp thịt, sữa phù hợp với đặc điểm địa
phương; nghiên cứu các loại giống thủy sản có giá trị cao; phát triển máy móc
nông nghiệp, chế biến và bảo quản sau thu hoạch
4.2.6. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư
Để xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
khi thực hiện dự án, chính quyền cấp tỉnh thường xây dựng các chương trình cải
cách thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư, thuê đất, nộp
thuế, hoàn thuế nhằm tạo ra thuận lợi khi doanh nghiệp thực hiện các dự án
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Thủ tục hành chính công khai, xác định rõ các
loại hồ sơ, giấy tờ, thời hạn giải quyết, trách nhiệm của mỗi vị trí, mỗi bộ phận,
cơ quan trong việc thụ lý giải quyết sẽ giảm bớt thời gian và chi phí khi thực hiện
dự án; giảm bớt các hiện tượng tiêu cực gây khó khăn đối với doanh nghiệp từ cơ
quan hành chính nhà nước. Thủ tục hành chính này được quy định rõ ràng và
được công bố công khai, minh bạch sẽ tạo ra môi trường thuận lợi khi doanh
nghiệp tiếp cận các dịch vụ công. Cải cách hành chính thuận lợi là nhân tố quan
trọng trong việc thiết lập môi trường đầu tư hấp dẫn.
Trong quá trình triển khai dự án, định kỳ chính quyền cấp tỉnh có thể tổ
chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp, người dân
về các vấn đề chính sách thu hút đầu tư. Thông qua việc đối thoại, lấy ý kiến của
các doanh nghiệp về cơ chế chính sách sẽ góp phần tháo gỡ kịp thời những
vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, qua đó góp phần tạo ra môi trường
hành chính cởi mở, minh bạch để thúc đẩy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
153
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, thực hiện các biện pháp
giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà, thực hiện công khai và minh
bạch hoá quá trình quy trình hành chính, kiên quyết xử lý nghiêm những trường
hợp sách nhiễu, vô trách nhiệm của CBCC, của các cơ quan công quyền, tỉnh
Nghệ An cần tiến hành một số giải pháp sau:
- Chấp hành nghiêm túc, đúng pháp luật, chủ động khi giải quyết những
vấn đề về ưu đãi, thu hút đầu tư cũng như các vấn đề phát sinh trong hoạt động
của doanh nghiệp.
- Tiến hành rà soát, loại bỏ những văn bản pháp luật của địa phương ban
hành trái trái thẩm quyền, xung đột với hệ thống văn bản của Trung ương, thực
hiện nguyên tắc “một cửa”; khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo, phi tập
trung, nhiều tầng nấc trung gian của cơ quan QLNN.
- Định kỳ tỉnh Nghệ An cần tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh
đạo tỉnh và các nhà đầu tư thông qua các hình thức như giao lưu trực tiếp, đối
thoại trực tiếp, giao lưu “cafe doanh nhân”... Thực hiện tốt các vấn đề này sẽ xây
dựng được góp phần hệ thống hành chính mạnh, giải quyết hiệu quả công việc,
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong tìm hiểu các cơ hội đầu tư, nắm bắt
quy trình các bước triển khai dự án, qua đó hoàn thiện thủ tục, sớm triển khai
thực hiện dự án. Mặt khác, thông qua việc đối thoại, gặp gỡ này sẽ tạo ra hình
ảnh một chính quyền gần dân, tạo dựng được niềm tin cho các nhà đầu tư, doanh
nghiệp. Tỉnh cần quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của người đứng đầu UBND
và các sở, ngành trong việc giải quyết kịp thời những kiến nghị, vướng mắc để hỗ
trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Thực hiện và kiểm tra định kỳ các quy trình, thủ tục hành chính liên quan
đến việc thực hiện các ưu đãi đầu tư cũng như trong quá trình hoạt động của
doanh nghiệp. Thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở và công bố trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, cổng thông tin điện tử của tỉnh, của sở, ban,
154
ngành về quy trình giải quyết của từng thủ tục hành chính. Thực hiện ứng dụng
các tiêu chuẩn hành chính hiện đại vào quản lý như tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và
ISO 9001:2015. Tiến hành đánh giá nội bộ và thường xuyên cập nhật các thủ tục
hành chính mới, thay đổi liên quan đến hoạt động xử lý công việc vào hệ thống
quản lý chất lượng trong thời gian chậm nhất là 03 tháng kể từ khi văn bản quy
phạm pháp luật có hiệu lực thi hành.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, xây dựng đội CBCC đủ về số
lượng, đảm bảo về chất lượng. Tỉnh Nghệ An cần có cơ chế, chính sách thu hút
cán bộ giỏi, có kinh nghiệm quản lý hành chính trong các lĩnh vực liên quan
đến đầu tư, tài chính, nông nghiệp. Đồng thời, phải lựa chọn, sử dụng, bồi
dưỡng, đề bạt đúng những người có năng lực, có trách nhiệm, kiên quyết đưa ra
khỏi cơ quan những người vô cảm, sách nhiễu, yếu kém về năng lực hoạch định
và thực thi chính sách.
155
KẾT LUẬN
Để xây dựng một nền nông nghiệp lớn, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế đòi hỏi phải có những chính sách mang tính đột phá trong thu hút đầu tư
của các doanh nghiệp. Đây là xu hướng phát triển đúng đắn của nhiều quốc gia,
nhiều địa phương trong thời gian vừa qua. Đầu tư của doanh nghiệp vào nông
nghiệp một địa phương là việc doanh nghiệp bỏ vốn, lao động, dây chuyền công
nghệ... vào quá trình sản xuất sản phẩm là cây trồng, vật nuôi và cung cấp dịch
vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp là việc chính quyền tổ
chức thực hiện bằng tổng thể những biện pháp, chính sách nguồn lực ưu đãi
nhằm gia tăng sự chú ý, thu hút sự quan tâm và hiện thực hóa hành động đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp của địa phương. Trong đó, chủ thể thực hiện thu hút
đầu tư là cơ quan nhà nước, đối tượng thu hút đầu tư là các doanh nghiệp trong
dưới các hình thức tổ chức kinh doanh và thành phần kinh tế, lĩnh vực ưu đãi, thu
hút đầu tư là nông nghiệp.
Để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp Nhà nước
cần thực hiện một cách động bộ các công việc chủ yếu như: Xây dựng chiến
lược, chính sách, kế hoạch thu hút doanh nghiệp đầu tư; xây dựng và tổ chức
thực hiện các chính sách của Trung ương và địa phương nhằm thu hút đầu tư của
doanh nghiệp; thực hiện các ưu đãi về vốn, đất đai, phát triển nguồn nhân lực và
KH&CN; thực hiện XTTM, xúc tiến đầu tư và cải cách hành chính.
Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: Lĩnh vực, địa bàn, đối tượng doanh nghiệp ưu
tiên đầu tư; tính minh bạch, nhất quán, dễ đoán trước của hệ thống chính sách,
pháp luật; các yếu tố lợi thế so sánh gắn với sản xuất nông nghiệp; các nhân tố về
thói quen, tập quán sản xuất, sự ổn định chính trị - xã hội; chất lượng nguồn nhân
156
lực; tính minh bạch của hệ thống hành chính và nguồn lực của chính quyền trong
việc thực hiện các ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp.
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp là vấn đề khó
khăn, phức tạp cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn đang đặt ra hiện nay ở cả quy
mô quốc gia và địa phương. Với những kết quả nghiên cứu nêu trên, tác giả hy
vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc nhận thức rõ hơn các vấn đề lý luận về thu
hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh mới. Đồng
thời, thông qua những đề xuất về phương hướng, giải pháp nếu được vận dụng
vào thực tiễn, sẽ góp phần tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh
vực nông nghiệp của tỉnh Nghệ An, qua đó góp phần phát triển nền nông nghiệp
của tỉnh một cách bền vững, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế
về nông nghiệp của tỉnh vào phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Thu Hường (2015), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Quản lý nhà
nước, số 233, tháng 6/2015.
2. Lê Thu Hường (2015), “Những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn
mới ở tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Mặt trận, số 139, tháng 5/2015.
3. Lê Thu Hường (2015), “Nhân lực nông thôn Nghệ An trước yêu cầu xây
dựng nông thôn mới”, Tạp chí Khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An, tháng
7/2015.
4. Lê Thu Hường (2015), “Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở
các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 235, tháng
8/2015.
5. Lê Thu Hường (2016), “Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp ở tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 250, tháng 11/2016.
6. Lê Thu Hường (2018), “Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm thu hút
đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An”, Tạp chí
Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 530, tháng 12/2018.
158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2009), Vượt qua thách thức, mở thời cơ
phát triển bền vững, Nxb. Tài chính, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày
05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa
X), về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ NN&PTNT (2002), Con đường
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Bách, Chu Tiến Quang - chủ biên (1999), Phát triển nông
nghiệp, nông thôn, trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Bộ Chính trị (2013), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính
trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tài
liệu lưu hành nội bộ, thành phố Vinh, Nghệ An.
6. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2011), Thông tư số 06/2011/TT-BKHĐT hướng
dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp “Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ
sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo nghị định
số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 của ChínhPhủ”
7. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2013), Sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2011, Nxb. Thống kê, HàNội.
8. Bộ Kế hoạch & đầu tư (2014), Đề án “Tăng cường thu hút và quản lý đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2014-2020,
định hướng 2030”, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
9. Bộ NN&PTNT (2002), Nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc trong bối cảnh
159
hội nhập WTO và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp,
Hà Nội.
10. Bộ NN&PTNT và JICA (2003), Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề
thủ công theo hướng công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam, Hà Nội.
11. Bộ NN&PTNT (2006), Phát triển Nông nghiệp nông thôn bền vững, Hội nghị
phát triển bền vững toàn quốc lần thứ 2, Hà Nội.
12. Bộ NN&PTNT (2007), Cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Bộ NN&PTNT (2009), Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/ 2009
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu
chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hà Nội.
14. Bộ NN&PTNT (2009), Chiến lược phát triển nông nghiệp và phát triển
nông thôn giai đoạn 2011 - 2020, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
15. Bộ NN&PTNT (2018), Báo cáo về "Tiềm năng, cơ hội và định hướng giải
pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp”, tài liệu lưu hành nội bộ,
Hà Nội
16. Nguyễn Đình Bồng và Nguyễn Thị Thu Hồng (2017), “Một số vấn đề về
tích tụ, tập trung đất đai trong phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện
nay”, Tạp chí Cộng sản (điện tử), truy cập 11/8/2017.
17. Trần Thị Minh Châu (chủ biên) (2006), Về chính sách nông nghiệp ở nước ta
hiện nay, Nxb. Chính trị quốc qia, Hà Nội.
18. Trần Xuân Châu (2003), Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam
thực trạng và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. C.Mác- Ăngghen, Toàn tập, tập 24 (phần II), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1994.Tr246-248.
20. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Báo cáo quốc gia tại Hội nghị
cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20), Hà Nội
160
21. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Nghị định số
210/2013/NĐ-CP, ngày 19/12/2013 Về chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chinhphu.vn.
22. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Nghị định số
61/2010/NĐ-CP Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn, chinhphu.vn.
23. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Nghị định số
57/2018/NĐ-CP Về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn, chinhphu.vn
24. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2015), Nghị định 15/
2015/NĐ-CP về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Công báo ngày
14/02/2015, Hà Nội.
25. Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2018), Niên giám Thống kê tỉnh Nghệ An
năm 2017, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
26. Đỗ Kim Chung (2010), “Vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay: Quan điểm và những định
hướng chính sách”, www.vusta.vn, truy cập 09/09/2010
27. Nguyễn Sinh Cúc (2013), “Tổng quan nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau
25 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI)”, Tạp chí Kinh tế
và quản lý, số 11/2013
28. Guerrien, Bernard (2007), Từ điển phân tích kinh tế, Nxb.Tri thức, HàNội
29. Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII,
Nghệ An.
30. Đảng bộ tỉnh Nghệ An (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII,
Nghệ An.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu
31. toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
161
hành trung ương khoá X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW
7 khoá X của Ban Chấp hành Trung ương Đảng).
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành trung ương khoá XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc lần
thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Thị Bích Đào (2004), Một số vấn đề lý luận và định hướng phát triển
kinh tế nông thôn ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế Việt
Nam, Hà Nội.
38. Vũ Đình Đồng (2017), “Lâm Đồng coi trọng ứng dụng, phát triển nông
nghiệp công nghệ cao”,
trong-ung-dung-phat-trien-nong-nghiep-cong-nghecao-523910, truy cập ngày
17/11/2017.
39. Ngô Văn Giang (2004), “Một số đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của
doanh nghiệp nông thôn ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (304).
40. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Kỷ yếu Hội thảo khoa
học “Động lực mới cho phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay”, tài liệu
lưu hành nội bộ, Hà Nội.
41. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Kỷ yếu Hội thảo khoa
học “Phát triển bền vững và yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay”, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
42. Trương Huy Hoàng (2004), Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
162
Hà Nội.
43. Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
44. Huỳnh Xuân Hoàng (1998), Tăng cường quản lý vốn đầu tư từ nước ngoài
trong lĩnh vực nông nghiệp, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
45. Đinh Phi Hổ (2004), Kinh tế nông nghiệp bền vững, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ
Chí Minh.
46. Vũ Văn Hùng (2018), “Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong xây dựng
chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (266).
47. Vũ Trọng Khải (chủ biên) (2004), Phát triển nông thôn Việt Nam từ làng xã
truyền thống đến văn minh thời đại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
48. Hoàng Sỹ Kim (2006), “Đầu tư vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn theo
xu hướng hội nhập quốc tế”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 2.
49. Nguyễn Thị Xuân Lan (2007), Chính sách thuế đối với sự phát triển nông
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ,
bảo vệ tại Học viện Tài chính, HàNội.
50. Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững
các vùng kinh tế trọng điểm, Nxb. Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
51. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 20/2010/TT- NHNN
hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để
hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, Công báo
ngày 20/02/2010, Hà Nội.
52. Ngân hàng Nhà nước (2017), “Kết quả thực hiện chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp nông thôn”, Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc thúc đẩy
doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Hà Nội.
53. Ngô Tuấn Nghĩa (2014), “Tái cấu trúc mô hình tăng trưởng gắn với phát triển
163
kinh tế xanh ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính (điện tử), truy cập 8/5/2014.
54. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Doanh
nghiệp, Hà Nội.
55. Vũ Văn Phúc (Chủ biên) (2012), Xây dựng nông thôn mới – những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2015), Báo cáo năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm2015, Hà Nội.
57. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2016), Báo cáo năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm2016, Hà Nội.
58. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2017), Báo cáo năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm2017, Hà Nội.
59. Nguyễn Thị Tố Quyên (2011), “Thách thức mới đối với nông nghiệp, nông
thôn, nông dân Việt Nam và một số gợi ý chính sách giai đoạn 2011 – 2020”,
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.
60. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An (2015), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ
An năm 2015, Nxb. Nghệ An, Nghệ An.
61. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An (2016), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ
An năm 2016, Nxb. Nghệ An, Nghệ An.
62. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An (2017), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ
An năm 2017, Nxb. Nghệ An, Nghệ An
63. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - 20 năm đổi mới
và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
64. Đặng Kim Sơn (2008),Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông
dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65. Đặng Kim Sơn (2012), Phát triển nông nghiệp, nông thôn - Từ lý thuyết áp
dụng cho chính sách và chiến lược Việt Nam: Các lý thuyết kinh tế vận dụng
vào Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
164
66. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật đất đai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2014), Luật đầu tư năm 2014,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt
Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
70. Nguyễn Đức Thành (2008), Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư trong lĩnh vực
nông nghiệp: Tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản, Trung tâm CEPR, Đại
học quốc gia Hà Nội.
71. Đoàn Xuân Thủy (Chủ biên) (2011), Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
72. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 phê
duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững”, Công báo ngày 10/6/2013.
73. Đào Thế Tuấn (2007), “Về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước
ta trong thời kỳ mới”, Tạp chí Cộng sản, (4).
74. Nguyễn Từ (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
75. Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách - CERP (2008), Các nhân tố ảnh
hưởng tới đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp - Tổng quan nhũng vấn đề lý
luận cơ bản, Bài nghiên cứu NC-01/2008 của Nguyễn Đức Thành,
76. Sở KH&CN tỉnh Nghệ An (2018), “Điều tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả
chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ
An", tài liệu lưu hành nội bộ, Nghệ An
165
77. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Nghệ An (2016), Báo cáo điều tra
thực trạng doanh nghiệp Nghệ An trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế,
Nghệ An.
78. UBND tỉnh Nghệ An (2010), Quyết định số 3875/QĐ-UBND-NN ngày
31/8/2010 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 -
2020; tài liệu lưu hành nội bộ, Nghệ An.
79. UBND tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 3278/QĐ-UBND ngày 30/7/2013
của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án
tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng
nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 -
2020; tài liệu lưu hành nội bộ, Nghệ An.
80. UBND tỉnh Nghệ An (2013), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ
An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn
2013 – 2020, tài liệu lưu hành nội bộ, Nghệ An.
81. UBND tỉnh Nghệ An (2015), "Quy định một số chính sách đặc thù khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2015 đến năm 2020", tài liệu lưu hành nội bộ.
82. UBND tỉnh Nghệ An (2015), Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày
25/3/2015 về chính sách hỗ trợ các dự án công nghệ cao trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, Nghệ An.
83. UBND tỉnh Nghệ An (2016), Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 87/2014/QĐ-UBND ngày
17/11/2014 quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cổng thông tin điện tử Sở KH&ĐT
84. UBND tỉnh Nghệ An (2017) Đề án "Nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao ứng
dụng công nghệ cao vào phát triển sản xuất nông nghiệp tại các huyện:
166
Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tân Kỳ,
Nghĩa Đàn và thành phố Vinh của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2018", Công
báo số 7+8 ngày 10/01/2018.
85. UBND tỉnh Nghệ An (2017), Báo cáo quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ
cao, Nghệ An.
86. UBND tỉnh Nghệ An, “Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011- 2017 và định hướng phát
triển giai đoạn 2017-2020”, tài liệu lưu hành nội bộ, Nghệ An.
87. UBND tỉnh Nghệ An, “Giới thiệu tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh
Nghệ An”, cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An, nghean.gov.vn
88. UBND tỉnh Nghệ An (2016), Kế hoạch phát triển, bồi dưỡng đội ngũ
doanh nhân gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập cho doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020, Công báo số
39+40, tỉnh Nghệ An ngày 01/11/2016.
89. UBND tỉnh Lâm Đồng (2014), Quyết định Ban hành quy định về nội dung, danh
mục và mức hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
VietGAP trong nông nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng.
90. UBND tỉnh Lâm Đồng (2015), Quyết định Ban hành Đề án chính sách đặc thù
khuyến khích doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020, Lâm Đồng.
91. Viện chính sách chiến lược nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Tổng
quan các nghiên cứu về môi trường đầu tư nông thôn Việt Nam. Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
92. Borley, Bill; Cotula, Lorenzo; Chan, Man-Kwun (2012), Tipping the Balance:
Policies to shape agricultural investments and markets in favour of small-scale
farmers (Mẹo cân bằng: Chính sách mở rộng đầu tư nông nghiệp và thị trường
167
có lợi cho những hộ nông dân quy mô nhỏ), Publisher: Oxfam-IIED.
93. Conning & Udry (2007),Rural Financial Markets in Developing Countries
(Thị trường tài chính nông thôn ở các nước đang phát triển), Handbook of
Agricultural Economics
94. Do Tat Cuong (2015), Investment and agricultural development in developing
countries: The case of Vietnam, Publisher: Xlibris ISBN: 9781514442722,
www.xlibris.com.au
95. Erinch Sahan (2012), Private Investment in Agriculture: Why it's essential, and
what's needed (Đầu tư tư nhân trong nông nghiệp: Sự cần thiết và những vấn
đề đặt ra), Oxford, UK: Oxfam GB for Oxfam International, September 2012.
96. Goodland, R. (2002); Sustainability: Human, social, economic and
environment; Encyclopedia of Global environment change, John Wiley &
Sons Ltd.
97. FAO (2012), Trends and impacts of foreign investment in developing country
agriculture – Evidence from case studied ( Xu hướng và tác động của đầu tư
nước ngoài vào nông nghiệp ở quốc gia đang phát triển - Bằng chứng từ các
nghiên cứu trường hợp điển hình), Author: FAO
98. Kazushi Ohkawa, Bruce F. Johnston, Hiromitsu Kaneda(2015), Agriculture
and Economic Growth: Japan's Experience (Phát triển nông nghiệp và tăng
trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản), Princeton, N.J. : Princeton
University Press, 2015.
99. McCulloch (2001), Trade Liberalisation and Poverty (Giải phóng thương
mại và đói nghèo), A Handbook, London: Centre for Economic Policy
Research / Department for International Development.
100. Mankiw, Gregory (2007), Macroeconomics, 6th Edition, WorthPublisherrs
101. NEPAD - OECD (2011), Policy framework for investment in agriculture, the
5th NEPAD - OECD Ministerial Conference on 26 - 27 April 2011, Dakar,
168
Senegal.
102. OECD (2015), Các chính sách nông nghiệp của Việt Nam 2015, Nhà xuất
bản PECD, Paris
103. Reardon, Thomas, Eric Crawford, Valerie Kelley and Bocar Diagana
(1996), Promoting Farm Investment for Sustainable Intensification of
African Agriculture (Thúc đẩy đầu tư trang trại để tăng cường bền vững
nông nghiệp của châu Phi) Techincal Paper No. 26, Bureau for Africa, U.S
Agency for International Development.
104. Saifullah Syed; Masahiro Miyazako (2013), Promoting Investment in
Agriculture for Increased Production and Productivity (Thúc đẩy đầu tư vào
nông nghiệp để tăng năng suất và sản lượng), Publisher: Boston, MA : CABI,
2013
105. Seema Bathla; Amaresh Dubey (2017), Investment in Indian Agriculture:
Macro and Micro Evidences (Đầu tư vào nông nghiệp ở Ấn Độ, những bằng
chứng vĩ mô và vi mô), Publisher: Springer Singapore: Singapore, 2017
106. Zepeda, Lydia (2001), Agricultural Investment and Productivity in
Developing Countries (Đầu tư và năng suất nông nghiệp ở các nước đang
phát triển); Department of Consumer Science University of Wisconsin-
Madison, USA
107. S.Vermeulen; L.Cotula (2010), Making the Most of Agricultural Investment:
A Survey of Business Models that Provide Opportunities for
Smallholders(Tận dụng tối đa đầu tư trong nông nghiệp: Khảo sát các mô
hình kinh doanh mang lại lợi ích cho các hộ nông dân) Publisher:FAO, 2010.
108. World Bank (2008), World Development Report 2008: Agriculture for
Development, World Bank, Washington D.C.
169
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Quy mô sử dụng đất của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp các
năm 2005, 2010 và 2015
Stt Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2010
Năm
2015
1
Dân số nông thôn (triệu)
Tỷ lệ với tổng dân số (%)
60,92
73
61,6
67
60,64
65,04
2
Số hộ nông nông thôn (triệu)
Số hộ sản xuất nông nghiệp (triệu)
10,5
9,7
10,4
9,5
9,3
8,5
3
Đất nông nghiệp (triệu héc-ta)
Bình quân diện tích (ha/hộ sản xuất nông
nghiệp)
24,58
2,53
26,2
2,75
26,79
3,17
4
Đất sản xuất nông nghiệp (triệu héc-ta)
Bình quân diện tích (ha/hộ sản xuất nông
nghiệp)
9,41
1,03
10,1
0,94
10,3
1,21
5
Đất lúa (triệu héc-ta)
Bình quân diện tích (ha/hộ sản xuất nông
nghiệp)
4,15
0,42
4,13
0,43
4,03
0,47
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hiện trạng sử dụng đất các năm
2005, 2010, 2015; Tổng cục Thống kê: Báo cáo sơ bộ kết quả Tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp, thủy sản, năm 2016
170
Phụ lục 2: Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư trong nông
nghiệp và nông thôn (Theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12
năm 2013 của Chính phủ)
1. Trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng cây dược liệu.
2. Xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế
biến. Xây dựng cánh đồng lớn.
3. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, hải sản tập trung.
4. Sản xuất, phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm
nghiệp, giống thủy sản.
5. Ứng dụng công nghệ sinh học; công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản.
6. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.
7. Sản xuất, tinh chế muối.
8. Sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, chế
phẩm sinh học.
9. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, dược liệu.
10. Sản xuất bột giấy, giấy, bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu
nông, lâm sản.
11. Sản xuất thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản
phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
12. Sản xuất hàng thủ công; sản phẩm văn hóa, dân tộc truyền thống.
13. Xây dựng hệ thống cấp nước sạch, thoát nước.
14. Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia
súc, gia cầm, tập trung, công nghiệp.
15. Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải,
chất thải rắn.
16. Xây dựng chợ nông thôn; xây dựng ký túc xá công nhân ở nông thôn.
171
17. Sản xuất máy, thiết bị, chất phụ gia, phụ trợ phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, máy chế biến thực phẩm.
18. Dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y ở vùng nông thôn.
19. Dịch vụ tư vấn đầu tư, khoa học, kỹ thuật về sản xuất nông, lâm, thủy
sản và nghề muối ở vùng nông thôn./.
172
Phụ lục 3: Một số chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Trung ương:
TT Tiêu đề văn bản Số ký hiệu văn
bản
Ngày, tháng,
năm ban hành
Trích yếu nội dung chủ
yếu của văn bản
1 Chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp,
nông thôn.
Nghị định số
210/2013/NĐ -
CP
19/12/2013 Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư bổ
sung của Nhà nước dành
cho các DN đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn.
2 Chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác,
liên kết sản xuất gắn với
tiêu thụ nông sản, xây
dựng cánh đồng lớn.
Quyết định số
62/2013/QĐ-
TTg
25/10/2013 Một số chính sách ưu đãi
và hỗ trợ của Nhà nước
nhằm khuyến khích liên
kết sản xuất gắn với chế
biến và tiêu thụ nông sản
thuộc các dự án cánh
đồng lớn.
3 Chính sách hỗ trợ nhằm
giảm tổn thất trong nông
nghiệp
Quyết định số
68/2013/QĐ-
TTg
14/11/2013 Hỗ trợ lãi suất vay vốn
thương mại để mua máy
móc, thiết bị nhằm giảm
tổn thất trong nông nghiệp
4 Chính sách hỗ trợ nâng
cao hiệu quả chăn nuôi
nông hộ giai đoạn 2015-
2020
Quyết định số
50/2014/QĐ-
TTg
4/9/2014 Hỗ trợ chăn nuôi về phối
giồng, nhân tạo gia súc,
con giống vật nuôi, xử lý
chất thải chăn nuôi nhằm
nâng cao hiệu quả chăn
nuôi nông hộ và bảo vệ
môi trường.
5 Chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
Nghị định
55/2015/NĐ-CP
09/6/2015 Tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông
thôn góp phần xây dựng
NTM và nâng cao đời
173
sống của nông dân, cư dân
ở nông thôn
6 Một số chính sách hỗ trợ
việc áp dụng quy trình
thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt trong nông
nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản.
Quyết định số
01/2012/QĐ-
TTg
9/1/2012 Hỗ trợ đối với sản xuất,
sở chế các sản phẩm nông
lâm thủy sản áp dụng
Quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt
7 Hỗ trợ đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến
năm 2020.
QĐ số 1956-TTg 27/11/2009 Hỗ trợ đào tạo nghề cho
lao động nông thôn
8 Quy định về khoán
rừng, vườn cây, và diện
tích mặt nước trong các
Ban quản lý rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ, và
công ty TNHH MTV
nông lâm nghiệp nhà
nước;
Nghị định
168/2016/NĐ-
CP
27/12/2016 Khoán rừng tự nhiên,
rừng trồng, đất rừng;
vườn cây; diện tích mặt
nước trong các Ban quản
lý rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, công ty TNHH
MTV Nông lâm nghiệp
nhà nước được nhà nước
giao đất, cho thuê đất
nông nghiệp
9 Quy định điều kiện đầu
tư kinh doanh về bảo vệ
và kiểm dịch thực vật;
giống cây trồng; nuôi
động vật rừng thông
thường; chăn nuôi; thuỷ
sản; thực phẩm
Nghị định
66/2016/NĐ-CP
01/7/2016 Đầu tư kinh doanh về bảo
vệ và kiểm dịch thực vật;
giống cây trồng; nuôi
động vật rừng thông
thường; chăn nuôi; thuỷ
sản; thực phẩm
10 Một số chính sách ưu
đãi, khuyến khích đầu tư
và quản lý khai thác
Quyết định số
131/2009/QĐ-
TTg
02/11/2009 Ưu đãi, hỗ trợ, khuyến
khích đối với các dự án
đầu tư xây dựng công
174
công trình cấp nước sạch
nông thôn
trình cấp nước sạch và
quản lý, khai thác các
công trình cấp nước sạch
nông thôn;
11 Phê duyệt chương trình
hỗ trợ phát triển hợp tác
xã giai đoạn 2015-2020
Quyết định số
2261/QĐ-TTg
15/12/2014 Hỗ trợ phát triển hợp tác
xã giai đoạn 2015-2020;
Nguồn: [76]
175
Phụ lục 4: Một số chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Nghệ An:
TT Tiêu đề văn bản Số ký hiệu văn
bản
Ngày, tháng,
năm ban hành
Trích yếu nội dung chủ
yếu của văn bản
1
Sửa đổi, bổ sung điều 2,
Quyếtđịnh số 45/2011/QĐ-
UBND ngày 20/9/2011 của
UBND tỉnh về việc quy
định chính sách hỗ trợ
giống cây trồng, vật nuôi,
thủy sản để khôi phục sản
xuất vùng bị thiệt hại do
thiên tai, dịch bệnh.
Quyết định số
35/2013/QĐ-
UBND
8/7/2013 Chính sách hỗ trợ giống
cây trồng, vật nuôi, thủy
sản để khôi phục sản xuất
vùng bị thiệt hại do thiên
tai, dịch bệnh.
2 Một số chính sách hỗ trợ
đầu tư phát triển NN&NT
trên địa bàn tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2012 - 2015".
Quyết định số
09/2012/QĐ-
UBND
4/02/2012 Hỗ trợ đầu tư phát triển
nông nghiệp, nông thôn
trên địa bàn tỉnh
3 Một số chính sách hỗ trợ
đầu tư phát triển nông
nghiệp, nông thôn trên địa
bàn tỉnh Nghệ An.
Quyết định số
87/2014/QĐ-
UBND
17/11/2014 Hỗ trợ đầu tư phát triển
nông nghiệp, nông thôn
trên địa bàn tỉnh
4 Sửa đổi bổ sung một số điều
của Quyếtđịnh 87/2014/QĐ-
UBND ngày 17/11/2014
ban hành quy định một số
chính sách hỗ trợ đầu tư
phát triển NN, NT trên địa
bàn tỉnh Nghệ An;
Quyết định số
09/2016/QĐ-
UBND
18/01/2016 Hỗ trợ đầu tư phát triển
nông nghiệp, nông thôn
trên địa bàn tỉnh
5 Một số chính sách đặc thù
khuyến khíchdoanh nghiệp
Quyết định số
08/2015/QĐ-
22/01/2015 Chính sách đặc thù hỗ
trợ, đầu tư của tỉnh dành
176
đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2015-
2020.
UBND cho các DN đầu tư vào
NNNT trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2015 đến 2020
thuộc dự án NN đặc biệt
ưu đãi đầu tư, dự án NN
ưu đãi đầu tư, dự án NN
khuyến khích đầu tư theo
quy định tại Điều 3, Nghị
địnhsố 210/2013/NĐ-CP.
6 Quy định chính sách
khuyến khích hỗ trợ trong
xây dựng nông thôn mới
tỉnh Nghệ An giai đoạn
2015-2020
Quyết định số
48/2015/QĐ-
UBND
31/8/2015 Khuyến khích hỗ trợ
trong xây dựng NTM
tỉnh Nghệ An giai đoạn
2015-2020
7 Một số chính sách hỗ trợ
đầu tư xây dựng mô hình
“Cánh đồng mẫu lớn” trên
địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2013 - 2015
Quyết định số
02/2013/QĐ-
UBND
15/01/2013 Hỗ trợ xây dựng mô hình
cánh đồng mẫu lớn sản
xuất lúa, ngô, lạc
8 Ban hành quy định về cán
bộ lâm nghiệp cấp xã trên
địa bàn tỉnh Nghệ An;
Quyết định số
52/2015/QĐ-
UBND
8/9/2015 Quy định về tiêu chuẩn,
thủ tục công nhận, quản
lý sử dụng, nhiệm vụ,
quyền hạn và mức phụ
cấp của cán bộ lâm
nghiệp tại các xã,
phường, thị trấn có rừng
trên địa bàn tỉnh.
9 Quy định chính sách hỗ trợ
các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Nghệ An xây dựng
và phát triển thương hiệu
Quyết định số
72/2015/QĐ-
UBND
18/12/2015 Chính sách hỗ trợ các
doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Nghệ An xây dựng
và phát triển thương hiệu
177
giai đoạn 2016 – 2020 giai đoạn 2016 – 2020
10 Quy định về chính sách hỗ
trợ đầu tư xây dựng hạ tầng
cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Nghệ An
Quyết định số
45/2015/QĐ-
UBND
26/8/2015 Hỗ trợ đầu tư xây dựng
hạ tầng cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
11 Cơ chế khuyến khích, hỗ
trợ các tổ chức, các các
nhân đầu tư công nghệ
mới, đổi mới công nghệ,
nghiên cứu, ứng dụng tiến
bộ KHCN trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.
Quyết định số
24/2014/QĐ-
UBND
25/3/2014 Cơ chế khuyến khích, hỗ
trợ các tổ chức, các các
nhân đầu tư công nghệ
mới, đổi mới công nghệ,
nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ KHCN nhằm
nâng cao sức cạnh tranh
của sản phẩm, hàng hóa.
12 Chính sách ưu đãi, hỗ trợ
đầu tư; trình tự thủ tục
hưởng chính sách ưu đãi;
tiêu chí thủ tục công nhận
dự án công nghệ cao trên địa
bàn tỉnh Nghệ An đến năm
2020.
Quyết định số
23/2015/QĐ-
UBND
25/3/2015 Chính sách, hỗ trợ đầu tư
đối với dự án CNC; tiêu
chí, trình tự, thủ tục công
nhận dự án CNC thuộc
thẩm quyền của UBND
tỉnh; hồ sơ, trình tự, thủ
tục hưởng chính sách ưu
đại, hỗ trợ đầu tư trên địa
bàn tỉnh.
13 Ban hành tiêu chí cánh
đồng lớn trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.
Quyết định số
228/QĐ-UBND
20/01/2015 Tiêu chí cánh đồng lớn
trên địa bàn tỉnh nghệ An.
14 Ban hành quy định về
khuyến nông viên cấp xã
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Quyết định số
99/2014/QĐ-
UBND
19/12/2015 Quy định về số lượng,
tiêu chuẩn, cách thức
tuyển chọn, nhiệm vụ,
quyền hạn và chế độ
chính sách đối với
khuyến nông viên xã,
178
phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh.
15 Quy định mức hỗ trợ xây
dựng cánh đồng lớn trên
địa bàn tỉnh Nghệ An theo
Quyếtđịnh số 62/2013/QĐ-
TTg ngày 25/10/2013 của
Thủ tướng Chính phủ
Nghị quyết số
52/2016/NQ-
HĐND
16/12/2016 Quy định mức hỗ trợ
thực hiện chính sách
khuyến khích phát triển
hợp tác, liên kết sản xuất
gắn với chế biến và tiêu
thụ nông sãn, thuộc các
dự án hoặc phương án
cánh đồng lớn trên địa
bàn tỉnh theo Quyết định
số62/2013/QĐ-TTg ngày
25/10/2013 của Thủ
tướng Chính phủ
16 Một số cơ chế chính sách
hỗ trợ giảm nghèo đối với
các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ
30% trở lên ngoài Nghị
quyết 30a/ 2008/ NQ - CP
trên địa bàn tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2016-2020;
Quyết định
56/2016/QĐ-
UBND
29/9/2016 Hỗ trợ giảm nghèo đối
với các xã có tỷ lệ hộ
nghèo từ 30% trở lên
theo tiêu chuẩn nghèo
tiếp cận đa chiều áp dụng
cho giai đoạn 2016 –
2020
Nguồn: [76]