Luận án Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

FDI đã và luôn đóng góp vai trò vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đã được khẳng định qua thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trên 35 năm qua. Thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã từng bước mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các diễn đàn, tổ chức quốc tế. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với rất nhiều các đối tác quan trọng và tiềm năng. Có thể khẳng định, việc đàm phán, ký kết và thực thi các FTA đã và sẽ tạo điều kiện cũng như mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc thu hút FDI không chỉ từ các nước đối tác FTA mà còn từ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội cũng sẽ có rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, luận án đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: Thứ nhất, luận án đã tổng hợp các nghiên cứu về thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới, trong đó tập trung vào những nghiên cứu về CPTPP và EVFTA nhằm làm rõ khoảng trống của các nghiên cứu và tìm ra định hướng nghiên cứu mới cho đề tài. Thứ hai, luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn FDI trong điều kiện hội nhập các FTA thế hệ mới, các tiêu chí đánh giá, yếu tố tác động và bài học kinh nghiệm đến từ các quốc gia trên thế giới. Thứ ba, luận án đã phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. Những phân tích thực trạng được thực hiện qua phương pháp định tính và định lượng nhằm làm rõ các tiêu chí đánh giá thu hút vốn FDI đồng thời chứng minh sự ảnh hưởng của các yếu tố đến thu hút vốn FDI. Trên cơ sở thực trạng, luận án đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. Thứ tư, luận án phân tích quan điểm và mục tiêu thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới thời gian tới, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn FDI vào Việt Nam một cách hiệu quả, chất lượng hơn nữa.

pdf212 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho nhà đầu tư, Việt Nam cần cải thiện môi trường kinh doanh, bao gồm các nội dung sau: + Bảo vệ môi trường thông qua: xử lý và tiến tới đóng cửa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào, phương pháp sản xuất, chế tạo thân thiện với môi trường; tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt cùng các chế tài kèm theo. + Về việc tăng cường đảm bảo sở hữu trí tuệ, Nhà nước cần có chính sách xử lý mang tính răn đe đối với những trường hợp cố tình xâm hại thương hiệu, làm hàng giả, 170 hàng nhái, hàng kém chất lượng. + Tiết giảm thời gian thực hiện và đơn giản các thủ tục hành chính bằng cách: hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành dễ hiểu và dễ thực hiện; tinh gọn bộ máy; quy định rõ trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận trong việc tác nghiệp xử lý thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến cấp phép kinh doanh, giấy phép lao động, quản lý thị thực, thủ tục hải quan, thuế. 4.3.3 Chú trọng thu hút nguồn vốn FDI có chọn lọc Việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài sẽ theo hướng có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu theo tinh thần của Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Những dự án FDI có công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu và có tác động lan tỏa; gắn kết hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Theo định hướng này, hy vọng sẽ thu hút được các dòng vốn, những dự án có chất lượng. Các dòng vốn FDI đầu tư vào các dự án phải có hàm lượng công nghệ cao, phải tạo ra được sự lan tỏa, trở thành lực đẩy để kéo doanh nghiệp trong nước vươn lên cùng phát triển. Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư sửa đổi, trong đó có những điều khoản đi kèm việc ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp FDI, với tiêu chí doanh nghiệp FDI khi vào đầu tư phải cam kết để doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia chuỗi sản xuất. Cam kết này cũng đồng nghĩa với gắn với liên kết sản xuất trong nước cũng như đào tạo nguồn nhân lực. Đây là nội dung trọng tâm, cần được phổ biến và quảng bá rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp không chỉ của Việt Nam, mà còn của cả các nước tham gia vào các FTA thế hệ mới. Cơ quan xúc tiến đầu tư FDI cần được chuyên trách hóa và đưa ra 171 được danh mục dự án thu hút đầu tư phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực sở trường của họ là công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính, ngân hàng và viễn thông, vận tải, phân phối Việc sàng lọc nguồn vốn FDI là rất khó vì không thể sàng lọc bằng ý thức chủ quan mà phải thông qua hệ thống văn bản pháp luật với tiêu chí hết sức cụ thể. Hiện nay, những định nghĩa thế nào là công nghệ cao, công nghệ nguồn, mức ưu tiên vẫn còn mơ hồ. Chính điều này đã dẫn tới việc các địa phương chủ yếu nhận dự án trên việc nhìn nhà đầu tư chứ không phải chất lượng dự án. Thời gian tới, việc thu hút, xúc tiến đầu tư phải chọn lọc, kiên quyết từ chối các dự án công nghệ thấp, lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, những dự án có dấu hiệu núp bóng đầu tư để lẩn tránh xuất xứ, gian lận thương mại. Việc ban hành các chính sách ưu đãi nguồn vốn FDI phải có sự phân cấp theo hướng ưu tiên cho các nhà đầu tư lớn và có quan hệ lâu năm với Việt Nam; dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Ngoài ra cần nâng cao khả năng chuyển giao công nghệ bằng cách đưa ra tiêu chuẩn về trình độ công nghệ đối với các dự án đầu tư vào Việt Nam; yêu cầu nhà đầu tư có cam kết về việc chuyển giao công nghệ; tăng cường hình thức đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Có chính sách khuyến khích hợp tác, chuyển giao công nghệ dựa trên cơ sở thoả thuận, tự nguyện. Áp dụng nguyên tắc ưu đãi đầu tư gắn với việc đáp ứng các điều kiện, cam kết cụ thể và cơ chế hậu kiểm, yêu cầu bồi hoàn khi vi phạm các cam kết. Nâng cao các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, bảo vệ môi trường, tài nguyên và tiết kiệm năng lượng phù hợp với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên. Sửa đổi, bổ sung quy định bảo đảm quyền, nghĩa vụ, công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, vốn đầu tư, thu nhập và lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư và chủ thể có liên quan, phù hợp với các cam kết quốc 172 tế. Đồng thời có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm. Lợi thế trong thu hút FDI của Việt Nam đến từ việc sớm ký kết FTA với EU trong khi các nước cạnh tranh chính trong khu vực về thương mại và đầu tư chưa có FTA với EU. Lợi thế này có thể chỉ tồn tại trong ngắn hạn, vì định hướng của cả ASEAN và EU là một FTA giữa hai khu vực. Khi EU tiếp tục đàm phán, ký kết FTA song phương với các nước ASEAN, lợi thế về thuế nhập khẩu thấp hơn, các cơ chế tạo thuận lợi thương mại và đầu tư dành riêng cho Việt Nam sẽ không còn. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng triệt để khoảng “thời gian vàng” khi các nước ASEAN chưa có FTA với EU để tiếp cận, thâm nhập thị trường cũng như thu hút FDI từ các nước EU. Hiệp định CPTPP bắt đầu thực hiện từ năm 2019 cũng mở ra cơ hội lớn về thu hút vốn đầu tư FDI. Từ năm 2018 đến 2019 đã diễn ra làn sóng FDI đổ vào Việt Nam, với sự dẫn đầu của Trung Quốc có số lượng dự án đầu tư cao. Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải làm sao để chọn lọc nhà đầu tư có công nghệ tốt, đảm bảo yếu tố môi trường, tránh những sự việc tương tự như Formosa Hà Tĩnh, đồng thời phải lập hàng rào kỹ thuật để ngăn ngừa những công nghệ lỗi thời, chọn lọc những công nghệ tốt Cần tuân thủ nguyên tắc khi doanh nghiệp FDI vào phải đàm phán với Việt Nam, được Việt Nam chọn lọc. Nhà đầu tư đạt được mục tiêu đó thì tiếp nhận, không đạt mục tiêu có thể nói không với nhà đầu tư, chứ không tiếp nhận vô điều kiện. Một trong những yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp FDI là phải gắn kết được với khu vực kinh tế tư nhân trong nước, đưa doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vào trong mạng lưới sản xuất của họ. Bên cạnh đó, Việt Nam phải đặt hiệu quả của việc thu hút FDI lên hàng đầu, giá trị gia tăng tạo ra trên đất Việt Nam cao hơn, nguồn lực mình bỏ ra như đất đai, tài nguyên, hệ thống ưu đãi phải được trả lại lợi ích một cách tương xứng. Việt Nam hỗ trợ ưu đãi thuế, đổi lại nhà đầu tư phải đào tạo lao động cho Việt Nam, nâng cấp chuỗi giá trị. Để yêu cầu trên không phải là áp đặt, Việt Nam cần phải làm cho doanh nghiệp tư nhân trong nước lớn mạnh. Doanh nghiệp tư nhân phát triển sẽ trở thành đối tác tin cậy hợp tác với doanh nghiệp FDI. Muốn vậy, Việt Nam cần phải tạo điều kiện môi trường kinh doanh tốt nhất cho khu vực tư nhân trong nước, cách thức quản lý Nhà nước thay vì quản và quản cần chuyển sang kiến tạo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh bình đẳng. Đặc biệt, chiến lược thu hút FDI cần phải được thực hiện 173 nghiêm chỉnh theo Nghị quyết số 50-NQ/TW của T.Ư, từ đó tiếp nhận đầu tư có chọn lọc, mục tiêu là nâng cao chất lượng, hiệu quả, đóng góp vào phát triển của đất nước Việt Nam. Như vậy, Việt Nam phải biết lựa chọn doanh nghiệp FDI có công nghệ cao, họ chấp nhận liên kết với khối nội trong nước, thay vì “mua đứt” doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam để trục lợi. 4.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước bằng cách: Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, đầu tư khoa học công nghệ tại doanh nghiệp bằng các lợi ích cụ thể liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường công tác tự đào tạo, đào tạo tại chỗ và đào tạo lồng ghép trong doanh nghiệp, khối ngành nghề, hiệp hội; hoàn thiện công tác hướng nghiệp cho học sinh – sinh viên phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân; có chính sách thu hút, kêu gọi người tài về làm việc trong nước; đổi mới chương trình giáo dục theo hướng lý thuyết đi đôi với thực hành. Nguồn nhân lực của Việt Nam phải sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Có chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ cho lao động Việt Nam; sử dụng người lao động Việt Nam đã làm việc, tu nghiệp ở các quốc gia tiên tiến. Ngoài ra, đẩy mạnh hoạt động tổ chức đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi cả nước, chú trọng đào tạo nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp về chuỗi giá trị. Bản thân doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy, chủ động nâng cấp một cách toàn diện để tiếp cận với “chuẩn điều kiện” các doanh nghiệp FDI, nghĩa là nâng cao năng lực công nghiệp nội tại, hướng bền vững và dần trở thành “nhà sản xuất”, thay vì “nhà lắp ráp”. Mặt khác, tiếp tục phát huy sức sáng tạo và linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh mới, nhanh nhạy tận dụng các cơ hội thị trường; huy động mọi nguồn lực đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và nguồn nhân lực để có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI và tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế./. 4.3.5. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Để "hoà nhập" vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI, chúng ta phải có loạt doanh nghiệp đủ chất lượng để có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất của nhà 174 đầu tư nước ngoài. Quy hoạch phát triển các ngành, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, xác định các ngành xuất khẩu mũi nhọn như: sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thuỷ hải sản, dệt may, giầy dép và lắp ráp.. Do đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách để chủ động hỗ trợ thúc đẩy phát triển và nâng tầm doanh nghiệp Việt Nam, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo sự liên kết, lan tỏa giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Để khắc phục tình trạng chưa phát triển các ngành hỗ trợ, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 6/8/2020 về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, với các quy định rõ ràng về hoàn thiện cơ chế chính sách, về tài chính tín dụng, và đã giao các nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai cụ thể để đạt mục tiêu tổng quát: Đến năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng cần có sự nâng cấp từ đối tác, Nhà nước có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này. Doanh nghiệp Việt Nam có thể mua lại doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có công nghệ đã tham gia vào chuỗi; doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, mua và tham gia vào các công ty đã tham gia vào chuỗi từ đó có thể học hỏi kinh nghiệm của doanh nghiệp đã có sẵn hệ thống chuỗi, qua đó lớn mạnh lên. Việt Nam cần tiếp tục tái cơ cấu khu vực công nghiệp với trọng tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ và chuỗi giá trị vật chất, đặc biệt là các phân khúc như sản xuất, nhằm giảm sự phụ thuộc vào một số nhà cung cấp và thị trường nhất định; giải quyết những tồn tại bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng hậu cần, cải thiện kỹ năng của người lao động. Ngoài ra, các địa phương cần phối hợp để phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu, các vùng công nghiệp và các vùng kinh tế trọng điểm để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu. Việt Nam cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước. Kinh nghiệm của Trung Quốc và nhiều nước 175 cho thấy, các dự án liên doanh thường có hiệu quả về chuyển giao công nghệ cao hơn so với các dự án 100% vốn nước ngoài. Cùng với đó, cần yêu cầu và khuyến khích các doanh nghiệp FDI thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam. Những hoạt động này sẽ tác động tích cực đến quá trình chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng cao năng lực về tất cả các mặt, từ công nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động, quản lý. Chỉ khi đó, các doanh nghiệp FDI mới tìm đến đặt hàng và hỗ trợ hoàn thiện quy trình sản xuất đáp ứng yêu cầu của họ. Có chính sách hỗ trợ và tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI với các nhà cung cấp trong nước, bao gồm việc xây dựng cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp FDI, các nhà cung cấp, các dịch vụ kết nối, các chương trình xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có chính sách ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước. Trong thiết kế các khu công nghiệp riêng dành cho đầu tư FDI, cần tính đến sự kết nối với các khu, cụm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, phải tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn thiết lập các trung tâm và mở rộng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) có sự tham gia của đội ngũ kỹ sư trong nước. Ngoài ra, Việt Nam cần chuẩn bị và nâng cao năng lực hấp thụ những chuyển giao công nghệ. Để hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ, cần có chiến lược dài hạn, tham gia của cả doanh nghiệp và Chính phủ. Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp FDI, trong đó có cơ chế, chính sách hỗ trợ về lãi suất, tài chính, tiếp cận các nguồn lực đầu tư để nâng cấp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đủ khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, cần có chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ các ngành công nghiệp ưu tiên theo từng thời kỳ, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả./. 4.3.6. Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư Trong Quyết định số 850/QĐ-TTg ban hành hồi tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cho phép thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Phó thủ tướng Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Tổ phó thường trực, nhằm nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới, thu hút các dự án có chất lượng, quy mô vốn 176 lớn, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, có sự lan tỏa, thúc đẩy kinh tế số và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam. Trên tinh thần đó hoạt động xúc tiến đầu tư là rất cần thiết nhằm thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. Đặc biệt, hiện có nhiều nhà đầu tư rất quan tâm đến Việt Nam và xem Việt Nam là điểm đến an toàn, sau những nỗ lực chống dịch quyết liệt và những kết quả được cả thế giới ghi nhận thời gian qua. Trong điều kiện khó khăn trong việc di chuyển, nhập cảnh giữa các quốc gia do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giải pháp tổ chức các Hội nghị Xúc tiến đầu tư trực tuyến thường kỳ cho thấy sự đổi mới trong phương thức xúc tiến đầu tư. Hội nghị sẽ hỗ trợ kết nối nhà đầu tư nước ngoài với các địa phương, qua Hội nghị các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nắm được tình hình và định hướng hợp tác đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cập nhật các chính sách mới đối với các nhà đầu tư vào Việt Nam, ngược lại các nhà đầu tư nước ngoài có thể chia sẻ góc nhìn về môi trường đầu tư của Việt Nam Do những ảnh hưởng tiêu cực do Covid-19 gây ra và căng thẳng thương mại giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, các tập đoàn đa quốc gia đang đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu của họ, đồng thời tìm cách giảm sự phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Chính vậy, xúc tiến đầu tư trực tuyến là một giải pháp thay thế hiệu quả cho Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 hiện nay. Việt Nam cần hoàn thiện dự án nhằm xây dựng dữ liệu về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để làm nền tảng cho việc xây dựng các chính sách liên quan. Đồng thời, dự án sẽ tích hợp và chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin quốc gia khác, phát triển các công cụ tìm kiếm và cung cấp thông tin cho các cá nhân và doanh nghiệp. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường tính minh bạch và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Các phương pháp xúc tiến đầu tư trực tuyến không chỉ là một giải pháp thay thế hiệu quả vì biên giới vẫn đóng cửa, mà còn là một giải pháp để tiết kiệm tiền. Ngoài ra, Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động để tăng hiệu quả đầu tư nước ngoài và giúp phát triển các ngành quan trọng. Đồng thời, tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương, triển khai 177 các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tổ chức các chuỗi hội nghị xúc tiến đầu tư để mời gọi các nhà đầu tư. Các sở, ngành, đơn vị phải tập trung các giải pháp trọng tâm về cải cách hành chính; thủ tục đầu tư; cơ sở hạ tầng kỹ thuật; cơ chế chính sách thu hút đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Cần làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền về CPTPP và EVFTA, mặc dù các Hiệp định này đã có hiệu lực nhưng một số doanh nghiệp chưa quan tâm, chưa nắm được nhiều thông tin. Trong khi đây là thời gian vàng để tận dụng các Hiệp định này, một thời gian ngắn tới khi các nước ASEAN cũng ký FTA với EU thì lợi ích của Việt Nam không còn nhiều. Việc phổ biến tuyên truyền các nội dung cam kết của CPTPP, cùng với những tác động và thay đổi của CPTPP trong bối cảnh mới là rất cần thiết để các doanh nghiệp hoạch định tốt hơn mục tiêu kinh doanh của mình ở và với các thị trường. Hoạt động phổ biến tuyên truyền về CPTPP và EVFTA trong thời gian tới cần đi vào chi tiết, với các nội dung được thiết kế theo hướng thực tiễn, ngắn gọn, phù hợp với mối quan tâm của từng nhóm đối tượng doanh nghiệp cụ thể. Các chương trình, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp cần tập trung vào các hoạt động thực chất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, xúc tiến thương mại ở tầm quốc gia một cách hệ thống đặc biệt là ở các thị trường mới, cập nhật thông tin thị trường và kết nối cung cầu. Chính phủ cần tạo ra một Cổng thông tin một cửa giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin và hỗ trợ cần thiết liên quan đến CPTPP nói riêng và các FTA nói chung. Để trang bị cho các doanh nghiệp những kiến thức cần thiết về Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mới của Việt Nam cũng như những tác động mà CPTPP mang lại, Chính Phủ hoặc các Tỉnh thành có thể tổ chức các buổi tập huấn, toạ đàm có sự tham gia của các chuyên gia. Tại các buổi tập huấn, các chuyên gia cần tập trung chia sẻ những chính sách về thuế, hợp đồng thương mại sẽ ảnh hưởng, tác động đến doanh nghiệp Việt Nam, nhất là làm sao để doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi thuế quan trọng từ Hiệp định CPTPP và các FTA mang lại. Doanh nghiệp Việt Nam muốn chiếm lĩnh thị trường thế giới thì phải đáp ứng yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy chuẩn kỹ thuật... Nếu không làm được điều đó, doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ thua ngay trên "sân nhà" do hàng hóa nước ngoài nhập vào với chất lượng tốt và giá rẻ. Đồng thời, khi doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị 178 trường của quốc gia trong khối phải tìm hiểu kỹ về thuế quan, ưu đãi và hướng vào sản xuất hàng hóa thuộc các ngành hưởng ưu đãi. Doanh nghiệp phải biết liên kết và thương mại hóa dòng sản phẩm khi xuất khẩu vào thị trường các nước trong khối. Về thể chế pháp lý, nếu các doanh nghiệp không chủ động nắm bắt thông tin, không tự “hoàn thiện” mình thì rất dễ dẫn đến những trách chấp về thương mại, vi phạm hợp đồng. 179 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Chương 4 luận án đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu gồm: Thứ nhất; nghiên cứu quan điểm và mục tiêu của Chính phủ Việt Nam thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. Trong bối cảnh yêu cầu mới của nền kinh tế Việt Nam cũng như trên thế giới, nghiên cứu quan điểm và mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là rất cần thiết để có định hướng thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới Thứ hai; nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn với Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới.. Đây cũng là căn cứ để đề tài đề xuất những giải pháp. Thứ ba, trên cơ sở định hướng, căn cứ trên và phân tích những hạn chế, nguyên nhân trong thu hút vốn FDI tại Việt Nam, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn FDI chất lượng vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới gồm các nhóm giải pháp: (1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, (2) Phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định và tăng trưởng kinh tế (3) Chú trọng thu hút nguồn vốn FDI có chọn lọc. (4) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (5) Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ (6) Xúc tiến đầu tư. 180 KẾT LUẬN FDI đã và luôn đóng góp vai trò vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đã được khẳng định qua thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trên 35 năm qua. Thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã từng bước mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các diễn đàn, tổ chức quốc tế. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với rất nhiều các đối tác quan trọng và tiềm năng. Có thể khẳng định, việc đàm phán, ký kết và thực thi các FTA đã và sẽ tạo điều kiện cũng như mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc thu hút FDI không chỉ từ các nước đối tác FTA mà còn từ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội cũng sẽ có rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, luận án đã hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: Thứ nhất, luận án đã tổng hợp các nghiên cứu về thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới, trong đó tập trung vào những nghiên cứu về CPTPP và EVFTA nhằm làm rõ khoảng trống của các nghiên cứu và tìm ra định hướng nghiên cứu mới cho đề tài. Thứ hai, luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn FDI trong điều kiện hội nhập các FTA thế hệ mới, các tiêu chí đánh giá, yếu tố tác động và bài học kinh nghiệm đến từ các quốc gia trên thế giới. Thứ ba, luận án đã phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. Những phân tích thực trạng được thực hiện qua phương pháp định tính và định lượng nhằm làm rõ các tiêu chí đánh giá thu hút vốn FDI đồng thời chứng minh sự ảnh hưởng của các yếu tố đến thu hút vốn FDI. Trên cơ sở thực trạng, luận án đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới. Thứ tư, luận án phân tích quan điểm và mục tiêu thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới thời gian tới, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn FDI vào Việt Nam một cách hiệu quả, chất lượng hơn nữa. 181 Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần giúp các nhà quản lý kinh tế vĩ mô, nhà nghiên cứu và những người quan tâm có thể tham khảo để hiểu sâu hơn về thu hút vốn FDI trong điều kiện thực hiện các FTA thế hệ mới trên góc độ nước nhận đầu tư, đặc biệt với quốc gia đang phát triển và hội nhập mạnh mẽ như Việt Nam. Các FTA thế hệ mới đã và đang tạo điều kiện cho Việt Nam đẩy mạnh các mối quan hệ thương mại với các đối tác; khuyến khích và thu hút FDI từ các FTA thế hệ mới, qua đó tạo nền tảng để nền kinh tế phục hồi nhanh hơn sau đại dịch Covid-19. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song với kinh nghiệm nghiên cứu, thực tiễn còn hạn chế, luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ các chuyên gia, các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! 182 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Trần Phương Anh (2012), “Phát triển nguồn nhân lực ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nước ta”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện KHXH, Viện KHXH Việt Nam. 2. Lê Xuân Bá (2006), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, NXB Khoa học – Kỹ thuật, Hà Nội. 3. Nguyễn Viết Bằng, Lê Quốc Nghi, Lê Cát Vi (2016), “Các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ, (Quý 2), tr.5-18. 4. Trần Thanh Bình (2007), “Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mục tiêu phát triển bền vững về xã hội ở Việt Nam”, Đề tài NCKH cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương, Hà Nội. 5. Bộ Công Thương (2019), “Công văn số 903/BCT-ĐB ngày 14 tháng 02 năm 2019 của Bộ Công thương đề nghị các Bộ, ngành địa phương xây dựng Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP của cơ quan mình”. 6. Bộ Công Thương (2019), “Quyết định số 456/QĐ-BCT ngày 01 tháng 3 năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP của Bộ Công thương”. 7. Bộ Công Thương (2019), “Thông tư số 07/2019/TT-BCT ngày 19 tháng 4 năm 2019 của Bộ Công thương quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mê-hi-cô theo Hiệp định CPTPP”. 8. Bộ Công Thương (2019), “Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ Công thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP”. 9. Bộ Công Thương (2020), “Thông tư 06/2020/TT-BCT ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Bộ Công thương sửa đổi một số điều khoản của Thông tư 03/2019”. 10. Bộ Công Thương (2020), “Quyết định số 2091/QĐ-BCT ngày 06 tháng 8 năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA của Bộ Công Thương” 11. Bộ Công Thương (2020), “Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2020 quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định thương mại tự do 183 giữa Việt Nam và Liên minh EU của Bộ Công Thương”. 12. Bộ Công Thương (2020), “Quyết định số 1949/QĐ-BCT đính chính Thông tư số 11/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương”. 13. Bộ Công Thương (2020), “Thông tư số 30/2020/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) và phòng vệ thương mại của Bộ Công Thương”. 14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), “Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA tới Việt Nam” 15. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), “Kỷ yếu Hội nghị 30 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Tầm nhìn và cơ hội trong kỷ nguyên mới” 16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), “Báo cáo tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI giai đoạn 2010- 2019” 17. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), “Diễn đàn thường niên về cải cách và phát triển Việt Nam lần thứ ba năm 2020 (VRDF2020)” 18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), “Tài liệu Hội nghị Tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”, 27/3/2013, Hà Nội. 19. The World Bank (2019), “Bước chuyển về tài chính, mở lối cho các thị trường vốn nhằm phụ vụ tương lai phát triển của Việt Nam” 20. Chính phủ (2019), “Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP”. 21. Chính phủ (2019), “Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2019 về Biểu thuế Xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực thi Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019 – 2022”. 22. Chính phủ (2020), “Quyết định 1201/QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA” 23. Chính phủ (2020), “Công văn số 6548/VPCP-QHQT ngày 10 tháng 8 năm 2020 về việc Phụ lục kèm theo Quyết định số 1201/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA của Chính phủ”. 24. Chính phủ (2020), “Nghị định số 111/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 – 2022”. 184 25. Trần Thị Kim Chi (2017), “Thách thức đối với hệ thống ngân hàng khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Ngân hàng Nhà nước tháng 8/2018. 26. Chính phủ (2016), “Nghị định số 131/2006/NĐ-CP” 27. Nguyễn Đình Cung, Trần Toàn Thắng, CIEM (2017), “Hiệp định Thương mại tự do Vietnam – EU: Tác động thể chế và điều chỉnh chính sách ở Việt Nam” 28. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư (2015), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015” 29. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư (2016), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2016” 30. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư (2017), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2017” 31. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư (2018), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018” 32. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư (2019), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2019” 33. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư (2020), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2020” 34. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư (2020), “Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2020” 35. OECD (2020), “Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu”. 36. Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ (2020), “Vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiện nay tại Việt Nam”, Tạp chí công thương tháng 7/2020. 37. Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Nguyễn Tiến Long, Đồng Văn Tuấn (2020), “Tác động từ Hiệp định CPTPP tới FDI và ngoại thương của Việt Nam”, Tạp chí tài chính tháng 5/2020. 38. Võ Thị Vân Khánh (2016), “Tăng cường thu hút FDI vào các khu công nghiệp theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030”, Luận án tiến sỹ Học viện Tài chính. 39. Nguyễn Thị Mai Hương (2017), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành nông nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học 185 và Công nghệ lâm nghiệp, số 3, trang 148-157, 2017; 40. Lê Quốc Hội (2008), “Lan toả công nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: ước lượng và kiểm định ở ngành công nghiệp chế biến”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 135, tháng 9. 41. Đinh Phi Hổ (2011), Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, trong sách Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển - nông nghiệp, Nxb Phương Đông, Cà Mau. 42. Nguyễn Thị Liên Hoa, Bùi Thị Bích Phương (2014), “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển”, Tạp chí Phát Triển và Hội Nhập, (14(24), tr.40-46. 43. Phan Thị Quốc Hương (2015), Các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Thành phố Hồ Chí Minh. 44. Vũ Văn Hưởng (2007), “Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: Nhìn từ mô hình kinh tế lượng”, Tạp chí Tài chính, 518, tr35-36. 45. Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (2021), “Báo cáo năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài và Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới”, 2021 46. Vũ Chí Lộc (2012), “Giáo trình Đầu tư quốc tế”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 47. Đặng Hoài Linh (2020), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hậu đại dịch Covid -19”, Tạp chí Ngân hàng số 14/2020. 48. Nguyễn Thị Ái Liên (2011), “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học KTQD. 49. Nguyễn Mại (2018), “Tìm hướng mở rộng hơn sự lan tỏa của FDI tới doanh nghiệp trong nước”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4+5 tháng 2/2018. 50. Nguyễn Bích Ngọc (2017), “Tác động lan tỏa từ FDI đến xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội; 51. Vũ Việt Ninh (2018), “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 186 vào nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng”, Luận án tiến sỹ Học viện Tài chính. 52. Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Thị Minh Phương (2016), “Dự báo tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, số 1/2016 53. Nguyễn Đức Nhuận (2017), “Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Công Thương, (8), tr.30-34. 54. Nguyễn Thị Minh Phương (2020), “Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 55. Quốc hội (2014), “Luật Đầu tư, số 67/2014/QH13” 56. Quốc hội (2020), “Luật Đầu tư số 61/2020/QH14” 57. Quốc hội (2018), “Nghị quyết số 72/2018/QH14 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP”. 58. Quốc hội (2020), “Nghị quyết số 102/2020/QH14 của Quốc hội về Phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu”. 59. Lưu Nguyên Sơn (2020), “Doanh nghiệp FDI xuất lộ những mảng tối về môi trường”, Báo Tài nguyên và Môi trường, Báo điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 27/8/2020. 60. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2020), “Tác động của Hiệp định EVFTA đến kinh tế Việt Nam và một số giải pháp đề xuất”, Tạp chí tài chính, tháng 6/2020. 61. Cao Thị Phương Thảo (2020), “Tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính. 62. Nguyễn Quỳnh Thơ (2017), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sỹ - Học viện Ngân hàng 63. Tổng cục Thống kê (2016), “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 2015”, NXB Thống kê 64. Tổng cục Thống kê (2017), “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 2016”, NXB Thống kê 187 65. Tổng cục Thống kê (2018), “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 2017”, NXB Thống kê 66. Tổng cục Thống kê (2019), “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 2018”, NXB Thống kê 67. Tổng cục Thống kê (2019), “Niên giám thống kê 2018, Hà Nội”, NXB Thống kê. 68. Tổng cục Thống kê (2020), “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 2019”, NXB Thống kê. 69. Trung tâm WTO (2017), (2021) “Toàn văn Hiệp định EVFTA”, “Khái quát các FTA tại Việt Nam” 70. Nguyễn Văn Thanh (2001), “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế bền vững của các nước Đông Á và bài học đối với Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Thương mại, Hà Nội. 71. Trần Quang Thắng (2012) “ Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước Châu Á và giải pháp cho Việt Nam”, luận án tiến sĩ, trường ĐH Kinh tế quốc dân. 72. Nguyễn Minh Tiến (2015), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các vùng của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Thành phố Hồ Chí Minh. 73. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2014), “Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam”, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright. 74. Phạm Chí Trung (2018), “Chuyển giao công nghệ từ FDI: cần một chiến lược thu hút mới”, Diễn đàn Khoa học – công nghê, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam số 10 năm 2018. 75. Nguyễn Xuân Trung (2012), “Nâng cao chất lượng FDI tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 76. Bùi Trinh (2022), “Hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước thấp nhất”, Tạp chi Kinh tế Sài Gòn Online, ngày 4/11/2022 77. VCCI (2021), “Nguồn gốc tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam trong ba thập niên cải cách và hội nhập, 1990-2020: Phân tích và gợi ý chính sách”, Báo cáo Hội thảo quốc tế Năng suất lao động Việt Nam ngày 28/4/2021. 188 78. VCCI (2020), “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư FDI và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”, Báo cáo Hội thảo quốc gia ngày 09/6/2020 tại Hà Nội. 79. VCCI (2021), “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam – PCI 2020” 80. VCCI (2022), “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam – PCI 2021” 81. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2020), “Thu hút FDI xanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam”, Chuyên đề 4 tháng 12 năm 2020. 82. VAFIE (2022), “Báo cáo thường niên về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam năm 2021”, Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài VAFIE tháng 5/2022. 189 TÀI LIỆU TIẾNG ANH 83. Adam, R.,Dee, P.,Gali,J.,McGuire,G.(2003), “The Trade and Investment Effects of Preferential Trading Agreements – Old and New Evidence”, Productivity Commission Working Paper. 84. Abdul, G. A., Waqas, A., Pervaiz, S., Jahanzeb, H. (2014), “Factors affecting foreign direct investment in Pakistan”, International Journal of Business and Management Review, 2(4), pp.21-35. 85. Agrawal, Pradeep (2000), “Economic Impact ò Foreign Direct Investment in South Asia”, Working Paper, Indira Gandhi Institute of Development Research, India. 86. Aitken, Brian J., Gordon H. Hanson, and Ann E. Harrison (1997), “Spillovers, Foreign Investment, and Export Behavior”, Journal of International Economics 43, no 1-2, p102-132. 87. Aitken, B.J and Harrison’s A.E (1999), “Do Domestic Firms Benefit from Direct Foreign Investment? Evidence from Venezuela”, American Economic Review, Vol 89, No.3, pp 605-618. 88. Akinlo, A. E. (2004), “Foreign Direct Investment and Growth in Nigeria: An Empirical Investigaion”, Journal of Policy Modeling, No 26, pp 627-639. 89. Alfaro, L., A.Chanda, Kalemli-Ozcan, and S. Sayek (2004), “FDI and Economic Growth: The Role of Local Financial Markets”, Journal of International Economics 64, pp 113-134. 90. Berthelemy, J.C. and Demurger, S. (2000), “Foreign Direct Investment and Economic Growth: Theory and Application to China”, Review of Development Economics, Vol 4, No2, pp 140-155. 91. Buckley, P.J, Clegg, J., Wang, C., and Cross, A. R. (2002), “FDI, Regional Differences and Economic Growth: Panel Data and Evidence from China”, Journal of Transnational Corporation, Vol 2, No1, pp 1-28. 92. Boateng, A., Hua, X., Nisar, S, Wu. J., (2015), “Examining the determinants of inward FDI: Evidence from Norway”, Economic Modelling, (47), pp.118-127. 93. Moon, J. (2009), “A Study of the Effects of Free Trade Agreements on 190 Foreign Direct Investment”, Luận án tiến sĩ, University of California, Los Angeles, UMI. 94. Philip, M.J., Laurenza, E., Pasini, F.L., Dinh Van An, Nguyen Hoài Son, Phạm Anh Tuấn, Minh, N.L. (2011), “The Free Trade Agreement between Vietnam and the European Union: Quantitative and Qualitative impact analysis”, Report in MUTRAP project, Hà Nội. 95. Nikkei (2017), “Vietnam and Malaysia play vital roles in making TPP 11 happen”, Nikkei Asian Review. 96. Nguyen Dinh Chien and Kezhong Zhang (2012), “FDI of Vietnam, Two- Way Linkages between FDI and GDP, Competition among Provinces and Effects of Laws”, Scientific Research, pp 157-163. 97. Manuel Fernandez và cộng sự (2020)“Exemination of Potentialities of Vietnam as FDI Destination”, Asian Istitute of Research, 07 July 2020. 98. OECD (2008), “OECD Benchmark Definition of Foreign Direct Investment”, 4th Edition. 99. OECD (2020), “Foreign Direct Investment flows in the time of COVID-19”, 4 May 2020. 100. Pradumna B. Rana and Ji Xianbai (2017). “TPP’s Resurrection: Will It Be Finally Ratified?” 101. Peter Nunnenkamp (2001), “Foreign direct investment in developing countries: What policymakers should not do and what economists don't know”, Kieler Diskussionsbeitrge, No. 380. 102. Pain, N. (1997), “Continental Driff: European Intergration and the Location of U.K Foreign Direct Investment”, The Manchester School, 65(s), 94-117 103. Sajid Anwar và cộng sự (2010), “Foreign direct investment and economic growth in Vietnam”, Asia Pacific Business Review, Vol 16, pp 183-202. 104. Shapiro AC (1988), Foundations of multinational financial management, 3rd ed, Englewood Cliffs: Prentice-Hall. 105. UNCTAD (2012), “World Investment Report, United Nations Conference on Trade and Development”. 106. UNCTAD (2018), “World Investment Report: Investment And New 191 Industrial Policies”, New York 107. UNCTAD (2019), “World Investment Report: Special Economic Zones”, New York. 108. UNCTAD (2020), “World Investment Report: International Production Beyond the Pandemic”, New York 109. Yilmazer, M. (2010), “Relationship with foreign direct investment, foreign trade and economic growth: a case study on Turkey”, Celal Bayar University Journal of Social Science. 110. Yeyati, E. L., Stein, E., Daude (2003), “Regional Intergration and the Location of FDI”, Inter – American Development Bank Working Paper. 111. Young – Keun Chung and Kumju Hwang (2006), “The Korean National Strategy for Sustainable Development”, A Background Report, Department of International Economics Sunmoon University, December 4, 2006. 112. WEO (2018), “Report” 113. WEO (2020), “Report” 192 PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG KIỂM ĐỊNH CRONBACH'S ALPHA 1. Yếu tố chính trị Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .721 6 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CT1 17.9842 5.952 .751 .766 CT2 18.1636 6.428 .686 .776 CT3 18.1214 6.752 .783 .773 CT4 18.1662 6.303 .569 .762 2. Yếu tố kinh tế Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .736 4 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted KT1 13.9156 5.331 .785 .704 KT2 14.4723 3.954 .663 .768 KT3 14.0158 5.222 .683 .768 KT4 13.9208 4.936 .657 .768 193 3. Yếu tố xã hội Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .863 6 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted XH1 10.8628 2.912 .836 .764 XH2 10.8945 3.163 .832 .767 XH3 10.8417 3.245 .736 .781 XH4 10.6992 2.851 .628 .784 XH5 10.7415 3.146 .785 .823 XH6 10.7242 2.754 .523 .818 4. Yếu tố công nghệ Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .705 2 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted CN1 18.4644 6.133 .759 .775 CN2 18.2084 5.689 .675 .772 194 5. Yếu tố pháp luật Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .742 2 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted PL1 9.4222 2.123 .746 .792 PL2 9.2533 1.777 .695 .821 6. Yếu tố hòa nhập Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .749 2 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted HN1 18.5805 9.768 .702 .644 HN2 18.7599 8.987 .787 .667 195 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) 1. Phân tích EFA với biến độc lập KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .775 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 4686.779 df 595 Sig. .000 Rotated Component Matrixa 1 2 3 4 5 6 CT1 .749 CT3 .732 CT2 .720 CT5 .715 CT4 .706 CT6 .706 KT1 .786 KT3 .708 KT4 .706 KT2 .703 XH1 .845 XH2 .783 XH3 .745 XH5 .732 XH4 .728 XH6 .744 CN1 .722 CN2 .721 196 PL1 .824 PL2 .805 HN1 .830 HN2 .798 197 Phụ lục 2 DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN STT HỌ TÊN CHỨC VỤ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC SĐT LIÊN HỆ 1 Trần Anh Tuấn Phó trưởng ban Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội 0976656666 trananhtuan_bqlkcncx @hanoi.gov.vn 2 Phan Đức Cường Trưởng Ban Ban quản lý các KCN Thái Nguyên 0208.3845435 3 Phan Thị My Phó Trưởng Ban Ban quản lý các KCN Hòa Lạc 024 632 692 99 4 Lê Thị Thu Huyền Phó trưởng ban Ban quản lý các KCN Bắc Ninh 0222 3811467 ltthuyen.bqlckcn@bac ninh.gov.vn 5 Trần Chí Thanh Phó trưởng ban Ban quản lý các KCN Nghi Sơn – Thanh Hóa 0237.3617237 6 Vũ Văn Hòa Trưởng Ban Ban quản lý các KCX và CN Thành phố Hồ Chí Minh 028.38232578 7 Trần Việt Hà Phó trưởng ban Ban quản lý các KCX và CN Thành phố Hồ Chí Minh 38290405 tvha.hepza@tphcm.go v.vn 8 Nguyễn Võ Minh Thư Phó trưởng ban Ban quản lý các KCX và CN Thành phố Hồ Chí Minh 38290405 nvmthu.hepza@tphc m.gov.vn 9 Phạm Thanh Trực Phó trưởng ban Ban quản lý các KCX và CN Thành phố Hồ Chí Minh 38290405 pttruc.hepza@tphcm.g ov.vn 198 10 Trần Minh Kiệt Phó trưởng ban Ban quản lý các KCN & CX tỉnh Cần Thơ 0292.3830579 11 Bùi Minh Trí Trưởng ban Ban quản lý các KCN Bình Dương 0274.3820095 12 Cao Tiến Sỹ Trưởng Ban Ban quản lý các KCN Đồng Nai 0251.3892910 199 Phụ lục 3 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC Xin chào các Anh/chị. Hiện nay Tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. Trong quá trình thực hiện đề tài Tôi cần thu thập thông tin từ các Anh/chị về các vấn đề liên quan đề tài, những ý kiến trao đổi của Anh/chị rất hữu ích và góp phần cho Tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Mong Anh/chị dành chút thời gian để trả lời bảng câu hỏi này. Mọi thông tin Anh/chị cung cấp dưới đây chỉ đơn thuần nhằm mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích nào khác. NỘI DUNG PHỎNG VẤN: Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý về các ý kiến dưới đây trong việc đánh giá các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó: 1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Không có ý kiến; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý. Lưu ý: Vui lòng chỉ chọn một điểm duy nhất cho từng phát biểu. MÃ PHÁT BIỂU MỨC ĐỘ Yếu tố chính trị 1 2 3 4 5 CT1 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì chính trị ổn định 1 2 3 4 5 CT2 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì có rủi ro bất ổn chính sách thấp 1 2 3 4 5 CT3 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì rủi ro thu hồi mặt bằng thấp 1 2 3 4 5 CT4 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì vùng có hệ thống thuế rõ ràng (cán bộ thuế không lợi dụng để trục lợi). 1 2 3 4 5 CT5 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì tại đây các bất đồng giữa công nhân và DN được giải quyết thỏa đáng. 1 2 3 4 5 CT6 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì tại đây có các chính sách hỗ trợ tốt 1 2 3 4 5 200 Yếu tố kinh tế 1 2 3 4 5 KT1 Tôi chọn đầu tư vào vùng Việt Nam vì đây là nước có tốc độ tăng trưởng GDP ổn định 1 2 3 4 5 KT2 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì sự ổn định của tỷ giá hối đoái 1 2 3 4 5 KT3 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì sự chỉ số lạm phát thấp 1 2 3 4 5 KT4 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì tốc độ tăng trưởng hàng năm cao 1 2 3 4 5 Yếu tố xã hội 1 2 3 4 5 XH1 Tôi chọn đầu tư vào vùng Việt Nam vì có trật tự quốc gia tốt 1 2 3 4 5 XH2 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì tại đây có các trường đào tạo nghề đáp ứng được yêu cầu của DN. 1 2 3 4 5 XH3 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì tại đây có lao động có kỷ luật cao. 1 2 3 4 5 XH4 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì tại đây các công ty không gặp trở ngại về ngôn ngữ. 1 2 3 4 5 XH5 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì tại đây người dân thân thiện. 1 2 3 4 5 XH6 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì tại đây môi trường không bị ô nhiễm. 1 2 3 4 5 Yếu tố công nghệ 1 2 3 4 5 CN1 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì tại đây có khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao động tốt. 1 2 3 4 5 CN2 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì có cơ sở hạ tầng tốt 1 2 3 4 5 Yếu tố pháp luật 1 2 3 4 5 201 PL1 Tôi chọn đầu tư vào vùng kinh tế Việt Nam vì vùng có văn bản về luật pháp được triển khai nhanh đến công ty. 1 2 3 4 5 PL2 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì có chính sách công bằng, minh bạch 1 2 3 4 5 Yếu tố hòa nhập 1 2 3 4 5 HN1 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại quốc tế 1 2 3 4 5 HN2 Tôi chọn đầu tư vào Việt Nam vì tại đây các trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại có hỗ trợ tốt cho DN. 1 2 3 4 5 THÔNG TIN CÔNG TY - Lĩnh vực kinh doanh: ...................................................................................................... - Vốn đăng ký kinh doanh: ................................................................................................ - Quy mô lao động: .................................................................................. CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ ANH/CHỊ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thu_hut_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_vao_viet_nam.pdf
  • pdf4. Phạm Đức Tài _ Tóm tắt LA_TV in.pdf
  • pdf5. Phạm Đức Tài_ Tóm tắt LA_TA in.pdf
  • pdf7. Phạm Đức Tài_ Kết luận mới LA_TV.pdf
  • pdf8. Phạm Đức Tài_Kết luận mới LA_TA.pdf
  • pdfcông văn đăng LA 615.PDF
Luận văn liên quan