Có chính sách nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư chất
lượng cao của Học viện Tư pháp, bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư của Liên
đoàn Luật sư Việt Nam, các ĐLS đáp ứng yêu cầu CCTP , thu hút nguồn
nhân lực tham gia hoạt động hành nghề luật sư, chú trọng những đối tượng
được đào tạo cử nhân luật, đào tạo nghề luật sư hoặc đã được công nhận là
luật sư ở nước ngoài.
Chú trọng đầu vào của luật sư, nâng cao tiêu chuẩn luật sư, “lấy tư
tưởng chính trị, tính giai cấp được thể chế trong Hiến pháp, pháp luật là gốc
của nghề luật sư” [28]
183 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng pháp luật, phổ biến, tuyên truyền pháp luật, cũng
như các nổi tiếng có luật sư tham gia;
Qua đó, người dân hiểu được vai trò quan trọng của luật sư trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ, việc người dân tin tưởng tìm
đến luật sư - chuyên gia pháp lý nhiều hơn để bảo vệ quyền lợi chính đáng
của mình là góp phần bảo đảm các nguyên tắc hiến định về quyền con người
được thực thi triệt để trong đời sống xã hội, chất lượng tranh tụng tại các giai
đoạn TTHS vì thế cũng được nâng cao.
4.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ
chuyên môn, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp của luật sư khi tham gia hoạt
động tố tụng hình sự
4.2.3.1. Đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Chú trọng thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
đạo đức nghề nghiệp, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, vận dụng hợp lý trong bồi dưỡng, thực hiện Quy tắc Đạo đức
và Ứng xử nghề nghiệp luật sư; tiếp tục triển khai việc quán triệt và thực hiện
các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, lần thứ XII; Nghị quyết
Trung ương 4 khoá XI, khóa XII về đảm bảo đội ngũ luật sư Việt Nam có
phẩm chất chính trị vững vàng, lập trường kiên định trước các thủ đoạn chính
trị, diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trong nước và ở nước ngoài,
lợi dụng sức ảnh hưởng của luật sư để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá
Đảng và Nhà nước.
4.2.3.2. Tăng cường công tác dào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ, đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư
Nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kiến
thức pháp luật, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Chú
142
trọng công tác hướng dẫn bồi dưỡng, giám sát tập sự hành nghề luật sư, quản
lý chặt chẽ chất lượng tập sự hành nghề nhằm tăng cường chất lượng đầu vào
của đội ngũ luật sư; đào tạo kỹ năng quản trị, điều hành tổ chức hành nghề
luật sư.
Có chính sách nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư chất
lượng cao của Học viện Tư pháp, bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư của Liên
đoàn Luật sư Việt Nam, các ĐLS đáp ứng yêu cầu CCTP , thu hút nguồn
nhân lực tham gia hoạt động hành nghề luật sư, chú trọng những đối tượng
được đào tạo cử nhân luật, đào tạo nghề luật sư hoặc đã được công nhận là
luật sư ở nước ngoài.
Chú trọng đầu vào của luật sư, nâng cao tiêu chuẩn luật sư, “lấy tư
tưởng chính trị, tính giai cấp được thể chế trong Hiến pháp, pháp luật là gốc
của nghề luật sư” [28].
Tự bản thân người luật sư cũng cần phải thường xuyên nghiên cứu, trau
dồi, cập nhật kịp thời về kiến thức pháp lý, thực hiện nghiêm việc tham gia
bồi dưỡng, nghiệp vụ về luật sư; trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng về hành nghề,
tranh tụng, “văn hóa tụng đình”; không ngừng rèn luyện để nâng cao trình độ
về mọi mặt, am hiểu pháp luật, có tâm sáng, lý sắc, kinh nghiệm và lối sống
tốt, trách nhiệm với nghề cao, đáp ứng yêu cầu của TTHS mẫu tiêu biểu. Đề
cao đạo đức và ứng xử hành nghề và phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm, chức
năng xã hội của nghề luật sư, vị trí, vai trò của mình trong HĐTTHS nhằm
góp phần bảo vệ công lý; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị buộc
tội, bị hại, đương sự; giúp giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật.
Hiện tại các chức danh tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên, cảnh sát
điều tra đều đã được thành lập các trường đào tạo chuyên ngành (Học viện An
ninh nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân dân, Học viện Tòa án, Trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội). Đối với luật sư - một chức danh tư pháp độc lập giữ chức
năng biện hộ - nhân tố không thể thiếu trong nền tư pháp công bằng, dân chủ,
143
văn minh lại không có trường đào tạo chuyên sâu và liên thông cho riêng
mình dù đã có hơn 70 năm lịch sử hình thành và phát triển. Thực tế, theo tinh
thần các nghị quyết của Đảng, Nhà nước về CCTP trong xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam luôn quan tâm và tạo cơ chế bảo đảm cho luật
sư nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức ứng xử, trình độ chuyên môn, cụ thể
hóa bằng Chiến lược phát triển nghề luật sư 2011 được thủ tướng chính phủ
phê duyệt thì một trong các giải pháp là thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư
của LĐLSVN, LLS sửa đổi, bổ sung 2012 cũng quy định trách nhiệm của
Liên đoàn trong đào tạo nghề luật sư, thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư.
Thực hiện đường lối chủ trương trên, năm 2016 LĐLSVN đã trình Bộ Tư
pháp về Đề án thành lập Trường đào tạo Luật sư Việt Nam nhưng đến nay
chưa được phê duyệt vì thiếu một số điều kiện. Vì vậy, LĐLSVN cần khẩn
trương, tích cực tháo gỡ khó khăn và tăng cường phối hợp, thúc đẩy sự quan
tâm hỗ trợ từ Bộ Tư pháp để sớm được phê duyệt, thành lập Đề án này, góp
phần nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư nói chung, luật sư trong HĐTTHS
nói riêng.
4.2.4. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát đối
với hoạt động của luật sư khi tham gia tố tụng hình sự
4.2.4.1. Tăng cường phối hợp giữa Đoàn luật sư với các cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc quản lý, giám sát việc tuân thủ
pháp luật, quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp của luật sư khi tham gia tố
tụng hình sự
- Vấn đề chỉ định bào chữa: Luật sư chỉ thực hiện hoạt động bào chữa
chỉ định khi bị cáo thuộc diện phải yêu cầu người bào chữa (Điều 76
BLTTHS 2015), cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị tổ chức xã hội nghề nghiệp
luật sư (ĐLS), ĐLS phân công tổ chức hành nghề cử luật sư thuộc tổ chức
tham gia. Hiện nay, quy trình thực hiện mới dừng ở mức thực hiện đúng thủ
tục, trình tự tố tụng chưa thật sự phát huy tinh thần của luật nhằm tăng cường
144
phối hợp trong giải quyết vụ án giữa cơ quan tiến hành tố tụng với các tổ chức
luật sư từ LĐLSVN, ĐLS và tổ chức hành nghề luật sư; giữa các cơ quan,
người tiến hành tố tụng, tổ chức luật sư với luật sư. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn
nữa sự phối hợp quản lý, giám sát hoạt động luật sư giữa các bên, bảo đảm
hoạt động bào chữa chỉ định của luật sư đạt hiệu quả cao, tranh tụng tại phiên
tòa đi vào thực chất, có chất lượng tốt.
- Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các ĐLS chú trọng giải quyết khiếu nại,
tố cáo của khách hàng đối với luật sư khi tham gia TTHS; các đề nghị của cơ
quan điều tra đối với luật sư trong hoạt động hành nghề, đặc biệt khi tham gia
các vụ án hình sự; tổ chức hành nghề luật sư cũng cần quan tâm, giám sát các
luật sư thành viên trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý cũng như đạo
đức ứng xử khi hành nghề. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý,
giám sát của các tổ chức luật sư đối với hoạt động của luật sư khi tham
gia TTHS.
4.2.4.2. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan
quản lý nhà nước đối với hoạt động tham gia tố tụng hình sự của luật sư
Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối
với hoạt động luật sư, chú trọng vào các vấn đề về nội dung hợp đồng dịch vụ
pháp lý, việc thực hiện hợp đồng, thanh toán thù lao nhằm hạn chế các sai
phạm của luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, cũng như trái
với quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; kịp thời xử lý vi
phạm theo quy định. Qua đó, phát hiện sơ hở, bất cập của pháp luật, thực
trạng thực hiện pháp luật để kiến nghị hoàn thiện, góp phần bảo đảm hiệu quả
việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS.
4.2.5. Nhóm các giải pháp khác
- Nhanh chóng lắp đặt trang thiết bị đầy đủ của hệ thống ghi âm, ghi
hình có âm thanh tại các phòng lấy lời khai, hỏi cung bị can, khẩn trương
hoàn thiện tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ thực hiện theo theo yêu cầu triển
145
khai thi hành BLTTHS 2015, các nghị quyết của Quốc hội, văn bản chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-
VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018 hướng dẫn về trình tự, thủ tục
thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết
quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Mới đây, Quyết định 1172/QĐ-TTg ngày 11/09/2019 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực
hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy
định của BLTTHS 2015 có lộ trình cụ thể Hoàn thành Đề án tổng thể và triển
khai đầu tư đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức bộ máy
và bố trí cán bộ thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi
cung bị can trong năm 2019; kể từ ngày 01/01/2020 thực hiện thống nhất ghi
âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc. Nhưng
đến nay đề án vẫn chưa được triển khai trong phạm vi toàn quốc do Bộ Công
an đã xin lùi thời gian thực hiện. Việc triển khai thực hiện đề án này góp phần
quan trọng trong bảo đảm quyền con người, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
người bị buộc tội, một phương thức hỗ trợ hiệu quả với sự có mặt luật sư tại
các buổi hỏi cung để hạn chế hiện tượng tiêu cực, bức cung, mớm cung, nhục
hình, ... trong HĐTTHS, đáp ứng yêu cầu Công ước chống tra tấn mà Việt
Nam là thành viên. Vì vậy, việc khẩn trương triển khai hoạt động ghi âm, ghi
hình có âm thanh trong hỏi cung bị can là một yêu cầu chính đáng, cấp bách
nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động tranh tụng dân chủ, hạn chế tiêu cực
trong TTHS, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người bị tình nghi phạm tội
theo yêu cầu CCTP thời kỳ hội nhập ở nước ta hiện nay.
- Xây dựng văn hóa pháp đình XHCN, thẩm phán, kiểm sát viên, cảnh
sát điều tra, luật sư đều có “Bộ quy tắc ứng xử” khi tham gia tố tụng phải tuân
theo quy tắc đó, không có hành vi làm phương hại đến thanh danh, uy tín của
nhau, tuân thủ nội dung và trình tự xét xử tại phiên tòa, biết lắng nghe, tiếp
146
thu và xử lý thông tin một cách khách quan, khoa học đúng pháp luật để các
vụ án hình sự được giải quyết nhanh, gọn đúng pháp luật. Phát triển hình thức
xét xử rút gọn, nhân rộng việc thương lượng, hòa giải tiền tố tụng hoặc trước
tòa, áp dụng thí điểm việc thương lượng trong án hình sự ở Việt Nam, mọi vi
phạm tại phiên tòa đều được xử lý (không loại trừ thẩm phán, kiểm sát viên,
hay luật sư).
Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì hoạt động thực hiện quyền,
nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS mới phát huy hiệu quả cao; quyền và lợi
ích hợp pháp của khách hàng được bảo đảm; chất lượng tranh tụng được nâng
cao, thực chất và dân chủ; góp phần bảo đảm công lý được thực thi, đáp ứng
yêu cầu CCTP trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thời kỳ hội nhập
quốc tế.
147
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS
thời gian qua được thể hiện khái quát ở chương 3 đã góp phần bảo đảm quyền
con người, quyền lợi chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức; công lý được
thực thi; năng lực hiệu quả hoạt động của luật sư và cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành TTHS được tăng cường. Dù vậy, yêu cầu nâng cao hiệu quả,
hiệu lực của thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong
HĐTTHS là yêu cầu tất yếu trong xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
XHCN nên cần bám sát các quan điểm: phải theo yêu cầu cải cách tư pháp
trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thời kỳ hội nhập; cần
được nhận thức là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; phải
gắn liền với nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
Từ những quan điểm nêu trên, luận án đưa ra các nhóm giải nhằm bảo
đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS ở Việt Nam hiện
nay: Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư
trong hoạt động tố tụng hình sự và chế tài đối với hành vi vi phạm; Nhóm giải
pháp về nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động
tố tụng hình sự; Nhóm giải pháp về nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ
chuyên môn, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp của luật sư khi tham gia hoạt
động tố tụng hình sự; Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát
đối với hoạt động của luật sư khi tham gia tố tụng hình sự và Nhóm các giải
pháp khác.
148
KẾT LUẬN
Thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS là
yêu cầu thiết yếu trong nền tư pháp công bằng, dân chủ, văn minh theo tinh
thần các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước ta về CCTP và hoàn thiện thể chế
bảo đảm cho luật sư hoạt động hiệu quả trong TTHS góp phần bảo đảm quyền
con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
1. Nhằm góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án hình sự, công lý
được thực thi hiệu quả đồng thời bảo đảm quyền con người, bảo vệ tốt nhất
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức là yêu cầu rất quan
trọng của việc thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong
HĐTTHS một cách triệt để, toàn diện và đồng bộ giữa luật sư và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan.
2. Trên cơ sở lý luận nhà nước và pháp luật, khoa học pháp lý có liên
quan cùng phân tích, đánh giá đưa ra khái niệm Thực hiện pháp luật về quyền,
nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS là hành vi thực tế hợp pháp của luật sư
và các chủ thể nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa
vụ của luật sư với tư cách người bào chữa cho người bị buộc tội hoặc người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự. Qua đó, luận giải được 05 đặc điểm và 05 vai trò của
thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS.
Luật sư là người tham gia TTHS với tư cách người bào chữa, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Vì vậy, luật sư thực hiện pháp luật về quyền,
nghĩa vụ trong HĐTTHS thông qua 03 hình thức (tuân thủ, thi hành và sử
dụng); cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể thực hiện
pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS theo hình thức áp
dụng pháp luật. Hiệu quả của thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật
sư trong HĐTTHS chịu sự tác động của một số yếu tố cơ bản về: chính trị,
149
kinh tế, xã hội; hệ thống pháp luật hình sự; quan điểm, thái độ của người tiến
hành tố tụng và người tham gia tố tụng; nhận thức và năng lực thực hiện
quyền, nghĩa vụ của luật sư và các yếu tố khác.
3. Thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luận sư trong HĐTTHS
đã khái quát hóa quá trình hình thành và phát triển pháp luật về quyền, nghĩa
vụ của luật sư trong HĐTTHS; phân tích ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của
ưu điểm, tồn tại. Qua đó, làm cơ sở luận giải nguyên nhân thực trạng thực
hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS với những ưu
điểm, tồn tại được phân tích chi tiết theo các mối quan hệ với chủ thể liên quan,
hình thức thực hiện pháp luật cùng dẫn chứng số liệu, bảng biểu và các ví dụ
minh họa về các vụ án thực tế, sinh động. Vì vậy, luận án đã góp phần làm rõ,
cụ thể và đầy đủ hơn về thực trạng thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của
luật sư trong HĐTTHS ở Việt Nam hiện nay.
4. Yêu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ
của luật sư trong HĐTTHS là tất yếu trong xây dựng nhà nước pháp quyền
Việt Nam XHCN nên thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư
trong HĐTTHS cần bám sát các quan điểm: phải theo yêu cầu cải cách tư
pháp trong xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời
kỳ hội nhập; cần được nhận thức là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
liên quan và phải gắn liền với nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo
đảm. Một số nhóm giải pháp bảo đảm tăng cường thực hiện pháp luật về
quyền, nghĩ vụ của luật sư trong hoạt động tố tụng như sau: Hoàn thiện pháp
luật và chế tài đối với hành vi vi phạm về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong
HĐTTHS; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của luật sư trong HĐTTHS;
nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng, đạo đức nghề
nghiệp của luật sư khi tham gia HĐTTHS; Nâng cao hiệu quả quản lý, giám
sát đối với hoạt động của luật sư khi tham gia tố tụng hình sự.
150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Minh Đức (2019), “Quyền, nghĩa vụ của luật sư trong tố tụng hình
sự - một số bất cập và đề xuất”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (286), tr.
55-58.
2. Lê Minh Đức (2019), “Phát huy vai trò của luật sư trong giai đoạn xét
xử vụ án hình sự”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 17 (393), tr. 53-
57.
3. Lê Minh Đức (2019), “Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của “luật sư bào
chữa” trong hoạt động tố tụng hình sự”, Tạp chí Pháp lý, số đầu tháng
10, tr. 27-31.
4. Lê Minh Đức (2019), “Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư
trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục Lý luận,
(297), tr. 43-50.
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư (2009), Chỉ thị số 33-CT/TW, Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Luật sư, Hà Nội.
2. Ban Bí thư TW Đảng (2019), Báo cáo của Ban chỉ đạo cấp Trung ương
tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 33, tr.5, Hà Nội.
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị
quyết số 03-NQ/HNTW phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục
xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch,
vững mạnh, Hà Nội.
4. Bắc Bình (2019), Luật sư lãnh án 12 năm tù vì chiếm đoạt tiền của thân
chủ, tại trang https://thanhnien.vn/thoi-su/luat-su-lanh-an-12-nam-tu-vi-
chiem-doat-tien-cua-than-chu-1152952.html, [truy cập ngày
28/11/2019].
5. Bộ Công an (2011), Thông tư 70/2011/TT-BCA hướng dẫn quy định
của Bộ Luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào
chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Hà Nội.
6. Bộ trưởng Bộ Công an - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao -
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2018),
Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP
hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm
thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm
thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, Hà Nội.
7. Bộ Tư pháp (1989), Thông tư 313-TT/LS Hướng dẫn thi hành Quy chế
ĐLS, Điểm 4 Mục II, Hà Nội.
8. Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo số 46/BC-BTP ngày 06/3/2012 về tổng kết
5 năm thi hành LLS, Hà Nội.
9. Chính phủ (2001), Nghị định số 94/2001/NĐ-CP Quy định chi tiết thi
152
hành Pháp lệnh Luật sư, Điều 1, Hà Nội.
10. Chính phủ (2011), Quyết định số 1072/2011/QĐ-TTg ngày 05/7/2011
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư
đến năm 2020, Hà Nội.
11. Chính phủ (2013), Nghị định 123/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, Hà Nội.
12. Christoph Saffeling (2003), Toward an international criminal
procedure, Oxford University Press, 1st edit.
13. Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Liên đoàn Luật sư
Việt Nam (VBF) (2011), “Báo cáo Nghiên cứu Quyền bào chữa trong
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - UNDP Việt Nam 2010”, TP Hồ
Chí Minh.
14. Cộng hòa Liên bang Đức (1987), Bộ luật Tố tụng hình sự, Đức.
15. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
16. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
17. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
18. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
19. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Viêt Nam (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
20. Nguyễn Sĩ Dũng và ThS. Hoàng Minh Hiếu (2010), Việc tổ chức thực
hiện pháp luật trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước
ta, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 13, trang 11-14, Hà Nội.
21. Nguyễn Ngọc Duy (2013), “Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
và chỉ dẫn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự - dành cho thẩm phán,
thẩm tra viên, hội thẩm, kiểm tra viên, luật sư, các học viên tư pháp”,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
22. Duma Quốc gia Liên Bang Nga (2001), Bộ luật Tố tụng Hình sự,
Nga
23. Dylan Thomson von Brendel (2017), The Truth About Being a
153
Criminal Defense Attorney, Hoa Kỳ.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư
pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24/5/2005 của Bộ Chính trị về vhiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020,
Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện
Chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng của Ban chỉ đạo cấp Trung ương tổng
kết 10 năm 2009-2019 thực hiện Chỉ thị 33, Hà Nội.
29. Đảng đoàn Liên đoàn Luật sư Việt Nam (2019), Báo cáo tổng kết 10
năm thực hiện Chỉ thị số 33 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư,
Hà Nội.
30. Nguyễn Minh Đoan(2010), Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đoàn luật sư Hoa Kỳ, Defense function, tại trang
https://www.americanbar.org /americanJusticesection archive, Hoa Kỳ,
[truy cập ngày 12/3/2019].
32. Lê Minh Đức (2019), Phỏng vấn chuyên sâu liên quan đến đề tài luận
án, Việt Nam.
33. European Union Agency for Fundamental Rights (2019), Rights in
154
practice: access to a lawyer and procedural rights in criminal and
European arrest warrant proceedings, Áo.
34. H.Giang (2012), Thu thập chứng cứ gỡ tội: Có luật cũng chưa làm
được!, tại trang [truy cập ngày 04/4/2012].
35. Trương Thị Hồng Hà (2009), Vai trò của luật sư trong hoạt động tranh
tụng, Nxb Chính trị - hành chính, Hà Nội.
36. Nguyễn Văn Hiển (2011), Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự
Việt Nam-Những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận án tiến sĩ, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
37. Nguyễn Thị Hiền (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn của nguyên tắc
tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ,
Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
38. Trương Minh Hiếu (2018), Bào chữa chỉ định theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam cho người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn thành
phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt
Nam, Hà Nội.
39. Tô Văn Hòa (2012), Những mô hình Tố tụng hình sự điển hình trên thế
giới, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội sản phẩm của chương trình đối tác tư
pháp giữa Bộ Tư pháp Nước CHXNCN Việt Nam với Liên minh Châu
Âu.
40. Phan Trung Hoài (2003), Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật
về luật sư ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
41. Phan Trung Hoài (2019), Quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị
tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, tại trang
https://coquandieutravkstc.gov.vn/quyen-gap-lam-viec-cua-luat-su-voi-
nguoi-bi-tam-giu-tam-giam-trong-giai-doan-dieu-tra/, [truy cập ngày
12/10/2019].
155
42. Nguyễn Thị Hồi chủ biên (2009), Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện
nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp, Hà Nội.
43. Ninh Hồng, Tôn Lợi (2003), đăng trên Tạp chí tư pháp Trung quốc số
3/2003.
44. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Các chức năng trong Tố tụng hình sự ở
Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận án tiến sĩ, Học viện
Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Ian Brownlie (2010), Brownlie’s document on human rights, OUP
Oxford, 6th edit, Anh.
46. JamesB. Jacobs, Warren.E.Burger, (2001), Quá trình phát triển luật
hình sự ở Hoa Kỳ, tạp chí điện tử của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Hoa Kỳ.
47. Jay Norton, (2015), The Art of War for the Criminal Defense Attorney,
Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Word Assn Pub.
48. Nguyễn Ngọc Khánh, (2004), Vai trò của Luật sư bào chữa trong tố
tụng hình sự theo mô hình tranh tụng ở một số nước, Hà Nội, tạp chí
Kiểm sát- số 3/2004, tr. 50-55
49. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2010), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt
động năm 2010, Hà Nội.
50. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2011), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt
động năm 2011, Hà Nội.
51. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2012), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt
động năm 2012, Hà Nội.
52. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2013), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt
động năm 2013, Hà Nội.
53. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2014), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt
động năm 2014, Hà Nội.
54. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2015), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt
động năm 2015, Hà Nội.
156
55. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2016), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt
động năm 2016, Hà Nội.
56. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2017), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt
động năm 2017, Hà Nội
57. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2018), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt
động năm 2018, Hà Nội.
58. Liên đoàn luật sư Việt Nam (2019), Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt
động năm 2019, Hà Nội.
59. Liên đoàn Luật sư Việt Nam và tổ chức JICA pháp luật thực hiện
(2017), Sổ Tay Luật Sư, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
60. Liên Hợp Quốc (1990), Basic principles on the role of lawyers, Đại
hội đồng lần thứ VIII của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm và
đối xử với người phạm tội, tại Havana - Cu Ba ngày 27/8 đến 7/9/1990,
tại trang
https://www.unodc.org/pdf/criminal_justice/UN_Basic_Principles_on_t
he_Role_of_Lawyers.pdf, [truy cập ngày 20/6/2018].
61. Liên hợp quốc, (2010), Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ
thống tư pháp Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hành Quốc và Nga,
Hoa Kỳ.
62. Liên hợp quốc, (1989), International Covenant on Civil and Political
Rights, Hoa Kỳ.
63. Hà Linh (2019), Luật sư “chạy án” vụ VN Pharma giá 10 tỷ đồng
được giảm án, tại trang https://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-dinh/luat-
su-chay-an-vu-vn-pharma-gia-10-ty-dong-duoc-giam-an-271177.html,
[truy cập ngày 03/7/2019].
64. Tâm Lụa (2019), Vụ buôn thuốc giả tại VN Pharma: 10 tỉ 'hoa hồng'
chạy án, tại trang https://tuoitre.vn/vu-buon-thuoc-gia-tai-vn-pharma-
10-ti-hoa-hong-chay-an-20190704185604977.htm, [truy cập ngày
157
12/7/2019].
65. Phan Trung Lý (2009), Bảo đảm thi hành pháp luật ở địa phương -
khó khăn, thuận lợi và giải pháp, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng
4, trang 12-17 Hà Nội;
66. Tạ Thị Minh Lý (2011), Bàn về tổ chức thực hiện pháp luật, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, số 2+3, trang 15-18, Hà Nội;
67. Nguyễn Văn Mạnh (2010), Thực hiện pháp luật - những vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
68. Nhẫn Nam (2017), Tòa đề nghị xem xét luật sư vì ‘vu khống tòa’, tại
trang https://plo.vn/phap-luat/toa-de-nghi-xem-xet-luat-su-vi-vu-
khong-toa-730279.html, [truy cập ngày 15/3/2018].
69. Hoàng Nhan (2016), Đại án Phạm Công Danh: Lo ngại về các rủi ro
không thể dự đoán, tại trang https://cafef.vn/dai-an-pham-cong-danh-
lo-ngai-ve-cac-rui-ro-khong-the-du-doan-20161223114632216.chn,
[truy cập ngày 20/12/2018].
70. Ngọ Văn Nhân (2012), Xã hội học pháp luật (Tái bản lần thứ nhất, có
chỉnh sửa, bổ sung), Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
71. Nữ hoàng Anh, Vương quốc Anh (1996), Luật Điều tra và Tố tụng
hình sự, Anh
72. Param Cumarawamy & Manfred Nowak (2009), the human rights in
criminal justice systems, Cuộc họp thông tin Châu Á Châu Âu lần thứ
9, Pháp.
73. Paul Bergman và Sara J. Berman, 2018, The criminal law handbook -
Know your right, Survive theo System, Nhà xuất bản Nolo, Hoa Kỳ.
74. Philip L.Reichel (2012), Comparative Criminal Justice Systems, tái
bản lần thứ 6, 2012, Colorado, New Hampshire (bản dịch tiếng Việt -
Viện nghiên cứu Khoa học Pháp lý), Việt Nam.
75. Nguyễn Trọng Phúc (2010), Chế định các biện pháp ngăn chặn theo
158
luật TTHS Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
76. Bùi Thị Chinh Phương (2016), Vai trò của Luật sư trong hoạt động tố
tụng theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015, tạp chí Dân
chủ và pháp luật, Số 289, tr.13-16.
77. Quốc hội Cộng hòa Ý (1947), Hiến pháp, Ý
78. Quốc hội (1988), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
79. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
80. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.
81. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
82. Quốc hội (2006), Luật Luật sư, Hà Nội.
83. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
84. Quốc hội (2012), Luật Luật sư (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
85. Quốc hội (2012), Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về
công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của
Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án
năm 2013, Hà Nội.
86. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
87. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
88. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
89. Richard A. Zitrin , Carol M. Langford (2011), “The Moral Compass
of the American Lawyer: Truth, Justice, Power, and Greed”, Nxb
Ballantine Books, Hoa Kỳ
90. Roberta K.flowers (2010), The role of the defense attorney: not just an
advocate, Tạp chí Luật Hình sự Tiểu bang Ohio, tập 7, tr.647
91. Roy Black (2000), Black's Law: A Criminal Lawyer Reveals His
Defense Strategies in Four Cliffhanger Cases Paperback, Nxb Simon
& Schuster, Hoa Kỳ
159
92. S. Shavell (2017), Specific versus general Economic Enfercement of
Law, tại trang
Shavell,
Đại học Havard, [truy cập ngày 10/3/2018].
93. Hoàng Thị Sơn (2003), Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo
trong tố tụng hình sự, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.
94. Nguyễn Văn Thảo (2005), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn
thiện pháp luật về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư trong điều kiện
ở Việt Nam hiện nay”, Đề tài Bộ Tư pháp, Hà Nội
95. Thủ tướng Chính phủ ban hành (2019), Quyết định 1172/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực
hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Hà Nội
96. Phan Hữu Thư (2009), “Phương pháp đào tạo các chức danh tư pháp
đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp, Hà
Nội
97. Thư viện pháp luật (2018), thuật ngữ Nghĩa vụ , tại trang
https://thuvienphapluat.vn/tnpl/2854/Nghia-vu?tab=0)_ nguồn: Bộ luật
dân sự 2015, [truy cập ngày 20/3/2018].
98. Thư viện pháp luật (2018), thuật ngữ Quyền, tại trang
https://thuvienphapluat.vn/tnpl/976/Quyen?tab=0, [truy cập ngày
18/3/2018].
99. Lê Đức Tiết (2019), Nghề luật sư - Nghề cao quý nhưng nhiều khó
khăn, thử thách, tạp chí luật sư Việt Nam, số tháng 10, Hà Nội
100. Tòa án nhân dân Tối cao (2012), Báo cáo số 20/BC-TA ngày
15/8/2012, Hà Nội.
101. Tòa án nhân dân tối cao (2017), Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC
ngày 28/ 7/ 2017 quy định về phòng xử án, Hà Nội.
160
102. Tòa án nhân dân tối cao (2017), Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao về công tác của các Tòa án năm 2017, Hà Nội.
103. Tòa án nhân dân tối cao (2018), Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao về công tác của các Tòa án năm 2018, Hà Nội.
104. Tòa án nhân dân tối cao (2019), Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao về công tác của các Tòa án năm 2019, Hà Nội.
105. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận Nhà nước và
pháp luật (tái bản lần thứ 1 có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
106. Nguyễn Văn Tuân (2001), Vai trò của Luật sư trong tố tụng hình sự,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
107. Nguyễn Văn Tuân (2002), Về sự tham gia của luật sư trong tố tụng
hình sự, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 8/2002, tr.13-15.
108. Nguyễn Văn Tuân (2004), Luật sư và vấn đề đạo đức nghề nghiệp,
Hà Nội, Nxb. Chính trị quốc gia, 347tr.
109. Nguyễn Văn Tuân (2005), “Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam: Thực trạng,
nhu cầu và định hướng phát triển”, Bộ Tư pháp, Hà Nội
110. Thanh Tùng (2013), Làm khó luật sư - Bài 1: “Hành” từ khâu cấp
giấy chứng nhận, tại trang https://plo.vn/plo/lam-kho-luat-su-bai-1-
hanh-tu-khau-cap-giay-chung-nhan-334789.html, [truy cập ngày
15/8/2018].
111. Từ điển Soha (2018), thuật ngữ Nghĩa vụ, tại trang
https://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Ngh%C4%A9a_v%E1%BB%A5,
[truy cập ngày 20/3/2018].
112. Từ điển Soha (2018), thuật ngữ Quyền, tại trang
https://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Quy%E1%BB%81n, [truy cập ngày
15/3/2018].
113. Từ điển Wikipedia (2018), thuật ngữ Quyền, tại trang
161
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n, [truy cập ngày
15/3/2018].
114. Đào Trí Úc (2005), Xã hội học thực hiện pháp luật - những khia cạnh
nhận thức cơ bản, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 02, trang 27-31,
Hà Nội.
115. Đào Trí Úc (2011), Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp
luật, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, trang 19-24, Hà Nội.
116. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh Luật sư, Hà Nội.
117. Ủy ban Tư pháp Quốc hội (2017), Báo cáo của UBTP Quốc hội khóa
14 về Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa,
chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án; báo cáo
công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao năm 2017, Hà Nội.
118. Ủy ban Tư pháp Quốc hội (2018), Báo cáo của UBTP Quốc hội khóa
14 về Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa,
chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án; báo cáo
công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao năm 2018, Hà Nội.
119. Ủy ban Tư pháp Quốc hội (2019), Báo cáo của UBTP Quốc hội khóa
14 về Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa,
chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án; báo cáo
công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao năm 2019, Hà Nội.
120. Ngô Thị Ngọc Vân (2016), Hoạt động bào chữa của luật sư trong
giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Luận án tiến sĩ luật, Trường
Đại học Luật Hà Nội,
121. Văn phòng luật sư NHQuang & Cộng sự (2010), “Khảo sát Luật sư
chỉ định theo pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn tại Việt Nam”,
162
Việt Nam.
122. Văn phòng Quốc hội (2015), văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH
về hợp nhất LLS, Hà Nội.
123. Viện Khoa học kiểm sát (2002), Bộ luật tố tụng Cộng hòa Pháp, (Tài
liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
124. Viện Khoa học kiểm sát (2002), Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang
Nga, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
125. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách
khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội.
126. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2019), Báo cáo công tác của Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao năm 2019, Hà Nội.
127. Viện Ngôn ngữ học (2000),Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Niên, Hà
Nội.
128. Trịnh Tiến Việt - Trần Thị Hồng Lê (2016), "Luật sư bào chữa trong
phiên tòa sơ thẩm hình sự: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và những
kiến nghị", Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề Tổ chức và hoạt
động của Luật sư), tr. 117-131.
129. William Burnham (2015), “Law and legal system of the Russian
Federation”, Liên Bang Nga.
130. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU
Người phỏng vấn: LÊ MINH ĐỨC – NCS K32 LUẬT HV CTQG HCM
Người được phỏng vấn: ..
Chức vụ, đơn vị công tác: ..
Phỏng vấn này trong khuôn khổ luận án “Thực hiện pháp luật về quyền,
nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay”
Lời đầu tiên xin cảm ơn ông/bà đã bớt chút thời gian cho cuộc phỏng vấn,
những chia sẻ của ông/bà là nguồn thông tin rất hữu ích đối với đề tài nghiên cứu
của tôi.
Câu 1. Ông/Bà có thể chia sẻ lý do lựa chọn nghề luật sư và ấn tượng về
vụ án hình sự nào nhất khi tham gia bào chữa/bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp? vì sao?
Câu 2.Theo Ông/Bà quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư khi
tham gia tố tụng hình sự (TTHS) hiện nay như thế nào? (ưu điểm và hạn chế)
Câu 3. Ông/Bà đánh giá thế nào về quyền, nghĩa vụ của luật sư so với người
bào chữa/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác trong vụ án hình sự?
Câu 4. Khi thực hiện quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động TTHS
Ông/Bà gặp những khó khăn gì? Đâu là rào cản lớn nhất và tại sao?
Câu 5. Ông/Bà đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa luật sư với chủ
thể tiến hành tố tụng; luật sư đồng nghiệp và chủ thể tham gia tố tụng khác
trong hoạt động TTHS hiện nay?
Câu 6. Theo Ông/Bà các hình thức thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ
của luật sư được vận dụng như thế nào trong mối quan hệ với các chủ thể có
liên quan khi tham gia TTHS?
Câu 7. Theo Ông/Bà để bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của luật sư
trong hoạt động TTHS thì cần những giải pháp gì?
Trân trọng cám ơn những chia sẻ quý báu của Ông/Bà dành cho cuộc phỏng
vấn này!
Người phỏng vấn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hà Nội, ngày tháng năm 20
Người được phỏng vấn
(Ký, ghi rõ họ tên)
TỔNG HỢP PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU
Người phỏng vấn: LÊ MINH ĐỨC NCS K32 LUẬT HVCTQG HCM
Người được phỏng vấn:
Chức vụ, đơn vị công tác:
Phỏng vấn này trong khuôn khổ luận án “Thực hiện pháp luật về quyền,
nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay”
Lời đầu tiên xin cảm ơn ông/bà đã bớt chút thời gian cho cuộc phỏng vấn,
những chia sẻ của ông/bà là nguồn thông tin rất hữu ích đối với đề tài nghiên cứu
của tôi.
Câu 1. Ông/Bà có thể chia sẻ lý do lựa chọn nghề luật sư và ấn tượng về
vụ án hình sự nào nhất khi tham gia bào chữa/bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp? vì sao?
* Lý do chọn nghề:
- Nghề đẹp - cao quý, sâu rộng về chuyên môn nghiệp vụ, góp phần bảo vệ
công lý, xây dựng nhà nước pháp quyền;
- Nghề tự do, hoạt động tương đối độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân qua đó
phát huy sở trường và khả năng sáng tạo của luật sư;
- Có vị trí, vai trò quan trọng trong một xã hội dân chủ, công bằng và phát
triển; gắn liền với sự phát triển của hệ thống pháp luật, đất nước;
- Sự mạo hiểm và nắm bắt thời cơ, làn gió mới “luật sư”; từ cái duyên, cái tâm
với nghề mà còn do nhu cầu của xã hội;
* Vụ án hình sự ấn tượng:
Có nhiều vụ án hình sự mà các chuyên gia đã nêu ra nhưng nhìn chung đều là
những vụ án lớn – nổi tiếng, khung hình phạt cao (chung thân, tử hình), tình tiết ly
kỳ, nhiều uẩn khúc và đa phần là với tư cách người bào chữa là chính, với việc vận
dụng toàn bộ các kỹ năng, kiến thức chuyên môn để nghiên cứu, thu thập, đánh giá
chứng cứ của người được phỏng vấn cùng các luật sư đồng nghiệp và sự phối hợp
với cơ quan tiến hành tố tụng nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của
khách hàng thì kết quả đều được giảm án hay được tòa tuyên vô tội, có thể kể ra
một số vụ án sau:
Vụ án giết người xảy ra năm 2000 tại TP. HCM mà nạn nhân là Ngũ Lương và
bị cáo là Den Chai Nuntipanich – doanh nhân Thái Lan đầu tư vào Việt Nam; Vụ án
“Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
xảy ra tại ngân hàng thương mại CP XD Việt Nam (VNCB)”, luật sư tham gia với
tư cách bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh – một vụ án lớn về số lượng bị cáo,
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, về quy mô phạm tội, về thiệt hại và cả số
lượng luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và lớn cả về
những bất cập của quy định pháp luật và cách thức quản lý của nhà nước; Vụ án xét
xử Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm năm 2011– vụ án phức tạp với nhiều tội
danh, việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật chưa được thống nhất và tốn nhiều
giấy mực của báo chí thời điểm đó; vụ án “Buôn lậu, nhận hối lộ” với giá trị hơn
1.100 tỷ đồng xảy ra tại công ty TNHH TM Tân Trường Sanh với số bị cáo, luật sư
đông hàng trăm người;
Câu 2.Theo Ông/Bà quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư
khi tham gia tố tụng hình sự (TTHS) hiện nay như thế nào? (ưu điểm và hạn
chế)
Các chuyên gia/ luật sư được phỏng vấn đều đánh giá Bộ luật TTHS 2015 có
nhiều điểm mới tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội so với Bộ luật TTHS
2003, gồm cả các quy định về quyền, nghĩa vụ của luật sư với tư cách là người bào
chữa hay người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng được bổ sung
nhiều hơn tạo điều kiện cho luật sư có thể thực hiện tốt hơn khả năng của mình như:
thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng, lựa chọn người bào chữa, chỉ định
người bào chữa, thủ tục đăng ký bào chữa, hay quy định nghĩa vụ không được tiết lộ
thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp
người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Tuy nhiên, quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tố
tụng hình sự còn một số hạn chế, vì giữa lý luận và thực tiễn vẫn còn khoảng cách
lớn nên luật sư chưa thực hiện đầy đủ các quyền của mình; thủ tục đăng ký bào
chữa theo Điều 78 Bộ luật TTHS 2015 vẫn còn rào cản đối với luật sư; vẫn còn mâu
thuẫn, chưa rõ ràng liên quan đến việc tố giác tội phạm của luật sư đối với người mà
mình bào chữa;
Câu 3. Ông/Bà đánh giá thế nào về quyền, nghĩa vụ của luật sư so với
người bào chữa/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác trong vụ án hình
sự?
Có ưu thế vượt trội, chuyên nghiệp, phạm vi hoạt động rộng và hiệu quả hơn
so với chủ thể bào chữa/ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khác (người đại diện của
người bị buộc tội, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân).
Cũng giống như BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 dường như cũng không có sự
phân biệt về quyền hạn và nghĩa vụ giữa luật sư , trợ giúp viên pháp lý, bào chữa
viên nhân dân, người đại diện của người bị buộc tội, bị hại, đương sự. Tuy nhiên,
trên thực tế triển khai công tác tham gia hỗ trợ tư pháp của người bào chữa trong
các vụ án hình sự, luật sư luôn được đánh giá cao hơn trong việc khai thác triệt để
các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa hay người bảo vệ được quy định so với
diện người bào chữa/ người bảo vệ khác. Lý do, bởi luật sư là người phải đáp ứng
các điều kiện theo quy định của pháp luật, qua đào tạo, có chứng chỉ hành nghề luật
sư; là một nghề cung cấp dịch vụ pháp lý có trả phí từ người sử dụng dịch vụ, có cơ
quan, tổ chức xã hội nghề nghiệp trực tiếp quản lý và Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử
nghề nghiệp riêng trong quá trình hoạt động.
Câu 4. Khi thực hiện quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động TTHS
Ông/Bà gặp những khó khăn gì? Đâu là rào cản lớn nhất và tại sao?
- Việc thông báo đăng ký người bào chữa đối với luật sư chưa đúng thời hạn
quy định theo luật (trong vòng 24 giờ); thường không được thông báo kịp thời về
ngày giờ địa điểm tham dự hỏi cung hoặc thậm chí không được thông báo; còn bị
rào cản trong tiếp cận thông tin, hồ sơ, người bị buộc tội từ phía cơ quan, người tiến
hành tố tụng và do quy định pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến cách hiểu khác
nhau; chưa có quy định thống nhất khi luật sư gặp bị can, bị cáo trong trại tạm giam
thì được gặp riêng hay gặp với sự có mặt của giám thị trại giam; việc thu thập
chứng cứ độc lập của luật sư vẫn gặp phải vô vàn khó khăn;
- Thời gian tranh luận thường bị hạn chế; ý kiến tranh tụng của luật sư vẫn
chưa được cơ quan, người tiến hành tố tụng coi trọng đúng mức mặc dù luật sư có
chỗ ngồi ngang bằng, là đối trọng với đại diện viện kiểm sát (bên công tố);
- Thiếu chế tài đủ mạnh để buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện bảo
đảm quyền, nghĩa vụ của luật sư nói riêng, của người bào chữa hay người bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của khách hàng nói chung;
- Nhận thức, thái độ của một số cơ quan, người tiến hành tố tụng không đúng
về luật sư; một số ít luật sư cũng chưa nắm rõ, đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình khi
tham gia tố tụng hình sự;
* Rào cản lớn nhất:
- Hành lang pháp lý quy định chưa rõ ràng, trách nhiệm pháp lý của người tiến
hành tố tụng chưa được quy định củ thể nên hoạt động của luật sư tham gia tố tụng
còn nhiều vướng mắc;
- Thủ tục đăng ký bào chữa hay thủ tục đăng ký bảo vệ cho người có quyền lợi
hợp pháp chưa cụ thể, thống nhất vì quy định pháp luật về nội dung này còn chung
chung, tạo điều kiện cho người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây khó khăn cho
luật sư khi làm thủ tục này;
Câu 5. Ông/Bà đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa luật sư với chủ
thể tiến hành tố tụng; luật sư đồng nghiệp và chủ thể tham gia tố tụng khác
trong hoạt động TTHS hiện nay?
* Với chủ thể tiến hành tố tụng
Đang chuyển biến tích cực hơn, có sự tôn trọng lẫn nhau, ngày càng chuyên
nghiệp và dần hình thành văn hóa pháp đình, góp phần bảo đảm công lý được thực
thi hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc nhận thức chưa đầy đủ dẫn đến các quy định của
pháp luật tố tụng hình sự chưa được thực hiện nghiêm chỉnh và mối quan hệ làm
việc có những trở ngại đáng tiếc.
* Với luật sư đồng nghiệp
Là mối quan hệ con người với con người được nâng lên thành nghĩa vụ và ứng
xử, đạo đức giữa các luật sư đồng ngiệp với nhau (các luật sư trong cùng tổ chức
hành nghề, các luật sư của các tổ chức hành nghề), giữa luật sư với tổ chức xã hội
nghề nghiệp luật sư, giữa luật sư với người đang tập sự hành nghề luật sư khi tham
gia tố tụng hình sự (có thể bào chữa/ bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cùng
một khách hàng hay cho các khách hàng có quyền lợi đối lập nhau) nhìn chung có
tinh thần đoàn kết, gắn bó, bảo vệ danh dự, uy tín của giới luật sư. Những vướng
mắc trong quan hệ giữa luật sư với đồng nghiệp trong thực tế thường về tinh thần,
thái độ ứng xử trong quá trình hành nghề, phức tạp nhất là xung đột về quan điểm
xem xét và đánh giá vụ việc; cá biệt có trường hợp thay vì tranh luận các vấn đề liên
quan đến vụ án lại công kích, nói xấu nhau
* Với chủ thể tham gia tố tụng khác
Nhìn chung là mối quan hệ phối hợp, bình đẳng trên nguyên tắc tôn trọng sự
thật khách quan và thượng tôn pháp luật nhưng pháp luật TTHS chưa có quy đinh
cụ thể, rõ ràng cũng như chế tài khi các chủ thể tham gia tố tụng có hành vi cản trở
nên còn hình thức, chưa thực hiện hiệu quả; do nhận thức của cá nhân từng chủ thể,
thường không hợp tác khi luật sư đặt câu hỏi làm rõ các vấn đề, nhiều khi còn được
Hội đồng xét xử định hướng, cho phép từ chối trả lời câu hỏi của luật sư, thái độ
không chuẩn mực, thiếu tôn trọng luật sư;
Câu 6. Theo Ông/Bà các hình thức thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ
của luật sư được vận dụng như thế nào trong mối quan hệ với các chủ thể có
liên quan khi tham gia TTHS?
Các hình thức thực hiện pháp luật là: tuân thủ, thi hành (chấp hành), sử dụng
và áp dụng pháp luật. Thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt
động TTHS cũng có đầy đủ 04 hình thức này, được quy định đầy đủ trong BL
TTHS 2015, Luật Luật sư, BLHS 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan. Việc
vận dụng các hình thức này trong mối quan hệ giữa luật sư và các chủ thể liên quan
khi tham gia tố tụng hình sự còn chưa được thưc hiện nghiệm chỉnh, nặng hình
thức, còn khó khăn và chưa hiệu quả cao, ví dụ: luật sư có thể sử dụng quyền gửi
văn bản đề nghị các cơ quan, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ phục
vụ nhiệm vụ bào chữa/ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng nhưng ít
khi được họ đáp ứng nếu yêu cầu ấy không phải là nhu cầu của cơ quan, cá nhân đó;
Hiệu quả trong vận dụng các hình thức thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ
của luật sư phụ thuộc vào kỹ năng, trình độ của mỗi luật sư, chủ thể có liên quan,
quy định cụ thể của pháp luật và trên cơ sở nguyên tắc của pháp luật;
Nhìn chung Bộ luật TTHS 2015 đã tiến bộ hơn nhiều so với BLTTHS 2003 vì
đã nêu ra được những điểm khó khăn mà luật sư còn đang vướng phải trong thực
tiễn, từ đó đưa ra những hướng giải quyết phù hợp. Tuy vậy, cũng còn nhiều điều
khoản chỉ dừng ở mặt hình thức, thực tế rất khó áp dụng do không có sự chỉ dẫn rõ
ràng từ cơ quan có thẩm quyền, điều này dẫn đến cách hiểu và thực hiện của các
chủ thể sẽ khác nhau. Hệ quả sẽ làm quá trình tố tụng bị kéo dài thời gian, khách
hàng là người phải chịu đựng sự việc này.
Câu 7. Theo Ông/Bà để bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của luật sư
trong hoạt động TTHS thì cần những giải pháp gì?
- Hoàn thiện hơn nữa Bộ luật TTHS 2015, BLHS 2015, Luật Luật sư và ban
hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đầy đủ và thống nhất về quyền, nghĩa
vụ của luật sư trong hoạt động TTHS với sự chủ động làm việc, đối thoại trực tiếp
và phối hợp giữa Liên đoạn Luật sư Việt Nam và các cơ quan tố tụng và công bằng,
hài hòa và tiến bộ với quyền lợi quốc gia; tôn trọng quy định về quyền, nghĩa vụ của
luật sư, tôn trọng sự thật khách quan của vụ án; vận động cả hệ thống chính trị, tổ
chức đoàn thể cùng vào cuộc khi có bất cứ một chủ thể nào không tuân thủ, đứng
trên hoặc xem thường pháp luật khi thực hiện Bộ luật TTHS;
- Nâng cao nhận thức, hiểu đúng và thống nhất khi thực hiện pháp luật về
quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động TTHS của các chủ thể có liên quan;
- Quy định cụ thể về chế tài khi có vi phạm đối với luật sư và các chủ thể khác
trong quan hệ tố tụng hình sự;
- Tuyên truyền về thượng tôn pháp luật về TTHS, về quyền, nghĩa vụ của luật
sư trong hoạt động TTHS;
- Luật sư cần phải hiểu, nắm chắc và biết vận dụng thực hiện quyền, nghĩa vụ
của mình khi tham gia tố tụng hình sự; nâng cao nghĩa vụ trong thực hiện đạo đức
và ứng xử nghề nghiệp luật sư;
- Xây dựng kế hoạch nâng cáo số lượng và chất lượng đội ngũ luật sư; thường
xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm để trao đổi rút kinh nghiệm giữa các Đoàn
luật sư tỉnh, thành phố.