Luận án Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó (toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp

Kết quả bảng 3.33; bảng 3.34; bảng 3.35 cho thấy sau can thiệp, có sự thay đổi rõ rệt kiến thức về bệnh ATGĐC trong cộng đồng tại xã can thiệp. Kiến thức về nguy cơ nhiễm, triệu chứng bệnh và cách phòng chống đều được tăng lên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01), tại xã đối chứng có tăng kiến thức ít và không có sự khác biệt (p>0,05). Các nghiên cứu phòng chống sán lá gan lớn tại cộng đồng như của Nguyễn Văn Chương sau 1 năm can thiệp bằng truyền thông và điều trị, kiến thức về nguy cơ lây nhiễm tăng từ 57% lên 88,5%, kiến thức về triệu chứng bệnh tăng từ 44,3% lên 83,5% [5]; nghiên cứu của Nguyễn Khắc Lực (2008) tại Quảng Nam cho thấy sau can thiệp hiểu đúng về đường lây truyền tăng từ 45,7% lên 86,2%, hiểu đúng về tác hại tăng từ 62,4 lên 91,2%, hiểu đúng về phòng chống tăng từ 38,6% lên 93,4% [25] hay nghiên cứu của Trần Minh Quý (2016) tại Bình Định cũng cho thấy tăng kiến thức về nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn từ 62,7% lên 85,3%, kiến thức về triệu chứng bệnh tăng từ 43,8% lên 88,1%, kiến thức về phòng chống tăng từ 52,2% lên 84,1% [100]. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các kết quả phòng chống sán lá gan lớn của các nghiên cứu trên nhưng hiệu quả can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn, điều này có thể là do bệnh sán lá gan lớn đã được nghiên cứu nhiều và có thông tin đại chúng nên người dân tiếp cận tốt hơn. Đối với bệnh ATGĐC là bệnh mới nổi, chưa có can thiệp phòng chống nào trước đây nên kiến thức người dân còn hạn chế. Mặc dù vậy, nhưng hiệu quả can thiệp về kiến thức đạt được từ 23,4-24,7% cho thấy kết quả truyền thông giáo dục trong phòng chống bệnh ATGĐC cũng đạt được hiệu quả cao.

pdf177 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 3431 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó (toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi 2016 và hiệu quả một số biện pháp can thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ đúng. Có mối liên quan giữa bồng bế chó thường xuyên (OR= 4,9; CI 95%: 2,5- 9,7); tiếp xúc đất thường xuyên (OR= 2,8; CI 95%: 2,0-7,0); không rửa tay sau khi tiếp xúc đất (OR= 2,6; CI 95%: 1,6-6,5) với nhiễm ấu trùng giun đũa chó. 2. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó 2.1. Hiệu quả làm giảm tỷ lệ nhiễm và mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người Tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người trước và sau can thiệp ở xã can thiệp giảm từ 17,9% xuống còn 9,9%, hiệu quả can thiệp đạt 32,7%. 116 Tỷ lệ bệnh ấu trùng giun đũa chó tại xã can thiệp giảm từ 9,2% xuống còn 5,3%, hiệu quả can thiệp đạt 34,5%. 2.2. Hiệu quả làm giảm nguồn nhiễm ở chó và ngoại cảnh Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó trước và sau can thiệp tại xã can thiệp giảm mạnh từ 33% xuống còn 6,3%, hiệu quả can thiệp tẩy giun cho chó đạt 64,4%. Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất trước và sau can thiệp tại xã can thiệp giảm từ 29,5% xuống còn 9,0%, hiệu quả can thiệp đạt 50,3%. Tỷ lệ nhiễm ở rau tại xã can thiệp giảm từ 7,0% xuống còn 2,0%, hiệu quả can thiệp đạt 71,4%. 2.3. Hiệu quả của truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trong phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó Tăng tỷ lệ có kiến thức và thái độ đúng về bệnh ấu trùng giun đũa chó, hiệu quả can thiệp về kiến thức đạt từ 23,4-24,7% và thái độ đạt từ 20,8-60,4%. Tăng tỷ lệ thực hành tẩy giun cho chó từ 13,9% lên 50,9%, hiệu quả can thiệp đạt 205,4%; thực hành xử lý phân chó tăng từ 49% lên 64,5%, hiệu quả can thiệp đạt 25,6%; rửa tay sau khi tiếp xúc đất tăng từ 70,5% lên 85,5%, hiệu quả can thiệp đạt 14,4%; giảm bồng bế chó từ 13,5% xuống còn 4,5%, hiệu quả can thiệp đạt 61,9%. 117 KHUYẾN NGHỊ 1. Đối với Bộ Y tế Xây dựng Chương trình hoặc Dự án phòng chống giun sán quốc gia, thiết lập hệ thống phòng chống giun sán từ tuyến Trung ương đến địa phương. 2. Đối với các Viện Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng và Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh Tiếp tục nghiên cứu thực trạng và yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo tại một số vùng khác, đặc biệt những vùng có nuôi mèo nhiều. Áp dụng các biện pháp can thiệp phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó tại các tỉnh, tập trung vào truyền thông giáo dục qua thông tin đại chúng, tờ rơi, pa nô và khuyến cáo tẩy giun cho chó. 3. Đối với y tề cơ sở, ban ngành khác và người dân Huy động các ban ngành liên quan như chính quyền, các tổ chức xã hội, giáo dục và thú y cùng tham gia truyền thông giáo dục phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó cho cộng đồng. Duy trì truyền thông qua loa đài, nói chuyện trực tiếp tại trường học, lồng ghép với các chương trình khác để truyền thông. Cần nhấn mạnh đến nguy cơ nhiễm bệnh và các thực hành phòng chống như vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và tẩy giun cho chó định kỳ. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ XUẤT BẢN 1. Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chương, Lý Chanh Ty, Trần Phương Duyên, Vũ Sinh Nam (2017), “Tỷ lệ huyết thanh dương tính giun đũa chó ở người và một số yếu tố liên quan tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi năm 2016”, Tạp chí Y học Dự phòng; tập 27, số 8-2017, tr 572-578. 2. Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chương, Vũ Sinh Nam (2017), “Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó và trứng giun đũa chó ở đất, rau tại một số điểm huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi năm 2016”, Tạp chí Phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng; số đặc biệt (96)/2017, tr 241-246. 3. Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chương, Lý Chanh Ty, Vũ Sinh Nam (2018), “Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp phòng chống bệnh ấu trùng giun đũa chó tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 28-số 2/2018, tr 38-44. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thị Lâm Bình (2015), "Báo cáo ca bệnh: nhân một trường hợp Toxocara thể mắt điều trị thành công bằng albendazole phối hợp với corticoide", Công trình NCKH, Báo cáo Hội nghị toàn quốc chuyên ngành Sốt rét-KST-CT năm 2015, Nhà xuất bản y học, tr 231-235. 2. Bộ Y tế (2009), Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm, trang 382. 3. Bộ Y tế (2017), "Tài liệu Định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm". Ban hành kèm theo Quyết định số 4283/2006/QĐ-BYT ngày 8/8/2016 ". 4. Nguyễn Văn Chương và Đồng Thị Huệ (2012), "Nhân hai ca bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo thể di chuyển nội tạng", Y học TP hồ Chí Minh. Phụ bản của tập 16, số 1, 2012. Đại học y dược TP HCM, chuyên đề Ký sinh trùng. ISSN 1859-1779, tr.37-40. 5. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Khá, Bùi Văn Tuấn và Trần Minh Qúi (2011), "Xây dựng mô hình phòng chống sán lá gan lớn ở 2 xã của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định", Tạp chí Y học thực hành, số 796-2011. Bộ Y tế xuất bản, ISSN 1859-1663, tr.152-156. 6. Nguyễn Văn Chương, Huỳnh Hồng Quang và Bùi Văn Tuấn (2014), "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người tại miền Trung-Tây Nguyên và hiệu lực điều trị bằng Albendazole", Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, ISSN 0868-3735, số 4, 2014, tr. 3-13. 7. Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn và Huỳnh Hồng Quang (2014), "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo ở người tại Bình Định và Đăk Lăk, Việt Nam", Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, ISSN 0868-3735, số 2, 2014, tr. 83-90. 8. Nguyễn Văn Chuương và Bùi Văn Tuấn (2017), "Kết quả hoạt động phòng chống giun sán khu vực miền Trung-Tây Nguyên", Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, ISSN 0868- 3735, số đặc biệt (96)/2017, tr. 175-180. 9. Đỗ Trung Dũng, Trần Thanh Dương và Nguyễn Thị Hợp (2016), "Thực trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo trên người tại một số điểm nghiên cứu thuộc Hà Nội và Hưng Yên năm 2014-2015, " Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, ISSN 0868- 3735, số 3 (92), tr. 10-16. 10. Trần Thị Kim Dung và Trần Phủ Mạnh Siêu (2009), Bệnh do giun lươn và giun đũa chó mèo, Nhà xuất bản y học, TP Hồ Chí Minh, 2009 11. Hoàng Đình Đông, Đỗ Văn Dũng, Phan Anh Tuấn và Nguyễn Thị Ngọc Dung (2011), "Tỉ lệ nhiễm Toxocara sp. Và các yếu tố liên quan của người dân Quận 2 trên 20 tuổi đến khám tại Bệnh viện Quận 2 TPHCM năm 2010", Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 15, Phụ bản của Số 1/2011, 137-141. 12. Trần Vinh Hiển và Trần Thị Kim Dung (2004), "Các bộ sinh phẩm chẩn đoán bệnh do ký sinh trùng", Tạp chí Y học thực hành(447), tr. 112- 116. 13. Trần Vinh Hiển, Trần Thị Kim Dung và Phạm Văn Lực (2008), "Xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính Toxocara sp của cư dân tại hai xã Chư Pả và H’ Bông tỉnh Gia Lai", Tạp chí Y dược học Quân sự-Học Viện Quân Y, 33 (2), tr 89-93. 14. Phạm Thị Thu Hoài, Nguyễn Thu Hương, Lê Xuân Hùng và Trần Thanh Dương (2014), "Thực trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo ở trẻ em tiểu học xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, năm 2014", Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, ISSN 0868-3735, số 4, 2014, trang 89-94. 15. Lưu Ngọc Hoạt (2015), Phương pháp viết đề cương nghiên cứu, Tập 1, Nghiên cứu khoa học y học. Nhà xuất bản y học Hà Nội-2015. 16. Trần Thị Hồng (2001), "Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do giun Toxocara spp ở người tại Việt Nam", Luận án Tiến sĩ y học. Đại học y dược TP Hồ Chí Minh, 2001. 17. Trần Thị Hồng, Đỗ Văn Dũng, Trần Thị Kim Dung và Trần Vinh Hiển (2000), "Điều tra tình hình nhiễm giun đũa chó mèo Toxocara sp ở cộng đồng dân xã An Phú, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh", Thông tin phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng-côn trùng Trung ương; số 4, tr 74-79. 18. Nguyễn Hữu Hưng và Lê Trung Hoàng (2012), "Tình hình nhiễm giun tròn ký sinh ở chó tại thành phố Cần Thơ, " Tạp chí y Dược học quân sự, Học viện Quân Y, số chuyên đề KC.10, tr. 154-160. 19. Nguyễn Thu Hương, Phạm Thị Thu Hoài, Lê Xuân Hùng và Trần Thanh Dương (2014), "Yếu tố nguy cơ lây nhiễm Toxocara trên trẻ em tiểu học xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, năm 2014", Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, ISSN 0868-3735, số 4, 2014, tr 83-88. 20. Lê Thị Ngọc Kim, Vũ Đình Phương An và Trần Thị Hồng (2007), "Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn TPHCM", Phụ bản của tập 11, số 2, 2007. Đại học y dược TP HCM, chuyên đề Ký sinh trùng. ISSN 1859-1779, tr 130-135. 21. Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ (2009), "Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó ở một số địa điểm thuộc tỉnh Nghệ An", Tạp chí Khoa học và Phát triển 2009, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội .Tập 7, số 5: 637 - 642. 22. Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ (2011), "Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa", Khoa học kỹ thuật thú y. 18(6), tr 66-71 23. Nguyễn Hồ Phương Liên và Trần Phủ Mạnh Siêu (2015), Tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara sp ở người trưởng thành quận 12, TP HCM năm 2012 và một số yếu tố liên quan, Công trình NCKH. Báo cáo Hội nghị toàn quốc chuyên ngành Sốt rét-KST-CT năm 2015, Nhà xuất bản y học, trang 148-159. 24. Bùi Ngọc Thúy Linh (2003), Tình hình nhiễm Toxocara canis ở chó và người tại TP Hồ Chí Minh, hiệu quả tẩy trừ giun đũa chó của Fenbendazole và Ivermectin trên chó, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, 2003. 25. Nguyễn Khắc Lực, Đặng Thị Cẩm Thạch và Tô Mười (2008), "Nhiễm SLGL ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và hiệu quả biện pháp phòng chống bệnh tại cộng đồng", Tạp chí y Dược học quân sự, Học viện Quân Y, số 33(2), tr. 71-74. . 26. Đào Trịnh Khánh Ly (2017), "Tình hình bệnh nhân nhiễm giun sán được khám phát hiện tại Phòng Khám Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn", Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, ISSN 0868-3735, số đặc biệt (96)/2017, tr. 105-111. 27. Lê Thị Cẩm Ly và Trần Phủ Mạnh Siêu (2015), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhiễm Toxocara canis trên bệnh nhân tại Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM", Báo cáo khoa học toàn văn. Hội nghị Ký sinh trùng học toàn quốc lần thứ 42 năm 2015. 28. Trần Xuân Mai (1992), Góp phần nghiên cứu ngõ cụt ký sinh lây truyền từ phân chó mèo sang người, Luận án Phó Tiến sĩ y học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, 1992. 29. Nguyễn Thị Nga, Bùi Thị Hồng Thanh và Hoàng Cao Sạ (2015), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm Toxocara spp. ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện 103 (2012-2013)", Báo cáo khoa học toàn văn. Hội nghị Ký sinh trùng học toàn quốc lần thứ 42 năm 2015. 30. Lê Đình Vĩnh Phúc và Huỳnh Hồng Quang (2015), Một vài đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân huyết thanh dương tính Toxocara sp tại Trung tâm y khoa MEDIC TPHCM, Công trình NCKH. Báo cáo Hội nghị toàn quốc chuyên ngành Sốt rét-KST-CT năm 2015. Nhà xuất bản y học, tr 182-190. 31. Lương Trường Sơn và các cộng sự. (2013), "Tìm hiểu các yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đối với những bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột đến khám tại Viện Sốt rét-KST-CT TPHCM", Y học TP hồ Chí Minh. Phụ bản của tập 17, số 1, 2012. Đại học y dược TP HCM, chuyên đề Ký sinh trùng. ISSN 1859-1779, tr.87-94. 32. Đỗ Thị Thu Thúy, Nguyễn Thị Lan Anh và Đoàn Hữu Hoàn (2015), "Tình hình nhiễm giun đũa Toxocara spp ở chó, mèo tại Thanh Oai và Thường Tín, Hà Nội", Báo cáo khoa học toàn văn. Hội nghị Ký sinh trùng học toàn quốc lần thứ 42 năm 2015. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, ISBN 978-604-913-380-0, tr 237-243. 33. Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Hữu Giáo và Huỳnh Thị Thanh Xuân (2013), "Tình hình nhiễm trứng giun đũa Toxocara spp ở đất tại một số điểm của Quảng Ngãi và Đăk Lăk", Y học TP hồ Chí Minh. Phụ bản của tập 17, số 1, tr.87-94. 34. Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Hải Khánh và Trần Ngọc Thảo (2012), "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun Toxocara spp ở một số điểm tại Bình Định và Gia Lai", Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh. Phụ bản của tập 16, số 3, 2012. Đại học y dược TP HCM, chuyên đề Y tế công cộng. ISSN 1859-1779, tr 91-95. 35. Phan Anh Tuấn, Trần Thị Kim Dung, Trần Phủ Mạnh Siêu và Trần Vinh Hiển (2009), "Tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng nguyên Toxocara canis trên các bệnh nhân có triệu chứng dị ứng", Tạp chí y học quân sự. Số CD91. 2009. ISSN 1859-1655. Cục Quân y xuất bản, tr 147-152. 36. Abdi J, Farhadi M, Aghace S and Sayehmiri K (2014), "Parasitic Contamination of Raw Vegetables in Iran", A Systematic Review and Meta- Analysis.J. Med. Sci., 14(3): 137-142. 37. Abougrain A. K, Nahaisi M. H, Madi N. S, Saied M. M and Ghenghesh K. S (2010), "Parasitological contamination in salad vegetables in Tripoli-Libya", Food Control, 2010, 21(5), 760-762. 38. Ahmad N, Maqbool A and Saeed K et al. (2011), "Toxocariasis: It's zoonotic importance and chemotherapy in dogs, " The Journal of animal and plant sciences, ISSN: 1018-7081, 21(2), 2011, 142-145. . 39. Akeredolu A. B and Sowemino O. A (2014), "Prevalence, intensity and associated risk factors for Toxocara canis infection in Nigerian dogs", Journal of parasitology and vector Biology, ISSN: 2141-2510, 6 (8), 111- 116. 40. Alonso J. M, Bojanich M. V, Chamorro M and Gorodner J. O (2000), "Toxocara seroprevalence in children from a subtropical city in Argentina", Rev Inst Med Trop Sao Paulo. 42(4), 235-7. 41. Beaver P. C, Snyder C. H and Carrera G. M (1952), "Chronic eosinophilia due to visceral larva migrans", Pediatrics. 1952;9:7–19. 42. Berger S (2016), Toxocariasis. Global Status, Gideon, 2016 Edition. 43. Borecka A. and Kłapeć T. (2015), "Epidemiology of human toxocariasis in Poland—a review of cases 1978–2009", Annals of Agricultural and Environmental Medicine. 2015;22(1):28–31. 44. Btaszkowska J, Goralska K, Wojcik A, Kurnatowski P and Szwabe K (2015), "Presence of Toxocara spp. eggs in children's recreation areas with varying degrees of access for animals", Annals of Agricultural and Environmental Medicine 2015, Vol 22, No 1, 23-27. 45. CAPC (2012), "Companion Animal Parasite Council", Recommendations Intestinal Parasites – Ascarid, www.capcvet.org.(reviewed July 2012). 46. Chiodo P, Basualdo J, Ciarmela L, Pezzani B, Apezteguia M and Minvielle M (2006), "Related factors to human toxocariasis inarural community of Argentina", Mem. Inst. Oswaldo Cruz 101,397-400. 47. Choi D, Lim J. H, Choi D. C, Paik S. W, Kim S. H and Huh S (2008), "Toxocariasis and ingestion of raw cow liver in patients with eosinophilia", Korean J Parasitol. 46(3), 139-43. 48. Chomel BB, Kasten R and Adams C (1993), "Serosurvey of some major zoonotic infections in children and teenagers in Bali, Indonesia.", Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1993 Jun. 24(2), 321-6. 49. Coelho LMPS and Silva MV (2004), "Hman Toxocariasis: A seroepidemiological survey in schoolchildren of Sorocaba, Brazil", Mem Inst Oswaaldo Cruz. Rio de Janeiro. 99(6), 533-557. 50. Dar Z. A, Tanveer S, Yattoo G. N, Sofi B. A and Perviz (2014), "Prevalence of Toxocara canis in Stray Dogs of Kashmir Valley", Journal of Zoological Sciences. ISSN : 2321-6190, 2 (3), 2014, 20-23. 51. Deshayes S and Bonhomme J (2016), "Neurotoxocariasis: a systematic literature review ", Infection 2016; 44: 565–74. 52. Despommier D (2003), "Toxocariasis: clinical aspects, epidemiology, medical ecology, and molecular aspects", Clin Microbiol Rev 2003; 16: 265– 72. 53. Dogan N, Dinleyici E. C, Bor O, Toz S. O and Ozbel Y (2007), "Seroepidemiological survey for Toxocara canis infection in the northwestern part of Turkey", Turkiye Parazitol Derg. 31(4), 288-91. 54. Ei-Shazly A. M, Abdel Baset S. M, Kamal A, Mohammed K. A, Sakr T. I and Hammad S. M (2013), "Seroprevalence of human Toxocariasis", AAMJ, 11(3). 55. ESCCAP (2010), (European Counsel for Companion Animal Parasites), Worm Control in Dogs and Cats Guideline 01, 2nd ed, pp. 5–6, (www.esccap.org). 56. Fajutag A. J and Paller V. G (2013), "Toxocara egg soil contamination and its seroprevalence among publicschool children in Losbanos, Laguna, Philippines", Southeast Asian J Trop Med Public Health. 44(4). 2013, 551- 560. 57. Fan CK, Lan HS and Hung CC ( 2004), " Seroepidemiology of Toxocara canis infection among mountain aboriginal adults in Taiwan", Am J Trop Med Hyg. 2004 Aug;71(2):216-21. 58. Fan CK, Liao CW and Cheng YC et al. (2013), "Factors affecting disease manifestation of toxocarosis in humans: Genetics and environment, " Vet Parasitol 193: 342-352. 59. Fernando S. D, Wickramasinghe V. P, Kapilananda G. M. G, Devasurendra R. L, Amarasooriya J. D. M. S and Dayaratne H. G. A. K (2007), "Epidemiological aspects and risk factors of Toxocariasis in a pediatric population in Srilanka", Southeast Asian J TropMed Public Health , 2007, 38(6), 983-991. 60. Fu CJ, Chuang TW, Lin HS, Wu CH and et al. Liu YC (2014), "Seroepidemiology of Toxocara canis infection among primary schoolchildren in the capital area of the Republic of the Marshall Islands", BMC Infect Dis 14: 261. 61. Gawor J, Borecka A, Marczyńska M, Dobosz S and Zarnowska-Prymek H (2014), "Risk of human toxocarosis in Poland due to Toxocara infection of dogs and cats", Acta Parasitol. 2014 Mar;60(1):99-104. doi: 10.1515/ap- 2015-0012. 62. Grandemange E, Claerebout E, Genchi C and Franc M (2007), "Field evaluation of the efficacy and the safety of a combination of oxantel/ pyrantel/ praziquantel in the treatment of naturally acquired gastrointestinal nematode and/ or cestode infestations in dogs in Europe", Vet. Parasitol, 145:94-99. 63. Gurel F. S, Ertug S and Okyay P (2005), "Prevalence of Toxocara spp. eggs in public parks of the city of Aydin, Turkey", Turkiye Parazitol Derg. 29(3), tr. 177-9. 64. Guzma H.O, Delfino BM and Martins AC et al. (2014), "Epidemiology and control of child toxocariasis in the western Brazilian Amazon: A population based study", Am. J. Trop. Med. Hyg., 90(4):670-681. 65. Hakim S.L (1993), "ELISA seropositivity for Toxocara canis Antibodies in Malaysia, 1989-1991", Original Article. Med J Malaysia, 48 (3), 303-307. 66. Haq S, Maqbool A, Khan UJ, Yasmin G and Sultana R (2014), "Parasitic Contamination of Vegetables Eaten Raw in Lahore", Pakistan J.Zool, 46(5), 1303-1309, 2014. 67. Hombu A, Yoshida A, Kikuchi T, Nagayasu E, Kuroki M and Maruyama H. (2017), "Treatment of larva migrans syndrome with long-term administration of albendazole", J Microbiol Immunol Infect. 2017 Jul 14. pii: S1684- 1182(17)30142-1. 68. Hotez P. J (2008), "Neglected infections of poverty in the United States of America", PLoS Negl Trop Dis. 2(6), e256. 69. Hotez P. J, Dumonteil E, Heffernan M. J and Bottazzi M. E (2013), "Innovation for the‘bottom 100 million': eliminating neglected tropical diseases in the Americas", Adv. Exp. Med. Biol. 764, 1-12. 70. Ishiyamna S, Ono K, Rai S. K and Uga S (2009), Method for detecting circulating Toxocara canis antigen and its application in human serum samples, Nepal Med Coll J. 2009 Mar;11(1):9-13. 71. Jenkins E. J and et al (2013), "Tradition and transition: parasitic zoonoses of peopleand animals in Alaska, Northern Canada, and Greenland", Adv. Parasitol. 82,33–204. 72. Jesus A P and Holsback L et al. (2015), "Efficacy of pyrantel pamoate and ivermectin for the treatment of canine nematodes", Semina Ciencias Agrarias, Londrina, vol. 36, No. 6:3731-3740. 73. Jin Y (2013), "Serodiagnosis of Toxocariasis by ELISA Using Crude Antigen of Toxocara canis Larvae", Korean J Parasitol; 51(4): 433–439. 74. Kondo K, Akao N, Ohyama T and Okazawa (1998), "Sero-epidemiology investigation of Toxocariasis in Asian area", In the 5 th Asian. Pacific Congress for parasitic zoonoses. In: Yamaguchi T, Araki T. The Organizing Committee of Asian-Parasitic Congress for Parasitic Zoonoses, 1998, 65-70. 75. Kuenzli E, Neumayr A, Chaney M and Blum J (2016), "Toxocariasis- associated cardiac diseases—a systematic review of the literature", Acta Trop 2016; 154: 107–20. 76. Kwon N.H, Oh M.J and Lee S.P et al (2006), "The prevalence and diagnostic value of toxocariasis in unknown eosinophilia", Ann. Hematol.;85(4):233-8. 77. Kyei G, Ayi I, Boampong J. N and Turkson P. K (2015), "Sero- Epidemiology of Toxocara Canis Infection in Children Attending Four Selected Health Facilities in the Central Region of Ghana", Ghana Med J. 49(2), 77-83. 78. Lee RM, Moore LB, Bottazzi ME and Hotez PJ. (2014), "Toxocariasis in North America: a systematic review", PLoS Negl Trop Dis;8(8). 79. Liao C. W, Sukati H, D'Lamini P, Chou C. M and Liu Y. H (2010), "Seroprevalence of Toxocara canis infection among children in Swaziland, southern Africa", Ann Trop Med Parasitol. 2010 Jan;104(1):73-80. 80. Ma G and Holland C.V (2017), "Human toxocariasis", The Lancet Infectious Diseases, 3099(17)30331-6. 81. Macpherson C. et al. (2005), "Human behaviour and the epidemiology of parasitic zoonoses", Int. J. Parasitol. 35, 1319-1331. 82. Macpherson C. N (2013), "The epidemiology and public health importance of toxocariasis: A zoonosis of global importance", Int. J. Parasitol, 43(12- 13):999-1008. 83. Magnaval J. F, Glickman L. T, Dorchies P and Morassin B (2001), "Highlights of human toxocariasis", Korean J Parasitol. 39(1), 1-11. 84. Magnaval J. F, Michault A and Calon N (1994), "Epidemiology of human toxocariasis in La Reunion", Trans R Soc Trop Med Hyg. 1994. 88(5), 531-3. 85. Maizels R. M. (Eds.) (2013), Toxocara canis: Molecular basis of immune recognition and evasion, Vet Parasitol. 2012 Dec 20. pii: S0304- 4017(12)00680-2. 86. Martínez-Pulgarin DF, Munoz-Urbano M, Gomez-Suta DL, Delgado OM and Rodriguez-Morales AJ (2015), "Ocular toxocariasis: new diagnostic and therapeutic perspectives", Recent Pat Antiinfect Drug Discov 2015; 10: 35– 41. 87. Messier V and et al (2012), "Sero prevalence of seven zoonotic infections in Nunavik, Quebec(Canada)", Zoonoses Public Health 59,107–117. 88. Molyneux D. H (2006), "Control of human parasitic diseases: Context and overview", Adv Parasitol. 61, 1-45. 89. Moreira GM, Telmo Pde L, Mendona M et al (2014), "Human toxocariasis: Current advances in diagnostics, treatment, and interventions", Trends Parasitol 30:456-464. 90. Nijsse E.R (2016), A critical reflection on current control of Toxocara canis in household dogs, PhD thesis. University of Utrecht. 91. O’Lorcain P (1994), "Prevalence of Toxocara canis ova in public playgrounds in the Dublin area of Ireland", J Helminthol. 1994; 68: 237–241 92. Oge S, Oge H, Gonenc B, Ozbaki G and Yildiz C (2013), "Presence of Toxocara eggs on the hair of dogs and cats", Ankara University, Faculty of Veterinary Medicine, 60, 171-176. 93. Oryan A and Alidadi S (2015), "Toxocariasis: A neglected parasitic disease with public health importance", Tropical Medicine & Surgery, 3:2. 94. Oryan A, Sadjjadi SM and Azizi S (2010), "Longevity of Toxocara cati larvae and pathology in tissues of experimentally infected chickens", Korean J Parasitol, 48:79-80. 95. Overgaauw P. A and Van Knapen F (2013), "Veterinary and public health aspects of Toxocara spp", Vet Parasitol. 193(4), 398-403. 96. Palmer C. S, Robertson I. D, Traub R. J, Rees R and Thompson R. C. A (2010), "Intestinalparasites of dogs and cats in Australia: the veterinarian's perspective and petowner awareness", Vet. J. 183, 358-361. 97. Pezeshki A, Haniloo A and Alezafar A (2017), "Detection of Toxocara spp. Eggs in the Soil of Public Places in and Around of Ardabil City, Northwestern Iran", Iran J Parasitol: Vol. 12, No. 1, pp.136-142 98. Pivetti-Pezzi P (2009), "Ocular toxocariasis", Int J Med Sci 2009; 6: 129–30. 99. Quattrocchi G, Nicoletti A, Marin B and Bruno E et al. (2012), "Toxocariasis and epilepsy: Systematic review and meta-analysis, " PLoS Negl Trop Dis 6: e1775. 100. Quy T.M (2016), Evaluation of a Broadly-based Control Model of Fascioliasis (Liver fluke) in Central Vietnam, PhD thesis. University of Wollongong. 101. Rai S.K (2000), "Contamination of soil with helminth parasite eggs in Nepal", Southeast Asian J Trop Med Public Health, Vol 31 No. 2: pp 388- 393 102. Rai SK, Uga S, Ono K, Nakanishi M, Shrestha HG and Matsumura T (1996), "Seroepidemiological study of Toxocara infection in Nepal.", Southeast Asian J Trop Med Public Health. . 27(2), 286-90. 103. Roldan W. H, Cavero Y. A, Espinoza Y. A, Jimenez S and Gutierrez C. A (2010), "Human toxocariasis: a seroepidemiological survey in the Amazonian city of Yurimaguas, Peru", Rev. Inst. Med. Trop. SaoPaulo 52,37–42. 104. Romanenko N. A (1968), Methods of the examination of soil and sediment of wastewater on helminth eggs, Med. Parazit. Bolezni 6, 723-729. 105. Rubinsky-Elefant G, Hirata C. E and Yamamoto J. H (2010), "Human toxocariasis: diagnosis, worldwide seroprevalences and clinical expression of the systemic and ocular forms", Ann Trop Med Parasitol, 104(1):3-23. 106. Rubinsky-Elefant G, Hoshino-Shimizu S, Jacob C. M, Sanchez M. C and Ferreira A. W (2011), Potential immunological markers for diagnosis and therapeutic assessment of toxocariasis, Rev Inst Med Trop Sao Paulo. 2011 Mar-Apr;53(2):61-5. 107. Sadjjadi SM, Khosravi M, Mehrabani D and Orya A (2000), "Seroprevalence of toxocara infection in school children in Shiraz, southern Iran", J Trop Pediatr 46: 327-330. 108. Sager H, Moret Ch. S, Grimm F, Deplazes P, Doherr M. G and Gottstein B (2006), "Coprological study on intestinal helminths in Swiss dogs: temporal aspects of anthelminthic treatment", Parasitol Res. 98(4), 333-8. 109. Said D. E. S (2012), "Detection of parasites in commonly consumed raw vegetables", Alexandria Journal of Medicine, 2012, 48, 345-352. 110. Salvador S, Ribeiro R, Winckler MI, Ohlweiler L and Riesgo R (2010), "Pediatric neurotoxocariasis with concomitant cerebral, cerebellar, and peripheral nervous system involvement: Case report and review of the literature", J Pediatr (Rio J) 86: 531-534. 111. Santarem V. A, Franco Eda C, Kozuki F. T, Fini D and Prestes-Carneiro L. E (2008), "Environmental contamination by Toxocara spp. eggs in a rural settlement in Brazil", Rev Inst Med Trop Sao Paulo. 50(5), 279-81. 112. Schnieder T, Laabs E. M and Welz C (2011), "Larval development of Toxocara canis in dogs", Vet Parasitol. 175(3-4), 193-206. 113. Stensvold CR, Skov J and Moller LN (2009), "Seroprevalence of Human Toxocariasis in Denmark", CLINICAL AND VACCINE IMMUNOLOGY, Sept. 2009, 16(9), 1372–1373. 114. Stojcevic D, Susic V and Lucinger S (2010), "Contamination of soil and sand with parasite elements as a risk factor for human health in public parks and playgrounds in Pula, Croatia", Vet. arhiv 80, 733-742, 2010. 115. Sturchler D, Schubarth P, Gualzata M, Gottstein B and Oettli A (1989), "Thiabendazole vs. albendazole in treatment of toxocariasis: a clinical trial", Ann Trop Med Parasitol. 1989;83:473–478. 116. Sudhakar N. R and et al (2013), "Prevalence of Toxocara species eggs in soil samples of public health importance in and around Bareilly, Uttar Pradesh, India", Vet World 6(2): 87-90. 117. Tavassoli M, Javadi S, Firozi R, Rezaei F, Khezri A. R and Hadian M (2012), "Hair Contamination of Sheepdog and Pet Dogs with Toxocaracanis Eggs", Iranian J Parasitol 7(4), 110-115. 118. Uga S (1995), "Measures to Control Toxocara Egg Contamination in Sandpits of Public Parks", The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, Volume 52, pp. 21 – 24. 119. Walsh M.G and Haseeb M.A (2014), "Toxocariasis and lung function: relevance of a neglected infection in an urban landscape", Acta Parasitol 2014; 59: 126–31. 120. Willis. K, J. Green and J. Daly (2009), "Perils and possibilities: achieving best evidence from focus groups in public health research", Aust N Z J Public Health, 33, 131-136. 121. Woodhall D. M, Eberhard M. L and Parise M. E (2014), "Neglected parasitic infections in the United States: toxocariasis", Am J Trop Med Hyg. 90(5), 810-3. 122. Woodhall D. M and et al. (2012), Ocular toxocariasis: epidemiologic, anatomic, and therapeutic variations based on a survey of ophthalmic subspecialists, Ophthalmology. 2012 Jun;119(6):1211-7. 123. Yakhchali M and Ebn-Adamnezhad A (2014), "A study on Toxocara canis (Ascaridida: Ascaridae) infection in dogs and soil of public parks of Piranshahr city, West Azarbaijan province, Iran", Journal of Veterinary Research 2014 Vol. 69 No. 4 ISSN 2008-2525 ,355-362. 124. Youn H, Ra JR and Kim BK et al. (2011), "The anti-parasitic efficacy of ivermectin and pyrantel pamoate compound against canine Toxocara canis and Trichuris vulpis", Korean J. Vet. Res, 51(4): 289-295. 125. Zibaei M (2017), "Helminth Infections and Cardiovascular Diseases: Toxocara Species is Contributing to the Disease", Current Cardiology Reviews, 13, 56-62 126. https://web.stanford.edu/class/humbio103/ParaSites2005/Toxocariasis/ whole%20thing.htm. Hóa trị liệu PHỤ LỤC 1 DANH SÁCH XÉT NGHIỆM TT Họ tên Tuổi Chủ hộ Địa chỉ Nuôi chó OD/ ngưỡng BCAT Nam Nữ PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH KHÁM LÂM SÀNG TT Họ tên Tuổi Địa chỉ Triệu chứng LS Ngứa ĐĐ ĐB RLTH Nhức CT, tê bì Sốt Mắt Khác PHỤ LỤC 3 DANH SÁCH ĐIỀU TRA VÀ XÉT NGHIỆM CHÓ TT Tên chủ hộ Tuổi Địa chỉ Chó 6 th Tổng Số XN (+) Số XN (+) Số XN (+) Số XN (+) PHỤ LỤC 4 DANH SÁCH XÉT NGHIỆM ĐẤT TẠI HỘ ĐIỀU TRA TT Tên chủ hộ Tuổi Địa chỉ Nuôi chó Vị trí đất Kết quả XN Số trứng/mẫu PHỤ LỤC 5 DANH SÁCH XÉT NGHIỆM ĐẤT TẠI SÂN CHƠI CÔNG CỘNG TT Khu dân cư Vị trí đất Kết quả XN Số trứng/mẫu PHỤ LỤC 6 DANH SÁCH XÉT NGHIỆM RAU TT Loại rau Ký hiệu mẫu Địa chỉ nơi thu thập Kết quả XN (Số trứng/mẫu) PHỤ LỤC 7. BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH (KAP) CỦA HỘ GIA ĐÌNH VỀ BỆNH ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ I. Thông tin chung: Họ và tên chủ hộ: .......................................................................................................... Họ và tên người được phỏng vấn:.....................................................Dân tộc: ............ Chỗ ở: Khu dân cư Thôn..................xã....................huyện..................tỉnh......... II. Thông tin cụ thể: Mã Câu hỏi Trả lời Chuyển I Thông tin hành chính Q1 Tuổi _ _ (số tuổi) Q2 Giới tính Nam 1 Nữ 2 Q3 Trình độ học vấn Tiểu học 1 Trung học cơ sở 2 Trung học phổ thông trở lên 3 Q4 Nghề nghiệp Làm nông 1 Làm biển 2 Cán bộ viên chức 3 Học sinh, sinh viên 4 Già 5 Khác (nêu rõ) 6 II Kiến thức về bệnh ATGĐC Q5 Bạn có nghe nói về bệnh ATGĐC Có 1 Không 2 Q14 Không biết 3 Q14 Q6 Nếu có thì từ nguồn thông tin nào Ti vi, đài, báo 1 CBYT 2 Người thân 3 Khác (nêu rõ) 4 Q7 Nguy cơ nhiễm bệnh ATGĐC? (không gợi ý) Ăn rau, hoa quả sống 1 Ăn gan sống một số động vật 2 Tiếp xúc đất 3 Bồng bế chó mèo 4 Không biết 5 Mã Câu hỏi Trả lời Chuyển Q8 Triệu chứng của bệnh ATGĐC? (không gợi ý) Ngứa, nổi mẩn 1 Đau đầu 2 Đau bụng, RLTH 3 Nhức mỏi chân tay, tê bì 4 Sốt, thở khò khè 5 Khác (nêu rõ).. 6 Không biết 7 Q9 Phòng chống bệnh ATGĐC? (không gợi ý) Ăn chín uống chín 1 Tẩy giun cho chó 2 Xử lý phân chó 3 Rửa tay sau khi tiếp xúc đất 4 Rửa tay trước khi ăn 5 Không bồng bế chó mèo 6 Không biết 7 III Thái độ với bệnh ATGĐC Q10 Bạn có đồng ý rằng bệnh ATGĐC có nguy hiểm? Đồng ý 1 Không đồng ý 2 Không biết 3 Q11 Bạn có thấy cần thiết không nuôi chó thả rông? Đồng ý 1 Không đồng ý 2 Không biết 3 Q12 Bạn có thấy cần thiết tẩy giun cho chó? Đồng ý 1 Không đồng ý 2 Không biết 3 Q13 Bạn có thấy cần thiết xử lý phân chó để tránh bị nhiễm bệnh ATGĐC? Đồng ý 1 Không đồng ý 2 Không biết 3 IV Thực hành phòng chống bệnh ATGĐC Q14 Nhà bạn có nuôi chó không? Có 1 Không 2 Q17 Q15 Bạn có nuôi chó thả rông không? Có 1 Không 2 Q16 Bạn có tẩy giun cho chó không? Có 1 Không 2 Q17 Chó hàng xóm có chạy qua nhà bạn không? Có 1 Không 2 Q18 Bạn có xử lý phân chó trong sân, vườn nhà mình không? Có 1 Không 2 Q20 Mã Câu hỏi Trả lời Chuyển Q19 Xử lý phân chó bằng cách nào? Quét dọn 1 Chôn 2 Khác (ghi rõ) 3 Q20 Bạn có bồng bế chó mèo? Thường xuyên 1 Không thường xuyên 2 Không bao giờ 3 Q21 Bạn có ăn rau sống? Thường xuyên 1 Không thường xuyên 2 Không bao giờ 3 Q22 Bạn rửa rau sống như thế nào? Dưới vòi nước 1 ≥ 3 lần 2 < 3 lần 3 Q23 Bạn có tiếp xúc đất không? Thường xuyên 1 Không thường xuyên 2 Không bao giờ 3 Q25 Q24 Bạn có rửa tay sau khi tiếp xúc đất? Có 1 Không 2 Q25 Bạn có rửa tay trước khi ăn? Có 1 Không 2 Q26 Bạn có ăn gan sống một số động vật không? Có 1 Không 2 Cảm ơn bạn đã tham gia phỏng vấn . Ngày../../ . Người được phỏng vấn Người phỏng vấn PHỤ LỤC 7a BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH (KAP) CỦA HỘ GIA ĐÌNH VỀ BỆNH ẤU TRÙNG GIUN ĐŨA CHÓ (sau can thiệp) I. Thông tin chung: Họ và tên chủ hộ: .......................................................................................................... Họ và tên người được phỏng vấn:......................................................Dân tộc: ............ Chỗ ở: Khu dân cư ..Thôn..................xã....................huyện..................tỉnh... II. Thông tin cụ thể: Mã Câu hỏi Trả lời Chuyển I Thông tin hành chính Q1 Tuổi _ _ (số tuổi) Q2 Giới tính Nam 1 Nữ 2 Q3 Trình độ học vấn Tiểu học 1 Trung học cơ sở 2 Trung học phổ thông trở lên 3 Q4 Nghề nghiệp Làm nông 1 Làm biển 2 Cán bộ viên chức 3 Học sinh, sinh viên 4 Già 5 Khác (nêu rõ) 6 II Kiến thức về bệnh ATGĐC Q5 Bạn có nghe nói về bệnh ATGĐC Có 1 Không 2 Q14 Không biết 3 Q14 Q6 Nếu có thì từ nguồn thông tin nào Ti vi, đài, báo 1 CBYT 2 Người thân 3 Khác (nêu rõ) 4 Q7 Nguy cơ nhiễm bệnh ATGĐC? (không gợi ý) Ăn rau, hoa quả sống 1 Ăn gan sống một số động vật 2 Tiếp xúc đất 3 Bồng bế chó mèo 4 Không biết 5 Mã Câu hỏi Trả lời Chuyển Q8 Triệu chứng của bệnh ATGĐC? (không gợi ý) Ngứa, nổi mẩn 1 Đau đầu 2 Đau bụng, RLTH 3 Nhức mỏi chân tay, tê bì 4 Sốt, thở khò khè 5 Khác (nêu rõ).. 6 Không biết 7 Q9 Phòng chống bệnh ATGĐC? (không gợi ý) Ăn chín uống chín 1 Tẩy giun cho chó 2 Xử lý phân chó 3 Rửa tay sau khi tiếp xúc đất 4 Rửa tay trước khi ăn 5 Không bồng bế chó mèo 6 Không biết 7 III Thái độ với bệnh ATGĐC Q10 Bạn có đồng ý rằng bệnh ATGĐC có nguy hiểm? Đồng ý 1 Không đồng ý 2 Không biết 3 Q11 Bạn có thấy cần thiết không nuôi chó thả rông? Đồng ý 1 Không đồng ý 2 Không biết 3 Q12 Bạn có thấy cần thiết tẩy giun cho chó? Đồng ý 1 Không đồng ý 2 Không biết 3 Q13 Bạn có thấy cần thiết xử lý phân chó để tránh bị nhiễm bệnh ATGĐC? Đồng ý 1 Không đồng ý 2 Không biết 3 IV Thực hành phòng chống bệnh Q14 Nhà bạn có nuôi chó không? Có 1 Không 2 Q17 Q15 Bạn có nuôi chó thả rông không? Có 1 Không 2 Nếu có, lý do tại sao? Tập quán 1 Khác. 2 Q16 Bạn có tẩy giun cho chó không? Có 1 Không 2 Nếu không, lý do tại sao? Không được phát thuốc tẩy 1 Khác. 2 Mã Câu hỏi Trả lời Chuyển Q17 Chó hàng xóm có chạy qua nhà bạn không? Có 1 Không 2 Q18 Bạn có xử lý phân chó trong sân, vườn nhà mình không? Có 1 Không 2 Q20 Q19 Xử lý phân chó bằng cách nào? Quét dọn 1 Chôn 2 Khác (ghi rõ) 3 Q20 Bạn có bồng bế chó mèo? Thường xuyên 1 Không thường xuyên 2 Không bao giờ 3 Q21 Bạn có ăn rau sống? Thường xuyên 1 Không thường xuyên 2 Không bao giờ 3 Q22 Bạn rửa rau sống như thế nào? Dưới vòi nước 1 ≥ 3 lần 2 < 3 lần 3 Q23 Bạn có tiếp xúc đất không? Thường xuyên 1 Không thường xuyên 2 Không bao giờ 3 Q25 Q24 Bạn có rửa tay sau khi tiếp xúc đất? Có 1 Không 2 Q25 Bạn có rửa tay trước khi ăn? Có 1 Không 2 Cảm ơn bạn đã tham gia phỏng vấn . Ngày../../. Người được phỏng vấn Người phỏng vấn PHỤ LỤC 8 KỸ THUẬT ELISA CHẨN ĐOÁN GIUN ĐŨA CHÓ MÈO (Bộ sinh phẩm của Công ty TNHH-sản xuất thương mại hóa chất Việt Sinh) Bộ kít chẩn đoán của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại hóa chất Việt Sinh với độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 97%. Bộ thử ELISA phát hiện kháng thể IgG đặc hiệu Toxocara sp trong huyết thanh người bị nhiễm ấu trùng giun Toxocara spp. Nguyên tắc hoạt động của bộ thuốc thử: Bộ thuốc thử hoạt động bằng nguyên tắc của phản ứng ELISA gián tiếp phát hiện kháng thể: kháng nguyên Toxocara sp đã gắn các giếng nhựa polystyrene tóm bắt kháng thể đặc hiệu có trong huyết thanh người và phát hiện kháng thể bám trên giếng nhựa bằng cộng hợp kháng IgG người đánh dấu men peroxidase. - Thực hiện kỹ thuật ELISA: + Rửa giếng ELISA 4 lần với PBS-T-1x, ngâm 1 phút ở lần rửa cuối. + Cho vào giếng 90l dung dịch pha loãng PBS-T-BSA 1x giữ ở 370C trong 1 giờ. + Pha các huyết thanh chứng (+), 15 chứng (-) và huyết thanh thử nghiệm 1/40 trong nước muối sinh lí. + Cho 10 l huyết thanh chứng (+), chứng (-), huyết thanh thử nghiệm đã pha sẵn vào các giếng, trộn đều. + Đậy giếng lại bằng băng keo, ủ ở tủ ấm 370C trong 1 h. + Rửa giếng ELISA 4 lần với PBS-T 1x ngâm 1 phút ở lần rửa cuối. + Cho vào mỗi giếng 100 l kháng thể kháng huyết thanh người có gắn men peroxidase đã được pha loãng 1/250 với PBS-T-BSA 1x + Đậy giếng lại bằng băng keo, ủ ở tủ ấm 370C trong 1 h. + Rửa giếng 4 lần với PBS-T 1x. + Cho vào các giếng 100l dung dịch đài chất. Ủ ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 300C trong 5 -15 phút, một khi màu phân biệt rõ chứng (+) và (-), làm ngừng phản ứng bằng 50l dung dịch ngừng phản ứng. - Đọc kết quả: Sử dụng máy đọc ELISA với bước sóng 450 nm và 620 nm để đọc kết quả, ghi lại mật độ quang (OD) của từng giếng. Ngưỡng dương tính = Trung bình cộng chứng âm + 3 SD PHỤ LỤC 9 KỸ THUẬT LY TÂM CẶN LẮNG FORMALIN-ETHER Kỹ thuật ly tâm cặn lắng formaline- ether: để tìm trứng giun sán (giun đũa, giun tóc, giun móc, các lọai trứng sán lá, trứng giun đũa chó mèo) và bào nang đơn bào theo hướng dẫn của WHO (1995). - Dùng que lấy phân lấy 1-1,5g phân cho vào 10 ml formalin trong tube ly tâm và khuấy đều tạo thành một dịch treo. - Lọc dịch treo qua lưới lọc có kích thước lỗ lọc 400 m hay qua hai lớp vải gạc vào một tube ly tâm khác hoặc vào một cốc đong nhỏ. Bỏ lưới lọc. - Thêm formalin 10% vào chất dịch trong tube để được thể tích 10 ml. - Thêm 3ml ether vào dịch treo ở trong tube và trộn đều bằng cách đậy nắp cao su và lắc mạnh trong vòng 10 giây. - Mở nắp cao su, đặt tube vào máy ly tâm, cân bằng tube và ly tâm ở tốc độ 1.500 vòng/phút trong 2- 3 phút. - Lấy tube ra khỏi máy ly tâm, chất dịch trong tube chia làm 4 lớp: + Lớp trên cùng: ether + Lớp thứ 2: gồm các mảnh chất béo bám thành ống. + Lớp thứ 3: lớp formalin + Lớp thứ 4: cặn - Dùng que lấy nhẹ nhàng lớp chất béo ra khỏi thành ống bằng cách xoáy theo hình xoắn và sau đó đổ 3 lớp trên cùng bằng một động tác nhanh gọn, dốc ngược ống ly tâm ít nhất 5 giây. Sau khi làm xong sẽ có một lượng nhỏ chất dịch còn lại trên thành ống chảy trở lại cặn dưới đáy ống. - Trộn chất dịch với cặn (đôi khi nếu cần thêm một giọt nước muối sinh lý để có đủ dịch hòa cặn) bằng pipet thủy tinh. Lấy 1 giọt cặn nhỏ lên phiến kính, phủ lá kính và xét nghiệm. PHỤ LỤC 10 KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM NGOẠI CẢNH ROMANENKO Dùng để xét nghiệm trứng giun sán ở đất, rau, nước, móng tay, ruồi, 1. Kỹ thuật xét nghiệm đất - Lấy khoảng 100 gam cho một mẫu đất cần xét nghiệm. - Chỉ lấy đất từ trên bề mặt xuống khoảng 1cm trong phạm vi 1 m2. - Nếu chưa xét nghiệm có thể để mẫu đất trong tủ lạnh ở 40C để bảo quản. - Khi xét nghiệm cân mỗi mẫu đất (100g) chia đều vào 4 ống nghiệm (chia cho đều bằng cân tiểu ly). - Dùng NaOH 0,5% nhỏ vào ½ ống nghiệm. Lấy que thủy tinh ngoáy tan đất từ 5-10 phút (khi ngoáy nếu thấy những sỏi đá, rác rưởi có thể dùng que đưa ra khỏi ống). Tác dụng của NaOH sẽ làm tách trứng ra khỏi đất. - Tiếp tục ngoáy xong cho NaOH 0,5% vào đầy 4 ống nghiệm, đem cân và đặt vào 4 ống ly tâm (1.000 vòng/phút) trong thời gian 3 phút. - Lấy ống nghiệm ra gạn bỏ lớp dung dịch trên đi, giữ lại cặn, tiếp tục bổ sung vào dung dịch NaNO3 bão hòa cho đầy và ngoáy nhẹ sau đó đem ly tâm thêm lần 2 cũng thời gian 3-5 phút. - Lấy ống nghiệm ra và bổ sung thêm lượng dung dịch NaNO3 bão hòa cho đầy vồng lên như mặt kính đồng hồ. - Dùng lam kính (tùy theo cỡ ống to nhỏ cho vừa) đặt lên. Để yên 10-15 phút nhấc ngửa nhanh lam kính lên và thả lamen vào rồi soi tìm trứng giun dưới kính hiển vi. Mỗi ống nghiệm làm 2 lam kính để xét nghiệm. 2. Kỹ thuật xét nghiệm rau - Lấy 200 gam cho một mẫu rau cần xét nghiệm. - Rau được rửa 3 lần trong 1 lít nước. - Ly tâm và soi trứng trong phần cặn. Phụ lục 11 BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Tên nghiên cứu: Đặc điểm dịch tễ bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người và hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi (2016-2017) Nhà tài trợ: Hoạt động phòng chống giun sán do Bộ Y tế cấp. Nghiên cứu viên chính: ThS Bùi Văn Tuấn Đơn vị chủ trì: Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn I.THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích và tiến hành nghiên cứu Tên tôi là Bùi Văn Tuấn, đang làm việc tại Viện Sốt rét - KST - CT Quy Nhơn, Bộ Y tế. Hiện chúng tôi đang nghiên cứu về bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người. Bệnh ấu trùng giun đũa chó là một bệnh phổ biến trong khu vực; tuy vậy bệnh có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Mục đích của nghiên cứu xác định được tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người, các yếu tố nguy cơ, hiệu quả các biện pháp phòng chống trong đó có điều trị ca bệnh bằng thuốc Albendazole. Nghiên cứu sẽ được tiến hành tại xã Đức Phong và xã Đức Chánh của huyện Mộ Đức, thời gian dự kiến từ tháng 7/2016-12/2017. Chúng tôi mời những người lớn và trẻ em từ 2 đến 70 tuổi trong các hộ được chọn ngẫu nhiên (200 hộ cho 1 xã), đang sống ở vùng này tham gia vào nghiên cứu để giúp xác định tỷ lệ bệnh và hiệu quả biện pháp phòng chống. Mỗi người tham gia sẽ được lấy máu tĩnh mạch (1,5 ml) để xét nghiệm tìm kháng thể kháng giun đũa chó. Nếu bị nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó, bạn (hoặc con bạn) sẽ được điều trị miễn phí với thuốc Albendazole. Tôi sẽ cung cấp thêm thông tin cho ông/bà và mời ông/bà (hoặc con ông/bà) tham gia nghiên cứu này. Trước khi quyết định xem ông/bà (hoặc con ông/bà) có tham gia hay không, ông/bà có thể trao đổi thêm với bất kỳ ai nếu bạn thấy phù hợp. Có thể có một số từ ông/bà không hiểu. Nếu không hiểu thì nhắc tôi dừng lại và tôi sẽ giải thích cho ông/bà hiểu. Nếu sau này ông/bà có vấn đề gì thì có thể hỏi tôi, bác sỹ khác hoặc cán bộ trong nhóm nghiên cứu. Nếu ông/bà đáp ứng tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu và bị nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó, chúng tôi sẽ cung cấp cho ông/bà thuốc chống giun sán Albendazole 400mg với biệt dược là Unaben với liệu trình điều trị 21 ngày. - Tuần thứ 1: Liều 15 mg/kg x 7 ngày + thuốc bổ trợ + kháng histamin. - Tuần thứ 2: Liều 15 mg/kg x 7 ngày + thuốc bổ trợ - Tuần thứ 3: Liều 15 mg/kg x 7 ngày + thuốc bổ trợ 2. Các nguy cơ và bất lợi Tất cả các thuốc đều có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Ông/bà có thể bị đau bụng, hoa mắt chóng mặt nhẹ (nhưng hiếm). Các tác dụng không mong muốn khác thỉnh thoảng xảy ra đó là đau bụng, buồn nôn. Ông/bà nên báo cho bác sỹ khi các tác dụng không mong muốn này xảy ra. Khi điều trị thời gian ngắn (không quá 3 ngày) có thể thấy vài trường hợp bị khó chịu ở đường tiêu hóa (đau vùng thượng vị, tiêu chảy) và nhức đầu. Thông thường các tác dụng không mong muốn không nặng và hồi phục được mà không cần điều trị. Trong quá trình điều trị, ông/bà (hoặc con ông/bà) không được dùng thêm bất kỳ thuốc nào khác nếu không được phép của bác sỹ. Chúng tôi sẽ theo dõi ông/bà (hoặc con ông/bà) chặt chẽ để phát hiện biểu hiện này nếu có hoặc theo dõi các vấn đề khác. Tôi sẽ cho ông/bà số điện thoại để gọi nếu có gì bất thường hoặc nếu ông/bà cần hỏi. Ông/bà cũng có thể đếm Trạm y tế bất kỳ lúc nào để gặp bác sỹ. Nếu ông/bà (hoặc con ông/bà) có xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc, chúng tôi có thể cấp một số thuốc miễn phí cho ông/bà để giúp giảm các triệu chứng/phản ứng hoặc chúng tôi có thể dừng thuốc. Chúng tôi sẽ luôn hỏi ý kiến của ông/bà mỗi khi thay đổi. 3. Lợi ích của đối tượng khi tham gia nghiên cứu Khi tiến hành nghiên cứu, những bệnh nhân đủ điều kiện tiêu chuẩn sẽ được các bác sĩ trưởng nhóm nghiên cứu giải thích kỹ về quyền lợi và nghĩa vụ của bệnh nhân mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó tham gia nghiên cứu. Họ sẽ được khám bệnh, lập phiếu theo dõi, lấy máu làm xét nghiệm, uống thuốc của nghiên cứu đề ra (thuốc giun sán và một số thuốc bổ trợ khác nếu nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó) theo đúng quy trình trong đề cương nghiên cứu. Mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu (được lấy máu để xét nghiệm) sẽ được hỗ trợ 10.000 đồng (Mười nghìn đồng). Tất cả chi phí điều trị (thuốc giun sán, thuốc điều trị triệu chứng, vitamin, các xét nghiệm,) trong suốt thời gian nghiên cứu đều được miễn phí. Tất cả đối tượng được khám bệnh kỹ, nếu bị nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó (huyết thanh dương tính kết hợp với ít nhất một triệu chứng lâm sàng) sẽ được bác sĩ trực tiếp cho uống thuốc, được theo dõi sát trong thời gian nghiên cứu, được giải thích chu đáo, được quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào nếu họ không muốn hợp tác. Đề cương này đã được thông qua và chấp thuận của Hội đồng y đức y sinh học của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn và Hội đồng y đức y sinh học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Hội đồng khẳng định những người tham gia nghiên cứu không bị tác hại gì trong nghiên cứu. Nếu ông/bà muốn tìm hiểu kỹ hơn về hội đồng phê duyệt, ông/bà có thể liên hệ với họ. Nếu ông/bà có câu hỏi gì liên quan tới nghiên cứu này thì hãy tới địa điểm nghiên cứu. 4. Bồi thường/điều trị khi có tổn thương liên quan đến nghiên cứu: Nếu ông/bà (hoặc con ông/bà) quyết định tham gia nghiên cứu này, những ốm đau liên quan đến giun sán hoặc tới điều trị giun sán sẽ được điều trị miễn phí cho ông/bà. Ông/bà (hoặc con ông/bà) tham gia sẽ giúp chúng tôi đánh giá hiệu quả thuốc chống giun sán và như vậy sẽ có lợi cho xã hội và thế hệ tương lai. 5. Người liên hệ Về vấn đề y đức trong nghiên cứu, nếu bạn có câu hỏi, đừng ngần ngại gọi cho ThS Bùi Văn Tuấn là chủ nhiệm đề tài (Điện thoại: 0982847539) hoặc PGS.TS Hồ Văn Hoàng, đại diện cho Hội đồng y đức của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn ( Điện thoại: 0914.004629). 6. Sự tự nguyện tham gia Người tham gia được quyền tự quyết định, không hề bị ép buộc tham gia. Người tham gia có thể rút lui ở bất kỳ thời điểm nào mà không bị ảnh hưởng gì đến việc điều trị/chăm sóc mà họ đáng được hưởng. Trong trường hợp là người vị thành niên, suy giảm trí tuệ hoặc mất khả năng, việc lấy bản chấp thuận tham gia từ người đại diện hợp pháp. 7. Tính bảo mật Chúng tôi sẽ không chia sẻ thông tin về những người tham gia trong nghiên cứu này với bất kỳ ai. Thông tin thu thập từ nghiên cứu này được giữ bí mật. Các thông tin mà ông/bà (hoặc con ông/bà) cung cấp đề được ghi mã số chứ không ghi tên ông/bà (hoặc con ông/bà). Chỉ có những người tham gia nghiên cứu mới biết số nào là của ông/bà. Thông tin sẽ bị khoá. Chúng tôi sẽ chia sẻ kiến thức mà chúng tôi có được trong nghiên cứu này với ông/bà trước khi công bố rộng rãi. Những thông tin bí mật sẽ không được chia sẻ. Sẽ có cuộc họp nhỏ ở xã, và cuộc họp này sẽ không công bố công khai. Sau đó chúng tôi sẽ công bố kết quả và số liệu để những người khác quan tâm đến lĩnh vực này học hỏi được từ nghiên cứu này. II. CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU Tôi đã đọc và hiểu thông tin trên đây, đã có cơ hội xem xét và đặt câu hỏi về thông tin liên quan đến nội dung trong nghiên cứu này. Tôi đã nói chuyện trực tiếp với nghiên cứu viên và được trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi. Tôi nhận một bản sao của Bản Thông tin cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên cứu này. Tôi tự nguyện đồng ý tham gia. Chữ ký của người tham gia: Họ tên___________________ Chữ ký ___________________ Ngày tháng năm_________________ Chữ ký của người làm chứng hoặc của người đại diện hợp pháp (nếu áp dụng): Họ tên___________________ Chữ ký ___________________ Ngày tháng năm_________________ Chữ ký của Nghiên cứu viên/người lấy chấp thuận: Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng bệnh nhân/người tình nguyện tham gia nghiên cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin trên đây, các thông tin này đã được giải thích cặn kẽ cho Ông/Bà và Ông/Bà đã hiểu rõ bản chất, các nguy cơ và lợi ích của việc Ông/Bà tham gia vào nghiên cứu này. Họ tên ___________________ Chữ ký ___________________ Ngày tháng năm_________________ Phụ lục 13. BỘ SINH PHẨM CHẨN ĐOÁN KÝ SINH TRÙNG CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI HÓA CHẤT VIỆT SINH Phụ lục 14. MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN TRONG ĐỀ TÀI Trạm y tế xã Đức Phong Trạm y tế xã Đức Chánh Phỏng vấn KAP Lấy máu xét nghiệm Lấy mẫu đất xét nghiệm Xét nghiệm đất Tập huấn phòng chống bệnh ATGĐC Băng rôn tại Trạm y tế xã Băng rôn tại Trường tiểu học Phát tờ rơi tại Trường tiểu học Phát tờ rơi tại hộ gia đình Phát thuốc tẩy giun cho chó Vãng gia tại hộ gia đình Họp trưởng khu dân dư, đoàn thể Giám sát tại hộ gia đình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf322a271e_8ab7_484d_a82b_6a221d56591e_0588_2112349.pdf
Luận văn liên quan