Thứ nhất, nâng cao nhận thức về giới và vai trò quan trọng của sự
nghiệp giải phóng phụ nữ. Thực hiện tuyên truyền, đào tạo, phổ biến kiến
thức về giới và tầm quan trọng của sự nghiệp giải phóng phụ nữ cho toàn xã
hội nhằm thay đổi những định kiến không phù hợp với sự tiến bộ của phụ nữ
như tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “tính gia trưởng”. Từ đó, thúc đẩy sự
phát triển trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ của xã hội. Bên cạnh đó, Đảng
và nhà nước ta phải tập trung đào tạo về giới cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt
nhằm cải thiện hơn nữa sự vận dụng kiến thức giới trong việc xây dựng các
chương trình kế hoạch thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển cho phụ nữ.
Thứ hai, không ngừng sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách xã hội,
hoàn thiện pháp luật về giới khoa học sao cho phù hợp với từng giai đoạn,
từng vùng miền cụ thể. Chúng ta phải có quan điểm lịch sử -cụ thể khi hoạch
định cơ chế, chính sách và luật pháp về bình đẳng giới. Ở mỗi thời kỳ khác
nhau cần xây dựng chính sách xã hội và luật pháp về bình đẳng giới khác
nhau phù hợp với thực tiễnxã hội. Do điều kiện kinh tế -xã hội, văn hóa, tâm
lý của từng vùng miền (thành thị, nông thôn, miền núi, miền xuôi) khác nhau
nên nhà nước cần có những chính sách xã hội đối với phụ nữ ở các khu vực
151
này khác nhau.Cần có những chính sách xã hội cụ thể đối với từng vùng miền.
Hiện nay, điều kiện kinh tế -xã hội ở các vùng nông thôn, miền núi kém hơn rất
nhiều so với thành thị. Khu vực nông thôn, miền núi còn là nơi lưu giữnhiều
phong tục tập quán lạc hậu; mức sống và mức hưởng các phúc lợi xã hội của phụ
nữ nông thôn kém hơn rất nhiều so với phụ nữ thành thị nên cần tập trung các
chính sách đối với phụ nữ nông thôn để đảm bảo sự công bằng cho phụ nữ. Có
như vậy chúng ta mới khắc phục những hạn chế của tư tưởng đạo đức Nho giáo
về phụ nữ và thúc đẩy sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
174 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2794 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh
hành vi của con người. Hành vi nào đúng với phong tục, tập quán thì được dư
luận khen ngợi còn hành vi nào đi ngược lại với phong tục tập quán thì bị dư
luận lên án. Tàn dư của thuyết tam tòng, tứ đức được thể hiện rất rõ thông qua
các phong tục tập quán của từng vùng miền, từng khu vực đặc biệt ở nông
thôn. Những tàn dư được thể hiện rõ thông qua các phong tục tập quán đó là
trọng nam khinh nữ; tính gia trưởng; thủ tục ma chay cưới hỏi còn nặng nề;
nạn tảo hôn; việc cúng tế, tết lễ còn rườm rà, lãng phí; bất bình đẳng trong
phân chia tài sản; bạo lực gia đình... Những phong tục, tập quán, thói quen
này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ nói riêng và của
các gia đình nói chung. Chính vì vậy, nó là yếu tố cản trở đến sự tiến bộ của
phụ nữ và xã hội.
Để thực hiện tốt việc cải tạo các phong tục, tập quán lạc hậu này chúng
ta phải thực hiện các biện pháp sau:
145
Thứ nhất, phát huy bình đẳng giới tiến tới từng bước xoá bỏ hẳn tư
tưởng trọng nam khinh nữ ở trong gia đình và ngoài xã hội.
Trong gia đình, chúng ta cần chủ trương và thực hiện quyền bình đẳng
giữa con trai và con gái. Điều này được thể hiện ở việc cha mẹ quan tâm, yêu
thương con cái, đầu tư học tập cho các con. Trong vấn đề hôn nhân, cha mẹ
không nên ép con gái, cho con có quyền quyết định, cha mẹ là người tư vấn
để có sự lựa chọn đúng đắn nhất. Trong gia đình, người đàn ông phải thay đổi
cách nhìn nhận, đánh giá về phụ nữ và có hành động tôn trọng họ. Người phụ
nữ phải hết sức nỗ lực, có ý thức cao về sự tự chăm sóc, tự vươn lên những
chuẩn mực của thời đại mới, hoàn thành tốt chức năng gia đình, xã hội; giữ
gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ngoài xã hội, nhà nước và các đoàn thể cần đưa bình đẳng giới vào các
chương trình hoạt động trợ giúp phụ nữ. Phụ nữ được bình đẳng trong học tập
và nâng cao trình độ, bình đẳng trong lao động, trong nghỉ ngơi hồi phục sức
khoẻ... Có như vậy, người phụ nữ mới có điều kiện cống hiến sức mình cho
gia đình và xã hội.
Thứ hai, thông qua tổ chức các lễ hội truyền thống nhằm đề cao vị trí,
vai trò của người phụ nữ
Trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, có một nét
đặc trưng dễ nhận thấy đó là dựng nước gắn liền với giữ nước. Trong công
cuộc giữ nước của dân tộc có nhiều biểu tượng nữ cầm quân đánh giặc hoặc
giúp nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no. Đó là Bà Trưng, Lê Chân, Bùi Thị
Xuân, Bà Triệu, nguyên phi Ỷ Lan, bà Chúa Kho... Để khắc ghi công ơn của
họ, chúng ta đã lập đền thờ và hàng năm tổ chức các lễ hội để cho con cháu
tưởng nhớ công ơn. Hiện nay, dưới sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường
việc phát huy các lễ hội truyền thống và các lễ hội báo ơn những người phụ
nữ anh hùng là một việc làm hết sức cần thiết. Thông qua các lễ hội đó, đạo lý
uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta được thế hệ trẻ gìn giữ và phát huy.
Thông qua các lễ hội, chúng ta muốn nhắn nhủ đến thế hệ trẻ là người phụ nữ
Việt Nam từ xưa tới nay có vai trò quan trọng trong sự phát triển của dân tộc.
Cần phải biết ơn, tôn trọng vì những đóng góp của họ cho đất nước.
146
Thứ ba, hình thành phong tục tập quán mới phù hợp với yêu cầu của xã
hội hiện đại
Các phong tục, tập quán chứa đựng những tàn dư tiêu cực của thuyết
tam tòng, tứ đức còn ảnh hưởng đến người phụ nữ ngày nay, đòi hỏi phải
được cải tạo, đổi mới theo yêu cầu của sự nghiệp xây dựng phụ nữ mới, xã
hội mới. Chúng ta xây dựng nếp sống mới, gia đình văn hóa mới ở từng địa
phương. Trong các gia đình không còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, con cái
được cha mẹ nuôi dưỡng toàn diện để trở thành một công dân tốt; các hoạt
động tổ chức ma chay cưới hỏi đơn giản, không còn các thủ tục rườm rà, tốn
kém; gia đình, họ hàng, làng xóm sống thân thiện. Đẩy mạnh các phong trào
thể hiện tinh thần tương thân tương ái cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam:
“lá lành đùm lá rách”,”mái ấm tình thương”,”khuyên góp ủng hộ đồng bào
bị bão lụt”,”vì khúc ruột miền Trung”... Tích cực tham gia các phong trào
mang quy mô quốc tế, rất thiết thực và mang đậm tính nhân văn như: “Ngày vì
người nghèo”,” Nạn nhân chất độc da cam”,”Ngày gia đình”,”Ngày quốc tế
phụ nữ 8.3”,”Ngày môi trường”;”Ngày nước thế giới”;”Giờ Trái đất”... Đóng
góp tiếng nói vào các diễn đàn Chống chiến tranh hạt nhân; Chống khủng bố;
Chống phân biệt chủng tộc; Chống bạo lực gia đình; Đòi quyền bình đẳng giới...
Cần phải nhân rộng những phong trào như thế để quy tụ được sức mạnh đồng
cảm, chia sẻ của chị em, của phái nam, của mọi tầng lớp nhân dân, làm cho giá
trị ấy trở thành phổ biến, từ đó, đời sống của phụ nữ sẽ tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng muốn cải tạo các phong tục tập quá
thì phải xây dựng các tiền đề vật chất và tinh thần cho con người. Để làm tốt
điều này, phải tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho con người; tuyên
truyền tri thức cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng cộng
sản, chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, trong quá trình giao lưu văn hóa,
phải tiếp thu văn hóa nhân loại có chọn lọc, kế thừa cái hay cái tốt phù hợp và
loại bỏ đi những yếu tố lai căng làm cản trở sự phát triển đạo đức của con
người. Tiến hành đồng bộ các phương pháp trên, chúng ta sẽ xây dựng được
nếp sống văn hóa mới trong cộng đồng xã hội - đây chính là mục tiêu của sự
nghiệp giải phóng, nâng cao vị trí và vai trò của phụ nữ hiện nay.
147
4.2.4. Nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ và các tổ chức xã hội
nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những ảnh hưởng
tích cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (1930) có ghi: Nam nữ bình quyền.
Đảng đã sớm nhận thức rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và
đề ra nhiệm vụ giải phóng phụ nữ, gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp với giải phóng phụ nữ; phụ nữ phải có các đoàn thể cách mạng (công
hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho mình để lôi cuốn các tầng lớp phụ
nữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy, ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam chính thức được thành lập. Đây là một tổ chức chính trị - xã hội tập
hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ. Hội có chức năng vận động, tổ chức, hướng
dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng và tham gia quản lý nhà nước.
Theo đánh giá chung của Văn kiện Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc
lần thứ X, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã giữ vững vai trò nòng cốt trong
phong trào phụ nữ. Bám sát chức năng của Hội, nhiệm vụ chính trị của đất
nước, các cấp Hội không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,
thực hiện tốt hơn vai trò đại diện quyền làm chủ của phụ nữ; chủ động tham
mưu với Đảng, nhà nước ban hành một số chính sách, luật pháp có ý nghĩa
chiến lược về công tác phụ nữ, cán bộ nữ và bình đẳng giới. Các chương trình
của Hội hướng tới là: đẩy mạnh và hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ ở các vùng
nông thôn; bảo vệ môi trường; giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống
văn hóa của dân tộc; đấu tranh đòi bình đẳng giới, xây dựng đề án quy
hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ nữ của các cấp uỷ địa phương, bộ
ngành... Với phương châm hướng về cơ sở tập trung cho các vùng trọng
điểm, vùng dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều khó khăn, các
cấp Hội đã xây dựng nhiều mô hình mới, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực
chăm lo bảo vệ phụ nữ, phù hợp với nhu cầu, tình cảm, nguyện vọng của
đông đảo phụ nữ. Sự phát triển của phụ nữ là thước đo sự phát triển toàn diện
của xã hội. Sự phát triển của phụ nữ cả nước phụ thuộc rất lớn vào Hội Liên
hiệp phụ nữ Việt Nam ở các cấp trung ương và địa phương - là nơi tập hợp
đông đảo các tầng lớp phụ nữ để thực hiện các chính sách phát triển kinh tế -
148
xã hội của Đảng và Nhà nước. Đồng thời Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
cũng là nơi tổ chức và thực hiện các chương trình, phong trào vì sự tiến bộ
của phụ nữ.
Để phát huy tốt vai trò của Hội phụ nữ các cấp trong việc thực hiện
chiến lược quốc gia “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” nhằm “nâng cao chất lượng
đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, tạo mọi điều kiện để thực hiện có
hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực
của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội”, cần đảm bảo các yếu tố sau:
Thứ nhất, về phía các cấp uỷ Đảng và chính quyền cần đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phổ biến tới tất cả đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng
nhân dân về vai trò, vị trí của người phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực xã hội
cũng như trong gia đình, để từ đó góp phần thay đổi nhanh, mạnh hơn nữa
những định kiến giới vốn đã, đang và tồn tại trong không ít người. Bên cạnh
đó, ở các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh phải quan tâm đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ
hội viên toàn diện về mọi mặt, có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ
tốt công tác của ngành. Đồng thời phải đảm bảo điều kiện vật chất, trang thiết
bị cần thiết cho hoạt động giáo dục tuyên truyền của Hội đối với phụ nữ.
Thứ hai, các cán bộ hội viên các cấp phải không ngừng nỗ lực, phấn
đấu vươn lên trong công tác và học tập để có đủ trình độ năng lực, kinh
nghiệm, hoạt động có hiệu quả công việc của ngành, phát huy tính năng động,
sáng tạo của Hội trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình vì
sự tiến bộ của phụ nữ. Các cán bộ là những người đưa các chương trình của
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vào hoạt động thực tiễn. Đó là các chương
trình được đề ra từ các kỳ Đại hội của Hội: chương trình giáo dục phẩm chất
đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ cho phụ nữ; chương trình hỗ trợ phụ
nữ phát triển kinh tế; chương trình xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc; chương trình xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh;
chương trình tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính
sách về bình đẳng giới; chương trình hoạt động ngoại giao nhân dân. Bên
cạnh đó, Hội cũng đã vận động chị em phụ nữ hưởng ứng thực hiện phong
trào thi đua yêu nước “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng
149
gia đình hạnh phúc” gắn với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây
dựng “Mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo”.
Thực hiện tốt các chương trình trên sẽ nâng cao vai trò của Hội Liên
hiệp phụ nữ và các tổ chức chính trị - xã hội khác, nhằm khắc phục sự ảnh
hưởng tích cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam. Qua đó
phát huy vai trò của những giá trị đạo đức truyền thống của người phụ nữ đáp
ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
4.2.5. Hoàn thiện về cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật, thực
hiện bình đẳng giới nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực của thuyết tam tòng, tứ đức đối với người phụ nữ Việt
Nam hiện nay
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã xác định thực hiện vấn đề nam nữ
bình quyền là một trong mười nhiệm vụ cốt yếu; giải phóng phụ nữ là một
trong những mục tiêu chính của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, việc bồi
dưỡng, phát huy sức mạnh và chăm lo sự phát triển mọi mặt của phụ nữ là
nhiệm vụ thường xuyên, luôn được thể hiện nhất quán trong chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, hệ thống pháp luật của nhà nước. Đảng và
nhà nước ta đã có nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật quan tâm đến sự nghiệp
giải phóng phụ nữ như về lao động, việc làm, sở hữu đất đai, gia đình, sức
khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ trẻ em, giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng,
phòng chống các tệ nạn xã hội... Đổi mới kinh tế đã tạo đà cho đổi mới về
chính sách, làm thay đổi cuộc sống phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ đóng
góp vào sự nghiệp chung. Hay nói cách khác, Đảng và nhà nước đã tạo điều
kiện cho phụ nữ nâng cao vai trò, vị thế của họ trong việc xây dựng và phát
triển nền kinh tế, đảm bảo hạnh phúc trong cuộc sống.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì sự nghiệp giải phóng
phụ nữ của chúng ta còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Tình trạng bất bình đẳng
nam nữ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; khoảng cách giữa các nhóm
phụ nữ gia tăng; cơ hội mà các chính sách tạo ra giữa các nhóm phụ nữ chưa
150
công bằng; nhiều phụ nữ nhất là những người ở khu vực nông thôn, miền núi,
những người không có công việc ổn định vẫn bị chồng, gia đình chồng đánh
đập dã man... Đặc biệt ở nhiều nơi còn lưu giữ nhiều phong tục lạc hậu, kìm
hãm sự phát triển của phụ nữ. Hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân: 1) là do
ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, thuyết tam tòng, tứ
đức trong Nho giáo; 2) do các chính sách xã hội, pháp luật chưa thực sự đi
vào cuộc sống 3) việc thực hiện các chính sách xã hội, pháp luật ở từng địa
phương khu vực chưa thực sự đạt hiệu quả.
Như vậy, sự nghiệp giải phóng phụ nữ nhìn chung vẫn còn nan giải,
khó khăn. Nó đòi hỏi phải có sự quan tâm và thực hiện của các ban ngành và
đặc biệt là việc hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội, hệ thống pháp luật, thực
hiện bình đẳng giới, cải tạo các phong tục tập quán lạc hậu do ảnh hưởng tiêu
cực của học thuyết tam tòng, tứ đức để lại. Để giải quyết hiệu quả vấn đề trên
chúng ta cần thực hiện các nội dung sau
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về giới và vai trò quan trọng của sự
nghiệp giải phóng phụ nữ. Thực hiện tuyên truyền, đào tạo, phổ biến kiến
thức về giới và tầm quan trọng của sự nghiệp giải phóng phụ nữ cho toàn xã
hội nhằm thay đổi những định kiến không phù hợp với sự tiến bộ của phụ nữ
như tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “tính gia trưởng”... Từ đó, thúc đẩy sự
phát triển trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ của xã hội. Bên cạnh đó, Đảng
và nhà nước ta phải tập trung đào tạo về giới cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt
nhằm cải thiện hơn nữa sự vận dụng kiến thức giới trong việc xây dựng các
chương trình kế hoạch thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển cho phụ nữ.
Thứ hai, không ngừng sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách xã hội,
hoàn thiện pháp luật về giới khoa học sao cho phù hợp với từng giai đoạn,
từng vùng miền cụ thể. Chúng ta phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi hoạch
định cơ chế, chính sách và luật pháp về bình đẳng giới. Ở mỗi thời kỳ khác
nhau cần xây dựng chính sách xã hội và luật pháp về bình đẳng giới khác
nhau phù hợp với thực tiễn xã hội. Do điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, tâm
lý của từng vùng miền (thành thị, nông thôn, miền núi, miền xuôi) khác nhau
nên nhà nước cần có những chính sách xã hội đối với phụ nữ ở các khu vực
151
này khác nhau. Cần có những chính sách xã hội cụ thể đối với từng vùng miền.
Hiện nay, điều kiện kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn, miền núi kém hơn rất
nhiều so với thành thị. Khu vực nông thôn, miền núi còn là nơi lưu giữ nhiều
phong tục tập quán lạc hậu; mức sống và mức hưởng các phúc lợi xã hội của phụ
nữ nông thôn kém hơn rất nhiều so với phụ nữ thành thị nên cần tập trung các
chính sách đối với phụ nữ nông thôn để đảm bảo sự công bằng cho phụ nữ. Có
như vậy chúng ta mới khắc phục những hạn chế của tư tưởng đạo đức Nho giáo
về phụ nữ và thúc đẩy sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Thứ ba, thực hiện nghiêm cơ chế, luật pháp, chính sách về bình đẳng
giới. Phải có sự giám sát việc thực thi luật Luật Bình đẳng giới được Quốc hội
ban hành vào năm 2006 đã nhận được sự hưởng ứng của toàn xã hội. Các
cuộc tuyên truyền vận động về bình đẳng giới, chống bạo lực gia đình...mang
lại kết quả nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Tuy nhiên, để cho các mối
quan hệ xã hội giữa nam và nữ ngày càng tiến bộ hơn thì việc thực hiện
nghiêm các luật pháp liên quan đến bình đẳng nam nữ là điều kiện cần thiết
tạo ra sức mạnh định hướng cho xã hội. Bên cạnh việc thực hiện nghiêm luật
pháp, chính sách về bình đẳng nam nữ thì chúng ta cần phải bổ sung và hoàn
thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến bình đẳng giới trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và tiến
bộ của xã hội. Đặc biệt, chúng ta phải có sự phối kết hợp thống nhất, chặt chẽ
giữa các cơ quan, tổ chức để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao nhận
thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng
viên, các tầng lớp nhân dân; lên án, đấu tranh chống tư tưởng coi thường phụ nữ,
các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.
Thứ tư, kinh tế là nền tảng của xã hội, phát triển kinh tế là cơ sở để giải
quyết nhiều mâu thuẫn của xã hội. Chăm lo phát triển kinh tế, chăm lo sức
khoẻ và an sinh cho phụ nữ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ.
Phát triển kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh
thần cho phụ nữ là biện pháp vô cùng quan trọng để giải phóng phụ nữ. Theo
điều tra, phần lớn những người phụ nữ bị bạo lực gia đình đều là những người
không có công việc ổn định, ở các vùng nông thôn - trình độ dân trí kém.
152
Trong xã hội, bất bình đẳng giới cũng diễn ra ở các cơ quan mà nhân lực có
trình độ kém. Để phát triển kinh tế - xã hội tốt thì việc làm đầu tiên là thực
hiện tốt các chính sách xã hội đối với phụ nữ để phát huy vai trò và vị thế của
người phụ nữ. Thực hiện các chính sách xã hội đối với phụ nữ nhằm nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho người dân cũng là biện pháp khắc phục
những hủ tục lạc hậu kìm hãm sự phát triển của phụ nữ như sinh nhiều con,
sinh bằng được con trai, nạn tảo hôn, ép cưới, mua bán phụ nữ... Với những
đặc thù của phụ nữ, ngoài phát triển kinh tế thì chúng ta cần có nhiều cơ chế,
chính sách xã hội quan tâm chăm lo sức khoẻ và an sinh cho phụ nữ để họ có
một cuộc sống phát triển hoàn thiện. Điều này là vô cùng quan trọng vì phụ
nữ vừa là người mẹ, là người thầy đầu tiên dạy nhân cách cho con cái, là
người vun vén, chăm lo tới các thành viên trong gia đình. Họ có một thiên
chức và sứ mệnh cao cả, sự ảnh hưởng của họ không chỉ trong gia đình mà cả
xã hội. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta cần quan tâm tới phụ nữ một cách
toàn diện, nhất là phụ nữ ở các khu vực nông thôn. Chiến lược về tăng trưởng
và xoá đói giảm CPRGS-5/2002 đã xác định một trong số 18 nội dung về vấn
đề thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ là: Cải thiện việc cung cấp
các dịch vụ y tế và kế hoạch hóa gia đình. Bảo đảm cho phụ nữ nghèo được
tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ một cách thuận lợi. Nâng cao chất
lượng các dịch vụ sau đẻ. Khi thực hiện chức năng tái sinh sản, người phụ nữ
hiện nay phải đối diện với những gánh nặng về dân số - kế hoạch hóa gia đình
do quan niệm của nam giới “khoán” việc đó cho nữ giới và nam giới thiếu sự
tham gia chia sẻ trách nhiệm trong vấn đề này. Đồng thời, quan tâm đến chất
lượng dân số hiện nay không thể coi nhẹ những nội dung liên quan đến sức
khoẻ sinh sản, quyền sinh sản của người phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn.
Thứ năm, cần xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm các chính sách
xã hội và bất bình đẳng giới đối với phụ nữ. Một trong những ảnh hưởng tiêu
cực của thuyết tam tòng, tứ đức đó chính là tình trạng trọng nam khinh nữ, bất
bình đẳng giới. Trong gia đình, hiện nay có nhiều chị em phụ nữ bị chồng đánh
đập dã man. Nhiều người trong số họ với tư tưởng “xấu chàng hổ ai”, “vạch áo
cho người xem lưng” hoặc vì con cái nên đã chịu đựng. Chỉ đến khi chính
153
quyền, hội phụ nữ cấp cơ sở kiên nhẫn hỏi thăm, động viên, tư vấn họ mới chịu
giãi bày, tâm sự. Khi chính quyền khiển trách người chồng thì nhiều chị em phụ
nữ với tấm lòng vị tha lại tha thứ, đứng ra xin cho chồng. Nhưng sau đó, người
chồng của họ lại vẫn tiếp diễn hành động bạo lực gia đình với vợ, thậm chí
những lần đánh đập sau còn dã man hơn rất trước... Ngoài xã hội, theo điều tra,
rất nhiều nhà tuyển dụng việc làm thích nam giới và không thích nữ giới vào làm
việc ở cơ quan mình vì họ lo ngại vấn đề phụ nữ thực hiện chức năng sinh sản và
chăm sóc gia đình nên không toàn tâm lo công việc chuyên môn được.
Trước tình trạng này, chúng ta cần xử lý nghiêm minh những trường
hợp vi phạm đến bình đẳng giới. Các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn hội địa
phương phải làm công tác tuyên truyền luật bình đẳng giới đến toàn bộ người
dân nhất là nam giới. Ở những gia đình có bạo lực gia đình thì chính quyền cần
quan tâm hơn nữa đến người phụ nữ, thường xuyên chia sẻ, động viên họ. Đặc
biệt, đối với những gia đình đã nhiều lần người chồng đánh đập vợ thì cần xử lý
nghiêm minh người chồng trước pháp luật để họ nhận thấy sai lầm của mình và
sửa đổi. Đó cũng là đó là hành động làm gương cho các gia đình khác không
phạm sai lầm. Ngoài xã hội hiện nay, nhiều người không đánh giá cao vai trò của
phụ nữ nên mặc dù Đảng và nhà nước có chủ trương bổ sung nhiều nữ giới vào
hàng ngũ lãnh đạo nhưng việc thực hiện vấn đề này ở từng cơ quan lại diễn ra
không đúng với chủ trương đó. Ở nhiều cơ quan, phụ nữ không được bình đẳng
với nam giới về thu nhập mặc dù sức lao động của nữ giới bằng nam giới. Điều
này được thể hiện rất rõ ở các doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, trong lúc nền
kinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng, việc làm ăn gặp nhiều khó khăn, có
nhiều doanh nghiệp tư nhân siết chặt các chính sách xã hội đối với lao động nữ.
Ví dụ như nghỉ thai sản sẽ không được trả lương, hoặc không được nghỉ 6 tháng
theo quy định của nhà nước... Điều này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của
phụ nữ. Chính vì vậy, nhà nước cần có những chế tài xử lý thật nghiêm minh
những trường hợp vi phạm Luật Lao động đối với phụ nữ.
Tiểu kết chương 4
Thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo đã thấm sâu vào trong đời sống
xã hội của người Việt Nam. Sự tác động của nó đối với vị trí, vai trò của
154
người phụ nữ Việt Nam hiện nay được thể hiện rõ ở hai mặt tích cực và hạn
chế. Sự hạn chế của thuyết này đối với phụ nữ đã cản trở sự nghiệp giải
phóng phụ nữ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Hồ Chí Minh rất đề cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội.
Người cũng đặc biệt đề cao và đưa ra những tư tưởng tiến bộ trong sự nghiệp
giải phóng phụ nữ. Chính vì vậy, quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự
nghiệp giải phóng phụ nữ trong việc đề ra chính sách và phương hướng về
công tác phụ nữ là việc làm rất quan trọng. Từ đó, chúng ta đưa ra các giải
pháp cụ thể nhằm phát huy nhân tố tích cực và hạn chế nhân tố tiêu cực chúng
ta cần thực hiện các phương hướng và giải pháp đã đề ra.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, các giải pháp này cần được thực hiện
một cách đồng bộ từ các cấp chính quyền trên tất cả các lĩnh vực xã hội mà
phụ nữ tham gia. Trong đó, yếu tố quan trọng tạo nên thành công của sự
nghiệp này đó là chính bản thân người phụ nữ phải thay đổi tư duy, phải nhận
thức đúng đắn vai trò, địa vị của mình trong gia đình và xã hội để có những
hành động tự giải phóng mình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản
thân mình.
155
KẾT LUẬN
Nho giáo với tư cách là một hệ tư tưởng xuất hiện ở Trung Quốc từ thời
Xuân Thu - Chiến Quốc và du nhập vào nhiều nước ở châu Á, trong đó có
Việt Nam. Ở những nước này, Nho giáo có nhiều ảnh hưởng và đóng một vai
trò nhất định trong đời sống xã hội của người dân. Do vậy, Nho giáo đã trở
thành một thành tố văn hóa truyền thống ở của các quốc gia đó.
Đối tượng Nho giáo đề cập đến rất rộng bao gồm chính trị, xã hội, văn
hóa và đạo đức con người. Do vậy có thể nói, Nho giáo là học thuyết về đạo
đức các nhà Nho chủ trương “lấy đức trị người”. Chính vì vậy, Nho giáo tập
trung giáo dục đạo đức cho con người. Đối với người phụ nữ, Nho giáo chủ
trương giáo dục họ theo những chuẩn mực “tam tòng”, “tứ đức”.
Nho giáo được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Giai cấp phong
kiến Việt Nam đã tiếp thu, vận dụng đạo đức Nho giáo làm công cụ để giáo
hóa về tâm lý, đạo đức nhằm xây dựng mẫu người phụ nữ tiêu biểu cho xã
hội. Thuyết tam tòng, tứ đức là một trong những chuẩn mực cơ bản nhất đối
với người phụ nữ xưa. Sự ảnh hưởng của thuyết này được thể hiện rõ trên hai
khía cạnh tích cực và hạn chế. Giá trị tích cực của nó là giáo dục người phụ
nữ đạt những tiêu chuẩn tốt đẹp như thuỳ mị, nết na, đảm đang, khéo léo. Hạn
chế của sự ảnh hưởng này là hình thành trong tâm thức người dân tư tưởng
trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng... Những tư tưởng này đã cản trở
trong bước tiến của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện đại.
Lịch sử đã sang trang, người phụ nữ hiện đại ở thế kỷ XXI đã có quyền
bình đẳng thực sự. Họ đã có nhiều điều kiện để phát huy tài năng của mình.
Nhưng đây cũng là thời điểm khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, đạo đức
phẩm hạnh của người phụ nữ đang bị thử thách gay gắt. Đây thực sự là cuộc
đấu tranh phức tạp giữa những điều tốt, đẹp và những cái xấu. Trong xã hội
hiện nay, có nhiều người phụ nữ thành đạt trên các bình diện của đời sống xã
hội, song cũng có không ít người phụ nữ sa vào các tệ nạn xã hội, huỷ hoại
nhân cách, bán rẻ lương tâm của mình. Thực tiễn cuộc sống mới, quy luật mới
đòi hỏi người phụ nữ ngày nay phải có những nhận thức, hành động mới cho
phù hợp. Điều này đòi hỏi họ phải có những đức tính quý báu mang tính
156
truyền thống và trình độ, kiến thức, chuẩn mực hiện đại. Và đặc biệt hơn cả
đó là sự nỗ lực hết mình, tự chiến thắng bản thân vì những điều tốt đẹp cho
phụ nữ, gia đình và xã hội. Chính vì vậy, phụ nữ Việt Nam phải biết tận dụng
và phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế trong thuyết
tam tòng, tứ đức để hoàn thiện cá nhân mình.
Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khởi
xướng ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của nhà nước và các tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, sự
nghiệp giải phóng phụ nữ ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên,
sự nghiệp giải phóng phụ nữ vẫn còn nhiều hạn chế,vẫn còn tồn tại tình trạng
bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia
trưởng... gây ảnh hưởng to lớn đối với sự nghiệp này. Chính vì vậy, đưa ra
các giải pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những
nhân tố tích cực trong thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo.
Nho giáo có ảnh hưởng lớn đối với nước ta trên cả hai bình diện. Vấn
đề quan trọng là chúng ta phải có cái nhìn khách quan khi đánh giá nhìn nhận
Nho giáo. Nguyễn Trọng Chuẩn khi đánh giá Nho giáo trong thời đại hiện nay
đã nhận định rằng: “Thử hỏi, có một học thuyết triết học nào, dù là rất tiến bộ,
từ thời cổ đại cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên được toàn bộ và một cách
tuyệt đối các giá trị của nó mà không chịu sự phán xét của lịch sử, không chịu
sự thẩm định của thời gian hoặc không chịu một sự phủ định nào đó?” [27].
Nho giáo có sức sống mạnh mẽ và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
của các nước Á Đông nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, vấn đề là
chúng ta biết khai thác nó như thế nào?
Nghiên cứu học thuyết tam tòng, tứ đức của Nho giáo và sự ảnh hưởng
của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay là một vấn đề rộng và hết sức phức
tạp, không chỉ giới hạn ở những nội dung mà luận án này đã đề cập. Chúng tôi
nhận thức được rằng chưa có thể làm sáng tỏ đầy đủ nội dung và ảnh hưởng của
thuyết này đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay. Những vấn đề còn thiết sót cần
phải được tiếp tục nghiên cứu ở nhiều công trình sau này. Có như vậy mới nhìn
nhận đầy đủ hơn, toàn diện hơn sự thể hiện của Nho giáo nói chung và của
thuyết tam tòng, tứ đức nói riêng đối với phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện đại.
157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Thị Vân (2010), “Công, Dung, Ngôn, Hạnh với phụ nữ Việt
Nam hiện nay”, Tạp chí Phát triển nhân lực, (03), tr.46-52.
2. Nguyễn Thị Vân (2010), “Tâm lý ứng xử truyền thống và hiện đại của
phụ nữ Việt Nam”, Dân số & Phát triển, (4), tr.29-32.
3. Nguyễn Thị Vân (2010), “Bệnh quan liêu - nguyên nhân và cách phòng
chống theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận
chính trị, (9), tr.78-82.
4. Nguyễn Thị Vân (Tham gia) (2011), Giáo trình đạo đức học, Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Vân (Tham gia) (2012), Vận dụng ca dao, tục ngữ vào
giảng dạy phần Triết học môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin” cho sinh viên ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội
hiện nay, Đề tài cấp trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Vân (2013), “Ảnh hưởng quan niệm về đức hạnh trong Nho
giáo đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục,
(9), tr.75-77, 85.
7. Nguyễn Thị Vân (2013), “Quan niệm về “Dung” trong “Tứ đức” của
Nho giáo đối với người phụ nữ”, Tuyên giáo, (11), tr.54-57.
8. Nguyễn Thị Vân (2013), “Giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao,
dân ca Việt Nam”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (98), tr.48-51.
9. Nguyễn Thị Vân (2013), “Giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao,
dân ca Việt Nam”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (98), tr.48-51.
10. Nguyễn Thị Vân (Tham gia) (2013), Quan niệm về đạo làm người trong
hoành phi, câu đối ở miền Bắc Việt Nam, Đề tài cấp Bộ năm 2013-
2014, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
158
11. Nguyễn Thị Vân (Chủ nhiệm) (2013), Công, dung, ngôn,hạnh trong Nho
giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay,
Mã số SPHN-10-506, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Vân (2014), Đạo đức - Một giá trị được tôn vinh trong tục
ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Đạo làm
người trong văn hóa Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Vân (2014), Giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ, ca dao,
dân ca Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Đạo làm người trong
văn hóa Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Vân (2014), “Đạo làm người trong hoành phi, câu đối của
dòng họ Vũ tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Giáo dục, (Số đặc biệt), tháng
5/2014.
15. Nguyễn Thị Vân (2014), “Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy
Phương pháp luận biện chứng và Phương pháp luận siêu hình”, Tạp
chí Giáo dục, (Số đặc biệt), tháng 5/2014.
16. Nguyễn Thị Vân (2014), “Nâng cao năng lực thực hành đạo đức cho học
sinh trong dạy học môn giáo dục công dân”, Tạp chí Giáo dục, (335),
tháng 6/2014.
17. Nguyễn Thị Vân (Tham gia) (2014), Triết học về lòng biết ơn trong đạo
lý “Uống nước nhớ nguồn”, Đề tài NAFOSTED, Đề tài nghiên cứu
cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1938), Khổng giáo phê bình tiểu luận, Nxb Quan hải
Tùng thư, Huế.
2. Đào Duy Anh (2013), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hồng Đức.
3. Minh Anh (2000), “Hồ Chí Minh với Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (6).
4. Lê Ngọc Anh (2002), “Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống gia đình
truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp
chí Triết học, (2).
5. Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Báo cáo
điều tra dân số năm 2010, Hà Nội.
6. Ban Tuyên huấn Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1959),
Nhiệm vụ phụ nữ trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Phụ
nữ, Hà Nội.
7. Nguyễn Đăng Bình (2012), “Tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh đối
với phụ nữ Việt Nam”, www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn.
8. Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết kinh tế - xã hội của Nho giáo và
ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa thế kỷ XIX),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt
Nam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Bình (1999), “Cách xem xét, đánh giá con người thông qua
các mối quan hệ xã hội cơ bản của Nho giáo - một giá trị cần kế
thừa và phát triển”, Tạp chí Triết học, (3).
11. Nguyễn Văn Bình (2000), “Quan niệm về Lễ của Nho giáo và những bài
học của chúng ta hôm nay”, Tạp chí Triết học, (4).
12. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
13. Bộ Chính trị (1993), Nghị quyết số 04/NQ-TW, ngày 12-7-1993 về đổi
mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình đổi
mới, Hà Nội.
160
14. Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 11/NQ-TW, ngày 27-4-2007 về công
tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tuyên truyền giáo dục phẩm chất, đạo
đức phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
16. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Tổng cục Thống kê - Viện Gia đình và
giới - Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) (2008), Kết quả điều
tra gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội.
17. Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương (2006), Công dung ngôn hạnh
thời nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
18. Phan Văn Các (1993), “Nghiên cứu Nho giáo Việt Nam trong bối cảnh
khu vực thời đại”, Tạp chí Triết học, (3).
19. Phan Văn Các (1994), “Giới Nho học quốc tế đang quan tâm những gì?”, (1).
20. Phan Bội Châu (1998), Khổng học đăng, Nxb Văn hóa Thông Tin, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Châu (2012), “Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong xã
hội hiện đại”,
22. Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, Tập
1, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
23. Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, Tập
2, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
24. Vân Chi, “Phan Bội Châu với vấn đề phụ nữ”,
25. Doãn Thị Chín (2012), Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với đạo đức
người phụ nữ ở nông thông Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết
học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
26. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị đạo đức
truyền thống, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Trọng Chuẩn (2007), “Khai thác các giá trị truyền thống của
Nho giáo phục vụ sự phát triển của đất nước trong điều kiện toàn
cầu hóa”,
28. Phạm Khắc Chương (1993), Giải pháp tình huống trong giáo dục gia
đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
161
29. Nguyễn Hữu Công (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con
người toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Văn Thị Kim Cúc (2003), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố
mẹ ly hôn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
31. Phan Như Cương (1978), Vấn đề xây dựng con người mới, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
32. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2010), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
33. Phan Đại Doãn (1998), Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
34. Vũ Trọng Dung (2008), Diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước, cập nhật ngày 17/3/2008.
35. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội,
Hà Nội.
36. Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn học, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban
Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
43. Đại Việt sử ký toàn thư (2000), Tập 1, (Ngô Đức Thọ dịch và chú thích),
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
44. Đại Việt sử ký toàn thư (2000), Tập 2, (Hoàng Văn Lâu dịch và chú
thích), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
45. Đại Việt sử ký toàn thư (2000), Tập 3, (Hoàng Văn Lâu dịch và chú
thích), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
162
46. Nguyễn Thị Định, http://:vi.wikipedia.org.
47. Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2006), Văn hóa và con người Việt Nam
trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Phan Đình Giáp (1918), Nữ học luân lý tập đọc, Hanoi IMP, Mạc Đình
Tư éditeur.
49. Võ Nguyên Giáp (2006), Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
50. Trần Văn Giàu (1985), Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
51. Thu Hằng, “Tiền lương của nữ ngày càng thấp hơn so với nam giới”,
52. Nguyễn Hùng Hậu (1998), “Một số suy nghĩ về đặc điểm của Nho giáo ở
Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (5).
53. Nguyễn Hùng Hậu (2001), Triết lý văn hóa phương Đông, Nxb Sư
phạm, Hà Nội.
54. Nguyễn Hùng Hậu (2003), “Đặc điểm của Nho Việt”, Tạp chí Triết
học, (3).
55. Nguyễn Hùng Hậu (2010), Đại cương lịch sử triết học Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Vũ Thị Hiểu, “Người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay”,
57. Tú Hoan (2004), "Nho giáo với gia đình Việt Nam truyền thống", Tạp
chí Văn hóa, (12), tr.23.
58. Phan Văn Hoàng (1994), “Hồ Chủ Tịch với những yếu tố tích cực của
Nho giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (4).
59. Hội Liên hiệp phụ nữ (2007), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
60. Bùi Thị Nhật Hương (2012), Ảnh hưởng thuyết tam tòng, tứ đức đối với
đạo đức người phụ nữ đồng bằng sông Hồng, Luận văn thạc sĩ Triết
học, Hà Nội.
163
61. Hoàng Mai Hương (2007), “Pháp luật Việt Nam và quyền tham gia của
phụ nữ theo công ước CEDAW”, Nghiên cứu gia đình và giới, (1).
62. Văn Thị Thanh Hương (2011), “Thực hiện quyền bình đẳng với phụ nữ
Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh”,
63. Trần Đình Hượu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
64. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
65. Trần Đình Hượu (2007), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
66. Chu Hy (1999), Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải, Tứ Thư tập chú, Nxb
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
67. Đặng Cảnh Khanh (2003), Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị
truyền thống, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
68. Vũ Ngọc Khánh (1998), Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội.
69. Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
70. Vũ Khiêu (1991), Nho giáo xưa và nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
71. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
72. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
73. Vũ Khiêu (2009), “Về giá trị đương đại của Nho giáo”, Tạp chí Triết học, (8).
74. Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
75. Đặng Phương Kiệt (2006), Gia đình Việt Nam: Những giá trị truyền
thống và các vấn đề tâm - bệnh lý xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội.
76. Nguyễn Thế Kiệt (Chủ biên) (2001), Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến
trong cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
77. Nguyễn Thế Kiệt (2008), “Đạo đức Nho giáo trong đời sống Việt Nam”,
Tạp chí Lý luận chính trị, (3).
78. Trần Trọng Kim (2006), Nho giáo, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
164
79. Nguyễn Xuân Kính (1995), “Quan niệm của nhà Nho về nông dân và gia
đình”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (7).
80. Lê Thị Lan (2002), “Quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại
trong xây dựng đạo đức”, Tạp chí Triết học, (7).
81. Mã Giang Lân (1994), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
82. Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (chủ biên) (1994), Các giá trị truyền
thống và con người Việt Nam hiện nay, Tập 1, Chương trình KHCN
cấp nhà nước KX 07, Đề tài KX 07-02, Hà Nội.
83. Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (Chủ biên) (1994), Các giá trị truyền
thống và con người Việt Nam hiện nay, Tập 2, Chương trình KHCN
cấp nhà nước KX 07, Đề tài KX 07-02, Hà Nội.
84. Nguyễn Thị Kim Loan (2003), “Nho giáo và văn hóa ứng xử của người
Việt bình dân trong quan hệ hôn nhân và gia đình”, Tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật, (04).
85. Nguyễn Thế Long (1995), Nho giáo ở Việt Nam - Giáo dục và thi cử,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
86. Nguyễn Thế Long (1998), Gia đình và dân tộc, Nxb Lao động, Hà Nội.
87. Đinh Xuân Lý (chủ biên) (2003), Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
88. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
89. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
90. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
91. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
92. Trần Thị Tuyết Mai (2008), “Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn
hóa trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Cộng sản, (20).
93. Vũ Duy Mền (2010), Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
165
94. Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ
trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
95. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
96. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
97. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
98. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
99. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
100. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
101. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
102. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
103. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
104. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
105. Hồ Chí Minh (2009), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
106. Lê Minh (1997), Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, Nxb Lao động
107. Lê Minh (2000) Gia đình và người phụ nữ, Nxb Lao động, Hà Nội.
108. Ngọc Minh, “Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử”,
tuyentruyen.dongthap.gov.vn.
109. Nguyễn Quang Minh (1931), Phong hóa tân biên - phụ - Huấn nữ ca,
Nxb Sài Gòn.
110. Nguyễn Thị Nga - Hồ Trọng Hoài (2003), Quan niệm của Nho giáo về
giáo dục con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
111. Nguyễn Quang Ngọc (2003), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
112. Phan Ngọc (2008), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
113. Bùi Văn Nguyên (1984), “Vài nét về tinh thần chống hệ ý thức Nho giáo
trong văn học dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, (01).
114. Hoàng Thị Ái Nhiên (2009), “Phụ nữ Việt Nam tự hào làm theo Di chúc
của Bác Hồ”, Tạp chí Cộng sản, (9).
115. Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí (2003), Quốc triều Hình luật, Nxb
thành phố Hồ Chí Minh.
116. Nguyễn Thị Ninh (2008), “Công tác cán bộ phụ nữ trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (6).
166
117. Tôn Diễn Phong, "Sự truyền bá, phát triển và biến đổi của tư tưởng Nho
giáo ở Việt Nam", Tạp chí Hán Nôm, (4), tr.3.
118. Lê Văn Quán (1993), Khảo luận tư tưởng Chu Dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
119. Lê Văn Quán (1997), “Bác Hồ với học thuyết Nho giáo”, Tạp chí Cộng
sản, (11).
120. Lê Văn Quán (1997), “Lễ giáo Nho gia phong kiến kìm hãm bước tiến lên
của phụ nữ Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (01).
121. Lê Văn Quán (2003), “Thử bàn về đạo “hiếu” của Nho gia”, Tạp chí Hán
Nôm, (2).
122. Quốc hội, “Luật Hôn nhân gia đình”
123. Quốc hội, “Luật Lao động”,
124. Lê Đức Quý (2003), Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
125. Lê Thị Quý (1993), “Nho giáo và văn hóa gia đình hiện nay”, Tạp chí
Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, (4).
126. Lê Thị Quý (2003), Người phụ nữ trong gia đình đô thị, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
127. Nguyễn Duy Quý (2006), Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay. Vấn đề và
giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
128. Phạm Côn Sơn (2005), Gia lễ xưa và nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
129. Nguyễn Đức Sự (2009) “Vị trí và vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt
Nam”, Tạp chí Triết học, (10).
130. Nguyễn Đức Sự (2009), "Vị trí của Nho giáo thời kỳ cực thịnh của chế
độ phong kiến Việt Nam", Tạp chí Triết học, (10), tr.16.
131. Nguyễn Đức Sự (2011), Nho giáo với khía cạnh tôn giáo của Nho giáo,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
132. Vũ Minh Tâm (1996), Tư tưởng triết học về con người, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
133. Cung Kim Tiến (2002), Từ điển Triết học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
134. Bùi Huy Tiến (Tuần phủ Vĩnh Yên) (1929), Nữ Huân (Nhời dạy con gái
khi về nhà chồng), Lmprimerie Tonkinots e, Rue du Chanvre.
135. Lê Sĩ Thắng (1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
167
136. Lê Sĩ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
137. Nguyễn Q. Thắng (1994), Sơ lược Hoàng Việt Luật lệ (bước đầu tìm
hiểu luật Gia Long), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
138. Chi Thanh (1939), Tiết - Hạnh, Nxb Bibliotheque.
139. Trần Thành (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
140. Trần Đình Thảo (1995), “Về ảnh hưởng của Nho giáo đối với con người
Việt Nam trong lịch sử”, Tạp chí Triết học, (4).
141. Chương Thâu (1998), “Nho giáo với vấn đề “Hiện đại hóa” ở Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (2).
142. Trần Ngọc Thêm (2006), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
143. Lê Thi (1998), Phụ nữ nông thôn và việc phát triển các ngành nghề phi
nông nghiệp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
144. Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
145. Lê Thi (2004), Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự
phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
146. Lê Thi (2006), Cuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam
hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
147. Lê Thi (2007), “Những cản trở đối với sự phát triển của em gái trong gia đình
Việt Nam - xưa và nay”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (1).
148. Lê Thi (2009), Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân
gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
149. Trần Nho Thìn (2010), “Nho giáo và nữ quyền”,
ngonngu.edu.vn.
150. Hoàng Bá Thịnh (2009), “Vài nét về tỷ lệ nữ cán bộ cơ sở hiện nay”, Tạp
chí Con số & Sự kiện, (10).
151. Nguyễn Thị Thọ (2011), Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
168
152. Vi Chính Thông (1996), Nho giáo với Trung Quốc ngày nay, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
153. Đinh Khắc Thuân (2004), "Sự thâm nhập của Nho giáo vào làng xã Việt
Nam qua tư liệu hương ước", Tạp chí Tôn giáo, (6), tr.17.
154. Hoàng Thị Thuận (2011), Ảnh hưởng của thuyết tam tòng, tứ đức đối
với người phụ nữ Việt Nam xưa và nay, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
155. Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
156. Nguyễn Tài Thư (1994), Nho học và Nho học ở Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
157. Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và
tôn giáo vào con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
158. Nguyễn Tài Thư (1999), “Về nguồn gốc của chế độ phong kiến xã hội và
đạo đức phong kiến Việt Nam”, Tạp chí Triết học, (6).
159. Nguyễn Tài Thư (2002), “Nho giáo và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (5).
160. Nguyễn Tài Thư (2009), “Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt
Nam”, Tạp chí Triết học, (6).
161. Trần Mạnh Thường (1996), Tục ngữ ca dao Việt Nam (chọn lọc), Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
162. Phan Mạnh Toàn (2006), "Những nhân tố chủ yếu làm biến đổi Nho giáo
ở Việt Nam", Tạp chí Giáo dục lý luận, (8), tr.44.
163. Phan Mạnh Toàn (2011), Ảnh hưởng của Nhân- Lễ trong Nho giáo đối
với đời sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học.
164. Lê Thị Linh Trang, “Vị trí vai trò của người phụ nữ trong xu thế hội
nhập của đất nước”,
165. Trung tâm Nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ (1995), Gia đình và địa vị
người phụ nữ trong xã hội cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
169
166. Nguyễn Minh Tuấn (2004), “Những giá trị tích cực của Nho giáo trong bộ
luật Hồng Đức”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, (4).
167. Lê Thị Nhâm Tuyết (2010), Những hủ tục bất công trong vòng đời người
phụ nữ Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
168. Từ điển Hán nôm, hannom.huecit.vn/VietHan/tabid/60/Default.aspx
169. Mạnh Tử (quyển hạ) (1950), Đoàn Trung Còn dịch, Nxb Thuận Hóa, Sài Gòn.
170. Mạnh Tử (quyển Thượng) (1950), Đoàn Trung Còn dịch, Nxb Trí Đức
Tòng Thơ, Sài Gòn.
171. Nguyễn Đình Tường (2002), “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị
đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải
pháp khắc”, Tạp chí Triết học, (6).
172. Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên) (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam
hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
173. Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam - Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về
phụ nữ (1991), Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
174. Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam - Viện Harvard - Yenching Hoa
Kỳ (2006), Nho giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
175. Nguyễn Khắc Viện (2000), Bàn về đạo Nho, Nxb Thế giới, Hà Nội.
176. Trần Nguyên Việt (2002), “Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái
phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường”,
Tạp chí Triết học, (5).
177. Trần Nguyên Việt (2004), “Phạm trù “Đức” trong học thuyết của Khổng
Tử, Tạp chí Triết học, (3).
178. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (2003), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
179. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (2003), Triết học Mác-Lênin, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
180. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
181. Trần Ngọc Vương (2000), “Vận mệnh của Nho giáo qua những biến thiên lịch
sử nửa đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (12-198).
170
182. Trần Quốc Vượng (2001), Truyền thống phụ nữ Việt Nam, Nxb Văn hóa,
Hà Nội.
183. Website:
184. Website:
185. Website: www.abankersecret.com.
186. Website: www.baocantho.com.vn.
187. Website: www.tusachthantien.com/tstt/.
188. Website:
nu-trung-quoc-chiu-canh-thiet-thoi.
189. Nguyễn Bình Yên (1999), Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng phong kiến
trong cán bộ lãnh đạo, quản lý và phương hướng khắc phục, Luận án
tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
190. Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII- XVIII, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
191. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_van_la_6719.pdf