Các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương trong vùng chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu phát triển bền vững trong hoạch định và thực thi các chính sách phát triển công nghiệp. Còn chạy theo lợi ích ngắn hạn, cục bộ, tư duy theo nhiệm kỳ, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm cùng với tình trạng cát cứ theo địa giới hành chính của các địa phương trong vùng. Việc tuân thủ quy hoạch tổng thể, dài hạn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng còn chưa thực sự được quan tâm chú trọng. Đây là nguyên nhân cơ bản của tình trạng kém chất lượng và kém bền vững trong hoạt động phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ những năm qua. Chạy theo lợi ích ngắn hạn, cục bộ là nguyên nhân của việc khai thác tài nguyên quá mức, không chú trọng đến chất lượng, phát triển mất cân đối trong nhiều phân ngành công nghiệp và các địa phương trong Vùng.
- Thiếu sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong vùng trong công tác quy hoạch phát triển công nghiệp. Quy hoạch chủ yếu chú ý đến mặt lượng trong phát triển theo từng địa phương, chưa chú ý đúng mức về mặt chất lượng, khả năng thu hút công nghệ cao trên phạm vi toàn vùng. Chưa quan tâm giải quyết đúng mức mối quan hệ giữa quy hoạch phát triển công nghiệp với việc xử lý các vấn đề môi trường, xã hội, chuẩn bị nguồn nhân lực, phát triển hệ thống giao thông và mạng lưới dịch vụ.
179 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào tạo và nghiên cứu. Trước mắt cần thực hiện các biện pháp sau:
- Các tỉnh, thành phố trong vùng cần nhanh chóng hoàn thiện qui hoạch phát triển nguồn nhân lực đến 2020, sớm triển khai và đưa vào để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, chú trọng việc tiếp tục giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng số lượng tuyệt đối và tỷ lệ lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính các chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao trong vùng. Điều này hết sức quan trọng vì đây là sự hỗ trợ trực tiếp quan trọng cho sự đổi mới công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp, đồng thời tạo ra lực lượng lao động chất lượng cao tại chỗ phục vụ cho các ngành công nghiệp có giá trị tăng thêm cao, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
- Thành lập hệ thống khuyến khích và chứng nhận lao động kĩ thuật cao trong các ngành công nghiệp. Hệ thống này cần được xây dựng ở cấp quốc gia, tỉnh - thành phố và doanh nghiệp. Các cấp này phối hợp với nhau để khuyến khích lao động có trình độ kĩ thuật cao ngày càng cải thiện chất lượng và họ được xã hội thừa nhận.
- Khuyến khích thực hiện các chương trình đào tạo phối hợp giữa các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước. Các chương trình này nhằm mục tiêu chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước và cũng tạo cơ hội để các bên hiểu biết và phối hợp hoạt động với nhau.
- Nhà nước cần luôn đóng vai trò nòng cốt trong việc phát huy mọi tiềm năng để đào tạo đồng bộ nguồn nhân lực theo một cơ cấu tương quan hợp lý giữa đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và thợ lành nghề; chú trọng đội ngũ cán bộ chuyên sâu, cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành để tiếp cận nền kinh tế tri thức phục vụ cho việc phát triển có hiệu quả các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao trong vùng.
3.3.2.4. Phát triển mạnh khoa học và công nghệ ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Phát triển khoa học và công nghệ là nhiệm vụ quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 khẳng định: “ Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất [58]. Đây cũng là một trong những giải pháp quyết định nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp, gia tăng đóng góp của yếu tố TFP trong tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu về phát triển theo hướng bền vững. Vì vậy, một số biện pháp cần thực hiện trong thời gian tới là:
- Ưu tiên nhập khẩu công nghệ tiến tiến, công nghệ nguồn, nhập khẩu bằng sáng chế phát minh về để ứng dụng, tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và phối hợp nghiên cứu triển khai.
- Phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ trong vùng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và tăng tính thanh khoản các nguồn vốn đầu tư cho R&D, đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ.
- Thực hiện cơ chế khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, thành lập tổ chức R&D, tham gia nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống; Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học, công nghệ, cạnh tranh bình đẳng. Thực hiện cơ chế đánh giá thường kỳ hoạt động khoa học, công nghệ và tổ chức khoa học, công nghệ.
- Nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất lên ngang tầm khu vực và thu hẹp khoảng cách về trình độ nghiên cứu khoa học cơ bản với các nước phát triển, chú trọng lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao; Trong đó chú trọng hoàn thiện môi trường thể chế thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ sao cho tốc độ đổi mới công nghệ đạt 20 - 25% trung bình hàng năm.
- Đầu tư chiều sâu các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm khoa học và công nghệ đầu ngành; Khuyến khích phát triển các cơ sở nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất và thiết kế, chế tạo, cải tiến và ứng dụng công nghệ mới; Kiểm định và đánh giá chất lượng công nghệ thuộc mọi tổ chức và thành phần kinh tế.
- Đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học phục vụ công tác hoạch định chủ trương, sách lược phát triển; Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ môi trường, công nghệ sạch, thân thiện môi trường, phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải.
- Phát triển ở mỗi tỉnh, thành phố trong vùng có ít nhất một trung tâm tư vấn và xúc tiến chuyển giao công nghệ để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu về nghiên cứu, triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ.
- Đẩy mạnh việc thu hút các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài tình nguyện về nước cùng các chuyên gia quốc tế đến làm việc tại vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam.
- Xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ công nghệ trong công nghiệp, trong đó chú trọng phát triển các ngành công nghệ mới; Thực hiện hình thức khoán; chính quyền, doanh nghiệp đặt hàng và hợp đồng với các tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài Vùng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ trong công nghiệp.
- Đẩy nhanh tốc độ xây dựng và vận hành khu công nghệ cao Hoà Lạc, thu hút phát triển sản phẩm công nghệ thông tin; phát triển một số KCN công nghệ cao ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.
3.3.3. Nhóm giải pháp đảm bảo sự bền vững về môi trường trong phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
3.3.3.1. Thực hiện chính sách phòng ngừa, bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp
Chính sách BVMT trong phát triển công nghiệp lấy nguyên tắc chỉ đạo là phòng ngừa, trong đó doanh nghiệp là mắt xích quan trọng nhất. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt là phòng ngừa ngay từ sớm dựa trên 2 nội dung sau:
* Phòng ngừa từ doanh nghiệp là cấu thành quan trọng nhất của toàn bộ chính sách. Nội dung cơ bản là xây dựng năng lực tự kiểm soát và chủ động BVMT của doanh nghiệp. Bản chất của những vấn đề môi trường trong doanh nghiệp cũng vẫn là những vấn đề của sản xuất, mấu chốt là năng lực lựa chọn. Những điều chỉnh ngày nay về sản phẩm, công nghệ có xu hướng cùng lúc đạt cả lợi ích về môi trường và hiệu quả, cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là những đòi hỏi mới trong xu thế phát triển hội nhập nhiều biến động và trong bối cảnh khủng hoảng nguyên liệu, năng lượng luôn đe doạ. Muốn vậy đòi hỏi quá trình nhận thức và đào tạo, tổ chức của doanh nghiệp phải đổi mới và trang bị những năng lực cần thiết để chủ động ứng phó. Bên cạnh đó, yếu tố quyết định không thể thiếu là những thay đổi trong định chế về tài chính của doanh nghiệp, làm thế nào để đưa các hạch toán môi trường vào bảng cân đối chung như là những chi phí hợp pháp trước thuế. Không có những cơ chế tài chính thích hợp doanh nghiệp cũng không thể giải quyết vấn đề tự đầu tư cho BVMT tại doanh nghiệp. Kiểm soát môi trường tại doanh nghiệp, sẽ bắt đầu từ kiểm soát nguyên liệu đầu vào, từ nguồn cung cấp (các vùng nuôi trồng, khai thác) đến quá trình sản xuất và đầu ra của sản phẩm. Các quy định và nội dung kiểm soát sẽ được lồng ghép trong Báo cáo môi trường bắt buộc của doanh nghiệp. Chế độ báo cáo bắt buộc sẽ được thể chế hoá thành các quy định, quy chế và chi tiết hoá theo đặc điểm từng ngành. Tăng cường tham gia của cộng đồng vào việc giám sát các hoạt động công nghiệp, các quá trình ra quyết định liên quan tới các dự án gây ô nhiễm. Khuyến khích doanh nghiệp có những cam kết với cộng đồng, tăng cường tiếp xúc và trao đổi thông tin với cộng đồng về những hoạt động sản xuất của mình.
* Phòng ngừa từ trong chiến lược, quy hoạch mấu chốt là phải đánh giá được tác động môi trường của chiến lược, quy hoạch. Điều chỉnh và lồng ghép các nội dung BVMT ngay từ trong quy hoạch chiến lược. Để làm được điều đó phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá và lồng ghép. Xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho ngành và địa phương làm thước đo đánh giá và dự báo.
Để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, phải có bộ máy, con người và cả những năng lực cần thiết trong đó bao gồm cả hệ thống văn bản liên quan. Nhất là phải trao quyền chủ động cho các bộ ngành thực hiện. Tổ chức và nguồn lực con người phải sớm được ưu tiên giải quyết nhằm tạo các năng lực nền tảng cho thực hiện chiến lược. BVMT trong quá trình hoạch định chiến lược đòi hỏi những hiểu biết và kỹ năng nhất định. Trong doanh nghiệp, những kỹ năng và năng lực quản lý môi trường doanh nghiệp cho phép phát hiện, kiểm soát và thực hiện các điều chỉnh cần thiết trong quá trình sản xuất vẫn còn yếu kém và chưa đáp ứng yêu cầu đề ra nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp của các thể chế liên quan.
3.3.3.2. Đẩy mạnh thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn và phát triển công nghiệp môi trường trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
* Chiến lược SXSH trong công nghiệp được Thủ tướng chính phủ ban hành theo quyết định số 1419/QĐ-TTg, ngày 7 tháng 9 năm 2009. Chiến lược này đã khẳng định xu hướng hội nhập sâu rộng và thích ứng nhanh chóng với cộng đồng quốc tế trong công tác BVMT công nghiệp nhằm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ đã dẫn đầu cả nước trong việc áp dụng chiến lược này và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong thời gian tới, chiến lược này cần được đẩy mạnh thực hiện sâu rộng hơn nữa.
Thực hiện SXSH là nội dung quan trọng cùng lúc đem lại lợi ích kinh tế và môi trường. Nếu như tiếp cận đầu - cuối làm tăng chi phí giá thành thì sản xuất sạch hơn tự nó có thể tạo ra các lợi ích, trang trải chi phí. Quan trọng hơn, tiếp cận SXSH phù hợp với BVMT từ ngay trong quá trình sản xuất, nhấn mạnh đến tiết kiệm và giảm chi phí trên cơ sở đó giảm phát thải. Việc thực hiện chiến lược SXSH ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong những năm tới cần phải lựa chọn được bước đi phù hợp, hướng đến diện rộng với các giải pháp phù hợp, hiệu quả và có tính khả thi.
* Phát triển công nghiệp môi trường
Công nghiệp môi trường tự thân đã có trong các lĩnh vực công nghiệp và đang trở thành các thực thể kinh tế rõ nét. BVMT đang thu hút nhiều luồng đầu tư và thành phần kinh tế tham gia, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm với doanh thu ngày càng gia tăng. Kinh nghiệm tại Trung Quốc và một số nước khác cho thấy, ngành công nghiệp môi trường đang ngày càng khẳng định vị thế với doanh thu lên tới hàng chục tỷ USD mỗi năm.
Nguyên tắc của chính sách là liên kết các nỗ lực tạo ra một cơ cấu công nghiệp theo hướng bền vững trên cơ sở cân đối đầu ra của công nghiệp, vừa thu được giá trị kinh tế cao và đóng góp giảm thiểu chất thải trong công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015 và 2020, sẽ định hình được các hướng chuyên sâu như tái chế, xử lý chất thải, sản xuất thiết bị và dịch vụ môi trường.
- Ngành công nghiệp tái chế chất thải ngoài những lĩnh vực tái chế hiện nay như giấy, nhựa và kim loại sẽ phát triển các các hình thức mới như tái chế/sơ chế và trao đổi chất thải thông qua doanh nghiệp trung gian. Trước hết tập trung giải quyết vấn đề chất thải tại các KCN và khu chế xuất, sau năm 2015 phát triển đa dạng các doanh nghiệp thu gom và tái chế tạo cầu cho phần lớn chất thải công nghiệp.
- Sản xuất các thiết bị đồng bộ công nghệ về bảo vệ môi trường.
+ Hình thành một số đầu mối doanh nghiệp chuyên sản xuất các thiết bị đồng bộ công nghệ về BVMT quy mô công nghiệp.
+ Hình thành một số hướng sản xuất các thiết bị thử, chất thử, các nguyên liệu thay thế nhập ngoại trong công nghệ BVMT. Phấn đấu tăng dần tỷ lệ thay thế các công nghệ thiết bị môi trường bằng sản phẩm nội địa.
- Cung cấp dịch vụ môi trường đa dạng và theo xu hướng hình thành các doanh nghiệp dịch vụ môi trường.
Giải pháp chính sách cơ bản là phát triển ngày càng nhiều, đa dạng các doanh nghiệp môi trường, nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường hoạt động BVMT trong vùng và các khu vực lân cận. Doanh nghiệp công nghiệp về lâu dài sẽ phải trả phí cho các dịch vụ làm sạch môi trường, đó là cơ sở để tạo ra các nhu cầu phát triển ngành công nghiệp môi trường. Bên cạnh đó, các chính sách quy định môi trường cần tiếp tục hoàn thiện nhằm tạo ra các nhu cầu mới.
Đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ, hiện nay còn chưa có cơ sở xử lý, tái chế rác thải công nghiệp tập trung. Do vậy, việc đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý, tái chế chất thải công nghiệp tập trung là hết sức cần thiết, trước mắt tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, khuyến khích và có chính sách ưu đãi cao đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
3.3.3.3. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thì không chỉ bản thân các cơ sở mà các cơ quan chức năng cũng phải cần vào cuộc một cách tích cực. Việc giải quyết triệt để các yếu tố gây ô nhiễm môi trường ở các cơ sở này là con đường duy nhất giải quyết sức ép từ cộng đồng và phát triển bền vững. Các giải pháp xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần được áp dụng là: Đình chỉ hoạt động sản xuất, đóng cửa; Di rời cơ sở sản xuất; Nâng cập cải tạo, đổi mới công nghệ; Cải tạo lại, xây dựng mới công trình xử lý chất thải. Thay đổi công nghệ từng phần hay thay toàn bộ để đảm bảo sản xuất ít chất thải, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng.
3.3.4. Nhóm giải pháp đảm bảo sự bền vững về xã hội trong phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
3.3.4.1. Tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Trong toàn bộ nguồn thu nhập của người lao động thì nguồn thu nhập từ tiền lương là quan trọng nhất, là nguồn thu chủ yếu trong đời sống người lao động. Trong mấy năm trở lại đây, do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới, thu nhập của công nhân trong vùng KTTĐ Bắc Bộ còn thấp, đời sống vật chất của công nhân còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải thực sự quan tâm đến đời sống vật chất cho người công nhân mà ở đây thiết thực nhất là hướng tới đảm bảo việc làm và nâng cao chất lượng việc làm cho công nhân, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của công nhân ngày càng tốt hơn. Khi đời sống của công nhân không ngừng được nâng lên thì họ sẽ yên tâm lao động sản xuất và ngày càng gắn bó với doanh nghiệp đó hơn, doanh nghiệp cũng không gặp phải tình trạng biến động lao động hoặc các vụ đình công, lãn công đòi tăng lương từ phía người lao động. Ngoài ra, các địa phương trong vùng cũng cần sớm có chính sách hỗ trợ đối với người lao động có thu nhập thấp hay mất việc, có cơ chế giám sát các doanh nghiệp trong thi hành Luật lao động, có như vậy đời sống vật chất của người lao động mới được nâng lên.
Việc làm là một nhu cầu thiết yếu đối với người lao động, là điều kiện để công nhân tồn tại và phát triển, đồng thời nó cũng lại là vấn đề mang tính chính trị sâu sắc. Để đảm bảo việc làm cho công nhân một cách thường xuyên và ổn định, các địa phương trong vùng cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau:
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư làm ăn tại vùng, khai thác mọi thế mạnh với mục đích tăng nhiều việc làm cho người lao động.
- Phục hồi và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống để giải quyết lao động dư thừa tại nông thôn.
- Có chính sách ưu đãi vay vốn, hỗ trợ công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp mở rộng quy mô sản xuất tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ công nhân trên địa bàn. Mở rộng dịch vụ giới thiệu việc làm, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tìm việc làm phù hợp.
- Thực hiện nghiêm túc quỹ trợ cấp thất nghiệp để người lao động tìm lại khả năng nghề nghiệp, có điều kiện tự đào tạo lại, do đó tăng khả năng tìm việc làm mới.
- Khuyến khích mọi người tự tạo việc làm trong khuôn khổ pháp luật, hạn chế đến mức tối thiểu tình trạng người có sức lao động mà không có việc làm; xoá bỏ dần mặc cảm giữa lao động trong biên chế và ngoài biên chế nhà nước, giữa lao động trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.
- Chú trọng cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân. Ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, điều kiện môi trường làm việc của công nhân lao động nhìn chung còn kém như: điều kiện làm việc bị ô nhiễm, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn nhiều. Việc tăng cường độ và thời gian lao động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước khiến sức khoẻ của công nhân không được đảm bảo, có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng. Do vậy, biện pháp cấp bách hiện nay là chú trọng cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho công nhân như: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định vệ vệ sinh môi trường, an toàn lao động. Kiểm tra việc chấp hành luật và các điều khoản liên quan đến bảo vệ sức khoẻ người lao động, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, các cơ sở sản xuất - kinh doanh có điều kiện lao động không đảm bảo phải dừng ngay sản xuất và có biện pháp cụ thể để doanh nghiệp phải chấp hành các quy định về an toàn lao động và trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cũng như các điều khoản trong Luật lao động và Luật công đoàn nhằm tạo ra môi trường ngày càng tốt cho hoạt động của người công nhân trong sản xuất.
3.3.4.2. Đẩy mạnh xây dựng nhà ở cho công nhân
Việc xây dựng nhà ở tập trung cho công nhân là yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo nhân lực cho phát triển công nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đây cũng là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân thông qua việc tạo điều kiện cho họ có nơi ăn, chốn ở ổn định, góp phần bảo đảm cuộc sống. Để giải quyết các vấn đề trên cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, quy hoạch tổng thể phát triển các KCN phải gắn với việc cung ứng dịch vụ nhà ở cho công nhân thuê.
Các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cần phải quy định những điều kiện và nội dung cụ thể ràng buộc của địa phương và chủ đầu tư trong việc quy hoạch và phát triển KCN đó là: phát triển các KCN cần phải đồng bộ với việc quy hoạch, phát triển nhà ở và hạ tầng xã hội thiết yếu cho công nhân, có những chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng KCN, chính sách đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân. Các doanh nghiệp xây dựng của Nhà nước cần phải đi đầu trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân thuê dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Thứ hai, các địa phương trong vùng cũng cần chủ động rà soát quy hoạch tổng thể dành quỹ đất, nguồn kinh phí xây dựng dự án nhà ở cho công nhân, nhất là quỹ đất bên cạnh các KCN để xây dựng nhà ở cho công nhân. Tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác quy hoạch chi tiết, điều lệ quản lý quy hoạch và công khai để các chủ đầu tư có cơ sở chuẩn bị các dự án phát triển nhà ở và quy hoạch cho nhân dân tham gia vào việc xây dựng nhà ở cho công nhân thuê. Các khu nhà ở cho công nhân nhất thiết phải có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.
Thứ ba, đẩy mạnh xã hội hoá nhà ở cho công nhân thuê, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân thuê trên địa bàn vùng. Cần phải tạo lập một hệ thống các chủ thể cung cấp nhà ở cho công nhân thuê đó là các doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ tầng, các chủ tư nhân và nhân dân gần các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở của nhà nước là khâu trực tiếp quyết định vấn đề cung ứng nhà ở cho công nhân công nghiệp.
Thứ tư, các địa phương trong vùng cần ban hành hệ thống tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu cho người lao động trong khu công nghiệp đồng thời điển hình hoá các thiết kế nhà ở mẫu cho các doanh nghiệp và các chủ nhà trọ tư nhân theo quy định của Bộ Xây dựng về tiêu chuẩn nhà ở cho người lao động thuê.
Đối với nhà do các doanh nghiệp xây dựng cho công nhân thuê cần phải xây dựng nhà ở cho công nhân thuê với giá thành thấp là vấn đề đầu tiên được đặt ra. Mặc dù vậy, cũng không nên xây dựng những ngôi nhà tạm bợ cấp 4 bởi hiệu quả kinh tế không cao chiếm nhiều diện tích vì vậy giải pháp hợp lý là loại nhà ở chung cư căn hộ nhiều tầng. Để hạ giá thành, giải pháp công nghệ được đề xuất là sử dụng biện pháp xây dựng theo công nghiệp hoá, kết hợp lắp ghép mở và xây dựng thủ công với vật liệu xây dựng.
Còn đối với nhà trọ cho dân xây dựng thì cần phải được quy hoạch theo một mẫu nhất định theo quy định. Nhà cấp 4 có thể được chấp nhận song cần phải đảm bảo tiêu chuẩn về chiều cao không gian, chiều rộng, điện, nước, vệ sinh môi trường...
Thứ năm, các cơ quan chức năng cần ban hành cơ chế kiểm soát giá cho thuê nhà một cách chặt chẽ, tránh tình trạng giá cả nhà thuê của công nhân ở mức bất hợp lý không phù hợp với khả năng tài chính eo hẹp của người lao động trong các khu công nghiệp
Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống quản lý và phát triển nhà tại các KCN. Để thực hiện tốt yêu cầu quản lý và phát triển nhà ở cần thiết phải tăng cường vai trò trách nhiệm của Ban quản lý các KCN của các địa phương trong vùng. Các cơ quan chức năng cần xây dựng các chế tài cụ thể để quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, ban quản lý các KCN, doanh nghiệp phát triển hạ tầng và công nhân thuê nhà trong việc xây dựng và sử dụng nhà ở cho người công nhân lao động trong các KCN.
3.3.4.3. Xã hội hoá hoạt động đảm bảo đời sống tinh thần cho công nhân trong vùng
Các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cần có chính sách tạo cơ chế thuận lợi để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc về đời sống của người lao động. Để nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của người công nhân lao động ở các KCN tập trung, cần có sự điều chỉnh Quyết định Số: 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng theo hướng làm rõ tỷ lệ diện tích đất công nghiệp để dành cho việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, siêu thị, nhà văn hoá, khu vui chơi giải trí, văn hoá thể thao... để ổn định cuộc sống của người lao động, đảm bảo cung ứng nguồn lao động ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp.
Các đơn vị được chấp thuận giao đất và hưởng ưu đãi xây dựng nhà ở cho công nhân cần thực hiện một cách đồng bộ về xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi xã hội như: trung tâm giải trí, thương mại, dịch vụ ăn uống, dịch vụ chuyên chở công nhân... Từ đó khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khoá để gắn kết người lao động với nhau, từ đó nâng cao trách nhiệm và tạo sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp. Các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng phải có lộ trình quản lý giá cho thuê phù hợp với thu nhập của người lao động, đảm bảo có mức giá phù hợp với khả năng chi trả của người lao động và đạt được mục tiêu xã hội đặt ra.
Các địa phương cần kết hợp với các hộ dân xung quanh KCN trong việc cung cấp các dịch vụ văn hoá xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho người lao động.
Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường thực hiện các chính sách chăm lo về đời sống cho người lao động. Địa phương có KCN cần phối hợp với doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN xây dựng các thiết chế văn hoá căn bản: Nhà văn hoá, sân chơi thể thao, tủ sách phục vụ người lao động. Đồng thời, định kỳ tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao của KCN hoặc giao lưu với địa phương để tạo thêm món ăn tinh thần cho người lao động; giúp họ cơ hội giao lưu, kết bạn và chăm lo cho hạnh phúc gia đình.
Kết luận chương 3
Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ theo hướng bền vững thời gian qua, chương 3 đã dự báo những cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức do bối cảnh quốc tế và trong nước đưa lại đối với phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam. Đồng thời, chương 3 đã nghiên cứu đề xuất các quan điểm cơ bản và xây dựng bốn nhóm giải pháp nhằm tạo điều kiện cho công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển theo hướng bền vững. Bên cạnh nhóm giải pháp chung, các nhóm giải pháp được phân chia theo các nội dung: Giải pháp nhằm nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp trong vùng KTTĐ Bắc Bộ; Giải pháp đảm bảo sự bền vững về môi trường trong phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ; Giải pháp đảm bảo sự bền vững về xã hội trong phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Xuất phát từ tính chất tác động liên ngành của phát triển công nghiệp nên sự phân chia các nhóm giải pháp trên chỉ mang tính tương đối. Mỗi giải pháp đều có vai trò và ý nghĩa riêng, trong đó, giải pháp tái cơ cấu công nghiệp trong vùng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trong vùng được xem là những giải pháp đột phá để công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Vùng KTTĐ Bắc Bộ có vị trí và vai trò trọng yếu về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và an ninh, quốc phòng của cả nước. Những năm qua, công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, làm tiền đề quan trọng cho phát triển bền vững chung toàn vùng và cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công nghiệp trong vùng KTTĐ Bắc Bộ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát triển thiếu bền vững mà nguyên nhân chủ yếu là: nhận thức về phát triển bền vững trong hoạch định và thực thi các chính sách phát triển công nghiệp chưa thực sự đầy đủ; Còn chạy theo lợi ích ngắn hạn, cục bộ, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm cùng với tình trạng cát cứ theo địa giới hành chính của các địa phương trong vùng; Việc tuân thủ quy hoạch tổng thể, dài hạn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng còn chưa thực sự được quan tâm chú trọng; Mô hình tăng trưởng, phát triển công nghiệp của các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ chậm được chuyển đổi. Bên cạnh đó là những hạn chế yếu kém về khoa học công nghệ, nhân lực, công nghiệp hỗ trợNhững biểu hiện thiếu bền vững và nguyên nhân của nó đòi hỏi cần nhanh chóng có các giải pháp, chính sách phù hợp để công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển theo hướng bền vững trong giai đoạn phát triển mới.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận án đã thực hiện được những nội dung quan trọng sau:
1. Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu liên quan đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Đặc biệt, luận án đã xây dựng khái niệm, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp theo hướng bền vững làm cơ sở để đánh giá phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam.
2. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững và rút ra bài học kinh nghiệm cho vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam.
3. Trên cơ sở nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trong chương 1, luận án đã phân tích, đánh giá, làm rõ được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam giai đoạn 2001-2012. Trên cơ sở đó, xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết, đó là: cần nhanh chóng có các giải pháp chính sách phù hợp tạo điều kiện cho công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển theo chiều sâu; cần nhanh chóng hoàn thiện các chính sách và biện pháp hạn chế thất thoát tài nguyên và bảo vệ môi trường công nghiệp; cần coi trọng các giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phát triển công nghiệp trong vùng; cần hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng, phát triển ngành công nghiệp và các phân ngành công nghiệp trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cùng với hoàn thiện và tổ chức tốt bộ máy quản lý, điều tiết hoạt động liên kết vùng.
4. Luận án đã dự báo bối cảnh quốc tế, trong nước, từ đó đề xuất năm quan điểm phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững.
5. Luận án đã đề xuất bốn nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững: nhóm giải pháp chung; nhóm giải pháp nhằm nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp trong vùng KTTĐ Bắc Bộ; nhóm giải pháp đảm bảo sự bền vững về môi trường trong phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ; nhóm giải pháp đảm bảo sự bền vững về xã hội trong phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Tô Hiến Thà (2009), “Nhân tố văn hoá trong phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn: Kinh nghiệm và triển vọng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 49-56.
2. Tô Hiến Thà (2009), “Khủng hoảng nợ nước ngoài tại các nước Mỹ Latinh và bài học cho tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 3, tr.9-13.
3. Tô Hiến Thà (2009), “Sự vận động của dòng vốn FDI quốc tế và một số đề xuất đẩy mạnh thu hút FDI ở Việt Nam”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 12, tr.23-27.
4. Tô Hiến Thà (2012), “Environmentally sustainable development in the Northern focal economic region of Vietnam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Sustainable manufacturing and Environmental management, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr.322-332.
5. Tô Hiến Thà (2013), “Thực trạng vấn đề xã hội trong phát triển công nghiệp bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 5, tr.14-18.
6. Tô Hiến Thà (2013), “Kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của một số nước và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí Châu Phi và Trung Đông, số 06 (94), tr. 24-33.
7. Tô Hiến Thà (2013), “Giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam ”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 54, tr.56-62.
8. Tô Hiến Thà (2013), “Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam: thực trạng và những vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 7, tr.3-11.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Bạch Thị Lan Anh ( 2010), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ Kinh tế , Đại Học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Trần Thị Lệ Anh (2010), Đánh giá và dự báo mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Tổng cục Môi trường, Hà Nội.
Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW, ngày 14-9-2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (2012), Báo cáo đánh giá công tác điều phối giai đoạn 2006-2010 và kế hoạch công tác điều phối giai đoạn 2011-2015.
Trương Chí Bình (2011), Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế của, Đại học Kinh tế quốc dân,
Bộ Công Thương (2008), Tài liệu Hội thảo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam, Hà Nội.
Bộ Công Thương Việt Nam và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (12-2011), Báo cáo Năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt Nam 2011, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), “Phát triển bền vững ở Việt Nam”, Sổ tay tuyên truyền, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2004), “Phát triển bền vững”, Kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Đại cương về phát triển bền vững, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Phân tích những tác động của chính sách đô thị hoá đối với phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Ảnh hưởng của chính sách phát triển các khu công nghiệp tới phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006), Đánh giá tác động của chiến lược và chính sách năng lượng trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021 (2006) - Học viện Hành chính quốc gia, “Phát triển bền vững”, Tài liệu dùng cho các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Dự án VIE/01/021 (2006), Nghiên cứu tổng kết một số mô hình phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (2012), Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011 - Tìm hiểu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển công nghiệp, Hà Nội.
Hoàng Văn Châu (2010), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
Vũ Đình Cự (2005), “Những thành tựu, hạn chế và thách thức của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta trong điều kiện toàn cầu hoá”, Tạp chí Lý luận chính trị, (12).
Cục Thống kê TP. Hà Nội (2011), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội của TP. Hà Nội năm 2011.
Cục Thống kê TP. Hà Nội (2012), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 năm 2012.
Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010.
Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011.
Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (2010), “Những tiến bộ mới đây trong cải cách hệ thống NC&PT ở một số nước”, Tổng luận số 11, Hà Nội
Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (2008), “Phát triển bền vững và sức cạnh tranh của Thái Lan dựa vào khoa học và công nghệ”, Tổng luận số 04, Hà Nội
Lưu Bách Dũng (2011), Khung thể chế phát triển bền vững của một số nước Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Bùi Đại Dũng (2012), Công bằng trong phân phối- cơ sở để phát triển bền vững, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam - Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam (2001, 2006, 2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Minh Đức (12/2004), Điều chỉnh chiến lược công nghiệp để tiến tới phát triển bền vững, Tham luận tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững lần thứ nhất, tr. 86-111.
Võ Văn Đức - Đinh Ngọc Giang (2012), Một số vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát ở các tỉnh miền núi phía Bắc), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà nội.
Lê Huy Đức (2004), “Nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Công nghiệp, (4), Hà Nội.
Nguyễn Bình Giang (2012), Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp nghiệp Việt Nam, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lê Hà Thanh - Bùi Trinh - Dương Mạnh Hùng (2010), “Chính sách môi trường cho phát triển bền vững - cách tiếp cận bằng mô hình cân đối liên ngành, liên vùng”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (154).
Lưu Đức Hải, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2000.
Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam - Từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Thị Hường (2008), Chính sách thương mại và công nghiệp nhằm phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam, Đề tài NCKH, Viện Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà nội.
Vũ Thành Hưởng (2010), Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
Hồ Lê Nghĩa (2009), Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế công nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Nguyễn Đình Phan, Ngô Thắng Lợi (2007), Giáo trình Kinh tế và Quản lý công nghiệp, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Vũ Đức Quyết (12/11/2010), “Lao động và công tác đào tạo nghề tại các khu công nghiệp Bắc Ninh”. Khu công nghiệp Bắc Ninh, Truy cập ngày 08/6/2011 tại địa chỉ
Nguyễn Danh Sơn (2007), Điều tra cơ bản các yếu tố phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Đề tài NCKH, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
Hồng Sơn (2009).“Nhập cư vào Hà Nội: Thực trạng và biện pháp quản lý”, Báo Hà Nội mới, ngày 02/6/2009.
Đặng Như Toàn (1996), Kinh tế môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Hà Huy Thành, Nguyễn Ngọc Khánh (2009), Phát triển bền vững: từ quan niệm đến hành động, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Hồ Trung Thanh (2003), Cơ sở khoa học giải quyết mối quan hệ giữa các chính sách thương mại và chính sách môi trường đảm bảo phát triển thương mại bền vững, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại, Hà Nội.
Kenichi Ohno - Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
Cẩm Tú (18/10/2011), “Nhà ở cho công nhân KCN: Mối nghẽn chính sách”, Báo Tài nguyên và Môi trường,
Ngân hàng Thế giới (2002), Báo cáo phát triển 2003, Hà Nội.
Nguyễn Quang Thái - Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
Bùi Tất Thắng, Luận cứ khoa học cho các quan điểm và chính sách chủ yếu nhằm phát triển và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Đề tài NCKH cấp nhà nước, Hà nội, 2010.
Tạ Đình Thi (2007), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững trên địa bàn Vùng KTTĐ Bắc bộ - Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Nguyễn Văn Thường (2005), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Những rào cản cần phải vượt qua, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (11/2012), Chính sách công và phát triển bền vững, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
Jean - Yves Martin (2007), Phát triển bền vững? Học thuyết Thực tiễn Đánh giá, Nxb Thế giới, Hà Nội.
Tatyana P.Soubbotina (2005), Không chỉ là Tăng trưởng Kinh tế - Nhập môn về phát triển bền vững, Nxb Văn hoá - Thông tin, HN.
Thaddeus C. Trzyna (2001), Thế giới bền vững - Định nghĩa và trắc lượng phát triển bền vững, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 về việc việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển.
Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 về Ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012, Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê (2000- 2011), Nxb Thống kê, HN.
Tổng quan Kinh tế và dự báo, số 3 năm 2012, tr. 68
Trần Đình Thiên (2012), Phát triển công nghiệp hỗ trợ, đánh giá thực trạng và hiệu quả, Nxb Khoa học xã hội, tr.65.
Hồ Tuấn (2009), Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng Công nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Nghiên cứu điển hình ngành dệt may), Luận án tiến sĩ Kinh tế công nghiệp, Đại học KTQD, Hà Nội.
Phan Đăng Tuất (2007), “Một số chính sách phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học - Công nghệ, (2), tr.4-7.
Phan Đăng Tuất và Lê Minh Đức (2006), Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hà Nội.
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3, Nxb Từ điển Bách khoa, tr 242.
Quốc hội Nước cộng hoà XHCN Việt Nam (1993), Luật Bảo vệ môi trường, được Quốc hội khoá IX thông qua tại Kỳ họp thứ Tư ngày 27/12/1993.
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2013), Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và Quý I năm 2013.
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (12/2011), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2011; phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2012.
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2012), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2011; mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2012.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2012), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và mục tiêu, nhiệm vụ, gỉải pháp năm 2013.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2011), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát trỉển kinh tế - xã hội năm 2011 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2012.
Ngô Doãn Vịnh (2010), Nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam ở giai đoạn 2011-2020, Đề tài NCKH, Viện Chiến lược Phát triển Bộ KHĐT, Hà Nội.
Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công thương (2004), Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường ngành công nghiệp, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội.
Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công thương (2007), Chính sách công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Hà Nội.
Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công thương (2007), “Đánh giá môi trường chiến lược”, Tài liệu bài giảng, Hà Nội.
Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công thương (2006), Nghiên cứu cấu trúc ngành và hiệu quả kinh tế: tác động tới hoạch định chính sách phát triển các ngành công nghiệp, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội.
Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công thương (2006), Hiện trạng phát triển công nghiệp môi trường của các nước trên thế giới, Hà Nội.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Nhóm nghiên cứu kinh tế phát triển của trường Đại học tổng hợp Copenhagen, Viện nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới của Đại học Liên hợp quốc (2012), Tác động của biến đổi khí hậu đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Vụ kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ, Bộ kế hoạch đầu tư (2010).
Worldbank và Nguyễn Văn Thanh (2001), Thương mại công bằng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
www.qdnd.vn/Trung-Quoc-dau-tu-lon-cho-7-nganh-cong-nghiep-chien-luoc, 8/12/2010.
www.sxsh.vn/vi-VN/Home/tongquansanxuatsachhon-14/2011/San-xuat-sach-hon-tai-cac-tinh-thanh-875.aspx, 01/8/2011
www. monre.gov.vn
www.hungyen.gov.vn/
www.hanoi.gov.vn
www.quangninh.gov.vn
www.haiduong.gov.vn/
www.haiphong.gov.vn/
www.vinhphuc.gov.vn/
www.bacninh.gov.vn/
www.moit.gov.vn/
www.mpi.gov.vn/
www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/57045/seo/Xay-nha-cho-cong-nhan-lao-dong-o-Quang-Ninh-Can-thuc-hien-dong-bo-cac-giai-phap/
www.laodong.com.vn/Cong-doan/LDLD-Vinh-Phuc-Day-nhanh-xay-dung-nha-o-cho-CNVCLD/103233.bld
II. TIẾNG ANH
The World Commission on Environment and Development (The Bruntland Report) (1987), Our Common Future, Oxford Press.
Peter P.Rogers, Kazi F.Jalal và John A.Boyd (2007), An Introduction to Sustainable Development, Nxb Earthscan, Vương quốc Anh.
John Blewitt (2008), Understanding Sustainable Development, Nxb Earthscan, Vương quốc Anh.
Simon Dresner (2008), The Principles of Sustainability, Nxb Earthscan, Vương quốc Anh.
Simon Bell và Stephen Morse (2008), Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable?, Nxb Earthscan, London.
D.Gibbs và P. Deutz. Elsevier (2005), Implementing industrial ecology? Planning for eco- industrial parks in the USA.
Kevin P.Gallagher and Lyuba Zarsky (2004), Sustainable Industrial Development? The Performance of Mexico’s FDI-led Integration Strategy, Fletcher School of Law and Diplomacy and Tufts University, USA.
UNIDO (6/2012), Towards Green Growth Through Green Industry Development in Viet Nam, Trung tâm Quốc tế Viên, P.O. Box 300, 1400 Viên, Áo.
UN (2007), Industrial Development for the 21st century: Sustainable Development perspectives
Jan Harmsen Joseph B. Powell, sustainable development in the process industries, John Wiley & Sons, Inc, Hoboken, New Jersey, USA.
Anders Danielson, Associate Professor, Department of Economics University of Lund, Sweden and A. Geske Dijkstra Senior Lecturer in Economics Faculty of Social Sciences, Erasmus University Rotterdam, The Netherlands (2001), Towards Sustainable Development in Central America and the Caribbean, Antony Rowe Ltd, Chippenham, Wiltshire, UK.
Stefan Schaltegger, Martin Bennett, Roger L.Burritt,ChristineJasch (2008), Environmental Management Accounting for Cleaner Production, Springer, 11 ewerbestrasse, 6330 Cham, Suisse.
Fabrizio Cavani, Gabriele Centi,Siglinda Perathoner, and Ferruccio Trifiró(2009), Sustainable Industrial Processes, Federal Republic of Germany.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo địa phương
Tỷ đồng
2005
2006
2007
2008
2009
2010
CẢ NƯỚC
415895.8
485829.0
567448.3
646353.0
701183.8
808745.4
Đồng bằng sông Hồng
102314.4
124618.3
152283.6
176474.9
192753.7
223179.1
Hà Nội
34579.0
41648.2
50144.4
65694.2
70990.8
79585.1
Hà Tây
5322.1
6449.6
7371.9
Vĩnh Phúc
9717.1
12777.0
17977.3
20006.5
21061.8
24454.9
Bắc Ninh
4455.0
5685.1
7367.9
8498.5
11377.3
15854.0
Quảng Ninh
8067.1
9308.4
10909.5
11793.4
13377.4
14755.3
Hải Dương
6380.5
7781.5
9438.9
11176.0
11798.1
13331.8
Hải Phòng
17625.4
20774.2
24326.6
28232.4
28947.2
32423.7
Hưng Yên
5381.8
6861.9
8632.3
10664.6
11385.2
13457.3
Thái Bình
2917.8
3602.0
4484.5
5666.7
6850.3
8693.0
Hà Nam
2470.3
2968.1
3523.1
4289.5
5125.5
6365.8
Nam Định
3424.3
4255.0
5246.4
6436.8
7098.0
8340.1
Ninh Bình
1974.0
2462.0
2860.8
4016.3
4742.1
5918.1
Niên giám Thống kê 2010, tr.437
Phụ lục 2
Lao động trong các ngành kinh tế vùng KTTĐ Bắc Bộ
Đơn vị
Năm 2000
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Số lao động
nghìn người
6060,6
7173,3
7341,0
7628,9
7822,6
8124,4
8495,1
Nông nghiệp
3561,9
3647,4
3480,9
3334,8
3117,0
2946,5
2789,6
Công nghiệp
929,6
1632,5
1773,9
1936,6
2114,1
2314,9
2539,1
Dịch vụ
1569,1
1893,4
2086,2
2357,6
2591,5
2863,0
3166,3
Cơ cấu lao động
%
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông nghiệp
58,8
50,8
47,4
43,7
39,8
36,3
32,8
Công nghiệp
15,3
22,8
24,2
25,4
27,0
28,5
29,9
Dịch vụ
25,9
26,4
28,4
30,9
33,1
35,2
37,3
Nguồn: Vụ kinh tế địa phương và vùng lãnh thổ, Bộ Kế hoạch đầu tư.
Phụ Lục 3
Các chủ trương, chính sách, pháp luật chủ yếu về phát triển
công nghiệp theo hướng bền vững của Việt Nam
STT
Số hiệu, tên của các chủ trương, chính sách, pháp luật
1
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, ngày 27-6-1991
2
Quyết định số 187-CT ngày 12/6/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và PTBV giai đoạn 1991-2000.
3
Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và được sửa đổi bổ sung năm 2005
4
Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
5
Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 và Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
6
Nghị định số 103/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước .
7
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 được Ban chấp hành trung ương Đảng thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tháng 4 năm 2001
8
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 256/2003/QĐ-TTG ngày 02 tháng 12 năm 2003 về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
9
Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; Nghị định số 45/2012/NĐ-CP, ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công.
10
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)
11
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
12
Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến 2010, tầm nhìn đến 2020
13
Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân thuê.
14
Quyết định số 1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07 tháng 9 năm 2009, phê duyệt Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020
15
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 được Ban chấp hành trung ương Đảng thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tháng 1 năm 2011
16
Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12 tháng 4 năm 2012 phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
17
Quyết định số 339/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020.
18
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Phụ lục 4
Bản đồ vị trí vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam