2.1. Xã Hòa Phong
Là xã nằm ở trung tâm huyện, có chợ cung cấp hàng hóa cho các xã lân
cận, có mức kinh tế khá của huyện, với diện tích 18,54 km², có 4.473 hộ, dân số
trên 15.967 nhân khẩu chia thành 15 thôn và có trên 150 cơ quan, đơn vị của
thành phố, huyện, xã đóng trên địa bàn. Cơ cấu kinh tế là nông nghiệp – Thương
mại dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp.
Tổng số NCT trên địa bàn xã là 1.994 người chiếm 12,49% dân số, trong đó
nam: 966 người, nữ: 1.028 người. Do địa bàn nhỏ hẹp nên địa điểm hội họp, sinh
hoạt cho NCT còn hạn chế.
2.2. Xã Hòa Phú
Là một xã miền núi cách trung tâm huyện Hòa Vang khoảng 12 km. Xã có
tổng diện tích tự nhiên là 90,05 km, chia thành 10 thôn, 1.314 hộ với 4.953 nhân
khẩu. Phân bổ dân cư trong xã không đồng đều, địa hình nhiều đồi núi đi lại khó
khăn, tình hình kinh tế thu nhập của nhân dân còn thấp so với mặt bằng chung
của huyện.
Số NCT trên địa bàn xã là 408 người, chiếm 8,24% dân số xã, trong đó có
397 người là hội viện Hội NCT. Trong năm số NCT được cấp thẻ bảo hiểm y tế
miễn phí là 2.258 người, được chúc thọ, mừng thọ là 330 người với số tiền
92.700.000 đồng.
149 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tình trạng nghèo của người già ở thành phố Đà Nẵng: Yếu tố tác động và vai trò của chương trình hỗ trợ bằng tiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến của tổ trưởng dân phố, đại diện các tổ chức đoàn thể ở tổ; Gắn hoạt
động tín dụng với khuyến nông - lâm - ngư, đào tạo và dạy nghề nhằm giúp
người nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả. Gắn kết hoạt động tín dụng của ngân
hàng chính sách xã hội với các kênh tín dụng, tiết kiệm khác nhằm đáp ứng các
nhu cầu tiết kiệm và bảo hiểm cho người nghèo; Kết hợp tín dụng với tiết kiệm
và bảo hiểm vi mô cho người nghèo bằng hệ thống các tổ chức tài chính chính
thức và tài chính vi mô. Tại mỗi xã/phường xây dựng một quỹ tiết kiệm với các
đặc điểm món nhỏ, gửi góp thường xuyên và có lịch giao dịch thường kỳ với
ngân hàng tuần, tháng. Tổ chức ngân hàng lưu động để tiếp cận thường xuyên
với các tổ tiết kiệm tại các tổ/thôn; Thường xuyên giám sát sự hoạt động của hệ
thống tín dụng, khả năng tiếp cận và sử dụng vốn vay của người nghèo để đảm
bảo vốn vay đến đúng đối tượng và được sử dụng đúng mục tiêu. Quy mô vay,
thời hạn và phương thức trả nợ vay cho ngân hàng chính sách xã hội xác định
cho từng trường hợp cụ thể tuỳ thuộc vào loại hình và chu kỳ sản xuất kinh
doanh của chủ hộ và tình hình thực tế của địa phương.
Trong thời gian tới, Đà Nẵng cần tập trung vào các vấn đề hỗ trợ vốn vay
như sau: bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo; đảm bảo nguồn kinh phí cho học
sinh, sinh viên hộ nghèo vay; thông qua tín dụng ưu đãi, có chính sách hỗ trợ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người
nghèo. Trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt
động sản xuất, kinh doanh, cần chú trọng đến những doanh nghiệp tham gia đào
tạo nghề và tạo việc làm cho người nghèo, trong đó ưu tiên ngành nghề có đặc
thù riêng cho NCT để tận dụng sức lao động của những NCT nhưng còn sức lao
động.
Thứ năm, tăng cường hơn nữa các hoạt động phát huy vai trò, nâng cao
sức khỏe cho NCT và thực hiện các hoạt động chủ động chuẩn bị cho tuổi già.
107
Trong đó, tăng cường các hoạt động tư vấn, hướng dẫn bồi dưỡng và tập huấn
kiến thức tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe đối với bản thân và gia đình NCT;
Phát triển và nâng cao hoạt động các câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, câu lạc bộ
văn hoá hiện có về cơ sở vật chất cũng như loại hình hoạt động để thu hút ngày
càng đông NCT đến tham gia.
Thứ sáu, phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám
chữa bệnh miễn phí cho NCT (có thể khám tại nhà); Hình thành các khoa lão
khoa tại các trung tâm y tế quận, huyện và các bệnh viện cấp thành phố; Có
chương trình đào tạo tập huấn chuyên sâu, nâng cao chất lượng hoạt động cho
đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên chăm sóc NCT; Đầu tư sửa chữa nâng
cấp cơ sở BTXH của ngành LĐ-TB&XH phù hợp NCT đảm bảo nuôi dưỡng tập
trung số NCT không nơi nương tựa và hướng đến đầu tư khu dành riêng chăm
sóc NCT có điều kiện kinh tế khá giả nhưng con cháu không có điều kiện chăm
sóc, gửi vào đóng góp kinh phí để chăm sóc; Tạo điều kiện về ưu đãi đất đai, các
chính sách tài chính khác để khuyến khích xã hội hóa xây dựng các cơ sở điều
dưỡng, chăm sóc NCT tập trung; Tuyên truyền vận động công dân chủ động
tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi tiêu tiết kiệm từ khi còn trẻ để có
nguồn tích luỹ lúc ốm đau khi tuổi già. Tự nguyện đóng góp các quỹ từ thiện,
quỹ nhân đạo, quỹ chăm sóc phụng dưỡng NCT; Phổ biến và tuyên truyền các
kiến thức cho các thế hệ trong gia đình có NCT, cách tìm hiểu về tâm lý và
nguyện vọng chính đáng để tìm ra phương pháp, kỹ năng chăm sóc NCT về sức
khỏe và tinh thần.
Thứ bảy, mở rộng cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc cho NCT, trong đó có
định hướng xã hội hóa. NCT có xu hướng không sống cùng với con cháu ngày
càng cao, kể cả lúc đau ốm không có người chăm sóc, do con cháu của họ còn có
gia đình riêng, còn phải đi làm không đủ thời gian chăm sóc bố mẹ. Vì vậy,
trong quá trình quy hoạch phát triển thành phố trong thời gian tới, nhất là mở
rộng đô thị ra phía Tây thành phố, cần tính đến việc quy hoạch khu Trung tâm
108
dưỡng lão cao cấp theo phương án xã hội hóa, kêu gọi và có chính sách ưu đãi về
đất đai, thủ tục, cơ chế cho các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm (như:
Nhật Bản, Hàn Quốc). Trong đó, có mô hình nghỉ dưỡng cao cấp cho NCT là
khách NCT nước ngoài và NCT trong nước có điều kiện khá, đồng thời có mô
hình mang tính từ thiện để tạo điều kiện cho NCT trong nước có hoàn cảnh khó
khăn, hiểm nghèo, NCT là đối tượng chính sách, NCT neo đơn có điều kiện
chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt, vui chơi, giải trí... mà không cần con, cháu phải
mất nhiều trời gian chăm sóc.
Thứ tám, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo. Cụ thể:
khảo sát thực tế về đối tượng, nội dung, phương thức cần đào tạo; xây dựng, bổ
sung hoàn thiện bộ tài liệu tập huấn; tổ chức tập huấn cán bộ làm công tác giảm
nghèo nâng cao nhận thức về phương pháp tiếp cận tổng thể để giải quyết vấn đề
nghèo; kỹ năng thực hành tổ chức thực hiện các chính sách, phát hiện nhu cầu
của cộng đồng, xây dựng dự án và tổ chức thực hiện dự án quy mô nhỏ cấp
xã/phường; các kỹ năng và biện pháp huy động sự tham gia của dân, kỹ năng
lồng ghép giới trong các dự án; biện pháp huy động nguồn lực ở cộng đồng; kỹ
năng thu thập thông tin, xây dựng dữ liệu về nghèo đói ở cấp cơ sở, cấp
quận/huyện, quy trình và công cụ theo dõi, giám sát đánh giá thực hiện chương
trình; kỹ năng theo dõi diễn biến nghèo đói và đánh giá tác động của các chính
sách dự án đến việc nâng cao thu nhập mức sống của người dân; các biện pháp
nhân rộng mô hình giảm nghèo; cách thức xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất
chi tiêu cấp hộ gia đình; bồi dưỡng kiến thức sư phạm cần thiết để chuyển tải
thông tin. Cần quan tâm đến biện pháp tổ chức tập huấn, giới thiệu các hình
thức, kỹ năng tổ chức một lớp tập huấn, cách quản lý học viên, kỹ năng khuyến
khích sự tham gia của học viên, đánh giá kết quả đào tạo; kỹ năng sử dụng các
công cụ phục vụ lớp tập huấn.
Thứ chín, hỗ trợ và nuôi dưỡng các nguồn hỗ trợ NCT, đặc biệt là sinh kế
hộ gia đình có người cao tuổi. Dân số ở độ tuổi lao động đang đóng một vai trò
109
quan trọng đối với sự phát triển về kinh tế và an sinh thu nhập. Vì vậy, những
chính sách nhằm tạo việc làm cho nhóm này là rất cấp bách. Đào tạo nghề, cung
cấp tín dụng, và sản xuất phi nông nghiệp là một số biện pháp có thể được thực
hiện để hỗ trợ thêm. Một khi những người này ổn định đời sống kinh tế thì NCT
cũng tránh được những rủi ro với nghèo. Tăng cường trang bị kiến thức về
khuyến nông, lâm, ngư cho hộ nghèo có lao động, trong đó có lao động là NCT,
có đất nhưng thiếu kiến thức làm ăn, thiếu kỹ thuật sản xuất, còn ràng buột bởi
nhiều tập quán canh tác cũ, lạc hậu, điều kiện sản xuất khó khăn, năng suất cây
trồng vật nuôi thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Tăng cường mạng lưới khuyến
nông viên cơ sở. Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, tập huấn, tăng cường
hình thức tập huấn nông dân tại đồng ruộng theo phương thức mô hình trình diễn.
Hỗ trợ việc hình thành và tổ chức hoạt động của các tổ chức nông dân tự quản để
đưa các dịch vụ sản xuất đến các nông hộ một cách thuận lợi hơn, dễ dàng hơn.
Tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận được với thị trường và thông tin thị trường.
Đồng thời tăng cường mở rộng phương thức canh tác theo hợp đồng với sự hợp
tác chặt giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học), nhằm
mang tính ổn định, bền vững trong sản xuất và tiêu thụ.
Thứ mười, trợ giúp pháp lý miễn phí cho những hộ nghèo có nhu cầu về
các lĩnh vực: đất đai, nhà ở, thừa kế, hộ khẩu, hộ tịch, hôn nhân gia đình, chế độ
chính sách, BHXH, lao động việc làm Thành lập các câu lạc bộ trợ giúp pháp
lý ở các quận, huyện để tổ chức hoạt động thường xuyên nhằm giúp đỡ các hộ
dân đặc biệt là các hộ nghèo. Tổ chức các đợt tuyên truyền pháp luật cho hộ
nghèo nhằm trang bị kiến thức hiểu biết về pháp luật, tạo điều kiện cho người
nghèo biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp
của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo. Thường xuyên cập nhật và cấp phát hành
tờ rơi, ấn phẩm pháp luật cung cấp các thông tin pháp luật về các lĩnh vực khác
nhau cho hộ nghèo.
Mười một là, tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về công
110
tác giảm nghèo nói chung, nghèo đối với NCT nói riêng; kết hợp với những kinh
nghiệm của các nước phát triển. Từ đó, mạnh dạn đề xuất các cơ chế, chính sách
cũng như các mô hình giảm nghèo mới, có tính khả thi và vận dụng một cách
sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn (về kinh tế, chính trị, văn hóa, truyền
thống) ở từng địa phương vào từng thời kỳ, giai đoạn nhất định.
Mười hai là, cần có chính sách tôn vinh, khen thưởng kịp thời những hộ
nghèo có NCT có ý thức tốt vươn lên thoát nghèo bền vững nhằm khích lệ, động
viên cho các hộ nghèo khác. Bên cạnh sự vận động, giúp đỡ cần phải có phương
pháp đấu tranh phê phán các hộ gia đình lười lao động, không có ý thức vươn lên
thoát nghèo, còn trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của xã hội.
Mười ba là, cần có cơ chế công khai, minh bạch các chính sách, chủ
trương giảm nghèo một cách cụ thể để các ngành, đoàn thể và nhân dân tham gia
giám sát một cách dễ dàng và hiệu quả hơn; phát huy hơn nữa công tác phản
biện xã hội trong việc triển khai, thực hiện các đề án giảm nghèo; tăng cường
công tăng cường công tác kiểm tra, giám sát định kỳ nhằm đảm bảo chính sách
triển khai đến đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng, kịp thời và đúng đối
tượng. Đồng thời, xử lý nghiêm khắc những đối tượng lợi dụng chức năng
nghiệm vụ làm sai lệch chính sách, chính sách đến không đúng đối tượng.
Mười bốn là, cùng với việc triển khai thực hiện mô hình Chính phủ điện
tử, chúng ta có thể triển khai cổng thông tin về dịch vụ an sinh xã hội tích hợp,
trong đó tập trung các chính sách, thông tin, dịch vụ cho người cao tuổi; xây
dựng phần mềm cập nhật thông tin liên quan đến người cao tuổi; đồng thời tăng
cường việc liên kết với các chính sách khác tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
việc nghiên cứu và hoạch định chính sách một cách hiệu quả.
Có thể thấy, trợ cấp tiền mặt có thể giải quyết được khó khăn của NCT về
mặt kinh tế, nhưng không nên coi nó như là phương thuốc chữa bách bệnh có
liên quan tới nghèo và dễ tổn thương của NCT. Để có một dân số già khỏe mạnh
và an sinh về thu nhập, cần phải thực hiện ngay chính sách chủ động hướng tới
111
dân số già từ một dân số trẻ. Đà Nẵng vẫn có tỉ trọng dân số trong tuổi lao động
duy trì ở mức cao trong gần ba thập kỷ tới nên đây là nguồn nhân lực tiềm năng
cho tăng trưởng và phát triển, hướng tới một xã hội “già hoá chủ động”.
112
KẾT LUẬN
Già hóa dân số là vấn đề nhân khẩu học tất yếu ở các nước phát triển và cả
các nước đang phát triển, khi tỉ suất sinh và tỉ suất chết giảm, tuổi thọ trung bình
tăng, Việt Nam cũng ở nằm trong số đó. Cùng với xu hướng cả nước, Đà Nẵng
cũng sẽ đối mặt với già hóa dân số. Trong nhiều vấn đề kinh tế xã hội, thì chính
sách an sinh, thu nhập cho NCT là quan trọng, đặc biệt là vấn đề giảm nghèo và
dễ tổn thương.
Dựa trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trong và
ngoài nước, luận án đã khái quát hoá được một cách có hệ thống các vấn đề lý
luận trong nghiên cứu thực trạng nghèo của NCT; đánh giá xác thực về tình
trạng nghèo của NCT ở Đà Nẵng, chỉ ra được các nguyên nhân tác động chủ yếu,
đánh giá được vai trò của chương trình hỗ trợ bằng tiền tới việc giảm nghèo cho
NCT ở Đà Nẵng.
Qua nghiên cứu thực trạng nghèo của NCT ở Đà Nẵng cho thấy, những
năm qua Đà Nẵng đã triển khai nhiều chính sách an sinh xã hội, trong đó có
công tác giảm nghèo cho NCT. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ, chính sách đối
với NCT vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều. Trên thực tế vẫn còn một số
NCT, nhất là NCT ở các vùng nông thôn đời sống của nhiều gia đình còn khó
khăn, nên NCT vẫn phải cùng con cháu lao động, như chăn nuôi, làm nông
nghiệp, buôn bán nhỏ để kiếm sống, vẫn còn một số NCT cô đơn, đời sống
không ổn định, khó khăn, thiếu sự chăm sóc cần phải quan tâm giúp đỡ trong
thời gian đến.
Kết quả ước lượng các yếu tố tác động bằng mô hình hồi quy cho thấy,
những thách thức đặt ra bởi một dân số đang già hóa ở Việt Nam nói chung và
Đà Nẵng nói riêng đã nổi lên như một vấn đề quan trọng đối với các nhà hoạch
định chính sách xã hội vì số NCT ngày càng tăng lên. Để giải quyết vấn đề an
sinh xã hội cho NCT, trong đó có giảm nghèo và dễ tổn thương với nghèo, thì
113
cần phải hiểu các yếu tố có thể tác động tới tình trạng nghèo của hộ gia đình
NCT.
Qua mô phỏng vi mô chương trình trợ cấp bằng tiền cho thấy, trợ cấp tiền
mặt có tác động giảm nghèo cho NCT khá rõ, bên cạnh đó còn còn cải thiện
được đời sống tinh thần và vị thế, vai trò của NCT trong gia đình và cộng đồng.
Kết quả nghiên cứu của luận án này cho thực tế ở Đà Nẵng và những nghiên cứu
trước đây cho Việt Nam (như Giang và Pfau, 2009a; 2009b; 2009c; Mujahid và
cộng sự, 2008; Weeks và cộng sự, 2004; Matsaganis và cộng sự, 2000) đều cho
thấy những tác động tích cực đó. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy tác động chưa
đủ lớn và có thể không bền vững do mức hưởng vẫn còn thấp so với mức sống
và chậm được điều chỉnh so với chi phí sinh hoạt, trong khi mức bao phủ cũng
còn hạn chế. Ngoài ra, luận án còn tính được tổng chi phí của chương trình trợ
cấp cho NCT ở Đà Nẵng trong những năm tới sẽ là bao nhiêu nếu tính theo phần
trăm GDP của Đà Nẵng.
Trên cơ sở những hạn chế, tồn tại luận án đã đề xuất hàm ý chính sách cụ
thể để công tác giảm nghèo cho NCT trong thời gian tới được hiệu quả hơn và
huy vọng sẽ góp phần giúp cho Đà Nẵng thực hiện thành công Đề án “Thành
phố 4 an”, trong đó có vấn đề an sinh xã hội.
Có thể nói, đây là nghiên cứu đầu tiên về thực trạng nghèo của NCT Đà
Nẵng với việc kết hợp cả phương pháp định lượng và định tính. Cụ thể hơn: tới
nay hầu hết báo cáo về NCT chỉ dừng lại ở mức liệt kê/thống kê chứ không chỉ
ra nguyên nhân, vấn đề cụ thể. Nghiên cứu này là đầu tiên và làm rõ được các
nội dung liên quan. Là một trong những nghiên cứu đầu tiên nguyên nhân nghèo
người cao tuổi và về tác động của chính sách trợ cấp bằng tiền cho người cao
tuổi ở Việt Nam. Nghiên cứu áp dụng phương pháp mô phỏng vi mô - một
phương pháp mới được áp dụng gần đây để đánh giá tiền khả thi của các chương
trình an sinh xã hội, trong đó có chương trình trợ cấp bằng tiền cho NCT.
Phương pháp này được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu trên thế giới và thể
114
hiện tính ưu việt trong bối cảnh thông tin/dữ liệu về đời sống kinh tế của NCT
còn hạn hẹp. Cũng với Đà Nẵng, nghiên cứu này lần đầu áp dụng phương pháp
hiện đại này để đánh giá, cung cấp vấn đề chính sách quan trọng. Việc phối hợp
định lượng và định tính giúp cung cấp đầy đủ hơn bức tranh về nghèo và khả
năng tác động của trợ cấp bằng tiền cho NCT trong giảm nghèo. Từ đó có được
đề xuất chính sách cụ thể cho Đà Nẵng trong những năm tới khi dân số già ngày
càng rõ.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu luận án cũng không tránh khỏi một
số hạn chế như: Trong dữ liệu VHLSS, mẫu được chọn của Đà Nẵng còn nhỏ
(Năm 2006: 57 người, năm 2010: 52 người; năm 2014: 72 người). Tuy nhiên tác
giả cũng phải chấp nhận sử dụng. Lý do là số lượng NCT cho cả nước chỉ có
khoảng gần 3000 và được lấy cho 63 tỉnh/thành phố theo cỡ mẫu dân số. Hơn
nữa, lấy số liệu trong VHLSS thì mới lấy được các đặc trưng cá nhân và hộ để
dùng cho mô hình probit như trình bày ở trên. Đây là điểm yếu chính của nghiên
cứu, một điểm yếu nữa là dữ liệu chưa xác định được mức chi tiêu, thu nhập
riêng cho từng thành viên trong hộ gia đình Cần có những nghiên cứu phát
triển tiếp theo bằng các phương pháp tốt hơn, như: (1) tổ chức điều tra về chi
tiêu, thu nhập riêng đối với NCT để có dữ liệu đánh giá rõ hơn thực trạng nghèo
của NCT; (2) nghiên cứu sâu về khả năng và nhu cầu của NCT nhưng còn sức
lao động tốt, từ đó tạo việc làm phù hợp cho họ; (3) nghiên cứu xu hướng về
hành vi ứng xử của NCT đối với con cháu trong gia đình; (4) nghiên cứu về vai
trò và mối quan hệ giữa NCT với gia đình, cộng đồng, xã hội
114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), “Dự báo tài chính quỹ bảo hiểm xã hội Việt
Nam”, Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB&XH, Hà nội.
[2] Giản Thành Công, Paulette Castel và Giang Thanh Long (2010), Xây dựng
mô hình dự báo quỹ hưu trí Việt Nam, (Báo cáo số 1), Dự án ILSSA-WB
TF00058179, ILSSA và WB, Hà Nội.
[3] Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Nguyễn Khánh
Phương, Trần Văn Tiến, Vũ Thị Minh Hạnh, Phan Hồng Vân và cộng sự
(2007), Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo tại năm tỉnh
miền núi phía Bắc và Tây Nguyên [trực tuyến]: [truy
cập: 30/11/2010].
[4] Nguyễn Đình Cử và Hà Tuấn Anh (2010), Thay đổi cấu trúc dân số và dự
báo giai đoạn cơ cấu dân số “vàng” ở Việt Nam, Tổng cục DS-KHHGĐ, Hà
Nội.
[5] Đàm Hữu Đắc (2010), Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã
hội: Chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
[6] Minh Hòa (2010), Người cao tuổi Việt Nam: Pho kinh nghiệm quý báu cho
lớp trẻ.
[7] Lê Quốc Hội và cộng sự (2013), Tác động của tăng trưởng kinh tế đến xóa
đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đề tài nghiên cứu khoa học
cấp bộ.
[8] Đinh Thế Huynh và cộng sự (2015), 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt
nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[9] Nguyễn Thị Lan (2010), Giới thiệu chiến lược đến năm 2015, Tổ chức hỗ trợ
người cao tuổi quốc tế (HAI).
[10] Giang Thanh Long (2010b), “Chuyển đổi hệ thống hưu trí từ PAYG DB sang
tài khoản cá nhân tượng trưng (NDC)”, Báo cáo số 3 của Dự án TF058179
115
giữa Ngân hàng thế giới và Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội.
[11] Giang Thanh Long (2011), “Già hóa dân số và người cao tuổi Việt Nam:
Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách”, đề tài cấp Bộ, Hà
Nội.
[12] Giang Thanh Long, Nguyễn Thị Nga và Lê Minh Giang (2011), “Rà soát các
chính sách hỗ trợ xã hội ở Việt Nam”, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(MoLISA) và Tổ chức Hợp tác Đức (GIZ), Hà Nội.
[13] Lê Quốc Lý (2012), Chính sách xóa đói giảm nghèo: thực trạng và giải
pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[14] Ngân hàng Thế giới (2007), Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008: Bảo trợ Xã
hội, Ngân hàng Thế giới, Hà Nội.
[15] Trần Thị Mai Oanh (2010), Nghiên cứu được tiến hành với 818 người cao
tuổi sống ở 8 thôn thuộc 4 xã của huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
[16] Trần Thị Mai Oanh (2010), Sức khỏe, chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
và thử nghiệm mô hình can thiệp ở huyện miền núi Chí Linh, tỉnh Hải
Dương, Luận án Tiến sĩ, Đại học Y tế Công cộng (không xuất bản).
[17] Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2009), “Một số dự báo về quỹ hưu trí Việt
Nam”, (bản thảo), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
[18] Bộ LĐ-TB&XH (2012), “Báo cáo kết quả thực hiện chính sách bảo trợ xã
hội” (Tài liệu phục vụ phiên họp toàn thể UBCVĐXH lần thứ 3 của QH
Khóa XIII), (không xuất bản), Bộ LĐ-TB&XH, Hà Nội.
[19] Ngân hàng Thế giới (2010), “Việt Nam: Tăng cường lưới an sinh xã hội đối
với giảm nghèo và dễ tổn thương”, (bản thảo), Ngân hàng Thế giới, Hà Nội.
[20] Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam (2012), Điều tra về Người cao tuổi Việt
Nam (VNAS): Những kết quả chủ yếu, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
[21] Tổng cục Thống kê Việt Nam (2011), Dự báo dân số Việt Nam, 2009-2049,
GSO, Hà Nội.
[22] Tổ chức y tế thế giới (WHO) (2008), “Lồng ghép vấn đề giới và đói nghèo
vào trong các chương trình y tế: cẩm nan nguồn dành cho cán bộ y tế- mô
116
đun về già hóa dân số”, Switzerland.
[23] Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (nhiệm kỳ 2005-2010),
XI (nhiệm kỳ 2010-2015), XII (nhiệm kỳ 2016-2020).
[24] VNCA & GIZ (2013), “Đánh giá việc triển khai thực hiện Luật Người cao
tuổi, 2010-2012”, VNCA & GIZ, Hà Nội.
[25] Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) (2012), “Báo cáo kết
quả nghiên cứu vai trò chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng đối với NCT Việt
Nam”, ILSSA, Hà Nội.
[26] Viện Khoa học Lao động-Xã hội (ILSSA) (2012), “Vai trò của chế độ trợ
cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi Việt Nam - Nghiên cứu trường
hợp ở Thanh Hoá”, ILSSA, GIZ và EvaPlan, Hà Nội.
[27] UNFPA Vietnam (2010b), “Tận dụng cơ hội dân số ‘vàng’ ở Việt Nam: Cơ
hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách”, UNFPA, Hà Nội.
[28] UNFPA (2011), “Già hóa dân số ở Việt Nam: Thực trạng và các vấn đề
chính sách”, UNFPA, Hà Nội.
[29] Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (2006), Báo cáo kết quả giám sát
thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi, người tàn tật, dân số, NXB
Lao động Xã hội, Hà nội.
Tiếng Anh
[30] Andrews, G. J., and Philips, D.R. (2005), “Ageing and Place: Perspectives,
Policy and Practice”, The Professional Geographer, Volume 58, Issue 4,
November 2006: 493 – 495.
[31] Barrientos, A. (2005), ‘Non-contributory Pension and Poverty Reduction in
Brazil and South Africa’ (mimeo). Manchester: Institute for Development
Policy and Management (IDPM), University of Manchester.
[32] Begum, S. and Wesumperuma, D. (2012), “Overview of the Old Age
Allowance in Bangladesh”, Chapter 8 in S. W. Handayani and B. Babajanian
(eds.) Social Protection for Older Persons: Social Pensions in Asia. Manila:
Asian Development Bank (ADB).
117
[33] Bhorat, H. (2003), “Estimates of Poverty Alleviation in South Africa, with an
Application to a Universal Income Grant”. Working Paper 03/75,
Development Policy Research Unit, School of Economics, University of
Cape Town.
[34] Case, A, and A. Deaton. (1998), “Large Cash Transfers to the Elderly in
South Africa”. NBER Working Paper no. 5572. Cambridge, MA: National
Bureau of Economic Research.
[35] Evans, M., I. Gough, S. Harkness, A. McKay, T. H. Dao, and L. T. N. Do.
(2007), “The Relationship between Old Age and Poverty in Viet Nam”.
United Nations Development Program (UNDP) Vietnam Policy Dialogue
Paper No. 2007-08, Hanoi: UNDP Vietnam.
[36] Evans, M., I. Gough, S. Harkness, A. McKay, T. H. Dao, and L. T. N. Do.
(2007b), “How Progressive is Social Security in Vietnam”. United Nations
Development Program (UNDP) Vietnam Policy Dialogue Paper No. 2007-
09. Hanoi: UNDP Vietnam.
[37] Evans, M., Giang, T. L., Vu, H. L., Nguyen, V. C., and Tran, N. T. M. T.
(2012), “Social Assistance Policy in Vietnam: Issues in Design and
Implementation, and Vision for Reform”. Hanoi: MoLISA and UNDP.
[38] Foster, James., J. Greer, E. Thorbecke 1984. “A Class of Decomposable
Poverty Measures”, Econometrica 52: 761-765.
[39] Gassman F. and C. Behrendt. 2006. “Cash Benefits in Low-income
Countries: Simulating the Effects on Poverty Reduction for Senegal and
Tanzania”, Discussion Paper 15, Social Security Department, International
Labor Office (ILO). Geneva: ILO.
[40] Gassman, F, and C. Behrendt. (2006), “Cash Benefits in Low-income
Countries: Simulating the Effects on Poverty Reduction for Senegal and
Tanzania”. ILO Social Security Department Discussion Paper 15. Geneva:
International Labour Office.
[41] Giang Thanh Long and Wade Donald Pfau. (2007), “The Elderly Population
118
in Vietnam during Economic Transformation: An Overview”. Chapter 7 in
Giang, T.L., and K. H. Duong (eds.) Social Issues under Economic
Integration and Transformation in Vietnam, Volume 1: 185-210. Hanoi:
Vietnam Development Forum (VDF).
[42] Giang Thanh Long. (2008), “Aging Population and the Public Pension
Scheme in Vietnam: A Long-term Financial Assessment”, East & West
Studies, Vol. 20, Issue 1 (June 2008): 171-193.
[43] Giang Thanh Long and Wade Donald Pfau. (2009), “Aging, Poverty, and the
Role of a Social Pension in Vietnam”, Development and Change, Vol. 40,
No. 2: 333-360.
[44] Giang Thanh Long and Wade Donald Pfau. (2009a), “The Vulnerability of
the Vietnamese Elderly to Poverty: Determinants and Policy Implications”,
Asian Economic Journal, Vol. 23, No.4, 419-437.
[45] Giang Thanh Long and Wade Donald Pfau. (2009b), “An Exploration for a
Universal Non-contributory Pension Scheme in Vietnam”, in Aris Ananta
and Evi Nurvidya Arifin (eds.) Older Persons in Southeast Asia: An
Emerging Asset. Singapore: Institute of Southeast Asia Studies, pp.140-64.
[46] Giang Thanh Long. (2010a), “Toward an Aging Population: Mapping the
Reform Process in the Public Delivery of Social Protection Services in
Vietnam”, Background paper for the 2010 Vietnam Human Development
Report (VNHDR). Hanoi: VASS and UNDP.
[47] Giang T. L. and D. Wesumperuma. (2011), (forthcoming) “Social Pension
for the Older Persons in Vietnam: Current Status and Recommendations for
Policy Responses”, in Social Pensions in Asia. Manila: Asian Development
Bank.
[48] Giang T. L. (2011), “Expanding Cash Transfer Program to Tackle Old-Age
Poverty in Viet Nam: An Ex-Ante Evaluation”, in S Oum., Giang, T. L, Sann
V., and Phouphet K. (eds.) Impact of Conditional Cash Transfers on Growth,
Income Distribution and Poverty in Selected ASEAN Countries. Jakarta:
119
Economic Research Institute for ASEAN and East Asia (ERIA).
[49] HelpAge International. (2012), “Aging and Social Protection Policies in
Indonesia”. Report of HAI to TNP2K. Jakarta: TNP2K
[50] ILSSA and UNFPA. (2007), “Assessment on Social Pension for the Elderly
Persons in Vietnam”, unpublished report. Hanoi: Institute for Labour Science
and Social Affairs, and United Nations Population Fund.
[51] Kakwani N., and K. Subbarao. (2005), “Ageing and Poverty in Africa and
the Role of Social Pensions”, Working Paper No. 8,
InternationalPovertyCenter, United Nations Development Programme
(UNDP). Brasilia: InternationalPovertyCenter, UNDP.
[52] Kakwani N., H. H. Son, and R. Hinz. (2006), “Poverty, Old-age and Social
Pensions in Kenya”. UNDPInternationalPovertyCenter Working Paper No.
24. Brasilia: InternationalPovertyCenter, UNDP.
[53] Knodel, J. and Chayovan, N. (2008), Population Ageing and the Well-being
of Older Persons in Thailand: Past trends, current situation and future
challenges. Bangkok: UNFPA.
[54] Lê Vũ Anh, D.H. Hoang, N.N. Bich, and T. Vu. (2010), “A Review of Policy
Implementation and Researchers on Vietnamese Elderly”, draft. Hanoi:
Vietnam Public Health Association (VPHA).
[55] Liên hợp quốc (UN) (2010), The World Population Prospects, Revision
2010. New York: UN.
[56] Matsaganis M., F. Papadopoulos, and P. Tsakloglou. (2000), “Estimating
Extreme Poverty in Greece and the Cost of Eliminating it through a
Minimum Guaranteed Income Scheme”. Research Project Paper 2000-02.
Athens: AthensUniversity of Business and Economics.
[57] Meng, X., R. Gregory and G. Wan. (2006), “China urban poverty and its
contributing factors”. UNUWIDERResearch Paper No. 2006/133. United
Nations’ World Institute for Development EconomicsResearch, Helsinki.
[58] MoLISA (Ministry of Labour, War Invalids, and Social Affairs) (2010), The
120
Social Protection Strategy of Viet Nam 2011-2020 (8th draft). Hanoi:
MoLISA.
[59] Mujahid, G., J. Pannirselvam, and B. Doge. (2008), The Impact of Social
Pensions: Perceptions of Asian Older Persons. Bangkok: UNFPA.
[60] Nguyễn Việt Cường. (2010), “Mapping the Reform Process in the Public
Delivery of Health Services in Viet Nam”, Background paper for the 2010
Vietnam Human Development Report (VNHDR). Hanoi: VASS and UNDP.
[61] Ogawa, T. and H. Toshihiro. (2009), “Global Ageing and its Impact in Asia
Pacific Region and Japan: The Importance of Collaboration among
Government, University and Industries”. (unpublished draft presentation).
[62] Pfau, W. D., and Giang, T. L. (2010), “Remittances, Living Arrangements
and the Welfare of the Elderly in Vietnam”, Asian and Pacific Migration
Journal, Vol. 19, No. 4: 447-472.
[63] Samson, M. (2012), “Nepal’s Senior Citizens’ Allowance: A Model of
Universalism in a Low-income Country”, Chapter 9 in S. W. Handayani and
B. Babajanian (eds.) Social Protection for Older Persons: Social Pensions in
Asia. Manila: Asian Development Bank (ADB).
[64] United Nations. (2008), World Population Prospects. The 2008 Revision
Population Database. New York: United Nations. Access:
30 November 2009.
[65] UN-DESA (United Nations Department of Economic and Social Affaris).
(2005), World Population Ageing 1950-2050. New York: UN-DESA.
[66] UN-DESA (United Nations Department of Economic and Social Affairs).
(2007), World Economic and Social Survey 2007: Development in an Ageing
World. New York: UN-DESA.
[67] UN-DESA. (2007), World Economic and Social Survey 2007: Development
in an Ageing World. New York: United Nations Department of Economic
and Social Affairs.
[68] UNFPA Vietnam. (2010a), “Population Changes and Education in Vietnam”,
121
Monograph series of Vietnam National Population Census 2009. Hanoi:
UNFPA.
[69] Weeks, J, T. Nguyen, R. Roy, and J. Lim. (2004), The Macroeconomics of
Poverty Reduction: The Case of Vietnam. Hanoi: United Nations
Development Programme.
[70] Willmore Larry. (2007), “Universal Pensions for Developing Countries”,
World Development, Vol. 35, Issue 1 (January 2007): 24-51.
[71] Worawet, S. and D. Wesumperuma. (2012), “Development of the Old-age
Allowance System in Thailand: Challenges and Policy Implications”,
Chapter 6 in S. W. Handayani and B. Babajanian (eds.) Social Protection for
Older Persons: Social Pensions in Asia. Manila: Asian Development Bank
(ADB).
122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ
(1) Huỳnh Văn Thắng (2011), “Thực trạng công tác an sinh xã hội tại thành
phố Đà Nẵng trong những năm qua và giải pháp cho những năm đến”, Sinh
hoạt lý luận (Tạp chí khoa học của Học viện Chính trị Khu vực III), số
tháng 10/2011.
(2) Huỳnh Văn Thắng (2013), “Những bài học xây dựng nông thôn mới của
Hàn Quốc”, Sinh hoạt lý luận (Tạp chí khoa học của Học viện Chính trị
Khu vực III), số 2(117): 74-79.
(3) Huỳnh Văn Thắng (2014), “Công tác giảm nghèo ở thành phố Đà Nẵng”,
Tạp chí Bảo hiểm Xã hội, Kỳ I, tháng 5/2014, trang: 33-34.
(4) Huỳnh Văn Thắng (2015), “Công tác đào tạo nghề cho nông dân cao tuổi ở
thành phố Đà Nẵng trong quá trình xây dựng nông thôn mới”, Sinh hoạt lý
luận (Tạp chí khoa học của Học viện Chính trị Khu vực III), số 5(132): 68-
73.
(5) Huỳnh Văn Thắng và Nguyễn Hiệp (2012), “Phong trào xây dựng nông
thôn mới của Hàn Quốc (Saemaul Undong) và bài học đối với thành phố
Đà Nẵng”, trong Kỷ yếu Hội thảo cấp Quốc gia chủ đề Quan hệ Việt Nam -
Hàn Quốc 20 năm và triển vọng tương lai, trang 131-143. Hội thảo do Viện
Nghiên cứu kinh tế - chính trị thế giới, Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế
quốc tế Hàn Quốc và Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng phối hợp tổ chức tại
Đại học Kinh tế Đà Nẵng ngày 25/9/2012.
(6) Huỳnh Văn Thắng và Nguyễn Hiệp (2012), “Chăm sóc người cao tuổi trong
điều kiện phát triển kinh tế xã hội địa phương: Trường hợp thành phố Đà
Nẵng”, trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học trong khuôn khổ Dự án TRIG chủ
đề Phát triển kinh tế - xã hội Miền Trung và Tây Nguyên gắn với yêu cầu
tái cơ cấu kinh tế, trang 200-209. Hội thảo được tổ chức tại Đại học Kinh tế
Đà Nẵng ngày 26/6/2012.
(7) Huỳnh Văn Thắng (2014), “Nghèo và công tác giảm nghèo ở thành phố Đà
123
Nẵng: thực trạng và một số khuyến nghị chính sách”, trong Kỷ yếu Hội thảo
khoa học: Một số vấn đề lý luận - thực tiễn cốt yếu về kinh tế, góp phần
phục vụ tổng kết 30 năm đổi mới, trang 123-131. Hội thảo do Hội đồng Lý
luận Trung ương và Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng tổ chức ngày
28/5/2014.
(8) Huỳnh Văn Thắng (2016), “Các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của
người cao tuổi ở thành phố Đà Nẵng”, trong kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp
quốc gia: Thống kê và Tin học ứng dụng (mã số NCASI-1.11), trang 123-
135. Hội thảo do Trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng, Cục Thống kê
tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng với Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân,
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Thống
kê- Tổng Cục Thống kê Việt Nam tổ chức ngày 12/11/2016.
124
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỊA BÀN KHẢO SÁT
1. Huyện Hòa Vang
Huyện Hòa Vang, là một trong 8 quận, huyện trực thuộc thành phố Đà
Nẵng có diện tích rộng nhất, là huyện có hộ nghèo cao nhất. Huyện Hòa Vang, là
một trong 8 quận, huyện trực thuộc thành phố Đà Nẵng có diện tích rộng nhất, là
huyện có 13,03% số dân toàn thành phố, mật độ dân số: 163,79 người/km2 (Theo
niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2010).Theo kết quả điều tra hộ có thu
nhập thấp thành phố năm 2014 của sở LĐTBXH thành phố, huyện Hòa Vang có
5.006 hộ nghèo/15.161 nhân khẩu (chiếm 22,7% số hộ/16,9% số nhân khẩu của
cả thành phố), có tỉ lệ hộ nghèo có NCT cao nhất, với 1.099 hộ (chiếm 35% số
hộ nghèo có NCT của Đà Nẵng), tỉ lệ hộ nghèo nhận trợ cấp cao nhất, với 3.208
hộ (chiếm 26% cả thành phố) và hộ có đối tượng BTXH cao nhất, với 1.700 hộ
(chiếm 34% cả thành phố), hộ có đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất, với 138 hộ
(chiến 86,25% cả thành phố); là địa phương có diện tích rừng nhiều nhất; phía
Tây giáp với huyện Đông Giang và huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam, phía
Nam giáp huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, phìa Đông giáp với huyện Điện Bàn
tỉnh Quảng Nam, quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ, phía Bắc giáp với quận Liên
Chiểu; Trung tâm hành chính huyện cách Trung tâm thành phố gần 18km; huyện
có 11 xã, xã xa nhất cách Trung tâm thành phố 40km và cách Trung tâm huyện
20km.
Hiện nay số người từ 60 tuổi trở lên của huyện là 13.089 người, chiếm
10,84% dân số huyện (Theo Luật NCT dân số huyện đang ở trong giai đoạn già
hóa), trong đó người từ đủ 80 tuổi trở lên là 3.609 người, số NCT là người dân
tộc ít người là 81 người.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao các ngành, các cấp đã chủ động
phối hợp tổ chức, triển khai thực hiện nhiều chương trình, hoạt động về NCT
như tiếp tục củng cố tổ chức hội, phát triển hội viên, phát động các chương trình
hành động nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần
125
của NCT trên địa bàn.
Huyện đã thực hiện tốt chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng
đối với 3.441 NCT thuộc đối tượng BTXH theo quy định của Luật NCT với tổng
kinh phí trợ xã hội hàng tháng là 743,41 triệu đồng. Về công tác chăm sóc NCT
cô đơn không nơi nương tựa: tổng số có 06 đối tượng được chăm sóc tại trung
tâm, trong đó Trung tâm BTXH 06 đối tượng.
Trong dịp tết và ngày truyền thống người NCT Việt Nam (6/6) toàn huyện có
2.051 cụ được chúc thọ, mừng thọ ở các độ tuổi theo quy định với tổng số tiền chúc
thọ, tặng quà trị giá 572,1 triệu đồng. Các cấp Hội tổ chức thăm hỏi NCT khi ốm
đau với 475 lượt người.
Hội NCT các cấp chủ động phối hợp với ngành y tế tổ chức các đợt khám
và cấp thuốc miễn phí cho trên 11.511 NCT, 1.401 NCT được khám mắt miễn
phí, 328 NCT được chữa mắt miễn phí. Một số địa phương triển khai môn dưỡng
sinh tới các hội cơ sở xã, thôn nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống cho
NCT.
Các cấp hội phối hợp tổ chức cho 124 hội viên NCT đi tham quan, học tập,
trao đổi kinh nghiệm và giao lưu văn nghệ, thể thao thu hút trên 600 NCT tham
gia.
2. Một số thông tin cơ bản về các địa điểm khảo sát
2.1. Xã Hòa Phong
Là xã nằm ở trung tâm huyện, có chợ cung cấp hàng hóa cho các xã lân
cận, có mức kinh tế khá của huyện, với diện tích 18,54 km², có 4.473 hộ, dân số
trên 15.967 nhân khẩu chia thành 15 thôn và có trên 150 cơ quan, đơn vị của
thành phố, huyện, xã đóng trên địa bàn. Cơ cấu kinh tế là nông nghiệp – Thương
mại dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp.
Tổng số NCT trên địa bàn xã là 1.994 người chiếm 12,49% dân số, trong đó
nam: 966 người, nữ: 1.028 người. Do địa bàn nhỏ hẹp nên địa điểm hội họp, sinh
hoạt cho NCT còn hạn chế.
126
2.2. Xã Hòa Phú
Là một xã miền núi cách trung tâm huyện Hòa Vang khoảng 12 km. Xã có
tổng diện tích tự nhiên là 90,05 km, chia thành 10 thôn, 1.314 hộ với 4.953 nhân
khẩu. Phân bổ dân cư trong xã không đồng đều, địa hình nhiều đồi núi đi lại khó
khăn, tình hình kinh tế thu nhập của nhân dân còn thấp so với mặt bằng chung
của huyện.
Số NCT trên địa bàn xã là 408 người, chiếm 8,24% dân số xã, trong đó có
397 người là hội viện Hội NCT. Trong năm số NCT được cấp thẻ bảo hiểm y tế
miễn phí là 2.258 người, được chúc thọ, mừng thọ là 330 người với số tiền
92.700.000 đồng.
127
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN ĐƯỢC KHẢO SÁT
1 Tọa đàm tại thành phố 15 đại biểu
Phó giám đốc sở LĐTB XH
Phó giám đốc Sở VHTTDL
Phó giám đốc Sở Y tế
Phó giám đốc Sở Tài chính
Phó giám đốc Sở Nội vụ
Phó Chủ tịch UBMTTQ thành phố
Phó giám đốc Sở TT – Truyền thông
Phó giám đốc BHXH thành phố
Trưởng Ban đại diện Hội NCT TP
Chủ tịch Hội CCB thành phố
Chủ tịch Hội Nông dân thành phố
Chủ tịch Hội Khuyến học thành phố
Chủ tịch Hội LHPN thành phố
Chủ tịch Hội Người mù thành phố
Trưởng phòng BTXH- sở LĐTBXH
2 Tọa đàm tại huyện Hòa Vang 12 đại biểu
Phó chủ tịch UBND huyện
Phó Bí thư Huyện ủy
Trưởng Phòng LĐTBXH huyện
Giám đốc Trung tâm y tế huyện
Bí thư Đoàn thanh niên CS HCM huyện
Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện
Chủ tịch UBMTTQ huyện
Chủ tịch Hội NCT huyện
Trưởng Hội CCB huyện
128
Trưởng Hội Nông dân huyện
Trưởng Hội Khuyến học huyện
Chánh Văn phòng UBND huyện
3 Tọa đàm tại xã Hòa Phong 15 đại biểu
Phó Chủ tịch UBND xã
Phó Bí thư Đảng ủy xã
Hội NCT xã
MTTQ xã
Cán bộ LĐTBXH xã
Trạm Y tế xã
Hội CCB xã
Hội Phụ nữ xã
Bí thư Đoàn thanh niên xã
Hội Nông dân xã
Chi hội trưởng 5 thôn đại diện
4 Tọa đàm tại xã Hòa Phú 15 đại biểu
Phó Chủ tịch UBND xã
Phó Bí thư Đảng ủy xã
Hội NCT xã
MTTQ xã
Cán bộ LĐTBXH xã
Trạm Y tế xã
Hội CCB xã
Hội Phụ nữ xã
Bí thư Đoàn thanh niên xã
Hội Nông dân xã
Chi hội trưởng 5 thôn đại diện
129
Một số hình ảnh khảo sát thành phố Đà Nẵng và Huyện Hoà Vang
TLN cán bộ cấp thành phố
TLN cán bộ cấp huyện
TLN cán bộ cấp xã PVS người cao tuổi
130
PHỤ LỤC 3: BỘ CÔNG CỤ KHẢO SÁT
1. Phỏng vấn sâu người cao tuổi
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU
DÀNH CHO NGƯỜI CAO TUỔI
Xã:.
Ngày..thángnăm 2015
Hướng dẫn: Sau đây là những câu hỏi hướng dẫn thực hiện phỏng vấn sâu với
người cao tuổi (NCT). Mục đích của phỏng vấn sâu là tìm hiểu sự đánh giá của
NCT về vai trò của trợ cấp tiền mặt tới đời sống của họ cũng như những đề xuất,
kiến nghị của họ về chính sách trợ cấp nói riêng và các chính sách dành cho NCT
nói chung. Những câu hỏi liệt kê mang tính gợi ý nên người phỏng vấn có thể thay
đổi thứ tự các câu hỏi cho phù hợp với mạch trò chuyện.
Giới thiệu của người phỏng vấn và cam kết tham gia của NCT:
Tên tôi là................ Hiện cháu đang công tác tại. Tôi xin được trao đổi
với Ông/Bà trong khoảng 30-45 phút. Phỏng vấn này nhằm tìm hiểu về tác động
của trợ cấp tiền mặt tới đời sống của Ông/Bà và mong muốn, đề xuất của Ông/Bà
với chính sách này nói riêng và các chính sách khác nói chung dành cho NCT.
Nếu Ông/Bà đồng ý tham gia, xin Ông/Bà ký tên ở phần dưới đây.
Để thuận lợi cho việc trích dẫn các thông tin trao đổi, tôi xin phép Ông/Bà được ghi
âm cuộc trò chuyện này. Tuy nhiên, các thông tin cá nhân của Ông/Bà luôn được
tôn trọng và không được tiết lộ ở bất kỳ chỗ nào trong báo cáo kết quả nghiên cứu.
131
Người phỏng vấn ký tên Người cao tuổi ký tên
(Trong trường hợp NCT không thể ký tên, người
phỏng vấn có thể ký thay bằng cách viết tên sau khi
nhận được sự đồng ý của NCT)
Phần thông tin chung về NCT
Họ và tên:
Năm sinh (dương lịch):
Giới tính:
Dân tộc:
Có làm việc không?
Có
Không
Tình trạng hôn nhân:
Đã kết hôn
Góa
Li thân
Li dị
Chưa kết hôn bao giờ
Sắp xếp cuộc sống gia đình:
Sống cô đơn
Chỉ sống với vợ(chồng)
Sống cùng với vợ(chồng) và con cái
Chỉ sống với cháu(chắt)
Khác
132
Thông tin về số người trong gia đình:
Tuổi 0-14: số nam..... số nữ... tổng số...
Tuổi 15-59: số nam... số nữtổng số
Tuổi 60 trở lên: số nam. số nữ... tổng số
Quan hệ với chủ hộ:
là chủ hộ
là cha(mẹ) chủ hộ
là ông(bà) chủ hộ
Khác
Phần câu hỏi cho phỏng vấn sâu
1) Ông/Bà có thể nói cho cháu biết sơ lược về cuộc sống của Ông/Bà trước đây
và khoảng 3 năm trở lại đây như thế nào?
2) Ông/Bà cho cháu biết một số thông tin về khoản trợ cấp hàng tháng mà
Ông/Bà đang có (Ông/Bà nhận khi nào? Được bao nhiêu tiền? Bao lâu thì
nhận một lần?)
3) Ông/Bà thấy mức hưởng hiện nay như thế nào? (có đủ/không đủ so với
nhu cầu). Ông/Bà có kiến nghị về mức hưởng như thế nào (nếu không đủ)?
4) Việc nhận trợ cấp hiện nay như thế nào? Có khó khăn gì không? Ông/Bà có
kiến nghị gì để cải thiện được việc nhận trợ cấp?
5) Ông/Bà sử dụng khoản trợ cấp để làm gì? Việc tiêu tiền là do Ông/Bà hay ai
quyết định?
6) Hộ gia đình có được Ông/Bà chia sẻ khoản hỗ trợ này không? Nếu có thì
theo hình thức nào?
7) Ngoài khoản trợ cấp, Ông/Bà có nhận được sự trợ giúp vật chất hoặc tiền của
người khác không (ví dụ như các khoản hỗ trợ khác của nhà nước, của cộng
đồng, gia đình)
8) Cuộc sống của Ông/Bà như thế nào trước khi nhận trợ cấp? Khó khăn lớn
nhất mà Ông/Bà gặp phải trong thời gian đó là gì?
133
9) Hiện giờ, hàng ngày Ông/Bà làm gì? So với trước khi nhận trợ cấp, nhìn
chung Ông/Bà thấy cuộc sống thay đổi như thế nào? (đặc biệt chú trọng vào
việc liệu trợ cấp có giúp NCT tiếp cận hơn với dịch vụ y tế, tham gia hoạt
động cộng đồng)
10) Sức khỏe (tinh thần, thể chất) của Ông/Bà hiện giờ thế nào? So với thời gian
Ông/Bà không nhận trợ cấp thì sức khỏe thế nào? Trợ cấp có giúp Ông/Bà
được gì trong việc chăm sóc sức khỏe không?
11) Khoản trợ cấp của Ông/Bà có hỗ trợ được cho gia đình Ông/Bà không? Nếu
có, hỗ trợ ở mức nào?
12) Gia đình có đối xử với Ông/Bà khác so với trước khi Ông/Bà nhận trợ cấp
không? Nếu có, khác thế nào (tốt hơn, xấu hơn và ví dụ cụ thể).
13) Ông/Bà có tham gia các hoạt động trong cộng đồng không? (cho ví dụ cụ thể,
nếu có). Việc nhận trợ cấp có làm Ông/Bà thay đổi việc tham gia hoạt động
cộng đồng không?
14) Ông/Bà lo lắng gì nhất cho cuộc sống trong thời gian tới? Liệu trợ cấp có
giúp được Ông/Bà giảm được một phần lo lắng đó?
15) Ông/Bà còn có thêm ý kiến, đề xuất không?
Xin trân trọng cảm ơn Ông/Bà đã tham gia phỏng vấn này!
134
2. Thảo luận nhóm người cao tuổi
HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM
DÀNH CHO NGƯỜI CAO TUỔI
Xã:.
Ngày . tháng . năm 2015
Người phỏng vấn:.
Người ghi chép:
Hướng dẫn: Sau đây là những câu hỏi hướng dẫn thực hiện thảo luận nhóm với
NCT. Mục đích của thảo luận là tìm hiểu về việc nhận trợ cấp tiền mặt của NCT
theo Nghị định số 67/13/136 về các mặt như mức hưởng, việc sử dụng khoản trợ
cấp, mức độ phù hợp của trợ cấp, khả năng giảm nghèo Những câu hỏi liệt kê
mang tính gợi ý, người phỏng vấn có thể thay đổi thứ tự các câu hỏi cho phù hợp
với thảo luận nhóm.
Thông tin người tham gia thảo luận nhóm:
STT Họ và tên Tuổi Giới tính
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
135
Giới thiệu với người được phỏng vấn:
Kính chào các Ông/Bà. Tôi xin tự giới thiệu..... (nêu thành phần đoàn tham gia
phỏng vấn và vai trò của từng người).
Mục đích thảo luận: Chúng tôi triển khai nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về việc
nhận trợ cấp tiền mặt của NCT theo Nghị định 67/13/136 về các mặt như mức
hưởng, việc sử dụng khoản trợ cấp, mức độ phù hợp của trợ cấp, khả năng giảm
nghèo để từ đó rút ra các bài học trong thực hiện chính sách và đề xuất thực hiện
chính sách tới các cơ quan, ba, ngành có hiệu quả hơn.
Câu hỏi thảo luận nhóm
1) Ông/Bà thấy mức hưởng hiện nay như thế nào? (có đủ/không đủ so với
nhu cầu). Ông/Bà có kiến nghị về mức hưởng như thế nào (nếu không đủ)?
2) Việc nhận trợ cấp hiện nay như thế nào? Có khó khăn gì không? Ông/Bà có
kiến nghị gì để cải thiện được việc nhận trợ cấp?
3) Ông/Bà sử dụng khoản trợ cấp để làm gì? Việc tiêu tiền là do Ông/Bà hay ai
quyết định?
4) Hộ gia đình có được Ông/Bà chia sẻ khoản hỗ trợ này không? Nếu có thì
theo hình thức nào?
5) Ngoài khoản trợ cấp, Ông/Bà có nhận được sự trợ giúp vật chất hoặc tiền của
người khác không (ví dụ như các khoản hỗ trợ khác của nhà nước, của cộng
đồng, gia đình)
6) Cuộc sống của Ông/Bà như thế nào trước khi nhận trợ cấp? Khó khăn lớn
nhất mà Ông/Bà gặp phải trong thời gian đó là gì?
7) Hiện giờ, hàng ngày Ông/Bà làm gì? So với trước khi nhận trợ cấp, nhìn
chung Ông/Bà thấy cuộc sống thay đổi như thế nào? (đặc biệt chú trọng vào
việc liệu trợ cấp có giúp NCT tiếp cận hơn với dịch vụ y tế, tham gia hoạt
động cộng đồng)
8) Sức khỏe (tinh thần, thể chất) của Ông/Bà hiện giờ thế nào? So với thời gian
Ông/Bà không nhận trợ cấp thì sức khỏe thế nào? Trợ cấp có giúp Ông/Bà
được gì trong việc chăm sóc sức khỏe không?
136
9) Khoản trợ cấp của Ông/Bà có hỗ trợ được cho gia đình Ông/Bà không? Nếu
có, hỗ trợ ở mức nào?
10) Gia đình có đối xử với Ông/Bà khác so với trước khi Ông/Bà nhận trợ cấp
không? Nếu có, khác thế nào (tốt hơn, xấu hơn và ví dụ cụ thể).
11) Ông/Bà có tham gia các hoạt động trong cộng đồng không? (cho ví dụ cụ
thể, nếu có). Việc nhận trợ cấp có làm Ông/Bà thay đổi việc tham gia hoạt
động cộng đồng không?
12) Ông/Bà lo lắng gì nhất cho cuộc sống trong thời gian tới? Liệu trợ cấp có
giúp được Ông/Bà giảm được một phần lo lắng đó?
13) Ông/Bà còn có thêm ý kiến, đề xuất không?
Xin trân trọng cảm ơn các Ông/Bà đã tham gia thảo luận!
137
3. Thảo luận nhóm cán bộ cấp xã/huyện/thành phố
HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM
DÀNH CHO CÁN BỘ CÁC CẤP
Ngày..thángnăm 2015
Nhóm cán bộ phỏng vấn cấp:
Người phỏng vấn: .................................................................................................
Người ghi chép: ....................................................................................................
Hướng dẫn: Sau đây là những câu hỏi hướng dẫn thực hiện thảo luận nhóm với
cán bộ lãnh đạo và đại điện cho các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương. Mục
đích của thảo luận nhóm là tìm hiểu về chính sách trợ cấp bằng tiền cho NCT,
những yếu tố ảnh hưởng tới chính sách cũng như tác động của chính sách đến NCT.
Thảo luận nhóm cũng sẽ đưa ra những đề xuất, gợi ý cho chính sách trợ cấp nói
riêng và các chính sách cho NCT nói chung để nâng cao hơn nữa vai trò của NCT
cũng như cải thiện cuộc sống của họ.
Những câu hỏi liệt kê mang tính gợi ý nên người điều hành thảo luận (người phỏng
vấn) có thể thay đổi thứ tự các câu hỏi cho phù hợp với nội dung và mạch thảo
luận.
Danh sách những người tham gia thảo luận nhóm:
STT Họ và tên Chức vụ Giới
tính
1
2
3
4
5
6
138
STT Họ và tên Chức vụ Giới
tính
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Giới thiệu của người điều hành thảo luận nhóm:
Kính chào các Ông/Bà (Anh/Chị). Tôi xin tự giới thiệu..... (nêu thành phần đoàn
tham gia phỏng vấn và vai trò của từng người).
Với sự cho phép và hợp tác của Sở LĐ-TB&XH Thành phố, chúng tôi triển khai
nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về chính sách trợ cấp tiền mặt cho NCT ở thành phố
Đà Nẵng cũng như đánh giá tác động của chính sách này tới đời sống NCT. Thông
tin có được từ nghiên cứu này sẽ được cung cấp cho các cơ quan có liên quan trong
việc chuẩn bị tốt hơn các chính sách cho NCT.
Để thuận lợi cho việc ghi chép đúng thông tin đã thảo luận, chúng tôi xin phép được
ghi âm cuộc trao đổi này. Mọi thông tin các Ông/Bà (Anh/Chị) cung cấp trong thảo
luận nhóm này đều được giữ kín. Thông tin được trích dẫn trong báo cáo đều để
dưới dạng ẩn danh.
Câu hỏi thảo luận nhóm
1) Ông/Bà (Anh/Chị) có nhận xét gì về đời sống hiện nay của người cao tuổi ở
địa phương trước đây và trong 3 năm gần đây? Quan điểm của Ông/Bà
(Anh/Chị) về hệ quả xã hội của nghèo đói trong tuổi già.
2) NCT có vai trò, vị thế như thế nào ở địa phương hiện nay?
139
3) Ông/Bà (Anh/Chị) có thể trình bày một cách sơ lược về tình hình thực hiện
chính sách trợ cấp bằng tiền cho người cao tuổi ở địa phương (về mục đích,
độ bao phủ, mức hưởng, thời gian hưởng, nơi NCT nhận trợ cấp) và những
(tối đa 3) thuận lợi, khó khăn chủ yếu.
4) Việc xác định đối tượng được thực hiện như thế nào? Các điều kiện để lựa
chọn đối tượng là gì (hỏi xem có thêm/bớt điều kiện gì so với quy định theo
Nghị định 136/2013)?
5) Việc nhận trợ cấp của NCT có những (tối đa 3) khó khăn, thuận lợi như thế
nào? Địa phương khắc phục các khó khăn như thế nào?
6) Theo Ông/Bà (Anh/Chị), khoản trợ cấp có hỗ trợ nhiều cho người cao tuổi
trong cuộc sống không (về các mặt tinh thần, thể chất, tâm lý)
7) Theo Ông/Bà (Anh/Chị), trợ cấp có giúp NCT giảm nghèo cũng như tiếp cận
tốt hơn với các dịch vụ y tế không?
8) Theo Ông/Bà (Anh/Chị), trợ cấp có giúp cải thiện hay làm xấu quan hệ gia
đình của NCT không? Nếu có, cho một vài ví dụ mà Ông/Bà (Anh/Chị) biết.
9) Ông/Bà (Anh/Chị) có đề xuất/kiến nghị gì về chính sách trợ cấp hiện nay cho
NCT?
10) Ngoài những nội dung đã trao đổi, Ông/Bà (Anh/Chị) còn có ý kiến gì về các
chính sách khác cho NCT trong tình hình hiện nay và những dự báo trong
thời gian tới của địa phương?
Xin trân trọng cảm ơn Ông/Bà (Anh/Chị) đã tham gia thảo luận!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_tinh_trang_ngheo_cua_nguoi_gia_o_thanh_pho_da_nang_y.pdf