Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng trong DN như: Văn phòng làm việc của Công
ty, bộ phận, đơn vị, phòng ban, thiết bị văn phòng, nhà xưởng, thiết bị nghiên cứu, máy
móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải truyền dẫn, kho hàng, Một số loại máy
như máy xay, máy trộn bột, máy nén viên, máy dập vỉ, máy rửa ống, máy hàn ống,
Chi phí đồ dùng văn phòng, vật liệu quản lý: là chi phí dụng cụ, đồ dùng
văn phòng (giấy, bút, ) và chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý.
Chi phí dịch vụ mua ngoài, phân bổ chi phí trả trước: là chi phí các loại dịch
vụ phục vụ cho quá trình KD (điện, nước, điện thoại, quảng cáo, .).
169 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực phía Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pharma >2 tốt cho thấy khả năng thanh toán dư
thừa, Công ty Naphaco <2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao. Đối
với chỉ số thanh toán nhanh <1 của cả hai Công ty tốt khi đó nợ dài hạn của DN
luôn được đảm bảo bằng TSCĐ. Đối với vòng quay HTK > 0 hệ số này càng lớn
nghĩa là HTK ít, DN bán hàng nhanh, tiền không bị ứ đọng vào HTK. Các chỉ tiêu
này thường được so sánh theo năm hoặc theo các kỳ tùy thuộc vào nhu cầu thông
tin từng DN.
139
Hiện nay, đối với thông tin cung cấp về kế toán môi trường: 100% DN khảo
sát chưa đề cập trên BCTC, một số các DN niêm yết đã có thông tin về môi trường
được đề cập trên báo cáo thường niên tuy nhiên đó chỉ là trình bày việc tuân thủ các
quy định về môi trường. Tác giả đề xuất các DN nên bổ sung theo dõi riêng loại
thông tin này trên thuyết minh BCTC và công bố rộng rãi các khoản liên quan chi
phí, thu nhập về môi trường (trong báo cáo đánh giá liên quan trách nhiệm về môi
trường và xã hội).
Hoàn thiện tổ chức cung cấp và phân tích thông tin KTQT
Hiện nay, các DNSX dược phẩm thuộc KV phía Bắc VN chưa xây dựng hệ
thống báo cáo phục vụ quản trị DN. Các báo cáo KTQT hầu như chưa được áp
dụng hoặc nếu có thì chủ yếu dưới hình thực diễn giải, giải thích số liệu hoặc
thuyết minh mà chưa có dự đoán cần thiết cho tương lai. Hệ thống báo cáo KTQT
cần phải được thiết kế để phản ánh số liệu dự toán, số liệu thực tế phát sinh, phần
chênh lệch giữa số liệu dự toán và số liệu thực tế. Việc lập các báo cáo cần có sự
phân tích, so sánh giữa giá trị thực tế phát sinh với giá trị dự toán để cung cấp thông
tin cho các nhà quản trị nắm bắt tình hình, trên cơ sở đó đề các quyết định phù hợp.
Hệ thống thông tin KTQT cung cấp cho các nhà quản trị DN phải bao gồm thông tin
định hướng hoạt động kinh doanh, thông tin kết quả hoạt động (các báo cáo thực
hiện), thông tin kiểm soát và đánh giá hoạt động kinh doanh (thông tin về biến động
kết quả và nguyên nhân). Để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong DNSX dược
phẩm một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác thì yêu cầu kế toán trình bày và cung cấp
thông tin trên hệ thống báo cáo KTQT là rất cần thiết. Báo cáo KTQT được lập trên cơ
sở số liệu tổng hợp từ các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán quản trị và được mở theo
yêu cầu quản lý của các DN, kết hợp với các nguồn thông tin cần thiết khác. Để đạt
được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các nhà quản trị cần được cung cấp đầy đủ
thông tin thích hợp về mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ việc đảm bảo
quản lý và sử dụng các trang thiết bị, vật tư, nguồn lao độngđến chi phí, doanh
thu và kết quả. Chính vì vậy cần phải tổ chức hệ thống báo cáo KTQT đồng bộ và
đầy đủ để đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà quản trị. Mặt khác, do hệ thống dữ liệu
của DN rất lớn nên kế toán cần phối hợp với người/đơn vị thiết kế phần mềm kế
toán để có thể lọc, lược bỏ những nội dung, dữ liệu không cần thiết. Nhóm những
dữ liệu có cùng thuộc tính, thực hiện phân loại, xắp xếp vào các danh mục/trường
gắn với nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Các thông tin trình bày trên báo cáo cần
được đo lường theo giá trị thực tế, giá trị dự toán, giá trị chênh lệch giữa các kỳ kế
toán, giữa thực tế với dự toán và nếu có thể là với các DN trong cùng ngành.
140
Quy trình tổ chức báo cáo kế toán quản trị:
- Xác định mục tiêu cung cấp thông tin: Tổ chức báo cáo KTQT phải căn cứ
thông tin mà nhà quản trị cần. Xuất phát từ nhu cầu thông tin của các cấp độ quản
trị để thiết lập hệ thống các thông tin mà KTQT phải cung cấp nhằm đảm bảo cung
cấp thông tin đúng và đủ.
- Xác định được các loại báo cáo cần lập: Báo cáo KTQT được thiết lập để
cung cấp thông tin cho nhà quản trị theo nhu cầu của nhà quản trị. Các thông tin để
lập báo cáo được tổng hợp từ các nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, có những thông
tin phải có phương pháp xử lý riêng mới thu thập được. Do đó, DN cần xác định
báo cáo KTQT cần lập để để xác định được thông tin cần thu thập và thời điểm cần
lập báo cáo.
- Xây dựng mẫu biểu báo cáo: Xác định biểu mẫu báo cáo trên cơ sở yêu cầu
của người nhận thông tin và năng lực hiện có của KTQT.
Các báo cáo kế toán quản trị DNSX dược phẩm thuộc KV phía Bắc Việt
Nam cần lập bao gồm 3 nhóm:
+ Nhóm báo cung cấp thông tin phục vụ định hướng hoạt động SXKD (Báo
cáo dự toán doanh thu và tiêu thụ; Báo cáo dự toán sản xuất; Báo cáo dự toán chi
phí sản xuất kinh doanh, )
+ Nhóm báo cáo cung cấp thông tin kết quả thực hiện: Báo cáo công nợ phải
thu; Báo cáo công nợ phải trả; Báo cáo hàng tồn kho; Báo cáo tăng, giảm TSCĐ
theo nguồn hình thành; Báo cáo tình hình sử dụng TSCĐ theo bộ phận; Báo cáo kết
quả bán hàng; Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng; Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh (dạng lãi trên biến phí), ...
+ Nhóm báo cáo kiểm soát, đánh giá và ra quyết định: Báo cáo kiểm soát chi
phí (Phụ lục 4.4); Báo cáo giá thành toàn bộ (Phụ lục 4.5),
Thực tế cho thấy, DN nói chung và DNSX dược phẩm nói riêng thực hiện sản
xuất kinh doanh trong điều kiện kinh doanh luôn biến động do tác động của tiến bộ
khoa học, công nghệ, đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế xã hội Do đó, nhu cầu
thông tin phục vụ công tác quản trị DN cần được cung cấp kịp thời qua các báo cáo
kế toán. Trên cơ sở xác định rõ loại báo cáo KTQT cần lập, DNSX dược phẩm
thuộc khu vực phía Bắc cần tổ chức triển khai lập báo cáo. Đây là việc tổ chức phối
hợp các khâu KTQT tại doanh nghiệp. Cụ thể tổ chức ghi chép ban đầu phù hợp với
việc thu thập thông tin để lập báo cáo như lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, tổ
chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp để hệ thống hóa theo
yêu cầu lập báo cáo. Điều này đòi hỏi hệ thống báo cáo KTQT cũng cần không
141
ngừng được hoàn thiện. DN cần định kỳ đánh giá tình phù hợp của báo cáo KTQT
về mặt nội dung, chủng loại báo cáo, thời điểm lập báo cáo
Về phân tích thông tin KTQT
Phân tích thông tin để đánh giá quá khứ và dự đoán tương lai có ý nghĩa lớn
đối với các nhà quản trị DN trong việc tăng cường hiểu biết sâu sắc về những việc
đã làm cũng như những gì có thể xảy ra trong tương lai. Kết quả khảo sát 3.502
chuyên gia tài chính và kế toán của các thành viên ACCA và PwC tháng 2/2020 cho
thấy rằng cần sử dụng các phân tích dự đoán nhiều hơn do ý nghĩa thực tiễn của
chúng (Finance sisights – reimagined, ACCA, 6/2020). Từ lý do trên và thực trạng
hiện nay, tác giả cho rằng giải pháp này cần được coi trọng và triển khai cụ thể.
Trong các DNSX dược phẩm chi phí sản xuất có vai trò quan trọng nên cần
phân tích biến động bộ phận sản xuất phát hiện chênh lệch giữa định mức hoặc dự
toán so với thực tế để có biện pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả: Để kiểm soát chi phí
cần tổ chức phân tích thông tin KTQT, để công tác lập dự toán hiệu quả cần phân
tích thông tin KTQT phục vụ lập dự toán, phân tích thông tin KTQT phục vụ việc ra
quyết định ngắn hạn và dài hạn đảm bảo đúng đắn và có hiệu quả.
Ngoài ra, các DNDP cần phân tích thông tin đánh giá hiệu quả hoạt động đối
với từng bộ phận, theo từng loại sản phẩm, theo từng khách hàng. Mục đích của
việc phân tích này giúp các nhà quản trị thấy được hiệu quả kinh doanh đối với từng
loại sản phẩm hay với từng khách hàng, thấy được mức chênh lệch chi phí trong
từng lần sản xuất, đánh giá được các khoản thu hồi nợ phải thu với từng khách hàng
để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh
khốc liệt kế toán cũng cần đánh giá đối thủ cạnh tranh trên các phương diện: Dự báo
cập nhật chi phí trên mỗi loại mặt hàng đưa ra, đánh giá có hệ thống chi phí của đối
thủ cạnh tranh, đánh giá hiệu quả
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất: Các DNSX dược phẩm cần lập
báo cáo giá thành sản xuất cho từng loại sản phẩm và có sự so sánh chi phí và giá
thành sản xuất từng kỳ cũng như so sánh giữa thực tế và dự toán để thấy được sự
chênh lệch và tìm nguyên nhân có biện pháp cắt giảm chi phí tối ưu nhất. Tham
khảo mẫu báo cáo giá thành sản xuất (Phụ lục 4.6).
+ Đánh giá tính hiệu quả của từng loại sản phẩm: Các DNSX dược phẩm
thường sản xuất và kinh doanh rất nhiều loại dược phẩm khác nhau. Ngoài việc bán
các sản phẩm do chính công ty sản xuất, còn bán hàng nhập khẩu hoặc các sản
phẩm dược phẩm của các công ty khác trong nước sản xuất. Các DN thường tiến
hành phân tích lãi lỗ chung toàn DN mà chưa đánh giá hiệu quả kinh doanh đối với
142
từng sản phẩm khác nhau xem khả năng sinh lời sản phẩm nào cao để có kế hoạch
tăng cường mở rộng SXKD đối với sản phẩm đó. Do đó, cần lập báo cáo phân tích
kết quả kinh doanh đối với từng loại sản phẩm (Phụ lục 4.7).
+ Đánh giá tính hiệu quả của từng nhóm khách hàng: Đối với khách hàng cần
xác định được chi phí, doanh thu của mỗi khách hàng làm cơ sở xác định kết quả
mỗi khách hàng đem lại, đánh giá giá trị lâu dài của khách hàng, đánh giá khách
hàng như tài sản. Trong các DNDP hiện nay có nhiều nhóm các đối tượng khách
hàng khác nhau: Khách hàng bệnh viện, khác hàng nhà phân phối, khách hàng đại
lý, khách lẻ. Với mỗi nhóm khách hàng hàng tháng các DN có những chính sách
chiết khấu thương mại, khuyến mại, hoa hồng khác nhau. Việc tiến hành phân tích
lợi nhuận thu được từng nhóm khách hàng là cần thiết để DN có chính sách hợp lý
đẩy mạnh tiêu thụ hay ngừng kinh doanh hay cắt giảm chi phí để có thể thu được lợi
nhuận lớn nhất (Phụ lục 4.8).
+ Đánh giá tính hiệu quả bằng việc tính lãi theo hạn mức công nợ phải thu: Hệ
thống khách hàng của các DNSX dược phẩm rất lớn khắp các tỉnh thành trong cả
nước, ngoài ra còn khách hàng nước ngoài. Các khoản phải thu khách hàng trên
BCTC của các DN thường chiếm khoảng 30 – 40% vốn góp của các chủ sở hữu, các
DN bị chiếm dụng vốn lớn, trong khi đó khi đầu tư SXKD các DN đều phải đi vay
từ ngân hàng và huy động vay từ CBCNV trong DN với chi phí lãi vay hàng năm
không hề nhỏ. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của DN, các
DN cần có biện pháp cụ thể thiết lập báo cáo tính lãi các khoản phải thu (Phụ lục
4.9) hoặc các báo cáo khác thúc đẩy việc thu hồi công nợ.
Bảng 4.3. Bảng thiết lập các báo cáo thu hồi công nợ phải thu
STT Loại/Tên báo cáo Nội dung chủ yếu Bộ phận nhận
1 Báo cáo công nợ phải
thu theo hạn thanh toán
Tính lãi các khoản nợ đến
hạn chưa thanh toán từng
khách hàng
Bộ phận kinh doanh
(hoặc bộ phận thu hồi
công nợ)
2 .............
4.3.2. Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra kế toán
Quan điểm chủ đạo đối với nội dung này là đảm bảo kiểm soát tốt dữ liệu từ
đầu vào, xử lý cho đến lưu trữ. Cụ thể:
Hoàn thiện tổ chức kiểm tra dữ liệu đầu vào và xử lý dữ liệu
Tại các công ty CP dược hiện nay bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ các DN
vừa và lớn đã được hình thành nhưng còn yếu về nghiệp vụ. Đối với công ty CP khi
143
đại hội đồng cổ đông bầu Ban kiểm soát cần lựa chọn người có năng lực chuyên môn
sâu cũng như phẩm chất đạo đức tốt, công việc của Ban kiểm soát cần được xây dựng
có kế hoạch và quy chế quy trách nhiệm rõ ràng đối với từng kiểm soát viên nhằm
nâng cao trách nhiệm trong công việc. Đối với mỗi kế toán viên trong các DN cũng
cần phải nâng cao trách nhiệm cá nhân từ khâu hạch toán ban đầu kiểm tra chứng từ
cho đến việc ghi sổ sách cần tiến hành đối chiếu số liệu giữa chứng từ, sổ sách, báo
cáo tài chính đối chiếu số liệu bộ phận mình hạch toán với bộ phận kế toán khác có
liên quan. Do ảnh hưởng CNTT đến kiểm soát nội bộ nên cần phân quyền truy cập hệ
thống rõ ràng từng khâu công việc người nào có quyền thêm, sửa, xóa, người nào chỉ
có quyền xem và in báo cáo. Việc chỉnh sửa thông tin trên phần mềm cần có ký hiệu
lưu trữ dấu vết để các bộ phận liên quan biết được sự thay đổi và kiểm soát dữ liệu.
Việc phân quyền nên được mô tả rõ ràng thành quy định theo Bảng 4.4
Bảng 4.4. Bảng mô tả mức độ phân quyền làm việc trên hệ thống
STT
Tên
nhân
viên
Các công
việc phụ
trách
Quyền khai
báo thông tin
Quyền nhập
thông tin
Quyền trích
xuất dữ liệu báo cáo
Sổ kế toán BCTC BCQT
1
Nguyễn
Văn A
Kế toán mua
hàng và
công nợ
phải trả
Nhập, xem,
xóa, sửa, in các
chức năng liên
quan như các
mã hàng mua,
mã nhà cung
cấp
Nhập, xem,
xóa, sửa, in
các nghiệp vụ
liên quan mua
hàng và công
nợ người bán
In, sửa, xem
các sổ liên
quan mua
hàng và
công nợ
phải trả nhà
cung cấp
Xem
Xem
2 .
Nguồn: Tác giả tổng hợp và nghiên cứu
Hoàn thiện tổ chức kiểm tra cung cấp thông tin: Cần quy định rõ trách nhiệm
từng đối tượng trong việc kiểm tra, kiểm soát đối chiếu dữ liệu, kiểm tra các báo cáo
đầu ra trước khi cung cấp thông tin cho các đối tượng nhận báo cáo. Mỗi nhân viên
kế toán cần hiểu rõ quy trình quản lý từng hoạt động để xác định đúng dữ liệu thu
thập và gửi đi cho bộ phận nào, cung cấp thông tin cho ai và vào thời điểm nào thích
hợp. Mỗi một người dùng được cấp quyền truy cập hệ thống tương ứng với chức
năng và nhiệm vụ của mình. Các quyền này bao gồm quyền sử dụng chương trình,
quyền đọc, thêm, sửa, xóa các tệp tin dữ liệu hay các vùng trên các tệp tin dữ liệu.
Hoàn thiện việc bảo quản và lưu trữ thông tin: Tính bảo mật thông tin trong
hệ thống phần mềm rất quan trọng đòi hỏi các DN cần yêu cầu bên cung cấp phần
mềm thiết kế các thủ tục kiểm soát chặt chẽ bảo mật thông tin. Đối với phần mềm
kế toán hay phân hệ kế toán (trên phần mềm ERP) việc kết nối chia sẻ dữ liệu với
nhau cần được đăng ký và có sự phê duyệt của kế toán trưởng. Các DN cần đầu tư
144
các phần mềm diệt virus đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin tránh mất dữ liệu
do virus phá hủy. Các DN cần tăng cường biện pháp ngăn chặn nguy cơ truy cập từ
bên ngoài bằng việc sử dụng bảo mật cho truy cập mạng không dây, sao lưu dữ liệu
dự phòng tránh mất dữ liệu, định kỳ phải thay đổi mật khẩu và có quy định quyền
truy cập sẽ bị khóa sau mỗi lần truy cập không đúng mật khẩu. Kế toán trưởng/
người phụ trách kế toán phải giao trách nhiệm sao lưu và kiểm tra dữ liệu cục bộ
định kỳ cho một cán bộ cụ thể. Cán bộ đó dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật viên phải
tạo và quản lý các đĩa phục hồi và sao lưu cục bộ, tiến hành công việc đó theo định
kỳ quy định trước.
4.3.3. Hoàn thiện tổ chức cơ sở vật chất cho kế toán
Theo kết quả khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
TCCTKT ở chương 2 cho thấy việc chủ DN hiểu tầm quan trọng trong việc đầu tư
cơ sở vật chất và nâng cao năng lực cho nhân viên trong sử dụng phương tiện trang
thiết bị có ảnh hưởng cùng chiều.
Hệ thống CNTT tại các DN phải: đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của công tác
quản trị nội bộ; Đảm bảo kết nối giữa bộ phận kế toán, tài chính và các bộ phận
khác; Đảm bảo kết nối giữa công ty mẹ với công ty con và các đơn vị trực thuộc và
có thể tự động hóa ở mức cao, có thể cung cấp báo cáo kế toán ở mọi thời điểm (kể
cả BCTC) (Trịnh Đức Vinh, 2020). Quy trình kết nối cung cấp thông tin như sau:
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ phản ánh quy trình kết nối cung cấp thông tin
trên hệ thống phần mềm
Cung cấp thông tin bên ngoài
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo khác
Hệ thống thông tin
kế toán
- Thông tin KTTC
- Thông tin KTQT
Kiểm tra dữ liệu đầu
vào
Hệ thống thông tin
tích hợp
Kiểm tra quá trình phân
tích, xử lý thông tin
Hệ thống thông tin
quản lý
- Bộ phận sản xuất
- Bộ phận kế hoạch
- Bộ phận nhân sự
- ..
- Kiểm tra các thông
tin đầu ra
Cung cấp thông tin nội bộ DN
(các nhà quản lý, quản trị DN)
- Báo cáo KTQT
- Báo cáo khác
145
Với quan điểm này NCS đề xuất các giải pháp sau:
- Đối với các DN đã và đang sử dụng phần mềm ERP (6 DN) cần tiếp tục duy trì
sử dụng, có kế hoạch bảo dưỡng nâng cấp định kỳ và thường xuyên đào tạo tập huấn cho
nhân viên khai thác sử dụng tối đa việc cung cấp thông tin mà phần mềm mang lại.
- Đối với các DN chưa sử dụng ERP nhưng có khả năng đủ nguồn lực và kinh
phí để chuyển đổi sang sử dụng ERP (8 DN) cần nhanh chóng tìm các nhà tư vấn để
triển khai sớm ứng dụng phần mềm ERP trong quá trình SXKD. Thay vì sử dụng
nhiều phần mềm quản lý riêng biệt như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý bán
hàng, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý kho. Phần mềm tích hợp ERP
cho phép các bộ phận trong DN liên kết với nhau nhờ một hệ thống xuyên suốt, từ
đó thông tin cung cấp sẽ nhanh và hiệu quả. Khi sử dụng ERP hệ thống dữ liệu tập
trung, phần mềm cho phép hợp nhất số liệu của các DN có nhiều Công ty con hoặc
chi nhánh, cửa hàng thuận lợi, an toàn, cung cấp thông tin nhanh chóng chính xác
cho nhà quản trị. Khi lựa chọn các phần mềm ERP các DN có thể lựa chọn từ các
nhà cung cấp Fast, Microsoft, ITG, Misa Theo phỏng vấn các DN đang sử dụng
phần mềm ERP và qua tìm hiểu các trang mạng, hiện nay ITG đang là nhà cung cấp
có uy tín nhất được nhiều các DN lớn ở Việt Nam lựa chọn
- Đối với các DN nhỏ và vừa hiện đang sử dụng phần mềm kế toán (34 DN),
chưa đủ nguồn lực triển khai áp dụng ERP, giải pháp đối với các DN hàng năm:
Cần tăng cường chi phí đầu tư CNTT như nâng cấp sửa chữa, mua mới máy tính,
mua phần mềm diệt Virus cài vào các máy tránh Virus mất dữ liệu; Cần nâng cấp
thường xuyên phần mềm kế toán đang sử dụng để cập nhật tính năng mới hay
những chính sách kế toán, chính sách thuế mới mà nhà cung cấp họ đã cập nhật;
Các DN có thể không sử dụng phần mềm ERP nhưng có thể thuê đặt hàng phần
mềm kế toán riêng phù hợp đặc thù của DN đáp ứng nhu cầu thông tin kịp thời của
KTTC và KTQT. Chi phí cho phần mềm kế toán đặt hàng tùy thuộc vào yêu cầu
DN đối với phần mềm đặt hàng chi phí khác nhau, tuy nhiên thấp hơn nhiều so với
chi phí sử dụng ERP từ 5.000 USD đến 2.000.000 USD phụ thuộc quy mô DN..
Dựa trên các tiêu chí đánh giá, lựa chọn phần mềm kế toán là Thông tư
103/2005/TT-BTC các DN khẩn trương triển khai đánh giá PMKT đơn vị đang sử
dụng đã đáp ứng ở mức nào từ đó tìm ra giải pháp tối ưu nhất đầu tư nâng cấp cơ sở
vật chất trang thiết bị ứng dụng CNTT trong TCCTKT.
Yêu cầu đối với phần mềm kế toán: Phần mềm kế toán khi sử dụng phải tuân thủ
146
các quy định của Nhà nước về kế toán; không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và
phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán; Có
sự tương thích với các phần mềm quản lý khác; Có khả năng tối ưu hóa các chức năng từ
khai báo dữ liệu, nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu; Có khả năng tích hợp với các dữ liệu phục
vụ quản trị doanh nghiệp; Tính bảo mật tốt; Có dịch vụ hỗ trợ (sửa chữa, nâng cấp).
4.3.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán
Số liệu khảo sát thực tế cho thấy các DNSX dược phẩm có quy mô vừa và lớn
có số lượng từ 8 đến 20 nhân viên, các DN có quy mô nhỏ có từ 3 đến 7 nhân viên.
Tùy theo quy mô, đặc điểm của DN mà lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy cho phù hợp.
Theo tác giả, có 2 trường hợp:
Đối với các DNDP có quy mô vừa và lớn như Công ty CP Traphaco, Công ty
CP dược phẩm Hà Tây thì tổ chức bộ máy kế toán theo hướng bộ phận KTTC và
KTQT hỗn hợp. Theo mô hình này những phần hành tương đồng giữa KTTC và
KTQT thì thực hiện kết hợp còn với những phần hành có sự khác biệt và có vai trò
quan trọng riêng thì tổ chức tách biệt. Trong DNSX DP, KTQT có vai trò rất quan
trọng trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị phục vụ cho việc ra quyết định
vì vậy phần hành này cần được tổ chức tách biệt. Khối lượng công việc của KTQT
chi phí lớn và phức tạp nên các DNDP cần bố trí những nhân viên kế toán có trình
độ chuyên sâu về KTQT phụ trách. Các DN lớn đã lập BCTC hợp nhất cần tổ chức
tiếp cận BCTC quốc tế (IFRS) cũng như BCTC của Việt Nam (VFRS) và cần phân
công nhân lực chuyên trách để nghiên cứu.
Đối với các DNDP có qui mô nhỏ với nguồn lực hạn chế nên áp dụng mô hình
KTQT kết hợp với KTTC để từng bước thực hiện công tác KTQT nói chung. Theo
mô hình này, kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của doanh nghiệp,
phụ trách toàn bộ công tác kế toán bao gồm cả KTTC và KTQT và chỉ đạo thực
hiện theo mô hình trực tuyến chức năng. Kế toán trưởng chỉ đạo trực tiếp đến nhân
viên kế toán các phần hành. Các thông tin mà kế toán thu thập bao gồm cả thông tin
tài chính và thông tin phi tài chính nhằm phục vụ cho lập dự toán, phân tích, đánh
giá hoạt động và tư vấn cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Trong phòng
kế toán có các bộ phận kế toán phần hành trực thuộc, có các nhân viên kế toán phụ
trách và chịu trách nhiệm về từng phần hành chuyên môn được giao bao gồm cả
công việc KTTC và công việc KTQT.
Dù lựa chọn mô hình nào thì các DN cũng cần cân nhắc lựa chọn những nội
147
dung KTQT cần thực hiện đầy đủ như KTQT chi phí, KTQT tài sản hay KQKD.
Bộ máy kế toán cần được tổ chức khoa học, kết nối hợp lý giữa công ty mẹ với các
công ty con, đơn vị trực thuộc, giữa bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng như
kinh doanh, bán hàng, nhân sự, sản xuất. Đồng thời, cần tính đến nhân viên, bộ
phận xoát sét, kiểm tra kế toán trong nội bộ
Hoàn thiện xây dựng định mức lao động kế toán
Định mức lao động kế toán là cơ sở của tổ chức lao động kế toán. Xây dựng
định mức giúp phân công hợp tác lao động khoa học và hợp lý. Định mức lao động
kế toán nhằm mục đích: xác định số lượng lao động của từng công việc kế toán; xác
định số lượng lao động cần thiết của bộ máy kế toán. Để định mức lao động kế toán
cần thực hiện:
- Xác định khối lượng và thành phần các công việc kế toán theo từng loại.
- Tính toán thời gian để thực hiện từng loại công việc.
Để xác định khối lượng công việc, DN cần lập bảng kê ghi chép toàn bộ công
việc phải thực hiện. Trong bảng kê ghi rõ tên công việc hạch toán theo loại, khối
lượng công việc và thời gian để thực hiện.
Đối với mỗi một công việc, DN có thể định mức được thời gian thực hiện. Ví
dụ như lập một bản chứng từ, một bảng kê, bảng phân bổ, ... Thời gian để thực hiện
các đơn vị công việc tiêu chuẩn khác nhau, có thể xác định bằng phương pháp bấm
giờ của một số người thực hiện nhằm xác định thời gian bình quân cần thực hiện.
Bên cạnh đó, khối lượng công việc phải chia thành hai giai đoạn: giai đoạn
thực hiện công việc hàng ngày và giai đoạn thực hiện công việc kế toán định kỳ
hoặc cuối kỳ lập báo cáo.
Tổ chức xây dựng bản mô tả công việc kế toán
Theo kết quả khảo sát thực tế có 37/48 (77%) DNSX dược phẩm thuộc KV
phía Bắc VN chưa xây dựng bản mô tả công việc của từng nhân viên kế toán. Bản
mô tả công việc được hiểu là một văn bản giải thích về những nhiệm vụ, trách
nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến một công việc cụ thể
(Nguyễn Ngọc Quân và cộng sự, 2012). Đối với nhân viên kế toán đó vừa là cơ sở
để bản thân họ nắm vững công việc, nhiệm vụ của mình và cũng là cơ sở để kế toán
trưởng, nhà quản lý DN kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy trình thực hiện các
nghiệp vụ kế toán đảm bảo tính khoa học, chính xác, tính chuyên nghiệp trong công
tác kế toán của kế toán viên. Đây cũng chính là cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu
148
suất công việc cũng là cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên,
đồng thời là căn cứ để lựa chọn, tuyển dụng, đào tạo kế toán viên đáp ứng yêu cầu
công việc của DN. Do mỗi vị trí công việc có nhiệm vụ khác nhau nên Bản mô tả
công việc xây dựng theo từng vị trí nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán. Trong
đó, nêu rõ chi tiết công việc mà nhân viên phụ trách cũng như xác định trách nhiệm
của nhân viên. Khi đã xác định rõ công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm của mình mỗi
người làm kế toán sẽ tự sắp xếp công việc của mình một cách khoa học, cố gắng
trong công việc được phân công, qua đó hoàn thiện tốt nhiệm vụ của mình và có thể
nâng cao năng suất lao động.
Bản mô tả công việc của nhân viên kế toán cần bao gồm các nội dung: (1)
Phần xác định công việc (tên công việc, mục đích của công việc,...); (2) Phần tóm
tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc (công việc phải thực hiện, thời hạn
thực hiện: hàng ngày, định kỳ, cuối kỳ; quan hệ công việc với các bộ phận chức
năng trong đơn vị và với bên ngoài); (3) Các điều kiện làm việc điều kiện môi
trường vật chất, thời gian làm việc,...). Tác giả đề xuất 2 mẫu Bản mô tả công việc
của kế toán tổng hợp và kế toán trưởng trong Phụ lục 4.10, Phụ lục 4.11.
Các nguyên tắc thiết lập bản mô tả công việc
Thứ nhất, căn cứ vào vị trí công việc xác định rõ mục tiêu cho công việc
Bản mô tả công việc phải nêu bật được mục tiêu của vị trí công việc, hay nói
cách khác khi lập bản mô tả công việc cần trả lời được câu hỏi “Vị trí này tồn tại để
làm gì cho công ty ?” Từ đó, có thể xác định được mục tiêu một cách rõ ràng và cụ
thể nhất cho công việc đang mô tả.
Thứ hai, nêu rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi vị trí công việc
Việc tổ chức và phân công quyền hạn và trách nhiệm trong bộ máy kế toán khi
ứng dụng CNTT phải đảm bảo việc ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin một cách
nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đảm bảo công bằng trong khối lượng công việc
của mỗi nhân viên kế toán, đảm bảo cho mối quan hệ chỉ đạo từ trên xuống hay báo
cáo từ dưới lên luôn được thông suốt. Do đó, cần chọn hình thức tổ chức bộ máy kế
toán phù hợp và bố trí nhân sự hợp lý. Thực hiện phân công công việc rõ ràng, cụ
thể cho từng chức danh, từng bộ phận, từng cá nhân.
Thứ ba, đề ra tiêu chuẩn năng lực
Theo nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến TCCTKT ở chương 3 kết quả
yếu tố năng lực của nhân viên kế toán trong mỗi DN ảnh hưởng cùng chiều đến
149
TCCTKT tại các DN này và là nhân tố tác động lớn thứ ba trong 5 nhân tố. Hệ số hồi
quy là 0.203 điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu
tố “Năng lực của nhân viên kế toán trong DN” tăng lên 1 đơn vị thì hiệu quả
TCCTKT sẽ tăng lên 0.203 đơn vị.
Theo Viện nghiên cứu IMA (2019) khung năng lực của người làm kế toán cần
được trang bị trong thời đại số bao gồm 6 năng lực sau: Chiến lược lên kế hoạch và
thực hiện, lập báo cáo và kiểm soát, công nghệ và phân tích, sự nhạy bén kinh
doanh và tổ chức hoạt động, năng lực lãnh đạo và giá trị đạo đức nghề nghiệp.
Việc xây dựng chiến lược, lập kế hoạch và thực hiện đóng vai trò quyết định
sự thành công mỗi DN, chính vì vậy đây là yêu cầu đầu tiên về khung năng lực
người làm kế toán. Việc lập báo cáo và kiểm soát liên quan đến năng lực kiểm soát
nội bộ, ghi sổ kế toán, lập BCTC và phân tích BCTC, lập kế hoạch và tuân thủ thuế,
báo cáo hợp nhất. Về năng lực công nghệ và phân tích: Khi sử dụng CNTT dữ liệu
lớn được đưa vào ứng dụng, người làm kế toán sẽ có kho dữ liệu khổng lồ cho phép
họ khai thác, sử dụng, phân tích và ra quyết định phục vụ yêu cầu các nhà quản lý.
Yêu cầu về sự nhạy bén kinh doanh và tổ chức hoạt động bao gồm các kiến thức về
ngành và tổ chức hoạt động. Về năng lực lănh đạo đòi hỏi tổng hợp các kỹ năng
giao tiếp, tạo động lực và khuyến khích người khác làm việc, kỹ năng hợp tác, làm
việc nhóm và quản trị các mối quan hệ, quản trị xung đột, đàm phán và quản trị tài
năng. Về giá trị đạo đức nghề nghiệp đây là yêu cầu cần có của nghề kế toán nhất là
thời kỳ áp dụng công nghệ các kế toán viên cần nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp
và xã hội.
Tại 7 DN thuộc đối tượng sẽ phải áp dụng IFRS tự nguyện hoặc bắt buộc nằm
trong lộ trình theo QĐ 345/2020/QĐ-BTC ngày 16/3/2020 cần nhanh chóng: xây
dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức đào tạo kiến thức IFRS cho người làm kế toán một
cách khoa học bằng các hình thức cử đi học các lớp do BTC, các tổ chức nghề
nghiệp,... tổ chức hoặc mời chuyên gia tự đào tạo.
Hoàn thiện tổ chức đánh giá hiệu quả công việc: Để thực hiện tốt công việc
này kế toán trưởng và ban quản lý doanh nghiệp cần sử dụng bộ Chỉ số đo lường
hiệu quả công việc (KPI). Đối với người làm kế toán, các chỉ số thích hợp bao gồm
nhiều nội dung được khái quát trong Bảng 4.5.
150
Bảng 4.5. Các tiêu chí đo lường hiệu quả công việc (KPI)
đối với người làm kế toán
Tiêu chí Nội dung
1. Tính chuyên nghiệp - Kỹ năng chuyên môn
- Kỷ luật
- Tác phong
- Khả năng thuyết trình
- Tính chủ động giải quyết vấn đề
- Năng lực quản lý (đối với cán bộ quản lý)
2. Hiệu quả - Khả năng thực hiện công việc
- Mức độ hoàn thành công việc
- Có sáng kiến mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm về thời
gian
3. Tính trung thực - Bảo mật thông tin
- Báo cáo trung thực
- Minh bạch
- Bảo vệ tài sản của công ty
4. Tính hợp tác - Hỗ trợ
- Mức độ quan tâm đến mục tiêu chung
- Kỹ năng làm việc theo nhóm
5. Thái độ tích cực - Đối với công việc
- Đối với đồng nghiệp
- Đối với đối tác, các bộ phận khác trong công ty
- Đối với công ty
Nguồn: David Parmenter (2015), “KPI các chỉ số đo lường hiệu suất”
Dựa trên các tiêu chí trên tác giả xây dựng Bảng đánh giá nhân viên: dùng cho
Kế toán trưởng hoặc phụ trách bộ phận kế toán (Phụ lục 4.12) và dùng cho nhân viên
kế toán (Phụ lục 4.13).
4.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp
4.4.1 Về phía Nhà nước
- Nhà nước sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về các luật, nghị định, văn bản
hướng dẫn cụ thể về kế toán để kế toán trở thành công cụ quản lý quan trọng đúng
như chức năng, vai trò cung cấp thông tin hữu ích; hoàn thiện chế độ chính sách phù
hợp thông lệ kế toán quốc tế, đón bắt được xu thế hội nhập sao cho chế độ được áp
dụng ổn định, lâu dài đồng thời phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
phù hợp với hệ thống pháp luật, trình độ của kế toán Việt Nam hiện nay. Cần kiện
toàn hệ thống văn bản pháp luật tránh tình trạng chồng chéo.
151
- Tăng cường phổ biến kiến thức kế toán tới doanh nghiệp:
Các cơ quan chức năng phải thường xuyên mở các lớp tập huấn phổ biến kiến
thức về chế độ chính sách kế toán, nâng cao nhận thức pháp luật của các DN khi có
chế độ chính sách mới cần phải giải thích, hướng dẫn cho các DN tránh tình trạng
để đơn vị tự làm theo cách hiểu của mình, đến khi làm sai lại bị nộp phạt. Ngoài ra
Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền ý thức chấp hành luật kế toán, chế độ, chuẩn
mực kế toán và các văn bản pháp luật có liên quan cho mọi DN.
Nhằm tạo hành lang phát triển cho các DN trong nước, tăng sức cạnh tranh với
các DN nước ngoài, Nhà nước nên xem xét giảm thiểu thuế thu nhập DN, mức 20%
như hiện nay là tương đối cao, điều này đã dẫn đến gây sức ép cho các DN và hậu
quả là họ tìm cách lách luật, trốn lậu thuế. Nhà nước có thể giảm thuế, khuyến khích
các DN hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn trong khi tổng thu về thuế
đóng cho Nhà nước vẫn không giảm mà còn có thể tăng thêm.
4.4.2. Về phía Bộ Y tế
Thuốc là sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng,
chất lượng, giá cả của nó ảnh hưởng đến sự sống còn của một con người, vì vậy cần
tăng cường quản lý nhà nước, quản lý ngành về chất lượng và giá cả.
Bộ Y tế quan tâm, đầu tư, sản xuất sản phẩm thuốc trong nước tránh tình trạng
phụ thuộc quá nhiều vào sản phẩm nhập ngoại giá cao cần phải có các biện pháp
hướng dẫn tuyên truyền cho bác sĩ, dược sĩ cũng như người dân sử dụng các loại
dược phẩm thông dụng đồng thời đưa ra các chế tài tránh hiện tượng phổ biến như
hiện nay các trình dược viên đưa tỷ lệ % thưởng cho dược sỹ sử dụng biệt dược đẩy
giá thuốc cao quá, gây thiệt hại cho người bệnh không có cơ hội được tiếp cận với
các lại thuốc giá thấp.
Cần phối hợp các cơ quan chức năng khác tăng cường công tác quản lý hoạt
động kinh doanh về chất lượng, giá cả cũng như kiểm soát các nguồn vốn, tài sản
của Nhà nước đối với công ty có vốn nhà nước thông qua việc ban hành các quy
chế, quy định riêng trong công tác kế toán trên cơ sở tuân thủ các quy định kế toán
đã được ban hành.
4.4.3. Về phía các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm
Để TCCTKT ngày càng tốt hơn các DN cần quan tâm đến tăng cường đào tạo,
đào tạo lại đội ngũ kế toán bằng cách bố trí cho nhân viên tham gia các buổi tập
huấn về chế độ chính sách kế toán, khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ
152
nghiệp vụ về kế toán, về CNTT, thành thạo và làm chủ các phần mềm ứng dụng
CNTT trong công tác kế toán, thuế, hải quan thông qua việc hỗ trợ thanh toán học
phí khi nhân viên tham gia các khóa học nâng cao, có cơ chế thưởng, tăng lương khi
nhân viên bổ sung bằng cấp của mình. Ngoài ra, việc tạo dựng một môi trường làm
việc năng động khuyến khích nhân viên tự trau dồi kiến thức liên tục cải thiện bản
thân, nâng cao trình độ dễ dàng tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại
là việc làm hết sức cần thiết.
Các DN cần hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý để các phòng ban kết hợp
công việc tốt hơn, tạo điều kiện cho công tác tổ chức hạch toán kế toán.
Các DN, đặc biệt các chủ doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò của tổ chức
công tác kế toán nhằm chấp hành đầy đủ các qui định của Luật, chuẩn mực, chế độ
kế toán hiện hành. Đồng thời trong quá trình hoạt động nếu phát sinh những bất hợp
lý các DN có thể đề xuất để hoàn thiện các chế độ chính sách về kế toán.
Tại các công ty thuộc đối tượng áp dụng IFRS cần thực hiện một số công việc:
(1) Xác định nhu cầu áp dụng IFRS, xây dựng kế hoạch cụ thể về phương án, lộ
trình áp dụng cũng như dự toán kinh phí; (2) Ban lãnh đạo DN có nhận thức đúng
và tích cực ủng hộ quá trình chuẩn bị và triển khai áp dụng các chuẩn mực, nghiên
cứu, bổ sung kiến thức để có thể hiểu được các thông tin trên BCTC; (3) Chuẩn bị
các điều kiện cần thiết về CNTT, cơ sở hạ tầng dữ liệu.
Đối với 4 DN đã niêm yết thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán nội bộ cần
chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tổ chức tốt công tác kiểm toán nội bộ theo Nghị
định 05/2019 của Chính phủ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Dựa trên những định hướng phát triển của các DNSX dược phẩm thuộc khu
vực phía Bắc Việt Nam. Tác giả đã đưa ra các nguyên tắc, yêu cầu và các giải pháp
hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các DN này. Những nội dung hoàn thiện đưa
ra được dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 và dựa trên đặc thù, kinh nghiệm thực tế
của các DN hiện nay. Mặt khác để hoàn thiện được những nội dung đưa ra tác giả
cũng phân tích các điều kiện để các doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp.
153
KẾT LUẬN
Dược phẩm là ngành có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế xã hội
hiện nay. Không giống như những ngành kinh doanh thông thường khác, dược
phẩm có liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng chính là tài sản quý giá nhất của
con người. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cần có các giải pháp nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ dược phẩm Việt Nam so
với những dược phẩm ngoại trong thị trường nội địa, đặc biệt là khi Việt Nam tiến
hành cam kết mở cửa về thị trường dược phẩm khi tham gia vào WTO.
Với việc nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong các DNSX dược phẩm thuộc
khu vực phía Bắc Việt Nam luận án đã đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về TCCTKT trong các
DNSX dược phẩm thuộc khu vực phía Bắc Việt Nam. Đó là, khái niệm, ý nghĩa,
yêu cầu, nguyên tắc và nhiệm vụ của TCCTKT và các nhân tố ảnh hưởng đến
TCCTKT trong các DNSX dược phẩm thuộc khu vực phía Bắc Việt Nam.
Thứ hai, luận án đã nghiên cứu thực trạng TCCTKT trong 48 DNSX dược
phẩm thuộc khu vực phía Bắc Việt Nam, phân tích ưu, nhược điểm và nguyên nhân
của các doanh nghiệp này trong TCCTKT.
Thứ ba, từ những ưu nhược điểm trong TCCTKT, luận án đã tập trung phân
tích đánh giá và đưa ra các giải pháp hoàn thiện gồm tổ chức hệ thống chứng từ kế
toán, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, tổ chức xử lý
và cung cấp thông tin kế toán, tổ chức cơ sở vật chất cho kế toán với mong muốn
góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán ở các DNSX dược phẩm thuộc khu
vực phía Bắc Việt Nam ngày một tốt hơn.
Thứ tư, nội dung luận án được nghiên cứu trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghệ 4.0 đang được quan tâm và ứng dụng với tốc độ nhanh ở nước ta nói
chung và trong công tác kế toán nói riêng.
Mặc dù luận án đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng do thời gian
nghiên cứu và trình độ tác giả còn hạn chế nên luận án không tránh khỏi những sai
sót, rất mong các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè, đồng nghiệp góp ý để
luận án được hoàn thiện hơn.
154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Phương Dung (2017), Tổ chức công tác kế toán hiệu quả để
tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp dược phẩm vừa và nhỏ các
tỉnh phía Bắc Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Số 500
(8/2017), tr62-65
2. Nguyễn Thị Phương Dung (2018), Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công
tác kế toán tại các doanh nghiệp trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế,
Tạp chí Kế toán Kiểm toán, Số tháng 6/2018, tr50-52.
3. Nguyễn Thị Phương Dung (2019), Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh
nghiệp dược phẩm khu vực phía Bắc trong thời đại 4.0, Tạp chí Kế toán Kiểm toán,
Số tháng 9/2019, tr50-52.
4. Nguyen Thi Phuong Dung (2020), Analysis Factors Affecting Accouting
Organization in Pharmaceutical Producig Enterprises in Vietnam, International
Finance and Banking, Vol 7, No 2 (2020)
155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Tài chính (2001), Quyết định 149/2001/QÐ-BTC ngày 31/12/2001 ban
hành và công bố bốn (04) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1).
2. Bộ Tài chính (2002), Quyết định 165/2002/QÐ-BTC ngày 31/12/2002 ban
hành và công bố sáu (06) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2)
3. Bộ Tài chính (2003), Quyết định 234/2003/QÐ-BTC ngày 30/12/2003 ban
hành và công bố sáu (06) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3).
4. Bộ Tài chính (2005), Quyết định 12/2005/QÐ-BTC ngày 15/2/2005 ban hành
và công bố sáu (06) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4).
5. Bộ Tài chính (2005), Thông tư 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 hướng dẫn
tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán.
6. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 20/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế
toán thực hiện sáu (06) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4).
7. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 hướng dẫn
áp dụng kế toán quản trị trong DN.
8. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 hướng dẫn
khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ.
9. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 45/2013/TT - BTC ngày 25/04/2013 hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
10. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn
Chế độ kế toán doanh nghiệp.
11. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 133/2014/TT – BTC ngày 26/8/2016 hướng dẫn
chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
12. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng
dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất
13. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 53/2016/TT – BTC ngày 21/3/2016 về việc sửa
đổi bổ sung một số điều của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của
Bộ Tài chính.
14. Bộ Tài chính (2020), Tài liệu Hội nghị triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo
tài chính tại Việt Nam, Hà Nội, 11/11/2020.
15. Bộ Y tế (2018), Thông tư 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 về thực hành tốt
bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
16. Bộ Y tế (2019), Thông tư 35/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 về thực hành tốt
sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc
156
17. Bùi Phương Thanh (2018), luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Trường Đại
học Thương Mại.
18. Bùi Thị Thu Hương (2011), luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế
toán trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt
Nam”, Học viện Tài chính, Hà Nội.
19. Bùi Tiến Dũng (2018), luận án tiến sĩ “Tổ chức kế toán quản trị tại các doanh
nghiệp sản xuất giấy – Nghiên cứu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam và các
doanh nghiệp liên kết”, Trường Đại học Thương Mại.
20. Chính phủ (2010), Nghị định 51/2010/NÐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về
hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
21. Công ty Cổ phần Misa (2015), Giáo trình Kế toán máy, Nhà xuất bản vãn hóa
Thông tin.
22. David Parmenter (2015), KPI các chỉ số đo lường hiệu suất, NXB tổng hợp
TP. HCM
23. Ðặng Thị Loan (2015), Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB Ðại
học Kinh tế Quốc dân.
24. Đặng Quốc Bảo (2010), Khoa học tổ chức và quản lý: Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, NXB Thống kê.
25. Ðào Ngọc Hà (2019), luận án tiến sĩ “Hoàn thiện TCCTKT tại các công ty cổ
phần tư vấn thiết kế của Việt Nam”, Học viện Tài chính..
26. Ðinh Thị Mai (2005), luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán
trong các công ty cổ phần ở Việt Nam”, Trường Ðại học Kinh tế Quốc dân.
27. Ðỗ Minh Thành (chủ biên) (2017), Giáo trình Nguyên lý kế toán, NXB Thống
kê
28. Ðoàn Xuân Tiên (2004), “Xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán doanh
nghiệp theo loại hình công ty mẹ, công ty con ở Việt Nam”, Ðề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
29. Ðoàn Xuân Tiên (chủ biên) (2005), Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp,
NXB Tài chính, Hà Nội.
30. Ðoàn Xuân Tiên (chủ biên) (2009), Giáo trình nguyên lý kế toán, NXB Tài
chính, Hà Nội.
31. Hoàng Văn Ninh (2010), luận án tiến sĩ “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
trong các tập đoàn kinh tế phục vụ công tác quản lý”, Học viện Tài chính.
32. Lê Gia Lục chủ biên (1999), Tổ chức công tác kế toán, NXB Tài chính, Hà
Nội.
157
33. Lưu Ðức Tuyên, Ngô Thị Thu Hồng (đồng chủ biên) (2011), Giáo trình tổ
chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
34. Luật số 38/2019/QH14 về Quản lý thuế ngày 13/6/2019
35. Luật số 69/2014/ QH13 ngày 26/11/2014 luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước
đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
36. Luật Kế toán, số 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015.
37. Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016
38. Nghị định 174/ 2016/ NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định chi tiết một số điều
của Luật Kế toán 2015.
39. Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Dược
40. Nghị định 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 quy định chi tiết Luật thương mại
về hoạt động xúc tiến thương mại.
41. Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết một số điều của
Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
42. Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn chứng từ
43. Ngô Thế Chi (chủ biên) (2007), Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính,
Hà Nội.
44. Ngô Thị Ðào (2016), luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại
các doanh nghiệp sản xuất giày trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Học viện Tài
chính.
45. Ngô Thị Thu Hồng (2007), luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tăng cường công tác quản trị
doanh nghiệp", Học viện Tài chính.
46. Ngô Thị Thu Hương (2012), luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán trong các công ty cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam”, Học viện Tài
chính, Hà Nội.
47. Ngô Thúy Hà (chủ biên) (2016), Tổ chức công tác kế toán, NXB Chính trị
quốc gia - Sự thật.
48. Ngô Văn Hậu (2016), luận án tiến sĩ “Tổ chức công tác kế toán trong các
doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội”, Học viện Tài chính, Hà Nội.
49. Nguyễn Ðăng Huy (2011), luận án tiến sĩ “Tổ chức công tác kế toán trong điều
kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu Việt Nam” Ðại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
50. Nguyễn Mạnh Thiều (2011), luận án tiến sĩ “Tổ chức công tác kế toán trong
các công ty chứng khoán Việt Nam”, Học viện Tài chính, Hà Nội.
158
51. Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thị Ðông (2014), Giáo trình kế toán quốc tế,
NXB Thống kê, Hà Nội.
52. Nguyễn Ngọc Quân và cộng sự (2012), “Giáo trình Quản trị nhân lực”, NXB
Ðại học Kinh tế Quốc dân
53. Nguyễn Phước Bảo Ấn (2012), “Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp”,
NXB Phương Ðông.
54. Nguyễn Thế Hưng (2008), Hệ thống thông tin kế toán, NXB Thống kê.
55. Nguyễn Thị Bình (2018), luận án tiến sĩ “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí
trong các DN kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Học viện
Tài chính.
56. Nguyễn Thị Bình Yến (2013), luận án tiến sĩ “Nghiên cứu hệ thống tài khoản
kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh ở Việt Nam”,
Trường Ðại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
57. Nguyễn Thị Ðông (2014), Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán, NXB Tài
chính, Hà Nội.
58. Nguyễn Thị Thanh Loan (2016), Giáo trình Tổ chức công tác kế toán, NXB
Thống kê.
59. Nguyễn Thị Thanh Phương (2019), “Kế toán trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0:
Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và bài học đối với Việt Nam”, Hội
thảo khoa học Quốc Gia, ÐHTM
60. Nguyễn Thu Hương (2016), luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán tại các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con
thuộc Bộ Quốc phòng”, Trường Ðại học Thương mại, Hà Nội.
61. Nguyễn Tuấn Anh (2011), luận án tiến sĩ “Tổ chức công tác kế toán ở các tập
đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con”, Học viện Tài
chính.
62. Nguyễn Tuấn Duy (chủ biên) (2010), Giáo trình kế toán tài chính, NXB Thống
kê
63. Nguyễn Ðình Thọ (2014), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh, Nhà xuất bản Tài chính.
64. Phạm Thị Minh Tuệ (2015), luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam”, Học viện
Tài chính.
65. Phạm Thị Thuỷ (2007), luận án tiến sĩ “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi
phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam”, Trường Ðại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
159
66. Phạm Thị Tuyết Minh (2016), luận án tiến sĩ "Tổ chức công tác kế toán quản
trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam",
Học viện Tài chính.
67. Quyết định 345/QÐ-BTC ngày 16/3/2020 của Bộ Tài chính về việc Phê duyệt
Ðề án áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam
68. Ronald J. Thacker (1994), Nguyên lý kế toán Mỹ (Accounting Principles), NXB
Thống kê.
69. Thái Bá Công (2007), luận án tiến sĩ “Tổ chức công tác kế toán ở các doanh
nghiệp sản xuất dược phẩm trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin”,
Học viện Tài chính.
70. Trần Ðình Tuấn, Nguyễn Thị Tuân (2014), “Giáo trình Tổ chức công tác kế
toán”, NXB Ðại học Thái Nguyên.
71. Trần Hải Long (2011), luận án tiến sĩ “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”, Trường
Ðại học Thương mại, Hà Nội.
72. Trần Thị Kim Phú (2019) luận án tiến sĩ “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế
toán tại các công ty cổ phần xây dựng Việt Nam”, Trường Ðại học Thương
mại, Hà nội
73. Trần Viết Hùng (2018) luận án tiến sĩ “TCCTKT tại các viện nghiên cứu thuộc
các tập đoàn kinh tế nhà nước", Trường Ðại học Thương mại, Hà nội
74. Trịnh Đức Vinh (11/2020), Báo cáo tại Hội nghị “Triển khai áp dụng chuẩn
mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam”, Cục Quản lý Giám sát Kế toán - Kiểm
toán, Bộ Tài chính.
75. Trường Ðại học Kinh tế TP. HCM (2016), Hệ thống thông tin kế toán, NXB
Kinh tế TP.HCM
76. Vũ Thị Thanh Bình, Ðặng Thị Luân (2016), “Năng lực của đội ngũ kế toán
ảnh hưởng đến hiệu quả hệ thông thông tin kế toán doanh nghiệp”, Hội thảo
khoa học quốc gia, Trường Ðại học Công nghiệp Hà Nội tháng 12/2016, NXB
Lao động Hà Nội 25-36.
77. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa
Tài liệu tiếng Anh
78. Advanced Financial Accounting, Seventh Edition, (2003)
79. Ahmad, K (2012), The use of management accounting practices in Malaysian
SMEs, Doctoral thesis, University of Exeter.
80. Aysel Guney (2014),“Role of Technology in Accounting and e -accounting”,
Procedia - Social and Behavioral Sciences
160
81. Chris K.L. (2014), Water management accounting anh the wine supply chain:
Empirical evidence from Australia, Brit Account Rev 46(4): 379-396
82. Davis R. (2015), Industry 4.0. Digitalisation for productivity and growth,
Briefing for the European Parliament, European Parliamentary Reseach
Service, September 2015.
83. Dellon, W.H. &Ephraim R. Mclean. 2003.The Delon and McLean Model of
Information Systems Succes: A Ten Years Update, Journal Of Management
Information Systems/ Spring 2003. Vol. 19, No. 4. Pp. 9-30.
84. Dennis Murray, Bruce R. Neumann, Pieter Elgers (2000), Using Financial
Accoungting, 2nd edition
85. Holmes, S. and Nicholls, D (1989), Modelling the accounting information
requirements of small businesses, Acounting and Business Research, 19(74),
143 – 150
86. Hybrid Accountant (2016), “23 functions and duties of accounting and finance
department of Smes”
87. Gupta, P., Seetharaman, A., & Raj, J. R. (2013), The usage and adoption of
cloud computing by small and medium businesses. International Journal of
Information Management, 33(5), 861 - 874.
88. Nancy A. Bagranoff, Mark G. Simkin, Carolyn Strand Norman (2010),
“Accounting Information Systems”
89. Lobana, J., 2013, Cloud Computing for Not-for Profit Organizations -
Questions for Directors to Ask, Chartered Professional Accountants Canada.
90. Lili Zhao (2015), Innovative Research of Internal Accounting Information
Control Systems under Network Environment, International Conference on
Education Technology, Management and Humanities Science.
91. Marand, A. A., Marand, E. A., & Dashtebayaz, M. L. (2013), Investigating the
effects of cloud computing on accounting and its comparison with traditional
models. Advances in Environmental Biology, 7(10 S1), 2836 - 2847.
92. Maziyar Ghasemi và partner (2011), The impact of Information Technology
(IT) on modern accounting systems, Procedia - Social and Behavioral
Sciences 28:112–116
93. Romney M.B, Steibart Paul John (2012), Accouting Information System,
Prentice-hall edition, 12th edition, USA
94. Shirzad Amiri (2014), Information Technology (IT) and its Role in Accounting
Practice.