Luận án Tổ chức dạy học theo góc kiến thức quang học bậc trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh

GV sử dụng các bảng hỏi (theo các thang đo của Likert) để HS tự ĐG việc phát huy tính tích cực (tiêu chí 1,2,3 trong bảng hỏi), việc phát huy tính tự lực (tiêu chí 4,5,6 trong bảng hỏi), việc phát huy tính sáng tạo (tiêu chí 7,8 trong bảng hỏi). Chúng tôi nhận thấy đồ thị biểu diễn các giá trị thu được ở lớp TN nằm ở phía trên đồ thị biểu diễn các giá trị thu được ở lớp ĐC, chứng tỏ DHTG đã giúp HS phát huy tốt hơn các biểu hiện hành vi của năng lực học tập (tính tích cực, tính tự lực, tính sáng tạo) mà đề tài của luận án đề cập. - Từ việc so sánh hệ số tương quan (r) đối với lớp TN, các giá trị r đều ở mức lớn và rất lớn. Chúng tôi cho rằng, GV cần tổ chức cho HS học tập trong môi trường học tập đa dạng và phong phú (dạy học theo góc là một trường hợp minh họa cụ thể) để phát huy các yếu tố của năng lực cá nhân HS đã nêu ở trên, đồng thời giúp HS hiểu sâu kiến thức bài học. Tuy nhiên, giá trị (r) không ở mức gần như hoàn toàn, sẽ lưu ý việc ĐG năng lực HS cần kết hợp giữa ĐG kết quả với ĐG quá trình mới mang lại sự ĐG chính xác cho từng HS.

pdf216 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức dạy học theo góc kiến thức quang học bậc trung học cơ sở nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thích được sơ đồ của kính tiềm vọng - Thực hiện chế tạo thành công kính tiềm vọng từ bìa cứng và đĩa CD . - Giải thích được sơ đồ của kính tiềm vọng. - Chế tạo được kính tiềm vọng từ bìa cứng và đĩa CD sau khi tham khảo sản phẩm của bạn. - Giải thích được sơ đồ của kính tiềm vọng . - Không chế tạo được kính tiềm vọng từ bìa cứng và đĩa CD dù đã tham khảo sản phẩm của bạn. Không thực hiện các ý nêu trong mục (9- 10) điểm, dù đã tham khảo sản phẩm của bạn. P14 P 3.3. Phiếu tự đánh giá của học sinh (dùng cho lớp TN và lớp ĐC) Tên HS tự ĐG: .................................................................. Nhóm ............................................ Em hãy cho biết ý kiến của mình sau khi học bài "Sự tạo ảnh của vật bởi gương phẳng - Thực hành xác định ảnh của vật qua gương phẳng" bằng cách đánh dấu X vào ý mà em thấy đúng nhất với bản thân em trong bảng dưới đây. TT Nội dung cho điểm Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý 1 Em đã tích cực nghiên cứu và trao đổi để tìm ra Cách làm TN và tiến hành làm TN để tìm hiểu tính chất của ảnh ngọn nến.. 2 Em đã tích cực nghiên cứu và trao đổi để tìm ra : Cách vẽ ảnh, đo khoảng cách ngọn nến và ảnh của nó tới G . 3 Em đã tích cực nghiên cứu và trao đổi để tìm ra : Cách xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.. 4 Em đã nghiên cứu SGK và các phiếu học tập để tự làm TN, tự vẽ ảnh của vật qua gương phẳng 5 Em đã tự nêu lại được tính chất ảnh , cách xác định vùng nhìn thấy của G 6 Em đã vận dụng kiến thức của bài học để giải thích được các hiện tượng nêu ra trong phần vận dụng của SGK và tình huống mà GV nêu ra trong phần đầu của bài học. 7 Em đã tự chứng minh được tính chất của ảnh một vật qua gương phẳng từ hình vẽ.Em đã tự nêu được nguyên tắc, cấu tạo của kính tiềm vọng. 8 Em đã tự nêu được nguyên tắc, cấu tạo của kính tiềm vọng và chế tạo được kính tiềm vọng thành công . P15 Phụ lục 4: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHI DẠY HỌC BÀI: GƯƠNG CẦU LÕM – GƯƠNG CẦU LỒI P 4.1. Phiếu đánh giá nhóm của giáo viên (dùng cho lớp TN) LớpSơ đồ góc chuyển góc..Nhóm TT Điểm (9 - 10) Điểm (7- 8) Điểm (5 – 6) Điểm(4 – 0) Đ 1 Tự phát hiện được các hiện tượng tạo ảnh của các gương cầu trong cuộc sống như : Soi mặt qua một số đồ dùng hàng ngày (chiếc thìa Inốc, gương ô tô,.) Phát hiện được các hiện tượng tạo ảnh của các gương cầu trong cuộc sống như : Soi mặt qua một số đồ dùng hàng ngày (chiếc thìa Inốc, gương ô tô, bát Inốc.)khi có gợi mở khái quát của GV. Phát hiện được các hiện tượng tạo ảnh của các gương cầu trong cuộc sống như : Soi mặt qua một số đồ dùng hàng ngày (chiếc thìa Inốc, gương ô tô, bát Inốc.)có gợi mở tường minh của GV. GV gợi ý rõ nhưng không tưởng tượng ra các hiện tượng tạo ảnh của các gương cầu trong cuộc sống như : Soi mặt qua một số đồ dùng hàng ngày (chiếc thìa Inốc, gương ô tô, bát Inốc). 2 - Tự đưa ra được 2 cách tìm hiểu tính chất ảnh của vật qua gương cầu : TN và vẽ hình đối với gương cầu lồi. - Đề xuất được cách xác định kích thước của ảnh qua gương cầu bằng cách so sánh với ảnh qua gương phẳng khi dùng vật cùng kích thước. - Giải thích được nguyên tắc, cấu tạo của đèn pin và bếp mặt trời. Khi có gợi ý khái quát của GV và đọc phiếu trợ giúp thì : - Đưa ra được 2 cách tìm hiểu tính chất ảnh của vật qua gương cầu : Thí nghiệm và vẽ hình đối với gương cầu lồi. - Nêu được cách xác định kích thước của ảnh qua gương cầu bằng cách so sánh với ảnh qua gương phẳng khi dùng vật cùng kích thước. -Giải thích được nguyên tắc, cấu tạo của đèn pin và bếp mặt trời. . Khi được đọc phiếu hỗ trợ và GV hướng dẫn chi tiết thì : - Đưa ra được 2 cách tìm hiểu tính chất ảnh của vật qua gương cầu : Thí nghiệm và vẽ hình đối với gương cầu lồi. - Nêu được cách xác định kích thước của ảnh qua gương cầu bằng cách so sánh với ảnh qua gương phẳng khi dùng vật cùng kích thước. - Giải thích được nguyên tắc, cấu tạo của đèn pin và bếp mặt trời. Khi được đọc phiếu hỗ trợ và GV hướng dẫn chi tiết nhưng : - Không đưa ra được cách tìm hiểu tính chất ảnh của vật qua gương cầu : Thí nghiệm và vẽ hình đối với gương cầu lồi. - Không nêu được cách xác định kích thước của ảnh qua gương cầu bằng cách so sánh với ảnh qua gương phẳng khi dùng vật cùng kích thước. P16 3 Hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu học tập tại tất cả các góc mà không cần trợ giúp. Hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu học tập tại tất cả các góc khi sử dụng thêm phiếu hỗ trợ. Hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu học tập tại tất cả các góc khi sử dụng phiếu hỗ trợ, có hướng dẫn của GV, thảo luận Không hoàn thành nhiệm vụ tại góc khi đã dùng hết sự hỗ trợ. 4 Tích cực tham gia thảo luận nhóm tại góc về : Cách làm thí nghiệm, cách vẽ và cách xác định kích thước ảnh,giải thích nguyên tắc hoạt động của đèn pin và bếp mặt trời. Tham gia thảo luận nhóm tại góc về: Cách làm thí nghiệm, cách vẽ và cách xác định kích thước ảnh. giải thích nguyên tắc hoạt động của đèn pin và bếp mặt trời. Có tham gia thảo luận nhóm về : Cách làm thí nghiệm, cách vẽ và cách xác định kích thước ảnh, giải thích nguyên tắc hoạt động của đèn pin và bếp mặt trời khi GV và bạn yêu cầu. Không tham gia thảo luận nhóm. 5 Tích cực trao đổi với GV về phương án thí nghiệm và cách vẽ hình để khẳng định ý kiến riêng. Trao đổi với GV về phương án thí nghiệm và cách vẽ hình để khẳng định ý kiến của bản thân. . Chỉ trao đổi với GV về phương án thí nghiệm và cách vẽ hình để khi GV yêu cầu trao đổi. Không trao đổi với GV và không hoàn thành nhiệm vụ tại góc. 6 Tìm ra được tính chất của ảnh ở các góc, xác định được thị trường của gương cầu lồi trước thời gian quy định. Tìm ra được tính chất của ảnh ở các góc,xác định được thị trường của gương cầu lồi đúng thời gian quy định. Tìm ra được tính chất của ảnh ở các góc,xác định được thị trường của gương cầu lồi, thiếu ít thời gian theo quy định. Chưa tập trung để tìm ra tính chất của ảnh, xác định thị trường của gương cầu lồi, thiếu nhiều thời gian theo quy định. 7 Ganh đua làm TN và vẽ hình , hiểu rõ tính chất của ảnh và thị trường của gương với tốc độ nhanh. Ganh đua làm TN và vẽ hình để , hiểu rõ tính chất của ảnh và thị trường củ gương với tốc độ vừa phải. Ganh đua đua làm TN và vẽ hình để hiểu rõ tính chất của ảnh và thị trường của gương với tốc độ chậm Chưa ganh đua làm TN và vẽ hình để , hiểu rõ tính chất của ảnh và thị trường của gương. 8 Tự đọc SGK và các phiếu để giải quyết nhiệm vụ, tự dùng thước để Đọc SGK và các phiếu để giải quyết nhiệm vụ, dùng thước để đo các khoảng cách xác định Đọc SGK và các phiếu nhưng chưa hiểu rõ. Thực hiện đo ngay các khoảng Lúng túng không hiểu nhiệm vụ của các phiếu, không biết cách do khoảng P17 đo các khoảng cách xác định vị trí vật, ảnh đối với gương cầu lồi khi vẽ hình. vị trí vật, ảnh đối với gương cầu lồi khi vẽ hình , có GV hướng dẫn. cách xác định vị trí vật và ảnh đối với gương cầu lồi khi vẽ hình nhưng không đúng, mặc dù GV đã hướng dẫn. cách xác định vị trí vật và ảnh đối với gương cầu lồi khi vẽ hình, mặc dù GV đã hướng dẫn. 9 - Biết cách xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bằng thực nghiệm và vẽ hình. - Phát hiện thấy mỗi phần nhỏ của gương cầu có thể coi là một gương phẳng. - Tự xác định được pháp tuyến tại mỗi điểm trên mặt gương cầu lồi, vẽ được tia phản xạ đối với tia tới cho trước. Đã sử dụng phiếu trợ giúp, được GV hướng dẫn khái quát, thì : - Biết cách xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bằng thực nghiệm và vẽ hình. - Hiểu ‘ mỗi phần nhỏ của gương cầu có thể coi là một gương phẳng’. - Xác định được pháp tuyến tại mỗi điểm trên mặt gương cầu lồi, vẽ được tia phản xạ đối với tia tới cho trước. Đã sử dụng phiếu trợ giúp, được GV hướng dẫn chi tiết, thảo luận nhóm thì : - Biết cách xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bằng thực nghiệm và vẽ hình. - Hiểu ‘ mỗi phần nhỏ của gương cầu có thể coi là một gương phẳng’. - Xác định được pháp tuyến tại mỗi điểm trên mặt gương cầu lồi, vẽ được tia phản xạ đối với tia tới cho trước. Đã sử dụng phiếu trợ giúp, được GV hướng dẫn chi tiết, thảo luận nhóm nhưng : - Hiểu ‘ mỗi phần nhỏ của gương cầu có thể coi là một gương phẳng’. - Chưa biết cách xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bẳng cách vẽ chùm tia phản xạ - Chưa xác định được pháp tuyến tại mỗi điểm trên mặt gương cầu lồi, không vẽ được tia phản xạ đối với tia tới cho trước. * Tổng điểm ĐG : Nhóm 1:Nhóm 2............ Nhóm 3............... P18 P 4.2 Phiếu đánh giá đồng đẳng dành cho học sinh bài: Gương cầu - Vật lí 7 Tên HS ĐG: .......................Tên HS được ĐG:................. Nhóm:...................... TT Điểm (9 -10) Điểm (7 – 8) Điểm (5 -6) Điểm (0 - 4) Đ 1 Tham gia đầy đủ, tích cực các thảo luận nhóm về: - Dự đoán về tính chất của ảnh . -Cách vẽ ảnh qua gương cầu lồi (xác định pháp tuyến, vẽ tia phản xạ) ;Cách xác định kích thước, vị trí ảnh. Tham gia đầy đủ, chưa tích cực các thảo luận nhóm về : - Dự đoán về tính chất của ảnh . -Cách vẽ ảnh qua gương cầu lồi (xác định pháp tuyến, vẽ tia phản xạ) -Cách xác định kích thước, vị trí của ảnh . Tham gia thảo luận nhóm không đầy đủ các phần : - Dự đoán về tính chất của ảnh . -Cách vẽ ảnh qua gương cầu lồi (xác định pháp tuyến, vẽ tia phản xạ) -Cách xác định kích thước, vị trí của ảnh . Không tham gia các hoạt động nhóm các phần cần thảo luận ở cột (9- 10) điểm 2 Thực hiện đầy đủ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ do nhóm phân công. Thực hiện tất cả các nhiệm vụ được phân công nhưng hoàn thành chưa thật tốt. Thực hiện một phần các nhiệm vụ được phân công. Không thực hiện các nhiệm vụ. 3 Đóng góp tất cả các ý kiến đúng về : - Cách xác định độ lớn của ảnh bằng TN ; Cách vẽ hình, tìm được tính chất của ảnh. Có đóng góp một số ý kiến đúng về : - Cách xác định độ lớn của ảnh bằng TN. - Cách vẽ hình, tìm được tính chất của ảnh. Có đóng góp một số ý kiến chưa thật đúng về :- Cách xác định độ lớn của ảnh bằng TN ; Cách vẽ hình, tìm được tính chất của ảnh. Không đóng góp ý kiến về các ý trong cột cho 3 điểm. 4 Có ý tưởng đúng về :- Cách xác định kích thước ảnh từ TN.- Cách vẽ ảnh Có ý tưởng đúng về 1 trong các ý trong mục (9 -10) điểm. Có ý tưởng nhưng chưa hợp lí về trong mục (9 - 10) điểm. . Chưa có ý tưởng về các ý ở mục (9 - 10) điểm. 5 Nêu và giải thích đúng : - Nguyên tắc hoạt động của đèn pin và của bếp mặt trời. Các ứng dụng gương cầu - Nêu được nguyên tắc hoạt động của đèn pin và của bếp mặt trời. - Nêu được các ứng dụng của gương cầu.. Chỉ nêu được 1 trong 2 ý sau :- Nguyên tắc hoạt động của đèn pin và của bếp mặt trời. Các ứng dụng của gương cầu lồi . Chưa nêu được cả 2 ý của mục cho 1 điểm. 6 -Tự đưa ra cách xác định tính chất ảnh bằng TN và vẽ hình ;Tự làm TN và vẽ ảnh đúng.Tự tìm hiểu đèn pin. Đọc phiếu hỗ trợ thì : - Đưa ra được các phương án xác định ở mục (9 -10) điểm Có GV hướng dẫn và đọc phiếu hỗ trợ thì : -Đưa ra được các phương án xác định ở mục (9 -10) điểm Không thực hiện được các ý nêu ở mục (9-10) điểm . . P19 P 4.3. Phiếu tự đánh giá của học sinh (dùng cho lớp TN và lớp ĐC) Tên HS tự ĐG: .................................................................. Nhóm ............................................ Em hãy cho biết ý kiến của mình sau khi học xong 2 bài gương cầu (GC) bằng cách đánh dấu X vào ý mà em thấy đúng nhất với bản thân em trong bảng dưới đây. TT Nội dung cho điểm Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý 1 Em đã tích cực nghiên cứu và trao đổi để tìm ra Cách làm TN và tiến hành làm TN để tìm hiểu tính chất của ảnh quả pin qua 2 loại GC. 2 Em đã tích cực nghiên cứu và trao đổi để tìm ra Cách làm TN và tiến hành làm TN để về các tia sáng đặc biệt qua GC lõm. 3 Em đã tích cực nghiên cứu và trao đổi để tìm ra : Cách xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. 4 Em đã nghiên cứu SGK và các PHT để tự làm các TN, tự xác định được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. 5 Em đã tự nêu lại được tính chất ảnh qua 2 loại gương cầu và cách xác định vùng nhìn thấy của GC lồi. 6 Em đã vận dụng kiến thức của bài học để giải thích được hoạt động của đèn pin và của bếp mặt trời. 7 Em đã tự xác định được pháp tuyến tại một điểm và vẽ được tia phản xạ khi có tia sáng tới mặt phản xạ của 2 loại gương cầu. 8 Em đã vẽ được ảnh một vật có phương vuông góc với trục chính của gương cầu lồi. P20 Phụ lục 5: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHI DẠY HỌC BÀI: THẤU KÍNH P 5.1. Phiếu đánh giá nhóm của giáo viên (bài thấu kính) LớpSơ đồ góc chuyển góc..Nhóm TT Điểm (9 -10) Điểm (7 – 8) Điểm (5 – 6) Điểm (0 – 4) TĐ 1 Nêu được các trường hợp có sử dụng TK như: Máy ảnh, kính lúp, mắt có tật...và giải thích được vai trò TK ở dụng cụ đó. Nêu được các trường hợp có sử dụng TK như nêu ra ở mục (9 - 10 điểm) nhưng giải thích vai trò của TK ở các dụng cụ đó còn có chỗ chưa chính xác. Chỉ nêu được các trường hợp có sử dụng TK như nêu ra ở mục (9 - 10 điểm) nhưng không giải thích được vai trò của TK trong các dụng cụ đó. GV gợi ý rõ nhưng không biết các dụng cụ nêu ra ở mục (9 - 10 điểm) là TK. 2 Không cần hỗ trợ: - Đưa ra 3 cách nhận dạng TK - Đề xuất được cách tìm hiểu tính chất ảnh của vật qua TK bằng TN và bằng cách vẽ ảnh trong các trường hợp. Không cần hỗ trợ: - Đưa ra được 2 cách nhận dạng TK: Quan sát hình dạng và quan sát chùm sáng // qua TK. - Đề xuất được cách tìm hiểu tính chất ảnh bằng TN với TKHT. - Biết vẽ ảnh của vật đối với TKHT Không cần hỗ trợ: - Đưa ra được 1 cách nhận dạng TK bằng quan sát hình dạng TK - Đề xuất được cách tìm hiểu tính chất ảnh bằng TN trường hợp ảnh thật của TKHT. - Biết vẽ ảnh của vật đối với TKHT Sử dụng hỗ trợ: - Không đưa ra được cách nhận dạng TK; cách tìm hiểu về tính chất ảnh qua cả 2 loại TK. - Không biết vẽ ảnh qua TK. 3 Tranh luận sôi nổi mọi ý kiến tại góc về: Cách nhận dạng TK; Cách làm TN, cách vẽ ảnh.;Cách xácđịnh tiêu cự TKHT; cách thành lập công thức TK Chỉ tranh luận sôi nổi ý kiến tại góc về : Cách nhận dạng TK; cách làm TN; cách vẽ ảnh. - Không trao đổi về: Cách xác định tiêu cự TKHT; cách lập công thức TK Chỉ tranh luận sôi nổi ý kiến tại góc về Cách nhận dạng TK. - Không trao đổi về: Cách xác định tiêu cự TKHT; cách thành lập công thức TK Không tham gia thảo luận về các ý nêu ở mục (9 - 10) điểm. 4 Hoàn thành 3 kết luận tại các góc bắt buộc một cách chính xác. Hoàn thành 2 trong 3 phiếu kết luận tại các góc bắt buộc một cách chính xác. Hoàn thành 1 trong 3 phiếu kết luận tại các góc bắt buộc một cách chính xác. Không hoàn thành được tất cả các kết luận chính xác. 5 Trình bày kết quả Trình bày kết quả của Trình bày kết quả Không trình bày P21 của nhóm, tham quan và đóng góp ý kiến cho nhóm khác ở mọi góc. nhóm, tham quan và đóng góp ý kiến cho nhóm khác ở tất cả các góc bắt buộc của nhóm, tham quan và không đóng góp ý kiến cho nhóm khác ở tất cả các góc. được kết quả của nhóm. Không có ý kiến đóng góp cho nhóm khác 6 - Tìm đúng cách xác định tiêu cự của TKHT bằng TN. - Xây dựng đúng 2 công thức TK - Giải thích được các ứng dụng của TK. Làm được 2 trong 3 ý của mục (9 - 10) điểm. Làm được 1 trong 3 ý của mục (9 - 10) điểm. Không làm được ý nào của mục (9 - 10) điểm. *Ghi chú: Các mục 1,2 để ĐG tính TC; mục 3,4,5 ĐG tính TL; mục 6 ĐG tính sáng tạo. Tổng điểm ĐG cho nhóm 1:.. Tổng điểm ĐG cho nhóm 2:.. Tổng điểm ĐG cho nhóm 3:.. Tổng điểm ĐG cho nhóm 4:.. P22 P.5.2. Phiếu đánh giá đồng đẳng dành cho học sinh (Bài : Thấu kính - Vật lí 9) Tên HS ĐG: .......................Tên HS được ĐG:................. Nhóm:...................... ND Điểm (9 -10) Điểm (7 – 8) Điểm (5 – 6) Điểm (0 –4) Đ 1 Đóng góp mọi ý kiến về: - Cách nhận dạng TK; Cách làm các TN; Cách vẽ ảnh; cách tìm tiêu cự TKHT bằng TN; Cách tìm công thức TK. Đóng góp mọi ý kiến về: - Cách nhận dạng TK; Cách làm các TN; Cách vẽ ảnh. Chỉ nêu được mộtt trong các ý kiến về: - Cách nhận dạng TK; Cách làm các TN; Cách vẽ ảnh. Không đóng góp ý kiến nào về các ý nêu ở mục (9 - 10 điểm) 2 Tham gia trao đổi để hoàn thành các phiếu kết luận tại mọi góc. Tham gia trao đổi để hoàn thành các phiếu kết luận tại góc bắt buộc. Tham gia trao đổi để hoàn thành các phiếu kết luận tại góc xuất phát. Không tham gia trao đổi để hoàn thành các kết luận. 3 Tự thực hiện đầy đủ và hoàn thành tốt nhiệm vụ của cá nhân về: - Đọc hiểu SGK và nhiệm vụ của các phiếu học tập. - Nêu được dự đoán tính chất ảnh. - Lắp rắp TN chính xác, vẽ hình đúng. Thực hiện đầy đủ và làm tốt nhiệm vụ của cá nhân về: - Đọc hiểu SGK và nhiệm vụ của PHT. - Nêu được dự đoán tính chất ảnh. - Lắp rắp TN, vẽ hình.còn phải có sự trợ giúp của GV Thực hiện đầy đủ và làm tốt nhiệm vụ của cá nhân về: - Đọc hiểu SGK và nhiệm vụ của PHT - Không nêu được đoán tính chất ảnh - Lắp rắp TN, vẽ hình khi sử dụng hết các hỗ trợ.. Không thực hiện các nhiệm vụ cá nhân sau khi đã được trợ giúp của phiếu hỗ trợ và của GV. 4 - Tự nêu lại được các cách nhận dạng TK; tính chất ảnh qua TK - Tự vẽ ảnh đúng. - Giải thích được các ứng dụng của TK . - Tự nêu lại được các cách nhận dạng TK; tính chất ảnh qua TK. - Tự vẽ ảnh đúng. - Tự nêu lại được các cách nhận dạng TK; tính chất ảnh qua TK. Không tự nêu lại được ý nào trong mục (9 - 10) điểm. 5 - Tự trình bày được đầy đủ các kết luận trong tất cả các góc trên PHT của cá nhân. - Tự tham quan kết quả của nhóm khác và nêu nhận xét. - Tự trình bày được đầy đủ các kết luận trong tất các góc bắt buộc trên PHT. - Tham quan kết quả của nhóm khác và nêu nhận xét. Chỉ tham quan kết quả của nhóm khác và nêu nhận xét. Không thực hiện được ý nào trong mục (9 - 10) điểm. 6 - Đưa ra được đúng cách xác định tiêu cự TKHT bằng TN. - Thành lập được 2 công thức của TK. - Đưa ra được đúng cách xác định tiêu cự TKHT bằng TN. - Thành lập được 1 công thức của TK. - Đưa ra được đúng cách xác định tiêu cự TKHT bằng TN. Không đưa ra được ý kiến nào trong mục (9 -10) điểm. P23 P 5.3. Phiếu tự đánh giá của học sinh (dùng cho lớp TN và lớp ĐC) Tên HS tự ĐG: .................................................................. Nhóm ............................................ Em hãy cho biết ý kiến của mình sau khi học chủ đề "Thấu kính - Vật lí 9" bằng cách đánh dấu (x) vào ý mà em thấy đúng nhất với bản thân em trong bảng dưới đây. TT Nội dung cho điểm Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý 1 Em đã nghiên cứu và trao đổi và biết 3 cách nhận dạng TK là dựa vào: Hình dạng bên ngoài;Tính chất của chùm sáng // qua TK; quan sát ảnh một vật qua TK 2 Em đã nghiên cứu và trao đổi về :Cách vẽ ảnh, tính chất ảnh của vật khi đặt tại các vị trí khác nhau qua 2 loại TK 3 Em đã nghiên cứu và trao đổi về: cách làm TN tìm hiểu tính chất ảnh của 1 vật qua từng loại TK trong các trường hợp 4 Em đã nghiên cứu SGK và các phiếu học tập để tự quan sát ảnh, tự làm TN, tự vẽ ảnh của vật qua TK qua các trường hợp. 5 Em đã tự nêu lại được cách nhận dạng 2 loại TK, các khái niệm của TK, tính chất các tia sáng đặc biệt, tính chất ảnh của 1 vật qua từng loại TK 6 Em dã giải thích được các hiện tượng trong phần vận dụng của SGK và tình huống mà GV nêu ở phần đầu bài học. 7 Em đã nghĩ ra cách xác định tiêu cự của TKHT bằng TN. 8 Em đã thành lập được 2 công thức: ; 1 ' 11 fdd  và d d k '  Xin được cảm ơn các em vì đã trung thực trong phần tự đánh giá này. P24 Phụ lục 6: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHI DẠY HỌC BÀI: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG P 5.1. Phiếu đánh giá nhóm của giáo viên (dùng cho lớp TN) LớpSơ đồ góc chuyển góc..Nhóm TT Điểm (9 -10) Điểm (7 – 8) Điểm (5 – 6) Điểm (<5 ) Đ 1 Nêu ra và tranh luận các dự đoán về chùm sáng ló ra khỏi LK trong TN, trao đổi với bạn và với GV cách làm các TN thật. Nêu ra các dự đoán về chùm sáng ló ra khỏi LK trong TN. Nhóm trưởng nêu ý kiến về cách làm TN và nhóm làm theo. Nêu ra các dự đoán về chùm sáng ló ra khỏi LK trong TN. Làm TN theo các bước khi có GV hướng dẫn. chỉ làm TN theo các bước mà do GV hướng dẫn. 2 Đưa ra ý kiến giải thích được các hiện tượng quan sát thấy trong các TN với LK và đĩa CD ; Thảo luận về các kết luận tại các góc. Ghi kết luận sau thảo luận. Chỉ đưa ra ý kiến giải thích được hiện tượng quan sát được trong TN với LK. Ghi các kết luận góc theo kết luận của nhóm trưởng. Đưa ra ý kiến nhưng giải thích chưa đúng các hiện tượng quan sát được trong các TN.Ghi các kết luận góc theo kết luận của nhóm trưởng. Không hoàn thành nhiệm vụ nào trong mục (9 -10) điểm 3 Tự làm các TN thật, tự quan sát, vẽ chùm tia sáng ló ra khỏi LK trên giấy, không cần GV trợ giúp; đúng thời gian Thực hiện nhiệm vụ ở mục (9 - 10) khi GV hướng dẫn : Cách xoay màn hứng ánh sáng ; cách đặt mắt quan sát chùm sáng . Thực hiện nhiệm vụ ở mục (9 - 10) khi GV đã : Đặt sẵn vị trí màn hứng ánh sáng ; chỉ rõ vị trí đặt mắt quan sát chùm sáng . - Không làm được các TN thật khi đã có sự hướng dẫn của GV. 4 Đưa ra các ví dụ về phân tích ánh sáng trong thực tế; Tự giải thích đúng các hiện tượng đã nêu ra. Đưa ra các ví dụ về phân tích ánh sáng trong thực tế; chỉ giải thích được các hiện tượng khi GV gợi ý khái quát. Đưa ra các ví dụ về phân tích ánh sáng trong thực tế; giải thích được các hiện khi GV gợi ý chi tiết. Chưa đưa ra được các ví dụ về phân tích ánh sáng trong thực tế 5 Hoàn thành đầy đủ các kết luận tại các góc theo mẫu của PHT một cách chính xác. Hoàn thành đầy đủ các kết luận tại các góc theo mẫu của PHT nhưng còn sai sót. Chỉ hoàn thành một phiếu kết luận vì thiếu thời gian. Chưa có các kết luận ở mục (9 - 10) điểm 6 Giải thích được TN trong câu C8 của SGK ; chế tạo thành công TN từ chai nhựa. Chế tạo thành công TN từ chai nhựa ; không giải thích được câu hỏi C8 của SGK. Giải thích được câu hỏi C8 của SGK ; không chế tạo được TN từ chai nhựa. Không làm được các nhiệm vụ ở mục (9-10). P25 P.6.2. Phiếu đánh giá đồng đẳng dành cho học sinh Bài học : Sự phân tích ánh sáng trắng ( SGK Vật lí 9) Tên HS ĐG: .......................Tên HS được ĐG:................. Nhóm:...................... TT Điểm (9 -10) Điểm (7 – 8) Điểm (5 – 6) Điểm (0 –4) Đ 1 Đã đưa ra dự đoán và thảo luận với nhóm về chùm sáng ló ra sau LK và cách làm các TN. Đưa ra dự đoán về chùm sáng ló ra sau LK, không trao đổi về cách làm TN. Không đưa ra các dự đoán, chỉ trao đổi về cách làm TN. Không tham gia các hoạt động ở mục (9 -10). 2 Nêu ý kiến giải thích các hiện tượng quan sát được với TN với LK và TN đĩa CD. Chỉ nêu ý kiến giải thích các hiện tượng quan sát được với TN với LK. Chỉ lắng nghe các ý kiến của bạn, không nêu ý kiến của cá nhân. Không nêu ý kiến, không lắng nghe ý kiến của bạn. 3 Nghiên cứu PHT và SGK, tham gia làm TN với nhóm, dùng bút màu vẽ chùm sáng ló ra sau LK trên PHT. Nghiên cứu PHT và SGK, tham gia làm TN với nhóm. Đọc phiếu học tập, quan sát các bạn trong nhóm làm TN, vẽ chùm sáng ló ra khỏi LK. Chỉ ngồi quan sát các bạn trong nhóm làm TN và vẽ chùm sáng ló ra. 4 Đã đưa ra các ví dụ về phân tích ánh sáng trong thực tế và giải thích các hiện tượng đó. Đã đưa ra các ví dụ về phân tích ánh sáng trong thực tế, không giải thích hiện tượng nêu ra. Lắng nghe bạn cùng nhóm đưa ra các ví dụ thực tế, tham gia giải thích hiện tượng. Chỉ lắng nghe bạn cùng nhóm đưa ra ví dụ và nghe bạn giải thích ví dụ đó. 5 Hoàn thành phần kết luận trên PHT của cá nhân. Trao đổi ý kiến với nhóm để hoàn thành phần kết luận chung của nhóm ở tất cả các góc. Hoàn thành phần kết luận trên PHT của cá nhân. Chỉ tham gia trao đổi với nhóm phần kết luận chung ở 1 góc. Không có kết luận của cá nhân trên PHT.Có trao đổi ý kiến với nhóm để về phần kết luận chung của nhóm . Ngồi xem các bạn cùng nhóm viết kết luận và ghi chép vào phần kết luận của mình. 6 Đưa ra câu giải thích cho câu hỏi C8 của SGK. Chế tạo được TN phân tích ánh sáng theo phiếu hỗ trợ. Chế tạo được TN phân tích ánh sáng theo phiếu hỗ trợ. Đưa ra câu giải thích cho câu hỏi C8 của SGK. Lắng nghecác bạn cùng nhóm giải thích câu hỏi C8 và xem các bạn làm TN P26 P 6.3. Phiếu tự đánh giá của học sinh (dùng cho lớp TN và lớp ĐC) Em hãy cho biết ý kiến của mình sau khi học bài "Sự phân tích ánh sáng trắng" bằng cách đánh dấu X vào ý mà em thấy đúng nhất với bản thân em trong bảng dưới đây. TT Nội dung cho điểm Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý 1 Em đã thảo luận và đưa ra dự đoán về tính chất của chùm sáng ló ra khỏi LK trong khi làm TN với LK . 2 Em đã nêu ý kiến để giải thích về hình ảnh của chùm sáng ló ra khỏi LK và chùm sáng phản xạ trên mặt đĩa CD sau khi quan sát được . 3 Em đã trao đổi và đưa ra ý kiến khi hoàn thành phiếu kết luận tại các góc . 4 Em đã nghiên cứu PHT và hiểu được nhiệm vụ của cá nhân và của nhóm . 5 Tự tay em đã làm TN với LK và với đĩa CD, dùng bút màu để vẽ lại chùm sáng ló ra khỏi LK trên hình của PHT. 6 Em đã lấy được các hiện tượng trong thực tế có liên quan đến hiện tượng phân tích ánh sáng trắng. 7 Em đã : Biết cách đặt mắt sau LK để quan sát chùm sáng ló ra khỏi LK ; biết cách xoay màn hứng ảnh sáng để hứng chùm sáng sau LK. 8 Em đã giải thích được TN trong câu hỏi C8 của SGK và chế tạo được TN về phân tích ánh sáng bằng chai nhựa. Xin được cảm ơn các em vì đã trung thực trong phần tự đánh giá này. (Phiếu này chỉ để nghiên cứu khoa học chứ không tính điểm kết quả học tập của các em) P27 Phụ lục 7. ĐỀ CÁC BÀI KIỂM TRA P 7. 1. Bài kiểm tra sau khi học bài : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Thực hành: Quan sát ảnh và vẽ ảnh (Thời gian: 45 phút) A. Phần trắc nghiệm (5 diểm, mỗi câu 1 điểm) Câu 1. Để biết sự tồn tại (có thật) của ảnh ảo do gương phẳng tạo ra người ta dùng các cách sau đây: Hãy chọn câu trả lời sai. A. Dùng màn chắn để hứng B. Dùng máy quay phim C. Dùng máy ảnh để chụp hình ảnh của nó. D. Dùng mắt nhìn vào gương ta thấy ảnh ảo Câu 2. Chọn câu trả lời đúng Nhìn vào gương ta thấy ảnh ảo của điểm sáng S vì: A. Chùm tia phản xạ lọt vào mắt là chùm sáng phân kì gặp nhau ở S'. B. Điểm sáng S trực tiếp phát ra chùm sáng phân kì. Khi chùm sáng này trục tiếp chiếu vào mắt thì mắt nhìn thấy điểm sáng S. Còn khi nhìn vào gương, điểm sáng S phát ra chùm tia phân kì chiếu vào gương. Chùm phản xạ chiếu vào mắt là chùm phân kì, làm cho mắt có cảm giác chùm sáng chiếu vào hình như được phát ra từ S', vì thế mắt thấy ảnh ảo S'. C. Chùm tia phản xạ chiếu vào mắt là chùm sáng phân kì coi như xuất phát từ S'. D. Ảnh ảo S' là một vật sáng. Câu 3. Trường hợp nào dưới đây không thể coi là một gương phẳng? Chọn câu trả lời đúng: A. Mặt nước trong phẳng lặng. B. Mặt kính trên bàn gỗ. C. Tấm lịch treo trên tường. D. Màn hình phẳng ti vi. Câu 4.Trên hình vẽ, M là gương phẳng, S là điểm sáng. Hỏi vị trí của ảnh ảo S'? Chọn câu trả lời đúng: A. Vị trí 2 B. Vị trí 3. C. Vị trí 4. D. Vị trí 1 P28 Câu 5. Trong các hình vẽ dưới đây, AB là vật sáng ; A'B' là ảnh của nó do gương phẳng tạo ra. Hỏi hình nào sai? A. Hình d B. Hình a C. Hình b. D. Hình c B. Phần tự luận (5 điểm) Bài 1. (1 điểm) Em hãy giải thích, vì sao trên mặt các đồng hồ đo điện thường có gắn thêm một gương phẳng? Bài 2.(4 điểm) Cho một điểm sáng S đặ trước một gương phẳng như hình vẽ dưới đây 1. Vẽ ảnh S' của S tạo bởi gương bằng 2 cách a. Dựa vào tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng b. Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng 2. Vẽ một tia tới SI đến gương để được tia phản xạ sẽ đi qua điểm A trong hình vẽ trên. Chúc các em làm bài tốt, cảm ơn các em! . A . S P29 P 7. 2. Bài kiểm tra sau khi học bài : Gương cầu lõm – Gương cầu lồi (Thời gian : 45 phút) A. Phần trắc nghiệm (6 điểm, mỗi câu 1 điểm) Câu 1. Chọn câu trả lời sai. Tác dụng của gương cầu lõm là: A. Tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật. B. Biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song. C. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ là chùm phân kì. D. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm Câu 2. Chọn câu trả lời rõ ràng nhất. Nhờ có pha đèn, mà đèn pin (đèn ô tô, xe máy) có thể chiếu sáng đi xa mà vẫn sáng rõ vì: A. Pha đèn tạo ra chùm sáng song song. B. Pha đèn có tác dụng hắt ánh sáng ra phía trước. C. Pha đèn có tác dụng như một gương cầu lõm. D. Đèn nằm ở vị trí thích hợp nên pha đèn có tác dụng tập trung chùm sáng phân kì từ đèn chiếu ra phía sau và biến đổi chùm sáng đó thành một chùm phản xạ song song chiếu thẳng ra phía trước. Câu 3. Chọn câu trả lời đầy đủ nhất Gương cầu lõm có thể tạo ra ảnh: A. Ảo, lớn hơn vật. B. Thật. C. Hứng được trên màn chắn. D. Ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương Câu 4. Chọn câu trả lời sai. Đặc điểm của gương cầu lồi là: A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. B. Vùng qua sát được của gương cầu lồi lớn hơn vùng quan sát được của gương phẳng và gương cầu lõm cùng kích thước. C. Vùng quan sát được nhỏ hơn so với gương phẳng. D. Tạo ra ảnh ảo của những vật đặt trước gương. Câu 5. Đặt một viên phấn thẳng đứng trước một gương cầu lồi. Phát biểu nào dưới đây sai? A. Không thể sờ được, nắm được ảnh của viên phấn trong gương. P30 B. Ảnh của viên phấn trong gương có thể hứng được trên màn chắn. C. Ảnh của viên phấn trong gương không thể hứng được trên màn chắn. D. Mắt có thể quan sát thấy ảnh của viên phấn trong gương. Câu 6. Trên hình vẽ, mắt đặt tại M trước gương cầu lồi: Vẽ M' là ảnh do hai tia phản xạ IR và KJ gặp nhau tại đó. Hỏi mắt có thể quan sát được những vật nằm trong vùng nào bằng cách nhìn ảnh của vât trong gương? Chọn câu trả lời đúng: A. Vùng trong hai tia MI và MK. B. Trước gương giới hạn bởi góc RM'J. C. Vùng ngoài hai tia MI và MK. D. Mọi vật ở trước gương. B. Phần tự luận ( 4 điểm) Câu 1 (2điểm) Chuyện cũ kể rằng: Ngày xưa, nhà bác học Acsimet đã dùng gương cầu lõm lớn tập trung ánh sáng mặt trời để đốt cháy chiến thuyền quân giặc. Acsimet đã dựa vào tính chất nào của gương cầu lõm? Hãy vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm để thực hiện ý tưởng nói trên của Acsimet bằng những gương phẳng nhỏ. Câu2 (2điểm) Nêu cách vẽ ảnh của một điểm sáng qua gương cầu lồi. Chúc các em làm bài tốt, cảm ơn các em! P31 P 7. 3. Bài kiểm tra sau khi học bài : Thấu kính (Thời gian 45 phút) A. Phần trắc nghiệm (6 điểm, mỗi câu 1 điểm) 1.Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, ban đầu đặt cách thấu kính một khoảng bằng hai lần tiêu cự 2f. Thấu kính sẽ cho ảnh ảo trong trường hợp nào sau đây? Chọn câu trả lời đúng: A. Từ vị trí ban đầu, dịch vật một khoảng f/2 lại gần thấu kính. B. Từ vị trí ban đầu, dịch thấu kính một khoảng 3f/2 ra xa vật. C. Từ vị trí ban đầu, dịch thấu kính một khoảng 3f/2 lại gần vật. D. Từ vị trí ban đầu, dịch vật một khoảng f/2 ra xa thấu kính. 2. Quan sát hình vẽ, tia ló nào vẽ sai? Chọn câu trả lời đúng: A. Cả tia 1, 2, 3 đều sai. B. Tia 2 C. Tia 3 D. Tia 1 3. Hãy cho biết câu nào sau đây là sai khi nói về tính chất của thấu kính hội tụ. Chọn câu trả lời đúng: A. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm. B. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló truyền thẳng. C. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló truyền song song với trục chính. D. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng. 4. Trước một thấu kính hội tụ, ta đặt vật sáng AB (AB nằm trong tiêu cự), hãy cho biết tính chất và độ lớn của ảnh đối với vật. Chọn câu trả lời đúng: A. Ảnh thật, bằng với vật. C. Ảnh ảo, bằng với vật. B. Ảnh thật, nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo, lớn với vật. 5. Cho biết S' là ảnh của điểm sáng S qua thấu kính hội tụ, mà yy' là trục chính của thấu kính. Hỏi thấu kính phải đặt ở vị trí nào để cho ảnh trên? Chọn câu đúng: A. Vuông góc với yy' và đi qua S. B. Vuông góc với yy' tại giao điểm của SS' với yy'. C. Vuông góc với yy' và đi qua S'. D. Đặt vuông góc với yy' và đi qua điểm giữa SS'. P32 6. Một vật AB đặt trước một thấu kính phân kì cho một ảnh nhỏ hơn vật ba lần và cách thấu kính 10 cm. Hỏi tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu? Chọn câu trả lời đúng: A. 14 cm. B. 10 cm. C. 15 cm. D. 12 cm B. Phần tự luận ( 5 điểm) Câu 1 (2 điểm) Cho một thấu kính hội tụ tiêu cự 3cm, một vật sáng AB có độ cao 2cm đặt trước thấu kính, cách thấu kính 9cm. Xác định khoảng cách từ thấu kính đến màn để thu được ảnh rõ nét trên màn. Vẽ ảnh trong trường hợp này? Câu 2 (2 điểm) Cho 3 điểm A, B, C, nằm trên trục chính xy của một thấu kính hội tụ như hình vẽ. Biết rằng nếu đặt vật sáng tại điểm B thì ảnh của vật sáng tại điểm C. Nếu đặt vật sáng tại điểm C thì ảnh của vật sáng tại điểm A. Hỏi vị trí của thấu kính chỉ có thể đặt trong khoảng nào? Giải thích câu trả lời của em. Chúc các em làm bài tốt, cảm ơn các em! x A B C y P33 Phụ lục 8. MỘT SỐ HÍNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM P 8.1. MỘT SỐ HÍNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM BÀI : Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng -Thực hành: Quan sát ảnh và vẽ ảnh GV giới thiệu bài học GV giới thiệu sơ đồ chuyển góc HS học ở góc thí nghiệm HS học ở góc hình học HS học ở góc sáng tạo Hoàn thành kết luận góc HS báo cáo kết quả GV nhận xét báo cáo GV thống nhất kiến thức P34 P 8.2. MỘT SỐ HÍNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM BÀI : Gương cầu lồi – gương cầu lõm GV giới thiệu bài học GV giới thiệu sơ đồ chuyển góc HS học ở góc thí nghiệm HS học ở góc phân tích – áp dụng HS học ở góc tự do - sáng tạo Kết luận góc phân tích – áp dụng của HS Kết luận góc tự do – sáng tạo của HS HS báo cáo kết quả Thống nhất kiến thức bằng sơ đồ tư duy P35 P 8.3. MỘT SỐ HÍNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Bài : Thấu kính GV giới thiệu bài học GV giới thiệu sơ đồ chuyển góc HS học ở góc trải nghiệm 1 HS học ở góc trải nghiệm 2 HS học ở góc phân tích - hình học HS học ở góc trải nghiệm 1 HS học ở góc vận dụng – sáng tạo HS báo cáo kết quả Thống nhất kiến thức bằng sơ đồ tư duy P36 P 8.4. MỘT SỐ HÍNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Bài : Sự phân tích ánh sáng trắng HS ôn tập kiến thức liên quan đên bài học GV giới thiệu bài học HS học ở góc trải nghiệm HS học ở góc quan sát HS trao đổi kết luận góc HS trưng bày sản phẩm về kết luận góc HS học ở góc vận dụng – sáng tạo Thống nhất kiến thức bằng sơ đồ tư duy HS ghi chép nội dung kiến thức bài học P37 Phụ lục 9. MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TRONG PHẦN MỀM EXCEL Công thức tính các giá trị trong phần mềm Excel Tham số thống kê Công thức tính trong phần mềm Excel Mốt =Mode(number1,number2); number là cột số liệu cần so sánh Trung vị =Median(number1,number2); number là cột số liệu cần so sánh Trá trị trung bình =Average(number1,number2); number là cột số liệu cần so sánh Độ lệch chuẩn =Stdev(number1,number2); number là cột số liệu cần so sánh Xác suất xảy ra ngẫu nhiên (P) = ttest(array1,array2,tail,type): array là cột điểm số mà chúng ta định so sánh. Độ lệch trung bình chuẩn (SMD) SMD = (Giá trị TB nhóm TN – Giá trị TB nhóm ĐC)/ Độ lệch chuẩn nhóm ĐC Hệ số tương quan 2 số liệu của 1 nhóm (r) r =correl(array1,array2). array là cột điểm số mà chúng ta định so sánh. P38 Phụ lục 10. THIẾT KẾ DẠY HỌC THEO GÓC BÀI “PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG” – VẬT LÍ 9 P 10.1. HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC GÓC C.1.Góc trải nghiệm (thời gian thực hiện tối đa 9 phút) C.1.1. Phiếu học tập Em hãy đọc mục tiêu và nhiệm vụ trước khi tiến hành các hoạt động của góc. * Mục tiêu: Từ TN để rút ra cấu tạo của ánh sáng trắng và mô tả được các cách phân tích ánh sáng trắng. * Nhiệm vụ: - Cá nhân: nghiên cứu SGK trang 139, 140 để tìm hiểu cách bố trí và tiến hành thí nghiệm 1, 2, 3 trong phiếu học tập, nêu các dự đoán. - Nhóm: Thảo luận cách tiến hành và làm các TN trong mục (a) của phiếu học tập để kiểm tra dự đoán, thảo luận và hoàn thành phần (b) của PHT trên giấy A1. * Nội dung cụ thể của các nhiệm vụ a. Các thí nghiệm * Thí nghiệm 1: - Bước 1: + Quan sát lăng kính (LK) và cho biết LK làm bằng chất liệu gì, có hình dạng như thế nào?... + Nếu chiếu một chùm sáng trắng, hẹp vào một mặt của LK thì chùm sáng ló ra khỏi LK có còn là ánh sáng trắng hay không? Em hãy dự đoán. - Bước 2: + Chiếu chùm ánh sáng trắng qua khe hẹp vào 1 mặt của LK như hình vẽ 53.1b của SGK. + Xoay màn chắn ánh sáng để hứng chùm sáng ló ra sau LK, mô tả kết quả quan sát được theo các nội dung dưới đây: + Đặc điểm chùm sáng chiếu đến LK :...... + Đặc điểm chùm sáng thu được trên màn chắn :.. + Đặt mắt quan sát chùm sáng sau LK thì chùm sáng có đặc điểm:...................... - Bước 3: Dùng bút màu vẽ chùm sáng ló ra khỏi LK (coi chùm sáng tới hẹp như một tia sáng trắng khi vẽ hình) Hình ảnh quan sát được * Thí nghiệm 2: - Bước 1: Hãy dự đoán, em sẽ quan sát thấy gì nếu trong TN trên, em đặt thêm trước LK một tấm lọc màu để chắn chùm sáng tới LK trong 3 trường hợp sau: Tấm lọc màu đỏ:, Tấm lọc màu lục,Tấm lọc nửa đỏ, nửa lục P39 Giải thích dự đoán của em:................................................................................... - Bước 2: Tiến hành TN, đối chiếu dự đoán. Vẽ hình bằng bút mực và bút màu: +Tấm lọc màu đỏ: Hình ảnh quan sát được +Tấm lọc màu lục Hình ảnh quan sát được +Tấm lọc màu đỏ, màu lục Hình ảnh quan sát được - Bước 3: Nhận xét về phương của các chùm màu đỏ và màu lục khi ra khỏi LK * Thí nghiệm 3 - Bước 1: Chiếu chùm sáng trắng qua khe hẹp vào mặt ghi của đĩa CD. - Bước 2:Giữ yên mặt đĩa, quan sát mặt đĩa. Mô tả hiện tượng quan sát được? - Bước 3: Trả lời các câu hỏi sau: + Ánh sáng phản xạ từ đĩa CD đến mắt ta có những màu nào ?:..................... + Tại sao có thể nói TN 3 cũng là TN phân tích ánh sáng trắng? .. b. Các kết luận 1. Trong số 2 giả thuyết sau đây: - Ánh sáng trắng cũng là một ánh sáng màu như ánh sáng khác. - Ánh sáng trắng là tổng hợp của nhiều ánh sáng màu. Theo ý kiến của nhóm thì giả thuyết phù hợp với kết quả TN. 2. Giải thích kết quả của các thí nghiệm: - Giải thích kết quả TN 1:.................. - Thí nghiệm 1 gọi là TN phân tích ánh sáng trắng là vì :............................... - Giải thích kết quả TN 2: - Có... cách phân tích ánh sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau. C.2 . Góc quan sát (thời gian thực hiện tối đa 9 phút) P40 * Chuẩn bị của GV: Thiết kế sẵn bộ TN ảo trên Powerpoint với việc sử dụng các hiệu ứng hợp lí trên máy vi tính (như mô phỏng dưới đây): PHAN TÍCH AÙNH SAÙNG TRẮNG A P B Đỏ Tím Cam Lục Chàm Lam Vàng Nguồn sáng trắng Tấm chắn khe sáng Lăng kính Màn HIEÄN TÖÔÏNG TAÙN SAÉC AÙNH SAÙNG A P B Vàng Nguồn sáng trắng Tấm chắn khe sáng Lăng kính Màn Tấm lọc màu vàng HIEÄN TÖÔÏNG TAÙN SAÉC AÙNH SAÙNG A P B Xanh Nguồn sáng trắng Tấm chắn khe sáng Lăng kính Màn Tấm lọc xanh HIEÄN TÖÔÏNG TAÙN SAÉC AÙNH SAÙNG A P B Đỏ Nguồn sáng trắng Tấm chắn khe sáng Lăng kính Màn Tấm lọc đỏ C.2.1. Phiếu học tập Em hãy đọc mục tiêu và nhiệm vụ trước khi tiến hành các hoạt động của góc. * Mục tiêu: Từ TN ảo để rút ra cấu tạo của ánh sáng trắng và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng bằng LK. * Nhiệm vụ: - Cá nhân: nghiên cứu cách bố trí và tiến hành TN trong mục (a) của PHT, nêu các dự đoán về chùm sáng sau khi ló ra khỏi LK. - Nhóm: Thảo luận về các dự đoán về chùm sáng sau khi ló ra khỏi LK, thực hiện TN, quan sát kiểm tra dự đoán của nhóm. Hoàn thành mục (b) trong PHT. * Nội dung cụ thể của các nhiệm vụ a. Các TN ảo * Thí nghiệm 1 - Bước 1: Quan sát hình vẽ của TN 1và cho biết cách sắp xếp của TN này? - Bước 2: Dự đoán về màu của chùm sáng ra khỏi LK, nếu nguồn phát ra một chùm sáng trắng đi qua khe hẹp của tấm chắn sáng tới LK. P41 - Bước 3: Thực hiện TN bằng cách nhấn phím Enter trên máy tính, quan sát và so sánh với dự đoán của nhóm. * Thí nghiệm 2 - Bước 1: Hãy mô tả cách sắp xếp các dụng cụ trong từng hình vẽ của TN 2. Dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu nguồn phát ra một chùm sáng trắng, rồi lần lượt đi qua các tầm lọc màu (đỏ, vàng , xanh), qua khe hẹp của tấm chắn sáng rồi tới LK? - Bước 2: Thực hiện TN bằng cách nhấn phím Enter trên máy tính, quan sát và so sánh với dự đoán của nhóm. - Bước 3: Đánh dấu vị trí của các vạch sáng trên màn hứng ánh sáng, so sánh độ lệch của các tia sáng sau khi qua LK trong 3 trường hợp. Rút ra nhận xét. b. Các kết luận - LK có hình dạng:............................................................................................. - Ánh sáng trắng khi đi qua LK thì:....... - Ánh sáng màu khi qua LK thì:............ Trong đó ánh sáng đỏ bị lệch hơn ánh sáng vàng. hơn ánh sáng lục. - Giải thích hiện tượng quan sát được khi ánh sáng trắng đi qua LK:.......... C.3. Góc vận dụng - sáng tạo (thời gian thực hiện tối đa 10 phút) C.3.1. Phiếu học tập Em hãy đọc phần nhiệm vụ trước khi tiến hành các hoạt động của góc. Nguồn phát ánh sáng trắng Tấm chắn khe sáng Lăng kính Màn hứng ánh sáng Nguồn phát ánh sáng trắng Tấm chắn khe sáng Lăng kính Màn hứng ánh sáng Tấm lọc P42 * Nhiệm vụ: - Cá nhân: Nghiên cứu mục IV trang 141 SGK. Thực hiện mục (a) của PHT. - Nhóm: Thảo luận, thống nhất trả lời câu hỏi C7, C9 của SGK; hợp tác làm TN và giải thích hiện tượng trong câu hỏi C8. Thực hiện mục (b) của PHT. Hoàn thành phần (c) của PHT trên giấy A1. * Nội dung cụ thể của các nhiệm vụ a. Hoàn thành các câu hỏi của SGK - Giải thích câu hỏi C7 của SGK: + Em hãy cho ý kiến của mình để trả lời câu hỏi này? + Hãy lập luận, tìm ra một phương án để khẳng định ý kiến trả lời của mình? - Đọc“Có thể em chưa biết” ở SGK, em hãy nêu các hiện tượng thực tế về sự phân tích ánh sáng trắng? Hãy lập luận chứng tỏ các hiện tượng này cũng là sự phân tích ánh sáng trắng? - Hoàn thành câu hỏi C8 của SGK. Hãy làm TN để kiểm tra dự đoán của nhóm (phần này có thể thực hiện ở nhà). b. Thử tài thiết kế thí nghiệm Cho một số dụng cụ sau: 1 nguồn sáng trắng, 1 khe hẹp, 1chai nhựa trong suốt, 1 kim tiêm, 1 chậu nước trắng. - Em hãy thiết kế 1 hoặc 2 TN để minh họa cho hiện tượng khi ánh sáng trắng qua một môi trường trong suốt thì bị phân tích thành nhiều ánh sáng màu. - Biểu diễn TN vừa thiết kế cho các bạn cùng xem. c. Các kết luận (hãy điền các từ còn thiếu vào các chỗ có dấu chấm) - Ngoài việc dùng LK và đĩa CD, người ta còn có thể dùng..như một cách phân tích ánh sáng trắng thành ánh sáng màu. - Trong thực tế có các hiện tượng như:.., cũng là cách phân tích ánh sáng trắng. - Hiện tượng quan sát được trong câu hỏi C8 là: , bởi vì......... C.3.2.Phiếu hỗ trợ * Hỗ trợ câu hỏi C8: - Hãy mô tả cách làm TN nêu ra trong câu hỏi này? - Phần nước nằm giữa mặt gương và mặt nước có là một LK không, vì sao? - Xét một chùm sáng hẹp phát ra từ mép của vạch đen trên trán của bạn HS, chiếu đến mặt nước, hãy mô tả đường đi tiếp theo của chùm sáng này (liên quan đến các hiện tượng Quang học nào mà em đã học)? - Nếu đặt mắt nhìn vào phần gương trong nước thì mắt sẽ được chùm sáng nào chiếu tới, hãy dự đoán xem mắt sẽ trông thấy chùm sáng này có hình ảnh như thế nào? Hiện tượng có gì thay đổi nếu ta thay nước bình thường bằng nước màu? P43 * Hỗ trợ mục (b) của phiếu học tập: - Cho nước vào đầy chại nhựa, chiếu chùm sáng trắng vào chai nhựa. - Đặt mắt phía sau chai để quan sát chùm sáng đi qua chai. - Dùng kim tiêm, chọc một lỗ thủng, quan sát màu của dòng nước chảy ra? P. 10.2. KỊCH BẢN HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ND, thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương tiện DH Ôn tập, kiểm tra kiến thức liên quan - Đặt câu hỏi: + Hãy kể tên một số nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng và ánh sáng màu trong thực tế? + Nêu cách tạo ra ánh sáng màu từ ánh sáng trắng? - Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời, HS khác bổ sung ý kiến. - Lắng nghe. - Trả lời câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời của bạn Tổ chức tình huống học tập - Nêu câu hỏi: Khi chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm lọc ta sẽ được một chùm sáng màu. Phải chăng trong chùm sáng trắng có chứa chùm sáng màu? Tìm hiểu chùm sáng trắng bằng những cách nào? Để giải quyết 2 câu hỏi trên ta cần nghiên cứu bài “Sự phân tích ánh sáng trắng”. - Lắng nghe câu hỏi. - Trả lời câu hỏi theo dự đoán, không thảo luận. Giới thiệu hoạt động các góc - Giới thiệu: Có thể kiểm tra dự đoán từ làm TN thật, TN ảo, kết hợp nghiên cứu SGK. Bài học được học ở 3 góc: Góc trải nghiệm học với TN thật (9’), góc quan sát học với TN ảo (9’), góc vận dụng - sáng tạo (10’). Sơ đồ chuyển góc. - Lưu ý HS: Chỉ học ở góc “Vận dụng - sáng tạo” khi đã hoàn thành nhiệm vụ của 2 góc còn lại. - Lắng nghe: Tên góc, cách học, thời gian học ở từng góc, sơ đồ chuyển góc. - Chọn góc phù hợp với cách học, ngồi vào vị trí góc đã chọn. Sơ đồ chuyển góc. Hoạt động góc - Yêu cầu HS: + Hãy nghiên cứu PHT, xác định - Đọc PHT xác định mục tiêu và Phiếu nhiệm vụ, P44 trải nghiệm mục tiêu và nhiệm vụ của góc? + Hoàn thành mục (a) của PHT. - Hỗ trợ HS: + Cách đặt (màn chắn, mắt) sau LK để (hứng, nhìn) chùm sáng ló ra sau LK. + Cho nhóm HS thảo luận theo kỹ thuật KWL ở TN 1 và TN 2. + Câu hỏi gợi ý cho TN 1: “Các chùm sáng màu có trùng lên nhau không? Ánh sáng nào bị lệch (nhiều nhất, ít nhất) so với chùm sáng tới? Những chùm sáng màu đó do đâu mà có? Hãy nêu dự đoán”. + Câu hỏi gợi ý cho TN 2: “Lăng kính có làm đổi màu của ánh sáng khi đi qua LK không?” + Gợi ý cho TN 3: Hiện tượng quan sát được trên mặt đĩa CD tương tự hiện tượng quan sát được ở TN 1. + Hoàn thành mục (b) của PHT. nhiệm vụ của góc. - Thảo luận theo kỹ thuật KWL ở TN 1 và TN 2. - Đưa ra dự đoán về kết quả của các TN. - Nêu cách tiến hành và tiến hành làm các TN, rút ra kết luận. - Lắng nghe câu hỏi và gợi ý của GV. Hoàn thành mục (b) của PHT. phiếu học tập SGK, bộ thí nghiệm thật giấy A0, A4, bút. Hoạt động góc quan sát - Yêu cầu HS: + Hãy nghiên cứu PHT, xác định mục tiêu và nhiệm vụ của góc? + Hoàn thành mục (a) của PHT. + Hoàn thành mục (b) của PHT. - Hỗ trợ HS: + Nêu các bước tiến hành TN. + Đưa câu hỏi gợi ý cho TN 1: “Các chùm sáng màu có trùng lên nhau không? Ánh sáng nào bị lệch nhiều nhất so với chùm tia tới? Những chùm sáng màu đó do đâu mà có? Hãy nêu dự đoán”. + Đưa câu hỏi gợi ý cho TN 2: - Đọc PHT xác định mục tiêu, nhiệm vụ góc. - Mô tả cách tiến hành các TN. Đưa ra dự đoán về kết quả của các TN. - Quan sát kết quả TN. Thảo luận nhóm (chất vấn cùng nhau theo cặp), rút ra kết luận. Các phiếu, SGK, thí nghiệm ảo. giấy A0, A4, bút. P45 “Lăng kính có làm đổi màu ánh sáng đi qua nó không?” - Lắng nghe câu hỏi gợi ý. Hoạt động góc áp dụng- sáng tạo - Yêu cầu HS: + Nghiên cứu PHT, phiếu hỗ trợ (nếu cần). + Thực hiện các yêu cầu của PHT. - Hỗ trợ HS: (nếu cần) + Gợi ý trả lời câu hỏi C7: “ Nếu thay tấm lọc đỏ bằng tấm lọc xanh, cứ như thế cho các tấm lọc màu khác thì ta biết được cấu tạo của chùm sáng trắng”. + Phân tích đường đi của chùm sáng trắng trong câu C8. - Đọc các phiếu. Trả lời câu hỏi C7, C9. Thiết kế TN trong mục (b) của PHT. - Thảo luận nhóm (chất vấn cùng nhau) và hoàn thành mục (c) của PHT. Làm TN của câu C8. Các phiếu. SGK, nước, gương phẳng, chai nhựa, kim tiêm, giấy A0. Trao đổi cả lớp, ĐG - Yêu cầu HS: Đại diện 1 nhóm báo cáo phiếu kết luận của góc trải nghiệm và góc quan sát. + Nhóm còn lại nêu ý kiến nhận xét. + Đọc và ghi chép phần ghi nhớ của SGK. + Giới thiệu sản phẩm góc “vận dụng - sáng tạo” của các nhóm. - Nhận xét, ĐG: ưu nhược điểm của từng nhóm. - Yêu cầu HS: Tự ĐG - Báo cáo kết quả thu được từ 2 góc của nhóm. - Nêu nhận xét, bổ xung ý kiến. - Đọc, ghi chép phần ghi nhớ của SGK; Giới thiệu sản phẩm góc “vận dụng - sáng tạo”. - Tự ĐG theo phiếu. Các phiếu kết luận góc. Phiếu tự ĐG.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_to_chuc_day_hoc_theo_goc_kien_thuc_quang_hoc_bac_tru.pdf
  • jpgNCS Nguyen Lam Sung 04-2015.jpg
  • pdfTom tat English Nguyen Lam Sung 04-2015.pdf
  • pdfTom tat Tieng Viet NCS Nguyen Lam Sung 04-2015.pdf
  • docTrang TTLA - Lam sung -final-April 02.doc
Luận văn liên quan