Thiết lập mục tiêu phải đảm bảo chi tiết hóa được 03 nội dung cơ bản của KSNB là mục tiêu báo cáo, mục tiêu hoạt động và mục tiêu tuân thủ. Trong đó, đối với mục tiêu báo cáo ngoài việc đảm bảo chất lượng thông tin trên các báo cáo tài chính, nên chú trọng thiết lập các dạng báo cáo về thông tin phí tài chính. Đối với báo cáo tài chính, một số doanh nghiệp lớn ngoài yêu cầu về BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam nên chuyển đổi dần sang lập BCTC theo quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm tạo tiền đề cho việc tiếp cận thị trường vốn, thị trường công nghệ và thị trường lao động quốc tế. Về mục tiêu hoạt động, khi thiết lập các mục tiêu cần dựa trên kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hoạt động trong năm trước, kết hợp với việc phân tích tình hình bối cảnh thị trường, môi trường kinh tế vĩ mô và đối thủ cạnh tranh. Về các mục tiêu tuân thủ cần thường xuyên cập nhật những thay đổi trong quy định, chính sách về thuế, về xuất nhập khẩu, về khai thác tài nguyên thiên nhiên, về an toàn lao động, quy định về môi trường để bổ sung vào các mục tiêu tuân thủ hàng năm.
224 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất, không đảm bảo kế hoạch sản xuất trong điều kiện chi phí cung ứng tăng 30 - 50%
9-12 lần/năm
Cao
(4)
Bộ phận được cung ứng bị ngừng sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất trong điều kiện chi phí cung ứng tăng 20 – 30%
6-9 lần/năm
Trung bình
(3)
Bộ phận được cung ứng bị ngừng sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất trong điều kiện chi phí cung ứng tăng 10 – 20%
3-6 lần/năm
Thấp
(2)
Bộ phận được cung ứng vẫn có thể khắc phục và tiếp tục sản xuất, chi phí cung ứng tang dưới 10%.
Không xảy ra hoặc dưới
3 lần/năm
Rất thấp (1)
(Nguồn: Phân tích của NCS)
Bảng 3. 6: Bảng điểm rủi ro hoạt động và kiểm soát bộ phận vật tư - cung ứng trong các công ty xi măng Việt nam
Rủi ro
Điểm khả năng
Điểm ảnh hưởng
Tổng điểm
Điểm kiểm soát
Điểm RR còn lại
Rủi ro phụ gia xi măng mua vào không phù hợp, giá cao
5
5
25
Không chấp nhận
25
0
Rủi ro phụ gia xi măng cung ứng muộn, không kịp thời
5
5
25
Không chấp nhận
15
10
Cần có
biện pháp
Rủi ro nhà cung ứng chủ yếu không đủ phụ gia xi măng để cung cấp, trong khi công ty không thể mua được ở nơi khác
5
5
25
Không chấp nhận
10
15
Cần có
biện pháp
Rủi ro khối lượng phụ gia xi măng mua vào cao hơn so với yêu cầu thực tế cho sản xuất
4
5
20
Không chấp nhận
8
12
Cần có
biện pháp
Rủi ro phụ gia xi măng mua vào không đảm bảo chất lượng
3
5
15
Không chấp nhận
15
0
(Nguồn: Phân tích của NCS)
Kết quả đánh giá rủi ro chi tiết sẽ được KTVNB sử dụng để xác định phạm vi, đối tượng của các cuộc kiểm toán nội bộ. Cụ thể theo ma trận rủi ro, mức điểm đánh giá cho các rủi ro hoạt động chi tiết tại bộ phận cung ứng lần 1 là Không chấp nhận: yêu cầu bộ phận cung ứng và công ty có các biện pháp thực hiện ngay lập tức để QTRR. Những rủi ro này ảnh hưởng nghiêm trọng doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục kịp thời. Những rủi ro này được đánh giá tiếp tục lần 2 để xác định mức điểm rủi ro còn lại sau khia đã thiết lập tầng bào vệ là các biện pháp kiểm soát. Các rủi ro ban đầu sau khi thiết lập các biện pháp kiểm soát tương ứng được đánh giá mức điểm 0 là Chấp nhận được, không cần có biện pháp ứng phó và mức điểm 10, 12, 15 là Cần có biện pháp. Những rủi ro này sẽ tiếp tục là nội dung của QTRR và KTNB trong các CTXM Việt nam.
b, Hoàn thiện tổ chức thực hiện kiểm toán nội bộ
Thứ nhất, hoàn thiện tổ chức khảo sát sơ bộ về đơn vị được kiểm toán, xác định và lựa chọn mẫu để thực hiện kiểm toán
Trong quá trình tổ chức khảo sát sơ bộ về đơn vị được kiểm toán, xác định và lựa chọn mẫu để thực hiện kiểm toán, các CTXM Việt nam nên vận dụng đa dạng các phương pháp chọn mẫu khác ngoài việc chọn mẫu phi thống kê dựa trên phán đoán, suy luận và kinh nghiệm chuyên môn của KTVNB. Trưởng ban KTNB và nhân viên KTNB nên khuyến khích bộ phận KTNB vận dụng đa dạng các phương pháp chọn mẫu. Ngoài việc áp dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê, các KTVNB nên áp dụng phương pháp chọn mẫu thống kê.
Phương pháp lấy mẫu thống kê: Là phương pháp xác định quy mô mẫu và các tiêu chí lựa chọn mang tính khách quan. Với lấy lẫu thống kê, KTVNB của công ty quyết định một cách định lượng xem các mẫu đại diện cho nhóm đối tượng kiểm toán chính xac đến mức nào (đánh giá mức độ chính xác của mẫu) và số đối tượng được kiểm toán trong 100% mẫu đại diện cho nhóm đối tượng được kiểm toán (mức độ tin cậy). Việc đánh giá này sẽ được thể hiện bằng phần trăm. Kỹ thuật lấy mẫu này đòi hỏi sự phán đoán của KTVNB để xác định đặc điểm của nhóm đối tượng được kiểm toán, vì vậy vẫn tồn tại khả năng KTVNB đưa ra các phán đoán sai lầm (rủi ro lấy mẫu). Tuy nhiên, lấy mẫu thống kê cho phép lượng hóa xác suất xẩy ra sai sót (hệ số tin cậy). Trong lấy mẫu thống kê, các KTVNB cần lưu ý mỗi đối tượng trong nhóm đối tượng kiểm toán phải có cơ hội được lựa chọn như nhau.
Trong quá trình áp dụng phương pháp lấy mẫu thống kê, KTVNB phải xem xét các yếu tố sau đây: Thời gian để thực hiện việc kiểm toán; Quy mộ độ lớn của mẫu; Mức độ đại diện cho nhóm của đối tượng được kiểm tra của mẫu; Mức độ ứng dụng của CNTT và trình độ năng lực của KTVNB trong DN. KTVNB cần đảm bảo tính toàn diện trong việc xem xét các yếu tố trên nhằm tối ưu hóa hiệu quả kiểm toán trong điều kiện nguồn lực hạn chế.
Thứ hai, hoàn thiện tổ chức giấy tờ làm việc, công cụ kiểm toán để ghi nhận và lưu giữ kết quả kiểm toán.
Việc thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán (BCKT) thích hợp làm căn cứ cho việc đưa ra các ý kiến kiểm toán là vô cùng quan trong trong việc tổ chức thực hiện kiểm toán. Để thu thập các BCKT cả về số lượng và chất lượng, đòi hỏi việc tổ chức thực hiện phải liệt kê được chính xác tiêu chí kiểm toán, loại bằng chứng kiểm toán cần thu thập, nguồn thu thập BCKT, phương pháp kiểm toán thích hợp để thu thập cũng như phương pháp phân tích BCKT. Nói cách khác, tổ chức tốt giai đoạn thực hiện KTNB, KTVNB cần có kế hoạch thu thập BCKT với các phương pháp thủ tục phù hợp, phương pháp phân tích khoa học để thu thập được đầy đủ BCKT cần thiết và hình thành ý kiến kiểm toán khách quan. Do đó, để hoản thiện tổ chức giai đoạn thực hiện KTNB, NCS đưa ra giải pháp tổ chức xây dựng kế hoạch thu thập BCKT nhằm định hướng cho quá trình thực hiện kiểm toán tại phụ lục 3.14 góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện KTNB.
Mục đích sử dụng của Kế hoạch thu thập BCKT: Kế hoạch thu thập bằng chứng được xây dựng nhằm giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện của cuộc kiểm toán đạt hiệu quả và được sử dụng để kiểm soát chất lượng các yếu tố chính của kế hoạch kiểm toán
Nguyên tắc lập của Kế hoạch thu thập BCKT: Kế hoạch thu thập bằng chứng cần phải thể hiện các bằng chứng kiểm toán cần thu thập, nguồn bằng chứng, phương pháp thu thập và phân tích bằng chứng kiểm toán tương ứng với mục tiêu kiểm toán, nội dung kiểm toán và tiêu chí kiểm toán; đồng thời cũng có thể tích hợp thêm các nội dung khác như hạn chế của dữ liệu và dự kiến các phát hiện, nhận xét, đánh giá kiểm toán liên quan. Các nội dung trong kế hoạch thu thập bằng chứng cần thể hiện và trình bày lôgic với nhau.
Phương pháp ghi chép của Kế hoạch thu thập BCKT
- Cột (1): ghi theo các nội dung kiểm toán đã được xác định trong Kế hoạch kiểm toán.
- Cột (2): ghi theo các tiêu chí kiểm toán đã được xác định trong Kế hoạch kiểm toán.
- Cột (3): ghi đầy đủ các bằng chứng phù hợp cần phải thu thập để đưa ra đánh giá và kết luận kiểm toán.
- Cột (4): ghi cụ thể nguồn thu thập bằng chứng kiểm toán.
- Cột (5): ghi các phương pháp hoặc thủ tục thu thập tương ứng để thu thập từng loại bằng chứng kiểm toán.
- Cột (6): ghi phương pháp phân tích bằng chứng kiểm toán dự kiến tương ứng với các loại bằng chứng kiểm toán cần thu thập.
Tổ chức lập bảng kế hoạch thu thập BCKT sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong việc thu thập BCKT, giúp KTVNB thu thập đúng, đủ và không bỏ sót các BCKT cho từng tiêu chí kiểm toán. Đây là cơ sở quan trọng để các KTV đưa ra các ý kiến nhận xét chính và kiến nghị phù hợp.
c. Hoàn thiện tổ chức tổng kết và lập báo cáo kiểm toán nội bộ
Tổ chức lập báo cáo BCKT yêu cầu KTNB sau khi tiến hành kiểm toán, KTV sẽ tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm toán làm căn cứ đưa ra các kiến nghị kiểm toán. Bảng tổng hợp kết quả là giấy tờ cần thiết cho KTV có căn cứ đưa rs ý kiến kiểm toán phù hợp, đồng thời dễ dàng trong việc tham chiếu so sánh các kết quả kiểm toán khi cần thiết. Do đó, NCS đề xuất xây dựng Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán trong các CTXM Việt nam tại phụ lục 3.15 như sau:
Mục đích sử dụng Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán: Mẫu biểu này dùng để đánh giá mức độ phù hợp của bằng chứng kiểm toán đã thu thập được với từng tiêu chí kiểm toán, từng nội dung kiểm toán; từ đó tổng hợp các vấn đề mang tính tổng thể để tìm ra các nguyên nhân cốt lõi.
Nguyên tắc lập Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán: Tài liệu này được lập trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và hoàn thành khi kết thúc giai đoạn này; có thể được sử dụng linh hoạt tùy thuộc vào tính chất, phạm vi của cuộc kiểm toán.
Phương pháp ghi chép Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán
- Cột (1): Nội dung kiểm toán, tiêu chí kiểm toán theo KHKT được phê duyệt.
- Cột (2): Các bằng chứng kiểm toán thực tế đã thu thập theo kế hoạch thu thập bằng chứng và chương trình kiểm toán.
- Cột (3): Tóm lược các kết quả kiểm toán quan trọng trên cơ sở phân tích các bằng chứng kiểm toán đã thu thập theo kế hoạch thu thập bằng chứng và chương trình kiểm toán.
- Cột (4): So sánh các kết quả kiểm toán đã đạt được với các tiêu chí kiểm toán đã đề ra với các mức đánh giá: Đạt, đạt một phần, không đạt.
- Cột (5): Xác định các nguyên nhân chính của phát hiện kiểm toán.
- Cột (6): Đánh giá tác động và rủi ro nếu không thực hiện kiến nghị tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả đối với việc quản lý tài chính, tái sản công liên quan đến chủ đề kiểm toán.
- Cột (7): Xác định các kiến nghị kiểm toán trên cơ sở các nguyên nhân cốt lõi và tác động dự kiến của các phát hiện kiểm toán.
d, Hoàn thiện tổ chức theo dõi thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ
Thứ nhất, hoàn thiện tổ chức tổng hợp và phân loại kết quả theo dõi tình hình thực hiện khuyến nghị
Trong giai đoạn tổ chức tổng hợp và phân loại kết quả theo dõi tình hình thực hiện khuyến nghị việc xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả theo dõi việc thực hiện các kiến nghị KTNB giúp tăng cường nâng cao chất lượng tổ chức theo dõi việc thực hiện các kiến nghị KTNB. Cụ thể, các chỉ tiêu trong báo cáo sẽ chỉ rõ khách thể kiểm toán nào chưa thực hiện các kiến nghị, khách thể nào đã thực hiện và mức độ thực hiện là bao nhiêu. Thêm vào đó, báo cáo còn phân tích rõ các nguyên nhân của việc chưa thực hiện cũng như thực hiện chưa đầy đủ làm căn cứ cho việc đựa ra các giải pháp khắc phục. Trong trường hợp bộ phận được kiểm toán chậm trễ trong việc thực hiện các kiến nghị thì KTNB cần đưa ra một thời hạn chính thức để bộ phận này giải đáp vấn đề và cần thông báo rằng trong trường hợp không thực hiện yêu cầu thì có thể KTVNB phải yêu cầu làm rõ và báo cáo với lãnh đạo hoặc thông báo rộng rãi trong công ty. Phụ lục 3.16 mô tả Bảng theo dõi việc thực hiện các kiến nghị KTNB.
Thứ hai, hoàn thiện tổ chức phát hành và gủi báo cáo tình hình thực hiện các khuyến nghị KTNB
Trong giai đoạn tổ chức phát hành và gửi báo cáo tình hình thực hiện các kiến nghị KTNB, các CTXM Việt nam cần tăng cường các biện pháp thúc đẩy các khách thể kiểm toán thực hiện các kiến nghị KTNB, giúp các khách thể KTNB quan tâm và thực hiện các kiến nghị KTNB quyết liệt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn cho khách thể cũng như góp phần đánh giá hiệu quả các kiến nghị kiểm toán. Các CTXM và bộ phận KTNB có thể áp dụng một số biện pháp sau:
+ Thường xuyên nhắc nhở trao đổi và hỗ trợ bộ phận được kiểm toán trong việc thực hiện các kiến nghị. Với chức năng tư vấn, KTNB không chỉ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán mà cần phải thực hiện các giải pháp để hỗ trợ các bộ phận được kiểm toán thực hiện các kiến nghị trong trường hợp các bộ phận này gặp khó khăn, vướng mắc, ví dụ: Giải thích rõ hơn về điểm mạnh, yếu của từng giải pháp để bộ phận được kiểm toán chọn lựa (nếu có); Tư vấn trực tiếp cho bộ phận (hay người) được phân công thực hiện kiến nghị kiểm toán khắc phục những hạn chế, thiếu sót theo yêu cầu của quy trình chuẩn; Bộ phận KTNB duy trì thông tin liên tục với các bộ phận trong công ty nếu có nhu cầu sẽ tư vấn qua điện thoại, Email hoặc đến trực tiếp.
+ Đối với đơn vị bộ phận được kiểm toán nên xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cuối năm của các cá nhân, bộ phận bao gồm tiêu chí về việc hoàn thành việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán. Kết quả này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương, thưởng thù lao của cá nhân, bộ phận thuộc khách thể KTNB.
+ Đưa tiêu chí hoàn thành việc thực hiện các kiến nghị KTNB là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của KTV. Điều này sẽ giúp các KTV có trách nhiệm hơn trong việc đôn đốc, nhắc nhở và hướng dẫn các khách thể kiểm toán thực hiện các kiến nghị.
3.2.4.2. Đối với các công ty xi măng chưa tổ chức kiểm toán nội bộ
Đối với các CTXM Việt nam chưa tổ chức KTNB, việc tổ chức quy trình các hoạt động kiểm soát phần nào đã mô tả được tổ chức quy trình của KTNB, tuy nhiên để đảm bảo thực hiện đúng vả đủ vai trò cũng như nhiệm vụ của KTNB thì cần thiết phải tổ chức quy trình KTNB một cách chính thống. Khi tổ chức quy trình KTNB, các CTXM cần chú ý những nội dung sau:
+ Bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức: Thông thường bộ phận KTNB sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức xây dựng quy trình KTNB. Quy trình KTNB được xây dựng cần quy định rõ trong Quy chế KTNB của công ty.
+ Các căn cứ, cơ sở tổ chức xây dựng quy trình KTNB: Thông lệ quốc tế quy định về tổ chức quy trình KTNB tại khung thực hành chuyên môn KTNB do viện KTNB toàn cầu xây dựng, yêu cầu pháp lý của Chính phủ và Nhà nước Việt nam về tổ chức KTNB trong các DN, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và vai trò chức năng của KTNB là những căn cứ và cơ sở để các CTXM cần chú ý trong việc tổ chức xây dựng quy trình KTNB. Việc tổ chức xây dựng quy trình KTNB tại các DN có thể tham khảo các kinh nghiệm quốc tế nhưng phải phù hợp với quy định của nhà nước, bao gồm Luật Doanh nghiệp, Luật Kiểm toán độc lập, Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về tổ chức KTNB và một số văn bản khác. Với vai trò là 1 bộ phận trong DN, thực hiện chức năng đảm bảo và tư vấn góp phần đóng góp giá trị cho DN thì việc tổ chức xây dựng quy trình KTNB cần chú ý thiết kế chú trọng các công việc cần làm sau khi thông báo kết quả kiểm toán và các kiến nghị KTNB.
+ Nội dung các bước công việc trong quy trình: Đối với các CTXM chưa tổ chức KTNB thì Bảng nội dung các công việc cần làm sẽ là cơ sở, kim chỉ nam cho việc tổ chức và thực hiện KTNB. Khi tổ chức xây dựng quy trình KTNB, các CTXM Việt nam nên cụ thể những giai đoạn, công việc của mỗi giai đoạn trong quy trình. Xây dựng được bảng danh mục công việc sẽ tạo mang tính chất hướng dẫn cao nhất cho việc thực hiện KTNB. Với những phân tích trên, căn cứ vào thông lệ quốc tế, quy định pháp lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức hoạt động tại các CTXM Việt nam, NCS đưa ra Bảng danh mục nội dung công việc và phân công công việc trong quy trình KTNB nhằm hoàn thiện tổ chức quy trình KTNB tại các CTXM Việt nam tại Phụ lục 3.17 với các nội dung chính như sau:
Cột 1: Nội dung công việc
Cột 2: KTV thực hiện
Cột 3: KTV soát xét
Trong đó, Cột 1 được thiết kế gồm 4 phần:
Phần 1: Nội dung công việc cần làm trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Phần 2: Nội dung công việc cần làm trong giai đoạn lập thực hiện kiểm toán
Phần 3: Nội dung công việc cần làm trong giai đoạn lập báo cáo kiểm toán
Phần 4: Nội dung công việc cần làm trong giai đoạn theo dõi việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán nội bộ.
Trong mỗi phần, các công việc được nêu tên cụ thể, rõ ràng, cùng với các nội dung. Các công việc được sắp xếp lần lượt theo trình tự thời gian, cụ thể trong từng bước, từng công việc trong bước. Thêm vào đó, trong các nội dung công việc bao gồm các chú ý về thời gian, yêu cầu để các KTVNB lưu ý hoàn thiện.
3.2.5. Lộ trình thực hiện các giải pháp tổ chức kiểm toán nội bộ trong các công ty xi măng Việt nam
3.2.5.1. Nhóm công ty xi măng Việt nam chưa tổ chức kiểm toán nội bộ
Lộ trình thực hiện các giải pháp xây dựng và hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại các CTXM Việt Nam chưa tổ chức KTNB được chia làm 02 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (05 năm từ năm 2010 đến năm 2025): Nội dung thực hiện tại các CTXM Việt nam là xây dựng bộ máy KTNB và quy chế KTNB cũng như xác định nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện KTNB. Giai đoạn ban đầu yêu cầu các CTXM Việt nam cần xác định được đúng đắn các đặc điểm cơ bản của đơn vị, của ngành, các yêu cầu cần thiết của việc xây dựng kiểm toán nội bộ tại đơn vị từ đó xác định đúng dắn định hướng xây dựng kiểm toán nội bộ. Xây dựng phải phù hợp với quy mô, loại hình doanh nghiệp và các điều kiện kinh tế xã hội khác. Bên cạnh đó, các CTXM cần có phương án xác định nguồn lực cần thiết cho hoạt động kiểm toán nội bộ bao gồm nguồn nhân lực và vật lực. Ý thức đúng đắn về nguồn lực cho KTNB là một yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả tổ chức KTNB.
Trong giai đoạn đầu tiên này, các CTXM Việt nam nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán nói chung và KTNB nói riêng trong nước và trên thế giới. Đặc biệt chú trọng vào kinh nghiệm tổ chức KTNB trên thế giới vào việc xây dựng KTNB tại doanh nghiệp, tuy nhiên quá trình này yêu cầu phải có sự chọn lọc, căn cứ vào các điều kiện thực tiễn tại đơn vị cũng như tại Việt nam để có thể vận dụng một cách phù hợp nhất.
Trong giai đoạn 1, doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị về điều kiện nguồn lực, vật lực cũng như tất cả các điều kiện khác cho việc phát triển KTNB tại đơn vị. KTNB không phải là chức năng riêng lẻ, KTNB có mối liên hệ mật thiết với các chức năng cũng như các phòng ban khác trong doanh nghiệp như KSNB, QTRR, QLDN, UBKT. Mối quan hệ hữu cơ này tác động qua lại lẫn nhau, do đó để KTNB có thể phát triển yêu cầu trong giai đoạn này, các CTXM Việt nam cần tiếp cận sâu hơn và hoàn thiện hơn các chức năng liên quan đến QTRR, KSNB nhằm tạo tiền đề tổ chức và thực hiện KTNB một cách tốt nhất.
Giai đoạn 2 (3 năm từ năm 2025 đến năm 2028): Giai đoạn này là giai đoạn chỉnh sửa bổ sung và hoàn thiện việc tổ chức KTNB. Sau khi xây dựng và vận hành các chức năng KTNB, cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động trong giai đoạn đầu tiên, trong giai đoạn 2 này là giai đoạn mà bộ phận KTNB cũng như ban lãnh đạo của đơn vị cần có những định hướng và giải pháp hoàn thiện hơn nữa các chức năng của KTNB. Đặc biệt, KTNB còn là khái niệm khá mới tại Việt Nam, do đó, yêu cầu về việc xây dựng và vận hành đúng đắn là rất quan trọng.
3.2.5.2. Nhóm công ty xi măng Việt nam đã tổ chức kiểm toán nội bộ
Lộ trình hoàn thiện KTNB tại nhóm CTXM Việt nam đã tổ chức KTNB có thời gian rút ngắn hơn so với nhóm công ty chưa tổ chức KTNB. Các công ty này chỉ mất thời gian cho việc khắc phục các hạn chế, tồn tại và hoàn thiện lại tổ chức KTNB tại công ty. Lộ trình này được xác định 5 năm, chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 (3 năm) để khắc phục hạn chế và giai đoạn 2 (2 năm) tiếp tục hoàn thiện tổ chức KTNB để không bị tụt hậu so với KTNB thế giới.
Giai đoạn 1 (3 năm từ năm 2020 đến năm 2023): CTXM Hoảng Mai và công ty TNHH MTV xi măng Tam Điệp cần chú ý khắc phục những hạn chế tồn tại trong việc tổ chức bộ máy KTNB tại công ty như bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nhân sự KTNB, trong việc chuẩn bị các yêu cầu và điều kiện, chú trọng hoàn thiện chức năng QTRR để thực hiện phương pháp tiếp cận KTNB dựa trên rủi ro cũng như tổ chức xác định nội dung kiểm toán môi trường trong nội dung kiểm toán tại công ty, khắc phục những hạn chế trong tổ chức quy trình KTNB để tổ chức KTNB thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Giai đoạn 2 (2 năm từ năm 2023 đến năm 2025): Tiếp tục hoàn thiện tổ chức KTNB tại các công ty theo định hướng theo thông lệ quốc tế, đảm bảo sự phát triển của KTNB tại các CTXM nói riêng và KTNB Việt nam nói chung không bị tụt hậu xa hơn nữa so với KTNB trên thế giới.
3.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM
3.3.1. Về phía Nhà nước, các Bộ, Ngành
Các văn bản pháp lý của Nhà nước về KTNB hiện nay còn rất thiếu, chưa đồng bộ và tính khả thi chưa cao. Vì vậy, NCS xin đưa ra một số đề xuất sau với các cơ quan quản lý Nhà nước trong hỗ trợ tổ chức kiểm toán nội bộ cho các doanh nghiệp nói chung và các CTXM Việt nam nói riêng:
Xây dựng và ban hành chuẩn mực KTNB: Vấn đề chủ yếu thúc đẩy nhanh sự
phát triển của KTNB là các cơ quan chức năng quản lý phải xây dựng, ban hành chuẩn mực KTNB để KTVNB có định hướng và căn cứ pháp lý trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời các nhà quản lý cũng dựa vào hệ thống chuẩn mực này để kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận KTNB và các KTVNB. Muốn xây dựng và phát triển được vị thế của kiểm toán nọi bộ thì phải xác định được vị trí then chốt trong toàn bộ hệ thống kinh tế, xác lập được vai trò chính đáng của KTNB trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay trên thế giới viện kiểm toán nội bộ toàn cầu đã xây dựng hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán nội bộ thế giới năm 2013, đã và đang được áp dụng một cách phổ biến bởi các tổ chức kiểm toán nội bộ trên toàn thế giới. Chuẩn mực KTNB quốc tế là tài liệu căn bản vô cùng hữu ích cho Việt nam trong việc xây dựng hệ thống chuẩn mực KTNB quốc gia. Tuy nhiên, quá trình xây dựng phải được đặt trong bối cảnh, trình độ phát triển kinh tế xã hội chính trị của đất nước, thể chế văn hóa chính trị riêng biệt của quốc gia không được vận dụng máy móc, áp đặt đối với các doanh nghiệp Việt nam, trong hiện trạng KTNB còn non trẻ. Thêm vào đó, chuẩn mực cần được xây dựng có sự phân loại theo đặc điểm từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành nghề vận dụng phù hợp đối với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, cơ cấu bộ máy để phát huy được vai trò tối ưu trong định hướng của Chuẩn mực
Đồng thời, nên xây dựng các thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn thực hành chuẩn mực kiểm toán nội bộ. Trong giai đoạn đầu phst triển KTNB tại Việt nam thì sự ra đời của các thông tư, nghị định văn bản hướng dẫn là vô cùng cần thiết góp phần hướng dẫn thực hiện KTNB, nâng cao hiệu quả kiểm toán nội bộ. Giúp cho doanh nghiệp có định hướng xây dựng và vận hành kiểm toán nội bộ rõ ràng, quy lát, tránh trường hợp các đơn vị không nhận thức rõ, mông lung, lạc hướng trong tổ chức kiểm toán, dẫn đén tâm lý e ngại trong việc áp dụng KTNB trong tương lai. Trước mắt, Bộ tài chính và các cơ quan chức năng liên quan cần gấp rút hoàn thiện và đưa vào thực hiện Dự thảo nghị định KTNB năm 2016 và sổ tay hướng dẫn thực hành kTNB cho các doanh nghiệp có hành lang pháp lý và định hướng rõ ràng trong việc tổ chức KTNB.
Đẩy mạnh, khuyến khích xây dựng các chương trình, các học viện đào tạo KTVNB: Các KTVNB phải thực sự là những người có kỹ năng, chuyên môn cao, đạt trình độ chuẩn mực về chuyên môn nghiệp vụ cũng như đáp ứng đầy đủ yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. Trong khi đó, đội ngũ KTVNB tại Việt nam còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng chưa đủ điều kiện để đáp ứng cho nhu cầu xây dựng và phát triển KTNB. Do đó, về lâu dài, Nhà nước nên khuyến khích xây dựng các chương trình, các học viện đào tạo KTVNB. Các trường thành lập các chuyên ngành đào tạo, đặc biệt là các học viện chuyên đào tạo KTVNB. Chỉ có việc đào tạo một cách chính quy với các chương trình phù hợp thì chúng ta mới có một đội ngũ KTVNB đủ cả về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh đó, để đánh giá đúng năng lực của KTVNB cần xây dựng một chương trình thi sát hạch và cấp chứng chỉ KTVNB như các chứng chỉ KTV khác hiện đang áp dụng. Các tổ chức đào tạo xây dựng chương trình đánh giá và cấp chứng chỉ KTVNB cho các kiểm toán viên hành nghề như một chứng nhận về chuyên môn cho thực hành nghề kiểm toán nội bộ. Chứng chỉ sẽ là giấy chứng nhận chuyên môn đồng thời là điều kiện hành nghề cho các KTVNB, chắc chắn sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ kiểm toán nội bộ trong tương lai tại Việt nam.
3.3.2. Về phía các công ty xi măng Việt Nam
Nâng cao nhận thức của nhà quản trị về KTNB: Mặc dù nhận thức về tầm quan trọng của KTNB ngày càng được nâng cao trong các CTXM Việt nam, nhưng vẫn còn có những ý kiến cho rằng thành lập bộ phận KTNB chủ yếu là để tuân thủ theo quy định của Nhà nước, của ngành và của công ty, mà chưa thực sự nhìn nhận giá trị hữu ích của KTNB. Do vậy, các nhà quản trị của các CTXM Việt nam cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, chức năng, nhiệm vụ của KTNB, cũng như đối tượng, phạm vi và phương pháp của KTNB để có hỗ trợ phù hợp cho sự phát triển của hoạt động KTNB với mục tiêu tạo ra giá trị cho DN.
Cần xây dựng chức năng, bộ phận Quàn trị rủi ro (Risk Management): Như đã trình bày về tầm quan trọng của việc thực hiện chức năng quản trị rủi ro trong việc hoàn thiện tổ chức lập kế hoạch kiểm toán cũng như là cơ sở để áp dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro. Các CTXM Việt nam cần xây dựng bộ phận quản trị rủi ro, hoạt động như một chức năng cơ bản trong kiểm soát nội bộ. Quản trị rủi ro tại các CTXM Việt nam nên được thực hiện như một chức năng xuyên suốt quá trình hoạt động của tất cả các bộ phận trong đơn vị, không chỉ tồn tại độc lập trong một phòng ban hay bộ phận. Chức năng này cần được thực hiện chuyên trách bỏi các cán bộ quản trị rủi ro trong mỗi bộ phận, thường là cán bộ có mức độ hiểu biết sâu sắc về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh bộ phận, nắm được các mục tiêu, các rủi ro có khả năng ảnh hưởng đến việc hoàn thành mục tiêu của đơn vị cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ cần áp dụng để giảm thiểu các rủi ro theo yêu cầu quản trị. Do đó, cần xây dựng và hoàn thiện quy chế hoạt động của bộ phận QTRR cũng như xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá rủi ro, chấm điểm rủi ro và các văn bản liên quan đến hệ thống rủi ro đăng ký và kế họach kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro khi được thực hiện theo từng cấp từ cơ sở đến bộ phận quản lý chức năng sẽ đảm bảo tính khách quan và sát thực, giúp cho bộ phận KTNB áp dụng thực hiện phương pháp kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro và nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm toán.
Xây dựng các chiến lược hoạt động cho bộ phân KTNB: Các kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm toán nội bộ trong đơn vị đều đanh giá sự ủng hộ của các cán bộ lãnh đạo đối với haojt động KTNB có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả của bộ phận. Từ việc nhà ban lãnh đạo nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của KTNB cho đến việc đưa ra các chính sách quy định ủng hộ tạo điều kiện cho hoạt động KTNB được thực hiện trong đơn vị. Việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch cho bộ phận KTNB là một trong những giải pháp tác động của nhà quản trị đến nâng cao hiệu quả KTNB. Các nhà lãnh đạo cần thực hiện tách bạch và phân công trách nhiệm hợp lý trong các bộ phận thực hiện các chức năng như bộ phận KTNB, thanh tra, KSNB, pháp chế để tránh hiện tượng chồng chéo gây lãnh phí thời gian và tiền bạc. Các công ty cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực KTVNB cả về số lượng và chất lượng. Cần xác định các quy chế tuyển dụng nhân sự kiểm toán phù hợp và xây dựng chính sách đãi ngộ thỏa đáng với KTVNB là những định hướng rõ ràng và hữu ích cho việc xây dựng và phát triển KTNB tại công ty.
Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin cho hoạt động KTNB: Trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra như vũ bão trên toàn thế giới trong đó có Việt nam thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu khách quan. Việc ứng dụng CNTT vào kiểm toán nội bộ trên một khí cạnh nào đó sẽ giúp rút ngắn thời gian kiểm toán, tăng độ chính xác của quá trình phân tích, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian kiểm toán. Tuy nhiên, dù quá trình công nghệ có tiên tiến đến đâu vẫn không thể thay thế dược vị trí làm chủ của con người. Do đó, để có thể tận dụng được ưu điểm của công nghệ yêu cầu đặt ra đối với các CTXM nói chung và các kiểm toán viên nội bộ nói chung là phải không ngừng học hỏi, tham gia vào các khóa đào tạo công nghệ thông tin, lĩnh hội kiến thức và vận dụng sang tạo vào KTNB tại đơn vị.
3.3.3. Về phía các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp
Hiện nay, vẫn chưa có tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp riêng cho KTVNB tại Việt nam trong khi nhu cầu trao đổi thông tin, kinh nghiệm hoạt động, bổ sung kiến thức, bảo vệ quyền lợi của các KTVNB ngày càng lớn. Hơn nữa, sự phát triển kinh tế thúc đẩy sự phát triển về số lượng của đội ngũ KTVNB, càng đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc thành lập tổ chức nghề nghiệp dành riêng cho kiểm toán nội bộ. Cho đến thời điểm hiện tại, phương tiện chủ yếu để các kiểm toán viên nội bộ kết nối, trao đổi thông tin và kiến thức chủ yếu sử dụng các diễn đàn trên mạng và một số hội thảo, hội nghị, tuy nhiên chưa thường xuyên. Việc lập các nhóm KTVNB hoạt động trong các DN để trao đổi nghiệp vụ cũng hoàn toàn mang tính tự phát mà chưa có kế hoạch định hướng cụ thể. Do đó, đòi hỏi các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp phải xem xét việc hình thành một tổ chức hiệp hội riêng cho KTVNB ở Việt Nam.
Về mặt nguyên tắc, các KTVNB là những người hành nghề kiểm toán nên đều có thể trở thành hội viên Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA). Bên cạnh đó, các KTVNB có thể kết hợp với các kiểm soát viên nội bộ có thể tập hợp thành một tổ chức nghề nghiệp KTNB dưới hình thức hội hoặc chi hội hay phân hội độc lập hoặc là tổ chức thành viên của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam. Các hiệp hội hành nghề kiểm toán Việt nam đã và đang thực hiện có hiệu quả những hoạt động mà Bộ Tài chính giao như cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên, kiểm tra chất lượng dịch vụ các công ty kiểm toán, soạn thảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, tham gia xây dựng Luật kiểm toán độc lập Trong tương lai các tổ chức nghề nghiệp sẽ tiếp tục được tạo điều kiện để phát triển, trở thành tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán có uy tín trong khu vực và quốc tế. Như vậy, có thể nhận thấy vai trò quan trọng của các hiệp hội nghề nghiệp trong việc xây dựng và phát triển kiểm toán nói chung và KTNB nói riêng. Theo đó, NCS đề xuất việc hình thành hiệp hội nghề nghiệp KTVNB, trực thuộc hội Kế toán và Kiểm toán Việt nam (VAA) hoặc có thể độc lập hoạt động và duy trì giao thoa với các tổ chức nghề nghiệp kế toán kiểm toán khác để tạo nền tảng căn bản cho việc hình thành, phát triển cũng như kiểm soát chất lượng KTNB tại Việt nam.
3.3.4. Về phía các cơ sở đào tạo, các trường đại học
Hầu hết các trường đại học kinh tế Việt Nam chỉ tập trung vào đào tạo chuyên môn về kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước mà chưa thực sự chú trọng đào tạo chuyên môn về KTNB. Các trung tâm đào tạo và cấp chứng chỉ KTNB hiện nay đã đi thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ cho hàng nghìn KTVNB thuộc các tập đoàn kinh tế như dầu khí, xăng, than khoáng sản, tuy nhiên các trung tâm chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh, chưa mở rộng ra các tỉnh lân cận đặc biệt là các tỉnh địa bàn của nhiều công ty xi măng. Do đó, quá trình đào tạo còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc đào tạo các kiểm toán viên có kỹ năng chuyên môn để đáp ứng nhu cầu xã hội và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế KTNB là một vấn đề khó khăn và thách thức rất lớn đối với các tổ chức đào tạo và trường đại học trên toàn thế giới nói chung và Việt nam nói riêng.
Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm điều hành kiểm toán IIA (2018 Global America Pulse of Internal Audit), đã chỉ ra các kỹ năng khó tuyển dụng cũng như các kỹ năng cần thiết đối với các nhân viên KTNB như sau:
Bảng 3.7: Kỹ năng cần thiết và kỹ năng khó tuyển dụng đối với KTVNB
TT
Các kỹ năng cần thiết
để tuyển dụng
Tỷ lệ
TT
Các kỹ năng rất khó
để tuyển dụng
1
Tư duy phân tích và phản biện
74%
1
An ninh mạng và bảo mật
2
Kỹ năng giao tiếp
63%
2
Khai thác và phân tích dữ liệu
3
Nhạy bén kinh doanh
60%
3
Kiến thức ngành nghề cụ thể
4
Kế toán và Tài chính
56%
4
Tư duy đổi mới, sáng tạo
5
Đảm bảo và quản trị rủi ro
55%
5
Điều tra gian lận hoặc kiểm toán
6
Cải tiến quy trình
52%
6
Nhạy bén kinh doanh
7
Khai thác và phân tích dữ liệu
50%
7
Tu duy phân tích và phản biện
8
Tư duy đổi mới, sáng tạo
45%
8
Đảm bảo và quản trị rủi ro
9
Kiến thức ngành nghề kinh doanh cụ thể
45%
9
Thuyết phục và hợp tác
10
An ninh mạng và bảo mật
39%
10
Cải tiến quy trình
(Nguồn: 68, tr215)
Phân tích của IIA đã chỉ ra định hướng đào tạo KTVNB tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Bên cạnh việc đào tạo các kiến thức cơ bản về kiểm toán, ưu tiên các kỹ năng đào tạo như Tư duy phân tích / phản biện, Truyền thông, Kinh doanh, An ninh mạng và Bảo mật, Khai thác dữ liệu và Phân tích, Kiến thức cụ thể theo ngành ... là chiến lược đào tạo để xây dựng đội ngũ KTVNB chuyên nghiệp cho Việt nam trong thời gian tới.
Bân cạnh đó, cần đẩy mạnh tổ chức các diễn đàn, hội nghị hội thảo về KYNB với sự kết hợp của các cơ quan chức năng quản lý cũng như các Hiệp hội nghề nghiệp nhằm trao đổi kiến thức, hỗ trợ tương tác lẫn nhau để xác định đúng đắn về thực trạng trình độ KTVNB Việt nam cũng như nhu cầu xã hội về KTNB. Từ đó, xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, NCS đã đưa ra được định hướng phát triển của các CTXM Việt nam trong thời gian tới, gắn liền với yêu cầu và các nguyên tắc cốt lõi của việc tổ chức KTNB tại Việt nam. NCS đồng thời đưa ra các nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức KTNB tại các CTXM Việt nam, các một số đề xuất đối với các cơ quan chức năng Nhà nước, các Hiệp hội nghề nghiệp cũng như các tổ chức đào tạo và trường đại học Kinh tế trong cả nước trong việc góp phần thực hiện hệ thống giải pháp của NCS cho việc hoàn thiện tổ chức KTNB tại các CTXM Việt nam.
KẾT LUẬN
Các CTXM Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách và vận hội, hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh toàn cầu, môi trường kinh doanh luôn thay đổi là những thách thức không nhỏ đối với các CTXM Việt Nam. Mặc dù có nhiều thành tựu và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân song các CTXM Việt nam không tránh khỏi nhiều hạn chế: hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả, các chương trình dự án chưa xây dựng một cách kỹ lưỡng trên nhiều giác độ, đa dạng hóa kinh doanh, tham gia vào nhiều ngành mới nhiều rủi ro, tổn thất tài sản do quản lý kém còn xảy ra. Trong bối cảnh đó, KTNB được coi như cách thức hiệu quả làm gia tăng giá trị và nâng cao hiệu quả hoạt động cho DN. KTNB mang lại sự đảm bảo hợp lý trong việc thiết kế và thực hiện các hoạt động kiểm soát, QLRR và quản trị DN, qua đó góp phần giúp tổ chức hoàn thành mục tiêu cũng như sứ mệnh của mình. Thông qua vai trò của KTNB, các nhà quản lý điều hành có thể kiểm soát hoạt động tốt hơn, QLRR tốt hơn, nâng cao uy tín, thương hiệu, gia tăng niềm tin của các cổ đông, các nhà đầu tư, các đối tác, cơ quan chức năng về hệ thống quản trị của tổ chức. Điều đó đồng nghĩa với việc KTNB góp phần hỗ trợ tổ chức phát triển bền vững thông qua việc đạt được sự cân bằng giữa 3 mục tiêu: tăng trưởng, hiệu quả và kiểm soát. Do vậy, việc hoàn thiện tổ chức KTNB nhu cầu tất yếu đối với hoạt động QLRR, KSNB và quản trị DN của các DN Việt Nam hiện nay.
Về lý luận, các khía cạnh của tổ chức KTNB tại các DN trong các lĩnh vực khác nhau đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận về tổ chức KTNB trong các DN. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu đầy đủ, toàn diện các khía cạnh của tổ chức KTNB. Về thực tiễn, một số các CTXM Việt nam đã tổ chức KTNB nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động KTNB, số khác chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức KTNB. Bên cạnh đó, tổ chức KTNB tại các CTXM vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của các bên liên quan và bắt kịp xu hướng mới. Do đó, cần chú trọng hoàn thiện các khía cạnh của tổ chức KTNB tại các CTXM Việt nam hơn nữa.
Luận án cơ bản đã đạt được các mục tiêu đặt ra, cụ thể như sau:
1. Luận án đã đưa ra tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tổ chức KTNB đồng thời phân tích và đưa ra khoảng trống nghiên cứu để tiến hành thực hiện nghiên cứu khoảng trống đó.
2. Luận án đã hệ thống hóa và luận giải những vấn đề lý luận về KTNB trong DN, từ các quan điểm, khái niệm về KTNB đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp cũng như các yếu tố khác nhằm đưa ra lý luận về KTNB một cách rõ ràng và hệ thống. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra và làm rõ lý luận cơ bản về tổ chức KTNB trong DN trên các khía cạnh: Tổ chức xây dựng quy chế, bộ máy KTNB, tổ chức xác định nội dung, tổ chức vận dụng phương pháp tiếp cận, phương pháp kỹ thuật kiểm toán và tổ chức quy trình KTNB, đồng thời phân tích và chỉ ra những ảnh hưởng mang tính chất đặc thù của ngành sản xuất xi măng đến tổ chức KTNB. Khi hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTNB và tổ chức KTNB trong DN, NCS đặt trong mối quan hệ với xu hướng phát triển của KTNB trên thế giới, từ đó rút ra những bài học quý giá cho các DN Việt nam nói chung và các CTXM nói riêng trong tổ chức KTNB.
3. Trên cơ sở của lý luận, luận án đã tiếp tục nghiên cứu thực trạng tổ chức KTNB trong các CTXM Việt nam. Thông qua kết quả khảo sát, NCS đã tổng hợp, phân tích và đưa ra các đánh giá về thực trạng tổ chức KTNB trong các CTXM Việt nam trên các mặt: Những thành tựu đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong các thực trạng tổ chức xây dựng quy chế, bộ máy KTNB, tổ chức xác định nội dung, tổ chức phương pháp tiếp cận, phương pháp kỹ thuật kiểm toán và tổ chức quy trình KTNB tại các CTXM Việt nam.
4. Trên nghiên cứu lý luận, phân tích xu hướng của KTNB thế giới và thực trạng tổ chức KTNB tại các CTXM Việt nam. NCS đã đề xuất bộ giải pháp hoàn thiện tổ chức xây dựng quy chế, bộ máy, tổ chức xác định nội dung, tổ chức vận dụng phương pháp tiếp cận, phương pháp kỹ thuật kiểm toán và tổ chức quy trình KTNB tại các CTXM Việt nam. Các kiến nghị của tác giả nhằm hướng đến hoạt động KTNB phù hợp với xu hướng của kiểm toán hiện đại đồng thời cũng gắn chặt với những đặc trưng riêng của các CTXM Việt nam như: Kiến nghị về tổ chức bộ máy KTNB cho các nhóm CTXM riêng biệt; kiến nghị về thay đổi phương pháp tiếp cận kiểm toán, kiến nghị về bổ sung nội dung kiểm toán hoạt động hay kiến nghị hoàn thiện các giai đoạn của quy trình kiểm toán. Các kiến nghị này đều theo xu hướng tạo tính linh hoạt thích hợp và hiệu quả hoạt động của KTNB trong các CTXM Việt nam. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị đối với nhà nước, các CTXM Việt nam, các hiệp hội nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo, trường đại học nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển KTNB và tổ chức KTNB trong các CTXM Việt nam nói riêng và các DN Việt nam nói chung.
Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ chức KTNB tại các CTXM Việt Nam đồng thời là tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu về tổ chức KTNB nói chung, tổ chức KTNB tại các CTXM nói riêng, cũng như đóng góp cho khoa học kiểm toán.
Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các nhà khoa học và những người quan tâm đến đề tài nghiên cứu của luận án!
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH
TT
Tên tác giả
Tên bài báo, hội thảo
Tên tạp chí, hội thảo
Số/năm
1
Trần Thị Lan Hương
Làm rõ các khoản doanh thu và chi phí làm phát sinh chênh lệch trong hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Tạp chí khoa học trường Đại học Hồng Đức
2015
2
Trần Thị Lan Hương
Kiểm soát nội bộ quy trình mua hàng nhập kho tại công ty cổ phần Mía đường lam Sơn
Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán.
2016
3
Trần Thị Lan Hương
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng thu tiền tại công ty cổ phần Đá Spilit
Tạp chí khoa học trường Đại học Hồng Đức
2016
4
Trần Thị Lan Hương
Ảnh hưởng của KTNB đến hoạt động của các công ty xi măng Việt nam
Tài chính - Đầu tư Đông Nam Á
2018
5
Trần Thị Lan Hương
Phát triển KTNB tại Việt nam theo thông lệ quốc tế
Tài chính
2018
6
Trần Thị Lan Hương
Factors Affecting the Effectiveness of Internal Audit in the Companies: Case Study in Vietnam
Hội thảo quốc tế
2018
7
Chúc Anh Tú
Trần Thị Lan Hương
Applying International Experiences On Internal Audit In Vietnam
Hội thảo quốc tế
Đại học KTQD
2018
8
Phạm Văn Liên
Trần Thị Lan Hương
Strengthening cooperation between bank and fintech in development fintech ecosystem in Vietnam
Hội thảo quốc tế
Học viện Tài chính
2018
9
Trần Thị Lan Hương
Factors affecting the effectiveness of Internal Audit in Thanh Hoa cement manufacturing companies
Hội thảo quốc tế
Đại học KTQD
2018
10
Trần Thị Lan Hương
Nguyễn Thị Diệp Ly
Một số gợi ý đối với việc kiểm toán môi trường không khí tại các công ty xi măng
Tài chính - Đầu tư Đông Nam Á
2019
11
Trần Thị Lan Hương
Phương pháp kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro
Nghiên cứu khoa học kiểm toán
2019
12
Trần Thị Lan Hương
Nguyễn Thị Thu Phương
Về kiểm toán môi trường tại các công ty xi măng Thanh Hóa
Kinh tế & Dự báo
2019
13
Nguyễn Thị Thu Phương
Trần Thị Lan Hương
Thực trạng đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank Việt nam – chi nhánh T. Hóa
Tạp chí khoa học trường Đại học Hồng Đức
2019
14
Trần Thị Lan Hương
Xu hướng phát triển kế toán thế giới và sự hội nhập của kế toán Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
HTQG
Đại học Thương mại và HVTC
2019
15
Chúc Anh Tú,
Trần Thị Lan Hương
Factors influencing the effectiveness of internal control in cement manufacturing companies
Scientific and professional Journal, Canadian
2019
16
Trần Thị Lan Hương
Quản trị rủi ro trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Tạp chí khoa học trường Đại học Hồng Đức
2019
17
Lê Hoằng Bà Huyền
Trần Thị Lan Hương
Environment audit – green audit for sustainable development of Vietnam cement factories
Hội thảo quốc tế
Đại học Kinh tế Thái Nguyên
2019
18
Trần Thị Lan Hương
Đinh Công Dũng
Kiểm soát nội bộ chu trình mua nguyên vật liệu tại các công ty xây lắp
Tài chính
2020
19
Trần Thị Lan Hương
Nội dung tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp
Tài chính - Đầu tư Đông Nam Á
2019
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Phí Thị Kiều Anh (2017), “Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro khi kiểm toán BCTC tại ngân hàng thương mại”. Tạp chí Kế toán – Kiểm toán, số 34, tr 25-34.
Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 52/1998/TT-BTC ngày 16 tháng 4 năm 1998,
Hướng dẫn tổ chức kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp nhà nước
Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 171/1998/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 1998, Hướng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp nhà nước
Bộ Tài chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luật về Kiểm toán Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội
Bộ Tài chính (1998), Quyết định 832-TC/QĐ/CĐKT về Quy chế kiểm toán nội bộ.
Bộ Tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà nội.
Bộ Tài chính (2017), Sổ tay hướng dẫn triển khai hoạt động KTNB trong các doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà nội.
Đậu Ngọc Châu & PGS.TS Giang Thị Xuyến (2017), Giáo trình lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà nội.
Chính phủ (2019), Nghị định số 05/NĐ-CP về KTNB ban hành ngày 22/01/2019, có hiệu lực ngày 01/04/2019.
Công ty TNHH MTV xi măng Tam Điệp, Tài liệu, văn bản năm 2016 đến năm 2019.
Vũ Thu Hà (2016), Tổ chức KTNB trong các tổng công ty thuộc tập đoàn VINACOMIN, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Đại học Thương mại, Hà nội.
www.hiephoiximangvietnam.com.vn.
Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2014), Luật quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, ban hành ngày 26/11/2014, hiệu lực thi hành từ 01/07/2015.
Phạm Tiến Hưng & Nguyễn Thị Hương Thảo (2017), “Kiểm toán BCTC theo phương pháp tiếp cận rủi ro”, Tạp chí Kế toán – Kiểm toán, Số 11, tr 15-23.
Công ty CP xi măng Hoàng Mai, tài liệu, văn bản tổ chức Kiểm toán nội bộ và các tài liệu liên quan từ năm 2016 đến năm 2019.
Kiểm toán nhà nước (2007), Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đề tài cấp nhà nước, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Khương (2017), Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà nội, luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà nội.
Phan Trung Kiên (2008), Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Phan Trung Kiên (2017), Kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội.
Hội Kế toán và Kiểm toán Việt nam (2018), Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Tổ chức KTNB Việt nam theo thông lệ quốc tế”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội.
Hiệp hội xi măng Việt nam, Báo cáo ngành xi măng các năm 2017, 2018. 2019.
KPMG (2017), Báo cáo khảo sát về ngành nghề tổ chức KTNB tại Việt nam, Hà Nội.
Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp số 64/2014/QH12.
Nguyễn Minh Phương (2016), Hoàn thiện tổ chức KTNB trong ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà nội.
Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13.
Nguyễn Thị Thu Phương (2011), Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp FDI Thanh Hóa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa.
Pricewaterhouse Coopers (2012), Khảo sát về tổ chức kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt nam, Hà nội.
Nguyễn Phú Giang & Nguyễn Trúc Lê (2017), Giáo trình Kiểm toán nội bộ, Nhà xuất bản Tài chính. Hà nội.
Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội
Nguyễn Quang Quynh - Ngô Trí Tuệ (2006), Kiểm toán tài chính, Nxb đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
Nguyễn Quang Quynh - Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), Lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Công ty TNHH Long Sơn (2017), Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng đây chuyền 2 – Nhà máy xi măng Long Sơn – Công suất 2,3 triệu tấn xi măng/năm, Thanh Hóa.
Công ty CP xi măng Bỉm Sơn, Các tài liệu, văn bản năm 2016, 2017, 2018, 2019.
Công ty CP xi măng Bút Sơn, Các tài liệu, văn bản năm 2016, 2017, 2018, 2019.
Đặng Văn Thanh (1997), Từ điển thuật ngữ kế toán, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Nguyễn Thị Hồng Thúy (2016), Tổ chức KTNB trong các tập đoàn Kinh tế Việt nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội.
Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội
Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2003), Tài liệu đào tạo: Quản lý quá trình đánh giá nội bộ
Thịnh Văn Vinh & Phạm Tiến Hưng (2014), Giáo trình Kiểm toán nội bộ, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội.
Victor Z. Brink, Herbert Witt - Khoa Kế toán, Truờng Đại học kinh tế quốc dân (dịch) (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại - đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát, Nxb Tài chính, Hà Nội
Võ Đình Long (2016) Giáo trình kiểm toán môi trường, Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, HCM.
Vũ Thùy Linh (2014), Hoàn thiện tổ chức bộ máy và quy trình kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà nội.
Nguyễn Hồng Yến & Lê Thị Hoa (2013), Giải pháp phát triển Kiểm toán hoạt động trong tổng công ty dầu khí Pvoil Việt nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà nội, Hà nội.
Nguyễn Thị Phương Thảo (2020), Tổ chức kiểm toán nội bộ tại Tập đoàn Bảo Việt, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà nội.
www.kiemtoannn.gov.vn (Trang Thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước)
www.mof.gov.vn (Trang Thông tin điện tử của Bộ Tài chính)
www.mpi.gov.vn (Trang Thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và đầu tư)
Tiếng Anh
A.P. Alvarez, "The role of Internal Audit in Policy and Decision making", The Internal auditor, November/ December 1970
Alvin A. Arens, James K. Loebbecke, W. Morley Lemon, Ingrid B. Splettstoesser, Auditing and other assurance services, Pearson Education Canada Inc., Tonronto.
ACCA (2003), Internal control and Internal Audit, IMN Inc, UK.
Chartered Institute of Internal Auditors (2015), Annual internal audit, Interdu.co.Ins. UK.
Peter Carey (2006), ‘Internal Audit Outsourcing in Australia’, Accounting and Finance, Vol. 46, No. 1, pp. 11-30.
David Griffiths (2006), Risk based internal Audit – An introduction, truy cập ngày 12/06/2018 từ
https://www.internalaudit.biz/files/introduction/rbiaintroduction.pdf.
IAASB (2013), Using the works of Internal Auditors. https://www.iaasb.org/publications/isa-610-revised-2013-using-work-internal-auditors-0
INTOSAI (2004), Implementation Guidelines for Performance Auditing Standard and Guideliné for Performance Auditing based on INTOSAI’s Auditing Standard and practical experience, Stockholm.
Mihret, D., & Yismaw, A (2007), ‘Internal audit effectiveness: An Ethiopian public sector case study’, Managerial Auditing Journal, 22(5), 470-484.
Mahmoud Al-Akra (2016), ‘Internal Auditing in the Middle East and North Africa: A Literature Review’, Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 15, 78-89.
Robert R. Moeller (2004), Sarbanes - Oxley and the New Internal Auditing Rules, Jonh Wiley and Son, USA
Robert R. Moeller (2009), Brink’s Mordern internal auditing, Jonh Wiley and Son Inc., USA
Larry E. Rettenberg, Bradley J. Shwieger (2001), Auditing: Concept for a changing Enviroment, Hardcourt College Publisher, International Edition
Lawrence B. Sawyer, Glenn E. Sumners (2003), Sawyer's Internal Auditing: Practice of Modern Internal Auditing, Revised and Enlarged, Institute of Internal Auditors, Inc, International Edition
Lawrence B. Sawyer (1998), Sawyer’s Internal Auditing, The Institute of Internal Auditor , Florida.
Samcementcity (2019), Annual report, access from https://www.siamcitycement.com/stocks/media/00195e.pdf.
Taheiyo cement corporation (2019), Annual report, access from https://www.taiheiyo-cement.co.jp/english/ir/annualreport.html.
The Institute of Internal Auditors (2004), Code of ethics, 247 Maitland Avenue, Altamonte Springs Inc., Florida.
The Institute of Internal Auditors (1999), Definition of Internal Audit, truy cập tử www.plobal.IIA.com ngày 28/02/2018.
The Institute of Internal Auditors (2004), Standards for the Professional Practice of Internal Auditing, Altamonte Springs Inc., Florida.
The Institute of Internal Auditors (2010), Internal Audit Around the World: A Perspective on Global Regions. (The common body of Knowledge - CBOK), AME express, USA.
The Institute of Internal Auditors (2014), Risk based Internal Audit, Altamonte Springs Inc., Florida.
The Institute of Internal Auditors (2018), 2018 North American Pulse of Internal Audit - The Internal Audit Transformation Imperative, AME express, USA.
Stuart Turley and Micheal Shere (1991), Current Issue in Auditing, Second Edition, Paul Chapman Publising.
Sridhar Ramamoorti (2003), Internal Audit functions, The Institute of Internal Auditors Research Foundation, 247 Maitland Avenue, Altamonte Springs, Florida.
Victor Brink (1982), Modern Internal Audit Appraising Operations and Controls, Wiley; 4 edition.
www.ey.com