Luận án Tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của nước ta hiện nay là rất lớn, đa dạng, sinh sống và lao động dàn trải trong cả nước. Nên để triển khai có hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp có tính chiến lược để đưa chính sách BHXH tự nguyện vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân lao động, đảm bảo chính sách ASXH. Theo đó, có 2 nhóm giải pháp cơ bản là cơ chế chính sách và tổ chức triển khai BHXH tự nguyện.

pdf183 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012- 2020 nhằm mục đích học tập và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và triển khai các chương trình BHXH, BHYT phù hợp với chiến lược phát triển ngành BHXH đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hội nhập và hợp tác trong lĩnh vực ASXH nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao vị thế quốc tế của ngành, trong những năm qua, ngành BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia vào các diễn đàn hợp tác đa phương như Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN (ASSA), Diễn đàn Đền bù cho người lao động châu Á (AWCF), Diễn đàn các quỹ Chủ quyền Toàn cầu (SFR). Đặc biệt, vào tháng 11/2012 tại Hội nghị toàn thể AWCF lần thứ nhất tổ chức tại Seoul-Hàn Quốc, BHXH Việt Nam đã được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Diễn đàn AWCF. Cùng với việc tăng cường tham gia các hoạt động hợp tác đa phương, BHXH Việt Nam đã thúc đẩy và mở rộng các hoạt động hợp tác song phương nhằm thu hút tài trợ, tận dụng nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế đóng góp vào sự phát triển của ngành. Trong năm 2012, thông qua việc tổ chức các đoàn của BHXH Việt Nam tham dự hội nghị quốc tế, nghiên cứu khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực BHXH, BHYT, cũng như việc tổ chức hội thảo quốc tế, đón tiếp 138 phái đoàn và chuyên gia quốc tế, BHXH Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động hợp tác cụ thể và đi vào chiều sâu với các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Pháp và Thái Lan. Tiếp nối kết quả hoạt động đối ngoại đạt được trong năm 2012, năm 2013 BHXH Việt Nam đã tập trung thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương đi vào chiều sâu, chú trọng tính khả thi, thiết thực và hiệu quả thông qua việc tiến hành xây dựng và ký kết thỏa thuận hợp tác mới với các tổ chức ASXH và đối tác tại các quốc gia có hệ thống ASXH phát triển như Australia, Nauy, Nga và Ucraina; triển khai thực hiện các thỏa thuận đã ký với Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản. BHXH Việt Nam hiện duy trì quan hệ hợp tác thường xuyên với hơn 30 đối tác quốc tế bao gồm các tổ chức ASXH tại các quốc gia thành viên ASEAN, các tổ chức ASXH tại Đức, Hàn Quốc, Mông Cổ, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Pháp, các định chế tài chính và nhà tài trợ quốc tế như Liên minh châu Âu (EU), ILO, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngân hàng thế giới (WB). Có thể khẳng định rằng, hợp tác quốc tế của BHXH Việt Nam trong những năm qua đã được những kết quả đáng khích lệ. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, BHXH Việt Nam đã thu được những kinh nghiệm quý báu trong công tác hoạch định chính sách, quản lý, thực hiện chính sách BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng và hiện đại hóa ngành. 3.2.2.9. Nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ nhàn rỗi của bảo hiểm xã hội tự nguyện Quỹ BHXH tự nguyện là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành chủ yếu là sự đóng góp của người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Nguyên tắc đóng- hưởng là nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn quỹ. Mức thu nhập làm cơ sở để tính BHXH tự nguyện tùy thuộc vào khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 tháng lương cơ sở. Nếu người lao động tham gia BHXH tự nguyện ngay từ khi có chính sách BHXH tự nguyện (ngày 01/01/2008), thì 20 năm sau mới có người đầu tiên về hưu (năm 2028). Vì vậy, trong giai đoạn đầu quỹ chủ yếu là chi cho 139 những người đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc chuyển sang. Do đó, số thu lớn hơn rất nhiều so với số chi. Như vậy, quỹ có một khoản tiền nhàn rỗi tương đối lớn cần phải có cơ chế quản lý và đầu tư có hiệu quả. Nhiều nước trên thế giới áp dụng biện pháp hạch toán theo tài khoản cá nhân để làm cơ sở tính lương hưu cho họ sau khi hết tuổi lao động và đủ điều kiện về hưu hoặc nếu không đủ điều kiện nghỉ hưu thì trả trợ cấp một lần cho họ. Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay không có sự chia sẻ đóng góp giữa Nhà nước và người lao động. Tuy nhiên, Nhà nước có vai trò bảo hộ và hỗ trợ khi cần thiết, nhất là trong các trường hợp (do Nhà nước thay đổi chính sách, lạm phát phi mã, khủng hoảng kinh tế) để đảm bảo không bị vỡ quỹ. Vì vậy, hoạt động đầu tư quỹ nhàn rỗi để sinh lời là rất quan trọng nhằm đảm bảo cho quỹ được bảo tồn và phát triển. Để thực hiện được điều này đòi hỏi cần có các giải pháp tích cực sau: Thứ nhất, về mặt tổ chức phải hình thành một bộ phận chuyên kinh doanh đầu tư quỹ BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng. Thứ hai, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH tự nguyện. Khi đã có Luật BHXH sửa đổi năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, thì Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần sớm ban hành Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn để ngành BHXH Việt Nam có cơ sở pháp lý đầu tư quỹ BHXH tự nguyện. Thứ ba, cần đa dạng hóa các hình thức đầu tư. Theo quy định của Luật BHXH sửa đổi năm 2014, quỹ BHXH tự nguyện chỉ được đầu tư vào các lĩnh vực như: Mua trái phiếu Chính phủ; gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; cho ngân sách Nhà nước vay. Về nguyên tắc, các hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH tự nguyện phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư trên thì rất an toàn nhưng lãi suất lại rất thấp, hiệu quả đầu tư chưa cao. Trong thời gian tới, Nhà nước nên mở rộng hơn nữa về các hình thức đầu tư, như đầu tư vào các ngành kinh tế - xã 140 hội của nền kinh tế quốc dân, đồng thời phải có cơ chế quản lý, giám sát và thẩm định rủi ro một cách chặt chẽ để đảm bảo an toàn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao trong đầu tư. 3.2.2.10. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH tự nguyện Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát là một việc làm cần thiết và thường xuyên không thể thiếu được với bất cứ hoạt động nào, lĩnh vực nào. Theo quy định của Luật BHXH sửa đổi năm 2014, có một số điểm mới về công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát như bổ sung thêm trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính, UBND các cấp về BHXH, bổ sung thêm chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan BHXH, bổ sung thêm trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Như vậy, có thể thấy hoạt động BHXH ngày càng được quan tâm của các bộ, ban ngành, chính quyền các cấp và toàn thể xã hội. Nếu công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng được phối hợp nhịp nhàng và diễn ra thường xuyên thì hoạt động của BHXH tự nguyện sẽ đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới thanh tra trực tiếp của cơ quan BHXH cấp trên đối với cấp dưới. Vì BHXH tự nguyện là một chính sách mới, nên trong quá trình triển khai, BHXH tỉnh cần áp dụng tích cực cơ chế thanh tra, kiểm tra và giám sát công tác thu, chi, giải quyết các chế độ BHXH tự nguyện cho người lao động ở các đại lý thu xã phường. Từ đó phát hiện kịp thời những sai trái của cán bộ làm công tác BHXH tự nguyện, để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện. 3.2.2.11. Phối hợp Chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện với các Chương trình mục tiêu khác Điều kiện cơ bản nhất để người lao động tham gia BHXH tự nguyện là phải có việc làm và có thu nhập cao, có tích lũy để có khả năng tham gia BHXH tự nguyện. 141 Do vậy, chiến lược mở rộng diện bao phủ của BHXH tự nguyện phải phối hợp với các Chương trình mục tiêu khác như: Chương trình việc làm, Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các xã đặc biệt khó khăn miền núi, bãi ngang ven biểnCác Chương trình này tập trung vào hỗ trợ người lao động học nghề, vay vốn tự tạo việc làm, hỗ trợ tìm việc làm, xóa đói giảm nghèo. Trong đó về quan điểm cần quán triệt là: - Thực hiện đồng bộ các giải pháp chính sách để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp, hướng đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Triển khai thực hiện đề án dạy nghề cho người lao động, nhất là lao động nông thôn, lao động thất nghiệp. Mở rộng các hình thức dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động. - Tăng cường các biện pháp thúc đẩy tạo việc làm mới như khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thành lập doanh nghiệp mới, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Phát triển thị trường lao động, tăng cường cho vay để giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Để phát triển sản xuất, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ như: Bảo hộ sản xuất, ưu đãi lãi suất vốn vay, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh; hỗ trợ về đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý; hỗ trợ về thông tin thị trường, đầu ra cho việc tiêu thụ sản phẩm. - Rà soát lại danh sách các hộ nghèo, xã nghèo để đảm bảo việc hỗ trợ đúng đối tượng và trong khả năng ngân sách Nhà nước. Tập trung giảm nghèo nhanh, bền vững ở các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo [23]. Thường xuyên theo dõi và đánh giá việc thực hiện chương trình này để đảm bảo hỗ trợ đúng mục tiêu và có hiệu quả. - Khuyến khích người dân làm giàu chính đáng; tích cực hỗ trợ cho người thất nghiệp sớm trở lại thị trường lao động; hỗ trợ người nghèo sớm thoát nghèo vươn lên khá giả, no ấm; hỗ trợ nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số có việc làm, có tích lũy. 142 Riêng đối với người nghèo, muốn họ tham gia BHXH tự nguyện, cần phải có chính sách hỗ trợ đối với họ (giống như mua BHYT cho người nghèo). Tuy nhiên, hình thức hỗ trợ có thể cho vay hộ nghèo với lãi suất ưu đãi để họ đóng BHXH tự nguyện. Chương trình cho vay cũng phải gắn với Chương trình mục tiêu giảm nghèo, để đến khi họ vượt nghèo, vươn lên khá giả thì họ phải tự đóng BHXH tự nguyện. Nguồn quỹ cho vay BHXH tự nguyện đối với người nghèo có thể thông qua thành lập quỹ ASXH ở cơ sở (thôn, bản, làng, xã) từ nguồn ngân sách Nhà nước, đóng góp của nhân dân và hỗ trợ quốc tế. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Đối với Quốc hội Sớm sửa đổi, bổ sung một số điều còn bất cập trong Luật BHXH năm 2014, nhằm tạo sự bình đẳng giữa 2 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện, cụ thể: - Tại Điểm a Khoản 1 Điều 80 về điều kiện hưởng trợ cấp mai táng cho thân nhân: “Người lao động có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên”, nên sửa lại là: “Người lao động có thời gian đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên”. - Về mức lương hưu hằng tháng, trong Điều 74 về mức lương hưu hằng tháng cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện, không có quy định mức lương hưu tối thiểu hằng tháng. Vì vậy, nên bổ sung quy định: “Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn”. - Đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện, trong chế độ tử tuất của BHXH bắt buộc, có quy định cả về trợ cấp tuất một lần và hằng tháng, nhưng trong BHXH tự nguyện chỉ có quy định về trợ cấp tuất một lần mà không có quy định về trợ cấp tuất hằng tháng. Do đó, cần bổ sung quy định trợ cấp tuất hằng tháng cho BHXH tự nguyện để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và tạo sự bình đẳng giữa 2 loại hình. Ngoài ra, đối với BHXH bắt buộc áp dụng 5 chế độ, nhưng BHXH tự nguyện mới triển khai có 2 chế độ hưu trí và tử tuất, còn 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động chưa được áp dụng, trong tương lai nên nghiên cứu và bổ sung thêm 3 chế độ còn lại giống như BHXH bắt buộc để đảm bảo quyền lợi và tạo sự hấp dẫn cho người tham gia. 143 3.3.2. Đối với Chính phủ Sau khi có Luật BHXH năm 2014 (Luật số: 58/2014/QH13) được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, Chính phủ sớm ban hành các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH năm 2014 về BHXH tự nguyện để các Bộ, ban ngành liên quan có cơ sở xây dựng các Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định này. Đồng thời Chính phủ sớm xây dựng cơ chế hỗ trợ đóng phí cho những người lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện để áp dụng từ khi Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực. Từ đó sẽ tạo điều kiện và khuyến khích họ tham gia, trong đó ưu tiên hỗ trợ những người lao động thuộc diện nghèo, thu nhập thấp, đặc biệt là vùng nông thôn, dân tộc miền núi khó khăn. 3.3.3. Đối với các Bộ, ban ngành liên quan Khi Nghị định của Chính phủ được ban hành, trên cơ sở nhiệm vụ được Chính phủ phân công, các Bộ, ban ngành chủ động chủ trì và phối hợp với các Bộ, ban ngành liên quan để sớm ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định Chính phủ. Cụ thể: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định về BHXH tự nguyện, thanh tra BHXH. Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân. Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Quyết định Thủ tướng về chi phí quản lý BHXH. 3.3.4. Đối với Ủy ban nhân dân các cấp - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện. - Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. 144 - Phối hợp với ngành BHXH Việt Nam để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện. - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH tự nguyện. 3.3.5. Đối với ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Trong quá trình thực thi chính sách, kịp thời phát hiện những bất cập về cơ chế chính sách để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung những quy định trong Luật BHXH cho phù hợp với tình hình thực tế. - Trên cơ sở mục tiêu được đưa ra trong Nghị quyết của Đảng, phấn đấu đến năm 2020 cả nước có khoảng 3 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, ngành BHXH Việt Nam cần phải xây dựng cụ thể chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho từng vùng, từng địa phương trong từng năm sao cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương trong năm đó. - Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, ngành BHXH Việt Nam cần chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền hằng năm, từng giai đoạn để phối hợp với các bộ, ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, UBND các cấp để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức của người lao động và toàn thể xã hội về ý nghĩa và vai trò của BHXH tự nguyện. Trong đó, đa dạng hóa về nội dung và hình thức tuyên truyền, đưa ra các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa bàn tuyên truyền. Đặc biệt chú trọng các hình thức tuyên truyền trực tiếp như tổ chức các cuộc đối thoại, giải đáp, tư vấntại các tổ dân phố, thôn bản ở xã phường. - Nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành BHXH Việt Nam như đổi mới phong cách phục vụ từ hành chính sang chế độ một cửa, lấy người lao động là trung tâm, là đối tượng phục vụ, có thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo, không cửa quyền, quan liêu, hách dịch. Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình, thủ tục đăng ký tham gia, giải quyết chế độ để giảm thời gian, chi phí đi lại của công dân. Tiến tới 145 mỗi công dân tham gia BHXH, được cấp một số định danh và thống nhất với số định danh công dân do Nhà nước quy định để thuận tiện cho việc thu, giải quyết chế độ và quản lý đối tượng tham gia. - Nâng cấp phần mềm hệ thống quản lý để đảm bảo liên thông, kết nối thông tin được giữa các đơn vị BHXH trên địa bàn tỉnh, các đơn vị trong toàn ngành trong phạm vi toàn quốc. Từ đó giúp cho việc đăng ký tham gia, giải quyết chế độ, quản lý đối tượng được đơn giản và thuận tiện. Đồng thời công khai, minh bạch thông tin đảm bảo sự công bằng, khách quan trong việc đăng ký tham gia và giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống BHXH hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. - Kiện toàn lại bộ máy tổ chức của ngành BHXH Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao trình độ, năng lực quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường biên chế cho đội ngũ cán bộ chuyên quản BHXH tự nguyện ở cấp xã phường. - Xây dựng hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện ở cấp xã phường phù hợp với quy mô và đặc điểm lao động, nâng cao chất lượng hoạt động của đại lý thu, hình thành mạng lưới cộng tác viên ở cơ sở để tuyên truyền, tư vấn, giải thích, nắm bắt tình hình đối tượng tham gia. 146 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện ở chương 2 và nghiên cứu quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về phát triển BHXH tự nguyện đến năm 2020, tác giả đề xuất 2 nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện. - Thứ nhất, về cơ chế chính sách BHXH tự nguyện: Đảm bảo sự công bằng và bình đẳng về điều kiện hưởng 2 chế độ hưu trí và tử tuất giữa 2 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện; đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện; Nhà nước sớm ban hành và triển khai chính sách hỗ trợ đóng phí cho BHXH tự nguyện. Thứ hai, về tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện: Hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác BHXH tự nguyện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp của các bộ, ban ngành, đoàn thể các cấp; xây dựng chiến lược phát triển đối tượng tham gia; nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện; mở rộng mạng lưới đào tạo các đại lý BHXH tự nguyện; đẩy mạnh đầu tư ứng dụng CNTT, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý BHXH tự nguyện; phát triển công tác nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BHXH tự nguyện; nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ BHXH tự nguyện; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH tự nguyện; phối hợp Chương trình BHXH tự nguyện với các Chương trình mục tiêu khác. Bên cạnh 2 nhóm giải pháp nêu trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau: Đối với Quốc hội: Sớm sửa đổi, bổ sung một số điều còn bất cập trong Luật BHXH năm 2014, nhằm tạo sự bình đẳng giữa 2 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện và đảm bảo quyền lợi cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Đối với Chính phủ: Sớm ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật BHXH năm 2014 về BHXH tự nguyện. Đồng thời sớm xây dựng cơ chế hỗ trợ đóng phí cho người lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện. 147 Đối với các Bộ, ban ngành liên quan: Sau khi có Nghị định của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH năm 2014 về BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện thì phải chủ động chủ trì và phối hợp với các Bộ, ban ngành liên quan để sớm ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định. Đối với UBND các cấp: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện; xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; phối hợp với ngành BHXH Việt Nam để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH tự nguyện. Đối với ngành BHXH Việt Nam: Kịp thời phát hiện những bất cập về cơ chế chính sách để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung những quy định trong Luật BHXH cho phù hợp với thực tế; xây dựng cụ thể chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho từng địa phương, từng vùng trong từng năm và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng vùng trong năm đó; cần chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền hằng năm, từng giai đoạn để phối hợp với các bộ, ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, UBND các cấp để đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền; nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành BHXH; nâng cấp phần mềm hệ thống quản lý; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; kiện toàn lại bộ máy tổ chức của ngành BHXH Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế; xây dựng hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện ở cấp xã phường cho phù hợp với quy mô và đặc điểm lao động. 148 KẾT LUẬN Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, tạo điều kiện cho người lao động thuộc khu vực PCT và lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp được hưởng lương hưu khi về già hoặc trợ cấp BHXH khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, đảm bảo chính sách ASXH, thể hiện sự công bằng, bình đẳng, tiến bộ, văn minh và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do đây là một chính sách mới ở Việt Nam, nên trong quá trình tổ chức triển khai không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế làm cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở nước ta trong thời gian qua chiếm tỷ lệ còn thấp so với lao động thuộc diện tham gia. Do đó, việc hoàn thiện cơ chế chính sách và tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của riêng ngành BHXH Việt Nam mà phải có sự vào cuộc của các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội và cả hệ thống chính trị. Đề tài: “Tổ chức triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam” là một công trình khoa học, được nghiên cứu một cách công phu, bài bản. Nội dung của luận án đã đạt được những kết quả sau: 1. Hệ thống hóa và đóng góp bổ sung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về BHXH và BHXH tự nguyện như khái niệm, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc của BHXH tự nguyện, các loại hình BHXH tự nguyện. 2. Đưa ra nội dung cơ bản về chính sách BHXH tự nguyện, gồm: Xác định đối tượng áp dụng; chế độ BHXH tự nguyện; quỹ BHXH tự nguyện; quản lý nhà nước về BHXH tự nguyện. 3. Xác định rõ nội dung tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện, gồm: Tổ chức bộ máy triển khai; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện; quy trình, thủ tục đăng ký tham gia và thụ hưởng BHXH tự nguyện; quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH tự nguyện; tổ chức thu - chi và đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH tự nguyện; thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của BHXH tự nguyện. 149 4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả triển khai BHXH tự nguyện như mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện, mức độ tác động của hệ thống BHXH tự nguyện, mức độ bền vững về tài chính của hệ thống BHXH tự nguyện, tốc độ phát triển số lao động tham gia BHXH tự nguyện, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lao động tham gia BHXH tự nguyện, tốc độ phát triển số thu BHXH tự nguyện, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số thu BHXH tự nguyện. 5. Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức triển khai BHXH tự nguyện ở một số nước trên thế giới, như: Pháp, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ba Lan, Indonesia để có thể vận dụng vào Việt Nam. 6. Phân tích thực trạng tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện ở nước ta trong thời gian qua như: Tổ chức bộ máy triển khai; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện; quy trình, thủ tục đăng ký tham gia và giải quyết chế độ; công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát. 7. Phân tích kết quả triển khai BHXH tự nguyện như: Mức độ bao phủ; mức độ tác động; mức độ bền vững về tài chính; tốc độ phát triển và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số lao động tham gia; tốc độ phát triển và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch số thu; số đối tượng được hưởng BHXH tự nguyện. 8. Đưa ra đánh giá chung về tổ chức triển khai BHXH tự nguyện gồm: Kết quả đạt được, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân. 9. Trên cơ sở những quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước, Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020 và sự nghiên cứu, phân tích một cách khoa học, luận án đưa ra các nhóm giải pháp có tính khả thi cao nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách và tổ chức triển khai BHXH tự nguyện ở Việt Nam, bao gồm: - Đảm bảo sự công bằng và bình đẳng về điều kiện hưởng 2 chế độ hưu trí và tử tuất giữa 2 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện. - Đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện. - Nhà nước sớm ban hành và triển khai chính sách hỗ trợ đóng phí cho BHXH tự nguyện. 150 - Hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác BHXH tự nguyện. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện. - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp của các bộ, ban ngành, đoàn thể các cấp. - Xây dựng chiến lược phát triển đối tượng tham gia. - Nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện. - Mở rộng mạng lưới đào tạo các đại lý BHXH tự nguyện. - Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng CNTT, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý BHXH tự nguyện. - Phát triển công tác nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BHXH tự nguyện. - Nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ BHXH tự nguyện. - Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH tự nguyện. - Phối hợp Chương trình BHXH tự nguyện với các Chương trình mục tiêu khác. Từ các nhóm giải pháp nêu trên, luận án đưa ra một số kiến nghị: Đối với Quốc hội; đối với Chính phủ; đối với các Bộ, ban ngành liên quan; đối với UBND các cấp; đối với ngành BHXH Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Hà Văn Sỹ (2014), “Đào tạo nguồn nhân lực ngành bảo hiểm Việt Nam đáp ứng yêu cầu thực tiễn”, Hội thảo khoa học Công tác đào tạo theo hướng chuẩn hóa cán bộ ngành bảo hiểm thương mại ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 255-259. 2. Hà Văn Sỹ (2015), “Giải pháp phát triển BHXH tự nguyện”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 270, tr.19-22. 3. Hà Văn Sỹ (2015), “Tìm hiểu nhu cầu và đề xuất giải pháp phát triển BHXH tự nguyện”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 278, tr.18-21. 4. Hà Văn Sỹ (2015), “Nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Hoạt động phối hợp đào tạo giữa Trường đại học với các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 283-292. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 21-NQ/TW về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, ngày 30/01/2008. 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Nghị quyết số 15- NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm về việc ban hành Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020, ngày 01/6/2012. 3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Nghị quyết số 21- NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, ngày 22/11/2012. 4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 22-NQ/TW về tăng cường hội nhập quốc tế, ngày 10/7/2013. 5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2008), Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2008, Hà Nội. 6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2009), Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2009, Hà Nội. 7. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2010, Hà Nội. 8. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011), Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2011, Hà Nội. 9. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2012, Hà Nội. 10. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), Báo cáo Công tác tuyên truyền năm 2013, Hà Nội. 11. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Báo cáo Công tác tuyên truyền năm 2014, Hà Nội. 12. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), Báo cáo Công tác tuyên truyền năm 2015, Hà Nội. 13. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013), Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2013, Hà Nội. 14. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2014, Hà Nội. 15. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), Kết quả công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015, Hà Nội. 16. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2008), Thông tư số 02/2008/TT- BLĐTBXH về việc ban hành Hướng dẫn một số Điều về BHXH tự nguyện, ngày 31/01/2008. 17. Bùi Văn Hồng (2004), Nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với người lao động tự tạo việc làm, Đề tài khoa học, Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH, Hà Nội. 18. Castel P. (2005), Voluntary Defined Benefit Pension System Willingness to Paticipate the Case of Vietnam, từ 19. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Nghị định số 43/CP về việc ban hành Quy định tạm thời các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế, ngày 22/6/1993. 20. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nghị định số 12/CP về việc ban hành Điều lệ BHXH Việt Nam, ngày 26/01/1995. 21. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nghị định số 19/CP về việc ban hành Thành lập hệ thống BHXH Việt Nam, ngày 16/02/1995. 22. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 190/2007/NĐ-CP về việc ban hành Hướng dẫn một số Điều trong Luật BHXH về BHXH tự nguyện, ngày 28/12/2007. 23. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững 61 huyện nghèo, ngày 27/12/2008. 24. Chủ tịch Chính phủ lâm thời (1945), Sắc lệnh số 54/SL về việc ban hành Quy định một số điều kiện cho công chức nghỉ hưu, ngày 03/11/1945. 25. Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Sắc lệnh số 105/SL về việc ban hành Quy định cấp hưu bổng cho công chức, ngày 14/6/1946. 26. Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (1947), Sắc lệnh số 29/SL về việc ban hành Quy định các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất đối với công nhân, ngày 12/3/1947. 27. Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 76/SL về việc ban hành Quy định về các chế độ hưu trí, thai sản, chăm sóc y tế, tai nạn lao động và chế độ tử tuất đối với công chức, ngày 20/5/1950. 28. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001), Về giải quyết một số vấn đề về chính sách xã hội, ngày 12/01/2001-19/01/2001. 29. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996), Về giải quyết một số vấn đề về chính sách xã hội, ngày 28/6/1996-01/7/1996. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, ngày 16/02/2011. 31. Đỗ Thị Xuân Phương (2010), Đánh giá 3 năm triển khai Luật BHXH, Đề tài khoa học, cơ quan BHXH Việt Nam, Hà Nội. 32. Đồng Quốc Đạt (2008), BHXH khu vực phi chính thức ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 15 (431) tháng 8/2008. 33. Dương Thảo Phương (2014), Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 34. Hà Văn Sỹ (2015), Tổng hợp từ số liệu khảo sát và tính toán. 35. Hoàng Bá (2013), BHXH tự nguyện: Người dân chưa mặn mà, Thời báo Ngân hàng, truy cập ngày 07/5/2013, từ thoibaonganhang.vn. 36. Hội đồng Chính phủ (1961), Nghị định số 218/CP về việc ban hành Quy định về các chế độ BHXH cho công nhân viên chức, ngày 27/12/1961. 37. 1/URLCate/227/stItem/8/Default.aspx. 38. ILO (1999), “Social Security in the world”, ISBN 92-2-110736-1. 39. Landis MacKellar (2009), Pension Systems for the Informal Sector in Asia, từ Discussion-papers/Pensions-DP/0903.pdf 40. Lê Thị Quế (2012), Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam, Đề tài khoa học, cơ quan BHXH Việt Nam, Hà Nội. 41. Mỹ Hoa (2011), Tham gia BHXH tự nguyện: Vì sao ít thu hút người dân tham gia, Báo Quảng Ngãi, truy cập ngày 09/10/2011, từ 42. Nguyễn Anh Vũ (2004), Cơ sở khoa học quản lý và tổ chức thu BHXH tự nguyện, Đề tài khoa học, Ban Thu BHXH, Hà Nội. 43. Nguyễn Bích Ngọc (2012), Một số kinh nghiệm của Trung Quốc đối với vấn đề BHXH ở khu vực phi chính thức, Thông tin khoa học BHXH, số 04, tr.42-45. 44. Nguyễn Tiến Phú (2002), Cơ sở lý luận cho việc định hướng thực hiện loại hình BHXH tự nguyện ở Việt Nam trong thời gian tới, Đề tài khoa học, Cơ quan BHXH Việt Nam, Hà Nội. 45. Nguyễn Tiến Phú (2004), Nghiên cứu xây dựng lộ trình thực hiện BHXH đối với mọi người lao động ở Việt Nam, Đề tài khoa học, Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH, Hà Nội. 46. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình bảo hiểm xã hội, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội. 47. Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 48. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình An sinh xã hội, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 49. Phạm Ngọc Hà (2011), Các giải pháp tăng cường BHXH tự nguyện cho nông dân ở tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. 50. Phạm Thị Lan Phương (2015), Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 51. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Luật số 35/L/CTN về việc ban hành Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 23/6/1994. 52. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật số 18/2003/QH11 về việc ban hành Luật HTX, ngày 26/11/2003. 53. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật số 71/2006/QH11 về việc ban hành Luật BHXH, ngày 29/6/2006. 54. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật số 58/2014/QH13 về việc ban hành Luật BHXH, ngày 20/11/2014. 55. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Quyết định số 1215/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành BHXH đến năm 2020, ngày 23/7/2013. 56. Tổng cục Thống kê (2008), Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2008, Hà Nội. 57. Tổng cục Thống kê (2009), Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2009, Hà Nội. 58. Tổng cục Thống kê (2010), Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2010, Hà Nội. 59. Tổng cục Thống kê (2011), Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2011, Hà Nội. 60. Tổng cục Thống kê (2012), Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2012, Hà Nội. 61. Tổng cục Thống kê (2013), Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2013, Hà Nội. 62. Tổng cục Thống kê (2014), Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2014, Hà Nội. 63. Trần Đình Liệu (2005), Tổ chức thực hiện BHXH trong các làng nghề ở Hải Dương- Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học, cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương, Hải Dương. 64. Trần Đức Lượng (2014), Công tác thanh tra thực hiện chính sách BHXH- Thực trạng và giải pháp, truy cập ngày 23/10/2014, từ 65. Trần Quốc Toàn (2001), Các giải pháp thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động thuộc khu vực nông, ngư và diêm nghiệp, Đề tài khoa học, cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An, Nghệ An. 66. Trần Yên Thái (2014), Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. 67. Văn phòng khu vực châu Á Thái Bình Dương (1993), Hệ thống BHXH nông dân trong các nước đang phát triển, Nhà xuất bản An sinh xã hội Quốc tế, văn phòng khu vực châu Á Thái Bình Dương, New Delhi, India. 68. Viện nghiên cứu Lao động và Tổ chức Lao động Quốc tế (1995), BHXH trong hợp tác xã, Hội nghị quốc gia về hợp tác xã (NATCCO), 227 JP Rizal SHORT- TERM., Project 4, Q.C. 69. Việt Anh (2013), Để BHXH tự nguyện trở thành chỗ dựa cho lao động tự do, Báo tỉnh Bắc Ninh, truy cập ngày 31/7/2013, từ baobacninh.com.vn. Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho cán bộ ngành BHXH) Kính thưa Ông (bà)! Nghiên cứu này của chúng tôi được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Kết quả của cuộc nghiên cứu này phụ thuộc rất nhiều vào những thông tin Ông (bà) cung cấp. Chúng tôi xin cam kết sẽ giữ bí mật mọi thông tin ông (bà) cung cấp và mọi thông tin chỉ được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu. Cách trả lời: Ông (bà) đánh dấu X vào trước những lựa chọn phù hợp với quan điểm của ông (bà) hoặc điền câu trả lời vào khoảng trống sau mỗi câu hỏi. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của ông (bà)! I.THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên người được phỏng vấn:.. 2. ĐT: 3. Tuổi: .. 4. Giới tính:  Nam  Nữ 5. Chức vụ:. 6. Trình độ học vấn:  Trung cấp, sơ cấp  Cao đẳng  Đại học  Thạc sỹ  Tiến sỹ II. THÔNG TIN VỀ CÁC VẤN ĐỀ BHXH TỰ NGUYỆN C1.Theo Ông (bà) mức đóng BHXH tự nguyện hiện nay như thế nào?  Cao (Tiếp C1.1)  Bình thường  Thấp C1.1. Theo Ông (bà) mức đóng như thế nào là hợp lý?  Đóng thấp nhất bằng 22% mức lương tối thiểu: 253.000đ/tháng  Đóng thấp nhất bằng 22% mức chuẩn nghèo vùng nông thôn: 88.000đ/tháng  Khác: C2. Ông (bà) thấy phương thức đóng phí nào sau đây phù hợp?  Hằng tháng  Hằng quý  Sáu tháng một lần  Hằng năm  Một lần C3.Theo Ông (bà) địa điểm thu phí ở đâu là phù hợp?  Ngân hàng  Bưu điện phường xã  Cơ quan BHXH cấp huyện  Tại nhà  Khác C4.Theo Ông (bà) quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hiện nay đã thực hiện tốt chưa?  Tốt (Chuyển C6)  Chưa tốt C4.1. Theo Ông (bà) quản lý chưa tốt ở khâu nào? C5. Theo Ông (bà) bộ phận nào quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là phù hợp? .. C6. Theo Ông (bà) những nguyên nhân nào đã dẫn đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian vừa qua chưa cao?  Mức đóng BHXH tự nguyện cao so với thu nhập  Thời gian tham gia BHXH tự nguyện quá dài  Do khống chế tuổi trần khi tham gia BHXH tự nguyện  Phương thức đóng phí không linh hoạt  Tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện chưa được quan tâm đúng mức.  Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật chưa chặt chẽ  Khác: C7. Ông (bà) đánh giá như thế nào về thủ tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện hiện nay?  Đơn giản (Chuyển C8)  Phức tạp C7.1. Theo Ông (bà) nếu phức tạp nên bỏ thủ tục đăng ký nào?  Lập 02 bản tờ khai tham gia BHXH tự nguyện (mẫu số 01-TN);  Chuyển tờ khai, kèm theo tờ khai giấy khai sinh gửi cơ quan BHXH;  Tiếp nhận sổ BHXH (bìa sổ), tờ khai và các giấy tờ liên quan;  Kiểm tra các thông tin in trên bìa sổ, nếu có sai sót thì thông báo cho cơ quan BHXH;  Ký, ghi rõ họ tên vào nơi quy định trên bìa sổ và tự lưu trữ.  Khác:.. C8. Ông (bà) đánh giá như thế nào về thủ tục hưởng BHXH tự nguyện?  Đơn giản (Chuyển C9)  Phức tạp C8.1. Theo Ông (bà) nếu phức tạp nên bỏ thủ tục nào? .. C9. Ông (bà) đánh giá như thế nào về nội dung tuyên truyền về BHXH tự nguyện hiện nay?  Phù hợp (Chuyển C10)  Chưa phù hợp C9.1. Theo Ông (bà) nội dung tuyên truyền chưa phù hợp cụ thể là gì? C9.2. Theo Ông (bà) nội dung tuyên truyền như thế nào là phù hợp? C10. Ông (bà) đánh giá như thế nào về hình thức tuyên truyền về BHXH tự nguyện hiện nay?  Phù hợp (Chuyển C11)  Chưa phù hợp C10.1. Theo Ông (bà) hình thức tuyên truyền nào chưa phù hợp? C10.2.Theo Ông (bà) tuyên truyền bằng hình thức nào là phù hợp? C11. Theo Ông (bà) bộ máy tổ chức quản lý BHXH tự nguyện hiện nay đã phù hợp chưa?  Phù hợp (Chuyển C12)  Chưa phù hợp C11.1. Theo Ông (bà) nên hình thành bộ máy tổ chức quản lý BHXH tự nguyện như thế nào cho phù hợp? .. C12. Theo Ông (bà) trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH tự nguyện đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay chưa?  Đáp ứng (Chuyển C13)  Chưa đáp ứng C12.1. Theo Ông (bà) chưa đáp ứng ở những khâu nào?  Ngành nghề được đào tạo  Kiến thức chuyên môn  Kỹ năng công tác  Khác: .. C13. Theo Ông (bà) về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHXH tự nguyện đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay chưa?  Đáp ứng (Chuyển C14)  Chưa đáp ứng C13.1. Theo Ông (bà) chưa đáp ứng ở khâu nào? C14. Theo Ông (bà) sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các ngành, các cấp trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hiện nay?  Tốt (Chuyển C15)  Chưa tốt C14.1. Theo Ông (bà) chưa tốt cụ thể là gì? C15. Theo Ông (bà) Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đóng phí BHXH tự nguyện cho những đối tượng nào?  Thu nhập thấp (dưới mức lương tối thiểu)  Thu nhập trung bình trở xuống  Hỗ trợ tất cả các đối tượng tham gia C16. Ông (bà) hãy đề xuất mức hỗ trợ cụ thể của Nhà nước?  Hỗ trợ 75% mức phí đóng  Hỗ trợ 50% mức phí đóng  Hỗ trợ 25% mức phí đóng  Khác:. C17. Theo Ông (bà) chính sách BHXH tự nguyện hiện hành còn bất cập gì chưa phù hợp không? .. C18. Ông (bà) hãy đề xuất những giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện ở Việt Nam hiện nay? ngày..thángnăm 2015 Người được phỏng vấn Người phỏng vấn Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho cán bộ xã phường) Kính thưa Ông (bà)! Nghiên cứu này của chúng tôi được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Kết quả của cuộc nghiên cứu này phụ thuộc rất nhiều vào những thông tin Ông (bà) cung cấp. Chúng tôi xin cam kết sẽ giữ bí mật mọi thông tin ông (bà) cung cấp và mọi thông tin chỉ được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu. Cách trả lời: Ông (bà) đánh dấu X vào trước những lựa chọn phù hợp với quan điểm của ông (bà) hoặc điền câu trả lời vào khoảng trống sau mỗi câu hỏi. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Ông (bà)! I.THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên người được phỏng vấn:.. 2. ĐT: 3. Tuổi: .. 4. Giới tính:  Nam  Nữ 5. Chức vụ:. 6. Trình độ học vấn:  Trung học cơ sở  Trung học phổ thông  Sơ cấp  Trung cấp  Cao đẳng  Đại học  Sau đại học II. THÔNG TIN VỀ CÁC VẤN ĐỀ BHXH TỰ NGUYỆN C.1. Ông/bà có hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện không?  Không (Dừng lại)  Có (Tiếp C1.1) C1.1. Mức độ hiểu biết của ông/bà về chính sách BHXH tự nguyện?  Biết rất rõ  Biết mức độ vừa  Biết ít C2. Ông (bà) biết thông tin từ nguồn nào?  Người thân, bạn bè  Tổ chức BHXH  Hội, Đoàn thể, phường xã  Hệ thống đài truyền thanh phường xã  Sách, báo, tạp chí, truyền hình  Khác:. C3.Theo Ông (bà) mức đóng BHXH tự nguyện hiện nay như thế nào?  Cao (Tiếp C3.1)  Bình thường  Thấp C3.1. Theo Ông (bà) mức đóng như thế nào là hợp lý?  Đóng thấp nhất bằng 22% mức lương tối thiểu: 253.000đ/tháng  Đóng thấp nhất bằng 22% mức chuẩn nghèo vùng nông thôn: 88.000đ/tháng  Khác: C4. Theo Ông (bà) phương thức đóng phí nào sau đây phù hợp?  Hằng tháng  Hằng quý  Sáu tháng một lần  Hằng năm  Một lần C5.Theo Ông (bà) địa điểm thu phí ở đâu là phù hợp?  Ngân hàng  Bưu điện phường xã  Cơ quan BHXH cấp huyện  Tại nhà  Khác C6.Ông (bà) đánh giá như thế nào về thủ tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện hiện nay?  Đơn giản (Chuyển C7)  Phức tạp C6.1. Nếu thủ tục đăng ký phức tạp, theo Ông (bà) cần bỏ thủ tục nào?  Lập 02 bản tờ khai tham gia BHXH tự nguyện (mẫu số 01-TN);  Chuyển tờ khai, kèm theo tờ khai giấy khai sinh gửi cơ quan BHXH;  Tiếp nhận sổ BHXH (bìa sổ), tờ khai và các giấy tờ liên quan;  Kiểm tra các thông tin in trên bìa sổ, nếu có sai sót thì thông báo cho cơ quan BHXH;  Ký, ghi rõ họ tên vào nơi quy định trên bìa sổ và tự lưu trữ.  Khác:.. C7. Ông (bà) đánh giá như thế nào về thủ tục hưởng BHXH tự nguyện hiện nay?  Đơn giản (Chuyển C8)  Phức tạp C7.1. Theo Ông (bà) cần bỏ thủ tục nào? C8. Địa phương Ông (bà) tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện được thực hiện như thế nào?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Chưa tuyên truyền (Chuyển C10) C8.1. Địa phương Ông (bà) tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH tự nguyện bằng những hình thức nào?  Pa nô  Áp phích  Tờ rơi  Sách  Báo  Tạp chí  Đài phát thanh  Khác:. C9. Theo Ông (bà) hình thức tuyên truyền nào là hiệu quả?(Chọn tối đa 3 đáp án)  Pa nô  Áp phích  Tờ rơi  Sách  Báo  Tạp chí  Đài phát thanh  Khác: C10. Theo Ông (bà) cần đổi mới tuyên truyền theo hướng nào?  Cải tiến nội dung  Đổi mới hình thức  Sử dụng đội ngũ cộng tác viên  Khác. C11. Ông (bà) đánh giá về tinh thần phục vụ của cán bộ ngành BHXH như thế nào?  Rất hài lòng  Hài lòng  Bình thường  Không hài lòng  Hoàn toàn không hài lòng C11.1. Nếu không hài lòng, Ông (bà) xin cho biết lí do?  Hách dịch, quan liêu, cửa quyền gây khó khăn trong quá trình làm thủ tục;  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhũng nhiễu gây cản trở cho người dân đến làm thủ tục.  Khác: C12. Sự phối hợp giữa cơ quan BHXHvới các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể xã phường trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện như thế nào?  Tốt (Chuyển C13)  Chưa tốt C12.1. Theo Ông (bà) chưa tốt ở khâu nào? C13. Theo Ông (bà) Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đóng phí BHXH tự nguyện cho những đối tượng nào?  Thu nhập thấp (dưới mức lương tối thiểu)  Thu nhập trung bình trở xuống  Hỗ trợ tất cả các đối tượng tham gia C14. Ông (bà) hãy đề xuất mức hỗ trợ cụ thể của Nhà nước?  Hỗ trợ 75% mức phí đóng  Hỗ trợ 50% mức phí đóng  Hỗ trợ 25% mức phí đóng  Khác: 15. Ông (bà) hãy đề xuất những giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện ở Việt Nam hiện nay? , ngày..thángnăm 2015 Người được phỏng vấn Người phỏng vấn Phụ lục 3 PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho nông dân và lao động phi chính thức) Kính thưa Ông (bà)! Nghiên cứu này của chúng tôi được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Kết quả của cuộc nghiên cứu này phụ thuộc rất nhiều vào những thông tin Ông (bà) cung cấp. Chúng tôi xin cam kết sẽ giữ bí mật mọi thông tin ông(bà) cung cấp và mọi thông tin chỉ được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu. Cách trả lời: Ông (bà) đánh dấu X vào trước những lựa chọn phù hợp với quan điểm của ông (bà) hoặc điền câu trả lời vào khoảng trống sau mỗi câu hỏi. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Ông (bà)! I.THÔNG TIN CHUNG 1. Ông/bà thuộc nhóm tuổi nào?  Dưới 30 tuổi  Từ 30- 44 tuổi  Từ 45- 60 tuổi  Trên 60 tuổi 2. Giới tính:  Nam  Nữ 3. Chỗ ở hiện nay:  Hà Nội  Thái Bình 4. Nghề nghiệp:  Nông dân  Tiểu thương  Lao động tự do  Khác 5. Trình độ học vấn:  Tiểu học  Trung học cơ sở  Trung học phổ thông  Sơ cấp  Trung cấp  Cao đẳng  Đại học II. THÔNG TIN VỀ CÁC VẤN ĐỀ BHXH TỰ NGUYỆN C.1. Ông/bà có hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện không?  Không (Dừng lại)  Có (Tiếp C1.1) C1.1. Mức độ hiểu biết của ông/bà về chính sách BHXH tự nguyện?  Biết rất rõ  Biết mức độ vừa  Biết ít C.2. Ông (bà) biết thông tin từ nguồn nào?  Người thân, bạn bè  Tổ chức BHXH  Hội, Đoàn thể, phường xã  Hệ thống đài truyền thanh phường xã  Sách, báo, tạp chí, truyền hình  Khác: C3. Ông (bà) đã tham gia BHXH tự nguyện chưa?  Đã tham gia (chuyển tiếp C.5)  Chưa tham gia C3.1. Vì sao Ông (bà) chưa tham gia?  Không tin tưởng  Thủ tục rườm rà  Thu nhập thấp và không ổn định  Không được giải thích về quyền lợi và nghĩa vụ  Chưa được ai đến vận động tham gia  Khác: C4. Ông (bà) có nhu cầu tham gia không?  Có  Không  Còn đang lưỡng lự C5. Theo Ông (bà) mức đóng BHXH tự nguyện hiện nay như thế nào?  Cao (Tiếp C.6)  Bình thường (Chuyển C.7)  Thấp C6. Theo Ông (bà) mức đóng BHXH tự nguyện như thế nào là phù hợp?  Đóng thấp nhất bằng 22% mức lương tối thiểu: 253.000đ/tháng  Đóng thấp nhất bằng 22% mức chuẩn nghèo vùng nông thôn: 88.000đ/tháng  Khác: C7. Ông (bà) thấy phương thức đóng phí nào sau đây phù hợp?  Hằng tháng  Hằng quý  Sáu tháng một lần  Hằng năm  Một lần C8. Theo Ông (bà) địa điểm thu phí ở đâu là phù hợp?  Ngân hàng  Bưu điện phường xã  Cơ quan BHXH cấp huyện  Tại nhà  Khác C9. Ông (bà) đánh giá như thế nào về thủ tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện hiện nay?  Đơn giản(Chuyển C10)  Phức tạp C9.1.Theo Ông (bà) thủ tục đăng ký tham gia nên bỏ thủ tục nào?  Lập 02 bản tờ khai tham gia BHXH tự nguyện (mẫu số 01-TN);  Chuyển tờ khai, kèm theo tờ khai giấy khai sinh gửi cơ quan BHXH;  Tiếp nhận sổ BHXH (bìa sổ), tờ khai và các giấy tờ liên quan;  Kiểm tra các thông tin in trên bìa sổ, nếu có sai sót thì thông báo cho cơ quan BHXH;  Ký, ghi rõ họ tên vào nơi quy định trên bìa sổ và tự lưu trữ.  Khác: C10. Ông (bà) đánh giá như thế nào về thủ tục hưởng BHXH tự nguyện?  Đơn giản (Chuyển C12)  Phức tạp C10.1. Theo Ông (bà) thủ tục hưởng BHXH tự nguyện nên bỏ thủ tục nào? C11. Ông (bà) đánh giá về tinh thần phục vụ của cán bộ ngành BHXH không?  Rất hài lòng  Hài lòng  Bình thường  Không hài lòng  Hoàn toàn không hài lòng C11.1. Nếu không hài lòng, Ông (bà) xin cho biết lí do?  Hách dịch, quan liêu, cửa quyền gây khó khăn trong quá trình làm thủ tục;  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhũng nhiễu gây cản trở cho người dân đến làm thủ tục.  Khác: C.12. Thu nhập bình quân người/tháng của gia đình ông/bà hiện nay là bao nhiêu?  Dưới 1.150.000đ  Từ 1.150.000đ - 3.000.000đ  Trên 3.000.000đ C.13. Theo ông/bà Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đóng phí BHXH tự nguyện cho những đối tượng nào?  Thu nhập thấp (dưới mức lương tối thiểu)  Thu nhập trung bình trở xuống  Hỗ trợ tất cả các đối tượng tham gia C.14.Ông/bà hãy đề xuất mức hỗ trợ cụ thể của Nhà nước?  Hỗ trợ 75% mức phí đóng BHXH tự nguyện  Hỗ trợ 50% mức phí đóng BHXH tự nguyện  Hỗ trợ 25% mức phí đóng BHXH tự nguyện  Khác: Ngày..thángnăm 2015 Đáp viên Phỏng vấn viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_to_chuc_trien_khai_bao_hiem_xa_hoi_tu_nguyen_o_viet.pdf
  • docHaVanSy_E.doc
  • docHaVanSy_V.doc
  • pdfLA_HaVanSy_Sum.pdf
  • pdfLA_HaVanSy_TT.pdf