Luận án Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay

Nghiên cứu về chủ đề “Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay” được coi là vấn đề mang tính truyền thống và nhận được sự chú ý đặc biệt trong hầu hết các nền khoa học pháp luật của các nước. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, các hành vi xâm phạm quyền con người nói chung và QPN nói riêng với tính chất ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Từ đó, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ QPN hiện nay là hết sức quan trọng. Việc áp dụng pháp luật như thế nào là đúng, là chính xác, đảm bảo công bằng, khách quan trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến QPN đòi hỏi sự thấu tình đạt lý đang được xã hội quan tâm. Vì thế, đề tài “Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay” là một công trình nghiên cứu công phu và toàn diện về các vấn đề lý luận, thực tiễn gắn với việc bảo vệ QPN bằng con đường Tòa án. Theo đó, những vấn đề sau đây đã được luận án đề cập, giải quyết: Thứ nhất, luận án đã tổng quan một cách hệ thống và toàn diện về các vấn đề liên quan đến Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. Với nguồn tài liệu nước ngoài và trong nước đa dạng, phong phú, nhưng trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã chọn lọc các công trình công bố tiêu biểu. Qua đó, đã chỉ ra những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa, tiếp tục phát triển đồng thời cũng chỉ ra những vấn đề còn bỏ ngỏ và cần được giải quyết sâu hơn. Thứ hai, luận án đã phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. Thông qua việc phân tích các quan điểm về khoa học về QPN, cơ chế bảo vệ QPN, nội dung cấu thành và phân loại cơ chế bảo vệ QPN, luận án đi sâu lập luận và đưa ra khái niệm, xác định các đặc trưng, nhận diện vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. Đặc biệt, luận án nhấn mạnh đến phương thức bảo vệ QPN bằng Tòa án, chỉ ra và phân tích khả năng ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt động Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN.

pdf197 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo dục về giới. Như đã phân tích tại Chương 3, thực trạng nhận thức về pháp luật, trực tiếp là pháp luật về quyền con người nói chung, pháp luật về QPN nói riêng ở Việt Nam hiện 166 nay đang ở mức độ không cao. Trong khi đó nền tảng giáo dục pháp luật và giáo dục nhân quyền ở nước ta chưa vững, cách thức giáo dục quyền con người chưa thực sự đúng hướng và hiệu quả. Giáo dục pháp luật và nhân quyền được ấn định tương đối cứng nhắc ở khâu giáo dục trong trường học nên chưa thực sự đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến thông tin pháp luật và nhân quyền đến các bộ phận xã hội, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều động thái để đẩy mạnh hoạt động giáo dục pháp luật và giáo dục nhân quyền. Gần đây nhất, để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (ban hành ngày 9/12/2003), Chính phủ và các địa phương đã xây dựng và đôn đốc thực hiện các Kế hoạch triển khai công tác giáo dục pháp luật. Tương tự, vào tháng 9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc mầm non đến đại học với mục tiêu của Đề án là đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người. Theo hướng đó, hoạt động giáo dục pháp luật, giáo dục quyền con người và giáo dục giới cần được quan tâm đổi mới cả về hình thức, nội dung và phương pháp tiến hành. Về hình thức, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, cần đặc biệt coi trọng các hình thức tuyên truyền, phổ biến, thông tin đa dạng về pháp luật và về nhân quyền được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước và các chủ thể xã hội (hội nghị, hội thảo, tọa đàm phổ biến kiến thức, các hoạt động trợ giúp pháp lý, các phương tiện thông tin đại chính, sinh hoạt của các câu lạc bộ, hội, nhóm...). Về nội dung, cần đảm bảo các văn bản pháp luật mới, trước hết là các văn bản có liên quan đến quyền con người cần cập nhật, được phổ biến sâu rộng và rõ ràng; các tri thức pháp luật cơ bản cũng như các kỹ năng vận dụng pháp luật để bảo vệ quyền cần được trang bị đầy đủ và trước hết cho đội ngũ công quyền, trong đó cần đặc biệt chú ý cung cấp những tri thức mới liên quan đến nguyên tắc cơ bản của bảo đảm và bảo vệ quyền con người như tính phụ thuộc, không thể chia cắt và tính phổ biến của nhân quyền; duy trì sự đánh giá khác nhau, và các quan điểm trái ngược về sự phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc quan điểm khác, quốc gia, dân tộc, hoặc nguồn gốc xã hội, thể chất hay điều kiện tinh thần và các 167 cơ sở khác; sử dụng sự phân tích về tính quy luật và phát triển của các vấn đề nhân quyền; gắn giáo dục với điều kiện bối cảnh văn hóa khác nhau và có tính đến sự phát triển về mặt xã hội, lịch sử ở mỗi quốc gia... Về phương pháp, cần tăng cường áp dụng kiến thức và các kỹ năng sử dụng các văn kiện nhân quyền quốc tế, khu vực, quốc gia với các thông tin về cơ chế bảo vệ nhân quyền; sử dụng phương pháp giáo dục theo nhóm và giải quyết tình huống cụ thế để có thể hình thành mạng lưới giáo dục nhân quyền mang tính hạt nhân và khép kín; trong đó đối tượng được giáo dục có thể trở thành chủ thể giáo dục quyền con người trong tình huống và môi trường khác hoặc chủ thể giáo dục đối với đối tượng khác tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Trong giáo dục pháp luật và nhân quyền, thay đổi nhận thức của người dân về vai trò bảo vệ quyền con người của Tòa án, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận công lý của con người nói chung, người phụ nữ nói riêng đòi hỏi sự tác động từ nhiều phía. Trong đó, vai trò tác động từ Tòa án là rất quan trọng. Tòa án có thể tác động tích cực nhất thông qua kết quả giải quyết các vụ án trên thực tế. Khi nhận thấy Tòa án có những phán quyết đúng đắn, thực sự đứng về lẽ phải, công lý, người dân sẽ tin tưởng Tòa án còn ngược lại, họ sẽ mất niềm tin vào công lý, không lựa chọn bảo vệ quyền của mình bằng con đường Tòa án, thậm chí chấp nhận quyền bị xâm hại hoặc tác động tiêu cực đến Tòa án theo kiểu "chạy chọt" để hi vọng quyền của mình được bảo vệ. Vì vậy, cần đặt trọng trách một cách rõ ràng và cần có quyết tâm cao trong việc bảo đảm vai trò của Tòa án trong giáo dục pháp luật và nhân quyền. 4.2.5. Đa dạng hoá các thiết chế bảo vệ quyền con người và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án và các thiết chế khác trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ Quyền cơ bản của con người phải được hiến định và có cơ chế thích hợp để bảo vệ quyền tránh khỏi mọi hành vi vi phạm, trước hết là những hành vi của công quyền. Xử lý yêu cầu này và đứng trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, đa số các quốc gia trên thế giới đã xây dựng thiết chế bảo hiến độc lập với các mô hình biến thể khác nhau nhưng cơ bản đều hoạt động theo cơ chế tài phán. Biểu hiện rõ nét nhất của thẩm quyền bảo vệ các quyền cơ bản của con người trong hoạt động của các cơ quan tài phán hiến pháp trên thế giới là ở quy định về thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hiến pháp của công dân khi họ cho rằng quyền cơ bản, hiến định của họ bị xâm hại bởi hành vi hoặc văn bản của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước. Vì vậy, cơ quan tài phán hiến pháp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người. Ở 168 Việt Nam hiện nay, nhu cầu thiết lập cơ quan này đang đặt ra một cách cấp bách. Liên quan đến vấn đề này, có nhiều phương án được đề xuất. Khi xây dựng Hiến pháp năm 2013, cũng đã có phương án thiết kế đưa vào Hiến pháp quy định về Hội đồng Hiến pháp với chức năng tư vấn cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, công dân về các vấn đề Hiến pháp. Tuy nhiên phương án đó đã không được hiện thực hoá, thay vào đó là quy định tại Khoản 2 Điều 119 mở ra khả năng luật hoá các cơ chế bảo hiến hiện hành. Đến nay, việc lựa chọn mô hình bảo hiến chuyên biệt nào là vấn đề cần cân nhắc kỹ bởi mô hình nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nhiều ý kiến nghiêng về phương án thiết kế Hội đồng Hiến pháp do Chủ tịch nước làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên được lựa chọn đảm bảo sự khách quan và cân đối sức ảnh hưởng đến các phạm vi quyền lực, có thẩm quyền giám sát tính hợp hiến của các đạo luật, các văn bản và quyết định của cơ quan hành chính. Đã đến lúc cần hiện thực hoá phương án này. Sớm nhất đến năm 2030, Hội đồng Hiến pháp cần được ra đời. Theo khuyến nghị của Liên Hợp Quốc, để quyền con người nói chung, QPN nói riêng được bảo đảm và bảo vệ, các quốc gia cần thiết lập Cơ quan nhân quyền Quốc gia. Các nguyên tắc Paris về quy chế và chức năng của các cơ quan quốc gia về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã liệt kê một loạt các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan này như sau: (i) Đệ trình các khuyến nghị, đề xuất và báo cáo về các vấn đề liên quan đến nhân quyền lên Chính phủ, Quốc hội hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước; (ii) Thúc đẩy, bảo đảm sự hài hòa của pháp luật quốc gia đối với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế; (iii) Nhận và xem xét đơn khiếu nại, tố cáo của cá nhân, công dân về các vụ vi phạm quyền con người; (iv) Khuyến khích việc phê chuẩn, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người; (v) Thúc đẩy nhận thức chung về nhân quyền thông qua việc phổ biến thông tin, giáo dục, tuyên truyền và thực hiện các chương trình nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về quyền con người; (vi) Hợp tác với cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc, tổ chức nhân quyền của quốc gia khác và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Đồng thời, các nguyên tắc Paris cũng bao gồm các hướng dẫn chi tiết về thành phần của các cơ quan nhân quyền quốc gia và việc bổ nhiệm các thành viên, đảm bảo tính độc lập và phương pháp hoạt động. Theo đó, tiêu chuẩn chung của cơ quan nhân quyền quốc gia bao gồm: (i) Độc lập, được đảm bảo bằng Hiến pháp hoặc đạo luật; (ii) Độc lập với chính phủ; (iii) Thành viên đa dạng; (iv) Có 169 nhiệm vụ rộng dựa trên các tiêu chuẩn nhân quyền phổ biến; (v) Có quyền hạn tối thiểu trong việc điều tra vi phạm nhân quyền; (vi) Có nguồn tài chính đủ cho hoạt động độc lập [55]. Trên thực tế, đây là một cơ chế rất hữu hiệu trong bảo vệ quyền con người đã được minh chứng ở nhiều quốc gia. Vì vậy, trong tương lai gần, muộn nhất đến năm 2030, Việt Nam cần thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia để đảm bảo việc giám sát, thúc đẩy các chương trình hành động vì quyền con người, cũng như tiến hành các hoạt động nghiên cứu, thẩm tra, xây dựng các các chương trình hoạt động về quyền con người; kiểm tra và khuyến nghị về sự xâm phạm các tiêu chuẩn quyền con người với Nhà nước. Bảo vệ QPN bằng con đường Tòa án có đạt được hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc nhất định vào mối quan hệ phối hợp giữa Tòa án và các thiết chế khác trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay. Sự phối hợp đó thể hiện trước hết giữa các thiết chế tham gia tố tụng tư pháp: cơ quan Điều tra, cơ quan Kiểm sát, cơ quan Thi hành án để đảm bảo cho phán quyết của Tòa án được chính xác, công minh và có hiệu lực thực tế. Theo đó, mối quan hệ giữa các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Điều tra vẫn nên cơ bản giữ như hiện nay nhưng đảm bảo sự kiểm soát lẫn nhau theo hướng đề cao hơn vai trò, vị trí trung tâm của Tòa án, phù hợp với việc mở rộng phạm vi của quyền tư pháp. Các cơ quan Kiểm sát, Điều tra thuộc hành pháp; Tòa án thuộc tư pháp. Vai trò, trách nhiệm của công tố được xác định rõ hơn, công tố gắn với điều tra, công tố chỉ đạo hoạt động điều tra. Viện kiểm sát có thể kiểm sát hoạt động xét xử chủ yếu thông qua việc kháng nghị, yêu cầu, kiến nghị sau khi kết thúc phiên tòa, để hạn chế tối đa tác động vào tính độc lập trong xét xử của Tòa án. Trong khi đó, vai trò của cơ quan Thi hành án trong việc đảm bảo hiệu lực thực tế các phán quyết của Tòa án cần được đổi mới theo hướng thực hiện thống nhất một đầu mối cơ quan thi hành án hình sự và dân sự. Từng bước thực hiện xã hội hóa một số hoạt động thi hành án hình sự. Tạo môi trường, hỗ trợ về cơ chế, chính sách cho Thừa phát lại phát triển, tiến tới tổ chức Thừa phát lại sẽ đảm nhận nhiều phần việc trong hoạt động THADS. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan quyền lực nhà nước khác như Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền địa phương, cũng như tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội (đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam các cấp), tổ chức xã hội ...cần có những cải tiến nhất định theo hướng lấy Tòa án là thiết chế trung tâm trong bảo vệ QPN, các thiết chế khác hỗ trợ cho hoạt động của Tòa án đạt hiệu quả cao. 170 4.2.6. Các giải pháp khác 4.2.6.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức, hoạt động của Tòa án Về nguyên tắc chung, Đảng lãnh đạo cơ quan tư pháp và tiến trình cải cách tư pháp. Vì vậy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là giải pháp đặc biệt để đảm bảo nâng cao vai trò của Tòa án trong bảo vệ QPN bằng việc yêu cầu Tòa án thực hiện đầy đủ các chủ trương, chiến lược của Đảng về quyền con người và phát triển con người. Đảng lãnh đạo về chính trị, tư tưởng và tổ chức thông qua việc đề ra chiến lược, chủ trương, chính sách và công tác cán bộ. Đảng lãnh đạo nhưng bảo đảm tôn trọng nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của quyền tư pháp, không can thiệp vào quá trình tố tụng giải quyết vụ việc cụ thể làm ảnh hưởng đến công bằng tư pháp. Trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay, cần xác định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với các cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp; không để xảy ra tình trạng cấp ủy đảng buông lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp; tăng cường kiểm tra việc thực hiện cơ chế lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc chỉ đạo giải quyết những vụ việc quan trọng, phức tạp. Cùng với lộ trình đổi mới mô hình tổ chức TAND, cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức đảng phù hợp với mô hình tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp. Tăng cường năng lực, hiệu quả công tác của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Ban Nội chính Trung ương và Ban Nội chính các tỉnh ủy, thành ủy. Tăng cường hơn nữa lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng chính sách, pháp luật về công tác tư pháp, kịp thời đề ra những định hướng lớn, những giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện các dự án Luật về công tác tư pháp trước khi trình Quốc Hội thông qua. 4.2.6.2. Đảm bảo vai trò giám sát của các cơ quan đại diện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động của Tòa án Trên cơ sở mở rộng khái niệm đại diện19, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động của các Tòa án theo hướng tăng cường giám sát giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo cụ thể xâm hại nghiêm trọng các quyền con người, quyền công dân; giám sát 19 Tính đại diện cần được nhìn nhận rộng hơn không gian quyền lực công. Đứng trên nguyên lý chủ quyền nhân dân thì Đảng chính trị cầm quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội đều mang tính chất đại diện của người dân, đóng vai trò là các thiết chế ngoài nhà nước để thực hành dân chủ đại diện. Do vậy, mở rộng cách nhìn nhận về „ đại diện“ và chính thức hoá cách nhìn nhận đó thực chất là thừa nhận vai trò của mọi thiết chế do người dân tự giác và tự nguyện lập ra đều có vị thế quan trọng trong cơ cấu thực hiện quyền lực dân chủ. 171 việc chấp hành pháp luật của các chức danh tư pháp; giám sát công tác chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp; giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát; xác định rõ trách nhiệm của các đối tượng được giám sát trong việc thực hiện các kết luận giám sát; có chế tài xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm; nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp tại các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân; tăng cường và nâng cao hiệu lực giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp; ...Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân đối với các Tòa án và hoạt động xét xử của Tòa án; Phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của báo chí trong việc thông tin, tuyên truyền, giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp; Áp dụng hiệu quả cơ chế nhân dân tham gia xét xử tại Tòa án theo hướng đã phân tích ở trên (Xây dựng một đạo luật độc lập về Hội thẩm, trong đó xác định rõ tiêu chuẩn và thẩm quyền của Hội thẩm nhân dân; Đổi mới cơ chế quản lý Hội thẩm theo hướng giao cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng quy chế phối hợp và tổ chức thực hiện tốt hơn việc quản lý, giám sát đối với Hội thẩm. Ban hành quy định lựa chọn ngẫu nhiên Hội thẩm từ Danh sách Hội thẩm để tham gia xét xử các vụ án). Cho đến trước năm 2030 cần cải cách chế định Hội thẩm theo hướng giảm số lượng Hội thẩm trong các vụ án dân sự, hành chính; không tham gia các vụ án giản lược. Đến sau năm 2030, cần chuyển sang chế độ Hội thẩm đoàn, chỉ tham gia vào các vụ án hình sự có khung hình phạt tù. Bỏ chế độ bầu Hội thẩm và thay bằng chọn ngẫu nhiên từ danh sách cử tri. 4.2.6.3. Đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của hệ thống Tòa án Bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động tư pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã đề ra. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 49- NQ/TW, trong những năm qua cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân được quan tâm cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, việc đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách, đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho Tòa án nhân dân vẫn còn chậm và chưa tương xứng với vị trí, vai trò của Tòa án với tư cách là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Chính vì vậy, Kết luận số 84-KL/TW ngày 29/7/2020 về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định: 172 “Tiếp tục quán triệt và thực hiện các quan điểm, định hướng cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động tư pháp”.Trên tinh thần này, cần tăng cường cơ sở vật chất của hệ thống Tòa án theo hướng đồng bộ, hiện đại, xứng đáng với vị thế của cơ quan nắm quyền tư pháp; Xây dựng hệ thống tài chính chuyên biệt, bảo đảm nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu công tác của Tòa án; Xây dựng Tòa án điện tử. Những việc cụ thể cần làm ngay bao gồm: (i) Xây dựng và triển khai Đề án tổng thể về cải tạo, mở rộng trụ sở và trang bị nội thất phòng xử án đảm bảo khang trang, hiện đại. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho các Tòa án bố trí, sắp xếp phòng xét xử đảm bảo an toàn, hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân của hành vi hiếp dâm, bạo lực. Đối với Tòa gia đình và người chưa thành niên, cần được trang bị thêm màn chắn hoặc phòng cách ly cho nạn nhân để đảm bảo cách ly với kẻ phạm tội; (ii) Trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ thông tin phục vụ hoạt động xét xử và lưu trữ hồ sơ tại TAND các cấp. Các phòng xử cần được trang bị thêm màn hình chiếu để khi cần thiết có thể sử dụng trình chiếu chứng cứ mà không cần nạn nhân phải trực tiếp trình bày, giúp người bị hại ổn định tâm lý trong quá trình khai báo, giảm khả năng kiểm soát và ảnh hưởng của bị cáo đối với nạn nhân; (iii) Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách để Tòa án chủ động và độc lập trong triển khai các hoạt động xét xử, đi đôi với thiết lập cơ chế cho phép Tòa án sử dụng nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ và nguồn kinh phí hợp pháp khác (cho phép TAND được sử dụng nguồn thu từ án phí, lệ phí Tòa án và nguồn thu từ các vụ án hình sự trong một số năm để tạo nguồn kinh phí đẩy nhanh tiến độ tái đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, mua sắm, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản của TAND các cấp); (iv) Đẩy nhanh các công việc chuẩn bị cho sự ra đời của Tòa án điện tử và thực hiện chuyển đổi số các hoạt động tố tụng, đi đôi với việc kết nối với các nền tảng số khác phục vụ cho hoạt động xét xử của Tòa án. 4.2.6.4. Đảm bảo hiệu quả trợ giúp pháp lý đối với phụ nữ và trẻ em gái Phụ nữ và trẻ em gái là đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương nên theo pháp luật Việt Nam, họ được quyền nhận trợ giúp pháp lý đặc biệt khi họ là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính. Hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam hiện nay có hai loại hình tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, đó là: 1/Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý của nhà nước và 2/Các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Để họ có đủ điều kiện và khả năng tiếp cận công lý, thực hiện quyền yêu cầu 173 Tòa án bảo vệ quyền của mình, họ cần nhận được sự trợ giúp pháp lý thực sự hiệu quả. Trong bối cảnh cụ thể ở Việt Nam hiện nay, để nâng cao hiệu quả trong hoạt động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực gia đình trong thời gian tới, trách nhiệm đặt ra trước hết đối với các Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước. Theo đó, các Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước cần triển khai, thực hiện tốt một số giải pháp như sau: Một là cập nhật đầy đủ, chính xác hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý của phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực gia đình để có căn cứ trợ giúp kịp thời và hiệu quả. Hai là tăng cường công tác truyền thông trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực gia đình để họ biết được các quy định pháp luật, từ đó bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ba là thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu để nâng cao trình độ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các Trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên của Trung tâm về phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Bốn là tăng cường sự phối hợp, giữ mối quan hệ giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý với các cơ quan, đơn vị và địa phương về công tác điều phối dịch vụ thiết yếu như dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo công ăn việc làm, hỗ trợ về kinh tế cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực gia đình, qua đó góp phần đảm bảo sự bình yên, an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. 4.2.6.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự và tố tụng dân sự nhằm bảo đảm quyền con người của phụ nữ Việt Nam Để bảo đảm QPN, Việt Nam cần tăng cường các hoạt động đàm phán, ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước trên thế giới hơn nữa, trong đó ưu tiên đàm phán, ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc. Bên cạnh việc củng cố, tăng cường và thiết lập hợp tác dẫn độ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có quan hệ truyền thống, các nước có chung biên giới và các nước thành viên của ASEAN để ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp. Việt Nam cần củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế có chức năng phòng, chống tội phạm trong khu vực và trên thế giới như Aseanpol, Interpol, UNODC cũng như các cơ quan tư pháp, cơ quan bảo vệ pháp luật của các quốc gia trong khu vực và thế giới. Về nội dung hợp tác, cần chú trọng đến các lĩnh vực như: Trao đổi thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan đến tình hình tội phạm; truy nã tội phạm; chuyển giao các yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự; tư vấn, hoạch định chính 174 sách, pháp luật; trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo cán bộ giữa Cảnh sát Việt Nam với Aseanpol, Interpol, UNODC cũng như giữa các cơ quan tư pháp của Việt Nam với các cơ quan tư pháp của các nước trong khu vực và thế giới. Về hình thức hợp tác, thông qua các kỳ họp, các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về tổng kết hoặc triển khai chương trình hành động đấu tranh phòng, chống tội phạm, tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ... do Đại hội đồng Aseanpol, Interpol, UNODC hoặc do các cơ quan tư pháp của các nước phối hợp tổ chức. Bên cạnh đó, cần rà soát tổng thể các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký trước khi có Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 để tiến hành đàm phán sửa đổi, bổ sung hoặc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước liên quan. Việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý chung giữa các quốc gia trong đấu tranh chống loại tội phạm mua bán người, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em là biện pháp ưu tiên hàng đầu. Vì vậy: (1) Cần đẩy mạnh ký hiệp định song phương hoặc đa phương về tương trợ tư pháp về hình sự, về dẫn độ tội phạm với các nước trong khu vực, trong đó nhấn mạnh đến việc hợp tác đấu tranh chống tội phạm du lịch tình dục; (2), Tổ chức các đoàn khảo sát, các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm này giữa các chuyên gia của các quốc gia trong khu vực và quốc tế; (3) Có cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia với các tổ chức chống tội phạm quốc tế và khu vực như: Interpol, Aseanpol..., nhằm khai thác tối đa lợi thế của các tổ chức này trong việc phối hợp để truy tìm tội phạm. 175 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Hướng tới đề xuất các giải pháp bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam hiện nay, Chương 4 của luận án đã đạt được mục tiêu đề ra. Phân tích bối cảnh và yêu cầu cụ thể hiện nay, Chương 4 đã xác định các phương hướng mà hoạt động bảo vệ QPN của Tòa án cần triển khai thực hiện. Ba hướng chính được luận án tập trung đề xuất và luận giải bao gồm: Bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay phải dựa trên nền tảng đề cao giá trị của quyền tư pháp và tính độc lập của Tòa án; Bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay phải theo hướng mở rộng thẩm quyền của hệ thống Tòa án; Bảo đảm Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay phải đảm bảo các quyền của phụ nữ bị xâm hại đều được xét xử công bằng, theo thủ tục tố tụng chặt chẽ. Trên cơ sở các phương hướng đã xác định, luận án đề xuất 06 nhóm giải pháp với nhiều giải pháp cụ thể, bao gồm: Đổi mới mô hình tổng thể về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân; Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam; Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất, trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân theo hướng chuyên nghiệp, trí tuệ, bản lĩnh, nhân ái, tận tụy và công tâm; Đẩy mạnh hoạt động giáo dục pháp luật, giáo dục nhân quyền, giáo dục giới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận công lý của phụ nữ và thái độ tôn trọng, bảo vệ quyền của phụ nữ của các tầng lớp xã hội; Đa dạng hoá các thiết chế bảo vệ quyền con người và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án và các thiết chế khác trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ. Trong số các giải pháp đó, luận án đặc biệt nhấn mạnh nhu cầu và kiến nghị các biện pháp cụ thể trong hoàn thiện pháp luật, xây dựng đội ngũ Thẩm phán, giáo dục pháp luật và nhân quyền nhằm tạo ra những thay đổi mang tính chất đột phá trong hoạt động của Tòa án bảo vệ quyền con người nói chung, QPN nói riêng ở Việt Nam. Ngoài ra, luận án cũng đề cập một số giải pháp khác, tuy không trực diện nhưng có vai trò tác động quan trọng tới hiệu quả bảo vệ QPN bằng con đường Tòa án. Các ý kiến được đề xuất tại Chương 4 của luận án là kết quả của sự luận chứng các khía cạnh lý luận và thực tiễn đã được làm sáng tỏ tại Chương 2 và Chương 3 của luận án. Vì vậy, có thể khẳng định tính có căn cứ khoa học của các đề xuất, qua đó thể hiện tính khả thi và giá trị ứng dụng của các giải pháp. 176 KẾT LUẬN Nghiên cứu về chủ đề “Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay” được coi là vấn đề mang tính truyền thống và nhận được sự chú ý đặc biệt trong hầu hết các nền khoa học pháp luật của các nước. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, các hành vi xâm phạm quyền con người nói chung và QPN nói riêng với tính chất ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Từ đó, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ QPN hiện nay là hết sức quan trọng. Việc áp dụng pháp luật như thế nào là đúng, là chính xác, đảm bảo công bằng, khách quan trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến QPN đòi hỏi sự thấu tình đạt lý đang được xã hội quan tâm. Vì thế, đề tài “Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay” là một công trình nghiên cứu công phu và toàn diện về các vấn đề lý luận, thực tiễn gắn với việc bảo vệ QPN bằng con đường Tòa án. Theo đó, những vấn đề sau đây đã được luận án đề cập, giải quyết: Thứ nhất, luận án đã tổng quan một cách hệ thống và toàn diện về các vấn đề liên quan đến Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. Với nguồn tài liệu nước ngoài và trong nước đa dạng, phong phú, nhưng trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã chọn lọc các công trình công bố tiêu biểu. Qua đó, đã chỉ ra những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa, tiếp tục phát triển đồng thời cũng chỉ ra những vấn đề còn bỏ ngỏ và cần được giải quyết sâu hơn. Thứ hai, luận án đã phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. Thông qua việc phân tích các quan điểm về khoa học về QPN, cơ chế bảo vệ QPN, nội dung cấu thành và phân loại cơ chế bảo vệ QPN, luận án đi sâu lập luận và đưa ra khái niệm, xác định các đặc trưng, nhận diện vai trò của Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. Đặc biệt, luận án nhấn mạnh đến phương thức bảo vệ QPN bằng Tòa án, chỉ ra và phân tích khả năng ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt động Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN. Thứ ba, luận án đã làm rõ chức năng, thẩm quyền của Tòa án trong bảo vệ QPN ở Việt Nam và làm rõ cơ sở pháp lý để Tòa án tiến hành hoạt động bảo vệ QPN ở Việt Nam. Luận án đã dành dung lượng chủ yếu của Chương 3 để làm rõ thực trạng Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động bảo vệ QPN của Tòa án ở Việt Nam. 177 Thứ tư, trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được làm sáng tỏ, luận án đã đưa ra 03 phương hướng và đề xuất 06 nhóm giải pháp, trong đó điểm nhấn dành cho những giải pháp liên quan đến đổi mới mô hình tổng thể về tổ chức và hoạt động của TAND; hoàn thiện các quy định nội dung và quy định thủ tục gắn với hoạt động bảo vệ QPN của Tòa án; nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân "Tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay" là chủ đề khá rộng và còn một số vấn đề khác cần phải đào sâu hơn như: mối quan hệ giữa Tòa án với các yếu tố khác trong cơ chế bảo vệ QPN; các tiêu chí đánh giá vị thế của Tòa án trong việc bảo vệ QPN Tuy nhiên, trong phạm vi của luận án này, tác giả chỉ đề cập đến một số nội dung cơ bản về Tòa án trong cơ chế bảo vệ QPN ở Việt Nam. Các vấn đề khác, tác giả sẽ tiếp tục hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu khoa học của mình./. 178 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Phạm Thị Bích Phượng (2014), Một số vấn đề về thừa kế thế vị trong trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế, Tạp chí Tòa án nhân dân số 8 2. Phạm Thị Bích Phượng (2018), Chế độ thi hành án phạt tù đối với việc bảo vệ quyền của phụ nữ theo quy định của pháp luật Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học 3. Phạm Thị Bích Phượng (2019), Giáo trình Đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của Thẩm phán , Giáo trình học viện Tòa Án 4. Phạm Thị Bích Phượng (2019), Giáo trình hoạt động Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Việt Nam , Giáo trình học viện Tòa Án 5. Phạm Thị Bích Phượng (2020), Quyền của phụ nữ và vai trò của Tòa án trong bảo vệ quyển của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay , Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 6 6. Phạm Thị Bích Phượng (2020), Một số ý kiến về bảo vệ quyền của phụ nữ trong giải quyết các vụ án dân sự của tòa án , Tạp chí Tòa án nhân dân số 16 179 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Bách khoa thư (1996), Những nền văn minh thế giới, Nxb. Hồng Đức. 2. Britanica, Bách khoa toàn thư mới (2008), Đảm bảo quyền của phụ nữ trong quá trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam hiện nay: Một số phân tích tổng quan 3. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2013), Giáo trình luật tố tụng hình sự, NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2015), Quyền con người trong lĩnh vực Tư pháp hình sự, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội. 5. Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) Cơ quan Phòng chống ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) ( 2013), báo cáo: "Đánh giá tình hình phụ nữ trong hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam” 6. Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (2016), Thực tiễn và số liệu về phụ nữ và nam giới ở Việt Nam 2010-2015. 7. Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (2017), Tiếp cận tư pháp hình sự của phụ nữ bị bạo lực ở Việt Nam: Báo cáo nghiên cứu nhận thức của phụ nữ về công lý. 8. Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (2013), Đánh giá tình hình phụ nữ trong hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam. 9. Nguyễn Chí Dũng (2010), "Cơ chế pháp lý giám sát hoạt động tư pháp và các yếu tố cấu thành", Tạp chí nghiên cứu lập pháp. Số 107, tháng 9/2007. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Chỉ tiêu 1 Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 180 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Chỉ tiêu 2 Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 14. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1979), Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ”(Convention on the Elimination of all forms of Discrimination against Women) 15. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1984), công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, 16. Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật Dân sự - Tố tụng Việt Nam, xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Tư pháp, Sài Gòn. 17. Vũ Công Giao - Đinh Ngọc Thắng (2018), Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 18. Nguyễn Thị Thu Hà (2017), Cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong tố tụng dân sự theo yêu cầu của cải cách tư pháp và thi hành Hiến pháp năm 2013 - Đề tài khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Luật Hà Nội. 19. Trần Thu Hạnh (2018), "Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 34. Số 3 (2018) 54-59. 20. Học viện Toà án (2018), Giáo trình Những vấn đề chung về nghề Thẩm phán, Nxb. Tư pháp, Hà Nội 21. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội 22. Hội Luật gia Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (2013), Chỉ số Công lý - Thực trạng công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân. 23. Nguyễn Quốc Hưng (1957), Hình sự Tố tụng, Nxb. Nhà sách Khai Trí Sài Gòn, Sài Gòn 24. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 25. Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội 181 26. Khiếu nại số 263/1987, Vụ Gonzalez del Rio kiện Peru (Các quan điểm được thông qua ngày 28/10/1992), trong Tài liệu của Liên Hợp Quốc. GAOR, A/48/40 (tập II), trang 20, đoạn 5. 27. Khiếu nại số 387/1989, Vụ Arvo O.Karttunen kiện Phần Lan (các quan điểm được thông qua ngày 23/10/1992), trong tài liệu của Liên hiệp quốc.GAOR, A/48/40 (tập II), trang 120, đoạn 7.2 28. Trần Thị Hồng Lê ( 2016), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền của phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia. 29. Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb. Văn học, Hà Nội. 30. Nguyễn Văn Luật (2005), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa. 31. Chu Thị Ngọc, (2017), Tòa án trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Hà Nội 32. Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng 33. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013. 34. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013. 35. Quốc hội (2014), Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. 36. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự năm 2015. 37. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự năm 2015. 38. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 39. Lý Văn Quyền (2011), "Tình hình tội phạm do nữ giới thực hiện ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Luật học. Số 3/2011. 40. Lê Thị Quý, Giáo trình Xã hội học về giới, Nxb Giáo dục Việt Nam, H.2010. 41. Thông tin công tác tư tưởng lý luận số 5/2005, 42. Tòa án nhân dân tối cao (2009-2013), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013. 43. Tòa án nhân dân tối cao (2015-2019), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2015 đến năm 2019. 44. Tòa án nhân dân tối cao (2015 - 2017), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2015, 2016, 2017. 45. Tòa án nhân dân tối cao (2016-2017), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2016, 2017. 182 46. Tòa án nhân dân tối cao (2019), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2019. 47. Tòa án nhân dân tối cao (2023), Sổ tay Thẩm phán năm 2023 48. Tổng cục Thống kê (2010), Kết quả nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình với phụ nữ tại Việt Nam. 49. Tổng cục Thống kê (2018-2019), Báo cáo thống kê tăng trưởng GDP năm 2018 và 2019 50. Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội. 51. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 52. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (2013), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 53. Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 54. Tuyên bố Viên (1993), Tuyên bố Viên và Chương trình hành động Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ II tổ chức ở Viên năm 1993. 55. Đào Trí Úc (chủ biên) (2000), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Nxb. KHXH, Hà Nội 56. Đào Trí Úc - Vũ Công Giao ( đồng chủ biên) (2014), Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 57. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008-2011), Báo cáo ngành Kiểm sát các năm 2008 đến năm 2011 58. Viện Raoul Wallenberg, Tập hợp các văn kiện về quyền con người, Nxb Martinus Nijhoff, 1997 59. Viện ngôn ngữ học (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 60. Võ Khánh Vinh (2003), Lợi ích xã hội và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân 61. Võ Khánh Vinh (chủ biên), (2011), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 62. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin Tài liệu tiếng nước ngoài 183 63. Charlotte Bunch and Samantha Frost (2000), "Women’s human rights: An introduction", Inter International Encyclopedia of Women: Global Women’s Issues and Knowledge. 64. Charlotte Bunch & Samantha Frost (2000), Giới thiệu về các quyền con người của phụ nữ. 65. Goldstein (1982), "Early Feminist Themes in French Utopian Socialism: The St.- Simonians and Fourier", Journal of the History of Ideas. vol.43, No. 1. 66. Dutch feminist pioneer Mina Kruseman in a letter to Alexandre Dumas - in: "Maria Grever, Strijd tegen de stilte", ISBN 90-6550-395-1 67. Edwin Cameron (1990), Judicial Accountability in South Africa (Trách nhiệm tư pháp ở Nam Phi), South African Journal on Human Rights, Vol.6 (2). 68. Johanna Naber (1994), "Dutch feminist pioneer Mina Kruseman in a letter to Alexandre Dumas - in: Maria Grever, Strijd tegen de stilte", ISBN 90-6550-395-1. 69. Josef Thesing (2006), Nhà nước pháp quyền, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. Karen Offen (1987), "Les origines des mots 'feminisme' et 'feministe", Revue d'histoire moderne et contemporaine. July-September 1987, 71. Kamla Bhasin (2003), What is Patriarchy? 72. Nancy Cott (1987), "The Grounding of Modern Feminism", New Haven: Yale University Press. 13-5 73. Fran P Hosken (1981), "Towards a Definition of Women's Rights", Human Rights Quarterly. Vol. 3, No. 2. (May, 1981) 74. United Nations (2006), Human Rights: Question and Answers, New York and Geneva Tài liệu trên Webssite 75. Báo Vietnamnet, 4 vụ dâm ô trẻ em gây rúng động cả nước, truy cập ngày 22/11/2020, tại trang web https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/4-vu-dam- o-tre-em-gay-rung-dong-ca-nuoc-518113.html] 76. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức ngành Tòa án, truy cập ngày 3/12/2020, tại trang web https://dangcongsan.vn/xay-dung- dang/sap-xep-lai-co-cau-to-chuc-nganh-toa-an-530804.html. 77. Cổng thông tin điện tử Hội nông dân Việt Nam, Khi bạo lực gia đình trở thành tội ác- Những giọt nước mắt muộn màng, truy cập ngày 24/11/2020, 184 dinh-tro-thanh-toi-ac-nhung-giot-nuoc-mat-muon-mang 78. Chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người, truy cập ngày 23/11/2020, tại trang web https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/chuan-muc-quoc-te-ve-bao-dam-quyen- con-nguoi-cua-p-t7852.html 79. GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Tòa án thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý, Tạp chí Tổ chức nhà nước, truy cập ngày25/02/2022,https://tcnn.vn/news/detail/18696/Toa_an_thuc_hien_quyen_tu_ phap_bao_ve_cong_ly all.html. 80. Mai Đan, Tỷ lệ lao động nữ tại Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới, truy cập ngày 27/11/2020, tại trang web hoi/2018-01-23/ty-le-lao-dong-nu-tai-viet-nam-thuoc-nhom-cao-nhat-the-gioi- 52996.aspx 81. (1985)2.S.C.R Valiente kiện Nữ hoàng 673, scc/en/pub/1985/vol2/html/1985scr2_0673.html 82. Lê Nga Y án chung thân bà Trần Thúy Liễu đốt chồng, truy cập ngày 28/11/2020. 83. Thuật ngữ, truy cập ngày 27/11/2020, tại trang web https://sotaydoanhtri.com/thuat-ngu/institution-24276/. Báo thanh niên, Rủ bạn đi tạt a xít vào mặt người tình, truy cập ngày 21/11/2020, tại trang web https://thanhnien.vn/thoi-su/ru-ban-di-tat-a-xit-vao-mat-nguoi-tinh- 836776.html. 84. Lưu Văn Quảng Bàn về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, truy cập ngày 20/11/2020, tại trang web https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien- cu/-/2018/817167/ban-ve-co-che-kiem-soat-quyen-luc-nha-nuoc-o-viet-nam-hien-nay.aspx. 85. Mai Thoa, Tòa án nhân dân đã triển khai hiệu quả 14 giải pháp nâng cao chất lượng xét xử, truy cập ngày 7/12/2020, tại trang web https://congly.vn/tand-da- trien-khai-hieu-qua-14-giai-phap-nang-cao-chat-luong-xet-xu-10275.html. 86. Phan Thị Việt Thu, Thực trạng và giải pháp phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em, truy cập ngày 29/11/2020, tại trang web https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/01/13/1241-5/. 87. Báo Tuổi trẻ, Phận gái nơi nhà chứa xứ người, truy cập ngày 30/11/2020, tại trang web https://maivang.nld.com.vn/phong-su-ky-su/phan-gai-noi-nha-chua-xu-nguoi-100518.htm. 185 88. Tuổi trẻ, Xét xử đường dây mua bán ma túy trên sông Sài Gòn, truy cập ngày 2/12/2020, tại trang web https://tuoitre.vn/xet-xu-duong-day-mua-ban-ma-tuy- tren-song-sai-gon-62513.htm. 89. Phạm Minh Tuyên, Phòng ngừa người dưới 18 tuổi phạm tội thông qua hoạt động xét xử của Tòa án – Hạn chế và kiến nghị, truy cập ngày 21/11/2020, tại trang web https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/phong-ngua-nguoi-duoi-18- tuoi-pham-toi-thong-qua-hoat-dong-xet-xu-cua-toa-an-han-che-. 90. Báo vnexpress.net, Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 4.000 tỷ như thế nào, truy cập ngày 2/12/2020, tại trang web https://vnexpress.net/huynh-thi-huyen-nhu- chiem-doat-4-000-ty-nhu-the-nao-2898021.html. 91. Cẩm Thi, Tự tử vì bị tung ảnh nhạy cảm, truy cập ngày 23/11/2020, tại trang web https://kiemsat.vn/tu-tu-vi-bi-tung-clip-nhay-cam-bao-dong-he-luy-tu-mat-trai- cua-mang-xa-hoi-49271.html. 92. Tứ Quý, Bị cáo 77 tuổi được giảm án từ 3 năm xuống còn 18 tháng tù treo trong vụ án dâm ô trẻ em ở Vũng Tàu, truy cập ngày 25/11/2020, tại trang web https://kenh14.vn/xet-xu-phuc-tham-vu-an-dam-o-tre-em-o-vung-tau-bi-cao-77- tuoi-chong-gay-den-toa-20180511085907799.chn. 93. Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự, truy cập ngày 30/11/2020, tại trang web https://danluat.thuvienphapluat.vn/nguyen-tac-binh-dang-trong- quan-he-phap-luat-dan-su-172376.aspx. 94. M.Phượng, Bảo mẫu hành hạ trẻ mầm non phạm tội gì?, truy cập ngày 1/12/2020, tại trang web https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bao-mau-hanh-ha-tre-mam-non- pham-toi-gi-154294.html. 95. Hà Thị Hiên Phụ nữ phạm tội, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, truy cập ngày 1/12/2020, tại trang web 96. Bảo vệ pháp luật, Người phụ nữ bị lừa bán làm gái mại dâm tố cáo, thủ phạm đang đi tù bị khởi tố thêm tội danh, truy cập ngày 20/11/2020, tại trang https://baovephapluat.vn/phap-dinh/cau-chuyen-phap-luat/nguoi-phu-nu-bi-lua- ban-lam-gai-mai-dam-to-cao-thu-pham-dang-di-tu-bi-khoi-to-them-toi-danh- 76930.html. 186 97. Pháp luật, "Người đẹp" Bồ Thị Kim Thoa lĩnh án tử vì ma túy, truy cập ngày 1/12/2020, tại trang web https://anninhthudo.vn/nguoi-dep-bo-thi-kim-thoa-linh- an-tu-vi-ma-tuy-post338342.antd. 98. Tòa án nhân dân là thiết chế cơ bản có chức năng bảo vệ công lý, truy cập ngày 24/11/2020, tại trang web https://tapchitoaan.vn/bai-viet/an-le/toa-an-nhan-dan- la-thiet-che-co-ban-co-chuc-nang-bao-ve-cong-ly. 99. Sáu tháng tù cho bảo mẫu dán băng keo vào miệng trẻ, truy cập ngày 5/10/2021, tại trang web https://tienphong.vn/36-thang-tu-cho-bao-mau-dan-bang-keo-vao- mieng-tre-post125441.tpo. 100. T.Nhung (VNN), Quá khứ buồn của kiều nữ ném con chồng xuống sông, truy cập ngày 29/11/2020, tại trang web https://plo.vn/xa-hoi/qua-khu-buon-cua-kieu-nu- nem-con-chong-xuong-song-480215.html. 101. Cơ chế bảo vệ quyền con người bằng Tòa án, truy cập ngày 20/11/2020, tại trang web toa-an-608. 102. Mỹ Anh, Kiến nghị tăng nặng hình phạt đối với các tội danh xâm hại trẻ em, truy cập ngày 4/10/2021, tại trang web https://dangcongsan.vn/phap-luat/kien-nghi- tang-nang-hinh-phat-doi-voi-cac-toi-danh-xam-hai-tre-em-555787.html. 103. Nguyễn Thị Thu Hà và Vũ Hoàng Anh, Nguyên tắc “quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”, truy cập ngày 4/12/2020, tại trang web bao-ve-quyen-va-loi-ich-hop-phap-cua-duong-su-.html. 104. Mai Châu, Đời tư người nổi tiếng bị kẻ xấu đánh cắp thông tin, phơi bày, truy cập ngày 21/11/2020, tại trang web https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/doi-tu-nguoi- noi-tieng-bi-ke-xau-danh-cap-thong-tin-phoi-bay-khong-tha-thu-cho-hanh-vi-vi- pham-dao-duc-775338.ldo. 105. Tài chính, Tổng cục Hải quan ban hành Kế hoạch nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống, kiểm soát ma túy, truy cập ngày 2/12/2020, tại trang web hoach-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-phong-chong-kiem-soat-ma-tuy-328382.html. 187 106. Báo nhân dân, Bắt một đối tượng trong đường dây mua bán phụ nữ ra nước ngoài, truy cập ngày 29/11/2020, tại trang web https://nhandan.com.vn/thoi-su- phap-luat/ 107. An ninh thủ đô, Nữ sinh giết người tình trên xe Lexus muốn làm lại từ đầu, truy cập ngày 29/11/2020, tại trang web https://vnexpress.net/nu-sinh-giet-nguoi-tinh- tren-xe-lexus-muon-lam-lai-tu-dau-2920630.html. 108. Sài Gòn, Sự nham hiểm của Trương Thị Thu Vân, truy cập ngày 1/12/2020, tại trang web https://www.sggp.org.vn/su-nham-hiem-cua-truong-thi-thu-van-352232.html. 109. Nguyễn Hồng Hải, Quyền con người về hôn nhân gia đình trong pháp luật Việt Nam hiện hành, truy cập ngày 20/11/2020, tại trang web https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/05/20/2927/. 110. Cù Hiền, Yêu bạn gái nhí, nam sinh đối diện tội hiếp dâm trẻ em, truy cập ngày 21/11/2020, tại trang web https://plo.vn/phap-luat/yeu-ban-gai-nhi-nam-sinh-doi- dien-toi-hiep-dam-tre-em-914443.html. 111. Vnexpress.net, Những phán quyết làm nên tên tuổi nữ Thẩm phán Mỹ, đăng trên ngày 22/9/2020, truy cập ngày 03/3/2022, https://vnexpress.net/nhung-phan- quyet-lam-nen-ten-tuoi-nu-tham-phan-my-4165255.html 188 PHỤ LỤC Chi tiết thống kê từng tội để diễn giải cho bảng tại trang 100, 102,103 Bảng thống kê số liệu xét xử Tội giết người từ năm 2018 đến năm 2022 Tội giết người (Điều 123 BLHS) Vụ Bị cáo Bị cáo là nữ Bị hại là nữ Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 1328 1281 1382 1421 1801 2152 2127 2310 2450 3202 27 23 21 22 30 65 79 63 47 34 Tổng 7.213 12.241 123 288 Nguồn: Tòa án Nhân dân tối cao (Số bị cáo nữ, bị hại nữ được Tòa án địa phương thống kê theo phần mềm thống kê) Bảng thống kê số liệu xét xử Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác từ năm 2018 đến năm 2022 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác (Điều 134 BLHS) Vụ Bị cáo Bị cáo là nữ Bị hại là nữ Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 5764 5550 5262 5429 5802 9159 8798 8684 9553 10838 118 111 133 112 129 165 120 116 96 99 Tổng 27.807 47.032 603 596 Nguồn: Tòa án Nhân dân tối cao (Số bị cáo nữ, bị hại nữ được Tòa án địa phương thống kê theo phần mềm thống kê) 189 Bảng thống kê số liệu xét xử Tội hiếp dâm từ năm 2018 đến năm 2022 Tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS) Vụ Bị cáo Bị cáo là nữ Bị hại là nữ Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 163 171 162 196 179 181 195 178 217 233 0 0 1 0 2 57 59 64 70 68 Tổng 871 1.004 3 318 Nguồn: Tòa án Nhân dân tối cao (Số bị cáo nữ, bị hại nữ được Tòa án địa phương thống kê theo phần mềm thống kê) Bảng thống kê số liệu xét xử Tội mua bán người từ năm 2018 đến năm 2022 Tội mua bán người (Điều 150 BLHS) Vụ Bị cáo Bị cáo là nữ Bị hại là nữ Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 29 31 55 67 88 65 61 79 116 149 7 5 17 18 22 21 18 23 30 44 Tổng 270 470 69 136 Nguồn: Tòa án Nhân dân tối cao (Số bị cáo nữ, bị hại nữ được Tòa án địa phương thống kê theo phần mềm thống kê) Bảng thống kê số liệu xét xử Tội mua bán người dưới 16 tuổi từ năm 2018 đến năm 2022 Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151 BLHS) Vụ Bị cáo Bị cáo là nữ Bị hại là nữ Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 31 23 32 33 31 89 48 59 69 62 14 6 15 12 15 7 15 11 23 21 Tổng 150 327 62 77 Nguồn: Tòa án Nhân dân tối cao (Số bị cáo nữ, bị hại nữ được Tòa án địa phương thống kê theo phần mềm thống kê) 190 Bảng thống kê số liệu xét xử Tội làm nhục người khác từ năm 2018 đến năm 2022 Tội làm nhục người khác (Điều 155 BLHS) Vụ Bị cáo Bị cáo là nữ Bị hại là nữ Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 33 57 71 71 85 64 124 97 97 113 7 34 23 15 28 5 9 16 18 29 Tổng 317 495 107 77 Nguồn: Tòa án Nhân dân tối cao (Số bị cáo nữ, bị hại nữ được Tòa án địa phương thống kê theo phần mềm thống kê)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_toa_an_trong_co_che_bao_ve_quyen_cua_phu_nu_o_viet_n.pdf
  • pdfQD_PhamThiBichPhuong.pdf
  • docTrichyeu_PhamThiBichPhuong.doc
  • pdfTT Eng PhamThiBichPhuong.pdf
  • pdfTT PhamThiBichPhuong.pdf
Luận văn liên quan