Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành và khảo sát, đánh giá thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật
về bảo vệ NTD cho thấy các quy định pháp luật hiện hành vẫn còn những
vướng mắc. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu về thực trạng thực hiện
pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD, NTD Việt Nam chưa chủ động thực hiện
quyền năng pháp lý này là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên
nhân quan trọng “xây dựng luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng các
nhà lập pháp chỉ quan tâm đến việc lấy ý kiến của các cấp lãnh đạo, các hội
địa phương, mà không lấy ý kiến của người tiêu dùng” [52]
188 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội trong bảo
vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay:
- Thứ nhất, tiến hành rà soát các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng, loại bỏ những quy định trùng lặp và bổ sung những quy
định còn thiếu, hoàn thiện khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các
Hội bảo vệ NTD theo hướng hình thành một hệ thống xuyên suốt từ trung
ương đến địa phương:
Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi NTD
cho thấy, trong pháp luật còn có nhiều quy định trùng lặp cần được loại bỏ.
Chẳng hạn, các quyền của NTD được quy định trong nhiều văn bản quy phạm
pháp luật khác nhau như: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, Luật
chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007, luật du lịch 2005, Tình trạng tương tự
cũng xảy ra đối với việc quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ. Trách nhiệm cung cấp thông tin trung thực về sản
phẩm, hàng hóa năm 2007 và cả trong Luật Quảng cáo năm 2012
Giao dịch giữa NTD và cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ là giao dịch “hợp đồng” mang tính chất tự do, thỏa thuận. Nhưng
trên thực tế tồn tại nhiều hợp đồng mà NTD buộc phải ký hợp đồng mặc dù
có hợp đồng gây bất lợi cho NTD. Chẳng hạn những hợp đồng trong các lĩnh
vực kinh doanh, dịch vụ “độc quyền” như điện, nước, Để bảo vệ quyền lợi
của NTD, cần phải bổ sung các quy định cụ thể bảo vệ quyền của NTD trong
các lĩnh vực này.
Trong pháp luật hình sự đã có các quy định một số tội danh vi phạm
quyền lợi NTD nhưng mới chỉ dừng lại ở các nhóm hành vi hàng giả, lừa dối
khách hàng, quảng cáo gian dối. Trong khi đó, hành vi sản xuất, kinh doanh
154
sản phẩm kém chất lượng, độc hại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính
mạng của NTD lại chưa được tội phạm hóa. Để khắc phục tình trạng này cần
bổ sung một số tội danh về sản xuất, kinh doanh hàng hóa kém chất lượng,
độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến NTD trong pháp luật hình sự.
Khác với các lĩnh vực hoạt động khác, hoạt động bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng diễn ra trên tất cả các địa bàn, từ thành thị đến nông thôn, từ
đồng bằng đến miền núi, hải đảo,vì vậy, muốn triển khai các hoạt động bảo
vệ người tiêu dùng một cách rộng khắp và đồng bộ việc xây dựng một hệ
thống Hội Bảo vệ người tiêu dùng xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương
là hết sức cần thiết.
Hiện nay, nước ta có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó
có 61 tỉnh, thành phố đã có Hội Bảo vệ người tiêu dùng địa phương. Các tỉnh,
thành phố có Hội Bảo vệ người tiêu dùng địa phương lại chủ yếu là ở những khu
vực có đô thị phát triển, nhận thức cũng như ý thức bảo vệ và tự bảo vệ của
người tiêu dùng tại đây cao hơn các địa bàn khác. Việc chỉ tập trung bảo vê
người tiêu dùng tại các đô thị làm cho hoạt động bảo vệ người tiêu dùng của các
Hội chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cũng như sự kỳ vọng của xã hội. Do đó,
các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội cần vận động, hỗ trợ về nguồn nhân
lực, kinh phí để tiến tới mỗi địa phương sẽ có một Hội Bảo vệ NTD, bảo đảm
việc bảo vệ NTD sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Trong hệ thống tổ chức bảo vệ NTD, Vinastas với cương vị là Hội
Trung ương cần đưa ra những định hướng, chương trình hoạt động thống nhất
để Hội thành viên có phương hướng hoạt động, thực hiện vai trò của mình
trong các công tác phản biện xã hội, giáo dục, giải quyết khiếu nại bảo vệ
quyền lợi NTD. Qua đó, sẽ khắc phục được tình trạng lúng túng trong hoạt
động bảo vệ NTD ở các Hội địa phương, khắc phục tình trạng hoạt động
mang tính tự phát mà không có hiệu quả.
155
Các Hội địa phương trong phạm vi cả nước cần phối hợp, tích cực trao
đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm , hỗ trợ nhau về chuyên môn, nghiệp vụ để
công tác bảo vệ NTD có thể diễn ra thuận lợi. Đặc biệt các Hội cần phối hợp
chặt chẽ để tiến hành các nhiệm vụ đại diện cho NTD khởi kiện các vụ án vì
lợi ích công cộng, lợi ích của nhiều NTD.
- Thứ hai, khắc phục tình trạng các quy định pháp luật còn chung
chung, thiếu tính cụ thể:
+ Quy định rõ những vấn đề liên quan đến quyền khởi kiện vì mục đích
công cộng của tổ chức xã hội:
Một điểm tiến bộ trong Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 là các tổ chức
xã hội có quyền tự đứng ra khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài khi phát hiện tổ
chức, cá nhân kinh doanh có hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến lợi ích công
cộng mà không cần phải có yêu cầu hoặc ủy quyền của NTD. Với quy định
này tổ chức xã hội sẽ chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của NTD.
Bởi, trên thực tế, có nhiều trường hợp, giá trị các tranh chấp của NTD thường
không lớn nên NTD thường có tâm lý ngại khởi kiện (chẳng hạn, các vụ việc
vi phạm như xăng pha axêtôn, nước tương nhiễm chất ung thư 3-MCPD, gian
lận đo lường trong kinh doanh xăng dầu,không có bất kỳ NTD nào khởi
kiện để bảo vệ quyền lợi của mình), nhưng thiệt hại cho xã hội trong các vụ vi
phạm quyền lợi NTD này rất lớn.Tuy nhiên, các quy định hướng dẫn thi hành
điều luật này lại chưa rõ ràng, nên các tổ chức xã hội vẫn còn lúng túng trong
việc tự mình khởi kiện.
Trong thời gian tới các nghị định hướng dẫn thi hành luật cần quy định
rõ như thế nào thì được coi là “lợi ích công cộng” bị vi phạm và trong trường
hợp nào tổ chức xã hội có quyền đại diện cho NTD hoặc tự mình khởi kiện để
làm cơ sở cho các tổ chức xã hội căn cứ vào đó mà khởi kiện. Đồng thời, Tòa
án nhân dân tối cao cũng cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn
156
trình tự, thủ tục khởi kiện vì lợi ích công cộng để các tổ chức xã hội có thể
triển khai hoạt động này trên thực tế.
+ Quy định rõ cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD ở địa
phương:
Tranh chấp giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể được giải
quyết bằng các phương thức khác nhau như: thông qua thương lượng, hòa
giải, tòa án hoặc trọng tài. Ngoài ra, Điều 25 Luật bảo vệ quyền lợi NTD năm
2010 quy định: Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
NTD của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi
ích của nhà nước, lợi ích của nhiều NTD, lợi ích công cộng thì NTD, tổ chức
xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ quyền lợi NTD cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết.
Hiện nay, chưa có hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi NTD cấp huyện là cơ quan nào trong Ủy ban nhân huyện có trách
nhiệm tiếp nhận yêu cầu của NTD, của tổ chức xã hội trong trường hợp tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà
nước, lợi ích của nhiều NTD, lợi ích công cộng. Đây là vấn đề có nhiều ý kiến
khác nhau, có ý kiến cho rằng cần thành lập một cơ quan chuyên trách về bảo
vệ NTD từ cấp tỉnh đến cấp huyện vì vấn đề bảo vệ NTD liên quan đến nhiều
mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội do đó các cơ quan hiện tại trong bộ
máy của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện đang phải thực hiện
nhiều nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý của mình nên gánh thêm nhiệm vụ
bảo vệ NTD thì quá sức và khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc chức
năng của mình. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng không nên thành lập cơ
quan bảo vệ NTD ở địa phương để bộ máy hành chính đỡ cồng kềnh không
cần thiết mà nên giao cho cơ quan quản lý thị trường (ở cấp tỉnh là chi cục
157
quản lý thị trường, ở cấp huyện là đội quản lý thị trường) để có thể bảo vệ
quyền lợi NTD một cách hữu hiệu nhất [38].
Vì vậy, trong thời gian tới Bộ Công thương (cơ quan được giao nhiệm
vụ quản lý nhà nước về bảo vệ NTD) và Bộ Nội vụ cần khẩn trương ban hành
thông tư liên tịch, hướng dẫn hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi
NTD tại địa phương, trong đó quy định thành lập các bộ phận chuyên môn về
bảo vệ NTD tại các Sở Công thương cũng như tại Ủy ban nhân dân huyện và
biên chế để các bộ phận này hoạt động.
Liên quan đến trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu của cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ NTD cấp huyện đối với những vi phạm của tổ chức, cá nhân
kinh doanh, cũng cần phải xác định rõ trong trường hợp nào được coi đó là vi
phạm gây thiệt hại đến nhiều NTD, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước.
Bởi, nếu không làm rõ yếu tố định lượng này, thì không xác định được trách
nhiệm của cơ quan bảo vệ NTD cấp huyện trong việc tiếp nhận yêu cầu của
NTD hoặc của tổ chức xã hội, nhằm bảo vệ lợi ích của NTD.
- Thứ ba, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, không thống nhất giữa các
quy định trong văn bản pháp luật:
Hai nghị định quy định mức phạt khác nhau đối với một hành vi vi
phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa. Theo đó, Nghị định số 45/2005/NĐ-CP
ngày 6-5-2005 về “xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” quy định
những hành vi vi phạm các quy định về ghi nhãn thực phẩm tại Điều 15 sẽ bị
xử phạt từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ. Trong khi đó, tại Điều 23 Nghị định
số 06/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương
mại lại quy định các hành vi vi phạm ghi nhãn hàng hóa theo quy định sẽ bị
xử phạt từ 200.000đ đến 30.000.000đ tùy theo giá trị của hàng hóa bị vi
phạm. Đặc biệt, đối với hàng hóa là thực phẩm thì mức phạt sẽ tăng gấp đoi là
400.000đ đến 60.000.000đ.
158
Cũng như vậy, theo Điều 26 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP về xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, các hành vi kinh doanh hàng
hóa hết hạn sử dụng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000đ đến
30.000.000đ (đối với hàng hóa là thực phẩm mức phạt tăng gấp đôi là
400.000đ đến 60.000.000đ). Trong khi đó, tại Điều 15 Nghị định
45/2005/NĐ-CP về “xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” lại quy
định hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm hết hạn sử dụng sẽ bị xử phạt từ
10.000.000đ đến 15.000.000đ bất kể giá trị của hàng hóa.
Hành vi không công bố chất lượng sản phẩm hoặc không đảm bảo đúng
chất lượng sản phẩm như đã công bố sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
100.000đ đến 20.000.000đ(tùy theo giá trị lô hàng) theo quy định của Nghị
định số 95/2007/NĐ-CP ngày 4-6-2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Cũng đối với hành vi
như vậy với sản phẩm là thực phẩm thì lại bị xử phạt từ 2.000.000đ đến
6.000.000đ theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 45/2005/NĐ-CP về
“xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế”.
Hành vi liên kết lũng đoạn giá trị trường được coi là đối tượng điều
cỉnh của hai văn bản pháp luật là Luật Cạnh tranh năm 2018 và Pháp lệnh giá
năm 2002. Theo đó, các quy định xử lý đối với hành vi này ở hai văn bản
hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh và Pháp lệnh giá lại khác nhau. Tại Điều
15 Nghị định 169/2004/NĐ-CP ngày 22-9-2004 “quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giá” quy định về xử phạt đối với hành vi liên kết
độc quyền về giá trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là
từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ; trong phạm vi rộng hơn một tỉnh, thành phố
Trung ương là từ 15.000.000đ đến 20.000.000đ. Trong khi đó, theo Nghị định
120/2005/NĐ-CP ngày 30-9-2005 “quy định xử lý vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực cạnh tranh” hành vi liên kết độc quyền về giá có thể bị xử phạt tới
10% doanh thu. Không những thế Bộ Tài chính và Cục quản lý cạnh tranh và
159
bảo vệ người tiêu dùng đều có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi liên
kết lũng đoạn giá thị trường.
Quy định về thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cũng còn
nhiều điểm mâu thuẫn, bất hợp lý dẫn đến tình trạng quản lý kém hiệu quả.
Theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa thì cơ quan quản lý
nhà nước về hàng hóa là Tổng cục Đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và
Công nghệ, nhưng cơ quan xử lý các hành vi vi phạm lại là công an, quản lý
thị trường, hải quan, thanh tra chuyên ngành,..,
- Thứ tư, cần quy định tổ chức bảo vệ người tiêu dùng là tổ chức xã hội
đặc thù và mở rộng phạm vi những hoạt động gắn với nhiệm vụ Nhà nước
giao cho tổ chức xã hội thực hiện. Đồng thời quy định rõ cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 35 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý
hội có quy định: “Các hội có tính chất đặc thù được cấp kinh phí hoạt động
theo số biên chế được giao, bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ Nhà
nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động; được khuyến
khích, tạo điều kiện tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước,
các dịch vụ công; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án”.
Cùng với Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 1-11-2011 về việc quy định Hội có tính chất đặc thù là danh sách những
hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước. Theo đó có 28 hội
được công nhận là hội có tính chất đặc thù hoạt động trong cả nước như: Hội
Sân khấu Việt Nam; Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam;
Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam; Hội người cao tuổi Việt Nam; Hội người
mù Việt Nam; Hội Đông y Việt Nam; Hội Khuyến học Việt NamHội Bảo
vệ người tiêu dùng Việt Nam chưa được công nhận là hội đặc thù. Điều này
đã làm hạn chế sự hỗ trợ về các nguồn lực của Nhà nước cho hoạt động của
Hội. Trong khi đó, khó khăn lớn nhất cản trở hoạt động của Hội chính là vấn
160
đề tài chính. Hiện nay, hầu hết các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
không có bất kỳ nguồn thu ổn định nào cũng như không có nguồn đóng góp
từ các hội viên.
Do đó, cần xem xét công nhận Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam là
một tổ chức xã hội đặc thù để được Nhà nước cấp kinh phí và điều động cán
bộ được đào tạo đến làm việc ở cơ quan Hội, tạo điều kiện cho Hội hoạt động
có hiệu quả.
Theo khoản 1, Điều 29 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khi thực
hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao, tổ thức xã hội tham gia bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và các điều kiện
khác theo quy định của pháp luật. Điều 28 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP đã
quy định 4 nhóm công việc gắn với nhiệm vụ của Nhà nước có thể giao cho tổ
chức xã hội, bao gồm:
(1) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền và nghĩa vụ của người
tiêu dùng
(2) Hướng dẫn, đào tạo nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng;
(3) Tư vấn, hỗ trợ cho người tiêu dùng;
(4) Thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thực tế, tập hợp ý kiến, phản
ánh nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế, một số hoạt động mà các tổ chức xã hội đã thực
hiện rất có hiệu quả trong thời gian qua như hoạt động hòa giải lại không
được quy định là một nhiệm vụ giao cho tổ chức xã hội thực hiện. Trong thực
tế, các tranh chấp của người tiêu dùng thường là các tranh chấp có giá trị nhỏ,
tình tiết rõ ràng và xảy ra với số lượng lớn. Do đó, nếu các tổ chức xã hội
thực hiện việc hòa giải các tranh chấp thành công thì không những bảo đảm
được trật tự xã hội mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước giảm thiểu một
khối lượng đáng kể công việc phải thực hiện.
161
Bên cạnh đó, hoạt động bảo vệ quyền lợi của NTD liên quan đến nhiều
ngành, lĩnh vực khác nhau. Trong các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi của
NTD cũng đã quy định trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức đối với việc
bảo vệ quyền lợi của NTD. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quyền lợi của NTD
chưa được bảo vệ hữu hiệu. Bởi lẽ, trách nhiệm bảo vệ bảo vệ quyền lợi của
NTD thuộc về nhiều ngành, nhiều cơ quan nhưng trong pháp luật chưa quy
định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này. Hậu quả là khí có hành vi vi
phạm quyền lợi của NTD, các cơ quan có trách nhiệm hoặc là hoạt động “lấn
sân” sang phạm vi thẩm quyền của cơ quan khác hoặc không có hoạt động gì
vì cho rằng không phải trách nhiệm của cơ quan mình. Bên cạnh đó, cần quy
định cụ thể trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo vệ quyền
lợi NTD. Phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền bảo vệ quyền lợi NTD cho ủy ban
nhân dân cấp huyện và cấp xã để bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của NTD, nhất
là NTD ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm
của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
4.2.2.1. Nâng cao nhận thức của xã hội đối với vị trí, vai trò của tổ
chức xã hội trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng
Thực tế hiện nay ở nước ta, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức
và người dân về vai trò của các tổ chức xã hội đối với hoạt động phát triển xẫ
hội và quản lý xã hội nói chung cũng như về vai trò của tổ chức xã hội trong
bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở nước ra nói riêng đã có những bước
tiễn rõ rệt tuy nhiên cũng không tránh được những nghi ngờ hoặc thiếu tin
tưởng vào vai trò của các tổ chức này ở một số ít người. Việc cộng đồng
doanh nghiệp, người tiêu dùng không “mặn mà” với các tổ chức xã hội,
không coi đây là địa chỉ đáng tin cậy để bảo vệ quyền lợi tiêu dùng của mình
một phần xuất phát từ tư tưởng của người tiêu dùng, doanh nghiệp chỉ coi các
cơ quan nhà nước, tòa án là thiết chế chính, còn các tổ chức xã hội không thể
162
đứng ra bảo vệ quyền lợi. Sự tham gia của các tổ chức này chỉ mang tính
khuyến khích trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng. Chính nhận thức này là
cho các tổ chức xã hội không phát huy được hết vai trò, vị trí của mình.
Để nâng cao nhận thức của xã hội đối với vai trò, vị trí của tổ chức xã
hội trong việc bảo vệ người tiêu dùng cần:
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh,
truyền hình, báo, tạp chí và internet; trả lời phỏng vấn, đối thoại trực tiếp
tuyên truyền đến người tiêu dùng, cộng đồng các doanh nghiệp những quy định
của pháp luật về quyền hạn cũng như trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc
bảo vệ người tiêu dùng. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải
được diễn ra thường xuyên, với nhiều cấp độ, nhiều hình thức phong phú, ví dụ:
tổ chức các hội thảo, mở các lớp đào tạo về bảo vệ người tiêu dùng cho đại diện
người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp. Công tác tuyên truyền cũng phải
tiến hành trên phạm vi cả nước đặc biệt đối với các vùng nông thôn, miền núi –
nơi người tiêu dùng thường xuyên bị vi phạm quyền lợi.
Để tuyên truyền thực sự đạt hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa tổ chức
xã hội bảo vệ người tiêu dùng với thiết chế khác. Các cơ quan nhà nước, các
cấp chính quyền địa phương trong phạm vi chức trách của mình cần tạo điều
kiện, hỗ trợ, hướng dẫn việc tuyên truyền, giáo dục để nhận thức của xã hội
về vị trí, vai trò của tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng được nâng cao.
- Tích cực thực hiện các hoạt động gây dựng hình ảnh, niềm tin về tổ
chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong con mắt người tiêu dùng,
để quảng bá cho quần chúng biết về sự tồn tại và năng lực bảo vệ người tiêu
dùng như:
Tổ chức các sự kiện về quyền của người tiêu dùng, tiến tới xây dựng
“Tuần lễ quốc gia về người tiêu dùng” như một số nước (Hàn Quốc, Mỹ, Niu
Dilân), tổ chức cuộc hội thảo, tọa đàm, các cuộc gặp mặt đối thoại với
163
người tiêu dùng, doanh nghiệp để trao đổi ý kiến về vấn đề cần quan tâm
xung quanh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Sử dụng hệ thống website của Hội để đưa các thông tin, cảnh báo cho
người tiêu dùng về những vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân ảnh hưởng
đển quyền lợi tiêu dùng, đồng thời tuyên dương thương nhân, doanh nghiệp
thực hiện đúng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, bảo đảm chất lượng hành
hóa, dịch vụ. Việc làm này vừa giúp người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình,
vừa mang lại niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp với các tổ chức xã hội bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Lên tiếng bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt thông qua những vụ việc
giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng trên thực tế. Các Hội Bảo vệ người
tiêu dùng cần hướng dẫn cụ thể cho người dân biết làm thế nào để bảo về
quyền lợi của mình, làm sao để người tiêu dùng không cảm thấy vất vả và khó
khăn nếu giải quyết tranh chấp của mình với thương nhân bằng các biện pháp
thương lượng, hòa giải, khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài. Thực tế đã cho
thấy, nhiều Hội Bảo vệ người tiêu dùng địa phương sau khi có những hoạt
động tích cực về giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng đã gây dựng được
hình ảnh, trở thành địa chỉ đáng tin cậy của người tiêu dùng.
4.2.2.2. Đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt
động của các Hội bảo vệ người tiêu dùng
Thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam cho thấy, hoạt
động của các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD hiện nay rất nghèo nàn về
phương thức cũng như nội dung. Điều này dẫn đến các hoạt động diễn ra một
cách nhàm chán, đơn lẻ và thiếu hiệu quả. Theo kinh nghiệm ở các nước trên
trên thế giới, các tổ chức bảo vệ NTD thường xuyên đổi mới phương thức
hoạt động. Thậm chí, từng đối tượng NTD khác nhau sẽ có các phương thức
hoạt động rất khác nhau. Vì vậy ở nhiều nước, các tổ chức bảo vệ NTD thực
sự chiếm được lòng tin của NTD.
164
- Để hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại của NTD có hiệu quả hơn,
Hội cần ban hành quy chế hòa giải chính thức để các Văn phòng Tư vấn khiếu
nại có cơ sở chắc chắn để tiến hành tư vấn, hòa giải tranh chấp của NTD.
- Các Hội Bảo vệ quyền lợi NTD cần tìm nguồn tài trợ để bồi dưỡng
kiến thức nghề nghiệp thường xuyên cho cán bộ chuyên trách của Văn phòng
Tư vấn khiếu nại.
- Vinastas và các Hội địa phương cần vận dụng nhiều phương thức hoạt
động phong phú và phù hợp hơn như: vận dụng các phương tiện thông tin đại
chúng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.
Sử dụng đài phát thanh, truyền hình, báo chí, hệ thống loa phát thanh công
cộng, tổ chức các hoạt động nói chuyện, phân phát tờ rơi, tài liệu, tổ chức các
phong trào bảo vệ quyền lợi NTD nhằm thu hút sự tham gia của nhiều đối
tượng trong xã hội
- Cần phải sử dụng trang Website của Hội để tuyên dương thương nhân
thực hiện tốt pháp luậ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cảnh báo đối với
những thương nhân có những sản phẩm, dịch vụ có hại cho người tiêu dùng hoặc
có những hành vi khác làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
- Vinastas và các Hội địa phương cần chủ động trong việc bảo vệ người
tiêu dùng, đặc biệt là chủ động tham gia khởi kiện. Theo quy định của pháp
luật, Vinastas hoàn toàn có quyền kiện doanh nghiệp ra tòa hoặc dùng quyền
lực của người tiêu dùng để tẩy chay, không sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ
của doanh nghiệp vi phạm. Nhưng từ khi thành lập, Vinastas chủ yếu thực
hiện hoạt động hòa giải là chính mà chưa khởi kiện một vụ vi phạm nào ra
tòa. Trong thời gian tới, với khung pháp lý đầy đủ và hoàn thiện hơn, các tổ
chức bảo vệ người tiêu dùng có thể tự đứng ra khởi kiện khi phát hiện có hành
vi gây thiệt hại đến lợi ích công cộng. Vì vậy, các tổ chức bảo vệ người tiêu
dùng thay vì thụ động chờ đợi người tiêu dùng đến khiếu nại mới tham gia
vào bảo vệ, Hội cần chủ động giải quyết vấn đề từ cơ sở.
165
- Để mở rộng hoạt động và phạm vi ảnh hưởng của mình tới đông đảo
tầng lớp nhân dân trong xã hội, bao gồm tổ chức và cá nhân nước ngoài sinh
sống, hoạt động tại Việt Nam, Vinastas và một số Hội Bảo vệ người tiêu dùng
ở các địa phương cấn sửa đổi điều lệ hiện có theo hướng khuyến khích mọi tổ
chức, cá nhân tự nguyện gia nhập Hội đều có thể trở thành hội viên. Không
nên quy định như hiện nay là chỉ có công dân Việt Nam và các tổ chức của
Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, chất lượng và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng mới có thể trở thành hội viên của Hội.
- Các Hội địa phương nên học tập kinh nghiệm của Hội Bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng của tỉnh Kiên Giang đặt các cân đối chứng và thành lập
các Văn phòng Tư vấn và Giải quyết khiếu nại tại các chợ, trung tâm thương
mại, sự dụng hệ thống loa truyền thanh, để công khai phê bình nhưng thương
nhân thường xuyên có hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng như
cân sai, bán hàng không đảm bảo chất lượng, có thái độ không lịch sự với
người tiêu dùng.
- Các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng cần phải quảng cáo
cho tổ chức của mình một cách tích cực hơn để quảng bá cho quần chúng biết
về sự tồn tại và năng lực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, lấy những vụ việc
đã giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng làm chứng cứ chứng minh. Các
Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần hướng dẫn cụ thể cho người dân
biết làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình, làm sao để người tiêu dùng
không cảm thấy vất vả, khó khăn nếu giải quyết các tranh chấp của mình với
thương nhân bằng các biện pháp thương lượng, hòa giải, khởi kiện tại tòa án
hoặc trọng tài.
- Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và các Hội Bảo
về quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương cần tăng cường tham gia vào các
tổ chức quốc tế bảo vệ người tiêu dùng như CI (Tổ chức Người tiêu dùng
quốc tế), CUTS (Tổ chức tín thác và Đoàn kết vì người tiêu dùng của Ấn Độ)
166
để tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và học hỏi kinh nghiệm về phương thức
hoạt động của họ.
Bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó có
trách nhiệm rất lớn của các doanh nghiệp. Sự tham gia của các hiệp hội doanh
nghiệp, hiệp hội ngành hàng góp phần rất lớn cho thành công của hoạt động bảo
vệ người tiêu dùng. Do đó, các Hội bảo vệ người tiêu dùng cần có sự phối hợp
hoạt động với các hiệp hội ngành nghề như: Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội Thủy
sản, Hiệp hội Da giày, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như uy tín
của các doanh nghiệp. Mặt khác, Hội Bảo vệ người tiêu dùng cần vận động
doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ tài chính cho hoạt động của Hội.
4.2.2.3. Nhà nước tạo cơ chế hỗ trợ và phối hợp với các tổ chức xã hội,
cụ thể là Hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc thực hiện công tác bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời đẩy mạnh sự phối hợp có hiệu quả giữa
cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế với các Hội bảo
vệ người tiêu dùng.
- Nhà nước tạo cơ chế hỗ trợ và phối hợp với các tổ chức xã hội, cụ thể
là Hội bảo vệ NTD trong việc thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi NTD
Hoạt động tư vấn giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng của các Văn
phòng Tư vấn khiếu nại, cũng như hoạt động của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ
người tiêu dùng Việt Nam, của các Hội thành viên của Vinastas nói chung là
hoạt động của một tổ chức xã hội, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của
người tiêu dùng. Hoạt động của hội là hoạt động có tính chất đặc thù.
Hoạt động của Văn phòng Tư vấn khiếu nại có tác động rất sâu rộng
không chỉ liên quan đến người tiêu dùng, mà còn đến tất cả các doanh nghiệp,
tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vu, đến các chính sách khác nhau của Nhà
nước: chính sách bảo về quyền lợi người tiêu dùng, chính sách vì người
nghèo, chính sách Người Việt Nam ưu tiên dùng hành Việt, chính sách về
nông nghiệp, nông thôn và nông dân,các cơ chế và hoạt động quản lý của
167
các bộ, các nghành trong các lĩnh vực khác nhau như: sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm
Thực tế kết quả hoạt động của các Văn phòng tư vấn khiếu nại đã đóng
góp tích cực vào thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách an sinh xã hội, bảo đảm nhân quyền
của chế độ xã hội chủ nghĩa thông qua việc tư vấn hàng ngày, giải quyết các
khiếu nại của người tiêu dùng.
Một thực tế cũng cần phải thấy rõ là hoạt động tư vấn giải quyết khiếu
nại cho người tiêu dùng của các Văn phòng Tư vấn khiếu nại của các Hội bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng đang gặp rất nhiều khó khăn như:
- Mặt bằng làm văn phòng cho việc tiếp nhận, tư vấn và giải quyết
khiếu nại không có
- Phương tiện làm việc gần như không có, phải dựa vào các phương
tiện ít ỏi của Hội, hoặc các phương tiện cá nhân.
- Cán bộ phụ trách công tác tư vấn giải quyết khiếu nại đều làm việc
theo cơ chế tự nguyện: không tiền lương, không phụ cấp.
- Cán bộ phụ trách công tác tư vấn giải quyết khiếu nại hầu hết là cán
bộ đã về hưu không được đào tạo chuyên môn về luật pháp cũng như kỹ năng
hòa giải nên cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động hỗ trợ người
tiêu dùng giải quyết tranh chấp của mình với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Hội Bảo vệ người tiêu dùng là tổ chức xã hội, hoạt động vì lợi ích của
người tiêu dùng, nhưng không có nguồn thu nào từ hội phí của hội viên cũng
như không có nguồn thu nào ổn định. Vì vậy, họ gặp nhiều khó khăn về kinh
phí trong việc triển khai các hoạt động của Hội. Do đó, để Hội có thể nâng
cao hơn nữa năng lực hoạt động của mình, Nhà nước cần có những hỗ trợ sau
cho hoạt động của Hội:
(1)Trước mắt, Nhà nước cần hỗ trợ ban đầu về địa điểm, cơ sở vật chất
cho các Hội Bảo vệ người tiêu dùng khi mới thành lập đặc biệt là các khu vực
168
mà điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Đây là sự hỗ trợ rất cần thiết cho
hoạt động của Hội. Bởi, hiện nay các thành viên của Hội chủ yếu là những
người về hưu, thu nhập thấp, khó có thể đầu tư trụ sở và các trang thiết bị
khác phục vụ cho các hoạt động giải quyết khiếu nại, tuyên truyền, giáo dục
người tiêu dùng. Theo Điều 30 Nghị định 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều lệ của Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng thì: khi thực hiện hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng được ngân sách hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí thực hiện nhiệm
vụ được giao. Nhưng đến nay, các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hầu
như không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía Nhà nước để thực hiện
các hoạt động của Hội.
(2)Nhà nước cần trợ cấp hoặc trả phụ cấp xứng đáng cho các cán bộ
chuyên môn làm việc theo giờ hành chính ở các văn phòng của Hội.
(3)Cần đưa các cán bộ chuyên trách về Văn phòng Tư vấn khiếu nại
vào diện hưởng biên chế và quỹ lương từ ngân sách nhà nước để họ yên tâm
làm việc, thường trực hàng ngày tại Văn phòng Tư vấn khiếu nại.
(4)Thành lập Quỹ Bảo vệ người tiêu dùng để chị cho các công tác bảo
vệ người tiêu dùng.
(5)Các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Bojo Công Thương và Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố cần có sự phối hợp chặt chẽ với Hội Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như nguồn
lực cho các Hội.
- Cục Quản lý cạnh tranh cần có những hướng dẫn cụ thể về chuyên
môn, nghiệp vụ cho Sở Công Thương các tỉnh, để tư vấn cho Ủy ban nhân
dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành cùng Hội Bảo vệ người tiêu dùng phối
hợp thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
169
- Ủy ban nhân dân các tỉnh cần thực hiện một số cách có hiệu quả
những quy định của pháp luật về việc hỗ trợ kinh phí cho các Hội Bảo vệ
người tiêu dùng, qua đó giảm áp lực về tài chính, tạo điều kiện thuận lợi để
các Hội hoạt động có hiệu quả.
(6)Nhà nước cần có chủ trương cụ thể về việc phát huy vai trò của các
thiết chế trong hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ người tiêu dùng.
Bộ Công Thương, Bộ y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ,nên có các
nghị quyết hoạc chương trình hành động liên tịch, ký với Mặt trận Tổ quốc
cũng như các thành viên trong Mặt trận Tổ quốc, để các tổ chức này có cơ sở
pháp lý rõ ràng trong việc tham gia công tác bảo vệ người tiêu dùng. Các nghị
quyết liên tịch ấy sẽ góp phần đưa vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
thành một trong những ưu tiên trong các chương trình nghị sự của các tổ chức
thành viên của Mặt trận Tổ quốc các cấp.
- Đẩy mạnh sự phối hợp có hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước,
các tổ chức trong nước và quốc tế với các Hội bảo vệ người tiêu dùng.
Với cơ quan quản lý nhà nước
+ Quy định rõ hơn trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở trong công
tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và trong công tác bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm nói riêng. Quy định rõ lực lượng cán bộ chuyên trách
làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các cấp chính quyền ở
địa phương (nằm trong ngành công thương, y tế và các ngành có liên quan).
+ Củng cố hệ thống mạng lưới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc
biệt, cần lập các đường dây nóng phản ánh vi phạm quyền lợi người tiêu
dùng, tăng cường sự gắn kết trong hoạt động giữa các cơ quan nhà nước bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng với các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở
cả trung ương và địa phương.
+ Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công
Thương) cần có những hướng dẫn cụ thể hơn về chuyên môn, nghiệp vụ cho
170
Sở Công Thương các tỉnh để tư vấn cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở,
ban, ngành phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+ Sở Công Thương các tỉnh cần chủ động trong việc thực hiện các
nhiệm vụ được giao về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chủ động đề xuất,
kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh sáng kiến để thực hiện công tác bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi tỉnh trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm
của các tỉnh làm tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hướng dẫn
của Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương)
Với Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
(Vinastas), các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các địa phương
+ Cần năng động hơn, tích cực hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ
được quy định trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả tư
vấn giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng; thực hiện tốt chức năng tư vấn, phả
biện cho các chinh sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực mình hoạt động.
+ Tranh thủ sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của các bộ, sở, ban,
ngành để thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Theo quy định tại Điều 28 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
năm 2010, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Trung ương và các Hội
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng địa phương cần chuẩn bị điều kiện cần thiết
về nhân lực và cơ sở vật chất để thực hiện một số nhiệm vụ mà cơ quan nhà
nước giao.
+ Tích cực trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm và nâng cao hiệu
quả hợp tác giữa các Hội để thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng giữa các Hội trong phạm vi cả nước, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ để
tiến hành các nhiệm vụ nhân danh quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại
Điều 44 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
171
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có hiệu lực từ ngày 01-07-
2011, theo đó là các nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện, đây là cơ
sở pháp lý quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước và các Hội bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
172
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trên cơ sở nghiên cứu các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp
luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, tác giả rút ra một số kết luận sau:
1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã
hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay cần tập
trung vào các nội dung sau: Thứ nhất, phải xác định đúng và chính xác định
năng lực của các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD; Thứ hai, việc tăng
cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD phải có lộ trình
và chiến lược toàn diện của nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD; Thứ ba, việc
tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
phải đảm bảo sự đồng bộ, phối hợp có hiệu quả giữa các thiết chế để các
quyền của NTD được bảo đảm thực hiện trên thực tế;Thứ tư, việc tăng cường
năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD phải xuất phát từ sự
quyết tâm thực thi pháp luật để bảo vệ NTD của các thiết chế trong việc bảo
vệ NTD.
2. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong bảo
vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải chú trọng đến các giải pháp về pháp
luật để bảo đảm cho các quy định của pháp luật không bị mâu thuẫn, chồng
chéo, có tính ổn định lâu dài, chi tiết các quy định chứ không chung chung
khó xác định và đặc biệt cần quy định tổ chức bảo vệ người tiêu dùng là tổ
chức xã hội đặc thù và mở rộng phạm vi những hoạt động gắn với nhiệm vụ
Nhà nước giao cho tổ chức xã hội thực hiện. Đồng thời quy định rõ cơ chế
phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để việc áp dụng
vào thực tiễn đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các tổ chức xã
hội trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cần phải chú trọng đến các
173
giải pháp về chính sách và các giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật như:
Nâng cao nhận thức của xã hội đối với vị trí, vai trò của tổ chức xã hội trong
hoạt động bảo vệ người tiêu dùng; Đổi mới phương thức hoạt động để nâng
cao hiệu quả hoạt động của các Hội bảo vệ người tiêu dùng; Nhà nước tạo cơ
chế hỗ trợ và phối hợp với các tổ chức xã hội, cụ thể là Hội bảo vệ người tiêu
dùng trong việc thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng
thời đẩy mạnh sự phối hợp có hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước, các tổ
chức trong nước và quốc tế với các Hội bảo vệ người tiêu dùngđể tạo ra sự
đồng bộ và hỗ trợ giữa các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các quy
định pháp luật về quyền đối với bất động sản liền kề ở nước ta hiện nay.
174
KẾT LUẬN
Bảo vệ quyền lợi NTD là vấn đề vô cùng quan trọng góp phần bảo đảm
sự phát triển bền vững của xã hội. Bởi vậy, bảo vệ quyền lợi NTD luôn được
các quốc gia, các tổ chức quốc tế quan tâm. Ở Việt Nam, bảo vệ quyền lợi
NTD được xác định là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Mặc dù, các tổ
chức bảo vệ NTD đã có những hoạt động rất tích cực nhưng vẫn cần khắc
phục những khó khăn, bất cập về quy định pháp luật, về thực hiện bảo vệ
NTD của các tổ chức xã hội mà đặc thù là Hội Bảo vệ NTD. Để Hội bảo vệ
NTD thực sự trở thành một thiết chế quan trọng, có hiệu quả trong hoạt động
bảo vệ quyền lợi NTD như một số nước trến thế giới và trong khu vực Đông
Nam Á, theo tôi Chính Phủ, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và bản
thân NTD phải thực sự quan tâm, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề
bảo vệ quyền lợi NTD. Các Hội bảo vệ NTD phải đổi mới phương thức hoạt
động, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện tốt vai trò là tổ chức đại diện cho
quyền lợi của NTD trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương.
175
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lã Trường Anh (2018), “Một số vấn đề về tổ chức xã hội tham gia
bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam”. Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, Số
10/2018.
2. Lã Trường Anh (2018), “Vai trò của tổ chức xã hội trong bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng”. Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Số 11/2018.
176
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. A. Brooke Overby, An Institutional Analysis of consumer Law.
2. Bryan A.Garner, Editor in chief, Black’s Law Dictionary, Deluxe
Seventh edition, 1999 by West group, p.312.
3. Bryan A.Garner, Editor in chief, Black’s Law Dictionary, Deluxe
Seventh edition, 1999 by West group, p.311.
4. Commission of the European Communities, Green Paper on Consumer
collective redress, Brussels, 27/11/2008.
5. Committee on Consumer Policy - Directorate for Science, Technology
and Industry-OECD, Best Practices for Consumer Policy: Report on the
Effectiveness of Enforcement Regimes.
6. Directive 98/27/EC of the European Parliament and of the Council of
19 May 1998 on injunctions for the protection of consumers' interests.
7. E.Thomas Garman Economic Issues in America, Fifth Edition, Dame
Publications, Inc, Houston, TX, 1997, p.3
8. "Public Papers of the Presidents of the United States" Office of the
Federal Register, National Archives and Records Administration, USA 2005,
trang 235.
9. The United Nations Guidelines on Consumer Protection (as expanded in
1999).
10. United Nations (2003), United Nations guidelines for consumer
protection.
B. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
11. Nguyễn Thị Vân Anh (2012), Bàn về một số quy định pháp luật
bảo vệ quyền lợi NTD, Tạp chí Luật học số 12/2012, tr. 3-7.
12. Nguyễn Thị Vân Anh (2011), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Trường: "Nghiên cứu vai trò của Hội Bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo
177
vệ người tiêu dùng ở Việt Nam", Trường Đại học Luật Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Vân Anh (2014), Đề tài NCKH cấp Bộ: "Tăng cường
năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam",
Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Vân Anh (2012) , Vai trò của Hội bảo vệ người tiêu
dùng trong bảo vệ người tiêu dùng, Nxb Chính trị quốc gia, 263tr.
15. Vũ Thị Lan Anh (2014), Chuyên đề Đề tài cấp Bộ: "Thực trạng
năng lực và giải pháp tăng cường năng lực của hệ thống Tòa án trong công
tác thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng", Viện Khoa học Pháp
lý.
16. Lê Thanh Bình (2015), Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của
người tiêu dùng ở Việt Nam, Chính trị quốc gia.
17. Chính phủ (2008), Nghị định 55/2008/NĐ- CP ngày 24 tháng 4
năm 2008 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng
18. Chính phủ (2011), Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10
năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo
vệ người tiêu dùng.
19. Chính phủ (2011), Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10
năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
20. Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Thương mại (2006): Sổ tay công tác
bảo vệ người tiêu dùng, Nxb. Chính trị quốc gia.
21. Nguyễn Trọng Điệp (2015), Tố tụng rút gọn trong giải quyết tranh
chấp tiêu dùng, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, tập 31, số 2, tr.41.
22. Thảo luận của ThS. Viên Thế Giang tại Hội Thảo về Các tổ chức
chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, cộng đồng và quyền
con người.
178
23.Giáo trình “Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”(2012),
ĐH.Luật Hà Nội , Tr.7.
24. Lê Hồng Hạnh (2010), Luật bảo vệ người tiêu dùng có nên quy định
tổ chức là người tiêu dùng?, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 20, tr. 24 – 28.
25. Phạm Văn Hảo (2017), Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Tạp chí Luật
học, Số 5-2017 (204), tr. 21-33.
26. Trần Trí Hoằng (1999), “Bàn về tiêu dùng của chủ nghĩa xã hội”,
Nxb.Chính trị quốc gia, Tr.7
27. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (2009), Báo
công tác tư vấn giải quyết khiếu nại của văn phòng Chính phủ khiếu nại của
người tiêu dùng ở phía Nam, Tp. Hồ Chí Minh.
28. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), “ Thực tiễn hoạt động của tổ chức xã
hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sau một năm Luật có hiệu lực -
Một số vấn đề đặt ra”, Tham luận tại hội thảo Nhìn lại một năm triển khai
thực hiện Luật BVQLNTD do Bộ Công Thương và VCCI tổ chức ngày
18/7/2012 tại Hà Nội.
29. Đặng Vũ Huân (2005), Pháp luật và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về pháp luật và tiêu dùng tháng 1/
2005, Hà Nội.
30. Nguyễn Việt Hùng, Delia Grace, Trần Thị Tuyết Hạnh, Phạm Đức
Phúc, Marcel Tanner (2013), Đánh giá nguy cơ trong quản lý an toàn thực
phẩm tại Việt Nam. Nghiên cứu bằng chứng cho chính sách, Ấn bản khu vực
Đông Nam Á, Số 5, Thái Lan.
31. Nguyễn Hữu Huyên (2017), Kinh nghiệm pháp luật của Pháp và
EU về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ( ngày 06/07/2017)
179
32. Đinh Thế Hưng (2010), Bảo vệ người tiêu dùng bằng pháp luật
hình sự, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Văn phòng Quốc hội, Số 10/2010, tr.
38 - 42.
33. Bùi Nguyên Khánh (2010), Phương thức giải quyết tranh chấp giữa
người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay - Hiện thực và triển
vọng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (Số 11), tr. 44-52.
34. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm
1948.
35. Indonesia (1999), Luật Bảo vệ người tiêu dùng Inđônesia ban hành
ngày 20/4/1999.
36. Đinh Thị Mỹ Loan, Hội Bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta hiện nay
– Thực trạng hoạt động và định hướng đổi mới, Hội thảo khoa học “Pháp luật
về bảo vệ người tiêu dùng – kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và triển vọng ở
Việt Nam” của Viện Nhà nước và Pháp luật, 2009
37. Đinh Thị Mỹ Loan (2007): Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Báo cáo
phúc trình đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
38. Ý kiến ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt
Nam, tại Hội thảo: “Nhìn lại một năm triển khai thực hiện Luật Bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng
Bộ Công thương tổ chức ngày 18-7-2012, tại Hà Nội.
39. Lê Thị Hải Ngọc (2017), Trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng
trong việc cung cấp thông tin về chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng,
Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Ngô Thị Út Nguyên (2012), Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận văn thạc
sỹ, Hà Nội.
180
41. Nguyễn Như Phát (2009), Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật
bảo vệ người tiêu dùng, TC Nhà nước và Pháp luật, số 2/2010.
42.Nguyễn Như Phát (2010), Luật bảo vệ người tiêu dùng trong hệ
thống pháp luật ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Pháp ngữ khu vực: "Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng: từ hai góc nhìn Á-Âu", Hà Nội, tr. 10-18.
43. Nguyễn Như Phát chủ nhiệm (2009), Đề tài cấp bộ: “Nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng ờ nước ta”, Viện
Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
44. Hoàng Phê chủ biên (1997), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ
Nxb Đà Nẵng và Trung tâm từ điển tiếng Việt/ 1997, tr 985.
45. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010
46. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Luật, Giáo
trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb.Quốc gia Hà Nội, tr.226
47. Đinh Ngọc Vượng (2008), Bảo vệ quyền của NTD ở Việt Nam hiện
nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 9/2008, Hà Nội.
48. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng –
kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và triển vọng ở Việt Nam”(2009), do ISL và
KAS tổ chức tại TP.HCM ngày 16-17/11/2009
49. Phòng Thông tin-Tư liệu- Thư viện, Viện Nhà nước và Pháp luật
(1999), Tìm hiểu Luật bảo vệ NTD các nước và vấn đề bảo vệ NTD ở Việt
Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội.
50. Nguyễn Văn Thành (2011), Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối
với việc xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam, Luận
văn Thạc sỹ.
51. Nguyễn Thị Thư (2014), Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ, 2014.
181
52. Nguyễn Minh Thư (2011), Một số hạn chế trong việc bảo vệ người
tiêu dùng ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 5-2011.
53. Từ điển bách khoa Việt Nam (2005),Tập 4, Nxb Từ điển bách khoa,
tr.467.
55. Đinh Thị Hồng Trang (2014), Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Dân chủ - Pháp luật,
Số 273.
56. Trần Thị Trang (2014), Chuyên đề Đề tài cấp Bộ: "Thực trạng năng
lực và giải pháp tăng cường năng lực của Bộ Y tế trong công tác thực thi
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng", Viện Khoa học Pháp lý.
57. Bộ giáo dục và đào tạo, Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn
hóa Việt Nam, Nguyễn Như Ý chủ biên (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb
Văn hóa thông tin, tr.1640.
58. Viện Khoa học pháp lý, “Cơ chế pháp lý bảo vệ NTD: Thực tiễn và
kinh nghiệm quốc tế ”(2007), Thông tin khoa học pháp lý số 4+5/2007, tr. 6.
59. Từ khi thành lập đến nay, Điều lệ hoạt động của Hội Tiêu chuẩn và
Bảo vệ NTD Việt Nam được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, hiện nay, bản Điều lệ
mới nhất của Hội được thông qua năm 2006 và được Bộ Nội vụ phê duyệt
theo Quyết định số 868/QĐ-BNV ngày 24-5-2006.
B. WEBSITE
60. Phạm Phương Đông, Bảo đảm quyền của người tiêu dùng ở Việt
Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp, Tạp chí Cộng Sản online:
truy cập ngày 16/12/2018
61. Đinh Thị Mỹ Loan, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhìn từ góc
độ quản lý nhà nước, Tạp chí Cộng sản online:
truy cập 20 tháng 8 năm 2018.
182
62. Ths.Nguyễn Ngọc Sơn, Người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ người
tiêu dùng, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp điện tử: truy
cập 16/12/2018.
63.
166503.html, truy cập
64. The czech social doctrine,
id=503&format=raw, truy cập 28 tháng 8 năm2018
65.http:www.consumersinternational.org/campaigns/wcrd/whatiswcrd.
html, p.1 (06-Feb-02). Ngày 15/3 sau này được lấy làm ngày quyền của NTD
Thế giới (world consumer Rights day).
66.
eID=89655
67.
tieu-dung-lua-chon-im-lang--11125-502.html
68.
69.
nguoi-tieu-dung-o-viet-nam-ts-phan-huy-hong-dh-luat-tp-hcm
70.
71.
n=Consumer%20Information&Parent ID=0&Parent=1 &check=0
72.https://www.inc-conso.fr/content/french-national-institute-
consumer-affair
73.
dung-can-rang-chiu-thiet.html. Truy cập ngày 24/7/2012
74. https://vov.vn/xa-hoi/vi-pham-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-dang-o-
muc-bao-dong-181759.vov
183
75.
nguoi-ngo-doc-thang-kien 20150817204542617.htm
76. https://baotintuc.vn/thi-truong-tai-chinh/hoi-bao-ve-nguoi-tieu-
dung-lo-ngai-van-nan-hang-nhai-hang-gia-20180801003051590.htm
77. https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/vu-con-cung-cuc-
truong-va-2-pho-cuc-truong-bi-xem-xet-xu-ly-481394.html
78.
ban-nguoi-tieu-dung-luon-thua.htm truy cập ngày 19/6/2012
79.
80.
truong/De-lam-tot-cong-tac-bao-ve-quyen-loi-nguoi-tieu-dung-thi-can-co-su-
no-luc-chung-cua-cac-co-quan-nha-nuoc-cong-dong-DN-cac-to-chuc-xa-hoi-
cac-phuong-tien-thong-tin-dai-chung-va-cua-chinh-nguoi-tieu-dung-430/
81. Internet Law – Consumer Liability for Unauthorized e-Fund
Transfers,
82.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_trach_nhiem_cua_cac_to_chuc_xa_hoi_trong_bao_ve_quye.pdf
- Trichyeu_LaTruongAnh.pdf