Người đứng đầu các CQHCNN có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hoạt
động hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm của
người đứng đầu CQHCNN có thể mở ra những triển vọng tốt đẹp cho việc nâng cao hiệu
quả thực hiện trách nhiệm của đội ngũ CB,CC ở Việt Nam trong thời gian tới, thông qua
đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả của công cuộc CCHC, xây dựng nền hành chính phục vụ,
hướng đến xây dựng một nhà nước dân chủ và pháp quyền ở Việt Nam. Mặc dù đây là
vấn đề phức tạp và khó khăn, còn nhiều vấn đề cần giải quyết, tuy nhiên, nếu như có sự
nhận thức đúng đắn, sự chung tay hành động và sự nỗ lực, cam kết của tất cả các chủ thể
trong xã hội, đặc biệt là các cơ quan QLNN, tác giả luận án tin rằng Việt Nam sẽ đạt
được những mục tiêu mong muốn.
191 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2630 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vực
quan trọng - như đất đai, xây dựng, xử phạt hành chính, v.v... Vấn đề văn bản nhà nước
thuộc loại "mật" hoặc "tuyệt mật" cần được quy định chặt chẽ, có giám sát, phòng ngừa
những trường hợp lạm dụng để hạn chế quyền được thông tin và quyền giám sát của
nhân dân. Có như vậy thì có lẽ chắc chắn rằng các khiếu kiện của người dân sẽ giảm
thiểu, vì rằng mọi sự khúc mắc của người dân sẽ được giải tỏa trước khi ra quyết định.
Tuy nhiên, việc tham vấn ý kiến cần có sự phân loại đối với những quyết định liên quan
đến vấn đề bí mật nhà nước hay không được phép công khai, và những quyết định hành
chính có lợi cho đối tượng có thể không cần thiết phải tham vấn ý kiến trước khi ban
hành.
152
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, quá trình thực hiện minh bạch và trách nhiệm
giải trình không hề dễ dàng, vì có thể gặp nhiều trở ngại. Nhưng nếu người đứng đầu
CQHCNN đặt lợi ích của xã hội lên trên, chắc chắn sẽ khắc phục được trở ngại, tìm ra
được những bước đi thích hợp và có thể đạt hiệu quả thiết thực.
3.3.5. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm chế độ trách nhiệm
của người đứng đầu CQHCNN
Lý luận đã chỉ ra rằng: việc Chịu trách nhiệm là phương tiện để nhà nước buộc
người đứng đầu CQHCNN phải thực hiện đúng các Nghĩa vụ. Tuy nhiên, thực tế ở Việt
Nam hiện nay cho thấy những người đứng đầu CQHCNN vi phạm chế độ trách nhiệm
chưa phải chịu những hình thức xử lý kỷ luật, dân sự, vật chất, hình sự tương xứng với
tính chất và mức độ của hành vi. Do đó, muốn đảm bảo người đứng đầu CQHCNN thực
hiện tốt trách nhiệm, cần xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm chế độ trách
nhiệm của người đứng đầu CQHCNN.
Hàn Phi Tử từng viết: Thi hành pháp luật phải nghiêm minh, chuyên nhất và thủ
tín là để ngăn chặn tội lỗi và gạt bỏ tình riêng. Hình phạt nghiêm khắc là để trừng phạt
cảnh cáo kẻ dưới. Dùng phép tắc để cai trị đất nước, trị quần thần chẳng qua là công việc
thấy gì hợp lý thì làm, không hợp lý thì không làm, có như vậy mới đưa xã hội đi vào kỷ
cương, khuôn mẫu [3, tr.75]. “Hễ những người thi hành pháp luật mà mạnh thì nước
mạnh, còn hễ những người thi hành pháp luật mà yếu thì nước yếu” [66, tr.55].
Chính vì thế, bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, đánh giá, công khai,
minh bạch hoạt động công vụ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, một trong những biện pháp
quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với trách nhiệm của người đứng đầu
CQHCNN, đó là cần xử lý nghiêm những người đứng đầu CQHCNN vi phạm chế độ
trách nhiệm. Bởi lẽ, nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu
CQHCNN hiện nay không thể chỉ bằng giải pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục,
thuyết phục hoặc bằng sự lựa chọn, tuyển dụng, đãi ngộ... mà cần "giáo dục" bằng các
biện pháp chế tài. Việc giáo dục bằng biện pháp chế tài nghiêm khắc, mạnh mẽ có lẽ đã
là một bài học lớn về sự thành công trong quản lý CB,CC ở nhiều nước. Với bản tính của
con người, nếu có hành vi vi phạm pháp luật về trách nhiệm mà không bị xử lý, hoặc xử
153
lý không nghiêm minh, thì sẽ tạo nên tâm lý khinh nhờn của người vi phạm, sự mất lòng
tin của người dân, làm suy giảm hiệu lực QLNN.
Do đó, điều quan trọng trước hết cần làm là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về
trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN, nhưng bên cạnh đó, cần áp dụng một cách
nghiêm minh những quy định pháp luật đó trong thực tiễn quản lý. Bởi, pháp luật dù có
hoàn thiện đến đâu cũng mới chỉ là khả năng, tiền đề cần thiết, làm cơ sở pháp lý cho đời
sống xã hội. Chỉ khi nào có sự tuân thủ và thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh các quy
phạm pháp luật của các chủ thể pháp luật thì xã hội mới có pháp chế và trật tự pháp luật.
Để thực hiện điều này, cần đảm bảo nhiều điều kiện, trong đó quan trọng nhất là sự hoàn
thiện của hệ thống Thanh tra công vụ và hệ thống Tư pháp. Các cơ quan chức năng cần
phải kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những vi phạm của người đứng đầu CQHCNN
một cách bình đẳng trước pháp luật, không có ngoại lệ. Cần kiên quyết truy cứu trách
nhiệm đối với những người đứng đầu CQHCNN có hành vi sai phạm, dù đó là cơ quan ở
bất kỳ cấp nào và người đó giữ bất kỳ cương vị nào. “Nếu đã được trả lương xứng đáng,
đã được trao đủ quyền hạn thì chế tài phải cao, phải xử lý thật nghiêm khắc đối với
những người đứng đầu vi phạm” (Pvs GS.TSKH. Phan Xuân Sơn, tháng 12/2014).
“Chúng ta chia sẻ, động viên những người đứng đầu bởi họ phải chịu sức ép trách nhiệm
từ nhiều phía. Nhưng nếu vi phạm thì phải xử lý mạnh và xử lý đến cùng” (Pvs, Ẩn danh,
tháng 12/2014). Đó chính là tiền đề để xây dựng một nhà nước dân chủ và pháp quyền
mà Việt Nam đang hướng tới.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, tác giả luận án đưa ra một số quan điểm nhằm nâng cao trách
nhiệm của người đứng đầu CQHCNN. Đồng thời, luận án cũng đưa ra hai nhóm giải
pháp đối với trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN ở Việt Nam hiện nay.
1. Một số quan điểm nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN
bao gồm: Một là, xác lập rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
CQHCNN. Hai là, gắn trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN với kết quả
thực thi công vụ của CQHCNN. Ba là, đảm bảo các điều kiện để người đứng đầu
154
CQHCNN thực thi tốt trách nhiệm. Bốn là, đảm bảo sự kiểm soát đối với việc
thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN.
2. Đối với các quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN,
luận án đưa ra một số giải pháp sau: Một là, đảm bảo tính Chính danh của vị trí
người đứng đầu CQHCNN; Hai là, trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN
cần được quy định nhất quán, rõ ràng; Ba là, trách nhiệm của người đứng đầu
CQHCNN phải được quy định trong mối quan hệ thống nhất tương thích giữa các
yếu tố: nghĩa vụ, quyền, việc chịu trách nhiệm.
3. Đối với việc thực hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu
CQHCNN, luận án tập trung vào một số giải pháp sau: Một là, tuyên truyền, giáo
dục về trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN; Hai là, đổi mới hoạt động
đánh giá kết quả thực thi trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN; Ba là, nâng
cao hiệu quả giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu
CQHCNN; Bốn là, công khai, minh bạch hoạt động thực thi công vụ của người
đứng đầu CQHCNN; Năm là, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm
chế độ trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN.
Thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán các giải pháp trên đây có thể mở ra
những triển vọng tốt đẹp cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người
đứng đầu CQHCNN ở Việt Nam trong thời gian tới, thông qua đó sẽ giúp nâng cao hiệu
quả của công cuộc CCHC, xây dựng nền hành chính phục vụ, hướng đến xây dựng một
nhà nước dân chủ và pháp quyền ở Việt Nam. Mặc dù vậy, tác giả luận án cũng cho rằng
đây là những vấn đề phức tạp và khó khăn. Để thực hiện được, cần có sự nhận thức đúng
đắn về tầm quan trọng của vấn đề cũng như cần sự nỗ lực và cam kết thực hiện của tất cả
các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là các cơ quan QLNN.
155
D. PHẦN KẾT LUẬN
Trong xu thế hướng đến một nhà nước pháp quyền và dân chủ, đồng thời, hướng
đến nền hành chính phục vụ, vấn đề trách nhiệm của các CQNN, của những người làm
việc trong CQNN là một đòi hỏi cấp thiết. Nếu xét từ luận điểm “Nhà nước là những con
số cộng giản đơn” [10], thì trách nhiệm của nhà nước là phép cộng trách nhiệm của các
cá nhân làm việc trong CQNN, trong đó, trước hết phải là trách nhiệm là người đứng đầu
CQHCNN. Do đó, việc thực thi trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN là một trong
những yếu tố cơ bản quyết định tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy HCNN.
Luận án này là công trình nghiên cứu chuyên sâu thuộc chuyên ngành Quản lý
hành chính công, nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về Trách nhiệm của
người đứng đầu CQHCNN cả trên bình diện lý luận và thực tiễn. Luận án đã làm sáng tỏ
một số nội dung lý luận, thực tiễn về trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN mà các
công trình nghiên cứu khác về chủ đề này chưa đề cập hoặc đã đề cập nhưng cần có sự
bổ sung, phát triển và có cách tiếp cận hệ thống hơn, đồng thời đưa ra một số giải pháp
đối với việc quy định cũng như tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm của người
đứng đầu CQHCNN ở Việt Nam trong thời gian tới.
1. “Người đứng đầu CQHCNN” là thuật ngữ dùng để chỉ thiết chế giữ vị trí pháp lý
cao nhất trong CQHCNN, thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý hoạt động của
CQHCNN, có nghĩa vụ và quyền cao nhất trong việc tổ chức thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của CQHCNN và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của
CQHCNN mình đứng đầu. Vị trí pháp lý của người đứng đầu CQHCNN có
những đặc điểm cơ bản: là vị trí mang tính pháp lý; hoạt động nhân danh nhà
nước; chịu sự chi phối của quan hệ hành chính mang tính mệnh lệnh, thứ bậc;
thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý đối với CQHCNN mình đứng đầu.
2. Trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN là những việc mà người đứng đầu
CQHCNN nên làm, phải làm, được làm với kết quả tốt, nếu kết quả không tốt,
người đứng đầu CQHCNN sẽ phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm của người
đứng đầu CQHCNN bao gồm ba yếu tố cấu thành cơ bản nằm trong một tổng thể
thống nhất là Nghĩa vụ, Quyền, và việc Chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện
156
các nghĩa vụ và quyền đó. Trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN có những
đặc điểm: mang tính xã hội sâu sắc; là thiết chế trách nhiệm cá nhân; mang tính
bao quát.
3. Người đứng đầu CQHCNN có trách nhiệm đối với hai nhóm chủ thể cơ bản là
trách nhiệm đối với nội bộ và trách nhiệm đối với xã hội. Trách nhiệm đối với nội
bộ là trách nhiệm với hệ thống các cơ quan nhà nước gồm các cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Trách nhiệm đối với xã hội là trách nhiệm với các cá nhân, tổ
chức, doanh nghiệp trong xã hội.
4. Người đứng đầu CQHCNN có trách nhiệm về các nội dung cơ bản sau: Một là,
trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn lực gồm nhân lực, tài chính công, tài sản
công, thông tin; Hai là, trách nhiệm về việc thực hiện các chức năng quản lý như
lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra; Ba là, trách nhiệm về kết quả hoạt động
lãnh đạo, quản lý.
5. Các loại hình trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN bao gồm: trách nhiệm
chính trị, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức. Trách nhiệm chính trị đặt
trọng tâm vào chính sách và việc thực thi chính sách, chế tài là sự bất tín nhiệm
dẫn đến việc người đứng đầu CQHCNN bị bãi nhiệm hoặc phải từ chức. Trách
nhiệm pháp lý đặt trọng tâm vào hành vi thực hiện đúng việc phải làm, được làm,
chế tài bao gồm trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm vật chất,
trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm đạo đức đặt trọng tâm vào hành vi, thái độ,
chính sách tốt nên làm, đáng làm của người đứng đầu CQHCNN, chế tài là sự lên
án của dư luận xã hội và của nội tâm bản thân người đứng đầu CQHCNN.
6. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hiện thực hóa trách nhiệm của người đứng
đầu CQHCNN, bao gồm các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan. Các yếu
tố khách quan bao gồm các yếu tố thuộc về nhà nước (thể chế, tổ chức bộ máy,
tài chính, nhân sự); Các yếu tố về điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội; Yếu tố
công dân. Yếu tố chủ quan gồm yếu tố năng lực và yếu tố đạo đức của bản thân
người đứng đầu CQHCNN. Trong phạm vi luận án tập trung đề cập sâu yếu tố
yếu tố thể chế - các quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu
157
CQHCNN và yếu tố năng lực, đạo đức của người đứng đầu CQHCNN. Để người
đứng đầu CQHCNN thực hiện tốt trách nhiệm, hệ thống pháp luật về trách nhiệm
của người đứng đầu CQHCNN phải đảm bảo các yêu cầu: Vị trí, vai trò của
người đứng đầu CQHCNN phải được xác định rõ ràng; Các yếu tố Nghĩa vụ,
Quyền, việc Chịu trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN phải rõ ràng; Đảm
bảo sự thống nhất tương thích giữa các yếu tố Nghĩa vụ, Quyền, Chịu trách nhiệm
của người đứng đầu CQHCNN. Đồng thời, cần đảm bảo yếu tố năng lực và đạo
đức của người đứng đầu CQHCNN.
7. Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm của người đứng
đầu CQHCNN có những ưu điểm là khá phong phú, có sự đổi mới về chất, đã
quy định phạm vi, nội dung, loại hình trách nhiệm của người đứng đầu
CQHCNN. Bên cạnh đó, các văn bản quy định về trách nhiệm của người đứng
đầu CQHCNN có những hạn chế như: chưa xác định rõ quan niệm về người
đứng đầu CQHCNN; chưa thống nhất cách hiểu về nội hàm thuật ngữ “trách
nhiệm” của người đứng đầu CQHCNN; các quy định về trách nhiệm pháp lý,
trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức của người đứng đầu CQHCNN còn
chung chung, chưa thực sự cụ thể, chưa theo kịp đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn.
8. Việc thực hiện các Nghĩa vụ của người đứng đầu CQHCNN có những ưu điểm
và hạn chế thể hiện trên các nội dung như quản lý, sử dụng các nguồn lực đầu
vào; thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra; về kết quả
ban hành các văn bản quản lý, cung cấp dịch vụ công và tạo sự thay đổi đối với
sự phát triển kinh tế xã hội.
9. Việc thực hiện các Quyền của người đứng đầu CQHCNN có những ưu điểm và
hạn chế với những biểu hiện đa dạng.
10. Trong thực hiện các quy định về Chịu trách nhiệm: Về chịu trách nhiệm chính
trị, nhìn chung một số người đứng đầu CQHCNN đã có ý thức chịu trách nhiệm
chính trị, tuy nhiên, hầu hết những người đứng đầu CQHCNN chưa sẵn sàng chịu
trách nhiệm chính trị, chưa tự nguyện từ chức khi thực hiện không tốt vai trò
người đứng đầu. Về chịu trách nhiệm pháp lý, một số người đứng đầu CQHCNN
158
đã bị xử lý trách nhiệm pháp lý, tuy nhiên, nhiều người đứng đầu CQHCNN chưa
chưa phải chịu chế tài trách nhiệm pháp lý tương xứng với tính chất và mức độ
của hành vi. Về chịu trách nhiệm đạo đức, nhìn chung, ít người đứng đầu
CQHCNN có ý thức chịu trách nhiệm về mặt đạo đức.
11. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện trách nhiệm của người
đứng đầu CQHCNN gồm hai nhóm cơ bản: Thứ nhất, nguyên nhân từ quy định
pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN: Do chưa đảm bảo tính
Chính danh của vị trí người đứng đầu CQHCNN; Do quy định pháp luật chưa
phân định rõ ràng trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN với các chủ thể
khác; Do pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN thiếu sự tương
thích giữa yếu tố Nghĩa vụ, Quyền và yếu tố Chịu trách nhiệm; Thứ hai, nguyên
nhân từ năng lực và đạo đức của người đứng đầu CQHCNN còn nhiều hạn chế,
chưa đáp ứng yêu cầu thực thi trách nhiệm.
12. Một số quan điểm nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN
bao gồm: Một là, xác lập rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
CQHCNN. Hai là, gắn trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN với kết quả
thực thi công vụ của CQHCNN. Ba là, đảm bảo các điều kiện để người đứng đầu
CQHCNN thực thi tốt trách nhiệm. Bốn là, đảm bảo sự kiểm soát đối với việc
thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN
13. Đối với các quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN,
luận án đưa ra một số giải pháp sau: Một là, đảm bảo tính Chính danh của vị trí
người đứng đầu CQHCNN; Hai là, trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN
cần được quy định nhất quán, rõ ràng; Ba là, trách nhiệm của người đứng đầu
CQHCNN phải được quy định trong mối quan hệ thống nhất tương thích giữa các
yếu tố: nghĩa vụ, quyền, việc chịu trách nhiệm.
14. Đối với việc thực hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng
đầu CQHCNN, luận án tập trung vào một số giải pháp sau: Một là, tuyên truyền,
giáo dục về trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN; Hai là, đổi mới hoạt
động đánh giá kết quả thực thi trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN; Ba là,
159
nâng cao hiệu quả giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm của người đứng
đầu CQHCNN; Bốn là, công khai, minh bạch hoạt động thực thi công vụ của
người đứng đầu CQHCNN; Năm là, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi
phạm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN.
Người đứng đầu các CQHCNN có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hoạt
động hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm của
người đứng đầu CQHCNN có thể mở ra những triển vọng tốt đẹp cho việc nâng cao hiệu
quả thực hiện trách nhiệm của đội ngũ CB,CC ở Việt Nam trong thời gian tới, thông qua
đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả của công cuộc CCHC, xây dựng nền hành chính phục vụ,
hướng đến xây dựng một nhà nước dân chủ và pháp quyền ở Việt Nam. Mặc dù đây là
vấn đề phức tạp và khó khăn, còn nhiều vấn đề cần giải quyết, tuy nhiên, nếu như có sự
nhận thức đúng đắn, sự chung tay hành động và sự nỗ lực, cam kết của tất cả các chủ thể
trong xã hội, đặc biệt là các cơ quan QLNN, tác giả luận án tin rằng Việt Nam sẽ đạt
được những mục tiêu mong muốn.
160
E. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Bùi Thị Ngọc Mai, Vai trò của người đứng đầu tổ chức, Tạp chí Xây dựng Đảng
số 12/2012, tr. 42-43.
2. Bùi Thị Ngọc Mai, Quyền uy của người đứng đầu tổ chức, Tạp chí Xây dựng
Đảng số 5/2013, tr. 43-45.
3. Bùi Thị Ngọc Mai & Phùng Thanh Liêm, Người đứng đầu CQHCNN- xét từ góc
độ lý luận và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Quản lý nhà nước số 6/2013, tr. 25-30.
4. Bùi Thị Ngọc Mai, Thiết lập chế độ thủ trưởng nhằm nâng cao trách nhiệm của
người đứng đầu CQHCNN ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước số
9/2013, tr. 13-18.
5. Bùi Thị Ngọc Mai, Về quy định pháp lý đối với trách nhiệm của người đứng đầu
CQHCNN ở Việt Nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 11/2013, tr. 18-21.
6. Bùi Thị Ngọc Mai, Quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong Luật
CB,CC năm 2008, Tạp chí Quản lý nhà nước số 4/2014, tr. 24-27.
7. Bùi Thị Ngọc Mai, Về tính Chính danh của người đứng đầu CQHCNN ở Việt
Nam hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước số 10/2014, tr. 34-38.
8. Bùi Thị Ngọc Mai, Trách nhiệm đối với xã hội của người đứng đầu
CQHCNN, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 4/2015, tr. 6-10.
9. Bùi Thị Ngọc Mai, Về thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN,
Tạp chí Quản lý nhà nước số 6/2015, tr. 20-24.
161
F. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo tình hình kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm
pháp luật từ 2003 đến 2008, Bộ Tư pháp, Hà Nội.
2. Cao Minh Công (2012), Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước
ta hiện nay, Luận án tiến sỹ triết học, Viện Triết học, Hà Nội.
3. Doãn Chính, Nguyễn Văn Trịnh (2007), Tư tưởng Pháp trị của Pháp gia với
sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
4. Chính phủ Việt Nam (2007), Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên
các lĩnh vực QLNN giai đoạn 2007-2010, phê duyệt kèm theo Quyết định số
30/QĐ-TTg ngày 10-01-2007 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
5. Chính phủ Việt Nam (2011), Báo cáo Tổng kết thực hiện Chương trình Tổng
thể Cải cách HCNN giai đoạn 2001-2010 và Chương trình Cải cách HCNN
giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết
quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Đăng Dung (2007), Ý tưởng về một nhà nước chịu trách nhiệm, Nxb
Đà Nẵng, Đà Nẵng.
8. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chế ước quyền lực nhà nước, Nxb Đà Nẵng, Đà
Nẵng.
9. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chính phủ trong nhà nước pháp quyền, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Nguyễn Đăng Dung (2009), Nhà nước là những con số cộng giản đơn, Nxb
Lao động, Hà Nội.
11. Nguyễn Sỹ Dũng (2007), “Trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý”
trong Thế sự - một góc nhìn, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr. 34-37.
12. Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Khoa học Quản lý (2009), Giáo trình Quản
trị học, Nxb Tài chính, Hà Nội.
162
13. Đảng CSVN (1977), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
14. Đảng CSVN (1999), Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) của BCH
Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng CSVN (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng CSVN (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng CSVN (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung
ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng CSVN (2009), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X (Hội nghị lần thứ ba, tư, năm, sáu, bảy và chín), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
19. Đảng CSVN (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
20. Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Trương Thị Hồng Hà (2009), Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm chức năng
giám sát của quốc hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), “Một số vấn đề cần quan tâm nhằm nâng cao
trách nhiệm của CB,CC trong công vụ”, Nội san Khoa Tổ chức và Quản lý
nhân sự, số 14, tháng 7, tr. 4-8.
23. Nguyễn Thị Hạnh (2009), “Sự cần thiết ban hành Luật tiếp cận thông tin”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 17 (154), tháng 9/2009, tr. 17-25.
24. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Quản lý học đại cương, Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.
25. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Luật hành chính và tài phán hành
chính Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
163
26. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Hoàn thiện
pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan HCNN Việt Nam
hiện nay – Vấn đề và giải pháp, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài
khoa học cấp Bộ năm 2009, Cơ quan chủ trì: Viện Nhà nước và Pháp luật,
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trịnh Đức Thảo, Hà Nội.
27. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HCM, Trung tâm Lãnh đạo học và
Nghiên cứu chính sách (2013), Lãnh đạo công và tăng trưởng xanh: Quan
niệm và cơ hội ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học phân cấp cơ sở, Chủ
nhiệm: Trần Thị Thanh Thủy, Hà Nội.
28. Học viện Hành chính (2013), Giáo trình Động lực làm việc trong tổ chức
HCNN, Nxb Lao động, Hà Nội.
29. Đỗ Minh Hợp (2007), “Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh”,
Tạp chí Triết học, số 12/2007, tr. 27-33.
30. Trần Đình Huỳnh (2012), “Trách nhiệm và trách nhiệm của người đứng
đầu”, Hội thảo khoa học “Thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy,
chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị”, Tạp chí
Cộng sản, Ban Tổ chức Trung ương và Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức, Bắc Ninh,
tr. 121-132.
31. Nguyễn Quang Hương (2006), Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực đại
diện của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật học,
Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
32. Nguyễn Hữu Khiển (2010), “Trách nhiệm đối với xã hội - sứ mệnh cơ bản
của nhà nước”, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 1/2010, tr. 32-34.
33. Nguyễn Thế Kiệt (2003) (chủ nhiệm), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính
trị trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và xu
hướng biến động, Tổng quan đề tài cấp bộ 2002-2003, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
164
34. Võ Văn Kiệt (2006), “Vì một Quốc hội thực sự đại diện cho dân”, trong
Quốc hội Việt Nam 60 năm hình thành và phát triển, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.1.
36. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.4.
37. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.5.
38. Nguyễn Văn Phúc (2008), "Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con
người", trong, Phạm Văn Đức chủ biên, Công bằng xã hội trách nhiệm đối
với xã hội và đoàn kết xã hội, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 330-331.
39. Vũ Văn Phúc (2012), “Báo cáo đề dẫn”, Hội thảo khoa học “Thẩm quyền,
trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập
thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị”, Tạp chí Cộng sản, Ban Tổ chức Trung ương và
Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức, Bắc Ninh, tr. 1-9.
40. Đặng Xuân Phương (2011), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ, cơ
quan ngang Bộ trong quá trình CCHC ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
41. Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (2010), Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam của dân, do dân, vì dân, Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
42. Nguyễn Thế Tài (2011), Trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN, lý
luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Hành chính, Tp.HCM.
43. Phạm Hồng Thái (2009), “Chức vụ và thẩm quyền chức vụ trong
CQHCNN”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học 25, tr. 67-
73.
44. Phạm Hồng Thái (2013), “Mối quan hệ giữa đạo đức công vụ và pháp luật
về công vụ”, Hội thảo Đạo đức công chức trong bối cảnh kinh tế thị trường
tại Việt Nam, Học viện Hành chính, Hà Nội, tr. 73-86.
165
45. Lê Như Thanh (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ, quyền, trách
nhiệm của công chức ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý Hành
chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.
46. Trần Hậu Thành, Nguyễn Thế Tuấn (2005), Hỏi đáp nhà nước và pháp luật,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, t.1.
47. Nguyễn Đăng Thành (2012), chủ biên, Đo lường và đánh giá hiệu quả quản
lý HCNN – Những thành tựu trên thế giới và ứng dụng ở Việt Nam, Nxb Lao
động, Hà Nội.
48. Nguyễn Đăng Thành (2013), Ý kiến phát biểu tại Hội thảo Đạo đức công
chức trong bối cảnh kinh tế thị trường tại Việt Nam, Học viện Hành chính,
tháng 11, Hà Nội.
49. Trần Thị Thanh Thủy (2014), “Lãnh đạo thông qua tầm nhìn”, Tạp chí Quản
lý nhà nước, số 216 (1/2014), tr. 31-36.
50. Lâm Quốc Tuấn (2006), Nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo,
quản lý hiện nay ở nước ta, Nxb Văn hóa thông tin và Viện văn hóa.
51. UNDP, CECODES, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2009), Cải cách nền hành
chính VN: thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Văn phòng Quốc hội, Trung tâm thông tin thư viện và nghiên cứu Quốc hội
(2005), 60 năm Quốc hội Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
53. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2002), Tinh hoa quản lý, dịch và biên
soạn: Nguyễn Cảnh Chắt, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
54. Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm từ điển học (2002), Từ điển tiếng Việt,
Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng.
55. Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
56. Nguyễn Hữu Vui (1998) (chủ biên), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
57. Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước – Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
166
58. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
Tài liệu ngoài nước
59. Bennis, W. and Nanus, B., (1985), Leaders: The Strategies for Taking
Charge, Harper and Row.
60. S. Chiavo-Campo và P.S.A. Sundaram (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện
hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
61. Andrew J. Dubrin, Carol Dalglish và Peter Miller (2010), Lãnh đạo học
(bản dịch lần 1), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh -
Trường QLNN Mark O Hatfield, Hà Nội.
62. Peter F. Drucker (2001), The Essential Drucker, Harper Business, New
York.
63. Peter F. Drucker (2008), Tinh hoa quản trị của Drucker, Nguyễn Dương
Hiếu dịch, Nxb Trẻ.
64. Kornai Janos (2002), Hệ thống XHCN, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
65. R. Gibson (chủ biên) (2002), Tư duy lại tương lai, Nxb Trẻ, Tp. HCM.
66. Hàn Phi (2005), Hàn Phi Tử, Phan Ngọc dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
67. T. Hobbes (1968), Leviathan, Harmondsworth, Penguin.
68. Homi Kharas (2010), “Tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình: Ưu tiên tăng
trưởng dài hạn cho Việt Nam”, trong kỷ yếu hội thảo Hội thảo cấp cao về
chính sách Việt Nam: Hướng tới thập niên mới và giai đoạn xa hơn, Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
69. Harold Koontz; Cyril O’Donnell và Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề
cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
70. Kotter, J.P. (1996), Leading Change, Boston: Harvard Business School
Press.
71. Lê nin (2006), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t.44.
72. Lê nin (2006), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t.45.
167
73. C. Mác – Angghen (1963), Toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, t.23.
74. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
t.19.
75. Henry Mintzberg (2010), Nghề quản lý, (Kim Ngọc, Tuấn Minh, Thanh
Tâm dịch), Nxb Thế giới.
76. Montesquieu (2004), Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội.
77. Ngân hàng thế giới (1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi,
Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
78. David Osborne và Ted Gaeble (1995), Sáng tạo lại chính phủ, Tinh thần kinh
doanh sẽ làm biến đổi khu vực công ra sao, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
TW, Trung tâm thông tin tư liệu, Hà Nội.
79. Martin Painter (2008), “Chính phủ chất lượng thấp: Tình thế tiến thoái lưỡng
nan trong quản trị tại Trung Quốc và Việt Nam”, tài liệu chưa công bố, City
University of Hongkong, tr. 1, trong UNDP, CECODES, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam (2009), Cải cách nền hành chính VN: thực trạng và giải pháp, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 267-268.
80. Victor H. Room (2002), “Một luận điểm mới về quyết sách quản lý”, trong
Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý , Tinh hoa quản lý, dịch và biên soạn:
Nguyễn Cảnh Chắt, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, tr. 320-337.
81. Rút xô (1992), Bàn về khế ước xã hội, Thanh Đạm dịch, Nxb Tp. HCM.
82. Jean Jacques Rousseau (2004), Bàn về khế ước xã hội, dịch giả Hoàng
Thanh Đạm, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
83. Bertrand Russell (1972), Quyền lực, Nxb Hiện đại, Sài Gòn.
84. Robert Tannenbaum và Warren H. Schimidt (2002), “Làm thế nào để lựa
chọn mô thức lãnh đạo” trong Tinh hoa quản lý, Viện nghiên cứu và đào tạo
về quản lý, dịch và biên soạn: Nguyễn Cảnh Chắt, Nxb Lao động Xã hội, Hà
Nội, tr. 163-174.
168
85. Hồ Thích (2004), Trung Quốc triết học sử đại cương, Minh Đức dịch, Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
86. Khổng Tử (2006), Tứ Thư - Luận Ngữ, Đoàn Trung Còn dịch, Nxb
Thuận Hóa.
87. Gary Yukl (2002), Leadership in organizations, 5th editions, Prentice
Hall.
Văn bản pháp luật
88. Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
89. Bộ Nội vụ, Thông tư số 08/2007/TT-BNV ngày 01/10/2007 của Bộ Nội vụ
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của
Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản
lý, phụ trách đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước và các
tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà
nước.
90. Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001.
91. Hiến pháp 2013.
92. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.
93. Luật Tổ chức Quốc hội năm 2003.
94. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003.
95. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
96. Luật Phòng, chống tham nhũng (thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ
ngày 01/6/2006, sửa đổi bổ sung năm 2007 và 2012).
97. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (thông qua ngày 29/11/2005, có
hiệu lực từ ngày 01/6/2006).
98. Luật CB,CC (thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2010).
99. Nghị định 35/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử lý kỷ luật
CB,CC.
169
100. Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử
lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra
tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
101. Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ quy định
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của
CB,CC, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
102. Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định
chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà
nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
103. Nghị định 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với
công chức.
104. Nghị định số 31/2012/NĐ-CP về việc quy định mức lương tối thiểu
chung, Bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước ban hành
kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội.
105. Nghị định 36/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Tài liệu từ Internet
106. Thái An, Xếp hạng tham nhũng: Việt Nam tụt 11 bậc, báo điện tử
VietnamNet,
nhung--viet-nam-tut-11-bac.html, đăng ngày 6.12.2012, truy cập ngày
9.12.2013.
107. Phan Anh, Tham nhũng ở Việt Nam đến mức báo động, Báo Điện tử Dân
trí,
muc-bao-dong.htm, đăng ngày 10.6.2006, truy cập ngày 3.5.2013.
108. Vân Anh, Quy trách nhiệm người đứng đầu: phải trao thực quyền, Báo điện
tử VietnamNet, đăng
ngày 29.5.2007, truy cập ngày 4.5.2014.
170
109. Ban chấp hành TW Đảng (khóa XI), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4: Một
số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Báo điện tử Chính phủ nước
CHXHCNVN,
Trung-uong-4-Mot-so-van-de-cap-bach-ve-xay-dung-Dang-
hiennay/20121/125067.vgp, đăng ngày 17.1.2012, truy cập ngày 5.6.2013.
110. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Kon Tum, Giải pháp nâng cao trách nhiệm của người
đứng đầu trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy và lãnh đạo cơ quan, đơn vị,
Trang thông tin điện tử,
trach-nhiem-cua-nguoi-dung-dau-trong-moi-quan-he-voi-tap-the-cap-uy-va-
lanh-dao-co-quan,-don-vi.aspx, đăng ngày 12.8.2013, truy cập ngày 2.3.2014.
111. Phan Bá, Trách nhiệm và tính nêu gương của người đứng đầu, trang Sài Gòn
giải phóng online, đăng
ngày 9.2.2012, truy cập ngày 4.5.2012.
112. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11 – NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị
(khóa IX), Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam online,
pic=191&subtopic=279&leader_topic=688&id=BT1970639920, đăng ngày
19.7.2006, truy cập ngày 2.5.2013.
113. Hoàng Châu, Phòng chống tham nhũng: xử lý trách nhiệm người đứng đầu
chưa nghiêm, báo điện tử Công Thương,
nhung-xu-ly-trach-nhiem-nguoi-dung-dau-chua-nghiem.htm, đăng ngày
22/10/2012, truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2013.
114. Chính phủ Việt Nam, Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội năm
2012 và nhiệm vụ năm 2013,
cua-Chinh-phu-ve-tinh-hinh-KTXH-nam-2012-va-nhiem-vu-nam-
2013/201210/152052.vgp, đăng ngày 22.10.2012, truy cập ngày 3.5.2013.
171
115. Chính phủ nước CHXHCNVN, Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế -
xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) và
nhiệm vụ 2014-2015,
n?categoryId=100002927&articleId=10052743, truy cập ngày 18.12.2014.
116. Phạm Cường, Phân công không rõ, khó quy trách nhiệm người đứngđầu, Báo
điện tử VietnamNet,
đăng ngày 1.6.2007, truy cập ngày 4.5.2013.
117. Minh Cường, Tham nhũng và trách nhiệm người đứng đầu, báo điện tử Pháp
luật TP. HCM,
nhung-va-trach-nhiem-nguoi-dung-dau.htm, đăng ngày 28/12/2009, truy
cập ngày 3/5/2013.
118. Bích Diệp, Thủ tướng: Là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin lỗi nhân dân,
Báo điện tử Dân trí,
dung-dau-chinh-phu-toi-xin-loi-nhan-dan-868482.htm, đăng ngày
29/4/2014, truy cập ngày 29/4/2014.
119. Phạm Diệu, Triển khai công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm
2014,
ban-quy-pham-phap-luat-nam-2014-177961.html, đăng ngày 2.10.2014,
truy cập ngày 26.11.2014.
120. Lê Đăng Doanh, Một số vấn đề về trách nhiệm đối với xã hội ở doanh nghiệp
Việt Nam,
de-ve-trach-nhiem-xa-hoi-o-doanh-nghiep-Viet-
nam?s=7919323f28532152b560bbb527d2beb2#ixzz2EFIV4t4F, truy cập
ngày 4.6.2013.
121. Nguyễn Tấn Dũng, Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân
dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển
nhanh và bền vững, Báo điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam,
172
diep-nam-moi-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung/189949.vgp, đăng
ngày 1.1.2014, truy cập ngày 2.1.2014.
122. Nguyễn Sỹ Dũng, Chất vấn để làm gì?, Báo Tuổi trẻ online,
truy cập ngày
2.1.2014.
123. Phạm Duy, Thế Hà, Rừng Tây Nguyên “chảy máu”, trang web Đài tiếng nói
Việt Nam,
256206.vov, đăng ngày 2.4.2013, truy cập ngày 2.11.2014.
124. Nguyễn Hữu Đổng, Phạm Thế Lực, Hoạt động lãnh đạo và quản lý của
người đứng đầu CQHCNN ở nước ta, Tạp chí Lý luận chính trị online,
lanh-dao-va-quan-ly-cua-nguoi-dung-dau-co-quan-hanh-chinh-nha-nuoc-
o-nuoc-ta.html, đăng ngày 24.7.2013, truy cập ngày 25.7.2013.
125. Nguyễn Đức, Hướng tới một nền hành chính phục vụ trong cải cách hành
chính,
doi-moi/2013/23056/Huong-toi-mot-nen-hanh-chinh-phuc-vu-trong-cai-
cach-hanh.aspx, đăng ngày 14.8.2013, truy cập ngày 26.11.2014.
126. Minh Đức, Ai phải kê khai tài sản?, Thời báo kinh tế Sài Gòn online,
khai-tai-san?.html, đăng ngày 26/10/2012, truy cập ngày 30/10/2012.
127. Trọng Giáp, Báo quốc tế theo sát việc lấy phiếu tín nhiệm ở Việt Nam,
tin-nhiem-o-viet-nam-2821021.html, đăng ngày 12/6/2013, truy cập ngày
13/6/2013.
128. Nguyên Hà, Tổng bí thư: “Hết sức sốt ruột” trước tham nhũng, hư hỏng, Thời
báo Kinh tế Việt Nam online,
sot-ruot-truoc-tham-nhung-hu-hong.htm, đăng ngày 29.6.2012, truy cập
ngày 27.4.2013.
173
129. Trần Hà, Lương CB,CC: Nghịch lý thấp và cao, Báo điện tử Dân trí,
thap-va-cao-565379.htm, truy cập ngày 15.4.2014.
130. Vương Hà, 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất, báo điện tử Dân trí,
nhat.htm, đăng ngày 30.11.2005, truy cập ngày 3.2.2013.
131. Nguyễn Huy, Trí Quân, Thành phố đáng sống, báo Tiền Phong online,
tpp.html, đăng ngày 26/1/2012, truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2013.
132. Lan Hương, Vụ Vinashin: Bộ Chính trị quyết định không xử lý kỷ luật,
xu-ly-ky-luat-466074.htm, đăng ngày 21.3.2011, truy cập ngày 26.11.2014.
133. Lê Kiên, Nhiều địa phương phóng tay chi vượt dự toán,
tay-chi-vuot-du-toan/542365.html, đăng ngày 11.4.2013, truy cập ngày
26.11.2014.
134. Bùi Đức Lại, Về trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cán bộ, Tạp chí
Xây dựng Đảng online,
dan/2007/1608/Ve-trach-nhiem-nguoi-dung-dau-trong-cong-tac-can-
bo.aspx, đăng ngày 3.6.2007, truy cập ngay 2.8. 2012.
135. Vũ Ngọc Lân, Lợi ích nhóm và phòng, chống tham nhũng, Tạp chí Xây dựng
Đảng online,
27&print=true, đăng ngày 14.10.2013, truy cập ngày 2.1.2014.
136. Bạch Long, Phân công, phân nhiệm rõ ràng để thực sự kiểm soát được quyền
lực nhà nước,
đăng ngày 7.3.2012, truy cập ngày 3.5.2013.
174
137. Phạm Thị Ly, Học phí đại học và vấn đề giải trình trách nhiệm, Thời báo
Kinh tế Saigon Online, trang web
cơ quan chủ
quản: Sở Công thương Tp. HCM, đăng ngày 29/11/2011, truy cập ngày
10/1/2013.
138. Nguyễn Thị Thanh Mai, Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở
nước ta hiện nay, Tạp chí nghiên cứu văn hóa online,
huong-cua-no-o-nuoc-ta-hien-nay/, truy cập ngày 26.5.2014.
139. Hoàng Minh, Singapore đào tạo lãnh đạo trẻ - Kỳ 1: Hai khâu sàng lọc, trang
Tuổi trẻ online,
su/220243/singapore-dao-tao-lanh-dao-tre-ky-1-hai-khau-sang-loc.html,
đăng ngày 17.9.2007, truy cập ngày 3.6.2012.
140. Đỗ Minh, Cần người giám sát việc thực thi trách nhiệm người đứng đầu, Báo
điện tử VietnamNet,
đăng ngày 11.6.2007, truy cập ngày 2.6.2013.
141. Hà Minh, Chính sách thu hút nhân tài của Singapore: Bài bản và chuyên
nghiệp, báo điện tử Dân trí,
hoc/chinh-sach-thu-hut-nhan-tai-cua-singapore-bai-ban-va-chuyen-
nghiep-215992.htm, đăng ngày 24.1.2008, truy cập ngày 4/5/2013.
142. Trần Văn Minh, “Quán quân PCI “Đà Nẵng: Con đường dẫn tới thành
công, báo Điện tử Chính phủ nước CHXHCNVN,
duong-dan-toi-thanh-cong/20102/27632.vgp, đăng ngày 17/2/2010, truy
cập ngày 3/5/2013.
143. Vũ Minh, Áp lực công chức, trang Diễn dàn doanh nghiệp online,
es/Uploaded/Share/2010/03/24/apluccongchuc12a1.jpg&imgrefurl=http:/
/dddn.com.vn/2010032403121622cat0/ap-luc-cong-
175
chuc.htm&usg=__sw4ID4YL6TB0BlEAYYJageiKk6c=&h=333&w=50
0&sz=53&hl=vi&start=40&sig2=dkX2-LZ5ocEjqz-
fuvHwsQ&zoom=1&tbnid=ab048ctr1KlPjM:&tbnh=87&tbnw=130&ei=
_lNKUoHrEMKGyAHWoYGgAw&itbs=1&sa=X&ved=0CFAQrQMw
EzgU, đăng ngày 25/3/2010, truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2013.
144. Hữu Nguyên, Lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, Báo Đại Đoàn kết online,
đăng ngày 15.10.2011,
truy cập ngày 2.1.2014.
145. Nghĩa Nhân, Chống tham nhũng: vẫn khó xác định người đứng đầu, Báo
Pháp luật T.p Hồ Chí Minh online,
van-kho-xac-dinh-nguoi-dung-dau.htm, đăng ngày 7/4/2011, truy cập ngày
3 tháng 5 năm 2013.
146. Lê Nhung, Khi mọi quyết định đều mang tính tập thể, báo điện tử
VietnamNet,
deu-mang-tinh-tap-the.html, đăng ngày 20/7/2011, truy cập ngày 3/6/2012.
147. Lê Phi, Đà Nẵng không gây thất thu 3.400 tỉ đồng, báo điện tử Dân trí,
dong-746819.htm, đăng ngày 25/6/2013, truy cập ngày 19/10/2013.
148. Phạm Văn Phong, Tinh thần trách nhiệm, Tạp chí Xây dựng Đảng online,
than-trach-nhiem.aspx, đăng ngày 6.9.2011, truy cập ngày 26.5.2014.
149. Bùi Đình Phong, Văn hóa trách nhiệm, trang Văn hóa Nghệ An,
ta46/van-hoa-trach-nhiem, đăng ngày 25/1/2012, truy cập ngày 18/10/2013.
150. Trường Phong, Tôi cũng rất xót xa trước sai phạm tại Vinalines, Báo Tiền
phong online,
sai-pham-tai-vinalines-580942.tpo, đăng ngày 13.6.2012, truy cập ngày
26.2.2014.
176
151. Nguyễn Như Phong, Lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội: “Hay” nhưng chưa
“hợp lý”, báo điện tử Dân trí,
nhiem-tai-quoc-hoi-hay-nhung-chua-hop-ly-742989.htm, đăng ngày
14/6/2013, truy cập ngày 16/6/2013.
152. Dương Trung Quốc, Dũng cảm nhận đã thất bại mới mong sửa thành công,
Báo Người cao tuổi online,
đăng ngày 13/11/2012,
truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2012.
153. Cẩm Quyên, ĐBQH Trần Du Lịch: “Tôi sẽ tiếp tục phát biểu về Hiến pháp”,
hien-phap-.html, đăng ngày 13.6.2013, truy cập ngày 15.6.2013.
154. Diệp Văn Sơn, Văn hóa nghị trường và văn hóa từ chức, trang Doanh nhân
Sài gòn online,
xa-hoi/2010/06/1045283/van-hoa-nghi-truong-va-van-hoa-tu-chuc/, đăng
ngày 29.6.2010, truy cập ngày 26.5.2014.
155. Diệp Văn Sơn, Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu, trang Sài Gòn giải
phóng online,
đăng ngày
30.8.2010, truy cập ngày 4.6.2013.
156. Diệp Văn Sơn, Cải cách thể chế, thành tựu và giải pháp khắc phục khiếm
khuyết, trang Cải cách hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
/view_content/content/1004631/cai-cach-the-che-thanh-tuu-va-giai-phap-
khac-phuc-khiem-khuyet, đăng ngày 5.10.2011, truy cập ngày 20.6.2014.
157. Diệp Văn Sơn, Về cải cách tài chính công,
vungtau.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/view_content/content/1004663/ve-cai-
cach-tai-chinh-cong, đăng ngày 3.11.2011, truy cập ngày 26.11.2014.
158. Nguyễn Quốc Sửu, “Cần một góc nhìn mới về hiện đại hóa nền hành chính ở
Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật online,
177
il.aspx?ItemID=391, đăng ngày 03/07/2013, truy cập ngày 24/4/2014.
159. Nguyễn Đăng Tấn, Gắn với trách nhiệm để đánh giá cán bộ, trang
danh-gia-can-bo, đăng ngày 29.2.2012, truy cập ngày 2.4.2013.
160. Võ Văn Thành – Xuân Long, Chỉ nên áp dụng hai mức tín nhiệm, báo Tuổi
trẻ online,
muc-tin-nhiem.html, đăng ngày 28/9/2013, truy cập ngày 10/10/2013.
161. Nguyễn Phước Thọ, Phân biệt vị trí, vai trò , chức năng của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, trang tin điện tử Chính phủ,
tinchitiet?title=L%C3%BD+lu%E1%BA%ADn&viewMode=detail&per
spectiveId=621&articleId=10000079, đăng ngày 8.5.2008, truy cập ngày
3.4.2013.
162. Thông tấn xã Việt Nam, Một số vấn đề cập bách về xây dựng Đảng, trang
VOV online Đài tiếng nói Việt Nam,
TU-4-Mot-so-van-de-cap-bach-ve-xay-dung-Dang/197693.vov, truy cập
ngày 1 tháng 7 năm 2013.
163. Xuân Trung, Người đứng đầu phải có quyền bổ nhiệm, cách chức, trang Tiền
phong online,
truy
cập ngày 4/5/2013.
164. H.Vũ, Dân “gánh” 10.130 văn bản có dấu hiệu vi phạm: Trách nhiệm người
làm luật ở đâu?,
đăng ngày 20.5.2013, truy cập ngày 26.11.2014.
165. Bản tin Bình Định ngày 5.9.2014, Cổng thông tin điện tử Bình Định,
178
muc.ivt?intl=vi&id=54099356c45ad581471d5c83, truy cập ngày
18.12.2014.
166. Bỏ phiếu tín nhiệm đừng để “hòa cả làng” hay “hạ bệ” nhau, trang Tiền
phong online,
nhiem-dung-de-hoa-ca-lang-hay-%E2%80%9Cha-be%E2%80%9D-
nhau-tpol.html, đăng ngày 27/5/2013, truy cập ngày 28/5/2013.
167. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri tại Thành phố Hồ Chí Minh,
báo điện tử Đảng CSVN,
8340531&cn_id=613840, đăng ngày 10/10/2013, truy cập ngày 12/10/2013.
168. Đôi nét về học thuyết Chính danh của Khổng Tử, trang web của Học viện
Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội,
309&Itemid=1, đăng ngày 17/4/2012, truy cập ngày 2/8/2013.
169. Lãnh đạo, trang Bách khoa toàn thư mở,
truy cập ngày 2/9/1013.
170. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm,
lay-phieu-tin-nhiem-3107632.html, đăng ngày 15.11.2014, truy cập ngày
16.11.2014.
171. Quốc hội thông qua kết quả bỏ phiếu tín nhiệm,
hoi/quoc-hoi-thong-qua-ket-qua-bo-phieu-tin-nhiem.htm, đăng ngày
11/6/2013, truy cập ngày 13/6/2013.
172. Thanh Hóa: Một vụ lúa - 17 khoản đóng góp, nông dân “khiếp vía”,
Hoa-Mot-vu-lua-17-khoan-ong-gop-nong-dan-khi.html, đăng ngày
6.8.2012, truy cập ngày 26.11.2014.
179
173. Tiến tới “tôi chịu trách nhiệm”, báo điện tử Lao động,
đăng ngày 17/7/2012, truy cập ngày 3/5/2013.
174. Tuyên ngôn độc lập, trang web của Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại
Hà Nội, Việt Nam,
truy
cập ngày 26.5.2014.
175. Vì sao Singapore ít tham nhũng nhất thế giới,
tuc/vi-sao-singapore-it-tham-nhung-nhat-the-gioi-355.aspx, đăng ngày
26/11/2012, truy cập ngày 3/6/2013.
176. Một số đề xuất sửa đổi, bổ sung phần liên quan đến chương I - Hiến pháp
năm 1992,
xuat-sua-111oi-bo-sung-phan-lien-quan-111en-chuong-i-hien-phap-nam-
1992, truy cập ngày 7.7.2014.
177. Ý kiến phát biểu tại Tọa đàm về Dự án Luật ban hành quyết định hành chính,
0106&cn_id=665964, đăng ngày 28.7.2014, truy cập ngày 20.12.2014.
178.
180
G. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
ĐỀ CƯƠNG PHỎNG VẤN SÂU
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Thưa Ông (Bà)!
Để có thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm của người
đứng đầu CQHCNN”, xin Ông/Bà vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây. Thông tin
ông bà cung cấp chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông/Bà!
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thời gian phỏng vấn
2. Địa điểm phỏng vấn
3. Thông tin về người được phỏng vấn: Tên, tuổi, công việc hiện tại, cơ quan
công tác, số điện thoại
II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
1. Theo ông bà, việc thực hiện trách nhiệm của các chức danh người đứng đầu
CQHCNN như Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Chủ tịch UBND các cấp có vai trò như thế nào đối với hoạt động của các
CQHCNN cũng như đối với xã hội?
2. Theo ông bà, như thế nào là người đứng đầu CQHCNN thực hiện tốt trách
nhiệm?
3. Theo ông bà, người đứng đầu CQHCNN cần có các nghĩa vụ, quyền hạn, quyền
lợi và phải chịu trách nhiệm như thế nào?
4. Ông bà đánh giá như thế nào về mối tương quan giữa nghĩa vụ, quyền hạn, quyền
lợi của người đứng đầu CQHCNN ở VN hiện nay?
5. Ông bà đánh giá như thế nào về việc thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn của
những người đứng đầu CQHCNN ở Việt Nam hiện nay? Nếu được chấm điểm,
ông bà chấm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của họ được mấy điểm? Vì sao?
181
6. Ông bà đánh giá như thế nào về việc chịu trách nhiệm chính trị, pháp lý, đạo đức
của những người đứng đầu CQHCNN ở Việt Nam hiện nay?
7. Ông bà có nhận xét như thế nào về vấn đề “từ chức” của những người đứng đầu
CQHCNN ở Việt Nam hiện nay?
8. Ông bà đánh giá như thế nào về việc xử lý về mặt pháp lý đối với những người
đứng đầu CQHCNN vi phạm chế độ trách nhiệm ở Việt Nam hiện nay?
9. Theo ông bà, đạo đức thực thi công vụ của người đứng đầu CQHCNN ở Việt
Nam hiện nay như thế nào?
10. Theo ông bà, việc người đứng đầu CQHCNN ở Việt Nam thực hiện tốt hay
không tốt trách nhiệm do ảnh hưởng của những yếu tố cơ bản nào?
11. Quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN ảnh hưởng
như thế nào đến việc thực hiện trách nhiệm của họ? Ông bà đánh giá như thế nào
đối với các quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu CQHCNN ở
Việt Nam hiện nay?
12. Năng lực, đạo đức của người đứng đầu cơ quan HCNN ảnh hưởng như thế nào
đến việc thực hiện trách nhiệm của họ? Nhìn chung, ông bà đánh giá như thế nào
về năng lực, đạo đức của những người đứng đầu CQHCNN ở Việt Nam hiện
nay?
13. Theo ông bà, đâu là nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong thực hiện trách
nhiệm của người đứng đầu CQHCNN ở VN thời gian qua?
14. Theo ông bà, trong thời gian tới, nhà nước cần làm gì để đảm bảo những người
đứng đầu CQHCNN thực hiện tốt nghĩa vụ, quyền hạn của họ và chịu trách
nhiệm về việc thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn đó?
182
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH PHỎNG VẤN SÂU
STT Họ và tên Giới
tính
Tuổi Công việc Nơi
công
tác/nơi
ở
Thời gian
phỏng vấn
A. NHÀ NGHIÊN CỨU
1 GS.TSKH.
Phan Xuân Sơn
Nam 61 Nguyên Viện phó
Viện Chính trị học,
Nguyên Chánh Văn
phòng Đề án 1677,
Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí
Minh, Ủy viên Hội
đồng lý luận Trung
ương
Hà Nội 25.12.2014
2 PGS.TS.
Nguyễn Minh
Tuấn
Nam 54 Viện trưởng Viện
Xây dựng Đảng,
Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí
Minh, Nguyên
Trưởng ban tuyên
giáo tỉnh ủy.
Hà Nội 25.12.2014
B. Cán bộ, công chức
3 Lê Anh Nam 35 Chủ tịch UBND xã Bình 29.12.2014
183
Tuấn Phước
4 Nguyễn Hoàng
Lâm
Nam 48 Chuyên viên Quảng
Bình
18.12.2014
5 Nguyễn Thị
Hiền
Nữ 41 Phó phòng Hà Nội 20.12.2014
C. NGƯỜI DÂN
6 ThS. Phạm Bính Nam 66 Viên chức về hưu Hà Nội 6.12.2014
7 Nguyễn Văn
Phụng
Nam 37 Giám đốc công ty
tư nhân
Hà Nội 4.12.2014
8 ThS. Nguyễn
Thị Thanh Nhàn
Nữ 27 Giảng viên Hà Nội 15.12.2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bui_ngoc_mai_1947.pdf