Luận án Truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam: các thay đổi cấu trúc và hành vi của ngân hàng thương mại

Các hướng nghiên cứu mở rộng – Phần nghiên cứu truyền dẫn lãi suất bán lẻ có một số hạn chế về dữ liệu. Luận án chỉ thu thập được lãi suất bán lẻ từ 4 ngân hàng thương mại lớn có vốn chi phối của nhà nước. Ngoài ra, Luận án cũng chỉ nghiên cứu đến lãi suất bán lẻ ngắn hạn. Để bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm thảo luận về truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam, Tác giả nghĩ rằng cần mở rộng nghiên cứu chủ đề này ở khía cạnh mở rộng thu thập dữ liệu đến các ngân hàng thương mại không có vốn chi phối của nhà nước và mở rộng đối tượng chịu tác động của lãi suất thị trường liên ngân hàng như lãi suất cho vay thế chấp – Trong phần nghiên cứu hành vi thiết lập lãi cận biên, Luận án tập trung vào xác định lãi cận biên của nhóm ngân hàng thương mại trong nước, Luận án chưa tiếp cận được dữ liệu tài chính của nhóm NHTM sở hữu 100% của tổ chức nước ngoài. Vì vậy trong tương lai, để có thêm bằng chứng các yếu tố xác định lãi cận biên cần cập nhật và mở rộng nghiên cứu chủ đề này với mẫu bao gồm các NHTM nước ngoài ở Việt Nam. Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro của thu nhập phi truyền thống và tính ổn định của hệ thống ngân hàng cũng nên được thực hiện. So sánh khác biệt hành vi quyết định lãi cận biên giữa các nhóm NHTM cũng là hướng mở rộng nghiên cứu này.

pdf182 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam: các thay đổi cấu trúc và hành vi của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c (overidentification). Giả thuyết H0 của kiểm định Arellano –Bond là không tồn tại tự tương quan bậc nhất của phần dư trong ước lượng GMM hệ thống. Giả thuyết H0 của kiểm định Hansen là các ràng buộc (các biến công cụ) có ý nghĩa. Kết quả kiểm định Hansen (J test) và C test cho thấy tất cả các trường hợp các ràng buộc quá mức đều có giá trị. Nghĩa là biến công cụ phù hợp. Số biến công cụ nhỏ hơn số đơn vị chéo trong dữ liệu bảng cho thấy các kết quả ước lượng với biến công cụ có tính hiệu quả. 158 Như vây, kết quả phân tích cho thấy đúng như thảo luận ban đầu, lãi cận biên cao thường đi liền với kém hiệu quả của hệ thống tài chính và dẫn đến biến dạng tiết kiệm và đầu tư trong các mô hình kinh tế liên quan. Đến lượt mình, giảm tiết kiệm và đầu tư làm chậm tốc độ tăng trưởng và tạo việc làm. Hành vi thiết lập lãi cận biên cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến truyền dẫn lãi suất bán lẻ không hoàn toàn, thể hiện hiệu lực thấp của CSTT. Đây là những lý do cho thấy tầm quan trọng của việc phân tích các yếu tố quyết định lãi cận biên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Kết quả mô hình thực nghiệm cho thấy sức mạnh thị trường, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, thu nhập kinh doanh phi truyền thống, khoản thanh toán ngoài lãi tiền gửi, chi phí cơ hội, hiệu quả quản trị, có ảnh hưởng lớn đến lãi cận biên. Các ngân hàng với chi phí hoạt động cao, nhiều rủi ro đã truyền dẫn sang các khách hàng của họ bằng cách thiết lập mức giá cao hơn lãi suất cho các khoản tín dụng và lãi suất thấp đối với tiền gửi. Do đó dẫn đến tỷ lệ lãi cận biên cao hơn. Hành vi này làm giảm hiệu lực CSTT của NHNN. Cũng giống như các nước phát triển, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng Việt Nam đã tăng lên trong những năm gần đây và các dấu tương quan cho thấy các ngân hàng đa dạng hơn để có lãi cận biên thấp hơn. Điều này phản ánh một chiến lược tài trợ chéo đang được các NHTM Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên mô hình thực nghiệm cũng chỉ ra mối quan hệ này là phi tuyến (dạng chữ U). Khi hoạt động phi truyền thống tăng cao quá ngưỡng trong khoảng 1.05-1.40% rủi ro của chiến lược này lớn hơn nên thu nhập phi truyền thống không thể tài trợ chéo cho hoạt động cho vay truyền thống. 159 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Các kết luận Truyền dẫn lãi suất bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong kênh truyền dẫn CSTT. Truyền dẫn lãi suất bán lẻ phản ảnh hiệu lực CSTT. Luận án đã thực hiện các phân tích đo lường hệ số số truyền dẫn lãi suất bán lẻ và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam. Qua các mô hình thực nghiệm, Luận án tìm thấy lãi suất bán lẻ và lãi suất chính sách có mối quan hệ đồng liên kết. Các hệ số truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ nhỏ hơn 1 trong mức ý nghĩa thống kê. Điều này hàm ý rằng truyền dẫn lãi suất bán lẻ không hoàn toàn. Các mô hình thực nghiệm cũng giúp Luận án phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam. Đầu tiên, giai đoạn tăng minh bạch CSTT có tác động làm tăng hệ số truyền dẫn lãi suất bán lẻ. Điều này có nghĩa minh bạch CSTT làm tăng hiệu lực CSTT. Trong khi đó, đô la hóa cao có ảnh hưởng ngược chiều đến hệ số truyền dẫn lãi suất bán lẻ. Nghĩa là, khi hiện tượng đô la hóa tăng lên hiệu lực kênh truyền dẫn lãi suất sẽ giảm xuống. Luận án cũng tìm ra bằng chứng cho thấy tồn tại điều chỉnh bất cân xứng lãi suất bán lẻ. Các kiểm định cho thấy giả thuyết hành vi thỏa hiệp định giá và hành vi người tiêu dùng cùng tồn tại ở Việt Nam. Ngoài lãi suất chính sách, phân tích các yếu tố quyết định lãi cận biên đã giúp Luận án có thêm bằng chứng giải thích hành vi điều chỉnh lãi suất bán lẻ. Mô hình nghiên cứu hành vi thiết lập lãi cận biên dựa trên một mô hình lý thuyết hoàn chỉnh do Maudos & Solisa (2009) đề xuất. Đây là mô hình đã phát triển từ mô hình ban đầu của Ho & Saunders (1981) và các nghiên cứu của các tác giả sau đó. Luận án sử dụng đồng thời mô hình dữ liệu bảng thông thường và mô hình dữ liệu bảng động để xác định các yếu tố xác định lãi cận biên. Ngoài các yếu tố được đề cập trong mô hình của Maudos & Solisa (2009), Luận án còn xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập phi truyền thống và lãi cận biên ở hệ thống NHTM Việt Nam. Kết quả mô 160 hình thực nghiệm cho thấy sức mạnh thị trường, chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, thu nhập kinh doanh phi truyền thống, khoản thanh toán ngoài lãi tiền gửi, chi phí cơ hội, hiệu quả quản trị, có ảnh hưởng lớn đến lãi cận biên. Các ngân hàng với chi phí hoạt động cao, nhiều rủi ro đã truyền dẫn sang các khách hàng của họ bằng cách thiết lập mức giá cao hơn lãi suất cho các khoản tín dụng và lãi suất thấp đối với tiền gửi. Các NHTM Việt Nam đã thực hiện chiến lược tài trợ chéo. Tuy nhiên mô hình thực nghiệm cũng chỉ ra mối quan hệ này là phi tuyến (dạng chữ U). Khi hoạt động phi truyền thống tăng cao quá ngưỡng trong khoảng 1.05-1.40% rủi ro của chiến lược này lớn hơn nên thu nhập phi truyền thống không thể tài trợ chéo cho hoạt động cho vay truyền thống. Với các kết quả đạt được từ mô hình thực nghiệm, Luận án đã bổ sung vào khoảng trống các tranh luận còn thiếu về truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam, một điển hình của các nền kinh tế chuyển đổi đang trong giai đoạn phát triển. Luận án đã bổ sung thêm tranh luận ảnh hưởng của minh bạch CSTT, ảnh hưởng của đô la hóa đến hiệu lực CSTT. Đây là hai vấn đề rất phổ biến ở các nền kinh tế mới phát triển mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện. Kết quả của Luận án thúc đẩy thực hiện các nghiên cứu các giải pháp thực hiện tăng minh bạch CSTT và kiểm soát đô la hóa ở Việt Nam để giúp tăng hiệu lực CSTT. Khi vận dụng mô hình thiết lập lãi cận biên giải thích ảnh hưởng của các yếu tố ngoài lãi suất chính sách đến điều chỉnh lãi suất bán lẻ, Luận án đã phát triển và kiểm chứng giả thuyết mối quan hệ phi tuyến giữa lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống. Mối quan hệ phi tuyến chưa được giải thích trong mô hình lý thuyết về lãi cận biên trước đây. Với phát hiện mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập ngoài lãi vay với lãi cận biên theo dạng chữ U, điều này hàm ý rằng nếu các NHTM tăng các hoạt động ngoài lãi vay quá mức sẽ không giúp các NHTM giảm lãi suất cho vay như giả thuyết tài trợ chéo mà ngược lại. Hiệu ứng phi tuyến dạng chữ U tìm thấy trong hệ thống NHTM Việt Nam cho biết lãi suất cho vay sẽ tăng lên khi thực 161 hiện hoạt động ngoài lãi vay quá mức. 5.2 Các hàm ý chính sách Từ kết quả nghiên cứu hiệu lực CSTT và hành vi của NHTM, Luận án thấy rằng để các kênh truyền dẫn tạo ra tác động như mong đợi đối với mục tiêu giá cả và sản lượng nhà hoạch định chính sách nên quan tâm đến một số vấn đề cơ bản sau: i. Hiệu lực của CSTT qua kênh lãi suất có liên quan đến minh bạch chính sách. Như vậy, để CSTT phát huy hiệu lực như mong đợi, Việt Nam nên nổ lực thực hiện các cam kết về minh bạch chính sách đã ký kết khi gia nhập WTO và các hiệp định thương mại, khu vực kinh tế chung. NHNN từng bước thiết lập cơ chế thị trường nhiều cho lãi suất bán lẻ. NHNN nên định hướng thông tin đầy đủ dưới dạng văn bản luật các nội dung như: + Các mục tiêu chính sách và các quy định thể chế để thấy rõ động cơ của nhà hoạch định chính sách. Nội dung này bao gồm quan điểm rõ ràng về lạm phát mục tiêu, tính độc lập của NHNN và các ràng buộc khác. Công khai các mục tiêu của chính sách tiền tệ đảm bảo thông tin luôn sẵn có và dễ tiếp cận cho tất cả các bên quan tâm. Giải thích các mục tiêu chính sách cuối cùng bằng việc cung cấp thông tin chi tiết dưới dạng mẫu biểu hay văn bản đảm bảo tính dễ hiểu dễ tiếp cận đến các tầng lớp dân cư. NHNN có thể xây dựng mục tiêu định lượng bằng những chỉ tiêu cụ thể đi kèm với mục tiêu định tính cho những vấn đề khó xác định như ổn định giá cả, ổn định hệ thống tài chính, + Các thông tin kinh tế được sử dụng trong chính sách tiền tệ gồm dữ liệu kinh tế, mô hình sử dụng và các dự báo của NHNN. + Các thủ tục mô tả cách thức những quyết định công cụ chính sách tiền tệ được thực thi. + Thông báo ngay lập tức và giải thích các quyết định chính sách. Chẳng hạn, khi các NHNN thay đổi chính sách tiền tệ, những thay đổi này sẽ được công bố và giải thích tại thời thực hiện, hoặc ngay sau khi 162 các thay đổi xảy ra. Ví dụ, nếu có sự thay đổi mức lãi suất chính sách, NHNN có công bố giải thích rõ rang các lý do thực hiện thay đổi chính sách. Nếu có sự thay đổi liên tiếp với cùng một lý do, đi cùng với lời giải thích có thể có các báo cáo đánh giá hoặc tóm tắt ngắn để bổ sung thông tin. Các công bố thông tin nên bảo đảm bình đẳng tiếp cận thông tin về các quyết định chính sách tiền tệ. Hiệu quả của chính sách tiền tệ có thể được tăng cường nếu những thay đổi trong công cụ chính sách được công bố công khai và giải thích một cách kịp thời. + Thông tin thực hiện các quyết định chính sách tiền tệ bao gồm việc thảo luận các sai sót kiểm soát đối với các công cụ điều hành và những xáo trộn trong truyền dẫn kinh tế vĩ mô. ii. Đô la hóa cao làm giảm hiệu lực CSTT. Như vậy, để tăng hiệu lực CSTT, Chính phủ cần thiết lập các quy định giảm sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thanh toán phi ngoại thương hoặc tích trữ tài sản bằng ngoại tệ và giám sát thực hiện các quy định này. Chẳng hạn, khi Chính phủ giám sát chặt việc thực thi Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2007 cũng có thể giúp giảm hiện tượng đô la hóa ở Việt Nam hiện nay xuống mức thấp hơn. iii. Mức độ tập trung của ngân hàng cao làm xuất hiện hành vi điều chỉnh bất cân xứng lãi suất bán lẻ và thiết lập lãi cận biên cao. Các NHTM quy mô nhỏ hoạt động kèm đi kèm rủi ro cao cũng làm giảm hiệu lực CSTT. Vì vậy, Việt Nam nên triển khai tái thiết lập hệ thống NHTM, đồng thời giám sát vấn đề tập trung thị trường ở nhóm các NHTM lớn nhất để tạo môi trường ít có hành vi tạo ra lợi nhuận cao cho NHTM nhưng tổn thất cho phát triển khu vực tư nhân. Điều này làm cho truyền dẫn CSTT đến mục tiêu giá cả và sản lượng ở mức cao hơn. iv. Kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy môi trường cạnh tranh có vai trò quan trọng để các ngân hàng có quyết định mức lãi cận biên thấp. Vì vậy, các nhà 163 hoạch định chính sách nên hướng đến việc tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống NHTM, Đây cũng là tiền đề cho nền tảng tài chính vững chắc và hiệu quả v. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tăng cường cạnh tranh và thúc đẩy hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng nên đi cùng ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát thấp hơn lãi cận biên cũng thấp hơn. Điều này gợi ý rằng để hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động hiệu quả, chính sách tiền tệ nên hướng đến lạm phát như mục tiêu chính. Hơn nữa, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lãi cận biên, khi lạm phát được duy trì trong mục tiêu có thể làm giảm bất ổn của lãi suất thị trường liên ngân hàng. Bất ổn lãi suất giảm lãi cận biên cũng sẽ giảm. Như vậy, đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát tạo dựng hệ thống tài chính hiệu quả hơn từ đó tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tốt hơn. vi. Rủi ro tín dụng cũng là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu lực CSTT. Các bằng chứng trong mô hình lý thuyết và kết quả thực nghiệm đều cho thấy rủi ro tín dụng làm giảm hiệu lực CSTT. Như vậy, vấn đề kiểm soát rủi ro tín dụng nên được cơ quan quản lý, và nhà quản trị NHTM quan tâm và nghiêm túc thực hiện. Quản trị rủi ro tín dụng cần được hoàn thiện ở cấp quản lý của NHNN và từng NHTM. Hệ thống NHTM Việt Nam nên triển khai áp các tiêu chí quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế như các tiêu chuẩn Basel. NHNN tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, việc chấp hành các quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động tín dụng. Giám sát thường xuyên các NHTM trong việc triển khai kế hoạch xử lý nợ xấu. vii. Ở góc độ quản trị ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng nên chú ý các vấn đề thuộc về khía cạnh quản trị nội bộ như: 164  Nhận thức hoạt động quản trị rủi ro các sản phẩm kinh doanh phi truyền thống và thực hiện tốt hoạt động này. Hoạt động ngân hàng tìm ẩn nhiều rủi ro gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động,Cả mô hình lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm đều khẳng định rủi ro đóng vai trò quan trọng làm tăng lãi cận biên. Nâng cao năng lực bộ máy quản trị rủi ro giúp cho NHTM không phải tính hoặc với tỷ lệ nhỏ hơn phần bù rủi ro vào lãi suất cho vay để làm tăng lãi cận biên.  Trong khi đa dạng hóa sản phẩm, các NHTM phải cân nhắc đối với các hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro như kinh doanh vàng, chứng khoán, ngoại hối. Theo kết quả trong mô hình nghiên cứu, nếu các hoạt động này vượt ngưỡng 1.40% tính trên tổng tài sản sinh lợi thì ngân hàng có khả năng rơi vào rủi ro rất cao và do đó sẽ tính phần bù rủi ro vào trong hoạt động. Điều này có khả năng ngân hàng không những mất lợi thế của việc đa dạng hóa sản phẩm mà còn gây tổn hại khó lường cho bản thân ngân hàng và cả nền kinh tế. 165 Các hướng nghiên cứu mở rộng – Phần nghiên cứu truyền dẫn lãi suất bán lẻ có một số hạn chế về dữ liệu. Luận án chỉ thu thập được lãi suất bán lẻ từ 4 ngân hàng thương mại lớn có vốn chi phối của nhà nước. Ngoài ra, Luận án cũng chỉ nghiên cứu đến lãi suất bán lẻ ngắn hạn. Để bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm thảo luận về truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam, Tác giả nghĩ rằng cần mở rộng nghiên cứu chủ đề này ở khía cạnh mở rộng thu thập dữ liệu đến các ngân hàng thương mại không có vốn chi phối của nhà nước và mở rộng đối tượng chịu tác động của lãi suất thị trường liên ngân hàng như lãi suất cho vay thế chấp – Trong phần nghiên cứu hành vi thiết lập lãi cận biên, Luận án tập trung vào xác định lãi cận biên của nhóm ngân hàng thương mại trong nước, Luận án chưa tiếp cận được dữ liệu tài chính của nhóm NHTM sở hữu 100% của tổ chức nước ngoài. Vì vậy trong tương lai, để có thêm bằng chứng các yếu tố xác định lãi cận biên cần cập nhật và mở rộng nghiên cứu chủ đề này với mẫu bao gồm các NHTM nước ngoài ở Việt Nam. Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro của thu nhập phi truyền thống và tính ổn định của hệ thống ngân hàng cũng nên được thực hiện. So sánh khác biệt hành vi quyết định lãi cận biên giữa các nhóm NHTM cũng là hướng mở rộng nghiên cứu này. 166 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ Công trình nghiên cứu khoa học 1. Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam”, ĐH Kinh tế TP.HCM, do GS.TS. Trần Ngọc Thơ – Đại học Kinh tế TP.HCM làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài nghiệm thu tháng 1/2013. Mã số CS- 2013-21 2. Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Nghiên cứu tác động chính sách tiền tệ lên nền kinh tế Việt Nam”, ĐH Kinh tế TP.HCM, do TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Đại học Kinh tế TP.HCM làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài nghiệm thu tháng 9/2013. Mã số CS-2012-19 3. Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Minh bạch chính sách tiền tệ và truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam”, ĐH Kinh tế TP.HCM, do PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang – Đại học Kinh tế TP.HCM làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài nghiệm thu tháng 11/2013. Mã số CS-2014-23 4. Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Các Yếu Tố Quyết Định Lãi Suất Biên: Nghiên Cứu Tại Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam” ĐH Kinh tế TP.HCM, do PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang – Đại học Kinh tế TP.HCM làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài nghiệm thu ngày 16/01/14. Mã số CS- 2014-69 167 Các bài báo đã công bố  Truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trước và sau gia nhập WTO (2012). Đồng tác giả. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Các phương diện kinh tế, quản trị, tài chính và luật pháp, tháng 10/2012, 96-110. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.  Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam tiếp cận theo mô hình SVAR. Đồng tác giả. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số10 (20) tháng 5- 6/2013, 17-21  Minh bạch chính sách tiền tệ và truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam (2013). Đồng tác giả. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 15 (25) 3- 4/2013, 18-21  Các yếu tố quyết định lãi cận biên ngân hàng thương mại Việt Nam (2015). Đồng tác giả. Tạp Chí Công Nghệ Ngân Hàng, số 108 tháng 3/2015, 3-15  Mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập phi truyền thống và lãi cận biên: Nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (2015). Đồng tác giả. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 26(12), 30-52.  Bất ổn lãi suất và truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam (2016), Đồng tác giả. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 27(8), 21-41. 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Cao Thị Ý Nhi & Lê Thu Giang (2015). Ứng dụng mô hình SVAR nghiên cứu truyền dẫn tiền tệ và gợi ý chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Tạp chí Kinh Tế & Phát Triển, Số 261 trang 37-47 Chu Khánh Lân (2012). Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Truyền Dẫn Chính Sách Tiền Tệ Qua Kênh Tín Dụng Tại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, Số 5 trang 17-23. Đào Thị Thanh Bình (2013). Điều tiết lãi suất và tác động của trần lãi suất huy động lên hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tạp chí Kinh Tế & Phát Triển, Số 198 trang 38-44 Đinh Thị Thu Hồng & Phan Đình Mạnh (2013). Hiệu quả của chính sách tiền tệ thông qua kênh truyền dẫn lãi suất. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 12 trang 39-47 Lê Phan Thị Diệu Thảo & Nguyễn Thị Thu Trang (2014). Hiệu ứng truyền dẫn lãi suất: ứng dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 102 trang 25-35 Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Số: 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010 Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010 Nguyễn Khắc Quốc Bảo & Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013), Bằng chứng thực nghiệm của truyền dẫn lãi suất bất cân xứng ở VN, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 274 trang 11-22. Nguyễn Kim Nam, Trương Ngọc Hảo và Nguyễn Thị Hằng Nga (2014). Tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát của Việt Nam. Tạp chí công nghệ Ngân hàng số 105 trang 3-10 Nguyễn Thị Ngọc Trang & Lục Văn Cường (2012). Sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào các mức giá tại Việt Nam. Tạp chí Phát Triển & Hội Nhập, Số 7 (17), Trang 7-13 Nguyễn Thị Ngọc Hà & Vũ Thanh Hương (2012). Đánh giá mức độ cam kết và thực thi cam kết WTO trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng của Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, số 28 (2012) trang 269‐279 Nguyễn Đại Lai (2010). Cơ chế lãi suất thỏa thuận trung và dài hạn sẽ đi vào thực tiễn ra sao? Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 49 trang 12-14. Phạm Hoàng Ân & Nguyễn Thị Ngọc Hương (2013). Tác động của quyền sở hữu đến thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 93 trang 49-55. Phạm Huy Hùng (2005). Một số suy nghĩ về định hướng nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đến năm 2010. Tạp chí Ngân hàng. Số chuyên đề. Trực tuyến tại: e&showHeader=false&dDocName=CNTHWEBAP01162521396&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=37448 23966066334#%40%3F_afrLoop%3D3744823966066334%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DCNTHWEBAP0 1162521396%26dID%3D266354%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26show Header%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dfz9jue32u_9 Phạm Quốc Việt (2010). Một số suy nghĩ về lãi suất cơ bản. Nội san số 1-2010. Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2. Sử Đình Thành (2012). Phân tích các yếu tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Các phương diện kinh tế, quản trị, tài chính và luật pháp, tháng 10/2012, 73-95. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trầm Thị Xuân Hương, Võ Xuân Vinh & Nguyễn Phúc Cảnh (2014). Truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh lãi suất ngân hàng tại Việt Nam trước và sau khủng hoảng. Tạp chí kinh tế & phát triển, Số 283 trang 42-67 Trần Ngọc Thơ & Nguyễn Ngọc Định (2011). Tài chính quốc tế, NXB Thống Kê Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2012). Truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trước và sau gia nhập WTO (2012). Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Các phương diện kinh tế, quản trị, tài chính và luật pháp, tháng 10/2012, 96-110. Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013). Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam tiếp cận theo mô hình SVAR. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số10 (20) trang 17-21 169 VCA- Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công Thương (2010). Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế. Online at: [accessed on 1/7/2014] Tiếng Anh Aaronson, S. A., & Abouharb, M. R. (2013). Does the WTO help member states improve governance? World Trade Review, FirstView Article, October 2013, pp 1 - 36. Acosta-Ormaechea, S., & Coble, D. (2011). Monetary Transmission in Dollarized and Non-Dollarized Economies:The Cases of Chile, New Zealand, Peru and Uruguay. IMF Working Paper, WP/11/87. Aizenman, J., Chinn, M., & Ito, H. (2008). Assessing the Emerging Global Financial Architecture: Measuring the Trilemma’sConfigurations over time. NBER Working Paper Series, #14533. Amparo , N., & Maudos, J. (2005). Explaining Market Power Differences In Banking: A Cross-Country Study. Instituto Valenciano de Investigaciones Económicas, S.A. (Ivie) in its series Working Papers. Serie EC with number 2005-10. Ando, A., & Modigliani, F. (1963). The ‘life-cycle’ hypothesis of saving: aggregate implications and tests. American Economic Review, 53, 55–84. Angbazo, L. (1997). Commercial bank net interest margins, default risk, interest-rate risk and off-balance sheet banking. Journal of Banking and Finance, 21: 55-87. Arellano, M., & Bond, R. (1991). Some test of specification for panel data: Monte Carlo evidence and application to employment equations. Review of Economics Studies, 58: 277-297. Arellano, M., & Bover, O. (1995). Another Look at the Instrumental-Variable Estimation of Error- Components Models. Journal of Econometrics, 68: 29-52. Aysun, U., & Hepp, R. (2016). The determinants of global bank lending: Evidence from bilateral cross- country data. Journal of Banking & Finance, 66, 35-52. Aziakpono, M., & Wilson, M. (2010). Interest Rate Pass-Through and Monetary Policy Regimes in South Africa. The Centre for the Study of African Economies. Conference 2010 Economic Development in Africa (p. Paper ID 487). Oxford University, UK. Basu, S. R. (2008). Does WTO accession affect domestic economic policies and institutions? HEI Working Paper No: 03/2008, Online at < 2008.pdf>. Beck, T. (2008). Bank Competition and Financial Stability:Friends or Foes? World Bank Policy Research Working Paper, 4656. Beim, D., & Calomiris, C. (2001). Emerging Financial Markets. McGraw-Hill/Irwin. Bernanke, B. S. (1986). Alternative explanations of the money-income correlation. Carnegie-Rochester Conference Series on Public Policy, Elsevier, 25: 49-99. Bernanke, B. S. (1990). On the predictive power of interest rates and interest ratespreads. New England Economic Review, Nov/Dec: 51-68. Bernanke, B. S., & Blinder, A. S. (1988). Credit, money, and aggregate demand. American Economic Review Papers and Proceedings, 78: 435-439. Bernanke, B., & Gertler, M. (1995). Inside the black box: The credit channel of monetary transmission mechanism. Journal of Economic Perspectives, 9: 27-48. 170 Bhattacharya, R. (2014). Inflation dynamics and monetary policy transmission in Vietnam and emerging Asian. Journal of Asian Economics, 34: 16-26. Bohl, M., & Siklos, P. (2002). The Bundesbank's inflation policy and asymmetric behavior of the German term structure. Wilfrid Laurier University. Working Paper, Available at SSRN: [Accessed 18/7/2013]. Bondt, D. (2002). Retail bank interestrate pass-through:new evidence at the euroarea level. European Central Bank. Working Paper No.136. Borio, C., & Fritz, W. (1995). The response of short-term bank lending rates to policy rates: A cross-country perspective. BIS Working Papers with number 27, Online at: . Borys, M. M., & Horváth, R. (2008). The Effects of Monetary Policy in the Czech Republic: An Empirical Study. Working paper series 4 of the Czech National Bank (CNB), Available at Bown, C. P., & Hoekman, B. M. (2007). Developing Countries and Enforcement of Trade Agreements: Why Dispute Settlement Is Not Enough. World Bank, Policy Research Working Paper 4450, December 2007. Boyd, J. H., & Nicolo, G. D. (2003). Bank Risk-Taking and Competition Revisited. IMF Working Paper No. 03/114. Bredin, D., Fitzpatrick, T., & O'Reilly, G. (2001). Retail interest rate pass-though: the Irish experience. Central Bank of Ireland Technical Paper 6 November. Brock, P., & Suarez, R. L. (2000). Understanding the behavior of bank spreads in Latin America. Journal of Development Economics, 63: 113-134. Calvo, G., & Reinhart, C. (2002). Fear of Floating. Quarterly Journal of Economics, 107: 379–408 (Cambridge, MA: National Bureau of Economic Research). Carbó, S., & Rodríguez, F. (2007). The determinants of bank margins in European banking. Journal of Banking & Finance, 31: 2043-2063. Cas, S. M., Carrión-Menéndez, A., & Frantischek, F. (2011). The Policy Interest-Rate Pass-Through in Central America. IMF Working Paper, WP/11/240. Charoenseang, J., & Manakit, P. (2007). Thai monetary policy transmission in an inflation targeting era. Journal of Asian Economics, 18: 144–157. Chong, B. S., Liu, M. H., & Shrestha, K. (2006). Monetary transmission via the administered interest rate channel. Journal of Banking and Finance, 30: 1467–1484. Chortareas, G., Jesus , G.-G., & Claudia , G. (2012). Competition, efficiency and interest rate margins in Latin American banking. International Review of Financial Analysis, 24: 93-103. Choudhri, E., & Hakura, D. (2001). Exchange Rate Pass-Through to Domestic Prices: Does the Inflationary Environment Matter. IMF Working paper WP/01/194. Collins-Williams, T., & Wolfe, R. (2010). Transparency as a Trade Policy Tool: The WTO’s Cloudy Windows. World Trade Review , 9 (04): 551-581. Demirgüç, K. A., & Huizinga, H. (1999). Determinants of commercial bank interest margins and profitability: Some international evidence. World Bank Economic Review, 13: 379-408. Disyatat, P., & Vongsinsirikul, P. (2003). Monetary policy and the transmission mechanism in Thailand. Journal of Asian Economics, 14: 389–418. Drakos, K. (2002). The Dealership model for interest margins: The case of the Greek banking industry. Journal of Emerging Market Finance, 1: 75-98. Edwards, F., & Mishkin, F. S. (1995). The decline of traditional banking: implications for financial stability and regulatory policy. NBER Working Papers No. 4993. 171 Egert, B., Crespo-Cuaresma, J., & Reininger, T. (2007). Interest rate pass-through in Central and Eastern Europe: Reborn from ashes merely to pass away? Journal of Policy Modeling, 29: 209–225. Eijffingery, S. C., & Geraats, P. M. (2003). How Transparent Are Central Banks? CEPR Discussion Papers 3188, C.E.P.R. Discussion Papers. Enders, W., & Granger, C. (1988). Unit-root test and asymmetric with an example using the structure of interest rates. Journal of Business and Economic Statistics, 16: 304–311. Engle, R. F., & Granger, C. W. (1987). Co-integration and error correction: Representation, estimation and testing. Econometrica, 55 (2): 251–276. Flannery, M., & James, C. (1984). The effect of interest rate changes on common stock returns of financial institution. Journal of Finance, 34: 1247-1287. Fourie, L. J., Falkena, H. B., & Kok, W. J. (1999). Student Guide to The South African FinancialSystem. Second Edition, Cape Town: Oxford University Press. Friedman, M., & Schwartz, A. J. (1963). A Monetary History of the United States, 1867-1960. Princeton University Press. Frost, D. B. (1999). An asymmetric generator for error correction mechanisms, with application to bank mortgage-rate dynamics. Journal of Business and Economic Statistics, 17: 253–263. Fu, X., Lin, Y., & Molyneux, P. (2014). Bank competition and financial stability in Asia Pacific. Journal of Banking & Finance, 38: 64–77. Fungáčová, Z., & Poghosyan, T. (2011). Determinants of bank interest margins in Russia: Does bank ownership matter? Economic Systems, 35: 481-495. Gelos, R. (2006). Banking spreads in Latin America. IMF Working Paper WP/06/44. Geraats, P. M. (2002). Central Bank Transparency. The Economic Journal, 112: 532-565. Geraats, P. M., Eij¢nge, S. C., & Cruijsen, C. A. (2006). Does Central Bank Transparency Reduce Interest rate? De Nederlandsche Bank (DNB) Working Paper, No. 85/January 2006. Gidlow, R. M. (1998). Instruments of Monetary Policy in South Africa. SA Financial Sector Forum, Online at [Accessed on 8/8/2013]. Gilberto , T., & Mark , S. (2010). Pricing Behaviour and the Cost-Push Channel of Monetary Policy. Review of Political Economy, 22 no 1: 19- 40. Gonzalo, J. (1994). Five alternative methods of estimating long-run equilibrium relationships. Journal of Econometrics, 60 (1-2): 203-233. Granger, C. W. (1983). Co-integrated Variables and Error Correction Models. Discussion Paper, No 83-13a, Lajola University, California, San Diego. Hannan, T., & Berger, A. (1991). The rigidity of prices: evidence from the bankingindustry. American Economic Review, 81: 938–945. Havrylyshyn, O., & Beddies, C. (2003). Dollarization in the Former Soviet Union: from Hysteria to Hysteresis. Comparative Economics, 45: 329–357. Hendry, D. (1995). Dynamic Econometrics. Oxford: Oxford University Press. Hendry, D. F., & Ericsson, N. R. (1991). Modeling the demand for narrow money in the United Kingdom and the United States. European Economic Review, 35: 883-881. Ho, T., & Saunders, A. (1981). The determinants of banks interest margins: Theory and empirical evidence. Journal of Financial and Quantitative Analysis , XVI (4): 581-600. IMF. (2011). IMF Country Report No. 11/58. Online at [Accessed 13 December 2012]. 172 Isakova, A. (2008). Monetary Policy Efficiency in the Economies of Central Asia. Czech Journal of Economics and Finance, 58: 525-553. Karagiannis, S., Panagopoulos, Y., & Vlamis, P. (2010). Symmetric or Asymmetric Interest Rate Adjustments? Evidence from Greece, Bulgaria and Slovenia. LSE Research Online Documents on Economics 29168, London School of Economics and Political Science, LSE Library. Online at [Accessed on 8/8/2013]. Kasman, A., Tunc, G., Vardar, G., & Okan, B. (2010). Consolidation and commercial bank net interest margins: Evidence from the old and new European Union members and candidate countries. Economic Modelling, 27: 648–655. Kitamuray, T., Mutoz, I., & Takei, I. (2015). How Do Japanese Banks Set Loan Interest Rates?:Estimating Pass-Through Using Bank-Level Data. Bank of Japan Working Paper Series, No.15-E-6 July 2015. Kleimeier, S., & Sander, H. (2006). Expected versus unexpected monetarypolicy impulses and interest rate passthrough in eurozone’sretail banking markets. Journal of Banking and Finance, 30: 1839–1870. Koluk, T., & Mehrotra, A. (2009). The impact of Chinese monetary policy shocks on East and South-East Asia. Economics of Transition, 17: 121–145. Koop, G. (2005). Analysis of economic data ( Second ed.). Chichester, England: John Wiley & Sons Ltd,. Kunt, A. D., & Huizinga, H. (2010). Bank activity and funding strategies: The impact on risk and returns. Journal of Financial Economics, 98: 626–650. Kwapil, C., & Scharler, J. (2010). Interest rate pass-through, monetary policy rules and macroeconomic stability. Journal of International Money and Finance, 29: 236–251. Le Viet, H., & Pfau, W. (2008). VAR Analysis of the Monetary Transmission Mechanism in Vietnam. Applied Econometrics and International Development, 9: 165-179. Leiderman, L., Maino, R., & Parrado, E. (2006). Inflation Targeting in Dollarized Economies. IMF Working Paper 06/157. Lerner, E. M. (1981). Discussion: the determinants of banks interest margins: theory and empirical evidence. Journal of Financial and Quantitative Analysis, XVI, No. 4: 601-602. Levy-Yeyati, E. (2006). Financial dollarization: evaluating the consequences. Economic Policy, 21(45), 61- 118. Lim, G. (2001). Bank interest rates adjustment: are they asymmetric? Economic Record, 77: 135–147. Lin, J.-R., Chung, H., Hsieh, M.-H., & Wu, S. (2008). The determinants of interest margins and their effect on bank diversification: Evidence from Asian banks. Journal of Banking & Finance, 32: 501–511. Liu, M.-H., Margaritis, D., & Tourani-Rad, A. (2008). Monetary policy transparency and pass-through of retail interest rates. Journal of Banking & Finance, 32: 501–511. López-Espinosa, G., Moreno, A., & Pérez de Gracia, F. (2011). Banks’ Net Interest Margin in the 2000s: A Macro-Accounting international perspective. Journal of International Money and Finance, 30: 1214– 1233. Manna, M., Pill, H., & Quiros, G. (2001). The Eurosystem’s Operational Framework in the Context of the ECB’s Monetary Policy Strategy. International Finance, 4: 65–99. Martínez, M., & Mody, A. (2004). How foreign participation and market concentration impact bank spreads: evidence from Latin America. Journal of Money, Credit and banking, 36: 511-537. Masciandaro, D., Quintyn, M., & Taylor, M. (2008). Inside and outside the central bank: Independence and accountability in financial supervision: trends and determinants. . European Journal of Political Economy 24: 833–848. 173 Maudos, J., & Fernandez de Guevara, J. (2004). Factors explaining the interest margin in the banking sectors of the European Union. Journal of Banking & Finance, 28: 2259-2281. Maudos, J., & Solísa, L. (2009). The determinants of net interest income in the Mexican banking system: An integrated model. Journal of Banking & Finance, 33: 1920–1931. McCarthy, J. (2007). Pass-through of exchange rates and Import prices to domestic inflation in some industrialized economies. Eastern Economic Journal, Eastern Economic Association, 33: 511-537. McKinnon, R. I. (1974). Money and capital in economic development: By R.I. McKinnon. (Washington, D.C.: The Brookings Institution, 1973. Pp. 177. index.). Journal World Development, 2: 87-88. Meltzer, A. H. (1995). Monetary, credit and (other) transmission processes: a monetarist perspective. Journal of Economic Perspectives, 9: 49-72. Mishkin, F. S. (1978). The Household Balance Sheet and the Great Depression. The Journal of Economic History, Cambridge University Press, 38: 918-937. Mishkin, F. S. (1996). The Channels of Monetary Transmission: Lessons for Monetary Policy. NBER Working Paper Series 5464, Online at: [Accessed 15 September 2012]. Mishkin, F. S. (2004). Economics of Money, Banking, and Financial Markets. 7th edition, Addison Wesley, ISBN-10: 0321062736. Mishra, P., Montiel, P., & Spilimbergo, A. (2010). Monetary transmission in low income countries. . IMF Working Paper WP/10/223. Modigliani, F. (1986). Life Cycle, Individual Thrift, and the Wealth of Nations. American Economic Review, American Economic Association, 76: 297-313. Mojon, B. (2000). Financial structure and the interest channel of the ECB monetary policy. ECB Working Paper No. 40. Mwase, N., & Kumah, F. Y. (2015). Revisiting the Concept of Dollarization: The Global Financial Crisis and Dollarization in Low-Income Countries. IMF Working Paper, WP/15/12. Neumark, D., & Sharpe, S. (1992). Market structure and the nature of price rigidity. Quarterly Journal of Economics, 107: 657–680. Nguyen, J. (2012). The relationship between net interest margin and noninterest income using a system estimation approach. Journal of Banking & Finance, 36: 2429–2437. Nguyen, M., Skully, M., & Perera, S. (2012). Bank market power and revenue diversification Evidence from selected ASEAN countries. Journal of Asian Economics, 23: 688–700. Nikoloz, G. (2011). Determinants of Interest Rate Pass-Through: Do Macroeconomic Conditions and Financial Market Structure Matter? IMF Working Paper, WP/11/176. Obstfeld, M., & Rogoff, K. (1995). The mirage of fixed exchange rates. Journal of Economic Perspectives, 9: 73-96. Papadamou, S. (2013). Market anticipation of monetary policy actions and interest rate transmission to US Treasury market rates. Econ. Model. 33: 545–551. Papadamou, S., Sidiropoulos, M., & Spyromitros, E. (2015). Central bank transparency and the interest rate channel: Evidence from emerging economies. Economic Modelling, 48 (2015): 167–174. Perera, A., & Wickramanayake, J. (2016). Determinants of commercial bank retail interest rate adjustments: Evidence from a panel data model. Journal of International Financial Markets, Institutions & Money, In Press, Corrected Proof — Note to users. Available online 26 May 2016. 174 Phillips, P., & Loretan, M. (1991). Estimating long-run equilibria. The Review of Economic Studies, 58: 407- 436. Raunig, b., & Scharler, j. (2009). Money Market Uncertainty and Retail Interest Rate Fluctuations: A Cross- Country Comparison. German Economic Review, 10: 176-192. Romer, C. D., & Romer, D. H. (1990). New evidence on the monetary transmission mechanism. Brookings Paper on Economic Activity, 1: 149-213. Rousseas, S. (1985). A mark-up theory of bank loan rates. Journal of Post Keynesian Economics, 8: 135– 144. Rudin, J. R. (1988). Central Bank Secrecy, ‘FedWatching’, and the Predictability of Interest Rates. Journal of Monetary Economics, 22 (2):317-334. Sander, H., & Kleimeier, S. (2004). Convergence in euro-zone retail banking? What interest rate pass- through tells us about monetary policy transmission, competition and integration. Journal of International Money and Finance, 23: 461–492. Saunders, A., & Schumacher, L. (2000). The determinants of bank interest rate margins: An international study. Journal of International Money and Finance, 19: 813-832. Savin, N. E., & White, K. J. (1997). The Durbin-Watson Test for Serial Correlation with Extreme Sample Sizes or Many Regressors. Journal Econometrica, 45 (8): 1989-1996. Scholnick, B. (1999). Interest Rate Asymmetries in Long-Term Loan and Deposit Markets. Journal of Financial Services Research, 16: 5-26. Soedarmono, W., Machrouh, F., & Tarazi, A. (2011). Bank market power, economic growth and financial stability: Evidence from Asian banks. Journal of Asian Economics, 22: 460–470. Stiglitz, J., & Weiss, A. (1981). Credit Rationing in Markets with Imperfect Information. American Economic Review, 71: 393 - 410. Tabellini, G. (1987). Secrecy of Monetary Policy and the Variability of Interest Rates. Journal of Money, Credit and Banking, 19 (4): 425–436. Taylor, J. B. (1995). The Monetary Transmission Mechanism: An Empirical Framework. Journal of Economic Perspectives, American Economic Association, 9: 11-26. Tobin, J. (1969). Money and Income: Post Hoc Ergo Propter Hoc? Cowles Foundation Discussion Papers 283, Cowles Foundation for Research in Economics, Yale University. Vinh, V. X., & Canh, N. P. (2014). Monetary Policy Transmission in Vietnam: Evidence From A VAR Approach. 27th Australasian Finance and Banking Conference 2014 Paper, Online at [Accessed 15 April 2015]. Wang, K.-M., & Lee, Y.-M. (2009). Market volatility and retail interest rate pass-through. Economic Modelling, 26: 1270–1282. Wang, K.-M., & Thanh-Binh, N. T. (2010). Asymmetric pass-through and risk of interest rate: an empirical exploration of Taiwan and Hong Kong. Applied Economics, Taylor and Francis Journals, 42: 659-670. White, H. (1980). A Heteroskedasticity-Consistent Covariance Matrix Estimator and a Direct Test for Heteroskedasticity. Econometrica, 48: 817-38. Windmeijer, F. (2005). A finite sample correction for the variance of linear efficient twostep GMM estimators. Journal of Econometrics, 126: 25-51. Zulkhibri, M. (2012). Policy rate pass-through and the adjustment of retail interest rates: Empirical evidence from Malaysian financial institutions. Journal of Asian Economics, 23: 409–422. 175 Phụ lục 3.1 Thống kê mô tả và hệ số tương quan các biến lãi suất 3.1 A. Thống kê mô tả DR PR LD TBILL VNIBOR3 D07 D10 DFDC Mean 8.01 7.42 11.51 7.06 8.51 0.43 2.67 0.54 Median 7.20 6.50 11.03 6.09 7.79 0.00 0.00 1.00 Maximum 17.16 15.00 20.25 15.60 19.46 1.00 1.00 1.00 Minimum 3.54 4.80 8.04 3.34 2.28 0.00 0.00 0.00 Std. Dev. 2.99 2.94 2.56 2.49 2.97 0.50 0.44 0.50 Skewness 1.10 1.32 1.47 1.07 1.15 0.27 1.05 -0.16 Kurtosis 3.82 3.72 4.88 3.48 4.82 1.07 2.10 1.03 Jarque-Bera 42.87 58.66 95.09 37.27 67.22 31.21 40.67 31.17 Probability 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 Sum 1498.05 1387.85 2151.45 1319.83 1591.11 81.00 50 101.00 Sum Sq. Dev. 1660.62 1612.28 1214.54 1152.97 1646.00 45.91 36.63 46.45 Observations 187.00 187.00 187.00 187.00 187.00 187.00 187.00 187.00 3.1 B Hệ số tương quan DR LD PR VNIBOR3 TBILL D07 D10 DFDC DR 1.00 LD 0.89 1.00 PR 0.82 0.85 1.00 VNIBOR3 0.83 0.84 0.76 1.00 TBILL 0.75 0.71 0.78 0.76 1.00 D07 0.61 0.47 0.61 0.33 0.55 1.00 D10 0.42 0.34 0.50 0.03 0.39 0.69 1.00 DFDC -0.46 -0.31 -0.45 -0.12 -0.31 -0.84 -0.65 1.00 176 Phụ lục 3.2 Danh mục các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu STT Mã Tên ngân hàng STT Mã Tên ngân hàng 1 ABB An Binh Bank 23 NAB Nam A Bank 2 ACB Asia Commercial Bank 24 NASB North Asia Bank 3 AGRB Agribank 25 NVB Nam Viet Bank 4 BID Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 26 OCB ORICOMBANK 5 BVB Bao Viet Bank 27 PGB PG Bank 6 CMFC Công Ty Cổ phần Tài Chính Xi Măng 28 PNB Southern Bank 7 CTG VietinBank 29 PVF PetroVietnam Finance Corp. 8 DAB DaiA Bank 30 SCB Saigon Commercial Bank 9 DCB OceanBank 31 SEAB SeaBank 10 EAB DongA Bank 32 SGB SAIGONBANK 11 EIB Eximbank 33 SHB SH Bank 12 FCB Ficombank 34 STB Sacombank 13 GB GP Bank 35 TB Trust Bank 14 GDB Gia Dinh Bank 36 TCB Techcombank 15 HBB Habubank 37 TPB Tien Phong Bank 16 HDB HDBank 38 VAB Viet A Bank 17 KLB Kien Long Bank 39 VCB Vietcombank 18 LVB LienVietBank 40 VIB VIBBank 19 MBB MBBank 41 VPB VPbank 20 MDB Mekong Development Bank 42 VTNB Vietnam Tin Nghia Bank 21 MHBB MHB Bank 43 VTTB VietBank 22 MSB MaritimeBank 44 WEB Western Bank 177 Phụ lục 3.3 Các chỉ tiêu thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu mô hình lãi cận biên Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max m 274 0.027 0.018 (0.112) 0.100 ps1_cr 274 0.025 0.039 0.000 0.245 ps1_crasset 274 0.025 0.035 0.000 0.198 ps2 274 0.017 0.014 0.003 0.213 ps3 274 0.014 0.017 0.000 0.238 ps4 274 0.137 0.102 0.029 0.800 ps5 274 0.081 0.168 0.000 0.475 ps6 274 0.002 0.006 0.000 0.079 ps7 274 9.830 1.489 5.619 13.192 ps8 274 0.002 0.003 (0.004) 0.020 ps9 274 0.003 0.006 0.000 0.039 ps10 274 0.002 0.005 (0.019) 0.055 ps11 274 0.000 0.002 (0.011) 0.013 psnon 274 0.008 0.008 (0.010) 0.059 ps12 274 0.001 0.003 (0.001) 0.036 ps13 274 0.244 0.119 0.034 0.734 ps13b 274 0.042 0.035 0.000 0.212 ps14 274 0.873 0.171 0.415 3.227 div1 274 0.252 0.275 (1.103) 0.980 div2 274 0.367 0.265 (0.463) 2.131 div3 274 0.760 0.175 0.112 0.997 gdp 274 0.058 0.004 0.052 0.064 inf 274 0.113 0.064 0.041 0.230 Nguồn: tính toán của tác giả 178 Phụ lục 3.4 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình thực nghiệm mô hình lãi cận biên m ps1_cr ps1_crt ps2 ps3 ps4 ps5 m 1 ps1_cr 0.03 1.00 ps1_crasset 0.00 0.97 1.00 ps2 -0.09 0.00 -0.04 1.00 ps3 -0.22 0.14 0.13 0.75 1.00 ps4 0.52 -0.37 -0.40 0.35 0.22 1.00 ps5 0.11 -0.01 -0.01 -0.02 -0.01 -0.04 1.00 ps6 -0.05 -0.01 -0.02 0.15 0.21 -0.02 0.63 ps7 -0.20 0.74 0.78 -0.04 0.09 -0.69 0.04 ps8 0.11 0.18 0.20 -0.11 -0.02 -0.07 0.01 ps9 -0.18 0.05 0.05 -0.02 0.00 -0.02 -0.01 ps10 0.05 -0.08 -0.08 -0.06 0.16 0.21 -0.09 ps11 -0.04 0.09 0.12 -0.10 -0.11 -0.05 -0.15 psnon -0.08 0.08 0.09 -0.12 0.07 0.09 -0.11 ps12 0.02 -0.04 -0.03 0.04 -0.02 0.03 -0.01 ps13 -0.06 -0.23 -0.19 -0.22 -0.15 0.03 0.05 ps13b -0.05 0.16 0.15 -0.02 -0.04 -0.17 -0.06 ps14 -0.59 0.05 0.03 0.74 0.74 -0.09 0.02 div1 -0.23 0.08 0.09 -0.20 -0.09 -0.13 -0.27 div2 -0.02 0.08 0.10 0.50 0.49 0.10 0.20 div3 -0.05 -0.19 -0.14 -0.16 -0.13 -0.09 -0.03 gdp -0.02 0.00 0.00 -0.17 -0.10 -0.05 0.45 inf 0.05 -0.02 -0.04 -0.03 -0.09 0.07 0.47 179 Phụ lục 3.4 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình thực nghiệm (tiếp theo) ps6 ps7 ps8 ps9 ps10 ps11 psnon ps6 1.00 ps7 0.04 1.00 ps8 -0.06 0.19 1.00 ps9 -0.03 0.03 -0.14 1.00 ps10 0.01 -0.14 0.08 -0.19 1.00 ps11 -0.15 0.05 0.13 -0.04 -0.09 1.00 psnon -0.08 0.01 0.35 0.58 0.54 0.24 1.00 ps12 -0.04 0.01 -0.09 0.53 -0.03 -0.03 0.35 ps13 -0.03 -0.35 0.01 -0.15 -0.01 0.12 -0.09 ps13b -0.05 0.20 0.14 -0.17 0.01 0.25 0.00 ps14 0.19 0.16 -0.23 0.05 -0.10 -0.15 -0.15 div1 -0.18 0.03 0.35 0.14 0.25 0.41 0.52 div2 0.19 0.22 -0.01 0.11 0.11 -0.17 0.11 div3 -0.01 0.10 0.04 -0.02 0.12 -0.02 0.08 gdp 0.26 0.02 0.10 0.00 -0.04 -0.05 -0.01 inf 0.29 -0.17 0.09 -0.03 -0.10 0.18 -0.01 Phụ lục 3.4 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình thực nghiệm (tiếp theo) ps12 ps13 ps13b ps14 div1 div2 div3 gdp ps12 1.00 ps13 -0.04 1.00 ps13b -0.10 -0.01 1.00 ps14 0.03 -0.23 0.00 1.00 div1 -0.07 0.06 0.25 -0.19 1.00 div2 0.11 -0.25 -0.12 0.39 -0.23 1.00 div3 0.08 -0.03 0.01 -0.05 0.04 0.03 1.00 gdp -0.01 0.05 -0.06 -0.10 0.01 -0.13 0.06 1.00 inf -0.12 0.19 0.23 -0.02 0.04 -0.27 -0.06 0.22 Nguồn: Tính toán của tác giả 180 Phụ lục 4.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị các chuỗi lãi suất ADF DF-GLS KPSS ZA PP No trend Trend No trend Trend No trend Trend model A Model B Month Model C Month model A Month Model B Month Model C Month LD N (1%) N (1%) N (5%) N N (5%) N (10%) N M9 2008 N (1%) M1 2011 N (1%) M9 2008 N M6 2008 N (5%) M6 2008 N (5%) M10 2010 DR N N N (1%) N N N (10%) N (1%) M9 2008 S M11 2011 S M9 2008 N (1%) M6 2008 S M6 2008 S M8 2010 PR N (5%) N (1%) N N N (5%) N (5%) N M11 2011 N (5%) M3 2011 N (10%) M3 2012 N M6 2008 N M6 2008 N M6 2008 VNIBOR3 N N N N S N (5%) N M9 2008 S M5 2008 N (5%) M9 2008 N M7 2008 N (5%) M6 2008 S M7 2001 Tbill N N N N N (10%) N (5%) N M10 2008 N M9 2008 N (10%) M10 2008 N M8 2008 N (5%) M8 2008 N (1%) M8 2008 DLD S S S S S S S M3 2012 S M11 2011 S M11 2010 S M2 2012 S M10 2010 S M1 2012 DDR S S S S S S S M2 2008 N/A S M12 2011 S M11 2006 S M1 2011 S M3 2012 DPR S S S S S S S M3 2012 S M11 2011 S M11 2010 S M2 2012 S M10 2010 S M1 2012 DVNIBOR3 S S N S (5%) S S S M1 2008 S M12 2011 S M8 2008 S M12 2007 S M7 2008 S M10 2007 Dtbill S S S S S S S M10 2008 S M9 2008 S M8 2008 S M8 2008 S M8 2008 S M8 2008 Nguồn: Tính toán của tác giả từ phần mềm thống kê. DLD chỉ sai phân bậc 1 biến LD. S biểu thị chuỗi dữ liệu dừng (stationnary) và N biểu thị chuỗi dữ liệu không dừng (non stationnary), số phần trăm trong ngoặc đơn biểu thị mức ý nghĩa thống kê tương ứng. Phương pháp ADF sử dụng tiêu chí chọn độ trễ AIC, Phương pháp DS-GLS sử dụng tiêu chí chọn độ trễ Modified AIC. Mô hình A, B,C trong phương pháp ZA lần lượt là mô hình intercept, Trend, Both. Mô hình A,B,C trong phương pháp PP lần lượt là intercept, Both, Trend. Cột month chỉ điễm cấu trúc mô hình tìm được. 181 Phụ lục 4. 2 Kết quả phân tích truyền dẫn lãi suất tiền gửi bằng mô hình ARDL Theo lý thuyết kinh tế lượng, trường hợp giữa các biến không tồn tại bằng chứng ủng hộ rõ ràng quan hệ đồng liên kết, chỉ có mô hình ARDL(p,q) như phương trình (3.4) được phân tích. Lúc bấy giờ, biến hiệu chỉnh sai số không bao gồm trong phương trình. Tuy nhiên để thực hiện các kiểm định sử dụng thống kê t, Luận án thực hiện mô hình ARDL(p,q) có hệ số chặn. Cách xử lý này cũng được Kwapil & Scharler (2010) áp dụng. Phương trình (3.4) được viết lại như sau: ∆ݕ௧ = ߙ଴ + ෍߮௜∆ݔ௧ି௜௤ ௜ୀ଴ + ෍߱௜∆ݕ௧ି௜௣ ௜ୀଵ + ݒ௧ (ܲ4.1) Trong phương trình (P4.1), φ0 được xem như hệ số truyền dẫn hiện tại (tức thời), hệ số truyền dẫn cân bằng66 được xác định như phương trình (P4.2) ߙ஺ோ஽௅ = ∑ ߮௜௡௜ୀ଴1 − ∑ ߱௜௡௜ୀଵ (ܲ4.2) Trong phân tích ECM đối với quan hệ giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất thị trường liên ngân hàng, hệ số hiệu chỉnh sai số có âm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê, điều này chưa đúng hoàn toàn với kỳ vọng về đồng liên kết. Vì vậy, Luận án thực hiện mô hình ARDL để củng cố kết quả nghiên cứu. Mô hình có hệ số chặn và không bao gồm biến hiệu chỉnh sai số. Độ trễ tối ưu trong mô hình được xác định theo tiêu chí AIC. Kết quả thực nghiệm mô hình ARDL được tóm tắt trong bảng P4.1 Kết quả hệ số truyền dẫn lãi suất bán lẻ không hoàn toàn. Hệ số truyền dẫn lãi suất thị trường đến lãi suất tiền gửi khoảng 0.37. 66 Mối quan hệ theo chuổi dữ liệu gốc. 182 Bảng P4.1: Hệ số truyền dẫn lãi suất tiếp cận mô hình ARDL STT Variable DR vs VNBOR3 1 DDR3(-1) 0.35* 2 DDR3(-2) -0.29* 3 DDR3(-3) 0.18** 4 DDR3(-4) -0.15*** 5 DVNBOR3 0.28* 6 DVNBOR3(-1) 0.12** 7 DVNBOR3(-2) 0.05 8 DVNBOR3(-3) 0.007 9 DVNBOR3(-4) -0.04 10 DVNBOR3(-5) -0.08 11 C -0.002 12 ࢻࡰࡾ࡭ࡾࡰࡸ 0.370 Nguôn: Tính toán của tác giả từ phần mềm thống kê. Ước lượng mô hình ARDL ∆ݕ௧ = ߙ଴ +∑ ߮௜∆ݔ௧ି௜௤௜ୀ଴ +∑ ߱௜∆ݕ௧ି௜௣௜ୀଵ + ݒ௧ . Độ trễ được chọn theo tiêu chí AIC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftruyen_dan_lai_suat_ban_le_o_viet_nam_cac_thay_doi_cau_truc_va_hanh_vi_cua_ngan_hang_thuong_mai_tv_0.pdf
Luận văn liên quan